BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hiền
BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HỌC SINH TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hiền
BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HỌC SINH TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC
LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp giảng dạy hoá học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
190 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học môn Hóa học lớp 11 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
0BLỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trịnh Văn Biều, người đã tận tình
chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa, cùng các thầy cô của trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện thành công khóa đào tạo thạc sĩ chuyên
ngành Lí luận và phương pháp dạy học hóa học, tạo cơ hội học tập nâng cao về trình độ chuyên
môn về lĩnh vực mà tôi tâm huyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp
cũng như học sinh trường Trung học Thực hành đã động viên, hỗ trợ về tinh thần, tạo mọi điều kiện
về thời gian và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo và các em học sinh các
trường THPT Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Phú, Gia Định… Thành phố Hồ Chí Minh
và nhiều anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ trong suốt quá trình thực nghiệm sư phạm.
Xin gửi lời cảm ơn Phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã
tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành đúng thời gian.
Và điều quan trọng nữa là luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự cảm
thông, giúp đỡ của những người thân trong gia đình.
Trần Thị Hiền
1BMỤC LỤC
5TLời cảm ơn5T ....................................................................................................................................... 3
5TMục lục5T ............................................................................................................................................ 4
5TDanh mục các ký hiệu, chữ viết tắt5T ................................................................................................... 9
5TMở đầu5T ........................................................................................................................................... 10
5T1. Lí do chọn đề tài5T..................................................................................................................... 10
5T2. Mục đích nghiên cứu5T .............................................................................................................. 11
5T3. Nhiệm vụ của đề tài5T ................................................................................................................ 11
5T4. Khách thể nghiên cứu5T ............................................................................................................. 11
5T . Đối tượng nghiên cứu 5T ............................................................................................................. 11
5T6. Phạm vi nghiên cứu 5T ................................................................................................................ 11
5T7. Giả thuyết khoa học5T ............................................................................................................... 12
5T8. Phương pháp nghiên cứu 5T ........................................................................................................ 12
5T9. Đóng góp mới của đề tài5T ........................................................................................................ 12
5TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI5T ...................................................... 13
5T1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5T .................................................................................................... 13
5T1.1.1.Các công trình nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun5T ............ 13
5T1.1.2.Các công trình nghiên cứu về thiết kế website E-book tự học hóa học cho HS phổ thông 5T
.............................................................................................................................................. 13
5T1.2.Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học5T .............................................................................. 15
5T1.2.1.Xu hướng đổi mới5T ......................................................................................................... 15
5T1.2.2.Phương pháp dạy học tích cực [32]5T ............................................................................... 16
5T1.2.2.1.Tính tích cực5T .......................................................................................................... 16
5T1.2.2.2.Phương pháp học tập tích cực5T ................................................................................ 16
5T1.3.Cơ sở lý luận về tự học5T ......................................................................................................... 17
5T1.3.1.Khái niệm về tự học5T ...................................................................................................... 17
5T1.3.2.Các hình thức tự học5T ..................................................................................................... 17
5T1.3.2.1.Tự học hoàn toàn (không có GV)5T ........................................................................... 17
5T1.3.2.2.Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa)5T ................................................... 18
5T1.3.2.3.Tự học qua tài liệu hướng dẫn (E-Book)5T ................................................................ 18
5T1.3.2.4.Tự thực hiện một số hoạt động học ở lớp dưới sự hướng dẫn của GV5T .................... 18
5T1.3.3.Tự học có hướng dẫn5T ..................................................................................................... 18
5T1.3.4.Chu trình tự học của học sinh [24]5T................................................................................. 20
5T1.3.5.Vai trò tự học [23] [24]5T ................................................................................................. 20
5T1.3.6. Năng lực tự học5T ............................................................................................................ 21
5T1.3.6.1.Khái niệm năng lực tự học [16]5T .............................................................................. 21
5T1.3.6.2.Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho HS [24]5T ................................ 22
5T1.3.7.Hệ thống kỹ năng tự học [24] 5T ........................................................................................ 24
5T1.4.Tài liệu hướng dẫn tự học5T ..................................................................................................... 24
5T1.4.1.Khái niệm tài liệu, tài liệu hướng dẫn tự học5T ................................................................. 24
5T1.4.1.1.Khái niệm tài liệu5T ................................................................................................... 24
5T1.4.1.2.Tài liệu hướng dẫn tự học5T ...................................................................................... 25
5T1.4.2.Hướng dẫn học sinh tự học [39]5T .................................................................................... 26
5T1.4.2.1.Một số quan niệm về “dạy cách học”5T ..................................................................... 26
5T1.4.2.2.Dạy học sinh tự học5T ............................................................................................... 27
5T1.4.3.Bài tập hóa học [1], [14], [33], [34]5T ............................................................................... 31
5T1.4.3.1.Khái niệm bài tập hóa học5T ...................................................................................... 31
5T1.4.3.2.Vai trò, vị trí của bài tập hóa học trong dạy học5T ..................................................... 31
5T1.4.4.Ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn tự học đối với việc học tập của học sinh 5T ....................... 33
5T1.5.Điều tra thực trạng về việc tự học của HS THPT5T .................................................................. 33
5TChương 2. BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP
11 BAN CƠ BẢN 5T .......................................................................................................................... 38
5T2.1.Những định hướng khi biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học 5T .................................................. 38
5T2.2.Quy trình biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học5T ...................................................................... 39
5T2.2.1.Xác định mục đích của việc biên soạn tài liệu5T ............................................................... 40
5T2.2.2.Xác định yêu cầu của tài liệu5T ......................................................................................... 40
5T2.2.3.Xác định nội dung của tài liệu5T ....................................................................................... 40
5T2.2.4.Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập sẽ đưa vào tài liệu 5T .............................................. 40
5T2.2.5.Thu thập thông tin để biên soạn tài liệu5T ......................................................................... 41
5T2.2.6.Tiến hành biên soạn tài liệu5T ........................................................................................... 42
5T2.2.7.Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp5T .................................................................. 42
5T2.2.8.Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung5T .............................................................................. 42
5T2.3.Cấu trúc tài liệu hướng dẫn tự học5T ........................................................................................ 42
5T2.4.Nội dung tài liệu5T ................................................................................................................... 46
5T2.4.1.Hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học5T ................................................................................. 46
5T2.4.2.Các phương pháp giải bài tập hóa học lớp 115T ................................................................ 47
5T2.4.2.1.Bài tập tự luận định tính5T ......................................................................................... 47
5T2.4.2.2.Một số phương pháp giải bài tập định lượng5T .......................................................... 55
5T2.4.3.Tài liệu hướng dẫn tự học từng bài cụ thể5T ...................................................................... 61
5TChương. NITƠ - PHOTPHO5T .......................................................................................................... 62
5T§1. Nitơ (NR2R)5T ............................................................................................................................. 62
5T§1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng, trọng tâm5T ............................................................................... 62
5T§1.2. Lý thuyết trọng tâm bài Nitơ5T ......................................................................................... 62
5T§1.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................... 63
5T§2. Amoniac (NHR3R) và Muối Amoni (NH R4RP+P)5T ............................................................................. 64
5T§2.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng, trọng tâm5T ............................................................................... 64
5T§2.2. Lý thuyết trọng tâm5T ....................................................................................................... 65
5T§2.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................... 67
5T§3. Axit Nitric – Muối Nitrat5T ...................................................................................................... 68
5T§3.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng- trọng tâm5T............................................................................... 68
5T§3.2. Lý thuyết trọng tâm5T ....................................................................................................... 69
5T§3.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................... 70
5T§4. Luyện Tập – Kiểm Tra 5T ......................................................................................................... 76
5T§4.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T ..................................................................................... 76
5T§4.2. Đề tự kiểm tra5T ............................................................................................................... 82
5TChương HIDROCACBON NO5T ...................................................................................................... 84
5T§1. ANKAN5T ............................................................................................................................... 84
5T§1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng - trọng tâm5T.............................................................................. 84
5T§1.2. Lý thuyết trọng tâm5T ....................................................................................................... 84
5T§1.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................... 87
5T§2. Luyện Tập – Kiểm Tra 5T ........................................................................................................ 88
5T§2.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T ..................................................................................... 88
5T§2.2. Đề tự kiểm tra5T ............................................................................................................... 91
5TChương HIDROCACBON KHÔNG NO5T ....................................................................................... 95
5T§1. ANKEN5T ............................................................................................................................... 95
