Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội)

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá. Trong bộ Tư bản khi nghiên cứu quá trình tích luỹ nguyên thuỷ và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản C.Mác đã nghiên cứu rất sâu về tính tất yếu khách quan (bí mật của sự tích luỹ gọi là tích luỹ nguyên thuỷ); các thủ đoạn thu hồi, tước đoạt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của giai cấp bóc lột từ cuối thế kỷ XV, đế

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cuối thế kỷ XIX. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt; làm một yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ một ngành sản xuất, dịch vụ nào. Trong quá trình công nghiệp hoá, nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh. Cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ thay đổi rất cơ bản; trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng: Cơ cấu các chuyên ngành cũng chuyển hướng gắn bó chặt chẽ với hướng phát triển của công nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh; của sự phát triển của các trung tâm đô thị lớn. Do đó, cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi: đất đai, trước đây, dùng để trồng trọt cây lương thực, hoa màu, thì nay, phải chuyển sang thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các đô thị… hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, các bãi chăn thả gia súc có quy mô vừa và lớn. Trước đòi hỏi của CNH, ĐTH việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng có hiệu quả ngày càng cao là một tất yếu ở nước ta. Trong thời gian qua việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai có quy mô ngày càng lớn. Tốc độ thu hồi và chuyển đổi chậm chạp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi và giải quyết đền bù, cũng như bảo đảm chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tháo gỡ các vướng mắc kể trên. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đầy đủ, cơ sở lý luận chưa vững vàng; thực thi còn chưa đồng bộ, tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thậm chí tồn tại không ít tiêu cực. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) làm đề tài của luận văn thạc sĩ kinh tế nhằm góp phần của mình trên hướng nghiên cứu này. 2. Tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề: "Chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH, ĐTH" sẽ gặp phải nhiều vấn đề lý luận; những vấn đề pháp lý rất cơ bản; cũng như các công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể, phức tạp và rất nhạy cảm. Về lý luận sẽ phải đề cập đến vấn đề hàng hoá đất đai; thị trường hàng hoá đất đai, liên quan đến các quan niệm về sở hữu; thị trường quyền sử dụng đất đai, giá cả, phạm vi đền bù, nội dung của tái định cư, an sinh xã hội… Về pháp lý, liên quan đến hàng loạt văn bản luật đất đai, các nghị định, văn bản hướng dẫn… của Chính phủ, các Bộ và Thành phố. Về chỉ đạo thực tiễn, các vấn đề tổ chức bộ máy, quy chế chỉ đạo v.v.. Đây là một vấn đề có nội dung rộng, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu trực diện và đầy đủ. Có nhiều bài báo, nhiều luận văn, luận án đề cập đến vấn đề "giải phóng mặt bằng" (một cách nói dân dã, thường dùng của việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai) như một nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các tuyến đường; hoặc là một vấn đề bức xúc của công tác quản lý XDCB, đặc biệt là quản lý tài chính XDCB. Về mặt lý luận đáng quan tâm có cuốn: "Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam" của TS. Lê Xuân Bá chủ biên. Do NXB khoa học - kỹ thuật xuất bản năm 2003, Kỷ yếu hội thảo nhà đất của Hà Nội - Viện Phát triển kinh tế - xã hội chủ trì và Kỷ yếu hội thảo phát triển thị trường bất động sản do Viện nghiên cứu QLKTTW chủ trì. Tuy nhiên, sau khi luật đất đai 2003 được ban hành, nhiều câu hỏi đặt ra về tình trạng đóng băng của thị trường đất đai, nhưng chưa có tác phẩm nào đề cập đến tình hình này. 3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Đây là luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị học nên: Mục đích của luận văn là nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn để kiến nghị hướng hoàn thiện chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng. Luận văn có nghiên cứu và kiến nghị một số vấn đề thực tiễn; nhưng đó không phải là trọng tâm của luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH và ĐTH. Giác độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị. Phạm vi nghiên cứu là các chính sách và cơ sở khoa học thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng và đổi mới các chính sách đó từ 1988 đến nay và cho thời kỳ 2006-2010. Các thí dụ về tình hình chủ yếu là ở thành phố Hà Nội, có bổ xung thêm thí dụ điển hình ở các địa phương khác để chứng minh tính phổ biến của tình hình và tính khái quát của các nhận xét. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh, khái quát hoá… 6. Các đóng góp khoa học của đề tài: Luận văn có các đóng góp sau: - Hệ thống hoá, chuẩn xác hoá các quan niệm về hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất; sự cần thiết khách quan phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai…, một số biện pháp để thi hành có hiệu quả các kiến nghị đã nêu. - Nêu lên những bài học về phát triển thị trường đất đai và cơ sở xây dựng chính sách trên cơ sở quan điểm thị trường thông qua việc khảo sát pháp luật và tình hình mua bán đất đai ở một số nước. - Kiến nghị một số quan điểm tiếp cận và hướng đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 7. Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, được bố trí thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực tiễn của việc đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THU HỒI VÀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CNH, ĐTH Ở VIỆT NAM 1.1. Thực chất, và sự cần thiết khách quan phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam 1.1.1. Thực chất của chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá. Khi nghiên cứu quy luật chung tích luỹ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt nghiên cứu về bí mật của tích luỹ nguyên thuỷ; về sự tước đoạt nông dân; đạo quân trù bị công nghiệp ngày càng sản sinh nhiều hơn; giai cấp vô sản nông nghiệp Anh… C. Mác đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá, và hình thành các đô thị, khai sinh ra chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ở Việt Nam trong vài chục năm lại đây (cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21) việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai diễn ra và có quy mô ngày càng rộng lớn. Trong các văn bản, sách báo thường sử dụng một cụm từ "dân dã" để mô tả quá trình này, đó là cụm từ: "Giải phóng mặt bằng". Cụm từ này nhằm mô tả quá trình tạo mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, quân sự… Nó chưa thể hiện đúng thực chất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu tiếp cận từ nội dung công việc thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các bước công việc: Thu hồi đất đai phục vụ các dự án đã được duyệt (theo quy hoạch); Bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất; giải toả các công trình đã có trên mặt đất; di chuyển dân cư bị thu hồi đất, tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất cho các chủ dự án để họ sử dụng cho các nhiệm vụ theo mục đích đã được duyệt. Nếu tiếp cận từ tiêu chí mục đích thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho phát triển. Ở buổi khai sinh của CNTB quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai đã tạo nên những vùng nguyên liệu những đồng cỏ chăn cừu rộng lớn, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp dệt, những công trường thủ công quy mô lớn và các đô thị ở nước Anh; đặc biệt nó là cơ sở để hình thành lực lượng lao động tự do, và bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, sẵn sàng bán sức lao động của mình: Chính nhờ có đội ngũ này tiền tệ mới thành tư bản . Ở nước ta hiện nay việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là nhằm phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống đô thị là xây dựng những trung tâm kinh tế của một địa phương, một vùng, hay cả nước; chuyển lao động nông nghiệp năng suất, hiệu quả thấp sang những ngành nghề mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Mục đích của quá trình này có tầm kinh tế quốc dân như vậy, trong lúc khái niệm giải phóng mặt bằng chỉ bao hàm một ý nghĩa nhỏ hẹp là tạo mặt bằng cho việc thi công một công trình nào đó. Nếu tiếp cận từ tiêu chí "tính chất" thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là quá trình có tính chất kỹ thuật: tạo mặt bằng cho việc triển khai xây dựng một công trình… mà đây là một quá trình có tính chất kinh tế xã hội thậm chí cả chính trị rộng lớn. Có thể nói quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất là tổng hoà của các quá trình sau: Một là, quá trình vận động quần chúng kiên trì, gắn liền với thực thi pháp luật công minh. Hai là, quá trình giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi; người được giao đất, giữa dân cư quanh vùng với những người mới đến, giữa dân cư với chính quyền…. Ba là, quá trình tái định cư, chăm lo việc làm thu nhập, ổn định đời sống dân cư bị chuyển cư (bao gồm đời sống vật chất và tinh thần; kinh tế xã hội, cho người lớn và cho trẻ em…. cho hiện tại và tương lai). Bốn là, quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phải được tiến hành đồng bộ với quá trình xoá đói giảm nghèo; xoá bỏ tệ nạn về việc xây dựng, chỉnh trang hay xây dựng mới trong các đô thị. Năm là, quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn liền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng hiệu quả kinh tế cao và văn minh xã hội. Vậy, nhìn tổng quát chuyển đổi mục đích sử dụng đất là quá trình từ việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao, đến việc giao đất cho các chủ dự án để sử dụng theo các mục đích mới và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình đó, bằng các hình thức, phương pháp thích hợp (bao gồm việc bồi thường đất, bồi thường và giải toả các tài sản hiện diện trên đất, tái định cư, hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm mới, hỗ trợ ổn định thu nhập, đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (đã được duyệt), ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng, và an toàn xã hội*. * Những cụm từ cụ thể dùng trong khái niệm này được hiểu theo cách hiểu của Luật đất đai năm 2003 như sau: · Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của luật này. · Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. · Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. · Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó. · Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới · Giá quyền sử dụng đất (sau này gọi là giá đất) là số