BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ
TẤN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG DƯỚI GÓC NHÌN CỦA THI
PHÁP HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thư chúc mừng gửi các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên cả nước nhân
dịp khai giảng năm học mới 2003-2004
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Giảng dạy truyện ngắn lỗ tấn ở trường Trung học phổ thông (THPT) dưới góc nhìn của thi pháp học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chủ tịch nước Trần Đức Lương chỉ thị :
“các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể đồng bào
đồng chí quan tâm chăm lo hơn nữa sự nghịêp phát triển giáo dục, dành những điểu
kiện tốt nhất cho việc học tập rèn luyện, phấn đấu cuả con em chúng ta” ( dẫn theo
báo Tuổi Trẻ, ngày 1/ 9/2003 ). Chỉ thị cuả chủ tịch nước đã cho thấy sự quan tâm
sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục cuả Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh ấy, việc
dạy học nói chung, dạy Văn nói riêng trong nhà trường THPT đang diễn ra với
những điều kiện thuận lợi như vậy.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác , văn chương là hoạt động cuả con
người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo qui luật cuả cái đẹp” (Mác). Trong dạy học
Văn, giáo viên là chiếc cầu nối không thể thiếu để học sinh đến được với những giá
trị đích thực cuả tác phẩm văn chương. Bằng tâm huyết, tri thức và khả năng sư
phạm cuả mình, người thầy sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, khơi gợi
sự hứng thú và niềm yêu mến văn chương ở các em. Và cũng chính từ đây, các em
sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy Van hiệu quả ấy, bởi nói như Arixtốt “văn học
nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người”, khiến con người
lớn lên
Quan điểm giáo dục cuả chúng ta là giáo dục toàn diện nhằm nâng cao văn
thể, mĩ ở mỗi con người. Môn văn học trong nhà trường cũng không nằm ngoài
hướng đi ấy bằng việc cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng thể về Văn học
Việt Nam và Văn học nước ngoài.
Trong quan hệ rộng mở đón chào những tinh hoa Văn học nước ngoài, Lỗ Tấn
là một trong những nhà văn ngoại quốc được trân trọng, yêu mến , đồng cảm và học
hỏi nhiều nhất ở Việt Nam. Ông là một nhà văn vĩ đại, chiến đấu không mệt mỏi
cho sự nghiệp của dân tộc, một nhà tư tưởng, một nhà giáo dục có uy tín, một nhà
nghiên cứu dịch thuật góp nhiều công lao cho nền văn học hiện thực mới. Tác phẩm
cuả ông luôn giúp ta khám phá ra những ý nghiã tích cực, đằm thắm, nồng nàn
trong tình yêu thương và sự căm giận. Bởi thế văn chương Lỗ Tấn sống mãi trong
nhịp đập trái tim của mọi dân tộc có cùng hướng đi.
Có thể nói, di sản văn chương Lỗ Tấn để lại có một tầm vóc khổng lồ, bao
gồm rất nhiểu thể loại khác nhau : tạp văn, kịch, thơ, truyện. Nhưng có lẽ đậm đà và
thể hiện rõ phong cách, tư tưởng, tài năng và mục đích sáng tác cuả ông hơn cả là
mảng truyện ngán . Ở thể loại này, dù dung lượng nhỏ, ít lời nhưng dồn nén, chất
chứa bao suy tư trăn trở của nhà văn trên hành trình tìm đường cho dân tộc Trung
Hoa đang héo úa, lụi tàn dưới sức nặng 4000 năm lịch sử cuả ý thức hệ phong kiến.
Thiết nghĩ, việc đưa truyện ngan cuả Lỗ Tấn vào giảng dạy ở phổ thông là cần
thiết bởi những tác phẩm cuả ông không chỉ có giá trị cao về mặt nột dung và nghệ
thuật, mà còn vì tác giả của chúng là một tấm gương sáng cho lòng trung thành thuỷ
chung với dân tộc Trung Hoa, một gương mặt tiêu biểu đại diện cho một thời đại
thăng trầm trăn trở và vươn lên.
Thực tế cho thấy ở phổ thông khi giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác
phẩm Lỗ Tấn nói riêng, đa số giáo viên rất ngại dạy. Dường như trong chương
trình,Văn học nước ngoài vẫn còn là vùng đất thiêng với cả giáo viên và học sinh.
Phải chăng sự cách biệt về văn hoá, về ngôn ngữ là một rào cản khiến Văn học nước
ngoài ít được chủ động đón nhận ở phổ thông?
Có thể nói, giảng dạy Văn học nước ngoài nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói
riêng trong nhà trường không phải là một công việc đơn giản. Dạy thế nào cho hay,
cho hấp dẫn lại càng khó khăn bội phần . Dạy Van trong nhà trường có những yêu
cầu và nhiệm vụ khắt khe riêng, bởi văn học vừa là một khoa học , đồng thời cũng
là bộ môn nghệ thuật đầy phức tạp. Thêm vào đó, cảm thụ và giảng dạy tốt những
tác phẩm cuả Lỗ Tấn cũng không đơn giản chút nào bởi những truyện ngắn cuả ông
được sáng tác dưới góc nhìn cuả một nhà báo, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà giáo,
nhà văn, trong một bối cảnh đầy biến động cuả đất nước Trung Hoa, nên có những
điều không phải một sớm một chiều chúng ta có thể giải mã hết được.
Ơ trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc nhiều với thể loại truyện ngắn nên
việc giảng dạy sao cho thành công là điều hết sức cần thiết. Nó có tác dụng nâng
cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh.
Nghiên cứu thi pháp là nghiên cứu văn học trong tính thống nhất giữa nội dung
và hình thức một cách có qui luật. Từ khi có văn chương đã xuất hiện nó rồi, chừng
nào tác phẩm nghệ thuật ngôn từ còn hiện diện thì chừng ấy còn có thi pháp. Nghĩa
là trong khoa học nói chung, phương pháp này không phải không quen thuộc,
nhưng trong giảng dạy văn học nói chung, giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn nói riêng,
có thể nói phương pháp này còn khá mới mẻ. Xuất phát từ những yêu cầu trên, xuất
phát từ việc khảo sát thực tế giảng dạy ở phổ thông, cùng với những kiến thức tiếp
nhận được từ bộ môn giáo học pháp, chúng tôi mạnh dạn đề xuất việc giảng dạy
truyện ngắn Lỗ Tấn ơ trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp
học, không ngoài mục đích giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện
và chính xác hơn về những tác phẩm cuả Lỗ Tấn được dạy và học trong nhà trường
phổ thông
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Lỗ Tấn, cũng như đề xuất những phương
hướng khám phá vẻ đẹp trong các truyện ngắn của ông là một công việc khá lý thú
nhưng cũng không đơn giản. Đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường
Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi pháp học, nói chung chưa có công
trình nào đi vào nghiên cưú một cách trực tiếp, cụ thể và chi tiết. Tuy nhiên đối với
một số truyện ngắn của Lỗ Tấn có trong khuôn khổ cuả đề tài này và những vấn đề
liên quan trực tiếp đến phương pháp giảng dạy văn học nói chung thì cũng đã có
khá nhiều công trình, bài viết cuả nhiều nhà nghiên cứu. Vì Lỗ Tấn là một nhà văn
nước ngoài nên những tài liệu nghiên cứu về ông của các học giả nước ngoài, đặc
biệt là Trung Quốc cũng sẽ không ít. Song do phạm vi đề tài, chúng tôi không thể
khảo sát hết được những công trình ấy, mà chỉ chú trọng vào những công trình
nghiên cưú chính của các tác giả trong nước có liên quan trực tiếp đến đề tài. Trên
tinh thần ấy chúng tôi mạn phép chia những tác phẩm, những bài viết đã chọn lọc
thành hai nhóm lớn theo góc độ phạm vi đối tượng nghiên cứu và phương pháp
giảng dạy :
Nhóm thứ nhất : những bài viết, bài nghiên cứu về Lỗ Tấn và một số truyện
ngắn cuả ông được giảng dạy ở phổ thông (Thuốc , AQ chính truyện, Cố hương).
Chẳng hạn : Anh Đức có bài viết Lỗ Tấn , bậc thầy truyện ngắn, (Kiến thức ngày
nay 9/1991). Lương Duy Thứ với bài viết Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn, in trong
cuốn Phê bình, bình luận văn học (NXB văn nghệ TP.HCM), Lỗ Tấn , phân tích tác
phẩm (NXBGD, 2004). Lê Nguyên Cẩn- Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện
ngắn Lỗ Tấn. Lê Huy Tiêu Thuốc, sự hy sinh anh dũng của nhà cách mạng và sự
ngu muội cuả quần chúng nhân dân in trong cuốn “Cảm nhận mới về văn hoá văn
học Trung Quốc”,(NXB ĐHQGHN,2004). Nguyễn Tuân- Truyện ngắn Lỗ Tấn và
phim truyện Trung Hoa in trong cuốn cuốn “ Lỗ Tấn , linh hồn dân tộc Trung Hoa
hiện đại”,(NXBTrẻ, 2003). Phương Lựu - Lỗ Tấn , nhà lý luận văn học,
(NXBGD,1998).Vương Phú Nhân- Lỗ Tấn, lịch sử nghiên cưú và hiện trạng,
(NXB Thống Kê, 2004, Nguyễn Thị Mai Hương và Lương Duy Thứ dịch )
Ngoài ra còn một số luận văn về “Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn” cuả Lê Huy Tiêu
và “Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn” của Trần Lê Hoa Tranh
Nhóm thứ hai : những bài viết, giáo trình, công trình về phương pháp phân
tích, giảng dạy tác phẩm văn chương và những vấn đề liên quan đến thực tế giảng
dạy tác phẩm văn chương ở trường THPT. Chẳng hạn : Dạy học văn ở trường phổ
thông, Nguyễn Thị Thanh Hương, NXBĐHQGHN, 2001. Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư Khánh, NXBGD. Phương pháp dạy học
văn, Phan Trọng Luận , NXBĐHQGHN, 1998. Thiết kế bài học tác phẩm văn
chương ở nhà trường Phổ thông, Phan Trọng Luận NXBGD,1999. Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại the, Trần Thanh Đạm, NXBGD,1978. Phương
pháp dạy học văn ở bậc trung học, Trịnh Xuân Vũ, NXBĐHQGTPHCM, 2002.
Nhận xét chung :
Những bài viết, công trình nghiên cưú về các tác phẩm của Lỗ Tấn cũng như
phương pháp dạy học Văn nói chung khá phong phú và đa dạng. Mỗi công trình, bài
viết đều có những đóng góp nhất định, giúp ích cho giáo viên trong quá trình giảng
dạy cả về phương pháp luận và những ứng dụng thể nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các
công trình, bài viết đều đi vào tìm hiểu, phân tích một tác phẩm cụ thể mà chưa chỉ
ra một cách khái quát hướng giảng dạy tác phẩm truyện ngắn Lỗ Tấn như thế nào
cho hiệu quả và hợp lý, cũng như những kiến nghị cụ thể cho việc giảng dạy Văn
Học Trung Quốc ở trường phổ thông. Do đó trong quá trình thực hiện đề tài, chúng
tôi đã học tâp, kế thừa những thành quả của người đi trước với mong muốn mang lại
hiệu quả tốt nhất cho sự nghiệp trồng người
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ CỦA ĐỀ TÀI
Việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường phổ thông có liên quan đến nhiều
cấp học. Hiện nay, trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với tác giả này bắt
đầu từ lớp 9, trước đây trong chương trình cải cách là lớp 8. Tuy nhiên đề tài Giảng
dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông dưới góc nhìn cuả thi
pháp học chỉ nhằm nghiên cứu và đề ra phương hướng giảng dạy trong khuôn khổ
nhà trường THPT, cụ thể là trong chương trình lớp 12 hiện hành (cải cách giáo dục
và phân ban) vì các truyện ngắn này được dạy ở lớp 12, đồng thời chúng tôi cũng
tham khảo thêm một số tác phẩm khác cuả Lỗ Tấn có liên quan để tiện so sánh.
Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng tiến hành dự giờ, khảo sát, phát phiếu điều tra tham
khảo tình hình giảng dạy của một số giáo viên ở các trường THPT thuộc điạ bàn
tỉnh Bình Thuận (THPT Phan Bội Châu, THPT Nguyễn Văn Linh, THPT Dân tộc
nội trú, THPT Trần Hưng Đạo)
Tên đề tài Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường Trung học phổ thông
dưới góc nhìn cuả thi pháp học có tính chất nhấn mạnh vấn đề dạy và học truyện
ngắn Lỗ Tấn . Tuy nhiên phạm vi đề tài còn bao gồm cả mong muốn nghiên cưú,
tìm hiểu việc giảng dạy thể loại truyện ngắn nói chung (tất nhiên trong đó có cả
truyện Việt Nam)
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp khảo sát thực tiễn: thống kê, điều tra, dự giờ các tiết dạy
cuả giáo viên ở trường phổ thông, xem xét khả năng tiếp thu kiến thức và
xử lý chúng cuả học sinh. Sử dụng phiếu tham khảo đối với giáo viên và
học sinh để nắm được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy và
học, những nguyện vọng và đề xuất của họ. Qua thực tế, chúng tôi sẽ rút
ra những kinh nghiệm, cũng như những thiếu sót nhằm có cơ sở thực tiễn
trong việc nêu thực trạng.
