Khả năng cạnh tranh

Chương I Khái quát về khả năng cạnh tranh I. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh: Tính tất yếu của cạnh tranh trong thương mại quốc tế: Kinh tế thị trường là nền kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, và nó đều chịu sự tác động của các quan hệ cung cầu, quan hệ cạnh tranh và giá cả thị trường. Một điều tất yếu và đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị t

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khả năng cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường đó là: bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào tham gia vào thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Triệt tiêu cạnh tranh là làm mất tính năng động, sáng tạo của mỗi con người cũng như toàn xã hội, nền sản xuất xã hội sẽ không còn hiệu quả, nguồn gốc của việc nâng cao đời sống nhân dân. Vậy cạnh tranh là gì? Theo Marx: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoáđể thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Thực chất, cạnh tranh là sự giành lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. Đối với người mua, họ muốn mua được loại hàng hoá có chất lượng cao, với một mức giá rẻ. Còn ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vì mục tiêu lợi nhuận, họ phải giảm chi phí và tìm cách giành giật khách hàng và thị trường về phía mình. Và như vậy cạnh tranh sẽ xảy ra. Do đó cạnh tranh là một điều tất yếu của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tran bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Do vậy cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một phương thức vận động của thị trường. Nói đến thị trường cũng có nghĩa là nói tới sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. Do vậy, quá trình sản xuất và kinh doanh buộc phải tuân theo những quy luật cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường hay có thể nói, cơ chế thị trường là vũ đài cạnh tranh, là nơi gặp của các đối thủ cạnh tranh, mà kết quả sẽ là một số bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số khác vẫn tồn tại và phát triển hơn nữa. Quy luật chọn lọc nghiệt ngã thông cạnh tranh của thị trường đã chia các chủ thể tham gia quá trình thành hai nhóm: nhóm năng động và nhóm trì trệ. Điều đó đặt ra cho những chủ thể đang yếu kém và lúng túng phải nhanh chóng thích nghi, vì nếu thích nghi được thì đó là cơ hội để phát triển và ngược lại, nếu không thích nghi được thì đó là dấu hiệu của sự phá sản. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh, nâng cao được khả năng cạnh tranh là con đường đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. 2. Thế nào là năng lực cạnh tranh: Trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Yêu cầu này đặt ra không chỉ đối với khu vực công nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế mà ngay cả đối với khu vực chỉ sản xuất hàng hoá cho thị trường nội địa, vì tính chất giao lưu quốc tế hiện nay không còn thuần tuý ở phạm vi ngoài biên giới. Phải nói rằng mặc dù thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính khách, các nhà kinh doanh, v.v… cho đến nay vẫn chưa có được một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm và cách thức đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn ở cấp ngành, công ty, xí nghiệp. Lý do cơ bản ở đây là ở chỗ có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh. Đối với một số người, năng lực cạnh tranh chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ với thương mại. Trong khi đó, đối với những người khác, khái niệm năng lực cạnh tranh lại bao gồm cả khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh. Cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp, của một nền công nghiệp cũng như của một quốc gia. Fafchamps cho rằng khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường. Theo cách hiểu này, doanh nghiệp nào có chất lượng tương tự sản xuất của doanh nghiệp khác nhưng chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn. (Peter.G.H. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Dartmouch, 1995, trang 343) Randall lại cho rằng, khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Dunning lập luận rằng khả năng cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phảm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó. Một quan niệm khác cho rằng khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì được mức thu nhập thực tế của mình. Hay như Porter M. trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (1990) của mình đã cho rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về năng lực cạnh tranh quốc gia. Còn Krugman (1994) thì lại cho rằng khái niệm về năng lực cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình, thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Theo định nghĩa của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (WEF, 1997). Do đó, năng lực cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước hết bằng mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, và sự có mặt (hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã được thực hiện. Có thể thấy rằng, các quan niệm nêu trên xuất phát từ các góc độ khác nhau, nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh: Chiếm lĩnh thị trường va có lợi nhuận. Do đó, có thể nói cạnh tranh là năng lực nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy, khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao. Quan niệm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp cũng như đối với một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới hay khu vực. 3. ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh: Nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều chủ thể tham gia. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích đặc biệt trên đường đua về mặt kinh tế. Đó là cạnh tranh giữa những nước mua với những nước bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Những nước đi sau không chỉ mất đi cơ hội mà những đối thủ đi trước giành được mà còn buộc phải chấp nhận sự chèn ép của họ. Do đó để vượt lên không còn cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ có tác động đến việc tăng cường uy tín cũng như vị thế của một hàng hoá, một doanh nghiệp hay của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Vì cạnh tranh sẽ loại bỏ các nước có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh hàng hoá và khuyến khích các nước có chi phí thấp. Chính vì điều này đã tạo ra áp lực buộc các nước phải giảm chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Do đó, mặc dù biết đó là lợi ích lâu dài của xã hội, nhưng một số nước đã bị thất bại và dẫn đến nạn thất nghiệp, nghèo đói gia tăng. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu nhưng không phải dễ dàng. Nếu làm được tốt thì quốc gia đó nhất định sẽ có được những bước đi thuận lợi trên con đường giành lấy một vị thế cao trên thương trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng có nghĩa là nâng cao trình độ nhân lực. Vì cạnh tranh buộc các nước phải nghiên cứu thị trường thế giới, nắm bắt được thông tin, bặt được những thời cơ hấp dẫn, chú trọng công tác khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và thanh thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu vươn tới những thị trường đầy triển vọng. Đồng thời phải tham gia các hoạt động trong hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh. Muốn làm được những việc đó đòi hỏi phải có năng lực giỏi về kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, nhất là trình độ và kinh nghiệm kinh doanh, điều hành của giám đốc ngày càng phải được nâng cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ làm cho xã hội phát triển vì cạnh tranh buộc các nước phải không ngừng đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ để đưa vào ứng dụng sản xuất. Trên thực tế, các doanh nghiệp, quốc gia sẽ không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển và nâng cao của xã hội bằng cách đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, phấn đấu giảm mọi chi phí để bán hàng ra với giá cạnh tranh. Tóm lại nâng cao năng lực cạnh tranh chắc chắn sẽ làm giảm đi những nước làm ăn thua lỗ, không có hiệu quả, sử dụng lãng phí những nguồn lực của xã hội bằng các nước hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là một điều kiện để cạnh tranh lành mạnh, là động lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. II. Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh ngành: Năm 1990, Micheal Porter, nhà kinh tế học đại học Harvard (Mỹ) đã đưa ra lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” nhằm giải thích tại sao một số nước lại đạt được những thành công trên thị trường quốc tế đối vơí một số ngành công nghiệp. Theo Porter M., người đã cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia, bởi vì đây là yếu tố xác định cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước xét về dài hạn. Cũng theo Porter, chỉ số năng suất đến lượt mình lại phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các công ty. Chính vì vậy năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào việc yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân (với tư cách là nền móng, là chỗ dựa cho các công ty) giữ vai trò quyết định, cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trên một lĩnh vực cụ thể. Theo lý thuyết, có bốn nhóm các yếu tố của một quốc gia hình thành nên môi trường, trong đó các công ty nội địa cạnh tranh với nhau và các yếu tố này có thể đưa đến những thuận lợi hoặc khó khăn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong một ngành công nghiệp. Bốn nhóm yếu tố này bao gồm: Các yếu tố sản xuất: Một quốc gia có thể định vị các yếu tố sản xuất chẳng hạn như lao động kỹ thuật cao hoặc là cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trên một lĩnh vực công nghiệp cụ thể. Điều kiện nhu cầu: đặc điểm của nhu cầu nội địa đối với sản phẩm của một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ. Các ngành công nghiệp liên quan hoặc hỗ trợ Chiến lược công ty, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh. Bốn nhóm yếu tố này cấu thành hình thoi: các hãng trong một quốc gia sẽ thành công ở những lĩnh vực mà các yếu tố của hình thoi nay là thuận lợi. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và mang tính hệ thống trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho một công ty. Mức độ tác động của yếu tố này phụ thuộc vào thực trạng của các yếu tố khác. Ngoài ra “Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia” cho rằng hai yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thực trạng của bốn yếu tố trên là cơ hội và Chính phủ. Mô hình 4 yếu tố của Michael Porter Các yếu tố sản xuất: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia không đề xuất một cái gì khác biệt quan trọng cả và cũng không phân tích các yếu tố sản xuất một cách cụ thể. Lý thuyết này chỉ đưa ra một hệ thống có tính thang bậc các yếu tố sản xuất. Hệ thống này phân biệt các yếu tố sản xuất cơ bản (điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý) và các yếu tố sản xuất mới (cơ sở hạ tầng thông tin, trình độ lao động, khả năng nghiên cứu và phát triển, bí quyết công nghệ). Các yếu tố sản xuất mới là quan trọng hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh. Không giống các yếu tố cơ bản, các yếu tố sản xuất mới là kết quả của sự đầu tư của chính phủ, các công ty và các cá nhân. Vì vậy, chính phủ với các khoản đầu tư của mình vào các lĩnh vực cơ bản như giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo có thể cải thiện được thực trạng của các yếu tố sản xuất mới. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất cơ bản và các yếu tố sản xuất mới là phức tạp. Các yếu tố cơ bản có thể tạo ra những lợi thế ban đầu và kết quả của nó là cung cấp khả năng đầu tư để mở rộng và phát triển các yếu tố sản xuất mới. Và ngược lại, sự hạn chế về các yếu tố sản xuất cơ bản cũng có thể tạo ra áp lực để phát triển các yếu tố sản xuất mới. Nhu cầu nội địa: Lý thuyết lợi thế cạnh tranh nhấn mạnh rằng nhu cầu đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy, đặc tính thị trường nội địa là đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các đặc tính sản phẩm và tạo ra những áp lực để phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm. Thông thường, một quốc gia có thể thu được lợi thế cạnh tranh nếu nhu cầu ở thị trường nội địa ở mức độ cao và phức tạp. Nhu cầu trình độ cao tạo ra áp lực cho các công ty cải tiến, tiêu chuẩn hoá sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Các ngành liên quan: Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trên một ngành công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự hiện diện của các ngành công nghiệp liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Những ngành công nghiệp thành công ở một quốc gia sẽ được nhóm lại thành những nhóm lớn hơn gồm những ngành công nghiệp liên quan với nhau và đây là một trong những khám phá mới nhất của lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. 