Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp hà nội Nguyễn ngọc anh đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở thành phố thái nguyên Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: quản lý đất đai Mã ngành: 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. nguyễn xuân thành Hà nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào. Tôi

doc120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6732 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày....tháng 10 năm 2008 Người thực hiện luận văn Nguyễn Ngọc Anh Lời cảm ơn Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi chân thành cảm ơn tới Trường Đại học nông nghiệp 1, khoa đào tạo Sau đại học, Khoa Đất và Môi trường, Bộ môn Vi sinh vật đất đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình đào tạo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, người thầy hướng dẫn hết lòng tận tụy vì học trò. Tôi xin chân thành biết ơn các thầy cô và các đồng nghiệp tại khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành khóa học này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày....tháng 10 năm 2008 Người thực hiện luận văn Nguyễn Ngọc Anh Mục lục Lời cam đoan I Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Phần I - Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 Phần II - Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 4 2.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 4 2.1.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 4 2.1.2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 5 2.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái 10 2.2.1. Cơ sở lý luận về nông nghiệp sinh thái 10 2.2.2. Lý luận về nông nghiệp đô thị sinh thái 13 2.2.3. Quan điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. 18 2.3. Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới 21 2.3.1 Tình hình chung 22 2.3.2. Nông nghiệp đô thị ở các nước phát triển 23 2.3.3. Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển 25 2.3.4. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái của một số nước 26 2.4. Tình hình nghiên cứu nông nghiệp sinh thái ở Việt Nam 28 2.5. Kết quả nghiên cứu về nông nghiệp sinh thái ở TP Thái Nguyên 30 Phần III – Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 31 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 31 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.2.1. Điều tra cơ bản 31 3.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 31 3.2.3. Đề xuất mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 31 3.2.4. Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.. 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 32 3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 32 3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 32 3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 32 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu điều tra 32 3.3.5. Phương pháp tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài 33 3.3.6. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 33 Phần IV - Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 35 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố liên quan tới sử dụng đất đai. 46 4.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 47 4.2.1. Tình hình sử dụng đất 47 4.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 50 4.2.3. Một số mô hình trang trại phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái 68 4.2.4. Nhận xét về thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, đánh giá Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 72 4.3. Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái tại thành phố Thái Nguyên. 76 4.3.1. Những căn cứ đề xuất mô hình phát triển nông nghiệp 76 4.3.2. Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 76 4.3.3. Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp thành phố Thái Nguyên 77 4.4. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên theo hướng sinh thái trong thời gian tới. 79 4.4.1. Thực hiện quy hoạch và bố trí SX theo hướng nông nghiệp sinh thái 79 4.4.2 Phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất 81 4.4.3 Giải pháp về vốn và đầu tư vốn thực hiện xã hội hoá các hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố 81 4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ 82 4.4.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái 82 4.4.6. Giải pháp về xây dựng hệ thống cơ cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 84 4.4.7. Giải pháp về thị trường 85 4.4.8. Giải pháp về các cơ chế chính sách và vai trò về tổ chức quản lý của các cấp lãnh đạo trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố 86 Phần V - Kết luận và đề nghị 87 5.1. Kết luận 87 5.2. Đề nghị 88 Tài liệu tham khảo Phụ lục Danh mục từ viết tắt ĐTH Đô thị hoá ĐTST Đô thị sinh thái CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá HTNNBV Hệ thống nông nghiệp bền vững SXKD Sản xuất kinh doanh NNBV Nông nghiệp bền vững NNST Nông nghiệp sinh thái TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ TTCN Tiểu thủ công nghiệp HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân KHKTNN Khoa học kĩ thuật nông nghiệp LĐ Lao động BQ Bình quân FAO Tổ chức nông lương thế giới UNFPA Quỹ dân số thế giới GO Giá trị sản xuất IE Chi phí trung gian NVA Thu nhập hỗn hợp VA Giá trị gia tăng Dp Khấu hao tài sản T Thuế Danh mục bảng Tên bảng Trang Bảng 4.1: Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên Bảng 4.2: Chế độ thuỷ văn sông Cầu và sông Công Bảng 4.3: Tổng hợp các loại đất (thổ nhưỡng) của thành phố Bảng 4.4 : Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng tổng sản phẩm (%) Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động và việc làm Bảng 4.6: Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2007 Bảng 4.7: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thành phố năm 2007 Bảng 4.8: Tình hình sử dụng và biến động các loại đất chính thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay Bảng 4.9: Một số sản phẩm nông nghiệp trồng trọt thành phố Thái Nguyên Bảng 4.10: Một số sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi thành phố Thái Nguyên Bảng 4.11: Cơ cấu ngành trồng trọt thành phố Thái Nguyên thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 4.12: Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi thành phố thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp thành phố thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 4.14: Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản thành phố thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 4.15: Cơ cấu GTSX dịch vụ nông nghiệp thành phố thời kỳ 2000 – 2007 Bảng 4.16: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất thành phố Thái Nguyên Bảng 4.17: Hiệu quả kinh tế LUT 2 Lúa Bảng 4.18: Hiệu quả kinh tế LUT 1 Lúa Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế LUT 1 Lúa - màu Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế LUT cây ăn quả Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế LUT vườn tạp Bảng 4.23: Hiệu quả kinh tế LUT lâm nghiệp Bảng 4.24: Hiệu quả kinh tế LUT nuôi trồng thuỷ sản Bảng 4.25: Thực trạng đất đai các loại mô hình trang trại nông nghiệp Bảng 4.26: Hiệu quả kinh tế của các loại mô hình trang trại Bảng 4.27: Phương hướng SXKD cho các hình thức tổ chức sản xuất 36 37 38 44 45 47 48 49 53 54 55 56 56 57 57 60 61 61 62 63 64 65 66 66 69 71 81 Danh mục hình Tên hình Trang Hình 4.1: Sơ đồ vị trí thành phố Thái Nguyên trong tỉnh Thái Nguyên Sơ đồ 4.1: Mô tả sơ bộ hệ thống nông nghiệp trên địa bàn thành phố TN 35 51 Phần I Mở ĐầU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, vì nó là nguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất. Nhận thức được vai trò của nó mà tất cả các quốc gia trên hành tinh này đều đã không quản ngại hi sinh để bảo vệ nó và cũng từ đất mà các cuộc xung đột đã và đang xảy ra. Tuy vậy, mỗi quốc gia đều có những sự quan tâm khác nhau đến đất và ở những quốc gia nào con người quan tâm chú trọng sử dụng bảo vệ bồi dưỡng nó thì đất đai sẽ tốt lên và cuộc sống sẽ ổn định, phát triển. Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết của con người trong quá trình hoạt động sản xuất. Khi xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu về đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng... Điều này đã tạo nên áp lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp rất hạn chế [16]. Cùng với sự bùng nổ các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi kinh tế của mỗi quốc gia và đưa loài người bước sang nền văn minh mới. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn thuộc nền văn minh nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy để có thể đuổi kịp và hội nhập cùng với thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đẩy mạnh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước như đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã nêu: "Đẩy nhanh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn thời kỳ 2001 - 1010.." phấn đấu tiến hết 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong khi xã hội ngày càng phát triển, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp, các nhu cầu văn hoá, xã hội…đặc biệt vấn đề quy hoạch các khu vực nông nghiệp tập trung cung cấp các nhu cầu lương thực thực phẩm sạch ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy, việc Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái đã và đang là xu thế của các thành phố ở các nước trên thế giới cũng như trong khu vực Châu á. Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, tuy nhiên nền nông nghiệp sinh thái vẫn chưa được hình thành và chưa có kế hoạch đầu tư cho phát triển. Từ khi xây dựng và trưởng thành cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thành phố Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của vùng Đông Bắc. Nằm ngay ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội cùng với nhiều tiềm năng, thế mạnh ngay từ khi thành lập đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư phát triển trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của miền Bắc. Tháng 10 năm 2002, thành phố được công nhận là đô thị loại II, đây là thuận lợi để thành phố phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên cũng đòi hỏi quy mô thành phố phải mở rộng cho tương xứng với tầm của một đô thị loại II. Cùng với sự phát triển của thành phố diện tích đất nói chung và diện tích đất nông nghiệp nói riêng có sự thay đổi, chu chuyển cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị. Với xu thế công nghiệp hóa và mở rộng đô thị hóa, diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, mà ở một thành phố lớn như thành phố Thái Nguyên, thì nguy cơ của sự phát triển mặt bằng đô thị dạng khối liên tục và quá lớn, là điều rất dễ xẩy ra. Do đó, hậu quả về mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng, là khó tránh khỏi. Mặt khác, theo đà phát triển của kinh tế đòi hỏi chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân phải được nâng lên và được đáp ứng một cách kịp thời [24] . Nông nghiệp thành phố không những đảm bảo yêu cầu về giải quyết lao động, thu nhập cho dân, đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn có vai trò quan trọng là tạo lập cảnh quan môi trường sinh thái. Vì vậy, phát triển nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên sẽ góp phần tích cực vào quá trình phát triển của thành phố theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tốc độ nhanh và bền vững. Để góp phần thực hiện chiến lược “phát triển bền vững”, đáp ứng các nhu cầu về nông sản phẩm cao cấp và chất lượng cảnh quan – môi trường sinh thái, để phục vụ cuộc sống ngày càng nâng cao; Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố cũng như thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên nhằm khai thác hợp lý diện tích đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. - Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái ở thành phố Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên. - Điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp trong nội và phụ cận thành phố Thái Nguyên. Phần II TổNG QUAN Về CáC VấN Đề NGHIÊN CứU 2.1. vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 2.1.1. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững rất được chú trọng từ những năm trước đây và ngày càng chú trọng và phát triển. Nó chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Công tác nghiên cứu về đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu. Hiện nay những kết quả và những thành tựu về đánh giá đất đã được cộng đồng thế giới tổng kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức liên hiệp quốc như FAO, UNESCO... Coi đó như tài sản tri thức chung của nhân loại. Từ thập kỷ 50 của thế kỷ 20, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm. Xuất phát từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm, do vậy trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng. Từ những năm 1970, tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của thổ nhưỡng học, công tác đánh giá, phân hạng đất đai trở thành phổ biến và đạt được nhiều kết quả. Trên cơ sở kết quả của thổ nhưỡng học và qua thực tế sản xuất trên đất, các nhà kinh tế học, sinh thái học xã hội và cả nông dân đã tiến hành đánh giá đất đai thông qua việc đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất. Theo Stewart (1968): Đánh giá đất đai là “Sự đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng đất...” hay có thể nói cách khác “Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về sự thuận lợi khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định về sử dụng và quản lý đất đai”. Thuật ngữ đánh giá đất đai được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị của các nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam. Song trong khoảng những năm 1970 khái niệm phân loại đất và giải thích nghiên cứu đất được sử dụng thay thế cho thuật ngữ đánh giá đất đai. Thuật ngữ đánh giá đất đai được xem xét lại vào năm 1968 tại Hội nghị chuyên đề về đánh giá đất đai Cambera do CSIRO tổ chức. Trong hội nghị này khái niệm đánh giá đất đai được đưa ra tương tự như định nghĩa tổng quát của Stewart (1968). Từ đó FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng yêu cầu cần phải có. Tuy nhiên trên thế giới nghiên cứu phân loại và đánh giá đất đai đã được tiến hành với những quan điểm và phương pháp khác nhau. Những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá đất đai sau đây được sử dụng khá phổ biến. ở Liên Xô (cũ), Anh, Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ. Theo FAO sử dụng đất nông nhgiệp là khâu kế tiếp của công tác đánh giá đất. Kết quả của đánh giá đất sẽ đưa ra những loại hình sử dụng đất hợp lý, nhất là các đơn vị đất đai trong vùng. Tổ chức FAO đã đưa ra quan điểm sử dụng đất nông nghiệp nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả, bền vững đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai, chú trọng đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường gắn liền với khả năng bền vững. Phương pháp sử dụng đất này được áp dụng ở ba mức là cấp quốc gia, cấp huyện và cấp xã. Những mức này không nhất thiết phải kế tiếp nhau, nhưng sự tương tác giữa ba cấp sử dụng ngày càng lớn thì càng tốt. 2.1.2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, khái niệm và đánh giá đất, phân hạng đất đã có từ lâu đời ở nước ta nhằm phục vụ cho việc quản lý đất đai và sản xuất. Trong thời kỳ phong kiến đã tiến hành phân hạng ruộng đất nhằm phục vụ chính sách quản điền và tô thuế. Thời kỳ phong kiến, thực dân, để tiến hành thu thuế đất đai, đã có sự phân chia ruộng đất thành “tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Sau tháng 7/1954 đất nước bị chia cắt, do vậy công trình nghiên cứu nói chung được thực hiện riêng lẻ trên từng miền. * Các công trình nghiên cứu ở miền Bắc. - Năm 1975 V.M.Fridland cùng với các nhà khoa học Việt Nam: Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Đỗ ánh, Trần Vân Nam, Nguyễn Văn Dũng đã tiến hành khảo sát và xây dựng sơ đồ thổ những miền Bắc Viêt Nam (tỷ lệ 1:1.000.000) xây dựng sơ đồ thổ những miền Bắc Việt Nam. - Năm 1963 “Các quá trình thổ nhưỡng ở miền Bắc Việt Nam” đã được V.M.Fridland, Lê Duy Thước thực hiện và công bố tại Maxcơva. - Ban biên tập bản đồ đất Việt đã biên soạn được bản đồ miền Bắc Việt Nam (tỷ lệ: 1:500.000) tổng kết quá trình điều tra từ cấp tỉnh, huyện và các nông trường và trạm trại (Cao Liên, Đỗ Đình Thuần, Nguyễn Bá Nhuận). - V.M.Fridland tập hợp các kết quả nghiên cứu đất Việt Nam trong cuốn “Đất đỏ phong hoá nhiệt đới Việt Nam” được dịch ra tiếng việt năm 1973, đây được xem là tài liệu mô tả đầy đủ nhất về đặc điểm và qui mô của tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Hồng. - Năm 1972 – 1974 Vũ Cao Thái, Bùi Quang Toàn đã tiến hành phân hạng đất cấp huyện và cấp xã tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Vụ quản lý ruộng đất và Viện Nông hoá thổ nhưỡng rồi sau đó là Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã có những công tình nghiên cứu và quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp. Dựa vào chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sinh thái nông nghiệp. Đất đã được phân hạng thành 5-7 hạng theo phương pháp xếp điểm. * Công tác nghiên cứu ở miền Nam. - Bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (tỷ lệ 1:1.000.000) do F.R.Moorman thực hiện (1961) là tài liệu đầu tiên có tính tổng quát về nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng ở phía Nam. - Năm 1972 những bản đồ ở qui mô tỉnh (tỷ lệ 1:1.000.000 và 1:200.000) do sở địa học Sài Gòn ấn hành. Đồng thời những thuyết minh kèm theo trên từng vùng đất như “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long”, “Đất đai miền đông Nam bộ”... đây được xem là tài liệu cơ bản đầu tiên cho đất ở miền Nam dùng cho việc quy hoạch sử dụng đất đai. - Năm 1974, đoàn chuyên gia Hà Lan đã xây dựng “bản đồ tài nguyên đất đai” ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tài liệu đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tài nguyên đất trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố tự nhiên khác (khí hậu, thuỷ văn...) Những năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về đánh giá khả năng sử dụng đất đai bắt đầu được tiến hành ở Việt Nam. Một số công trình sau đây đã đặt nền tảng cho công việc nghiên cứu đánh giá đất đai: - Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1:500.000 trên cơ sở dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân công nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp, bao gồm 7 nhóm đất đai được phân lớp cho sản xuất nông nghiệp (2 nhóm kế tiếp) và mục đích khác (1 nhóm cuối cùng). - Trong nghiên cứu đánh giá và qui hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu, 1995) đã áp dụng và phân loại khả năng của FAO. Tuy nhiên, chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp). Trong nghiên cứu này, hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất. Các nhà khoa học đất cuối cùng với các nhà qui hoạch sử dụng đất quản lý đất đai ở nước ta đã tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất đai của FAO, những kinh nghiệp của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở Việt Nam. ở đồng bằng sông Cửu Long một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (Lê Quang Trí, 1989, Trần Kim Tính, 1986). Trong khuôn khổ “Chương trình qui hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (Dự án VIE 87/031), một nghiên cứu nhằm khái quát hoá khả năng sử dụng đất toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện (M.E.F Van Mensvoost Nguyễn Văn Nhân 1983) làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng. Tuy nhiên kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan đến mục tiêu sử dụng đất. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về chuyên đề sử dụng đất phèn và mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu long trong khuôn khổ dự án nói trên (VIE 87/031) đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (1983), nhằm chỉ ra khả năng thích hợp về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Đây là những thử nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, bước đầu ứng dụng các phương pháp đánh giá đất đai định lượng gắn với yếu tố kinh tế sử dụng đất, qua đó đánh giá đất đai không những ở phạm trù tự nhiên mà còn xem xét đất đai ở khía cạnh kinh tế – xã hội. Từ năm 1990 viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang, Phạm Dưng Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”. Nguyễn Công Pho (1995) với “Đánh giá đất vùng Đồgn bằng Sông Hồng”, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân “Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu E.A.Soup”, Nguyễn Chiến Thắng, Cẩn Tiển (1997) “Đánh giá đất tỉnh Bình Định”, Nguyễn Văn Nhân (1995) “Đánh giá khả năng và sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm ứng dụng qui trình đánh giá đất đai theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc tới Nam và đã thu được kết quả khả quan, các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành các nghiên cứ đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất ở các vùng sinh thái lớn. - Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của tác giả: Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995, Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đinh Hà (1992 – 1993), Phạm Văn Lang (1992). Trong chương trình nghiên cứu vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, các tác giả đã kết luận: Vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai, trong đó có 22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đồi núi. Tổ chuyên gia thuộc Văn phòng dự án VIE/39/034 (1993) nghiên cứu đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng gồm có 7 nhóm chính. Nguyễn Khang (1993) khi nghiên cứu vận dụng đánh giá đất theo FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ: 1:250.000 cho phép đánh giá mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng, đã kết luận phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm 4 yếu tố đó là nhóm đất (10 chỉ tiêu), độ dốc (3 chỉ tiêu), độ dầy tầng đất (3 chỉ tiêu), nước mặt (4 chỉ tiêu). Các kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT ở các cấp từ toàn quốc đến bền vững, tỉnh, huyện đều cho thấy có sự nhất quán tuân theo phương pháp của FAO làm cơ sở cho phân hạng thích hợp đất đai. Đây chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp đất đai. Trong điều kiện của Việt Nam, phần lớn các tác giả của chương trình đánh giá đất đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất làm cơ sở của xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp của các LUT. Tháng 01/1995, hội thảo quốc gia về đánh giá đất và qui hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia và đóng góp của nhiều nhà khoa học. Hội nghị đã tổng kết và khẳng định phương pháp đánh giá đất do FAO đề xuất, phù hợp với Việt Nam và kiến nghị Nhà nước cho triển khai ứng dụng. Kết quả là đã xây dựng tài liệu “Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững” (thời kỳ 1996-2000 và 2010). Từ những năm 1996 đến nay các chương trình đánh giá đất cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh đến các huyện trọng điểm đã được thực hiện và những tư liệu, thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở, xuất phát từ những nhu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là cần thiết nhằm điều tra phân hạng và định hướng sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất một cách hữu hiệu gắn với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Các kết quả bước đầu của các hoạt động đánh giá đất đai trong thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan nhà nước và quốc tế đã và đang góp phần hoàn thiện quy trình đánh giá đất của Việt Nam. Sử dụng đất nông nghiệp được đặt ra và xúc tiến năm 1962 do ngành nông nghiệp chủ trì và được lồng vào các công tác phân vùng sử dụng đất nông, lâm nghiệp nhưng lại thiếu sự phối hợp của các ngành có liên quan. Kết quả là xác định phương pháp phát triển nông lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ thường chỉ đạo ngành chủ quản thông qua. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ngày càng được Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và coi như là một luận chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 2.2. quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái 2.2.1. Cơ sở lý luận về nông nghiệp sinh thái 2.2.1.1. Khái niệm nông nghiệp sinh thái Trước hết cần hiểu rõ khái niệm hệ sinh thái. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái. Odum (1971) đã định nghĩa hệ sinh thái là “ một cấu trúc và chức năng của tự nhiên”. Ehrlich và Roughgarden (1987) cho rằng hệ sinh thái là “mối quan hệ giữa các tổ chức và môi trường sinh học và vật chất của chúng”. Như vậy, sinh thái đề cập đến tính chất tự nhiên, vốn có của một hệ thống cân bằng giữa các yếu tố sự sống và môi trường tự nhiên tồn tại trên trái đất của chúng ta. Theo Miguel A. Altieri (2001), nông nghiệp sinh thái là một khoa học nông nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt được năng suất và đảm bảo duy trì, tái tạo nguồn lực. Nông nghiệp sinh thái nghiên cứu và đánh giá hệ thống nông nghiệp từ ba khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội để nhằm đạt được ba mục tiêu: môi trường (trong sạch, không ô nhiễm), kinh tế (năng suất - chất lượng - hiệu quả) và xã hội (xoá đói giảm nghèo - tạo việc làm - công bằng xã hội). Để đạt được các mục tiêu trên, nông nghiệp sinh thái dựa vào nền tảng khoa học của sự phát triển bền vững trong đó sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống của nó hướng tới việc duy trì mối quan hệ cân bằng, bền vững của các yếu tố trong hệ sinh thái bao gồm những cơ thể sống của con người, cây trồng, vật nuôi và các yếu tố môi trường tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, nước, năng lượng… Khái niệm về nông nghiệp sinh thái không chỉ được hiểu theo tiếp cận mục tiêu mà còn có thể được xem xét theo tiếp cận phương pháp sản xuất. Theo tiếp cận mục tiêu, nông nghiệp sinh thái đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống và nó cũng là một trong các phạm trù của nông nghiệp bền vững - một khái niệm cơ bản, quan trọng khác cũng xuất hiện vào thời điểm đó. Theo tiếp cận về phương pháp sản xuất, nông nghiệp sinh thái là phương thức sản xuất nông nghiệp sinh học hoặc hữu cơ, nhằm vào mục tiêu bảo vệ môi trường và duy trì các mối cân bằng của đất và hệ sinh thái nông nghiệp. 2.2.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp sinh thái - Sản phẩm của nông nghiệp sinh thái là sản phẩm sạch trong đó sản phẩm phi ăn uống (cảnh quan, môi trường) rất được coi trọng: Nông nghiệp thuần tu‎ý thường coi trọng sản phẩm ăn uống như lương thực, thực phẩm, nhưng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống lại nhấn mạnh cả cảnh quan môi trường tươi đẹp và không khí trong lành. Tất cả các sản phẩm này phải đảm bảo sạch, trong đó các sản phẩm ăn uống trước hết phải an toàn, không bị nhiễm độc tố, sau đó phải có đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng, vi ta min và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực của con người. Sản phẩm phi ăn uống bao gồm môi trường tự nhiên hài hoà, trong sạch, những khu vui chơi, giải trí trong lành, tươi đẹp để đáp ứng nhu cầu tinh thần cho dân cư. Những vành đai xanh quanh thành phố, những hồ nước kết hợp nuôi thả với du lịch sẽ vừa thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người, vừa điều hoà khí hậu và bảo vệ các nguồn lực của sản xuất. - Công nghệ sản xuất của nông nghiệp sinh thái thống nhất giữa kỹ thuật địa phương, truyền thống với công nghệ hiện đại: Để bảo vệ môi trường trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực, nông nghiệp sinh thái có xu hướng giảm sử dụng các yếu tố hoá học, tăng cường áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học và các kỹ thuật truyền thống, tái tạo nguồn lực. Công nghệ sinh học (lai ghép, nuôi cấy mô tế bào, công nghệ gen) ngày nay được coi là động lực của sự phát triển. Các giống mới sẽ cho phép cây trồng, vật nuôi tự chống chọi sâu bệnh, từ đó loại trừ việc sử dụng các hoá chất. Công nghệ truyền thống sử dụng phân vi sinh, hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), các cây họ đậu hoặc kỹ thuật trồng cây che phủ đất, chống sói mòn vẫn đang là những phương pháp thích hợp, không thể thay thế đư._.ợc ở nhiều nơi trên thế giới (chiếm 5-10% diện tích canh tác ở châu Âu). Công nghệ sản xuất rau thuỷ canh đối với nông nghiệp đô thị cũng được phát triển phổ biến ở các nước châu Phi và một số nước châu á. Công nghệ này sử dụng môi trường dung dịch và nước sạch, lao động gia đình với kỹ thuật truyền thống để trồng nhiều loại rau, cho thu nhập cao, tốn ít không gian, đặc biệt là kết hợp với kỹ thuật quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), giảm tác hại môi trường. Công nghệ sản xuất hoa tươi hoặc nuôi trồng sinh vật cảnh không sử dụng nhiều đến các máy móc hiện đại mà đòi hỏi bàn tay khéo léo, tinh xảo, óc thẩm mỹ tinh tế, kết hợp với công nghệ vi sinh và sinh học để điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa và sinh vật cảnh. - Mô hình sản xuất của nông nghiệp sinh thái sản xuất nông nghiệp kết hợp: Mô hình sinh thái nông nghiệp kết hợp nhằm tạo lập lại đa dạng sinh học bằng cách bố trí các hệ thống cây trồng và vật nuôi xen kẽ hoặc sử dụng các phương thức sản xuất đa canh, luân canh và trồng xen có thể bổ sung cho nhau trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, bảo vệ đất, điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan môi trường. Nhiều quốc gia đã phát triển, hoặc đang phát triển thực hiện cách mạng xanh trong nông nghiệp, do chạy theo năng suất và lợi nhuận đã đầu tư thâm canh dài hạn trên những trang trại quy mô lớn một số loại sản phẩm chính cho năng suất và lợi nhuận cao. Chiến lược đó đã làm đất đai nghèo kiệt nếu sử dụng đất không hợp lý. Các mô hình nông nghiệp kết hợp được ra đời ở nhiều nước trên thế giới (Chi Lê, Cu Ba, Sengal, Tanazia, Ethiopia, Philipin, Thailand, Trung Quốc, Việt Nam..). Bằng