5T§1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng - trọng tâm5T.............................................................................. 95
5T§1.2. Lý thuyết trọng tâm5T ....................................................................................................... 95
5T§1.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................... 97
5T§1.4. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T ..................................................................................... 98
5T§2. ANKIN5T .............................................................................................................................. 103
5T§2.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng - trọng tâm5T............................................................................ 103
5T§2.2. Lý thuyết trọng tâm5T ..................................................................................................... 104
5T§2.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................. 106
5T§3. Luyện Tập – Kiểm Tra 5T ...................................................................................................... 108
5T§3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T ................................................................................... 108
5T§3.2. Đề tự kiểm tra5T ............................................................................................................. 111
5TChương ANCOL- PHENOL5T ........................................................................................................ 116
5T§1. ANCOL5T............................................................................................................................. 116
5T§1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng - trọng tâm5T............................................................................ 116
5T§1.2. Lý thuyết trọng tâm5T ..................................................................................................... 116
5T§1.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................. 120
5T§2. Phenol5T ............................................................................................................................... 122
5T§2.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng - trọng tâm5T............................................................................ 122
5T§2.2. Lý thuyết trọng tâm5T .................................................................................................... 122
5T§2.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................ 124
5T§3. Luyện Tập – Kiểm Tra 5T ...................................................................................................... 125
5T§3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T .................................................................................. 125
5T§3.2. Đề tự kiểm tra5T ............................................................................................................. 129
5TChương ANĐEHIT- CACBOXYLIC5T ........................................................................................... 134
5T§1. ANĐEHIT5T .......................................................................................................................... 134
5T§1.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng, trọng tâm5T ............................................................................. 134
5T§1.2. Lý thuyết trọng tâm5T .................................................................................................... 134
5T§1.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................. 136
5T§2. Axit Cacboxylic5T ................................................................................................................ 137
5T§2.1. Chuẩn kiến thức kĩ năng, trọng tâm5T ........................................................................... 137
5T§2.2. Lý thuyết trọng tâm5T ..................................................................................................... 138
5T§2.3. Bài tập tự luận5T ............................................................................................................. 140
5T§3 Luyện Tập – Kiểm Tra 5T ....................................................................................................... 142
5T§3.1. Bài tập trắc nghiệm khách quan5T ................................................................................... 142
5T§3.2. Đề tự kiểm tra5T ............................................................................................................ 146
5T ÓM TẮT CHƯƠNG 2 5T ........................................................................................................... 151
5TChương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM5T ...................................................................................... 154
5T3.1.Mục đích thực nghiệm5T ........................................................................................................ 154
5T3.2.Nhiệm vụ thực nghiệm5T ....................................................................................................... 154
5T3.3.Đối tượng thực nghiệm5T ....................................................................................................... 154
5T3.4.Tiến hành thực nghiệm5T ....................................................................................................... 154
5T3.5.Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 5T ............................................................................. 155
5T3.6.Kết quả thực nghiệm5T .......................................................................................................... 158
5T3.6.1.Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng5T ...................................................................... 158
5T3.6.2.Phân tích kết quả học tập của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 5T ........................... 162
5T3.6.3.Kết quả thực nghiệm về mặt định tính5T ......................................................................... 162
5T3.6.4.Đánh giá chung5T ........................................................................................................... 163
5TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5T ...................................................................................................... 166
5T1. Kết luận5T................................................................................................................................ 166
5T2. Kiến nghị5T ............................................................................................................................. 167
5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T ............................................................................................................ 169
5TPHỤ LỤC 5T .................................................................................................................................... 172
5TPHỤ LỤC 1 5T ................................................................................................................................. 1
5TPHỤ LỤC 2 5T ................................................................................................................................. 6
5TPHỤ LỤC 3 5T ............................................................................................................................... 11
5TPHỤ LỤC 45T ............................................................................................................................... 13
2BDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTHH: bài tập hóa học
CTPT: công thức phân tử
CN: công nghiệp
Dd: dung dịch
ĐC: đối chứng
ĐHSP: Đại học Sư phạm
đktc: điều kiện tiêu chuẩn
G: giỏi
GV: giáo viên
hh: hỗn hợp
HS: học sinh
HCM: Hồ Chí Minh
K: khá
NXB: nhà xuất bản
PTHH (pthh): phương trình hóa học
PTN: phòng thí nghiệm
SGK (sgk): sách giáo khoa
SGV (sgv): sách giáo viên
TB: trung bình
THPT: trung học phổ thông
TN: thực nghiệm
YK: yếu kém
3BMỞ ĐẦU
15B . Lí do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Ngày nay,
chúng ta nhận thức được rằng, để đáp ứng nhu cầu xã hội thì phải trang bị cho bản thân rất nhiều
kiến thức, kĩ năng…Do đó giáo dục cần phải phát triển hơn nữa để góp phần đào tạo những thế hệ
con người Việt Nam mới năng động, sáng tạo, tự lập, có khả năng hội nhập toàn cầu, ứng phó được
với các tình huống và giải quyết các vấn đề để tiếp tục tồn tại và phát triển… Nhưng, biển học thì vô
bờ mà bất cứ trường học nào cũng chỉ có thể cung cấp cho con người khối lượng tri thức giới hạn.
Vậy nên học như thế nào trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, khi mà lượng
kiến thức nhân loại tăng lên vùn vụt mỗi ngày? Nếu ta học thụ động thì rất kém hiệu quả, kiến thức
là vô hạn ta có cố nhồi nhét bao nhiêu đi nữa thì cái ta có được cũng chỉ là “giọt nước trong đại
dương”! Vậy tại sao ta không chọn học cái hữu hạn là phương pháp học? Có phương pháp học ta sẽ
dễ dàng tiếp cận và nắm bắt cả kho tàng tri thức.
Theo xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, tự học là phương pháp học tập quan trọng cần được
bồi dưỡng, theo Luật Giáo dục, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS”.
Trong thực tế, HS sau khi học lý thuyết, dù rất hiểu bài cũng rất khó áp dụng để tự làm tốt các
bài tập SGK, do đó các em cần người kèm cặp để làm bài, dẫn đến việc các em làm bài tập một cách
thụ động máy móc, thiếu sáng tạo, không có hứng thú, do đó làm mất ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc rèn luyện qua bài tập.
Trong chương trình Hóa học phổ thông, HS học về nguyên tố và các hợp chất hóa học từ HKII
lớp 10. (Cụ thể là Các Halogen, Oxi-Lưu huỳnh và các hợp chất quan trọng của chúng). Ở lớp 10
các em được làm quen với phương pháp học tập kiến thức về nguyên tố và các hợp chất hóa học
qua sự hướng dẫn của giáo viên, sau khi có được nền tảng cơ bản, tôi muốn HS chủ động hơn khi
học các chương tiếp theo: Nitơ-Photpho, hidro cacbon… bằng cách nghiên cứu tài liệu hướng dẫn
tự học.
Trong thực tế, đã có một số tài liệu đề cập đến các phương pháp, biện pháp giúp HS tự học
môn hóa học. Nhưng chưa có tài liệu hướng dẫn tự học một cách cụ thể và thực sự hiệu quả cho đa
số HS (mà thường chỉ dành cho HS giỏi, chuyên môn Hóa học), nên HS - nhất là HS có sức học TB
trở xuống - gặp nhiều khó khăn khi tự học. Nên tôi mong rằng phần nghiên cứu của tôi có thể làm
tốt được nhiệm vụ đặt ra nhằm giúp HS tự học hiệu quả môn Hóa học.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài:
BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
MÔN HÓA HỌC LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
16B2. Mục đích nghiên cứu
Biên soạn tài liệu hướng dẫn HS lớp 11 tự học một số chương môn Hóa học, giúp HS nắm
vững kiến thức khoa học, tiến đến phát huy năng lực vận dụng kiến thức, khả năng nhận thức, tư
duy hóa học… để HS làm tốt bài tập dạng tự luận khách quan và trắc nghiệm khách quan.
17B3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số nội dung làm cơ sở lí luận cho đề tài.
+ Cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học.
+ Cơ sở lí thuyết phần nitơ - photpho, hidro cacbon, ancol - phenol…
- Tìm hiểu thực trạng của việc HS tự học hiện nay.
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học một số chương như nitơ - photpho, hidro cacbon, ancol -
phenol… chương trình Hóa học lớp 11 ban cơ bản (dựa vào nội dung hóa học và nhiệm vụ yêu cầu
của bài tập).
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu.
- Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.
18B4. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
19B5. Đối tượng nghiên cứu
Việc biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học một số chương như: nitơ- photpho, hidro cacbon,
ancol-phenol…cho HS lớp 11 THPT ban cơ bản.
20B6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu: một số chương Nitơ - photpho, Hidro cacbon, Ancol -
phenol…chương trình hóa học lớp 11 ban cơ bản.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: một số trường THPT trong tại Tp. HCM.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: năm học 2010-2011.
21B7. Giả thuyết khoa học
Nếu tài liệu được biên soạn và áp dụng tốt cho việc tự học, thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ
động của HS, gây hứng thú học tập cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hoá
học phù hợp với chủ trương “ Xây dựng nhà trường thân thiện, HS tích cực” trong trường phổ
thông.
2B8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lí thuyết,
phân loại và xây dựng hệ thống bài tập.
8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu trình độ HS, mức độ nắm bắt kiến thức của đối tượng HS để thiết kế quy trình tự
học.
- Quan sát, trò chuyện, điều tra HS nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tự học của HS hiện
nay.
- Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các giáo viên..
- Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm.
- Nghiên cứu kế hoạch học tập của HS trường THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8.3. Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học.
23B9. Đóng góp mới của đề tài
- Biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học một số chương như: nitơ - photpho, hidro cacbon, ancol -
phenol… bám sát sách giáo khoa mới THPT lớp 11 ban cơ bản (Bộ sách áp dụng từ năm học 2006-
2007) cho mọi đối tượng HS, đặc biệt HS trung bình yếu vẫn có thể học tốt và hiệu quả.
- Bước đầu nghiên cứu phương pháp sử dụng có hiệu quả việc tự học nhằm phục vụ việc dạy
và học hóa học ở trường THPT.
4BCHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
24B1.1.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, số lượng đề tài về hướng dẫn tự học hóa học cho HS phổ thông chủ yếu là theo
hai hướng:
1. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun.
2. Thiết kế website E-book tự học.
64B1.1.1.Các công trình nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun
1. “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP
bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng
Thị Bắc năm 2002, trường ĐHSP Hà Nội.
