Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên - An Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH -------------------- Nguyễn Tôn Thanh Nguyên LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỊNH BIÊN – AN GIANG Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH QUỐC THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày tron

pdf108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Tôn Thanh Nguyên. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam là cộng đồng gồm 54 tộc người. Nghiên cứu tộc người nói chung, nghiên cứu ngành nghề truyền thống của tộc người nói riêng đều có ý nghĩa lý luận khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao trong nghiên cứu lịch sử dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Người Khmer là một trong 54 tộc người của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, chủ yếu sống tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, tỉnh An Giang là một trong những địa phương của vùng đồng bằng có người Khmer định cư lâu đời, phân bố tập trung ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn. Người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang chiếm một số lượng khá lớn (30% dân số huyện) có lịch sử - văn hóa lâu đời và có nhiều nghề truyền thống độc đáo. Vì vậy, nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang vừa góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn lịch sử - văn hóa của người Khmer ở huyện Tịnh Biên nói riêng, ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vừa góp phần tìm hiểu lịch sử - văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong các quá trình giao tiếp văn hóa khác nhau từ trước đến nay. Nghiên cứu về nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang là một đề tài hấp dẫn mang tính địa phương, nhưng từ trước đến nay chưa được tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Người Khmer và nghề truyền thống của dân tộc này có được một số nhà khoa học đề cập đến nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự mô tả, giới thiệu. Tuy nhiên, trong xu thế giao lưu và hoà nhập hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một, trong đó có các nghề truyền thống của người Khmer. Do vậy, làm thế nào để “khơi lại mầm sống” cho chúng ? đây đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Là một người dân sinh trưởng tại địa phương, tác giả luận văn có điều kiện thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người Khmer và tìm hiểu những giá trị truyền thống tốt đẹp của họ. Nhưng đồng thời, tác giả cũng thấy được những giá trị này đang bị mai một mà người dân địa phương cũng như người dân cả nước ít chú ý và biết đến, nhất là các nghề mang yếu tố truyền thống. Nhằm hướng tới mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề mang tính cấp bách của địa phương về một dân tộc có lịch sử phát triển lâu đời trong vùng, chúng tôi chọn đề tài Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người khmer ở Tịnh Biên – An Giang để làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tịnh Biên là một trong những huyện của tỉnh An Giang, nguồn thư tịch cổ viết về vùng đất An Giang khá phong phú, được dịch và tái bản nhiều lần. Trong đó, tác giả luận văn chú ý đến những tác phẩm như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục do Đào Duy Anh (h.đ). Ngoài ra, để có thêm tài liệu viết về người Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tác giả còn tập trung thu thập những bài viết có liên quan, có thể điểm qua những chặng đường cơ bản sau : Từ năm 1945 đến những năm 1990, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã được một số tác giả nghiên cứu và đề cập trong các tác phẩm của mình, tiêu biểu như : “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang là công trình nghiên cứu về cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, quá trình khai hoang lập ấp của người Việt, người Hoa và người Khmer, …cùng với triều đình nhà Nguyễn ; nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa của người dân sau khi đã làm chủ vùng đất này, trong đó có vùng Tây Nam Bộ, một cương vực không kém phần quan trọng trong lãnh thổ Việt Nam. Các tác phẩm “Người Việt gốc Miên”, “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên” của Lê Hương giới thiệu sâu hơn về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, về lịch sử, đời sống kinh tế - xã hội, nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những hoạt động buôn bán của người Khmer ở vùng biên giới. Mạc Đường qua các tác phẩm “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời cổ đại”, “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX”, “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long vào những năm đầu của thế kỷ XX”, … có đề cập đến quá trình hình thành tộc người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, kinh tế, mối liên hệ lịch sử giữa họ với các dân tộc anh em trong vùng, … Một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí như “Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh, nghiên cứu lịch sử (3/1984) ; “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Phan An trong tạp chí Dân tộc học (3/1985), ... Đáng chú ý là bài của Ngô Đức Thịnh, tác giả đã đưa ra sự so sánh giữa người Khmer đồng bằng sông Cửu Long với người Khmer Campuchia, lịch sử hình thành người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và đi đến khẳng định : người khmer ở đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các tác phẩm trên chỉ được các tác giả mô tả, khái quát chung về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, giới thiệu nhiều phương diện văn hóa, đời sống kinh tế - xã hội của họ, song, chưa đi sâu về một lĩnh vực cụ thể hay một địa phương cụ thể. Từ những năm 1990 đến nay : Các công trình, bài viết đã khá phong phú, đi sâu hơn về nhiều vấn đề. Lịch sử An Giang của tác giả Sơn Nam viết khá chi tiết về con người, đất đai, kinh tế, ... An Giang, từ khi mới hòa nhập vào lãnh thổ nước ta đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác giả Thạch Voi với “Khái quát về người Khmer đồng bằng sông Cửu Long”, “Phong tục tập quán của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” ; “Một số vấn đề kinh tế xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long, “Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền Nam”, ... của Phan An ; Phan Thị Yến Tuyết, Tôn Nữ Quỳnh Trân qua các tác phẩm “Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”, “Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ”, “Nghề dệt Chăm truyền thống” … cho thấy có những nghiên cứu khá chi tiết về người Khmer, về đời sống vật chất, đời sống kinh tế - xã hội, nghề truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Ví dụ như Tôn Nữ Quỳnh trân trong công trình nghiên cứu của bà về dệt thổ cẩm của người Chăm đã có sự so sánh với dệt thổ cẩm của người Khmer. Hoặc các tác giả chuyên nghiên cứu về An Giang như Mai Văn Tạo, Nguyễn Hữu Hiệp, … với những bài viết về vùng đất An Giang, trong đó có đề cập đến những nghề truyền thống của người Khmer như làm đường thốt nốt, dệt. Gần đây, những năm của thập niên đầu thế kỷ XXI, vấn đề dân tộc của cả nước nói chung, của từng vùng, từng địa phương nói riêng đang được Nhà nước quan tâm, thu hút nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học của Trung ương cũng như địa phương tập trung nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những yếu tố truyền thống của mỗi dân tộc không chỉ dừng lại ở việc hiểu rõ về lịch sử, về văn hóa truyền thống của dân tộc đó mà còn lan ra ở cả lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác của toàn địa phương, toàn vùng. Mặc dù vậy, nguời Khmer, nghề truyền thống của người Khmer trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như đã nêu chỉ mang tính chung nhất của cả đồng bằng sông Cửu Long và phần lớn được đề cập dưới cái nhìn chung, từ góc độ dân tộc học, kinh tế học,... chưa đi sâu vào khía cạnh lịch sử, vào những giá trị của các nghề, cũng như chúng đã góp phần như thế nào vào tiến trình phát triển chung của địa phương. Trên cơ sở phát huy thành quả nghiên cứu của những người đi trước, đề tài này sẽ hệ thống lại, cố gắng làm rõ hơn về lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở một địa phương cụ thể, đó là huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang - một trong những huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long. 3. Mục đích nghiên cứu Dân tộc Khmer là dân tộc có lịch sử định cư lâu đời tại khu vực Tây Nam Bộ. Ở Tịnh Biên, họ là cư dân bản địa, có nền văn hóa và nghệ thuật đặc sắc. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề cơ bản sau : Lịch sử các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang, tập trung vào những nghề nổi bật nhất, gắn với lịch sử định cư, khai phá của người Khmer ở nơi đây, những nghề mà hiện nay họ vẫn còn lưu giữ, chủ yếu là nghề dệt thổ cẩm và nghề làm đường thốt nốt. Trên cơ sở giới thiệu và mô tả các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang, tác giả luận văn làm rõ những giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hoá của nghề, qua đó rút ra khái niệm chung về nghề truyền thống. Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số phương hướng cụ thể nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy các nghề truyền thống Khmer trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghề truyền thống là biểu hiện của một quá trình lưu giữ những giá trị tốt đẹp, trải qua những bước thăng trầm của lịch sử mà vẫn giữ được những yếu tố cổ truyền của dân tộc. Nghiên cứu nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang chính là một hình thức tiếp cận nghiên cứu về bản thân cộng đồng dân tộc, về lịch sử định cư của dân tộc Khmer ở vùng đất Tịnh Biên, trực tiếp là về lịch sử hình thành và phát triển các nghề có tính truyền thống của họ. Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, những người thợ thủ công Khmer đã giữ lại được những gì, phát huy được những gì cho nghề truyền thống của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, Nhà nước và người dân Khmer của huyện Tịnh Biên sẽ phải làm gì để những nghề truyền thống độc đáo mang sắc thái riêng của vùng không bị mai một đi. Theo hướng đó, nội dung đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về : - Nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên, trọng tâm là nghề dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt. - Giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa của các nghề truyền thống này (thông qua lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer Tịnh Biên – An Giang, …). - Phương hướng bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của người Khmer trong thời gian tới. Dựa vào thực tế, về mặt không gian : đề tài sẽ tiến hành tập trung khảo sát ở một số địa bàn xã có đông đảo người Khmer sinh sống tại huyện Tịnh Biên như An Hảo, Tân Lợi, Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Cư, … nhằm làm nổi rõ lên những điểm chung nhất về nghề truyền thống của người khmer ở Tịnh Biên – An Giang. Cũng dựa vào thực tế và do điều kiện tài liệu có được, về mặt thời gian : đề tài này chỉ tập trung nhiều đến sự tồn tại và phát triển của nghề truyền thống Khmer tại Tịnh Biên từ năm 1975 đến nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu, giải quyết các vấn đề : - Lịch sử hình thành và phát triển huyện Tịnh Biên qua nghiên cứu về địa lý tự nhiên, cộng đồng dân cư trong huyện và những đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của địa phương. - Đồng thời, tác giả luận văn tập trung nghiên cứu hai nghề truyền thống điển hình của người Khmer ở địa phương là nghề dệt và làm đường thốt nốt. Trên cơ sở đó, nội dung luận văn hướng đến mục tiêu tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề truyền thống Khmer ở huyện và các khía cạnh lịch sử - văn hóa khác liên quan đến đề tài. - Thông qua nghiên cứu về giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa của các nghề truyền thống ấy, tác giả luận văn cố gắng đưa ra một số phương hướng, ý kiến đề xuất nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa các nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau : Phương pháp lịch sử và phương pháp logic : là phương pháp nghiên cứu của ngành học, đồng thời cũng là phương pháp chính được vận dụng trong luận văn. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp với phương pháp phân tích và so sánh để tìm mối quan hệ giữa các sự kiện, các vấn đề, nhằm nêu bật lên nội dung cốt lõi của sự việc và cố gắng trình bày lại chúng như đã từng diễn ra trong tiến trình lịch sử. Phương pháp hệ thống hóa : Trên cơ sở các vấn đề có liên quan được viết tản mạn, rãi rác trong các tài liệu, từ nhiều nguồn khác nhau, tác giả luận văn tổng hợp, hệ thống chúng lại, đặt chúng vào bối cảnh chung của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương để trình bày. Phương pháp điền dã : Tác giả luận văn tiến hành đến những làng nghề dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt, sưu tầm thêm tư liệu, trao đổi với người dân, tiếp xúc với sư sãi các chùa ở Tịnh Biên, ... để hiểu thêm về phong tục tập quán, sự tồn tại, tiến triển của nghề truyền thống của người Khmer trong huyện và những chính sách của địa phương đối với nghề và đồng bào Khmer Tịnh Biên. Đồng thời, tác giả luận văn còn vận dụng các phương pháp liên ngành như dân tộc học, văn hóa học, kinh tế học, … để tiếp cận với đối tượng nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 138 trang. Trong đó gồm phần mở đầu 8 trang, kết luận 4 trang, tài liệu tham khảo 7 trang, phần phụ lục 21 trang, phần nội dung chính là 94 trang. Luận văn được bố cục làm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chương 2 : Nghề truyền thống, một nét đặc trưng văn hóa của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang. Chương 3 : Giá trị và ý nghĩa lịch sử - văn hóa nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên, An Giang - Phương hướng bảo tồn và phát huy. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG. 1.1. Địa lý tự nhiên và lịch sử - hành chính Tịnh Biên, một huyện biên giới của tỉnh An Giang với nhiều dân tộc, di tích lịch sử và có nhiều đồi núi lớn, nhỏ. Từ Tịnh Biên đến thành phố Long Xuyên (trung tâm của tỉnh An Giang), tính theo đường chim bay dài 54,5 km. Huyện có diện tích tự nhiên 337,74 km2, phía Đông Bắc giáp thị xã Châu Đốc, Đông giáp huyện Châu Phú, Nam giáp huyện Tri tôn, Đông Nam giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp Campuchia,. Về hành chính, Tịnh Biên gồm 3 thị trấn và 11 xã. Toàn huyện có 45 tuyến địa giáp cấp xã, trong đó có 4 tuyến trùng với biên giới quốc gia, 18 tuyến trùng với tuyến huyện, được xác định bằng 41 mốc địa giới hành chính (18 mốc huyện và 29 mốc xã). Huyện có 13/14 xã, thị trấn (trừ xã Tân Lập) được Ủy ban dân tộc Miền núi công nhận là xã vùng núi, 3 xã An Nông, An Phú, Nhơn Hưng và một thị trấn là thị trấn Tịnh Biên có đường biên giới với Campuchia Huyện Tịnh Biên có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ khá tốt. Các tuyến đường bộ xuyên qua là : Quốc lộ 91 (bắt nguồn từ Cần Thơ đi đến cửa khẩu biên giới Tịnh Biên), tỉnh lộ 948 (từ thị trấn Nhà Bàng đi huyện Tri Tôn) và tỉnh lộ 55A (từ Xuân Tô (năm 2006 là thị trấn Tịnh Biên) sang xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) đi qua cả thị trấn Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang) ; Về đường thủy, huyện có hệ thống nhiều kênh rạch : kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc đến giáp Hà Tiên), kênh Xáng Cụt, kênh Trà Sư, kênh Tri Tôn, … Địa lý tự nhiên của huyện phân thành 3 vùng rõ rệt : - Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích, có tiềm năng khoáng sản, vật liệu xây dựng, du lịch. Rừng tự nhiên nơi đây thuộc rừng ẩm nhiệt đới với nhiều loại động thực vật quý hiếm. - Vùng bán sơn địa chiếm khoảng 21% diện tích, bao gồm đất thổ cư, đất trồng cây ăn trái và đồng cỏ chăn nuôi. - Vùng đồng bằng chiếm khoảng 66% diện tích, chủ yếu trồng lúa hai vụ (hè thu và đông xuân) và một ít trồng tràm. Tịnh Biên vốn là vùng núi cổ, dưới thời Pháp thuộc, người dân địa phương phát hiện có dấu vết bờ thành cổ xây bằng gạch nung bao quanh mặt Đông núi Két và các núi liên kết từ Nhơn Hưng bao bọc xã Thới Sơn, đến tỉnh lộ Châu Đốc đi Tri Tôn (1). Hiện nay bờ thành đã phẳng lỳ ngang dưới mặt ruộng, nhưng qua nghiên cứu của các nhà khảo cổ, đã tìm thấy rất nhiều gạch, đất nung tương ứng với thời kỳ tồn tại của vương quốc Phù Nam (thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI). Đến cuối thế kỷ XVIII, Tịnh Biên còn là vùng rừng núi hoang vu, là nơi trú ẩn và sinh sống của nhiều loài chim muông, thú dữ. Song, kể từ khi vùng đất này được hình thành với tư cách là một đơn vị hành chính, cho đến nay Tịnh Biên có nhiều thay đổi về mặt địa danh và địa giới. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi “Ngũ trấn” (2) thành “Lục tỉnh” (3) (từ “Nam Kỳ Lục tỉnh” bắt đầu có từ đây). Tỉnh An Giang chính thức được thành lập từ trấn Vĩnh Thanh (4), có địa giới rất rộng, chạy dài từ biên giới (Tân Châu, Bảy Núi), xuống Cái Tàu Hạ (giữa sông Tiền và sông Hậu) đến tận Cần Thơ, Sóc Trăng và một phần Giá Rai. Tỉnh gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành với bốn huyện : Tây Xuyên (Long Xuyên ngày nay), Phong Phú (sau này là Cần Thơ), Đông Xuyên (Cái Vừng) và Vĩnh An (sau là Sa Đéc), lỵ sở đặt tại Châu Đốc – nơi Tổng đốc An Hà trú đóng cai quản hai tỉnh An Giang và Hà Tiên. Có sự quan tâm, khuyến khích của triều đình nên cuộc khẩn hoang, lập ấp ở An Giang liên tục được đẩy mạnh. Chỉ riêng hai huyện Tây Xuyên và Đông Xuyên đã lập được 7 tổng, 91 làng. Lúc bấy giờ Tịnh Biên là một phủ của tỉnh Hà Tiên. Năm 1839, hai huyện Hà Âm và Hà Dương tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tịnh Biên, phủ lũy đặt ở Hà Dương. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), phủ Tịnh Biên và huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên được cắt ra để sáp nhập vào tỉnh An Giang. Năm 1844, lại lấy huyện Hà Âm cải thuộc phủ hạt Tịnh Biên. Sau đó, đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) có sự sửa đổi, bỏ phủ Tịnh Biên, huyện Hà Âm quy về Hà Dương và huyện Phong Thạnh, Vĩnh Định do phủ An Xuyên kiêm nhiếp. Ngày 01/09/1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Đến tháng 06 năm Đinh Mão (1867), tức năm Tự Đức thứ 20, sau ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) thì ba tỉnh miền Tây (An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên) tiếp tục rơi vào tay Pháp. Từ đó, Nam Kỳ Lục tỉnh trở thành thuộc địa của Pháp. Đến năm 1871, tỉnh An Giang bị chia nhỏ thành nhiều tỉnh là Long Xuyên, Châu Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc. Lúc này Tịnh Biên là một huyện của tỉnh Châu Đốc, gồm 2 tổng và 17 thôn (tổng Quy Đức có 6 thôn và tổng Thành Tín có 11 thôn). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để cho phù hợp với địa bàn kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là chống Mỹ, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc được tách, nhập nhiều lần, đơn vị hành chính của huyện Tịnh Biên vì thế cũng thay đổi theo rất nhiều lần. Ngày 06/03/1948, Ủy Ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, chia Châu Đốc – Long Xuyên ra thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hậu, Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Cuối năm 1950, Long Châu Tiền nhập thêm Sa Đéc thành tỉnh Long Châu Sa còn Long Châu Hậu nhập thêm Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà (gồm 8 huyện : Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Giang, Hà Tiên, Phú Quốc, Tịnh Biên và 2 thị xã là Châu Đốc và Long Xuyên). Vậy, thời gian này Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 07 năm 1951, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn được nhập lại làm một. Đến tháng 10 năm 1954 lại tách ra làm hai huyện như cũ, lúc này An Giang và Châu Đốc là hai tỉnh riêng biệt và Tịnh Biên thuộc tỉnh Châu Đốc. Từ năm 1956 – 1957, lại lập địa giới hành chính như địa giới hành chính của chính quyền Sài Gòn (tỉnh Châu Đốc sáp nhập vào tỉnh An Giang, do sắc lệnh 143/NV ngày 22/10/1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa), gồm hai thị xã là Châu Đốc, Long Xuyên và 9 huyện : Thốt Nốt, Chợ Mới, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên. Vậy, Tịnh Biên lại thuộc tỉnh An Giang. Ngày 01/10/1964, do sắc lệnh số 246/NV ngày 08/09/1964 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Châu Đốc tái lập làm một tỉnh riêng. Nhưng từ năm 1971 – 1974, Phú Quốc, Châu Thành (Rạch Giá) nhập vào An Giang và chia thành hai tỉnh An Giang và Châu Hà, Tịnh Biên thuộc tỉnh Châu Hà (5). Đầu năm 1974, An Giang, Châu Hà nhận thêm một phần tỉnh Kiến Phong và chia ra thành hai tỉnh, lấy lại tên gọi như năm 1950 là Long Châu Tiền và Long Châu Hà (6) theo sự phân chia của Trung ương cục vào tháng 05 năm 1974. Huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh Long Châu Hà cho đến năm 1975. Nhìn chung, những thay đổi về địa giới vào thời gian này đều bắt nguồn từ chính sách an ninh, quốc phòng của cả hai phía : chính quyền Sài Gòn và chính quyền Cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, những tháng đầu là thời kỳ quân quản. Đến ngày 20/12/1975, với Nghị quyết số 19/NQ-TW của Bộ chính trị, tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà giải thể, hai tỉnh Long Xuyên (cũ) và Châu Đốc (cũ) nhập lại thành tỉnh An Giang (trừ huyện Thốt Nốt). Tịnh Biên là một trong những huyện biên giới của tỉnh. Tháng 02 năm 1976, Nghị định của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy lại danh xưng “huyện”, “quận” và “phường” chỉ dành để gọi các đơn vị tương xứng với huyện và xã khi đã đô thị hóa. Ngày 11/03/1977, theo Quyết định số 56/CP của Hội đồng Chính phủ, Tịnh Biên – Tri Tôn hợp nhất lại thành huyện Bảy Núi trực thuộc tỉnh An Giang. Huyện gồm 21 đơn vị hành chính xã, thị trấn : Trác Quan, Tri Tôn, Tà Đãnh, Châu Lăng, Tú Tề, Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Tức, Cô Tô, Ô Lâm, Vĩnh Gia, Lạc Quới, Ba Chúc, Thới Sơn, Nhơn Hưng, Xuân Tô, An Nông, An Phú, Lương Phi, An Cư, Lê Trì. Đến ngày 23/08/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 300/CP, huyện Bảy Núi lại tách ra thành hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên như cũ. Sau khi điều chỉnh địa giới của Bảy Núi, Tịnh Biên có 11 xã, 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Chi Lăng. Từ năm 2006, huyện Tịnh Biên có 11 xã là Vĩnh Trung, Văn Giáo, Thới Sơn, Nhơn Hưng, An Phú, An Nông, An Hảo, Tân Lập, Núi Voi, Tân Lợi, An Cư và ba thị trấn là Nhà Bàng, Tịnh Biên và Chi Lăng. Thị trấn Nhà Bàng là huyện lỵ (7). Địa giới lúc này chính thức ổn định đến nay, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái được phân định rõ ràng, cụ thể hơn. Tịnh Biên có nhiều đồi núi lớn, nhỏ nằm rãi rác khắp huyện. Nơi đây trước kia từng là hậu