Luận án Biểu tượng trong nhà thờ công giáo tại Hà Nội

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** ĐỖ TRẦN PHƢƠNG BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2020 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** ĐỖ TRẦN PHƢƠNG BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.T

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biểu tượng trong nhà thờ công giáo tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S. Đỗ Quang Hƣng HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Đỗ Quang Hƣng. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã đƣợc trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án Đỗ Trần Phƣơng 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ...................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...........................................................................2 DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ..........................................................................3 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................9 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................21 Tiểu kết ..................................................................................................................37 Chƣơng 2: NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HÀ NỘI: PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƢỢNG .........................................................................................................38 2.1. Khái quát về lịch sử nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ........................................38 2.2. Kết cấu kiến trúc của nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ......................................45 2.3. Phân loại, đặc điểm và ý nghĩa của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội....................................................................................................................52 Tiểu kết ..................................................................................................................73 Chương 3: PHÂN TÍCH BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI ................................................................................................... 75 3.1. Góc tiếp cận chức năng ..................................................................................75 3.2. Góc độ nghệ thuật và văn hóa ........................................................................85 3.3. Góc tiếp cận chủ thể văn hóa ..........................................................................91 3.4. Ngƣời Công giáo Hà Nội và Biểu tƣợng trong đời sống văn hóa ..................98 Tiểu kết ............................................................................................................... 107 Chƣơng 4: BIỂU TƢỢNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VỚI NGƢỜI CÔNG GIÁO Ở HÀ NỘI...................................................................... 109 4.1. Hội nhập văn hóa trong biểu tƣợng ............................................................. 109 4.2. Nhận thức biểu tƣợng trong đời sống văn hóa Công giáo ........................... 118 4.3. Thống nhất và đa dạng của biểu tƣợng văn hóa Công giáo ........................ 127 Tiểu kết ............................................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 148 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1Cr Thƣ thứ nhất của Thánh Phaolo Tông đồ gửi tín hữu tại Côrintô 2Sm Sách Samuen quyển 2 Ep Thƣ của Thánh Phaolo gửi cho các tín hữu tại Êphêxô Ga Tin Mừng Gioan Gs Sách Giôsuê GS Giáo sƣ Lc Tin Mừng Luca Lm Linh mục Mc Tin Mừng Máccô Mt Tin Mừng Mátthêu NCS Nghiên cứu sinh Nkm Sách Nơkhemia Nxb Nhà xuất bản tr Trang TS Tiến sĩ TV Thánh vịnh 3 DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Số lƣợng giáo hạt, giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ......................52 Bảng 2.2: Các giáo xứ trên địa bàn Hà Nội ..............................................................53 Bảng 2.3: Biểu tƣợng tiêu biểu trong các nhà thờ đã khảo sát .................................54 Bảng 4.1: Số ngƣời và thành phần phỏng vấn ....................................................... 119 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát biểu tƣợng trong các nhà thờ Công giáo tại giáo phận Bùi Chu .................................................................................................................. 129 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi đầu từ “Nhà Tạm”, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhà thờ Công giáo là một thành tố quan trọng không thể tách rời trong đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo trên thế giới. Nhà thờ Công giáo - Ngôi nhà của Chúa, nó không chỉ là không gian thiêng quan trọng bậc nhất của Hội thánh Công giáo mà còn là nơi để giáo dân tụ họp, bày tỏ đức tin của mình với Chúa. Song hành với sự phát triển của lịch sử, nhà thờ Công giáo cũng có sự thay đổi liên tục để phù hợp với mục đích phụng vụ, cũng nhƣ sự phát triển của kỹ thuật, nghệ thuật. Từ nhà Tạm, đến đền thờ Jesusalem, hang toại đạo, nhà thờ theo phong cách Bazatine, Roman, Gothic, hiện đại, nhà thờ Công giáo đều đã để lại dấu ấn của mình trong lịch sử kiến trúc và mỹ thuật thế giới đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu Phụng vụ Thiên Chúa. Nhà thờ, dù to hay nhỏ, dù theo phong cách kiến trúc nào đi chăng nữa cũng đều hƣớng tới những mục đích chính: Khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa; Nơi tập hợp giáo dân và cử hành Thánh lễ. Đối với nhà thờ, mọi cấu kiện kiến trúc trong nhà thờ đều mang giá trị thần học và biểu tƣợng rất cao. Tuy nhiên, nếu không có đức tin, tình cảm tôn giáo, tri thức về Công giáo thì những hạng mục công trình kiến trúc, motif trang trí hay biểu tƣợng chỉ đơn thuần là những vật trang trí nhƣ những công trình thế tục khác. Hơn thế nữa, biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo không chỉ là đồ án trang trí nhà thờ mà cao hơn cả, mỗi biểu tƣợng và những tổ hợp biểu tƣợng đều thể hiện giá trị thần học, đức tin, văn hóa và nghệ thuật. Biểu tƣợng là sự hiện hữu hóa của cái vô hình, là điểm tựa của đức tin, cầu nối giữa con chiên với Chúa và góp phần quan trọng củng cố, bồi đắp đức tin, đức cậy, đức mến. Không thể phủ nhận rằng: “Công giáo là một tôn giáo của nghệ thuật”. Tất cả nghệ thuật trong công giáo đều là nghệ thuật thánh tức là nghệ thuật hƣớng tới phụng vụ, thờ phụng Thiên Chúa. Biểu tƣợng cũng chính là đối tƣợng thể hiện đƣợc nghệ thuật Thánh rất cao trong nhà thờ. Kể từ khi Công giáo đƣợc truyền vào Việt Nam năm 1533 tại Quần Anh, Trà Lũ, Nam Định, đạo Công giáo đã hình thành ở Việt Nam nhiều giá trị văn hoá mới. Những giá trị nhân văn cao cả của đạo Công giáo, những tri thức khoa 5 học, hệ thống chữ viết, những lễ hội, những giá trị văn hoá vật thể mà tiêu biểu là hệ thống nhà thờ đã trở thành một thành tố văn hoá không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Những giá trị của văn hoá Công giáo đã tạo nên sự đa thanh, đa sắc của văn hoá Việt Nam. Hà Nội, mảnh đất “Ngàn năm văn hiến”, trung tâm văn hoá lớn của cả nƣớc cũng là mảnh đất đƣợc truyền bá Phúc Âm từ rất sớm. Ngay từ năm 1626, L.m. Giuliano Baldinotti, ngƣời Ý và Thầy Piani ngƣời Nhật là hai thừa sai đầu tiên đã tới Kẻ Chợ (Thăng Long) và đƣợc chúa Trịnh Tráng cho tự do truyền giáo. Trong quá trình đạo Công giáo phát triển ở Hà Nội đã để lại cho thủ đô nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và có giá trị nghệ thuật cao. Với vị thế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nƣớc, Hà Nội từ lâu đã tiêu biểu cho giáo phận Đàng Ngoài, sau này tiêu biểu cho “Tổng giáo phận” phía Bắc nên giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạo hình, đồ họa trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội đều ở trình độ cao và có tính cách chung cho các nhà thờ lớn của Công giáo thế giới, nhất là những nhà thờ có phong cách kiến trúc Pháp. Những nhà thờ Công giáo đã tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội. Hệ thống nhà thờ Công giáo tại Hà Nội đã là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều ngành nhƣ lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật, hội hoạ... Kết quả nghiên cứu thu đƣợc từ những ngành này đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. Tuy nhiên, mảng nghiên cứu hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội một cách hệ thống từ phân loại, chức năng, giá trị, nhận thức đến những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu biểu tƣợng thì chƣa một có công trìnhh nào đề cập đến một cách hệ thống. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ Văn hoá học của mình để hiểu rõ hơn “Một tiêu điểm” thần học đức tin của Công giáo, “Một kết tinh” của ngôn ngữ tôn giáo và nghệ thuật thông qua biểu tƣợng cũng nhƣ biểu tƣợng và đời sống tôn giáo, văn hóa của ngƣời Hà Nội. 6 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích Luận án tập trung nghiên cứu phân loại hệ biểu tƣợng tiêu biểu trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội, từ đó giải mã ý nghĩa của hệ biểu tƣợng này nhằm chỉ ra các lớp nghĩa mang tính tôn giáo và văn hóa, cách tiếp nhận và biến đổi trong quá trình tạo dựng biểu tƣợng ở các thờ Công giáo tại Hà Nội. Luận án cũng dành một phần trọng tâm để phân tích chức năng của biểu tƣợng trong nhà thờ đối với đời sống đức tin của ngƣời Công giáo, phân tích nhận thức của ngƣời Công giáo về biểu tƣợng trong nhà thờ đồng thời đó là sự hội nhập văn hóa thông qua biểu tƣợng. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Tìm hiểu lý luận về biểu tƣợng, biểu tƣợng tôn giáo và biểu tƣợng Công giáo; + Khảo sát những biểu tƣợng đặc trƣng trong nhà thờ Công giáo trên địa bàn Hà Nội; Phân loại biểu tƣợng; Đặc điểm của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo Hà Nội. + Phân tích chức năng, giá trị của biểu tƣợng trong đời sống đạo của ngƣời Công giáo; nhận thức của ngƣời Công giáo với biểu tƣợng; Những vấn đề đặt ra đối với đời sống tôn giáo và xã hội của ngƣời Công giáo Hà Nội liên quan đến nhà thờ và biểu tƣợng của chúng. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng Đề tài chỉ nghiên cứu những biểu tƣợng vật thể tiêu biểu trong nhà thờ Công giáo (Đối với nhà thờ Chính toà, nhà thờ xứ và nhà thờ họ), còn những biểu tượng nghi lễ không nằm trong đối tƣợng nghiên cứu của luận án. - Phạm vi + Nội dung: Trong luận án này NCS chỉ nghiên cứu, phân loại, ý nghĩa, chức năng và giá trị của hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo. + Không gian: NCS chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhà thờ tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội đã đƣợc mở rộng. 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Về cơ sở lý luận, luận án vận dụng phƣơng pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Mục đích để xem xét nhìn nhận các sự việc, hiện tƣợng diễn ra trong mối quan hệ biện chứng và sự phát triển của sự vật hiện tƣợng luôn diễn ra theo quá trình lịch sử lâu dài. Đề tài cũng dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về văn hoá làm cơ sở lý luận. 4.2. Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa học (Nhìn biểu tƣợng dƣới nhiều góc độ: Từ tôn giáo, tâm lý, nghệ thuật, văn hóa để biểu tƣợng đƣợc hiển thị một cách đa chiều nhất). Bên cạnh đó, NCS chọn khung lý thuyết kí hiệu học văn hóa để tiếp cận, giải mã biểu tƣợng. Đây là cơ sở để NCS tìm hiểu đƣợc bản chất của biểu tƣợng và giải mã đƣợc hệ giá trị ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, nếu biểu tƣợng chỉ tiếp cận dƣới dạng kí hiệu học của Văn hóa học thì biểu tƣợng tƣơng đối khô cứng và mới chỉ mang những ý nghĩa cơ bản. Chính vì vậy, NCS lại tiếp tục áp dụng phƣơng pháp nhân học biểu tƣợng, đặt biểu tƣợng trong đời sống văn hóa tôn giáo sống động của ngƣời Công giáo để nghiên cứu tìm hiểu biểu tƣợng đối với tình cảm tôn giáo, đức tin, nhận thức của ngƣời Công giáo. 4.3. Luận án còn vận dụng phƣơng pháp điền dã, phỏng vấn sâu đối. NCS đã khảo gần 50 nhà thờ tại Hà Nội và giáo phận Bùi Chu để thu thập dữ liệu dùng cho việc phân tích, so sánh khi thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, NCS cũng thực hiện phỏng vấn sâu 50 ngƣời Công giáo (Linh mục, thày dòng, nữ tu, giáo dân) để có một cái nhìn tƣơng đối toàn diện về biểu tƣợng trong đời sống tôn giáo của ngƣời Công giáo. 4.4. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp so sánh để làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau đối với biểu tƣợng tại nhà thờ Công giáo tại Hà Nội và giáo phận Bùi Chu. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để sử dụng trong quá trình phân tích về biểu tƣợng, biểu tƣợng tôn giáo, biểu tƣợng Công giáo và một số nội dung khác liên quan trong luận án. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu Với 4 chƣơng, luận án tập trung làm sáng tỏ 3 câu hỏi nghiên cứu chính dƣới đây: - Phân loại, đặc điểm của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội? - Chức năng, giá trị của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội tác động đến ngƣời Công giáo Hà Nội nhƣ thế nào trong đời sống văn hóa và tôn giáo? - Sự hội nhập văn hóa qua biểu tƣợng và nhận thức của ngƣời Công giáo Hà Nội về biểu tƣợng? 6. Kết quả và đóng góp của luận án + Luận án cung cấp cái nhìn tổng thể về hệ biểu tƣợng tiêu biểu trong nhà thờ và phân loại hệ thống biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. + Phân tích chuyên sâu về giá trị và chức năng của hệ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội; Nhận thức của ngƣời Công giáo Hà Nội về biểu tƣợng. + Gợi mở những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội 7. Nội dung của luận án Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Nhà thờ Công giáo Hà Nội và phân loại, ý nghĩa biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội Chƣơng 3: Phân tích biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội Chƣơng 4: Biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Khái quát về nghiên cứu lịch sử Công giáo ở Việt Nam và ở Hà Nội Tài liệu về Công giáo tại Việt Nam tƣơng đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, NCS xin hệ thống và đánh giá một số tài liệu cơ bản nhất phục vụ trực tiếp cho đề tài. Có thể kể đến những công trình sau: “Lược sử Giáo hội Việt Nam” của linh mục Augustino Nguyễn Văn Trinh (1994) [110], “Cuộc lữ hành Đức tin” của linh mục Đào Trung Hiệu (1997) [41], “Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam” của linh mục Đỗ Quang Chính chủ biên (2008) [19], Giáo hội Công giáo ở Việt Nam của Linh mục Bùi Đức Sinh (2009) [91], Công giáo Việt Nam. Tri thức cơ bản của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng, Ngô Quốc Đông (2012) [25], Giáo hội Công giáo Việt Nam. Niên giám 2016 của Hội đồng giám mục Việt Nam (2017) [49]. Ngoài ra còn rất nhiều công trình về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo tại Việt Nam: “Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam” của linh mục Nguyễn Hồng (2009), “Dấu ấn 350 năm Giáo hội Công giáo Việt Nam” của Hội đồng Giám mục Việt Nam (2010) [45], “Lịch sử thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam” của linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Tùng (2010) [106], “Hành trình ân phúc” của linh mục Đào Trung Hiệu (2013) [42]. Có thể nói những công trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của đạo Công giáo tại Việt Nam, góp phần làm rõ hơn tiến trình hình thành và phát triển cũng nhƣ sự đồng hành của Giáo hội Công giáo Việt Nam với lịch sử dân tộc. Tài liệu nghiên cứu về Công giáo Hà Nội có thể kể đến Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên “Lược sử địa phận Hà Nội 1626 – 1954” của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên (1994) [120] “Kitô giáo ở Hà Nội” của Nguyễn Hồng Dƣơng (2008) [24], “Đời sống tôn giáo tín ngƣỡng Thăng Long – Hà Nội” của Đỗ Quang Hƣng (2010), [58]. Cuốn sách “Cuộc lữ hành Đức tin” (1997) của linh mục Đào Trung Hiệu, có thể tác giả đã trình bày một cách rất cụ thể về những vấn đề trong Giáo hội Roma 10 trong những năm cuối thế kỷ XV-XVI, những vấn đề của văn hóa phục hƣng, sự chuyển biến trong Tin Lành và Chính Thống, cùng việc cải tổ của Giáo hội. Qua đó, tác giả đã dẫn giải đến công cuộc loan báo Tin mừng trên đất Việt của các giáo sĩ Phƣơng Tây. Từ đây Giáo hội Công giáo Việt Nam đƣợc hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm của lịch sử đất nƣớc, đạo Công giáo vẫn vƣơn mình phát triển cho đến ngày nay. Sự phát triển nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam dẫn đến sự thiết lập Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980. Đây là thời kì đánh dấu sự trƣởng thành của Giáo hội Việt Nam, tiếp tục con đƣờng của các bậc tiền nhân để xây dựng Giáo hội Công giáo Việt Nam nhƣ ngày hôm nay. Điều này đƣợc thể hiện qua các “Thư chung” của các Giám mục Việt Nam. Cuốn “Hội đồng Giám mục Việt Nam (1980 - 2000)” (2001), của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề cập chung đến tiến trình phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam, cùng với các thƣ chung năm 1980, 1997, 1998,1999, 2000. Trong những bức thƣ chung đó đề cập đến những vấn đề trong đời sống của ngƣời giáo dân, những định hƣớng trong đời sống đạo cho các Kitô hữu cũng nhƣ mối quan hệ giữa thần học Công giáo trong nền văn hóa dân tộc. Sự dung hòa của thần học Công giáo với những phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời. Công trình tiêu biểu nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển của Công giáo vào Việt Nam đó là cuốn “Giáo hội Công giáo ở Việt Nam” do Linh mục Bùi Đức Sinh chủ biên. Công trình đã khái quát một cách rất cụ thể về tiến trình du nhập và phát triển của đạo Công giáo tại Việt Nam, bao gồm bốn phần: Phần 1 nói về thời kỳ mở đƣờng và đặt nền móng của Công giáo tại Việt Nam bởi những bƣớc chân mở đƣờng của các giáo sĩ dòng Đaminh và dòng Phanxico, với việc đặt nền móng của các giáo sĩ dòng Tên Chúa Giêsu. Thời kì này từ trƣớc thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII. Phần thứ hai, thời kỳ xây dựng và tổ chức, công cuộc truyền giáo của thánh bộ Truyền bá Đức tin, qua Hội Thừa sai Paris, dòng Đaminh, dòng Phanxico, dòng Tên, đồng thời có sự góp phần của các giáo sĩ Việt Nam, thầy giảng, nữ tu, giáo dân. Thời kì này từ giữa thế kỉ XVII đến sang đầu XIX. Phần thứ ba, thời kì vƣơn lên trong thử 11 thách đau thƣơng. Đây là thời kì khó khăn nhất trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam, trƣớc những chính sách cấm đạo của vua nhà Nguyễn, thời kì này trong thế kỉ XIX. Phần thứ tƣ, thời kì kiến thiết và tiến tới trƣởng thành. Trong phần thứ tƣ, tác giả đã trình bày những bƣớc chuyển mình lớn của Công giáo tại Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX và trong thế kỉ XX. Số lƣợng giáo dân, dòng tu cùng với hàng Giáo sĩ, Giáo phẩm ngày càng gia tăng và sự thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam năm 1960. Các hoạt động văn hóa nhƣ sự phát triển của các hội đoàn, các hoạt động văn chƣơng, báo chí, mỹ thuật ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ. Cuốn “Giáo hội Công giáo Việt Nam. Niên giám 2016” (2017) của Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tài liệu cung cấp nhiều tri thức, thông tin quan trọng. Trong đó, ở phần thứ nhất, cuốn sách giới thiệu một cách khái quát nhất về giáo hội Công giáo, các vị Giáo hoàng trong giáo hội, các Công đồng trong giáo hội cũng nhƣ phẩm trật và tổ chức trong giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là phần hai của cuốn sách đã đề cập một cách cụ thể giáo hội Công giáo Việt Nam trong dòng lịch sử. Cuốn sách đã trình bày tiến trình phát triển của Công giáo khi du nhập vào Việt Nam từ khi giáo sĩ Inikhu đến đất Việt vào năm 1533, đến những giai đoạn tăng trƣởng, phát triển và trƣởng thành. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cơ cấu tổ chức cũng nhƣ các Giám mục của giáo hội Công giáo Việt Nam qua các thời kì; phân tích và khái quát về từng giáo phận trong ba Giáo tỉnh: Giáo tỉnh Hà Nội với mƣời giáo phận, Giáo tỉnh Huế với sáu giáo phận, Giáo tỉnh Thành Phố Hồ Chí Minh với 10 giáo phận. Đây là cuốn sách thể hiện sự khái quát nhất về những vấn đề của Giáo hội Công giáo cũng nhƣ Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Tất cả những tài liệu kể trên đã cho NCS cái nhìn tổng quan về lịch sử Công giáo Việt Nam. Những mốc lịch sử này có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của nhà thờ Công giáo trên cả nƣớc nói chung và nhà thờ Công giáo tại Hà Nội nói riêng. Về khái quát nghiên cứu lịch sử Công giáo ở Hà Nội phải kể đến một công trình rất nghiên cứu rất quan trọng của tác giả Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên. Tác giả đã nghiên cứu rất kĩ lƣỡng lịch sử Công giáo Hà Nội theo 5 thời kì. Thời 12 các giáo sĩ Dòng Tên từ 1626 – 1663; Thời các Thừa sai ngoại quốc dƣới thời chúa Trịnh (1659 – 1789); Thời các Thừa sai dƣới triều nhà Nguyễn (1789 – 1883); Phần 4: Thời các Thừa sai dƣới thời bảo hộ Pháp (1883 – 1945); Thời các Giám mục Việt Nam độc lập đất nƣớc (1945 – 1954). Trong phần lịch sử của Công giáo Hà Nội, tác giả cũng cung cấp một số thông tin về nhà thờ sơ khai trong thời kì giáo sĩ Dòng Tên ở các khu nhƣ Cầu Giền (Dền), Quảng Bá, Đống Mác, phố Hàng Tre. Cuốn “Kitô giáo ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng đã hệ thống một cách toàn diện lịch sử phát triển của Công giáo Hà Nội. Xen kẽ với lịch sử của Công giáo Hà Nội tác giả cũng trình bày thêm những thông tin cơ bản về nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. Bên cạnh đó, trong phần đóng góp trên lĩnh vực văn hóa vật thể của Công giáo Hà Nội tác giả đã đi sâu phân tích về kiến trúc nhà thờ Công giáo Hà Nội. Những thông tin này, giúp NCS có những thông tin định hƣớng ban đầu rất quan trọng về lịch sử phát triển của Công giáo Hà Nội cũng nhƣ nhà thờ Công giáo Hà Nội trong quá trình nghiên cứu của mình. Trong cuốn “Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội”, tác giả Đỗ Quang Hƣng đã trình bày về Công giáo ở Hà Nội trong tổng thể các tôn giáo khác ở Hà Nội nhƣ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hà Nội. Trong phần này, tác giả đã khái quát một số đặc điểm quan trọng của Công giáo Hà Nội trên các bình diện lịch sử, không gian, sinh hoạt tôn giáo, biến động lịch sử, hội nhập và toàn cầu hóa. Những khái quát này đã giúp nghiên cứu sinh có thêm những điểm quy chiếu khi nghiên cứu về biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo Hà Nội. 1.1.2. Nghiên cứu biểu tượng và biểu tượng Công giáo 1.1.2.1. Nghiên cứu về biểu tượng Biểu tƣợng là một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp, do đó để nghiên cứu biểu tƣợng, tác giả đã tiếp cận biểu tƣợng theo nhiều nguồn từ hệ thống từ điển đến những công trình nghiên cứu chuyên ngành về biểu tƣợng. Đầu tiên, có thể kể đến những cuốn từ điển sau: Từ điển dành cho người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng của tác giả Nguyễn Minh Tiến (2000) [104], Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giải đáp của John Renard (2005) [66], Từ điển tiếng Việt của Cung Kim Tiến 13 (2006) [103], Từ điển vô thần luận của Học viện Đa Minh (2014) [43], Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevaliver, Alain Gheebrant (1997) [62] Với những tài liệu chuyên ngành là những công trình nghiên cứu: Những vấn đề nhân học tôn giáo của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006) [51], Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội của tác giả Trần Lâm Biền – Trịnh Sinh (2011) [11], Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết của nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải (2014) [34], Giải mã văn học từ mã văn hóa của tác giả Trần Lê Bảo (2011) [9]. Từ những cuốn từ điển, những công trình nghiên cứu đã giúp cho NCS có những cơ sở tiếp cận đa chiều khi nghiên cứu biểu tƣợng. Tiếp cận bƣớc đầu qua từ điển, giúp NCS có cái nhìn gợi mở ban đầu còn những công trình nghiên cứu chuyên ngành giúp NCS sẽ có những cái nhìn mang tính chuyên sâu. Cuốn Nhân học tôn giáo (2006) cho chúng ta một hệ thống kiến thức sâu rộng về nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là bài viết của của Clifford Geertz: “Tôn giáo nhƣ một hệ thống văn hóa”. Văn hóa đƣợc hiểu theo khuôn mẫu của biểu tƣợng” [51, tr.310]. Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết của nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải là một công trình mang tính tổng hợp tƣơng đối đầy đủ về lý thuyết biểu tƣợng. Trong phần tổng quan về nghiên cứu biểu tƣợng, tác giả đã tiếp cận nghiên cứu biểu tƣợng dƣới rất nhiều góc độ: Cấu trúc luận, ngôn ngữ học, kí hiệu học, nhân học và cả hƣớng tiếp cận mới trong nghiên cứu biểu tƣợng. Phần vai trò của các biểu tƣợng; Văn hóa và biểu tƣợng tác giả đã dịch rất nhiều công trình liên quan đến lý thuyết biểu tƣợng của các học giả nổi tiếng thế giới nhƣ: Franz Boas, Mary Douglas, Raymond Firth, Bronislaw Malinowski Những nội dung này đã góp thêm những cơ sở lý luận cho NCS khi tiếp cận biểu tƣợng dƣới góc độ kí hiệu học văn hóa và nhân học biểu tƣợng. Nghiên cứu biểu tƣợng văn hóa truyền thống có tác phẩm rất đáng chú ý của Trần Lâm Biền - Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đây là một trong trình nghiên cứu đƣợc tác giả Trần Lâm 14 Biền và Trình Sinh nghiên cứu rất cụ thể về lịch sử phát triển của hệ thống biểu tƣợng văn hóa truyền thống Việt Nam qua từng giai đoạn của lịch sử, từ thời tiền sử và sơ sử đến thời quân chủ dân tộc. Những biểu tƣợng đó đƣợc biểu hiện trên những công trình kiến trúc, điêu khắcvà mang trong mình những giá trị văn hóa trong hệ thống di sản văn hóa của dân tộc. Những biểu tƣợng văn hóa truyền thống đƣợc thể hiện trên các công trình kiến trúc, không gian văn hóa và chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo hai tác giả: “Biểu tƣợng thể hiện trong truyền thống Việt là sự kết tụ tinh hoa từ bàn tay khối óc của tổ tiên, chúng đƣợc hình thành bởi tƣ duy nông nghiệp, để phản ánh về một ý niệm truyền đời là cầu no đủ và mọi điều hạnh phúc. Biểu tƣợng là chứng cớ cụ thể để nói lên quá trình phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt vốn bắt nguồn từ thời đại xa xƣa hàng vạn năm cách đây.” [11, tr.216]. Tuy nhiên, công trình chủ yếu nói về biểu tƣợng trong trang trí ở đình, chùa, miếu mà thiếu hẳn một thành tố không thể thiếu trong di sản văn hóa Thăng Long đó là nhà thờ Công giáo. Giải mã văn học từ mã văn hóa của tác giả Trần Lê Bảo (2011) đã đề cập đến 3 bƣớc quan trọng để giải mã biểu tƣợng: “Phân biệt và xác lập cho đƣợc mối quan hệ giữa hai yếu tố “Biểu hiện” và “Ý nghĩa biểu hiện” [9, tr.40]; “Khi xem xét biểu tƣợng văn hóa cần thấy những điều kiện để hình thành nó” [9, tr.41]; “Cuối cùng cần quan tâm tới phƣơng thức tƣ duy.” [9, tr.41]. Ba bƣớc này giúp NCS có một quy trình khoa học để giải mã biểu tƣợng. 1.1.2.2. Nghiên cứu về biểu tượng Công giáo a. Nghiên cứu liên quan trực tiếp đến biểu tƣợng Công giáo Những công trình liên quan đến biểu tƣợng Công giáo, biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo, chúng ta có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Mỹ thuật Công giáo Việt Nam theo dòng thời gian của tác giả Lê Hiếu (2014) [40], Văn hóa Công giáo nhìn từ biểu tượng nhà thờ điểm đến của những cuộc hành hương (2013) [72], Kiến trúc nhà thờ Công giáo của tác giả Steven J. Schloeder (2015) [93], “Biểu 15 tượng và ý nghĩa của các loài thú trong Thánh Kinh” do tác giả Jean - Francois Froger, Jean - Pierre Durand chủ biên [2016] [63], 25 Câu hỏi về dấu chỉ và biểu tượng của niềm tin Công giáo của tác giả Les Miller chủ biên và đƣợc sơ Maria Vũ Thị Thu Thủy dịch sang tiếng Việt (2016) [102]. Về tài liệu nƣớc ngoài (Tiếng Anh), NCS đã tiếp cận với những tài liệu sau: The symbol of the church của Dilasser, Maurice (1999) [121], Symbol and theirhidden meaning của Kenner T.A (2006) [122], Catholic Church architecture and the spirit of the liturgy của Mc Namara Denis (2009) [123], The secret language of churches & Cathederals – Decoding the srared symbolism of Christianity’s Holy building của Stemp Richard (2010) [124], How to read a church của Taylor Richard (2003) [125]. Trong cuốn “Biểu tượng và ý nghĩa của các loài thú trong Thánh Kinh” do tác giả Jean - Francois Froger, Jean - Pierre Durand chủ biên, do Nxb Hồng Đức, xuất bản 2016, đã giới thiệu khái quát về những biểu tƣợng và ý nghĩa của các loài thú đƣợc đề cập đến trong Kinh Thánh nhƣ: Rắn, Báo, báo đốm, mèo rừng, sƣ tử, gấuĐây là một trong những cuốn sách đƣợc đánh giá rất cao về việc nghiên cứu những biểu tƣợng trong Kinh Thánh. Cuốn “Kiến trúc nhà thờ Công giáo” của tác giả Steven J. Schloeder đã nghiên cứu những đặc điểm trong kiến trúc nhà thờ Công giáo đặc biệt kiến trúc theo tinh thần Công đồng Vaticano II đó là sự hòa hợp giữa: nghệ thuật, kiến trúc và thần học. Điều này thể hiện những tƣ tƣởng về thần học của Công giáo với những đặc điểm trong việc thiết kế cung thánh, thiết kế cho các Bí tích và các nghi thức khác, thể hiện sự thiêng thánh nơi các nhà thờ Công giáo, nơi mà con ngƣời gặp gỡ Thiên Chúa trong mối tƣơng quan về đức tin. Đáng chú ý ở chƣơng 7 và chƣơng 8, tác giả đã nêu lên những ảnh tƣợng thánh trong nhà thờ và thánh đƣờng là ảnh tƣợng thánh, một trong những điều không thể thiếu trong những ngôi thánh đƣờng của Công giáo đó là những ảnh, tƣợng về Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánhchính những biểu tƣợng này đã điểm tô cho những ngôi thánh đƣờng, khoác lên mình một màu thiêng liêng, huyền bí. Nhìn tổng thể đây là một công trình cung cấp những kiến thức cơ bản về kiến trúc nhà thờ Công giáo với sự kết hợp giữa kiến trúc và...thế nào? Làm sao để được giải thoát khỏi mọi khổ đau của thế giới trần tục? Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu tôn giáo khác lại định nghĩa tôn giáo thông qua một yếu tố trung tâm là biểu tƣợng bởi biểu tƣợng là một cầu nối vững chắc để tín đồ thông qua đó tiếp cận với Đấng tối cao, thiết lập một tiêu điểm để chiêm ngắm, suy niệm, là đề tài cơ bản trong trang trí kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là cầu nối để chuyển tải giáo lý giáo luật một cách hiệu quả. Trong lịch sử tôn giáo, có thể nhận thấy rằng các tôn giáo lớn nhƣ Hindu giáo, Phật giáo, Công giáo đã sử dụng rất thành công vai trò của biểu tƣợng trong đời sống tôn giáo của mình. 31 Bellah đã định nghĩa tôn giáo thông qua trục biểu tƣợng: “Hãy cho tôi đƣợc định nghĩa tôn giáo nhƣ là một tập hợp các hình thức và hành động biểu trƣng (tƣợng) gắn liền con ngƣời với những điều kiện sinh tồn tối thƣợng” [117, tr.174]. Trong định nghĩa của mình về tôn giáo Robertson cũng gắn với biểu tƣợng “Văn hóa tôn giáo là tập hợp những tín ngƣỡng và biểu trƣng (tƣợng) và những giá trị trực tiếp phát sinh từ đó gắn liền với sự phân biệt giữa thực tế duy nghiệm với thực tế siêu nghiệm, siêu việt; những sự việc của cái duy nghiệm bổ trợ về mặt ý nghĩa cho cái phi nghiệm.” [117, tr.168]. Đến Geertz thì biểu tƣợng trở thành một hạt nhân trong định nghĩa của ông: Tôn giáo là: (1) một hệ thống biểu tƣợng, hoạt động nhằm (2) thiết lập những tâm trạng và động cơ mạnh mẽ, rộng khắp và bền lâu trong con ngƣời bằng cách (3) đề ra những khái niệm về một trật tự chung của sự tồn tại và (4) khoác cho những khái niệm này bằng một hào quang của sự thật khiến cho (5) những tâm trạng và động cơ đó dƣờng nhƣ là một hiện thực duy nhất [51, tr.312]. Qua rất nhiều định nghĩa ta thấy rằng, biểu tƣợng đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo. Tôn giáo có thể tồn tại và phát triển vƣợt không gian, thời gian, đi vào cuộc sống của nhiều tầng lớp trong xã hội chính là nhờ tôn giáo đã hình thành đƣợc một hệ thống biểu tƣợng hết sức sâu sắc nó làm bệ đỡ vững chắc cho tôn giáo đó. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng, tôn giáo sẽ mất đi khi nó không thiết lập đƣợc một biểu tƣợng tôn giáo. Trong luận án này NCS cố gắng sử dụng một định nghĩa về biểu tƣợng tôn giáo với tƣ cách là một định nghĩa công cụ để phục vụ cho quá trình phân tích, giải mã chúng: Biểu tượng tôn giáo là kí hiệu hàm nghĩa biểu đạt những vấn đề về giáo lý, giáo luật cũng như những vấn đề cốt lõi về nhân sinh quan và vũ trụ quan theo quan niệm của tôn giáo đó nhằm củng cố tình cảm tôn giáo, đức tin của tín đồ và là phương tiện hữu hình để tín đồ tiếp cận, liên thông với Đấng tối cao. 32 1.2.3. Biểu tượng nhà thờ Công giáo Biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo đóng một vai trò rất lớn trong đời sống tôn giáo và đời sống đức tin của ngƣời Công giáo. Tuy nhiên, nhận thức về việc sử dụng biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo cũng phải trải qua một quá trình nhận thức lâu dài với nhiều cuộc tranh luận lớn trong lịch sử Công giáo. Tác giả Trần Văn Toàn, trong bài viết “Bàn thêm về ảnh tượng Công giáo” đã khẳng định: Trong buổi đầu, đạo Thiên Chúa không dùng ảnh tƣợng gì trong việc thờ phƣợng, vì theo giới luật cũ là đạo Do Thái, thì Đức chúa là vô hình, vô tƣợng, cho nên cấm không làm ảnh tƣợng Đức Chúa theo nhƣ hình ngƣời, hình chim muông cầm thú, hay là hình các vật trong trời đất. Thờ nhƣ thế là thờ không phải lối, thờ không đúng phép. Nhƣ thế là đi ngƣợc hẳn lại tôn giáo của các dân tộc chung quanh, nhƣ Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Rôma...thƣờng có thói quen làm ảnh tƣợng thần linh vô vàn vô số [108, tr.40-41]. Trong quá trình phát triển của mình để đáp ứng tình hình thực tế, tôn giáo này cũng phải có những thay đổi. Có thể khẳng định rằng: “Ngay từ thời Cựu Ƣớc, Thiên Chúa đã truyền lệnh hay cho phép làm những hình tƣợng biểu trƣng ơn cứu độ nhờ Ngôi Lời nhập thể ví dụ con rắn đồng, khám giao ƣớc và các Kê-ru-bim.” [31, tr.758]. Lm. Trần Công Nghị trong bài nghiên cứu “Đức tin nhập thể qua biểu tƣợng” cũng cho chúng ta biết thêm về tình hình dùng biểu tƣợng trong đạo Công giáo: Ngay từ thế kỷ thứ II Thánh Clemente thành Alecxandria sống đã khuyên các Kitô hữu hãy chú tâm vào các biểu tƣợng và bảo họ nên dùng các biểu tƣợng tôn giáo đó vào ngay các đồ dùng trong nhà nữa. Ngài có nhắc tới hình con chim bồ câu (chỉ thánh linh), con cá (chúa Kitô) chiếc tàu (giáo hội) và cây neo (sự cứu chuộc) [83, tr.28]. Khoa khảo cổ cũng tiết lộ cho thấy các tín hữu thuở sơ khai dùng nhiều biểu tƣợng trong phụng tự và trong nghi lễ tôn giáo mà ngày nay di tích đã đƣợc khai quật lên cho thấy điều này. 33 Tại Công đồng thứ 7, Nicaea II năm 787, Nữ Hoàng Irene triệu tập dƣới triều Giáo Hoàng Adrianus I. Có khoảng 300 Giám mục Đông Phƣơng, 2 sứ thần tham dự 8 khoá họp từ ngày 24/9 – 23/10. Công đồng lên án phái Phá Hủy ảnh Thánh, xác định có thể tôn kính ảnh thánh mà không bị coi là thờ Ngẫu tƣợng. Giáo lý Hội Thánh Công giáo viết: “Dựa vào mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể mà Công Đồng chung thứ bảy đã biện minh cho việc tôn kính ảnh tƣợng thánh, nhƣ ảnh tƣợng Đức Ki-tô, Mẹ Thiên Chúa, các Thiên thần và tất cả các thánh, để chống lại chủ trƣơng bài ảnh tƣợng. Khi nhập thể, Con Thiên Chúa đã mở ra một “kế hoạch” mới cho ảnh tƣợng” [31, tr.758]. Một lần nữa vào quãng cuối thế kỷ XVI, trong Giáo hội đã có một cuộc tranh luận gắt gao về ảnh tƣợng. Một phái chủ trƣơng phải hủy bỏ các ảnh tƣợng để tránh việc thờ phƣợng trái phép, một phái chủ trƣơng có thể dùng ảnh tƣợng để giúp cho những tín hữu tƣởng niệm những chân lý trong đạo. Phái thứ hai đã thắng thế, và ngƣời ta còn thêm vào một lý do nữa: trong mầu nhiệm nhập thể, chúng ta thấy đƣợc một cách cụ thể trong con ngƣời Giêsu những cử chỉ tâm tình của Thiên Chúa đối với ta. Đến thế kỷ XX, trƣớc những biến đổi của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II và để thay đổi mình, canh tân lại đời sống của giáo hội sao cho phù hợp với những biến đổi của thời đại. Một Công đồng tự do và đối thoại đã đƣợc mở ra dƣới thời Giáo hoàng Gioan XXIII. Vào năm 1959, giáo hoàng Gioan XXIII bắt đầu ngỏ ý với các hồng y để mở một công đồng và đến năm 1962 công đồng đã đƣợc diễn ra với tên gọi là Công đồng VaticanII và kéo dài đến năm 1965. Đây là công đồng thứ XXI trong lịch sử của giáo hội Công giáo, đánh dấu những thay đổi mang tính lịch sử để mang lại nguồn sáng mới cho giáo hội và cho thế giới. Những quan điểm của công đồng về vấn đề biểu tƣợng có một tác động rất lớn đến việc sử dụng các biểu tƣợng trong toàn bộ giáo hội Công giáo. Trong Hiến chế về phuṇ g vu ̣thánh (sacrosanctum concilium), tại chƣơng VII có đề cập rất cụ thể về những vấn đề về nghê ̣thuâṭ thánh và vật dụng trong phụng tự, từ việc tạc vẽ biểu tƣợng thánh đến việc trang trí, sử dụngtrong các nhà thờ đều đƣợc phân tích một cách rất cụ thể. Trƣớc tiên, cần hiểu rõ hơn về các lãnh vực của nghệ thuật thánh: “Nghệ thuật thánh bao gồm nhiều lãnh vực nhƣ kiến trúc, 34 điêu khắc, hội họa, âm nhạcCác hình thức này thể hiện thực tại thánh thiêng, nhất là trong phụng vụ và các việc đạo đức bình dân” [48, tr.615]. Và nhƣ thế trong lãnh vực của nghệ thuật thánh có việc sử dụng các ảnh tƣợng, đồ dùng trong phụng vụ tại các nhà thờ Công giáo: “Ảnh tƣợng thánh là những hình hay tƣợng biểu thị Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh, đã đƣợc thánh hóa để tôn kính, thuộc về nghệ thuật thánh.” [48, tr.17]. Vì vậy, nghệ thuật thánh cũng bao gồm biểu tƣợng và là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của giáo hội Công giáo đƣợc phát khởi từ thời các tông đồ và duy trì cho đến ngày nay. Kế thừa những quan điểm của Công đồng VaticanII, Giáo luật năm 1983, Điều 1187 có quy định: “Chỉ đƣợc phép công khai tôn kính những vị Tôi Tớ của Thiên Chúa đã đƣợc quyền bình Giáo Hội ghi vào sổ các bậc Hiển Thánh hay các Chân Phƣớc.” [47, tr.366]. Vì vậy, khi bƣớc vào các nhà thờ Công giáo thì tất cả các biểu tƣợng đƣợc sử dụng trong đó đều có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau nhằm hƣớng tới việc phản ánh và duy trì đức tin Công giáo. Đối với các chất liệu đƣợc sử dụng trong việc tạo tác các biểu tƣợng, Công đồng Vatican II trình bày nhƣ sau: “Trong lañ h vƣc̣ này, cách riêng về chất liệu và hình thƣ́ c vâṭ duṇ g thánh và phẩm phục, Hôị đồng Giám muc̣ điạ phƣơng có quyền thích nghi với các nhu cầu và phong tuc̣ điạ phƣơng.” Công đồng VaticanII rất đề cao những đặc điểm văn hóa các khu vực trên thế giới, từ đó có những đổi mới tạo điều kiện cho việc phụng vụ một cách tốt hơn, phản ánh đức tin một cách dễ dàng hơn. Qua đó giáo dân nhận biết Thiên Chúa một cách gần gũi trong văn hóa của dân tộc mình. Về vấn đề sử dụng các biểu tƣợng đó nhƣ thế nào trong các nhà thờ Công giáo, số 125 Hiến chế phụng vụ thánh của Công đồng Vatican II cũng đƣa ra quan điểm rất rõ ràng : “Viêc̣ đăṭ ảnh tƣơṇ g thánh trong các thánh đƣờng cho các tín hƣ̃u tôn kính vâñ đƣơc̣ duy trì ; tuy nhiên, các ảnh tƣợng không nên quá nhiều và phải đƣơc̣ bày trí thích hơp̣ , để không phá hỏ ng lòng mô ̣mến nơi đoàn dân Kitô giáo , đồng thời cũng không nhƣơṇ g bô ̣thói sùng bái lêc̣ h lac.”