tiền tính trên 1 đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. · Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. · Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định. · Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. · Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới; bố trí việc làm mới; cấp kinh phí để dời đến địa điểm mới. · Sở hữu đất đai: ·· Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. ·· Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: ··· Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ··· Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất. ··· Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. ··· Định giá đất ·· Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách, tài chính về đất đai như sau: ··· Thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất. ··· Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. ··· Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. ·· Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 1.1.2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu của C.Mác về chuyển đổi mục đích và các thủ đoạn thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa Trước khi trình bày sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phục vụ nhiệm vụ CNH, ĐTH ở Việt Nam hiện nay, luận văn hệ thống lại những nghiên cứu của C.Mác về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở nước Anh, và Aisơlen trong thời kỳ CNH - TBCN. Phục vụ cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa và sau đó là sự phát triển của các công trường thủ công, hình thành các đô thị công nghiệp nhiều diện tích đất trồng trọt cây lương thực như: tiểu mạch, yến mạch, khoai tây….được chuyển đổi mục đích sử dụng. C.Mác trong Tư bản quyển 1 tập 3 đã có các số liệu sau: Năm Diện tích ngũ cốc (giảm) Diện tích hoa màu (giảm) Diện tích đồng cỏ (tăng) Diện tích trồng lanh (tăng) 1861 15.701 arc 36.974 arc - 14.271 arc 1862 72.734 arc 74.785 arc 6623 arc 2.055 arc 1863 144.714 arc 19.358 arc 7724 arc 63.922 arc 1864 122.437 arc 2.317 arc 47486 arc 87.761 arc 1865 72.450 arc - 68970 arc - 1861 428.041 arc 108.193 arc 82.834 arc 122.850 arc 1865 Ở thí dụ này Mác chỉ ra diện tích trồng ngũ cốc qua 4 năm giảm 428.041arc; diện tích hoa màu giảm 108.193arc trong khi đó diện tích đồng cỏ tăng 82.834arc diện tích trồng cây nguyên liệu cho dệt (lanh) tăng 122.850arc diện tích còn lại phục vụ cho các mục đích khác gắn liền và đô thị hóa, và công nghiệp hóa. Sự chuyển đổi mục đích trên theo Mác có nguyên nhân khách quan, tất yếu: - Trước hết, C.Mác cho rằng: "bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa có sự tách rời căn bản giữa người sản xuất với những tư liệu sản xuất… Nếu không có sự tách rời đó thì chế độ tư bản chủ nghĩa cũng không thể xác lập được. Vậy muốn cho chế độ TBCN xuất hiện hệ thì phải bị thẳng tay tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất, là những người đã dùng những tư liệu ấy để thực hiện lao động của bản thân mình… sự chuyển biến lịch sử làm cho lao động tách rời các điều kiện bên ngoài của lao động, đó là cái bí mật của sự tích lũy gọi là tích lũy nguyên thủy… Còn về phần người lao động, tức là người trực tiếp sản xuất muốn có thể làm chủ được bản thân mình thì trước hết phải không bị trói buộc vào ruộng đất nữa… trở thành người tự do bán lao động của mình". Như vậy, việc biến nông dân thành những người tự do đòi hỏi thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai, chuyển hóa nó thành tư bản. Tiếp theo, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất cơ cấu ngành kinh tế thay đổi. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống. Nhiều công trường thủ công sản xuất công nghiệp quy mô lớn ra đời. Trong lúc đó nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, năng suất cây trồng tăng lên. Để cung cấp một số lượng ngũ cốc, hoa màu như cũ chỉ cần một diện tích ruộng đất gieo trồng ít hơn. Cuối cùng, là vấn đề hiệu quả sử dụng đất. Đất đai trồng trọt ngũ cốc hoa màu hiệu quả thấp hơn là chuyển sang trồng cây nguyên liệu, trồng cỏ và thành bãi chăn thả phát triển các đàn cừu lấy lông cừu phát triển ngành dệt và len. Việc chuyển đổi mục đích trên cùng đòi hỏi phải khắc phục tình trạng mỗi gia đình sở hữu một miếng đất rộng ít nhất là 4 acôrơ (với những căn nhà nhỏ) để hình thành những trang trại quy mô lớn. Mác dẫn ra bài viết của Mục sư Átlingtơn phản ánh:"Trong nhiều giáo khu ở Hécphoócse 24 ấp, mỗi cái trung bình từ 50 - 150 arc đã bị hợp lại thành 3 ấp lớn". Về các thủ đoạn tước đoạt đất ruộng của nông dân chuyển thành đồng cỏ phát triển đàn cừu nhằm cung cấp lông cừu cho các công trường thủ công nghề dệt C.Mác đã nêu lên các hình thức chủ yếu sau: Một là, "Chiếm đoạt những đất đai công cộng của nông dân, và đuổi họ ra khỏi mảnh đất mà họ cũng có quyền sở hữu phong kiến ngang với người chủ của họ. Những hành động bạo lực đó ở Anh phát sinh do các công trường thủ công sản xuất lên ở Fơ lan đơ rơ phát đạt lên và do sự tăng giá len mà sự phát đạt kia đưa tới. Cuộc chiến tranh hai đóa hoa hồng lâu dài đã tiêu diệt lớp quý tộc cũ, nên lớp quý tộc mới, con đẻ của thời đại của nó, coi tiền bạc là quyền lực mạnh hơn tất cả các quyền lực khác. Biến đồng ruộng thành đồng cỏ đó là khẩu hiệu chiến đấu của lũ quý tộc mới…. Từ năm 1801 đến 1831 nhân dân nông thôn đã bị tước đoạt 3.511.770 acôrơ…. thử hỏi có bao giờ dân cư nông thôn lĩnh được một đồng tiền bồi thường nào chăng" (Tư bản, quyển 1, tập 3 trang 225). Hai là, cải cách chế độ sở hữu của giáo hội "chế độ sở hữu của giáo hội là cái thành lũy thiêng liêng đối với chế độ sở hữu ruộng đất. Cái trước kia bị hạ rồi thì cái sau cũng không thể đứng vững được nữa" (trang 231). Ở thế kỷ XVI, giáo hội Thiên chúa giáo là kẻ chiếm hữu phong kiến của phần lớn đất đai nước Anh. Việc phế bỏ những nhà tu kín… làm cho những người ở trong đó rơi vào đội ngũ vô sản. Ngay cả tài sản của tăng lữ cũng rơi vào tay những sủng thần, hoặc bị bán với giá rẻ mạt cho những người dân thành thị, những Fermier đầu cơ, bọn này bắt đầu đuổi hàng loạt những tá điền cũ, cha truyền con nối. Quyền người nghèo được hưởng một phần trong thuế thập phân của Giáo hội bị xóa bỏ một cách lặng lẽ. Thứ ba, chiếm đoạt đất công (Luật Rào đất công) dưới triều Sta- át cho phép các địa chủ được dùng những thủ đoạn hợp pháp để tước đoạt… Họ xóa bỏ chế độ ruộng đất phong kiến…. đòi hỏi những tài sản có danh nghĩa phong kiến, nay được xác định là thuộc quyền sở hữu tư nhân. Đất đai của Nhà nước mà, trước kia, người ta chỉ dám cướp bóc một cách dè dặt trong vòng hợp thức, thì bây giờ, người ta dùng bạo lực… bất chấp thủ tục đem sát nhập thẳng vào những tài sản tư mà không phải bồi thường cho ai cả. Thứ tư, gạt bỏ nông dân lẫn nhà cửa của họ ra khỏi các vùng đất được "quy hoạch" chuyển sang "chế độ trồng trọt đại quy mô" hay "thành đồng cỏ chăn nuôi". Ở Airơlen người ta "sàn phẳng luôn một lúc nhiều làng mạc… ở Ecôsơ thì san phẳng những diện tích rộng bằng hơn một hầu quốc trong nước Đức. Làng mạc của họ bị thiêu hủy, đồng ruộng của họ biến thành đồng cỏ chăn nuôi đó là thủ đoạn mà người lúc đó gọi là "Làm cho rừng cây thưa ra". 1.2.2. Sự cần thiết phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta, sau Hiến pháp năm 1980 đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nước đã giao quyền sử dụng từng lô đất cho các đối tượng cụ thể để khai thác. Việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở từng lô đất cụ thể có những lí do khách quan chung xuất phát từ: cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi; do yêu cầu phải sử dụng đất có hiệu quả hơn; do sự đổi mới phân công lao động xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh trong quá trình công nghiệp hóa… - Đất đai là yếu tố cầu cho nhiều loại nhu cầu: xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ nhu cầu đời sống xã hội… phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ nhu cầu sử dụng đất có cơ cấu khác nhau. Trong điều kiện đất đai có hạn, khi cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi, muốn thỏa mãn các nhu cầu mới thì việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là tất yếu, không thể khác được. Với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa nhu cầu đất xây dựng giao thông, thủy lợi, đất xây dựng nhà ở, trường học, các công trình văn hóa đặc biệt đất xây dựng các Nhà máy cửa hàng, công sở,… tăng nhanh. Do phải chuyển đất trồng trọt phục vụ cho yêu cầu mới. - Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai còn do yêu cầu phải sử dụng đất có hiệu quả hơn thúc bách. Trong phạm vi đất nông nghiệp đang có phong trào xây dựng cánh đồng có thu nhập 50 triệu VNĐ một ha, muốn vậy phải đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ để hiệu quả trên một đơn vị diện tích tăng lên. Việc chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị làm cho giá trị một đơn vị diện tích đất tăng lên rõ rệt thí dụ đất nông nghiệp có giá 50.00đ/1m2 nhưng đất đô thị giá có thể là 5.000.000đ/1m2, tăng 100 lần (có nhiều ví dụ giá đất cao hơn mức kể trên). - Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phân công lao động xã hội có những chuyển biến theo hướng lao động nông nghiệp giảm dần, lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh, lao động và dân cư nông thôn giảm, lao động và dân cư đô thị tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật canh tác làm cho năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh, tạo điều kiện cho phép giảm số lao động nông nghiệp. Số lao động dôi ra này sẽ bổ xung vào đội quân phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Họ ra thành thị và có nghề nghiệp, và vị trí công việc mới. Không có lực lượng lao động này không thể nói đến công nghiệp hóa. Đội quân công nghiệp, dịch vụ tăng đòi hỏi phải có nhà ở, đường xá, trường học, các công trình phúc lợi khác… đi theo yêu cầu mở rộng diện tích, các đô thị là cấp bách, tất yếu (tốc độ đô thị nhanh, trog khi khả năng quy hoạch, xây dựng có hạn, dẫn tới tình trạng nhiều làng xóm cũ ở ngoại thành nay chuyển vào nội thành mà vẫn mang dáng vẻ nông thôn, chen lấn, đan xen với phố xá) ở nông thôn do năng suất cây trồng tăng lên, nên có khả năng giảm diện tích nông nghiệp xuống, để chuyển sang phục vụ công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. 1.2. Cơ sở lý luận của chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam 1.2.1. Lý luận chung về chính sách Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát huy những ưu thế và khắc phục các khuyết tật của kinh tế thị trường. Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý truyền dẫn các tác động quản lý lên các đối tượng và khách thể quản lý. Các công cụ quản lý bao gồm: công cụ kế hoạch; pháp luật; các chính sách kinh tế, xã hội; bộ máy Nhà nước, cán bộ công chức; các tài sản nhà nước (như: ngân sách; đất đai; tài nguyên; công khố; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội); các doanh nghiệp Nhà nước; hệ thống thông tin Nhà nước; văn hoá dân tộc. Trong đó, chính sách kinh tế xã hội là một công cụ hết sức quan trọng. Chính sách kinh tế xã hội là một tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề (đặt ra cho chính sách) nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước. Cấu trúc của một chính sách gồm có: Mục tiêu của chính sách; các nguyên tắc thực hiện mục tiêu của chính sách; các phân hệ của chính sách; các giải pháp và các công cụ của chính sách. Là một công cụ quan trọng nhất, các chính sách có các chức năng: chức năng định hướng; chức năng điều tiết; chức năng tạo tiền đề cho phát triển; chức năng khuyến khích sự phát triển. Để thực hiện các chức năng trên, các chính sách phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: · Tính khách quan: nghĩa là phải tuân thủ các yêu cầu của quy luật khách quan; cũng có ý nghĩa nội dung chính sách phải dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn vững vàng. Điều đó đòi hỏi phải khắc phục tính chủ quan, giản đơn, duy ý chí. Cán bộ hoạch định chính sách phải là những người có năng lực và hết lòng vì dân, vì nước. · Tính chính trị đòi hỏi chính sách phải quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, và thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng. · Tính đồng bộ và hệ thống: Các vấn đề kinh tế xã hội không tồn tại độc lập mà luôn có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Cho nên các chính sách cần được xem xét tất cả các khía cạnh, giải quyết phải đồng bộ mới có hiệu lực. · Tính thực tiễn: Mọi chính sách kinh tế xã hội đều phải được hoạch định trên cơ sở quy luật khách quan và ý chí nguyện vọng của nhân dân. Chính sách chỉ có giá trị khi nó đi vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận. Cán bộ hoạch định chính sách phải gần dân, lắng nghe ý kiến của dân, rung động trước nguyện vọng, khó khăn của dân để hoàn thiện đổi mới chính sách. · Tính hiệu quả kinh tế, xã hội: Yêu cầu này đòi hỏi phải xem xét, tiếp cận các vấn đề chính sách một cách toàn diện, tiếp cận các vấn đề chính sách một cách toàn diện, hệ thống, chú trọng các vấn đề kinh tế, các vấn đề xã hội trong một thể thống nhất. · Chính sách cần được liên tục, xem xét, phân tích để đổi mới hoặc hoàn thiện cho phù hợp với các điều kiện môi trường luôn luôn biến động Ở trên chúng ta đã nói đến tính thực tiễn của chính sách: Một khi thực tiễn đã biến đổi thì chính sách phải đổi mới. Vấn đề là cần liên tục nghiên cứu xem xét để từng bước hoàn thiện và chọn đúng thời điểm đổi mới chính sách. Chính sách bản thân nó cũng có đời sống của mình. Vòng đời của mỗi chính sách thường có 4 giai đoạn: giai đoạn 1: Đưa chính sách vào thực hiện; giai đoạn 2: Chính sách phát huy được với hiệu quả, hiệu lực cao. Đỉnh cao của giai đoạn này là điểm ngưỡng hiệu lực của chính sách. Qua điểm ngưỡng này chính sách bước vào giai đoạn 3: Với hiệu quả, hiệu lực của chính sách giảm dần cần có những điều chỉnh, bổ xung cho phù hợp với sự biến động của môi trường. Cuối cùng chính sách bước vào giai đoạn 4: Giai đoạn chính sách trở nên lạc hậu, cần đổi mới, nếu không nó sẽ thành trở lực của phát triển kinh tế, xã hội. 1.2.2. Lý luận về đất đai trong nền kinh tế thị trường và cơ sở để hình thành chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay Phần này đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về cơ sở lý luận của chính sách đất đai trong đó có chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đó là các học thuyết về đất đai, hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, các cơ sở hình thành chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay. 1.2.2.1. Vai trò của đất đai và các học thuyết liên quan đến đất đai Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt: ruộng đất là cơ sở phát triển trồng trọt; bãi chăn thả không thể thiếu với chăn nuôi (nhất là gia súc lớn); đất đai là bộ phận trung tâm của kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, của các bất động sản… Hơn thế nữa như thông báo của hội nghị Ban chấp hành Trung ương VII (lần 2) ngày 22/1/2003 còn khẳng định "Đất đai là hàng hoá đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn, rất quý giá của đất nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc". Từ xưa, trong luật cổ La Mã, đất đai đã được coi là bộ phận quan trọng nhất, trung tâm của bất động sản. Pháp luật nhiều nước hiện nay cũng coi đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai là bất động sản. Đất đai ở đây được hiểu là từng mảnh đất (chứ không phải là đất đai nói chung). Chú ý: đất đai nói chung để chỉ các bộ phận của lãnh thổ quốc gia - Bề mặt trái đất không thể là đối tượng giao dịch dân sự. Dưới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ chiếm hữu đất đai. Số lượng đất đai của mỗi một địa chủ là thước đo sự giàu có của họ. Ngay từ khi chế độ tư bản mới nảy sinh và phát triển trong lòng chế độ phong kiến, các nhà kinh tế cổ điển quan tâm đến vấn đề đất đai, giá cả ruộng đất, địa tô, WPetty (1623 - 1687) Nhà kinh tế học cổ điển Anh đã xây dựng học thuyết về địa tô. Ông coi địa tô là giá trị nông sản sản phẩm sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất. Về thực chất địa tô là phần giá trị dôi ra ngoài tiền lương, tức là sản phẩm của lao động thặng dư. Ông nghiên cứu chi tiết địa tô chênh lệch và chỉ ra các mảnh đất xa gần khác nhau (vị trí địa lý khác nhau) mang lại thu nhập khác nhau. Gắn với địa tô là lợi tức, theo Petty người có tiền có hai cách để có thu nhập. Cách thứ nhất là dùng tiền mua đất đai để thu địa tô, cách thứ hai là đem gửi vào ngân hàng để thu lợi tức. Như vậy, căn cứ vào mức độ địa tô để xác định mức lợi tức, hay nói khác đi mức lợi tức phụ thuộc vào điều kiện sản xuất nông nghiệp Petty cho rằng bán ruộng đất chẳng qua là bán quyền nhận địa tô. Do đó, giá cả ruộng đất do địa tô quyết định. Tuy nhiên, Petty chưa nghiên cứu đến địa tô tuyệt đối. Sau này A.Smit và D.Ricácđô không công nhận địa tô tuyệt đối. Chỉ có đến C. Mác bản chất của địa tô mới được làm rõ. Trên cơ sở phê phán sai lầm của ASmit và D.Ricácđô, C.Mác đã xây dựng hai khái niệm độc quyền kinh doanh và độc quyền chiếm hữu ruộng đất, xây dựng học thuyết giá cả sản xuất và quy luật cấu tạo hữu cơ tăng lên (­) trong đó trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Từ đó, C.Mác tìm ra địa tô tuyệt đối, và hình thành một hệ thống địa tô hoàn chỉnh gồm địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch I và II C.Mác cũng đưa ra khái niệm giá cả ruộng đất là địa tô tư bản hoá. 1.2.2.2. Hàng hoá đất đai Các nhà kinh tế nhắc tới ở phần trên khi nghiên cứu đất đai đều coi đất đai từng mảnh đất cụ thể là hàng hoá có giá trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, đất đai là hàng hoá đặc biệt nên ở các nước khác nhau việc mua bán đất đai được pháp luật quy định khác nhau. Ở c._.ác nước kinh tế thị trường phát triển đất đai được mua bán trao đổi nhưng có những đặc điểm riêng so với các loại hàng hoá khác. Ở Pháp, mua bán đất đai diễn ra công khai nhưng tại toà thị chính địa phương giữa người mua và người bán có sự tham gia của Hội quy hoạch đất đai (Hội này tham gia ý kiến nên để "ai" mua cho phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, và không để cho đất tập trung quá một quy mô nào cấp trong tay một chủ). Ở Úc việc mua bán được thực hiện trên thị trường nhưng phải qua các thủ tục: người bán đăng ký tại cơ quan quản lý, cơ quan này công bố công khai các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Người mua trực tiếp hay qua tổ chức tư vấn tiếp cận với cơ quan quản lý để xem xét thực địa, hồ sơ giá cả và các vấn đề khác nếu có. Bên bán, bên mua thoả thuận được thì ký hợp đồng cụ thể tại cơ quan quản lý và thanh toán tài chính với nhau (có thể trực tiếp hoặc qua ngân hàng) Ở các nước XHCN Đông Âu cũng đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường việc mua bán đất đai vẫn còn nhiều khó khăn chưa giải quyết ngay được. Ở Liên Bang Nga, trước đây cũng như ở các nước XHCN khác, đất đai bị cấm mua bán, mãi đến tháng 9/2001 Đu ma quốc gia Nga thông qua được Luật đất đai mới Luật này huỷ bỏ việc cấm mua bán đất đai, thừa nhận có nhiều hình thức sơ hữu đất đai, Người nước ngoài có quyền mua đất trong những vùng quy định. Tuy nhiên việc bán đất mới được tiến hành trong phạm vi 2% diện tích đất liên bang. Ở Ba Lan tình hình có cởi mở hơn. Từ đầu năm 1990 Ba Lan trao trả đất ở, đất ruộng cho chủ cũ (chủ cũ chạy ra nước ngoài sau chiến tranh thế giới lần thứ 2). Như vậy, qua hành động này Nhà nước Ba Lan thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và quyền tự do mua bán đất đai cũng được mở rộng dần. Ở Anbani, đất nông nghiệp được coi là sở hữu của các gia đình nông dân, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thủ tục hợp pháp nào cho việc mua bán đất nông nghiệp. Ở Ukraina tư nhân sở hữu 10% đất nông nghiệp, nhưng quyền sở hữu ở đây chỉ là quyền hưởng hoa lợi chứ không phải là quyền mua bán. Ở nhiều nước khác nhau đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Tính chất đặc biệt của hàng hoá đất đai còn ở chỗ: - Đất đai là nguồn vốn để đầu tư - Đất đai là tài sản thế chấp tiện lợi - Giá cả đất đai không chỉ phản ánh hao phí lao động khai phá, đầu tư nâng cao độ phì nhiêu của đất đai…. mà còn phản ánh lợi thế về vị trí, địa hình, địa mạo, khả năng kinh doanh trên mảnh đất cụ thể: - Đất đai thuộc chủ quyền quốc gia, là điều kiện sống của dân cư… vấn đề đất đai rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội….. - Đất đai không sản sinh ra thêm mà ngày càng bị thu hẹp bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội (hiểu theo nghĩa tương đối và nhiều trường hợp có ý tuyệt đối). 1.2.2.3. Thị trường đất đai Nghiên cứu thị trường đất đai là cần thiết. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, dù theo mô hình nào, cũng đều hình thành một hệ thống các thị trường hoàn chỉnh, trong đó, thị trường đất đai có vị trí rất quan trọng. Bởi lẽ thị trường đất đai, lưu thông một loại hàng hoá là đầu vào của bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Thị trường đất đai tác động mạnh mẽ đến việc tăng, giảm tổng tích luỹ của nền kinh tế quốc dân. Động thái phát triển mà thị trường đất đai tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, thị trường tài chính, các thị trường khác. Khi nghiên cứu thị trường đất đai phải quan tâm đến các vấn đề chủ yếu sau đây: - Cung đất đai: Lượng cung đất đai có giới hạn, do sự tổng cung đất đai không đổi, trong lúc lượng cầu về đất ngày càng tăng, đặc biệt yếu tố đầu cơ luôn phát sinh khi có cơ hội. Do đó, tình trạng khan hiếm đất đai là một đặc điểm của thị trường đất đai. Đường tổng cung thẳng đứng song song với trục tung (biểu thị giá thuê đất). Cung đất đai, do đó, là không co giãn. Giá thuê đất Số lượng đất đai R1 DD D'D' S - Cầu đất đai: Cầu đất đai được xác định từ hai hướng: Cầu sở hữu và cầu sử dụng đất đai trong xã hội. Cầu sở hữu có thể xuất phát từ nhu cầu sử dụng, cũng có thể xuất phát từ mục tiêu kinh doanh đất đai. Mua đất để xây dựng biệt thự cho gia đình ở, khác với mua đất để rồi khi được giá thì bán kiếm lời. Cầu sử dụng xuất phát từ mục đích sử dụng đất đai để trồng trọt, xây dựng các công trình công nghiệp, giao dịch… ở đây, người có nhu cầu sử dụng không nhất thiết đồng thời là chủ sở hữu. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, người sử dụng (các nhà tư bản kinh doanh…) thực hiện việc thuê đất đai từ những người chủ sở hữu (các nhà chủ đất); cũng có trường hợp thuê lại của người đi thuê trước. Sự phân tích ở trên cho thấy việc xác định nhu cầu đất đai là rất phức tạp. Lại càng phức tạp hơn nếu phải xác định cụ thể nhu cầu đất đai theo từng mục đích sử dụng, sở hữu hay kinh doanh (bởi đất đai là một đối tượng kinh doanh rất đặc biệt…) Trên đồ thị đường cầu được hiển thị là đường DD dốc xuống (tỷ lệ nghịch với giá thuê đất). Đường DD có thể dịch chuyển lên xuống thí dụ: đến vị trí D'D'. - Quan hệ cung cầu đất đai có những vấn đề đáng quan tâm sau: · Cầu đất đai ngày càng tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, trong lúc cung có hạn và ngày càng khan hiếm. Do đó, quan hệ này ngày càng căng thẳng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn khách quan, hướng vào những mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất. Đồng thời cần có sự quản lý của Nhà nước với các biện pháp, chính sách thích hợp để khắc phục các hiện tượng "Đầu cơ" không lành mạnh. · Điều tiết quan hệ cung cầu có điểm khác với cầu của các hàng hoá khác (hàng hoá tiêu dùng và cả các tư liệu sản xuất thông thường). Các hàng hoá khác có thể để thị trường điều tiết, nhưng đất đai không thể thiếu được sự can thiệp của Nhà nước thí dụ, trong các khâu quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị… trong các thủ tục mua bán, xác lập quyền sở hữu… · Thủ tục giao dịch phức tạp hơn. · Quan hệ cung cầu đất đai có thể nóng lên, hoặc đóng băng theo nhịp phát triển hay suy giảm. Nói khác đi sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến tâm lí dân cư và qua đó, tác động đến quan hệ cung cầu đất đai… - Giá cả đất đai: Đất đai có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, làm nhà xưởng, đường xá… giá đất đai và tiền thuê đất đai sẽ chi phối việc phân bổ tổng mức cung cố định của đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau. Trên đó thị trường cầu DD dịch đến D'D' được lý giải như sau: giá cả sản phẩm nông nghiệp tăng lên (giả định đất đai đang được sử dụng để trồng trọt) làm cho việc gieo trồng có lợi. Nhiều nhà kinh doanh muốn có đất để trồng cấy, nhu cầu đất đai tăng làm cho giá phải trả cho việc sử dụng đất tăng lên (và ngược lại). Giá cả trả cho việc sử dụng đất đó được gọi là địa tô. Lượng cung đất đai trong dài hạn là không đổi. Đất đai có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau chủ đất không muốn đất bỏ hoang (không được khoản thu nhập nào từ đất bỏ hoang) mà muốn bán quyền sử dụng theo giá thị trường. Lượng cung không đổi nên đường cung đất (S) đứng thẳng, không co dãn. Chỗ giao nhau giữa đường cung S và đường cầu D là E (N, R) xác định khối lượng cân bằng N và giá cân bằng tương ứng R. Đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, do đó chi phí ban đầu coi như bằng không. Bởi vậy mà giá (địa tô) của mỗi đơn vị đất là thặng dư đối với chủ đất. Chủ đất cung ứng đất với giá tuỳ vị trí của điểm cân bằng E (N, R). E lên trên giá lên (do đường cầu D dịch lên trên); E xuống dưới thì giá xuống. Diện tích hình chữ nhật RENO chính là địa tô. Giá E S R 0 Số lượng đất đai Thặng dư trên chính là tô kinh tế. Thặng dư là khoản lợi mà người cung ứng đất nhận được với giá cao hơn giá mà mình sẵn sàng bán. Nói cách khác đó là khoản chênh lệch giữa giá cân bằng với chi phí tối thiểu cần thiết của mảnh đất đai đó. Giá trị của đất đai được bắt nguồn từ giá trị của sản phẩm được tạo ra trên mảnh đất đó. Giá thuê đất cao hay thấp là do mảnh đất đó được sử dụng vào mục đích gì và giá trị mang lại từ việc sử dụng đất tạo ra sản phẩm cao hay thấp. Như vậy, việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng khác nhau nhiều hay ít phụ thuộc vào giá thuê đất của mỗi loại mục đích sử dụng Thí dụ: đất nông nghiệp ngoại thành trồng cây lương thực, rau quả, khi chuyển thành đất đô thị sử dụng cho xây dựng công xưởng, nhà hàng, rạp hát… thì đường cầu đất đai dịch lên cao, tạo ra điểm cân bằng mới, với mức giá R cao hơn nhiều cũng có thể nói ngược lại chính mức giá R cao nên đất đai đã được phân bố lại, đất nông nghiệp sử dụng có hiệu quả thấp đã chuyển một phần quan trọng sang đất công nghiệp, đô thị… Cơ cấu phân bố đất đai giữa các ngành không cố định mà biến động do cơ cấu nhu cầu đất đai biến động, do đó, giá thuê đất biến động Ngoài quan hệ cung cầu, giá đất còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tình trạng đầu cơ tạo nên các nhu cầu giả tạo, tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, sự can thiệp của Nhà nước thông qua các chính sách, qua việc điều chỉnh các qui hoạch, kế hoạch. - Các doanh nghiệp kinh doanh gắn với đất đai: Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung do không có thị trường đất đai (cũng như thị trường bất động sản) nên không có doanh nghiệp kinh doanh đất đai (và bất động sản). Tất cả là do Nhà nước chi phối, hoặc do dân cư tự lo liệu nên hiệu quả sử dụng đất đai thấp. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp kinh doanh đất đai và liên quan đến đất đai phát triển và có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sử dụng đất đai. Không phải chỉ là các doanh nghiệp san tạo mặt bằng mà các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng cấp, thoát nước, điện, đường… làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của đất đai cũng được hình thành. Hơn thế nữa các cơ quan quy hoạch, các tổ chức ngân hàng, tài chính cũng tổ chức dưới dạng doanh nghiệp hướng về mặt hàng đất đai để kinh doanh. Các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác với nhau phát triển trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và phục vụ xã hội. - Các tổ chức trung gian trong thị trường đất đai Hoạt động trong thị trường đất đai thường xuất hiện 3 nhân vật: người bán, người mua và các nhân vật trung gian làm cầu nối giữa người bán và người mua. Ở nhiều loại hàng hoá khác cũng có các nhân vật trung gian, nhưng do đặc điểm của hàng hoá đất đai và giao dịch bán - mua đất đai nên vai trò trung gian là rất quan trọng. Các nhân vật trung gian có thể chia thành các loại: · Các tổ chức cung cấp thông tin về hàng hoá và giá cả… · Các tổ chức tư vấn về pháp lý, giao dịch. · Các tổ chức môi giới, các tổ chức này trực tiếp giúp đỡ bên người bán, hoặc bên người mua thực hiện các nội dung giao dịch, chuẩn bị luận cứ cho người mua, người bán có cơ sở đi đến quyết định. · Các tổ chức định giá, thống kê, dự báo giá cả. Những thông tin này không có giá trị bắt buộc, nhưng là căn cứ quan trọng của các phi vụ giao dịch. - Quản lý Nhà nước thể hiện ở hai nhiệm vụ: Một là, tạo điều kiện cho thị trường thực hiện sự phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả đất đai với giá cả phù hợp và chi phối giao dịch thấp. Hai là, bảo đảm công bằng xã hội, thông qua các chức năng cụ thể sau: · Tạo khung pháp lý thích ứng với nguyên tắc thị trường bao gồm: Việc tạo khung pháp lý như: cấu trúc sở hữu; quyền hạn nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường; quy trình mua bán, thanh toán; cơ chế giải quyết tranh chấp… và việc làm cho khung pháp lý đó thích ứng với cơ chế thị trường, thí dụ; sự bình đẳng trong việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường, cơ chế cạnh tranh; cơ chế bảo đảm sự công khai minh bạch; cơ chế giải quyết và cơ quan giải quyết tranh chấp. · Xây dựng hệ thống quản lý có hiệu quả và đáng tin cậy. Trong đó, phải xác định rõ ai được hưởng quyền; những quyền được phép; Ranh giới của đất đai; có năng lực cung cấp những chứng cứ chính xác, có giá trị pháp lí, không tốn kém, dễ tiếp cận cho các chủ sở hữu; hình thành các cơ quan đăng ký lưu giữ hồ sơ của chủ sở hữu; cơ quan địa chính xây dựng một hệ thống thông tin đất đai nhiệm vụ của hệ thống quản lý là: Bảo đảm an toàn, và tăng cường nhịp độ giao dịch trên thị trường; tăng cường khả năng tiếp cận với thông tin; bảo đảm an toàn của việc thế chấp; bảo vệ quỹ đất; giảm tranh chấp; góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch… Hình thành hệ thống thông tin minh bạch, công khai, dễ tiếp cận cho các đối tượng bao gồm: Thông tin quy hoạch, thông tin địa chính, địa bạ và đăng ký địa bạ; thông tin giá cả. · Tạo điều kiện để giá cả được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, chống độc quyền. · Nhà nước có trách nhiệm thúc đẩy sự hình thành thị trường đất đai, đồng bộ với toàn bộ hệ thống thị trường. · Hình thành đội ngũ chuyên gia về pháp lí, giao dịch chuyển nhượng, giá cả, các nhà môi giới… · Thực hiện sự điều tiết thị trường. 1.2.2.4. Cơ sở hình thành chính sách đất đai trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, từ Hiến pháp năm 1946 đến nay, do những biến động nhiều mặt, về quan điểm nhận thức, kinh tế, xã hội,... nên những vấn đề liên quan đến đất đai như: quyền sở hữu, quyền sử dụng, thị trường quyền sử dụng đất đai, vai trò của Nhà nước, các tổ chức trung gian, các tổ chức kinh doanh… cũng có biến động cần được nghiên cứu thấu đáo. a) Quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Ở các phần trên, chúng ta thấy trong nền kinh tế thị trường phát triển đất đai có nhiều loại chủ sở hữu, đất đai có thể mua, bán như một loại hàng hoá đặt biệt; thị trường đất đai là một thị trường quan trọng trong hệ thống thị trường hoàn chỉnh. Ở Việt Nam những quy định về quyền sở hữu có nhiều biến động. Bây giờ chúng ta thường nói "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" như một quy định của Nhà nước Việt Nam từ sau khi ra đời. Nhưng không phải vậy. Hiến pháp năm 1946 không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Hiến pháp năm 1959 chỉ coi đất hoang hóa là thuộc sở hữu toàn dân, còn các đất đai khác ở nông thôn thuộc sở hữu của nông dân. Khi công cuộc hợp tác hóa hoàn thành (ở miền Bắc) thì sở hữu của nông dân chuyển thành sở hữu tập thể về ruộng đất của hợp tác xã. Đất thổ cư, các loại đất khác ở đô thị và cả ở nông thôn thì quyền sở hữu được quy định rộng hơn: sở hữu người thừa kế, sở hữu Nhà nước. Ở miền Nam, từ năm 1975 đến 1980 đất đai có nhiều chủ sở hữu: Nhà nước sở hữu đất công, đất của các chủ cũ đã chạy đi nước ngoài; nông dân sở hữu đất cha ông để lại, đất được chia sau giải phóng; sở hữu tập thể phần đất đai của các hợp tác xã; Đối với đất ở, đất vườn chủ yếu là sở hữu tư nhân. Có thể nói