phương vững chắc của lực lượng cách mạng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Ngày nay, Tịnh Biên là khu du lịch đang được Nhà nước tập trung đầu tư phát triển, với một quần thể đa dạng gồm các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử. Rừng tràm Trà Sư là căn cứ kháng chiến bí mật trong những năm 1960 được phục chế lại thành điểm tham quan sinh thái đặc sắc. Tịnh Biên còn là huyện có cửa khẩu quốc tế và có chợ biên giới Xuân Tô (chợ biên giới Tịnh Biên). Những lợi thế về kinh tế, du lịch, thương mại cửa khẩu đang giúp Tịnh Biên phát triển nhanh và đầy triển vọng trong tương lai. 1.2. Cộng đồng cư dân huyện Tịnh Biên và lịch sử - văn hóa An Giang sau khi trở thành nơi cai quản của nhà Nguyễn, do đặc điểm địa hình là vùng xa xôi, hẻo lánh nên sau ba thập kỷ kể từ khi có được vùng đất này, hầu như chưa thấy có việc tổ chức khai hoang lập ấp của nhà cầm quyền. Chính vì vậy mà sau này, khi người dân không còn chịu nổi ách thống trị hà khắc của chính quyền đương đại và của bọn xâm lược, nơi đây trở thành vùng đất hội tụ nhiều lớp cư dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Trong đó, người Việt là lớp cư dân giữ vai trò chủ chốt trong suốt tiền trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và chống ngoại xâm Ở Tịnh Biên, ngoài người Việt, huyện còn là nơi cư ngụ của người Khmer và người Hoa, họ sống tập trung và xen kẻ nhau, cùng chịu chi phối bởi những biến động theo tiến trình lịch sử của địa phương và của vùng. 1.2.1. Giai đoạn định cư, khai phá (trước và sau thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX) Trong suốt quá trình định cư và khai phá của những lưu dân ở vùng đất Nam Bộ nói chung, người Khmer chính là lớp cư dân bản địa. Bởi vào thế kỷ XV, rãi rác trên các giồng đất, gò cao ở đồng bằng sông Cửu Long đã có người Khmer sinh sống. Vùng đất đồng bằng sông Cửu Long ngày nay, vốn xưa kia là địa phận của vương quốc Phù Nam, với nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Một trong những nước chư hầu của Phù Nam là Chân Lạp ở phía Bắc, sau khi thoát khỏi sự phụ thuộc của Phù Nam (thế kỷ VI) đã tiến công và thống trị được Phù Nam, biến vùng đất thấp mới chiếm được này thành Thủy Chân Lạp. Người Khmer di cư từ phía Bắc đi về phía Nam và có mặt ở vùng hạ lưu sông Cửu Long. Từ thế kỷ X trở đi, đế chế Angkor của người Khmer đang ở giai đoạn phát triển, nhiều công trình kiến trúc, đền, chùa được xây dựng nên đã vắt kiệt sức người dân lao động. Những con người này tìm cách thoát khỏi sự hà khắc và nạn lao dịch nặng nề của giai cấp thống trị, đã tìm đến vùng châu thổ sông Cửu Long ngày một đông, bởi họ thấy nơi đây đất đai dễ trồng trọt, có thể lao động tự nuôi sống mình mà lại không phải chịu một sự kiểm soát nào của chính quyền. Sang thế kỷ XII – XIV, những cuộc tranh giành quyền bính trong triều đình, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm làm cho Angkor không còn hưng thịnh, dẫn đến một đợt di dân khác đi tìm đất sống mới của người Khmer xuống miền Nam. Từ thế kỷ XV (1434) trở đi, sau khi đế chế Angkor sụp đổ, dưới sự thống trị của ngoại tộc Xiêm, cuộc sống của người dân càng cơ cực hơn, nhất là người dân nghèo, từ đó tạo nên một làn sóng di cư mới của những nông dân Khmer xuôi theo dòng Mê Kông, xuống các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long. Đợt di dân lần này xuống phía Nam của người Khmer không chỉ có người nông dân nghèo muốn trốn chạy đói khổ, loạn lạc mà còn có cả những người giàu có, sư sãi, trí thức, quan lại và những người trong hoàng tộc không muốn sống trong cảnh đất nước có chiến tranh. Từ trong sự biến thiên của lịch sử, lớp cư dân Khmer ở miền Nam Việt Nam đến đây tự do khai phá, đã hội nhập một cách tự nhiên vào cộng đồng dân tộc Việt Nam. Do đặc điểm cư trú và sự phân bố dân cư vừa tập trung, vừa xen kẽ với các dân tộc khác, đã tạo cho người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có mối quan hệ giao lưu rộng rãi, gắn bó chặt chẽ với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm. Cũng chính các điều kiện của môi trường đó đã tạo nên sự khác biệt về mặt kỹ thuật canh tác, tổ chức xã hội truyền thống so với người Campuchia [2, tr.23]. Từ cuối thế kỷ XVI, An Giang và các vùng phụ cận đã là nơi sinh sống của những nông dân Khmer, họ tập trung đông ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Tại Tịnh Biên, vì người Khmer là dân bản địa lâu đời, được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nên lớp cư dân này thường được gọi là người Việt gốc Khmer (người Việt gốc Miên). Song, phong tục và tiếng nói của họ không khác mấy với người Khmer ở Campuchia. Họ theo Phật giáo Tiển thừa và sống ở những phum, srok nhỏ riêng biệt hoặc xen kẻ với các ấp của người Việt và người Hoa. Cùng thời gian này, tức cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, do những biến động của triều đình phong kiến Đại Việt, một lớp cư dân mới cùng với một nền văn hóa mới từ phía Bắc vào chung sống với họ ở vùng này, đó là những đoàn di dân người việt, tạo nên bước ngoặt quyết định cho lịch sử mở mang bờ cõi nơi đây. Thời điểm người Việt chính thức đến Tịnh Biên chưa có tài liệu nào khẳng định rõ, nhưng theo Nguyễn Văn Hầu thì sau khi Tầm Phong Long chính thức nằm dưới sự cai quản của chúa Nguyễn, tức vào năm 1757, vùng đất Tịnh Biên được hình thành cùng thời điểm đó (nhưng chưa có cơ sở hành chính), từ đó đã có rãi rác những dân lưu tán người Việt đến đây sinh sống. Các tài liệu khác còn cho biết, từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, qua những chính sách khuyến khích khai hoang, mở mang bờ cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn, cư dân người Việt có mặt ở các vùng đất mới ngày càng nhiều. Dù theo hình thức tự do hay được triều đình chiêu mộ, họ đều đi thành từng nhóm, trong đó có cả gia đình, cha mẹ và vợ con. Vào đầu thế kỷ XVII, các khu vực cao ráo thuộc chợ Châu Đốc, Mỹ Đức, Cái Dầu (huyện Châu Phú ngày nay), … đã có dân đến ở khá đông. Đặc biệt, khu vực Chợ Thủ là một điểm dân cư tập trung bên cạnh điểm dân cư Cù Lao Giêng (đều thuộc huyện Chợ Mới). Tại những khu vực này, dân cư đông đảo, nhà cửa khang trang, chùa, miếu được xây dựng để làm nơi cầu nguyện, thờ phụng. Từ những nơi này, từng lớp lưu dân Việt sau khi đã ổn định, lập làng, họ bắt đầu phân tán sang các vùng lân cận thuộc Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu ngày nay, … Nhưng mãi đến năm 1819, khi Thoại Ngọc Hầu nhận lệnh triều đình cho đốc suất đào kinh Vĩnh Tế, rồi đến năm 1821, khi thấy con kinh về cơ bản đã được đào xong, để khuyến khích người dân tiếp tục khai phá những nơi còn rậm rạp, ông tiến hành cho đắp con đường từ Châu Đốc đến Núi Sam (sử cũ gọi là Thổ Yên), dựng bia “Châu Đốc Tân lộ kiều lương” (1828) (8). Nhờ có công trình bộ lộ mới này mà ngựa xe qua lại dễ dàng, dân cư di dần từ Châu Đốc vào núi Sam khẩn ruộng, khai phá tận vùng hoang hiểm trở thuộc huyện Tịnh Biên. Tịnh Biên là vùng có nhiều sương lam chướng khí, rừng núi hoang vu, đất khó canh tác nên thời này, dân đến lập làng còn thưa thớt. Song thiết nghĩ, người Việt đã có mặt ở Tịnh Biên từ trước đó, thậm chí từ trước khi Tầm Phong Long trở thành đất thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn. Về sau, bên cạnh việc khuyến khích, mộ dân lập ấp, đồn điền, triều đình Nguyễn còn quan tâm đến vấn đề củng cố an ninh biên cương, nhất là vùng đất mới phía Tây Nam. Tịnh Biên vừa là vùng biên giới Việt – Chân Lạp, vừa là vùng có nhiều người Khmer sinh sống nên được triều đình đặc biệt chú ý và đưa ra nhiều biện pháp khá toàn diện về kinh tế, văn hóa kết hợp với quốc phòng, ... để ổn định nơi đây. Trong lời tâu năm 1852 của kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương “Tỉnh An Giang tiếp giáp với cõi nước Miên, đất bỏ hoang còn nhiều, xin từ nay trở đi – phàm những tên can phạm trộm cắp, cướp vặt và các tên du côn không rõ lai lịch ở 6 tỉnh Nam kỳ mà tội chỉ man đồ (đồ 3 năm) trở xuống đều p._.hát giao cho các đồn bảo An Giang sai phái” [38, tr.54], là một trong những cách triều đình góp phần bảo vệ quốc phòng các vùng biên thùy của tỉnh An Giang. Kinh Vĩnh Tế lúc này một mặt là công trình thuỷ lợi lớn, quan trọng về giao thông và an ninh phòng thủ, mặt khác còn là đường thâm nhập vào những khu xa bờ sông Hậu, về phía biển Tây, giúp cho người Việt đến định cư, khai phá nhanh chóng hơn và những lưu dân mới thuận lợi đến với vùng đất hoang vu Tịnh Biên để sinh sống nhiều hơn, hàng loạt các làng xóm như Vĩnh Thông, Vĩnh Lạc, An Nông, Phú Cường, Nhơn Hòa (Nhơn Hưng), An Thạnh, Xuân Phú (An Phú), mọc lên dọc theo bờ kinh Vĩnh Tế, tạo nên không khí sinh động cho vùng đất mới thêm nhộn nhịp. Bên cạnh hình thức khai hoang do chính quyền tổ chức hay do người dân tự tiến hành thì những cuộc khẩn hoang do những nhóm tín đồ tôn giáo thực hiện là đáng chú ý hơn cả, nó góp phần tích cực tạo nên những yếu tố riêng biệt, đa dạng thêm cho vùng đất Tịnh Biên này. Có thể gọi đây là những cuộc tị nạn của các nhóm tôn giáo trước sự khủng bố của triều Nguyễn, cũng có thể là những nhóm khai hoang tự túc, điển hình là nhóm Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Từ sau năm Kỷ Dậu (1849), Đoàn Minh Huyên, vị sáng lập dòng Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, đồng thời cũng là người có chủ trương mở cuộc khai hoang có đường lối và có tổ chức hẳn hoi ở những vùng đất hoang sơ của đất An Giang. Ông vốn là người tu hành, trở về chữa bệnh cho dân chúng và truyền bá đạo. Ông đi hết nơi này đến nơi khác, từ Tòng Sơn đến Trà Bư, Xẻo Môn rồi đến Kiến Thạnh (thuộc huyện Đông Xuyên – An Giang), nơi nào dân chúng cũng theo ông rất đông. Vì vậy, ông bị nhà cầm quyền An Giang buộc tội là gian đạo sĩ, bắt đem về câu lưu tại tỉnh lỵ An Giang và chỉ định ông vào tu tại chùa Tây An (thuộc núi Sam ngày nay nên được tín đồ suy tôn là Phật thầy Tây An). Nhưng để đạo của mình không thuộc quyền kiểm soát của chính quyền nhà nước, các tín đồ của ông Đoàn Minh Huyên chia nhau thành nhiều nhóm đi đến khai hoang các vùng xa xôi, hẻo lánh. Ngoài các tín đồ, đoàn còn huy động được thêm hàng ngàn nhân lực theo họ cùng lao động giành lấy cuộc sống, chiếm giữ đất đai, thành lập trại ruộng. Riêng vùng Tịnh Biên (Thất Sơn), bên chân núi Két, nhóm tín đồ của Đoàn Minh Huyên (do Bùi Văn Thân và Bùi Văn Tây chỉ huy) đã lần lượt được lập nên các nông trại Hưng Thới và Xuân Sơn. Vào nửa sau thế kỷ XVII, thêm một lớp cư dân khác có mặt tại đồng bằng sông Cửu Long, là những nhóm cư dân miền Nam Trung Hoa dưới sự chỉ huy của Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Hoàng Tiến - những di thần nhà Minh không tuân phục nhà Thanh - sang xin thần phục chúa Nguyễn. Bước sang thế kỷ XVIII, lại thêm một đợt di dân nữa của người dân Nam Trung Hoa. Theo chân Mạc Cửu họ đã chọn vùng đất Hà Tiên ngày nay để sinh sống, tránh sự truy sát của quân Mãn Thanh, chờ cơ hội quay về Trung Hoa khôi phục lại vương triều Minh. Nhóm di dân lần này bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau, ngoài người dân nghèo còn có các quan lại, các tri thức và có cả thương nhân, … ở các vùng Quảng Châu, Triều Châu, Phúc Kiến di cư về đây. Nhưng rồi tình hình chính trị ở Trung Quốc ngày càng trở nên bất lợi cho các lực lượng “Phản thanh, phục Minh” đang trú ở Việt Nam, họ không thể trở về đất nước của mình như dự định ban đầu. Về sau, những di dân người Hoa này lần lượt dựng vợ, gả chồng với người bản xứ (người Việt và Khmer, ...), trở thành một tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong quá trình chung sống, họ đã cùng với các dân tộc anh em biến vùng đất mới (Nam Bộ) thành nơi tấp nập, sầm uất, trong đó, đáng chú ý nhất là Hà Tiên. Khi con kinh Vĩnh tế được đào xong, nó đã góp phần là chiếc cầu nối giao thương giữa nhân dân các vùng, nhất là những vùng biên giới như Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn, từ các nơi này đi Campuchia, Châu Đốc đi Hà Tiên và ngược lại. Vào mùa nước nổi, tàu ghe của các thương nhân có thể đi lại buôn bán dễ dàng. Có những thương nhân Hoa ở Campuchia, ở Hà Tiên, … sau nhiều lần qua lại buôn bán với người dân Tịnh Biên, đã cưới vợ, sinh con và lưu lại làm ăn sinh sống nơi này. Thế là người Hoa có mặt ngày một trở nên đông đúc hơn ở Tịnh Biên. Như vậy trải qua thời gian, sau người Việt, người Hoa đã có mặt rãi rác khắp đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có vùng đất Tịnh Biên. Tựu trung lại, thời khẩn hoang, mở mang bờ cõi, theo nhiều hình thức khác nhau, mà cư dân của nhiều dân tộc có mặt ở Tịnh Biên. Họ sống chan hòa, cùng nhau chung lưng góp sức biến vùng núi hoang vu Tịnh Biên thành những khu làng, ngôi chợ nhộn nhịp. Và nếu như dưới thời Nguyễn, thiên tai, chiến họa là trở ngại cho việc định cư, khai phá vùng đất này thì sang đến thời thuộc Pháp, chống Mỹ tình hình không yên ổn hơn, khi có nhiều nghĩa quân tụ họp về đây lập căn cứ ngày càng nhiều, địch càng tổ chức nhiều cuộc càn quét, nhiều chính sách để đối phó với Cách mạng hơn. Chính vì thế mà nơi đây có thêm nhiều thành phần dân cư mới đến với Tịnh Biên. 1.2.2. Giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975) Ở An Giang, thời thuộc Pháp, có thêm hai lượt di dân nữa của người Hoa sang Việt Nam, đó là vào thời điểm thế kỷ XIX, Pháp mở cửa Việt Nam cho người Trung Quốc di cư vào và thời điểm Đảng cộng sản Trung Quốc giành được thắng lợi. Một số phần tử của Quốc dân đảng cùng bọn phản động tư sản mại bản Trung Quốc chạy hàng loạt sang ẩn nấp ở Việt Nam. Thành phần của hai lượt di dân này khá phức tạp, có phần tử phản động (sau giải phóng đã sang định cư ở nước ngoài), cũng có cả thương nhân, dân nghèo, … đến Việt nam để tìm đường làm ăn sinh sống. Trong số đó có một số người đi thẳng đến định cư ở Tịnh Biên (đông nhất là vào đầu thế kỷ XX), làm cho sắc dân nơi đây đa dạng và đông đảo thêm. Người Hoa ở Tịnh Biên chủ yếu là người Quảng Đông và người Hẹ (8). “Chùa Bà nước Hẹ” hay còn gọi là “Miếu Bà Thiên hậu Thánh mẫu” ở Tân Lợi (Tịnh Biên) được xây dựng cách nay hơn một trăm năm là một chứng tích cho sự có mặt của người Hoa ở Tịnh Biên, đặc biệt là người Hẹ. Người Hoa ở Tịnh Biên chủ yếu sống tập trung ở các chợ. Nếu là người Quảng, nghề nghiệp của họ là mua bán (bán tạp hóa), nếu là người Hẹ, họ thường làm rẫy, ngoài ra họ còn làm thêm nghề bốc thuốc Bắc, tiểu thủ công (làm thợ kim hoàn) và phần lớn theo Phật giáo Đại thừa. Cùng thời điểm này, năm 1876, sau khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ, Đức Bổn sư Ngô Lợi, người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, dẫn tín đồ vào khai hoang vùng núi Tượng (Ba Chúc) quận Tịnh Biên (nay thuộc huyện Tri Tôn). Thực chất là lập căn cứ kháng Pháp. Mặt khác, trong những năm kháng chiến chống Pháp, trước sự đàn áp dã man của thực dân, một bộ phận cư dân, đặc biệt là những người hoạt động cách mạng đã bỏ vùng tạm chiến kéo vô vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, rừng núi tiếp tục thực hiện ý chí cứu dân cứu nước của mình. Vì vậy, dân cư Tịnh Biên tăng lên. Bước sang thời chống Mỹ, tình hình trái ngược lại. Dân cư ở miền núi Tịnh Biên giảm xuống rõ rệt cùng với cường độ mở rộng các khu trù mật, các ấp chiến lược, chủ trương dùng bom pháo “tát dân” ở các vùng nông thôn, biên giới và các vùng căn cứ kháng chiến của Mỹ. Người dân sống co cụm lại để đùm bọc, bảo vệ nhau. Rãi rác quanh các chân núi và cánh đồng gần núi chủ yếu là người Khmer sinh sống theo hình thức phum, srok. Dù vậy, thời này Tịnh Biên có thêm cư dân là những tín đồ Thiên Chúa giáo Nhóm con chiên Thiên Chúa giáo trước đây để tránh sự tàn sát, bắt bớ của triều đình đã tiến hành cuộc tị nạn Nam tiến để tìm đất sống và duy trì tín ngưỡng của mình, tích cực phá vỡ các rừng lau, bãi sậy để làm ruộng, mở ấp, lập làng ở một số nơi của tỉnh An Giang (cũ) như Cái Đôi, Koh Teng (Bãi Dinh hay Cù Lao Giêng), Bò Ót, … Tuy nhiên, thời điểm các giáo dân tập trung đông nhất ở Tịnh Biên bắt đầu từ giữa năm 1955, khi chính quyền Sài Gòn mở rộng đồn bót mà trước đó do lính biệt kích (Commando) người Khmer đóng giữ (đồn này do Pháp lập nên vào năm 1954), thành hậu cứ của trung đoàn 131 chủ lực ngụy ở Vĩnh Trung. Đến năm 1957 đồn trở thành hậu cứ quân sự, năm 1959 là trung tâm huấn luyện Thất Sơn và từ năm 1963 là trung tâm huấn luyện Chi Lăng. Lúc cao nhất trung tâm có đến gần 10.000 binh lính các loại, họ được phép mang cả gia đình, vợ con đến đây sinh sống, trong đó có những thành phần từ miền Bắc, miền Trung di cư vào Nam, có những thành phần từ các tỉnh khác thuộc Nam Bộ đến. Căn cứ quân sự này càng phát triển mạnh, dân di cư được quy khu, tập trung về Tịnh Biên ngày càng nhiều, họ phần lớn là những giáo dân Công giáo (Thiên Chúa giáo). 1.2.3. Giai đoạn thống nhất đất nước (sau ngày 30/04/1975) Sau ngày miền Nam giải phóng, nhân dân trở về quê cũ khôi phục lại những thiệt hại của chiến tranh. Song, chiến tranh hầu như chưa kết thúc hẳn ở Tịnh Biên, vì cùng thời gian (chiều 01/05/1975), lính Pol Pot dùng súng cối các loại, pháo 105 ly bắn hàng trăm quả vào thị trấn Tịnh Biên, xã Lạc Quới, An Phú và An Nông [4, tr.215]. Chỉ là hình thức thăm dò tình hình của địch nhưng đã gây căng thẳng và mất ổn định cho nội địa huyện. Ngày 06, 07/05/1975, địch tiếp tục pháo kích và tổ chức những toán lực lượng vượt biên giới từ 300 đến 400m đào công sự rồi rút. Từ năm 1975 đến 1977, chúng cứ liên tục tổ chức nhiều trận tập kích thăm dò, đuổi hàng ngàn Việt kiều, Hoa kiều về Việt Nam qua cửa khẩu Tịnh Biên. Đến rạng sáng ngày 11/01/1978, quân Pol Pot Ieng Sari chính thức dùng một tiểu đoàn chia làm ba mũi tấn công vào huyện Bảy Núi (lúc này Tri Tôn và Tịnh Biên nhập lại làm huyện Bảy Núi). Trong đó, mũi thứ hai đánh vào thị trấn Tịnh Biên, mũi thứ ba đánh vào đầu núi Phú Cường. Đi tới đâu chúng đốt phá nhà cửa, giết hại dân thường tới đó. Bị lực lượng quân đội của huyện phản công, trên đường rút về, chúng còn tiến hành lùa dân Khmer qua bên kia biên giới, gầy dựng thêm lực lượng hòng âm mưu quay trở lại, quyết tâm chiếm cho được Bảy Núi. Mặc dù lực về phía huyện đã có sự chống trả quyết liệt, nhưng vẫn không ngăn nổi bản chất hung tàn của bọn Pol Pot, chúng tàn sát dân vô số kể với những thủ đoạn man rợ nhất. Hơn 3000 đồng bào trong huyện, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em bị chúng giết chết, đau thương nhất là cuộc thảm sát ở chùa Phi Lai (Ba Chúc). Mãi đến ngày 01/01/1979, diệt chủng Pol Pot mới bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam, kết thúc chiến tranh, giúp đưa trên mười ngàn đồng bào Khmer bị chúng lùa sang Campuchia (năm 1978) trở về đoàn tụ gia đình mình ở Tịnh Biên. Đến thời điểm này, Tịnh Biên mới thật sự được yên bình. Trong bối cảnh mới, chính quyền Nhà nước huyện đề ra nhiều chính sách , chủ trương cụ thể về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, … để khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Song song đó, vì có hàng ngàn hecta đất cập theo biên giới còn vướng bom mìn, lựu đạn bị Pol Pot gài lại trước đó nên chưa dám cho dân sản xuất buộc phải bỏ hoang, huyện đã cho thực hiện chính sách dãn dân bằng việc đưa những đồng bào (đông nhất là người Khmer) ở các xã Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Cư, An Nông, … đi làm kinh tế mới ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh. Sau khi tình hình xã hội Tịnh Biên ổn định, đất canh tác được phép cày cấy trở lại, họ trở về bắt tay vào làm ăn sinh sống trong niềm hân hoan mới. Mặt khác, tỉnh còn bố trí lại dân cư ở thành thị về quê. Vì vậy, vùng núi Tịnh Biên dân về sống nhiều hơn, xóm làng được dựng mới thêm, ổn định hơn. Bên cạnh đó, Tịnh Biên còn đón nhận thêm những cư dân “hồi hương” từ Campuchia về. Cuộc sống mới, người dân trở nên hồ hởi, gia đình được sum vầy, dựng vợ, gả chồng nhiều, tốc độ dân số những năm đầu sau giải phóng tăng lên đáng kể. Nhìn chung, do hoàn cảnh lịch sử đã đưa những người dân Việt, Khmer, Hoa đến vùng đất Tịnh Biên khai phá. Trải qua hàng trăm năm cộng cư, các lưu dân đã không quản ngại gian khó, bằng bàn tay khối óc, xương máu của mình, họ đã biến vùng đất hoang hóa, chịu nhiều chiến họa thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc. Hiện nay, dân số toàn huyện có 122.309 người, trong đó : - Người Việt chiếm : 86.542 người. - Người Khmer chiếm : 35.135 người. - Người Hoa chiếm : 632 người (10). Đại bộ phận cư dân sống bằng nghề nông : làm ruộng, làm rẫy, chăn nuôi. Số còn lại làm nghề thủ công và buôn bán. 1.3. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của Tịnh Biên Ngoài một số hoạt động thương mại nhỏ lẻ, An Giang chủ yếu là vùng đất nông nghiệp, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đến mùa nước lên lại xuống đã bồi cho đất đai nơi đây thêm màu mỡ, phì nhiêu. An Giang còn có thời tiết mưa thuận, gió hòa, ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ, nguồn nước dồi dào, … nên đã trở thành một trong những vựa lúa và thực phẩm dồi dào không chỉ của riêng đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả nước. Huyện Tịnh Biên là huyện miền núi của An Giang, đại đa số đất thuộc loại đất cát pha lẫn một ít chất hữu cơ, có nhiều phân thổ (cây lá mục nát thành phân), thích hợp cho cây lúa, hoa màu và cây ăn trái. Vì vậy, ở Tịnh Biên từ lâu người dân đã có tập quán làm ruộng và làm rẫy. Nơi đây còn là môi trường sinh thái khá đặc biệt cho chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) và chăn nuôi gia cầm (gà, vịt). Ngoài ra, Tịnh Biên còn có nhiều nghề thủ công truyền thống, đó là nghề đươn đệm bàng, dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt. Những hoạt động kinh tế này một mặt tạo nên tính chất điển hình cho huyện, mặt khác đã có tác động không nhỏ đến tình hình xã hội của địa phương này. 1.3.1. Trồng trọt Thời khẩn hoang, người lưu dân đến với vùng đất mới này với nông nghiệp là nghề chính, nên họ đã sử dụng phần lớn diện tích khai khẩn được để trồng lúa, một số hoa màu và cây ăn trái. Con kinh Vĩnh Tế hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh công cuộc mở rộng đất hoang, trong đó có vùng đất Tịnh Biên. Là vùng đất đặc biệt, rừng rú hoang sơ, có nhiều đồi núi và cũng có nhiều sông ngòi, kênh rạch, nên khi đến với Tịnh Biên, người dân đã rất dũng cảm, đổ nhiều mồ hôi, sức lực mới có được những cánh đồng bát ngát để trồng trọt. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng lúa lúc này còn rất đơn sơ, rất lạc hậu, việc canh tác chủ yếu dựa vào thiên nhiên, có mưa thì được nhờ, cây lúa tốt tươi, thu hoạch đem lại năng suất cao, ngược lại, năm nào hạn hán, lụt lội thì ruộng đất bị bỏ hoang. Các công trình thủy lợi như kinh Vĩnh Tế lúc này chưa đủ khả năng đảm đương công tác tưới tiêu cho đồng ruộng. Còn người dân, do trình độ nhận thức chưa cao nên chỉ biết cầu đảo mong mưa xuống tưới ruộng. Ban đầu, lưu dân chỉ biết trồng lúa cấy ở phần đất cao. Để khắc phục nạn lũ lụt, ngừơi nông dân đã du nhập thêm cho mình cây lúa sạ (còn gọi là lúa nổi) có khả năng tồn tại trên mặt nước trong mùa nước lụt ngập sâu hàng năm ở những vùng trũng về phía Tứ giác Long Xuyên (9). Thời thuộc Pháp, thực dân rất quan tâm đến khai thác đất hoang để sản xuất lúa gạo nên diện tích canh tác lúa ở Tịnh Biên – An Giang nói riêng, Nam Bộ nói chung tăng lên rõ rệt. Điểm đặc biệt đáng chú ý của Tịnh Biên như trên đã nói là vừa có núi, vừa có sông, rạch nên đất trồng lúa cũng được chia làm hai loại là ruộng trên và ruộng dưới. Ruộng trên là nơi đất cao, không bị ngập vào mùa nước nổi nên áp dụng kỹ thuật cấy lúa như các tỉnh khác (gieo mạ, khi mạ đúng tuổi thì nhổ lên cấy lại cho đều). Lúa ruộng trên (còn gọi là lúa nước trời), thường có nhiều ở vùng Bảy Núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Phần lớn các giống lúa ruộng trên có nguồn gốc từ Campuchia, có khả năng chịu hạn tốt. Lúa canh tác hầu như không tưới, chỉ sử dụng nước tự nhiên nên thường được gieo vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 5, 6 dương lịch và cấy vào tháng 7, 8 dương lịch. Ở Tịnh Biên, phần lớn người Khmer trồng lúa ruộng trên và có tập quán dùng phân bò để cải tạo độ phì nhiêu của đất, ít sử dụng phân hóa học. Giống lúa chủ lực của vùng là nàng nhen, ba thiệt, nàng già (nếp), nhiêu lư, so thum, ăng lưa, col trây cho năng suất cao và ổn định. Ruộng dưới thì khác, do ở địa hình thấp, thường xuyên bị ngập lụt vào mùa nước nổi nên áp dụng kỹ thuật sạ lúa phổ biến ở những vùng trũng, đặc biệt là An Giang (gieo thẳng hạt giống xuống đất mà không cần phải cấy lại). Khi gặt, gốc rạ bỏ cho khô, sau đốt thành tro, cày bừa trộn lấp lại trở thành phân tro. Cây lúa trồng ở đây là giống lúa nổi (còn gọi là cây lúa sạ), cũng được du nhập từ Campuchia sang (năm 1891). Trồng cây lúa nổi ít tốn công, chi phí thấp, chỉ cần cày qua một lượt (có nơi không cần làm đất), sau đó đem giống sạ rồi bừa lắp vào đầu mùa mưa, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, ... Nhìn chung, sản lượng lúa trong suốt thời kỳ cai trị của thực dân Pháp, sản lượng lúa có tăng do mở rộng diện tích khai hoang, còn năng suất lúa thì không có gì thay đổi. Kỹ thuật canh tác của người nông dân thời kỳ này cũng không thay đổi so với trước đó, vẫn đơn sơ, vẫn dựa vào nguồn nước mưa. Năm nào lụt lớn thì rơi vào cảnh mất mùa, năm nào hạn hán kéo dài thì cũng như trước đây, ruộng đồng bỏ hoang vô số, vì vậy, người dân Tịnh Biên rơi vào cảnh nghèo đói thường xuyên. Hơn hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ tiếp theo, đặc trưng của nông nghiệp trồng lúa huyện Tịnh Biên và các nơi khác của tỉnh An Giang vẫn là độc canh cây lúa. Cũng trong giai đoạn này, với âm mưu đưa nông thôn vào quỹ đạo chung của chế độ thực dân mới, chính quyền Sài Gòn đã rất coi trọng vấn đề ruộng đất. Nhiều chính sách, chủ trương được ban hành như chính sách “Cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm với các dụ : Dụ số 2 (08/01/1955), Dụ số 7 (05/02/1955) và Dụ số 57 (22/10/1956) quy định mối quan hệ giữa địa chủ và tá điền và giới hạn số ruộng đất địa chủ sở hữu được ở mức vừa phải ; Luật “Người cày có ruộng” của Nguyễn Văn Thiệu (26/03/1970), cấp “chứng khoán” xác nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, cạnh đó cho du nhập thêm các loại máy móc, phân bón, đầu tư cơ sở vật chất vào nông nghiệp. Nhìn chung, các chính sách của chính quyền Sài Gòn ban ra nhằm phục vụ cho chủ trương “Bình định nông thôn” và lôi kéo nông dân xa rời cách mạng nên qua các dụ ta thấy, ruộng đất phần lớn vẫn còn nằm trong tay của địa chủ lớn, địa chủ vừa và nhỏ, chỉ có ruộng của nông dân (tá điền) là bị giới hạn, có một ít nông dân là có đất để cày cấy. “Người cày có ruộng” đâu không thấy, chỉ thấy số ruộng mà cách mạng cấp cho nông dân bị xáo trộn, gây mất đoàn kết trong dân. Hay nói cách khác, những thành quả ruộng đất của nông dân do chính quyền cách mạng cấp, đến đây bị chính quyền Sài Gòn cướp đi thông qua hình thức khác như là một cách “hợp thức hóa” ruộng đất cho nông dân mà thôi. Khác với chính sách của chính quyền Sài Gòn, chính sách ruộng đất của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại đi đến mục tiêu tăng cường đoàn kết nội bộ nông dân lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích của các tầng lớp nông dân (bần, cố và trung nông), … đánh bại được âm mưu của kẻ thù trong việc cướp đất của dân. Cụ thể, năm 1971, tại tỉnh Châu Hà, 300 nông dân có lực lượng vũ trang hỗ trợ đã làm thất bại âm mưu của địch cho quân tiến đến vùng Bảy Núi định chuyển dân địa phương đi nơi khác nhằm muốn chiếm 4500 ha ruộng của vùng này giao cho nông dân ở nơi khác đến [69, tr.23]. Ở An Giang, từ năm 1967, những giống lúa thần nông cao sản ngắn ngày của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI du nhập vào, hai giống đầu tiên là thần nông 8 (IR8 hay TN8) và thần nông 5 (IR5 hay TN5), phương pháp chủ yếu là cấy (không phải sạ như trước). Ở Tịnh Biên, cây lúa thần nông chiếm một diện tích đáng kể Tuy nhiên, do tình hình xã hội bất ổn, dẫn đến cơ cấu ruộng đất cũng thay đổi theo. Đất công thổ có 602,76 ha, đất công điền bị bỏ hoang là 195,59 ha, cộng với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, chưa có sự tác động nhiều của khoa học kỹ thuật, công việc trồng lúa của người nông dân trở nên bấp bênh và thiếu ổn định. Đời sống người dân lúc bấy giờ phụ thuộc nhiều vào cây lúa nên vì thế trở nên cơ cực hơn. Sau ngày giải phóng, dưới chế độ mới, người nông dân Tịnh Biên vẫn chưa được yên ổn trên mảnh đất của mình bởi cuộc chiến tranh Tây Nam. Nó tàn phá không ít những của cải vật chất, ruộng vườn của người dân nơi đây, không những thế, sự ảnh hưởng tâm lý của nông dân Tịnh Biên từ sau cuộc chiến này đã tác động rất lớn đến công ăn, việc làm của họ, lúc nào họ cũng ở tình trạng nơm nớp lo sợ sự quay trở lại của bọn Pol Pot Ieng Sari. Đến năm 1988, người dân ở các huyện của tỉnh An Giang mới thật sự có được niềm vui. An Giang chủ trương tiến hành giao đất ổn định và lâu dài cho nông dân, để họ được tùy nghi sử dụng, chuyển nhượng cũng được, kế thừa cũng được, có thể tự cải tạo kỹ thuật canh tác nông nghiệp, bởi phần đất Nhà nước giao cho họ đã được ban cấp giấy chứng nhận rõ ràng. Từ đó, nghề trồng lúa, nghề cổ truyền vốn có từ thời dựng nước được người nông dân Tịnh Biên tiếp tục phát huy bằng khoa học của thời đại. Tuy nhiên, đối với lúa ruộng trên, do chưa được đầu tư thâm canh đúng mức nên kỹ thuật canh tác không khác trước, lúa chủ yếu vẫn dựa vào nước trời, năm nào hạn hán hay gieo trễ thời vụ thì lúa cũng bị ảnh hưởng nặng, thậm chí mất trắng. Ngoài làm ruộng, trồng lúa, dân Tịnh Biên còn làm rẫy trồng hoa màu và trồng cây ăn trái. Địa hình triền núi, đất cát của Tịnh Biên rất thích hợp cho việc lập vườn trồng cây ăn trái, tránh tình trạng bị ngập úng do lụt hàng năm. Đồng thời, sau khi thu hoạch lúa, người dân biết tận dụng mảnh ruộng bỏ không (thường là ruộng trên) để trồng thêm hoa màu như bí, các loại đậu, bắp, dưa hấu, khoai mì hay rau cải. Đây còn là một hình thức dùng để cải tạo đất, vừa nhằm tăng thêm độ màu mỡ cho đất, vừa có thêm thu nhập cho gia đình, lại có thể khắc phục tình trạng độc canh cây lúa. Cây ăn trái ở Tịnh Biên bao gồm cả cây nhiệt đới lẫn ôn đới, nhiều nhất là xoài, mãng cầu ta, chuối xiêm, điều (đào lộn hột), sầu riêng, mít, nhãn, lựu, bơ, ... Trong huyện, trồng nhiều nhất là điều, thập niên 80 chính là thời kỳ hoàng kim của nó, hạt (hột) điều thường dùng để xuất khẩu. Năm 1987, có khoảng 3.706 ha diện tích trồng điều, tập trung ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, nhưng hiện nay, chỉ còn khoảng 640 ha ở Tịnh Biên, tập trung ở Thới Sơn, An Phú, An Hảo, An Cư. Các loại cây ăn trái ở Tịnh Biên là loại cây thích hợp với đất cát và chịu khô hạn tốt. Vì vậy, chúng thường trổ hoa và cho thu trái chậm hơn các vùng khác, chẳng hạn như xoài núi thu hoạch chậm hơn xoài đồng bằng khoảng một tháng (trổ tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 5 – 6) hoặc sầu riêng thu hoạch cũng hơi muộn hơn các tỉnh khác (tháng 8, 9), ... Tịnh Biên có một loại cây khá đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây lâu năm chịu hạn rất tốt. Thốt nốt có tuổi thọ rất cao (có khi lên đến vài trăm tuổi) và là loại cây hữu dụng. Vừa là cây ăn trái, vừa là cây dùng cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, vì từ trái, bông, lá đến thân cây, tất cả đều có thể đem lại nguồn thu nhập cho người nông dân. Phần lớn các loại cây này (cây hoa màu và cây ăn trái) chưa được đầu tư chăm sóc hợp lý, chúng chỉ được bón bằng các loại phân tự nhiên (phân chuồng) nên năng suất đưa đến chưa cao. Đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của địa phương. Nhìn chung, do đặc điểm về mặt địa hình có độ dốc cao nên Tịnh Biên có tập quán làm lúa ruộng trên và thuận lợi cho việc lập vườn trồng hoa màu và cây ăn trái. Cũng chính đặc điểm này, cộng thêm thời tiết thường bị khô hạn, điều kiện chăm sóc kém (chủ yếu theo kinh nghiệm của người đi trước), ít sử dụng phân hóa học bón cho cây nên năng suất cho ra rất thấp. Những năm gần đây, người nông dân được hướng dẫn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn với mô hình VRAC (Vườn - Ruộng - Ao - Chuồng), kỹ thuật chăm sóc bón phân, phòng ngừa sâu bệnh, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Như vậy, bên cạnh việc kế tục nghề truyền thống của ông cha, từ đây người dân Tịnh Biên còn biết phát huy nó lên bằng cách kịp thời nắm bắt kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Đây là cách thức mà họ đóng góp vào việc làm giàu cho bản thân và cho địa phương thông qua nghề trồng trọt. 1.3.2. Chăn nuôi Chăn nuôi là một nghề truyền thống của huyện Tịnh Biên, cũng là một trong những thế mạnh của huyện. So với các huyện khác của tỉnh An Giang, nghề chăn nuôi tại đây chủ yếu mang tính chất gia đình. Gia súc, gia cầm chủ yếu được nuôi bằng thức ăn có sẵn, không phải là loại thức ăn chế biến và ít có chuồng trại kiên cố. Tịnh Biên nói riêng, Bảy Núi nói chung có nhiều loại cỏ tuy mọc tự nhiên nhưng lại là loại dùng chăn nuôi gia súc có chất lượng tốt như : cỏ mật, cỏ voi, cỏ đuôi phụng, cỏ lông tây, ... chiếm ưu thế là cỏ ống và cỏ chỉ. Đồng thời, ruộng trên vùng núi Tịnh Biên chỉ có thể cày cấy được một vụ vào mùa mưa, mùa còn lại chúng trở thành những bãi cỏ rộng để chăn thả trâu bò. Chính vì vậy, Tịnh Biên từng nổi tiếng là nơi trao đổi, buôn bán trâu, bò, nhất là ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Xuất phát từ đây mà có câu nói truyền miệng quen thuộc “Lụa Tân Châu, Trâu Nhà Bàng”. Bởi trước đây, cứ mỗi tháng ba lần vào các ngày 10, 20 và 30, tại Châu Đốc có phiên chợ trâu, bò dưới chân núi Sam. Phiên chợ là nơi tập trung nhiều giống trâu, bò ở khắp nơi tập trung về đây, trong đó, nhiều nhất là giống trâu, bò của huyện biên giới Tịnh Biên. Lê Hương trong quyển “Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên” có nói là từ thời “thượng cổ”, nhu cầu cày cấy đã đưa người dân ở hai bên đường biên giới Việt – Campuchia đến với nhau trong việc trao đổi, mua bán loại hàng sống là trâu và bò và nghề này “phát triển mạnh nhất trong thời Pháp cai trị Đông Dương” [33, tr.78]. Song, để tiếp tục giải quyết nạn khan hiếm sức kéo và thịt, phiên chợ lại chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1953 (chấm dứt hoạt động vào tháng 06 năm 1959) qua Nghị quyết số 2774/CAB/KT ngày 19/12/1952 do Thủ hiến Nam phần Việt Nam ký (12). Tuy nhiên, trong phiên chợ, các nơi khác đến Tịnh biên mua trâu, bò nhiều hơn là bán và ở đây, bò được nuôi nhiều hơn trâu. Điều