4. Chiến lược công ty, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh: Nhóm yếu tố thứ tư trong lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” là chiến lược của các hãng, cấu trúc thị trường và mức độ cạnh tranh trên thị trường nội địa. Sự khác nhau giữa các quốc gia có thể được thể hiện ở triết lý quản lý, yếu tố này có thể đóng vai trò tiêu cực hoặc tích cực trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Ngoài ra, lý thuyết cũng chỉ ra rằng mức độ cạnh tranh cao và liên tục trên thị trường nội địa của một ngành công nghiệp sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh lâu dài và ổn định của ngành đó trên thị trường thế giới. Với sự cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường nội địa, buộc các công ty phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư phát triển các yếu tố sản xuất mới. Điều đó góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho quốc gia trên lĩnh vực công nghiệp này. Sự hiện diện của bốn nhóm yếu tố này sẽ có dác động tích cực trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho một ngành công nghiệp. Lý thuyết cũng đã chỉ ra rằng chính phủ có thể ảnh hưởng đến bốn nhóm yếu tố này. Các quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà bốn yếu tố trên là thuận lợi nhất. ChươngII Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt nam Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành mía đường: Các yếu tố đầu vào: a. Nguyên liệu phải gần nơi sản xuất: Hiện tại, cả nước ta có tất cả là 45 nhà máy đường bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh và công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển ngành mía đường là một trong những chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn của Nhà nước. Các nhà máy luôn có nhu cầu thu mua nguyên liệu mía ở gần nơi sản xuất của nhà máy là vì giảm chi phí trong khâu vận chuyển là trước tiên. Giá thành mía thu mua tuy thấp nhưng sản lượng đường bán ra với giá cũng không chênh lệch nhiều nên lợi nhuận thu được nhiều hay ít chỉ phụ thuộc phần lớn vào số lượng bán ra. Do đó khả năng chi trả các chi phí là rất hạn chế. Hơn nữa để sản xuất ra một lượng đường nhất định thì phải cần đến gấp 10 lần lượng mía làm nguyên liệu. Việc thu mua không chỉ phải trả giá cho khâu vận chuyển mà còn phải tính công cho người chặt mía. Chi phí tăng lên sẽ khá cao nếu nguồn nguyên liệu ở quá xa. Các vùng nguyên liệu mía cần phải ở trong vùng, để nhà máy thuận lợi trong việc liên hệ với nông dân để đầu tư trồng mía với một sản lượng mía cụ thể. Như thế thì cả nhà máy và nông dân cùng có lợi rất nhiều. Việc khuyến khích, động viên nông dân trước- trong- và sau khu thu mua là rất cần thiết để đảm bảo nông dân có thể cung cấp số lượng mía đủ cho nhà máy dùng vào sản xuất. Hiện nay, các vùng nguyên liệu mía thường ở những vùng sâu, vùng xa. Các nhà máy đường đã có hướng thành lập hoặc di chuyển ra những nơi trồng nhiều mía để thuận tiên cho đôi bên. Đây cũng chính là điều mà Nhà nước đang mong muốn, đó là việc công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp-nông thôn đồng thời cũng được thực hiện. Có các nhà máy ở các vùng nông thôn sẽ giúp giải quyết công ăn, việc làm và giúp nông dân có thể đảm bảo đầu ra. Đó là các nhà máy khi xây dựng đã không tính đến việc hình thành và gắn với vùng nguyên liệu, với lợi ích của người nông dân trực tiếp trồng mía, kể cả với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu tư vùng nguyên liệu nếu có cũng không được thực thi nghiêm chỉnh do nhiều nguyên nhân: vốn, kỹ thuật, khuyến nông. Để khắc phục tình hình, các thành viên trong Hiệp hội mía đường cần nhất trí và cam kết nhiều điều. Phải giữ cho giá đường trắng trên thị trường từ 5.500-6.000 đồng/kg. Như vậy các nhà máy phải mua hết mía trong vùng mình đã đầu tư và những vùng phụ cận nếu nông