cho đến năm 1979 ở Việt Nam đất đai có nhiều chủ sở hữu với quyền sở hữu; quyền quản lý; quyền phân phối, quyền sử dụng. Chỉ đến Hiến pháp năm 1980 thì mới có quy định toàn bộ quỹ đất trên lãnh thổ Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân. Điều đó có nghĩa là các loại sở hữu khác về đất đai mặc nhiên bị xóa bỏ. Năm 1981, ngày 13/11 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chỉ thị 100 và sau đó là NQ 10/5/1988 của Bộ chính trị có thể nói khoán trong nông nghiệp được công nhận và gắn với nó là việc thực hiện giao đất cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Từ đó, vấn đề quyền sử dụng đất được hình thành. Tuy nhiên mãi đến năm 1998 trong luật sửa đổi, bổ xung luật đất đai năm 1993. "quyền sử dụng đất" mới được quy định cụ thể, rõ ràng. Cơ sở lý luận của chủ trương này là lý thuyết địa tô và giá cả của Mác: Trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa có các chủ đất và có các nhà kinh doanh nông nghiệp nhưng không có đất đai, họ phải thuê đất của địa chủ. Họ kinh doanh trên mảnh đất thuê đó họ phải có được lợi nhuận bình quân và phần dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân để trả cho chủ cho thuê đất đó chính là địa tô tư bản chủ nghĩa (bao gồm địa tô chênh lệch 1, 2 và địa tô tuyệt đối). Như vậy, kinh doanh Tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp đã tách quyền sở hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất. Trong điều kiện ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân - lý luận này được vận dụng: Nhà nước chủ sở hữu đất đai có quyền giao đất và thu hồi đất đai đã giao theo luật đất đai năm 1987. Người sử dụng đất có 2 quyền chủ yếu là: Một là, thực hiện quyền kinh doanh trên diện tích đất được giao và hưởng thụ các lợi ích có được từ các hoạt động đó; Hai là, được bán và chuyển nhượng tài sản trên mặt đất. Theo luật đất đai năm 2003, Nhà nước có quyền giao đất, thu hồi đất đã giao và có quyền cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất với người đang sử dụng ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Người sử dụng đất không chỉ là những người được giao đất mà cả những người được thuê đất (bao gồm cả cá nhân lẫn các tổ chức) có điều cần lưu ý là các tổ chức cá nhân thuê đất chủ yếu là ở các đô thị. Luật năm 1993 quy định người sử dụng đất có thêm một quyền thứ 3 là: được phép chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Cho đến nay Điều 105- chương IV, Luật Đất đai 2003, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định như sau: * Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao; - Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Hưởng các lợi ích do công trình công cộng và bảo vệ, cải tạo và bồi bổ đất; - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất; - Được Nhà nước bảo vệ khi người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi đất bị thu hồi; - Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích giao đất; - Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. * Đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ sau: - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; - Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất. Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; - Nộp thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; - Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật?. Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; - Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Như vậy, theo các quy định hiện hành thì quan niệm về quyền sử dụng đất có các khía cạnh sau cần được quan tâm: - Quyền sử dụng đất là một bộ phận cấu thành quyền sở hữu đất đai. Ở nước ta quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân mà đại diện là Nhà nước. Nhà nước có quyền giao đất, thu hồi đất và cho thuê đất. Người được giao đất, thuê đất được quyền sử dụng, kinh doanh trên mảnh đất đó và thực hiện có nghĩa vụ nhất định tùy theo loại đất, hình thức giao, thuê đất và người và tổ chức sử dụng đất. - Quyền lợi của người sử dụng đất Nông, Lâm, Ngư nghiệp khác với quyền lợi của nguồn sử dụng đất ở, đất chuyên dùng. - Người có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn,… có sự ưu tiên. - Người được giao đất có thu tiền sử dụng đất có quyền lợi khác với người được giao đất không thu tiền. - Người trả tiền thuê đất một lần có quyền lợi khác với người thuê đất trả tiền dần theo định kỳ. b) Thị trường quyền sử dụng đất trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Quan niệm về thị trường quyền sử dụng đất hiện nay Do những quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu đất đai là thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện (từ đây trở đi thống nhất dùng cụm từ: Nhà nước là chủ sở hữu về đất đai). Do đó, không có thị trường đất đai nhưng lại hình thành thị trường quyền sử dụng đất đai. Từ khi Nhà nước có chủ trương giao đất có thu tiền và cho thuê đất thì những giao dịch về đất bắt đầu chuyển sang hình thức giá trị (thay cho hình thức hiện vật) mang tính chất thị trường. Thị trường quyền sử dụng đất đai có 2 cấp: Sơ cấp và thứ cấp. Ở thị trường sơ cấp bên có đất là Nhà nước, bên cần đất để kinh doanh (và các nhu cầu khác) là đông đảo các cá nhân và tổ chức cần đất đai để kinh doanh, xây dựng nhà xưởng, khách sạn, cơ quan và để ở… Các tổ chức, cá nhân này sau khi được thuê, giao đất họ có quyền sử dụng đất. Ở thị trường thứ cấp thị trường giao dịch chuyển nhượng giữa những người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất (không còn có Nhà nước ở đây). Ở Việt Nam từ năm 1980 (Hiến pháp năm 1980 Nhà nước thực hiện chế độ giao đất) thị trường thứ cấp này và hình thành, nhưng là thị trường "ngầm". Từ năm 1992 (với Hiến pháp năm 1992) Nhà nước thực hiện cho thuê đất thì thị trường ngầm phát triển mạnh đặt ra hai câu hỏi: Cần hay không cần đưa các giao dịch ngầm ra công khai? Nếu đưa ra công khai thì phải sửa đổi luật đất đai năm 1987; Nếu không công nhận về mặt pháp lý thì có cách nào khắc phục hậu quả tiêu cực của thị trường giao dịch ngầm về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 đã trả lời là: cho phép người sử dụng đất được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên mới là các quy định sơ bộ và chỉ trong phạm vi đất Nhà nước giao, đất nông lâm nghiệp và đất ở. Từ năm 1998 (luật đất đai 1998) cho đến Luật Đất đai năm 2003 nội dung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới được xác định đầy đủ gồm: - Chuyển đổi quyền sử dụng đất. - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Thừa kế quyền sử dụng đất. - Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. - Thế chấp bằng quyền sử dụng đất - Cho thuê lại quyền sử dụng đất - Quyền được bồi thường khi bị thu hồi đất. Như vậy, thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, được hoạt động công khai. Được cụ thể hoá, pháp lý hoá trên các vấn đề: · Các loại đất được tham gia thị trường gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. - Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. - Đất nông nghiệp được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. - Đất ở được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở; đất ở được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; đất ở được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở. - Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng vào mục đích làm nhà ở đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế đang sử dụng đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. - Đất trồng cây lâu năm có vườn cây, đất rừng sản xuất có rừng, đất làm muối và đất nuôi trồng thuỷ sản đã đầu tư hạ tầng. - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh mà đã đầu tư hạ tầng hoặc có công trình gắn liền với đất. - Người nhận tài sản gắn liền với đất được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng thuê đất đã ký kết. - Khi hết thời gian sử dụng đất, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất; người nhận tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước từ người khác nếu có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì đều được xem xét gia hạn. · Nội dung hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất được xác định gồm: - Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. - Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thông qua đấu giá hoặc theo giá do Nhà nước quy định. - Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp; bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng. - Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài bán, cho thuê, tặng cho tài sản gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất; cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài để thừa kế tài sản gắn liền với đất. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật đất đai mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; được tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. - Tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế được phép hoạt động các dịch vụ hỗ trợ thị trường bất động sản về đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm, đo đạc lập bản đồ địa chính; cung cấp thông tin đất đai, giới thiệu địa điểm đầu tư; định giá và thẩm định giá đất, bất động sản; nhận thế chấp; bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bất động sản; tổ chức sàn giao dịch về quyền sử dụng đất, bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất, bất động sản, đấu thầu dự án có sử dụng đất; chứng khoán bất động sản. · Về các trường hợp đấu giá và không đấu giá quyền sử dụng đất qui định tại Điều 60 - khoản 2 Luật Đất đai 2003. Đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất. Không đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc khi thi hành án, thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau: - Các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Đất đai; - Trường hợp tổ chức kinh tế chuyển quyền từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; - Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc đấu giá không thành. · Về việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với quỹ đất được sử dụng để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. - Việc sử dụng qũy đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được thực hiện theo một trong hai hình thức sau: + Đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn bằng tiền để sử dụng trực tiếp cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; + Đấu thầu xây dựng công trình và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng công trình đó trong cùng một gói thầu. - Trường hợp sử dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn bằng tiền để sử dụng trực tiếp cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì được thực hiện theo nguyên tắc sau: + Việc đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu xây dựng công