này xuất phát từ địa hình của địa phương là vùng sơn địa và bán sơn địa, rất thích hợp cho việc chăn nuôi bò, trong khi trâu chỉ sống nhiều ở những nơi trũng, nhiều đầm lầy. Người Việt ở Tịnh Biên nuôi bò không nhiều như người Khmer nên thường nhờ họ nuôi, vì cho rằng họ có “tay nuôi”, hình thức này gọi là “nuôi rẻ”. Người Khmer lập chuồng trại và nuôi bò ngay trong nhà (tập quán này đến nay vẫn còn), giống chủ yếu là bò ta vàng địa phương và thức ăn cung cấp cho chúng luôn có sẵn trong tự nhiên như rơm rạ, thân cây bắp, lõi bắp, ... Từ năm 1988, ngành chăn nuôi của huyện được quan tâm phát triển hơn, trong đó, đàn bò tăng bình quân 19% một năm. Theo số liệu thống kê năm 1997, đàn bò ở hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên chiếm đến 2/3 số bò của tỉnh, Tri Tôn có 13.261 con, còn ở Tịnh Biên có đến 13.820 con (nhiều nhất tỉnh). Vài năm gần đây (những năm của thập niên 90 thế kỷ XX), An Giang có thử nghiệm nuôi lai Sind hóa (13) đàn bò sinh sản hoặc vỗ béo. Giống bò này có khả năng chịu đựng kham khổ tốt nên Tịnh Biên đã và đang được khuyến khích thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò song song với chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc Khmer của huyện. Ngày nay, xu hướng cơ giới hóa xâm nhập vào nông thôn ngày càng nhanh, nông dân nơi đây cũng bị chi phối, chuyển từ chăn nuôi bò cày kéo sang chăn nuôi bò lấy thịt ngày càng nhiều và hiệu quả mang lại cho nghề chăn nuôi này khá cao, một đôi bò thịt sau một năm có thể thu lãi hơn hai triệu đồng. Tập quán nuôi heo nói chung đã có từ lâu đời. Ở Tịnh Biên, kỹ thuật nuôi heo trong nhân dân không khác mấy các vùng lân cận. Nhưng điểm nổi bật lên là từ xưa đến nay họ vẫn giữ được tập quán nuôi heo trong nhà và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vẫn là sử dụng cám, gạo nấu trộn với các loại thức ăn thừa, hoặc trộn với thân cây chuối, rau muống, rau lang xắt nhỏ, khác nữa là các loại cua, ốc, cá vụn băm nhuyễn nấu lên. Con heo ở Tịnh Biên phần lớn là heo thịt. Thời thuộc Pháp, người dân Tịnh Biên thường mua heo từ Campuchia, bởi người Khmer Campuchia nuôi heo rất nhiều, nên thường chở qua biên giới Tịnh Biên bán cho người Việt. Về sau, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Campuchia, việc mua heo gặp khó khăn hơn, nhưng họ vẫn thích mua heo của người Khmer Campuchia, vì giá heo của họ bán không cao lại tiện lợi, không cần phải đi xa, khi cần là được “đáp ứng” ngay. Người dân Campuchia cung cấp heo bằng cách chở “lậu” sang Việt Nam quanh năm, nhất là trong tháng nước dâng, mỗi ngày có đến hàng trăm con được đưa sang biên giới, đến với người dân Việt, trong đó có heo giống lẫn heo thịt. Hiện nay, do tác động của chương trình khuyến nông, nhiều giống heo mới như Yorkshire, Duroc, Landrace, ... được nhập vào An Giang và phân bổ xuống các địa phương theo những điều kiện nuôi dưỡng phù hợp. Song, heo chủ lực ở Tịnh Biên không thay đổi, vẫn là giống heo trắng địa phương, nuôi theo cách riêng của địa phương (ít dùng thức ăn gia súc) và thịt chỉ để cung cấp cho địa phương. Không khác nghề nuôi trâu, bò, heo, nghề nuôi gà, vịt ở Tịnh Biên đã gắn liền với người nông dân nơi đây từ rất lâu rồi. Không riêng gì nơi đây, những người nông dân nói chung để tận dụng được thời gian rãnh rỗi sau khi đi đồng về đã tìm nuôi thêm con gà, con vịt trong nhà, làm thức ăn cho gia đình hoặc thiết đãi bạn khi cần. Gà, vịt thường được nuôi trong khu vườn trước hoặc sau nhà. Cách thức chăm sóc mang tính chất gia đình, thức ăn mang tính tự nhiên lấy từ những thứ có sẵn. Gà ăn gạo, thóc ; vịt trước đây có nguồn thức ăn chủ yếu là con trùng, đôi khi là miếng cám hay ốc băm nhuyễn trộn, … hiện nay, người nuôi vịt không cho vịt ăn trùng nữa, nhưng thức ăn vẫn do tự tay họ chế biến từ những thứ cặn, thừa mà không sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm chạy theo hiệu quả kinh tế rút ngắn thời gian nuôi. Ở Tịnh Biên._. tranh chống các thế lực ngoại xâm và diệt chủng Pol Pot vẫn còn đang ảnh hưởng trực tiếp đến nghề. Nhưng nghề đang từng bước vươn lên, tự khẳng định được mình và đạt được nhiều thành tựu nhất định. Những mẫu mã của sản phẩm được đa dạng hóa, đáp ứng và thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ vậy, những người thợ làm nghề dệt thổ cẩm và đường thốt nốt đã đưa được “thành quả” của họ vượt rào cản địa đến với các thị trường lớn trong khu vực và trên thế giới, nhất là thị trường của Mỹ và Nhật Bản. Lợi thế này chính là triển vọng cho nghề tiếp tục phát triển trong thời gian sắp tới. Ngoài những thành tựu mang tính kinh tế như trên, nghề dệt thổ cẩm và làm đường thốt nốt của người Khmer Tịnh Biên – An Giang chính là một trong những tài sản văn hóa tinh thần quý báu. Bởi từ trong nghề thể hiện được những giá trị có ý nghĩa về mặt lịch sử và văn hóa mà nghề đã tích tụ được trong quá trình tồn tại của mình. Tính bản địa đặc trưng cùng với những tinh hoa được sáng tạo thêm từ người thợ sẽ là những nhân tố quan trọng nâng cao giá trị của nghề. Vì vậy, nghề đang cần được khôi phục và nhân rộng quy mô ra nhiều địa bàn xã, thị trấn trong huyện. Đây là một trong những cách thức để nghề được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng cư dân sống trong huyện và được giữ gìn vững chắc hơn. Mặt khác, đồng thời với việc những người thợ Khmer dần tự nhận thức ra được giá trị của nghề, ý thức được việc phải lưu giữ và bảo truyền (bảo lưu và truyền trao) nghề, cần thiết phải không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, tầm hiểu biết, trao dồi và chia xẻ kinh nghiệm cho nhau, … Về phía các ban ngành đã có nhiều chính sách đầu tư của chính quyền Nhà nước từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thị trấn, của Hội ngành, các tổ chức phi chính phủ được ban hành và đi vào thực hiện. Cụ thể, đối với dệt thổ cẩm Khmer, vì đây là loại nghề mà sản phẩm của nó thuộc hàng thủ công mỹ nghệ, đã và đang là một trong những mặt hàng được người nước ngoài ưa thích, nên nghề được sự đầu tư, trợ giúp trực tiếp của các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài, đầu tiên là CARE (Úc), tiếp đến là Craftlink Development với sự tài trợ của JICA (Nhật Bản). Tuy nhiên, chính sự quan tâm của Nhà nước đối với các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số nói chung mới thật sự là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để nghề phát triển suông sẻ. Thực tiễn đúng như vậy, mặc dù Dự án tài trợ của CARE đã chấm dứt, chương trình hỗ trợ của Craftlink cũng tạm dừng, song, lịch sử dệt thổ cẩm của cư dân Khmer Tịnh Biên giờ đây đã chuyển sang trang mới, tốt đẹp và tươi sáng hơn. Số thợ tăng lên, nhiều mẫu mã mới được sáng tạo thêm, quan trọng nhất là những mẫu cũ, cổ truyền và ẩn trong nó là phong cách truyền thống dân tộc vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, để góp phần tạo điều kiện cho nhiệm vụ xây dựng củng cố tổ chức Hội Nông dân và giúp cho các nông dân Khmer nghèo của huyện Tịnh Biên có điều kiện phát triển nghề truyền thống của mình, nhiều dự án hỗ trợ giúp nông dân Khmer khai thác chế biến đường thốt nốt được trình duyệt, gần đây nhất là vào năm 2005 và năm 2006 có Dự án trợ giúp cho xã An Hảo và Văn Giáo của huyện. Những dự án và sự đầu tư đúng mức của Hội Nông dân và địa phương đã tạo cho loại nghề cho ra những mặt hàng là đặc sản của địa phương này trở thành một trong những hàng được chú ý, nhất là đối với khách du lịch ngoài tỉnh. Như vậy, với ý thức và quyết tâm giữ vững nghề không làm cho nó mai một, cùng với đà phát triển như hiện tại và sự quan tâm của Nhà nước thì thiết nghĩ, dự báo trong tương lai nghề sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn, có quy cũ và sẽ là một bước đột phá mới trong lịch sử nghề truyền thống của dân tộc, các sản phẩm do họ làm ra sẽ trở thành sản phẩm đặc trưng, mang phong cách Khmer hơn và được trân trọng hơn. Tuy nhiên, nhằm tiếp tục bảo tồn và phát huy nghề thì bên cạnh sự quan tâm cũng cần có những phương hướng cụ thể, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương mà vận hành. Theo cách nhìn riêng, chúng tôi có thể trình bày khái quát những phương hướng đó như sau : - Khuyến khích nhận thức nâng cao trình độ học vấn cho cộng đồng Khmer Tịnh Biên. - Chú ý đến công tác giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lớp trẻ kế thừa. - Áp dụng công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nghề. - Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin sản phẩm và thị trường cho chính những người thợ. - Tuyên truyền “nhịp sống” của nghề. - Kết hợp với cụm du lịch của huyện đưa sản phẩm của nghề truyền thống phát triển theo hướng mới. - Tạo cho nghề có một không gian riêng. Những phương hướng trên chính là những biện pháp cơ bản, cần thiết cho sự phát triển theo hướng tích cực của nghề truyền thống Khmer Tịnh Biên trong tương lai. Nếu thực hiện theo quy trình này, chúng ta tin chắc rằng một thời gian không xa nữa, nghề sẽ được phổ biến rộng rãi hơn. Từ đó, nghề sẽ có điều kiện tiếp cận với nhiều người thuộc các dân tộc khác nhau trong và ngoài nước, trở thành sản phẩm đặc trưng mang hơi thở của chỉ riêng dân tộc Khmer ở địa phương Tịnh Biên. Không chỉ có thế, thông qua sản phẩm, nghệ nhân Khmer Tịnh Biên cũng có thể trực tiếp giới thiệu với mọi người về lịch sử hình thành và phát triển nghề của dân tộc và địa phương. Tựu trung lại như người ta thấy, nếu như thời gian qua, những hoạt động văn hóa Khmer nơi miền sông nước Nam Bộ đã và đang có một sức hút và lôi cuốn kỳ lạ đối với mọi tầng lớp nhân dân và du khách muôn phương, thì tại nơi miền núi xa xôi Tịnh Biên, nghề truyền thống Khmer với những sản phẩm đặc thù, nếu biết tận dụng khai thác thì chắc chắn không những có thể góp phần tích cực vào sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” mà hơn nữa còn có thể trở thành những điểm du lịch thu hút độc đáo mà không một nơi nào có thể so sánh được. CHÚ THÍCH (1). Nay thuộc Quốc lộ 91 và Tỉnh lộ 948. (2). Ngũ trấn : Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. (3). Lục tỉnh : Phiên An (năm 1833 đổi là Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. (4). Trấn Vĩnh Thanh cũ được chia làm 2 tỉnh : Vĩnh Long và An Giang. (5). Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện là Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành (Rạch Giá). (6). Tỉnh Long Châu Hà năm 1974 gồm các huyện của tỉnh Châu Hà cũ, thêm huyện Châu Phú, Châu Thành và 2 thị xã Long Xuyên – Châu Đốc. (7). Thị trấn Nhà Bàng được thành lập theo quyết định số 56/HĐBT ngày 10/05/1986 của Hội đồng Bộ trưởng. (8). Bia hiện nay không còn nguyên vẹn, vì trước năm 1972, ông Nguyễn Văn Hầu và nhân dân xã Vĩnh Tế chỉ tìm thấy một góc bia và lưu giữ nó tại Lăng Thoại Ngọc Hầu (núi Sam). (9). Người Hẹ (Hakka hay Hạt Ká), lúc đầu tự xưng là Hạt Ká, về sau biến âm thành người “Hẹ”. Thực tế trong người Hẹ có một số dân tộc khác nhau, nhưng cư trú gần nhau lâu đời nên ngôn ngữ và phong tục tập quán ảnh hưởng qua lại. Nhiều người Hẹ cho đến nay không còn nhớ gốc của dân tộc mình nữa. (10). Số liệu thống kê năm 2006 của Phòng Thống kê huyện Tịnh Biên. (11). Xem phụ lục 3.1, trang 124. (12). Xem phụ lục 3.2, trang 125. (13). Bò lại Sind là giống bò lai giữa bò cái ta vàng và bò đực Sind Ấn Độ. Bò có màu nâu đậm đến màu cánh gián, trán dồ, u vai cao, yếm tương đối rộng. Chúng có khả năng thích nghi rộng, chịu đựng kham khổ tốt. (14). Trong tiếng Khmer, phum có nghĩa là “đất”, “thổ cư” ; srok nghĩa là “xứ sở”, là một tổ chức xã hội bao gồm nhiều phum. Phum tương đương với ấp (hoặc xã), còn srok tương đương với đơn vị huyện của người Việt. Phum, srok thường được Việt hóa thành từ “phum – sóc”. (15). Số liệu thống kê năm 2004 của Ủy ban nhân dân huyện Tịnh Biên. (16). Xem phụ lục 3.3, trang 125 -126. (17). Người việt gọi là Thốt nốt. Một số trường hợp do người Khmer nói tiếng Việt không rõ, nên khi nghe, người Việt nói “chạy” ra thành Thốt lốt. (18). Xem phụ lục 3.4, trang 126 -128. (19). Săm-pốt, loại váy quấn quanh người, chổ vải thừa túm lại phía trước, kéo ra phía sau giữa hai đùi, vắt vào giữa lưng. (20). Năm 1920, diện tích trồng dâu ở Tân Châu là 200 mẫu, chưa kể phía Bảy Núi [Lịch sử An Giang]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan An (1994), Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền Nam, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. 