Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An - Hà tĩnh: ... Ebook Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An - Hà tĩnh
130 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An - Hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
PHẠM THÀNH LONG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIC TẠI THỊ TRƯỜNG
HAI TỈNH NGHỆ AN - HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HỮU CƯỜNG
HÀ NỘI – 2008
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm
túc, chưa ñược công bố và sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin
trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 09 tháng 09 năm 2008
Tác giả
Phạm Thành Long
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn Thạc sỹ, tôi ñã
nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết cho phép tôi cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, khoa Kế toán và quản trị – Trường ñại học Nông Nghiệp Hà
Nội ñã dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt khóa học Thạc sỹ này. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc ñến giáo viên hướng dẫn TS. Trần Hữu Cường và các
thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị Marketing ñã tận tình ñóng góp ý kiến
quý báu ñể tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Công ty TNHH Thương mại
VIC ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia ñình, bàn bè và những người thân quen
ñã hỗ trợ, giúp ñỡ tôi thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2008
Tác giả
Phạm Thành Long
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
1 Mở ñầu 0
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
2.1 Một số khái niệm 4
2.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 17
2.3 Nội dung và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hoá 18
2.4 Tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 25
2.5 Các công cụ sử dụng cạnh tranh 31
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh cạnh tranh của
doanh nghiệp 36
2.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan 42
3 ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu 43
3.1 ðịa ñiểm và vị trí của công ty 43
3.2 Quá trình hình thành và phát triển 43
3.3 Vị trí ñịa lý, ñiều kiện kinh tế xã hội của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh 50
3. 4 Phương pháp nghiên cứu 51
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 55
iv
4.1 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty và năng lực cạnh
tranh sản phẩm của công ty 55
4.1.1 Thực trạng máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất 55
4.1.2 Quy trình sản xuất 56
4.1.3 Thực trạng về nguyên liệu sản xuất 60
4.1.4 Thực trạng về nguồn lao ñộng của Công ty 62
4.1.5 Tình hình tài chính và kết quả SXKD của Nhà máy 64
4.1.6 Các ñối thủ cạnh tranh 67
4.1.7 Chủng loại, bao gói mẫu mã và chất lượng sản phẩm 71
4.1.8 Sản phẩm mới 80
4.1.9 Giá bán sản phẩm 80
4.1.10 Thị trường và tổ chức tiêu thụ 82
4.1.11 Quảng cáo 90
4.1.12 Xúc tiến bán hàng 93
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VIC 102
4.3.1 Những căn cứ ñể ñề xuất giải pháp 102
4.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh của công ty và năng lực cạnh
tranh về sản phẩm của công ty 110
5. Kết luận và kiến nghị 116
5.1 Kết luận 116
5.2 Kiến nghị 117
Tài liệu tham khảo 118
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 ðTDH ðầu tư dài hạn
2 ðTNH ðầu tư ngắn hạn
3 ATLð An toàn lao ñộng
4 ATTP An toàn thực phẩm
5 BHXH Bảo hiểm xã hội
6 BHYT Bảo hiểm y tế
7 GDP Tổng sản phẩm quốc dân
8 HSN Hệ số nợ
9 LN Lợi nhuận
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 TA Thức ăn
12 TACN Thức ăn chăn nuôi
13 TPGS Thực phẩm gia súc
14 TSCð Tài sản cố ñịnh
15 TSLð Tài sản lưu ñông
16 UBND Uỷ ban nhân dân
17 VCSH Vốn chủ sở hữu
18 VKD Vốn kinh doanh
19 VSLð Vệ sinh lao ñộng
20 VSMT Vệ sinh môi trờng
21 WTO Tổ chức thương mại thế giới
22 XT & HTKD Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Giá một số nguyên liệu chính dùng chế biến thức ăn 61
4.2. Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao ñộng của Công ty
năm 2007 62
4.3 Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 66
4.4 Danh mục các sản phẩm của công ty 72
4.5 ý kiến của khách hàng về bao bì, mẫu mã, ñộ bền các sản phẩm 74
4.6 Tiêu chuẩn thực hiện của ñậm ñặc SH9999 77
4.7 Tiêu chuẩn thực hiện của ñậm ñặc SH333 77
4.8 Tiêu chuẩn thực hiện của Hỗn hợp SV7A 78
4.9 Tổng hợp ý kiến của khách hàng về chất lượng các sản phẩm chủ
yếu của Công ty 79
4.10 Giá cả một số sản phẩm của Công ty và các ñối thủ cạnh tranh 81
4.11 ý kiến của khách hàng về giá cả các sản phẩm 82
4.12 Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường của Công ty 84
4.13 Sản lượng tiêu thụ tại Nghệ An và Hà Tĩnh trong 3 năm 2005 - 2007 87
4.14 So sánh thị phần một số hãng chủ yếu trên thị trường Nghệ An –
Hà Tĩnh 88
4.15 Chi phí cho quảng cáo của công ty 91
4.16 Chế ñộ khuyến mại các Công ty áp dụng tại thị trường Nghệ An
– Hà Tĩnh năm 2007 93
4.17 Ma trận các yếu tố bên ngoài ( EFE ) 97
4.18 Bảng Ma trận các yếu tố bên trong ( IFE ) 101
4.19 Ma trận SWOT của công ty VIC 102
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
STT Tên sơ ñồ Trang
2.1 Yếu tố quyết ñịnh mức ñộ cạnh tranh trên thị trường cho một số
ngành 6
2.2 Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh 8
2.3 Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thương mại VIC 49
4.1 Quy trình kiểm tra sản xuất của Nhà máy 57
4.2 Qui trình sản xuất thức ăn gia súc ñậm ñặc dạng bột 59
4.3 Sơ ñồ qui trình sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên 60
Danh mục các hình
STT Tên hình Trang
4.1 Cơ cấu nguồn lao ñộng của công ty năm 2007 63
4.2 Cơ cấu chủng loại sản phẩm 73
4.3 Tình hình tiêu thụ sản lượng theo khu vực 85
4.4 Mô hình thể hiện ma trận các yếu tố bên ngoài của các công ty 98
4.5 Mô hình thể hiện ma trận các yếu tố bên trong của các công ty 100
1
1 MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp cũng như nền
kinh tế quốc dân nước ta. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu nói chung và
nhu cầu về thực phẩm nói riêng ngày càng lớn, thực tế này ñặt ra nhiều cơ hội
nhưng cũng là thách thức cho các nhà sản xuất cung cấp TĂCN. Trước sức ép
của nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp ñều ñứng trước thách thức vô
cùng to lớn, ñó là làm sao ñạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh với các ñối thủ. ðiều này ñòi hỏi mỗi
doanh nghiệp cần phải xác ñịnh ñúng hướng trong quá trình ñầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng thể về thị trường ñể khi
sản xuất kinh doanh có thể nâng cao ñược năng lực cạnh tranh nhằm giúp
doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn ñịnh.
Cạnh tranh là một hiện tượng vốn có của nền kinh tế thị trường. Khi
chuyển ñổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội song cũng
phải ñối mặt với nhiều thách thức và khó khăn.
Công ty TNHH Thương mại VIC Là một doanh nghiệp sản xuất thức
ăn chăn nuôi mới ñi vào hoạt ñộng, xâm nhập thị trường muộn khi mà các
công ty, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn lớn ñã có thị trường tương ñối ổn
ñịnh thì nhiệm vụ ñặt ra cho công ty VIC lúc này là làm thế nào ñể nâng cao
thị phần và năng lực cạnh cho sản phẩm. ðặc biệt là khi mà công ty tiếp tục
mở rộng phát triển ñầu tư vào các vùng thị trường mới, vùng thị trường nhiều
tiềm năng ñối với thị trường TACN như Nghệ An - Hà Tĩnh và các vùng thị
trường khác.
- Vì vậy câu hỏi ñặt ra cho ban lãnh ñạo công ty lúc này là:
2
+ Thực trạng sản xuất TACN của công ty như thế nào so với các doanh
nghiệp khác?
+ Thị phần và khả năng cạnh tranh của công ty và các doanh nghiệp
này ra sao?
+ Các yếu tố ảnh hưởng tích cực và những cản trở trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh và sản xuất TACN của công ty như thế nào?
+ Giải pháp nào ñể nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp?
ðể góp phần trả lời các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thương
mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu tổng quan của ñề tài là nhằm ñưa ra cách nhìn
tổng quan ñầy ñủ về sức cạnh tranh của công ty từ ñó ñề xuất giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty VIC tại thị trường Nghệ An và Hà Tĩnh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về sản xuất
và cạnh tranh sản phẩm TACN.
- ðánh giá ñầy ñủ các nguồn lực phục vụ sản xuất kinh doanh nói
chung và việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty VIC.
- ðánh giá thực trạng quá trình cạnh tranh của công ty VIC và sản
phẩm của công ty tại thị trường Nghệ An và Hà Tĩnh.
- ðề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty VIC tại thị trường Nghệ An và Hà Tĩnh.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng
- Ngành hàng: Sản xuất và kinh doanh TACN
3
- Tác nhân tham gia trong các khâu: Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
- Các nhân tố chủ yếu có liên quan ñến thị trường TACN: Cơ chế chính
sách, giá cả, mẫu mã, chủng loại hàng hoá, công tác Marketing, mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm.
- ðối tượng nghiên cứu khác: Một số công ty TACN có mặt trên ñịa
bàn ñể so sánh với Công ty TNHH Thương mại VIC
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: ðề tài ñược nghiên cứu tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
- Thời gian nghiên cứu:
- ðối với số liệu thứ cấp là 3 năm: 2005 - 2006 - 2007
- Số liệu ñiều tra ñịa bàn nghiên cứu tập trung vào năm 2007
- Thời gian thực hiện ñề tài: Từ tháng 10/2007 ñến tháng 10/2008.
4
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trường phái nào cũng ñều thừa
nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi
mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là
ñặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị
trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận
khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Theo C.Mác: “Cạnh tranh là sự ganh ñua, sự ñấu tranh gay gắt giữa các
nhà tư bản nhằm giành giật những ñiều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa ñể thu ñược lợi nhuận siêu ngạch”[4]. Ở ñây, Các Mác ñã ñề
cập ñến vấn ñề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà ñặc trưng của
chế ñộ này là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do vậy theo quan niệm
này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế ñộ tư hữu. Cạnh tranh ñược xem là sự
lấn áp, chèn ép lẫn nhau ñể tồn tại. Do vậy cạnh tranh là sự ganh ñua, là cuộc
ñấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên cùng
một thị trường hàng hoá cụ thể nào ñó nhằm chiếm lĩnh khách hàng và thị
trường, thông qua ñó mà tiêu thụ ñược nhiều hàng hoá và thu ñược lợi nhuận
cao.
Theo Từ ñiển Bách Khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt ñộng ganh ñua
giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm
giành các ñiều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.[25]
Theo nhà kinh tế học ở Mỹ P.A. Samuelson và W.D.Nordhaus: Cạnh
tranh (Competition) là sự kình ñịch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với
5
nhau ñể giành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh
ñồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo.[15]
Các tác giả Mỹ khác là D. Begg, S. Fischer và R. Dornbusch, cũng cho
cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: Một ngành cạnh tranh
hoàn hảo, là ngành trong ñó mọi người ñều tin rằng hành ñộng của họ không
gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người
mua. [8]
Các tác giả trong cuốn: Các vấn ñề pháp lý về thể chế và chính sách
cạnh tranh và kiểm soát ñộc quyền kinh doanh thuộc dự án VIE/97/016 cho
rằng: Cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh ñua giữa các doanh nghiệp trong việc
giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của
mình trên thị trường, ñể ñạt ñược một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như
lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy
ñồng nghĩa với ganh ñua. [5]
- PGS. Lê Hồng Tiệm: "Cạnh tranh là sự ñấu tranh giữa các chủ thể
sản xuất kinh doanh nhằm giành lấy những ñiều kiện thuận lợi nhất trong sản
xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng hoá, trong hoạt ñộng dịch vụ ñể ñảm
bảo thực hiện lợi ích tốt nhất của mình" [23].
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan
hệ kinh tế mà ở ñó các chủ thể kinh tế ganh ñua tìm mọi biện pháp, cả nghệ
thuật lẫn thủ ñoạn ñể ñạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm
lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các ñiều kiện sản xuất, thị
trường có lợi nhất. Mục ñích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá
trình cạnh tranh là tối ña hóa lợi ích. ðối với người sản xuất kinh doanh là
lợi nhuận, ñối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. [6].
