Khóa luận Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định Thanh Hóa

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BTB Bắc Trung Bộ CC Cơ cấu TĂCN Thức ăn công nghiệp CN Công nghiệp BCN Bán công nghiệp DH Duyên Hải ĐBSCL Đồng Bằng song Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ QML Quy mô lớn QMN Quy mô nhỏ SL Sản lượng SX Sản xuất HQKT Hiệu quả kinh tế CNL Chăn nuôi lợn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng lợn phân theo vùng 19 Bảng 3.1. Hệ thống chuồng trại, nhà kho 30 Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm 30/12/2016 31 Bảng 3.3. Phương

docx73 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức chăn nuôi và tập huấn 32 Bảng 3.4. Cơ cấu đàn lợn công ty từ 2014 đến 2016 33 Bảng 3.5. Biến động đàn lợn của Công Ty năm 2014 - 2016 34 Bảng 3.6. Các dòng sản phẩm thức ăn chăn nuôi thường được người dân sử dụng 35 Bảng 3.7. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 - 2016 37 Bảng 3.8. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi bình quân cho 1 con lợn trong chăn nuôi lợn 38 Bảng 3.9. Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho từng giai đoạn theo phương thức chăn nuôi (Tính bình quân cho 1 trang trại chăn nuôi lợn/năm) 40 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân cho 1 trang trại chăn nuôi) 40 Bảng 3.11.Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng theo từng giai đoạn theo quy mô chăn nuôi. 41 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi 42 Bảng 3.13. Chi phí cho chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi 43 Bảng 3.14. Chi phí cho chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi 44 Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi 46 (tính cho 1 tấn sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng) 46 Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi 47 (Tính cho 1 tấn sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng) 47 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp : “Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định thanh hóa” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Vinh, ngày 10 tháng 04 năm 2016 Sinh viên VŨ THỊ LÝ LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài : “Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định thanh hóa” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đơn vị, gia đình và bạn bè về cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại Học Vinh đã dạy bảo và trang bị cho tôi những kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – ThS Nguyễn Thị Hương Giang đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và anh chị công nhân viên của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nông Nghiệp Yên Định, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp những số liệu cần thiết và hỗ trợ những kiến thức thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý quý báu và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 10 tháng 04 năm 2016 Sinh viên VŨ THỊ LÝ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Thanh hóa là một trong những địa phương có Tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt . Tổng đàn lợn của Thnh Hóa tính đén năm 2016 là 945,3nghìn con, lớn thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 139,6 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Hiện nay chăn nuôi heo thịt theo hình thức công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngành chăn nuôi heo nước ta đang dần lớn mạnh đáp ứng xu thế cạnh tranh của thị trường ngày càng lớn và nhu cầu trong nước ngày một tăng cao. Việc chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp với chi phí cố định lớn nhưng hiệu quả kinh tế cao do thời gian chăn nuôi thấp khoảng hơn 3 tháng và giá heo bán được lớn hơn rất nhiều so với giá heo tại nông hộ (heo lai).Việc chuyển hướng sang sử dụng các giống heo ngoại (heo siêu) cho năng xuất cao đang được rất nhiều hộ chăn nuôi sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.Trong khi đó chăn nuôi lợn thịt là khâu cuối cùng trong dây chuyền sản xuất thịt lợn .Đó là một mắt xích quan trọng quyết định những số lượng mà còn về chất lượng sản phẩm thịt lợn cho người tiêu dùng. Đặc biệt chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bên cạnh các yếu tố về giống, chuồng trại, thú y, công chăm sóc thì thức ăn chiếm vai trò quan trọng, chi phí thức ăn chiếm trên 60%giá thành trong khi thị trường sản phẩm ngày càng biến động. Đối với công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định là công ty chuyên về chăn nuôi lợn thịt , với mục tiêu tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn, hạ giá thành, thịt lợn có chất lượng cao là những vấn đề mà tôi tiến hành chọn đề tài nghiên cứu là “Ảnh hưởng việc sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp yên định thanh hóa” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn thịt, từ đó góp phần đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn thịt tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Yên Định 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi lợn của công ty - Thực trạng ,kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng các loại thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi thịt tại công ty - Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi thịt trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp tại công ty - Góp phần đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp. 3. Ý nghĩa đề tài 3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức kỹ năng đã được học đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế. - Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá, tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. - Bổ sung và hệ thống hoá một số kiến thức về chăn nuôi và phát triển kinh tế chăn nuôi , các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chăn nuôi. - Đây là khoảng thời gian để cho mỗi sinh được thực tế vận dụng kiến thức đã học được vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Định Long nói riêng cũng như huyện Yên Định nói chung. - Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định trong những năm tới, góp phần giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò và đặc điểm của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn 1.1.1 Vai trò và đặc điểm của chăn nuôi lợn trong nông nghiệp và trong nền kinh tế. - Chăn nuôi lợn là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả ở nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việc của chăn nuôi lợn là thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Tính bình quân một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình 2,5-3 lứa, mỗi lứa 8-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tăng trọng từ 800-1000 kg đối với giống lợn nội và tới 2000 kg đối với lợn lai ngoại. Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn nuôi bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lượng thịt hơi tương đối cao, có thể đạt tới 70-72%, trong lúc đó thịt bò chỉ đạt từ 40-45%. Bên cạnh đó, lợn là loại vật nuôi tiêu tốn ít thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ hẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, không ổn định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo qui mô như từng hộ gia đình- Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn thịt: - Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn và trồng lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nói chung lợn có một số vai trò nổi bật như sau: - Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, 1g thịt heo nạc = 367Kcal, 22% protein. Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói (bacon) thịt hộp, thịt heo xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng làm từ thịt lợn - Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân, ngoài ra còn nước tiêu có chứa hàm lượng Nitơ và Phôt pho cao. - Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống heo nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống heo nuôi cả trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên. -Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người. - Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đỉnh. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám. Lợn là vật nuôi có thể coi như biểu tượng may mắn cho người Á Đông trong các hoạt động tín ngưỡng như “cầm tinh tuổi hợi” hay ở Trung Quốc có quan niệm lợn là biểu tượng của sự may mắn đẩu năm mới Âm lịch Tuy nhiên, để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn thịt: a, Đặc tính kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt Lợn có khả năng sản xuất cao: lợn là loại động vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những giống lợn công nghiệp có khả năng sản xuất rất cao. Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả, tốc độ sinh trưởng cao. Điều này đã rút ngắn về thời gian nuôi và hạn chế được rủi ro về kinh tế; Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 con lợn/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt cũng khá cao. Một con lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100kg sẽ có khoảng 42kg thịt, 30kg đầu, máu và nội tạng và 28kg mỡ, xương Lợn là động vật ăn tạp và có khả năng chịu được kham khổ tốt: lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp được với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ. Những giống như thế này có vai trò quan trọng trong hệ thống chăn nuôi quảng canh. Tuy nhiên trong hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Lợn thương phẩm cung cấp một cách cân đối, có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tỉ lệ xơ cao, thấp Protein sẽ làm hạn chế khả năng sinh trưởng của lợn. Với trường hợp này lợn vẫn có khả năng tồn tại và phát triển nhưng tốc độ tăng trọng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Áp dụng nhiều phương pháp chăn nuôi: lợn có thể phát triển tập trung mang tính chất như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện hai phương thức chăn nuôi lợn khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên và phương thức chăn nuôi công nghiệp; Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên là phương thức phát triển chăn nuôi lợn có từ lâu đời, cơ sở thực tiễn của phương thức này là dựa vào nguồn thức ăn sẵn có hoặc dư thừa và sử dụng lao động nhàn rỗi với từng quy mô chăn nuôi hộ. Chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp là phương thức hoàn toàn đối lập hoàn toàn với phương thức chăn nuôi tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương thức này là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút ngắn thời gian tích lũy năng lượng, tăng khối lượng và năng suất nhằm mục đích tối đa về lợi nhuận. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm lợn chăn nuôi công nghiệp thường khác xa nhiều so với sản phẩm lợn được nuôi tự nhiên kể cả về mặt dinh dưỡng và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy, chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp vẫn là phương thức được cả thế giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra sự thay đổi vượt bậc về năng suất và sản lượng thịt cho xã hội. Khả năng thích nghi cao: lợn là một trong những giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt. Lợn khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bầy đàn mới cũng như sự tồn tại lâu dài của giống nòi trong các điều kiện môi trường mới. Lợn có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn rộng rãi khắp nơi. Lợn có lớp mỡ dưới da dày để chống lạnh, còn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp để giải nhiệt. Trước đây, lợn được nuôi theo phương thức tận dụng trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Chúng thường được nhốt vào ban đêm để tránh các dịch hại, nhưng được thả tự do vào ban ngày để tìm kiếm thức ăn. Chúng sinh trưởng rất chậm nhưng lại có khả năng chống chịu bệnh tật và duy trì bệnh tật sự sống cao. Người dân chỉ bỏ chút thời gian hơn để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Tất cả các đặc tính đó đã đáp ứng được yêu cầu của con người, giúp cho con người giành thời gian cho những công việc khác để tạo thu nhập cao hơn và đảm bảo cuộc sống gia đình của họ tốt hơn. Lợn là loại vật nuôi dễ huấn luyện: lợn không những là động vật nuôi mà còn là động vật dễ huấn luyện thông qua việc thiết lập các phản xạ có điều kiện, ví dụ như ta có thể huấn luyện lợn vị trí nào ăn, vị trí nào nằm, vị trí nào thải phân. Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa lợn: lợn là loài gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy của lợn bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ 80-85% tùy từng loại thức ăn. Hiệu quả tiêu hóa ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và tình trạng sinh lý, thành phần thức ăn. Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt: giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một lượng phân bón đáng kể cho trồng trọt, một con lợn trưởng thành có thể đóng góp 600 – 730kg phân bón/năm. Hàm lượng Nitơ trong phân tươi vào khoảng 0,5 – 0,6%, phốt phát là 0,5%. Ở Việt Nam, phân lợn là phân hữu cơ chủ yếu cho trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng rau, cấy lúa. Một số giống lợn thịt hướng nạc phổ biến ở nước ta hiện nay như giống da trắng, tai dựng, mồm thẳng, ngực rộng, tỷ lệ nạc 52%, tăng trọng 600g/ngày. Lợn Duroc (Mỹ) màu lông thay đổi từ nhạt đến nâu sẫm, thân hình cân đối, to khỏe, tia ngắn hơi cụp, tỉ lệ nạc 56 – 60%. b, Đặc điểm kinh tế chăn nuôi lợn thịt Trong ngành chăn nuôi lợn thì người chăn nuôi luôn chú trọng đến việc tái sản xuất đàn lợn nhanh. Muốn vậy các hộ chăn nuôi phải đảm bảo yêu càu về thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu người chăn nuôi phải đầu tư vốn lớn vào việc xây dựng chuồng trại, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chăn nuôi. Đòi hỏi người chăn nuôi phải có trình độ lành nghề cao, hiểu biết khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Quy mô hộ chăn nuôi lợn trong nông hộ chủ yếu mới là quy mô nhỏ, phân tán chưa mang tính sản xuất hàng hóa. Quy mô nhỏ gây trở ngại cho việc đầu tư công nghệ chăn nuôi thâm canh, khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Các hộ chưa đi sâu vào hạch toán kinh tế nên rất khó xác định hiệu quả chăn nuôi, phần lớn các hộ chỉ dừng lại ở mức độ chăn nuôi hộ gia đình, dựa vào các điều kiện sẵn có và dựa vào các thời kỳ nhất định mà đầu tư cho chăn nuôi nên sản phẩm sản xuất ra nên số lượng và chất lượng không đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Chăn