Phương pháp lịch sử xã hội : phương pháp này đặt ra yêu cầu đặt tác
phẩm trong mối liên quan mật thiết với hoàn cảnh xã hội mà nó ra đời,
lấy thời đại, tư tưởng, bối cảnh lịch sử làm cơ sở chính để tìm hiểu, phân
tích, đánh giá những khiá cạnh được đề cập trong tác phẩm
Phương pháp phân tích, so sánh, qui nạp : để thực hiện mục đích cuả
đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết
những khiá cạnh nội dung tư tưởng, quan điểm sáng tác, hình thức nghệ
thuật mà Lỗ Tấn muốn đề cập trong tác phẩm. So sánh, đối chiếu với các
tài liệu, sách hướng dẫn dành cho giáo viên , học sinh, các ý kiến khác
nhau xung quanh việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ; quy nạp
thành những vấn đề có ý nghiã phương pháp luận và thực tiễn
Phương pháp nghiên cưú liên ngành : vận dụng thành tựu nghiên cưú
cuả nhiều ngành như nghiên cứu văn học, lý luận văn học, ngôn ngữ
học…..đặc biệt chú trọng những thành tựu khoa học về phương pháp
giảng dạy Văn học nói chung.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Với mục đích và ý nghĩa nâng cao hiệu quả trong việc cảm thụ và giảng dạy văn
học nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, nhất là trong tình hình bộ môn Ngữ
Văn đang được toàn xã hội quan tâm như hiện nay, đề tài của chúng tôi mang
tính chất học tập và thử nghiệm là chủ yếu. Tuy nhiên chúng tôi cũng hi vọng
mong muốn góp một phần nhỏ trong việc giảng dạy văn học trong nhà trường
nói chung- một bộ môn rất nhạy cảm với toàn xã hội hiện nay.
Cụ thể, đề tài cuả chúng tôi góp phần :
- Khảo sát, tìm hiểu thực tế việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT
- Một số giải pháp và ý kiến đề xuất cho việc giảng dạy và học tập tác phẩm Lỗ
Tấn nói riêng,Văn học nước ngoài nói chung nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Văn trong nhà trườngTHPT- một vấn đề có tính bức thiết
6. KẾT CẤU CUẢ LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và thư mục tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương :
Chương 1 : Văn học nước ngoài trong trường phổ thông hiện nay
Chương 2 : Một số vấn đề về Lỗ Tấn và thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn
Chương 3 : Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới góc nhìn của
thi pháp học.
CHƯƠNG 1 :
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HIỆN NAY
1.1 VỊ TRÍ , VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.1. Một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa văn học và những trường
phái văn học tiêu biểu cuả Văn học nước ngoài
Không phải ngẫu nhiên mà văn học lại được xem là một trong những bộ môn
nghệ thuật đầy sức hấp dẫn bên cạnh những ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm
nhạc, điện ảnh…Dù xuất hiện sau một số lọai hình nghệ thuật ấy, song văn học
nghệ thuật đã tạo được một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Có thể thấy
đời sống của văn học ngày càng phát triển hết sức phong phú, sâu rộng và rất nhanh
nhạy.
Dẫu rằng hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như một số
các ngành nghệ thuật khác, nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng qua việc bộc lộ với
người đọc bằng cái nhìn bên trong thầm kín. Đó là tính chất tinh thần hay tính phi
vật thể của hình tượng văn học. Nó tác động váo trí tưởng tượng và liên tưởng của
người đọc. Nếu như hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc;
hình tượng điêu khắc được xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm
nhạc được xây dựng bằng giai điệu, nhịp điệu….thì văn học sử dụng một chất liệu
đặc biệt để kiến tạo nên những tác phẩm văn chương, ấy chính là ngôn từ. Cho nên
văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ là vậy. Với sức mạnh riêng cuả mình,
văn học đã tái tạo, phản ánh quá trình vận động không ngừng cuả đời sống một cách
đa dạng, phong phú, sinh động và hết sức sâu sắc
Ơ trường phổ thông, học sinh bắt đầu làm quen với Văn học nước ngoài từ khi
bước vào cấp II bằng những câu chuyện cổ tích của các nước Đức, Đan Mạch…Một
thế giới lung linh đầy sắc màu huyền ảo đã được tái hiện trong những tâm hồn trẻ
thơ, kích thích và khơi dậy trí tưởng tượng, óc sáng tạo ở các em. Dần dần lên
những lớp cao hơn, học sinh sẽ được học một cách đầy đủ, khoa học hơn, những tác
phẩm văn học của các nhà văn lỗi lạc, tiêu biểu cho các trung tâm văn học rực rỡ
của loài người trong khoảng 3000 năm. Ơ phương Đông có thể kể đến các bậc thánh
thơ : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, các tiểu thuyết gia cổ điển : La Quán Trung,
Bồ Tùng Linh, nhà văn nhà tư tưởng lớn thời hiện đại Lỗ Tấn , thi sĩ của những tâm
hồn An Độ R. Tago. Ơ phương Tây không thể không nhắc đến hai bộ sử thi kinh
điển của Hôme, những vở kịch nổi tiếng của Sếchxpia, Sile, tiểu thuyết lãng mạn
của V.Hugo và bậc thầy của chủ nghiã hiện thực Banzắc, văn hào vĩ đai của Nga
M.Gorky, nhà thơ lừng danh Puskin…Mỗi một nhà văn, nhà thơ đều là những đại
diện xuất sắc cho nền văn học dân tộc mình. Tên tuổi và tác phẩm của họ đều đã
được thử thách qua thời gian và tạo được một chỗ đứng riêng trong lòng hầu hết độc
giả Việt Nam.
Văn học là lịch sử tâm hồn của mỗi dân tộc, là diễn đàn để những “thư ký trung
thành của thời đại”(Banzắc) nói lên tất cả những ước mơ, hoài vọng và khao khát
của mình, vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp cho giao lưu văn hoá giữa các dân tộc
diễn ra thuận lợi. Dù vô cùng đa dạng song văn học giữa các dân tộc đều có nét
chung là hướng tới những giá trị nghìn đời của chân, thiện, mỹ, giúp cho con người
sống tốt hơn, nhân ái hơn, bao dung độ lượng hơn, sống đúng nghĩa với chữ Người
viết hoa. Và đó cũng chính là cái đích, là mục tiêu mà văn học nhà trường hướng
tơí. Có thể nói những tinh hoa văn học thế giới là di sản tinh thần quý giá chung của
cả nhân loại và là bộ phận không thể thiếu trong hành trang văn hóa của con người
hiện đại.
Với sự đa dạng về chiều rộng, sâu sắc về chiều sâu, Văn học nước ngòai đã
cung cấp cho học sinh một cái nhìn đầy đủ và toàn diện về văn hoá cũng như con
người của các dân tộc trên thế giới. Điều này góp phần bổ sung vốn văn học, văn
hóa cho học sinh trên nhiều phương diện mà nếu chỉ riêng văn học Việt Nam thì có
lẽ không đủ sức.
1.1.2 Đối sánh Văn học nước ngoài với Văn học Việt Nam
Như trên đã trình bày, với sự đa dạng của văn học dân tộc các nước, cùng với
sự phong phú về thể loại, nội dung chương trình Văn học nước ngoài trong trường
phổ thông đã mở ra một cái nhìn nhiều chiều, giúp học sinh nhận ra và phát hiện
những tinh hoa cũng như những thành tựu của văn học thế giới trong cái nhìn so
sánh với Văn học Việt Nam
Văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông bao gồm văn học của các
dân tộc : Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật , Nga, Ấn Độ, Hilạp…..Mỗi một
nền văn học của một quốc gia, dân tộc do lịch sử hình thành và phát triển đều có
những ưu điểm riêng của mình. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá, văn
học của nhân loại là một trong những cách thức để một dân tộc tự làm phong phú
thêm nền văn học của mình. Với ý nghiã đó, Văn học nước ngoài trong chương
trình phổ thông chính là cầu nối, là chìa khoá để học sinh Việt Nam khám phá
những chân trời tri thức, những vẻ đẹp tiềm ẩn của Văn học nước ngoài mà văn học
trong nước có thể chưa đáp ứng được, cũng như tìm ra những điểm tương đồng và
dị biệt giưã văn học các nước, đặc biệt là những nước có cùng một vùng văn hoá
Mỗi một nhà văn khác nhau đều có một phong cách nghệ thuật khác nhau.
Cũng như vậy, mỗi một dân tộc khác nhau cũng sẽ có một lối tư duy khác nhau.
Tiếp cận với nhiều nền văn học chính là cơ sở để học sinh có điều kiện tìm hiểu
cách đánh giá, nhìn nhận và giải thích các hiện tượng, sự việc của các nhà văn thuộc
nhiều dân tộc trên thế giới. Chẳng hạn về phương thức sống, nếu người phương
Đông trọng tĩnh, hướng nội, khép kín thì người phương Tây lại trọng động, hướng
ngoại, cởi mở. Về ứng xử, phương Đông nặng về cộng đồng, trách nhiệm, thì
phương Tây lại nghiêng về chủ nghiã cá nhân. Với thiên nhiên, phương Đông
nghiêng về hoà đồng “thiên nhân tương dữ, thiên nhân tương hợp” thì người
phương Tây lại thích chinh phục, khai thác, tận dụng
“Văn học là nhân học” mục đích cuối cùng của văn học vẫn là vì con người,
hướng về con người. Cho nên dù được thể hiện dưới góc độ nào chăng nữa thì con
người vẫn là vấn đề trung tâm của văn học. Là một bộ phận của văn học thế giới,
Văn học Việt Nam không thể đi khỏi quỹ đạo chung ấy, cho nên giữa những nền
văn học Á, Au, học sinh vẫn tìm ra tiếng nói chung giữa các dân tộc. Đó là những
vấn đề lớn lao của nhân loại như chiến tranh, hoà bình, quyền tự do cá nhân…Rõ
ràng đấy là những nội dung lớn mà văn học Việt Nam cũng như văn học các nước
không thể không đề cập đến. Và đó cũng chính là chất keo kết dính làm nên mối
liên hệ mật thiết giữa văn học các nước, tạo nên sự tồn tại của những mối quan hệ
sống động giữa các nền văn học của những nước khác nhau
Tất nhiên, theo tiến trình lịch sử văn học, cùng một giai đoạn, một thời kỳ có những
vấn đề Văn học nước ngoài đã đề cập đến nhưng điều đó vẫn còn khá mới mẻ với
Văn học Việt Nam. Chẳng hạn như chủ nghiã nhân văn, vấn đề con người cá
nhân đã xuất hiện trong văn học phương Tây từ thời phục hưng, trong khi đó do
điều kiện kinh tế xã hội, thời kỳ này nội dung của Văn học Việt Nam vẫn bó hẹp
trong phạm vi của chủ nghiã yêu nước
Xét ở một góc độ nào đấy, văn học là lăng kính phản chiếu văn hoá cuả một
quốc gia. Đến với văn học là đến với những miền văn hóa để khám phá những chiều
sâu bí ẩn trong văn hóa cuả nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Mỗi một nền văn
học đều mang trong mình những sắc thái văn hóa đặc thù về con người, đất nước,
phong tục, tập quán lối sống. Đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà văn
chính là giải mã những “vùng đối tượng thẩm mỹ riêng” (Nguyễn Đăng Mạnh) mà
các nhà văn thường phản ánh. Không phải ngẫu nhiên mà trong Văn học Việt Nam
khi nhắc đến Sơn Nam là người ta nghĩ đến nhà văn của vùng đất Nam Bộ, Kim
Lân thường được nhắc đến với cái tên “nhà phong tục Bắc Bộ”, Nguyên Ngọc- nhà
văn của vùng đất Tây Nguyên anh hùng…cũng như học thơ Puskin, truyện ngắn
của M.Gorky ta hiểu thêm về đất nước và con người Nga xinh đẹp ; học những tác
phẩm của Lỗ Tấn chúng ta hiểu thêm cuộc sống của những người dân Trung Hoa
những năm bị áp bức dưới chế đô phong kiến… Rõ ràng, hiểu phong cách nghệ
thuật cuả một nhà văn cũng chính là biết thêm một nét văn hoá cuả một đất nước
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là tiếng nói đi từ trái tim đến trái
tim, thông qua sự giao tiếp bằng con đường tâm hồn, văn học giúp con người xích
lại gần nhau, sống trong niềm cảm thông và tình hữu nghị. Tiếp nhận văn học trên
tinh thần đối thoại chính là tiền đề để đưa văn học dân tộc hội nhập với văn học thế
giới. Văn học là nhịp cầu cho sự giao lưu, là cánh cửa của sự đối thoại là vì thế. Với
cái nhìn bao quát và xuyên suốt lịch sử văn học của các dân tộc, chắc chắn học sinh
sẽ tự rút ra cho mình những vấn đề bổ ích và lý thú, và cũng từ đó, vốn văn hóa, văn
học của học sinh chắc chắn sẽ được nhân lên
1.1.3 Góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại
Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học văn chính là quá trình học sinh
có sự chuyển biến, thay đổi về chất. Đến với tác phẩm văn chương là quá trình học
sinh đi từ tri giác đến tái hiện bằng tưởng tượng. Từ những gì thu nhận được, học
sinh sẽ khái quát, rút ra được vấn đề mà các nhà văn muốn thể hiện, cao hơn nữa là
sự định giá tác phẩm, cuối cùng là khâu tự nhận thức về bản thân mình cũng như về
cuộc đời, mà có người gọi ấy là sự thăng hoa về cảm xúc, về nhận thức
Công việc của nhà văn là “ phản ánh tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu
biết về thế giới, nhận thức về thế giới và bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên
ước mơ khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống” [23, tr 20]. Sức mạnh của
văn học là ở chỗ khi phản ánh chân thực những mặt này hay mặt khác của cuộc
sống, những hiện tượng biến cố xã hội, nó đồng thời cũng đặt ra những vấn đề tư
tưởng, chính trị, các vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng, những vấn
đề về số phận con người. Cho nên, giá trị của một tác phẩm văn học không phải chỉ
ở tính hiện thực mà còn ở tầm tư tưởng của nó. Bởi vậy, nhà văn lớn cũng thường là
những nhà tư tưởng lớn
Văn học nghệ thuật là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Mỗi
một tác phẩm văn học đều chứa đựng những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
Cùng với văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài trong trường phổ thông với sự đa
dạng của nhiều nền văn học từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim đã tạo nên những điển
hình văn học đặc sắc với những giá trị riêng. Điều đó cũng góp phần xây dựng, bồi
đắp và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Có thể kể đến những nhân vật đẹp trong
Văn học nước ngoài như Paven Coócsaghin, Quan Công, Lưu Bị, Xôcôlốp,
Giăngvangăng… họ mãi là những hình tượng văn học độc đáo, vĩnh cửu. Bởi mỗi
đứa con tinh thần của nhà văn đều là kết tinh của những trải nghiệm trước cuộc đời.