2. “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng
phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng
Hà năm 2003, trường ĐHSP Hà Nội.
3. “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng
phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị
Kiều Trang năm 2004, trường ĐHSP Hà Nội.
4. “Nâng cao năng lực tự học cho HS giỏi hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo
môđun (Chương Ancol-phenol và chương Anđehit-xeton)”, Luận văn thạc sĩ của tác giả
Bùi Thị Tuyết Mai năm 2008, trường ĐHSP Hà Nội.
65B1.1.2.Các công trình nghiên cứu về thiết kế website E-book tự học hóa học cho HS phổ
thông
1. “Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm”, Khóa luận
tốt nghiệp của Hỉ A Mổi (2005), ĐHSP TP.HCM.
2. “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để
thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần
Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho HS THPT”, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm
Dương Hoàng Anh (2006), ĐHSP TP.HCM.
3. “Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia._. Dreamver để thiết kế website về
lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học”, Khóa luận tốt nghiệp của
Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), ĐHSP TP.HCM.
4. “Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho HS lớp 10 bằng
phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver”, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Duy
Nghĩa (2006), ĐHSP TP.HCM.
5. “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để
tạo trang web hỗ trợ cho HS trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương
trình phân ban thí điểm”, Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006),
ĐHSP TP.HCM.
6. “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004
thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho HS môn hoá học nhóm
oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách”, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Phương
Uyên (2006), ĐHSP TP.HCM.
7. “Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ
trợ cho hoạt động tự học hoá học của HS phổ thông trong chương halogen lớp 10”, Khóa
luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Việt Phương (2006), ĐHSP TP.HCM.
8. “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT”, Khóa luận tốt
nghiệp của Lê Thị Xuân Hương (2007), ĐHSP TP.HCM.
9. “Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học
cho HS THPT”, Khóa luận tốt nghiệp của Trịnh Lê Hồng Phương (2008), ĐHSP
TP.HCM.
10. “Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa
hoá học lớp 10 THPT”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Ánh Mai
(2006), ĐHSP Hà Nội.
11. “Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - nâng cao chương nhóm halogen”, Luận văn Thạc
sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Thị Thu Hà (2008), ĐHSP TP. HCM.
12. “Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch- Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học”,
Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục của Trần Tuyết Nhung (2009), ĐHSP TP. HCM.
Các công trình nghiên cứu trên đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả.
Mặc dù vậy, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến một số vấn đề sau:
- Hướng dẫn tự học cho HS THPT bằng tài liệu (vì không phải đa số HS có thể tự học
qua website, e-book ).
- Ở mỗi bài học chưa có phần hướng dẫn để HS nắm vững kiến thức trọng tâm.
- Ở phần bài tập, chưa cung cấp đầy đủ đa dạng các câu hỏi lí thuyết bám sát SGK hoặc
mở rộng, nâng cao đáp ứng cho các kì thi quan trọng.
- Ngoài ra, đa số các công trình trên chú trọng đến đối tượng là sinh viên Đại học, cao
đẳng hoặc HS giỏi PTTH chứ chưa thật sự chú ý đến đa số HS THPT.
Là những người đang làm công tác giáo dục, chúng tôi hiểu rằng nhiệm vụ cấp bách hiện nay
của GV là dạy HS cách học tập hiệu quả, một trong các cách học tập rất hiệu quả là tự học. Không
phải SV CĐ-ĐH hay HS giỏi THPT mới phải tự học, mà HS nào cũng có thể tự học, vì tự học giúp
HS học tập tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tự học, sau đây chúng ta nghiên cứu thêm về xu hướng
đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
25B1.2.Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
6B1.2.1.Xu hướng đổi mới
Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục "Đổi
mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri
thức, giáo viên dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống
và có tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ
động, tính tự chủ của HS …".
Như chúng ta biết: "Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người
trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau"; đó cũng là giáo dục được nâng cao
khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự
giáo dục. Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học. Vì vậy một cuộc vận
động tích cực, có kế hoạch, kiên trì và khẩn trương, thường xuyên và rộng khắp nhằm từng bước tạo
ra năng lực tự học cho HS cùng phong trào toàn dân tự học, tự đào tạo, mang lại chất lượng đích
thực và phát triển tài năng của mỗi người.
Để thực hiện các yêu cầu trên người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức, còn phải khơi
dậy và phát triển tối đa năng lực tự học, tự sáng tạo của HS.
Theo PGS. TS. Trịnh Văn Biều [5], một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế
giới và ở nước ta hiện nay là:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển lối học từ
thông báo tái hiện sang sáng tạo, tìm tòi, khám phá.
2. Cá thể hóa việc dạy học.
3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào
dạy học.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu
hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển
của HS, theo cấp học, bậc học).
Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học của HS đang
là những xu hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay (xu hướng 1, 5 và 6).
67B1.2.2.Phương pháp dạy học tích cực [32]
135B .2.2.1.Tính tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Con người không chỉ tiêu thụ những gì
sẵn có mà còn chủ động sản xuất ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội,
chủ động cải tạo môi trường tự nhiên, xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục,
nhằm đào tạo những con người năng động góp phần phát triển xã hội.
Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu
biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Trong học tập, HS phải tự “khám phá” ra những hiểu biết mới đối với bản thân dưới sự tổ
chức và hướng dẫn của giáo viên.
136B .2.2.2.Phương pháp học tập tích cực
Hiện nay việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng
bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương pháp dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy
học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
Mục đích trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học
truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy - học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ
năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm
tin, niềm vui, hứng thú trong học tập: HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý
thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS,
dạy HS cách học, chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác…). Học để đáp ứng
những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Học những điều cần thiết, bổ ích cho bản thân
HS và cho sự phát triển xã hội.
Vậy, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS,
nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, tự lực, tự học của người học. Vì lí do đó, ngay sau đây
chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ sở lý luận tự học.
26B1.3.Cơ sở lý luận về tự học
68B1.3.1.Khái niệm về tự học
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành
bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt
động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự
giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm
đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triển lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những
người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau.
Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các
tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề
cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với HS,
tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm
và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì
cao.
69B1.3.2.Các hình thức tự học
137B .3.2.1.Tự học hoàn toàn (không có GV)
Là sự học tập thông qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác. HS gặp nhiều khó
khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá
được kết quả tự học của mình...
138B .3.2.2.Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa)
HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi
han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình thức tự học này, HS cũng không đánh
giá được kết quả học tập của mình.
139B .3.2.3.Tự học qua tài liệu hướng dẫn (E-Book)
HS tự học qua E-book. Trong tài liệu E-book trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức,
cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến
khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS
cũng có thể gặp khó khăn vì không có sự trợ giúp của GV.
140B .3.2.4.Tự thực hiện một số hoạt động học ở lớp dưới sự hướng dẫn của GV
HS tự thực hiện một số hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn, giám sát và kiểm tra của GV. Ví
dụ: GV ra câu hỏi hoặc đề tài cho HS về nhà chuẩn bị bài mới, hoặc khi dạy học GV nêu tình huống
hay nêu vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quyết, hoặc GV giao bài tập rồi hướng dẫn HS tự
làm...Hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định nếu được tiến hành hợp lý.
Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên chúng ta thấy rằng mỗi hình thức tự học có
những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nhằm khắc phục được những nhược điểm của các hình
thức tự học đã có này và xét đặc điểm đa số HS khi học môn hoá học chúng tôi đề xuất một hình
thức tự học mới: tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt
là "tự học có hướng dẫn".
70B1.3.3.Tự học có hướng dẫn
Tự học là một hình thức học. Vậy hoạt động tự học cũng phải có mục đích, nội dung và
phương pháp phù hợp. Hình thức tự học có hướng dẫn vừa phải đảm bảo thực hiện đúng quan điểm
dạy học hiện đại vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS.
Cần hiểu mối quan hệ giữa dạy và tự học là quan hệ giữa tác động bên ngoài và hoạt động bên
trong. Tác động dạy của GV là bên ngoài hỗ trợ cho HS tự phát triển, còn tự học của HS là nhân tố
quyết định sự phát triển của bản thân HS. Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để HS tự
học. Trong tự học có hướng dẫn, HS nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: từ tài liệu hướng dẫn và
trực tiếp từ GV.
Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà
(khâu vận dụng kiến thức). Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV biên soạn tài liệu hướng dẫn tự học
phù hợp, sau đó GV cần tăng cường kiểm tra - đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của HS,
cuối cùng giải đáp thắc mắc của HS.
* Nguồn hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu SGK Hóa học thường chỉ trình bày kiến thức mà
không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động học để dẫn đến kiến thức, để hình thành kĩ năng.
Bởi vậy HS rất bị động, đọc đến dòng nào trong SGK thì biết đến dòng ấy không hiểu phương
hướng bước đi kế hoạch như thế nào và sau khi học xong cũng không thể tự rút ra được điều gì về
phương pháp làm việc để vận dụng cho các bài sau. Để khắc phục tình trạng đó tài liệu hướng dẫn
tự học ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn cả cách thức hoạt động để phát hiện
vấn đề, thu thập thông tin, xử lí thông tin, rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá kết quả ...
* Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GV qua các giờ lên lớp: Hiện nay theo quy đinh của Bộ
Giáo dục đào tạo, môn Hoá học trong các trường THPT có thời gian từ 2-2,5 tiết/ tuần, thời gian đó
nếu để giảng giải kiến thức và luyện tập cho HS thì không đủ; nhưng nếu để HS hoàn toàn tự học thì
cũng không được. Chúng tôi cho rằng có thể tận dụng thời gian tiếp xúc giữa GV và HS để GV tổ
chức, hướng dẫn và rèn luyện cho HS những kĩ năng tự học cụ thể. Rất nhiều HS từ trước đến nay
vẫn học tập một cách thụ động, ghi chép học thuộc, áp dụng máy móc, chỉ dựa vào lời giảng của
GV, hầu như không có thói quen tự học, thậm chí đọc xong một đoạn trong SGK, không thể tự tóm
tắt được nội dung chính, đặc biệt là không thể rút ra phương pháp chung để thực hiện một loại hoạt
động nào đó. Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS là một quá trình lâu dài phức tạp và luôn luôn được
củng cố, nâng cao và bổ sung thêm, do đó tốt nhất là nên dành thời gian tiếp xúc giữa GV và HS ở
trên lớp để thực hiện công việc đó.
Hoạt động tự học của HS có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông qua các hoạt động
học tập của chính bản thân họ. Đây là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học
bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định. Vì vậy, quá trình tổ chức dạy
học phải làm cho hoạt động học của HS chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. HS biết tự sắp
xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều kiện, phương
tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả hoạt động tự học
của chính mình.
Như vậy khái niệm tự học ở đây được hiểu là hoạt động tự lực của HS để chiếm lĩnh tri thức
khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương trình và SGK với sự hướng dẫn
của GV thông qua các phương tiện học tập như tài liệu tự học có hướng dẫn, tài liệu tra cứu, giáo án
điện tử,...HS sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học kết hợp với SGK. TL HD TH cung cấp cho HS nội
dung kiến thức và phương pháp học nội dung kiến thức đó và tự làm bài tập vận dụng.
71B .3.4.Chu trình tự học của học sinh [24]
Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời:
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn
đề, tự tìm ra kiến thức mới (mới - đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô
có tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn
đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp
tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và GV, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng
đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và GV, sau khi GV kết luận,
người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản
phẩm khoa học (tri thức).
72B1.3.5.Vai trò tự học [23] [24]
Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người, là con đường tự
khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng về học
vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân.
Tự học khắc phục nghịch lý: tri thức thì vô hạn mà thời gian thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin
làm cho người GV không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự
học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với HS THPT, quỹ thời gian 3 năm
được đào tạo ở bậc học này chắc chắn sẽ không thể nào tiếp thu được hết khối lượng kiến thức
khổng lồ trong chương trình. Vì vậy, tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn
giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường.
Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với
quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng quy luật của hoạt
động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, của sự tìm tòi, lựa chọn
nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình,
tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo”.
Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với HS THPT, nếu
có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học cao hơn như đại học,
cao đẳng… HS sẽ thích ứng với cách học đòi hỏi phải tự học tập, tự nghiên cứu thường xuyên do đó
có thể thu được một kết quả học tập tốt.
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,
nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Với lối dạy theo hướng “nhồi nhét” trong các
nhà trường phổ thông hiện nay, HS khó có thể có thời gian để tự học và tự học có hiệu quả. Đổi mới
phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Vì vậy,
tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư
phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
* Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của
mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một
vai trò hết sức quan trọng nhưng tự học của HS cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu
không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người GV. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không
phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp
suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ
tướng Phạm Văn Đồng-1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung
cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho HS biết cách tự học chính là một trong
những cách giúp HS tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.
73B1.3.6. Năng lực tự học
14B .3.6.1.Khái niệm năng lực tự học [16]
Năng lực tự học hết sức quan trọng vì tự học là chìa khoá tiến vào thế giới hiện đại và văn
minh- thế giới của trí thức. Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến
thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao. Để bồi dưỡng cho HS năng lực tự học,
tự nghiên cứu, GV cần hướng dẫn và tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho HS hoạt động nhằm
phát triển các năng lực đó.
142B .3.6.2.Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho HS [24]
* Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
Trong kiểu dạy học lạc hậu, HS được học một cách rất thụ động thông qua các hoạt động: lắng
nghe và ghi chép liên tục. HS ít khi được phát hiện vấn đề mới, mà thường phải học thuộc những
kiến thức, những vấn đề đã được GV đưa ra. Kiểu học như vậy kéo dài góp phần làm thui chột khả
năng tự tìm kiếm, tự phát hiện của HS.
Năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề hết sức quan trọng đối với con người. Nhờ năng
lực này HS vừa tự làm giàu kiến thức của mình, vừa rèn luyện tư duy và thói quen phát hiện, tìm
tòi,…Năng lực này đòi hỏi HS phải nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp, so sánh sự vật hiện tượng
được tiếp xúc; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những lí luận và hiểu biết đã có của
mình; phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn xung đột, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, bổ
sung, các bế tắc, nghịch lí cần phải khai thông, khám phá, làm sáng tỏ,… Để phát hiện đúng vấn đề,
đòi hỏi người học phải thâm nhập, hiểu biết khá sâu sắc đối tượng, đồng thời biết liên tưởng, vận
dụng những hiểu biết và tri thức khoa học của mình đã có tương ứng. Trên cơ sở đó, dường như
xuất hiện “linh cảm”, và từ đó mạch suy luận được hình thành. Phải sau nhiều lần suy xét thêm
trong óc, vấn đề phát hiện được nói lên thành lời, hiện lên rõ ràng, thúc bách việc tìm kiếm con
đường và hướng đi để giải quyết.
* Năng lực giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống của mỗi người bao gồm một chuỗi các vấn đề khác nhau được giải quyết.
Nhờ vào việc đối mặt và giải quyết các vấn đề, mỗi người ngày càng trưởng thành và thích nghi hơn
với cuộc sống, xây dựng cho mình cuộc sống có chất lượng ngày càng phát triển. Năng lực giải
quyết vấn đề bao gồm khả năng trình bày giả thuyết; xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch
giải quyết vấn đề; khảo sát các khía cạnh, thu thập và xử lí thông tin; đề xuất các giải pháp, kiến
nghị và kết luận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nhiều HS thu thập được một khối lượng thông tin
phong phú nhưng không biết cách xử lí để tìm ra con đường đạt được mục tiêu. Điều này đòi hỏi sự
hướng dẫn cẩn thận và kiên trì của các GV ngay từ những hoạt động đầu của giải quyết vấn đề.
Nếu nói rằng trong dạy học, quan trọng nhất là dạy cho HS cách học, thì trong đó cần coi trọng
dạy cho HS kĩ thuật giải quyết vấn đề. Với kĩ thuật này, HS có thể áp dụng vào rất nhiều trường hợp
trong học tập cũng như trong cuộc sống để lĩnh hội các tri thức cần thiết cho mình. Nên xem kĩ thuật
giải quyết vấn đề vừa là công cụ nhận thức, nhưng đồng thời là mục tiêu của việc dạy học cho HS
phương pháp tự học.
* Năng lực xác định những kết luận đúng
Đây là một năng lực quan trọng cần cho người học đạt đến những kết luận đúng của quá trình
giải quyết vấn đề, hay nói cách khác, các tri thức cần lĩnh hội sau khi giải quyết vấn đề sẽ có được
một khi chính bản thân HS có năng lực này.
Năng lực này bao gồm các khả năng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và
đề xuất vấn đề mới, hoặc áp dụng (nếu cần thiết). Trên thực tế có rất nhiều trường hợp được đề cập
đến trong lúc giải quyết vấn đề, nên HS có thể đi chệch ra khỏi vấn đề chính đang giải quyết hoặc
lạc với mục tiêu đề ra ban đầu. Vì vậy hướng dẫn cho HS kĩ thuật xác định kết luận đúng không
kém phần quan trọng so với các kĩ thuật phát hiện và giải quyết vấn đề. Các quyết định phải được
dựa trên logic của quá trình giải quyết vấn đề và nhắm đúng mục tiêu.
* Năng lực vận dụng kiến thức (hoặc tự thu nhận thức kiến thức mới)
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong thực tiễn cuộc sống,
hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và
phương pháp đã có nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới. Cả hai đều đòi hỏi người
học phải có năng lực vận dụng kiến thức.
Việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt trong các trường hợp mới, lại làm xuất hiện
các vấn đề đòi hỏi phải giải quyết. Như vậy kĩ năng giải quyết vấn đề lại có cơ hội để rèn luyện và
kết quả của việc giải quyết vấn đề giúp cho người học thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn. Từ đó hứng
thú học tập, niềm say mê và khao khát được tìm tòi, khám phá, áp dụng kiến thức và kinh nghiệm
tăng lên, các động cơ học tập đúng đắn càng được bồi dưỡng vững chắc. Giải quyết các vấn đề thực
tiễn mới làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu tài liệu, trao đổi, hợp tác với bạn bè, đồng nghiệp. Các kĩ
năng về giao tiếp, cộng tác, huy động nguồn lực được rèn luyện. Kết quả của hoạt động thực tiễn
vừa làm giàu thêm tri thức, vừa soi sáng, giải thích, làm rõ thêm các kiến thức được học từ SGK, tài
liệu. HS thấy tự tin, chủ động hơn, đồng thời họ lại phải có thái độ dám chịu trách nhiệm về các
quyết định mình đã lựa chọn và có kĩ năng lập luận, bảo vệ các quyết định của mình.
* Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Dạy học đề cao vai trò tự chủ của HS, đòi hỏi phải tạo điều kiện, cơ hội và khuyến khích
(thậm chí bắt buộc) HS đánh giá và tự đánh giá mình. Chỉ có như vậy, họ mới dám suy nghĩ, dám
chịu trách nhiệm và luôn luôn tìm tòi sáng tạo, tìm ra cái mới, cái hợp lí, cái có kết quả tốt hơn.
Mặt khác, kết quả tất yếu của việc rèn luyện các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kết
luận và áp dụng kết quả của qui trình giải quyết vấn đề đòi hỏi HS phải luôn đánh giá và tự đánh
giá. HS phải biết được mặt mạnh mặt hạn chế của mình, cái đúng- sai trong việc mình làm mới có
thể tiếp tục vững bước tiếp trên con đường học tập chủ động của mình. Không có khả năng đánh
giá, HS khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đã học.
* 5 năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tự học ở HS. Các
năng lực trên cũng chính là năng lực của người nghiên cứu khoa học. Vì vậy, rèn luyện được các
năng lực đó, chính là HS đặt mình vào vị trí của người nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác, đó
là sự rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu. Cũng chính việc học như vậy, đòi hỏi việc dạy học
không phải là truyền thụ kiến thức làm sẵn cho HS mà người GV phải đặt mình vào vị trí người
hướng dẫn HS nghiên cứu.
74B1.3.7.Hệ thống kỹ năng tự học [24]
Tuỳ theo môn học mà HS có những kĩ năng tự học phù hợp. Một cách chung nhất, HS cần
phải được rèn luyện các kĩ năng tự học cơ bản sau:
- Biết đọc, nghiên cứu giáo trình và tài liệu học tập, chọn ra những tri thức cơ bản chủ
yếu, sắp xếp hệ thống hoá theo trình tự hợp lí, khoa học.
- Biết và phát huy được những thuận lợi, hạn chế những mặt non yếu của bản thân trong
quá trình học ở lớp, ở nhà, ở thư viện, ở phòng thí nghiệm, ...
- Biết vận dụng các lợi thế và khắc phục các khó khăn, thích nghi với điều kiện học tập
(cơ sở vật chất, phương tiện học tập, thời gian học tập...).
- Biết sử dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp học tập cho phép để đạt hiệu quả
học tập cao.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm, ...
- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh
luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin.
- Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin.
- Biết kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học.
- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
27B1.4.Tài liệu hướng dẫn tự học
75B1.4.1.Khái niệm tài liệu, tài liệu hướng dẫn tự học
143B .4.1.1.Khái niệm tài liệu
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về khái niệm “tài liệu”. Theo Đại từ điển
Tiếng Việt [41], tài liệu có hai nghĩa: (1) Sách báo, các văn bản giúp người ta tìm hiểu về vấn đề gì.
(2) Tư liệu (tài liệu dùng cho việc nghiên cứu, học tập). Chung quy tài liệu được hiểu như một vật
mang tin có chứa thông tin và các thông tin có trong tài liệu được mã hoá dưới dạng vật chất nhất
định. Hai yếu tố vật mang tin và thông tin trong tài liệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong
đó nội dung của thông tin có trong tài liệu đó đóng vai trò quyết định tới giá trị của tài liệu.
Theo TS. Nguyễn Lệ Nhung thì khi phân tích sự phát triển của khái niệm “tài liệu” có thể
khẳng định tính không tách rời của vật mang tin và của thông tin ghi trên nó [42]. Nhưng những
định nghĩa sớm hơn lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất - vật mang thông tin, còn những
định nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu.
Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu - là thông tin được gắn trên
vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”,[42].
14B .4.1.2.Tài liệu hướng dẫn tự học
Theo ý kiến của chúng tôi, tài liệu hướng dẫn tự học (TL HD TH) là tư liệu học tập chứa đựng
những thông tin, tri thức để GV hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu để tiếp cận và lĩnh hội kiến
thức. TL HD TH được biên soạn theo những đặc trưng và cấu trúc của từng môn học, theo trình độ
đối tượng. Tài liệu có thể được phân thành nhiều loại: theo nội dung lý thuyết hoặc theo nội dung
bài tập hoặc tổng hợp của cả hai. Hoạt động hướng dẫn HS tự học có thể được thực hiện trực tiếp
giữa GV và HS: thực hiện trong bài lên lớp (Phương pháp đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, dạy học
theo dự án, các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS…); thực hiện bằng hình thức giao
nhiệm vụ (Ví dụ ra bài tập về nhà, hoặc các phiếu giao việc), cũng có thể thực hiện gián tiếp giữa
GV và HS thông qua “TL HD TH”.
Theo chúng tôi tìm hiểu thì TL HD TH có thể gồm các phần:
- Tài liệu phải có nội dung lý thuyết trọng tâm theo chuẩn kiến thức kĩ năng, do đó tài liệu phải
có phần hướng dẫn HS đọc SGK và tự tóm tắt lý thuyết. Vì hiện nay, trước khi đến lớp HS cũng có
thao tác chuẩn bị bài, nhưng đa số HS chỉ đọc qua SGK một cách miễn cưỡng thụ động hoặc chỉ
chú tâm vào một vài phần kiến thức có vẻ hấp dẫn, thú vị; đa phần kiến thức các em sẽ bỏ qua, chờ
nghe giáo viên giảng trên lớp. Tiếp theo đó khi học xong bài trên lớp nhiều HS cũng không nắm
được kiến thức trọng tâm hoặc là cũng không thể tự vận dụng kiến thức đó để làm bài tập. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một nguyên nhân là do các em chưa nắm
được mục tiêu học tập cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học. Vậy để việc tự học được hiệu
quả, việc đầu tiên trong tài liệu GV giúp HS xác định mục tiêu học tập bằng cách chỉ cho HS thấy rõ
những kiến thức kĩ năng nào, trọng tâm kiến thức nào HS cần phải nắm khi học xong bài.
- Đồng thời tài liệu phải có bài tập vận dụng để HS rèn luyện kĩ năng và khắc sâu kiến thức. Vì
sau khi HS đã nắm tương đối đầy đủ, chắc chắn các lý thu._.g phổ thông và đại học. Một số
vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Cương (chủ biên), Nguyễn Mạnh Dung, Phương pháp dạy học hoá học tập I, NXB Đại
học Sư phạm.
6. Nguyễn Văn Cường (2006), Đổi mới phương pháp dạy học trung học phổ thông, Một số vấn đề
chung, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Đoàn Thị Diệp, Lê Thị Thùy Dung, Trần Ngọc Hải, Phạm Thị Mỹ Lệ, Trần Thị Thanh (2008),
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập hóa học 11, NXB Giáo dục.
8. Cao Cự Giác (Chủ biên), Nguyễn Xuân Dũng, Cao Thị Văn Giang, Hoàng Thanh Phong (2007),
Thiết kế bài giảng Hóa học 11, tập I, NXB Hà Nội.
9. Cao Cự Giác, Phương pháp giải bài tập hóa học 11 tự luận và trắc nghiệm (tập 1), NXB Đại
học Quốc gia Tp. HCM.
10. Trần Bá Hoành, Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học
Sư phạm.
11. Nguyễn Phương Hồng, Tiếp cận kiến tạo trong dạy học khoa học theo mô hình tương tác, Tạp
chí nghiên cứu Giáo dục, số 10-1997.
12. Đặng Thành Hưng, “Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động”, Tạp chí Phát triển
giáo dục, Số 10/2004, tr.6.
13. Cao Tiến Khoa (2007), “Quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan”, Tạp
chí Giáo dục,(152), tr.33 – 34.
14. Nguyễn Thanh Khuyến (2006), Phương pháp giải các dạng bài tập trắc nghiệm hóa học – đại
cương và vô cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Trần Kiều (2003), Chuyên đề về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Ban chỉ đạo xây dựng
chương trình và biên soạn sách giáo khoa trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
16. Nguyễn Kì (Chủ biên), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo
dục, Hà Nội 1995.
17. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô vơ tập 1, 2, 3, NXB Giáo dục.
18. Lê Văn Năm (2001), “Sử dụng dạy học nêu vấn đề Ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học
chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường trung học phổ thông”, Luận án tiến sĩ giáo
dục học.
19. Lê Văn Năm (2008), “Sử dụng bài tập hoá học như một phương pháp dạy học để nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục (số 190), tr.40-41.
20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học –phần 2, khoa Hóa, ĐHSP Hà
Nội.
21. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, khoa Hóa, ĐHSP Hà
Nội.
23. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật.
24. Nguyễn Cảnh Toàn , Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục tự học tự nghiên cứu- tập I, Trường ĐHSP
, Hà Nội.
25. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Học và dạy cách
học, NXB ĐHSP Hà Nội, 2004.
26. Dương Diệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, (Phương pháp thực
hành), Bộ giáo dục và Đào tạo.
27. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học lớp 11, Bộ Bộ giáo dục và Đào tạo.
28. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Khắc Công, Đỗ Mai Luận (2008), Kiểm tra đánh giá thường
xuyên và định kỳ môn hóa học lớp 11, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Phú Tuấn (2006), “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT”, Tạp
chí Thế giới trong ta, Hà Nội.
30. Nguyễn Trọng Thọ, Lê Văn Hồng, Nguyễn Vạn Thắng, Trần Thị Kim Thoa (2003), Giải toán
hóa học 11, NXB Giáo dục.
31. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở
trường THPT, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
32. Lý Minh Tiên (chủ biên), Đoàn Văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh Nga
(2006), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan,
NXB Giáo dục.
33. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa học ở
trường phổ thông, NXB Giáo dục.
34. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo
dục.
35. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB
Đại học Sư phạm.
36. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh, Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho GV THPT chu kì III, 2004 – 2007, NXB Đại học Sư phạm.
37. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí
Kiên (2007), Hóa học 11, NXB Giáo dục.
38. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn Hùng,
Trần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách GV Hóa học
11, NXB Giáo dục.
39. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (2001), Quá trình dạy – tự học, NXB
Giáo dục.
40. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục.
41. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr. 1483-1484.
42. 5TU
14BPHỤ LỤC
5TUPhụ lục 1: U5TĐề kiểm tra phần Nitơ và hợp chất ........................................................... P1
5TUPhụ lục 2: U5TĐề kiểm tra phần Hiđrocacbon ................................................................ P6
5TUPhụ lục 3: U5TĐề kiểm tra kiến thức tổng hợp .............................................................. P11
5TUPhụ lục 4: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên U5T .......................................................... P13
5TUPhụ lục 5: Phiếu thu thập ý kiến học sinhU5T ............................................................... P15
5TUPhụ lục 6: Phiếu trưng cầu ý kiến U5T .......................................................................... P18
60BPHỤ LỤC 1
Đề kiểm tra số 1
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN NITƠ VÀ HỢP CHẤT
Thời gian: 45’
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn
Cho: H:1; C: 12; N:14; O:16; F:19; Na:23; Mg:24; Al:27; Si:28; P:31; S:32; Cl:35,5; K:39; Ca: 40;
Ba:137; Cu:64; Fe:56; Ag:108; Br:80, Zn:65, Mn:55, I: 127.
Học sinh chọn một đáp án phù hợp nhất
Câu 1: Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1,0M lấy dư, thấy
thoát ra 6,72 l khí NO (đktc). Khối lượng của đồng(II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,20g. B. 4.25g. C. 1,88g. D. 2.52g.
Câu 2: Hòa tan 3g hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch hỗn hợp axit H2SO4 và HNO3, thu được hỗn
hợp hai khí NO2 (0,05 mol) và SO2 (0,01mol). Khối lượng Ag trong hỗn hợp là
A. 1,92g. B. 1,08g. C. 0,64g. D. 0,96g.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,4g bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được sản phẩm khử chỉ là hỗn
hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch Y là
A. 17,8g. B. 35,5g. C. 42,6g. D. 30,2g.
Câu 4: Khí X không màu, hoá nâu trong không khí; khí Y có màu nâu đỏ; khí Z có mùi khai; khí T
có mùi trứng thối; khí E có tác dụng gây cười. Công thức phân tử của các khí X, Y, Z, T, E lần lượt
là
A. NO, NO2, NH3, N2O, H2S. B. NO, NO2, NH3, H2S, N2O.
C. NO, NO2, H2S, NH3, N2O. D. NO2, NO, NH3, H2S, N2O.
Câu 5: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất = 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều
kiện là
A. 8 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít.
Câu 6: Cùng là phản ứng với phi kim (ở điều kiện thích hợp), nhưng khi tác dụng với (X) thì nitơ
thể hiện tính khử, còn khi tác dụng với (Y) thì nitơ lại thể hiện tính oxi hóa. Các phi kim thích hợp
X, Y theo trật tự là
A. H2, O2. B. O2, H2. C. F2, H2. D. H2, S.
Câu 7: Muối amoni nào sau đây khi khi bị nhiệt phân hủy tạo ra sản phẩm có đơn chất?
A. Nitrit. B. Nitrat. C. Clorua. D. Hiđrocacbonat.
Câu 8: Cho 2,7 g hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì được sản phẩm
khử chỉ là 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 20,6. Khối lượng
muối nitrat sinh ra là
A. 5,89 g. B. 23,05g. C. 46,1g. D. 7,64g.
Câu 9: Cho 12,8g đồng tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp 2 khí NO và
NO2 có tỉ khối đối với H2 = 19. Thể tích hỗn hợp đó ở đktc là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,448 lít.
Câu 10: Khí nitơ có thể được tạo thành trong các phản ứng hóa học nào sau đây ?
A. Đốt cháy NH3 trong khí quyển oxi. B. Phân hủy NH4NO3 khi đun nóng.
C. Phân hủy AgNO3 khi đun nóng. D. Phân hủy NH4NO2 khi đun nóng.
Câu 11: Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là
A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng, có hơi nước ngưng tụ.
B. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.
C. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.
D. Bột CuO không thay đổi màu.
Câu 12: Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO3P-P trong dung dịch chứa các ion: NH4P+P, FeP3+P, NO3P-P ta nên
dùng thuốc thử là
A. Cu và vài giọt dung dịch H2SO4, đun nóng. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch AgNO3. D. dung dịch BaCl2.
Câu 13: Nén hỗn hợp 2 lít N2 và 7 lít H2 vào bình phản ứng (ở khoảng 400P0PC) có chất xúc tác. Sau
phản ứng thu được 8,2 lít hỗn hợp khí (ở cùng đk ban đầu). Thể tích khí NH3 thu được và hiệu suất
phản ứng là
A. 1,6 lít; 20%. B. 0,8 lít; 10%. C. 0,8 lít; 20%. D. 1,6 lít; 10%.
Câu 14: Khi đốt cháy NH3 bằng oxi, tùy điều kiện phản ứng NH3 có thể bị oxi hóa tạo
A. khí N2O hoặc NO B. khí NO.
C. khí N2 hoặc NO. D. khí NO2 hoặc N2.
Câu 15: Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được
A. dung dịch muối sắt (II) và NO. B. dung dịch muối sắt (III) và NO.
C. dung dịch muối sắt (III) và N2O. D. dung dịch muối sắt (II) và NO2.
Câu 16: Cho oxit sắt từ (Fe3O4) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, sản phẩm muối thu được
A. hỗn hợp Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. chỉ có Fe(NO3)3.
C. chỉ có Fe(NO3)2. D. hỗn hợp Fe(NO3)2 và FeS.
Câu 17: Đem nung một lượng Cu(NO3)2, sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy
khối lượng giảm 54g. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 50g. B. 49g. C. 94g. D. 98g.
Câu 18: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như
có đủ)?
A. dd H2SO4, O2, Cl2, dd AlCl3. B. dd HCl, O2, Cl2, dd NaCl.
C. dd HCl, dd KOH, dd FeCl3, Cl2. D. dd KOH, dd HNO3, CuO, dd CuCl2.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn cho ion NH4P+P không màu và tạo ra môi
trường luôn có pH<7.
C. Muối amoni kém bền với nhiệt.
D. Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac.
Câu 20: Trong cơn giông khi có sấm chớp thì nitơ tác dụng với (X) tạo (Y). Ngay ở nhiệt độ
thường (Y) tác dụng được với (X) tạo khí (Z). X, Y, Z thích hợp được nói tới ở trên lần lượt là
A. oxi, nitơ (II) oxit, nitơ (IV) oxit. B. oxi, hiđro, amoniac.
C. oxi, nitơ (IV) oxit, nitơ (II) oxit. D. nước, oxi, metan.
Câu 21: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số (đã tối giản) trong phương
trình oxi hoá - khử này bằng
A. 12. B. 24. C. 16. D. 22.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp gồm Cu, Zn và Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được
0,6272 lít một sản phảm khử duy nhất NO (đktc) và dung dịch G. Khối lượng muối khan có trong
dung dịch G là
A. 7,508 gam. B. 4,036 gam. C. 6,888gam. D. 5,772 gam.
Câu 23: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn: NH4NO3,
(NH4)2SO4, KHCO3, NaNO3, ZnCl2?
A. Ba(NO3)2. B. KOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3.
Câu 24: Sau khi nung 9,4g Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao thu được 6,16g chất rắn. Thể tích khí NO2
(đktc) thu được là
A. 0,336 lít. B. 1,344 lít. C. 0,672 lít. D. 0,56 lít.
Câu 25: Khi bị nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và
khí oxi?
A. Mg(NO3)2. B. KNO3. C. Cu(NO3)2 D. AgNO3.
Câu 26: Cho 1,92g Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M thấy sinh
ra một chất khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Thể tích khí (ở đktc) là
A. 1,446 lít. B. 0,672 lít. C. 0,3584 lít. D. 0,4568 lít.
Câu 27: Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính có thế tác dụng với dung dịch bazơ.
B. Zn(OH)2 là một bazơ nên có thể tan trong dung dịch amoniac có tính axit.
C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan với dung dịch amoniac.
D. NH3 là một chất khử mạnh nên dễ dàng tác dụng với Zn(OH)2 có tính oxi hóa
mạnh.
Câu 28: Hoà tan 8,1g kim loại M bằng dung dịch HNO3, thấy thoát ra 0,3 mol khí NO (sản phầm
khử duy nhất). Mặt khác, hòa tan 10,8g M bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl, rồi tiếp tục cho
thêm 6,9g Na vào thì thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,9g. B. 7,8g. C. 11,7g. D. 9,36g.
Câu 29: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số cân
bằng của phản ứng là bao nhiêu?
A. 5. B. 7. C. 9. D. 21
Câu 30: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3
loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 49,09. B. 34,36. C. 35,50. D. 38,72.
Hết
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B C B C B A C C D
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B A C C A B C A B A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D A C B D C C B D A
61BPHỤ LỤC 2
Đề kiểm tra số 2
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN HIĐROCACBON
Thời gian: 45’
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn
Cho: H:1; C: 12; N:14; O:16; Br:80, Cl:35,5.
