Khóa luận Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin tham khảo, số liệu trong nghiên cứu sử dụng đều được ghi nguồn rõ ràng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đều đã được cảm ơn. Kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được sử dụng trong các công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Xuân Hùng LỜI CẢM ƠN Sau hơn 5 tháng nỗ lực thực hiện khóa luận nghiên cứu về đề tài “Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp g

docx114 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” đã hoàn thành. Ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Để có được kết quả này tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo CN. Nguyễn Thanh Phong thuộc Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách - Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian làm đề tài. Và không thể không nhắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kinh tế thuộc UBND thành phố Vĩnh Yên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cháu trong suốt thời gian thực tập tại đó. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức thực tế về vấn đề nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để đề tài được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Xuân Hùng TÓM TẮT KHÓA LUẬN Do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp – dịch vụ, quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng eo hẹp. Thực tế này đòi hỏi lãnh đạo các địa phương, ngành nông nghiệp cũng như các nông hộ phải thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng – vật nuôi, mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp vùng đô thị. Thành phố Vĩnh Yên là một trong những địa phương đã và đang triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế nông hộ gắn với đô thị. Chương trình triển khai đã thu được một số thành quả đáng kể nhất là ngành nghề trồng rau sạch tại địa phương, nông hộ không chỉ tạo ra các sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội làm giàu. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với đô thị cũng đang gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một phần nông hộ chưa cao, đất đai dành cho nông nghiệp thành phố đang ngày càng thu hẹp. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để khắc phục được những tồn tại đó và đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông nghiệp thành phố. Chính vì vậy mà tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” Khóa luận nêu lên những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với đô thị. Qua đó có những cơ sở lý luận để đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc còn kém, dẫn đến hiệu quả mang lại chưa thực sự cao và chưa đến được với một bộ phận nông hộ. Từ thực trạng đó ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém một phần là do trình độ cán bộ triển khai chính sách hạn chế về các mặt như: thông tin, sự hỗ trợ, và một phần là do trình độ nhận thức của người dân còn kém, bảo thủ và lạc hậu. Qua đây ta có thể nhận thấy rằng để có thể phát triển kinh tế hộ nông nghiệp thành phố gắn với đô thị đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường hỗ trợ đầu vào, đầu ra và hỗ trợ vốn cho nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng; ngoài ra cũng cần thực hiện các chương trình khuyến nông nhằm nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật mới tới nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ gắn với đô thị, thông qua đó cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật BQ Bình quân BQC Bình quân chung CC Cơ cấu CN Công nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm KT Kinh tế LT Lương thực NN Nông nghiệp NNĐT Nông nghiệp đô thị PNN Phi nông nghiệp SXNN Sản xuất nông nghiệp TT Trồng trọt VH Văn hóa UBND Ủy ban nhân dân XH Xã hội DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình biến động đất đai thành phố Vĩnh Yên 2012 – 2014 31 Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số Thành phố Vĩnh Yên 2012 – 2014 33 Bảng 3.3: Bảng dịch chuyển cơ cấu lao động 34 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất kinh doanh các ngành hàng thành phố Vĩnh Yên 2012 - 2014 39 Bảng 3.4 Tiêu chí chọn hộ nông nghiệp 43 Bảng 3.5 Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 44 Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động nông nghiệp nhóm hộ điều tra 47 Bảng 4.2. Trình đô học vấn của chủ hộ 48 Bảng 4.6. Thu và cơ cấu nguồn thu từ chăn nuôi 54 Bảng 4.7. Thu và cơ cấu nguồn thu từ các hoạt động khác 56 Bảng 4.8. Tổng thu và cơ cấu tổng thu nhóm hộ 57 Bảng 4.9. Chi cho trồng trọt nhóm hộ điều tra 59 Bảng 4.10. Chi phí cho chăn nuôi nhóm hộ điều tra 61 Bảng 4.11. Chi cho các hoạt động khác 62 Bảng 4.12. Tổng chi và cơ cấu chi nhóm hộ cho nông nghiệp 63 Bảng 4.11. Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhóm hộ 64 Bảng 4.12. Tình hình chăn nuôi nhóm hộ trước và sau NNĐT 69 Bảng 4.13. Tình hình thu của nhóm hộ điều tra từ nông nghiệp 70 Bảng 4.15. Tình hình thu từ nông nghiệp của nhóm hộ điều tra 74 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 4.1. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ nghèo 65 Biểu 4.2. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ cận nghèo 66 Biểu 4.3. Cơ cấu gieo trồng cây hàng năm nhóm hộ khá 67 Biểu 4.4. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm ở cả 3 nhóm hộ 67 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan. Đô thị hóa trong điều kiện tiền công nghiệp hóa ít gắn với các yếu tốt nội tại làm động lực cho kinh tế đô thị đã tăng thêm các khó khăn lớn của các đô thị như: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp bị mất đất sản xuất, trở nên thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng; sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước là điều khó có thể tránh khỏi, Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển nhanh và bền vững của các đô thị hiện nay. Trong rất nhiều giải pháp thì phát triển nông nghiệp đô thị được xem là một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa, hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái bền vững cho tương lai. Để phát triển kinh tế bền vững thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh nghề phụ. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 đã xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Không nằm ngoài sự phát triển chung của đất nước, thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô và giá trị. Các khu công nghiệp, khu trung tâm dịch vụ, sân golf, mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình phát triển và đô thị hóa của thành phố diễn ra nhanh chóng, góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Sự hình thành trên địa bàn các khu công nghiệp, khu trung tâm dịch vụ, đã nâng cao giá trị sử dụng đất đai, tạo những ngành nghề mới và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tăng an sinh xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần sớm được giải quyết như: vấn đề di dân nông thôn ra thành thị; tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội đô thị; vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và ô nhiễm môi trường; vấn đề an ninh lương thực và an toàn về lương thực, thực phẩm, vấn đề cảnh quan đô thị Một trong những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của đô thị hóa được các nước trên thế giới và Việt Nam áp dụng đó chính là nông nghiệp đô thị. Dựa trên tình hình, kinh nghiệm trong và ngoài nước hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Yên đã tiến hành lập và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số: 31/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Thực hiện Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND thành phố Vĩnh Yên đã chiển khai thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị giai đoạn 2012 – 2014, tuy nhiên cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố chuyển dịch vẫn còn lúng túng chưa khai thác hết nguồn lực, tiềm năng thế mạnh của các hộ nông dân và các thành phần kinh tế trong thành phố. Góp phần cho quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phố Vĩnh Yên những năm tới đây đạt được thành quả tốt, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi cho công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế. Được sự phân công của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất giải pháp nhằn nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển dịch kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị. Xác định những yếu tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ gắn với đô thị tại thành phố Vĩnh Yên trong những năm tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trong đề tài nghiên cứu tôi tiến hành trả lời các câu hỏi sau: 1. Thực trạng kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương nghiên cứu? 2. Thực trạng ảnh hưởng của phát triển đô thị tới kinh tế hộ nông nghiệp? 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông nghiệp trong phát triển đô thị? 4. Địa phương đã có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông nghiệp trong phát triển đô thị? 5. Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế hộ nông nghiệp trong phát triển đô thị tại địa phương? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị trên chủ thể các hộ nông nghiệp đang hoạt động tại thành phố, các cán bộ cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các bên liên quan ( chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội) trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại địa phương. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên. Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 31/1/2015 đến ngày 1/6/2015. + Thời gian nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 đến năm 2014. Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1 Khái niệm hộ gia đình, hộ sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình, kinh tế nông hộ * Hộ gia đình Điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng dóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.” * Hộ sản xuất nông nghiệp Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế trước hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phương thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất. Có nhiều quan niệm cho rằng: Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viên cùng tạo ra và cùng sử dụng chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành một cách dộc lập và điều quan trọng là các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống, thường cùng chung một ngôi nhà, có quan hệ chung với nhau, họ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động. Một nhà kinh tế khác thì cho rằng: Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân là kiểu trang trại độc lập, sản xuất kinh doanh của từng gia đình có tư cách pháp nhân riêng do một chủ hộ hoặc một người có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý, các thành viên khác trong gia đình tham gia lao động sản xuất. Để phù hợp với chế độ sở hữu khác nhau giữa các thành phần kinh tế (quốc doanh và ngoài nhà nước) và khả năng phát triển kinh tế từng vùng (thành thị và nông thôn), theo phụ lục của ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993 thì khái niệm hộ sản xuất được nêu như sau: “Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”. Như vậy, hộ sản xuất là một khái niệm (đa thành phần) to lớn ở nông thôn. * Kinh tế hộ gia đình “Kinh tế gia đình” và “kinh tế hộ gia đình” là hai khái niệm có tính đồng nhất trong nhiều trường hợp, nhưng không phải khi nào cũng có thể dùng thay thế cho nhau. Việc sử dụng hai cụm từ này cần phải tuân theo các tình huống cụ thể. Gia đình và hộ là hai khái niệm khác biệt. Một hộ có thể chỉ bao gồm một cá nhân hay nhiều thành viên có hoặc không có quan hệ huyết thông với nhau. Hộ có thể là một gia đình hạt nhân, một gia đình mở rộng hay một đại gia đình. Tóm lại, một hộ có thể có nhiều gia đình hoặc không có gia đình nào cả, ngược lại, một gia đình có thể trải rộng thành nhiều hộ. Thông thường, gia đình và hộ trùng lên nhau, tạo thành tên gọi “Hộ gia đình”. Mỗi hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay đều có sổ đăng ký hộ khẩu, trong đó ghi rõ số nhân khẩu, chủ hộ và quan hệ giữa các thành viên với chủ hộ. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho quyền chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nươc. Kinh tế gia đình nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nông nghiệp ở nông thôn được thực hiện quyền tự chủ và được quan tâm, khuyến khích phát triển dưới hình thức hợp tác xã và các hình thức liên kết khác. Ngoài các chính sách bảo hộ quyền và nghĩa vụ, Nhà nước còn có các chính sách khác hướng tới việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; phổ biến, ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất chế biến; cung cấp dịch vụ vật tư; hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một phần kinh tế của xã hội phát triển – xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại đề nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Kinh tế nông hộ Kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. 2.1.1.2 Khái niệm đô thị, nông nghiệp đô thị * Đô thị Ở Việt Nam theo nghị định 72/2001/NĐ/CP quy định đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Đô thị Việt Nam được xác định dựa trên các tiêu chí: + Chức năng là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%. + Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị. + Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người. + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại đô thị. * Nông nghiệp đô thị Nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường Quá trình đó được diễn ra ở các vùng xen kẽ tập trung ở đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô. 2.1.1.3 Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trường kinh tế. Nhưng không phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện ba nội dung sao: - Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩn quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh mức độ tăng trường kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. - Mức độ thảo mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế. Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yếu tố cụ thể là: + Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. + Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng bền vững. + Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tẳng trưởng kinh tế. + Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. 2.1.2 Vai trò của kinh tế hộ nông nghiệp trong phát triển đô thị Đô thị hóa là một quá trình tất yếu, nhưng khi tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, áp lực về việc tạo ra công ăn việc làm cho bộ phân dân cư bị ảnh hường, dân cư mất đất sản xuất ngày càng trở nên cấp thiết. Bên cạnh đó thực trạng di cư từ nông thôn ra đô thị tìm kiếm việc làm gia tăng nhanh chóng, tạo áp lực về môi trường, lương thực thực phẩm, công ăn việc làm cho các đô thị. Một trong những giải pháp tốt để giải quyết vấn đề đó chính là phát triển nông nghiệp đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông hộ theo hướng nông nghiệp đô thị. Hộ sản xuất nông nghiệp có khả năng tận dụng tốt quỹ đất đô thị và lao động dôi dư góp phần quan trọng vào giải quyết một phần bài toán việc làm không ngừng tăng ở đô thị. Kinh tế nông hộ, nông nghiệp đô thị góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí đóng gói, vận chuyển và lưu trữ nông sản cung ứng cho khu vực đô thị, tạo điều kiện tiết kiệm trong tiêu dùng ở đô thị. Hộ sản xuất nông nghiệp trong đô thị đang và sẽ đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu lương thực, rau quả và các loại nông sản khác một cách trực tiếp, tại chỗ cho dân cư thay vì phải vận chuyển từ nơi khác. Nếu được tổ chức tốt việc sản xuất theo quy trình công nghệ sạch nông hộ sẽ tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống và an toàn cung ứng cho thị trường đô thị. Điều này càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay, khi yêu cầu về thực phẩm sạch đang tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hộ sản xuất nông nghiệp vùng đô thị dễ tiếp cần các dịch vụ đô thị, nhờ đó có khả năng nắm bắt nhu cầu và tìm hiểu áp dụng khoa học công nghệ thuận lợi hơn so với nông nghiệp ở nông thôn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven đô bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất giúp tăng sản lượng chất lượng cây trồng vật nuôi là một lợi thế không nhỏ. Bên cạnh đó, hộ nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cây xanh, hoa cây cảnh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng, Trong quá trình sản xuất hộ nông nghiệp góp một phần không nhỏ trong quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị làm phân bón, nước tưới, cho sản xuất góp một phần quan trọng giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ giảm thiểu ô nhiễm, quá trình sản xuất của hộ nông nghiệp đã góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng động. Phát triển “đô thị sinh thái” hay “đô thị xanh” là những cụm từ đang trở nên phổ biến tại các diễn đàn về phát triển đô thị hiện nay. Mục tiêu hướng tới là quy hoạch và xây dựng các đô thị có môi trường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sức khỏe cộng đồng. Đối với mục tiêu này trong tiến trình đô thị hóa và phát triển của các đô thị, phát triển nông nghiệp đô thị thực sự là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài các ý nghĩa trên, nông nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩa cho các đô thị (cây xanh, công viên, mảng xanh trên các ban công, hay các vành đai xanh bao quanh ven đô là những hình thức và sản phẩm của nông nghiệp đô thị). Kinh tế hộ nông nghiệp gắn với đô thị một mặt vừa đảm bảo các nhu cầu về dinh dưỡng, mặt khác cũng đã góp phần cải tạo cảnh quan nâng cao sức khỏe cộng đồng. 2.1.3 Nội dung phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trong phát triển đô thị 2.1.3.1 Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị Hộ nông nghiệp là thành phần chịu tác động mạnh mẽ nhất từ đô thị hóa, vì trong điều kiện mới họ hoàn toàn không thể làm nghề nông như cũ. Họ phải đương đầu với một sự chuyển đổi về nghề nghiệp, phương thức canh tác mà hầu như chưa được chuẩn bị. Một bộ phận hộ nông nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang ngành nghề mới nhưng việc này gặp không ít khó khăn và còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố của các thành viên trong hộ như độ tuổi, trình độ văn hóa, tâm lý, trong đó tuổi tác là yếu tố trở ngại lớn nhất. Một bộ phận hộ nông nghiệp vẫn muốn và có khả năng vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp, họ phải thay đổi phương thức, loại hình sản xuất mới phù hợp với đô thị và những nhu cầu mới từ đô thị. Nông nghiệp đô thị đã và đang là một hình thức được áp dụng tại nhiều nơi và đã đạt được những thành quả tốt Nông nghiệp đô thị đã giúp việc sản xuất của nông hộ vùng đô thị và ven đô thuận lợi hơn. NNĐT đã và đang mang lại lợi ích to lớn cho cả hộ nông nghiệp và đô thị, từ quá trình sản xuất canh tác, cải tạo đất, tái tạo chất dinh dưỡng sử dụng các chất thải hữu cơ từ hoạt động của đô thị đã góp phần lớn trong qua lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường cho các đô thị. NNĐT góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo ra các vành đai xanh rất ý nghĩa cho đô thị đây là những hình thức và sản phẩm của quá trình sản xuất hộ nông nghiệp. Việc chuyển đôi cơ cấu sản xuất sang hướng NNĐT, chuyển từ sản xuất nông sản có giá trị thấp sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao như cây cảnh, các loại hoa cung ứng cho đô thị đang mang lại sự chuyển biến lớn trong thu nhập của hộ nông nghiệp. Một hướng đi khác của hộ sản xuất nông nghiệp vùng đô thị là sản xuất các nông sản sạch, áp dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn thực phẩm không ngừng tăng của người dân đô thị. 2.1.3.2 Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp bền vững Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu và gắn liền với việc phát triển đô thị bền vững, để thực hiện được thì trước tiên các đô thị cần giải quyết những vấn đề sau: Cần rà soát quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hài hòa; chuyển đổi những vùng đất năng suất, hiệu quả thấp sang các ngành nghề mang lại giá trị sử dụng đất cao hơn. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất của nông hộ; nghiên cứu tạo chọn giống, nhân giống, quy trình sản xuất thương phẩm, xử lý, bảo quản, vận chuyển sản phẩm Xây dụng trung tâm giao dịch, chợ đầu mối, tăng cường xúc tiến thương mai, quảng bá sản phẩm từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Tăng cường hoạt động của hệ thống và tổ chức khuyến nông, giúp nông dân đô thị tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo các dịch vụ về giống, về khoa học – công nghệ nông nghiệp hiện đại, về thông tin kịp thời cho hộ sản xuất; cung cấp các dịch vụ đầu vào, giải quyết đầu ra, mở rộng và nâng cấp việc chế biến, bảo quản vận chuyển sản phẩm từ nông hộ tới nơi tiêu thụ. Hướng nông hộ vào tập trung sản xuất những sản phẩm đặc thù của từng vùng và yêu cầu của thị trường chất lượng cao, nuôi trồng các loại đặc sản, cao sản, Tăng cường đầu tư vốn, đa dạng mô h́ình sản xuất. Phải có chính sách phát triển kinh tế hộ nông nghiệp bền vững để tận dụng được ưu điểm từ quá trình sản xuất của hộ như: cải tạo môi trường, tạo cảnh quan; giảm chi phí đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, cung cấp dịch vụ tươi sống; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập 2.1.3.3 Phát triển kinh tế hộ nông nghiệp kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý với phát triển đô thị Để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp thực sự hiệu quả trong bối cảnh đô thị hóa thì cần quan tâm chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông nghiệp cần chú trọng hướng vào sản xuất các mặt hàng mang tính chất sản xuất hàng hóa vùng đô thị như hoa, cây cảnh, rau an toàn, thủy sản Để có thể phát triển sản xuất kinh tế hộ nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông nghiệp là điều tất yếu, nhưng chuyển dịch ra sao và như thế nào lại là một vấn đề. Tại các đô thị hiện nay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo các chương trình giống cây, giống con chất lượng cao, phát triển rau an toàn đang được thực hiện và mang lại hiệu quả cao nâng cao chất lượng đời sống của cả hộ nông nghiệp lẫn người dân đô thị. Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện cơ chế và chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trong thành phần kinh tế tại các đô thị là một yêu cầu quan trọng. 2.1.3.4 Sự tham gia của kinh tế hộ nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế Hộ nông nghiệp thông qua sản xuất đã cung ứng lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng chất lượng cao, tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, quá trình sản xuất của nông hộ cũng đã kích thích sự phát triển của công nghiệp thông qua yêu cầu về máy móc, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó hộ nông nghiệp cũng đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản. Thông qua nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ thu được một nguồn ngân sách lớn, dùng đầu tư cho phát triển kinh tế. Kinh tế hộ nông nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vì vậy đây là một phần không thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia đặc biệt là quốc gia đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam. 2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị 2.1.4.1 Nhân tố tự nhiên - Vị trí địa lý và đất đai: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển kinh tế của hộ nông nghiệp. Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: gần đường giao thông, gần cơ sở chết biến, gần trung tâm đô thị, sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, chính vì thế hộ nông nghiệp vùng đô thị có cơ hội không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nếu có thể nắm bắt tốt cơ hội và có hướng sản xuất hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường. Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thay thế trong quá trình sản xuất của hộ nông nghiệp, nhưng trong quá trình đô thị hóa hiện nay diện tích đất canh tác dành cho sản xuất của hộ đang thu hẹp dần. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp của hộ đang dần chuyển đổi mục đích sang đất ở, đất cho cơ sở hạ tầng, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới quy mô sản xuất, loại nông sản, số lượng và chất lượng nông sản. Đòi hỏi hộ phải có điều chỉnh thích hợp để tồn tại và phát triển. - Môi trường sinh thái: Môi trường sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển hộ nông nghiệp, đặc biệt là nguồn nước. Bởi vì những loại cây trồng, gia súc tồn tại theo quy luật sinh học, nếu môi trường thuận lợi cây trồng và gia súc sẽ phát triển tốt, năng xuất cao, còn ngược lại chúng sẽ phát triển chậm, năng xuất chất lượng giảm dẫn đến hiệu quả kinh tế kém. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng làm thay đổi môi trường sinh thái, thay đổi chế độ thủy văn vùng gây khó khăn trong sản xuất của hộ nông nghiệp đòi hỏi hộ phải chuyển đổi sản xuất hợp lý. 2.1.4.2 Nhân tố về kinh tế - xã hội Đây l...ên (QL2A, QL2B, QL2X, TL305, TL302). - Phương tiện giao thông chủ yếu là xe gắn máy, chiếm 70,0%. - Đánh giá chung về hệ thống giao thông là chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng. - Những vấn đề cần tiếp tục triển khai: Tập trung hoàn thiện mạng lưới đường nội thị, vỉa hè, thoát nước, gom nước thải về khu tập trung; Hoàn thiện các đầu mối của ngõ gắn kết với hệ thống đường đối ngoại; nghiên cứu đưa vào sử dụng hệ thống giao thông công cộng. * Thủy lợi và cấp nước sinh hoạt Cơ bản đã hoàn thành hệ thống cấp nước của thành phố, đảm bảo cung cấp cho 85% dân số nội thị được sử dụng nước sạch. Nhà máy nước Vĩnh Yên có tổng công suất 22.000 m3/ngày đêm, trong đó trạm Ngô Quyền với công suất 8.000 m3/ngày đêm; trạm Hợp Thinh với công suất 14.000 m3/ngày đêm. Đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước ở các khu cụm công nghiệp và khu dân cư tập trung. Hệ thống thoát nước được đầu được đầu tư xây dựng, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu. Thực tế thoát nước dựa trên hệ thống sông hồ, có công trình điều tiết nước, đập tràn Đầm Vạc, song thường xuyên xảy ra úng ngập gây ô nhiễm môi trường. * Kết cấu hạ tầng cấp điện Đã đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện cao thế và các trạm điện trung gian đảm bảo bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng. Kết cấu hạ tầng với công suất như hiện nay đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt khu vực thành phố Vĩnh Yên. Nguồn điện cấp cho thành phố Vĩnh Yên là lưới điện quốc gia thông qua các trạm biến áp trung và hạ thế đảm bảo nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt; do hệ thống cung cấp điện đã được đầu tư sử dụng lâu ngày nên đến nay đã xuống cấp vì vậy tổn thất điện áp và điện năng lớn (có tuyến tổn thất đến 15%). Lưới 6KV và 35KV được lắp đặt theo nhu cầu phụ tải vì vậy cần phải có quy hoạch để đảm bảo nâng cấp hệ thống điện năng của thành phố. * Cơ sở văn hoá Hoạt động văn hoá, thông tin, truyền thanh, thư viện và các hoạt động văn hóa thể thao khác có bước phát triển, đảm bảo phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của thành phố, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân. Công tác xây dựng khu phố, làng xã văn hóa ngày càng phát triển và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Hoạt động thể dục thể thao trên phạm vi toàn thành phố được tổ chức sôi nổi, từng bước cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. * Cơ sở Y tế Cơ sở y tế từ thành phố đến xã, phường tiếp tục được đầu tư và tăng cường. Đến nay đã có 7/9 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 9/9 xã, phường được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh ban đầu; 4/9 trạm y tế có bác sỹ cộng tác. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân tăng từ 4,5% (năm 2005) lên 12% (năm 2010). Công tác vệ sinh phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn thành phố đạt kết quả cao. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai rộng khắp và thường xuyên, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,62% đã giảm xuống 1,55 năm 2009 và giảm xuống 1,51% năm 2010. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm thường xuyên, nhiều các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em mang lại kết quả thiết thực. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 18,5% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010. * Cơ sở Giáo dục - Đào tạo Sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai đoạn 2005 - 2010 có bước phát triển nhanh và toàn diện, thu được những kết quả khả quan trên nhiều mặt cả về quy mô, loại hình, số lượng trường lớp. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục được duy trì, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước. Các hình thức đào tạo đa dạng đã thu hút hàng nghìn người học nghề, ngoại ngữ và tin học. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt. 3.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế Trong những năm qua, hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố phát triển mạnh, vốn đầu tư trên địa bàn tăng qua các năm. Kết quả là, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội không ngừng được củng cố và phát triển tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn. Thành phố đang thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Tổng giá trị sản xuất thành phố năm 2014 (giá SS 2010) đạt 16.730,4 tỷ đồng trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 271,5 tỷ đồng, đạt 102,2% so với kế hoạch, và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2014 đạt 12.799,8 tỷ đồng, đạt 101,1% so với kế hoạch và tăng 9,1% so với năm 2013. Ngành dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế thành phố, giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.659,1 tỷ đồng (bằng 1/5 giá trị sản xuất của toàn tỉnh). Các hoạt động dịch vụ như tài chính, tín dụng, bưu chính viễn thông, vận tải, kho bãi, y tế, giáo dục đào tạo, khách sạn, nhà hàng phát triển tốt. Dịch vụ tiếp tục là ngành phát triển cao và ổn định, có mức tăng trưởng đóng góp vào giá trị sản xuất gia tăng cao nhất trong 3 ngành kinh tế của thành phố.Tốc độ phát triển các ngành của thành phố gần như luôn dương qua 3 năm, trong đó ngành dịch vụ có tốc dộ phát triển trung bình cao nhất đạt 141,86% và thấp nhất là ngành nông nghiệp đạt 104,11%. Bảng 3.3. Giá trị sản xuất kinh doanh các ngành hàng thành phố Vĩnh Yên 2012 - 2014 Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) 2013/2012 2014/2013 Tổng giá trị sản xuất (giá SS 2010) 12362,6 100 14.213 100 16.730,4 100 114,97 112,15 Nông lâm nghiệp thủy sản 250,5 2,39 260,5 1,74 271,5 1,73 103,99 104,22 Công nghiệp – xây dựng 10.221,6 82,68 11.014,2 78,58 12.799,8 76,42 114,80 109,08 Dịch vụ 1.845,9 14,93 2.938,3 19,68 3.659,1 21,85 159,18 124,53 (Nguồn: UBND thành phố Vĩnh Yên) Thuận lợi: - Vị trí địa kinh tế: Là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh, gần sân bay quốc tế Nội Bài. - Vĩnh Yên có Đầm Vạc có ấn tượng sâu đậm như Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc và địa hình đa dạng để phát triển các loại hình kinh tế; - Sức phát triển kinh tế tốt: tốc độ tăng trường cao; GTGT/người cao - Hiếm có thành phố miền Bắc nào có mặt nước rộng như Vĩnh Yên, biểu tượng của thành phố là cánh vạc. Môi trường tự nhiên của Vĩnh Yên khác các thành phố khác, đây là lợi thế lớn. So với các tỉnh lân cận, Vĩnh Yên có thuận lợi trong việc liên kết trung tâm du lịch Tam Đảo. - Đã hình thành mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là từ Nhật Bản. - Nhiều chủ trương đầu tư của tỉnh và thành phố cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân rất đúng hướng và có hiệu quả cao. Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như: cung ứng chuyển giao giống; cung cấp vật tư nông nghiệp; kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Đa số nông dân thành phố đã tích lũy được kinh nghiệm, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong sản xuất, có điều kiện tiếp thu, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật sản xuất. Khó khăn: - Đây là thành phố nhỏ, mới lên đô thị loại 2, trong thành phố còn 2 xã nông thôn. - Hạ tầng sản xuất, xã hội và giao thông còn yếu kém. - Quỹ đất nhỏ, mật độ dân số cao, gần như toàn bộ quỹ đất đã được sử dụng. Nếu số đất xây dựng còn dư địa cho phát triển, thì thành phố Vĩnh Yên thuộc vào loại thấp nhất so với các thành phố ở Miền Bắc. - Lao động và việc làm nông thôn: Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra tuy đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố; lao động khu vực công nghiệp – dịch vụ tăng, nhưng vẫn còn chậm, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; công nghiệp, dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo, thu ngân sách trên địa bàn được xếp hàng đầu của tỉnh. Tuy nhiên, việc đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn chưa tương xứng, chưa tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp, nông thôn của thành phố phát triển theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. - Kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đồng bộ, sức cạnh tranh hạn chế, một số lĩnh vực về kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. - Thiếu nhân lực chất lượng cao, thừa lao động đơn thuần. - Giải phóng mặt bằng và bồi thường còn chậm. - Dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh múm, tự phát, thiếu sự quản lý của nhà nước từ khâu quy hoạch đầu vào đến đầu ra sản phẩm nên nông dân chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. 3.1.3 Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu Vĩnh Yên có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc, với hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư phát triển cùng với những chính sách thu hút đầu tư Vĩnh Yên đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài những lợi thế cho phát triển công nghiệp, dịch vụ thì từ lâu đời Vĩnh Yên vẫn là vùng có nhiều lợi thế trong phát triển các loại hình nông nghiệp, chăn nuôi với khí hậu ôn hòa, thời tiết khá thuận lợi và đất đai phì nhiêu. Trong những năm qua thành phố đã có rất nhiều thành tựu trong phát triển nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhưng bên cạnh đó sự gia tăng dân số đang đặt ra mối đe dọa lớn đến cơ sở hạ tầng vật chất vẫn còn nhiều hạn chế của thành phố, tình trạng mất cân đối trong phát triển. Thực trạng thiếu nhân lực chất lượng cao nhưng lại dư thừa nhân lực tay nghề kém đang là vấn đề nan giải hiện nay của thành phố. Công nghiệp, dịch vụ phát triển làm thu hẹp diện tích sản xuất đất nông nghiệp thành phố, đòi hỏi thành phố phải có các chính sách để đảm bảo an ninh lương thực, vệ sinh môi trường và sự cân đối trong nền kinh tế tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Thành phố đang hướng tới trở thành đô thị xanh chính vì vậy các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp trong độ thị đang được chính quyền thành phố quan tâm, điển hình là chính sách phát triển nông nghiệp đô thị thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã và đang được thực hiện đã đạt được một số thành tựu bước đầu giúp cải thiện môi trường sống, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp đô thị bền vững trong tương lại. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 3.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu Thành phố Vĩnh Yên là địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất: Thành phố Vĩnh Yên đang phát triển nhanh nhằm mục đích trở thành thành phố dịch vụ, chất lượng cao. Quá trình chuyển dần phát triển nông nghiệp truyền thống sang phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái được thành phố hết sức quan tâm. Thứ hai: Mặc dù đã qua ba năm thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển đô thị nhưng hiệu quả lại chưa cao. Một trong số những nguyên nhân chủ yếu là do phát triển và chuyển dịch kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị chưa hiệu quả. Thứ ba: Quá trình đô thị hoá của thành phố làm thay đổi thuỷ văn, giảm diện tích canh tác, gây ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất của nông hộ. 3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra - Mẫu điều tra hộ nông nghiệp: Hộ được chọn là những hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Chọn 60 hộ thuộc phường Khai Quang, xã Định Trung và xã Thanh Trù lần lượt với tỉ lệ tưởng ứng là 10:25:25. + Tôi chọn phường Khai Quang, xã Định Trung và xã Thanh Trù để điều tra. Đây là những xã, phường thể hiện rõ nhất tình hình phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị, mẫu điều tra sẽ được chọn ngẫu nghiên trong nhóm hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trong đó có hộ giàu, khá, trung bình và hộ nghèo. Căn cứ xác định hộ khá, trung bình và hộ nghèo dựa vào Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg về Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ Tướng Chính Phủ. - Chọn phỏng vấn 3 cán bộ thành phố Vĩnh Yên. - Chọn phỏng vấn 3 cán bộ hoặc chuyên viên đại diện các ban ngành bao gồm tại xã, phường đặc trưng. Bảng 3.4 Tiêu chí chọn hộ nông nghiệp Chỉ tiêu Chọn mẫu Tổng Cán bộ thành phố 3 3 Cán bộ xã, phường 3 3 Địa phương Phường Khai Quang 10 60 Xã Định Trung 25 Xã Thanh Trù 25 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 3.2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội; chính sách cơ sở - Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin; tiến hành thu thập bằng ghi, chép, sao chụp tại cơ quan cung cấp thông tin. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Bảng 3.5 Thông tin cần thu thập và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập +Cấp thành phố 03 người/ thành phố. Thông tin đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố, tình hình thực hiện phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị Phỏng vấn sâu + Cấp xã, phường 01 người/ xã, phường Tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội, các chính sách phát triển kinh tế nông hộ, đặc điểm kinh tế nông hộ địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp, khuyến nghị các giải pháp tăng cường phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị. Phỏng vấn sâu +Cấp nông hộ 60 hộ/thành phố Đặc điểm KT-XH của các thành viên trong cộng đồng, các tác động của phát triển đô thị tới kinh tế hộ nông nghiệp. Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao kinh tế nông hộ gắn với phát triển đô thị. Phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: - Số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích tác động của phát triển đô thị tới phát triển kinh tế nông hộ. - Các tốc độ phát triển để phân tích xu hướng phát triển của các hoạt động kinh tế- văn hóa- xã hội, tác động của của kinh tế nông hộ trong sự phát triển đó. * Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng hệ thống chỉ tiêu kinh tế: Sử dụng các số so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối, tốc độ phát triển, để phân tích sự phát triển kinh tế nông hộ của thành phố các năm qua. 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 3.2.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đo lường sự phát triển hộ nông nghiệp - Mức sống (tuổi thọ, trình độ - kiến thức, y tế, giáo dục ) - Thu nhập và chi tiêu: gồm tổng thu nhập, mức chi lương thực, chi khác và thu nhập bình quân/người - Quy mô sản xuất - Trình độ văn hóa của chủ hộ, lao động chính - Vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp bình quân/ hộ 3.2.4.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của phát triển đô thị tới phát triển kinh tế nông hộ - Tỷ lệ hộ nông nghiệp tham gia chương trình nông nghiệp đô thị. - Tỷ lệ hộ nông nghiệp tham gia góp ý kiến cho chương trình nông nghiệp đô thị. - Tỷ lệ sô hộ tham gia chương trình nhận được hỗ trợ. - Đánh giá của các nông hộ về chương trình nông nghiệp đô thị. 3.2.4.3 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường * Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế - Tổng thu và cơ cấu nguồn thu của nông hộ. - Tổng chi và cơ cấu nguồn chi của nông hộ. - Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp = Thu từ SXNN – Chi cho SNXX. - Tổng thu nhập= Thu từ SNXX + Thu nhập khác. * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội – môi trường - Tỷ lệ đáp ứng lao động gia đình của hộ. - Tỷ lệ thu hút lao động ngoài. - Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. - Tỷ lệ số hộ thu gom vỏ thuốc trừ sân, thuốc BVTV được thu gom sử lý đúng quy định. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên 4.1.1 Đặc điểm của hộ điều tra 4.1.1.1 Tình hình dân số và lao động của nhóm hộ điều tra Lao động là một nguồn lực vô cùng quý giá và cũng là động lực chính của sự phát triển kinh tê xã hội ở mỗi địa phương. Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương, nó vừa là động lực, vừa là thách thức đặc biệt là trong phát triển nông nghiệp lao động càng chiếm vị trí quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu khỏa sát 60 nông hộ tại thành phố Vĩnh Yên năm 2015 đã cho thấy tình hình lao động nông nghiệp trong các nhóm nông hộ thành phố và được thể hiện trong bảng dưới đây Bảng 4.1. Tình hình dân số và lao động nông nghiệp nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Số khẩu (người) Tỷ lệ (%) BQ/hộ Lao động nông nghiệp (LĐ) BQ lao động nông nghiệp/hộ Nghèo 9 15 43 16,41 4,78 22 2,44 Cận nghèo 20 33,33 94 35,88 4,7 49 2,45 Khá, giàu 31 51,67 125 47,71 4,03 74 2,39 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Từ bảng trên ta thấy: Trong tổng số 60 hộ được điều tra, có 31 hộ khá, giàu chiếm 51,67% với 125 khẩu, 20 hộ cận nghèo chiếm 33,33% với 94 khẩu và 9 hộ nghèo chiếm 15% với 43 khẩu. Số hộ khá, giàu chiếm tỷ lệ cao trong số hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ có hiệu quả cao, đảm bảo được cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Tuy nhiên số hộ nghèo và cận nghèo vẫn khá cao cần được hỗ trợ phát triển kinh tế. Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ khá, giàu là 4,03 người, lao động nông nghiệp bình quân hộ là 2,44 người. Số nhân khẩu bình quân/ hộ ở nhóm hộ cận nghèo là 4,7 người, lao động nông nghiệp bình quân hộ là 2,45 người. Số nhân khẩu bình quân/ hộ nhóm hộ nghèo là 4,78 người, lao động nông nghiệp bình quân hộ là 2,39 người. Số nhân khẩu bình quân/ hộ nông nghiệp thành phố tương đối cao, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, môi trường sống và chất lượng giáo dục, y tế của thành phố. BQChung số lao động nông nghiệp/hộ là 2,42 người, có thể nói nguồn lao động rất dồi dào cho phát triển nông nghiệp cũng như cung cấp nguồn lao động cho các thành phần kinh tế khác, đây là lợi thế cần được phát huy. 4.1.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ nhóm điều tra Ngoài những nguồn lực phục vụ sản xuất như đất đai, máy móc trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, thì trình độ học vấn, đặc biệt là trình độ của chủ hộ người đưa ra quyết định sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ nông nghiệp. Bảng 4.2. Trình đô học vấn của chủ hộ Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Chưa tốt nghiệp câp 1 2 22,22 2 10 1 3,23 Cấp 1 4 44,45 7 35 6 19,36 Cấp 2 3 33,33 6 30 11 35,48 Cấp 3 0 0 4 20 9 29,03 Trên cấp 3 0 0 1 5 4 12,9 Tổng 9 100 20 100 31 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Từ bảng 4.2 cho ta nhận thấy, trình độ chủ hộ ở cấp 2 chiếm số đông ở nhóm hộ khá và cận nghèo, ở cấp 1 chiếm nhiều nhất ở nhóm hộ nghèo. Ngoài trình độ chủ hộ cấp 1 và cấp 2 ở nhóm hộ khá và cận nghèo còn có trình độ chủ hộ cấp 3 và trên cấp 3 với tỷ lệ khá cao, trong khi ở nhóm hộ nghèo trình độ chủ hộ ở 2 mức này là 0%. Cụ thể ở nhóm hộ cận nghèo trình độ chủ hộ cấp 2 là 30% và từ cấp 3 trở lên là 25%, nhóm hộ khá trình độ chủ hộ cấp 2 là 35,48% và từ cấp 3 trở lên là 41,93%, còn ở nhóm hộ nghèo trình độ chủ hộ cấp 2 là 33,33% trong khi trình độ chủ hộ chưa tốt nghiệp cấp 1 và cấp 1 chiếm 66,67%. Bình quân chung trình độ chủ hộ nhóm hộ khá là cao nhất, tác động tích cực tới hoạt động sản xuất, và ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.1.1.3 Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra Đất được sử dụng chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ phần lớn là đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Tình hình sử dụng đất sản xuất của 9 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo và 31 hộ khá, giàu cụ thể trong bảng 4.3 dưới đây: Bảng 4.3. Tình hình sử dụng đất của nhóm hộ điều tra Đơn vị: ha Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu BQChung Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng 0,95 100 3,96 100 11,6 100 5,5 100 Cây LT 0,54 56,84 2,1 53,03 3,1 26,72 1,91 34,73 Rau đậu các loại 0,11 11,58 0,72 18,18 4,9 42,24 1,91 34,73 Hoa cây cảnh 0 0 0,04 1,01 0,4 3,45 0,15 2,72 Cây lâu năm 0,3 31,58 1,1 27,78 3,2 27,59 1,53 27,82 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015) Từ số liệu điều tra nhóm hộ ta thấy, nhóm hộ nghèo và cận nghèo chủ yếu sử dụng đất cho sản xuất lương thực chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,84% và 53,03% trong khi nhóm hộ khá lại chủ yếu sử dụng đất cho trồng rau đậu các loại và chỉ dành 26,72% cho hoạt động sản xuất lương thực. Ngoài các hoạt động sản xuất truyền thống, nhóm hộ khá và cận nghèo đã bắt đầu đầu tư sản xuất loại cây trồng hàng hóa mới đó là hoa cây cảnh với diện tích sản xuất chiếm 3,54%, tuy đây mới là con số khiêm tốn nhưng đó là một tín hiệu cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp thành phố theo hướng đô thị. Bình quân chung diện tích cây lâu năm của các nhóm hộ chiếm tỷ lệ nhỏ (27,82%) so với diện tích sản xuất cây hàng năm; trong diện tích cây hàng năm bình quân của các nhóm hộ chiếm tỷ lệ cao nhất là cây lương thực và cây rau, diện tích trồng hoa mới chỉ xuất hiện tại nhóm hộ khá và một phần rất nhỏ ở nhóm hộ cận nghèo nên chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Những năm qua các nhóm hộ có xu hướng chuyển dịch từ cây lương thực sang sản xuất cây rau, hoa mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với bối cảnh đô thị hiện nay, diện tích đất trồng rau của cả ba nhóm hộ là 5,73 ha. Cây trồng lâu năm thành phố vẫn chưa được các nhóm hộ quan tâm phát triển do thời gian thu lại vốn khá dài đồng thời cây trồng lâu năm thành phố không đa dạng, chưa thu hút được đầu tư. 4.1.1.4 Tình hình vay vốn của nhóm hộ điều tra Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh doanh phù hợp, mua giống, phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi nông dân phải đầu tư thêm vốn. Nguồn vốn đầu tư thêm của nông hộ một phần được bổ sung từ các khoản vay, qua nghiên cứu 60 nông hộ thành phố Vĩnh Yên thực trạng vay vốn của các nông hộ điều tra được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4.4. Tình hình vay vốn năm 2014 của nhóm hộ điều tra Đơn vị tính: 1000 đồng Nhóm hộ Số hộ được vay Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tiếp cận vốn vay (%) Vốn vay bình quân/hộ Vốn vay sử dụng vào SXNN Tỷ lệ đầu tư sản xuất NN (%) Nghèo 6 16,22 66,67 4.333 2.651 61,18 Cận nghèo 12 32,43 60 7.775 5.115 65,79 Khá, giàu 19 51,35 61,29 10.725 9.116 85 Tổng 37 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Trong tổng số 60 hộ có 37 hộ được vay vốn, trong đó số hộ khá là 19 hộ chiến 51,35%, số hộ cận nghèo là 12 hộ chiếm 32,43%, số hộ cận nghèo là 6 hộ chiếm 16,22%. Tỷ lệ số hộ nghèo được vay vốn nhiều hơn tỷ lệ số hộ khá và hộ cận nghèo; các nguồn mà các hộ tiếp cận vốn là từ Ngân hàng chính sách, ngân hàng Nông nghiệp, các tổ chức xã hội (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,), vay từ người thân. Tỷ lệ tiếp cận vốn vay của các nhóm hộ tương đối cao, cụ thể nhóm hộ khá là 61,29%, nhóm hộ cận nghèo là 60%, nhóm hộ nghèo là 66,67% cao hơn các nhóm hộ khá. Từ nguồn vốn được vay các nhóm hộ có thêm điều kiện đầu tư cho sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Tỷ lệ vốn vay các nhóm hộ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tương đối cao, nhóm hộ khá bình quân đầu tư 61,18% vốn vay, nhóm hộ cận nghèo là 65,79% và nhóm hộ khá cao nhất với 85% vốn vay được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. 4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông nghiệp tại thành phố Vĩnh Yên 4.1.2.1 Thu và cơ cấu từ của nông hộ a. Thu và cơ cấu nguồn thu của hộ từ ngành trồng trọt Ngành trồng trọt là một trong hai ngành chính mang lại thu nhập cho nông hộ. Các nguồn thu từ trồng trọt của các nhóm hộ là từ cây hàng năm và cây lâu năm. Bảng 4.5. Thu và cơ cấu nguồn thu của nhóm hộ từ trồng trọt Đơn vị: 1000đồng/hộ/năm Chi tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu BQChung Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ cây hàng năm 13117,78 88,73 34441,88 92,61 111535,18 95,58 53031,61 94,32 Thu từ cây lâu năm 1666,67 11,27 2750 7,39 5161,29 4,42 3192,65 5,68 Tổng thu từ TT 14784,45 100 37191,88 100 116696,47 100 56224,26 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Qua bảng 4.5 ta thấy, nguồn thu chủ yếu của các nhóm hộ điều tra là từ cây hàng năm, cây lâu năm chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của hộ. Cụ thể thu từ cây hàng năm đối với nhóm hộ khá là 111,53 triệu đồng chiếm 95,58%, nhóm hộ cận nghèo là 34,4 triệu đồng chiếm 92,61%, nhóm hộ nghèo là 13,1 triệu đồng chiếm 88,73% tổng thu từ trồng trọt nhóm hộ. Trong những năm vừa qua, đã có một phần hộ có xu hướng chuyển dịch sang phát triển diện tích cây lâu năm. Do mới thực hiện nên diện tích và nguồn thu từ cây lâu năm chưa thực sự đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn thu từ trồng trọt, cụ thể là trong nhóm hộ khá là 4,42%, hộ cận nghèo là 7,39% và hộ nghèo là 11,27%. Tuy nhiên diện tích trồng cây lâu năm ở nhóm hộ nghèo tăng không đáng kể do họ vẫn còn mang tâm lý sản xuất truyền thống, chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đối với nhóm hộ khá, thu nhập từ trồng trọt có giá trị cao nhất là 111,53 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo, gấp 3,24 lần hộ cận nghèo và gấp 8,5 lần nhóm hộ nghèo. Điều này là do nhóm hộ khá có vốn, trình độ học vấn cao nên dễ tiếp cận với những khoa học tiến bộ ứng dụng vào trong sản xuất nâng cao năng xuất cây trồng. Đối với nhóm hộ nghèo do không có điều kiện phát triển sản xuất nên thu từ trồng trọt vẫn còn rất thấp, một phần khác do trình đô lao động thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên nhóm hộ nghèo rất cần được sự quan tâm hỗ trợ. b. Thu và cơ cấu nguồn thu của nhóm hộ từ chăn nuôi Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ nông nghiệp. Thu và cơ cấu nguồn thu từ chăn nuôi của nhóm hộ điều tra được thể hiện chi tiết trong bảng sau: Bảng 4.6. Thu và cơ cấu nguồn thu từ chăn nuôi Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu Bình quân chung Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ nuôi trâu 0 0 0 0 2174,19 5,74 724,73 3,74 Thu từ nuôi bò 3116,67 41,67 4467,5 35,03 8614,52 22,73 5399,56 27,87 Thu từ nuôi lợn 2002,33 26,77 2975 23,33 5853,23 15,45 3610,19 18,63 Thu từ nuôi gia cầm 2360 31,56 5310 41,64 21251,61 56,08 9640,54 49,76 Tổng 7479 100 12752,5 100 37893,55 100 19375,02 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Từ điều tra các nhóm hộ ta thấy nguồn thu từ chăn nuôi của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, nhóm hộ nghèo thu chủ yếu từ nuôi bò chiếm 41,67%; nhóm hộ khá và cận nghèo thu chủ yếu từ nuôi gia cầm chiếm lần lượt là 56,08% và 41,64% trong tổng thu nhập từ chăn nuôi của hộ. Nhóm hộ khá ngoài nuôi bò, lợn và gia cầm còn đầu tư nuôi trâu nhưng do số hộ nuôi ít và số lượng không nhiều nên thu từ nuôi trâu chỉ chiếm 5,74% thu của hộ khá. Tổng thu nhập từ chăn nuôi nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm hộ là 37,89 triệu đồng, cao hơn nhóm hộ cận nghèo 2,97 lần, hơn hộ nghèo 5,07 lần. Bình quân chung tổng thu từ chăn nuôi của các nhóm hộ là 19,37 triệu đồng/hộ cao hơn nhiều so với thu nhập từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo, có thể giải thích điều này là do vốn của nhóm hộ này ít không có nhiều khả năng đầu tư vào sản xuất đồng thời tâm lý sản xuất chưa tiếp cận được với sự biến động của thị trường. c. Thu và tổng thu của hộ từ hoạt động khác Bên cạnh các khoản thu chính từ nông nghiệp, các nông hộ cũng có các khoản thu không nhỏ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh khác đáp ứng nhu cầu của các nông hộ. Tình hình và cơ cấu các khoản thu khác của nông hộ được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 4.7. Thu và cơ cấu nguồn thu từ các hoạt động khác Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm Chi tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ tiền lương, làm thuê 6866,67 80,47 9575 63,94 16896,77 70,42 11112,81 