BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Văn Tú
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC VIỆT NAM
(Trường hợp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội và
Văn miếu Mao Điền, Hải Dương)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Hà Nội - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Nguyễn Văn Tú
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC VIỆT NAM
(Trường hợp Văn Miếu – Qu
242 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích nho học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc Tử Giám, Hà Nội và
Văn miếu Mao Điền, Hải Dương)
Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
Mã số: 9319042
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Phạm Hồng Toàn
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương
Hà Nội - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận án tiến sỹ: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam
(Trường hợp Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội và Văn miếu Mao Điền, Hải
Dương) là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả
Nguyễn Văn Tú
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN........................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 ................................................................................................................ 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO
HỌC VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH NHO HỌC ............................................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích .............................. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di tích Nho học Việt Nam ....... 14
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu- Quốc
Tử Giám và Văn miếu Mao Điền........................................................................................... 17
1.2. Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích .................................... 22
1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................................... 22
1.2.2. Quan điểm lý thuyết luận án áp dụng ......................................................................... 30
1.2.3. Khung phân tích hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học ................ 34
1.3. Hệ thống di tích Nho học Việt Nam ........................................................... 38
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống di tích Nho học Việt Nam ........................................ 38
1.3.2. Hiện trạng hệ thống di tích Nho học Việt Nam .......................................................... 42
1.3.3. Phân loại di tích Nho học Việt Nam ........................................................................... 44
1.3.4. Đặc điểm hệ thống di tích Nho học Việt Nam ............................................................ 48
1.3.5. Vai trò và giá trị của di tích Nho học Việt Nam hiện nay ......................................... 51
1.3.6. Lịch sử di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền ....................... 59
Tiểu kết ................................................................................................................. 63
Chương 2 .............................................................................................................. 65
THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ...................... 65
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM VÀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN........................ 65
2.1. Giá trị của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền .................... 65
2.1.1. Giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám hiện nay ......................................................... 65
2.1.2. Giá trị di tích Văn miếu Mao Điền .............................................................................. 73
2.2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
và Văn miếu Mao Điền........................................................................................................... 78
2.2.1. Bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học ................................................................. 78
2.2.2. Bảo vệ di tích về mặt vật chất và kỹ thuật................................................................... 93
2.2.3. Hoạt động phát huy giá trị di tích ............................................................................. 100
2.3. Nhận xét chung ........................................................................................ 115
2.3.1. Ưu điểm và bài học kinh nghiệm ............................................................................... 115
iii
2.3.2. Bất cập và những vấn đề đặt ra ................................................................................. 121
Tiểu kết .......................................................................................................... 126
Chương 3 ............................................................................................................ 128
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC HIỆN NAY ....... 128
3.1. Cơ sở của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam ................. 128
3.1.1. Chính sách và quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản ................................. 128
3.1.2. Những vấn đề cần quan tâm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nho học ................................................................................................................................. 130
3.2. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Nho học Việt Nam .......................................................................................... 132
3.2.1. Định hướng và mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học ................. 132
3.2.2. Nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học .......................................... 134
3.2.3. Một số giải pháp chung .............................................................................................. 136
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ...................................................................... 150
3.3.1. Giải pháp trong hoạt động bảo vệ về pháp lý, khoa học ........................................ 150
3.3.2. Giải pháp trong hoạt động tu bổ, tôn tạo ................................................................. 153
3.3.3. Giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích .................................................. 157
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Văn miếu Mao Điền ................................................................................ 161
3.4.1. Giải pháp trong bảo vệ về pháp lý, khoa học .......................................................... 161
3.4.2. Giải pháp trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích ..................................................... 162
3.4.3. Giải pháp trong hoạt động phát huy giá trị di tích .................................................. 163
Tiểu kết .......................................................................................................... 165
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 167
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 170
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 185
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTPH : Bảo tồn và phát huy
DSVH : Di sản văn hóa
DTNH : Di tích Nho học
LATS : Luận án tiến sĩ
LSVH : Lịch sử - văn hóa
NCS : Nghiên cứu sinh
NXB : Nhà xuất bản
QĐ : Quyết định
VHTT : Văn hóa và Thể thao
Tp : Thành phố
Tr. : Trang
TS : Tiến sỹ
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO : United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization (Tổ chức Văn hóa,
Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc)
VHKH :Văn hóa khoa học
VHTT&DL : Văn hóa – Thể thao và Du lịch
VMQTG : Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
VMMĐ : Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương)
v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, MÔ HÌNH, BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1. Kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện nay 69
Sơ đồ 2.1. Kiến trúc Văn miếu Mao Điền hiện nay 75
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Trung tâm hoạt động VHKH
VMQTG
85
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL di tích huyện Cẩm
Giàng
86
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Hoạt động VHKH
VMQTG NCS đề xuất
152
Tên mô hình
Mô hình 1.2. Mô hình lý thuyết quản lý Di sản 31
Mô hình 3.2. Mô hình mạng lưới liên kết các di tích Nho học 149
Tên bảng
Bảng 2.1. Lượt khách và giá trị thu phí tham quan ở Văn Miếu
– Quốc Tử Giám
72
Bảng 2.1. Số lượng đoàn và tổng số lượt khách được đón tiếp ở
VMMĐ
77
Bảng 2.2 Số đoàn khách tham quan VMQGT được thuyết minh 109
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nho giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên cho đến thời
kỳ độc lập tự chủ thì đã xác lập được chỗ đứng trong đời sống văn hóa – xã
hội của người Việt. Với sự kiện thành lập Văn Miếu, sau đó là Quốc Tử Giám
vào các năm 1070 và 1076 ở thời Lý, cùng với các khoa thi liên tiếp được mở
ra sau đó, trên đất nước Việt Nam đã dần dần hình thành và phát triển một
nền giáo dục Nho học – khoa cử mà trong suốt hơn 8 thế kỷ đã góp phần đào
tạo nên một đội ngũ trí thức – quan lại Nho học có những đóng góp tích cực
cho sự phát triển chung của đất nước.
Nho giáo và nền giáo dục - khoa cử Nho học cũng đã để lại một di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, đó là kho tàng thư tịch Hán Nôm đồ sộ;
là hệ thống Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ - nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên
hiền, danh Nho và tôn vinh, ngưỡng vọng những người hiếu học, học giỏi, đỗ
cao; các trường học từ trung ương đến địa phương cùng các hiện vật liên quan
như: bia đá, bảng vàng, sắc phong, thần phả, gia phả, nhà thờ các vị đỗ đại
khoa; những hiện vật của các vị khoa bảng như: nhà cửa, phương tiện học
hành (sách, bút, nghiên mực, gánh sách). Hệ thống di tích Nho học ở Việt
Nam chiếm một vị trí quan trọng trong di sản Nho học và trong hệ thống di
tích lịch sử văn hóa toàn quốc. Trải qua chiến tranh cũng như những thăng
trầm của lịch sử, hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam đã bị hư hại xuống cấp
nhiều. Trong số các di tích Nho học hiện còn, đáng chú ý có các Văn miếu
cấp trung ương như Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội (VMQGT), Văn miếu
Huế, các Văn Miếu cấp địa phương (cấp tỉnh) như Văn miếu Mao Điền Hải
Dương (VMMĐ), Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên), Văn miếu Bắc Ninh
(Bắc Ninh). Việc bảo tồn, tôn tạo và tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá
2
trị những di tích này trong công cuộc xây dựng nền văn hóa và giáo dục hiện
nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, nhiều di
tích đã được quan tâm đầu tư, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị. Hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị đã đạt được những thành tựu to lớn không chỉ góp phần
vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nền văn
hóa mới, mà còn có ý nghĩa lớn về xã hội và kinh tế. Đặc biệt DTNH gắn với
nền giáo dục khoa cử Việt Nam, là biểu tượng, minh chứng cho truyền thống
hiếu học, khoa bảng của dân tộc. Việc phát huy giá trị của di tích nhằm giáo
dục truyền thống hiếu học, bồi dưỡng nhân cách con người góp phần to lớn
vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước, tạo nguồn lực cho việc
xây dựng đất nước hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
hiện nay.
Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đầu tư đồng bộ
bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trở thành những di sản
có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hoá, phục vụ giáo
dục truyền thống” [107].
Tuy nhiên, công tác BTPH giá trị của di tích hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đồng bộ. Ngoài di tích có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch
như VMQTG Hà Nội, hầu hết các di tích khác chỉ có thể phát huy giá trị trong
các dịp đặc biệt như tết cổ truyền hoặc đầu năm học. Công tác tu bổ, tôn tạo
di tích, việc tổ chức hoạt động nhằm phát huy giá trị của các di tích hiện chưa
xứng với tiềm năng và giá trị của di tích. Ngay cả ở những nơi có hoạt động
tích cực, hiệu quả như VMQTG, thì việc tổ chức các hoạt động này còn mang
nhiều tính tự phát, giải pháp tình thế của đơn vị quản lý di tích, các hoạt động
chưa được tổ chức thành hệ thống, dựa trên những cơ sở lý luận khoa học, và
chưa tổng kết, đánh giá được hiệu quả của hoạt động.
3
Một thực tế đáng lưu tâm hiện nay là, việc tu bổ, tôn tạo các di tích
Nho học, như Văn miếu hàng tỉnh, hàng huyện hay Văn từ, Văn chỉ không chỉ
gặp khó khăn trong việc huy động kinh phí, thống nhất về chủ trương đầu tư,
mà còn gặp phải những vấn đề có tính chất lý luận như: DTNH có vai trò, giá
trị thế nào đối với văn hóa, giáo dục, kinh tế, có cần thiết phải tiếp tục tu bổ,
tôn tạo DTNH trong giai đoạn hiện nay không? Việc bảo tồn và phát huy giá
trị DTNH hiện nay thực hiện theo định hướng như thế nào? Có hay không sự
khác biệt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DTNH và các di tích khác?
Giải pháp nào cho nhà quản lý các DTNH để bảo tồn và phát huy giá trị
DTNH hiệu quả, góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng xã hội
học tập, xây dựng nền kinh tế trí thức trong xã hội hiện đại?
Vấn đề này cần được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đúc kết để đưa ra
định hướng và giải pháp cho hoạt động BTPH giá trị phù hợp vừa mang tính
khoa học, vừa được thực tiễn chấp nhận. Cho đến nay, chưa có một công trình
nghiên cứu đầy đủ nền tảng lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quá
trình BTPH giá trị của DTNH trong giai đoạn vừa qua.
Từ những vấn đề trên, NCS lựa chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị
di tích Nho học Việt Nam (Trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội;
Văn miếu Mao Điền,Hải Dương) làm đề tài cho luận án, với mong muốn
nghiên cứu để giải quyết các vấn đề còn bất cập trong hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích Nho học, góp phần giúp các nhà quản lý văn hóa
có định hướng và giải pháp để bảo tồn, tôn tạo DTNH bền vững, hiệu quả,
góp phần phát triển nền giáo dục, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát
triển bền vững di tích trong bối cảnh hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
4
Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTNH ở
Việt Nam qua trường hợp VMQTG, VMMĐ; chỉ ra ưu điểm và bất cập trong
hoạt động này, để từ đó đề ra định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả
hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DTNH nói chung, các di tích VMQTG
và VMMĐ nói riêng, một cách hiệu quả và bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận, quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di tích và
xây dựng khung lý thuyết áp dụng cho luận án;
- Nghiên cứu giá trị tiêu biểu, đặc thù của hệ thống DTNH nói chung và
của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn Miếu Mao Điền, làm cơ sở cho hoạt
động phát huy giá trị di tích;
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
VMQTG và VMMĐ; đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác này;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả bảo tồn và phát
huy giá trị cho các di tích này trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. 1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động BTPH giá trị di tích
VMQTG và VMMĐ.