dân yêu cầu với giá từ 200-240 đồng/kg mía cây 10 CCS tuỳ theo thời điểm và theo vùng cụ thể. Không mua mía non, mía thấp hơn 7 CCS. Vì như vậy sẽ gây hại vật chất xã hội. Bộ phận thu mua không đến những vùng mình không đầu tư để giành giật mua, xâm phạm đến lợi ích bền vững của những người trồng mía và người tiêu dùng. Nếu vi phạm sẽ bị Hiệp hội tẩy trừ và lên án trong dư luận. Nguyên tắc bảo đảm hài hoà lợi ích giữa nông dân trồng mía và nhà máy đường là giá đường lên, giá mía lên, giá đường xuống, giá mía xuống theo cơ cấu giá trị mía nguyên liệu trong sản phẩm đường chiếm từ 45-50% của giá bán đường thô. b. Nguyên liệu mía thu mua phải cung cấp đủ cho công suất của máy: Các nhà máy đường khi được xây dựng lên đều có khả năng sản xuất ra một lượng đường nhất định. Ví dụ như nhà máy đường Bình Định được xây dựng năm 1996 với công suất là 1800 tấn mía cây/ ngày. Khi đến vụ thu mua, cần phải có đủ lượng mía cần thiết để cho máy chạy, như thế máy sẽ chạy đúng công suất và hiệu quả hơn. Nếu máy chạy với nguyên liệu không đủ so với yêu cầu, sản lượng làm ra đã ít, mà chi phí để vận hành máy lúc nào cũng như nhau, điều đó sẽ dẫn đến tiêu hao vật chất vô ích, hại máy và không đảm bảo năng suất. Và do đó dẫn đến giá thành phẩm cao. c. Trữ đường trong mía phải từ 10 CCS trở lên: Với mía chữ đường nhỏ hơn 10 CCS thì thường là mía non. Mía từ 10CCS trở lên cho độ ngọt nhiều hơn và do đó khi đưa vào sản xuất cũng sẽ cho ra sản lượng đường nhiều hơn. Nước Mỹ là nước có chữ lượng đường bình quân là 18 CCS. Nước ta nên cố gắng đầu tư công nghệ để nâng cao chữ lượng đường trong mía. Hiện nay, chữ lượng đường trong mía bình quân ở nước ta chỉ có 9,2%. Cần phải tăng trữ lượng đường trong mía lên cao hơn 10CCS để giảm được lượng tiêu hao mía trong sản xuất. Nhu cầu của thị trường: Trên thị trường hàng hoá tiêu dùng, đường luôn là sản phẩm được tiêu thụ với một số lượng lớn mỗi ngày. Trên thực tế, ở thị trường nội địa chưa xuất hiện rõ rệt các nhu cầu về giá thành , chất lượng đường, v.v… Nhưng trên thế giới thì thị trường này lại có sự hơn hẳn rõ rệt. Các mặt hàng đường xuất khẩu của các nước đều có chất lượng đường cao và giá thành hạ. Đường của họ rất mịn, trắng và dễ hoà tan. Tất nhiên đường được sử dụng trong đời sống hàng ngày sẽ có yêu cầu khác với đường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như bánh, kẹo, rượu bia… Do đó mục tiêu của doanh nghiệp cần phải nhằm vào tất cả các nhu cầu đó thì mới có thể nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm đường một cách có hiệu quả hơn. Các ngành bổ trợ và có liên quan: Chính vì đường được dùng chủ yếu trong các sản phẩm như bánh kẹo, rượu, bia… nên các công ty đường cần có sự kết hợp sản xuất với các ngành đó. Một sự tiện lợi nhất là không chỉ tập trung vào sản xuất đường, các công ty đường cần biết tận dụng vốn đầu tư để kết hợp xây dưng các xưởng hoặc nhà máy sản xuất bánh kẹo hoặc rượu, bia thuộc về nhà máy. Công ty Đường-Rượu-Bia Việt Trì là một ví dụ điển hình. Việc kết hợp này vừa giúp khả năng tiêu thụ đường được tăng lên, đồng thời lại giúp giảm các chi phí về marketing nếu là các công ty bánh kẹo, rượu bia khác. Hơn nữa, việc tận dụng sản xuất đa dạng sẽ giúp cho các công ty đường hoán vị lỗ lãi trong những trường hợp thị trường của một trong những mặt hàng mình sản xuất, nhất là đường, rơi vào tình thế bất lợi. Ngoài ra, còn một ngành khác mà các nhà máy đường cũng rất nên làm. Đó là sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón được làm từ phụ phẩm (tro, bã bùn) sau khi ép mía. Loại phân này cung cấp lượng dinh dường thiết yếu cho mía và rất có hiệu quả kinh tế: năng suất và chất lượng mía đều rất cao khi được bón một cách cân đối loại phân bón này. Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các nhà máy đường nhận công nghệ chuyển giao về việc sản xuất loại phân hữu cơ vi sinh này. Các yếu tố cạnh tranh: a. Chiến lược và cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp trong nước: Đây là một vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Đối với các công ty đường việc tổ chức và đầu tư vùng nguyên liệu cũng như thu mua cũng hết sức quan trọng. Không phải nhà máy nào cũng đầu tư vào vùng nguyên liệu được như mong muốn. Có những nơi mặc dù có vốn đầu tư lớn nhưng cuối cùng đến vụ vẫn không thể thu mua được đủ số lượng mía cần dùng. Tổ chức đầu tư vào vùng nguyên liệu không tốt cũng là nguyên nhân chính làm cho việc thu mua không đạt được yêu cầu. b. Các mục tiêu của chính phủ: Chính phủ luôn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân. Việc đưa ra những chính sách khuyến khích hay không khuyến khích ngành này hoặc ngành kia sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành đó. Riêng đối với ngành đường, là một trong những ngành được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính phủ, nhất là về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu. Do đó rất có điều kiện trong việc cạnh tranh với nước ngoài về mặt xuất khẩu đường. Đó hẳn là một lợi thế lớn mà ngành đường nước ta vẫn chưa có dịp tận dụng. c. Cạnh tranh nội địa: Cạnh tranh luôn là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển. Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng như trong thị trường nội địa sẽ giúp sản phẩm ngày càng có sự cải tiến nhanh hơn so với nước ngoài. Nơi nào có sức cạnh tranh mạnh thì nơi đó chắc chắn sẽ có sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phải chăng hơn là ở những nơi không có cạnh tranh. Trên thực tế ngành đường nước ta có một sức cạnh tranh rất lớn. Thế nhưng đó lại không phải là cạnh tranh về tiêu thụ sản phẩm mà là cạnh tranh về việc thu mua nguyên liệu. Chính điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành mía đường của chúng ta. Các yếu tố ngẫu nhiên: Ngành đường là một ngành ít chịu sự tác động ngẫu nhiên từ bên ngoài ngoại trừ phải cạnh tranh với đường nhập lậu. Việc xuất hiện đường nhập lậu cũng là do chính những biến động về giá cả trong ngành đường mà ra. Đường lậu chỉ xuất hiện khi và chỉ khi phát hiện được giá chênh lệnh giữa đường trong nước với đường của nước ngoài mà thôi. Có những năm hầu như không thấy xuất hiện đường lậu vì giá trong nước khả ổn định, nhưng một khi giá đường lên cao là ngay lập tức xuất hiện buôn lậu với khối lượng ngay càng lớn và quy mô. Đối mặt với tình trạng buôn lậu, cần phải cải thiện chính mặt hàng đường trong nước. Vai trò của chính phủ: Một lần nữa, có thể nói rằng vai trò của chính phủ nước ta đối với ngành đường là hết sức tích cực. Tuy nhiên, ngoài các chính sách ưu đãi về thuế, chính phủ nên có sự giám sát các nhà máy đường, đưa ra những đường lối, chủ trương nhằm hướng cho các nhà máy đường đi đúng vào khuôn khổ, không dựa dẫm để rồi toàn thất thu, gây thiệt hại cho ngân sách của Nhà nước. II. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt nam: 1. Tình trạng lộn xộn về đầu tư và tổ chức thu mua: Mùa mía đường ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2001 đến sớm, đó là kết quả của việc thay đổi cơ cấu mùa vụ, trồng các giống mía mới rải vụ để tiến tới các nhà máy đường gần như có thể vận hành nhiều tháng hơn trong năm. Nhưng đã xuất hiện hiện tượng mua mía non mới 6-6,5 chữ đường. Việc tranh giành nguyên liệu đã đẩy giá mía lên cao làm giá thành của đường vượt giá bán lẻ khiến người tiêu dùng không thể chấp nhận được. Đường nhập lậu lại đang tràn về mạnh mẽ từ các tỉnh biên giới, tới tay người tiêu dùng với giá chỉ khoảng 6.000-6.100 đồng/kg. Việc tiếp cứ tiếp tục sản xuất đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp thành viên có nguy cơ bị thua lỗ. Hai nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị thanh đã phải tạm ngưng chạy máy. Nguyên nhân trước tiên phải nhận rõ là do chính từ các nhà máy cạnh tranh đẩy giá lên trước. Đồng bằng sông Cửu Long vốn địa hình sông rạch chằng chịt, vận chuyển đường thuỷ khá dễ dàng nên từ chỗ giá chỉ 210.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường, một số nhà máy, cơ sở thiếu nguyên liệu ở Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Long An đã nâng giá lên tới 320.000 đồng/tấn, có lúc có nơi còn lên tới 370.000 đồng/tấn để thu hút nguyên liệu vận hành máy. Ông Nguyễn Thiện Luân, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT đồng thời là uỷ viên Ban thường trực Hiệp hội đã nghiêm khắc phê phán các nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Có thể những sai lầm này xuất phát từ thiếu thông tin và nhận định giá đường sẽ lên cao vào mùa Trung thu. Nhưng trong thực tế đường cho mùa Trung thu năm 2001 đã được các vựa dự trữ từ trước, không phải đợi nước đến chân mới nhảy như cách làm trước đó của các nhà máy quốc doanh. 