70,18 Thu từ kinh doanh 1666,67 19,53 5400 36,06 7096,77 29,58 4721,15 29,81 Tổng 8533,34 100 14975 100 23993,54 100 15933,96 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Qua điều tra ta thấy, tổng thu ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ khá vẫn là cao nhất. Thu từ lương, làm thuê của cả ba nhóm hộ đều chiếm ty lệ cao nhất trong tổng nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp. Cụ thể thu từ lương, làm thuê của nhóm hộ nghèo là 7.644.440 đồng, của nhóm hộ cận nghèo là 9.575.000 đồng, nhóm hộ khá là 16.896.770 đồng. Bình quân chung thu từ hoạt động phi nông nghiệp của ba nhóm hộ là 11.372.070 đồng/hộ/năm cao gấp 1,86 lần so với nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do nguồn thu từ hoạt động khác của nhóm hộ khá và cận nghèo tương đối cao nên kéo theo bình quân tăng theo. Tóm lại: Đối với thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ thì nhóm hộ khá và nhóm hộ cận nghèo cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo. d. Tổng thu của hộ Tình hình thu và cơ cấu các khoản thu của nông hộ từ nông nghiệp và phi nông nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.8. Tổng thu và cơ cấu tổng thu nhóm hộ Đơn vị: 1000 đồng/hộ/năm Chi tiêu Nghèo Cận nghèo Khá, giàu BQC Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu từ TT 14784,45 48,01 37191,88 57,29 116696,47 65,34 51788,93 59,46 Thu từ CN 7479 24,28 12752,5 19,64 37893,55 21,22 19375,02 22,25 Thu từ PNN 8533,34 27,71 14975 23,07 23993,54 13,44 15933,96 18,29 Tổng 30796,79 100 64919,38 100 178583,56 100 87097,91 100 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Qua bảng phân tích trên ta thấy, tổng thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể, ở nhóm hộ khá tổng thu cao gấp 2,75 lần so với nhóm hộ cận nghèo và cao gấp 5,8 lần so với nhóm hộ nghèo. Trong đó tổng thu từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao ở cả ba nhóm hộ, nhóm hộ nghèo chiếm 48,01%,...nh quân/hộ /năm từ nông nghiệp có xu hướng tăng lên đáng kể. Kinh tế nông hộ phát triển còn là động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế, việc phát triển kinh tế nông hộ đã thúc đẩy phát triển dịch vụ cung ứng vật tư, thuốc thú y, cửa hàng thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi. Quá trình sản xuất nông nghiệp của hộ đã mang lại một vành đai xanh quanh thành phố một phần điều tiết khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm, một phần khác vành đai cũng đã cung cấp cho người dân đô thị nơi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải tỏa áp lực đô thị cũng như tăng thu nhập cho hộ nông dân từ các dịch vụ nông nghiệp này. Điều này càng ý nghĩa hơn khi diện tích cây xanh phục vụ dân sinh thành phố Vĩnh Yên hiện nay chỉ có khoảng 47,34ha, bình quân đạt 4,58 m2/ người, thấp hơn nhiều so với tiêu chí cây xanh đô thị loại II. 4.2.4 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường của phát triển kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng đô thị Sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị, áp dụng khoa học tiến bộ giúp giảm thiểu việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tiết kiệm chi phí đầu vào, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, vừa bảo vệ môi trường đất và môi trường nước. Cụ thể với diện tích sản xuất hộ nông nghiệp thành phố đạt 1.770,09 ha chiếm 34,84% tổng diện tích đất thành phố đã góp phần giảm các thiên tai về môi trường như sói lở, đất bạc màu, mất hay ô nhiễm nguồn nước, vừa bảo vệ năng lượng và nguồn nước, giúp môi trường đô thị thành phố bền vững, tái sử dụng các chất thải làm phân bón, cung cấp lương thực, sử dụng đất có hiệu quả Về rác thải sinh hoạt thành phố đã triển khai việc thu gom đem đi tiêu hủy đúng nơi quy định trên toàn bộ địa bàn thành phố. Thông qua việc tuyên truyền của chương trình hiện nay tình hình thu gom bao bì thuốc BVTV và thuốc trừ sâu sau khi sử dụng của nông hộ đã được nâng cao. Cụ thể trong tổng số 60 nông hộ được điều tra thì năm 2012 đã có 63,33% nông hộ đã thực hiện thu gom bao bì thuốc BVTV và thuốc trừ sâu để tiêu hủy đứng nơi quy định, đến năm 2014 đã có 96,67% thực hiện tốt việc thu gom bao bì thuốc BVTV. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị cũng đã góp phần giảm thiểu đáng kể lượng thuốc BVTV và thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất; bên cạnh bảo vệ môi trường phát triển nông nghiệp đô thị cũng góp phần nâng cao đời sống nông hộ, số hộ điều tra được sử dụng nước sạch tăng từ 60% năm 2012 lên 91,67% năm 2014; số hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tăng từ 85% năm 2012 lên 100% năm 2014, điều này đạt được một phần không nhỏ là nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ và tuyên truyền trong quá trình triển khai thực hiện nông nghiệp theo hướng đô thị tại thành phố. Bên cạnh đó quá trình canh tác của hộ nông nghiệp thành phố cũng tạo ra môi trường cảnh quan đẹp, tạo cảm giác thoải mái cho dân thành phố, tạo các khoảng không gian xanh, giúp giảm chi phí cho các công viên trong thành phố, tránh lãng phí đất. Hoạt động sản xuất của hộ nông nghiệp giúp thiết lập được mối liên hệ với thiên nhiên, điều mà đô thị hóa đã dần làm mất đi. Vì mục đích phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, thành phố đã thực hiện triển khai các mô hình trồng rau an toàn ở xã Định Trung, phường Tích Sơn, phường Đồng Tâm, xã Thanh Trù, phường Đống Đa. UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Kinh tế phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật và UBND các xã, phường tổ chức lấy mẫu đất, nước đề xuất các vùng trồng rau an toàn phục vụ quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành phố. Tính đến năm 2014 tổng diện tích trồng rau toàn thành phố đạt 360ha. Về chăn nuôi, trong năm 2014 thành phố đã thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng 50 hầm Biogas sử dụng vật liệu Composit trong xử lý chất thải chăn nuôi cho 50 hộ dân, ngoài ra thành phố cũng đã chiển khai thực hiện chương trình giúp người chăn nuôi chuyển đổi sang áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi. 4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên 4.3.1 Nhóm yếu tố bên trong hộ nông nghiệp a. Ảnh hưởng của đất đai Đất đai là nguồn lực sản xuất không thể thay thế của các hộ nông nghiệp. Hộ nào có nhiều đất và biết cách bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp sẽ mang lại thu nhập cao và ổn đinh. Đất đai thành phố phù hợp với nhiều loại cây, đặc biệt là các loại cây ngắn ngày, hoa màu, đem lại nguồn thu chính cho hầu hết các nhóm hộ. Nhưng trong điều kiện đô thị hiện nay diện tích đất của nông hộ không ngừng bị thu hẹp do nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị, đòi hỏi nông hộ phải có sự chuyển dịch thích hợp để thích nghi. Diện tích đất đai cũng ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của nông hộ, những hộ nào có nhiều đất sẽ mở rộng diện tích gieo trồng, thu nhập cao hơn. Diện tích đất canh tác bình quân chung hộ khá cao 5,5 ha nên các hộ có điều kiện đa dạng hóa các loại cây trồng, tăng sản lượng nông sản. Tuy nhiên, chênh lệch về quy mô đất giữa các nhóm hộ khá, trung bình và nhóm hộ nghèo đã tạo nên khoảng cách khá xa về thu nhập. Các hộ nghèo (56,84%), cận nghèo(53,03%) diện tích đất chủ yếu là dùng để sản xuất lúa, trong khi đó cây trồng chính của các hộ khá (42,24%) lại là cây rau màu mang lại hiệu quả kinh tế cao. b. Ảnh hưởng lao động Nhìn chung bình quân lao động nông nghiệp các nhóm hộ điều tra tương đối đồng đều, nhóm hộ nghèo và cận nghèo số lao động nông nghiệp/hộ lần lượt là 2,44người/ hộ và 2,45 người/ hộ nhưng số khẩu ăn theo cao lần lượt là 1,89 người/ hộ và 1,85 người/ hộ nên họ gặp khó khăn trong việc sản xuất đảm bảo đời sống no đủ cho các thành viên trong gia đình. Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng của các nông hộ. Như phân tích ở trên các nông hộ điều tra có nguồn lực tương đối dồi dào, cần cù và chịu khó. Tuy nhiên nguồn lực ở đây chỉ nhiều về số lượng mà không mạnh về chất lượng. Trình độ lao động các nhóm hộ điều tra còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Do vậy các cấp chính quyền cần tổ chức các lớp tập huấn về vấn đề nâng cao trình độ, kiến thức về cách tác chăm sóc và chuyển dịch những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với bối cảnh nông nghiệp đô thị cho người lao động. c. Ảnh hưởng của vốn Vốn là nguồn lực không thể thiếu để các hộ đầu tư, phát triển sản xuất. Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các nông hộ đầu tư tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê lao động bên ngoài để tiến hành sản xuất. Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Để có thể phát triển kinh tế nông hộ cần phải có quy mô vốn đủ lớn, đáp ứng nhu cầu. Có nhiều vốn thì hộ mới dám đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất để có thu nhập, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ kết quả điều tra các nhóm hộ cho thấy tỷ lệ các nông hộ thiếu vốn đầu tư vào sản xuất khá cao, tỷ lệ các nông hộ được tiếp cận vốn vay tại nhóm hộ nghèo cao nhất với 66,67% nhưng vốn vay bình quân nhóm hộ này lại thấp và tỷ lệ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 61,18%; trong khi đó nhóm hộ khá tỷ lệ tiếp cận vốn vay chỉ chiếm 61,29% nhưng tỷ lệ đầu tư vốn vay vào hoạt động sản xuất đạt 85% nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo do khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt kém nên khi được vay vốn một bộ phận đã sử dụng tiền vay để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. Hệ quả đã tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến các hộ nghèo khó thoát nghèo và điều này đòi hỏi các nhà hoạch địch cần đưa ra các giải pháp tốt hơn. d. Ảnh hưởng về nhận thức Nông hộ còn chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, sản xuất còn mang tính phong trào, tự phát nên hiệu quả sản xuất không cao, tính bền vững thấp. Điều này được thể hiện một phần qua số liệu điều tra trong các nhóm hộ, tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị thành phố chỉ đạt 33,33%; ngoài ra trong tổng số các hộ được điều tra tham gia chương trình nông nghiệp đô thị và tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình mới chỉ đạt 63,33% và chủ yếu tập trung tại nhóm hộ khá với nhận thức nhìn chung cao nhất trong các nhóm hộ. 4.3.2 Nhóm yếu tố bên ngoài a. Cơ sở hạ tầng Các công trình giao thông, hệ thống thủy lợi, nhà xưởng, là những yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế các hộ. Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố, đã và đang được đầu tư phát triển kể cả các tuyến đường giao thông liên xã, nội đồng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa của người dân. Hệ thống thủy lợi của thành phố nhìn chung đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới của các hộ. Mấy năm gần đây do được đầu tư mở rộng, hệ thống thủy lợi thành phố đã có đủ khả năng cung cấp lượng nước tưới cho cây trồng vào mùa khô và thoát nước kịp thời khi có ngập lụt. b. Giá cả thị trường Thị trường là một trong các yếu tố quan trọng quyết định tới hướng đầu tư sản xuất của nông hộ. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, yếu tố giá cả thị trường là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của các nông hộ. Với cùng một mức sản lượng, nếu giá cao thì thu nhập của họ sẽ tăng lên, có điều kiện để cải thiện đời sống gia đình, trang bị thêm máy móc để phục vụ sản xuất, nhưng nếu giá cả thị trường xuống thấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của họ. Đối với những hộ khá có khả năng về vốn thì họ sẽ giữ hàng hóa nông sản, đợi khi giá cao hơn sẽ bán; còn những hộ khó khăn, do thiếu vốn cho đời sống và phát triển sản xuất nên họ cũng phải chấp nhận bán với giá thấp. Chính vì vậy các nông hộ thường bị động trước sự thay đổi của giá cả thị trường, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. c. Chính sách của Nhà nước Ngoài một số chính sách Nhà nước được áp dụng chung cho sản xuất nông nghiệp như: Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp, chính sách đất đai, thì các cấp chính quyền tổ chức các chương trình khuyến nông, mở ra các lớp tập huấn kỹ thuật, các mô hình mới về trồng lúa chất lượng cao, rau sạch, chăn nuôi giúp bà con tiếp thu được kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Công tác khuyến nông thành phố tương đối ổn định, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, do trình độ người dân vẫn còn thấp và trình độ tiếp thu thông tin của họ hạn chế. Đến nay mới chỉ có một bộ phận các nông hộ xác định được cây trồng phù hợp nhất với điều kiện sinh thái vùng và sự thay đổi của điều kiện sản xuất tại vùng đô thị. Nhiều mô hình khuyến nông còn mang tính hình thức, khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất không cao. Các chính sách hỗ trợ, cho vay vốn, nhất là từ ngân hàng nhà nước (51,35%) và các đoàn thể đã khuyến khích bà con đầu tư sản xuất, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, nhất là các hộ nghèo. Chưa có chính sách hỗ trợ người nông dân khi có sự biến động giá cả trên thị trường như trợ giá, giảm thuế, 4.3.4 Đánh giá tổng quát về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn thành phố Sử dụng phương pháp Swot để phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Qua phân tích Swot đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị của các nông hộ thành phố. Điểm mạnh - Nguồn lực lao động dồi dào, chịu khó, cần cù. - Kinh nghiệm sản xuất lâu đời. - Có nhiều phương thức canh tác khác nhau. Điểm yếu - Trình độ lao động còn thấp. - Còn mang nặng phương thức canh tác lạc hậu. - Thiếu vốn và diện tích sản xuất. Cơ hội - Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng. - Có điều kiện thuận lợi tiếp cận khoa học và công nghệ. - Các chính sách ưu đãi của nhà nước. - Được hướng dẫn phương thức sản xuất mới Thách thức - Thị trường có yêu cầu cao về chất lượng. - Giá cả bấp bênh, không ổn định. - Mức độ cạnh tranh cao. 4.4 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị 4.4.1 Giải pháp về yếu tố giá cả thị trường Như trong phân tích ảnh hưởng của giá cả thị trường tới sản xuất của các nông hộ, có thể thấy là các nông hộ thường bị động trước những biến động của giá cả thị trường, điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình hình phát triển kinh tế của các nông hộ, do đó cần phải: Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình tiêu thụ và giá cả thị trường của các hàng hóa nông sản đầy đủ và chính xác đến tận thôn để các nông hộ có thể cập nhật. Thành lập các tổ, đội có thể là cùng địa bàn sinh sống hoặc cùng sản xuất trong một lĩnh vực và có sự quan hệ chặt chẽ với các hiệp hội khác trong xã để có thể học hỏi và giúp đỡ bảo vệ lẫn nhau khi xảy ra những tình huống bất ngờ. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những phương án dự phòng hỗ trợ các hội khi có những biến động bất lợi từ giá cả. 4.4.2 Giải pháp về lao động Thành phố có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được lợi thế. Trình độ lao động nông nghiệp còn thấp, do đó các cấp chính quyền thành phố cần xây dựng các chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức mới về sản xuất tại chỗ để nâng cao trình độ lao động, thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Cần phải có các chính sách chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý giữa nông nghiệp và các ngành khác trong thành phần kinh tế. 4.4.3 Giải pháp về hệ thống khuyến nông Các chương trình khuyến nông cần phải phổ biến rộng rãi đến toàn thể người dân để họ biết và học cách làm theo. Cần chú trọng thâm canh, tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đạt năng suất cao, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng và an toàn của thị trường. Xây dựng thêm các mô hình thí điểm về sản xuất các loại rau sạch, hoa phù hợp với điều kiện của các nông hộ thành phố để cho các hộ học tập. Hệ thống khuyến nông cần bám sát hơn tới từng vùng sản xuất để có các điều chỉnh và hỗ trợ thích hợp cho nông dân trước các biến động của dịch bệnh, thời tiết. 4.4.4 Giải pháp về vốn vay Cần tiếp tục hỗ trợ vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các hộ nghèo gặp khó khăn về vốn trong quá trình sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, để họ đầu tư về phân bón, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc canh tác góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả lao động. Giảm bớt các thủ tục dườm già trong vay vốn tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận vốn vay. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ vốn của các hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến bình giúp nhau trong sản xuất. 4.4.5 Giải pháp về đất đai Đất đai dành cho nông nghiệp thành phố đang ngày càng bị thu hẹp, đòi hỏi các cấp cần có quy hoạch thích hợp giữa phát triển đô thị và phát triển nông nghiệp. Trong bối cảnh đất canh tác nông nghiệp vùng đô thị các nông hộ cũng cần có những thay đổi trong phương thức canh tác nhằm thích nghi với tình hình mới và tận dụng tối đa đất đai. 4.4.6 Giải pháp về nhận thức Thông qua hình thức tuyên truyền, vân động hộ nông dân tham gia vào vấn đề cải tạo môi trường cảnh quan để phù hợp với sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đô thị mới trên địa bàn. Xây dựng các mô hình trình diễn về một nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trực tiếp hướng dẫn cho hộ nông dân tiến hành sản xuất thử nghiệm để thấy được hiệu quả từ nông nghiệp đô thị, tạo lòng tin về một phương thức mới khuyến khích nhân rộng các mô hình. 4.4.7 Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị, sinh thái Lấy thị trường làm xuất phát điểm để thúc đẩy, điều chỉnh, phân bố nguồn lực sản xuất trong ngành nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư sâu hơn trong các phân khúc có giá trị gia tăng cao như chế biến, thương mại, ứng dụng công nghệ hiện đại để chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hướng dẫn hộ gia đình sản xuất nông nghiệp lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương và phù hợp với năng lực sản xuất của hộ. Phân chia các vùng sản xuất chuyên canh để hình thành ngành hàng. Cần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp thành phố thành các vùng chuyên canh. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, phát triển kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng đô thị là quá trình nông hộ lựa chọn cơ cấu cây trồng, hình thức sản xuất nông nghiệp phù hợp với bối cảnh đô thị, trong đó nông hộ trực tiếp đưa ra các quyết định sản xuất và hưởng lợi từ quyết định. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông hộ phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết, nguồn lực và trình độ của hộ đặc biệt là định hướng của chính quyền địa phương. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với phát triển đô thị tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới mực tiêu phát triển kinh tế nông hộ gắn với phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đô thị. Thứ hai,đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Thứ ba, kết quả nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên cho thấy, hiệu quả kinh tế mà các nông hộ đạt được thông qua chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp đô thị như rau sạch, hoa, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cây trồng truyển thống như lúa, ngô. Hiệu quả đạt được của các nhóm hộ là khác nhau, điểm chung là các nông hộ đều đang chịu ảnh hưởng từ đô thị hóa tới sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các nông hộ phải thay đổi để thích nghi. Các nông hộ có nhiều phản ứng khác nhau với sự thay đổi. Tuy có nhiều nông hộ thích nghi nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều nông hộ lúng túng và khó khăn trong quá trình thay đổi hình thức sản xuất phù hợp với bối cảnh nông nghiệp đô thị. Thứ tư, phát triển kinh tế hộ nông nghiệp theo hướng đô thị cũng đem lại hiệu quả không nhỏ về mặt môi trường, xã hội như giải quyết việc làm, cải tạo cảnh quan, giảm thiểu chi phí sinh hoạt cho người dân vùng đô thị, Thứ năm, việc phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trong bối cảnh đô thị cũng chịu tác động xấu bởi các yếu tố ảnh hưởng: nhận thức, trình độ, điều kiện đất đai, điều kiện kinh tế của hộ, sự thay đổi của thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương. Thứ sáu, nghiên cứu đã chi ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trên địa bàn thành phố được đề xuất: Giải pháp về đất đai, giải pháp về vốn vay, giải pháp về khuyến nông, giải pháp về thị trường, giải pháp về lao động. 5.2 Kiến nghị Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm căn cứ cho hiệu quả phát triển kinh tế nông hộ theo hướng nông nghiệp đô thị trong bối cảnh đô thị hóa nhanh hiện nay, phục vụ cho công tác xây dựng mục tiêu phát triển KTXH thành phố, đặc biệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các giai đoạn tiếp theo trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Vì vậy, tác giả có một số đề nghị sau: 1. Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng, cần tăng cường hỗ trợ đầu vào cho công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của thành phố, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, 2. Ngành nông nghiệp thành phố Vĩnh Yên cần triển khai đồng bộ các giải pháp đã được đề xuất, giúp các nông hộ từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp đô thị, cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tiềm năng kinh tế hộ và định hướng phát triển KTXH của thành phố. 3. Đối với các nông hộ thành phố cần nâng cao nhận thức, chủ động tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức sản xuất, tìm cách nâng cao thu nhập và đời sống. Các nông hộ nên thay đổi nhận thức của mình trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao; bên cạnh đó các nông hộ cũng nên tích cực chủ động tham gia các hoạt động khuyến nông được địa phương tổ chức, chủ động dóng góp ý kiến, đề xuất nhu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân đân thành phố Vĩnh Yên về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố. 2. Nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. 3. Niên giám thống kê thành phố Vĩnh Yên năm 2012, 2013. 4. Quyết định số: 09/2011/QĐ-TTg về Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ Tướng Chính Phủ. 5. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của UBND thành phố Vĩnh Yên qua các năm 2012, 2013, 2014. 6. Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011 – 2014. 7. Báo cáo của FAO: Tổng quan tình hình lương thực thế giới 2008. 8. Phụ lục của ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 499A TDNH ngày 02/09/1993. 9. Lê Thị Huệ, 2011, “Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã Hoa Sơn huyện Krong Bong tỉnh Đăk Lăk”. 10. Lê Văn Trưởng, “Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam”, Trường đại học Hồng Đức. 11. Võ Như Chánh (2015), Bài viết: Một số giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Điện Bàn theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái. Nguồn /kinh-te/1758-mt-s-gii-phap-phat-trin-ngong-nghip-huyn-in-ban-theo-hng-nong-nghip-o-th-sinh-thai, truy cập ngày 15/2/2015. 12. Trần Thị Liên (2012), “Đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận Hà Đông, Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. GS. TS. Tô Xuân Dân &THS. Phạm Thị Thanh Bình, “Xây dựng nền nông nghiệp đô thị ở thủ đô vấn đề và giải pháp”. 14. Lê Xuân Đình (2005), “Thách thức đối với kinh tế hộ nông dân trước vấn đề phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế”. 15. Trương Hoàng Trương, “Đô thị hóa vùng ven đô – Nghiên cứu sự biến đổi kinh tế - xã hội qua trường hợp xã Bà Điểm (Hóc Môn) và Vĩnh Lộc A (Bình Chánh)”, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. 16. Trần Minh Thuận (2008), “Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Êa Nuỗi, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk – Lăk”. PHỤ LỤC Câu hỏi điều tra hộ nông nghiệp I.THÔNG TIN CHUNG CỦA CHỦ HỘ 1. Tên :...2.Tuổi: 3. Giới tính: Nam (Nữ) 4. Dân tộc: 5. Trình độ học vấn .. 6. Nơi cư trú: Thôn .xã/phường.. II. THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ 6. Số khẩu: Số lao động: Trong đố lao động nông nghiệp: . 7. Loại hộ theo loại hình sản xuất nông nghiệp Hộ trồng Hộ chăn nuôi Hộ kiêm : .. 8. Điều kiện kinh tế hộ: Nghèo TB( hộ cận nghèo) Khá và giàu 9 Diện tích gieo trồng, số lượng vật nuôi của hộ trước và sau chương trình nông nghiệp đô thị? Bảng 1: Diện tích gieo trồng, số lượng vật nuôi của hộ Đơn vị tính: ha, con Chỉ tiêu Trước Sau Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Trồng trọt Cây lương thực Cây rau đậu Cây hoa Cây lâu năm Chăn nuôi Lợn Gia cầm Trâu bò Gia súc khác 10. Thu nhập từ nông nghiệp của hộ trước và sau thực hiện chương trình nông nghiệp đô thị? Bảng 2: Thu nhập từ nông nghiệp của hộ ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Trước Sau Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Trồng trọt Cây lương thực Cây rau đậu Cây hoa Cây lâu năm Chăn nuôi Lợn Gia cầm Trâu bò Gia súc khác Thu nguồn khác Lương, làm thuê Kinh doanh 11. Chi phí sản xuất nông nghiệp, chi phí sinh hoạt của hộ năm 2012? Bảng 3: Chi phí cho của hộ gia đình Hộ nghèo Hộ TB Hộ khá, giàu Trồng trọt Chăn nuôi Chi cho lt, tp Chi cho giáo dục, y tế Chi khác 12. Chi phí sản xuất nông nghiệp, chi phí sinh hoạt của hộ năm 2014? Bảng 4: Chi phí cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Nghèo Cận nghèo Khá Chi cho cây hàng năm Tổng Giống Mua vật tư Công lao động Chi cho cây lâu năm Tổng Giống Mua vật tư Công lao động Chi cho CN Tổng Giống Thức ăn Chi phí khác Chi hd khác Chi cho lt, tp Chi cho giáo dục, y tế Chi khác 13. Tình hình lao động của hộ trước và sau chương trình nông nghiệp đô thị? Biểu 5: Tình hình lao động của hộ trước và sau Chỉ tiêu Số lượng (người) Trước Sau Tổng lao động của hộ Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp Số người không có việc làm Số người có việc làm 14. Ông/bà có gặp khó khăn trong sản xuất không? Có Không 14a. Nếu CÓ thì là khó khăn gì? Ghi rõ: 14b. Khi gặp khó khăn Ông/bà thường làm như thế nào? Chấp nhận Nhận giúp đỡ từ bên ngoài 15. Hộ có được vay vốn không? Có Không 15a. Nếu có số tiền vay là bao nhiêu? Nguồn vay từ đâu? Số tiền vay:.. Nơi vay:.. 16. Hộ có tham gia vào chương trình nông nghiệp đô thị của thành phố không? Có Không Tại sao không? 16a. Hộ đã được hỗ trợ những gì từ chương trình? 16b. Không được hỗ trợ vì sao? 17. Ông/bà có được tham gia đóng góp ý kiến không? Có Không 17a. Nếu CÓ ông/bà đã đóng góp ý kiến gì? 18. Ông/bà nhận xét như thế nào về chương trình phát triển nông nghiệp đô thị? Rất tốt Tốt Tạm chấp nhận được Không tốt Rất không tốt 19. Việc phát triển nông nghiệp đô thị đã đem lại lợi ích gì cho gia đình? ......................................................... III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÃ HỘI 20. Hiệu quả xã hội TT Chỉ tiêu đánh giá Khả năng, mức độ đáp ứng (x) Có Không 1 Khả năng đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình về - Lương thực, thực phẩm - Tiền mặt - Nhu cầu khác 2 Mức độ thu hút lao động nông nghiệp - Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động gia đình - Lao động thuê ngoài - Khác IV. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường 21. Gia đình có nhà vệ sinh hợp vệ sinh không? Có Không 22. Hệ thống nước thải từ chăn nuôi được gia đình xử lý như thế nào? (nếu có) Vào rãnh thoát nước nhỏ (tạm bợ) Thoát ra sông, hồ mương Hệ thống thoát nước chung Sử dụng làm nguyên liệu BIOGAS 23. Rác thải được gia đình xử lý như thế nào? Người thu gom đến tận nhà Gia đình đổ rác đúng nơi quy định Đổ ra mương, hồ Đổ ra đường 24. Vỏ thuốc trừ sâu, thuốc BVTV được gia đình sử lý ra sao? Gia đình thu gom bỏ đúng nơi quy định Vứt ra mương, hồ Vứt tại ruộng 25. Ông bà đánh giá như thế nào về tình trạng môi trường hiện nay so với trước khi thực hiện nông nghiệp đô thị? Môi trường tốt hơn Môi trường như cũ Môi trường bị ô nhiễm V. Kiến nghị, đề xuất của người dân 26. Trong tương lai ông bà có phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn liền với phát triển đô thị không? Có Không Không tại sao? 27. Các kiến nghị nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị? Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng Đầu tư phân bón, giống Khuyến nông, khuyến ngư Kiến nghị khác Xin chân thành cảm ơn gia đình! Vĩnh Yên, ngày.. tháng. năm 2015 Phòng vấn viên Người được phỏng vấn (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) Phiếu dành cho cán bộ I. Thông tin chung về cán bộ 1. Tên cán bộ...................................... 2.Tuổi: 3. Dân tộc................ 4. Giới tính......... 5. Chức vụ................... 6. Địa chỉ: xã/phường........................... thành phố .. 7. Ông/bà đánh giá như thế nào về thực trạng kinh tế ở địa phương? Cơ cấu kinh tế như thế nào?............................................................................... ............................................................................................................................. 8. Các chương trình – dự án phát triển kinh tế hộ nào đã và đang được triển khai tại địa phương? Của chính phủ...................................................................................................... Của các tổ chức khác.......................................................................................... .......................................................................................................................... 9. Có các hoạt động phát triển kinh tế hộ nông nghiệp nào đã và đang triển khai địa phương ? .................................................................................................................................................................................................................................................................. Trong chương phát triển kinh tế hộ nông nghiệp đôthị: .................................................................................................................................................................................................................................................................. Hoạt động do địa phương tự phát động: .................................................................................................................................................................................................................................................................. 10. Những cơ sở hạ tầng nào đã và đang được xây dựng ở địa phương? .................................................................................................................................................................................................................................................................. 11. Người dân gặp những khó khăn gì trong phát triển kinh tế hộ nông nghiệp gắn với đô thị? ................................................................................................................................. 12. Chính quyền địa phương đã làm gì để khuyến khích phát triển kinh tế hộ? .................................................................................................................................................................................................................................................................. 13. Giải pháp, kiến nghị để phát triển kinh tế hộ nông nghiệp địa phương? .................................................................................................................................................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn ông/bà! Vĩnh Yên, ngày.. tháng. năm 2015 Phòng vấn viên Người được phỏng vấn (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_phat_trien_kinh_te_ho_nong_nghie.docx
Tài liệu liên quan