Đây là hai DTNH tiêu biểu, đặc thù nhất trong hệ thống DTNH Việt
Nam. Trước hết, Văn miếu là loại hình di tích mang nét đặc trưng, tiêu biểu
nhất của di tích Nho học, thể hiện được bản chất của di tích Nho học: là nơi
thờ tự, tôn vinh và giáo dục Nho học; Thứ hai, đây là hai di tích đại diện cho
hai mức độ, cấp độ quan trọng khác nhau trong hệ thống DTNH, đó là:
VMQTG là Văn miếu cấp quốc gia, do triều đình quản lý, còn VMMĐ là Văn
miếu cấp tỉnh, vùng, có ảnh hưởng một vùng, một địa phương, do địa phương
quản lý; Thứ ba, đây là hai di tích được bảo tồn, bảo vệ thuộc loại nguyên vẹn
5
nhất cho đến thời điểm nghiên cứu; Thứ tư, đây là hai di tích được bảo vệ, tôn
tạo và phát huy giá trị hiệu quả nhất trong số các di tích còn lại hiện nay.
Trong quá trình triển khai, NCS còn so sánh với hoạt động BTPH giá trị
tại DTNH khác để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Văn miếu
Mao Điền.
- Phạm vi thời gian: từ 1986 đến nay, tập trung giai đoạn 2015 đến nay.
- Nội dung nghiên cứu: Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
VMQTG và VMMĐ.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Di tích Nho học nói chung, di tích VMQTG, VMMĐ có giá trị và vai
trò gì trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa, giáo dục Việt Nam?
2. Hoạt động BTPH giá trị của DTNH tại VMQTG và VMMĐ đã thực
sự hiệu quả, phát huy hết giá trị của di tích trong bối cảnh hiện nay?
3. Định hướng và những giải pháp nào để khắc phục và nâng cao hiệu
quả hoạt động BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích VMQTG, VMMĐ?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
DTNH nói chung, VMQTG và VMMĐ nói riêng có vai trò quan trọng,
giá trị đặc biệt với việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa, giáo dục, với phát
triển kinh tế gắn với du lịch hiện nay, nếu được bảo tồn và phát huy giá trị
đúng hướng, khoa học và phù hợp với quan điểm quản lý DSVH hiện đại.
Xây dựng DTNH thành một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục truyền
thống của quốc gia, tỉnh, vùng tùy theo quy mô, vai trò cụ thể của di tích bằng
những giải pháp BTPH thích hợp sẽ đưa DTNH vào phục vụ đời sống cộng
đồng đem lại hiệu quả tích cực cho nền giáo dục và văn hóa, kinh tế.
6
Trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu hoạt động BTPH giá trị DTNH,
NCS nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích VMQTG và VMMĐ,
đề ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả BTPH giá trị DTNH nói chung,
di tích VMQTG, VMMĐ nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
5. Đóng góp mới của đề tài
5.1. Đóng góp khoa học
- Bổ sung thêm cơ sở lý luận cho chuyên ngành quản lý văn hóa cơ sở
lý luận về quản lý DTNH, cụ thể là khung lý thuyết nghiên cứu BTPH giá trị
DTNH nói chung và VMQTG, VMMĐ, chỉ ra ưu điểm, tồn tại của hoạt động
BTPH phát huy giá trị của DTNH.
- Chỉ ra vai trò, giá trị đặc biệt của hệ thống di tích Nho học trong nền
nền văn hóa và đối với văn hóa, giáo dục hiện nay, làm cơ sở để triển khai các
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DTNH hiệu quả, bền vững trong giai
đoạn hiện nay.
5.2. Đóng góp thực tiễn
Đánh giá thực trạng BTPH giá trị DTNH nói chung, di tích VMQTG,
VMMĐ một cách khoa học, khách quan, từ đó chỉ ra ưu điểm, tồn tại của hoạt
động BTPH phát huy giá trị VMQTG và VMMĐ, làm cơ sở chỉ ra định
hướng, mục tiêu, giải pháp BTPH giá trị DTNH nói chung, đề ra giải pháp
BTPH hiệu quả di tích VMQTG, VMMĐ hiện nay nói riêng. Các nhà quản lý
có thể tham khảo để quản lý DTNH bền vững, tạo động lực cho việc phát
triển kinh tế, đào tạo, phát triển con người trong nền kinh tế trí thức, nguồn
nhân lực cho một xã hội công nghiệp hiện đại, bảo tồn văn hóa truyền thống
của dân tộc, góp phần đảm bảo cho việc hội nhập văn hóa thành công.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa học, Quản lý văn
hóa, Sử học, xã hội học... dùng để nghiên cứu lịch sử hình thành di tích Nho
7
học, lịch sử tu bổ, tồn tạo di tích tại chương 1; việc tìm hiểu đánh giá của
người sử dụng di tích, quản lý di tích trong chương 2, chương 3;
6.2. Phương pháp so sánh
Nghiên cứu, so sánh các luận điểm của các nhà nghiên cứu về bảo tồn di
tích để tổng hợp, đề xuất ra khung lý thuyết nghiên cứu của luận án, định
hướng, quan điểm, giải pháp về BTPH giá trị di tích Nho học. Phương pháp
này được sử dụng nhiều ở chương 1 và chương 3, khi cần đưa ra những nhận
định, luận giải những quan điểm, đề xuất định hướng, giải pháp.
6.3. Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa
Điền dã, khảo sát thực địa, quan sát, thu thập tài liệu bằng chụp ảnh, ghi
chép, phỏng vấn, tham dự các sự kiện tại di tích VMQTG, VMMĐ để tìm
hiểu thực trạng hoạt động BTPH giá trị di tích, từ đó đánh giá ưu điểm, tìm ra
những vấn đề còn hạn chế. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2, khi
nghiên cứu thực trạng hoạt động BTPH của Di tích VMQTG, VMMĐ và một
số DTNH khác.
6.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu, tổng hợp,
phân tích tài liệu liên quan đến hoạt động BTPH giá trị DTNH, xác định giá
trị, vai trò của di tích Nho học xưa và nay. Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trong chương 1, chương 2 để tìm hiểu, nghiên cứu về các khái niệm,
lý thuyết, luận điểm của các nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị di tích nói chung, di tích Nho học nói riêng. Nghiên cứu vai trò, giá trị
của các di tích Nho học trong bối cảnh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Phụ lục (50 trang),
Tài liệu tham khảo (14 trang), phần chính văn luận án trình bày trong 03
chương:
8
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
và tổng quan về di tích Nho học .
Chương 2. Thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích Văn
Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chât lượng và hiệu quả
việc bảo tồn phát huy giá trị di tích Nho học Việt Nam hiện nay.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
NHO HỌC VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH NHO HỌC
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Di sản văn hóa là vấn đề đã được quan tâm nhiều, đặc biệt trong những
năm gần đây, khi việc BTPH giá trị của DSVH không chỉ là vấn đề của riêng
ngành văn hóa, của các nhà quản lý, mà còn là mối quan tâm của nhiều ngành
khác nhau, từ kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường. Các công trình nghiên cứu
về BTPH giá trị DSVH đã đề cập đến các quan điểm, nguyên tắc cũng như
giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH áp dụng cho nhiều loại hình
DSVH khác nhau, trong đó có DSVH vật thể, mà cụ thể là các di tích LSVH
và danh lam thắng cảnh.
Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đã được các nhà nghiên cứu thế giới
quan tâm từ khá sớm. Trong nhiều nghiên cứu, khi đề cập tới hai vấn đề
BTPH giá trị di tích, các tác giả tập trung triển khai, cụ thể hóa các nguyên
tắc, quan điểm quản lý di tích trong các công ước, hiến chương của UNESCO,
phát triển các quan điểm này, như: Heritage Studies: Methods and
Approaches (Nghiên cứu di sản: Các phương pháp và cách tiếp cận) của tác
giả John Carman & Marie Louise Stig Sorensen (2009) [144]; Cultural
Heritage Management (Quản lý DSVH ) của PM Massenger and GS Smith
(2010) [146]; Để phát huy giá trị DSVH, các tác giả nghiên cứu giải pháp
khai thác các giá trị nhằm phát triển du lịch, tìm hiểu mối tương quan giữa di
sản và du lịch như trong Heritage, Tourism and Society (Di sản, Du lịch và
cộng đồng) của tác giả Herbert, D.T (1995) [145]; Tourism and heritage
Management (Quản lý di sản và Du lịch) của Nuryanti W (1997)[147];
Managing heritage tourism (Quản lý du lịch di sản) của tác giả Brian Garrod,
10
Alan Fyall (2000) [141]; Cultural Tourism: the Partnership between Tourism
and Cultural Heritage Management (Du lịch văn hóa: Sự tương tác giữa du
lịch và quản lý DSVH) của tác giả B McKercher, H Cross, and RB
McKercher (2002)[142]; Heritage Indentification, Conservation and
Management của G Aplin(2002) (Xác định, bảo tồn và quản lý di sản)[143];
hoặc Cultural Heritage and Tourism (DSVH và du lịch) của tác giả Timothy,
D. J. (2011) [150], (Bản sách điện tử Kindle); Nhìn chung, các tác giả đề cập
đến nội dung và các vấn đề đặt ra trong BTPH giá trị DSVH, đưa ra một số
nguyên tắc, kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với với hoạt
động phát triển du lịch.
Trong các nghiên cứu của mình, các tác giả cho rằng, vấn đề cân bằng
giữa hai lĩnh vực bảo tồn và phát triển thế nào cho hợp lý luôn là bài toán khó
với các nhà quản lý. Peter Howard (2002) trong Heritage: Management,
Interpretation, Identity (Di sản: quản lý, diễn giải và bản sắc) cho rằng, các
nhà quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi: chúng ta cần bảo tồn cái gì, tại sao và
cho ai? Việc bảo tồn nhằm gìn giữ lại tối đa những giá trị của di sản, làm cơ
sở để khai thác, phát huy các giá trị đó trong đời sống. Việc khai thác, phát
huy giá trị là điều cần, làm cho di sản thực sự trở thành một bộ phận của cuộc
sống hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu lưu ý rằng, việc khai thác cần quan
tâm đến vấn đề phát triển bền vững, tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn
tới những ảnh hưởng không tốt đến bản thân giá trị của các di sản đó [149].
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các bài viết, nghiên cứu mang tính vĩ mô
liên quan đến việc bảo tồn DSVH vật thể. Các tác giả đã đề cập tới các quan
điểm, khái niệm về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, thực trạng việc
bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể, đồng thời đề xuất một số nhóm quan
điểm và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH vật thể, trong đó chủ yếu
là di tích LSVH. Thực tế quản lý các DSVH vật thể, mọi hoạt động quản lý
11
đều hướng tới mục đích quan trọng nhất đó là duy trì sự tồn tại của các di sản
ở trạng thái tốt nhất, từ đó có thể khai thác, phát huy phục vụ cho cộng đồng
xã hội. Một số công trình đã nghiên cứu hiện trạng quản lý DSVH vật thể
trong những năm qua, từ đó chỉ rõ giải pháp nhằm BTPH giá trị DSVH vật
thể, chủ yếu là các di tích LSVH.
Trong bài “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH”,
tác giả Đặng Văn Bài (2002) đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công tác
quản lý nhà nước đối với DSVH, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan
tâm, trong đó việc phân cấp quản lý di tích; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn -
bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích - là yếu tố có
tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý [4, tr.11-13].
Trong bài “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích LSVH” tác
giả Lưu Trần Tiêu (2011) cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt
cụ thể là: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật
chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu hiện tại của xã
hội. Tác giả nhấn mạnh: các di tích LSVH chỉ có thể được bảo vệ và phát huy
cao nhất giá trị văn hóa khi thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt hoạt động này
[112, tr. 3 -7]. Như vậy, có thể thấy hoạt động bảo tồn bao gồm các hoạt
động: nghiên cứu khoa học và lập hồ sơ di tích, công nhận di tích để có căn
cứ pháp lý, khoa học bảo vệ di tích, sau đó tiến hành tu bổ, tôn tạo nhằm bảo
vệ sự tồn tại lâu dài của di tích, cuối cùng là phát huy giá trị di tích. Như vậy,
bảo tồn di tích bản thân đã bao gồm hoạt động phát huy giá trị di tích.
Hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên-2012)
trong cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế đã đề cập đến nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý DSVH,
trong đó có thực trạng quản lý di tích LSVH, bảo tàng và DSVH phi vật thể.