̣ [120]. Nhìn nhận quan điểm của giáo hội Công giáo từ Công đồng VaticanII, có thể thấy giáo hội luôn khuyến khích việc sử dụng các biểu tƣợng trong nhà thờ để phục vụ đời sống đức tin của giáo 35 dân, đồng thời giúp cho đời sống đức tin ấy thêm phong phú và vững vàng. Qua đó, họ nhận biết Thiên Chúa một cách dễ dàng hơn thông qua những ảnh tƣợng đƣợc đặt trong các nhà thờ. Tuy nhiên, giáo hội Công giáo cũng khuyên không nên đặt quá nhiều biểu tƣợng trong một ngôi thánh đƣờng bởi việc đặt quá nhiều biểu tƣợng sẽ khiến cho giáo dân cảm thấy mơ hồ và không phân biệt đƣợc đâu là biểu tƣợng tôn kính đâu là biểu tƣợng tôn thờ chính yếu. Và chính điều này làm cho đời sống đức tin của ngƣời giáo dân trở nên lệch lạc và đi vào việc sùng bái ngẫu tƣợng. Nhƣ vậy, từ những quan điểm về vấn đề nghệ thuật thánh của Công đồng VaticanII, chính là những cơ sở quan trọng trong việc thực hành đời sống đức tin, cũng nhƣ việc sử dụng các biểu tƣợng trong nhà thờ, sao cho phù hợp với truyền thống và quan điểm của giáo hội. Đây cũng chính là những cơ sở và tiền đề quan trọng giúp NCS có thể phân tích biểu tƣợng trong các nhà thờ Công giáo tại Hà Nội dƣới góc độ giáo lý, giáo luật, quan điểm của giáo hội Công giáo và dƣới góc độ văn hóa học. Giáo lý Hội thánh Công giáo cũng khẳng định rõ ràng thêm về vấn đề này: “Việc các Ki-tô hữu tôn kính ảnh tƣợng, không nghịch lại điều răn thứ nhất cấm thờ ngẫu tƣợng. Thực vậy, khi tôn kính một ảnh tƣợng, chúng ta hƣớng tâm hồn lên đến nguyên ảnh và tôn kính một ảnh tƣợng là tôn kính chính Đấng đƣợc miêu tả. Đối với ảnh tƣợng thánh, chúng ta chỉ tôn kính chứ không thờ phƣợng nhƣ Thiên Chúa” [31, tr.758]. Thờ ảnh tƣợng ở đây có ý nghĩa nhƣ một cầu nối, một chất xúc tác khiến cho ngƣời Công giáo có thể hiệp thông với Thiên Chúa một cách sâu sắc hơn: “Chúng ta không thờ ảnh tƣợng nhƣ những thực tại nhƣng nhƣ những hình ảnh đƣa dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa nhập thể. Việc tôn kính không dừng lại ở ảnh tƣợng, nhƣng vƣơn tới chính thực tại đƣợc biểu thị.” [31, tr.759]. Trải qua một quá trình phát triển, khi đã thâm nhập đƣợc vào đời sống của các tín hữu thì các biểu tƣợng Công giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục giáo lý và củng cố niềm tin của các con “Chiên”. Có thể coi nhƣ biểu tƣợng trang trí trong nhà thờ Công giáo là “Kinh Thánh của người nghèo”. Tác giả Trần Văn Toàn viết: 36 Vào thời trung cổ, trong lúc đa số nhân dân châu Âu chƣa biết đọc, biết viết, thì ảnh tƣợng dùng trong các nhà thờ, hoặc tạc vào đá, vẽ vào tƣờng hay là các cửa sổ ghép kính, đã có công dụng thật lớn trong việc truyền đạo. Trông vào các ảnh tƣợng ấy, những ngƣời không biết đọc có thể nhận ra những sự tích kể trong kinh thánh, về đời sống các thánh tổ phụ, về sứ điệp các thánh ngôn sứ và về đời sống, lời giảng của Đức Giêsu. Ngƣời ta quen gọi các ảnh tƣợng nhƣ thế là “Kinh thánh của những ngƣời nghèo [108, tr.41]. Họ biến nhà thờ thành một cuốn sách sống đầy những biểu tƣợng tôn giáo, hình ảnh, tƣợng ảnh, chạm trổ, kính màu, mà mục tiêu là dạy đạo khi ghi lại những sự kiện, giáo lý, tích truyện kinh thánh và các bí tích tôn giáo trong đó. Nhờ vào điều này mà khi tín đồ đến nhà thờ họ cảm thấy mình đƣợc sống trong một không gian của Chúa, một không gian của sự thánh thiện và lòng nhân ái cao cả, đƣợc sống trong tình yêu thƣơng của Thiên Chúa và đƣợc hiệp thông với Thiên Chúa. Tuy rằng biểu tƣợng có một sức mạnh và ý nghĩa lớn lao nhƣ vậy nhƣng không phải nhà thờ đƣợc trang trí một cách tùy tiện mà cũng phải theo những yêu cầu nhất định. Yêu cầu đối với biểu tƣợng trong nhà Chúa đã đƣợc quy định đƣợc nêu trong Giáo lý Hội thánh Công giáo: Thánh đƣờng là nhà cầu nguyện, nơi cử hành và cất giữ Thánh Thể, cũng nhƣ để tín hữu tụ họp, nơi có sự hiện diện của con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Đấng đã đƣợc hiến dâng vì chúng ta trên bàn thờ tế lễ. Nhà này cần phải đƣợc bảo quản sạch sẽ, xứng hợp với việc cầu nguyện và những buổi cử hành Thánh Lễ. Trong nhà Chúa, các biểu tƣợng phải chân thật và hài hoà giúp mọi ngƣời nhận ra Đức Ki-tô đang hiện diện và hoạt động nơi đây [31, tr.447]. Qua nghiên cứu hệ thống biểu tƣợng của đạo Công Giáo chúng ta thấy rằng, hệ thống biểu tƣợng này phần lớn là liên quan đến Kinh thánh Cựu Ước và Kinh thánh Tân Ước và có thể nói hai bộ Kinh thánh này là xuất phát điểm cho hệ thống biểu tƣợng này. 37 Tiểu kết Biểu tƣợng thông thƣờng bao gồm hai dạng thức tồn tại, biểu tƣợng vật chất và biểu tƣợng phi vật chất. Chính vì thế, việc nghiên cứu biểu tƣợng luôn là một vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có những quan sát, phân tích tổng hợp dựa trên những nền tàng và ý nghĩa của từng biểu tƣợng đó. Để nghiên cứu đƣợc biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo, NCS đã cơ bản hệ thống hóa một hệ thống tài liệu liên quan đến đạo Công giáo từ lịch sử truyền giáo, thần học, kinh thánh đến giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của Công giáo. Những tài liệu này cho NCS điểm tựa ban đầu, kiến thức nền để đi vào tìm hiểu một tôn giáo thế giới đầy sức hút. Tuy nhiên, để nghiên cứu đƣợc về biểu tƣợng Công giáo, hiện nay ở Việt Nam chƣa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu về biểu tƣợng Công giáo cũng nhƣ biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội. Để khắc phục hạn chế này, NCS đã tiến hành nghiên cứu một hệ thống tài liệu bằng tiếng Anh về: Kiến trúc nhà thờ Công giáo, Kiến trúc nhà thờ Công giáo trong Phụng vụ, hạng mục công trình kiến trúc trong nhà thờ Công giáo và đặc biệt biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo gắn với việc thờ phụng Thiên Chúa. Để giải mã biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo, NCS đã tập trung nghiên cứu Kinh Thánh – Cựu Ƣớc và Tân Ƣớc bởi đó chính là cơ sở và nền tảng xuất phát của biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo. Những tài liệu này chính là nền tảng để nghiên cứu biểu tƣợng Công giáo, bởi những ý nghĩa cũng nhƣ vai trò của những biểu tƣợng trong các nhà thờ Công giáo đều xuất phát từ những nền tảng đức tin của giáo hội. Đây cũng là cơ sở để NCS tiến hành đánh giá so sánh biểu tƣợng Công giáo với những biểu tƣợng của các tín ngƣỡng, tôn giáo khác. Về cơ sở lý luận cho đề tài, NCS đã khảo sát hệ thống khái niệm từ xa đến gần, từ hệ thống từ điển đến những tài liệu chuyên ngành. Qua việc khảo sát đó, NCS đã chọn cách tiếp cận nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc độ kí hiệu học văn hóa và nhân học biểu tƣợng để làm cơ sở lý luận triển khai trong các chƣơng của luận án, phân tích các lớp ý nghĩa của biểu tƣợng dƣới góc độ kí hiệu học và nhân học biểu tƣợng. 38 Chƣơng 2 NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HÀ NỘI: PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƢỢNG Biểu tƣợng là một phần không thể thiếu của nhà thờ Công giáo, biểu tƣợng gắn kết mật thiết với kiến trúc nhà thờ trong một chỉnh thể thống nhất. Để có thể phân tích một cách đầy đủ về biểu tƣợng trong nhà Công giáo tại Hà Nội, NCS sẽ điểm lại lịch sử phát triển của nhà thờ Công giáo Hà Nội qua các thời kì cũng nhƣ kết cấu nhà thờ gắn với sự phân bố của biểu tƣợng. Đồng thời phân tích những ý nghĩa cơ bản của các biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo và phân loại, đặc điểm của nhà thờ Công giáo Hà Nội. 2.1. Khái quát về lịch sử nhà thờ Công giáo tại Hà Nội Trƣớc khi có sự hình thành và phát triển của các nhà thờ Công giáo thời các tông đồ, thời Cựu ƣớc, dân Do Thái - Những ngƣời tin vào Thiên Chúa đã dựng những ngôi nhà Tạm (Tablenacle) làm nơi đặt hòm bia Thiên Chúa (Hòm chứa các bảng luật). Sau này, dân tộc Do Thái phát triển thành một dân tộc hùng mạnh muốn xây một đền thờ để làm nơi thờ phƣợng Thiên Chúa. Thiên Chúa không cho phép Đa vít xây đền thờ vì ông là con ngƣời chinh chiến. Nhƣng Đa vít đã dành sẵn một khu đất trong thành để hoàng tử Salômôn xây đền thờ, ông cũng chuẩn bị vật tƣ cần thiết cho công trình này và đƣợc gọi là Đền thờ ở Jesusalem: Đền thờ đầu tiên đƣợc vua Salomon xây dựng nhƣ lời Thiên Chúa báo trƣớc với vua David. Đền thờ này bị quân Babylon phá hủy vào năm 587 tcn. Sau đó Đền thờ đƣợc Zorobabel xây dựng lại khoảng những năm 520-515 tcn, rồi đƣợc trùng tu và mở rộng thời vua Herodes Cả vào khoảng năm 20 tcn. Đền thờ này cuối cùng bị quân Roma phá hủy vào năm 70 [48, tr.262 - 263]. Kể từ khi chúa Giêsu chịu chết trên Thập giá để cứu chuộc cho nhân loại và xây dựng Hội thánh trên trần thế thì nhà thờ đã trải qua một quá trình phát triển đầy thăng trầm, với sự biến đổi của các phong cách kiến trúc qua từng thời kì: 39 Hầm mộ (Catacomb): Hầm mộ hay còn đƣợc gọi là Hang toại đạo, chính là nơi Giáo hội Công giáo thời sơ khởi thực hành các nghi lễ của mình. Kiến trúc nhà thờ kiểu Bizantine: Sau khi Kitô chính thức trở thành tôn giáo độc tôn của La Mã, các kiến