Các yếu tố qui ñịnh mức ñộ cạnh tranh trong một ngành hoặc trên một
thị trường ñược thể hiện qua sơ ñồ 1[12].
6
- Số lượng các ñối thủ hiện có trong ngành
- Quyền lực thương lượng giữa người cung ứng
- Quyền lực thương lượng của phía người tiêu thụ
- Sự ñe doạ của những người mới hoạc sẽ nhập cuộc
- Sự ñe doạ của những sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ thay thế
Error!
Sơ ñồ 2.1 Yếu tố quyết ñịnh mức ñộ cạnh tranh trên thị trường
cho một số ngành
ðối với toàn nền kinh tế, cạnh tranh ñảm nhận một số chức năng quan
trọng:
- Cạnh tranh sẽ ñảm bảo việc ñiều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu
(Quyền tự chủ của người tiêu dùng).
- Cạnh tranh sẽ ñiều khiển quan hệ sao cho những nhân tố sản xuất
ñược sử dụng vào những nơi hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành sản
xuất của xã hội.
- Cạnh tranh là những tiền ñề thuận tiện nhất làm cho sản xuất thích
ứng linh hoạt với sự biến ñộng của cầu và công nghệ sản xuất.
Sự ñe dọa của những người
mới hoặc sẽ nhập cuộc
Cạnh tranh giữa
các ñối thủ hiện
tại trong ngành
Sự ñe dọa của những sản
phẩm hoặc dịch vụ thay thế
Quyền lực
thương lượng
của phía người
tiêu thụ
Quyền lực
thương lượng
của phía người
cung ứng
7
- Sự bóc lột trên quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập
không tương ứng với năng suất sẽ bị cản trở bởi cạnh tranh, như vậy cạnh
tranh sẽ tác ñộng một cách tích cực ñến việc phân phối thu nhập.
- Sự thúc ñẩy mới ñược coi là một chức năng cạnh tranh năng ñộng
trong những thập kỷ gần ñây [27].
Trong môi trường cạnh tranh, sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm
ngày một khốc liệt bao gồm: Cạnh tranh của người bán ( Nhà sản xuất kinh
doanh ) với người mua ( khách hàng ): cạnh tranh giữa những người bán với
nhau: cạnh tranh giữa những người mua với nhau. Tham gia vào thị trường
cạnh tranh, các doanh nghiệp không chỉ tạo ra lợi thế so sánh lớn nhất của
mình mà còn tạo ra ñược lực kéo hút tổng hợp khách hàng tiềm năng trên thị
trường lớn nhất. Vì vậy, cơ sở ñể xác lập một hệ thống chiến lược cạnh tranh
dựa trên nguyên lý bộ ba cạnh tranh.
- Nguyên lý bộ ba cạnh tranh:
Trong thiết kế bất cứ một mô hình chiến lược nào ñều có ba người
tham gia chủ yếu: bản thân công ty, khách hàng và ñối thủ cạnh tranh. Mỗi
một thành phần tham gia này là một cơ thể sống, có lợi ích riêng và mục tiêu
riêng. Tất cả chúng gộp lại ñược gọi chung là tam giác chiến lược hay mô
hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh ñược biểu thị qua sơ ñồ 2.2.
8
Sơ ñồ 2.2 Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh [13].
Xuất phát từ nguyên lý thành công, các công ty phải thực hiện việc làm
hài lòng khách hàng tốt hơn so với ñối thủ cạnh tranh của mình. Các chiến lược
phải thích nghi ñược với yêu cầu của người tiêu thụ cũng như với chiến lược
của các ñối thủ cạnh tranh. Dựa trên tầm cỡ và vị trí trên thị trường, công ty
phải tìm ra chiến lược cho phép mình ñạt ñược lợi thế cạnh tranh mạnh nhất.
2.1.2 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh
tranh. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ñược nêu ra lần ñầu tiên ở Mỹ vào
ñầu những năm 1980 của Aldington Report “Doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng
vượt trội và giá cả thấp hơn các ñối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ñồng nghĩa với việc ñạt ñược lợi ích
lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo ñảm thu nhập cho người lao ñộng
và chủ doanh nghiệp” [15].
Theo Từ ñiển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không
bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác ñánh bại về năng lực kinh
Các khu vực thị
trường theo ñuổi
Giá trị
Các khu vực ña
thị trường
Khách hàng
Chi phí Người cạnh tranh
Giá trị
Công ty
9
tế.
Theo Fafchamps cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp ñó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến ñổi
trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào
có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của
doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì ñược coi là có khả năng
cạnh tranh cao [8].
Còn Markasen (1992) lại ñưa ra một khái niệm: “Một nhà sản xuất là
cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí ñơn vị trung bình bằng hoặc thấp
hơn chi phí do ñơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” [26].
- Theo Philip Lasser cho rằng: Năng lực cạnh tranh của một công ty
trong một lĩnh vực ñược xác ñịnh bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc
huy ñộng ñược ñể có thể cạnh tranh thắng lợi [10].
- Theo một số nhà nghiên cứu trong nước về cạnh tranh của doanh
nghiệp:
+ TS. Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
và ñạt ñược các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong
nước và quốc tế [13]. Quan niệm này cho thấy nếu doanh nghiệp có khả năng
duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp sẽ
luôn ñi trước các ñối thủ và giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh ñể ñạt
ñược mục ñích duy trì và mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận.
+ Theo TS.Nguyễn Hữu Thắng (2006): "Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc
tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu
quả các yếu tố sản xuất nhằm ñạt lợi ích kinh tế cao và bền vững" [22]. Quan
niệm này ñã phần nào bao quát ñược mục ñích và chiến lược trong quá trình
10
hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, Năng lực cạnh tranh ñược xem xét ở các góc ñộ khác nhau
như năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năng lực cạnh tranh sản phẩm ñược phản ánh qua các tiêu chí: giá cả,
chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng cũng như sự ñộc ñáo, quen dùng, phù hợp với
thị hiếu tiêu dùng của dân chúng. Một hàng hóa, dịch vụ ñược coi là có sức
mạnh cạnh tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội so với các hàng hóa
cùng loại, cùng một mặt bằng giá hoặc có chất lượng vượt trội ñộc ñáo riêng
có. Nói cách khác, bí quyết tạo nên chất lượng riêng của sản phẩm luôn tạo
cho sản phẩm, dịch vụ những khách hàng ưu chuộng riêng và do ñó chiếm
ñược sự “ñộc quyền lành mạnh” ở một nước nhất ñịnh. Ngược lại tiêu chí giá
cả của hàng hóa ảnh hưởng ñến sức cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu do chi
phí sản xuất quyết ñịnh. Nếu mặt bằng chất lượng như nhau thì chỉ có doanh
nghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao ñộng có tay nghề và khả
năng sáng tạo cao,… mới có thể làm cho chi phí sản xuất trong ñơn vị sản
phẩm thấp, từ ñó kéo giá xuống làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh. Ngoài
ra, hình thức nhãn mác hấp dẫn, hợp thị hiếu, quy cách sản phẩm thuận tiện
cho tiêu dùng,… cũng làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, do
sự chi phối bởi lợi nhuận thu về từ sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ, nên chủ
hàng hóa có thể coi chất lượng và chi phí chỉ là phương tiện ñể họ ñạt tới giá
trị thặng dư, nên nếu không có sự kiểm tra, kiểm soát của người tiêu dùng và
sự bảo hộ của Nhà nước cho các quyền sở hữu thành quả lao ñộng, cố gắng
hoặc tài năng dưới hình thức quyền sở hữu nhãn mác, bằng phát minh sáng
chế,.. thì trong thời ñại khoa học tiên tiến như hiện nay, các chủ thể kinh tế có
thể cạnh tranh không chính ñáng bằng ăn cắp công nghệ, sao chép “nhái”
mẫu mã của người khác, làm cho người làm ăn ñàng hoàng bị thiệt hoặc
không khuyến khịch họ ñầu tư cho nghiên cứu, phát minh sáng chế. Như vậy,
11
ngày cả dười giác ñộ sức cạnh tranh của hàng hóa – có thể nói là cấp ñộ cạnh
tranh rõ ràng, minh bạch nhất – ñã có thể dẫn tới xu hướng cạnh tranh phi
hiệu quả, hay nói cách khác, nghiên cứu sức cạnh tranh của hàng hóa phái ñặt
trong môi trường vĩ mô.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ở cấp ñộ cao hơn, ñược phản
ánh không chỉ bằng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do nó
cung ứng, mà còn bằng năng lực tài chính, năng lực quản lý (cả ñối nội và ñối
ngoại), vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như uy tín của chính
doanh nghiệp. Nhưng, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do
doanh nghiệp cung cấp phản ánh tập trung và hội tụ các yếu tố khác quyết
ñịnh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ðể có hàng hóa, dịch vụ có chất
lượng cao, giá rẻ, doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ hiệu quả sao
cho không lãng phí ở bất cứ khâu nào, sao cho công nghệ của doanh nghiệp
luôn ở thế hiện ñại nhất. ðồng thời, doanh nghiệp phải có khả năng tự ñổi
mới, biết tìm và ñưa ra các sản phẩm, công nghệ mới. Muốn vậy phải ñàu tư
cho công nghệ, cho con người ñể họ lao ñộng sáng tạo và có năng suất cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính ñể ñương ñầu với các doanh
nghiệp cạnh tranh, phải có ñủ thông minh ñể dàn xếp quan hệ ñối tác và quan
hệ với nhà nước sao cho không chỉ sức mạnh kinh tế mà uy tín của doanh
nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Môi trường kinh doanh cũng ảnh hưởng
rất lớn ñến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp là
tổng hợp các yếu tố ñể xác lập vị thế so sánh tương ñối hay tuyệt ñối, tốc ñộ
tăng trưởng, phát triển bền vững, ổn ñịnh của doanh nghiệp trong mối quan hệ
so sánh với tập các ñối thủ cạnh tranh trên cùng một môi trường và thị trường
cạnh tranh xác ñịnh trong một khoảng thời gian hoặc thời ñiểm nhất ñịnh.
Thoả mãn tốt nhất các ñòi hỏi của khách hàng ñể thu ñược lợi ích ngày càng
cao cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài.
12
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ñược xác ñịnh trên cơ sở các
nhóm yếu tố chủ yếu ñược biểu thị qua sơ ñồ 2.3.
Error!
Sơ ñồ 2.3 Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp[1]
Năng lực cạnh tranh quốc gia: Năng lực của một nền kinh tế ñạt ñược
tăng trưởng bền vững thu hút ñược ñầu tư, ñảm bảo kinh tế xã hội, nâng cao
ñời sống của người dân [26].
Nói tới khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế của một quốc gia phải
xem xét trên 3 mặt: khả năng cạnh tranh của từng ngành, từng mặt hàng và
loại hình dịch vụ; khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; khả năng cạnh
tranh của cả quốc gia. Ba mặt trên gắn bó mật thiết với nhau, tác ñộng qua lại
lẫn nhau, không thể thiếu mặt nào. Về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
ñược thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ
khâu nắm bắt thông tin ñến khâu tổ chức sản xuất; từ ñổi mới công nghệ ñến
phương pháp quản lý, phục vụ; từ ñổi mới mặt hàng các loại hình dịch vụ ñến
Năng lực
cạnh tranh của
doanh nghiệp
Chất lượng, khả
năng cung ứng
các ñầu vào
Công nghệ và
dịch vụ trợ giúp
Uy tín thương
hiệu sản phẩm
Nhu cầu của
khách hàng ñối
với sản phẩm
13
công việc tiếp thị quảng cáo,… Tất cả những yếu tố này có liên quan mật thiết
tới qui mô của doanh nghiệp, khả năng tham gia và chấm dứt kinh doanh;
chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh là: ñánh giá thực tế năng lực cạnh
tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ ñó thông qua các tiêu chí
ñể có những nhận ñịnh, biện pháp, chiến lược nhằm ñưa doanh nghiệp có ñủ
sức cạnh tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay ñổi
mối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình
sản xuất kinh doanh [11].
2.1.3 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh trước hết là sự biểu hiện “tính trội” của mặt hàng ñó
về chất lượng giá cả và cơ chế vận hành của nó trên thị trường tạo nên sự hấp
dẫn, thuận tiện cho khách hàng trong quá trình tiếp cận và sử dụng.