Đôi khi một tác phẩm hay, một hình tượng nhân vật đẹp cũng có thể sẽ làm thay đổi
cách sống cũng như quan niệm của học sinh về con người, về cuộc đời.
Có thể nói cuộc đời của các nhà văn, nhà thơ có trong chương trình văn học
nước ngoài là những tấm gương sáng. Họ là chiến sĩ, ca sĩ của tự do. Chân lý cuộc
sống, các giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm cuả họ đều được nung nấu, rút ra từ những
trải nghiệm trong suốt cuộc đời phong phú của họ. Lòng trân trọng, sự tin tưởng
mãnh liệt vào con người bừng sáng trong toàn bộ sáng tác của Gorky : “ tôi không
biết còn có gì tốt đẹp hơn, phức tạp hơn, thú vị hơn con người. Con người là tất cả.
Nó đã sáng tạo ra cả thượng đế”. Lỗ Tấn thì dùng văn chương chữa bệnh tinh thần
quốc dân, phê phán phép thắng lợi tinh thần kiểu AQ. Còn nhân vật chính trong Số
phận con người (Sôlôkhốp) đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, vượt lên mọi đau khổ
quá sức tưởng tượng với tâm niệm “là thằng đàn ông, anh là người lính, khi cần anh
phải chịu đựng hết, gánh vác hết”. Sức mạnh của văn chương đã bồi đắp cho học
sinh nhưng tình cảm cao đẹp và là ví dụ sinh động chứng tỏ sự gắn bó hài hòa giưã
tình cảm cá nhân và lý tưởng sống của mỗi con người. Các nhà văn đã cần cù lao
động nghệ thuật suốt đời, có thể nói, cuộc đời của họ là lời chú giải tuyệt vời cho
sáng tác và sáng tác của họ là sự biện hộ tuyệt vời cho cuộc đời. Mỗi một nhà văn
và những sáng tác của họ đều là những bài học sinh động , lý thú và bổ ích cho hành
trang vào đời của mỗi học sinh. Quả không sai khi nói rằng văn học có tác dụng
thanh lọc tâm hồn con người, nâng đỡ con người là vậy. Ngày nay, trước sự hối hả
của nhịp sống hiện đại, điều này chẳng phải càng trở nên cần thiết hay sao?
Khác với sự phát triển khoa học diễn ra theo tuyến tính, tiến bộ nghệ thuật và
quá trình văn học không dựa trên sự phủ định triệt để các thời đại văn học và trào
lưu văn học có trước. Chính vì vậy, nhiều kiệt tác văn học thế giới cho đến hôm nay
vẫn có tác động thẩm mỹ mạnh mẽ và vẫn là những chuẩn mực nghệ thuật khó vượt
qua được, nói như nhà văn Nga X. Sêđrin “ văn học nằm ngoài những định luật của
băng họai. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”
1.2. NỘI DUNG, CẤU TRÚC, THỜI LƯỢNG VĂN HỌC NƯỚC
NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
1.2.1. Cấp trung học cơ sở
Phân phối chương trình môn Ngữ văn (phần VHNN) gồm các bài sau :
* Lớp 8 :
1. Cô bé bán diêm - cổ tích Andecxen ( 2 tiết )
2. Chiếc lá cuối cùng - Ohenri ( 2 tiết )
3. Trích đoạn : Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục- Môlie ( 2 tiết )
* Lớp 9 :
1. Cố hương – Lỗ Tấn (3 tiết)
2. Sói và cưù trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten ( 2 tiết )
3. Rôbinxơn ngoài đảo hoang (1 tiết)
4. Bố cuả Ximông ( 2 tiết )
5. Con chó Bấc ( 1 tiết )
1.2.2. Cấp trung học phổ thông
* Lớp 10 :
1. Sử thi Ôđixê – ( 2tiết )
2. Sử thi Ramayana – ( 2 tiết )
3. Thơ Đường với 4 tác giả : Lý Bạch ,Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị ( 4 tiết )
4. Tiểu thuyết :Tam Quốc Diễn Nghiã ( 3 tiết )
5. Kịch Sếchxpia ( 3 tiết ) : - Romeo & Juliet
- Hamlet
* Lớp 11:
1. Kịch Sile : Am mưu và tình yêu ( 2 tiết )
2. Hugo : - Biển đêm ( 2 tiết )
- Tiểu thuyết :Những người khốn khổ ( đọc thêm )
3. Banzắc : Laõ Gôriô( 2 tiết )
4. Puskin ( 2tiết ) : - Tôi yêu em
- Con đường muà đông
- Con đầm pích ( đọc thêm )
5. Lép Tônxtôi : Chiến tranh và hoà bình ( 2 tiết )
6. Mactuên : Những cuộc phiêu lưu của Tomxoyo ( 2tiết )
7. Tago ( 2 tiết ) : - Bài số 28
- Thuyền giấy
- Thượng đế là lao động ( đọc thêm )
8. Prem Chanđơ : tiểu thuyết Gođan ( đọc thêm )
* Lớp 12:
1. M.Gorky : - Một con người ra đời ( 2 tiết )
- Trích đoạn : Tôi đã học tập như thế naò ( đọc thêm )
2. Lỗ Tấn : - Thuốc ( 2 tiết )
- AQ chính truyện ( đọc thêm )
3. Êxênin : - Thư gửi mẹ ( 2 tiết )
- Mai tóc xanh ( đọc thêm )
4. Aragông : - Enxa ngồi trước gương ( 2 tiết )
- Bài ca của người hát trong ngục tù tra tấn ( đọc thêm )
5. Hêminguê : Ông già và biển cả ( 2 tiết )
6. Sôlôkhốp : - Số phận con người ( 2 tiết )
- Trích đoạn : Sông Đông êm đềm ( đọc thêm )
7. Kaoabata : Thuỷ nguyệt ( đọc thêm )
8. Amađo : Terêda ( đọc thêm )
1.2.3 Nhận xét chung về Văn học nước ngoài và tác phẩm Lỗ Tấn ở phổ
thông
1.2.3.1. Về Văn học nước ngoài
- Chương trình Văn học nước ngoài trong trường phổ thông đã bao quát hầu
hết văn học của các châu lục lớn trên thế giới : Châu Á (Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc)
Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga, Hylạp), Châu Mĩ (Mỹ, Braxin), với nhiều tác phẩm
của các tác giả nổi tiếng, tiêu biểu cho từng nền văn học của từng dân tộc qua các
giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Điều này tạo cho học sinh có cơ hội được mở rộng tầm
hiểu biết về văn học cũng như văn hoá của dân tộc các nước
- Chương trình ở cả hai cấp đều có cấu tạo theo vòng tròn đồng tâm : từ dễ
đến khó, từ những vấn đề đơn giản đến lớn lao, đòi hỏi chiều sâu của tư duy
- Đa dạng phong phú về thể loại: sử thi, thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu
thuyết….Đây là cơ sở để học sinh có thể so sánh, đối chiếu với các tác phẩm trong
nước có cùng thể loại
- Nội dung chương trình được sắp xếp theo tiến trình văn học sử, đặc biệt là
được xen kẽ, song song với văn học Việt Nam, không có tình trạng nhất bên trọng
nhất bên khinh. Cách sắp xếp như vậy, học sinh vừa tiện theo dõi,vừa có điều kiện
đối chiếu với văn học trong nước.
- Với mục tiêu đem đến cho học sinh một cái nhìn tổng thể về những tinh hoa
văn học tiêu biểu của thế giới, cũng như góp phần xây dựng con người Việt Nam
hiện đại, Văn học nước ngoài trong sách giáo khoa đã có một vị trí tương đối thích
đáng, cân đối trong tòan bộ cơ cấu chương trình : chương trình Văn học nước ngoài
chiếm tỉ lệ gần 40% trong khung chương trình chung của môn Ngữ Văn
- Những tác phẩm đưa vào chương trình đều là những tác phẩm nổi tiếng tiêu
biểu cho từng giai đọan sáng tác của mỗi một tác giả. Với những bộ tiểu thuyết lớn
học sinh sẽ được học những đọan trích tiêu biểu của tác phẩm, còn lại phần lớn học
sinh được học trọn vẹn một tác phẩm (truyện ngắn, thơ)
- Phần tiểu dẫn tương đối cụ thể, dễ hiểu. Tuy nhiên ở một số bài phần hướng
dẫn học bài, nội dung một số câu ._.hỏi đôi khi còn hàn lâm, chưa kích thích tư duy
sáng tạo của học sinh, số lượng câu hỏi trong một bài cũng khá nhiều nhưng ít có
chiều sâu, dễ gây nhàm chán
- Số tiết (thời gian) phân bổ cho từng bài nhìn chung là hợp lý. Tuy nhiên đối
với những tác phẩm khó, thời gian còn hơi ít so với nội dung cần truyền đạt. Điều
này khiến cho không ít giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ sẽ không có sự đầu tư
hợp lý cho bài giảng, vì sợ không kịp thời gian trên lớp
1.2.3.2. Về tác phẩm Lỗ Tan
Hầu hết với mỗi một tác giả, học sinh được học từ 1-2 tác phẩm tiểu biểu của
nhà văn, nhà thơ ấy. Riêng với nhà văn Lỗ Tấn, học sinh đã được biết đến từ cuối
năm cấp II với bài Cố Hương và lên cấp III (lớp 12), các em lại tiếp tục học 2 tác
phẩm của nhà văn này (Thuốc và AQ chính truyện). Rõ ràng, không phải ngẫu
nhiên mà những người biên sọan chương trình lại ưu ái nhiều với Lỗ Tấn như vậy.
Có thể nói, Trung Quốc không những là một quốc gia gần gũi với chúng ta về mặt
địa lý mà hơn nữa văn hóa, văn học Trung Quốc còn có nhiều điểm gần gũi với
cách nhìn, cách nghĩ của người Việt Nam mà Lỗ Tấn là một trong những nhà văn
tiêu biểu. Phải chăng vì lẽ đó mà văn chương Lỗ Tấn có một sức hấp dẫn đối với
bạn đọc Việt Nam ?
Như vậy có thể thấy so với những tác giả khác, tác phẩm cuả Lỗ Tấn được học
khá nhiều ở phổ thông (3 tác phẩm) với thời gian là 6 tiết. Nhìn một cách tổng thể,
số lượng tác phẩm cũng như thời lượng dành cho từng bài của nhà văn này trong
chương trình như vậy có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu có thể được, cần bổ
sung thêm một truyện ngắn nữa ở phần học chính khóa (đặc biệt là ở những lớp
nâng cao), để học sinh hiểu rõ thêm phong cách nghệ thuật của nhà văn này.
1.2.3.3. Kết luận chung :
Có thể nói, cấu trúc, thời lượng, nội dung chương trình của Văn học nước ngoài
trong chương trình phổ thông đã có sự đổi mới, điều chỉnh phù hợp với tâm lý học
sinh qua từng lớp, cấp học. Học sinh phổ thông trong những giờ học Văn, thông qua
các tác phẩm nghệ thuật đã bắt đầu hiểu cuộc sống và chính bản thân mình một cách
sâu sắc hơn, đồng thời phát triển năng khiếu thẩm mỹ và đạo đức. Đó là kết quả của
quá trình tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của các sọan giả để đưa ra một chương
trình học bổ ích, lý thú phù hợp với học sinh.
Lỗ Tấn là một nhà văn lớn, là “ Gorki của Trung Quốc”. Các tác phẩm của ông
không chỉ được dạy ở bậc đại học mà còn ở bậc phổ thông của nước ta. Bởi vậy
nghiên cứu văn nghiệp của nhà văn này là một công việc hết sức cần thiết cho công
tác giảng dạy của các giáo viên.
CHƯƠNG 2 :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỖ TẤN
VÀ THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.1. CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC CÁCH MẠNG
TRUNG HOA CỦA LỖ TẤN
2.1.1. Bối cảnh xã hội Trung hoa thời Lỗ Tấn
Trung Hoa là một đất nước không chỉ vĩ đại về tầm vóc, lãnh thổ mà còn là một
dân tộc có nhiều đóng góp có giá trị cho sự nghiệp văn học thế giới. Tìm hiểu về
văn hóa, văn học Trung quốc, chúng ta không thể bỏ qua thiên tài Lỗ Tấn
Trước hết, một sự kiện chính trị xã hội có tác động to lớn đến xã hội phong kiến
Trung Quốc bấy giờ là cuộc chiến tranh nha phiến (1840-1842), sau đó là những
cuộc tấn công của liên quân Anh –Pháp (1851-1864), chiến tranh Trung –Pháp
(1884-1885)….Trước tình hình đó, giai cấp thống trị Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng
mình là nước có nền văn minh lâu đời sẽ thu phục được thực dân nên đã không
ngần ngại ký những hiệp ước nhục nhã dâng Trung Quốc cho bọn đế quốc phương
Tây. Kể từ đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tràn vào Trung Quốc, giai cấp thống trị
bản xứ liên kết với đế quốc phương Tây tăng cường đàn áp bóc lột dẫn đến tình
trạng nhân dân Trung Quốc phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Những sự kiện ấy, tuy
xảy ra trứơc Lỗ Tấn khá lâu nhưng nó chính là những dấu mốc lịch sử quan trọng có
sức lay động mạnh đến con đường sáng tác của ông sau này.
Tiếp đó phải kể đến là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn Trung Sơn lãnh
đạo. Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, xây
dựng nước Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm
thời. Tuy vậy, đấy vẫn là một cuộc cách mạng “thay thang chứ không thay thuốc”,
không giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, nghĩa là giai cấp nông dân vẫn bị bóc
lột như thời phong kiến .
Cuối cùng, đó là cuộc vận động Ngũ Tứ 1919, một cuộc cách mạng dân chủ
kiểu mới đòi độc lập, chống đế quốc và phong kiến, đặt dưới sự lãnh đạo của giai
cấp vô sản, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc(1921) với khẩu
hiệu biểu tình của thanh niên “ngọai tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”. Cuộc
vận động văn hóa mới của Ngũ Tứ diễn ra ở cả hai mặt : nội dung và hình thức.