2. Phan An (1985), “Nghiên cứu về người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long”, Dân tộc học, (3), tr.19-25, 30. 3. Phan Trọng Ân (2001), “Mùa nấu đường thốt nốt ở An Giang”, Sài Gòn giải phóng, (19/12), tr.6. 4. BCH Đảng bộ huyện Tịnh Biên (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Tịnh Biên (1930 – 2000), An Giang. 5. Báo cáo Đánh giá nhu cầu cộng đồng tại ấp Srây – Xà - Cốt xã Văn Giáo - huyện Tịnh Biên – An Giang, nhóm nghiên cứu Dự án “Nâng cao năng lực quản lý cho dân tộc thiểu số” của Craft Link Development do Jica tài trợ, tháng 01/2003. 6. Báo cáo điển hình tại Đại hội thi đua tỉnh An Giang lần 3 của Hợp tác xã dệt thổ cẩm Văn Giáo (21/06/2005). 7. Bộ văn hóa thông tin - Vụ văn hóa dân tộc (2004), Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 8. Trần Văn Bổn (1999), Một số lễ tục dân gian của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 9. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Dự án Chương trình tín dụng - tiết kiệm Hợp tác xã dệt Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Báo cáo tại Hội thảo “Một số kinh nghiệm thực tiễn trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam”, tại Hà Nội từ 15-17/02/2006. 11. Dự án Mô hình trợ giúp nông dân Khmer nghèo khai thác chế biến đường thốt nốt xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang, năm 2005. 12. Dự án Mô hình trợ giúp nông dân Khmer nghèo khai thác chế biến đường thốt nốt xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang, năm 2006. 13. Dự án thành lập Làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống xã Văn Giáo - huyện Tịnh Biên - tỉnh An Giang, Hội Dân tộc học Tp.Hồ Chí Minh – Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng dân tộc (30/09/2004). 14. Nguyễn Đình Đầu (1995), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn : An Giang, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. 15. Phạm Trọng Điềm (dịch), Đào Duy Anh (h. đ) (2006), Đại Nam nhất thống chí, t.5, Nxb Thuận Hóa, Huế. 16. Tân Việt Điểu (1959), “An Giang xưa và nay”, Văn hóa nguyệt san, (39), tr.178-193. 17. Tấn Đức (2002), “Ngọt ngào mùa đường thốt nốt”, Sài Gòn giải phóng, (13/03), tr.6. 18. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Hà Nội. 19. Nhất Định Được (2000), “Thạch thốt nốt”, Sài Gòn giải phóng, (20/04), tr.6. 20. Mạc Đường (1981), “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long trong thời cổ đại”, Dân tộc học, (4), tr.1-9. 21. Mạc Đường (1982), “Quá trình phát triển dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XV đến XIX”, Nghiên cứu lịch sử , (3), tr.34-43. 22. Mạc Đường (1983), “Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long vào những năm đầu của thế kỷ XX”, Nghiên cứu lịch sử, (4), tr.35-45, 51. 23. Mạc Đường (chủ biên) (1991), Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Tp.Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Văn Hầu (1963), “Thất Sơn”, Văn hóa nguyệt san, (84), tr.1221-1227. 25. Nguyễn Văn Hầu (1970), “Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long (chặng cuối cùng của cuộc Nam tiến)”, Sử - Địa, (19-20), tr.3-24. 26. Nguyễn Văn Hầu (1999), Nữa tháng trong miền Thất Sơn, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 27. Sông Hậu (2001), “Đường thốt nốt”, Thương nghiệp thị trường Việt Nam, (09), tr.24. 28. Nguyễn Hữu Hiệp (2002), “Nghề tơ lụa ở An Giang”, Xưa – nay, (120), tr.35. 29. Nguyễn Hữu Hiếu (2001), Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 30. Hội khoa học lịch sử Tp.Hồ Chí Minh (2005), Nam Bộ đất và người, t.3, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 31. Mai Thế Hởn (chủ biên) (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Sài Gòn. 33. Lê Hương (1970), Chợ trời biên giới Việt Nam – Cao Miên, Quỳnh Lâm. 34. Đăng Khánh (2006), “Mượt mà làng lụa Bảy Núi”, An Giang, (xuân Bính Tuất), tr.10. 35. Trần Ngọc Khánh (2003), Hoa văn thổ cẩm của người Chăm, Luận án Tiến sĩ lịch sử - chuyên ngành Dân tộc học, Tp.Hồ Chí Minh. 36. Phan Khoang (2001), Việt Sử xứ Đàng Trong 1558 – 1777, Nxb Văn Học, Tp.Hồ Chí Minh. 37. Nguyễn Hùng Khu (chủ nhiệm) (2005), Hôn nhân và gia đình tộc người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo khoa học (đề tài cấp Bộ), Tp.Hồ Chí Minh. 38. Kỷ yếu Hội thảo Lịch sử hình thành vùng đất An Giang (2000), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường An Giang xuất bản. 39. Trần Hồng Liên (1996), Phật giáo Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến năm 1945), Nxb Tp.Hồ Chí Minh. 40. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. 41. Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Nxb Khoa học xã hội. 42. Sơn Nam (1998), Lịch sử An Giang, Nxb Tổng hợp An Giang. 43. Sơn Nam (2005), Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn, Nxb trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 44. Sơn Nam (2005), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 45. Vân Nam (1999), “Người Khmer ở Nam Bộ”, Xưa – nay, (59B-69B), tr.48. 46. Hoàng Xuân Phương (2005), “Nước thốt nốt - nguồn dinh dưỡng nông thôn Nam Bộ”, Khoa học phổ thông, (2), tr.16-17. 47. Trần Thanh Phương (1984), Những trang về An Giang, Hội Văn nghệ An Giang xuất bản. 48. Võ Thành Phương (2004), Tìm hiểu An Giang xưa, Văn nghệ An Giang xuất bản. 49. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nhgiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Đỗ Quyên (2006), “Lụa làng Srây Skóth – An Giang”, Văn hóa - lịch sử An Giang, (24), tr.36-37. 51. Vĩnh Sương (2000), “Đường thốt nốt”, Sài Gòn giải phóng, (01/05), tr.6 52. Mai Văn Tạo (1999), “Cây thốt nốt ở An Giang”, Xưa – nay, (69B), tr.24. 53. Mai Văn Tạo (2001), Đất quê hương - tuyển tập truyện ký, Nxb Văn nghệ An Giang. 54. Lâm Tâm (1994), Người Hoa ở An Giang, Chi hội Văn nghệ dân gian An Gian - Hội Văn nghệ Châu Đốc. 55. Kim Thạch (2000), “Khôi phục và phát triển nghề dệt truyền thống của bà con dân tộc Khmer ở An Giang”, Sài Gòn giải phóng, (22/05), tr.6. 56. Huỳnh Quốc Thắng (1998), “Giao tiếp văn hóa như một động lực phát triển lịch sử - văn hóa của Nam Bộ”, Văn hóa dân gian, (1), tr.26-30. 57. Huỳnh Quốc Thắng (1998), Đặc trưng văn hóa tộc người của Nam Bộ trong mối quan hệ với các vùng văn hóa ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu sinh bảo vệ tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Tp.Hồ Chí Minh ngày 22/09/1998. 58. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Lễ hội dân gian Nam Bộ - khía cạnh giao tiếp văn hóa dân tộc, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 59. Huỳnh Quốc Thắng (2003), “Văn hóa - điểm tựa của du lịch Việt Nam trên con đường hội nhập”, Du lịch Việt Nam, (1), tr.39-40. 60. Huỳnh Quốc Thắng (2003), “Văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du lịch Việt Nam”, Du lịch Tp.Hồ Chí Minh, (140-141), tr.16-17. 61. Ngô Đức Thịnh (1984), “Người Khmer đồng bằng sông Cửu Long là thành viên của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, Nghiên cứu lịch sử, (3), tr.26-32. 62. Tân Thuận (1999), “An Giang - nghề làm đường thốt nốt phát triển mạnh”, Sài Gòn giải phóng, (07/08), tr.6. 63. Nguyễn Ngọc Thủy (2004), Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 – 1867, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh. 64. Thực trạng và các giải pháp để khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nghề thủ công tỉnh An Giang, Báo cáo của Sở Công nghiệp An Giang – 2005. 65. Nguyễn Ngọc Tính (dịch), Đào Duy Anh (h.đ) (2002), Đại Nam thực lục chính biên, t.1, Nxb Giáo dục. 66. Tình hình hoạt động Hợp tác xã dệt Văn Giáo năm 2004 - Phương hướng và nhiệm vụ năm 2005, Báo cáo của Hợp tác xã dệt Văn Giáo ngày 30/11/2004. 67. Tôn Nữ Quỳnh Trân (2003), Nghề dệt Chăm truyền thống, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 68. Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ, Đỗ Văn Nhung (1982), Lịch sử Campuchia, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 69. Lê Minh Tùng (chủ nhiệm) (2000), Biên soạn chương nông, lâm, ngư nghiệp và chương tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp (thuộc phần kinh tế của Địa chí (An Giang)), Ban chỉ đạo biên soạn Địa chí An Giang. 70. Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á (2000), Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia tp.Hồ Chí Minh. 71. Phan Thị Yến Tuyết (1992), Văn hóa vật chất của các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án PTS.KHLS, Tp.Hồ Chí Minh 72. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở - trang phục – ăn uống của các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội. 73. Phan Thị Yến Tuyết (chủ biên) (2002), Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống Nam Bộ, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 74. Ủy ban Khoa học xã hội nhân văn - Viện dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 75. UBND tỉnh An Giang (2003), Địa chí An Giang, An Giang. 76. Viện dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội. 77. Viện văn hóa (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn hóa dân tộc. 78. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. INTERNET 1I. 91t_n%E1%BB%91t. 2I.www.baodoanhnghiep.com.vn/article.aspx?article_ID=13986 - 72k – Kết quả bổ sung. 3I. 4I. 5I. 6I. 7I. 8I. 9I. 10I. 11I. 12I. 13I. 14I. yb3VwaWQ9MzEma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=1 15I. 16I. 17I. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : BẢN ĐỒ PL 1.1: Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên trước năm 1975. [Lịch sử Đảng bộ huyện Tịnh Biên] PL 1.2 : Bản đồ hành chính huyện Bảy Núi. [Lịch sử Đảng bộ huyện Tịnh Biên] PL 1.3 : Bản đồ hành chính huyện Tịnh Biên (đến năm 2005) [Địa chí An Giang] PL 1.4 : Bản đồ hiện trạng nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên. [Địa chí An Giang và bản vẽ của Nguyễn Tôn Nghiêm Huấn] PHỤ LỤC 2 : ĐỊA LÝ – DÂN CƯ PL 2.1. CÁC NÚI Ở HUYỆN TỊNH BIÊN Tên núi Độ cao (m) Chu vi (m) Vị trí núi Núi Phú Cường (Bạch Hổ sơn) 282 9.500 An Nông - Tịnh Biên Núi Dài (Ngũ Hồ sơn) 265 8.751 An Phú - Tịnh Biên Núi Két (Anh Vũ sơn) 266 5.250 Thới Sơn - Tịnh Biên Núi Rô 149 2.250 An Cư - Tịnh Biên Núi Trà Sư (Kỳ Lân sơn) 146 1.750 Nhà Bàng - Tịnh Biên Núi Bà Vải 146 1.400 Nhơn Hưng - Tịnh Biên Núi Đất Lớn 120 2.120 Nhơn Hưng - Tịnh Biên Núi Bà Đắt 103 1.075 Văn Giáo - Tịnh Biên Núi Cậu 100 1.900 Tịnh Biên - Tịnh Biên Núi Đất Nhỏ 80 450 Nhơn Hưng - Tịnh Biên Núi Mo Tấu 80 270 Nhơn Hưng - Tịnh Biên Núi Chùa 60 380 Nhơn Hưng - Tịnh Biên Núi Tà Nung 59 1.450 Tịnh Biên - Tịnh Biên Núi Cấm (Thiên Cấm sơn) 705 28.600 An Hảo - TịnhBiên Núi Bà Đội 261 6.075 Tân Lợi - Tịnh Biên Núi Bà Khẹt (núi Voi) 129 1.380 Chi Lăng - Tịnh Biên Núi Ba Xoài 58 550 An Cư - Tịnh Biên Núi Cà Lanh 41 1.225 An Hảo - Tịnh Biên [Nguồn : Địa chí An Giang, tr.107] PL 2.2. DÂN SỐ HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2006 Đơn vị: Hộ - Người Tên đơn vị Tổng số hộ Tổng số người Kinh Khmer Hoa Toàn huyện 27.530 122.309 86.542 35.135 632 TT.Nhà Bàng 3.328 14.176 13.668 211 297 TT.Chi Lăng 1.793 7.950 6.874 921 155 TT.Tịnh Biên 3.151 14.005 12.693 1.240 72 Xã Núi Voi 1.222 5.210 4.894 316 - Xã Nhơn Hưng 1.318 6.079 5.893 186 - Xã An Phú 1.752 7.913 7.094 819 - Xã Thới Sơn 1.586 7.106 7.050 56 - Xã Văn Giáo 1.834 8.329 2.115 6.201 13 Xã An Cư 2.214 10.103 2.445 7.649 9 Xã An Nông 973 4.366 3.980 386 - Xã Vĩnh Trung 2.268 10.286 3.872 6.328 86 Xã Tân Lợi 1.997 8.880 4.400 4.480 - Xã An Hảo 2.784 12.145 5.803 6.324 - Xã Tân Lập 1.310 5.761 5.761 - - [Nguồn : Thống kê của Phòng thống kê huyện Tịnh Biên] PHỤ LỤC 3 : MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI PL 3.1. TỨ GIÁC LONG XUYÊN Tứ giác Long Xuyên được xác định từ bốn góc trong khu vực : Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên và Rạch Giá. Trong Tứ giác Long Xuyên, người ta chọn Long Xuyên đặt tên chung cho vùng này. Tứ giác Long Xuyên bao gồm vùng Láng Linh : Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, vùng rừng tràm : Hà Tiên và Thất Sơn. Khi xưa vùng này là rừng rậm nhiều bùn lầy, nước đọng quanh năm như vùng Đồng Tháp Mười. Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị và muốn khai thác vùng này chỉ có cách thực hiện kế hoạch ô vuông trước hết đào kinh tháo phèn. Chúng cho vét lại kinh Vĩnh Tế và kinh Thoại Hà và cho đào thêm hai con kinh mới tháo nước tại vịnh Rạch Giá : kinh Tri Tôn và kinh Ba Thê. Về sau, hàng loạt các kinh ngang được thi công. Tốc độ khai thác được gia tăng, nhất là khi xuất hiện cây lúa nổi. Đồng thời việc chiếm lĩnh ruộng đất của chúng cũng tăng cao, nông dân bị bần cùng. Hiện nay, do áp lực gia tăng dân số nên hầu hết đất đai được khai phá. Do nhu cầu lương thực và công ăn việc làm, Nhà nước chủ trương thực hiện nhiều tiểu vùng đê bao khép kín. Vấn đề tài nguyên đầu nguồn bị xâm hại nên hằng năm áp lực nước sông Cửu Long dâng cao gây lụt lội. Ngày nay, chính phủ đầu tư vốn để thực hiện nhiều công trình thủy lợi : kinh T5, T6, nhằm tháo lũ nhanh ra biển Tây từ kinh Vĩnh Tế, tháo phèn ở vùng đất hoang Giang Thành và tập trung dân cư trên tuyến đê bao tránh lũ. Tương lai, Tứ giác Long Xuyên trở thành vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. [42, tr.98-99] PL 3.2. CHỢ GIA SÚC NÚI SAM Ở Nam Kỳ, trong chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp, việc cung cấp sức kéo và thịt cho miền Nam chưa được phát triển. Trong khi ngành chăn nuôi ở miền Nam chưa được chú ý, một số thương lái người Việt đến chợ Tà Keo (Campuchia) mua trâu bò về miền Nam bán lại. Dần dần Hội chợ gia súc Tà Keo hình thành. Năm 1935, nhu cầu tiêu thụ trâu bò ở miền Nam ngày càng nhiều, chính quyền thực dân đồng ý tổ chức chợ phiên gia súc tại Núi Sam chu đáo hơn chợ gia súc Tà Keo. Họ đề ra những quy định : phải có lán trại, bảo vệ sức khỏe và chống ăn cướp trâu bò, nghiêm cấm tệ nạn cờ bạc…. Nói là Hội chợ gia súc, thực chất là mua bán, trao đổi trâu bò. Lúc đầu mỗi năm tổ chức hai đợt. Đợt một đầu tháng 01 và đầu tháng 02 dương lịch. Đợt hai : tháng 04 và tháng 05 dương lịch. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chính phủ Bảo Đại ban hành nghị định 19/12/1952, cho phép mở lại Phiên trâu bò Núi Sam với mục đích cung cấp lượng thịt cho Sài Gòn. Nhưng tất cả gia súc phải được chủng ngừa trước khi đem bán. Khác lần trước, lần này phiên chợ gia súc Núi Sam được tổ chức vào các ngày 10, 20, 30 mỗi tháng. [42, tr.99-100] PL 3.3. TRÁI MẶC NƯA Mặc nưa là một loại cây có trái tròn bằng cở trái chùm ruột lớn hay trái táo. Khi sống có màu xanh, lúc chín thì có màu đỏ. Ăn không được, chỉ dùng để nhuộm quần áo. Người ta lấy trái mặc nưa lúc mới già dầm bể, quậy với nước lạnh thành một màu đen để nhuộm vải rất tốt. Màu đen của mặc nưa không bao giờ phai, áo quần nhuộm rồi mặc đến rách vẫn còn đen. Có lẽ mặc nưa là một cây đặc biệt mọc trên đất cao nên chỉ có ở Cao Miên (Campuchia) là nhiều nhất. Người Khmer ở hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn trước đây đều dùng mặc nưa để nhuộm quần áo theo phương pháp cổ truyền. Người Chăm ở Tân Châu – Châu Phong – An Giang cũng dùng mặc nưa nhuộm quần áo màu đen. Tuy nhiên, nghề nhuộm mặc nưa lại do một số đông người Việt làm lấy [26, tr.235] PL 3.4. ĐƯỜNG THỐT NỐT NGỌC TRANG RA THỊ TRƯỜNG. [] Người có công đưa đường thốt nốt, mặt hàng đặc sản truyền thống của người Khmer ra thị trường thế giới đó là chị Phạm Thị Ngọc Trang, chủ cơ sở đường thốt nốt nguyên chất Ngọc Trang ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chị Trang chỉ là người buôn bán lẻ, mua gom đường của đồng bào dân tộc Khmer về bán lại cho người tiêu dùng. Trong thời gian này chị nhận thấy, đường của người dân tộc Khmer làm ra lẫn khá nhiều tạp chất nên thường bị khách hàng chê và việc buôn bán của chị vì thế mà bị chậm lại. Trước tình hình này chị quyết định mở lò nấu đường, mua đường thốt nốt sơ chế của người dân tộc về nấu ra đường thành phẩm nguyên chất với chất lượng cao. Bấy giờ đường thốt nốt do cơ sở của chị nấu ra đạt chất lượng cao, không pha trộn, không dùng hoá chất khử màu, đường có màu vàng đậm, đặc trưng của đường thốt nốt. Chính vì thế sản phẩm đường của cơ sở chị có giá cao hơn so với loại đường trước kia gia đình thường bán, điều đó đã khiến cho những mối mua đường trước đây không chấp nhận. Để tìm đầu ra cho loại đường cao cấp của mình chị quyết định chuyển đối tượng mua hàng. Chị mang đường đến các khu du lịch chào hàng, có một số gian hàng ở khu du lịch núi Sam và các khu du lịch khác trong tỉnh nhận bán thử. Sau một thời gian góp mặt, đường thốt nốt Ngọc Trang đã trở nên quen thuộc với du khách đến An Giang, đường của chị nấu không đủ bỏ mối cho các điểm bán hàng ở các khu du lịch. Tuy vậy, chị vẫn chưa mạnh dạn mở rộng cơ sở tăng số lượng sản phẩm, vì chị sợ nếu sản xuất đường nhiều quá không tiêu thụ kịp sẽ bị lỗ. Trong một lần đến hành hương ở khu du lịch miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, một thương nhân Đài Loan mua thử một số đường thốt nốt về dùng theo lời chào hàng của người bán. Trở về Đài Loan sau khi dùng qua thứ đường thốt nốt đặc sản của Việt Nam mang thương hiệu Ngọc Trang, ông ta thấy không có một thứ đường nào sánh bằng. Nhân dịp ông Huỳnh Thế Năng, Giám đốc Sở nông nghiệp An Giang, lúc bấy giờ là Chủ tịch huyện Tịnh Biên đến Đài Loan công tác, ông khách nhờ ông Năng mua dùm đường thốt nốt mang thương hiệu Ngọc Trang gửi sang Đài Loan. Trở về quê ông Năng tìm đến cơ sở sản xuất đường Ngọc Trang. Nhìn thấy tiềm năng của cơ sở và hướng ra của loại đường đặc sản quê mình, ông khuyên họ nên mở rộng sản xuất, đăng ký bảo hộ thương hiệu, mọi việc sẽ được phía huyện giúp đỡ và miễn luôn tiền đăng ký thương hiệu. Thương hiệu đường thốt nốt "trình làng" Từ đó người tiêu dùng biết đến thương hiệu đường thốt nốt nguyên chất Ngọc Trang ngày càng nhiều qua các lần tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao trong cả nước. Khi mà tên thương hiệu đường thốt nốt Ngọc Trang đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu, thì việc bán buôn với khách hàng nước ngoài cũng thuận lợi hơn nhiều. Càng ngày chị càng có nhiều bạn hàng nước ngoài tìm đến mua sản phẩm, nhiều nhất phải kể đến Indonesia, họ là khách hàng thường xuyên. Hiện nay đường thốt nốt Ngọc Trang đã có mặt hầu như khắp nơi: Khách sạn Hương Giang, những quán bán chè bưởi và một vài siêu thị ở Hà Nội, khu du lịch Hội An, Đà Nẵng, siêu thị Maximark, Coop - mark, siêu thị Phú Lâm ở TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Ngọc Trang còn ký các hợp đồng xuất khẩu đường thốt nốt ủy thác qua công ty đi các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia. Với sản lượng đường bán hằng năm khoảng 90 - 100 tấn/năm, tăng rất nhiều so với lượng đường chị bán trong nước trước đây. Hiện chị Ngọc Trang đang hoàn tất thủ tục ký hợp đồng xuất đường thốt nốt bột cho phía Nhật Bản với số lượng 50 tấn/tháng, giá 18.000 đồng/ký. Đây là loại đường hoàn toàn mới, cơ sở Ngọc Trang vừa nghiên cứu sản xuất thành công. Đường thốt nốt không thể sản xuất với sản lượng lớn, vì nguyên liệu dùng sản xuất không nhiều. Cây thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer còn trồng với tính chất hộ gia đình, thời gian khai thác nước thốt nốt từ tháng 12 âm lịch đến tháng 5 âm lịch của năm sau. Khi vào những tháng cây thốt nốt không cho nước thì không có nguyên liệu sản xuất. Vả lại, cách chế biến của cơ sở hoàn toàn thủ công nên vẫn còn mang tính nhỏ lẻ. Để đường thốt nốt, một mặt hàng đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer phát triển lớn mạnh, rất cần sự giúp sức của chính quyền huyện Tịnh Biên. Mong rằng trong tương lai gần cây thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer sẽ trở thành cây xóa nghèo đối với đồng bào dân tộc miền núi huyện Tịnh Biên và một số huyện khác trong tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Nguồn tin: TBKT] PHỤ LỤC 4 : HÌNH ẢNH PL 2.05 : Phụ nữ Khmer đang ngồi bắt bông trên sợi. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.06 : Hoa văn đã được bắt thành hình. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.08 : Cô thợ dệt và chiếc khăn choàng Krama. [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.07 : Phụ nữ Khmer khung dệt. bên [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.09 : Hoa văn Tuồng tích Phật Thích Ca (Hônl À Nennl, Icat Tuồng Phật Thích Ca) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.10 : Hoa văn hình bông dâu (chìm) (Hônl paka mal tuốt, Icat bông dâu) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.11: Hoa văn ghép xanh – vàng (Pa muônl bay ton) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.12 : Hoa văn hình bông lồng đèn (Huôl sáth kết thôm, Icat lồng đèn) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.13 : Hoa văn hình bông Tây Bliêng. (Hônl sath kết tuốt, Icat Tây Bliêng) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.14 : Hoa văn hình cây mía. (Hônl paka ôm pâu, Icat cây mía) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.15 : Hoa văn hình bông ớt. (Hônl paka khiênl, Icat ớt) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.16 : Hoa văn hình đòn gánh. (Hônl đoàn réth, Icat đòn gánh) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.17 : Hoa văn hình bông dâu (nổi). (Hônl paka monl thôm, Icat dâu) [Hợp tác xã dệt Văn Giáo] PL 2.18 : Hoa văn hình bông dâu. (được người dân mua từ Campuchia về) [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.19 : Những hàng cây thốt nốt ở Tịnh Biên. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.20 : Thợ trèo cây thốt nốt (không cần đài tre). [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.21 : Hứng nước từ hoa của cây thốt nốt. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.22 : Thợ đang nấu đường thốt nốt. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.23: Thợ đang đánh đường thốt nốt. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] PL 2.24 : Thợ đang đổ đường thốt nốt vào khuôn. [Ảnh : Nguyễn Tôn Thanh Nguyên] ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7258.pdf
Tài liệu liên quan