phương pháp thực nghiệm, so sánh các công thức trồng trọt khác nhau để chọn các công thức kết hợp các cây trồng trên một mảnh đất thích hợp với từng vùng sinh thái, các mô hình này đã cho kết quả cao về cả năng suất cây trồng, vật nuôi, hiệu quả môi trường và duy trì nguồn lực. - Tổ chức sản xuất của nông nghiệp sinh thái bao gồm những hình thức năng động, dễ dàng ứng dụng công nghệ của nông nghiệp sinh thái (kinh tế trang trại, kinh tế hộ), và bố trí để đạt được yêu cầu cảnh quan không gian sinh thái: Nông nghiệp sinh thái coi trọng hình thức kinh tế trang trại và kinh tế hộ vì đây là những thành phần kinh tế phù hợp với các điều kiện của nông nghiệp sinh thái về quy mô đất đai, lao động, điều kiện áp dụng công nghệ và mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái. Trang trại là địa bàn thuận lợi để phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp và ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sạch. Tại những vùng đất đai rộng lớn xa đô thị, trang trại cũng là hình thức thích hợp để hình thành các vùng nông nghiệp tập trung (hoa quả, rau, bò sữa, nông nghiệp du lịch sinh thái...). Các khu nông nghiệp liên hợp công nghệ cao của nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngoài rất quan trọng trong khâu đầu vào, đầu ra và kỹ thuật sản xuất cho các vùng nông nghiệp sinh thái được bố trí ở từng vùng. ở quy mô nhỏ hơn, các hộ gia đình nông dân cũng hoàn toàn thích hợp với việc phát triển các sản phẩm sinh thái. Đặc biệt, nông nghiệp sinh thái có thể phát triển ngay trong lòng đô thị với quy mô gia đình, ở ven đường phố, trên nóc nhà cao tầng hoặc ven các bờ tường để sản xuất các sản phẩm như rau quả sạch, hoa, hoặc sinh vật cảnh. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã sẽ không thể làm tốt những nhiệm vụ này. Khác với nông nghiệp thông thường là hình thành một vành đai lương thực, thực phẩm quanh đô thị, bố trí sản xuất của nông nghiệp sinh thái dựa trên tầm nhìn dài hạn về yêu cầu cảnh quan môi trường, do đó hình thành nên các vùng nông nghiệp tập trung đan xen với các khu đô thị. 2.2.2. Lý luận về nông nghiệp đô thị sinh thái 2.2.2.1. Khái niệm về nông nghiệp đô thị sinh thái - Sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đương nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, môi trường và quần thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật nuôi phát huy mọi ưu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và phát triển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cũng cho rằng nông nghiệp sinh thái cũng chính là nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp sinh thái, hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhưng ngược lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chưa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu như nó không có tác động đến bảo vệ môi trường sinh thái. Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng đất và mặt nước xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP). Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đô. Khái niệm này có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị. Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) diễn ra trong các thành phố gọi là nông nghiệp nội đô, diễn ra ở ngoại thành thì gọi là nông nghiệp ngoại đô. Điều này dẫn đến đặc điểm sự khác biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp ngoại đô hay ngoại thành. Nông nghiệp đô thị sẽ được phân chia theo các vành đai khác nhau do tính chất và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo các khu vực dưới đây: - Nông nghiệp nội đô - Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm - Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành) Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trường của mỗi vùng khác nhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều đó hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình nghiên cứu của các học giả có thể nêu khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái. Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái: nông nghiệp đô thị sinh thái là một quá trình sản xuất được bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đô thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững. Theo PGS.TS. Phạm Văn Khôi “Nông nghiệp đô thị sinh thái là một nền nông nghiệp sinh thái trong thành phố, thị trấn hoặc các khu đô thị. Đây là nền nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở áp dụng các phương pháp sản xuất khoa học, các mô hình sử dụng và tái tạo nguồn lực nhằm đạt tới sự phát triển bền vững môi trường sinh thái trong các khu đô thị” [19]. Khái niệm này chỉ ra các nội dung chủ yếu: - Sản xuất nông nghiệp được bố trí và sản xuất phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, tạo ra sự tác động hữu cơ, đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quả sản xuất cao. - Quá trình sản xuất nông nghiệp trên diễn ra ở vùng xen kẽ, hay tập trung các vùng đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô. - Sản xuất nông nghiệp trên tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong ngành và đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tính hiệu quả và bền vững. Đồng thời tác động tích cực đến cải tạo môi trường sinh thái của vùng đô thị - Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khoẻ và nhu cầu cho người tiêu dùng. Theo khái niệm này, nội dung và ý nghĩa của nông nghiệp sinh thái đô thị đã được đề cập một cách khá toàn diện và sát với thực tiễn. Không gian phân bố của nó cũng sẽ thích ứng với từng điều kiện cụ thể về quy mô đất đai ở đô thị và xét trên bình diện rộng, nó đảm bảo được sự kết nối hài hòa giữa hệ sinh thái đô thị với các hệ sinh thái tự nhiên và nông thôn. Nông nghiệp sinh thái đô thị khai thác hợp lý tiềm năng cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo để phát triển đa dạng. Nông nghiệp sinh thái đô thị sử dụng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giữ gìn tốt môi trường sinh thái – sản xuất sạch, không làm thoái hóa đất bằng thay thế các kỹ thuật phân bón và nông dược…; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại. Từ đó, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và am hiểu khoa học – kỹ thuật và công nghệ trong canh tác của nông dân, ngày càng nâng cao và dân trí cũng tương ứng với mặt bằng dân trí đô thị; đảm bảo việc làm ổn định cho nông dân trong quá trình CNH, ĐTH và có cơ sở để nâng cao thu nhập tương ứng với thị dân [28]… Nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học,... đảm bảo được cân bằng của các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, nhiệt độ, độ ẩm,... có vai trò quan trọng để hạn chế những tác động của quá trình đô thị hoá như: lọc sạch bầu không khí, làm sạch nguồn nước thải và giảm tiếng ồn và tạo cảnh quan văn hoá cho đô thị,... Nông nghiệp đô thị sinh thái, ngoài việc cung cấp lương thực, thực phẩm chất lượng cao, an toàn, mà còn có tác động làm giảm tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến môi trường nhờ tác động cải thiện vi khí hậu, bảo tồn và làm giầu tính đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,... ngoài ra, nông nghiệp đô thị còn tạo cơ hội cung cấp công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học,... sẽ góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nông sản tạo cơ hội phát triển công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Do đó, phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông nghiệp tương lai [19]. Như vậy, nông nghiệp đô thị sinh thái là nền nông nghiệp không chỉ cung cấp cho thị trường những nông sản thông thường, mà còn cả những nông sản cao cấp và những nông sản đáp ứng nhu cầu về tinh thần của người dân đô thị như: Cải thiện môi trường sống, điều hoà khí hậu, làm đẹp cảnh quan... Những sản phẩm này sẽ ngày càng được coi trọng hơn trong quá trình đô thị hoá khi mà dân trí và điều kiện vật chất của người dân ngày càng được nâng cao. 2.2.2.2. Những đặc điểm của nông nghiệp đô thị sinh thái Phát triển nông nghiệp ven đô với mục đích đầu tiên đó là phát triển nông thôn ven đô chứ không phải là để thoả mãn nhu cầu của đô thị. Bởi thế, cần phải hiểu đặc trưng của nông thôn ven đô, trước khi hiểu nông nghiệp đô thị sinh thái. Nông thôn ven đô thường có các đặc điểm sau: - Có sự gia tăng mạnh về dân số, đặc biệt là sự gia tăng cơ học. Dân số ven đô luôn được bổ xung bởi sự di cư từ nội thành ra và từ các nơi khác đến. Kết quả là tồn tại một xã hội nông thôn ven đô đa dạng cả về dân số và nghề nghiệp… Rất nhiều người sống ở nông thôn ven đô bị tách biệt giữa nơi ở và nơi làm việc, các hoạt động phi nông nghiệp cạnh tranh về lao động khá lớn với nông nghiệp và nó thu hút đặc biệt là lực lượng lao động trẻ. Cơ sở hạ tầng nông thôn khá tốt, nhưng đôi khi không gian nông thôn bị chia cắt, gây khó khăn cho sinh hoạt và lao động của người dân. - Tình trạng sản xuất nông nghiệp không ổn định do ngày càng có sự mở rộng các vành đai đô thị ra bên ngoài. Tốc độ đô thị hoá, khả năng quy hoạch đô thị, chính sách và khả năng kiểm soát sự phát triển đô thị ảnh hưởng mạnh đến tính ổn định của nông nghiệp ven đô. Đất đai nông nghiệp có xu thế giảm mạnh. Nông nghiệp ảnh hưởng nhiều của sự ô nhiễm đô thị. Các thành phố càng phát triển càng tồn tại nhiều các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, do đất đai ngày một đắt và bị mất đất vì đô thị hoá. - Nông nghiệp ven đô có nhiều lợi thế về thị trường. Tận dụng lợi thế gần thành phố, nông nghiệp ven đô thường phát triển sản xuất các sản phẩm tươi sống, rau, sữa, quả… tạo ra nền nông nghiệp khác biệt với đặc điểm thông thường của nó. Đó là nông nghiệp không (hoặc ít) mang tính mùa vụ. Tuy nhiên, sản phẩm đặc sản của một số vùng nhỏ ven đô vẫn có thể tồn tại và phát triển nhờ thị trường tiêu thụ luôn mở rộng. Các sản phẩm đặc biệt khác như hoa, cây cảnh cũng có cơ hội phát triển. - Nông nghiệp sinh thái làm cho năng suất thấp hơn: Ngô 10%, đậu 5%…, so với nông nghiệp thường. Trong điều kiện thuận lợi nông nghiệp sinh thái cho năng suất thấp hơn nông nghiệp thường; Nhưng trong điều kiện không thuận lợi nông nghiệp sinh thái cho năng suất cao hơn. Khoảng sau 3-4 năm luân canh, nông nghiệp sinh thái có năng suất tăng lên rõ rệt. - Nông nghiệp sinh thái dùng ít năng lượng hơn nông nghiệp nhưng vì năng suất của nông nghiệp sinh thái thấp hơn nên thu nhập thuần giữa hai phương thức gần như nhau. - Nhu cầu lao động trong nông nghiệp sinh thái có phần cao hơn so với nông nghiệp thường. Nông nghiệp sinh thái đi đôi với việc giữ gìn đa dạng sinh học ở các cửa hàng ta thấy có các loài và giống cây trồng hiện nay đã biến mất trên thị trường như các loại ngũ cốc: Kê, ý dĩ; các loại củ như: Từ, môn, củ mài và các loại rau, quả tự nhiên, các loại thịt lợn rừng, gà rừng v.v… Bởi vậy do yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao có nhiều cơ hội phát triển. 