trúc sƣ đã tạo ra một kiến trúc nhà thờ riêng, mang dáng dấp lâu đài của vua Chúa. Kiến trúc nhà thờ Roman: Kiến trúc nhà thờ Roman ra đời ở Châu Âu từ thế kỉ X đến thế kỉ XII. Kiến trúc nhà thờ Gothic: Kiến trúc Gothic là sự sáng tạo độc đáo của các kiến trúc lỗi lạc thế giới, đặc biệt là Ý và Pháp. Nghệ thuật Gothic còn đƣợc gọi là nghệ thuật thành thị vì nó đƣợc xây dựng tại khu vực trung tâm của những thành thị, và đƣợc bao bọc bởi những ngôi nhà xung quanh. Phong cách nhà thờ theo trường phái Phục hưng và Baroque: Trào lƣu kiến trúc Phục hƣng đƣợc khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gothic và phục hƣng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Nhà thờ mang phong cách kiến trúc hiện đại: Bƣớc sang thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những loại vật liệu mới lần lƣợt đƣợc ra đời cùng với sự phát triển của kết cấu bê tông cốt thép. Những ngôi nhà thờ Công giáo không còn bị ràng buộc bởi những phong cách kiến trúc cổ điển nhƣ Roman, Gothic, Phục hƣng...mà phát triển một cách mạnh mẽ theo thiên hƣớng hiện đại. Trên đây NCS mới tóm tắt một cách ngắn gọn lịch sử phát triển của nhà thờ Công giáo trên thế giới. Điều này giúp NCS có một cái nhìn tổng thể hơn khi nghiên cứu lịch sử nhà thờ Công giáo tại Hà Nội dƣới góc độ kiến trúc nghệ thuật và biểu tƣợng. Công giáo là tôn giáo đến Việt Nam khá muộn so với các tôn giáo lớn nhƣ Phật giáo, Nho giáoMãi đến thế kỉ thứ XVI, các nhà truyền giáo mới đặt chân đến đất Việt, mở đầu cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam. Theo những tài nghiên cứu và ghi chép lại, lịch sử Tổng giáo phận Hà Nội đã trải qua gần 400 năm hình thành và phát triển. Lịch sử nhà thờ Công giáo Hà Nội gắn bó chặt chẽ với tiến trình lịch sử phát triển của Công giáo tại Hà Nội. 40 2.1.1. Thời kỳ các giáo sĩ dòng Tên (1626 – 1663) Theo tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng: Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam ở vào thời điểm mà tình hình chính trị đang có những biến động lớn. Đó là cuộc chiến tranh giữa Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cả hai thế lực chính trị lớn này đều muốn dựa vào một số nƣớc phƣơng Tây nhƣ Bồ Đào Nha, Hà Lan và những nƣớc có quan hệ buôn bán và có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự để tăng cƣờng tiềm lực nhằm đánh thắng đối phƣơng [24, tr.10 - 11]. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để các giáo sĩ phƣơng Tây có thể vào Việt Nam để truyền giáo một cách công khai, nhất là khi có sự cho phép của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Sự truyền giáo vào Giáo phận Hà Nội đƣợc đánh dấu chính khi L.m Giuliano Baldinotti, ngƣời Ý và thầy Piani, ngƣời Nhật, là hai thừa sai đầu tiên đƣợc cử tới Kẻ Chợ (Thăng Long) vào năm 1626. Hai vị đƣợc chúa Trịnh Tráng đón tiếp một cách đặc biệt và cho tự do truyền giáo vì lúc đó chúa Trịnh đang cần vũ khí của ngƣời nƣớc ngoài để chống lại chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sự truyền giáo của hai Linh mục này chƣa có thành tựu gì đáng kể. Việc truyền giáo ở Kẻ Chợ nói riêng và Giáo phận Hà Nội nói chung có đƣợc những thành quả ban đầu đó là nhờ công sức của hai Linh mục Marques và Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) khi ông bắt đầu công cuộc truyền giáo của mình ở Đàng Ngoài. Ngày 12/3/1627, từ Ma-cao Marques và Đắc Lộ lên đƣờng tới Cửa Bạng (Thanh Hoá) ngày 19/3/1627. Sau khi tới Kẻ Chợ đƣợc chúa Trịnh đón tiếp rất nồng hậu và tạo điều kiện cho việc truyền giáo nên công việc truyền giáo của hai ông gặp rất nhiều thuận lợi. Hai ông đƣợc hƣởng nhiều ân huệ và đƣợc cấp nhà trong phủ chúa. Nhƣng để tiện tiếp xúc với dân chúng, hai ông xin đến ở vùng Cầu Dền. Tại đây, hai ông bắt đầu mở lớp dạy giáo lý, mỗi khoá 8 ngày, mỗi ngày 6 lớp. Chính từ những buổi dạy này đã khởi thảo tập “Phép giảng tám ngày” đƣợc Đắc Lộ cho in ở Rô-ma bằng hai thứ tiếng La-tinh và Việt Nam vào năm 1651. Truyền giáo đƣợc 3 41 năm thì 2 ông bị trục xuất khỏi Kẻ Chợ. Trong khoảng 3 năm truyền giáo đó hai ông đã rửa tội đƣợc 5.602 ngƣời. Trong giai đoạn khai mở này, lịch sử Tổng giáo phận không ghi chép về việc xây dựng những ngôi thánh đƣờng tại Hà Nội. Những cơ sở truyền giáo và thờ tự trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào những ngôi nhà tranh, tre nứa lá của các giáo hữu thời kì đó. Điều này cũng tránh đƣợc sự cấm đoán của triều đình Phong kiến lúc bấy giờ. 2.1.2. Thời kỳ Hội Thừa sai Paris (MEP) Cuốn Kitô giáo ở Hà Nội của Nguyễn Hồng Dƣơng có trình bày: Hội Thừa sai Pari (Société des Missions Estrangène de Paris) (MEP) cũng còn gọi là Hội truyền giáo dân ngoại Pari là tổ chức duy nhất của hội thầy tu thế tục gồm toàn ngƣời Pháp có sứ mạng đem ánh sáng đến các nƣớc phƣơng Đông. Ngƣời có ý tƣởng thành lập hội là A.de Rhodes, giáo sĩ là ngƣời vận động và vận động hữu biệt ở cả Bộ Truyền bá Đức tin và ở cả Giáo hội Pháp. Do có kinh nghiệm truyền giáo ở Việt Nam, là ngƣời có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ, giáo sĩ cũng là ngƣời có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, tình hình trị - xã hội ở Việt Nam giáo sĩ đã truyền đạt lại tất cả, tạo “vốn liếng” cho hội [24, tr.33]. Hội Thừa sai Paris có một vai trò quan trọng trong công cuộc truyền giáo tại Việt Nam nói chung và tại giáo phận Hà Nội nói riêng. Ngày 9/9/1659, Toà Thánh thành lập hai giáo phận ở Việt Nam: Đàng Trong và Đàng Ngoài, bổ nhiệm GM. Francois Pallu làm đại diện Tông toà Đàng Ngoài (1659-1679): “Suốt thời gian làm đại diện Tông toà, GM. Pallu nhiều lần muốn tới Đàng Ngoài để nhận nhiệm sở nhƣng đều bị cản trở, nên Ngài nhờ GM. P. Lambert de la Moote giám quản giùm và đặt L.m. F. Deydier Phan làm linh mục chính (tổng đại diện) giáo phận.” [49, tr.497]. Đến năm 1679, Toà Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám mục giáo phận Phúc Kiến. Ngày 27/1/1684, Giám mục lên đƣờng nhận nhiệm sở và 9 tháng sau qua đời tại đây. 42 Ngày 18/8/1666, L.m. Deydier có mặt tại Thăng Long để thực thi sứ mệnh truyền giáo. Năm 1669, Gm. Lambert de la Motte tới Phố Hiến (Hƣng Yên). Đầu năm 1670 ngài truyền chức linh mục cho 7 thầy và các chức nhỏ 48 thầy, chủ trì Công đồng đầu tiên ở Phố Hiến, lập dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao và Bái Vàng. Năm 1679, giáo phận Đàng Ngoài đƣợc chia làm hai: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài. Dƣới triều nhà Nguyễn với chính sách cấm đạo gắt gao thời kỳ này giáo phận đã trải qua những cơn khủng bố khốc liệt. Chính vì vậy, thời kì này, công cuộc truyền đạo không có nhiều thành tựu nổi bật và việc xây dựng nhà thờ cũng không có những bƣớc tiến triển so với thời kì trƣớc. 2.1.3. Dưới thời thuộc địa Pháp (1883-1945) Năm 1895, Toà Thánh phân chia giáo phận Tây thành hai giáo phận, một giữ tên cũ là giáo phận Tây, giáo phận mới lấy tên gọi là giáo phận Đoài (Hƣng Hoá) Năm 1902, Đức Lê-ô XIII lại chia giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai giáo phận. Giáo phận mới mang tên là giáo phận Thanh (sau là Phát Diệm). Ngày 3/2/1924, Toà Thánh đổi tên các giáo phận Tông toà ở Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt toà giám mục, vì thế giáo phận Tây Đàng Ngoài đƣợc đổi thành Giáo phận Nhà Nội. Giám mục P.M. Gendreau Đông (giám mục hiệu toà Chrysopolis) cai quản giáo phận từ 1887-1934. Không kể việc điều tra và thiết lập các hồ sơ tử đạo, ngài đã làm nhiều việc xã hội và thiết lập các tổ chức giáo dục và đào tạo giáo dân cũng nhƣ giáo sĩ. Năm 1935, khai mạc Công đồng Đông Dƣơng. Thời kỳ Giám mục F. Chaize Thịnh (Giám mục hiệu toà Alabanda 1925- 1949), Công đồng Đông Dƣơng 1935 đã mở đƣờng cho việc mở mang dân trí, phát triển các tổ chức giáo dục và đào tạo cũng nhƣ việc xã hội từ thiện. Năm 1937, mở câu lạc bộ nghiên cứu xã hội, cho phát triển ngành Công giáo Tiến hành. Theo bản phúc trình năm 1930, trong giáo phận có 27 thừa sai, 143 linh mục Việt Nam phục vụ trong 88 giáo xứ, 400 thầy giảng, khoảng 400 nữ tu, trong đó có dòng Mến 43 Thánh Giá, dòng kín Carmel Hà Nội, dòng Sƣ Huynh Lasan với 700 học sinh, dòng Đa Minh Pháp, dòng Đức Bà. Năm 1948, giáo phận có khoảng 2 triệu dân, giáo dân khoảng 195.000 ngƣời, 30 thừa sai, 135 linh mục, 95 tu sĩ, 491 nữ tu. Đại chủng viện Xuân Bích đóng cửa sau biến cố ngày 19/12/1946, đƣợc mở lại năm 1948. Có thể nói rằng, sau khi hiệp ƣớc Pa-tơ-nốt đƣợc ký kết vào ngày 6/6/1884, thì Thực dân Pháp đã chính thức hoàn thành xong việc xâm lƣợc Việt Nam và hiệp ƣớc này đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam trên tất cả các bình diện: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính vì vậy sau hiệp ƣớc này, công cuộc truyền giáo của vào Hà Nội nói riêng và Giáo phận Hà Nội nói chung đã khởi sắc trở lại. Nhiều nhà thờ đồ sộ ở Hà Nội đã đƣợc xây dựng trong thời kỳ này: “Cuối thế kỷ XIX sang đầu XX, các nhà thờ và những cơ sở lớn thƣờng do các thừa sai xây cất, đều theo kiến trúc của Pháp hoặc Tây Ba Nha. Đó là những nhà thờ theo kiểu Byzantin, Roman, Gothic, Baroque.” [91, tr.295]. Tại Hà Nội, có thể kể ra một số công trình nhà thờ tiêu biểu nhƣ: Nhà thờ Lớn Hà Nội (1886); Nhà thờ Phùng Khoang (1910); Nhà thờ Cửa Bắc (1932); Nhà thờ Hàm Long (1934)... Những nhà thờ này không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tôn giáo của giáo dân mà nó còn góp phần hình thành thêm diện mạo mới cho Hà Nội thời Pháp thuộc. Đặc biệt, với đầu óc sáng tạo của các cha sở và ngƣời giáo dân, các nhà thờ kết hợp giữa phong cách kiến trúc Á-Âu cũng đƣợc xây dựng, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phƣơng Đông và phƣơng Tây. Có thế kể đến