Cũng từ đây đánh dấu sự chuyển mình của văn học Trung Quốc : trung đại sang
hiện đại
Có thể nói, tất cả những sự kiện lịch sử trên đã tác động rất lớn đến văn nghiệp
của nhà văn , nhà cách mạng Lỗ Tấn. Một nhà lý luận văn học phương Tây đã từng
viết : khi một dân tộc bị mất quyền tự do về chính trị thì văn học là diễn đàn duy
nhất mà ở đó dân tộc ấy có thể nói lên tất cả lòng căm thù và lương tri của mình .
Và Lỗ Tấn đã thổi hồn dân tộc vào những trang viết của mình với tất cả lòng nhiệt
tình của một nhà văn chân chính.
2.1.2. Con đường cứu nước của Lỗ Tấn và sự hình thành quan niệm sáng
tác văn chương tích cực của ông
Cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn trải dài trên hai giai đọan lịch sử : cận đại (1840-
1911) và hiện đại (1911-1949). Đó là 80 năm lịch sử đầy biến động và đau khổ của
nhân dân Trung Hoa. Với một trí thức yêu nước như Lỗ Tấn, ấy là một nỗi nhục,
một niềm đau lớn. Thêm vào đó, cái tang ông thân sinh đã gây nên trong tâm hồn
Lỗ Tấn một mối hòai nghi đối với nghề thuốc cũ và lòng tin vào khoa học. Một màn
điện ảnh đã gieo vào khối óc cậu thanh niên du học cái ý nghĩ cải tạo tinh thần cho
dân tộc. Từ nỗi đau riêng của cuộc đời đến nỗi đau chung của đất nước, Lỗ Tấn
luôn nuôi trong mình một hy vọng mãnh liệt là làm sao có thể làm một cuộc cách
mạng về xã hội, để những người dân bất hạnh đỡ khổ đau . Bởi vậy trong suốt cuộc
đời nhà văn, ta thấy ông luôn trăn trở để tìm ra con đường ngắn nhất vực dân tộc
mình dậy, vượt ra khỏi giai đọan lịch sử đau thương ấy. Chợt bỗng nhớ đến hai câu
thơ của Chế Lan Viên :
“ Ta là ai ?” như ngọn gió siêu hình.
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt.
“ Ta vì ai ?” khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh
( Hai câu hỏi )
Lỗ Tấn cũng vậy, luôn đau đáu một nỗi niềm : đâu là hướng đi của dân tộc
Trung Hoa? Là một nhà văn thời Ngũ Tứ-thời đại trăn trở tìm đường của dân tộc
Trung Hoa dưới ánh sáng của cách mạng vô sản, Lỗ Tấn vĩ đại trứơc hết vì ông đã
biết quên tình riêng để hướng đến tình chung, cố nén nỗi đau của cuộc đời mình để
hướng về nỗi đau lớn của dân tộc và hơn hết, còn vì ông đã sử dụng ngòi bút của
mình làm vũ khí đắc lực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Và cũng
từ đây, nhà văn Lỗ Tấn đã hình thành cho mình một quan niệm, một cương lĩnh
sáng tác rất tiến bộ.
Văn học là tiếng nói đi từ trái tim đến trái tim. Hơn bao giờ hết, Lỗ Tấn nhận
thấy chỉ có văn học và bằng văn học, ông mới có thể thức tỉnh được bao người dân
Trung Quốc “đang ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt”, ông muốn tiếng nói từ
trái tim ông phải hòa cùng nhịp đập với tiếng nói của đồng bào mình. Thế mới hiểu
được vì sao nhà văn đã thao thức cả đêm ròng khi phải xa quê hương để dành trọn
cả cuộc đời mình tìm “phương thuốc” chữa bệnh cho quốc dân cả về thể xác lẫn
tinh thần .
Như vậy, là kỹ sư tâm hồn của dân tộc, Lỗ Tấn đã dồn tất cả tâm huyết vào
ngọn bút sắc như lưỡi kiếm vạch mặt kẻ thù, đưa chúng ra trước vành móng ngựa,
đồng thời phanh phui, mổ xẻ mọi thói hư tật xấu của quảng đại quần chúng nhân
dân đang mê muội và bị lợi dụng. Với một tư tưởng sáng tác như thế, chủ đề nổi bật
trong tác phẩm của ông là các căn bệnh tinh thần cản trở con đường giải phóng dân
tộc (ông gọi là liệt căn tính quốc dân , nghĩa là bệnh tật căn bản của quốc dân). Ở
Lỗ Tấn, sức mạnh tinh thần đã được nhân lên gấp bội, vì ông vốn là nhà tư tưởng,
nhà văn hóa của nước Trung Hoa thời cận đại. Ông đã hát cho đồng bào mình
nghe bài hát lạc điệu của bản thân họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên
con đường hành quân tiến về tương lai. Thái độ của Lỗ Tấn làm chúng ta nhớ đến
Các Mác khi người chỉ trích sự lạc hậu của dân tộc Đức so với các dân tộc Châu Au
vào giữa thế kỷ XIX : “ vấn đề là không được để cho người Đức có lấy một chút ảo
tưởng và nhẫn nhục nào cả. Phải làm cho sự áp bức hiện thực trở nên nặng nề hơn
bằng cách thêm vào đó ý thức về sự áp bức. Phải làm cho sự nhục nhã trở thành
nhục nhã hơn bằng cách công bố nó. Phải làm cho nhân dân biết sợ bản thân mình
để họ mạnh dạn lên” [Dẫn theo 8,tr 22]. Ý nghĩa lịch sử của chủ đề “ phê phán liệt
căn tính quốc dân” trong sáng tác Lỗ Tấn càng trở nên sâu sắc, thấm thía vì nhà văn
đã viết ra với thái độ tự phê bình. Ông nói : tôi mổ xẻ người khác nhưng phần nhiều
là mổ xẻ chính mình, có lẽ đó là biểu tượng đẹp đẽ nhất về sứ mệnh cao cả của nhà
văn.
Quan niệm sáng tác : văn chương cải tạo tinh thần quốc dân là kim chỉ nam chi
phối hầu hết các sáng tác của Lỗ Tấn . Tư tưởng ấy vừa mang màu sắc Cách mạng,
vừa chứa đựng một sứ mệnh nhân đạo cao cả. Nhân đạo ơ chỗ ông đặt lên hàng đầu
việc chữa bệnh cho những người bất hạnh trong xã hội cũ “ mỗi khi chọn đề tài,tôi
thường chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích lôi hết bệnh
tật cuả họ ra để mọi người tìm cách chạy chữa”[38,tr45] , hay ở sự phơi bày “sự
trụy lạc, cái giả dối và cái thốt nát” của xã hội thượng lưu đương thời. Còn màu sắc
cách mạng thể hiện ở chỗ nó hướng đến giác ngộ quốc dân đồng bào để họ nhìn
thấy được thực chất của xã hội mình mà xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ca
ngợi tính nhân đạo và cách mạng ấy trong quan niệm sáng tác của Lỗ Tấn, nhà văn
Nguyễn Tuân của chúng ta từng viết : “ bao nhiêu là cuộc đời nhân dân lao động
Trung Hoa úa héo đi như đám cỏ 4000 năm bị đè dưới đá tảng lịch sử. Lỗ Tấn viết
truyện ngắn, đứng vào chỗ đám cỏ úa mà viết và muốn đem sinh khí của sự sống
chân chất đến cho đám cỏ úa kia xanh tươi lại” [11,tr 20]. Ay chính là cái tầm cao
của một nhà văn- cách mạng chân chính.
Có thể nhận thấy, con đường dẫn đến sự nghiệp cầm bút của Lỗ Tấn trải qua rất
nhiều thử thách, gian truân nhưng trứơc sau ông vẫn kiên cường hướng tâm hồn
mình về dân tộc, cống hiến máu thịt, tâm huyết cho sự tồn tại và phát triển của quê
hương. Lỗ Tấn nhận ra rằng , cách mạng không thể thuận buồm xuôi gió, khó tránh
khỏi gập ghềnh thất bại và hi sinh. Nhưng để thực hiện cho bằng được mục tiêu giải
phóng dân tộc, nước nhà giàu mạnh, “ cho dù gian nan cũng phải làm, càng gian
nan càng cần phải làm” , Lỗ Tấn quả xứng đáng với danh hiệu “dân tộc hồn” mà
quần chúng Thượng Hải đã thêu trên lá cờ đỏ phủ quan tài cho ông.
Tuy nhiên, một cây đại thụ tỏa bóng gần như cả thế kỷ thì thông thường cũng
rất đa diện, đa sắc, đa hương. Do đó, hiểu cho hết, cho đúng văn chương Lỗ Tấn
cũng không phải đơn giản. Tầm cao, tầm rộng và tầm sâu của tư tưởng nhà văn
không dễ gì nắm được đầy đủ. Do vậy, để giảng dạy tốt các truyện ngắn của Lỗ Tấn
ở phổ thông, thiết nghĩ ngòai việc nắm được quan niệm sáng tác, chúng ta cũng cần
phải tìm hiểu thi pháp truyện ngắn của nhà văn. Có thể đó sẽ là chiếc chìa khóa
vàng để mở cánh cửa khám phá lâu đài văn chương Lỗ Tấn .
2.2. THI PHÁP TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN
2.2.1. Về thuật ngữ thi pháp và thi pháp học
2.2.1.1. Thi pháp
Thật khó có một định nghĩa hoàn chỉnh cho một hiện tượng luôn biến động.
Hiện nay, thuật ngữ thi pháp và thi pháp học đã không còn xa lạ với những người
làm công tác nghiên cứu khoa học nữa. Đã có rất nhiều quan niệm và cách trình bày
khác nhau của nhiều tác giả về nội dung khoa học của các khái niệm này. Do vậy
trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi cũng chỉ mạn phép trình bày một cách ngắn
gọn những cách hiểu , lý giải của những người đi trứơc về vấn đề này.
Trong công trình Lý luận và văn học, GS Lê Ngọc Trà đã nêu lên nội hàm của
khái niệm thi pháp là :
hệ thống các phương tiện, cách thức thể hiện và tổ chức ý thức nghệ thuật
trong sáng tạo văn chương [10,tr139]. Đặc điểm thi pháp như là hình thức bên
trong của tác phẩm văn học thường gắn liền với những đăc điểm của bản thân ý
thức nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy muốn nghiên cứu thi pháp của một tác phẩm
hoặc sáng tác của nhà văn phải xác định cho được quan niệm về thế giới và tư
tưởng xã hội của tác giả [10,tr143]
Năm 1998, trong công trình Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, GS Nguyễn
Văn Hạnh đã đưa ra một định nghĩa về thi pháp hết sức bao quát:
thi pháp là nghệ thuật thi ca, nói một cách chặt chẽ và khái quát hơn là hệ
thống những nguyên tắc chỉ đạo quá trình sáng tác và xây dựng tác phẩm văn học
bao gồm những nguyên tắc nhận thức và thể hiện cuộc sống một cách nghệ thuật,
theo qui luật của cái đẹp, qua việc lựa chọn đề tài, xác định và soi sáng các chủ đề,
khai thác cốt truyện, xây dựng hình tượng, nhân vật, tính cách, sử dụng và sáng tạo
loại thể, ngôn ngữ và các thủ pháp nghệ thuật khác, xuất phát từ quan niệm về bản
chất và chức năng của văn học [23,tr71]
GS Trần Đình Sử trong chuyên đề Một số vấn đề thi pháp học hiện đại , đã đưa
ra hai cách hiểu về khái niệm thi pháp :
một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát
ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật…Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên
tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm,
tác giả, thể loại, trào lưu… Cả hai cách đều có chung mục đích khám phá các
nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể, lịch sử làm thành nghệ thuật [39,tr 5]
Theo tác giả Đỗ Đức Hiểu, trong cuốn Thi pháp hiện đại, thì “thi pháp là
phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình
thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc
chìm ẩn của tác phẩm…”.[2,tr 9]
Còn với tác giả Nguyễn Thị Dư Khánh trong tác phẩm Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp, nói đến thi pháp chủ yếu “là nói đến quá trình sáng tạo
những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương
tịên, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ” [20,tr10]
2.2.1.2. Thi pháp học
Thi pháp học là khoa học về thi pháp. Nhà lý luận V.Vinogradov định nghĩa : thi
pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ và các cấu trúc, các loại thể tác phẩm văn học. Còn Khravchenko thì
quan niệm : thi pháp học như một môn khoa học nghiên cứu các phương thức và
phương tiện thể hiện cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, khám phá cuộc sống
một cách hình tượng [dẫn theo1,tr10]
GS Trần Đình Sử thì quan niệm thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi
phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ
thuật cũng như sự vận động phát triển của chúng [39,tr 8]
Cũng theo GS, nghiên cứu thi pháp cho ta nắm bắt được tính xác định của nội
dung. Nó hạn chế tính chủ quan và những suy diễn có tính chất võ đoán tuỳ tiện, để
nâng cao tính khoa học trong việc nghiên cứu lĩnh hội tác phẩm văn học…Nghiên
cứu thi pháp là nghiên cứu một cách đọc tác phẩm, cách giải mã tác phẩm(….), cho
phép ta hiểu đúng hiểu sâu tác phẩm văn học và cho ta thấy được quá trình phát
triển của tư duy nghệ thuật, đánh giá được ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm trong
lịch sử tiến hoá của tư duy. Đây là một cách giúp ta tiếp cận tác phẩm văn học
trong tính thống nhất gữa nội dung và hình thức [39,tr13-14]
Tóm lại, có thể hiểu nhiệm vụ của thi pháp học là tìm ra cái lý của nghệ thuật.
Có thể là những tồn tại nghệ thuật của một thời đại, một trào lưu, một tác gia, một
tác phẩm…hay cũng chỉ có thể là những yếu tố nghệ thuật tạo thành tác phẩm như
nhân vật , kết cấu, không gian, thời gian…
Do vậy, trên tinh thần ấy, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu , tìm hiểu một số
phương diện trong thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn.