Lợi thế cạnh tranh còn là sự thể hiện tính kinh tế của các yếu tố ñầu vào
cũng như ñầu ra của sản phẩm, nó bao gồm chi phí cơ hội và năng suất lao
ñộng cao, chất lượng sản phẩm tốt ñạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng
trên các thị trường cụ thể. Do vậy, lợi thế cạnh tranh xét theo tính chất thương
mại còn là “nghệ thuật buôn bán” ñược biểu hiện qua các nội dung mang tính
giải pháp về chiến lược và sách lược của một ngành hàng, một sản phẩm
trong quá trình sản xuất và trao ñổi thương mại, chiến lược cạnh tranh suy cho
cùng là “chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng”
[27].
Lợi thế cạnh tranh có thể ñược biểu hiện và ño ñược bằng các chỉ tiêu
vừa ñịnh tính vừa ñịnh lượng như chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp
và thực phẩm cao hay thấp,… là các tiêu chuẩn về chất lượng và ñộ an toàn
trong sử dụng; Qui mô, khối lượng và sự ổn ñịnh của sản phẩm; Kiểu dáng
mẫu mã của sản phẩm, phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng trên các thị
14
trường ñến mức ñộ nào; Môi trường thương mại, thể hiện mức ñộ và khả năng
giao dịch cũng như uy tín trên thị trường; Môi trường kinh tế vĩ mô và cơ chế
chính sách thương mại (thuế, tỷ giá…); Giá thành và giá cả sản phẩm, giá
thành của sản phẩm biểu hiện những chi phí của các yếu tố ñầu vào, còn giá
cả thường biểu hiện trong hoạt ñộng lưu thông và trao ñổi [27].
2.1.4 Sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống: sản phẩm là tổng hợp các ñặc tính vật lý
học, hoá học, sinh học,... có thể quan sát ñược, dùng ñể thoả mãn những nhu
cầu cụ thể của sản xuất hoặc ñời sống.
Theo quan niệm marketing: sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu
cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể ñ-
ưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút chú ý mua sắm và tiêu
dùng. Theo ñó, một sản phẩm ñược cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản
[16]:
- Yếu tố vật chất: những ñặc tính vật lý, hoá học, hình học, kể cả những
ñặc tính ñó có tính chất của bao gói với chức năng bảo quản hàng hoá.
- Yếu tố phi vật chất: tên gọi, nhãn hiệu, biểu trưng, cách thức sử dụng,
cách thức nhận biết, dịch vụ, những thông tin về tập quán, thị hiếu, thói quen
tiêu dùng của khách hàng mà các nỗ lực marketing phải hướng tới thoả mãn.
Theo quan ñiểm này, sản phẩm vừa là cái “ñã có”, vừa là cái “ñang và tiếp tục
phát sinh” trong trạng thái biến ñổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay,
người tiêu dùng hiện ñại khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý ñến các khía
cạnh vật chất, mà còn quan tâm ñến nhiều khía cạnh phi vật chất, khía cạnh
hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm.
- Giá trị của sản phẩm:
Khi khách hàng quyết ñịnh mua sắm một loại sản phẩm cụ thể, họ
thường kỳ vọng vào những lợi ích do tiêu dùng sản phẩm ấy mang lại, do vậy
15
khi quyết ñịnh mua, họ buộc phải có sự lựa chọn. ðiều này liên quan ñến giá
trị tiêu dùng của sản phẩm: giá trị tiêu dùng của sản phẩm là sự ñánh giá của
khách hàng về khả năng của sản phẩm trong việc thoả mãn nhu cầu của họ.
Sản phẩm ñược nhiều người ñánh giá, giá trị cao thì cơ hội thị trường của nó
càng lớn và ngược lại.
- ðịnh vị của sản phẩm:
ðịnh vị của sản phẩm có nghĩa là xác ñịnh vị trí của sản phẩm trên thị
trường so với sản phẩm cùng loại của ñối thủ cạnh tranh, ñể xác ñịnh họ thư-
ờng dựa vào những ñánh giá, so sánh sẵn trong tâm trí về sản phẩm của doanh
nghiệp khác. Vị trí của một sản phẩm là một tập hợp những ấn tượng, quan
niệm, cảm quan của khách hàng về sản phẩm ñó so với các sản phẩm cạnh
tranh cùng loại.
- Sản phẩm mới:
Sản phẩm mới là sản phẩm hoàn toàn chưa có trên thị trường hoặc sản
phẩm ñã có nhưng ñược hoàn thiện hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng và thúc ñẩy bán hàng, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới:
+ Tiến bộ khoa học công nghệ và sự phát triển sản xuất nâng cao mức
sống của dân cư làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mới tăng, doanh nghiệp
không thể dựa vào sản phẩm hiện có mà phải coi trọng việc phát triển sản
phẩm mới.
+ Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ làm nảy
sinh thêm những nhu cầu mới, sự ñòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe, tình
trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn,...
2.1.5 Về marketing
Marketing là thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh nhằm hướng vào
dòng chuyển vận hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ
16
hoặc người sử dụng.
Marketing như là một triết lý soi sáng cho toàn bộ tổ chức. Ý tưởng có
thể ñược mở rộng ñể xác ñịnh ý nghĩa của marketing như là một nhiệm vụ thu
hút và gìn giữ khách hàng, một nhiệm vụ ñòi hỏi sự tận tâm của tất cả mọi
người làm việc cho doanh nghiệp bởi nó là việc của mọi người là mối quan tâm
của mọi doanh nghiệp [19].
ðịnh nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler: marketing là một
dạng hoạt ñộng của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn
của họ thông qua trao ñổi [16].
Tóm lại, c._.ó nhiều khái niệm về marketing, nhưng có thể hiểu marketing
là cách mà doanh nghiệp tuyên truyền hay sử dụng nghệ thuật kinh doanh ñể
ngày càng có nhiều người biết ñến sản phẩm của mình và tiêu dùng nó ngày
càng nhiều hơn.
2.1.6 Về thị trường
Có nhiều khái niệm về thị trường nhưng theo Philip Kotler: thị trường
là tập hợp các cá nhân và tổ chức hiện ñang có sức mua và có nhu cầu ñòi hỏi
cần ñược thoả mãn [16].
Theo quan niệm của những người làm tiếp thị, khi nói ñến thị trường
phải nói ñến: Những người trong cuộc (tức là những người trực tiếp hoặc gián
tiếp làm cho cung cầu gặp nhau).
- ðiều quan trọng là phải hiểu ñược nhu cầu và nắm bắt ñược thị trư-
ờng, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, thực hiện dịch vụ của
các doanh nghiệp dịch vụ cũng như bán hàng của các doanh nghiệp thương
mại ñều diễn ra trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh lại ñòi
hỏi mọi doanh nghiệp ñều phải ra sức cố gắng giành vị thế cao trong thị
trường, mỗi doanh nghiệp buộc phải tự tìm kiếm khách hàng cho mình, ñể ñạt
ñược ñiều này doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau mà hai
17
biện pháp quan trọng nhất là chính sách giá cả và chính sách quảng cáo.
2.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của
nền sản xuất hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vận ñộng của thị trường.
Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá dịch vụ bán ra càng nhiều, số
lượng người cung cấp càng ñông thì cạnh tranh càng gay gắt. Nhưng cũng
chính nhờ sự cạnh tranh, mà nền kinh tế thị trường vận ñộng theo hướng ngày
càng nâng cao năng suất lao ñộng xã hội - yếu tố ñảm bảo cho sự thành công
của mỗi quốc gia trong con ñường phát triển. Trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc ñẩy sự
phát triển. Mọi doanh nghiệp ñều phải tự mình vận ñộng ñể ñứng vững trong
cơ chế này. Cơ chế thị trường mở ñường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời
cơ, biết phát huy tối ña thế mạnh của mình và hạn chế ñược tối thiểu những
bất lợi ñể giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ñang mở ra cho các
nước khả năng tiếp nhận các nguồn ñầu tư, các nguồn lực từ bên ngoài ñể
phát triển nền kinh tế, ñồng thời tạo ra sự lệ thuộc chặt chẽ, và phụ thuộc lần
nhau. Các nền kinh tế trở nên cực kỳ nhạy cảm với những biến ñộng của thị
trường thế giới, và nếu mỗi quốc gia không xây dựng ñược ñường lối hội
nhập chủ ñộng, không tích lũy ñủ khả năng kháng cự thì sẽ khó tránh khỏi
những tác ñộng tiêu cực mà toàn cầu hóa mang lại. Trước tình thế ñó, quốc
gia nào mạnh, doanh nghiệp nào nhiều sức ñề kháng thì sẽ tồn tại. Doanh
nghiệp nào yếu sẽ bị dòng xoáy toàn cầu hóa cuốn ñi. Do ñó, việc nâng cao
năng lực cạnh tranh là ñiều kiện tất yếu ñể các doanh nghiệp việt nam tồn tại
và phát triển.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp ñang tham gia vào một sân
18
chơi ngày càng mở rộng, ñối mặt với số ñối thủ ngày càng lớn, già dặn hơn và
mạnh hơn trên nhiều phương diện, từ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và thủ
ñoạn cạnh tranh trên thương trường, tri thức kinh doanh cho ñến năng lực
công nghệ – kỹ thuật. Cuộc ñua tranh lại diễn ra trong bối cảnh quốc tế không
ổn ñịnh, khó dự ñoán, ñược quyết ñịnh bởi tốc ñộ. Chu kỳ sản xuất và công
nghệ ngày càng rút ngắn ñến mức chỉ chậm một chút, doanh nghiệp có thể
mất cơ hội. Nói cách khác môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt ñó ñòi
hỏi doanh nghiệp muốn trụ vững, phát triển thì phải nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Thách thức không kém phần nghiêm trọng sẽ xảy ra ngay trên thị
trường nội ñịa nước ta vì khi tham gia vào các tổ chức, diễn ñàn quốc tế
ASEAN, AFTA, APEC, WTO,… Việt Nam phải cam kết dần dần cắt giảm
các mức thuế, xóa bỏ các rào cản về thuế và phi thuế quan, áp dụng chế ñộ ñãi
ngộ quốc gia ñối với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
Với các cam kết cắt giảm thuế, những biện pháp bảo hộ bị gỡ bỏ, hàng tiêu
dùng nước ngoài ồ ạt nhập vào thị trường với giá rẻ hơn, chất lượng, hình
thức hấp dẫn hơn. Trong ñiều kiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam còn yếu kém, ñể có thể tồn tại và phát triển ñòi hỏi các doanh
nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong nền kinh tế hiện ñại, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh
truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao ñộng rẻ ñang giảm sút.
Tri thức, công nghệ và kỹ năng cao trở thành yếu tố quyết ñịnh thắng lợi
trong cạnh tranh. Sự thay ñổi này làm ñảo lôn mạnh mẽ tư duy phát triển, ñặt
các doanh nghiệp phải giải quyết nhiệm vụ kép: không chỉ phát triển tuần tự,
cạnh tranh trong hiện tại mà cong phải chuẩn bị các ñiều kiện ñể chuyển sang
nền kinh tế tri thức, chuẩn bị cạnh tranh trong tương lai khi còn ñang ở trình
ñộ thấp, yếu kém về năng lực cạnh tranh.
2.3 Nội dung và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hoá
19
2.3.1 Nội dung
Việc ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp căn cứ:
+ Sản phẩm: chủng loại sản phẩm, khối lượng và chất lượng sản phẩm,
mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, hệ thống phân phối sản phẩm, uy tín thương
hiệu, nguồn hàng cung cấp ổn ñịnh.
+ Giá bán: chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí xúc tiến
bán hàng. Cách xác ñịnh giá bán, giá bán buôn, bán lẻ.
+ Thị phần, số lượng thị trường, số lượng khách hàng,… càng lớn thì
khả năng tiêu thụ càng ñược mở rộng. Mở rộng thị trường thông qua quảng
cáo, khuyến mại, chào hàng, chiêu hàng, tham gia hội chợ triển lãm.
2.3.2 Yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ ñối thủ của mình
mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị cao hơn, hoặc mới lạ
hơn ñể khách hàng lựa chọn. Như vậy, cạnh tranh không phải chỉ là những
hành ñộng mang tính thời ñiểm mà là cả một quá trình tiếp diễn không ngừng.