Từ thực trạng này các tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh
12
vực của di tích như: đầu tư đồng bộ trong bảo tồn, tôn tạo, triển khai việc quy
hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hợp lý, hài hòa bền vững [38,
tr.486].
Tác giả Hà Văn Tấn (2005) trong bài viết “Bảo vệ di tích LSVH trong
bối cảnh công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước” cho rằng: “Các di tích
LSVH đang trong tình trạng SOS khẩn cấp... Nếu chúng ta không có những
chính sách bảo tồn thì ngay cả các di tích quý giá ấy cũng sẽ bị mất đi, mà
một dân tộc đánh mất đi di tích LSVH là một dân tộc đánh mất trí nhớ”
[98, tr.44-54]. Trong bài “Tầm nhìn tương lai đối với DSVH và hệ thống bảo
vệ di tích ở nước ta” của tác giả Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ ra những tác động
của CNH, ĐTH làm tổn hại tới hệ thống di tích LSVH; nguyên nhân dẫn đến
tình trạng hiện nay. Tác giả đã phân tích khá kỹ ba nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, BTPH giá trị DSVH trong điều kiện
CNH, ĐHT hiện nay [47, tr.4-5].
Đề tài nghiên cứu Bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH trong quá trình
phát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế [51] của Cục DSVH do Nguyễn
Thế Hùng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động bảo vệ, phát
huy DSVH vật thể và phi vật thể trên phạm vi cả nước, chỉ ra những thành tựu
và hạn chế trong hoạt động này. Tác giả cũng đề xuất 6 nhóm giải pháp chính
nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH là: tăng cường công tác
quản lý nhà nước; củng cố hoàn thiện bộ máy ngành; chính sách đầu tư; xã
hội hóa; đào tạo nguồn lực con người; tăng cường hợp tác quốc tế
Tác giả Phạm Thị Thu Hương (2013) trong đề tàì nghiên cứu khoa học
cấp bộ Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn DSVH tại các vùng đang
trong quá trình CNH, ĐTH ở đồng bằng sông Hồng, [52] nghiên cứu thực
trạng bảo vệ DSVH vật thể và phi vật thể ở một số địa phương vùng đồng
bằng sông Hồng trong quá trình CNH, ĐTH. Sau khi chỉ ra tác động cả tích
13
cực và tiêu cực của quá trình CNH, ĐTH đến DSVH, tác giả đã đề ra những
giải pháp bảo tồn DSVH.
Công trình Văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn năm
(2006) [19] của tác giả Nguyễn Chí Bền và BTPH giá trị DSVH vật thể Thăng
Long Hà Nội (2010) [20] do tác giả Nguyễn Chí Bền chủ biên đã trình bày,
phân tích khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn cùng những kinh nghiệm
bảo tồn, phát ... làm cho di tích trở nên toàn vẹn, bằng việc tôn tạo, phục hồi di
tích. Tất cả các hoạt động trên nhằm để phát huy giá trị di tích. Như vậy, Bảo
tồn di tích là những hoạt động nhằm là đảm bảo cho di tích giữ được nguyên
vẹn như nó vốn có và tồn tại lâu dài vì mục đích phát huy giá trị. Bảo vệ di
tích chỉ là một phần rất nhỏ công việc của bảo tồn di tích.
29
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động quản lý di sản văn hóa,
các nhà nghiên cứu có những luận giải cụ thể về hoạt động bảo tồn di tích.
Theo tác giả Nguyễn Chí Bền, bảo tồn di tích “là tất cả những nỗ lực nhằm
hiểu biết về DSVH giá trị lịch sử, ý nghĩa của nó, nhằm đảm bảo sự an toàn
về vật chất của di tích và khi cần đến đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi
phục” [20, tr. 20]. Công thức hoạt động của khoa học bảo tồn DTNH ở đây sẽ
là: Nghiên cứu phát hiện giá trị của di tích + tìm kiếm giải pháp kỹ thuật gìn
giữ lâu dài + khai thác giá trị phục vụ phát triển văn hóa, xã hội [20, tr. 21].
Định nghĩa này phù hợp với những luận giải ở các nghiên cứu về hoạt
động bảo tồn di tích đã nói ở phần 1.1.1, và đó là cơ sở để NCS xây dựng
khung lý thuyết nghiên cứu hoạt động BTPH giá trị DTNH. Đối tượng bảo
tồn trong nghiên cứu này là DTNH, cụ thể là VMQTG và VMMĐ
1.2.1.4. Giá trị, phát huy giá trị
Giá trị: Khái niệm về giá trị được hiểu theo nhiều mặt khác nhau, có
nhiều quan niệm khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Giá trị có thể được hiểu là
phẩm chất tốt, tác dụng tốt, là cái làm cho sự vật trở nên có ích, có đáng quý.
Nghĩa là, tùy theo nhận thức, đánh giá của con người đối với một sự vật, một
khách thể. Đại từ điển tiếng Việt giải thích: Giá trị là cái được xác định có ích,
có hiệu quả trong cuộc sống vật chất, tinh thần [126, tr. 725]. Theo tác giả
Trần Ngọc Thêm Giá trị được hiểu “là tính chất của khách thể, được chủ thể
đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong bối
cảnh không gian – thời gian cụ thể” [103, tr. 139]. Theo đó, giá trị di tích là tính
chất của di tích được con người (cộng đồng, chủ thể) đánh giá là tích cực, trong sự
so sánh với các di tích khác ở cùng trong khu vực, vào cùng thời điểm. Di tích
được coi là có giá trị khi cộng đồng, chủ thể xác định là tốt, là tích cực trong sự so
sánh với những thứ khác cùng loại. Do đó, di tích lịch sử phải là những di tích có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học... theo sự đánh giá của chủ thể (chính quyền,
30
cộng đồng sở hữu..). Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng khái niệm giá trị này
để nghiên cứu giá trị di tích Nho học.
Phát huy giá trị: phát huy có nghĩa là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng
tác dụng và tiếp tục phát triển thêm, phát huy giá trị tức là làm cho giá trị
được lan rộng tác dụng, tiếp tục phát triển thêm. Phát huy giá trị di tích nghĩa
là làm cho giá trị của di tích được lan rộng tác dụng, phát triển thêm giá trị
của di tích. Theo tác giả Nguyễn Chí Bền, “Phát huy giá trị di tích có nghĩa là
tập trung sự chú ý của công chúng một cách tích cực tới các giá trị của di
tích/di sản, làm cho đông đảo người biết đến giá trị của di tích bằng cách
truyền đạt trực tiếp hay thông qua một hình thức nào đó” [20, tr. 21].
Phát huy giá trị di tích có nghĩa là sử dụng hiệu quả giá trị vốn có của
di tích vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, thẩm mĩ, khoa học.
Phát huy những giá trị đó như là nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
đồng thời trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm bảo vệ di sản của cộng đồng.
Vai trò của việc BTPH giá trị của DSVH là hai mặt hữu cơ, tương hỗ,
là hai mặt của một quá trình. Bảo tồn DSVH chính là việc gìn giữ sự tồn tại
của di tích lâu dài, ổn định, là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu
dài, ổn định của di tích. Còn phát huy giá trị di tích là làm cho giá trị của di
tích, di sản được lan rộng, tiếp tục tác dụng tích cực tới công chúng. DSVH
được phát huy theo nhiều cách khác nhau, cho nhiều mục đích khác nhau tùy
theo giá trị của chúng.
Bảo tồn và phát huy giá trị là hai mặt hữu cơ trong việc quản lý DSVH.
Di tích, di sản phải được bảo tồn mới gìn giữ được giá trị, ngược lại, giá trị di
sản phải được phát huy mới đem lại giá trị cho cộng đồng, qua đó khẳng định
giá trị của di sản, đồng thời đem lại nguồn lực, động lực bảo tồn di sản. BTPH
giá trị di tích là hoạt động cơ bản của quản lý DSVH.
1.2.2. Quan điểm lý thuyết luận án áp dụng
31
Để tìm hiểu các quan điểm bảo tồn di sản hiện nay, Bùi Hoài Sơn
(2008) đã đưa ra khái niệm về di sản như sau: “Di sản là sự lựa chọn từ quá
khứ lịch sử, ký ức, báu vật của cộng đồng để thể hiện cho nhu cầu, nguyện
vọng, mong muốn của xã hội hiện tại.” [100, tr. 79]. Bùi Hoài Sơn đã dựa trên
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc biệt là nghiên cứu của
Ashworth (1997) tổng hợp thành 3 quan điểm về quản lý di sản, đó là: Quan
điểm bảo tồn nguyên vẹn; Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa và Quản
điểm bảo tồn phát triển (Quản lý di sản) [100, tr. 176-177]. Trong đó, quan
điểm Bảo tồn phát triển được sử dụng rộng rãi hiện nay. Quan điểm này, theo
Ashworth, được bắt đầu từ mô hình quan niệm sau:
Mô hình 1.2. Mô hình quan điểm Bảo tồn phát triển
Quan điểm này không bận tâm tới việc bảo tồn y nguyên như thế nào,
nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản
sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại.
Có thể có nhiều mục đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong
việc bảo tồn di sản và mục đích được áp dụng phù hợp với từng đối tượng di
32
sản nhất định. Nguồn lực cho việc bảo tồn được tạo ra bởi nhu cầu của thị
trường sản phẩm. Bởi vậy các tiêu chí được lựa chọn để bảo tồn cũng phụ
thuộc vào sự lựa chọn của thị trường. Cho nên, chiến lược bảo tồn của quan
điểm này coi di sản là một chức năng nên là một sự lựa chọn cho phát triển.
Không có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kế hoạch bảo tồn di sản
không tách rời khỏi các chiến lược bảo tồn di sản khác [100, tr. 178-185].
Quan điểm này dựa trên cơ sở DSVH hiển nhiên đang tồn tại song hành với
xã hội của chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp vận hành di sản
một cách thích hợp với những yêu cầu của thời đại hiện nay. Điểm quan trọng
của quan điểm này nằm ở nội hàm “tính xác thực” của DSVH.
Văn kiện Nara năm 1994 về “tính xác thực” nhận thức theo tinh thần
của Hiến chương Venice năm 1964, đã mở rộng khái niệm “tính xác thực” để
đáp ứng các mối quan tâm và lợi ích đối với các di sản văn hóa ngày càng mở
rộng trên thế giới ngày nay. Tùy thuộc tính chất và bối cảnh văn hóa của di
sản và sự biến chuyển của nó trong thời gian mà xác định tính xác thực gắn
với các nguồn tư liệu khác như hình thức, thiết kế, vật liệu và chất liệu cách
sử dụng, chức năng truyền thống và kỹ thuật; tính chất và cách thể hiện và
những nhân tố khác bên trong và bên ngoài di sản. Quan điểm nhận thức về
giá trị DSVH, tính nguyên gốc của di sản văn hóa, và xu hướng dự báo về vai
trò của di sản văn hóa trong tương lai cũng được giới nghiên cứu tiếp cận theo
hướng mới mẻ. Theo đó, DSVH không còn được coi là sự vật của quá khứ
với hàm nghĩa những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn,
mà DSVH được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa trong
những môi trường vận động xã hội thực tại. Điều quan trọng nằm ở nhận thức
về giá trị di sản và cách thức duy trì các giá trị đó - như những nền tảng cơ
bản của xã hội cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai.
Quan điểm mới về di sản giúp các nhà quản lý di sản có quyết định hợp
33
lý, về vấn đề sử dụng di sản. Mục tiêu của xã hội là làm sao để sử dụng quá
khứ (DSVH) cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất (về mọi mặt) cho xã
hội - chứ không còn là gò bó đi theo quan điểm này hay quan điểm khác về
bảo tồn. Trong trường hợp cần thiết (với quan điểm mới) người ta vẫn có thể
quyết định bảo tồn yếu tố nào đó của quá khứ - nhưng bảo tồn không phải để
bảo tồn, gìn giữ một cách cứng nhắc, thuần túy, mà bảo tồn hiểu theo nghĩa
rộng, đó là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản. Và đương
nhiên, bên cạnh các hình thức hoạt động bảo tồn, vẫn còn có thể có nhiều
cách khác giúp các nhà quản lý văn hóa và cộng đồng phát huy giá trị di sản.