2. Cạnh tranh thua tư thương: Tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc có sản lượng mía ngoài đồng đều đạt hơn 1 triệu tấn, nhưng số lượng thực sự đưa vào nhà máy để chế biến đường công nghiệp chỉ có 245.039 tấn. Ba nhà máy công suất 1.000 tấn mía cây/ngày, đều chỉ mua được lượng mía từ 75.000-77.000 tấn. Số còn lại được tiêu thụ bởi các lò thủ công và một phần do các nhà máy nơi khác đến mua gom. Theo các chuyên gia thị trường của Bộ NN&PTNT, nguyên nhân chính của thực trạng này là do năm 2000 giá đường tăng cao nên các lò chế biến thủ công đã “mọc” trở lại. Phần khác, vì giao thông cách trở và chính sách đầu tư, phát lệnh đốn của nhà máy chưa rõ ràng…; trong lúc đó đội ngũ tư thương năng động đã tổ chức nhiều hình thức chuyên chở như: vận tải thô ra lộ lớn, chuyển xe về các nhà máy miền Trung… Tương tự ở Tây Nguyên, nhà máy đường Cam Ranh năm 2000 cũng chỉ thu mua được khoảng 10% tổng sản lượng mía trồng trên địa bàn thị xã Cam Ranh. Theo số liệu thống kê thì vụ mía đầu năm 2001thị xã Cam Ranh có tời 400 lò đường thủ công. Tổng công suất của các lò đường trên tương đương với công suất hoạt động của nhà máy đường Cam Ranh (6000 tấn mía cây/ngày). Đây chính là đối thủ cạnh tranh quyết liệt đối với nhà máy, và theo không ít nông dân thì đối thủ này là… “bất khả chiến bại”! Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hiện nhà máy đường chưa tạo được lòng tin cho nông dân. Nông dân không tin vào cách tính chữ đường của nhà máy. Có thời điểm nhà máy cứ nhận mía của dân, 4 đên 5 ngày sau mới thông báo kết quả chữ đường và thanh toán tiền. Dân nghe nhà máy thông báo thế nào thì biết thế ấy, chẳng hiểu được mức độ chính xác ra sao. Kế đó là do từ trước tới nay nông dân đã quen với cách bán mía đám. Đặc điểm của vùng đất này là diện tích trồng mía của mỗi hộ khoảng 1-2 sào, lớn nhất cũng chỉ có vài hécta. Khi bán mía cho nhà máy, do nhà máy chịu chi phí vận chuyển nên thường trạm thu mua phải gom đủ “mía tấn” (tức lượng mía phải trên 10 tấn mới đủ 1 chuyến xe) mới tiến hành cho chặt, dẫn đến tình trạng nhiều ruộng mía đã chín phải nằm chờ khiến chữ đường giảm. Ngoài ra, để bán được mía cho nhà máy đường Cam Ranh, nông dân phải chặt mía, bỏ mía theo đúng quy cách, phải “róc” sạch thân mía… rất tốn thời gian và công sức. Hơn nữa hệ thống đường vận chuyển mía từ đồng mía ra nhà máy nhiểu nơi còn quá kém, nông dân phải tự thuê nhân công vận chuyển mía ra đường chính thì xe mới vận chuyển mía về nhà máy được. Trong khi đó, với thói quen và kinh nghiệm trồng mía từ bao lâu nay, nông dân và tư thương buôn bán mía rất đơn giản và gọn nhẹ. Họ chỉ cần nhìn đám mía là có thể nhẩm ra lượng đường thành phẩm. Do đó khi thoả thuận được giá bán mía là cho người đến chặt luôn. 3. Đường nhập lậu ép đường nội vào kho: Một thực tế đáng lo ngại là đường lậu xuất hiện ngày một nhiều, công khai hơn và liên tục hơn. “Đánh hơi” được lợi nhuận từ chênh lệch giá đường trong nước và nhập ngoại, ở huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), đường đang đứng đầu danh mục hàng nhập lậu qua biên giới. Hàng ngày trên tuyến đường từ cửa khẩu Vĩnh Xương và thị trấn Tân Châu, hàng chục đoàn cửu vạn với những chiếc xe đạp cũ kỹ chất đầy đường. Loại đường cát Thái Lan hiệu “5 quả núi” tại Om Xà No (Campuchia-nơi xuất phát những chuyến hàng nhập lậu vào Việt Nam) giá là 185.000 đồng/bao (50 kg). Chỉ trên đoạn đường 15 km, từ cửa khẩu về huyện lỵ Tân Châu, cửu vạn chở được 1 bao đường thì đã kiếm lời 15.000-20.000 đồng. Người có sức khoẻ mỗi lần chở 2 bao. Trung bình một ngày đi 2-3 chuyến cũng kiếm được cả trăm đồng. Nếu có bị các lực lượng chống buôn lậu bặt thì họ sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”. Để qua mắt các lực lượng kiểm soát ở biên giới, đường cát Thái Lan về đến thị trấn Tân Châu thường được các chủ vựa xả bao ra, phun nước vào là ngã màu “y chang” đường nội địa. Vậy là tiêu thụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV504.doc
Tài liệu liên quan