2.2.2. Những phương diện trong thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn
Tác phẩm văn chương, nhất là những tác phẩm xuất sắc bao giờ cũng là những
văn bản nghệ thuật đa nghĩa bởi tự nó đã chứa đựng những đại lượng nghệ thuật
thẩm mỹ, những nguồn thông tin đa dạng. Tiếng nói của nhà văn qua tác phẩm là
một tiếng nói đa thanh, nhiều giọng. Nhà văn hiện thực Nga I.Tuốcghênhép đã từng
cho rằng hạnh phúc lớn nhất đối với nhà văn là được viết đúng sự thật, cho dù sự
thật đó không giống với mong muốn của nhà văn. Và Lỗ Tấn chính là một trong
những nhà văn như thế. Ông quan niệm rằng, viết văn là một quá trình gian lao, nó
đòi hỏi nhà văn “thứ nhất là kiên nhẫn, thứ hai là nhận chân, thứ ba là nhẫn
trường. Nhẫn trường là phải nỗ lực không ngừng, không được tự mãn với những
thành tích nhất thời. Nhận chân là yêu cầu nhà văn phải thận trọng, có tinh thần
trách nhiệm và thực sự cầu thị. Kiên nhẫn đòi hỏi nhà văn không được lùi bước
trước những khó khăn nhất thời” [31,tr 121]. Rõ ràng với phương châm như thế,
“danh thủ về truyện ngắn Lỗ Tấn” (Phađéep) đã để lại cho đời những tác phẩm văn
chương có sức lay động ngân vang đến muôn đời.
Lỗ Tấn suốt đời là một người tìm đường. Việc ông băn khoăn suy tính cho sự
chuyển hướng nghề nghiệp của mình đã chứng minh cho quá trình quyết tâm tìm
một con đường đúng đắn để cứu quốc gia, đồng bào. Plekhanov từng cho rằng : khi
người nghệ sĩ nhắm mắt trước những biến cố của xã hội, thời đại đó, thì những giá
trị thừa hưởng từ tư tưởng trong tác phẩm của họ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Và
tác phẩm của họ không tránh khỏi sẽ bị lãng quên. Sự vĩ đại của Lỗ Tấn nằm ở khả
năng nắm bắt những khuynh hướng xã hội chính của thời đại ông, tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ và đánh giá chính xác bản chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội
Trung Quốc lúc bấy giờ mà tác phẩm của ông là tiếng vọng mang tính văn chương
nhất. Là người thư ký trung thành của thời đại mình, người chiến sĩ của giới tinh
thần, Lỗ Tấn đã kiên quyết dùng ngòi bút đấu tranh không khoan nhượng với tất cả
những gì cản trở sự đi lên của dân tộc Trung Hoa. Ông đã tình nguyện trở thành
người chiến sĩ tiên phong lãnh trách nhiệm khai phá, mở ra con đường văn học hiện
thực vô sản như Chủ tịch Mao Trạch Đông đã từng phát biểu về ông “trên mặt trận
văn hóa, Lỗ Tấn đại diện cho số đông của dân tộc. Ông là vị anh hùng xung phong
vào trận địa kẻ thù một cách chuẩn xác nhất, nhiệt tình nhất” (Bàn về chủ nghiã dân
chủ mới). “Nếu như nhà chính trị thường chú ý đến cái tất yếu, đến logic cái cần
phải làm, thì nghệ sĩ lại quan tâm đến những gì xảy ra đằng sau cái logic ấy. Đối
với nhà văn, quan trọng không phải chỉ mặt trước của tấm huy chương mà còn cả
mặt sau của nó”[10,tr16] . Với Lỗ Tấn, nỗi lòng luôn trăn trở trước những mảnh
đời đau khổ, những kiếp sống lầm than, đã khiến ông quyết định chọn truyện ngắn
như là một vũ khí đắc lực phục vụ ý đồ sáng tác của mình. Nhà văn đã phả lên
trang viết của mình những giá trị tinh thần to lớn, mang nhịp đập thời đại, trong đó
ông là người chẩn bệnh và kê đơn chữa bệnh, trong đó ông vừa vạch ra các khuyết
tật, lại vừa cảm thông an ủi và chỉ lối đi cho con người. Người đọc nhận ra sự phê
phán của ông đồng thời lại xúc động do ông luôn nâng con người lên chứ không hạ
thấp họ. Dường như khi căm giận ông thét to, nhưng khi đau đớn ngòi bút ông dừng
lại nghẹn ngào giữa những hàng chữ. Ay chẳng phải là tấm lòng của một nhà nhân
đạo lớn hay sao ?
Về thi pháp Lỗ Tấn có rất nhiều vấn đề, song trong pham vi luận văn, chúng tôi
mạn phép chỉ đề cập một số vấn đề mà theo chúng tôi cần nghiên cứu khai thác khi
trực tiếp giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn.
2.2.2.1 Nhân vật
Đối tượng của văn học là con người và cuộc sống nên truyện bao giờ cũng phải
có nhân vật. Cảm hứng chủ đạo, tư tưởng chủ đề của một tác phẩm tự sự bao giờ
cũng được thể hiện trước tiên ở hệ thống nhân vật của tác phẩm. Nhà văn Tô Hòai
từng viết : nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác. Nhân vật là nơi biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn. Dù đi vào đề tài
nào thì mối quan tâm chính của nhà văn vẫn xoay quanh vấn đề con ngừơi, số
phận, đường đời của nhân vật trong những hòan cảnh, những tình huống khác nhau
[35,tr 47]. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một số hình tượng tâm
huyết nhất, cứ trở đi trở lại nhiều lần như một ám ảnh đối với nhà văn. Những hình
tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu, càng có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và
cơ bản bấy nhiêu. Và hình tượng nhân vật chủ yếu mà Lỗ Tấn muốn hướng tới ấy
chính là người nông dân và trí thức. Hai lọai nhân vật này dường như chiếm hầu hết
trong các sáng tác của nhà văn. Trong đó hơn phân nửa số lượng tác phẩm, ngòi bút
Lỗ Tấn trăn trở suy tư trước số phận, đường đời của những người nông dân trong xã
hội phong kiến Trung Hoa. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi cũng chủ yếu đề cập
tới những nhân vật này (vì có liên quan trực tiếp đến các tác phẩm trong sách giáo
khoa hiện hành). Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút Lỗ Tấn lại dành nhiều
tình cảm ưu ái đối với tầng lớp này. Tuổi thơ nhà văn đã gắn bó với cuộc sống ở
nông thôn, cùng nếm trải những nhọc nhằn của lũ trẻ ở đấy, do vậy ông đã hiểu
được những nỗi thống khổ của người nông dân, ông đau đớn lo lắng khi phải chứng
kiến những tai họa mà họ phải chịu đựng. Thêm vào đó vấn đề nông dân là một vấn
đề chủ yếu của cách mạng Trung Quốc . Cho đến bây giờ Lỗ Tấn vẫn được coi là
nhà văn hiểu sâu sắc nhất cuộc sống của người nông dân lao động Trung quốc dưới
ách áp bức bóc lột của thế lực phong kiến .
Đứng về phía nông dân nhưng Lỗ Tấn không nhìn sự vật bằng con mắt của họ.
Cái nhìn của nhà văn sâu sắc hơn. Có thể nói, ở những nhân vật “nhỏ bé” của ông là
kết hợp giữa sự đồng cảm với nỗi bất hạnh, sự phê phán những nhược điểm của
người nông dân và ngợi ca những mặt tốt đẹp của họ. Nghĩa là ông vừa phủ định ,
lại vừa khẳng định để người dân biết đâu là thực đâu là ảo, như ông đã từng nói :
“người trần lên tiên có lẽ cũng thích thật, nhưng nhìn thấy mãi cái đẹp không thay
đổi rồi cũng thấy chán nản, nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi,
sự ham mê thật phải trở về với cuộc sinh họat thực tại của con người”[13,tr 58]. Lỗ
Tấn đã đứng ở tầm cao tư tưởng thời đại, thấy những căn bệnh đang hủy họai tinh
thần, đạo đức dân tộc đã thẳng thăn vạch trần để cho họ không có lấy một chút ảo
tưởng nào. Dưới ngòi bút của nhà văn, nông dân ít nhiều đều bộc lộ khuyết điểm
của mình : ngu ngốc, lạc hậu, mê tín, vô cảm….Đó là một bức tranh về nông dân
hết sức đen tối, nhược điểm nhiều hơn ưu điểm, song đó là cái nhìn rất trung thực “
Lỗ Tấn luôn nói về sự đau khổ của con người, đứng hẳn về phía họ, vừa bày tỏ mối
thương cảm sâu sắc, vừa chẩn bệnh vạch ra các thói hư tật xấu của họ”[36,tr 45]
chính là để thức tỉnh phần người trong con người họ, bởi theo Lỗ Tấn “muốn sửa
chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết điểm, cũng như một bác sĩ muốn
cứu chữa cho bệnh nhân thì phải đem dao ra mà mổ xẻ, dù có đau cũng phải chịu”
[38,tr 54]
Nhân vật của Lỗ Tấn mới chỉ cảm thấy đau khổ mà chưa hiểu được nguyên
nhân vì đâu. Cho nên viết về họ, nhà văn muốn chỉ ra tận gốc căn nguyên bất hạnh
của cuộc đơi họ, thức tỉnh họ, để họ nhận ra con đường đi và tìm ra hướng đi cho
mình. Có lẽ vì thế mà trong tác phẩm của nhà văn ít có những kết thúc vui vẻ. Nhà
văn đã tự nhận “tác phẩm của tôi rất đen tối vì tôi cảm thấy hiện thực là đen
tối”[dẫn theo 8,tr 158]. Bởi vậy, “khi thể hiện nỗi đau của kẻ bị áp bức, bóc lột, ông
không dừng lại ở bề ngòai, ông giỏi nắm lấy cái mâu thuẫn có tính chất bi kịch
trong tâm hồn họ. Ông không dừng lại ở nỗi đau khổ thể xác như đói rét, bị đánh
đập…mà chủ yếu đi sâu khám phá những đau khổ tinh thần, những sầu não thương
tâm, những dằn vặt đau đớn trong tâm hồn họ [12,tr 30]. Đó chính là khả năng cát
ái của nhà văn. Chính vì thế mà nhân vật của Lỗ Tấn còn gọi là nhân vật tâm trạng,
nhân vật này tiềm ẩn chiều sâu của sự tố cáo, nó khơi dậy lòng căm phẫn sâu xa đối
với chế đô phong kiến, đúng như phương châm của Lỗ Tấn : cứu quốc trước hết
phải chữa tâm bệnh.
2.2.2.2 Người kể chuyện
Chúng ta đều biết, kết cấu của truyện và tiểu thuyết trước kia gần với truyện kể
văn học dân gian, chủ yếu là kết cấu thời gian, không tùy thuộc vào diễn biến tâm lý
nhân vật như trong truyện và tiểu thuyết hiện đại. Cũng như vật, cách dẫn chuyện
trong truyện và tiểu thuyết trước kia hầu như do người dẫn truyện đứng ở vị trí
khách quan kể và bình luận. Còn ở truyện hiện đại, người đọc không chấp nhận một
người dẫn truyện như ngồi sau cánh gà nhắc tuồng, khuynh hướng tư tưởng, giá trị
nghệ thuật phải do tự tác phẩm toát ra. Tài năng của nhà văn, độ chín của tác phẩm
chính là ở đấy
Người kể chuyện là người dẫn ra câu chuyện của tác phẩm, là người xem xét
đánh giá các nhân vật và sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Đây là một lọai
nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan, nên vị trí của nó trong tác phẩm phụ thuộc
rất nhiều vào động cơ và thái độ của tác giả. Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể khác nhau, khi thì vô nhân xưng, khi
nhập vai vào một nhân vật trong truyện, khi ở ngôi thứ nhất (xưng tôi), có khi ở
ngôi thứ ba. Khi trình bày miêu tả sự việc, người kể chuyện thường gắn với một
điểm nhìn nào đó. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại truyện
(điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngòai, điểm nhìn thấu suốt). Có thể nói, vấn đề
người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau là rất có ý nghĩa. Nó
giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình một cách sinh
động : khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi đi sâu vào tâm lý nhân vật, khi mô tả một
cách lạnh lùng khách quan, tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu
cho giọng văn trần thuật. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu, phân tích tác phẩm
chúng ta không thể bỏ qua yếu tố này vì đây là một trong những đăc trưng cơ bản
của truyện
Có thể nói ở hai tập Gào thét và Bàng hòang , hình tượng nhân vật người kể
chuyện xuất hiện rất đa dạng, có khi không đứng cùng một bình diện với các nhân
vật khách quan của tác phẩm, mà chỉ đứng đằng sau tác phẩm khi ẩn khi hiện, có
khi lại cùng một bình diện. Trong trường hợp này nhân vật người kể chuyện thường
xuất hiện với tư cách “tôi” như các nhân vật khác trong truyện, cùng hóa thân, nhập
vai vào nhân vật (Cố hương, Lễ cầu phúc, Khổng At Kỷ) Điều này khiến cho nhiều
độc giả dễ nhầm lẫn ấy là tự truyện của nhà văn. Bởi thế mới có ý kiến nhận xét
rằng : “đọc xong tác phẩm của Lỗ Tấn nhắm mắt lại có thể hình dung được bóng
dáng Lỗ Tấn, chúng ta bắt gặp một nhân vật mang tư tưởng, tình cảm tác giả. Đó
chính là nhân vật người kể chuyện”[12,tr 53]. Nhật ký người điên, Lễ cầu phúc, Cố
hương, Khổng At Kỷ….là những truyện như thế.