Đây chính là một trong những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu quá
trình quản lý di sản văn hóa, trong đó có việc BTPH giá trị DSVH trong xã
hội hiện nay.
Theo quan điểm này, khi thực hiện công tác BTPH giá trị di tích, cần
đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di tích sống và phát huy được các giá trị
của nó trong đời sống đương đại. Nhiệm vụ BTPH giá trị di tích là “chuyển
giao cho các thế hệ mai sau muôn ngàn di tích đó với đầy đủ vẻ rực rỡ huy
hoàng đích thực của chúng” [58]. DTNH có giá trị lịch sử bởi nó gắn liền, là
sản phẩm của chế độ quân chủ, của nền giáo dục truyền thống, minh chứng
cho nền giáo dục truyền thống Việt Nam. Di tích Nho học là ký ức về những
thành tựu vẻ của nền giáo dục truyền thống, như các danh nhân, trí thức Nho
học, các kỳ lễ hội tôn vinh hiền tài, các lễ xướng danh, lễ vinh quy bái tổ,
hình ảnh các thầy đồ, các danh nhânDTNH là báu vật, bởi nó là di sản của
hàng ngàn năm xây dựng, bảo vệ, công sức của bao thế hệ kết tỉnh trong đó.
DTNH ngày nay, có thể coi như là hàng hóa để xây dựng sản phẩm phục vụ
con người, nhưng phải gìn giữ, bảo tồn chúng. Bảo tồn là duy trì, bảo dưỡng
kéo dài tuổi thọ và tạo lập độ bền vững của di tích, đồng thời phát huy giá trị
di tích phục vụ tốt nhất các nhu cầu do xã hội đặt ra, góp phần thúc đẩy phát
34
triển kinh tế và xã hội. Để làm được điều đó, phải gìn giữ “yếu tố có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích”[81, tr.
21], ở đây là giá trị của DTNH, trong đó có giá trị phi vật thể tạo nên đặc
trưng của DTNH, là truyền thống giáo dục, văn hóa như hiếu học, trọng nhân
tài, tôn sư trọng đạo đồng thời phải thỏa mãn tối đã những nhu cầu hưởng
thụ, sử dụng và khai thác di tích của công chúng trong xã hội.
Khi nghiên cứu các hoạt động BTPH giá trị DTNH, NCS dựa vào quan
điểm bảo tồn phát triển. Nội dung cụ thể hoạt động BTPH giá trị DTNH được
trình bày trong phần tiếp theo.
1.2.3. Khung phân tích hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Nho học
1.2.3.1. Nội dung Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
Di tích Nho học là một bộ phận cấu thành của di tích LSVH Việt Nam,
có đầy đủ thuộc tính hay đặc điểm của di tích LSVH. Tuy nhiên, di tích này
có tính chất đặc thù, đặc biệt, là di tích gắn liền với Nho giáo và nền giáo dục
truyền thống, văn hóa truyền thống của dân tộc. DTNH có ý nghĩa giáo dục
và khoa học to lớn đối với sự phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
Từ những trình bày trên đây về khái niệm công cụ, về quan điểm lý
thuyết bảo tồn phát triển, NCS đưa ra khung lý thuyết làm công cụ nghiên cứu
hoạt động BTPH giá trị DTNH như sau:
Hoạt động bảo tồn DTNH bao gồm:
1) Bảo vệ DTNH về mặt pháp lý và khoa học, bao gồm các văn bản
pháp luật, thành lập các thiết chế văn hóa bảo vệ di tích; xây dựng hồ sơ, công
nhận di tích; hoạt động khoa học như nghiên cứu, nhận diện giá trị di tích;
2) Bảo vệ DSVH về mặt vật chất và kỹ thuật, là các hoạt động, giải pháp
kỹ thuật tác động vào các cấu kiện vật chất nhằm làm cho các yếu tố gốc của di
35
tích tồn tại lâu dài, có thể khôi phục lại di tích, đó là hoạt động tu bổ, tôn tạo,
trùng tu di tích và các công trình, di vật trong di tích.
3) Hoạt động phát huy giá trị di tích: tìm các phương thức khai thác giá
trị, tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận, hưởng thụ các giá trị tiêu biểu
của di tích, góp phần phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phục vụ thiết
thực các nhu cầu hiện đại do xã hội đặt ra. Hoạt động phát huy giá trị DTNH
bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
+ Thông tin, giới thiệu quảng bá DTNH, những giá trị đặc trưng của
DTNH đối với đời sống xã hội hiện nay.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, khoa học phù hợp với tính chất, đặc
trưng của di tích phục vụ công chúng.
+ Tổ chức các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan, vừa
tạo nguồn thu nhằm phát triển kinh tế, vừa bảo tồn di tích.
Quan điểm Bảo tồn phát triển hướng đến, triển khai theo mục đích sử
dụng di sản, chứ không quá chú trọng đến tính nguyên bản, nguyên gốc của di
tích, vì thế khi thực hiện BTPH, cần chú ý đến mục tiêu sử dụng di tích Nho
học. DTNH có đặc thù, nguồn gốc hình thành là Nho giáo, Nho học, thì nay
không còn sử dụng trong đời sống xã hội, vì vậy, cũng là nguyên nhân trong
một khoảng thời gian trước, nó ít được quan tâm, nguy cơ bị mai một, hủy hoại
luôn hiện hữu, nếu không có ý thức, nhận thức đúng về giá trị, vai trò của di
tích, cũng là mục tiêu, hiệu quả của BTPH giá trị di tích.
Bảo tồn và phát huy giá trị DTNH theo quan điểm Bảo tồn phát triển
căn cứ vào mục đích sử dụng di tích hiện nay. Mục đích BTPH giá trị trên
thực tế rất đa dạng, có thể bao gồm: 1) Tăng cường, phát triển truyền thống
văn hóa, xã hội, tín ngưỡng và 2) Tạo sản phẩm để phát triển du lịch, kinh tế -
xã hội của địa phương. Kết luận Hội nghị khoa học các đơn vị quản lý DTNH
Việt Nam cũng xác định: trong việc BTPH giá trị DTNH Việt Nam “nhằm tới
36
hai mục tiêu chính: 1) Chuyển giao di tích dưới dạng nguyên gốc cho các thế
hệ mai sau; 2) Phát huy giá trị di tích phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu do xã
hội đặt ra, góp phần thúc đẩy du lịch và giao lưu quốc tế” [118]. Mục tiêu này
đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững di tích.
Do quan điểm bảo tồn phát triển không chú trọng đến việc bảo tồn
nguyên trạng, bảo tồn kế thừa thế nào, mà quan tâm đến việc sử dụng những
di tích đó thế nào, nên trong chiến lược BTPH giá trị DTNH, vẫn phải tuân
thủ, thực hiện nguyên tắc, quy định của Luật DSVH và các văn bản pháp luật
khác trong việc bảo vệ DTLS, phải phục vụ mục tiêu chuyển giao dưới dạng
nguyên gốc cho thế hệ sau. Vì vậy, hoạt động bảo tồn di tích vẫn sẽ bao gồm
hai hoạt động cơ bản đối với DTLS là: Bảo vệ DTNH về mặt pháp lý và khoa
học, và 2) Bảo vệ DSVH về mặt vật chất và kỹ thuật. Hai hoạt động này nhằm
bảo vệ, gìn giữ tối đa yếu tố gốc, tính nguyên vẹn của di sản vật thể. Tuy
nhiên, khi khai thác giá trị nhằm mục tiêu phát huy, phải quan tâm đến mục
đích phục vụ tốt nhất cho đời sống xã hội hiện nay, tức phục vụ cho mục tiêu
kinh tế, nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa của cộng
đồng nói chung, trong việc phát triển truyền thống giáo dục, truyền thống văn
hóa vào bối cảnh cụ thể hiện nay. Lúc này, yếu tố được bảo tồn lại không chỉ
là những giá trị vật thể của di tích, mà là những giá trị phi vật thể, giá trị đặc
trưng nhất của di tích, ở đây đối với DTNH chính là biểu tượng cho truyền
thống giáo dục, văn hóa như hiếu học, trọng nhân tài, tôn sư trọng đạo, là hình
thức khuyến học Phát huy những giá trị của DTNH chính là làm cho di tích
sống và phục vụ cho đời sống hiện nay. Để thực hiện việc phát huy giá trị
hiệu quả, hoạt động bảo tồn di tích không chỉ là bảo tồn nguyên vẹn yếu tố
gốc vật chất (vì có thể không phải là yếu tố gốc) mà phải góp phần phục vụ
mục tiêu của việc phát huy giá trị, đặc biệt là khi không thể xác định được yếu
tố gốc là gì, hoặc không có yếu tố để bảo tồn. Nhận thức về tính nguyên gốc
37
của DTNH vì vậy, cũng cần linh hoạt, bởi khó xác định được đâu là nguyên
gốc, nguyên gốc vào giai đoạn nào, nhất là DTNH Việt Nam trải qua nhiều
thăng trầm biến đổi của lịch sử. Vì vậy, quan điểm xác định tính nguyên gốc,
hay nguyên trạng cần căn cứ vào giá trị phi vật thể, chức năng của di tích
trước đây kết hợp với mục đích sử dụng tương lai để xác định giá trị gốc.
DTNH không còn chức năng là cơ sở chính trị, giáo dục của chính quyền
phong kiến, nên vai trò của DTNH hôm nay và tương lai là phục vụ cho việc
bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, giáo dục, phát triển kinh tế. Chức
năng hiện nay là góp phần giáo dục truyến thống giáo dục, văn hóa và phát
triển kinh tế cho cộng đồng, đất nước, “Tạo sản phẩm để phát triển du lịch,
kinh tế - xã hội của địa phương: Đây là chức năng mới cho di sản” [97].
Đây chính là ưu điểm, tính phù hợp của quan điểm Bảo tồn phát triển
trong việc BTPH giá trị DTNH. Trọng tâm của công tác bảo tồn không phải là
vỏ vật chất (giá trị vật thể) của di tích mà là chức năng của di tích phù hợp với
mục tiêu sử dụng di tích. Quan điểm bảo tồn phát triển giúp cho nhà quản lý
dễ dàng hơn, linh hoạt trong hoạt động BTPH giá trị di tích. Cụ thể, đối với
từng di tích có những biện pháp khác nhau, như: Với di tích còn được bảo vệ,
gìn giữ nguyên vẹn, thì việc bảo tồn nguyên vẹn yếu tố gốc hiện còn là
nguyên tắc đầu tiên, để giữ lại di tích cùng giá trị phi vật thể của di tích. Với
di tích không còn nguyên vẹn, mà không có cứ liệu lịch sử xác thực để có thể
phục hồi nguyên trạng, thì việc BTPH sẽ căn cứ vào chức năng, mục đích sử
dụng di tích. Yêu cầu cũng như mục đích tối đa của BTPH giá trị DTNH
không chỉ gìn giữ di tích nguyên vẹn, trao truyền cho thế hệ sau giá trị nguyên
bản của di tích, mà phải khai thác di tích cho sự phát triển hiện tại, nghĩa là
phải sử dụng di tích và những giá trị của di tích cho cuộc sống hiện tại, cụ thể
là phát huy giá trị di tích cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục
38
hiện nay. Việc bảo tồn không mâu thuẫn với phát triển di tích hay khai thác di
tích cho sự phát triển [100, tr. 178-185].
1.2.3.2. Nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học
Căn cứ vào quy định của pháp luật, quy ước, điều ước quốc tế, khi thực
hiện hoạt động BTPH giá trị di tích cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản
sau: 1) Khai thác một cách trung thực, khách quan đúng với những giá trị vốn
có của di tích;
2)Phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững: không làm tổn hại đến sự
tồn tại của di tích, phải cân bằng giữa bảo tồn và phát triển;
3)Khai thác, phát huy giá trị hợp lý và hiệu quả cao bằng nhiều hình
thức khác nhau;
4) Phải nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn di sản;
5) Phát huy giá trị di tích vào trong phát triển kinh tế và văn hóa cho
địa phương.