nuôi trang trại phát triển nhưng chưa bền vững. Thị trường về sản phẩm thịt và thị trường thức ăn gia súc luôn biến động, chưa thực sự ổn định. Giá thịt lợn lên xuống bấp bênh. Thị trường chủ yếu là nội địa nên giá thịt lợn cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp gây không ít rủi ro cho người sản xuất. Bên cạnh đó, thị trường thức ăn gia súc tuy hiện nay phổ biến nhưng giá bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi tới người chăn nuôi là rất cao, chất lượng mặt hàng thức ăn gia súc do nhiều công ty sản xuất không có sự quản lý của Nhà nước nên kém chất lượng, người dân bỏ tiền mua thức ăn chăn nuôi giá đắt nhưng lại không được mặt hàng tốt, tốn kém mà hiệu quả không cao. Những đặc điểm nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi lợn nước ta. Thị trường tiêu thụ thịt lợn chưa bền vững. Cầu nối sản xuất và thị trường chưa được thiết lập vững chắc, giá cả thị trường không ổn định, thông tin thị trường bất đối xứng , lợi nhuận của người chăn nuôi thấp, không kích thích được sản xuất. Giống lợn trong chăn nuôi hộ gia đình chủ yếu là các giống lợn nội hoặc lợn lai có tỷ lệ máu ngoại thấp, tỷ lệ mỡ cao cho nên khó tiêu thụ nhất là xuất khẩu. Tiêu dùng thịt lợn: thịt lợn có chất lượng thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao trong thân thịt. Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mặc dầu mỡ ít phổ biến trong khẩu phần của con người do tác hại của mỡ động vật nhưng sức khỏe con người lại rất cần một số a xít béo từ thịt lợn hay mỡ lợn. Ngoài ra, thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá trị cao và vốn được xem là có giá trị cao hơn so với thịt nạc hay thịt cơ. Lợn có rất nhiều đóng góp có giá trị cho đời sống của con người. Hầu hết thân thịt lợn đều sửdụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng làm bàn chải hoặc bút vẽ Sự phát triển của công nghệ thịt hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người. Lợn công nghiệp ngày nay có năng suất thịt cao hơn so với các giống lợn truyền thống (khoảng 49% trọng lượng sống), bù vào đó lợn truyền thống có tỷ lệ mỡ cao hơn lợn công nghiệp ngày nay. Nếu ta so với trâu bò hay gia cầm thì tỷ lệ thịt chỉ vào khoảng 38 – 45% 1.2.2 Vai trò và đặc điểm của thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi Vai trò của thức ăn công nghiệp Thức ăn là vật chất chứa đựng dinh dưỡng mà động vật có thể ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cơ thể. Thức ăn là cơ sở để cung cấp các chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, khi đó động vật sẽ chết. Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất,sản lượng, hiệu quả của nghề chăn nuôi. Trong những năm gần đay, ngành sản xuât thức ăn chăn nuôi ở nước ta phát triển khá nhanh. Một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển khá nhanh, một só nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi coa quy mô được xây dựng. Hàng loạt thiết bị máy móc được nhập và lắp đặt để đưa vào sử dụng. Thức ăn công nghiệp là loại thức ăn được chế biến có sẵn,do một số loại thức ăn phối hợp với nhau tạo thành. TĂCN có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn được nhu cầu của con vật ( thức ăn hỗn hợp), lạoi thức ăn này được cân bằng hoàn toàn các chât dinh dưỡng cho gia súc để đáp ứng nhu cầu đày đủ cho duy trì sự sống mà không cần phải bổ sung thêm một lạoi thức ăn nào trừ uống nước, loại thức ăn này có hai dạng là dạng bột và dạng viên. Loại TĂCN chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để cho con vật. Thức ăn đậm đặc được các nhà sản xuất hướng dẫn pha trộn với tinh bột để thành thức ăn hoàn chỉnh, lúc đó mới cho gia súc ăn. Thức ăn đậm đặc rất tiện lợi cho việc vận chuyển tới vùng xa xôi mà ở đó không có sơ sở chế biến thức ăn, và tiện lợi cho người tiêu dùng. TĂCN giúp cho con giống có đặc điểm duy truyền tốt thể được tính việt về phẩm chất giống mới. Sử dụng TĂCN tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi. Sử dung TĂCN thuận tiện, giảm chi phí sản xuất trong các khâu co ăn, chế biến, bảo quản và giảm lao động, sử dụng ít thức ăn nhưng mà cho năng suất cao đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Đặc điểm cuả thức ăn công nghiệp - Thức ăn công nghiệp giàu protein và tinh bột - Nguyên liệu sản xuất thức ăn cần được kiểm tra thường xuyên - Độ bền vững của viên thức ăn cao - Thức ăn công nghiệp dễ bị nấm mốc - Độ nhỏ và độ đồng đều của thức ăn cao. - Yêu cầu về bảo quản thức ăn rất cao. - Các nguyên liệu sử dụng cho chế biến TĂCN phải có dinh dưỡng cao 1.2.3 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Hiệu quả sản xuất theo quan điểm thông thường: Theo quan điểm thông thường, khi nói đến hiệu quả người ta thường nghĩ đến kết quả sản xuất thu được khi đàu tư vào một ngành sản xuất hay một ngành kinh doanh nào đó như là lợi nhuận thu được của một đàu tư kinh doanh, hay thu nhập được của một công lao động, một ha canh tác hay gieo trồng... Trong thực tế đó để đánh giá, so sánh HQKT thu được từ lựa chọn, nhiều nhà kinh tế đã sử dụng các chỉ tiêu so sánh nhằm sao sánh kết quả sản xuất thu được từ chi phí sản xuất được sử dụng để tạo ra kết quả sản xuất đó. Công thức thường sử dụng HQKT H = Q/C hay H = C/Q Tùy theo mực đích nghiên cứu mà đơn vị của Q được xác định cho phù hợp ( khối lượng sản phẩm, gí trị sản phẩm, lợi nhuận). Cac chỉ tiêu biểu hiện HQKT thường dùng là: - Gía trị sản phẩm thu được tính trên một đồng vốn đầu tư. - Gía trị sản phẩm thu được tính trên mộtđòng chi phí. - Gía trị sản phẩm thu được tính trên một đòng chi phí trung gian. - Thu nhập hỗn hợp thu đươc tính trên một đòng vốn đầu tư. - Thu nhập hỗn hợp thu được tính trên một đòng chi phí trung gian. - Lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích, một quá trình sản xuất. - Lợi nhuận thu được tính trên một đồng chi phí trực tiếp. - Chi phí cần thiết để tạo ra một đồng giá trị sản phẩm - Chi phí cần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận. 2. Cở thực tiễn trong chăn nuôi lợn 2.1 Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở một số nước trên Thế Giới Phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Trung Quốc Theo báo cáo tháng 9/2015 của Viện Chính sách nông nghiệp và thương mại (IATP), từ vài thập kỷ trước Chính phủ Trung Quốc đã tính đến việc thuê hay mua đất ở các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi nhằm giảm áp lực nhập khẩu. Nếu phải chọn một biểu tượng cho quá trình phát triển kinh tế chóng mặt và những thách thức Trung Quốc phải đối mặt ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là lợn - loài vật nuôi truyền thống của Trung Quốc. Do đó, nước này đã phát triển ngành công nghiệp thịt lợn lớn nhất thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của giới trung lưu ngày càng gia tăng trong xã hội. Nhu cầu tiêu thụ khổng lồ và liên tục tăng chính là động cơ thúc đẩy 17 gia tăng sản xuất thịt lợn. Giữa những năm 1970 - giai đoạn cách mạng xanh, một công dân Trung Quốc chỉ tiêu thụ 8 kg thịt lợn/năm thì nay có thể ăn 93 kg thịt lợn/năm. Trong khi đó, người Mỹ chỉ tiêu thụ 27 kg thịt lợn/năm. Năm 2014, số lượng lợn nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thịt lợn tại Trung Quốc luôn cao hơn thịt gà và thịt bò. Ước tính tới năm 2022, thịt lợn sẽ chiếm khoảng 63% tổng sản lượng thịt bán lẻ trên thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, lợn cũng đang là biểu tượng cho những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt, đó là an ninh lương thực. Để duy trì được lượng thịt lợn đủ cung cấp cho thị trường, Trung Quốc đang phải nhập khẩu một lượng lớn các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngành chăn nuôi lợn. Từ năm 2010, lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng thị trường đậu nành toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng ngũ cốc Mỹ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 19 đến 32 triệu tấn ngô vào năm 2022. Nếu Mỹ có kho dự trữ dầu mỏ chiến lược thì Trung Quốc có dự trữ thịt lợn tươi và đông lạnh chiến lược. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch dự trữ thịt lợn từ khi xảy ra dịch bệnh tai xanh gây thiệt hại hàng triệu con lợn và làm giá thịt lợn tăng vọt bất thường vào năm 2006. Giống các dự trữ chiến lược khác, dự trữ thịt lợn được coi là công cụ bình ổn giá bán bằng cách mua vào khi giá leo thang và bán ra thị trường khi giá xuống thấp. Để không bị tụt lại trên chặng đua sản xuất thịt lợn trên thế giới, Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD tinh lợn từ Anh mỗi năm để cải thiện con giống và năng suất. Trong vài thập kỷ tới, ngành nông nghiệp nước này cũng cam kết sẽ chuyển đổi toàn bộ mô hình nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp mua lại và sáp nhập bằng các hỗ trợ tài chính và thủ tục giúp doanh nghiệp ra nước ngoài học hỏi cách điều hành mô hình mới này. Năm ngoái, vụ sáp nhập giữa Shuangui và Smithfield không chỉ mang lại cho Trung Quốc một thương hiệu 18 thịt lợn lớn nhất nước Mỹ mà còn giúp Shuangui nắm bắt tường tận cách thức nuôi lợn công nghiệp của người Mỹ. Tuy nhiên, chất thải của ngành công nghiệp chăn nuôi khổng lồ này cũng đang tạo thành một trong những vấn nạn lớn nhất của nạn ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Cái giá để duy trì ổn định và hoạt động của một xã hội đông dân và phức tạp như xã hội Trung Quốc vì thế không nhỏ chút nào. - Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, khối EU, Hàn Quốc. Ngoài ra, luận án cũng đã tổng kết được tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam. - Luận văn đã tổng kết được các nghiên cứu liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn thịt: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở vùng đồng bằng Sông Hồng" của tác giả Phạm Văn Khiên (2003), “Hiện trạng chăn nuôi lợn ở Miền Bắc Việt Nam” do Đặng Đình Trung và cộng sự (2007), “Chăn nuôi Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế" của tác giả Đinh Xuân Tùng, “ Đánh giá sử dụng thức ăn công nghiệp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các hộ nông dân tại huyện Phú Xuyên - Hà Tây do 2.2 Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam Việt Nam hiện có tổng đàn lợn trên 27 triệu con. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ sáu thế giới. Song, Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt). Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ (Cao Tân, 2016). Bảng 1.1. Số lượng lợn phân theo vùng Đơn vị: Nghìn con STT Cả nước 2013 2014 2015 14/13 (%) 15/14 (%) BQ (%) 1 ĐBSH 26.264 26.761 27.750 101.892 103.695 102.789 2 Hà Nam 6.759 6.824 7.061 100.961 103.473 102.209 3 Trung du và m.n phía Bắc 352,6 371,1 390,4 105.397 105.121 105.259 4 BTB và DH m.Trung 6.328 6.626 6.841 104.709 103.244 103.974 5 Tây Nguyên 5.099 5.207 5.367 102.118 103.072 102.594 6 ĐNB 1.722 1.742 1.797 101.161 103.157 102.154 7 ĐBSCL 2.758 2.890 3.093 104.786 107.024 105.899 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2015 Thời gian qua tổng đàn lợn trên cả nước luôn có sự tăng trưởng, tổng đàn lợn cả nước từ 26,26 triệu con năm 2013 tăng lên 27,75 triệu con năm 2015, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 2.79%. Qua bảng trên ta có thể thấy chăn nuôi lợn đã phát triển ở tất cả các vùng trong cả nước quy mô đàn lợn có xu hướng tăng nhưng tốc độ , tốc độ phát triển bình quân 3 năm đàn lợn chưa thực sự cao. Dù vậy đàn lợn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đàn gia súc. Tình hình chăn nuôi lợn ở các tỉnh cũng có sự khác biệt, hầu hết những tỉnh có số lượng đầu lợnnhiều phần lớn tập trung ở các tỉnh phía Bắc bởi vì các tỉnh này phát triển mạnh lợn sữa và lợn choai xuất chuồng. Hà Nam cũng có những bước chuyển biến lớn với tốc độ tăng bình quân 3 năm là 5,26%. Dễ dàng nhận thấy được chăn nuôi lợn thịt đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nghành nông nghiệp hiện nay. Chương II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan về công ty cồ phần đầu tư nông nghiệp yên định - thanh hóa 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Qúa trình hình thành - Tên doanh nghiêp: Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định - Giám Đốc: Lê Thị Nam - Địa chỉ: Xã Định Long - Huyện Yên Định - Tỉnh Thanh Hóa - Điện thoại: 0237.510.235 - Loại doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Mã số thuế: 2300458536-2 - Tại ngân hàng : Ngân Hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - Giấy phép kinh doanh số :2603000054 do Sở Kế Hoach và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 27/06/2006 - Tổng số vố...uôi nên hiệu quả không cao. Có thể thấy khẩu phần thức ăn cho lợn ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trọng của đàn lợn. Đối với các hộ chăn nuôi cần trau dồi kiến thức về chăn nuôi lợn để đưa ra khẩu phần thức ăn phù hợp cho lợn để đàn lợn tăng trọng bình thường. 3.2.2 Thực trạng sử dụng thức ăn công nghiệp của Công ty 3.2.2.1 Theo phương thức chăn nuôi Trong điều sử dụng TĂCN trong CNL ở mức độ khác nhau theo quá trình sinh trưởng phát triển của con lợn chạy qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau do đó quá trình chăm sóc cũng tùy vào từng giai đoạn cụ thể. Qua điều tra tại trang trại chăn nuôi của công ty ta thấy quá trình chăm sóc quá trình sinh trưởng đó được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 khi trong lượng đạt từ 10-45kg; giai đoạn 2 từ 46kg đến khi xuất bán. Mỗi giai đoạn của từng phương thức chăn nuôi có nhu cầu dinh dưỡng riêng nên tỷ lệ sử dụng TĂCN trong một chu kỳ chăn nuôi là khác nhau. Về phương thức chăn nuôi công nghiệp: Thức ăn được sử dụng là 100% cám công nghiệp loại hỗn hợp được chia làm 2 giai đoạn. Với giai đoạn thứ nhất yêu cầu chất lượng cám tốt, độ đạm cao để kích thích lợn tăng trọng nhanh vì thời kỳ đàn lợn đang trong quá trình phát triển các mô nên khả năng tích mỡ là rất lớn nên tăng trong nhanh, giai đoạn này lượng tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng trọng thấp, khối lượng thức ăn sử dụng không nhiềuchỉ chiếm 28,5% tổng khối lượng TĂCN trong tổng số 41,65 tấn TĂCN/năm. Sang giai đoạn sau, lúc này lợn con vẫn tăng trọng nhanh nhưng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cao, giai đoạn này cần ohải chuyển sang loại thức ăn ít đạm để tạoa nạc, và giảm các hooc môn sinh trưởng, không tồn dư thuốc kháng sinh ... Có trong cơ thể đàn lợn, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn VietGaph, khối lượng thức ăn chiếm tới 71,5% trong tổng số 41,65 tấn TĂCN/năm. So với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp trước đây cũng tương tự như phương thức chăn nuôi công nghiệp nhưng lượng TĂCN ít hơn vì sử dụng các loại thức ăn khác như Ngô, cám gạo để phối trộn với TĂCN đậm đặc do đó TĂCN chỉ chiếm có 36% tình bình quân trang trại chăn nuôi theo phương thức BCN chỉ chiếm có 36% và một năm sử dụng hết khoảng 6,23 tấn TĂCN, trong đó thức ăn đậm đặc chiếm 92,3% còn lại là thức ăn hỗn hợp dùng để cho lợn ăn vào giai đoạn xuất chuồng để tăng chất lượng sản phẩm. Bảng 3.9. Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho từng giai đoạn theo phương thức chăn nuôi (Tính bình quân cho 1 trang trại chăn nuôi lợn/năm) Loại TĂCN từng giai đoạn Phương thức chăn nuôi Công nghiệp Bán công nghiệp SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) GĐ đến 45kg 11,88 28,5 2,46 39,6 GĐ 46kg - XC 29,77 71,5 3,77 60,4 Tổng cộng 41,65 100 6,23 36,0 Thức ăn đậm đặc 5,3 1,79 5,75 92,3 Thức ăn hỗn hợp 94,7 39,44 0,48 3,7 Vì vậy trong điều kiện phương thức thức ăn chăn nuôi tỷ lệ sử dụng TĂCN cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi vì thế các chỉ tiêu kinh tế đạt được cũng khác nhau. Từ đó chúng tôi đã tổng hợp các chỉ tiêu và kinh tế theo phương thức chăn nuôi đáp ứng được mục tiêu chăn nuôi. Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi ( tính bình quân cho 1 trang trại chăn nuôi) Diễn Gỉai DVT Phương thức chăn nuôi Công nghiệp bán công nghiệp Số lượng đầu lợn xuất chuồng BG/năm con 248,6 98,8 Trọng lượng giống mua BQ/con kg 25,2 19,6 Thời gian nuôi/ lứa ngày 86 97 Mức tăng trọng BQ/con/tháng kg/tháng 24 19,3 Số lứa nuôi trong năm lứa/năm 4,3 3,8 Trọng lượng xuất chuồng BQ/ con kg 94,6 83,8 Như vậy đối với phương thức chăn nuôi, khi mà Lượng thức ăn công nghiệp đạt 100% khẩu phần ăn thì cấc chỉ tiêu về kinh tế là rất cao, cụ thể đối với con giống khi mua vào thường lớn, trung bình khoảng 25,2kg/con giống , thời gian nuôi trên lứa ngắn là 86 ngày, mức tăng trọng/con/tháng đạt 24kg do đó trọng lượng xuất chuồng thường lớn đạt 94,6kg/con. Với phương thức này đã được các công ty CP đầu tư nông nghiệp áp dụng trong chăn nuôi lợn và số ít các hộ có QMV áp dụng. 3.2.2.2 Theo quy mô chăn nuôi Như chúng ta đã biêt quy mô chăn nuôi khác nhau thì tỷ lệ sử dụng TĂCN khác nhau cho từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của đàn lợn là khác nhau rất nhiều. tùy từng quy mô mà lượng thức ăn được sử dụng như thế nào phù hợp, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.11.Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng theo từng giai đoạn theo quy mô chăn nuôi. Loại TĂCN từng giai đoạn Quy mô chăn nuôi QML QMN SL (tấn) CC (%) SL (tấn) CC (%) GĐ đến 45kg 11,51 34,9 1,98 41,7 GĐ 46kg - XC 21,47 65,1 2,77 58,3 Tổng cộng 32,98 92,4 4,75 33,4 Thức ăn đậm đặc 4,73 14,3 3,45 72,6 Thức ăn hỗn hợp 28,25 85,7 1,30 27,4 (Nguồn: số liệu điều tra) Với quy mô chăn nuôi lớn bình quân TĂCN sử dụng/năm đạt 32,98 tấn chiếm 92,4% tổng lượng thức ăn trong đó hỗn hợp là 28,25 tấn chiếm 85,7% còn lại là thức ăn đậm đặc. Với các loại thức ăn công nghiệp này các trang trại chăn nuôi quy mô lớn như trang trại công ty cổ phần đầu tư Yên Định chủ yếu sử dụng vào giai đoạn nâng cao chất lượng đàn lợn (giai đoạn 2 chiếm tới 65,1% tổng lượng TĂCN sử dụng). So với trong chăn nuôi quy mô vừa thì trang trại sử dụng cả 2 loại thức ăn công nghiệp là dạng hỗn hợp và đậm đặc nhưng tỷ lệ khác nhau, tính bình quân cho cho một trang trại chăn nuôi theo quy mô vừa thì sử dụng 3,45 tấn thức ăn đậm đặc/năm, còn lại là thức ăn hỗn hợp, lượng thức ăn sử dụng vào giai đoạn 1 hết 1,98 tấn (chiếm 41,7% ). Và giai đoạn 2 là 2,77 tấn (chiếm 58,3%) trong tổng số 33,4% TĂCN các loại sử dụng trên tổng lượng thức ăn các loại. Từ lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho từng quy mô và từng thời kỳ của đàn lợn, chúng tôi đã tổng hợp các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật theo từng quy mô chăn nuôi khác nhau. Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi Diễn Gỉai DVT Quy mô chăn nuôi QML QMN Số lượng đầu lợn xuất chuồng BG/năm con 204,6 86,4 Trọng lượng giống mua BQ/con kg 21,6 15,2 Thời gian nuôi/ lứa ngày 89 98 Mức tăng trọng BQ/con/tháng kg/tháng 22,8 17,9 Số lứa nuôi trong năm lứa/năm 3,9 3,5 Trọng lượng xuất chuồng BQ/ con kg 91,5 80,2 (Nguồn: số liệu điều tra) Do Công ty có điều kiện về vốn, diện tích chuồng trại và đầu tư vào những con giống tốt, chất lượng cao, trọng lượng con giống mua (21,6kg/con) nên khả năng dịch bệnh là rất ít, TĂCN được trang trại này được sử dụng với tỷ lệ 92,4% trong khẩu phần ăn, TĂCN được sử dụng chủ yếu là TĂCN dạng hỗn hợp, người chăn nuôi không phải qua chế biến chỉ việc cho lợn ăn trực tiếp và sử dụng dạng thức ăn đậm đặc, chất lượng tốt, phối trộn với các loại thức ăn khác ... theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện chuồng trại đảm bảo vệ sinh, đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, độ thông gió, hệ thống nước uống tự động, phòng trừ bệnh kịp thời và có chế độ chăm sóc tốt nên khả năng tăng trọng nhanh đạt 22,8kg/tháng, trọng lượng trên con khi xuất chuồng cao đạt 91,5kg/con do vậy lứa nuôi trong năm đạt 3,9 lứa/năm. Như vậy về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật CNL xét theo quy mô chăn nuôi ta thấy chăn nuôi quy lớn với tỷ lệ sử dụng thức ăn đạt 92,4% là vượt trội hơn cả so với quy mô vừa tỷ lệ sử dụng TĂCN đạt 33,4% . 3.3. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt 3.3.1 Các yếu tố chi phí đối với chăn nuôi lợn thịt. a) Theo phương thức chăn nuôi: Khi tiến hành xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến HQKT, một trong những vấn đề quan tâm là yếu tố chi phí của từng chỉ tiêu. Qua bảng 4.2.3 phương thức chăn nuôi công nghiệp cho 1 tấn lợn hơi xuất chuồng là 18.712,00đồng trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 13.480.000 đồng tương đương 0,88 % trong tổng chi phí, sau đó là đến chi phí giống. Đối với trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và phương thức bán công nghiệp việc chọn con giống tốt, đạt yêu cầu cho năng suất cao nên giá mua/kg giống thường cao hơn và trọng lượng con giống lớn để phù hợpvới phương thức chăn nuôi. Cụ thể về con giống tính bình quân cho 1 tấn LHXC là 3.067,2 đồng chiếm 23% tổng chi phí. Với phương thức chăn nuôi công nghiệp nên chi phí lao động trên tổng chi phí so với phương thức khác thấp hơn, công lao động chỉ chiếm 5,93% tổng chi phí. Phương thức này chăn nuôi do đầu tư chuồng trại, trang thiết bị con giống, thức ăn lớn nên có khấu hao tài sản cố định, lãi vay lớn hơn so với phương thức chăn nuôi khác. So với phương thức chăn nuôi công nghiệp thì phương thức BCN để có 1 tấn LHXC thì tổng chi phí hết 20.572,00 đồng trong đó chi phí thức ăn là 15.340.000 đồng chiếm 75% tổng chi phí, chi phí con giống là 3.067.200 đồng chiếm 15% tổng chi phí , chi phí lao động là 1.544.300 đồng. Bảng 3.13. Chi phí cho chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi Đơn vị : 1000 đồng Diễn giải Phương thức chăn nuôi so sánh Công nghiệp(1) bán công nghiệp(2) (1)/(2) 1. Chi phí giống 3.067,2 3.067,2 1 2. Chi phí thức ăn 13.480,0 15.340,0 0,88 3. Chi phí thú y 159,8 200,4 0,80 4. Công cụ, dụng cụ nhỏ 61,9 61,9 1 5. Chi phí khác 224,6 224,6 1 6. Công lao động 1.544,3 1.544,3 1 7. Lãi vay 133,6 133,6 1 Tổng chi phí 18.712,00 20.572,00 0,91 Chi phí về thức ăn: Trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có chi phí thức ăn cao là do sử dụng TĂCN dạng hỗn hợp 4.000 đồng/kg cao hơn so với phương thức bán công nghiệp với tỷ lệ cao hơn 1,11 lần. Và có chi phí về thức ăn công nghiệp các loại chiếm tỷ lệ 100%, so với phương thức bán công nghiệp thì chi phí về TĂCN chiếm 36% trong tổng chi phí về thức ăn, còn lại là chi phí các loại thức ăn khác như Ngô, khoai, sắn ... chiếm 52,3%, cám gạo chiếm 9,4%. b) Theo quy mô chăn nuôi: Qua bảng 4.2 ta thấy mức đầu tư chi phí cho các loại quy mô chăn nuôi là khác nhau, trong đó chi phí cho 1 tấn LHXC của trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn là 15.988,10 đồng, quy mô nhỏ là 14.702,60 đồng. Trong CNL thịt thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm trên 60% đối với trang trại công ty chăn nuôi theo quy mô lớn chi phí hết 10.661,8 đồng, so với quy mô nhỏ là 9.376,3 đồng. Do trang trại chăn nuôi tạo ra hoặc mua được những con giống tốt, trọng lượng lớn dễ nuôi nên có trọng lượng xuất chuồng lớn và chi phí cho con giống khá cao 3.455,6 đồng trong tổng chi phí cho 1 tấn LHXC. Chi phí cho lao động để có 1 tấn LHXC đối với QML và QMN thì chi phí lao động hết 1.289,9đồng. Bảng 3.14. Chi phí cho chăn nuôi lợn thịt theo quy mô chăn nuôi Đơn vị :1000 đồng Diễn giải Quy mô chăn nuôi so sánh QML(1) QMN(2) (1)/(2) 1. Chi phí giống 3.455,6 3.455,6 1 2. Chi phí thức ăn 10.661,8 9.376,3 1,14 3. Chi phí thú y 180,5 244,5 0,70 4. Công cụ, dụng cụ nhỏ 125,0 125,0 1 5. Chi phí khác 120,6 120,6 1 6. Công lao động 1.289,9 1.289,9 1 7. Lãi vay 90,7 90,7 1 Tổng chi phí 15.988,10 14.702,60 1,09 Ngoài các khoản chi phí trên trang trại chăn nuôi lợn thịt còn phải trả các chi phí khác như chi phí thú ý, công cụ, dụng cụ nhỏ, khấu hao chuồng trại, lãi vay. Các khoản chi phí này chăn nuôi quy mô lớn có chi phí cao hơn chăn nuôi quy mô vừa. Và chi phí về thức ăn của trang trại chăn nuôi quy mô lớn có chi phí TĂCN chiếm 92,4%, chăn nuôi với quy mô vừa với chi phí thức ăn công nghiệp chiếm 33,4%. Như vậy với quy mô chăn nuôi khác nhau sự chênh lệch về chi phí tương đối rõ ràng chủ yếu là chi phí về thức ăn đối với chăn nuôi theo quy mô chăn nuôi lớn thường áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp như trang trại của của Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Yên Định hiện nay đang áp dụng. Chăn nuôi quy mô vừa thường áp dụng cho phương thức chăn nuôi bán công nghiệp như trang trại chăn nuôi lợn với quy mô vừa. 3.3.2 Hiệu quả và kết quả chăn nuôi lợn thịt của Công Ty a) Theo phương thức chăn nuôi: Hiệu quả kinh tế của phườn thức chăn nuôi trên được phản ánh bằng các chỉ tiêu như tổng giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng, chi phí trung gian và các chỉ tiêu phân tích khác. Trang trại của công ty chăn nuôi theo phương thức công nghiệp do phải đầu tư số vốn lớn nên khả năng quay vòng vốn nhanh đã tạo ra giá trị sản phẩm lớn, đem lại thu nhập cũng như lợi nhuận cho công ty là tương đối cao so với phương thức bán công nghiệp cũ . Với phương thức chăn nuôi công nghiệp GO/1 tấn LHXC là 19.020 đồng. trong khi đó chăn nuôi BCN là 16.909,5đồng. VA/tấn LHXC của phương thức CN là 3.863,1 đồng, còn BCN là 2.993,6 đồng. Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi (tính cho 1 tấn sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng) Đơn vị:1000 đồng Chỉ tiêu Đvt Phương thức chăn nuôi Công nghiệp (1) Bán công nghiệp (2) So sánh (1)/(2) Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 19.020 16.909,5 1,12 Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 15.156,9 13.046,4 1,16 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 3.863,1 3.863,1 1 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 3.656,0 3.656,0 1 Công chăm sóc 1.000đ 1.202,4 1.202,4 1 Lợi nhuận (Pr) 1.000đ 2,320 1.164,0 0,002 Các chỉ tiêu phân tích GO/IC Lần 1,25 1,30 1,02 VA/IC Lần 0,25 0,23 1,09 MI/IC Lần 0,24 0,22 1,09 Pr/IC Lần 0,15 0,13 1,15 Ở phương thức chăn nuôi công nghiệp, một đồng chi phí đồng tạo ra 0,25 đồng giá trị gia tăng, phương thức bán công nghiệp là 0,3 đồng. Nghiên cứu cũng cho thấy để sản xuất ra 1 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng thì chi phí cũng cũng phải bỏ ra với chăn nuôi cong nghiệp là 15.156,9 đồng, chăn nuôi bán công nghiệp là 13.046,4 đồng. Lợi nhuận/1 tấn LHXC giữa hai phương thức có sự khác biệt rõ rệt, phương thức công nghiệp đạt 2.030 đồng thì phương thức bán công nghiệp đạt 1.046 đồng. Pr/IC của phương thức chăn nuôi công nghiệp đạt 0,15 lần và bán công nghiệp là 0,13 lần. Như vậy phát triển chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp trước hết tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, giá bán sản phẩm tăng mang lại nguồn thu nhập đáng kể, đây là phương thức chăn nuôi đang được khuyến khích phát triển và sử dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi lợn. Qua phương thức chăn nuôi ta thấy các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng rất nhiều bởi tỷ lệ sử dụng TĂCN. b) Theo quy mô chăn nuôi : Kết quả điều tra cho thấy tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Yên Định với quy mô hiện nay có sự khác biệt khá lớn so với thời kỳ trước đây do mức độ đầu tư giữa các quy mô chăn nuôi qua bảng 4.4 ta thấy bình quân 1 tấn LHXC ở quy mô lớn tạo ra 18.410 đồng, quy mô vừa là 15.810 đồng. Giá trị gia tăng của quy mô lớn là 3.761,2 đồng, quy mô vừa là 2.825,5 đồng. Thu nhập hỗn hợp tạo ra trong 1 tấn LHXC ở quy mô lớn là 3.438,5 đồng cao hơn quy mô vừa là 1,22 lần. Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi (Tính cho 1 tấn sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng) Chỉ tiêu Đvt Quy mô chăn nuôi QML (1) QMN (2) So sánh (1)/(2) Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 18.410 15.810 1,16 Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 14.648,8 12.731,7 1,15 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 3.761,2 3.078,3 1,22 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 3.438.5 2.825,5 1,22 Công chăm sóc 1.000đ 1.189,9 1.124,6 1,06 Lợi nhuận (Pr) 1.000đ 2.110,7 1.610,2 1,31 Các chỉ tiêu phân tích GO/IC Lần 1,26 1,24 1,02 VA/IC Lần 0,26 0,24 1,08 MI/IC Lần 0,23 0,22 1,05 Pr/IC Lần 0,14 0,13 1,16 Với quy mô chăn nuôi lớn lợi nhuận mang lại từ 1 tấn thịt LHXC là 2.110,7 đồng, QMN là 1.610,2 đồng lợi nhuận của QML cao gấp 1,31 lần QMN. Giá trị gia tăng thu được trên 1 đồng chi phí cho QML, QMN lần lượt là 0,26 lần, 0,24 lần. Lợi nhuận trên vốn của quy mô chăn nuôi lớn là 0,13 lần, cao hơn 1,18 lần đối với QMN. Lợi nhuận trên chi phí trung gian của QML hơn 1,08 lần đối với QMN. c) Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường từ việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn thịt : Cũng như các nghành chăn nuôi khác, trong 1 chu kỳ chăn nuôi sử dụng các loại thức ăn khác nhau, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vào sản xuất TĂCN đối với CNL đã có tác động rất tốt đến lợi nhuận của Công ty nói riêng và kinh tế của huyện Yên Định nói chung. Sử dụng TĂCN tạo thêm việc làm cho người lao động, tỷ suất sử dụng lao động của trang trại chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, chăn nuôi với quy mô lớn thường cao hơn nhiều so với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp. Lao động sẽ gắn liền với khả năng tăng thêm thu nhập, phát triển CNL theo hướng sử dụng TĂCN sẽ tạo ra việc làm ngay, tại chỗ cho người lao động. Ngoài việc tạo ra việc làm, sử dụng TĂCN trong CNL thịt còn góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Yên Định. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, với hệ thống chuồng trại đạt quy chuẩn, khu chăn nuôi xa khu dân cư và có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với phương thức bán truyền thống cũ. 3.3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của Công ty Qua điều tra thực tế của trang trại chăn nuôi, chúng tôi thấy có khá nhiều tác nhân vào quá trình tiêu thụ sản phẩm lợn thịt, họ chính là người tiêu dùng sản phẩm, đại lý phân phối, bán lẻ... Mỗi tác nhân có chức năng và hình thức hoạt động khác nhau, vì vậy mà hiệu quả tham gia của các tác nhân cũng khác nhau. Tại địa phương, hình thức giết mổ là phổ biến, trung gian phân phối, người tiêu dùng ..., đây là hình thức cung ứng trao đổi trong sản xuất và tiêu thụ lợn trên địa bàn. Hệ thống phân phối sản phẩm chăn nuôi heo của Công ty bao gồm: Trung tâm phân phối heo hơi, hệ thống phân phối thịt heo mảnh và hệ thống đại lý bán sỉ và bán lẻ thịt heo, Ngoài ra sản phẩm lợn thịt của Công ty được tiêu thụ ở thị trường ngoài huyện như Hà Nội, Nghệ An ... . Sơ đồ: Kênh phân phối sản phẩm lợn thịt của Công ty Tiêu dùng hệ thống phân phối thịt heo mảnh  hệ thống đại lý bán sỉ  Trang trại Trung tâm phân phối heo hơi thị trường ngoài huyện (1) (1) (1) (2) bán lẻ thịt heo (2) (2) (2) Phương thức 1: Theo đó công ty phân phối cho trung tâm phân phối heo hơi, vận chuyển về các lò mổ để giêt mổ để đưa ra thị trường ngoài huyện tiêu thụ. Giá cả phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và do cả 2 bên thỏa thuận giá cả mua bán. Phương thức 2: Công ty bán sản phẩm của mình cho các hệ thống phân phối thịt heo mảnh rồi phân phối cho hệ thống đại lý vận chuyển đến các địa điểm bán lẻ thịt heo theo yêu cầu. Phương thức này công ty phải chịu thêm chi phí vận chuyển để tiêu thụ nhưng giá trị hàng hóa cao hơn 3.3.4 Đánh giá tiềm năng phát triển việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn thịt tại trang trai chăn nuôi của công ty Qua phân tích, đánh giá sơ bộ HQKT về tình hình sử dụng TĂCN trong CNL thịt ở trang trại chăn nuôi của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Yên Định, phương pháp SWOT sau đây được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức nhằm đưa ra các giải pháp về vấn đề sử dụng thức ăn công nghiệp trong CNL thịt trong thời gian tới. Những điểm mạnh Những điểm yếu - S1: Địa phương có tiềm năng về chăn nuôi lợn nên coi chăn nuôi lợn là ngành mũi nhọn và có nhiều chính sách hỗ trợ như: chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách xã hội hoá khuyến nông, chính sách tín dụng trong sản xuất. - S2: Là loại động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt. - S3: Lợn là động vật có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương nên đầu tư phát triển chăn nuôi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - S4: Chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao - S5: Năng lực quản lý của người điều hành công ty cao. - S6: Công tác thú y thực hiện tốt, hạn chế mức thấp nhất về dịch bệnh. -S7: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải qua 2 hầm bioga bảo vệ môi trường. - S8: Người lao động có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm và chịu khó, nhiệt tình, mạnh dạn trong sản xuất. Ham học hỏi, quan tâm tới tiến bộ KHKT mới quen dần với sản xuất hàng hoá. - S9: Nguồn lao động của địa phương dồi dào. - W1: Cơ sở vật chất đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển giao công nghệ hiện đại. - W2: Còn bị động khâu giá nguyên liệu đầu vào, nhất là thức ăn chăn nuôi - W3: Đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. - W4: Chưa có đội ngũ marketing cho sản phẩm của công ty. - W5: Cán bộ kỹ thuật chưa được thường xuyên tập huấn trao đổi chuyên môn. - W6: Vay vốn ngân hàng rất khó khăn do không có tài sản cố chấp Những Cơ Hội Những Thách thức O1: Thịt lợn vẫn là thực phẩm chủ yếu và thường xuyên trong bữa ăn gia đình người Việt Nam nói chung và người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á. -O2: Công ty đang trong giai đoạn thực hiện đề án phát triển đàn lợn quy mô lớn. - O3: Giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận người lao động có công ăn việc làm. - O4: Nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm cho công nhân. - O5: Phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. - O6: Phát triển đàn lợn của công ty giúp hướng tới sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường. - O7: Đối với Nhà nước hoàn thiện được chính sách, tạo lòng tin cho CBKN và người dân, tạo cơ hội trao đổi, hoàn thiện bộ máy quản lý, tạo ra sự phát triển đa dạng và mạnh m - T1: Chăn nuôi lợn là một ngành có tính cạnh tranh cao. - T2: Khí hậu khắc nghiệt, mùa hè thì rất nóng mùa đông lại rất lạnh, diễn biết thất thường. - T3: Khả năng nắm bắt thị trường còn chậm so với sự thay đổi của cơ chế thị trường, và vẫn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu so với các công ty khác. - T4: Giá cả thị trường bấp bênh, giá thịt lợn hơi biến động lớn, phụ thuộc nhiều vào thương lái( hay bị thương lái ép giá) cũng ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển chăn nuôi lợn bền vững - T5: Tình trạng thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. - T7: Chính sách của Nhà nước thường thay đổi qua các năm, hệ thống khuyến nông, và công ty gặp khó khăn trong việc bắt kịp những thay đổi đó. - T8: Sản phẩm phải chịu cạnh tranh với nhiều nơi khác - Sự kết hợp S1-O5: Phát huy được những tiềm năng, lợi thế của địa phương để chăn nuôi lợn dần trở thành ngành mũi nhọn, quan trọng của địa phương. Với sự hỗ trợ của các chính sách như: chính sách phát triển nông nghiệp, chính sách xã hội hoá khuyến nông, chính sách tín dụng trong sản xuất. Nắm bắt nhanh những cơ hội, dựa trên những điểm mạnh sẵn có của địa phương để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn tại công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định nói riêng một cách bền vững. - Sự kết hợp W1-O7: Công ty chưa xây dựng được đội ngũ marketing cho sản phẩm của mình chủ yếu là người mua tự tìm đếm công ty, mà thị trường thịt lợn đang là thị trường tiềm năng. Vì vậy công ty cần xây dựng cho mình một tổ marketing để sản phẩm của công ty được nhiêu thương lái biết đến. - Sự kết hợp S3-T2: Thanh Hóa nói chung, xã Định Long – huyện Yên Định nói riêng có thời tiết khí hậu rất đặc trưng và khắc nghiệt. Thời tiết diễn biến rất phức tạp mùa đông rất lạnh,mùa hè lại rất nóng. Lợn là loài động vật chịu được kham khổ tốt, chịu được thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở đây. Sự phối hợp này giúp cho công ty lựa chọn được vật nuôi phù hợp với đặc điểm khí hậu tại địa phương, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong chăn nuôi, đem lại hiểu quả kinh tế cao. - Sự kết hợp W3-T4: Giá cả của thị trường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thương nhân (hay bị thương nhân ép giá). Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Sự phối hợp này giúp cho công ty nắm rõ được những thách thức về đầu ra cho sản phẩm, hay giá cả trên thị trường để khắc phục những điểm yếu của chính bản thân công ty, giúp cho đầu ra của sản phẩm được thuận lợi hơn. 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi lợn - Kỹ thuật sử dụng thức ăn: Trong tất cả các ngành sản xuất, kỹ thuật được coi là yếu tố hàng đầu. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nói chung và phát triển CNL nói riêng là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Có khoa học kỹ thuật con người mới có thể áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập từ đó tăng khả năng tích lũy về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất kích thích đầu tư phát triển với quy mô lớn. Để được như vậy thì cần phải chú ý tới những vấn đề sau: - Khẩu phần cho lợn cần được đảm bảo cân đối về thành phần dinh dưỡng, phi hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển trong chăn nuôi lợn thịt. Khi xây dựng cần phối trộn TĂCN dạng đậm đặc hoặc dạng hỗn hợp với các loại thức ăn khác cần chú ý tới giới hạn tối đa về độ đạm, chất khoáng... cho từng loại thức ăn đem phối trộn hoặc bổ sung thêm. - Cần đảm bảo kẩu phần ăn của lợm thịt, nếu thiếu cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu năng lượng. - Cần bổ sung thêm các loại khoáng chất, các loại Premix và vitamin khác để bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của lợn để phát huy hết sức sản xuất của đàn lợn. - Cần sử dụng chủng lạoi thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn của lợn thịt để đảm bảo lợn khi xuất chuồng không còn hoóc môn sinh trưởng và thuốc kháng sinh trong thịt. - Gía cả thức ăn công nghiệp: Trong chăn nuôi nói chung và CNL nói riêng, thức ăn là yếu tố cơ bản không thể thiếu được trong CNL. Trong một chu kỳ sản xuất, thức ăn chiếm khoảng trên 60% giá thành sản phẩm. Vì vậy, lựa chọn chủng loại TĂCN trong phương thức chăn nuôi phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của đàn lợn là yếu tố cần thiết để cho vật nuôi hấp thụ năng lượng từ thức ăn một cách hiệu quả nhất, tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm. Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao, nhất là đối với phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, giá TĂCN thường cao hơn so với các lọai thức ăn khác tại địa phương , đay chính là một trong những yếu tố làm tăng chi phí trung gian, giảm hiệu quả chăn nuôi, giảm lợi nhuận. Trên địa bàn huyện có rất nhiều chủng loại TĂCN được sản xuất từ nhiều công ty khác nhay do đó giá bán và chất lượng khác nhau, thậm chí có những loại TĂCN kém chất lượng vẫn tồn tại trên thị trường điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trọng của lợn mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cần hình thành hệ thống kiểm tra, kiêm dịch TĂCN. - Cần lựa chọn chủng loại thức ăn công nghiệp, cân đối các chủng loại thức ăn trong khẩu phần ăn để có giá trị hợp lý. - Cần có mối liên kết để giảm giá thành TĂCN, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. - Thị trường sản phẩm: Trong tất cả các ngành sản xuất, thị trường là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thất bại của sản phẩm, thị trường mang tính chiến lược đối với bất cứ ngành sản xuất nào. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghành sản xuất đó. Đối với Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định, khi mà chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, sản phẩm của CNL thịt tạo ra phải rất đa dạng và phong phú, chất lượng sản phẩm tốt hơn và cần có thị trường rộng lớn, tiêu thụ ổn định. - Đa dạng các phương thức tiêu thụ sản phẩm, cần chủ động tìm kiếm thị trường lớn, ký hợp đồng với các công ty tiêu thụ sản phẩm, cơ sở giết mổ lớn để đầu ra luôn được ổn định, đặc biệt là liên kết các hộ chăn nuôi nên hợp tác với công ty về tiêu thụ sản phẩm có thể thực hiện theo hình thức hàng và là nền tảng quan trọng để hình thành các mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng an toàn sinh học. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Sử dụng TĂCN trong chăn nuôi lợn nói chung và CNL thịt nói riêng là chuyển đổi phương thức và quy mô chăn nuôi lạc hậu,nhỏ lẻ, phân tán, năng suất và HQKT thấp sang một phương thức chăn nuôi hiện đại, tiên tiến ở trình độ cao hơn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Chăn nôi lợn của Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định có sự phát triển không ổn định, Tổng đàn lợn tăng từ 4608 con năm 2014 lên từ 5116 con năm 2015 xuống còn 4811con năm 2016 .Mặc dù tổng số con giảm nhưng sản lượng và chất lượng đàn lợn trong công ty được tăng lên, năm 2014 tổng trọng lợn hợi hơi xuất chuồng là 5.894 tấn nhưng đến năm 2016 tăng lên 6.202 tấn, qua 2 năm tăng lên 308 tấn nguyên nhân tăng là do trọng lượng/con khi x.ất bán tăng 3. Công ty chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp sử dụng hoàn toàn TĂCN nên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật là cao nhất,mức tăng trọng bình quân/tháng là 24kg, thời gian nuôi trên lứa là 86 ngày, với phương thức BCN tỷ lệ sử dụng thức ăn đạt 36% thì các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật thấp hơn só với chăn nuôi công nghiệp là 19,3 kg/con/tháng, số lứa nuôi/ năm là 3,5 lứa. Chăn nuôi theo QML tỷ lệ sử dụng TĂCN đạt trên 90% và QMN là 33.4% nên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cũng thay đổi theo quy mô chăn nuôi và tỷ lệ sử dụng TĂCN. 4. Chi phí thức ăn chiếm trên 65% tổng chi phí. Chăn nuôi công nghiệp 100% chi phí chăn nuôi đều dùng cho TĂCN, chăn nuôi BCN thì 36% dành cho TĂCN sau đó là ngô 52,3% , còn lại là thức ăn khác, với quy mô khác nhau thì chi phí TĂCN cũng khác nhau như QML chi phí TĂCN chiếm 92,4%, ngô, khoai, sắn chiếm 7,6% cám gạo chiếm 5%. Với QMN chi phí TĂCN là 33,4%, ngô, khoai chiếm 47,6% còn lại là cám gạo và các loại thức ăn khác 5. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ sử dụng TĂCN, phương thức và quy mô chăn nuôi. Chăn nuôi lợn theo phương thức chăn nuôi công nghiệp cho lợi nhuận cao nhất, so với chăn nuôi BCN lợi nhuận cao hơn 1,41 lần và chăn nuôi QML lợi nhuận cao hơn QMN là 1,31 lần. Khi sử dụng TĂCN trong chăn nuôi hiệu quả xã hội và môi trường cải thiện như lao động phục vụ cho chăn nuôi, thu nhập tăng, góp phần tăng thêm lợi nhuận cho công ty và phát triển kinh tế cho địa phương, các chất thải của chăn nuôi được xử lý, môi trường sống được cải thiện. 2.Kiến nghị Để việc ử dụng TĂCN trong CNL tại Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định có hiệu quả có hiệu quả chúng tôi có một số kiến nghị và cần thưc hiện đồng bộ một số vấn đề sau: - Cần nhân rộng mô hình chăn nuôi theo phương thức CN tỷ lệ sử dụng TĂCN cao mang thu nhập cho người chăn nuôi. - Người chăn nuôi nên sử dụng TĂCN dạng đậm đặc kết hợp với phương thức tự chế có chọn lọc để đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, không còn các hooc môn sinh trưởng tồn dư thuốc kháng sinh, các kim loại nặng....trong cơ thể lợn khi xuất chuồng. - Cần thấy rõ vai trò cả thức ăn TĂCN trong CNL. Đối với thức ăn dạng đậm đặc cần được phối trộn với các lạoi thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_anh_huong_viec_su_dung_thuc_an_cong_nghiep_den_hie.docx
Tài liệu liên quan