Học sinh chọn một đáp án phù hợp nhất
Câu 1: Cho propan tác dụng với Br2 (tỉ lệ 1:1), sản phẩm chính là
A. 1,2-dibrompropan. B. 1-brom propan.
C. 2,2- dibrompropan. D. 2-brom propan.
Câu 2: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức
cấu tạo của anken là
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3-CH=CH-CH3.
Câu 3: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy
hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân
tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.
Câu 4: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành m gam chất rắn màu nâu đen
thì cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 3,480. B. 1,344. C. 6,960. D. 8,96.
Câu 5: Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí
đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12 . Công thức phân tử cuả X
là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 6: Hợp chất X có phần trăm khối lượng oxi, hidro và cacbon lần lượt bằng 36,36%; 9,1% và
54,54%. Tỉ khối hơi của X so với khí He là 22. Số nguyên tử C của X là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 7: Để khẳng định 2 chất (X, Y) bất kỳ thuộc cùng một dãy đồng đẳng cần phải biết
A. công thức cấu tạo của chúng. B. công thức phân tử của chúng.
C. khối lượng mol phân tử của chúng. D. cả 2 dữ kiện liệt kê ở B và C.
Câu 8: Đồng phân là những chất hữu cơ
A. khác nhau về sự phân bố các nguyên tử trong không gian.
B. có cùng công thức tổng quát nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.
C. có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau.
D. có cấu tạo tương tự nhau nhưng tính chất khác nhau
Câu 9: Caroten (chất màu da cam có trong củ cà rốt) có công thức phân tử C40H56 chứa liên kết đôi
và còn có vòng. Khi hidro hóa hoàn toàn caroten thu được hidrocacbon no C40H78. Số nối đôi và số
vòng trong phân tử caroten lần lượt là:
A. 11; 2. B. 11; 3. C. 12; 2. D. 12; 3.
Câu 10: Nguyên nhân gây nên hiện tượng đồng phân là do
A. cacbon luôn có hóa trị (IV) nên có thể liên kết với nhiều nguyên tử khác nhau.
B. phân tử khối không thay đổi.
C. vị trí của các nguyên tử trong phân tử khác nhau.
D. thành phần định tính và định lượngcủa chất không thay đổi.
Câu 11: Hai anken có CTPT C3H6 và C4H8 khi phản ứng với HBr thu được 3 sản phẩm, vậy 2
anken là
A. propilen và but-1-en. B. but-2-en và but-2-en.
C. propen và but-2-en. D. propilen và iso-butilen.
Câu 12: Cho các ankan C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C7H16, C8H18. Ankan tồn tại đồng phân
khi tác dụng với Cl2 chỉ tạo dẫn xuất monoclo duy nhất là
A. C2H6, C3H8, C4H10, C5H12. B. C5H12, C6H14, C7H16.
C. C6H14, C7H16, C8H18. D. C2H6, C5H12, C8H18.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon A và B đồng đẳng kế tiếp nhau thu được
96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là
A. CH4, C2H6. B. C2H6 , C3H8. C. C3H8 , C4H10. D. C4H10 , C5H12.
Câu 14: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng
với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng
phân của nhau. Tên của X là
A. butan. B. 2,3-đimetylbutan.
C. 3-metylpentan. D. 2-metylpropan.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được (m +14) gam H2O và (m + 40) gam CO2.
Xác định giá trị của m
A. 4 gam. B. 6 gm. C. 8 gam. D. 2 gam.
Câu 16: Cho các chất sau:
(1) CH3−CH=CH−CH3 (2) CH2=CH−CH=CH−CH2−CH3,
(3) CH3−C(CH3)=CH−CH3, (4) CH2=CH−CH2−CH=CH2,
(5) CHCl=CHCl
Số chất có đồng phân hình học là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với anken ?
A. Mạch hở, có 1 liên kết π.
B. Dễ tham gia các phản ứng cộng.
C. Dễ bị oxi hóa hữu hạn tại nối đôi.
D. Đồng phân hình học là hiện tượng đặc trưng của mọi anken.
Câu 18: Hỗn hợp các ankan ở thể khí (điều kiện thường) khi clo hóa sẽ thu được số sản phẩm
monoclo tối đa là
A. 8. B. 9. C. 7. D. nhiều hơn 9.
Câu 19: Có 4 chất khí: C2H4, CH4, CO2 và SO2, lần lượt chứa trong các lọ mất nhãn. Có thể sử
dụng cặp thuốc thử nào sau đây để phân biệt các chất khí trên?
A. Dung dịch Br2, khí Cl2. B. Khí Cl2, dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Br2. D. Dung dịch Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 20: Gốc hóa trị I được tạo thành từ một hiđrocacbon thuộc dãy đồng đẳng metan, gọi là
A. etyl. B. ankin. C. ankyl. D. aryl.
Câu 21: Hỗn hợp X có tỉ khối =15 gồm C2H2, C2H4, C2H6, C3H4 và H2 được chứa trong bình có
dung tích V lít. Cho một ít Ni (thể tích không đáng kể) vào bình rồi nung nóng một thời gian, sau đó
dẫn hỗn hợp khí Y thu được qua bình chứa Br2 thấy khối lượng bình Br2 tăng lên một lượng ∆m = 2
(gam) và có 0,56 lít hỗn hợp khí Z (= 20) thoát ra. Các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,68 lít. B. 2,24 lít. C. 1,00 lít. D. 0,56 lít.
Câu 22: Đốt x (g) C2H4, rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 10 (g) kết
tủa. Giá trị của x là
A. 1,4. B. 2,8. C. 1,5. D. 3,0.
Câu 23: C3H6 có tên gọi là
A. propen. B. propilen.
C. xiclopropan. D. chưa xác định được.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước.
Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 54,6 lít. C. 27,3 lít. D. 35,0 lít.
Câu 25: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ
khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
A. C4H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C3H8.
Câu 26: Số đồng phân mạch hở (kể cả đồng phân cis-trans) của C4H8 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27: Một hiđrocacbon X cộng hợp với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 sản phẩm có thành phần khối
lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. C4H8.
Câu 28: Etilen tác dụng với khí Cl2 ở 500P0PC tạo sản phẩm hữu cơ là
A. 1,2-đicloetan. B. vinyl clorua.
C. etyl clorua. D. hiđroclorua.
Câu 29: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z
gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung
dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là
A. 40. B. 30. C. 20. D. 10.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hiđrocacbon (X) cần đúng 3,5 thể tích O2 (cùng điều kiện tPoP,
p). Vậy (A. có CTPT là
A. C2H6. B. C3H4. C. C3H6. D. C2H2.
Đáp án
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D D C C D B A C A C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C D B B A B D A C C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B A D D A C A B B A
62BPHỤ LỤC 3
Đề kiểm tra số 3
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Thời gian: 45’
Học sinh không sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Câu 1: (2,0đ) Hoàn thành chuỗi phản ứng (ghi rõ điều kiện- nếu có):
Propan-2-ol propen anlyl clorua propyl clorua propan-1-ol anđehit propionic
axit propionic metyl propionatancol etylic.
Câu 2: (2,0đ) Viết phản ứng và gọi tên sản phẩm
1. Cộng H2O vào propen.
2. Tách H2O từ propan-1-ol ở 170P0PC, xúc tác H2SO4 đặc.
3. Nitro hóa toluen với axit dư.
4. Thủy phân 1,1-dicloetan.
Câu 3 : (2,0đ) Từ canxi cacbua viết phản ứng điều chế ancol etylic.
Câu 4 : (1,0 đ) Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm etan và axetilen.
Câu 5: (1,0đ) Đun nóng hỗn hợp 2 ancol mạch hở đơn chức với H2SO4 đặc ở 140PoPC thu được 21,6g
nước và 72g hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau (H=100%). Xác định công thức 2 ancol.
Câu 6 : (1,0đ) Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm etilen và propilen vào bình
đựng dung dịch brom, kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình brom tăng 15,75 gam. Tính phần
trăm thể tích khí etilen trong hỗn hợp A.
Câu 7: (1,0đ) Một chai ancol etylic có dung tích 0,9 lít chứa đầy ancol 40˚. Biết Detanol = 0,79g/ml.
Tính lượng Glucozơ cần để điều chế được lượng ancol trên. Biết hiệu suất toàn quá trình điều chế là
80%.
Câu 8: (1,0đ) Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24g hỗn hợp nhiều ancol đơn chức thấy bay ra 0,336 lít
H2 (đktc). Tính khối lượng muối natri ancolat thu được.
Cho Ag:108, C: 12, H:11, Na:23, K:39, Br: 80.
----- HẾT ----
Đáp án – thang điểm
Lưu ý: các pthh và đk phản ứng theo đúng SGK hóa 11 ban cơ bản.
Câu 1: 8 pthh x 0,25 đ= 2,0 đ
Câu 2: 4 pthh x 0,5= 2,0 đ
Câu 3: đúng 3 pthh 2,0 đ
CaC2 → C2H2 → C2H4 → C2H5OH
Nếu có pthh sai nhưng sơ đồ điều chế đúng thì được 1 đ.