6) Đảm bảo lợi ích hài hòa, phù hợp của cá nhân, cộng đồng là chủ
nhân các di sản cũng như lợi ích của các đối tượng khi tham gia vào công tác
quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị kho tàng DSVH dân tộc trên cơ sở lợi ích
quốc gia.
1.3. Hệ thống di tích Nho học Việt Nam
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống di tích Nho học Việt Nam
1.3.1.1. Di tích Nho học trước thời Bắc thuộc, Đinh, Tiền Lê
Di tích Nho học hình thành gắn liền với sự du nhập và tồn tại của Nho
giáo, Nho học Việt Nam. Nho giáo và Nho học du nhập vào Việt Nam từ khá
sớm để lại dấu ấn khá đậm nét trong mọi đời sống của xã hội cho đến nay, và
trong tương lai. Nho giáo vào Việt Nam gắn liền, sản sinh ra các cơ sở thờ tự,
truyền giảng, đào tạo tầng lớp Nho lại, đó chính là tiền thân của DTNH
Việt Nam. Thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam thông
39
qua những quan cai trị như như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, với vai trò
là công cụ để cai trị.. Ngoài ra, một số người Việt Nam được học chữ Hán,
cũng góp phần truyền bá Nho giáo vào Việt Nam như Lý Tiến, Trương Công
Phụ Tuy nhiên, đây là thời kỳ du nhập một cách cưỡng bức, tự phát, do
điều kiện lịch sử, các di tích, di sản liên quan đến Nho giáo thời kỳ này gần
như không còn gì, duy có Sỹ Nhiếp từng được coi là “Nam giao học tổ”, hiện
còn đền thờ Sĩ Nhiếp ở xã Tam Á, Thuận Thành, Bắc Ninh.
1.3.1.2. Di tích Nho học thời Lý - Trần
Thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Việt Nam đã chủ động tiếp
nhận Nho giáo, cùng với nó là Nho học và hệ thống cơ sở Nho giáo, Nho học
ngày càng phát triển, tạo nên hệ thống DTNH ngày nay
DTNH đầu tiên thời kỳ tự chủ phải kể đến đó chính là Văn Miếu được
khởi lập năm 1070 và Quốc Tử Giám, nơi dạy, đào tạo về Nho giáo vào năm
1076 [32, tr. 275, 280]. Có thể nói đây là cơ sở của Nho giáo, Nho học chính
thức đầu tiên tại nước ta sau khi thoát khỏi ách đô hộ nghìn năm, cũng là
DTNH quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay.
Sau khi Văn Miếu, Quốc Tử Giám ra đời ở kinh đô, việc dạy và học
theo Nho giáo dần được triều đình chú trọng, do đó vị trí, vai trò của Nho học
dần được khẳng định. Mặc dù triều đình chưa cho lập các cơ sở giáo dục tại
các địa phương, xong, ở nhiều nơi trong kinh đô, cũng như vùng ven, hệ
thống trường học tư đã được lập, nhằm đào tạo con em mình và thường dân,
để tham dự vào các kỳ thi do Triều đình tổ chức. Có thể kể đến những trường
học tư còn được ghi chép, lưu truyền như: Trường Bái Ân của Lý Công Ẩn
đời vua Lý Thái Tông (1028-1054); trường của Trần Ích Tắc, của Trần Nhật
Duật, của Thượng tướng Trần Quang Khải đặc biệt là trường học ở làng
Huỳnh Cung (nay thuộc Thanh Trì) của Chu Văn An. Trường đã đào tạo được
nhiều nhân tài, trong đó có danh Nho Phạm Sư Mạnh, Lê Quát[137].
40
Khu vực trường học của Chu Văn An ở Huỳnh Cung hiện nay là đền
Huỳnh Cung thờ Chu Văn An ở xã Tam Hiệp [53, tr. 166]. Tuy nhiên, ngoài
VMQTG ở kinh đô, và di tích liên quan đến trường học của Chu Văn An thì
cho đến hết thời Trần, chưa thấy có di tích gắn với Nho giáo, Nho học ở địa
phương nào [ 85, tr. 58]. Thời thuộc Minh, để truyền bá Nho giáo, Nho học ở
Việt Nam, năm 1414, Thượng thư Hoàng Phúc đã xin vua Minh cho các phủ,
châu, huyện lập Văn Miếu [84, tr. 547] và cũng cùng năm, việc lập trường
học ở các phủ, châu, huyện được được đề xuất [84, tr. 754]. Rất tiếc, những
cơ sở Nho học đó hiện nay chưa tìm được dấu tích. Như vậy, có thể nói dưới
thời Lý, Trần, và thuộc Minh, cho đến đầu thế kỷ XV, ngoài VMQTG Thăng
Long, và di tích liên quan đến trường học của nhà Nho Chu Văn An, chưa tìm
thấy dấu tích của DTNH nào khác.
1.3.1.3. Di tích Nho học thời Hậu Lê - Tây Sơn
Thời Lê (XV -XVIII) có thể coi là thời kỳ thịnh vượng của Nho học,
Nho giáo. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện và phát triển nhiều DTNH. Các cơ sở
Nho học thời kỳ này được xây dựng, tồn tại ở hầu khắp đất nước, đứng đầu là
VMQTG Thăng Long, hệ thống trường học ở các phủ, huyện, các trường học
tư của các nhà Nho nổi tiếng như Trường học của dòng họ Nguyễn Huy ở
Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh), trường học của Vũ Thạnh ở Hào Nam,
Nguyễn Đình Trụ ở Nguyệt Áng, Hà Nội Bên cạnh đó, Triều đình mở các
khoa thi để tuyển chọn danh nhân Nho học, các nhà khoa bảng, cũng là khi
một loạt cơ sở vật chất phục vụ cho nền giáo dục Nho học được kiến lập, như
các trường thi, các phủ đệ của các nhà khoa bảng trong đó có cả trường học tư
và sau này trở thành nơi tôn vinh, thờ cúng các nhà khoa bảng đó - các nhà
thờ danh nhân khoa bảng. Cũng trong thời kỳ này, tại các địa phương bắt đầu
lập các Văn từ, Văn chỉ, bên cạnh Văn Miếu ở hàng tỉnh, huyện. Hầu như
khắp nơi, đều có thể thấy các cơ sở của Nho học: trường học, trường thi, Văn
41
miếu, Văn từ, Văn chỉ, từ đường khoa bảng, các địa điểm lưu niệm danh nhân
đỗ đạtcác bia ký đề tên danh nhân
Thời kỳ Tây Sơn, triều đình vẫn tôn trọng những cơ sở vật chất của nền
giáo dục Nho học, đặc biệt là tôn trọng các nhà Nho, các nhà khoa bảng. Các
cơ sở vật chất Nho học được bảo vệ gìn giữ, được tu sửa sau chiến tranh như
VMMĐ, hay VMQTG
1.3.1.4. Di tích Nho học thời Nguyễn (1802-1919)
Nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, sau thời gian dài chiến
tranh, bắt đầu quan tâm đến giáo dục Nho học. Một loạt các quyết định nhằm
khôi phục lại nền giáo dục theo Nho học được ban ra, làm tiền đề cho hệ
thống DTNH được thành lập và tồn tại cho đến ngày nay. Có thể kể ra nhiều
Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ được xây dựng, tu bổ như Văn Miếu Huế,
VMMĐ, Văn Miếu Xích Đằng, Văn Miếu Vĩnh Long, Văn miếu Trấn Biên
các trường thi được lập một cách quy củ, bền vững hơn, để có thể trở thành
những di tích cho dù đã bị hủy hoại do điều kiện chiến tranh như trường thi
Nam Định, Trường thi Thanh hoa Có thể nói, Nho học thời kỳ đầu nhà
Nguyễn (thế kỷ XIX) được phục hưng và góp phần quan trọng tạo nên hệ
thống DTNH phong phú hiện nay.
Hơn 600 tấm bia Văn từ, Văn chỉ được thống kê cho biết số lượng Văn
chỉ có từ thế kỷ XIX là nhiều nhất (34.6%), thế kỷ XVIII là 32,6%, rồi thế kỷ
XVII là 21,1%. Số bia Văn chỉ của thế kỷ XVI chỉ có 2 tấm dựng vào năm
1576 thuộc thành phố Hải Phòng (0.32%) và bia của thế kỷ XX là 50 tấm
(8,1%) [91]. Tuy thống kê chưa đầy đủ nhưng cũng cho thấy việc xây dựng và
trùng tu các Văn từ, Văn chỉ trong nước vào các thể kỷ XVI, XVII, XVIII,
XIX và kết thúc vào những năm 30 của thế kỷ XX. Điều này cho thấy ảnh
hưởng của Nho học ở Việt Nam là khá lâu dài mặc dù khoa thi Nho học cuối
cùng năm 1919.
42
1.3.2. Hiện trạng hệ thống di tích Nho học Việt Nam
Trong suốt thời gian dài, hệ thống di tích LSVH nói chung, DTNH nói
riêng bị quên lãng. Việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo không được chú ý, cùng với
những điều kiện khách quan như chiến tranh, hay khủng hoảng kinh tế, văn
hóa khiến cho hệ thống DTNH hiện nay không còn nhiều so với thời kỳ thịnh
vượng của Nho học. Trong những năm gần đây, đã có sự chuyển biến tích cực
về nhận thức của lãnh đạo các cấp, của nhân dân đối với công tác BTPH giá
trị DSVH của dân tộc và vì vậy, hàng ngàn di tích, trong đó có DTNH được
chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo. Nhiều dự án lớn về sưu tầm, tư liệu hóa
DSVH được thực hiện. Tuy nhiên, việc bảo tồn DSVH chưa được triển khai
theo một quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy
hoạch bảo tồn di tích với quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các
ngành khác trên cùng địa bàn, nên chưa tạo được cơ sở vật chất, môi trường
văn hóa và sinh thái đồng bộ, có chất lượng ở di tích. Việc xử lý hài hòa giữa
bảo tồn và phát triển còn lúng túng. Đội ngũ những người làm công tác bảo
tồn trong cả nước còn thiếu về số lượng, tính chuyên nghiệp chưa cao, lúng
túng trong việc xử lý những vấn đề phức tạp do thực tiễn đặt ra, làm ảnh
hưởng đến chất lượng bảo tồn và tôn tạo di tích, thậm chí làm sai lệch, biến
dạng tính nguyên gốc của di tích. Trong bối cảnh chung của hệ thống di tích
LSVH của cả nước, hệ thống DTNH Việt Nam cũng ở tình trạng như vậy.
Hiện trạng hệ thống DTNH hiện nay có thể chia ra thành 03 cấp độ, hình thức
tồn tại về mặt kiến trúc như sau:
1.3.2.1. Di tích Nho học còn khá nguyên vẹn, được quan tâm tu bổ, tôn tạo
Đáng kể nhất là Di tích VMQTG Thăng Long, và một số Văn miếu
hàng tỉnh như Văn miếu Bắc Ninh; Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên),
VMMĐ, Khổng Tử miếu Hội An, Văn miếu Cẩm Phô và Minh Hương
(Quảng Nam), Văn Miếu Vĩnh Long, Văn miếu Diên Khánh (Khánh Hòa).
43
Một số Văn từ, Văn chỉ ở Hà Nội như Văn chỉ Hữu Bằng (Thạch Thất), Văn
chỉ Xuân Đỉnh (Nam Từ Liêm), Văn chỉ Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm), Văn chỉ
Nguyệt Áng (Thanh Trì) Các Từ đường Nho học lưu giữ được nhiều do ý
thức của dòng họ, như từ đường dòng họ Nguyễn Như Uyên (Yên Hòa- Hà
Nội), từ đường dòng họ Vũ ở Mộ Trạch (Hải Dương), dòng họ Vũ Miên (Bắc
Ninh), dòng họ Nhữ Đình Toản (Hải Dương),.