Doanh nghiệp nào mà hài lòng với vị thế ñang có trên thương trường sẽ rơi
vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị ñào thải với một tốc ñộ nhanh không thể ngờ
trong một thị trường thế giới ngày càng nhiều biến ñộng.
Xuất phát từ ñặc ñiểm và nội dung hoạt ñộng kinh doanh của doanh
nghiệp, có thể tổng hợp các yếu tố tạo ra khả năng không ngừng vượt trội
trong quá trình cạnh tranh:
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị chi phối bởi chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp ñúng hay sai. Nếu có chiến lược ñúng thì sức cạnh
tranh sẽ ñược nâng cao.
Trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh có nhiều loại chiến lược khác
nhau ñược phân loại theo cấp ñộ chiến lược và phạm vi của chiến lược, bao
20
gồm chiến lược kinh doanh tổng hợp và chiến lược yếu tố, bộ phận hợp thành,
giải quyết từng vấn ñề kinh doanh cụ thể.
Chiến lược kinh doanh tổng quát ñề cập ñến những vấn ñề quan trọng
bao trùm nhất và có ý nghĩa quyết ñịnh ñến sự sống còn của doanh nghiệp
như: phương thức kinh doanh, chủng loại hàng hoá, dịch vụ ñược lựa chọn
sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu, tài chính và các chỉ tiêu
tăng trưởng,…
Dưới ñây là một số chiến lược quan trọng trong chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp: [26].
* Chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại
Một trong nội dung của chiến lược kinh doanh là chiến lược giữ vững
và phát triển thị trường hiện tại của doanh nghiệp, giữ vững và phát triển thị
trường hiện tại xuất phát từ yêu cầu của quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp phải nhằm tới các mục tiêu về lợi nhuận. ðể làm ñược ñiều này doanh
nghiệp cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, cơ hội trên thị
trường hiện tại của doanh nghiệp thường xuất hiện khi có những nhu cầu của
khách hàng còn chưa ñược ñáp ứng hoặc ñáp ứng chưa tốt, hoặc khi doanh
nghiệp có ñiều kiện và khả năng cạnh tranh ñể tăng thị phần trên thị trường
nhờ một lợi thế chung nào ñó hay do sự suy yếu của ñối thủ.
* Chiến lược tiếp cận và xâm nhập thị trường mới
Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới trong quá
trình kinh doanh là tăng trưởng thường xuyên ñể củng cố và phát triển vị thế
của mình trên thị trường. ðể có thể tiếp cận và thâm nhập thị trường mới, việc
ñầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là nghiên cứu thị trường mới này ñể xác
ñịnh thị trường trọng ñiểm ñể từ ñó có cánh ứng xử phù hợp với thị trường.
* Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu
Việc xác ñịnh thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển thị trường
21
mục tiêu là rất quan trọng của doanh nghiệp, có ba cách tiếp cận thị trường
mục tiêu mà doanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn ñưa vào chiến lược.
+ Một là, cách tiếp cận ñơn giản là doanh nghiệp chọn một trong số các
thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu và xây dựng marketing cho thị
trường này
+ Hai là, cách tiếp cận thị trường trọng ñiểm phức tạp, doanh nghiệp
chọn hai hay nhiều hơn trong các thị trường thành phần làm thị trường mục
tiêu và xây dựng marketing hỗn hợp cho từng thị trường mục tiêu ñã chọn.
+ Ba là, cách tiếp cận thị trường mục tiêu chấp nhận ñược, doanh
nghiệp chọn hai hay nhiều hơn trong số các thị trường thành phần làm thành
một thị trường tương ñối ñồng nhất và xây dựng marketing hỗn hợp chung
cho thị trường.
* Các chiến lược marketing hỗn hợp
Các chiến lược marketing hỗn hợp ñi vào chi tiết cụ thể những gì sản
phẩm mang tới cho khách hàng: nó ñược ñịnh giá như thế nào, ñược giới
thiệu ra sao, và nó ñược bán ở ñâu ñể khách hàng có thể mua ñược, ñây là
nguyên tắc 4P, ñó là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (quảng
cáo giới thiệu), và Place (ñịa ñiểm).
Các chiến lược sản phẩm bao gồm nhiều khía cạnh, khi triển khai một
sản phẩm vào thị trường, tuỳ thuộc từng ñặc ñiểm thị trường và sản phẩm mà
có thể áp dụng các chiến lược: Thứ nhất, chiến lược mở rộng thị trường là
việc giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các thị trường mà không có sự
thay ñổi nào về sản phẩm, thực chất ñây là chiến lược dựa trên quan ñiểm tiêu
chuẩn hoá sản phẩm. Người ta cho các nhu cầu của người tiêu dùng và các
ñiều kiện thị trường ñang trở nên ñồng nhất hơn, do ñó trong trường hợp này
doanh nghiệp giữ nguyên sản phẩm ñể bán ở thị trường hiện tại và tìm kiếm
thị trường mới cho nó. Chiến lược này có thể áp dụng ñối với doanh nghiệp
22
khả năng tài chính nhỏ, khả năng nghiên cứu và phát triển hạn chế thì hiệu
quả hơn. Thứ hai, chiến lược thích nghi sản phẩm, ñây là sự thay ñổi sản
phẩm ñể thoả mãn các yêu cầu và thị hiếu của thị trường. Sự thích nghi này có
thể tiến hành từng phần hoặc toàn bộ các ñặc ñiểm của sản phẩm như thay ñổi
các tính năng kinh tế cho sản phẩm, thay ñổi nhãn hiệu cho sản phẩm và các
dịch vụ hỗ trợ sản phẩm. ðể tiến hành chính sách này các doanh nghiệp cần
dựa vào việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, mức ñộ chấp nhận sản
phẩm của thị trường, tìm kiếm công dụng mới cho sản phẩm. Thứ ba, chiến l-
ược sản phẩm mới, quá trình triển khai sản phẩm mới phải tuân thủ các bước:
hình thành ý tưởng về sản phẩm mới, ñánh giá ý tưởng sản phẩm mới, thiết kế
kỹ thuật và phát triển sản phẩm, kiểm tra sản phẩm mới và cuối cùng là giới
thiệu sản phẩm mới ra thị trường. Thứ tư, chiến lược chủng loại sản phẩm
quyết ñịnh ñến số lượng các nhóm hàng, các kiểu loại, kích cỡ của sản phẩm
ñược ñưa ra thị trường nhằm ñáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với năng
lực doanh nghiệp.
Chiến lược giá là một trong những chính sách quan trọng trong chiến
lược marketing hỗn hợp. Căn cứ ñể ra quyết ñịnh trong chiến lược giá là: các
yếu tố chi phí; những mục tiêu của doanh nghiệp; yếu tố lạm phát; nhu cầu
của thị trường; cạnh tranh trên thị trường, kênh phân phối…
Một chiến lược marketing hỗn hợp hữu hiệu ñòi hỏi phải bao gồm các
chiến lược xúc tiến thương mại. Nó bao gồm:
- Thứ nhất, quảng cáo. Quảng cáo có thể ñược tiến hành trước khi
sản phẩm có mặt trên thị trường. Các bước thực hiện trong quảng cáo: xác
ñịnh mục tiêu quảng cáo; xây dựng nội dung quảng cáo; chọn phương tiện
và lập kế hoạch quảng cáo, thiết kế và triển khai quảng cáo; ñánh giá hiệu
quả quảng cáo.
- Thứ hai, xúc tiến bán hàng: là hoạt ñộng thu hút sự chú ý của khách
23
hàng tới một sản phẩm làm nó hấp dẫn hơn ở nơi bán và nơi tiêu thụ. Các
hình thức xúc tiến chủ yếu: thay ñổi hình thức sản phẩm, khuyến khích mua
hàng (hạ giá, hoặc khuyến mại khác), trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng
hoá.
- Thứ ba, hội chợ triển lãm và phòng trưng bày với mục ñích giới thiệu
sản phẩm và quan sát các ñối thủ cạnh tranh, quan sát khách hàng và quan sát
xu thế của thị trường nhằm ñưa ra những sản phẩm phù hợp.
Chiến lược phân phối: bao gồm những quyết ñịnh gắn liền với việc lựa
chọn, phát triển và kiểm soát các thành viên kênh ñể ñáp ứng ñược các ñiều
kiện và mục tiêu thị trường. ðể lựa chọn các thành viên kênh cần xây dựng
các chỉ tiêu, tiến hành ñánh giá cho ñiểm và lựa chọn các thành viên của kênh
tối ưu nhất, các thành viên của kênh thường lựa chọn các công ty kinh doanh,
bán buôn và bán lẻ, các môi giới…
Thứ hai, quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp thực chất là giảm chi phí trên một ñơn vị sản
phẩm, tận dụng lợi thế về quy mô sản xuất kinh doanh lớn. Khi quy mô về
vốn lớn nó sẽ là cơ sở, là nền tảng ñể doanh nghiệp tiến hành các hoạt ñộng
của mình nhằm hướng tới lợi nhuận cao nhất có thể. Trong nền kinh tế hội
nhập, yếu tố vốn ñối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng, là cơ sở ñể
doanh nghiệp mở rộng quy mô tạo thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Còn nếu quy mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về chi phí, do ñó rất khó có
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, năng lực quản lý và ñiều hành
Do môi trường kinh doanh luôn ở trạng thái không ổn ñịnh, thay ñổi
một cách chóng mặt, ñòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
ñược phải linh ñộng, thích ứng với các biến ñộng ñó, nếu không doanh nghiệp
sẽ lạc hậu và bị loại khỏi cuộc. Nhu cầu luôn thay ñổi, chu kỳ sống của sản
24
phẩm bị rút ngắn, các sản phẩm thay thế liên tục xuất hiện với chất lượng,
mẫu mã, công dụng cao hơn. Do vậy, sức cạnh tranh của doanh nghiệp ñược
ñánh giá bởi tính linh hoạt và ứng dụng của doanh nghiệp ñể ñáp ứng nhu cầu
luôn thay ñổi của thị trường. Sự linh hoạt của doanh nghiệp trong quản lý sẽ
giảm ñược tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, qua ñó nâng cao
sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ tư, khả năng nắm bắt thông tin
Ngày nay sự bùng nổ thông tin, tin học ñã khẳng ñịnh vai trò to lớn của
thông tin. Thông tin về thị trường mua bán, thông tin về tâm lý và thị hiếu
khách hàng, thông tin về giá cả, ñối thủ cạnh tranh,… có ý nghĩa quan trọng
trong việc ra quyết ñịnh kinh doanh của doanh nghiệp. Nắm bắt thông tin giúp
doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tìm và tạo
ra “ lợi thế so sánh” của doanh nghiệp.
Thứ năm, ñảm bảo chữ tín
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, những hành ñộng bất tín, gian lận
(như hàng giả, trốn thuế…) trong kinh doanh chỉ có thể ñem lại lợi ích nhỏ
nhoi trước mắt, nhưng nhất ñịnh sẽ làm cho doanh nghiệp thiệt hại nhiều hơn
về lâu dài, mất bạn hàng và chỗ ñứng trên thị trường.
Thứ sáu, trình ñộ công nghệ
Tình trạng trình ñộ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một
cách sâu sắc tới cạnh tranh của doanh nghiệp, nó là yếu tố vật chất quan trọng
bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và tác ñộng trực tiếp tới
chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị cũng
ảnh hưởng ñến giá thành và giá bán sản phẩm, một trang thiết bị hiện ñại thì
sản phẩm của họ nhất ñịnh có chất lượng cao, ngược lại không có một doanh
nghiệp nào có thể nói là có sức cạnh tranh cao khi mà trong tay họ lại là cả hệ
thống máy móc cũ kỹ với công nghệ lạc hậu.
25
Thứ bảy, chất lượng cán bộ quản lý, ñội ngũ lao ñộng
Yếu tố này quyết ñịnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
qua ñó ảnh hưởng ñến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trình ñộ, năng lực
của các thành viên Ban Lãnh ñạo ảnh hưởng rất lớn ñến kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nếu các thành viên có trình ñộ, kinh nghiệm, khả
năng ñánh giá, năng ñộng, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ ñem lại
cho doanh nghiệp không những lợi ích trước mắt và cả lợi ích lâu dài.