Câu 4: dẫn qua dd bạc nitrat/ amoniac axetilen bị giữ lại, ta thu lấy etan 0,25 đ
Pthh: 0,25 đ
Tái tạo axetilen bằng cách cho tác dụng với dd HCl 0,25 đ
Pthh: 0,25 đ
Câu 5: ĐS:2 ancol (CH3OH và C2H5OH) x 0,5 đ 1,0 đ
Câu 6: ĐS:% V etilen= 75% , % V propilen= 25 %, 2 ý x 0,5 đ 1,0 đ
Câu 7: ĐS: 695,54 g ; đúng trọn 1,0 đ
Câu 8: ĐS: 1,9 g ; đúng trọn 1,0 đ
63BPHỤ LỤC 4
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính mong quý thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng
cách khoanh tròn vào ô lựa chọn thích hợp. Xin chân thành cám ơn quý thầy/cô.
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Nơi công tác: Trường……………………………………Tỉnh (thành phố): …………
- Thời gian tham gia giảng dạy hóa học ở trường phổ thông: ………….năm.
CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN
Những câu hỏi dưới đây dành cho quá trình dạy học môn hoá học 11- ban cơ bản.
1. Xin thầy/cô cho biết ý kiến về Ulượng kiến thứcU mà đa số học sinh Utiếp thuU trong 1 tiết học hiện
nay.
1. dưới 20%.
2. 20% – 50%.
3. 50% – 75%.
4. 75% – 100%.
2. Theo thầy/cô những Unguyên nhânU nào khiến đa số học sinh Uchưa tiếp thu hếtU lượng kiến thức cần
thiết? (có thể khoanh tròn vào nhiều lựa chọn)
1. Lượng kiến thức nhiều quá mức cần thiết.
2. Học sinh quá thụ động, không chủ động tích cực học tập.
3. Học sinh chưa có cách học tập phù hợp.
4. Chưa có tài liệu phù hợp cho học sinh tự học, tự nghiên cứu.
5. Nguyên nhân khác:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Thầy/cô đánh giá thế nào về Umức độ cần thiếtU của việc học sinh Utự họcU ở bậc PTTH?
1. Rất cần thiết. 2. Cần thiết.
3. Bình thường. 4. Không cần thiết.
4. Theo thầy/ Cô Ulý doU các em học sinh cần phải tự học hóa học qua tài liệu tham khảo là: (có thể
khoanh tròn vào nhiều lựa chọn)
1. Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn.
2. Giúp HS nhớ bài lâu hơn.
3. Phát huy tính tích cực của HS.
4. Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng kiến thức.
5. Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu suốt đời.
6. Rèn luyện thêm khả năng suy luận logic.
7. Hệ thống bài tập trong SGK chưa đa dạng, phong phú; chưa phân loại sắp xếp theo cấp
độ…
8. Lí do khác: . . . . . . . . . . . . .
5. Theo thầy/ cô hiện nay, khoảng bao nhiêu Uphần trăm học sinhU trong lớp biết cách tự học môn hoá
học?
1. 50% 3. 50% -> 70% 4. >70%
6. Theo thầy/ cô hiện nay học sinh thường hay Usử dụngU tài liệu nào cho việc tự học (có thể khoanh
tròn vào nhiều lựa chọn)
1. Sách giáo khoa.
2. Sách/ tài liệu tham khảo.
3. Tạp chí.
4. Tài liệu do GV biên soạn.
5. Khác: . . . . . . . . . . . . .
7. Nhận xét của thầy/ cô về Uhiệu quảU việc tự học của học sinh hiện nay là
1. Đạt được hiệu quả cao
2. Chưa đạt hiệu quả cao vì: (nhiều lựa chọn)
a. Học sinh chưa biết cách tự học.
b. Chưa có tài liệu phù hợp.
c. Khác: . . . . . . . .
8. Thầy/cô có Ubiên soạnU tài liệu/ sách tham khảo giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu?
1. có. 2. chưa. 3. Có dự kiến nhưng chưa làm được
9. Theo thầy/ cô những Ucông việcU nào cần thiết và thích hợp cho học sinh tự học? (nhiều lựa chọn)
1. Chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
2. Làm bài tập nâng cao cho phần kiến thức đã học.
3. Tìm đọc thêm các tài liệu chuyên sâu về bài học.
4. Làm bài tập giáo viên cho kỳ trước.
5. Khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
10. Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến Usự cần thiếtU của từng nội dung tài liệu hướng dẫn tự học
Stt
Nội dung
(Mức độ 1 là có UítU cần thiết,…, 5 là UrấtU cần thiết)
Mức độ
1 Có tóm tắt lí thuyết theo sách giáo khoa 1 2 3 4 5
2 Có hệ thống bài tập phong phú đa dạng 1 2 3 4 5
3 Có đáp án, hướng dẫn giải bài tập 1 2 3 4 5
4 Có đề kiểm tra cho học sinh tự kiểm tra- đánh giá 1 2 3 4 5
5 Khác: 1 2 3 4 5
6 Khác: 1 2 3 4 5
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của quý thầy/cô và mong sẽ tiếp tục
nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên lạc: TRẦN THỊ HIỀN;
Điện thoại: 0913.633.345 email: 5TUtranhienvietnam@gmail.comU5T
PHỤ LỤC 5
PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN HỌC SINH
Các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách khoanh tròn
vào lựa chọn thích hợp. Xin chân thành cám ơn các em. Những câu hỏi dưới đây dành cho quá trình
dạy học môn hoá học 11- ban cơ bản.
I. Các em cho biết ý kiến về Ulượng kiến
III. Các em đánh giá thế nào về Umức độ cần thiếtU
thứcU mà đa số học sinh Utiếp thuU trong 1
tiết học hiện nay?
1. dưới 20%.
2. 20% – 50%.
3. 50% – 75%.
4. 75% – 100%.
của việc học sinh Utự họcU ở bậc PTTH?
1. Rất cần thiết.
2. Cần thiết.
3. Bình thường.
4. Không cần thiết.
II. Theo các em những Unguyên nhânU nào
khiến đa số học sinh Uchưa tiếp thu hếtU
lượng kiến thức cần thiết? (có thể nhiều
lựa chọn)
1. Lượng kiến thức nhiều quá mức cần
thiết.
2. Học sinh quá thụ động, không chủ
động tích cực học tập.
3. Học sinh chưa có cách học phù hợp.
4. Chưa có tài liệu phù hợp cho học
sinh tự học, tự nghiên cứu.
5. Nguyên nhân khác: . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
IV. Theo các em Ulý doU các em học sinh cần phải tự
học hóa học qua tài liệu tham khảo là: (có thể nhiều
lựa chọn)
1. Giúp HS hiểu bài trên lớp sâu sắc hơn.
2. Giúp HS nhớ bài lâu hơn.
3. Phát huy tính tích cực của HS.
4. Kích thích hứng thú tìm tòi nâng cao mở rộng
kiến thức.
5. Tập thói quen tự học và tự nghiên cứu .
6. Rèn luyện khả năng suy luận logic.
7. Hệ thống bài tập trong SGK chưa đa dạng, phong
phú; chưa phân loại sắp xếp theo cấp độ…
8. Lí do khác: . . . . . . . . . . .
V. Theo các em, hiện nay, khoảng bao nhiêu Uphần trăm học sinhU trong lớp biết cách tự học môn
hoá học?
1. 50% 3. 50% -> 70% 4. >70%
VI. Theo các em hiện nay học sinh thường
hay Usử dụngU tài liệu nào cho việc tự học (có
thể nhiều lựa chọn)
1. Sách giáo khoa.
VII. Theo các em những Ukhó khănU học sinh gặp
phải khi tự học là (có thể nhiều lựa chọn)
1. Không biết cách tự học.
2. Không có thời gian tự học.
2. Sách/ tài liệu tham khảo.
3. Tạp chí.
4. Tài liệu do GV biên soạn.
5. Khác: . . . . . . . . . . . .
3. Chưa có tài liệu phù hợp.
4. Quen lối học thụ động, không thích tự học.
5. Khác: . . . . . . . . . . . .
Chúc các em học tốt!
PHỤ LỤC 6
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Hóa học ở trường THPT cũng như hiệu quả của
việc sử dụng tài liệu hóa học nhằm giúp HS tự học hiệu quả, mong các em vui lòng trả lời một số
thông tin trong các câu hỏi sau (khoanh tròn vào lựa chọn thích hợp)
UCâu 1U: Theo các em, tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học mà GV đã sử dụng trong quá trình
giảng dạy các chương trong chương trình lớp 11 – ban cơ bản
(có thể nhiều lựa chọn)
1 – Trình bày rõ ràng, dễ tiếp cận.
2 – Tóm tắt trọng tâm dễ hiểu, dễ thực hiện.
3 – Bài tập phong phú đa dạng, vừa có bài dễ để củng cố kiến thức vừa có bài khó để nâng
cao.
4 – Đề kiểm tra, đáp án, hướng dẫn giải giúp HS tự kiểm tra đánh giá dễ dàng.
Ý kiến khác:
UCâu 2:U Trong tiết học khi thầy (cô) có sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học môn hóa học sẽ giúp
cho các em: (có thể nhiều lựa chọn)
1 – Khao khát học hơn.
2 – Chủ động học tập, tích cực tự học, tự nghiên cứu.
3 – Chủ động vận dụng lý thuyết vào bài tập,
4 – Tập trung chú ý, hứng thú học tập.
5 – Yêu thích bộ môn hơn.
6 – Khắc sâu kiến thức.
7– Rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
8 – Chủ động hoặc hợp tác với bạn bè và GV để tìm kiếm kiến thức.
9 – Tự tóm tắt lý thuyết trọng tâm và tự giải được nhiều bài tập.
Ý kiến khác:
Chúc các em học tốt!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5608.pdf