1.3.2.2. Di tích Nho học bị hủy hoại gần hết, được trùng tu tôn tạo
Các di tích này bị hủy hoại phần lớn, nhiều di tích chi còn nền móng
hoặc bia đá, bệ thờ. Nhờ sự quan tâm của cộng đồng địa phương, của con
cháu, các di tích này đã được trùng tu, tôn tạo mặc dù không được to lớn,
nguyên vẹn như cũ. Đáng kể nhất phải kể đến như Văn miếu Trấn Biên, Văn
miếu Vĩnh Phúc, Văn miếu Hà Tĩnh, Văn miếu Sơn Tây nhiều Văn từ, Văn
chỉ, từ đường dòng họ khoa bảng như Văn chỉ Văn Chương, Văn chỉ Hào
Nam ở Hà Nội, hay Văn chỉ Dĩnh Kế (Bắc Giang), Văn chỉ Trìêu Khúc
(Thanh Trì), và hầu hết các từ đường dòng họ khoa bảng như nhà thờ Trạng
nguyên Nguyễn Trực (Quốc Oai), nhà thờ dòng họ Hoàng ở Đa Sỹ Đặc
biệt, có Văn Miếu Huế hiện còn hệ thống bia tiến sĩ, cổng Văn Miếu và nền
các công trình, tuy nhiên chưa được tôn tạo đáng kể.
+ Di tích Nho học bị hủy hoại, chỉ còn tên hoặc ghi chép trong sử sách,
bia ký
Các DTNH đã bị hủy hoại, không còn công trình kiến trúc nào, chỉ còn
lưu lại trên sử sách, trong dân thông qua tên gọi địa điểm. Dạng này có từ Văn
miếu các tỉnh, huyện cho đến các trường học tư, trường thi “Số lượng DTNH
bị hư hỏng và phá hủy lớn hơn nhiều so với số di tích hiện còn lại, một số
Văn miếu bị biến dạng, hoặc hư hại nhiều, số khác thì đã mất hẳn không thể
phục hồi”[50] hệ thống các trường học Nho học như các trường học hàng
huyện, phủ, các trường học của các nhà Nho nổi tiếng như Vũ Thạch, Nguyễn
44
Bỉnh Khiêm, Vũ Tông Phan, và các trường thi như trường thi Nam Định,
Hà Nội. Trước đây, theo ghi chép thì hầu như mỗi xã đều có Văn chỉ, mỗi
huyện đều có từ chỉ, Văn từ thì nay hầu như không còn, đủ thấy số lượng di
tich loại này bị hủy hoại ghê gớm thế nào.
Qua thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội (cũ) có khoảng 104 Văn từ, Văn chỉ
và nhà thờ họ [91], thì nay chỉ còn hơn hai chục di tích.
1.3.3. Phân loại di tích Nho học Việt Nam
Căn cứ vào quy mô, vai trò của DTNH, có thể phân DTNH gồm các
loại hình như sau:
1.3.3.1. Văn miếu
Theo Từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc “Văn miếu là miếu Khổng
Tử. Năm thứ 27 niên hiệu Khai Nguyên đời Đường phong Khổng Tử là Văn
Tuyên Vương gọi miếu Khổng Tử là Văn Tuyên Vương miếu. Từ thời
Nguyên, Minh về sau phổ biến gọi là Văn miếu”[127, tr. 737]. Từ điển Tiếng
Việt định nghĩa ngắn gọn: “Văn Miếu -miếu thờ Khổng Tử”[126, tr. 1062];
Văn Miếu đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1070 dưới thời Lý Thánh
Tông, thờ Khổng Tử, Chu công, Tứ phối và thất thập nhị hiền [32, tr. 275];
Ngoài Văn Miếu ở Thăng Long và Văn Miếu Huế là Văn miếu ở Kinh đô,
còn có các Văn miếu khác như văn miếu hàng tỉnh, hàng huyện, bên cạnh thờ
tự Khổng Tử và các tiên Nho, còn thờ phụ các tiến sĩ Nho học, nhà khoa bảng
của địa phương, như VMMĐ (Hải Dương) phối thờ Chu Văn An, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Mạc Đĩnh Chi, Vũ Hữu, Phạm Sư Mạnh....; Văn
Miếu Xích Đằng (Hưng Yên) ...hoá, tập
4, Nxb Thế giới, Hà Nội.
28. Cục Di sản Văn hoá (2007), Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, NXB Hà
Nội, Hà Nội.
29. Hoàng Sơn Cường (1998), Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
30. Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội
31. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam
Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
32. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (dịch)
(1993), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
33. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (dịch)
174
(1993), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Bùi Xuân Đính (2010), Giáo dục và khoa cử Nho học Thăng Long – Hà
Nội, NXB Hà nội.
35. Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, NXB VHTT (2007), Hà Nội.
36. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, NXB Văn hóa thông tin (2006), Hà Nội.
37. Trịnh Minh Đức (chủ biên), Phạm Thu Hương (2007), Bảo tồn di tích lịch
sử văn hoá, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
38. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014), Quản lý văn hóa Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
39. Vũ Minh Giang (1998), Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc
trong chiến lược giáo dục của Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
40. Tăng Bá Hoành (2011), “Quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
Văn miếu Hải Dương”, Kỷ yếu hội nghị khoa học các đơn vị quản
lý di tích Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt động VHKH Văn
Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.
41. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
(1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Trung tâm biên soạn
Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
42. Đào Mạnh Huân (2013), “Gìn giữ truyền thống hiếu học tại các di tích
Nho học ở Hưng Yên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học các đơn vị quản
lý di tích Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt động VHKH Văn
Miếu – Quốc Tử Giám.
43. Nguyễn Thị Huê (2019), “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học tỉnh
Hải Dương trong giai đoạn hiện nay”, tham luận hội thảo khoa
học: VMQTG và giáo dục Nho học Việt Nam, Trung tâm Hoạt
động VHKH VMQTG, Hà Nội
175
44. Nguyễn Quốc Hùng (2000), “Quanh việc quản lý và phát huy tác dụng di
sản văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (2), tr. 50-53
45. Nguyễn Quốc Hùng (2003), “Tu bổ, tôn tạo di tích, lý luận và thực tiễn”,
Một con đường tiếp cận di sản văn hóa I, NXB Thế giới, Hà Nội.
46. Nguyễn Quốc Hùng (2004), “Mô hình tổ chức quản lý các di sản thế giới
– mười năm nhìn lại”, Tạp chí Di sản văn hóa (7), tr. 8-13
47. Nguyễn Quốc Hùng (2004), “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa
và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta”, Tạp chí Di sản văn hóa, (9),
tr.3 -10.
48. Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Vai trò của di sản văn hóa trong sự phát
triển ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Di sản văn hóa số 2 (23), tr. 13-
19
49. Nguyễn Quốc Hùng (2009), “Bảo vệ và phát huy giá trị di tích Nho học
thời hội nhập”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2 (27) tr. 19-25
50. Nguyễn Quốc Hùng (2017), “Bàn về quản lý di sản văn hóa Nho học ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Văn hóa học, số 2, tr. 21-30.
51. Nguyễn Thế Hùng (2013), Bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa trong quá
trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, đề tài NCKH
cấp Bộ, cục Di sản văn hóa, Hà Nội.
52. Phạm Thị Thu Hương (chủ nhiệm) (2013), Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng đang trong quá trình
CNH, ĐTH ở đồng bằng sông Hồng, Đề tài NCKH cấp Bộ,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
53. Huyện Thanh Trì (2012), Chu Văn An - người thầy của muôn đời, NXB
Chính trị Quốc gia.
54. ICOMOS (1964), Hiến chương Venice, Hiến chương Quốc tế về Bảo tồn
và Trùng tu Di tích và Di chỉ
176
55. ICOMOS (1964), Công ước quốc tế về du lịch văn hóa.
56. ICOMOS (1964), Hiến chương Burra: Hiến chương về bảo vệ các địa
điểm di sản có giá trị văn hóa.
57. ICOMOS (1987), Hiến chương về bảo vệ thành phố và khu vực đô thị lịch
sử
58. ICOMOS (1994), Văn kiện Nara về tính xác thực
59. ICOMOS (1999), Nguyên tắc bảo tồn các kiến trúc lịch sử bằng gỗ
60. Nguyễn Xuân Khang (2014) “Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị
di tích Nho học ở Ninh Bình”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học các đơn
vị quản lý di tích Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt động VHKH
Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
61. Hoàng Đạo Kính (2018) “Công tác bảo quản và tôn tạo VMQTG những
năm 1990 của thế kỷ XX” Tạp chí Thế giới Di sản số 4 -2018, tr.
24-25.
62. Nguyễn Thị Kim Loan (chủ biên) (2012), Giáo trình Quản lý di sản văn
hóa, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Hà Nội
63. Từ Thị Loan (2012), “Một số mô hình quản lý di tích, tổ chức lễ hội cổ
truyền”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 340, tr.7 -11/15.
64. Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam giáo dục và thi cử, NXB
Giáo dục. Hà Nội.
65. Nguyễn Quang Lộc, Phạm Thúy Hằng (2010), Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Thăng Long-Hà Nội, Trung tâm Hoạt động VHKH VMQTG, Hà
Nội.
66. Từ Mạnh Lương (2003), “Vai trò của di tích lịch sử văn hóa trong phát
triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (5), tr.91-96. Hà
Nội.
67. Lê Hồng Lý (Ch.b), Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu (2010), Giáo trình
177
quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
68. Nguyễn Hữu Mạo (2014) “Những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di
tích Nho học ở Bắc Ninh”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học các đơn vị
quản lý di tích Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt động VHKH
Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
69. An Văn Mậu (2009), “Quản lý, bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di tích
Văn Miếu Mao Điền”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Văn Miếu-Quốc
Tử Giám và hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam, Trung tâm hoạt
động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
70. Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 65-SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi
Việt Nam, ngày 23/11/1945
71. Nguyễn Hữu Mùi (2011), Truyền thống hiếu học và hệ thống Văn Miếu,
Văn từ, văn chỉ ở Vĩnh Phúc, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Vĩnh Phúc.
72. Lê Viết Nga (chủ biên) (2006), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, Bảo
tàng Bắc Ninh, Bắc Ninh.
73. Lê Viết Nga (chủ biên- 2012), Di sản văn hóa về truyền thống hiếu học
tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh.
74. Phạm Quang Nghị (2006), “Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt
động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền
vững”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa III, NXB Thế giới,
Hà Nội.
75. Hữu Ngọc (Chủ biên), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Thế
giới, 1995.
76. Đặng Kim Ngọc (2009), “Những bài học kinh nghiệm về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị của Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám”, Kỷ
178
yếu Hôi nghị khoa học, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu –
Quốc Tử Giám.
77. Trần Đức Nguyên (2013), “Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch
sử văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, (6), Hà Nội, tr.55-61
78. Trần Đức Nguyên (2015), Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, LATS, Viện Văn
hóa Nghệ thuật Quốc gia, Hà Nội
79. Đỗ Văn Ninh (2010), Văn bia Quốc Tử Giám Thăng Long, NXB Thanh
Niên, Hà Nội.
80. Đỗ Văn Ninh (2010), Quốc Tử Giám và trí tuệ Việt, NXB Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
81. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Di sản Văn hóa, Văn bản hợp
nhất số 10/VBHN-VPQH (2013) của Văn phòng Quốc hội
82. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Thủ đô.
83. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật Du lịch và các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, Tổng cục Du lịch xuất bản, Hà Nội.
84. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, NXB Giáo dục, tập I, II, Hà Nội
85. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, NXB Giáo dục (2006), tập
I - X, Hà Nội.
86. Dương Văn Sáu (2008), Các di tích Văn Miếu Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, LATS lịch sử, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
87. Dương Văn Sáu (2009), “Khai thác giá trị của Văn miếu Mao Điền (Hải
Dương) để phát triền du lịch trong giai đoạn hiện nay ”, Tạp chí Di
sản văn hóa số 3 (24), tr. 91-195
88. Dương Văn Sáu (2014), Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các Văn
Miếu tiêu biểu ở Bắc bộ, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà
179
Nội.
89. Dương Văn Sáu (2017), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam,
NXB Lao động, Hà Nội.
90. Ngô Thì Sĩ, Đại Việt sử ký tiền biên, NXB Khoa học Xã hội, 1997.
91. Đặng Đức Siêu (1992), Tổng luận đề tài nghiên cứu khoa học: VMQTG
và chế độ học hành thi cử Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt
động VHKH Văn Miếu- Quốc Tử Giám
92. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội (1998),
Cở sở và giải pháp nghiên cứu bảo tồn di tích Nho học Việt Nam,
Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Hà Nội.
93. Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội (1992), Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Trung
tâm văn hóa giáo dục Nho giáo Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp thành phố.
94. Sở Văn hóa - Thông tin Hải Dương (1999), Hải Dương di tích và danh
thắng, Hải Dương.
95. Sở VHTT&DL Hà Nội (2019), Báo cáo kết quả công tác năm 2018 và
phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019, Hà Nội.
96. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, NXB
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
97. Bùi Hoài Sơn (2013), “Di sản để làm gì và một số câu chuyện quản lý di
sản ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa, (44), tr. 18-22
98. Hà Văn Tấn (2005), “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công
nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước” trong cuốn Một con đường tiếp
cận di sản văn hóa, tập 2, Nxb Thế giới, Hà Nội
99. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội
100. Bùi Quang Thắng (2010), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, NXB Khoa
180
học Xã hội, Hà Nội.
101. Bùi Quang Thắng (2013), “Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (345), tr. 6-10
102. Đỗ Thị Hương Thảo (2016), Thi Hương thời Nguyễn (qua hai trường thi
Hà Nội và Nam Định), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
103. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và
con đường đi tới tương lai, NXB Văn hóa Văn nghệ, TP. HCM
104. Ngô Đức Thọ (chủ biên 2006), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-
1919), NxXB Văn học, Hà Nội.
105. Ngô Đức Thọ (2010), Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng
Long, NXB Hà Nội, Hà Nội.
106. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg, ngày 18 tháng
2 năm 2002 về Bảo vệ di tích lịch sử -văn hoá, Hà Nội.
107. Thủ tướng chính phủ (2009), Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020
(ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009
của Thủ tướng Chính Phủ).
108. Thủ tướng Chính phủ (2018) Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày
25/12/2018 của Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
109. Đinh Khắc Thuân (2015), “Nguyễn Huy Oánh với Trường lưu học hiệu”,
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nghiên cứu bảo tồn Mộc bản Trường
Lưu, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh.
110. Trần Mạnh Thường (2007), Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, NXB Lao
động xã hội, Hà Nội
111. Đoàn Thị Thanh Thủy (2019), Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch
thủ đô Hà Nội hiện nay (trường hợp Văn Miếu-Quốc Tử Giám),
181
LATS Văn hóa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
112. Lưu Trần Tiêu (2011), “Mấy vấn đề về hoạt động tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3, tr.3-7.
113. Nguyễn Hữu Toàn (2008), “Tu bổ, tôn tạo di tích trong cuộc sống đương
đại - Mấy vấn đề đặt ra” trong cuốn Một con đường tiếp cận di sản
văn hóa, tập 4, NXB Thế giới, Hà Nội
114. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1989), Hội thảo
khoa học về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kỷ yếu hội thảo khoa học,
Hà Nội.
115. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2003), Báo cáo tổng kết 15 năm
xây dựng và trưởng thành của Trung tâm hoạt động VHKH
VMQTG (1988-2003).
116. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2008), Văn
Miếu - Quốc Tử Giám và Hệ thống di tích Nho học ở Việt Nam,
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
117. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010), Văn
khắc Hán Nôm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.
118. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2010), Hội nghị
khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học Việt Nam, Hà Nội.
119. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám (2012), Văn
Miếu - Quốc Tử Giám và Chế độ khoa cử Nho học Việt Nam, Hà
Nội.
120. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám(2014), Hồ sơ
khoa học 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đề cử công
nhận bảo vật Quốc gia, Hà Nội.
121. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2018), Báo cáo tổng kết công tác
từ năm 2010 đến năm 2017, Hà Nội.
182
122. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2019), Báo cáo tổng kết công tác
năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội.
123. Trung tâm hoạt động VHKH VM-QTG (2019), Báo cáo Đánh giá kết quả
thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy
Hà Nội về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 -
2020 và những năm tiếp theo”, Hà Nội.
124. Nguyễn Văn Tú (2018), “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới
82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám”, Tạp chí Thế giới Di
sản, (4), tr. 12- 14.
125. Nguyễn Văn Tú (2013), “Hệ thống trường học Nho học ở Thăng Long -
Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2, tr. 21-25
126. Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1998
127. Từ điển Từ Nguyên, Nhà in sách Thương Vụ, 1997
128. Nguyễn Minh Tường (2011), “Những vấn đề chung về Nho học và di tích
Nho học”, Kỷ yếu hội nghị khoa học các đơn vị quản lý di tích
Nho học Việt Nam, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu –
Quốc Tử Giám, Hà Nội.
129. UNESCO (1972), Công ước về bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới.
pdf
130. UNESCO (2012), Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới, Văn
phòng UNESCO Hà Nội dịch và xuất bản, tháng 7/2012.
131. Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (2014), 10 năm thực hiện
công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài
học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Kỷ yếu hội thảo khoa
học quốc tế, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
132. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
183
dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
133. Trần Thị Xuyến (2012), Văn hoá làng Quan Tử, NXB Hội Nhà văn.
134. Nguyễn Như Ý (chủ biên - 1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-
Thông tin.
135.
136. https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/van-mieu-vinh-phuc-xay-xong-chua-biet-
tho-ai ngày 11/6/2015; ngày 17/7/2019.
137.
bien-giu-gin-cac-gia-tri-lich-su-van-hoa-truyen-thong. Ngày 6
tháng 7 năm 2020
138. https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/mot-ngay-kham-pha-van-mieu-tran-
bien-dong-nai.html ngày 8/2/2020
139. ngày 08 tháng
09 năm 2020
trong-5-dia-chi-khuyen-hoc-lon-nhat-nuoc.html ngày 20/3/2017
Tài liệu tiếng Anh:
140. Arthur Perdesen (2002), Managing Tourism at World Heritage Sites:
a Practical Manual for World Heritage Site Managers (Quản
lý du lịch tại các khu di sản thế giới: Tài liệu hướng dẫn thực
tiễn cho các nhà quản lý Khu di sản thế giới), Published by
UNESCO World Heritage Centre.
141. Brian Garrod, Alan Fyall (2000), Managing heritage tourism (Quản
lý du lịch di sản), Annals of tourism research, Vol 27, No 3,
p.682-708
142. B McKercher, H Cross, and RB McKercher (2002), Cultural
Tourism: the Partnership between Tourism and Cultural
184
Heritage Management (Du lịch văn hóa: Sự tương tác giữa Du
lịch và quản lý di sản văn hóa).
143. G Aplin (2002), Heritage Indentification, Conservation and
Management (Xác định, bảo tồn và quản lý di sản).
144. John Carman & Marie Louise Stig Sorensen (2009), Heritage Studies:
Methods and Approaches (Nghiên cứu di sản: Các phương
pháp và cách tiếp cận), London & New York.
145. Laura Jane Smith & Natsuko Akagawa (2008), Intangible Heritage:
Key Issues in Cultural Heritage (Di sản phi vật thể: các vấn đề
chủ yếu trong di sản văn hóa), London & New York,
Routledge
146. Herbert, D.T (1995), Heritage, Tourism and Society (Di sản, du lịch
và cộng đồng) Mansell Publishing Limited
147. Nuryanti W (1997), Heritage, Tourism and Society (Di sản, Du lịch
và cộng đồng), Gadjah Mada university press
148. Peter Howard (2002), Heritage: Management, Interpretation, Identity
(Di sản:quản lý, diễn giải và bản sắc ), Continnuum, London.
149. Timothy, D. J. (2011), Cultural Heritage and Tourism (Di sản văn
hóa và du lịch) (Bản sách điện tử Kindle). Channel View
Publications.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH NHO HỌC
VIỆT NAM
(Trường hợp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội và
Văn miếu Mao Điền, Hải Dương)
PHỤ LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Hà Nội - 2020
186
MỤC LỤC
Phụ lục 1. Các quyết định liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám
và Văn miếu Mao Điền
181
Phụ lục 2. Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và
phát huy giá trị di tích lịch sử -văn hóa và danh lam thắng cảnh trên
địa bàn Tp. Hà Nội...
203
Phụ lục 3. Quyết định về việc ban hành quy chế xếp hạng và quản lý
di tích lịch sử văn hóa- danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bản
tỉnh Hải Dương
205
Phụ lục 4. Danh mục các hoạt động phát huy giá trị di tích Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Văn miếu Mao Điền và Danh mục người
cung cấp tư liệu cho luận án...
211
Phụ lục 5. Hình ảnh hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị Văn Miếu –
Quốc Tử Giám và Văn miếu Mao Điền...............................................
216
187
PHỤ LỤC 1
Các quyết định liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám
và Văn miếu Mao Điền
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
PHỤ LỤC 2
Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di
tích lịch sử -văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Tp. Hà Nội
210
211
PHỤ LỤC 3
Quyết định về việc ban hành quy chế xếp hạng và quản lý di tích lịch sử văn
hóa- danh lam thắng cảnh cấp tỉnh trên địa bản tỉnh Hải Dương
212
213
214
215
216
217
PHỤ LỤC 4
Danh mục một số hoạt động phát huy giá trị di tích Văn Miếu – Quốc Tử
Giám và Văn miếu Mao Điền
1.Hoạt động ở Văn miếu – Quốc Tử Giám
TT Năm Các hội thảo, Triển lãm, trưng bày, thi
1. 2012
Thi tìm hiểu về: Di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch
sử khoa cử Việt Nam
2. 2013 HTKH: Hội nghị khoa học các đơn vị quản lý di tích Nho học Việt Nam.
3. 2013 HTKH: Tế tửu Quốc Tử Giám Nhữ Đình Toản con người và sự nghiệp
4. 2013
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lịch sử khoa cử
Việt Nam”
5. 2013
Thi Tìm hiểu về di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lịch sử Thăng Long
– Hà Nội.
6. 2014
HTKH: Hoàng giáp Nghiêm Ích Khiêm và truyền thống khoa bảng họ
Nghiêm xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh
7. 2014
HTKH: Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Như Uyên và truyền thống khoa
bảng dòng họ Nguyễn làng Hạ Yên Quyết, Hà Nội
8. 2014
HTKH: Tế tửu Quốc Tử Giám Trương Công Giai và truyền thống khoa
bảng họ Trương Việt Nam
9. 2014
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lịch sử Thăng
Long – Hà Nội”
10. 2014
Thi "Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long và truyền
thống khoa bảng Hải Dương"
11. 2015
HTKH: “Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Ngô, Vọng Nguyệt,
Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh”
12. 2015 HTKH: Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Thăng Long
13. 2015 Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và lịch sử Việt Nam”
14. 2015
Triển lãm "Quan hệ Việt - Mỹ và nước Mỹ qua ống kính của các nhà nhiếp
ảnh Việt Nam”
15. 2015
Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” với chủ đề “Hà Nội - hành trình 30 năm
đổi mới”
16. 2015 Triển lãm thư pháp “Khuyến học”
17. 2015 Triển lãm: “ Bia Tiến sĩ - Di sản Văn hóa Việt Nam”
18. 2016 HTKH: Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì - Con người và sự nghiệp
19. 2016
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lịch sử Việt
Nam”
20. 2016
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Truyền thống khoa
bảng Bắc Ninh”.
218
21. 2016 Trao tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Đức (Đại Mỗ)
22. 2016 Triển lãm ảnh “Trẻ em thời chiến”
23. 2016
Triển lãm bổ trợ Hội Thảo Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Duy Thì - Con
người và sự nghiệp
24. 2016 Triển lãm thư pháp “Uống nước nhớ nguồn”
25. 2017
HTKH: “Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo và Truyền thống khoa bảng
dòng họ Nguyễn Đăng ở Hoài Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh
26. 2017
HTKH: “Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu-Quốc Tử
Giám”
27. 2017
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lịch sử Thăng
Long – Hà Nội”
28. 2017
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và Lịch
sử và Truyền thống khoa bảng Ninh Bình” .