Trình ñộ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao ñộng và lòng hăng
say làm việc của họ là một yếu tố tác ñộng mạnh mẽ ñến sức cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Thứ tám, chi phí kinh doanh
Trong ñó bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
(R&D); các chi phí tiện ích; chi phí vận tải, chi phí mặt bằng sản xuất,… là
những nhân tố ảnh hưởng ñến cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là chi phí quan trọng
trong nền kinh tế hiện ñại bởi các doanh nghiệp muốn tồn tại, có sức cạnh
tranh thì cần phải biết ñổi mới mình, do ñó ñối với hầu hết các doanh nghiệp
trên thế giới hiện nay, nhất là các nước ñang phát triển, chi phí nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm
ñầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới, ñộc ñáo, hiện ñại, ñáp ứng tốt
các yêu cầu của khách hàng, qua ñó tạo một vị thế tốt trên thị trường.
Thứ chín, tổ chức hệ thống của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cho dù có các yếu tố mặt hàng sản xuất kinh doanh,
nhân sự, tài chính, trang thiết bị hay công nghệ như nhau nhưng do trật tự tổ
chức hệ thống với hiệu lực khác nhau thì sức cạnh tranh của nó cũng có
những ñiểm khác nhau.
2.4 Tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
26
Khi ñánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần lưu ý các khía cạnh:
- ðáp ứng yêu cầu của khách hàng là chuẩn mực (Khả năng ñáp ứng
yêu cầu của khách hàng ñối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp). Muốn
có năng lực cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp cần xác ñịnh và thõa mãn tốt
hơn nhu cầu khách hàng so với ñối thủ cạnh tranh. Vì vậy khả năng ñáp ứng
nhu cầu của khách hàng là tiêu chí không thể thiếu khi ñánh giá khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khả năng cung
cấp cho khách hàng ñúng hàng hoá, dịch vụ mà họ cần, ñúng vào thời ñiểm
mà họ mong muốn. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao
hơn, tính năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường với
mức giá chấp nhận ñược và ñảm bảo về mặt thời gian. Sự hoàn hảo của các
dịch vụ trước, trong và sau bán hàng ñang ngày càng trở thành nhân tố quan
trọng thu hút sự trở lại của khách hàng, tăng uy tín và sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
- Thực lực của doanh nghiệp, là yếu tố cơ bản ñể ñảm bảo thoả mãn
nhu cầu của khách hàng, khi nói ñến sức cạnh tranh là bao hàm ý so sánh với
các ñối thủ cạnh tranh. Muốn giữ vững và lôi kéo khách hàng doanh nghiệp
phải có thực lực ñược thể hiện thành các lợi thế so với các ñối thủ. Thực lực
hay năng lực sản xuất của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh tối ña
mà doanh nghiệp có thể ñạt ñược trong thời gian hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh nhất ñịnh, phù hợp với những ñiều kiện và nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh tối ña biểu hiện bằng
khối lượng sản phẩm hàng hoá tối ña phản ánh khả năng cao nhất mà doanh
nghiệp có thể ñạt ñược trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh nhất ñịnh nhờ sử
dụng có hiệu quả nhất tài sản cố ñịnh và lao ñộng hiện có với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, áp dụng những quy trình công nghệ tiên tiến vào sản xuất
và tổ chức lao ñộng khoa học, phù hợp với những ñiều kiện và nhiệm vụ kinh
27
doanh của từng doanh nghiệp. Các yếu tố hình thành năng lực sản xuất doanh
nghiệp [27]:
+ Yếu tố lao ñộng
+ Yếu tố vật chất kỹ thuật của sản xuất
+ Yếu tố tổ chức kỹ thuật của sản xuất.
- Ít có doanh nghiệp nào có ñầy ñủ lợi thế mà thường thì mạnh về mặt
này lại yếu mặt khác. Vì thế cần ñánh giá từng mặt mạnh, yếu, từ ñó có chiến
lược phù hợp ñể phát huy thế mạnh.
Việc ñánh giá sức cạnh tranh nếu chỉ dừng lại ở ñịnh tính, thì không
tránh ñược các yếu tố cảm tính, bởi vậy phải cố gắng lượng hoá. Tuy nhiên,
khó có thể lượng hoá ñược một chỉ tiêu tổng hợp ño lường sức cạnh tranh của
doanh nghiệp. Do vậy, theo chúng tôi cần sử dụng một hệ thống chỉ tiêu:
- Thị phần các sản phẩm ñó trên thị trường so với các ñối thủ cạnh
tranh: Thị phần của doanh nghiệp ñó là phần thị trường mà doanh nghiệp
chiếm ñược, thị phần càng lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp
càng mạnh.
Trong trường hợp không tính ñược thị phần và tốc ñộ tăng trưởng thị
phần thì người ta có thể sử dụng chỉ tiêu tốc ñộ tăng trưởng doanh thu ñể thay
thế. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay ñổi ñầu ra của doanh nghiệp theo thời gian
và ñược tính theo công thức:
ðể tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ ñược
Doanh thu thời kỳ hiện tại của DN
Tốc ñộ tăng doanh thu của DN = x 100%
Doanh thu tiêu thụ của DN kỳ trước
Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của DN = x 100%
Tổng doanh thu của các DN trong ngành
28
một phần thị trường bất kể nhiều hay ít dù nó là ñịa phương, quốc gia hay thế
giới, qua ñó ñánh giá ñược sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng
như các ñiểm mạnh, ñiểm yếu tương ñối của doanh nghiệp với ñối thủ cạnh
tranh.
- Vị thế tài chính: vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan
trọng tối cao trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả
năng nguồn tài chính mạnh ñược ñánh giá bằng năng lực cạnh tranh của các
tham số: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay, mức dữ trữ và hiệu suất lợi
tức cổ phần doanh nghiệp, cụ thể, các hệ số thanh khoản, các hệ số hoạt ñộng,
các chỉ số sinh lợi, các tỷ số vốn vay, phân tích các nguồn vốn và sử dụng các
ngân quỹ [27].
- Quản lý và lãnh ñạo (Trình ñộ và năng lực tổ chức, quản lý doanh
nghiệp) quản trị là sự ñương ñầu với tính phức hợp - một quyết ñịnh quản trị
tốt phải ñạt ñược một mức quyết ñịnh và khả năng ñịnh hướng ñúng vào các
vấn ñề chất lượng và tính sinh lợi của sản phẩm. Lãnh ñạo cũng giống như sự
việc ñương ñầu với sự thay ñổi, sự ñạt tới của một tầm nhìn. Những thách
thức ñối với doanh nghiệp càng lớn thì tầm quan trọng của sự lãnh ñạo càng
lớn [17]. Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp ñược coi là yếu tố có tính
quyết ñịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình ñộ tổ chức, quản lý doanh
nghiệp ñược thể hiện ở các nội dung sau [7]:
+ Trình ñộ của ñội ngũ cán bộ quản lý: ñược ñánh giá bằng những kiến
thức cần thiết ñể quản lý và ñiều hành, thực hiện các công việc ñối nội và ñối
ngoại của doanh nghiệp. Trình ñộ của ñội ngũ này không chỉ ñơn thuần là
trình ñộ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc
nhiều lĩnh vực liên quan ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, từ pháp luật, thị trường, ngành hàng...ñến kiến thức xã hội, nhân văn.
29
Trình ñộ, năng lực của cán bộ quản lý tác ñộng trực tiếp và toàn diện tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch ñịnh và thực hiện
chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo ñộng lực trong doanh nghiệp...
+ Trình ñộ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở việc sắp xếp,
bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân ñịnh rõ chức năng, nhiệm vụ
của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo
hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao, có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo
ñảm hiệu quả quản lý, ra quyết ñịnh nhanh chóng, chính xác mà còn làm giảm
tương ñối chi phí quản lý của doanh nghiệp, nhờ ñó mà nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Trình ñộ năng lực quản lý của doanh nghiệp còn ñược ñánh giá thông
qua việc hoạch ñịnh chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, ñiều hành tác
nghiệp ... ñiều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của
doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do ñó có tác ñộng mạnh tới việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Khả năng nắm bắt thông tin: doanh nghiệp phải nắm bắt ñầy ñủ các
thông tin, bao gồm các thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch
vụ cùng loại; thông tin về tình hình cung-cầu và giá cả; thông tin về công
nghệ mới thích hợp; thông tin về hoạt ñộng, thủ ñoạn của ñối thủ cạnh
tranh,…[9].
- Chất lượng sản phẩm và bao gói: người tiêu dùng khi mua hàng trước
hết phải nghĩ tới khả năng hàng hoá ñáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng
mà nó có. Trong ñiều kiện hiện tại, chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất
mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó ñem lại khả
năng “chiến thắng” (vì thay ñổi giá thì dễ nhưng muốn thay ñổi chất lượng thì
cần phải có thời gian). ðó cũng là con ñường mà doanh nghiệp thu hút khách
hàng, giữ gìn tạo dựng chữ tín tốt nhất, khi tiếp cận hàng hoá cái mà người
30
tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì, mẫu mã, vẻ ñẹp và sự hấp dẫn của nó,
làm người tiêu dùng quyết ñịnh mua hàng một cách nhanh chóng hơn [18].
Hàng hoá dù ñẹp và bền ñến ñâu cũng sẽ bị lạc hậu trước những yêu
cầu ngày càng cao của khách hàng, do ñó, doanh nghiệp phải thường xuyên
ñổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng
ñộc ñáo, hấp dẫn người mua. ðây cũng là yếu tố quan trọng ñể bảo vệ nhãn
hiệu, uy tín sản phẩm trong ñiều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống
nhau, hàng thật, hàng nhái, hàng giả lẫn lộn.
- Giá cả sản phẩm và dịch vụ: giá cả phải ñủ sức cạnh tranh với sản
phẩm cùng loại. Bảng giá ñưa ra cần trả lời ñược câu hỏi rất cơ bản: với giá
ñó thì người mua chấp nhận không [18].
- Kênh phân phối: kênh phân phối ñược coi là một chỉ tiêu quan trọng
dùng ñể ñánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, sản phẩm và giá cả
là hai yếu tố quyết ñịnh những giá trị cơ bản dành cho khách hàng ở khâu sản
xuất còn phân phối là yếu tố ñem ñến cho khách hàng những giá trị gia tăng
và cách ña hàng hoá tới tay người tiêu dùng, thông qua những dịch vụ khách
hàng. Trong xu thế tiêu dùng hiện tại, giá trị gia tăng là một trong những yếu
tố quan trọng quyết ñịnh sự hài lòng của khách hàng, nếu mức ñộ hài lòng của
khách hàng cao hơn so với ñối thủ cạnh tranh sẽ quyết ñịnh khả năng chiếm
lĩnh thị trường, tức là quyết ñịnh thắng lợi trong cạnh tranh.
- Truyền tin và xúc tiến: tuỳ theo mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
khác nhau mà các doanh nghiệp có chi phí này cao hay thấp. Khi xem xét tỷ
lệ marketing so với tổng doanh thu ta thấy, chỉ tiêu này cao mà doanh nghiệp
vẫn duy trì và mở rộng ñược thị phần so với mục tiêu ñề ra thì có nghĩa là
việc ñầu tư cho khâu marketing là hiệu quả. Còn nếu thay vì quảng cáo rầm
rộ, doanh nghiệp có thể ñầu tư chiều sâu ñể tăng lợi ích lâu dài như ñầu tư cho
chi phí nghiên cứu và phát triển.
31
- Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D): Bao gồm cân nhắc về các
thành tựu ñổi mới ñể triển khai các sản phẩm mới, nghiên cứu và triển khai
ñược tổ chức ra sao (theo ñịnh hướng thị trường hay theo công nghệ), R & D
hữu hiệu cho phép có ñược sức mạnh trong ñổi mới công nghệ, có ưu thế
trong giới thiệu sản phẩm mới thành công, cải tiến cập nhật liên tục sản phẩm
[23]. Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn ñối thủ cạnh
tranh, các nhân tố sản xuất như ñất ñai, vốn và lao ñộng thường ñược xem
như là nguồn lực ñể tạo lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng
giá trị sử dụng cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc
nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm, lợi thế này cho phép thị
trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn ñối thủ [6].
2.5 Các công cụ sử dụng cạnh tranh
2.5.1 Công cụ cạnh tranh là chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng, trong nền kinh tế thị
trường mọi doanh nghiệp ñều xác ñịnh phương hướng sản xuất kinh doanh
trên cơ sở: “kết hợp chuyên môn hoá với ña dạng hoá sản xuất và kinh doanh
tổng hợp”. Chuyên môn hoá thông qua chiến lược chi phối bằng chi phí, chiến
lược khác biệt hoá nhằm tạo và cung cấp loại sản phẩm hàng hoá ñộc ñáo cho
thị trường, chiến lược liên kết sản phẩm, chiến lược sản phẩm kết hợp [24].