một số nhà thờ tiêu biểu nhƣ: Nhà thờ Hà Hồi (1903) (Ảnh 24 phụ lục 3); Nhà thờ Sở Hạ (1917) (Ảnh 26 phụ lục 3) 2.1.4. Thời kỳ hàng giáo phẩm Việt Nam Tại Phát Diệm, Bùi Chu và Vĩnh Long đã có giám mục Việt Nam nhƣng Giáo phận Hà Nội vẫn thuộc Hội Thừa sai. Năm 1950, Giám mục Giu-se Ma-ri-a Trịnh Nhƣ Khuê đƣợc bổ nhiệm làm Giám mục Hà Nội, trong thời kỳ đất nƣớc trải qua nhiều biến cố lớn: Sự kiện tuyên 44 ngôn độc lập ngày 2/9/1945, cuộc di cƣ năm 1954, phong trào cải cách ruộng đất năm 1956. Giám mục đã có Thƣ Chung nhắn nhủ giáo dân và rao giảng tình yêu thƣơng đồng bào. Ngày 24/11/1960, Toà Thánh quyết định thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, nâng giáo phận Tông toà lên hàng Chính toà, giáo phận Hà Nội đƣợc nâng lên hàng Tổng giáo phận và đặt GM. Giu-se Trịnh Nhƣ Khuê làm Tổng giám mục. Ngày 24/5/1976, ngài đƣợc phong làm Hồng y tiên khởi của Việt Nam và qua đời ngày 27/11/1978. Ngày 2/6/1963, Toà Thánh bổ nhiệm GM. Giu-se Trịnh Văn Căn làm phó Tổng giám mục Hà Nội. Sau khi Đức Hồng y Khuê qua đời, ngài trở thành Tổng giám mục chính toà. Ngày 30/6/1979, Đức Gio-an Phao-lô II bổ nhiệm Tổng giám mục Trịnh Văn Căn làm hồng y, GM. F.X. Nguyễn Văn Sang làm giám mục phụ tá. Ngày 16/11/1985, Đức Hồng y ký Thỉnh nguyện thƣ xin tuyên thánh cho 117 chân phƣớc tử đạo ở Việt Nam và đƣợc Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II chấp thuận. Ngày 18/5/1990, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn từ trần sau một cơn bạo bệnh. Ngày 23/4/1994, Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II bổ nhiệm GM. Giu-se Phạm Đình Tụng làm Tổng giám mục Hà Nội và Linh mục Phao-lô Lê Đắc Trọng, tổng đại diện Giáo phận Hà Nội, làm giám mục phụ tá. Ngày 26/11/1994, Toà Thánh phong Hồng y cho Đức Tgm.Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng tại Rôma. Ngài đƣợc các giám mục bầu làm Chủ tịch HĐGM VN trong đại hội lần thứ VI ở Hà Nội từ ngày 25/9 – 1/10/1995. Ngài đã tích cực củng cố Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội và đời sống đức tin của giáo dân. Ngày 26/4/2003, Giáo Hoàng đã chính thức bổ nhiệm GM. Giu-se Ngô Quang Kiệt, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn, làm giám quản Tông toà Tổng giáo phận Hà Nội và chấp nhận đơn xin nghỉ hƣu của Đức Hồng y Phao-lô Giu-se Phạm Đình Tụng. Ngày 22/04/2010, Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng Giám mục phó Tổng Giáo phận Hà Nội và ngày 45 13 tháng 5 năm 2010, Ngài đƣợc đặt làm Tổng Giám mục chính tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội sau khi TGM Giuse Ngô Quang Kiệt nghỉ hƣu để dƣỡng bệnh. Ng...ritas Edition Westminster, California USA. 93. Steven J.Schloeder (2015), Kiến trúc nhà thờ Công giáo, Nguyễn Đình Diễn, Vũ Văn Thuấn dịch, Lƣu hành nội bộ. 94. Sweet Publising (2018), Kinh thánh bằng hình Cựu Ước, Đỗ Văn Thuấn dịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 95. Sweet Publising (2018), Kinh thánh bằng hình Tân Ước, Đỗ Văn Thuấn dịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 96. Lê Ngọc Thái (2002), Văn minh nhân loại những bước ngoặt lịch sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 97. Hồ Bá Thâm (2002), Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu tôn giáo hiện nay, T/c Nghiên cứu tôn giáo, số 4/2002. 155 98. Phạm Minh Thiện (2010), Giáo lý Công giáo căn bản, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 99. Thomas P. Rausch, S.J (2017), Dẫn vào thần học Công giáo, Lê Công Đức dịch, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 100. Huy Thông, Ảnh hưởng qua lại giữa văn hoá Công giáo và văn hoá Việt Nam, T/c Nghiên cứu tôn giáo, số 2/2000. 101. Phạm Huy Thông (2012), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 102. Vũ Thị Thu Thủy (2016), 25 Câu hỏi về dấu chỉ và biểu tượng của niềm tin Công giá, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai. 103. Cung Kim Tiến (2006), Từ điển vô thần luận, Nxb Phƣơng đông, Tp Hồ Chí Minh. 104. Nguyễn Minh Tiến (2000), Từ điển dành cho người có tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng. Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 105. Timothy Radclife (2004), Bảy lời sau cùng của Đức Ki-tô, Nxb Học viện Đa Minh, Tp Hồ Chí Minh. 106. Nguyễn Thanh Tùng (2010), Lịch sử thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 107. Toà Tổng Giám Mục Thành phố Hồ Chí Minh (1999), Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 108. Trần Văn Toàn (2001), “Bàn thêm về ảnh tƣợng Công giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1. 109. Trần Văn Toàn (2003), “Đạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Đốc, đạo Công giáo? Nên gọi nhƣ nào cho chính danh”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4. 110. Nguyễn Văn Trinh (1994), Lược sử Giáo hội Việt Nam, Lƣu hành nội bộ. 111. Nguyễn Văn Trinh (2009), Dẫn nhập vào Kitô học, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 112. Lý Minh Tuấn (2013), Đức Giêsu Kitô qua Kinh thánh Cựu ước, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 156 113. Vũ Anh Tuấn (1996), Bảo tồn và tôn tạo kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Hà Nội và vùng phụ cận, luận văn Thạc sỹ Kiến trúc, Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội. 114. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 115. Đặng Nghiêm Vạn (2004), “Lại bàn về tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 4. 116. Văn phòng Tổng thƣ ký Hội đồng Giám Mục Việt Nam (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam – Niên giám 2004, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội. 117. Viện Nghiên cứu tôn giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 118. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 119. Tân Yên (2013), Một Chúa Ba ngôi khảo luận thần học, Nxb Phƣơng Đông, tp. Hồ Chí Minh. 120. Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên (1994), Lịch sử địa phận Hà Nội, Lƣu hành nội bộ Tiếng Anh 121. Dilasser, Maurice (1999), The symbol of the church, The Ligturgical Press Collegeville Minnestota. 122. Kenner T.A (2006), Symbol and their hidden meaning, SevenOaks. 123. McNamara Denis (2009), Catholic Church architecture and the spirit of the liturgy, HillenbrandBooks. 124. Stemp Richard (2010), The secret language of churches & Cathederals – Decoding the srared symbolism of Christianity’s Holy building, Duncan Baird Publisher. 125. Taylor, Richar (2003), How to read a church, Hidden Spring 126. Woods, Thomas. Jr, (2015), How the Catholic church built the Western civilization, Gegnery History. BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** ĐỖ TRẦN PHƢƠNG BIỂU TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI HÀ NỘI PHỤ LỤC LUẬN ÁN HÀ NỘI, 2020 157 MỤC LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ Thành phố Hà Nội .................................................................... 158 Phụ lục 2: Bản đồ tổng giáo phận Hà Nội .............................................................. 159 Phụ Lục 3: Các nhà thờ khảo sát trong luận án ...................................................... 160 Phục lục 4: Một số hình ảnh biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội ...... 164 Phụ lục 5: Nhà thờ Công giáo tại giáo phận Bùi Chu ............................................ 193 Phụ lục 6: Các câu hỏi phỏng vấn sâu ................................................................... 195 Phụ lục 7: Danh sách những ngƣời cung cấp thông tin ......................................... 199 158 Phụ lục 1: Bản đồ Thành phố Hà Nội 159 Phụ lục 2: Bản đồ tổng giáo phận Hà Nội 160 Phụ Lục 3: Các nhà thờ khảo sát trong luận án Ảnh 1: Nhà thờ Lớn Ảnh 2: Nhà thờ Hàm Long Ảnh 3: Nhà thờ Thƣợng Thụy [NCS chụp ngày 26/10/2018] [NCS chụp ngày 26/10/2018] [NCS chụp ngày 12/10/2018] Ảnh 4: Nhà thờ Cửa Bắc [NCS Ảnh 5: Nhà thờ An Thái [NCS Ảnh 6: Nhà thờ Làng Tám chụp ngày 26/10/2018] chụp ngày 12/10/2018] [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 7: Nhà thờ Phú Gia Ảnh 9: Nhà thờ Nam Dƣ [NCS chụp ngày 12/10/2018] [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 8: Nhà thờ Phùng Khoang [NCS chụp ngày 13/10/2018] 161 Ảnh 10: Nhà thờ Đồng Trì Ảnh 11: Nhà thờ Ngọc Mạch Ảnh 12: Nhà thờ Dị Trạch [NCS chụp ngày 13/10/2018] [NCS chụp ngày 20/10/2018] [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 13: Nhà thờ Vạn Phúc Ảnh 14: Nhà thờ Giang Xá Ảnh 15: Nhà thờ Lại Yên [NCS chụp ngày 19/10/2018] [NCS chụp ngày 20/10/2018] [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 16: Nhà thờ Đông Lao Ảnh 17: Nhà thờ Cát Thuế Ảnh 18: Nhà thờ Đàn Giản [NCS chụp ngày 20/10/2018] [NCS chụp ngày 20/10/2018] [NCS chụp ngày 21/10/2018] 162 Ảnh 19: Nhà thờ Thạch Bích Ảnh 20: Nhà thờ Canh Hoạch Ảnh 21: Nhà thờ Đại Ơn [NCS chụp ngày 21/10/2018] [NCS chụp ngày 21/10/2018] [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 22: Nhà thờ Phƣơng Trung Ảnh 23: Nhà thờ Yên Kiện Ảnh 24: Nhà thờ Hà Hồi [NCS chụp ngày 21/10/2018] [NCS chụp ngày 21/10/2018] [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 25: Nhà thờ Bằng Sở Ảnh 26: Nhà Thờ Sở Hạ Ảnh 27: Nhà thờ Thao Nội [NCS chụp ngày 19/10/2018] [NCS chụp ngày 19/10/2018] [NCS chụp ngày 04/11/2018] 163 Ảnh 28: Nhà thờ Kẻ Nghệ Ảnh 29: Nhà thờ Phú Mỹ Ảnh 30: Nhà Thờ Hà Thao [NCS chụp ngày 04/11/2018] [NCS chụp ngày 04/11/2018] [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 31: Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] 164 Phục lục 4: Một số hình ảnh biểu tƣợng trong nhà thờ Công giáo tại Hà Nội 1. Biểu tƣợng Chúa Con Nhà thờ Lớn [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 