29. 2017 Triển lãm "Lung linh sao Khuê"
30. 2017
Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn 1884 - 1945 qua tài liệu
lưu trữ”
31. 2017 triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2017 với chủ đề “Nhịp sống Thủ đô”
32. 2017
Triển lãm bổ trợ Hội Thảo“Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo và Truyền
thống khoa bảng dòng họ Nguyễn Đăng ở Hoài Thượng, Tiên Du, Bắc
Ninh)
33. 2017 Triển lãm thư pháp “Tôn sư trọng đạo”
34. 2018 HTKH: Danh nhân Chu Văn An-Con người và sự nghiệp
35. 2018 HTKH: Danh nhân lịch sử - văn hóa Bùi Huy Bích (1744-1818)
36. 2018 HTKH: Thám hoa Vũ Thạnh - Con người và sự nghiệp
37. 2018
HTKH: Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhuận (1678-1758) và dòng họ khoa bảng
Nguyễn Huy làng Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
38. 2018 HTKH: Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho - Con người và sự nghiệp
39. 2018
HTKH: Truyền thống Lịch sử - Văn hóa dòng họ Nguyễn Cảnh tại Việt
Nam Nguyễn Cảnh
40. 2018 Sắc gốm bát tràng trong lòng Hà Nội
41. 2018
TĐKH: Ba mươi năm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
42. 2018 TĐKH: Danh nhân Hoàng Trình Thanh với chính sách chấn hưng đất nước
43. 2018
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Truyền thống
khoa bảng Hải Phòng”.
44. 2018
Thi: “Hành trình di sản Thăng Long-Hà Nội 2018” dành cho cán bộ Khối
Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
45. 2018 Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng
219
46. 2018
Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2018 với chủ đề “Làng nghề, phố
nghề Hà Nội”
47. 2018 Triển lãm Biển, Đảo quê hương
48. 2018
Triển lãm bổ trợ Hội Thảo Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho - Con người và sự
nghiệp
49. 2018 Triển lãm khoa cử Việt Nam xưa trong di sản tư liệu thế giới
50. 2018 Triển lãm thư pháp “Hiền tài”
51. 2018
Trưng bày bổ trợ một số công trình xuất bản Trung tâm HĐVH KH Văn
Miếu – Quốc Tử Giám
52. 2018 Trưng bày tài liệu lưu trữ Quốc gia “Tài liệu Hoài niệm Hà Nội phố”
53. 2018 Trưng bày: Tư liệu Linh vật Nghê Việt
54. 2019 HTKH: Bố cái Đại vương Phùng Hưng-Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp
55. 2019
HTKH: Thượng thư, Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhuận – Con người và sự
nghiệp
56. 2019
HTKH: Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc
Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
57. 2019 HTKH: Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Giáo dục Nho học Việt Nam
58. 2019
HTKH: “Đình nguyên, Hoàng giáp Nguyễn Duy Đôn: Con người và sự
nghiệp”
59. 2019 Triển lãm “Di sản Hermès-Chuyển động”
60. 2019 Trao tượng đồng danh nhân Nguyễn Quý Kính (Đại Mỗ)
61. 2019 Triển lãm 2018- dấu ấn lịch sử bóng đá Việt Nam
62. 2019 Triển lãm ảnh “Seoul – 4 thập kỷ hóa siêu đô thị”
63. 2019
Triển lãm ảnh 30 năm quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội và vùng
ILE- DE-FRANCE
64. 2019 Triển lãm ảnh Hà Nội trong tôi với chủ đề “Hà Nội thân thiện và sáng tạo”
65. 2019 Triển lãm ảnh và ra mắt sách ảnh “Lý Sơn hôm nay”
66. 2019
Triển lãm Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn –
Di sản tư liệu thế giới
67. 2019 Triển lãm thư pháp “Truyền kinh chính học”
68. 2019 Triển lãm thư pháp “Văn hiến”
69. 2019
Triển lãm Thư pháp Chữ quốc ngữ “Đạo trồng người qua 82 bia tiến sĩ
Văn Miếu – Quốc Tử Giám”
70. 2019 Trưng bày Sắc phong Tiến sĩ trên địa bàn Hà Nội qua tư liệu hình ảnh
71. 2020
Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi lần thứ 15 – năm 2020” với chủ đề “Tự
hào Thăng Long – Hà Nội”
72. 2020 Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2020
73. 2020 Triển lãm thư pháp “Thành đức”
220
74. 2020 Triển lãm và liên hoan thư pháp “Thăng Long - Hà Nội”
75. 2020 Trưng bày “Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu”
76. Trao giải thưởng Phạm Thận Duật, Loa Thành (hàng năm)
77. Trao giải thưởng họ Phùng hàng năm
2.Hoạt động VHKH ở Văn miếu Mao Điền
TT Năm Các Triển lãm, trưng bày, thi, lễ hội
1. 2015 Lễ hội: “Mùa xuân VMMĐ”; Trưng bày sinh vật cảnh;
2. 2015 Lễ hội: “Mùa thu VMMĐ”; trưng bày thư pháp, Trình diễn rước chữ
3. 2015 Ngày thơ Việt Nam rằm tháng Giêng
4. 2015 Giao lưu: Em yêu tiếng Việt; Trưng bày Lan cảnh.
5. 2015 Thi cờ người; Trò chơi dân gian
6. 2016 Lễ hội: “Mùa xuân VMMĐ”; Phát động tết trồng cây
7. 2016 Ngày thơ Việt Nam rằm tháng Giêng
8. 2016 Lễ hội: “Mùa thu VMMĐ”; Giao lưu Thư pháp
9. 2016
Thi “Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Truyền thống
khoa bảng Hải Dương”.
10. 2016
Hội nghị tập huấn: Nghiệp vụ quản lý di tích, bài trí đồ thờ tại các di tích
tỉnh Hải Dương
11. 2016 Tọa đàm: “Di tích lịch sử VMMĐ” cho giáo viên dạy sử.
12. 2017 Lễ hội: “Mùa xuân VMMĐ”; Lễ chữ của các làng Khoa bảng.
13. 2017 Ngày thơ Việt Nam rằm tháng Giêng
14. 2017 Lễ hội: “Mùa thu VMMĐ”; Giao lưu Thư pháp
15. 2017 Thi vòng loại: Trạng nguyên tuổi 13;
16. 2018 Lễ hội: “Mùa xuân VMMĐ”; Lễ chữ của các làng Khoa bảng.
17. 2018 Lễ hội: “Mùa thu VMMĐ”; Giao lưu Thư pháp
18. 2018 Lễ ra mắt Trung tâm hỗ trợ thủ khoa Việt Nam
19. 2019 Lễ hội truyền thống Mùa xuân VMMĐ, Ngày hội sách xuân
20. 2019 Lễ hội: “Mùa thu VMMĐ”; trưng bày gốm sứ mỹ nghệ Chu Đâu.
21. 2019 Thi: tìm hiểu về danh nhân tại Văn Miếu: Danh nhân Tuệ Tĩnh.
22. Lễ tuyên dương học sinh của hội Khuyến học tỉnh hàng năm.
221
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO LUẬN ÁN
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ ĐỊA CHỈ Năm
1 Lê Thị Thu Hương Phó trưởng phòng Giáo dục
Truyền thông – Trung tâm
hoạt động VHKH VMQTG
Đống Đa – Hà
Nội
2020
2 THS.Lâm Thùy Ngân Cán bộ phòng Nghiên cứu
Sưu tầm– Trung tâm hoạt
động VHKH VMQTG
Đống Đa – Hà
Nội
2020
3 THS. Lê Bá Dũng Trưởng phòng Hành chính
Tổng hợp– Trung tâm hoạt
động VHKH VMQTG
Đống Đa – Hà
Nội
2020
4 Trần Quang Đại Cán bộ phòng Nghiên cứu
Sưu tầm– Trung tâm hoạt
động VHKH VMQTG
Đống Đa – Hà
Nội
2020
5 Nguyễn Công Minh Trưởng phòng Duy tu môi
trường– Trung tâm hoạt
động VHKH VMQTG
Trưởng ph
Đống Đa – Hà
Nội
2019
6 TS Lê Xuân Kiêu Giám đốc Trung tâm hoạt
động VHKH VMQTG
Đống Đa – Hà
Nội
2020
7 Lê Thị Thoa Phó trưởng ban Ban Quản
lý di tích Cẩm Giàng
Cẩm Giàng, Hải
Dương
2020
8 An Văn Mậu Phó Giám đốc
Bảo tàng Hải Dương
Thành phố Hải
Dương
2019
9 Hà Quang Thành Trưởng ban Ban Quản lý di
tích Cẩm Giàng
Cẩm Giàng, Hải
Dương
2019
222
PHỤ LỤC 5
Hình ảnh hoạt động BTPH giá trị Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn Miếu
mao Điền
5.1. Các kiến trúc được tu bổ, tôn tạo ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu
Mao Điền
Hình 1.1. Nhà che bia tiến sĩ VMQTG được dựng năm 1994 (nguồn: NCS 2019)
Hình 1.2. Khu Thái học ở VMQTG được dựng năm 2000 (nguồn: NCS- 2014)
223
Hình 1.3. Lầu Trống ở khu Thái học Hình 1.4. Một góc nhà Thái học ở VMQTG
được dựng năm 2000 (nguồn: NCS - 2014) được dựng năm 2000 (nguồn: NCS- 2014)
Hình 1.5. Khuê Văn Các ở VMQTG được tu sửa năm 1997 (nguồn: NCS- 2019)
224
Hình 1.6. Tượng Chu Văn An và Vua Lý Thánh Tông ở VMQTG được đúc năm 2003
(nguồn: NCS- 2015)
Hình 1.7. Khu Hồ Văn được tu bổ, tôn tạo năm 2004 (nguồn: NCS- 2015)
225
Hình 1.8. Văn Miếu môn VMMĐ được tôn tạo năm 1995 (nguồn: NCS - 2010)
Hình 1.9. Nhà bia tiến sĩ VMMĐ được tôn tạo năm 2004
(nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng -2020)
226
Hình 1.10. Lầu chuông, lầu trống vở VMMĐ được tôn tạo năm 2004
(nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng - 2020)
Hình 1.11. Tượng Chu Văn An ở VMMĐ được đúc năm 2004 (nguồn: NCS 2014)
227
Hình 1.12. Điện Khải Thánh ở VMMĐ được tôn tạo năm 2005
(nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng - 2019)
Hình 1.13. Bia Tiến sĩ ở VMMĐ
được dựng năm 2017
(nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng - 2020)
228
5.2. Một số hình ảnh phát huy giá trị ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Văn miếu
Mao Điền
2.1. Tổ chức Hội thảo khoa học ở Tiền đường khu Thái học, VMQTG (nguồn: NCS-2013)
2.2. Tổ chức Triển lãm Thư pháp ở khu Thái học, VMQTG (nguồn: NCS- 2020)
229
2.3. Lễ trao học hàm giáo sư ở khu Thái học, VMQTG (nguồn: NCS- 2010)
2.4. Đón tiếp, giới thiệu cho khách tham quan VMQTG (nguồn: NCS- 2006)
230
2.5. Tổ chức thi tìm hiểu về VMQTG cho học sinh tại VMQTG (nguồn: NCS-2012)
2.6. Tặng chữ đầu xuân cho du khách, học sinh tại VMQTG (nguồn: NCS-2020)
231
Hinh 2.7. Du khách đến du xuân khu Thái học- VMQTG (nguồn: NCS 2020)
Hình 2.8. Lễ hội xuân ở VMMĐ (nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng- 2018)
232
2.9. Trưng bày, giới thiệu ngoài trời tại VMMĐ (nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng 2020)
2.10. Lễ dâng hương khuyến học tại VMMĐ (nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng - 2018)
233
2.11. Biểu diễn thư pháp nhân dịp lễ hội Xuân tại VMMĐ (nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng – 2018)
2.12. Sinh viên đến chụp ảnh lưu niệm tại VMMĐ (nguồn: BQL di tích Cẩm Giàng -2015)
234
2.13. Ấn phẩm thông tin tuyên truyền về VMQTG và VMMĐ (nguồn: NCS-2019)
235
Hình 1.14. Khởi công xây dựng khu Thái học tại VMQTG
(nguồn: Trung tâm HĐ VHKH VMQTG – 2009)
Hình 1.15. Xử lý cấu kiện gỗ xây dựng khu Thái học tại VMQTG
(nguồn: Trung tâm HĐ VHKH VMQTG – 2009)