Chiến lược sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường
ñồng thời là phương pháp có hiệu quả tạo ra nhu cầu mới, ñể nghiên cứu thực
hiện chiến lược sản phẩm một cách tốt nhất, sản phẩm có vị trí trên thị trường
cần quan tâm ñến từng yếu tố nhỏ cấu thành nên sản phẩm:
- Nhãn hiệu cho sản phẩm: ñó là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng,
hình vẽ sự phối hợp của chúng có công dụng ñể xác nhận hàng hoá hay dịch
vụ và phân biệt chúng với các ñối thủ cạnh tranh.
32
- Bao bì hàng hoá: Nhiều nhà hoạt ñộng thị trường gọi bao bì là biến
thứ năm của makertting bổ sung cho sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến
mại nhưng phần lớn những người bán vẫn xem bao bì là một trong những yếu
tố của chính dịch vụ ñối với khách hàng.
Thời gian gần ñây bao bì ñã biến thành một trong những công cụ ñắc
lực trong cạnh tranh. Bao bì ñược thiết kế tốt có thể trở thành một tiện nghi
thêm ñối với người tiêu dùng, còn ñối với người sản xuất nó là phương tiện
kích thích tiêu thụ hàng hoá thêm [3].
- Thiết kế sản phẩm mới: do những thay ñổi nhanh chóng về thị hiếu,
công nghệ và tình hình cạnh tranh, công ty không chỉ dựa vào những sản
phẩm có sẵn ngày hôm nay. Người tiêu dùng muốn chờ ñợi những sản phẩm
mới và hoàn hảo. Các ñối thủ cạnh tranh cũng lỗ lực tối ña ñể cung cấp cho
người tiêu dùng những sản phẩm mới ñó. Vì thế mỗi doanh nghiệp ñều phải
có chương trình thiết kế sản phẩm mới phù hợp của mình.
2.5.2 Công cụ cạnh tranh chủ yếu
a) Chất lượng
Không một ai ñi mua sản phẩm mà lại không có lợi ích gì, hay nói cá._.ho
á
cô
n
g
ty
là
n
h
m
ạn
h
0.
06
2
0.
12
3
0.
18
3
0.
18
Tổ
n
g
cộ
n
g
1.
00
2.
64
2.
74
3.
07
Ng
u
ồn
:
ð
án
h
gi
á
củ
a
cá
c
ch
u
yê
n
gi
a
102
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty VIC
4.3.1 Những căn cứ ñể ñề xuất giải pháp
1. Căn cứ vào ma trận SWOT của công ty
Từ những thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty VIC trên ñịa bàn
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và dựa theo mô hình SWOT chúng tôi tiến hành
tổng kết lại những ñiểm mạnh, ñiểm yếu ñồng thời ñưa ra những cơ hội, thách
thức ñể có ñược cái nhìn tổng thể chính xác về công ty.
Bảng 4.19 Ma trận SWOT của công ty VIC
Doanh nghiệp ðiểm mạnh - S ðiểm yếu - W
M
ôi
tr
ư
ờ
n
g
ki
n
h
do
a
n
h
Ma trận SWOT
- Chất lượng sản phẩm tốt.
- Giá bán cạnh tranh hợp lý với
nhu cầu thị trường.
- Mạng lưới tiêu thụ rộng và
sâu, ñại lý trung thành.
- Hoạt ñộng hỗ trợ bán hàng
ñược chú trọng.
- Có uy tín thương hiệu.
- Có sản phẩm chủ ñạo.
- Có mối quan hệ tốt với tổ
chức hội.
- Mới chỉ tập trung vào sản
phẩm chủ ñạo.
- Chưa ña dạng sản phẩm.
- Hệ thống dây truyền sản xuất
chưa ñồng bộ.
- Tiềm lực kinh tế của ñại lý
chưa thực mạnh.
- Thiếu ñội ngũ nhân viên lành
nghề, kinh nghiệm.
C
ơ
hộ
i -
O
- Chính sách nhà nước thuận lợi
cho chăn nuôi phát triển.
- Thị trường rộng, nhiều công ty
thu hẹp thị trường ñể trách thua
lỗ nên tạo ra lỗ hổng thị trường.
- Vấn ñề an toàn thực phẩm
ngày càng ñược chú ý.
Kết hợp S - O
- ðẩy mạnh sản xuất các mặt
hàng có chất lượng cao.
- Nghiên cứu các biện pháp hạ
giá thành ñể tạo sự cạnh tranh
về giá.
- ðẩy mạnh dịch vụ sau bán
hàng, chăm sóc khách hàng.
- Phát triển kênh phân phối
theo chiều sâu.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các
ñối tác là chính quyền cơ sở.
Kết hợp W - O
- Mở rộng cơ cấu ña dạng hoá
sản phẩm.
- Chú trọng ñổi mới công
nghệ, dây truyền sản xuất.
- Xây dựng phát triển ñội ngũ
chuyên gia NC.TT.
-
T
há
ch
th
ứ
c
-
T
- Giá nguyên liệu tăng cao và có
nhiều biến ñộng.
- ðầu ra người nông dân bếch
bênh không ổn ñịnh.
- Dịch bệnh nhiều.
- Cạnh tranh gay gắt từ nhiều
hãng.
- Chưa chủ ñộng ñược nguồn
nguyên liệu.
- Hàng nhái, giả còn nhiều
Kết hợp S - T
- Tạo ra nơi tiêu thụ ổn ñịnh về
ñầu ra cho người nông dân.
- Tăng cường hỗ trợ nông dân
ñể ñầu tư lại sau dịch.
- Xây dựng qui hoạch vùng
nguyên liệu.
- Tuyên truyền và phối hợp ñể
giải quyết hàng nhái, hàng giả.
Kết hợp T - W
- ða dạng hoá sản phẩm ñể
nâng sức cạnh tranh.
- Có chiến lược ñào tạo ñể
chuyển hoá và nâng cao trình
ñộ cho nhân viên.
- Chú trọng nghiên cứu thị
trường, phát triển sản phẩm
mới.
103
2. Chiến lược kinh doanh
Qua tìm hiểu, phân tích thực trạng của công ty cho thấy công ty chưa
xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn mà chỉ xây dựng dựa trên kinh
nghiệm là chính, mục tiêu kế hoạch ñặt ra phụ thuộc nhiều vào sự biến ñộng
của thị trường. Do vậy, công ty cần thiết phải có một quy trình xây dựng
chiến lược kinh doanh hợp lý cho mình.Việc ñổi mới quy trình hoạch ñịnh
chiến lược kinh doanh của công ty cần thực hiện qua các bước sau
Bước 1: Xác ñịnh mục tiêu phát triển dài hạn cho công ty.
Mục tiêu dài hạn sẽ ñịnh hướng giúp cho công ty kích thích các nỗ lực,
hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực và thiết kế công việc.
Bước 2: Phân tích tình hình nội bộ công ty.
ðiều này cho phép ñánh giá khả năng của doanh ghiệp có thể nắm bắt
và thống trị ñược các cơ hội kinh doanh sắp tới hay không. Công ty phải ñánh
giá ñúng ñiểm mạnh, ñiểm yếu của mình trên cơ sở phân tích kỹ càng những
lợi thế cũng như những hạn chế so với các ñối thủ cạnh tranh khác.
Trong chiến lược kinh doanh phải ñặc biệt quan tâm ñến việc khai thác
thế mạnh, mọi nguồn lực phải tập trung nhằm tận dụng khai thác những ưu
thế của công ty (bao hàm toàn bộ những khả năng về tài sản có sẵn hay tiềm
năng của công ty, chủ yếu thuộc về vật lực, nhân lực và các lợi thế khác: uy
tín, danh tiếng, vị trí ñịa lý, ñiều kiện về thông tin,...), tức là có thể ñánh giá
không chỉ những lợi thế chuyền thống, hữu hình, mà cả những lợi thế vô hình.
Cần phân biệt nội lực ñể hoạch ñịnh chiến lược với phân tích kết quả
hoạt ñộng kinh doanh của công ty. Kết quả kinh doanh chỉ cho thấy thực trạng
kinh doanh của công ty tại một thời ñiểm nhất ñịnh, chứ chưa cho thấy sức
mạnh tiềm ẩn trong tương lai. Vì vậy, ñể hoạch ñịnh chiến lược ñược chính
xác cần thay ñổi cách phân tích truyền thống bằng cách phân tích chiến lược.
104
Mỗi công ty phải tìm thấy ñiểm mạnh của mình, ñiểm mạnh mà ñối thủ không
có hoặc yếu hơn ñể từ ñó ña ra các giải pháp chiến lược trong kinh doanh.
Bước 3: Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài.
Trong bước này cần lượng trước ñược các thách thức, các tình huống
nguy hiểm ñối với công ty cũng như các cơ hội mà doanh nghiệp có thể tận
dụng. Việc dự báo này chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng
chắc chắn bấy nhiêu và trong phân tích phải thấy cơ hội và nguy cơ có mối
quan hệ biện chứng với nhau, chuyển hóa lẫn nhau. Nếu công ty không nắm
ñược cơ hội thì bản thân ñấy cũng là một nguy cơ, ngược lại nếu khắc phục
ñược nguy cơ thì sẽ có ñộng lực to lớn ñể vượt lên làm xuất hiện cơ hội mới.
Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài phải xác ñịnh ñược các
nhân tố kinh tế, công nghệ, xã hội, chính trị có ảnh hưởng trực tiếp tới phân
ñoạn thị trường của công ty. ðặc biệt kết quả phân tích nhu cầu sẽ là những
gợi ý quan trọng trong việc hoạch ñịnh chiến lược kinh doanh của công ty,
cho phép xác ñịnh và lựa chọn các chiến lược như chiến lược sản phẩm, chiến
lược phân phối, chiến lược xúc tiến tiêu thụ, cung ứng hàng cũng là yếu tố
cần phân tích kỹ lưỡng, nhất là những thông tin liên quan ñến ñối thủ cạnh
tranh.
Trong phân tích, dự báo, công ty phải phân tích năng lực các ñối thủ
cạnh tranh và phương thức hoạt ñộng của họ ñể chủ ñộng lựa chọn cách ứng
xử phù hợp nhất trong ñiều kiện cạnh tranh. Trong phân tích môi trường kinh
doanh bên ngoài, công ty cần thay ñổi cả phương pháp lẫn ñối tượng phân
tích theo hướng sử dụng các phương pháp hiện ñại, kết hợp phân tích từ xa
ñến gần mới có thể ñưa ra ñược các kết quả chính xác.
Bước 4: Xác ñịnh quan ñiểm, mục tiêu chiến lược.
ðây là một trong những nội dung quan trọng trong hoạch ñịnh chiến
lược kinh doanh. Công ty phải xác ñịnh ñược hướng ñi của mình và cụ thể
105
hóa thông qua các quan ñiểm và mục tiêu chiến lược. Công ty cần xác ñịnh rõ
quan ñiểm phát triển của mình theo hướng thị trường, trong ñó xác ñịnh rõ
khách hàng của công ty.
106
Bước 5: Dự tính các khả năng và giải pháp chiến lược.
Trên cơ sở những kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
kết hợp với ñánh giá nội lực công ty phải dự tính ñược khả năng phát triển và
giải pháp chiến lược ñể thực hiện ñược mục tiêu, ñịnh hướng ñã xác ñịnh.
Bước 6: Lựa chọn chiến lược.
Dựa trên sự so sánh các giải pháp chiến lược, công ty sẽ tiến hành lựa
chọn chiến lược tối ưu nhất cho mình.
Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sáng tạo, của khoa học quản lý,
nó quyết ñịnh sự thắng lợi hay thất bại của công ty trong quá trình cạnh tranh.
3. Kế hoạch kinh doanh
Trong thời gian qua công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công
ty ñã ñược cải thiện. Công ty chủ ñộng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của mình trên cơ sở tự ñánh giá khả năng về vốn, nguồn hàng và nhu
cầu khách hàng. Các chỉ tiêu kế hoạch ñã ñảm bảo có lãi.
Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty cần chú ý:
- Hoạt ñộng kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố khách quan
bên ngoài như ñiều kiện khí hậu thời tiết, sự biến ñộng của giá cả ñầu ra, giá
nhuyên liệu ñầu vào, dịch bệnh những thay ñổi bất ngờ của nhu cầu khách
hàng,... ñiều này ñòi hỏi việc chỉ ñạo thực hiện kế hoạch kinh doanh phải
năng ñộng. ðể ra quyết ñịnh và có biện pháp xử lý kịp thời người lãnh ñạo
cần nắm ñược những thông tin liên quan tới hoạt ñộng kinh doanh của công ty
và phản ứng của khách hàng một cách thường xuyên liên tục chứ không phải
làm theo một ñịnh kỳ nào ñó.
- Sự chậm trễ của thông tin sẽ dẫn ñến việc ra quyết ñịnh hoặc là không
ñúng ñắn, hoặc quá muộn, gây nên những thiệt hại lớn cho công ty. Vì vậy,
công ty cần xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu thông tin. Cơ sở dữ liệu
107
thông tin bao gồm tất cả thông tin trong hiện tại và trong quá khứ, về các ñối
thủ cạnh tranh, về khách hàng,…
- Kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty hầu như chỉ là kế hoạch
tác nghiệp mang tính chiến thuật. Các kế hoạch kinh doanh của công ty chỉ
quan tâm tới mục tiêu doanh số và sản lượng và các biện pháp ñể tăng thị
phần trước mắt, chứ chưa quan tâm nhiều ñến việc làm thế nào ñể củng cố vị
thế của công ty trên thị trường, tạo hình ảnh vững chắc của công ty trong nhận
thức của khách hàng so với các ñối thủ cạnh tranh.
- ðể kế hoạch kinh doanh của công ty ñạt ñược mục tiêu, công ty cần
hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường, cần có sự phân tích, ñánh giá từ
tổng quát ñến chi tiết phù hợp với công ty. Nghiên cứu thị trường là nghiên
cứu về quy mô, cơ cấu và sự vận ñộng của thị trường, phân tích các nhân tố
của môi trường (môi trường kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ, các ñối thủ
cạnh tranh,...) cung cầu về loại hàng hóa của công ty mình.
4. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
- Mục tiêu tăng trưởng: ðối với thị trường khu vực Nghệ An và Hà
Tĩnh tốc của tăng trưởng của các năm từ 20 - 25%. Trong ñó, ñể tăng nhanh
doanh số và lợi nhuận mục tiêu ñặt ra cho những năm của chiến lược ( 2008 -
2012) tăng bình quân 25 - 30%, giai ñoạn 2012 - 2015 tăng bình quan 15 -
20%/năm
- Mục tiêu phát triển thị trường và sản phẩm: sản xuất kinh doanh và
lợi nhuận là hai khái niệm không thể tách rời nhau trong cơ chế thị trường, bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của mình
có lợi nhuận và càng tạo ra nhiều lợi nhuận càng tốt. Chính vì thế doanh
nghiệp không ñược phép bỏ qua bất cứ cơ hội thị trường nào, nhất là những
thị trường tiềm năng, cũng như không ñược phép bỏ qua bất cứ cơ hội sản
phẩm nào có khả năng ñem lại lợi nhuận cho công ty.
108
ðể ñạt ñược những mục tiêu trên và làm bàn ñạp cho sự phát triển của
những năm tiếp theo cần xây dựng ñược hệ thống thị trường vững mạnh.
+ Phát triển thị trường:
- Củng cố và thâm canh thị trường truyền thống, mở rộng khai thác
theo chiều sâu và rộng với thị trường mới và thị trường một số nước lân cận
như Lào và Camphuchia. Thị trường bảo ñảm lưu thông hàng hoá thông suốt,
ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại, thị phần của công ty
chiếm khoảng 14% tổng thị trường TACN cả nước, mục tiêu trong thời gian
tới, phấn ñấu tăng thị phần bình quân 3 - 5%/năm.
Mở rộng mạng lưới ñại lý trên tất cả các ñịa bàn ñặc biệt là ñịa bàn
nông thôn và các vùng trọng ñiểm chăn nuôi, thu hút sự tham gia mạng lưới
của nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô, hình thức, tổ chức bằng các
chính sách hỗ trợ ñầu tư, chính sách bán hàng.
+ Phát triển sản phẩm: ñặt khách hàng là trọng tâm ñể ngày càng hoàn
thiện chiến lược sản phẩm của công ty, thường xuyên cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, ña dạng hoá sản phẩm ñể ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng.
- Mục tiêu luôn luôn ñổi mới công nghệ ñể ñáp ứng nhu cầu ngày một
cao của khách hàng.
Thờng xuyên nghiên cứu và cải tiến công nghệ, ñầu tư dây chuyền
công nghệ mới, hiện ñại ñể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt; sản
phẩm cao cấp, chất lượng cao.
Mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Tiết kiệm tối ña các chi
phí quản lý hành chính, chi phí dự trữ, chi phí sản xuất; Tăng cường ñầu tư
các thiết bị tự ñộng ở những khâu sản xuất còn nặng tính thủ công ñể tăng
năng lực sản xuất, quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, giảm tiêu hao nguyên
vật liệu, mạnh dạn tinh giảm lao ñộng dư thừa, lao ñộng không có hiệu quả,...
109
nhằm mục ñích giảm giá thành sản phẩm từ 3 -5%, tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
110
4.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh trạnh của công ty và năng lực
cạnh tranh về sản phẩm của công ty
Qua phân tích thực trạng cạnh tranh của công ty VIC chúng tôi thấy
nguy cơ tụt hậu vẫn có thể xảy ra nếu công ty không tìm hướng ñi thích hợp.
ðể công ty không ngừng cải thiện vị trí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường và phát triển bền vững chúng tôi ñưa ra một số giải pháp ñể tăng
cường khả năng cạnh tranh của công ty VIC trên ñịa bàn hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh cụ thể như sau:
4.3.2.1 Giải pháp về mặt thị trường
1. Tăng cường mở rộng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Như
chúng ta ñã biết sản phẩm TACN có tới tận nơi người chăn nuôi hay không là
phụ thuộc vào hệ thống phân phối và công ty nào có ñược hệ thống phân phối
mà tiếp cận ñược càng gần người chăn nuôi và càng thuận lợi cho người chăn
nuôi mua thì càng dễ tiêu thụ ñược nhiều sản phẩm.
- Tăng cường khai thác phát triển thị trường theo chiều sâu. Chú trọng
thâm canh những thị trường trọng tâm của vùng chăn nuôi và khai thác những
thị trường mới.
- Củng cố phát triển, mở rộng hệ thống mạng lưới bán lẻ rộng khắp.
- Tạo ra kênh phân phối mới phát triển song song với hệ thống phân
phối hiện tại như xây dựng các tổ hợp chăn nuôi, câu lạc bộ chăn nuôi ñể
cung cấp hàng trực tiếp từ nhà máy xuống tổ hợp, câu lạc bộ và các trang trại
chăn nuôi qui mô lớn. Theo chúng tôi nếu thực hiện tốt giải pháp này thì sản
phẩm của công ty sẽ có mặt ở tất cả các thị trường và tạo nhiều ñiều kiện
thuận lợi cho người chăn nuôi lựa chọn, có nhiều cơ hội giảm giá thành sản
phẩm do giảm bớt khâu trung gian và ñáp ứng một cách thoả ñáng nhu cầu
lựa chọn sản phẩm của khách hàng.
2. Phân tích khả năng nhu cầu của thị trường.
111
Tìm cách phát hiện những khả năng mới mở cửa thị trường và thị
trường mới. Không một công ty nào có thể chỉ phát triển và mãi trông cậy vào
các sản phẩm và thị trường truyền thống, thị trường ngày hôm nay của mình.
Vì thế cần, phát triển và tìm kiếm thị trường mới, tạo ra sản phẩm mũi nhọn
có sức cạnh tranh, có thương hiệu ñể khẳng ñịnh vị thế trên thị trường.
3. Tăng thị phần trong tổng thị trường khu vực. Trong phân tích thị
phần sản phẩm của công ty VIC ta thấy tại thị trường khu vực nghiên cứu
năm 2007 sản lượng bán hàng của công ty ñạt 6.210 tấn, chiếm 23,9% thị
phần, tuy hiện tại thị phần của công ty ñang ñứng ñầu và ở vị trí cao hơn so
với các ñối thủ cạnh tranh nhưng với thị phần như vậy chưa có gì ñể khẳng
ñịnh công ty có vị trí vững chắc và phát triển lâu dài ñược mà cần thiết phải
tiếp tục nâng sản lượng ñể thị phần của công ty chiếm khoảng 40 - 45% thị
phần. Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường và kinh nghiệm của các
công ty lớn thì khi nào thị phần của công ty chiếm trên 40% thị phần khu vực
thì lúc ñó công ty mới có thể làm chủ ñược thị trường.
4.3.2.2 Tăng cường tiềm lực nội bộ của công ty
* Phát huy nhân tố con người, nâng cao trình ñộ nghiệp vụ và phát triển
ñội ngũ nhân viên có trình ñộ cao.
Con người là là trung tâm của mọi hoạt ñộng, quyết ñịnh và ảnh hưởng
lớn ñến sự thành bại của công ty vì vậy công ty cần phải chú trọng nhiều hơn
ñến khâu tổ chức ñào tạo, nâng cao nghiệp vụ trình ñộ nhân viên, ñồng thời
sắp xếp lao ñộng hợp lý ñể phát huy tính sáng tạo, sự nhiệt tình khi làm việc.
Công ty cần phát huy và xây dựng tốt hơn môi trường làm việc và nền
văn hoá công ty ñể tăng thêm tinh thần ñoàn kết, hợp tác giữa các bộ phận.
Tăng cường công tác thi ñua khen thưởng và khuyến khích kịp thời ñối
với nhân viên nhằm thúc ñẩy hiệu quả làm việc của nhân viên và sự thi ñua
giữa các bộ phận các cá nhân với nhau.
112
Thị trường thì luôn luôn biến ñộng và nhu cầu luôn thay ñổi do vậy
người bán hàng, tiếp thị cần phải nắm bắt ñược nhanh chóng sự thay ñổi này
ñể ñiều chỉnh chính sách và ñáp ứng kịp thời các yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra do ñặc thù của thị trường TACN ñòi hỏi người bán hàng tiếp thị phải
hiểu về kỹ thuật chăn nuôi, chuyên môn thú y. Hiện nay khâu xử lý theo dõi
phản hồi ở Nghệ An và Hà Tĩnh còn mỏng nên vì vậy công ty cần có giải
pháp khắc phục ñể ñảm bảo số lượng và chất lượng nhân sự phục vụ thị
trường.
Tuy nhiên do sự ña dạng và chiến lược thu hút sử dụng con người của
các công ty là khác nhau nên Công ty VIC cần chú ý vần ñề sử dụng nhân sự
sau ñào tạo tránh tình trạng chảy máu nguồn nhân sự.
* Nâng cấp hệ thống máy móc dây truyền sản xuất.
Trong lĩnh vực sản xuất TACN, quá trình sản xuất ra sản phẩm cho thấy
chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc sản phẩm phụ thuộc rất nhiều
vào dây chuyền, công nghệ sản xuất, ngoài ra với hệ thống máy móc dây
chuyền hiện ñại sẽ tạo ra năng suất cao và tiết kiệm nhiều chi phí. Công ty VIC
là một doanh nghiệp mới chỉ tập trung ñầu tư sản xuất các sản phẩm chủ ñạo là
hàng ñậm ñặc nên hệ thống máy móc cũng mới dừng lại ở việc phù hợp với xu
hướng sản xuất hiện tại của công ty. Chính vì vậy Công ty VIC cần ñầu tư, ñổi
mới, nâng cấp công nghệ và thay thế một số hệ thống dây chuyền sản xuất cũ,
áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ tiến bộ ñể có thể tạo ra nhiều chủng
loại sản phẩm và tăng năng suất lao ñộng từ ñó giảm giá thành sản xuất.
4.3.2.3 Hoạch ñịnh chiến lược sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Duy trì và ổn ñịnh và phát triển các sản
phẩm mũi nhọn có chất lượng mà ñã ñược thị trường khẳng ñịnh.
Thực hiện ña dạng hoá sản phẩm, ñặc biệt là cần phải chú trọng phát
triển ñầu tư ñể ñưa ra thị trường các sản phẩm hỗn hợp nhằm ñáp ứng nhu cầu
thị hiếu người tiêu dùng giúp công ty tăng sản lượng, doanh số bán và dễ mở
rộng thị trường.