trình được tiến hành độc lập; + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định rõ mục đích và cơ cấu sử dụng đất đối với đất đưa ra đấu giá. - Trường hợp sử dụng hình thức đấu thầu xây dựng công trình và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng công trình đó trong cùng một gói thầu thì được thực hiện theo nguyên tắc sau: + Thang điểm để chấm thầu xây dựng công trình và thang điểm để chấm đấu giá quyền sử dụng đất được xây dựng riêng; + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xác định rõ mục đích và cơ cấu sử dụng đất đối với đất đưa ra đấu giá; + Khi sử dụng đất trúng đấu giá, người trúng đấu giá phải lập dự án và dự án phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét duyệt. - Trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu công trình có sử dụng đất được thực hiện theo quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua danh mục các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được sử dụng qũy đất để tạo vốn và diện tích khu đất được sử dụng để tạo vốn thực hiện các dự án đó. · Khi cổ phần hoá giá trị quyền sử dụng đất được tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp sát giá thị trường. · Các giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất được chấp nhận như: thế chấp, bảo lãnh… cơ quan thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. · Sàn giao dịch về quyền sử dụng đất là nơi thực hiện các hoạt động: giới thiệu người có nhu cầu chuyển quyền hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất, hoặc có nhu cầu thuê đất; giới thiệu các địa điểm đầu tư, cung cấp thông tin quy hoạch tình trạng pháp luật; tổ chức phiên giao dịch, đấu giá quyền sử dụng đất; các doanh nghiệp đang kinh doanh bất động sản, tư vấn giao dịch… · Về quản lý dịch vụ cung cấp thông tin đất đai: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất, thông tin đất đai bao gồm các thông tin về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất… được cung cấp công khai cho người có yêu cầu. 1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hình thành và phát triển thị trường đất đai với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Đất đai là nguồn lực có giới hạn và ngày càng khan hiếm. Ở thời điểm hiện tại đất đai Việt Nam thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nhưng đã được phân giao cho các đối tượng cụ thể sử dụng theo những mục đích nhất định. Chuyển đổi mục đích sử dụng, không đơ._. - Môi trường thành phố Hà Nội v/v "Đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư năm 2003-2004 và kế hoạch năm 2005 phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhận định "Thành phố chưa có kế hoạch trung hạn, dài hạn, về đầu tư xây dựng các khu tái định cư đồng thời với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ vừa qua, cũng như thời kỳ 2005-2010. Việc xác định mô hình khu tái định cư, quy hoạch các diện tích đất để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu tái định cư chưa được nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng". · Nguồn vốn cho tái định cư không được xác định rõ. Hiện nay Hà Nội có ba nguồn nhà đất để giải quyết tái định cư. Một là, trích từ 20% quỹ đất, 30% quỹ nhà của các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà trên địa bàn; Hai là, mua từ dự án xây dựng, hoặc đặt hàng nhà; Ba là, ứng với ngân sách cho các chủ đầu tư xây dựng các khu nhà tái định cư tập trung với số lượng lớn. Vốn được huy động từ nhiều nguồn, phân tán, dàn trải. Có những nguồn vốn lớn có được từ các khoản thu về đất chưa được đầu tư trở lại để phát triển quỹ đất, quỹ nhà cho tái định cư. - Không có chế tài xử lý đối với việc thi hành các quy định của chính sách dẫn đến tuỳ tiện. Có thể nêu lên các biểu hiện cụ thể sau: · Khoản 3 điều 42 luật Đất đai 2003 qui định: "UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất… khu tái định cư… phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ". Nhưng không có tỉnh, thành phố nào thực hiện điều đã ghi trong luật, ở đâu cũng giải phóng mặt bằng đi trước giải quyết tái định cư. Tình hình này gây những bức xúc có nhiệt độ cao trong dân cư ở hầu hết các nơi. Theo Bí thư Quận uỷ quận 9 thành phố Hồ Chí Minh khi làm việc với đoàn kiểm tra đất số 1 - ngày 24/8/2005 đã khẳng định: "Nếu tái định cư xong mới giải toả (thu hồi đất) thì bức xúc của dân sẽ hạ nhiệt ngay" (Đoàn Trang, trang web của báo Đầu tư - 24/8/2005). Theo Thanh niên, trang web Vneconomy cập nhật 27/8/205 trong bài "Chưa có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả". Trả lời phỏng vấn của Thanh niên: "Thưa Thứ trưởng nhiều người dân tại các quận 2, 9, 12 nơi đoàn kiểm tra đã đi qua rất bức xúc vì các chủ đầu tư dự án không bố trí cho họ tái định cư trước khi giải toả?". Ông Đặng Hùng Võ trả lời: "Làm thế là sai luật, không có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả". Thanh niên lại hỏi: "Các chủ đầu tư thì cho rằng dự án vẫn phải triển khai thực hiện?". Ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh:"Thì phải ngừng ngay dự án, bất kể là dự án nào cũng phải có chỗ tái định cư rồi mới được giải toả. Không được đẩy người dân vào chỗ bế tắc, cùng đường. Nếu địa phương nào làm sai điều này thì phải chấn chỉnh ngay". Ông Võ nói vậy, nhưng trong luật, cũng như trong nghị định 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ không có cơ chế nào để chấn chỉnh. Các địa phương, các chủ dự án vẫn cứ làm sai luật để được việc của mình, còn người dân thì đã, đang, và sẽ bị đẩy đến cùng đường và bế tắc. Từ tình hình và những phân tích trên đây, luận văn kiến nghị hoàn thiện chính sách theo các nội dung sau: - Xem xét lại quan điểm tiếp cận khi thiết kế chính sách. Theo chúng tôi phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế xã hội. Không thể chỉ đứng về một phía là các "Dự án", coi trọng việc xây dựng các dự án, để tăng trưởng mà quên đi lợi ích của cộng đồng dân cư bị thu hồi đất. Không ai cho phép đẩy dân đến bế tắc, cùng đường. Chính sách chưa làm rõ mục tiêu của hệ thống của chính sách liên quan đến việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, trong đó có chính sách tái định cư, nên sự chống đối của nhân dân khá mạnh mẽ và tốc độ triển khai các dự án do đó cũng rất chậm chạp. - Cần quy định rõ: Phải có quy hoạch dài hạn xây dựng các khu tái định cư trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất dài hạn. Phải kiên quyết đảo chiều "Thu hồi, tái định cư" sang "Tái định cư - Thu hồi". Mô hình các khu tái định cư phải phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của dân cư. Không thể dồn tất cả vào chung cư (người trồng rau, hoa; người chuyên nghề chăn nuôi vào chung cư như chúng tôi đã dẫn bài báo chỉ phản ánh ở phần trên. Về vấn đề xây dựng các khu tái định cư, theo tôi nên theo phương thức Nhà nước xây dựng có khu tái định cư theo mô hình gắn với đặc điểm từng loại nghề nghiệp. Có sẵn quỹ tái định cư Nhà nước bán cho các chủ dự án phục vụ đền bù, giải toả mặt bằng. Nguồn vốn có thể từ các nguồn thu từ đất. - Các chính sách cần có qui định các chế tài cần thiết đủ để răn đe những ai làm sai chính sách. Đặc biệt là hiện tượng giải toả trước khi có khu tái định cư. 3.2.2.3. Chính sách giá cả, thuế khoá, các hình thức giao dịch trong quan hệ chuyển mục đích sử dụng đất Giá đất là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Thông qua các thông tin từ 13 đoàn kiểm tra thi hành luật đất đai 2003 vào tháng 8 vừa qua của Bộ Tài nguyên - Môi trường thì giá đất là quá thấp nhất là giá đất nông nghiệp, có thể nêu các biểu hiện cụ thể như sau: - Giá đất đền bù còn chưa sát giá thị trường, đặc biệt là giá đất nông nghiệp quá thấp Ở Hà Nội, ở đâu khi đoàn kiểm tra việc thi hành luật đất đai đến cũng được phản ánh giá đất không sát thị trường như luật quy định. Báo cáo trước đoàn kiểm tra Chủ tịch UBND phường Hạ Đình Hà Nội ông Nguyễn Hào Quang khẳng định: vấn đề dẫn đến khiếu kiện nhất hiện nay là giá đền bù. Theo khung giá của thành phố thì giá đền bù dọc đường Khương Đình là 12 triệu đồng/m2 nhưng thực tế giá thị trường ở khu vực này là 30 triệu đồng/m2. Với đất ruộng có vận dụng mọi quy chế về đền bù hoa màu, hỗ trợ chuyển đổi nghề thì giá đền bù cũng chỉ khoảng 300.000đ/m2 trong khi giá thị trường là nhiều triệu đồng khiến người dân luôn cảm thấy bị thiệt thòi. Lãnh đạo Hà Nội cho rằng: "Xác định giá đất thế nào là sát giá thị trường… cũng không phải là đơn giản". (Báo An ninh thủ đô - Bài Kết thúc đợt kiểm tra thi hành Luật Đất đai-Xem xét thực tiễn để điều chỉnh vĩ mô của Thành Nam). Ở thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng cũng như vậy. Thí dụ, báo Sài Gòn giải phóng dẫn lời ông Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng ban giải phóng mặt bằng quận 12 thì đất ở trên đường Trường Chinh theo giá thành phố cao nhất là 4 triệu đồng/m2 trong lúc giá thị trường là 15 triệu đồng/m2. Giá đất nông nghiệp quá thấp, thí dụ ở xã Phước Kiến huyện Nhà Bè giá đất của thành phố Hồ Chí Minh là 25.000đ/m2, trong lúc giá Công ty Tân An Huy thoả thuận mua của dân là 1 triệu đồng/m2, Với giá trên dân huyện Nhà Bè muốn mua 1 nền nhà 50m2 của công ty Tân An Huy phải bán đi 20.000m2 (tỷ lệ 400/1); Ở Phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ giá đất 1 công đất đền bù là 40.690đ/m2 chỉ bằng 1/10 giá thị trường, bán đi 4,5 công đất mới mua được 1 nền nhà 50m2 của khu tái định cư Thới Nhật liền kề. Về giá đất nông nghiệp, ông Đặng Hùng Võ - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường có ý kiến với báo Thanh niên như sau: "Tôi thấy việc đền bù hiện nay có quá nhiều bất cập, nhất là với giá đất nông nghiệp tại các dự án Nhà nước. Có nhiều trường hợp bị thu hồi hàng ngàn m2 nhưng mức đền bù lại không mua nổi một miếng đất để ở, khiến người dân lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn" (bài: Chưa có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả- VNECONOMY cập nhật 27/8/2005). Kết thúc đợt kiểm tra thi hành luật Đất Đai, ông Mai Ái Trực - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường nói với báo An ninh thủ đô rằng: "Đúng là giá đất có vấn đề, kể cả giá đất áp dụng cho đền bù giải phóng mặt bằng, và giá đất áp dụng cho thuê, giao đất. Bộ đã trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 17/CP và 187CP theo đó, giá đất áp dụng cho bồi thường nếu không sát giá thị trường thì UBND cấp tỉnh phải quyết định lại cho phù hợp. Quyền sử dụng đất là tài sản của người dân, nên cần được đối xử cho đúng mức" (Bài xem xét thực tiễn để điều chỉnh vĩ mô - An ninh thủ đô số 5/92005). - Vấn đề công bằng xã hội chưa thể hiện rõ trong chính sách giá đền bù. Những biểu hiện không công bằng cụ thể như sau: · Người dân bị thu hồi đất (tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với nghề nghiệp mà họ đang theo dõi) sau khi nhận sự đền bù của Nhà nước. Không đủ để mua lại phần đất (tư liệu sản xuất) mà họ vừa giao cho Nhà nước ngay trên địa bàn mà họ đang sống. Vậy là các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và người dân trên lĩnh vực này không trên cơ sở ngang giá, cơ sở quan trọng của công bằng. · Cách tính giá thu hồi hiện nay chưa phản ánh hết các yếu tố của khái niệm giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất đai được tính trên cơ sở thu nhập hoa lợi trên mảnh đất đó, không sai. Nhưng khi Nhà nước giao cho họ quyền sử dụng lâu dài và quyền chuyển nhượng thì thực chất đã giao cho họ những phần quan trọng của quyền sở hữu. Ông Mai Ái Trực - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường đã khẳng định: "Quyền sử dụng đất chính là tài sản của người dân nên cần được đối xử cho đúng" (Xem xét thực tiễn để điều chỉnh vĩ mô - An ninh Thủ đô 5/9/2005). Tài sản khi bán phải lấy giá thị trường làm chuẩn. Vì vậy, muốn đúng, đầy đủ thì giá đất phải sát giá thị trường mới công bằng. Hơn nữa đất là TLSX sử dụng nhiều năm, tính giá trên cơ sở thu nhập hoa lợi 1 năm là chưa đúng. · Khoảng chênh giữa giá thu hồi đất và giá đất các chủ dự án (sau khi được giao đất) bán ra quá lớn. Người bị Nhà nước thu hồi đất thấy mình quá thiệt thòi. Khoảng chênh này để các chủ dự án được hưởng cũng không hợp lý vì phần họ đầu tư mới vào thửa đất còn quá khiêm tốn. Phần chênh này có được là do mục đích sử dụng đất thay đổi. Các chủ dự án không thể được hưởng phần không do mình làm ra. - Quan hệ giao dịch đất đai còn mang nặng tính chất hành chính, chủ yếu là ép buộc, thậm chí cưỡng chế, chứ không phải là sự giao dịch dựa trên sự thoả thuận. Cụ thể là: · Giá thu hồi là không sát giá thị trường, Nhà nước ép giá đối với nông dân. · Chưa có nơi tái định cư, đã thu hồi đất, đẩy dân đến tình trạng rất khó khăn. · Tính công khai chưa được bảo đảm. Từ những phân tích trên Luận văn kiến nghị: Phải nghiên cứu toàn diện chính sách giá cả thu hồi đất đai theo hướng: Một là, làm rõ mục tiêu của chính sách về vấn đề này tôi nghĩ cần trả lời cho được một số câu hỏi sau: + Đền bù đầy đủ, hay chỉ là đền bù một phần tư liệu sản xuất mà người dân bị thu hồi. + Giải quyết sự hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất, chủ các dự án được nhận giao đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quan hệ tr lệ như thế nào cho hợp lý. Cần có cơ chế điều tiết để hài hoà lợi ích giữa nông dân, chủ dự án và Nhà nước. + Có thể giải quyết các giao dịch đất đai theo quan hệ thị trường được hay không? Hai là, làm rõ hệ thống biện pháp, công cụ để thực hiện chính sách giá cả. Thí dụ như: dân chủ, công khai, các thủ tục… Ba là, các chế tài thưởng phạt nghiêm túc những ai, cơ quan làm sai chính sách. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân, làm rõ trách nhiệm công dân với công cuộc xây dựng đất nước, trên cơ sở đó tự giác chấp hành chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một nhiệm vụ lớn mà Đảng, Nhà nước đang tiến hành trên phạm vi cả nước, ở địa phương nào cũng có những bức xúc của quần chúng. Việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều người, trước nhất là nông dân. Các vấn đề lợi ích kinh tế không được giải quyết hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với dân cư, giữa các nhóm dân cư với nhau, làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và suy giảm lòng tin, mất an toàn xã hội v.v.. Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trở thành một vấn đề có tầm kinh tế, xã hội, chính trị. Nó cần được quan tâm trên các mặt sau: + Làm rõ với nhân dân, trước hết là nông dân hiểu rõ sự tất yếu phải chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất. + Tổ chức các đợt học tập sâu, rộng để nhân dân hiểu mục tiêu, các bước tiến hành, các thủ tục, công cụ của chính sách. + Các tổ chức Đảng, quần chúng phải vào cuộc tổ chức đợt vận động này. 3.3.2 Nâng cao chất lượng và sự đồng bộ của các quy hoạch Có mấy hiện tượng thể hiện sự yếu kém của công tác quy hoạch cần phải khắc phục: - Quy hoạch treo, thu hồi đất sau đó bỏ hoang gây lãng phí "treo dân theo quy hoạch", gây mất lòng của nhân dân. Thí dụ: Ở Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Thanh Hà- Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết: "Quy hoạch khu đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô đã được công bố. Triển khai theo quy hoạch thuật sự quá chậm. Tình trạng quy hoạch treo nhiều năm khiến người dân bức xúc" (Đẩy người dân đi đâu? (Tuổi trẻ, 22/8/2005). Ở Hà Nội, tờ Công an Nhân dân ngày 25/8/2005 trong mục ý kiến người dân đã nêu ý kiến của ông Đỗ Huy Bảo số nhà 89, tổ 14, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân:"Nhà tôi trong số 300 hộ phải di dời thuộc dự án cây xanh. Dự án treo 3 năm không động tĩnh gì, nhưng bản thân chúng tôi lúc nào cũng nơm nớp lo lắng, cuộc sống không ổn định". Ở Hải Phòng, theo ông Bùi Quang Sản - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường: Hải Phòng có 672 dự án, cho thuê đất từ năm 2001 đến nay chỉcó 207 dự án triển khai. Phần lớn các dự án phát triển nhà sau khi nhận đất xong đã rơi vào tình trạng đắp chiếu. - Quy hoạch chậm, quy hoạch lạc hậu, quy hoạch bất hợp lý: Thí dụ: + Huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, xã Mỹ Hoá là vùng Bưởi Năm Roi nổi tiếng, nay quy hoạch thành khu công nghiệp (Đất đai: Bảo thủ trong tư duy, thiếu minh bạch về quản lý. Trang web - Báo Đầu tư, VNEVECONOMY cập nhật 1/9/2005) + Toàn thành phố Hải Phòng mới có 66 xã phường trong tổng số 219 xã, phường, thị trấn có quy hoạch sử dụng đất đạt 30,2% quá thấp đối với đô thị hoá loại I. "Do đó, dân không biết Nhà nước lấy đất đến đâu, lấy đất xong lại để cỏ mọc lút đầu người rất phí phạm. Thậm chí có nơi như ở phường Đằng Hải (quận Hải An) khi dân thắc mắc, ông chủ tịch phường lại yêu cầu… chỉnh lại mốc giới" (Trần Lê, Bất cập quản lý đất đai - Kiểm tra thi hành luật Đất đai ở Hải Phòng - Thời báo Kinh tế Việt Nam 24/8/2005). - Quy hoạch không bàn bạc, không công khai với dân. Thí dụ: Ở quận Thanh Xuân Hà Nội, ông Phùng Ngọc Nghệ trưởng đoàn kiểm tra luật Đất đai nhận xét: "Điểm chung ở các dự án thuộc quận Thanh Xuân là thiếu công khai, không bàn bạc với dân" (Thanh niên, 24/8/2005, theo chân các đoàn kiểm tra thực hiện Luật Đất đai). - Quy hoạch sử dụng đất, không được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, không phù hợp với yêu cầu thị trường nên nay quyết định mai sửa: Thí dụ: ở huyện Châu Đốc (Bà Rịa Vũng Tàu) có 10 hộ nhận được 5 lần quyết định thu hồi đất với các mục đích khác nhau chỉ trong thời gian từ 1977-2003. Ông Khải trưởng đoàn kiểm tra việc thi hành luật Đất đai số 1 phải kêu lên: Các anh thay đổi quy hoạch như vậy, người dân mệt mỏi, bức xúc là đúng rồi" (Kiểm tra tình hình thi hành Luật Đất đai - Bài cho dân biết tại sao treo - Trang web báo Đầu tư cập nhật chiều 19/8). 3.3.3. Nâng cao chất lượng công tác cán bộ Công tác quản lý đất đai là một công tác phức tạp, nhạy cảm cần phải có đội ngũ cán bộ có chất lượng cao đảm nhận. Theo tôi trong tình hình hiện nay việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ cần chú ý các khía cạnh sau: - Đạo đức cán bộ, các sai phạm về quản lý đất đai phần đông là do cán bộ không giữ vững đạo đức, hám lợi gây ra như tham nhũng, lợi dụngchức quyền, chiếm đoạt đất công… Cần có biện pháp giáo dục thích hợp, đồng thời có cơ chế xử lý, răn đe nghiêm túc. - Giáo dục tinh thần trách nhiệm trước dân, thông cảm trước những khó khăn của dân vừa qua. Có nhiều biểu hiện chứng tỏ cán bộ vô cảm trước khó khăn và những đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Tại cuộc họp đại biểu Quốc hội chuyên trách 5/8/2005 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã phê phán: "Tại sao phát hiện thấy bất hợp lý mà không trình ngay với Quốc hội để mà sửa điều luật đó. Bộ trưởng thấy bất hợp lý phải có công văn gửi Chính phủ và gửi Quốc hội, thì Quốc hội sẽ sửa ngay. Quốc hội không bao giờ được làm thiệt hại cho Chính phủ, Quốc hội không bao giờ được làm thiệt hại cho dân. Bất cứ ai soạn thảo với tư cách là Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm như thế (thấy luật mà phiền hà dân thì phải đề nghị sửa), chứ không thể cắm đầu vào làm để gây phiền hà cho dân" (Báo Lao động, số ra ngày 6/8/2005). Việc thu hồi đền bù, tái định cư, giải quyết việc làm mới ổn định thu nhập đời sống của dân cư bị thu hồi đất có bao nhiêu bất hợp lý, dân bị đẩy tới cùng đường, bế tắc, thế mà, nhiều cán bộ "cắm đầu" vào thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, không thấy khó khăn cho dân. Tại sao thế? Tại cán bộ xa dân, vô cảm trước nguyện vọng của dân. - Cần nâng cao năng lực cán bộ. Với cán bộ cấp vĩ mô, phải có năng lực, trí tuệ đề suất chính sách, cán bộ cấp cơ sở là năng lực, kỹ năng tổ chức công việc và khả năng vận động quần chúng. Đặc biệt cán bộ phải đọc, học, rèn luyện, khắc phục ngay tình trạng "cán bộ địa chính ở địa phương cũng chưa nắm hết được điều luật, qui định của luật và nghị định liên quan đến đất đai nên không biết giải quyết các trường hợp cụ thể như thế nào hoặc làm sai" (theo ông Bùi Ngọc Tuân trưởng đoàn kiểm tra thi hành luật Đất đai số 8 trao đổi với báo Tuổi trẻ. Trang web báo Đầu tư). Cơ cấu đội ngũ cán bộ cần điều chỉnh bổ xung cho hợp lý, có đủ khả năng đảm bảo thực hiện các công việc trong nội dung QLNN về đất đai: như xây dựng và quản lý thi hành pháp luật đất đai, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin đất đai rõ ràng, minh bạch, cập nhật, quản lý hồ sơ,… KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích nghiên cứu (mục 3 phần mở đầu) Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ và có các kết quả sau đây: 1. Hệ thống hoá, chuẩn xác hoá các quan niệm về hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất, sự cần thiết khách quan phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Thông qua đó phân tích, đối chiếu với thực trạng vận động của hàng hoá đất đai ở Việt Nam. 2. Luận văn cũng thông qua việc khảo sát pháp luật và tình hình thị trường đất đai ở một số nước, nêu lên những bài học kinh nghiệmvề phát triển thị trường đất đai; về việc xây dựng các chính sách trên cơ sở quan điểm thị trường. 