2.2.2.3. Mục đích, mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái 1. Mục đích - Nông nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm với năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường có tính đa dạng. - Phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái nhằm cải thiện môi trường và cảnh quan của đô thị tạo nên hệ sinh thái bền vững - Nông nghiệp đô thị phát triển theo hướng tiên tiến hiện đại đáp ứng nhu cầu về văn hoá - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố nói riêng. 2. Mục tiêu. - Hình thành vùng sản suất nông nghiệp tập trung chất cao với các loại rau cao cấp, cây ăn quả, ngô chất lượng - Hình thành các vùng nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững, kết hợp phát triển du lịch dịch vụ thăm quan giải trí phục vụ nhu cầu đa dạng của con người dân thủ đô và các vùng phụ cận. - Giải quyết lao động dôi dư cho các phường có đất nông nghiệp bị thu hồi và các phường, các vùng phụ cận góp phần ổn định chính trị xã hội nâng cao mức sống và thu nhập cho cộng đồng dân cư. - Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển một số giống cây ăn quả, cây cảnh quý hiếm ... 2.2.3. Quan điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững mới chỉ hình thành rõ nét từ những năm 1990 thông qua các cuộc hội thảo và xuất bản (Edwards et al; 1990; Singh et al; 1990). Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường để gìn giữ tài nguyên cho những thế hệ sau. Có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững tuỳ theo tình hình cụ thể: Theo FAO: nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên nông nghiệp đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái (FAO, 1989). Theo PICre Croson (1993): một hệ hống nông nghiệp bền vững phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp, có hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người. Đáp ứng nhu cầu là sản phẩm quan trọng cần đưa vào định nghĩa vì sản phẩm nông nghiệp cần thiết phải được tăng trưởng trong những thập kỷ tới đem lại phúc lợi cho mọi người vì phúc lợi của đa số dân trên thế giới đều còn rất thấp. Theo Nông nghiệp Canada: hệ thống nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau (BaICr , 1990). Theo Bill Mollison và Remy Mia Slay thì nông nghiệp bền vững được định nghĩa như sau: “việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người: đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả” Douglas (1984): hệ thống nông nghiệp bền vững (HTNNBV) là hệ thống SX đủ lương thực trong một thời gian dài mà không phá huỷ các nguồn lợi thiên nhiên, đồng thời phải đảm bảo tính bền vững xã hội cộng đồng, được dựa trên nền tảng đạo đức, ý thức và mối quan hệ của con người với các thế hệ tương lai và với các loài sinh vật khác. Conway (1987): Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống phải duy trì được năng suất sinh khối (sinh khối/đơn vị diện tích/đơn vị thời gian) theo thời gian từ thập kỷ đến thế kỷ. Okigbo (1991): HTNNBV là hệ thống có sản lượng chấp nhận được hoặc tăng lên, thoả mãn các nhu cầu của con người ngày một nâng cao; một hệ thống có năng suất tăng liên tục, đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao và an toàn sinh thái, thông qua sự quản lý các nguồn lợi thiên nhiên và đầu tư, với những tổn hại ít nhất đến môi trường và ít nguy hiểm nhất đối với con người Greeland (1994): HTNNBV là hệ thống quản lý đất bền vững, không làm suy thoái đất, hoặc làm ô nhiễm môi trường trong khi đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người Eckert và Breitchuh (1994): NNBV là sự quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không làm tổn hại đến các hệ sinh thái khác Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau: 1. Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường. 2. Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người cho cả đời sau. 3. Bền vững thể hiện tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro. Mục đích của nền nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoã mãn những nhu cầu của con người mà không làm huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản suất lương thực thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống trong đó con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục phá hoại những nguồn tài nguyên đó. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái [16]. Trong nông nghiệp việc lạm dụng phân hoá học và các hoá chất bảo vệ thực vật đã làm hỏng cấu tượng và nhiễm độc đất, làm ô nhiễm môi trường, không khí, ô nhiễm nguồn nước. Việc công nghiệp hoá nông nghiệp theo mục đích thu lợi nhuận tối đa đã mang lại những hậu quả. Có thể nói, chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu. Những năm gần đây, nhiều hội nghị thượng đỉnh đã hợp bàn tìm cách giải quyết những vấn đề trên, nhưng việc thực thi các nghị quyết gặp nhiều khó khăn trở ngại và kết quả thu được chưa cao. Nông nghiệp bền vững có thể góp phần tìm ra những giải pháp cho những vấn đề trên. Trong nông nghiệp bền vững, chúng ta thiết kế và xây dựng những hệ sinh thái và phải áp dụng những kỹ thuật khác nhau tuỳ vào điều kiện khí hậu, đất đai kinh tế xã hội của từng địa phương [17]. Các yếu tố cần được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau. Mỗi yếu tố phải đảm bảo ít nhất hai chức năng, mỗi yếu tố trong hệ thống phải được chọn lọc và đặt vào vị trí có thể bảo đảm được nhiều chức năng nhất. Hồ ao có thể dùng để tưới cây, cung cấp nước uống cho gia súc, trữ nước cứu hoả, cũng có thể là nơi nuôi cá, nuôi vịt. Nước ao hồ làm tăng nhiệt độ mùa đông và làm môi trường mát đi vào mùa hè. Đập chứa nước có thể làm đường đi, trồng cây. Hợp tác chứ không cạnh tranh, làm cho mọi thứ đều sinh lợi, không bỏ phí thứ gì, thí dụ có thể sử dụng nước thải, các chất hữu cơ phế bỏ để ủ phân rác. Chỉ làm việc gì khi việc đó mang lại hiệu quả, tận dụng mọi thứ tới khả năng cao nhất của nó. Chí phí đầu tư thấp nhất để đạt được năng suất cao nhất. Đó là những nguyên lý cơ bản của nông nghiệp bền vững, mặc dù các chuyên gia về nông nghiệp bền vững đều thống nhất với nhau về nền tảng đạo đức và nguyên lý nói trên. Như vậy, triết lý của nông nghiệp bền vững là phải hợp tác với thiên nhiên, tuân thủ những qui luật của thiên nhiên, không chống lại thiên nhiên. Phải xem xét toàn bộ hệ thống trong sự vận động của nó, không tách rời từng bộ phận; phải suy nghĩ đến lợi ích của toàn cục, không vì lợi ích của bộ phận mà làm hại đến toàn cục. Tấn công vào thiên nhiên chính là tự tấn công vào mình và cuối cùng tự huỷ diệt. Như vậy, nông nghiệp bền vững không thu hẹp trong phạm vi nông nghiệp mà còn tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề lớn của toàn cầu. 2.3. Tình hình nghiên cứu nông nghiệp đô thị sinh thái trên thế giới 2.3.1 Tình hình chung Trong vài chục năm qua nông nghiệp đô thị phát triển nhanh song song với quá trình đô thị hóa. ở Hoa kỳ, từ 1980 đến 1990 nông nghiệp đô thị tăng 17%, ở Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Sĩ cũng tăng mạnh. Trong 25 năm cuối của thế kỷ 20 trong thế giới đô thị hóa, xuất hiện một xu hướng ngược lại với quá trình tách rời giữa quá trình xây dựng đô thị hiện đại với nông nghiệp - công nghiệp hóa xảy ra từ thế kỷ 19. Chính sự phát triển của nông nghiệp đô thị đã hài hoà hai quá trình đô thị hóa và phát triển nông nghiệp hiện đại. Trong các năm 1970 nông nghiệp đô thị còn ít được chú ý, ở một số nước châu Phi bắt đầu xây dựng các dự án nông nghiệp đô thị như ở Ghana, Zaire, Zambia với sự giúp đỡ của Pháp FOA, UNICEF. Sang các năm 1980 nhiều tổ chức phát triển của các nước và tổ chức quốc tế hỗ trợ nhiều dự án ở châu Phi, á, Mỹ Latinh. Sang các năm 1990 thì phong trào nông nghiệp đô thị phát triển mạnh ở nhiều nước và bắt đầu phát triển cả ở các nước đã phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Hà Lan. Nhiều tổ chức quốc tế về nông nghiệp đô thị ra đời, thúc đẩy việc nghiên cứu về vấn đề này. Các tổ chức phi chính phủ tham gia vào phong trào này ngày càng đông từ thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị của các nước có thể rút ra mặt tích cực của nông nghiệp đô thị: Đô thị có xu hướng phát triển với mật độ dân số thấp hơn trước nên có nhiều đất để làm nông nghiệp. Nông nghiệp đô thị có hiệu quả và tính cạnh tranh cao hơn nông nghiệp nông thôn, nhất là trong những ngành rau, thuỷ sản, gia cầm, lợn. Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển nhằm tạo an ninh thực phẩm, việc làm, môi trường còn ở các nước đang phát triển thì nhằm vào chất lượng cao. Theo các dự báo từ năm 1993 đến 2005, nông nghiệp đô thị tăng tỷ lệ tự túc thực phẩm từ 15% lên 33%, phần rau, thịt, cá, sữa dùng ở đô thị tăng từ 33 lên 50%, số nông dân ra đô thị sản xuất hàng hóa tăng từ 200 lên 400 triệu người. Công nghệ trong nông nghiệp đô thị bắt đầu phát triển nhanh và trong thời gian tới sẽ phát triển rất nhanh. Châu á là một vùng có nhiều châu thổ đông dân. Vấn đề phát triển của các châu thổ này từ lâu đã là một đề tài mà nhiều ngành khoa học quan tâm. Vùng Nam và Đông Nam châu á có hai loại châu thổ: Châu thổ đông dân (trên 300 dân một km2), có 250.000km2 với 120 triệu dân và châu thổ thưa dân có 120.000 km2 với 10 triệu dân. Trước sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp đô thị ở các nước có tốc độ đô thị hoá rất cao, nhiều tổ chức trên thế giới đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu và có hỗ trợ chương trình này. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thông qua các chương trình định hướng như: AGA Sub - Programme on Peri-urban Production Sytems on animal production, health and veterinary public health, chương trình Food supply an Distribution to cities (AGSM), chương trình Urban and Peri-urban forestry. Qua các chương trình này, FAO nghiên cứu các hoạt động nông nghiệp, hỗ trợ chính sách, trợ giúp kỹ thuật xây dựng các đặc trưng về nông nghiệp đô thị và ven đô thị. Ngoài ra, còn nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ nghiên cứu vấn đề này, như: UNDP, IDRC, WB,... Bên cạnh đó, một số tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc như: UNHCR, UNICEF, UNWHO cũng tham gia vào nghiên cứu. 2.3.2. Nông nghiệp đô thị ở các nước phát triển - ở Hoa Kỳ, trong số 2 triệu nông trại có 696.000 nông trại (chiếm 33%) ở trên đất đô thị, các nông trại này chiếm trên 16% diện tích, sản xuất ra 35% sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Khoảng 25% nông hộ tham gia nông nghiệp đô thị, sản xuất 38 triệu USD thực phẩm. Có khoảng 1000 dự án nông nghiệp vùng ven đô thị. Từ 1980 đến 1990 nông nghiệp đô thị của Hoa Kỳ tăng 17%. Năm 1994, có 30.000 nông trang tham gia vườn công cộng, trong đó thành phố NewYork có 1000 vườn, Boston có 400, San Francisco có 100. Các nông trại đô thị bán nông sản gấp 13 lần trên một acre nông trại nông thôn. Các nông trại đô thị nông nghiệp hữu cơ phát triển nhiều hơn. Các hiệu ăn ở Chicago và Washington mua 80% sản phẩm sản xuất ra ở vùng ven đô thị. ở miền Nam California nơi có giá đất cao nhất thế giới nhưng lại là nơi có nông nghiệp đô thị phát triển nhất, hoa và cây cảnh sản xuất nhiều trong nhà kính và ngoài trời ở đây. - ở Canada có 11% diện tích đất tự nhiên (105 triệu ha) có thể phát triển nông nghiệp, trong đó chỉ có 43% đất trồng trọt có hiệu quả cao (45,9 triệu ha), nhưng có khoảng 1/3 đất này nằm trong các vành đai đô thị. Gần 55% đất tốt nằm trong vòng bán kính 161 km của 23 đô thị lớn, từ 1950 đô thị hóa xảy ra trong loại đất này. Canada phát triển mạnh nông nghiệp đô thị, hình thức vườn cộng đồng được phát triển phổ biến từ năm 1970. Các đô thị trích một phần đất chia cho dân với một tỷ lệ nhất định để phát triển các nhà vườn. Thành phố Montreal và Toronto có 10.000 khu đất chia cho dân. Vancouver đã phát triển hình thức này hơn 20 năm nay. - Tại Berlin - Đức, có 15% đất dùng để phát triển đô thị, có 80.000 nhà vườn Thành phố SanPetecbua – Nga có 500.000 nhà vườn. ở Luân Đôn – Anh, tỷ lệ không gian xanh chiếm 60%, người dân Luân Đôn có thể bảo đảm 18% nhu cầu cây ăn quả và rau quả của họ. ở Thượng Hải – Trung Quốc, Nông nghiệp đô thị và ven đô sản xuất ra hơn 50% thịt lợn và gà, hơn 90% trứng và sữa… Theo ước tính, hiện nay có khoảng 800 triệu dân cư đô thị trên thế giới kiếm sống nhờ sản xuất lương thực thực phẩm. - Hà Lan là một nước đứng hàng đầu trên thế giới về nhiều mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, mặc dù là quốc gia có tốc độ phát triển đô thị rất cao nhưng cũng có nền nông nghiệp phát triển rất mạnh nhất là bộ phận nông nghiệp ở ven đô. Phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô ở Hà Lan được xem như là giải pháp cơ bản trong phát triển nông nghiệp bền vững. ở Hà Lan nông nghiệp đô thị chiếm 33% sản lượng nông nghiệp là từ. Nhiều hộ nông gia nông thôn chuyển thành nông gia đô thị do thay đổi vành đai ven đô. ở các thành phố của Hà Lan, để khắc phục khó khăn trong việc quản lý chất lượng rau xanh đã tiến hành kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại nơi tiêu thụ. Đồng thời xây dựng mạng lưới chợ rau xanh để quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Điều đó đã tác động tích cực đến sản xuất, buộc các nhà sản xuất phải cải tiến quy trình sản xuất, tuân thủ các quy định về chất lượng để tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường. - ở Nga, nông nghiệp đô thị có truyền thống lâu đời với các nhà vườn ở ngoại ô, vào cuối tuần dân đô thị đến nghỉ ngơi và trồng trọt, khoảng 30% thực phẩm được sản xuất từ các nhà vườn này. ở ngoại ô Thành phố St.Peterburg có 500.000 nhà vườn của dân đô thị, lượng rau quả sản xuất ở đây đã bổ sung đáng kể nguồn rau xanh của thành phố . ở Moskva số người làm nông nghiệp tăng 3 lần từ 1972 đến 1992. 2.3.3. Nông nghiệp đô thị ở các nước đang phát triển Các nước đang phát triển đã bắt đầu phát triển nông nghiệp đô thị trước. Vào các năm 1970, Ghana ở châu Phi phát triển nông nghiệp đô thị để giải quyết vấn đề thực phẩm, tập trung trước tiên vào sản xuất chuối bột, đậu bắp, lúa gạo và rau. ở ven đô của Zambia tập trung phát triển sản xuất rau và gia súc nhỏ từ năm 1980 phong trào này mở rộng ra Mozambique, Lesotho, Bostvana, Kenya, Chile, Philipin, Peru. Từ 1990 phong trào nông nghiệp đô thị đã mở rộng ra hầu hết các nước đang phát triển. Nhiều điển hình nông nghiệp đô thị đã được tổng kết, phổ biến ở các hội nghị quốc tế. Phong trào đã phát triển mạnh sang cả châu Mỹ latinh với các điển hình như Cuba, Braxin, Arhentina, Peru. - Nông nghiệp đô thị ở châu á: ở châu á trước kia quy mô dân số các đô thị phụ thuộc vào lượng thực phẩm sản xuất ra để cung cấp cho đô thị. Với sự phát triển của giao thông cước phí vận chuyển lương thực thực phẩm được chở từ các vùng khác đến, do đó thu nhập đã trở thành nhân tố quyết định. Tình trạng thiếu ăn và nghèo khổ ở các đô thị trở thành một vấn đề gay gắt. Việc sản xuất thực phẩm trong nội đô thị và vùng ven đô trở thành một nhu cầu: Do đô thị hóa, đất nông nghiệp vùng ven đô mất dần. Đồng thời do sự đầu cơ đất nên việc bỏ hoang hay sử dụng kém hiệu quả đất ven đô cũng trở nên phổ biến do sự đầu cơ đất. Do đó các nhà lãnh đạo và các nhà làm quy hoạch cho rằng không nên làm nông nghiệp trong đô thị, do vậy trong quy hoạch đô thị không có nông nghiệp, nông nghiệp đô thị dần lạc hậu và giảm đi. Các nước châu á phát triển ngày càng phụ thuộc vào thực phẩm nhập. Hiện nay nông nghiệp đô thị ở các nước châu á là phát triển vì cá là thức ăn chủ yếu của người dân châu á. Xu hướng phát triển cây có giá trị hàng hóa cao và chăn nuôi thay cho cây lương thực, phát triển nhà vườn đã trở lên phổ biến, lâm nghiệp đô thị ít phát tri._. phố thái nguyên - Mô hình nông lâm kết hợp với dịch vụ nhà hàng, du lịch sinh thái. 5.2. Đề nghị Để đạt được kết quả như vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nền nông nghiệp thành phố Thái Nguyên theo hướng sinh thái như sau: - Thành phố Thái Nguyên cần có chính sách cụ thể với các giải pháp xác đáng để giữ quỹ đất nông nghiệp ổn định, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất nông nghiệp mất đi do quá trình đô thị hoá. - Đề nghị thành phố Thái Nguyên ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng vùng rau an toàn, xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch sinh thái. - Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm do tác động của quá trình đô thị hoá, người sản xuất nên phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp dùng ít đất như sản xuất nấm hương, mộc nhĩ, trồng hoa trên giá thể, trồng rau thuỷ canh,… - Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về vệ sinh và an toàn thực phẩm, do vậy người sản xuất cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất các loại nông sản sạch, nông sản cao cấp và từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm để tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Phần tiếng Việt [1] Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 1998 -2010 [2] Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2000 -2010 [3] Báo cáo tình hình thực hiện công tác quy hoạch của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Thái Nguyên - 2007. [4] Báo cáo tổng kết và chương trình hành động của các ban ngành trong thành phố Thái Nguyên: giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể thao; các đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Hội sinh vật cảnh… năm 2007. [5] Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2007 các phường, xã thành phố Thái Nguyên. [6] Các niên giám thống kê của thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007 [7] Đỗ Nguyên Hải (2000). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của Huyện Tiên Sơn Bắc Ninh. Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. [8] Đề cương đề tài “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh”. [9] Hồ Công Trực, Lương Đức Loan (1997). Biện pháp bảo vệ, chồng sói mòn và ổn định độ phì nhiêu trên đất dốc vùng tây nguyên. Tạp chí khoa học đất. Số 8- 1997. [10] Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất số 2- 1992 [11] Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI [12] Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị [13] Nghị quyết TW5 “về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [14] Nguyễn Đình Bồng (1995). Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang. Luận án PTS khoa hoạc nông nghiệp, Hà Nội. [15] Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tài (1995). Đánh giá đất đai vùng dự án đa mục tiêu EASOUP Đắc Lắc. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, nhà xuất bản và nông nghiệp Hà Nội. [16] Nguyễn Khang, Phạm Dương ưng (1995). Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB nông nghiệp Hà Nội. [17] Phạm Quang Khánh, Trần An Phong (1994). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất vùng Đông Nam Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển vững bền. Đề tài KT- 02- 09. Hà Nội. [18] Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1994). Các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí KH đất - số 4. [19] Phạm Văn Khôi: Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái - Đại học Kinh tế Quốc dân. [20] Phạm Văn Phê - Nguyễn Thị Lan (2004) Giáo trình Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. [21] Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 2003, NXB Lao động. [22] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được phê duyệt. [23] Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên đã được phê duyệt. [24] Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 [25] Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. [26] Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993). Sử dụng đất tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường. Tạp chí khoa học đất Việt Nam số 2. [27] Tôn Thất Chiểu (1995). Tổng quan điều tra phân loại đất Việt Nam. Hội thảo quốc gia về đánh giá và qui hoạch và sử dụng đất trên quan diểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB nông nghiệp Hà nội. [28] Tài liệu Hội nghị (2003) “ứng dụng côngnghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thành phố hưởng ứng phong trào xây dựng cách đồng 50 triệu/ha” Do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức 10/9/2003 tại thành phố Hồ Chí Minh. [29] Trần An Phong và n. n. k (1995). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. [30] Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường (2000). Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra. Đại học quốc gia Hà Nội. [31] Vụ quản lý kiến trúc quy hoạch (1998), Định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, NXB Xây dựng. II. Tiếng Anh [32] Armar-Klemesu M & Maxwell D (1999). Urban agriculture: a case study of Accra. Legon: University of Ghana [33] Barrs Robert (1997). Sustainable urban food production in the City of Vancouver: an analytical and strategy framework for planners and decision-makers. Vancouver. BC: City Farmer, Canada’s Office of Urban Agriculture [34] Bowyer-Bower TAS & Tengbeh G (1995). The environmental implications of (illegal) urban agriculture in Haraze, Zimbabwe. Working paper 4. Presented at ODA Wirkshop on the Environmental, Social and Economic Impacts of (Illegal) Urban Agriculture in Haraze, Zimbabwe. [35] Carley M & Spapens P. (1998). Sharing the world: sustainable living & global equity in the 21st century. London: Earthscan Publications. [36] Chambers Robert (1990). Microenvironments unobserved. IIED Gatekeeper Series 22. London: Sustainable Agriculture Programme. [37] Chisholm A (1996). City farming in Albania. Vancouver: City Farmer [38] Dale,V.H., S; Brown; R. A. Haueber; N. T. Hobbs; N. Huntly; R. J. Naiman; W. E. E Riebsame; M. G. Turner; and T. J. Valone (2000). Ecological principles and guidelines for managing the use of land: An ESA Report. Ecological Applications 10: 639-670p Phụ lục Phụ lục 01 – Đặc điểm khí hậu thành phố Thái Nguyên (trung bình 3 năm 2005, 2006 và 2007) Các tháng TB cả năm Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 1. Nhiệt độ (0C) Trung bình 15.5 16.8 19.8 23.5 27.1 28.3 28.5 27.9 26.9 24.3 20.6 17.3 23 Tối cao trung bình 19.4 20.2 22.9 26.9 31.4 32.6 32.8 32.2 31.4 29.1 25.5 21.8 27.2 Tối thấp trung bình 13.1 14.7 17.8 21.1 23.9 25.2 25.4 25 23.8 21 17.5 14.3 20.2 Tối thấp tuyệt đối 3 4.2 6.1 12.9 16.4 19.7 20.5 21.7 16.3 10.2 7.2 3.2 3 2. Mưa và ẩm a. Mưa (mm) Trung bình 22 35 55.3 117.6 234 354.5 392.2 390.3 237.5 118 45.4 23.5 2025.3 Số ngày mưa trung bình 8.2 10.5 16.1 15 13.6 16.2 17.5 18.7 13.3 8.7 5.6 5.4 148.9 b. Độ ẩm trung bình (%) 80 82 85 86 82 83 83 86 83 81 79 78 82 3. Số giờ nắng trung bình (giờ) 73.2 48.5 48.5 80.8 176.8 167.5 196.2 181.7 189.6 179.9 152.1 122.6 1617.4 4. Gió Hướng gió thịnh hành NE NNE NE NW NH NW NNE NH NE WNW NE NNE NW 5. Sương (ngày) Số ngày có sương mù 0.3 0.5 0.3 0.1 0 0 0.2 0.6 0.7 0.9 0.2 0.3 4.1 Số ngày có sương muối 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên Phụ lục 02: Hiện trạng một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thành phố Thái Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2001 2005 2006 2007 1. Diện tích tự nhiên Km2 151,8 177,1 177,1 177,1 177,1 177,1 2. Dân số trung bình Người 221,4 223,4 234,4 235,4 242,0 3. Lao động làm việc trong các ngành KTQD Người 112,0 115,9 125,3 126,2 130,6 4. GDP (giá HH) Tỷ đồng 910,6 1317,9 1480,5 2396,3 1771,2 3914,1 - Công nghiệp + XD “ 467,3 607,7 680,7 1170,3 1377,9 1930,6 - Nông lâm ngư “ 81,2 124,3 130,5 160,8 173,8 223,9 - Dịch vụ “ 362,1 585,9 669,3 1065,2 1219,6 1759,5 5. GDP (giá 1994) “ 734,3 1049,4 1162,3 1615,1 1820,5 2080,0 - Công nghiệp + XD “ 350,1 528,4 597,1 876,8 990,2 1122,7 - Nông lâm ngư “ 76,5 99,4 103,6 118,3 124,5 130,2 - Dịch vụ “ 307,7 421,5 461,6 619,9 705,8 827,2 6. Cơ cấu GDP % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Công nghiệp + XD % 51,3 46,1 46,0 48,8 49,7 49,3 - Nông lâm ngư % 8,9 9,4 8,8 6,7 6,3 5,7 - Dịch vụ % 39,8 44,5 45,2 44,5 44,0 45,0 7. GDP/người (giá HH) Tr.đ/Ng 6,0 6,6 10,2 11,8 16,2 8. GDP/người (giá 1994) Tr.đ/Ng 4,7 5,2 6,9 7,7 8,6 9. Kim ngạch xuất nhập khẩu Ng.USD 43440,0 75320,0 83700,0 120210,0 142500,0 148600,0 10. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doạnh thu DVXH (tỷ đồng) Tỷ đồng 384,0 850,0 980,0 1867,8 2148,0 2383,4 Nguồn: Uỷ ban nhân dân thành phố Thái Nguyên Phụ lục 03: Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2007 STT Loại đất Mã đất Diện tích năm 2007 Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 17707.52 100.00 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 11596.51 65.49 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8303.8 46.89 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4548.98 25.69 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3360.78 18.98 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 3.38 0.02 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1184.82 6.69 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3754.82 21.20 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2987.92 16.87 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2002.01 11.31 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 985.91 5.57 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 292.7 1.65 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12.09 0.07 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5765.63 32.56 2.1 Đất ở OTC 1476.65 8.34 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 402.56 2.27 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1074.09 6.07 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3433.59 19.39 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 92.04 0.52 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 218.96 1.24 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 465.85 2.63 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2656.74 15.00 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 9.75 0.06 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 103.91 0.59 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 739.75 4.18 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1.98 0.01 3 Đất chưa sử dụng CSD 345.38 1.95 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 200.91 1.13 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 143.83 0.81 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0.64 0.00 Nguồn : Phòng TN & MT thành phố Phụ lục 04: Tình hình sử dụng và biến động các loại đất chính thành phố Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay STT Loại đất Mã đất Diện tích năm 2007 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 17707.52 17707.52 0 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 11596.51 11654.83 -58.32 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8303.8 8349.19 -45.39 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4548.98 4597.83 -48.85 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3360.78 3401.74 -40.96 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 3.38 3.38 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1184.82 1192.71 -7.89 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3754.82 3751.36 3.46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2987.92 2996.85 -8.93 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2002.01 2010.94 -8.93 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 985.91 985.91 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 292.7 296.7 -4 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 12.09 12.09 0 2 Đất phi nông nghiệp PNN 5765.63 5693.43 72.2 2.1 Đất ở OTC 1476.65 1448.13 28.52 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 402.56 401.36 1.2 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1074.09 1046.77 27.32 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3433.59 3409.29 24.3 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN CTS 92.04 92.32 -0.28 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 218.96 219.68 -0.72 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 465.85 450.44 15.41 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 2656.74 2646.85 9.89 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 9.75 9.34 0.41 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 103.91 85.01 18.9 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 739.75 739.68 0.07 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1.98 1.98 0 3 Đất chưa sử dụng CSD 345.38 359.26 -13.88 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 200.91 214.77 -13.86 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 143.83 143.85 -0.02 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0.64 0.64 0 Nguồn : Phòng TN & MT thành phố ảnh 5: Quang cảnh LUT vườn tạp ảnh 4: Quang cảnh LUT cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm ảnh 1: Quang cảnh LUT 2 lúa ảnh 2: Quang cảnh LUT 1 lúa ảnh 3: Quang cảnh LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày ảnh 6: Quang cảnh LUT lâm nghiệp ảnh 7: Quang cảnh LUT nuôi trồng thuỷ sản ảnh 9. Mô hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản kết hợp ảnh 8. Mô hình trang trại kết hợp với dịch vụ giải trí Thành phố: Thái Nguyên Xã (phường)........................ Tổ (xóm): ............................ Mẫu phiếu điều tra Mó phiếu .......................... PHIếU ĐIềU TRA NÔNG Hộ PHầN 1: THÔNG TIN CHUNG Về Hộ (tính số người thường trú) 1.1 Họ tên chủ hộ: .......................................................................................................................... Tuổi: ................................................................. Dân tộc: ....................................................... Giới tính: Nam = 1 Trình độ: ……………………………................................. Nữ = 2 1.2 Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3 1.2.1 Số nhân khẩu: .................................................................................................................. 1.2.2 Số người trong độ tuổi lao động: ..................................................................................... 1.2.3 Những người trong tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và những người trên tuổi lao động thực tế đang lao động. Stt Quan hệ với chủ hộ Tuổi Giới tính Nam = 1 Nữ = 2 Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều nhất trong năm qua Theo ngành: Nông nghiệp = 1 Ngành khác = 2 Hình thức: Tự làm cho gia đình =1 Đi làm nhận tiền công, lương = 2 1 2 3 4 5 1.3 Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp = 1 - Nguồn thu khác = 2 1.4 Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt = 1 - Chăn nuôi = 2 - Khác = 3 PHầN 2: TìNH HìNH SảN XUấT NÔNG NGHIệP CủA Hộ 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ 2.1.1 Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ............. m2, bao gồm mấy mảnh: ............ 2.1.2 Đặc điểm từng mảnh Stt Diện tích (m2) Tình trạng mảnh đất (a) Địa hình tương đối (b) Hình thức canh tác (c) Lịch thời vụ Dự kiến thay đổi sử dụng (d) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3 (a): 1 = Đất được giao; 2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu; 3 = Đất mua; 4 = Khác (ghi rõ) (b):1 = Dốc 2 = Dốc vừa 3 = Bằng phẳng 4 = Thấp, trũng; 5 = Khác (ghi rõ) (c): 1 = Lúa đông xuân - Lúa hè thu – Lúa thu đông; 2 = Lúa đông xuân – Lúa hè thu; 3 = Lúa đông xuân - Cây hàng năm; 4 = Lúa đông xuân- 2 Cây hàng năm; 5 = Cây hàng năm – Cây hàng năm (cùng loại) 6 = Cây hàng năm – Cây hàng năm (khác loại) 7 = Cây ăn quả (Loại cây); 8 = Cây lâu năm xen cây ăn quả; 9 = Cây công nghiệp lâu năm(ghi rõ từng loại cây trồng); 10 = Khác (ghi rõ) (d): 1 = Chuyển sang trồng lúa; 2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả; 3 = Chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm 4 = Chuyển sang trồng cây hàng năm 5 = Khác (ghi rõ). 3.2. Hiệu quả sử dụng đất 3.2.1. Kiểu sử dụng đất:...................................................... 1. Kết quả sản xuất Hạng mục Đvt Cây trồng - Tên giống - Thời gian trồng - Diện tích - Năng suất Sản phẩm khác (ghi rõ tên sản phẩm, số lượng) 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào (1000m2) Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Giống cây trồng 1.000đ - Mua ngoài “ - Tự sản xuất “ 2. Phân bón “ - Phân hữu cơ “ - Phân vô cơ “ + Đạm “ + Lân “ + Kali “ + NPK + Phân hữu cơ + Phân chuồng “ + Phân tổng hợp khác “ + Vôi “ 3. Thuốc BVTV “ - Thuốc trừ sâu “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ - Thuốc diệt cỏ “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ “ “ “ “ “ - Thuốc kích thích tăng trưởng: “ + Tên thuốc “ + Liều lượng “ + Giá tiền “ - Các loại khác (nếu có) “ b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào (1000m2) Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1.000đ - Cày, bừa, làm đất “ - Gieo cấy “ - Chăm sóc “ - Bón phân “ - Phun thuốc “ - Thu hoạch “ - Vận chuyển “ - Tuốt (xạc, bóc tách) “ - Phơi sấy “ - Chi phí thuê ngoài khác “ 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Tuốt - Phơi, sấy - Công việc hộ tự làm khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục Đvt Cây trồng - Thuế nông nghiệp - Thuỷ lợi phí - Dịch vụ BVTV 3. Tiêu thụ Hạng mục Đvt Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3) Chú ý loại hình trồng xen: 3.3 Thị trường đầu vào và ra của hộ 3.3.1 Thị trường đầu vào Năm 2006 hộ ông/ bà có mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp X Mua của đối tượng nào? - Các tổ chức = 1 - Tư thương = 2 - Đối tượng khác = 3 Nơi mua chủ yếu - Trong xã = 1 - Xã khác trong huyện = 2 - Huyện khác trong tỉnh = 3 - Tỉnh khác = 4 Giống cây trồng Thuốc phòng trừ bệnh cho cây trồng Phân bón hoá học các loại Giống vật nuôi Thuốc thú y 3.3.2 Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? Thuận lợi = 1 Thất thường = 2 Khó khăn = 3 3.3.3 Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không? Có = 1 Không = 2 3.3.4 Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan, cá nhân nào thu mua nông sản? Có = 1 Không = 2 3.3.5 Nếu có, xin gia đình cho biết rõ tên cơ quan cá nhân đó: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3.6 Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không? Có = 1 Không = 2 3.3.7 Nếu có, gia đình có thể cho biết đã dùng cách bảo quản nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3.3.8 Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó a. Loại cây:.................................................................................................................. Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. b. Loại cây:................................ Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. c. Loại cây:...................................................................................................................... Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. d. Loại cây:..................................................................................................................... Stt Loại khó khăn Đánh dấu theo mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. e. Sản phẩm khác (ghi rõ) Stt Loại khó khăn Mức độ khó khăn Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá SP đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin về... 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại... 14 Khác (ghi rõ) Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp. Phần 4: Chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và tháI độ của người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 4.1 Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: có biết ( ) ; không biết ( ) Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là chính sách gì : - Chuyển đất cây lâu năm sang đất cây hàng năm ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( ) - Chuyển đất lúa nương sang trồng cây hàng năm - Chuyển đất cây hàng năm sang đất cây lâu năm ( ) - Chuyển đất lúa sang NTTS ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng rau màu hàng hoá ( ) - Khác (ghi cụ thể) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................4.2 Thời gian tới gia đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào. (cụ thể) ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4.3 Theo ông bà để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đạt hiệu quả cần phải làm gì. Đánh số thứ tự ưu tiên các công việc dưới đây : - Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng thế nào: - Quy hoạch kênh mương, giao thông nội đồng, - Đào ao lập vườn.... - Có cần sự liên kết của các hộ để thực hiện...? - Việc chuyển đổi có thuận lợi , khả thi không? Vì sao? - Cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì? - Bước đi cụ thể ? ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................4.4. a. Xin ông/bà cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình ông/bà nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương. (Chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường….) Các chính sách, hỗ trợ Thuộc Nhà nước Thuộc địa phương b. Xin ông bà cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đó đối với gia đình ông/bà trong quá trình sản xuất nông nghiệp: ( ) Rất tốt ( ) Tốt ( ) Trung bình ( ) Chưa tốt 4.5 Gia đình có vay vốn ngân hàng không? - Có - Không 4.6 Nếu có - Số tiền vay: (đ) - Lãi suất: (%) - Thời hạn trả: - Hình thức trả: 4.7 Nếu không - Không có nhu cầu - Có nhu cầu nhưng ngân hàng không giải quyết 4.8 a. Xin ông/bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của Chính phủ và Phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau Các dịch vụ Sự cần thiết Chất lượng Rất cần thiết Cần thiết Không có ý kiến Không cần thiết Rất tốt Tốt Không có ý kiến Chưa tốt 1. Giống cây trồng 2. 3. 4. b. Gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các dịch vụ này không? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHầN 5: VấN Đề MÔI TRƯờNG 5.1. Theo ông/ bà việc sử dụng cây trồng hiện tại có phù hợp với đất không? - Phù hợp = 1 - ít phù hợp = 2 - Không phù hợp = 3 Giải thích:......................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1 - ảnh hưởng ít = 2 - ảnh hưởng nhiều = 3 Giải thích:......................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................5.3. Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào? Tốt lên = 1 Xấu đi = 2 Giải thích:........................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5.4. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Không ảnh hưởng = 1 - ảnh hưởng ít = 2 - ảnh hưởng nhiều = 3 Giải thích:......................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 5.5. Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng theo chiều hướng nào? Tốt lên = 1 Xấu đi = 2 Giải thích:....................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 5.6. Hộ ông/ bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không? - Không Vì sao? ……………………………………………………..………………… ……………………………………………………………………….. - Có Chuyển sang cây trồng nào? …………………………………………………………………….. Vì sao? ………………………………………………………………………… 5.7. Ông/bà có sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà ông/bà sản xuất ra không? - Có = 1 - Không = 2 - Sử dụng những loại sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….……………. - Không sử dụng những sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….……..……… - Vì sao không sử dụng ? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………..…………… Ngày ........ tháng ........ năm 2008 Người điều tra (Ký, ghi rõ họ tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL016.doc
Tài liệu liên quan