113
Trong chiến lược kinh doanh, công ty cần phải tính ñến việc phát triển
sản phẩm mới, do vậy cần phải nghiên cứu thái ñộ phản ứng của người tiêu
dùng ñối với sản phẩm ñể kịp thời có chiến lược giải pháp cần thiết. Phát triển
sản phẩm mới nhằm tăng cường khả năng nắm bắt các cơ hội thị trường mới
nhằm giảm bớt rủi ro gắn liền với những thay ñổi của nhu cầu và thị trường.
4.3.2.4 Tăng cường các biện pháp tiếp thị, quảng cáo bán hàng.
- ðẩy mạnh các dịch vụ trước và sau bán hàng: Tăng cường các hoạt
ñộng tư vấn, hội thảo, khảo nghiệm, phản hồi,... từ ñó giúp người chăn nuôi
biết cách chọn giống, thay ñổi tập quán và phương thức chăn nuôi truyền
thống, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới nhằm sử dụng hiệu quả thức ăn chăn
nuôi, tuyên truyền tư vấn giúp người chăn nuôi phân biệt hàng giả, hàng
nhái,... Nếu làm tốt dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng và can thiệp hỗ trợ người
chăn nuôi kịp thời giúp họ giải quyết các khó khăn vướng mắc và tạo ñược
mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa người chăn nuôi và công ty.
Dịch vụ ñóng vai trò quan trọng, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm tin
tưởng khi ñược phục vụ tốt và công ty sẽ ñạt ñược mục tiêu là bán hàng và
xây dựng uy tín với khách hàng.
- Tăng cường ñầu tư chiều sâu các hoạt ñộng quảng cáo: Công ty cần
tăng cường các hoạt ñộng quảng cáo hấp dẫn, gây ấn tượng ñể thu hút khách
hàng và kích thích sự chú ý của người mua thông qua các phương tiện thông
tin ñại chúng và các hình thức quảng cáo khác. Quảng cáo và tuyên truyền
trong truyền tin phải hướng tới ñồng thời ba mục tiêu: Thông tin, tính thuyết
phục và gợi nhớ. Các thông ñiệp ñưa ra phải dựa vào ñặc tính và nguồn gốc
sản phẩm, gây chú ý ñến ñiều gì ñó của sản phẩm ñối với khách hàng
- Cần tăng cường các chương trình khuyến mại ñể kích thích và tăng
thêm sự hấp dẫn về chế ñộ chính sách ñối với các ñại lý và người chăn nuôi
khi lựa chọn sử dụng sản phẩm.
- Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, phân tích ñối thủ cạnh
114
tranh một cách rõ ràng có hệ thống bởi vì có nghiên cứu thị trường và ñối thủ
cạnh tranh mới giúp công ty ñưa ra giải pháp thích hợp ñể gành chiến thắng
trong cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4.3.2.5 Tăng cường mối quan hệ hợp tác với ñối tác liên quan
* Tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài: Trong lĩnh
vực TACN thì nguyên liệu ñể phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp chủ yếu
là nhập ngoại vì vậy ñể có nguồn nguyên liệu kịp thời, chất lượng phục vụ sản
xuất cũng như chủ ñộng ñược nguồn nguyên liệu với giá thành thấp thì công
ty cần tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, tổ
chức ñối tác nước ngoài nhằm tạo dựng ñược mối quan hệ chặt chẽ giúp cho
công tác thu nua nguyên liệu ñược thuận lợi dễ dàng.
* Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các tổ chức hội ñoàn
thể trong nước như Hội nông dân, hội phụ nữ, ñoàn thanh niên,... ñể phối kết
hợp trong công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm một cách hiệu quả, tiết
kiệm.
4.3.2.6 Tăng cường mở rộng các hoạt ñộng kinh doanh khác có liên quan
nhằm hỗ trợ cho hoạt ñộng kinh doanh TACN
ðể thực hiện chiến lược cạnh tranh lâu dài và ñạt mục tiêu thị phần lớn
Công ty VIC nên xem xét thêm việc liên kết mở rộng ñầu tư sang lĩnh vực
cung cấp con giống và thuốc thú y vì ñây là 2 vấn ñề liên quan mật thiết ñến
việc tiêu thụ TACN. Thực tế cho thấy bán ñược con giống là bán ñược TACN
ñi theo nên công ty cần xem xét ñầu tư thêm vào lĩnh vực này.
Công ty cần quan tâm và xây dựng kênh thu mua lại sản phẩm của
người chăn nuôi ñể tạo niềm tin cho người chăn nuôi khi quyết ñịnh ñầu tư
thêm vì ñây là một vấn ñề khó khăn mà chưa có hướng giải quyết. Nếu công
ty tổ chức thu mua ñược sản phẩm cho người chăn nuôi thì sẽ tạo ñược nhiều
hơn niềm tin cho họ và khách hàng sẽ yên tâm và quan tâm dùng nhiều hơn
ñến sản phẩm của công ty. Giải quyết ñược ñầu ra cho người chăn nuôi sẽ
115
giúp công ty tăng nhiều hơn uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngành Nông nghiệp nói chung chăn nuôi nói riêng chịu tác ñộng nhiều
của các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thời tiết.... nên công ty cần sớm có
kiến nghị phối hợp với người chăn nuôi ñề xuất và tham gia ñóng phí và các
hình thức bảo hiểm cho vật nuôi ñể hạn chế rủi ro, giúp người chăn nuôi yên
tâm ñầu tư và gắn bó với công ty.
116
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu ñề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
Thứ nhất: Công ty có nhiều ñiều kiện thuận lợi trong việc sản xuất
TACN vì: ðịa ñiểm xây dựng công ty gần cảng biển, giao thông thuận lợi.
Công ty có nhiều cơ sở sản xuất nên công tác phục vụ thị trường nhanh
chóng, nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công, quản lý thấp.
Thứ hai: Công ty VIC ñã tạo ñược chỗ ñứng nhất ñịnh trên thị trường,
sản phẩm của công ty ñã tạo ñược sự tin dùng, ủng hộ của người chăn nuôi,
có sản phẩm mũi nhọn vượt trội. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm của công ty
chưa ña dạng và phong phú.
Bên cạnh ñó thì hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là 2 tỉnh thuộc khu vực
Bắc Trung Bộ nên có nhiều bất lợi về ñịa hình, ñiều kiện khí hậu thời tiết
khắc nhiệt, tập quán và qui mô chăn nuôi còn hạn chế,... nên khó khăn trong
công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin kịp thời ñể kích thích người tiêu
dùng làm hạn chế và ảnh hưởng ñến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba: Thị trường TACN trên ñịa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất
ña dạng: ða dạng về chủng loại TACN, ña dạng về các công ty kinh doanh trên
ñịa bàn, ña dạng về hệ thống phân phối, tập quán chăn nuôi và công ty VIC ñã
có chiến lược cạnh tranh khá phù hợp ñể áp dụng trên ñịa bàn, ñặc biệt là ñã ñặt
nhà máy sản xuất tại khu vực này và với chỉ hơn 2 năm hoạt ñộng và tham gia
vào thị trường kết quả sản lượng ñã tăng lên ñáng kể và năm 2007 ñã vươn nên
ñứng ñầu về sản lượng TACN tại ñịa bàn. Tuy nhiên với vị trí ñó cũng không thể
chủ quan ñược và cần phải có mục tiêu nâng cao thị phần hơn 40 ñến 50%.
Thứ tư: Cơ chế chính sách của ðảng và chính quyền hai tỉnh tạo ñiều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do hội nhập và tham gia vào kinh doanh trong
lĩnh vực TACN. Có nhiều ưu tiên và quyết ñịnh hỗ trợ cho ngành chăn nuôi phát
triển với mục tiêu tăng nhanh và ñẩy mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi thành
117
ngành nghề chính, ñây là tiền ñề cho quá trình sử dụng TACN.
Thứ năm: Qua phân tích thực trạng cạnh tranh trên thị trường TACN tại
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chúng tôi thấy tiềm năng tiêu thụ TACN càng
lớn, Trình ñộ nhận thức của người kinh doanh và người chăn nuôi ngày càng
tốt hơn và có nhiều xu thế chuyển sang tiêu thụ, kinh doanh các mặt hàng sản
phẩm có thương hiệu, uy tín và có chất lượng cao, ñây là cơ hội nhưng cũng
là thách thức cho công ty VIC trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
ñể chiếm lĩnh thị trường.
5.2 Kiến nghị
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ñược cấu thành từ nhiều yếu
tố khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ...Mỗi biến ñổi của từng
yếu tố ñều ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nhà
nước cần xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật ñồng bộ, ñảm
bảo tính ổn ñịnh lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội
nhập. Việc kiến tạo một khuôn khổ pháp luật ñể các danh nghiệp ñược cạnh
tranh bình ñẳng là một việc hết sức quan trọng trong ñó ñạo luật về cạnh tranh
có vị trí ñặc biệt.
Kiên quyết xử lý việc vi phạm sở hữu trí tuệ, làm giả, làm nhái và vi
phạm bản quyền.
Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường ñể hỗ trợ
cho các doanh nghiệp.
Có mức thuế suất phù hợp, miễn giảm thuế ñối với các mặt hàng
nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN mà trong nước không có và tạo ñiều kiện
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Qui hoạch vùng tập trung ñể sản xuất nguyên liệu phục vụ cho chăn
nuôi và vùng chăn nuôi khuyến khích cho phát triển qui mô chăn nuôi lớn.
Có phương án hỗ trợ cho việc cải tạo ñàn giống vật nuôi, hỗ trợ xây
118
dựng các trung tâm giết mỗ tập trung và quan tâm ñến bảo hiểm nông nghiệp
ñặc biệt cho các loại gia súc sinh sản và ñại gia súc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ðinh Văn Ân (2003), ðề án nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
hoá dịch vụ Việt Nam, Uỷ Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
2. Bộ Kế hoạch và ðầu tư, Viện chiến lược Phát triển (1999), Tổng quan
về cạnh tranh công nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Bộ nông nghiệp & PTNT (2004), Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của
ngành nông nghiệp Việt nam, Hà Nội.
4. Các Mác ( 1978), Mác - Ăng ghen toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội
5. Các vấn ñề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh và kiểm soat
ñộc quyền cạnh tranh (2002), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
6. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính Trị Quốc gia,
Hà Nội.
7. Vũ Chí Cường, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa khu vực dân doanh tỉnh Nghệ An, Luận Văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Học Viện Chính Trị.
8. D. Begg, S.Fischer và R.Dornbusch (1992) - Kinh tế học (tập I), NXB
Giáo dục Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Dũng (2000), Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
10. Fairbanks,M.and Lindsay (2004), Marketing ñịa phương, Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright.
119
11. ðỗ Thị Huyền (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh một số sản phẩm
chủ yếu tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu, Luận văn Thạc sĩ,
Trường ðại học Nông nghiệp I - Hà Nội.
12. Michael Poter (1985), Lợi thế cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội
13. Vũ Trọng Lân (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doang nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
14. Nguyễn Văn Lịch (2005), Chính sách cạnh tranh trong hội nhập kinh
tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế, tháng 4/2004.
15. P.A. Samuelson và W.D.Nordhous (1989) - Kinh tế học (tập 2 - XB lần
2), Viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
16. Philip Kotler (1999), Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội
17. Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
dệt may xuất khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Trường ðại học thương mại.
18. Nguyễn Năng Phúc (2006), “Phân tích chất lượng sản phẩm hàng hoá
trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 8/2006
19. Hoàng Phương (2005), Quản lý marketing trong thế kỷ 21, Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khoá 2005-2006.
20. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai ñoạn mới,
Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ðại học Thương mại, Hà Nội.
21. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp thương mại Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, ðề tài cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
ðề tài cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
120
23. Lê Hồng Tiệm (2005), Một vài nhân thức về cạnh tranh, Thông tin
những vấn ñề kinh tế chính trị.
24. Trung tâm ñào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp (1999), Chiến lược
kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, ðại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
25. Trung tâm biên soạn Từ ñiển Bách khoa Việt Nam (1995)- Từ ñiển
Bách khoa Việt Nam tập I - Hà Nội.
26. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000), Cơ sở khoa học
và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB
Lao ñộng, Hà Nội.
27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Chương trình phát
triển LHQ (2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao
thông vận tải, Hà Nội.
121
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2572.pdf