Hơn bất cứ nhà văn yêu nước nào ở Trung Quốc, điều Lỗ Tấn luôn nóng lòng
chính là vấn đề lối thoát cho dân tộc Trung Hoa. Với động cơ chiến đấu, dùng tác
phẩm văn học để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội, lòng ưu phẫn của nhà văn
hừng hực như lửa cháy, buộc ông không thể đứng ngoài cuộc mà phải trực tiếp nhập
cuộc, phải trực tiếp gào thét để tư tưởng tình cảm được thể hiện trực tiếp hơn, cụ thể
hơn, có sức lôi cuốn hơn. Dường như nhà văn muốn những lời tâm huyết của mình
phải thực sự lay động, đánh động, thức tỉnh được hàng triệu người dân Trung Quốc
trước những cơn mê ngủ kéo dài. Dường như tác giả muốn những câu chuyện của
mình trở nên thật hơn, có sức thuyết phục hơn nên cố tình giả vờ kể về những gì mà
bản thân mình đã từng chứng kiến, trải qua, với những tên người , tên làng thật cụ
thể, hiển hiện ở ngòai đời. Chính tính cách của nhân vật người kể chuyện đã thấm
đượm vào tác phẩm, qui định khuynh hướng chiến đấu của tác phẩm. Cho nên mặc
dù truyện Lỗ Tấn phần lớn viết về những con người “bệnh tật”, những câu chuyện
bi thảm, đau thương trong xã hội cũ, nhưng người đọc vẫn không thấy bi quan, mà
ngược lại như được truyền thêm sức mạnh chiến đấu. Cũng chẳng phải Lỗ Tấn đã
từng viết : văn chương là tiếng nói của lòng (cố ngôn tâm thanh dã ) đó sao ?
Nhân vật người kể chuyện có tác dụng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm,
gắn kết các chuyện riêng lẻ với nhau thành một khối thống nhất, là người chiếu rọi,
lý giải đối với các hiện tượng của thực tại. Nếu như ai đó cho rằng tuyệt đại đa số
nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn đều là những nhân vật tiêu cực, bởi họ là những
tàn tích của xã hội cũ, thì có thể nói nhân vật người kể chuyện chính là một nhân vật
tích cực, chính diện, giữ một vị trí trung tâm trong tác phẩm. Sự khẳng định vị trí
của nhân vật này giúp chúng ta hiểu sâu thêm tư tưởng nhà văn và ý nghĩa của tác
phẩm.
Đọc Lỗ Tấn, ấn tượng đầu tiên ấy là cái giọng văn bình thản đến lạnh lùng
nghiêm khắc của người kể chuyện như nhận xét của GS Vương Phú Nhân :“Lỗ Tấn
có 3 điểm rất đặc sắc, thứ nhất là lạnh lùng điềm tĩnh, thứ hai là lạnh lùng điềm
tĩnh và thứ ba vẫn là lạnh lùng điểm tĩnh”[46,tr28]. Thế nhưng xét đến cùng, ẩn
chứa đằng sau cái dáng vẻ lạnh lùng ấy là cả một khối nhiệt tình nóng bỏng. Về vấn
đề này nhà văn Anh Đức viết :
có một thứ nơi ông tôi gọi là bản lĩnh của sự kìm chế. Thọat tiên đọc truyện Lỗ
Tấn , ta rất dễ có cảm giác ông lạnh lùng thản nhiên trứơc những cảnh nát lòng do
chính ông phơi bày. Sự thực lòng ông nào có thế, lòng ông vô cùng đau đớn , chẳng
qua ông dằn nén, giấu ém, cất biến mọi xúc động chủ quan(…..)Đây là mặt mạnh
nhất của Lỗ Tấn. Và tôi nghĩ, đối với người cầm bút, ai mà bình tĩnh, ai mà nén giữ
được mình, tất cả những người đó ắt sẽ mạnh. Văn chương vốn mang nét đặc thù
khác hẳn các lĩnh vực tư duy thuộc kiến._.ạt tai, đau ran. Đánh xong y hình như đã hả dạ(…),y có
cảm tưởng rằng y vừa mới đánh một đứa nào đấy. Thế là ngủ thẳng” [37,tr120]-
một kiểu hành động vừa đáng thương lại vừa hết sức quái chiêu. Không bao giờ
AQ tự thừa nhận sự hèn yếu của mình. Rõ ràng “AQ vẫn cứ muốn làm vua trên
những đau khổ của mình một cách ngây thơ tuyệt vọng” [8,tr 242]. Và cái bửu
bối gia truyền thần diệu mà AQ hay sử dụng để xoa dịu nỗi thất bại của mình là
hay quên, đúng hơn là cố tình quên. Thật nguy hiểm.
AQ có tính tự cao, thích được xu nịnh, tâng bốc. Chỉ cần một câu nói bâng quơ “
AQ được việc thật” thì y như rằng anh ta rất sung sướng, đắc ý. Cho đến việc có
một cái sẹo trên đầu mà anh ta cũng tìm đủ mọi cách để giấu biến đi bằng cách
kiêng kỵ những từ ngữ có liên quan đến nó, nếu có ngừơi nào vô tình phạm huý
thì “kẻ ít mồm ít miệng thì y chửi, kẻ yếu sức là y đánh”. Thật là một kiểu gàn
dở.
Cố tình khoác lên mình những vinh quang ảo tưởng. Bị bắt giam, tự ru mình , vỗ
về mình bằng ý nghĩ “người ta sinh ra ở trong trời đất, thì tất cũng phải có lúc
bị giắt vào giắt ra ngoài một cái trại giam” [37,tr173]. Thậm chí, ký tên để chấp
nhận cho người ta kết liễu đời mình nhưng điều AQ day dứt không phải là một
sự tự vấn : nguyên nhân nào mình bị giết và ai là kẻ làm điều đó, mà anh ta lại
hổ thẹn chỉ vì không vẽ được một cái vòng cho thật tròn trịa(!). Đến lúc sắp bị
xử tử, anh ta hơi hoảng, song cái khoảnh khắc hiếm hoi ấy vụt tan biến khi anh
ta tự trấn tĩnh mình bằng ý nghĩ lạ lẫm “người ta sinh ra trong trời đất trước sau
cũng có thể có một lần bị chặt đầu” [37,tr174]. Nghĩa là cho đến tận lúc chết,
AQ vẫn chưa được giác ngộ nên vẫn chưa tỉnh ngộ. Anh ta vẫn thả sức cho trí
tưởng tượng bay bổng trong khi thân thể mình đang bị chà đạp, cùm kẹp một
cách thảm thương.
Hậu quả của phép thắng lợi tinh thần.
Bằng cách tạo ra những giấc mơ chiến thắng hoang tưởng cho dù thực tại vô
cùng bi thương, AQ đã trở thành một nhân vật điển hình với những căn bệnh tinh
thần mang tính phổ biến cho nhiều thời đại, nhiều giai cấp. Không thể cho rằng
phép thắng lợi tinh thần là một phương thức phản kháng của những người yếu thế,
không có thực lực. Cũng không thể xem đấy là một sự tự động viên, tự an ủi trứơc
thất bại, kiểu như “thất bại là mẹ thành công” mà đấy chính là một thứ chủ nghĩa
thất bại có khả năng làm tê liệt ý chí của con người, “sẽ giống như những con
sâu xanh bị con tò vò chích cho một mũi thuốc tê, làm cho nó dở sống dở chết, mất
hết ý thức phản kháng”[38,tr152]. Phải chăng căn bệnh này có nguồn gốc từ thói
quen nhìn lại quá khứ huy hoàng của người dân Trung Quốc ? Văn minh cổ Trung
Hoa đã qua rồi nhưng hào quang của nó vẫn còn. Sau chiến tranh thuốc phiện, chính
triều đình Mãn Thanh đã không ngớt rêu rao : văn minh vật chất phương Tây cao
thật nhưng văn minh tinh thần Trung Quốc còn cao hơn. Chính sự hoài niệm, nuối
tiếc quá khứ, cộng thêm ý thức về việc yếu kém sức mạnh thực sự là nguồn gốc sâu
xa của căn bệnh trên. Cho nên phép thắng lợi tinh thần là một căn bệnh hết sức
nguy hiểm, là biểu hiện của tư tưởng đầu hàng, là kẻ thù của sự tiến bộ tạo ra một
sức ỳ lớn, cản trở sự phát triển đi lên của xã hội. Một cá nhân lúc nào cũng chìm
đắm trong chiến thắng tưởng tượng, cá nhân ấy không bao giờ có thể ngẩng cao
đầu. Một đất nước lúc nào cũng phủ lên mình những ảo tưởng vinh quang, đất nước
ấy cũng dễ trở thành nô lệ.
Có thể nói, phê phán AQ với cả lòng đau xót, cay đắng và phẫn nộ cũng chính
bởi Lỗ Tấn yêu đồng bào mình nhiều. Bởi nhà văn quan niệm “khi buồn người ta
có thể sáng tác nhưng khi hững hờ thì không sáng tác được, sáng tác bắt rễ ở tình
yêu” [38,tr197]. Một xã hội vào thời điểm giao thời, trăn trở tìm đừơng : cái cũ, cái
lạc hậu chưa hoàn toàn bị mất đi, trong khi cái mới cái tiến bộ lại chưa kịp thích
ứng, rất cần đến những nhà văn tâm huyết như Lỗ Tấn : dũng cảm phanh phui
những nhược điểm của dân tộc mình với một tấm lòng đau đáu, xót xa
* Kết luận
Vậy thì AQ là một nhân vật đáng thương hay đáng giận ? Có lẽ là cả hai. Xây
dựng AQ với một tính cách năng động, Lỗ Tấn không phiến diện một chiều. Ong
phê phán những biểu hiện xấu trong tính cách AQ (kiêu ngạo, tự mãn, cơ hội, hiếp
đáp kẻ yếu, quỵ luỵ kẻ mạnh…), đau xót khi thấy AQ- rộng ra là người dân Trung
Quốc- kém giác ngộ, ngu ngốc, không phân biệt được phải trái, tốt xấu, đúng sai ;
nhưng ông không thể không thông cảm với số phận bất hạnh của AQ, nghĩa là cảm
hứng nghệ thuật ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh luôn thường trực trong Lỗ Tấn. Ông
vừa gạt nước mắt, vừa vạch trần phê phán AQ. Song nhà văn cũng phát hiện ra khả
năng cách mạng tiềm tàng của AQ, chẳng qua bị phép thắng lợi tinh thần trói buộc,
nên anh ta tỏ ra ngơ ngác trước thời cuộc. Lỗ Tấn cũng đã từng khẳng định : nếu
Trung Quốc không làm cách mạng thì thôi, chứ nếu có thì thế nào AQ cũng làm.
(Vì sao tôi viết tiểu thuyết). Nghĩa là chỉ cần được phát động đầy đủ và lãnh đạo
đúng đắn, AQ sẽ tự giải phóng được mình.
3.5.2.2. Không gian nghệ thuật và Thời gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật cũng là không gian hiện thực, không gian đời thường. Một
làng Mùi yên tĩnh nhưng u ám, khép kín, ngơ ngác xa lạ trứơc những biến động của
thời cuộc. Một ngôi làng diển hình của Trung Quốc thời cách mạng Tân Hợi, với
đầy rẫy những hủ tục, lề thói, với đủ mọi thành phần : từ những kẻ hạ lưu như bọn
thanh niên vô công rồi nghề, những cố nông như cu D, Vương râu xồm, vú
Ngò….đến tầng lớp thượng lưu như cụ Triệu, cụ Cử, cậu Tú, Tây giả. Chính thứ
văn hoá lai căng cùng với những con người trong không gian hẹp ở làng Mùi đã góp
phần sản sinh ra tính cách điển hình AQ.
Phần lớn trong AQ chính truyện, tác giả sử dụng thời gian hiện thực gắn với
những biến cố trong đoạn đời của nhân vật AQ (từ khi xuất hiện cho đến lúc chết)
khi thì gấp gáp khẩn trương, khi thì từ từ đều đều phù hợp với những “thăng trầm”
trong cuộc đời AQ. Thỉnh thoảng tác giả sử dụng thời gian tương lai khi kể về
những giấc mơ quyền lực của AQ với mục đích châm biếm, phê phán. Điều đó
chứng tỏ sự đa dạng trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn .
3.5.2.3. Người kể chuyện
Cũng như Thuốc, người kể chuyện trong AQ chính truyện không xuất hiện một
cách trực tiếp, mà dẫn truyện ở ngôi thứ 3, nghĩa là người kể chuyện cũng rất khách
quan. Tuy nhiên, khi cần biểu lộ một thái độ rõ ràng, một tình cảm yêu ghét dứt
khoát thì người kể chuyện cũng không ngần ngại xuất đầu lộ diện, đối thoại trực
tiếp với độc giả. Chỉ có điều, nếu như trong Thuốc, ngôn ngữ của người kể chuỵên
phần lớn thiên về đau xót, phẫn uất, ngậm ngùi, thì trong AQ chính truyện lại
nghiêng về hài hước, châm biếm, đôi khi là giễu cợt.