3. Sau khi làm rõ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến việc cụ thể hoá chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai luận văn trình bày nội dung của hệ thống chính sách của Nhà nước và tình hình vận dụng, cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước hình thành các văn bản pháp quy về thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện Hà Nội. Luận văn cho rằng Hà Nội đã triển khai Luật Đất đai một cách bài bản, thành phố đã kịp thời ban hành nhiều văn bản theo đúng thẩm quyền để triển khai thi hành Luật; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền; Bộ máy quản lý đất đai được xác lập nhanh và đầy đủ; chuyển đổi tư duy kịp thời mỗi lần thay đổi Luật. 4. Luận văn đã giành một phần dung lượng khá lớn đề phân tích tình hình thực hiện chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở Hà Nội. Có lấy thêm thí dụ điển hình ở các địa phương khác để chứng minh tính phổ biến của tình hình và tính khái quát của các nhận xét. Luận văn đã nêu rõ: Từ năm 2000 đến nay diện tích đất thu hồi hàng năm là rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của vài chục ngàn hộ dân cư. Tuy nhiên so với kế hoạch thì tốc độ thu hồi chậm, diện tích thu hồi chưa đạt kế hoạch; tỷ lệ tái định cư thấp, đời sống của người thu hồi đất bị xáo trộn. Việc giải quyết việc làm mới còn lúng túng. Luận văn cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên, trong đó luận văn cho rằng nhận thức về đất đai và thị trường đất đai còn chưa rõ ràng nên chính sách đất đai không ổn định, cho đến Luật Đất đai 2003 cách tiếp cận, mục tiêu, nội dung công cụ thực thi chính sách vẫn còn nhiều vấn đề cần làm rõ; công tác quản lý đất đai, chất lượng quy hoạch, kế hoạch cũng là những nhân tố ảnh hưởng mạnh đến chất lượng giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 5. Luận văn đã giành phần quan tâm lớn nhất cho kiến nghị hướng đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Sau khi dự báo nhu cầu sử dụng đất đai đến năm 2010 của Hà Nội và chỉ rõ nhiệm vụ thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai những năm tới là rất lớn. Luận văn một lần nữa làm rõ tính cấp thiết và quan điểm đổi mới chính sách. Luận văn đề nghị phải đổi mới hệ thống chính sách theo các nội dung sau: - Một là, đổi mới quan điểm tiếp cận, đối với tổng thể hệ thống cũng như từng chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai theo hướng thực hiện ba quan điểm: thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là tất yếu khách quan; quan điểm kinh tế thị trường; quan điểm hiệu quả và kinh tế xã hội. - Hai là, nội dung của từng chính sách phải xác định rõ mục tiêu của chính sách, các công cụ, biện pháp thực hiện chính sách. - Ba là, từ quan điểm tiếp cận, mục tiêu của từng chính sách phải là rõ mục tiêu chung của tổng thể hệ thống chính sách, từ đó, sắp đặt thứ tự các chính sách theo trật tự tầm quan trọng và trình tự thời gian thực hiện. Luận văn cũng đề xuất một số biện pháp cần thực hiện ngay để bảo đảm việc thực thi chính sách có hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Xuân Bá (2003). Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam - NXB Khoa học và Kĩ thuật. Báo Đầu tư, trang Web (Nguyên Hương) Phân lô bán nền - nên hay không; (Đoan Trang) Khổ vì quá nhiều dự án; (theo Hà Nội mới) Nhà tái định cư giải phóng mặt bằng: cung chẳng kịp cầu; (Đinh Toàn) Đẩy người dân đi đâu; (Minh Luận) Cho dân biết vì sao treo; (theo Tuổi trẻ) Vốn làm nóng thị trường bất động sản; Nguyễn Hằng Tình: Kiểm tra tình hình thực hiện Luật Đất đai tại các tỉnh 22/8/2005; (theo Sài Gòn giải phóng) Kiểm tra đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nhiều vướng mắc, chậm thực hiện, 23/1/2005; (theo Thanh niên) Chưa có chỗ tái định cư cho dân thì không được giải toả, 27/8/2005; (K. Hưng) Dân khiếu niệm vượt cấp vì không tin địa phương; theo VnExpress: Tất cả dự án sử dụng đất ở Hà Nội sẽ phải đấu thầu, 20/8/2005; (Đoan Trang) Tại sao dân kéo đến đông vậy. Báo Đầu tư, phóng sự - Dân tố khổ chuyện đất đai, Báo Đầu tư 19/8/2005 và 22/8/2005. T.T. Bình, Tp.Hồ Chí Minh - Tràn ngập đơn khiếu nại về giá đền bù, Thanh niên 24/8/2005. Trịnh Hoà Bình - Giải pháp mặt bằng ở Hà Nội vẫn khó khăn, Thời báo kinh tế 27/7/2005. Bộ Tài nguyên - Môi trường: - Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 v/v: Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 v/v: Lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. - Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 v/v: Hướng dẫn lập, điều chỉnh, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 v/v: Ban hành kế hoạch và triển khai thi hành Luật Đất đai. Chủ tịch nước, Pháp lệnh thuế nhà đất 3/7/1992 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam (14/10/1994). C. Mác, Tư bản- quyển thứ nhất, tập 3- NXB Sự thật - 1960. Ngô Thế Chi, hướng dẫn thực hành thuế và kế toán thuế - NXB Thống kê 1999. 10) Chính phủ - Nghị định 64/1993/NĐ-CP (ngày 27/9/1993) về việcgiao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp - Công báo. 11) Chính phủ- Nghị định 02/1994/NĐ-CP (ngày 15/1/1994) về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp - Công báo. 12) Chính phủ- Nghị định 60/1994/NĐ-CP (ngày 5/7/1994) về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị- Công báo. 13) Chính phủ- Nghị định 87/1994/NĐ-CP (ngày 17/8/1994) về khung giá các loại đất - Công báo. 14) Chính phủ- Nghị định 90/1994/NĐ-CP (ngày 17/8/1994) về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng - Công báo. 15) Chính phủ- Nghị định 01/1995/NĐ-CP (ngày 4/1/1995) về giaokhoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước - Công báo. 16) Chính phủ- Nghị định 36/1997/NĐ-CP (ngày 24/4/1997) về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao - Công báo. 17) Chính phủ- Nghị định 22/1998/NĐ-CP (ngày 2/4/1998) về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng - Công báo. 18) Chính phủ- Nghị định 17/1999/NĐ-CP (ngày 29/3/1999) về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất - Công báo. 19) Chính phủ- Nghị định 38/2000/NĐ-CP (ngày 23/8/2000) về thu tiền sử dụng đất - Công báo. 20) Chính phủ- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP (ngày 29/10/2004) về việc thi hành luật Đất đai. 21) Chính phủ- Nghị định 164/2004/NĐ-CP (ngày 14/9/2004) về việc đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án. 22) Chính phủ- Nghị định 182/2004/NĐ-CP (ngày 29/10/2004) về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. 23) Chính phủ- Nghị định 1447/QĐ-TTg (ngày 09/11/2001) về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thành phố Hà Nội đến năm 2010. 24) Chính phủ- Nghị định 188/2004/NĐ-CP (ngày 16/11/2004) về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 25) Chính phủ- Nghị định 197/2004/NĐ-CP (ngày 3/12/2004) về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 26) Văn Cương, Thu hồi đất của dân rồi bán đấu giá cao gấp 34,6 lần! Công an thành phố Hồ Chí Minh số 20/8/2005. 27) Trung Chính, Kiểm tra đất ở đâu thấy sai đó - Thời báo Kinh tế Việt Nam 19/8/2005. 28) Chính phủ, số 582 TTg ngày 24/8/1996 - Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đai năm 1996 của thành phố Hà Nội. 29) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX - NXB Sự thật, NXB Chính trị Quốc gia. 30) Đa vít Ri các đô, Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khoá- NXB Chính trị Quốc gia 2002. 31) Bùi Thị Bích Hằng, Việc làm cho nông dân hết đát sản xuất, xây dựng hệ thống nông nghiệp đô thị sinh thái - Thời báo Kinh tế 19/8/2005. 32) Thu Hương, Nóng bỏng đất đai, Đầu tư 24/8/2005. 33) Phan Lê, Nhiều địa phương giải quyết khiếu nại về đất đai chưa tốt, Sài Gòn giải phóng ngày 21/8/2005. 34) Trần Lê, Bất cập quản lý đất đai- Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 24/8/2005. 35) Nguyễn Văn Nam, Việc làm cho nông dân hết đất sản xuất, quy hoạch lại nguồn lao động- Thời báo Kinh tế ngày 19/8/2005. 36) Thành Nam, Xem xét thực tiễn để điều chỉnh vi mô - An ninh Thủ đô ngày 5/9/2005. 37) Nhóm phóng viên, Nan giải chuyện đền bù giải toả - Sài Gòn giải phóng 26/8/2005. 38) Nhóm phóng viên, Gỡ dần những bức xúc - Công an nhân dân, 25/8/2005. 39) Tuyết Nhung, Hà Nội, dân Hạ Đình kêu khổ - Thanh niên ngày 24/8/2005. 40) Quốc hội, Luật Đất đai năm 1987, 1993, 1998 (sửa đổi bổ xung), 2000 (sửa đổi bổ xung)- Công báo, 2003 - NXB Chính trị Quốc gia, 2004; Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 3/7/1992; Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 22/6/1994. 41) Quốc hội, Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1988 và 1992 - NXB Chính trị Quốc gia năm 1995. 42) Nguyễn Xuân Sang, Việc làm cho nông dân hết đất sản xuất, tiết kiệm tập trung vốn cho chuyển nghề mới. Thời báo kinh tế 19/8/2005. 43) Sở Tài nguyên - Môi trường và nhà đất Hà Nội, Báo cáo về đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ nhà tái định cư năm 2003-2004 và Kế hoạch 2005 phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội 5/2005. 44) Vũ Quốc Tuấn, Đất đai; những vấn đề thể chế bảo thủ trong tư duy, thiếu minh bạch trong quản lý - Thời báo Kinh tế Việt Nam 1/9/2005. 45) Đinh Toàn, Đẩy người dân đi đâu? Tuổi trẻ 22/8/2005. 46) - Đoan Trang, Giải toả nhiều, tái định cư không bao nhiêu, Tuổi trẻ, 24/8/2005. - Đoan Trang - Đà Lạt: đưa nông dân trồng rau vào chung cư, họ sống bằng gì? 47) Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 216/2005/QĐ-TTg 31/8/2005 v/v Ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. 48) Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg 20/6/1998 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2020. 49) UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết công tác thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2003 - và dự kiến kế hoạch năm 2004. 50) UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết 2 năm 2003-2004 thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố và kế hoạch năm 2005 (1/2005), 51) UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2004, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2005 của thành phố Hà Nội (11/2004). 52) UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết chính sách đất đai kiến nghị về chủ trương sửa đổi luật đất đai 29/7/2002. 53) UBND thành phố Hà Nội, Quyết định 199/2004/QĐ-UB ngày 29/12/2004 v/v ban hành các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 54) UBND thành phố Hà Nội, Quyết định 137/2005/QĐ-UB ngày 9/9/2005 v/v Ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 55) UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện NQ số 20 NQ-TU của Thành uỷ, NQ số 09/2000/NQQHD của HĐND thành phố và nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 2005. 56) Nguyễn Thị Hải Vân, Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất- Thời báo Kinh tế Việt Nam 13/7/2005. 57) Nguyễn Thị Hải Vân - Việc làm cho nông dân hết đất sản xuất - Phối hợp chặt chẽ giữa TW và địa phương - Thời báo kinh tế, 19/8/2005. 58) Thanh Vân, Dự án đường vành đai 3 (Hà Nội) - chậm vì thiếu nhà tái định cư - Báo Giao thông vận tải 22/8/2005. 59) Nguyễn Hoàng Vinh, Việc làm cho nông dân hết đất sản xuất, kết hợp đồng bộ các giải pháp - Thời báo kinh tế 19/8/2005. 60) Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, kỷ yếu hội thảo khoa học - thị trường nhà đất ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước 4/2002. 61) Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TW, kỷ yếu hội thảo "Phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam" 2/2002. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH1260.doc
Tài liệu liên quan