Chúng ta bắt gặp giọng điệu hài hước của người kể chuyện ngay từ cách giới
thiệu lai lịch, tên tuổi của nhân vật AQ. Ngay cả khi kể về việc AQ bị cụ Cố nhà họ
Triệu đánh, người kể chuyện cũng không dấu được cảm xúc khi nhận xét về uy thế
tinh thần, uy thế chính trị tuyệt đối của giai cấp địa chủ ở nông thôn, cùng với thái
độ phê phán người dân làng Mùi đã trở nên mê muội đến mức chỉ biết phụ hoạ giai
cấp địa chủ:
Theo lệ thường, ở làng Mùi, nếu tên Kèo đánh tên Cột, anh Ba đánh anh
Năm thì xưa nay chẳng ai để ý đến cả. Nhưng có dính dáng đến một nhân vật “xù”
như là cụ Cố nhà họ Triệu chẳng hạn thì mới có tiếng đồn. Lúc đó có tiếng đồn thì
không những người đánh đã có danh giá mà luôn cả người bị đánh cũng nhờ đó mà
lẫy lừng. Còn như nói đến sự phải trái thì nhất định là lỗi về AQ rồi, không cần
phải bàn nữa. Tại sao vậy ? Thì chả lẽ cụ Cố nhà họ Triệu lại có thể có lỗi được
hay sao ? [37,tr121]
Phê phán thái độ “sợ người ác, nhưng lại bắt nạt người lành” để giải toả, tìm
cách quên đi hiện trạng bị áp bức của AQ, người kể chuyện hết sức hài hước song
cũng không kém phần phẫn nộ :
….rồi AQ véo một cái vào má cô tiểu. Bao nhiêu người trong quán lại cười ồ
lên một thôi nữa.AQ đắc ý. Muốn cho bấy nhiêu “khán giả” được hài lòng y rán
sức véo luôn một cái nữa thật mạnh vào má cô bé rồi buông tay. Sau khi lập được
chiến công này, AQ quên cả Vương râu xồm, quên cả lãoTây giả rồi ; và hình như
bao nhiêu nỗi bất bình, bao nhiêu điều xúi quẩy ngày hôm ấy đã rửa sạch sành
sanh. Mà lạ lùng thay, lúc bấy giờ y nghe hình như người y nhẹ hẳn đi, nhẹ hơn hẳn
lúc bị mấy ba-toong đánh đốp ! đốp vào dầu nữa. AQ hớn hở tựa hồ như bay bổng
lên tít mãi trên mấy từng mây [37,tr127]
Song đôi khi người kể chuyện cũng tỏ ra thương cảm, xót xa cho thân phận làm
thuê của người nông dân AQ : muốn đem sức lao động của mình đổi lấy miếng cơm
nuôi thân mà cũng không được, bị đồng loại tẩy chay, bị đẩy vào bứơc đường cùng
mà phải làm liều, nên dường như người kể chuyện đã không ngần ngại nhập vai vào
nhân vật để bộc lộ thái độ, tâm tư
…..thế rồi, cũng như mọi hôm , sau khi ngủ dậy, AQ bước ra đi rong trên con
đường làng. Bây giờ y không nghe da thịt buốt như lúc ở trần nữa, nhưng dần dần y
lại cứ cảm thấy trên đời có cái gì là lạ thật. Tuồng như tất cả bọn đàn bà con gái
làng Mùi từ hôm nay trở đi bỗng dưng đau nhau mà hổ ngươi. Cứ thấy mặt AQ ở
đâu là chúng nó xô nhau trốn biệt vào tận trong cửa(….)Rồi đến những ngày sau,
AQ càng thấy nhiều sự lạ lùng khác nữa. Một là lão chủ quán rượu nhất định không
bán chịu cho y nữa. Hai là lão từ ở đền Thổ Cốc cũng nói lẩm bẩm như muốn ngỏ ý
thúc giục y dọn đi chỗ khác. Ba là không nhớ rõ bao nhiêu ngày trời rồi nhưng đã
khá lâu không hề có người nào gọi y đi làm nữa. Cửa hàng rượu không bán chịu thì
nhịn đi cũng xong, lão từ muốn đuổi thì lần lữa còn có thể được, chỉ có điều không
ai gọi đi làm thì chết đói” [37,tr 137-138]
Như vậy có thể thấy, vai trò dẫn dắt của người kể chuyện trong AQ chính
truyện khá linh động, đa dạng. Nhờ sự xáo trộn đan chéo giữa lời tác giả và lời
nhân vật tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn sinh động của lối kể chuyện, đồng thời soi sáng
được tâm lý, tính cách nhân vật. Điều đó giúp cho câu truyện trở nên hấp dẫn người
đọc hơn
Tóm lại : qua hai tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện, người đọc hình dung
được một Lỗ Tấn yêu thương và căm giận, lạnh lùng khách quan nhưng đầy ưu ái
sâu xa “một tài năng nghệ thuật độc đáo kết tinh giữa chiều sâu của nhà tư tưởng,
nhiệt tình của nhà yêu nước và sự chắt lọc của cây bút cổ Trung Hoa” [12,tr 24].
Nhà văn đã tạo ra tác phẩm song tác phẩm cũng tạo ra nhà văn, nói như nhà thơ
Đức H.Hainơ : cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác,
mà phải chính trong tác phẩm của họ.
3.6 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ
HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NÓI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC
NGOÀI NÓI CHUNG
Nhìn chung, văn chương Lỗ Tấn rất kén độc giả, bởi vậy, khi giảng dạy trong
nhà trường phổ thông, đòi hỏi giáo viên không chỉ giỏi, vững về kiến thức, mà còn
phải linh động về phương pháp mới có thể giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một
cách tốt nhất.
Trong các giờ dạy Văn, Giáo viên cần cố gắng dựng lại hiện thực cuộc sống
thời người nghệ sĩ (tác giả) từng sống, nghĩa là cố gắng hiểi đời để hiểu người. Hiểu
người (tác giả) sâu sắc bao nhiêu thì mới tái tạo lại được tốt không khí tác phẩm,
nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm văn chương bấy nhiêu. Cho nên đối với bài
tác giả Lỗ Tấn, giáo viên cần chốt lại cho học sinh những luận điểm cơ bản, quan
trọng về quan niệm sáng tác của Lỗ Tấn cũng như bước ngoặt nào khiến nhà văn
chuyển hướng nghề nghiệp. Bởi học sinh nắm chắc được vấn đề này thì khi đi vào
phân tích tác phẩm sẽ hiểu tác phẩm dễ dàng hơn.
Thời gian phân phối chương chương trình cho phần tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm
Thuốc là 2 tiết (không có thời gian cụ thể cho bài đọc thêm AQ chính truyện ), bởi
vậy giáo viên cũng có thể linh động trong việc xử lý, bố trí thời gian : nên dành
khoảng 20-25 phút để giới thiệu về tác giả, thời gian còn lại phân bố chủ yếu cho
tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện bởi 2 tác phẩm này có thể bổ sung soi sáng
cho nhau, thậm chí nếu cần thiết (đặc biệt với những lớp nâng cao) giáo viên có thể
giới thiệu thêm cho học sinh một số tác phẩm khác của Lỗ Tấn có liên quan đến nội
dung cần giảng (Thị chúng, Sóng gió …)
Nếu có điều kiện, giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh tham khảo thêm
một số bài tạp văn của Lỗ Tấn để hiểu rõ thêm truyện ngắn của ông, bởi giữa truyện
ngắn và tạp văn có mối liên hệ khắng khít. Cứ mỗi một truyện ngắn ta tìm thấy ít
nhất một bài tạp văn có liên quan (chẳng hạn đọc AQ chính truyện, nên tìm bài Vì
sao tôi viết AQ chính truyện). Những bài tạp văn khi thì đề cập đến động cơ và
quá trình thai nghén một số truyện nào đó, khi thì phát huy mở rộng chủ đề có sẵn
trong truyện ngắn. Cho nên muốn hiểu thấu đáo truyện ngắn Lỗ Tấn không thể bỏ
qua những bài tạp văn và ngược lại. Đó chính là chìa khóa để giải mã những truyện
ngắn của nhà văn
Nhìn chung so với Văn học Việt Nam, học Văn học nước ngoài cũng có phần
khó hơn. Trong khi đó, thời gian cho Văn học nước ngoài trên lớp không phải là
nhiều. Cho nên giáo viên , tổ chuyên môn và nhà trường cần kết hợp tổ chức một số
hình thức ngoại khoá để các em được tiếp xúc nhiều hơn với bộ phận Văn học nước
ngoài, chẳng hạn như tổ chức các buổi thuyết trình, thảo luận tại lớp để học sinh
hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, vừa tạo cho các em có thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện
năng lực ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt trước tập thể ; đố vui về tác phẩm , tác giả, sân
khấu hoá một số trích đoạn trong các tác phẩm hoặc tổ chức các buổi chiếu phim để
học sinh hiểu và nhớ tác phẩm tốt hơn (có thể tổ chức cho học sinh toàn trường)
Cần đẩy mạnh dân chủ hoá học đường. Sau khi học xong một tác phẩm bất kỳ,
giáo viên có thể phát cho học sinh một số phiếu tham khảo (về nội dung cũng như
phương pháp giảng dạy của giáo viên , còn vướng mắc điểm nào…), hay cho học
sinh viết những bài thu hoạch, cảm nhận của mình về các tác phẩm đã học để kích
thích, phát huy năng lực tư duy độc lập của, vừa để giáo viên có thêm tư liệu cũng
như kinh nghiệm trong các tiết dạy sau.
Song song với việc bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh, giáo viên cũng
cần hướng dẫn, rèn luyện thêm cho học sinh năng lực đọc, phương pháp đọc bởi
tình trạng học sinh đọc sai, đọc không đúng ngữ điệu…vẫn còn rất phổ biến. Có đọc
văn tốt thì mới “khơi gợi được sự đồng điệu trong tâm hồn, làm sống dậy những
kinh nghiệm trong trí nhớ, hội tụ những nét hình dung về hiện thực thông qua con
đường huy động, liên tưởng” [22,tr 43]. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc
văn.
Bên cạnh việc thay đổi phương pháp giảng dạy, thì việc thay đổi cách thức ra
đề trong kiểm tra, thi cử cũng là điều cần thiết. Thiết nghĩ trong các đề thi học kỳ,
kiểm tra, cũng cần phải mở rộng thêm về Văn học nước ngoài (không nên bó hẹp
trong phạm vi Văn học Việt Nam bởi như thế vô hình chung sẽ tạo cho học sinh tâm
lý học lệch, nhất bên trọng nhất bên khinh). Cần xen kẽ hình thức thi trắc nghiệm
song song với hình thức tự luận để kiểm tra năng lực cảm thụ văn học một cách đầy
đủ, toàn diện nhất.
Ngoài ra, thiết nghĩ Bộ giáo dục cũng cần nghiên cứu phân phối thời gian dành
cho các tiết đọc thêm, bởi nếu không có thời gian cụ thể thì các bài đọc thêm sẽ mãi
nằm lặng lẽ trên trang sách mà ít có học sinh nào tự đọc cả.
Cuối cùng, người giáo viên muốn làm chủ việc giảng dạy phần Văn học nước
ngoài cũng cần phải có tầm nhìn bao quát mảng này ở cả ba lớp của bậc Trung học
phổ thông. Hơn thế nữa, còn phải thấy được diễn biến của chương trình qua những
đợt chỉnh lý, cải cách, thâm chí cũng nên biết, trước khi vào Trung học phổ thông,
học sinh đã được học gì về Văn học nước ngoài ở bậc Trung học cơ sở để thấy
được mối liên quan giữa hai cấp học, từ đó mà có cách xử lý đối với từng bài giảng
cụ thể
KẾT LUẬN
Lỗ Tấn đã để lại một di sản qúy báu được khẳng định bởi tính chiến đấu
trong động cơ sáng tác, chiều sâu trong tư tưởng, sự độc đáo trong phong cách nghệ
thuật. Nghe tin Lỗ Tấn bệnh, bà Tống Khánh Linh đã viết thư cho ông : “đồng chí
Chu, tôi vừa được tin anh ốm nặng, lo lắng vô cùng. Tôi khẩn cầu anh mau vào
bệnh viện, bởi vì anh vào trễ một ngày là tăng thêm một ngày nguy hiểm. Sinh mệnh
của anh đâu phải của riêng anh mà thuộc về Trung Quốc và cách mạng Trung
Quốc…Trung Quốc cần anh, cách mạng cần anh…” [7,tr 838]. Lời của bà Tống
Khánh Linh đã nói lên tâm tư của quảng đại quần chúng nhân dân và khẳng định vị
trí của nhà văn đối với dân tộc Trung Quốc
Tác phẩm Lỗ Tấn không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học, văn
hóa Trung quốc, mà còn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tác phẩm của nhà văn đã trở thành nhịp cầu trao đổi, giao lưu văn hóa giữa Trung
Quốc và các nước. Dù ở thể lọai nào, tác phẩm của Lỗ Tấn cũng vì con người, vì số
phận con người mà ông khổ công sáng tạo. Có thể thấy tính nhân bản, nhân văn,
nhân đạo thấm đẫm các trang viết của Lỗ Tấn. Nhà văn vì con người ấy mãi mãi
được độc giả khắp nơi trân trọng và yêu thương
Với bạn đọc Việt Nam, Lỗ Tấn là một nhà văn khá quen thuộc và gần gũi
(xét trên phương diện văn hoá và văn học). Nghiên cứu văn học Lỗ Tấn không chỉ
thấy ở ông một nhà cách mạng chân chính, một nhà văn hoá tinh tường, một nhà
văn uyên thâm, mà còn là một nhà tư tưởng, với những triết lý sâu sắc đậm chất
nhân văn. Học Lỗ Tấn, bạn đọc Việt Nam càng có thêm cơ hội hiểu về văn hóa
Trung Quốc nói chung, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nói riêng
Dạy học Văn nói chung là nhằm đào tạo những con người có khả năng tư duy
sáng tạo, có tâm hồn trong sáng , biết yêu cái đẹp và biết sống để hướng đến cái
chân , thiện mỹ… Cũng vì thế, việc tìm ra những biện pháp, giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn Văn là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của rất nhiều ban ngành
cũng như của xã hội. Qua thực tế khảo sát, dù rằng cũng chưa thật đầy đủ, song
chúng tôi nhận thấy việc dạy và học tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng, văn học nước ngoài
nói chung không phải là không gặp nhiều khó khăn, nhất là khi tình hình xã hội
đang có nhiều thay đổi như hiện nay, nói như nhà giáo Đỗ Kim Hồi : chất lượng
học văn nếu có giảm sút , thì sự giảm sút đó sẽ là kết quả của một phức hợp những
nguyên nhân cả trong lẫn ngoài trường [3, tr 24] Cho nên có thể nói trách nhiệm
của các giáo viên dạy Văn hiện nay ngày càng hết sức nặng nề.
Thực tế cho thấy, bên cạnh một số thuận lợi, ưu điểm thì những khó khăn và
hạn chế trong quá trình lên lớp của các giáo viên cũng cần được nhìn nhận một
cách khách quan. Đa phần giáo viên đều giảng dạy theo cảm tính và thiên về truyền
thụ kiến thức hơn là cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Giờ
học Văn thực chất chưa tạo được không khí sinh động, tâm lý thoải mái cho học
sinh mà vẫn còn nạng nề, chưa phát huy tối đa đặc trưng nghệ thuật của môn học
này. Ngoài ra, việc kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học văn mang tính đặc
thù của phân môn như giảng bình, so sánh , trực quan….cũng chưa được khai thác
hiệu quả. Khả năng tạo ra dư âm cho học sinh sau khi kết thúc tiết học là một điều
rất cần thiết song cũng chưa thấy được phát huy
Với phương châm : bản thiết kế của người giáo viên phải được thi công ở cả
hai phía người dạy- người học theo phương pháp tích cực, tự lực, để học sinh từ
được học mà đi đến tự học được, luận văn “ Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở
trường THPT dưới góc nhìn của thi pháp học” dẫu rằng đã có nhiều cố gắng
trong việc tìm hiểu thi pháp Lỗ Tấn để tìm ra phương hướng khai thác tác phẩm
nhằm mục đích giảng dạy truyện ngắn nói chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng đạt
hiệu quả tốt nhất , song chắc chắn cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp. Chúng tôi cũng hy vọng
rằng, trong thời gian tới, với sự đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện về sách giáo
khoa cũng như phương pháp giảng dạy, bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường ngày
càng phát huy được vai trò và ưu thế của mình, cũng như được toàn xã hội đón nhận
và quan tâm
PHỤ LỤC
PHIẾU THAM KHAỎ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
( Số lượng : 30 GV )
NỘI DUNG CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI SỐ
LƯỢNG
TỈ LỆ
1.Thầy, cô có nhận xét gì về nội
dung chương trình văn học nước
ngòai trong SGK hiện nay ?
2.Theo ý kiến thầy, cô, phần tác
giả, tác phẩm Lỗ Tấn , SGK biên
sọan như vậy đã hợp lý chưa, có
cần bổ sung thêm nội dung gì
không ?
Có lựa chọn vào chương trình nhiều
tác giả tiêu biểu
Nhiều tác phẩm hay, có giá trị, có
tác dụng tốt trong việc giáo dục HS
Thể lọai vừa đủ
Hơi nhiều
Có những tác phẩm khó , HS không
cảm nhận được
Hợp lý
Chưa hợp lý, cần phải bổ sung
thêm một truyện ngắn nữa
7
12
5
3
3
14
16
23.3%
40%
16.7%
10%
10%
46.7%
53.3%
3. Trong quá trình giảng dạy
truyện ngắn Lỗ Tấn , thầy, cô
thường chú ý khai thác tác phẩm
theo đặc điểm nào ?
Phong cách tác giả
Đặc điểm thể lọai
10
20
33.3%
66.7%
4. Thầy, cô thường gặp phải khó
khăn nào trong quá trình giảng dạy
truyện ngắn Lỗ Tấn ?
HS không thích học
Tác phẩm khó khai thác
Lúng túng về phương pháp
giảng dạy
Phân phối thời gian không đủ
HS ít chịu đọc tác phẩm và sọan
bài trứơc ở nhà
8
5
3
7
7
26.7%
16.7%
10%
23.3%
23.3%
5. Thầy, cô có sử dụng phương
tiện nào để hỗ trợ cho việc giảng
dạy tác phẩm Lỗ Tấn không ? Nếu
có đó là phương tiện gì ?
Không
Anh Lỗ Tấn
Tài liệu khác
25
2
3
83.3%
6.7%
10%
6. Thầy, cô có nhận xét gì về phần
hướng dẫn giảng dạy tác phẩm của
Lỗ Tấn trong SGV hiện nay ?
Còn chung chung, chưa cụ thể
Tốt
Đôi chỗ còn khó hiểu
14
12
4
46.7%
40%
13.3%
7. Khi giảng dạy VHNN nói
chung, tác phẩm Lỗ Tấn nói riêng,
thầy cô có xem nhẹ hơn sovới
giảng dạy VHVN không
Có , vì không thi
Không
19
11
63.3%
36.7%
8. Thầy, cô có tổ chức họat động
ngọai khóa cho HS về phần
VHNN không ?
Không
Cho HS thuyết trình trứơc lớp
Đóng tiểu phẩm
23
6
1
76.7%
20%
3.3%
9. Thầy, cô có hướng dẫn những
công việc cụ thể cho HS chuẩn bị
bài mới không ?
Có
Không, vì SGK đã hướng dẫn rồi
13
17
43.3%
56.7%
10. Để VHNN nói chung, VHTQ
nói riêng, trong đó có tác phẩm
của Lỗ Tấn hấp dẫn HS , theo thầy
cô cần phải có những yêu cầu gì ?
Thư viện cần có đủ sách tham
khảo
GV cần sưu tầm tư liệu để hiểu
thêm về tác giả, tác phẩm
Tác phẩm dễ hiểu, gần gũi với
tâm lý HS
SGV cần hướng dẫn kỹ hơn về
phương pháp, nội dung giảng dạy
5
7
2
16
16.7%
23.3%
6.7%
53.3%
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS
( Số lượng : 90 HS thuộc 3 khối 10,11,12 )
NỘI DUNG CÂU HỎI NỘI DUNG TRẢ LỜI SỐ
LƯỢNG
TỈ LỆ
1.Anh, chị có thích học VHNN
không ?
Thích
Không thích
34
56
37.8%
62.2%
2.Giữa VHVN và VHNN, anh,
chị thích học văn học nào hơn?
VHNN
VHNN
Như nhau
48
30
12
53.3%
33.3%
13.4%
3.Anh, chị có nhận xét gì về nội
dung chương trình VHNN trong
SGK hiện nay
Số lượng tác giả, tác phẩm còn ít
Số lượng tác giả, tác phẩm tương
đối đầy đủ
Nội dung phù hợp với HS
Thời gian dành cho từng tác phẩm
còn ít
2
55
20
13
2.22%
72.2%
22.2%
14.4%
4.Anh, chị có xem nhẹ phần
VHNN không ? Vì sao ?
5.Anh, chị có thích học truyện
ngắn của nhà văn Lỗ Tấn không ?
Vì sao ?
Có, vì khó hơn VHVN
Có, vì VHNN không thi
Không
Thích, vì các tác phẩm của ông
thường viết về người nông dân
Thích , vì tác phẩm của ông gần
gũi với cuộc sống và tư tưởng của
người Việt Nam
Thích, vì cảm phục tính cách nhà
văn
Thích, vì truyện của nhà văn phản
ánh được hiện thực cuộc sống của
28
48
14
17
33
22
16
31.1%
64.4%
4.5%
18.8%
47.8%
24.4%
17.8%
XHPK Trung Hoa, thức tỉnh ý
thức của quần chúng
Không thích
2
2.2%
6.Theo anh, chị, số lượng tác
phẩm của nhà văn này trong SGK
hiện nay như vậy đã đủ chưa ?
Đủ
Chưa đủ
53
37
58.8%
41.2%
7.Anh, chị cảm thấy học truyện
ngắn của Lỗ Tấn có khó không?
Không khó, vì gần gũi với cách
viết của các nhà văn Việt Nam
Không khó ,vì nội dung của các
tác phẩm đều thể hiện lòng yêu
thương con người
Khó, vì những vấn đề nhà văn đặt
ra trong tác phẩm khác xa so với
hiện thực ngày nay
33
32
25
36.6%
46.6%
27.7%
8.Ngòai hai tác phẩm của Lỗ Tấn
trong SGK, anh, chị có tìm đọc
thêm truyện ngắn nào khác của
Lỗ Tấn nữa không ?
Có
Không
31
59
34.4%
65.6%
9.Anh, chị có đọc qua tác phẩm ở
nhà trước khi đến lớp không ?
Nếu có, tối đa mấy lần ?
Không
Có, 1 lần
Có, 2 lần
Có, 3 lần
Có, nhiều lần
1
52
31
5
1
1.1%
57.8%
34.4%
5.6%
1.1%
10.Sau khi học xong một tác
phẩm( thơ, truyện ngắn ),GV có
hướng dẫn cho anh ,chị phương
pháp để phân tích một tác phẩm
thơ /văn xuôi hay không ?
Không
Có
72
18
80%
20%
DANH NGÔN LỖ TẤN
(trích trong một số tác phẩm của Lỗ Tấn )
1. Trên mặt đất vốn không có đường, người ta đi nhiều thì thành
đường thôi. ( Cố hương )
2. Đường là do con người dẫm nát chỗ chôn gai mà tạo ra (Tạp
văn- Cảm nghĩ nhỏ )
3. Người chết chỉ chết thật khi họ chết trong lòng người sống
( Tạp văn- Chỗ chết )
4. Từ trong suối chảy ra là nước, từ trong huyết quả chảy ra là máu
(Tạp văn- Cảm nghĩ nhỏ )
5. Vẽ người tốt nhất là vẽ con mắt. Nếu vẽ cả bộ tóc, cho dù thật đến
mấy cũng không ích gì ( Tạp văn- Cảm nghĩ vụn vặt)
6. Nhân vật của tôi thường là chắp vá, mồm miệng ở Sơn Tây, áo
quần ở Bắc Kinh….tôi không chuyên chú lấy một người mẫu cố định
nào ( Tạp văn – Tôi viết tiểu thuyết như thế nào )
7. Khi buồn người ta có thể sáng tác nhưng khi hững hờ thì không
sáng tác được, sáng tác bắt rễ ở tình yêu (Tạp văn- Cảm nghĩ nhỏ)
8. Tôi cũng giống như con bò, ăn vào toàn là cỏ nhưng vắt ra là sữa
( Tạp văn- Tôi viết tiểu thuyết như thế nào )
9. Nhà văn đấu tranh cho hiện tại, đồng thời cũng là đấu tranh cho
tương lai, bởi vì mất hiện tại thì làm gì có tương lai ( Tạp văn- Tựa
thả giới đình )
10. Muốn sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết
điểm , cũng như một bác sĩ muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì phải
đem dao ra mà mổ xẻ, dù có đau cũng phải chịu (Tạp văn)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Ngọc Chương (2003), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest
Hemingway , NXB ĐHQG TPHCM .
2. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn.
3. Đỗ Kim Hồi, Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB GD.
4. Đường Thao- Lê Huy Tiêu (dịch), Lịch sử văn học hiện đại Trung quốc
(T1) , NXB GD.
5. Hồ Sĩ Hiệp (1992), Bình luận văn học, NXB Tổng Hợp Khánh Hoà.
6. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (tuyển chọn), Một số vấn đề về
phương pháp dạy- học văn trong nhà trường, NXB GD.
7. Lâm Chí Hạo (2002), Lỗ Tấn truyện, Lương Duy Thứ và Nguyễn Thị
Hồng Minh (dịch), NXB Văn nghệ.
8. Lê Huy Tiêu, Cảm nhận mới về văn hoá, văn học Trung quốc, NXB
ĐHQGHN.
9. Lê Huy Tiêu, Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn, Luận án Phó Tiến Sỹ, Hà
Nội
10. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB trẻ.
11. Lương Duy Thứ và Trần Lê Hoa Tranh (2003), Lỗ Tấn- linh hồn dân tộc
Trung hoa hiện đại, NXB Tre.
12. Lương Duy Thứ (2004), Lỗ Tấn , phân tích tác phẩm, NXBGD
13. Lương Duy Thứ, Bác Hồ Với Văn Hoá Trung Quốc, NXB Trẻ
14. Lương Duy Thứ (2002), Bài giảng văn học trung quốc, NXB ĐH QG TP
HCM
15. Lý Hà Lâm ( 1960), Lỗ Tấn, thân thế, tư tưởng, sáng tác, NXB GD
16. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, NXB GD
17. Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học
Trung Quốc qua cái nhìn so sánh, NXB GD
18. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2005), Sách giáo khoa ngữ văn 9,
NXB GD
19. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB GD
20. Nguyễn Thị Dư Khánh , Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp,
NXBGD
21. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông,
NXBĐHQGHN
22. Nguyễn Trọng Hòan , Rèn luyện kỹ năng sáng tạo trong dạy học tác phẩm
văn chương, NXB GD
23. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lý luận văn học- vấn đề
và suy nghĩ, NXB GD
24. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng, NXB
GD
25. Phan Trọng Luận (1999), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà
trường phổ thông, NXBGD
26. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1998), Phương pháp dạy học văn,
NXBĐHQGHN
27. Phan Trọng Luận, Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXB GD
28. Phan Trọng Luận (1998), Văn học- xã hội- nhà trừơng , NXB ĐHQG HN
29. Phạm Văn Đồng- Dạy văn là một quá trình rèn luyện tòan diện, TC
NCGD, 18
30. Phùng Văn Tửu, Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài, NXB GD
31. Phương Lưụ (1998) , Lỗ Tấn , nhà lý luận văn học, NXBGD
32. Tập thể tác giả (2000), Sách giáo khoa Văn học lớp 12, Tập 2, NXB GD
33. Tập thể tác giả (2000), Sách giáo viên Văn học lớp 12, Tập 2, NXB GD
34. Tập thể tác giả , Văn học So Sánh, nghiên cứu và dịch thuật, NXB
ĐHQGHN
35. Tô Hòai - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, NXB Hội nhà văn
36. Trương Chính (dịch) (2000) , Tuyển Tập Lỗ Tấn, NXB VN
37. Trương Chính ( dịch), Tuyển Tập Truyện Ngắn Lỗ Tấn, NXB VH, 2004
38. Trương Chính ( dịch) (2003), Tạp Văn Lỗ Tấn, NXB Văn Hóa Thông Tin
39. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Bộ GD
và ĐT, HN
40. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, TPHCM.
41. Trần Lê Hoa Tranh 2005), Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn,
Luận án tiến sy, TP HCM.
42. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung quốc, NXBGD
43.Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy học văn ở bậc trung học, NXB
ĐHQG TPHCM
44.V.A.Nhikhonxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ
thông, NXB GD
45.Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn), Phê bình bình luận văn học, NXB Văn Nghệ
TPHCM, 1995
46.Vương Phú Nhân (2004), Nguyễn Thị Mai Hương và Lương Duy Thứ
(dịch), Lỗ Tấn, lịch sử nghiên cưú và hiện trạng, NXB Thống kê.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7217.pdf