1: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 2: Chúa Giêsu và trẻ nhỏ Ảnh 3: Chúa Giêsu cứu ngƣời ngƣời bại liệt Nhà thờ Hàm Long [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 4: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 5: Chúa Giêsu thời niên thiếu Ảnh 6: Trái tim Chúa Nhà thờ Cửa Bắc [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 7: 14 Đàng Thánh giá Ảnh 8: 14 Đàng Thánh giá Ảnh 9: 14 Đàng Thánh giá Nhà thờ Thƣợng Thụy [NCS chụp ngày 12/10/2018] Ảnh 10: Chúa Kitô vua Ảnh 11: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 12: 14 đàng Thánh giá 165 Nhà thờ Phú Gia [NCS chụp ngày 12/10/2018] Ảnh 13: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 14: Lòng Chúa xót thƣơng Ảnh 15: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Phùng Khoang [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 16: Chúa Kitô vua Ảnh 17: Chúa Phục sinh Ảnh 18: Chúa chịu chết Nhà thờ Nam Dƣ [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 19: Tƣợng chịu nạn Ảnh 20: Tƣợng lòng Chúa xót Ảnh 21: 14 đàng Thánh giá thƣơng Nhà thờ Đồng Trì [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 22: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 23: Chúa chiên lành Ảnh 24: 14 đàng Thánh giá 166 Nhà thờ Vạn Phúc [NCS chụp ngày 19/10/2018] Ảnh 25: Chúa chịu chết Ảnh 26: Chúa chiên lành Ảnh 27: Tƣợng trái tim Chúa Nhà thờ Ngọc Mạch [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 28: Tƣợng chịu nạn Ảnh 29: 14 đàng Thánh giá Ảnh 30: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Giang Xá [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 31: Tƣợng chịu nạn Ảnh 32: Bữa tiệc ly Ảnh 33: 14 đàng Thánh giá 167 Nhà thờ Dị Trạch [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 34: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 35: 14 đàng Thánh giá Ảnh 36: Tƣợng chịu nạn Nhà thờ Lại Yên [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 37: Tƣợng chịu nạn Ảnh 38: 14 đàng Thánh giá Ảnh 39: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Đông Lao [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 40: Tƣợng chịu nạn Ảnh 41: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 42: 14 đàng Thánh giá 168 Nhà thờ Cát Thuế [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 43: Chúa Kitô vua Ảnh 44: Tƣợng chịu nạn Ảnh 45: Tƣợng lòng Chúa xót thƣơng Nhà thờ Thạch Bích [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 46: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 47: Chúa Phục sinh Ảnh 48: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Đản Giản [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 49: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 50: Chúa Phục sinh Ảnh 51: 14 đàng Thánh giá 169 Nhà thờ Phƣơng Trung [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 52: Tƣợng chịu nạn Ảnh 53: Chúa Hài Đồng Ảnh 54: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Canh Hoạch [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 55: Chúa Kitô vua Ảnh 56: Chúa chiên lành Ảnh 57: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Đại Ơn [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 58: Tƣợng chịu nạn Ảnh 59: Chúa Kitô vua Ảnh 60: Tƣợng trái tim Chúa 170 Nhà thờ Yên Kiện [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 61: Tƣợng chịu nạn Ảnh 62: Chúa Giêsu xin nƣớc ngƣời phụ nữ Samari Nhà thờ Bằng Sở [NCS chụp ngày 19/10/2018] Ảnh 63: Tƣợng chịu nạn Ảnh 64: Chúa Kitô vua Ảnh 65: Trái tim Chúa Nhà thờ Sở Hạ [NCS chụp ngày 19/10/2018] Ảnh 68: Trái tim Chúa Ảnh 66: Tƣợng chịu nạn Ảnh 67: Tƣợng trái tim chúa 171 Nhà thờ Kẻ Nghệ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 69: Tƣợng chịu nạn Ảnh 70: Tƣợng trái tim Ảnh 71: Bữa tiệc ly Chúa Nhà thờ Phú Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 72: Tƣợng chịu nạn Ảnh 73: Tƣợng Lòng Chúa xót Ảnh 74: Tƣợng trái tim thƣơng Chúa Nhà thờ Hà Thao [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 75: Tƣợng lòng Chúa xót Ảnh 76: Chúa Giêsu rửa chân cho Ảnh 77: Chúa chiên lành thƣơng môn đệ 172 Nhà thờ Thao Nội [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 78: Thánh giá Ảnh 79: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 80: 14 đàng Thánh giá Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 81: Tƣợng chịu nạn Ảnh 82: Tƣợng trái tim Chúa Ảnh 83: 14 đàng Thánh giá Nhà thờ Hà Hồi [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 84: Tƣợng trái tim Chúa 173 2. Biểu tƣợng Đức Mẹ Nhà thờ Lớn [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 85: Đức Mẹ Hà Nội Ảnh 86: Đức Mẹ Mân Côi Ảnh 87: Đức Mẹ La Vang Nhà thờ Hàm Long [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 88: Đức Mẹ lên trời Ảnh 89: Đức Mẹ lên trời Nhà thờ Cửa Bắc [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 90: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Ảnh 91: Đức Mẹ Phatima Ảnh 92: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa Chúa 174 Nhà thờ Thƣợng Thụy [NCS chụp ngày 12/10/2018] Ảnh 93: Đức Mẹ sầu bi Ảnh 94: Đức Mẹ vô nhiềm Ảnh 95: Đức Mẹ mân côi nguyên tội Nhà thờ Phú Gia [NCS chụp ngày 12/10/2018] Ảnh 96: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa Ảnh 97: Đức Mẹ hằng cứu giúp Ảnh 98: Đức Mẹ lên trời Nhà thờ Làng Tám [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 99: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa Ảnh 100: Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ 175 Nhà thờ Phùng Khoang [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 101: Đức Mẹ mân côi Ảnh 102: Đức Mẹ vô nhiễm Ảnh 103: Đức Mẹ hằng cứu nguyên tội giúp Nhà thờ Nam Dƣ [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 104: Đức Mẹ vô nhiễm Ảnh 105: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Ảnh 106: Đức Mẹ hằng cứu giúp nguyên tội Chúa Nhà thờ Đồng Trì [NCS chụp ngày 13/10/2018] Ảnh 107: Đức Mẹ lên trời Ảnh 108: Đức Mẹ mân côi Ảnh 109: Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội 176 Nhà thờ Vạn Phúc [NCS chụp ngày 19/10/2018] Nhà thờ Ngọc Mạch [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 110: Đức Mẹ vô Ảnh 111: Đức Mẹ ẢNh 112: Đức Mẹ mân Ảnh 113: Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội mân côi côi nhiễm nguyên tội Nhà thờ Giang Xá [NCS chụp ngày Nhà thờ Dị Trạch [NCS chụp Nhà thờ Lại Yên [NCS chụp 20/10/2018] ngày 20/10/2018] ngày 20/10/2018] Ảnh 114: Đức Mẹ mân côi Ảnh 115: Đức Mẹ mân côi Ảnh 116: Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội Nhà thờ Đông Lao [NCS chụp ngày 20/10/2018] Nhà thờ Cát Thuế [NCS chụp ngày 20/10/2018] Ảnh 117: Đức Mẹ Ảnh 118: Đức Mẹ mân Ảnh 119: Đức Mẹ Ảnh 120: Đức Mẹ lên trời côi La Vang mân côi 177 Nhà thờ Thạch Bích Ảnh 121: Đức Mẹ La Vang Ảnh 122: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Ảnh 123: Đức Mẹ mân côi Chúa Nhà thờ Đàn Giản Ảnh 124: Đức Mẹ vô nhiễm Ảnh 125: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Ảnh 126: Đức Mẹ hằng cứu giúp nguyên tội Chúa Nhà thờ Phƣơng Trung [NCS chụp ngày Nhà thờ Canh Hoạch [NCS chụp ngày 21/10/2018] 21/10/2018] Ảnh 127: Đức Mẹ Ảnh 128: Đức Mẹ Ảnh 129: Đức Ảnh 130: Đức Mẹ hằng mân côi vô nhiễm Me mân côi cứu giúp 178 Nhà thờ Đại Ơn [NCS chụp ngày 21/10/2018] Nhà thờ Yên Kiện [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 131: Đức Mẹ Ảnh 132: Đức Mẹ hằng Ảnh 133: Đức Mẹ Ảnh 134: Đức Mẹ vô mân côi cứu giúp mân côi nhiễm Nhà thờ Bằng Sở [NCS chụp ngày Nhà thờ Sở Hạ [NCS chụp ngày 19/10/2018] 19/10/2018] Ảnh 135: Đức Mẹ La Ảnh 136: Đức Mẹ Ảnh 137: Đức Mẹ La Ảnh 138: Đức Mẹ Vang mân côi Vang vô nhiễm Nhà thờ Hà Hồi [NCS chụp ngày Nhà thờ Kẻ Nghệ [NCS chụp ngày 04/11/2018] 04/11/2018] 179 Ảnh 139: Đức Mẹ Ảnh 140: Đức Mẹ Ảnh 141: Đức Mẹ là Mẹ Ảnh 142: Đức Mẹ mân côi hằng cứu giúp Thiên Chúa vô nhiễm Nhà thờ Hà Thao [NCS chụp ngày 04/11/2018] Nhà thờ Phú Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 143: Đức Mẹ là Ảnh 144: Đức Mẹ Ảnh 145: Đức Ảnh 146: Đức Mẹ Mẹ Thiên Chúa hằng cứu giúp Mẹ mân côi hằng cứu giúp Nhà thờ Thao Nội [NCS chụp Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] ngày 04/11/2018] Ảnh 147: Đức Mẹ vô nhiễm Ảnh 148: Đức Mẹ sầu bi Ảnh 149: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa 180 3. Biểu tƣợng Thiên Thần Nhà thờ Lớn [NCS chụp ngày 26/10/2018] Nhà thờ Hàm Long [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 150: Thiên thần Micae Ảnh 151: Thiên thần Micae Nhà thờ Cửa Bắc [NCS chụp ngày Nhà thờ Bằng Sở [NCS chụp ngày 26/10/2018] 19/10/2018] Ảnh 152: Thiên thần Micae Ảnh 153: Thiên thần Micae 181 4. Biểu tƣợng 4 thánh sử Nhà thờ Thạch Bích [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 154: Thánh Gioan Ảnh 155: Thánh Luca Ảnh 156: Thánh Macco Ảnh 157: Thánh Mattheu 182 Nhà thờ Kẻ Nghệ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 160: Bốn biểu tƣợng của 4 thánh sử Ảnh 158: Thánh Gioan bên phải, Ảnh 159: Thánh Mattheu bên thánh Luca bên trái phải, thánh Macco bên trái Nhà thờ Canh Hoạch [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 161: Thánh Gioan Ảnh 162: Thánh Luca Ảnh 163: Thánh Ảnh 163: Thánh Macco Mattheu 183 5. Biểu tƣợng 12 tông đồ Nhà thờ Canh Hoạch [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 164: Thánh Phêrô Ảnh 165: Thánh Anrê Ảnh 166: Thánh Giacôbê– Con ông Dêbêđ Ảnh 167: Thánh Gioan Ảnh 168: Thánh Simon – Ngƣời Ảnh 169: Thánh Batôlômêô nhiệt thành Ảnh 170: Thánh Tôma Ảnh 171: Thánh Giacôbê – Con Ảnh 172: Thánh Philípphê ông Anphê 184 Ảnh 173: Thánh Giuđa(ê) Ảnh 174: Thánh Matthêu Ảnh 175: Thánh Matthia Nhà thờ Đại Ơn [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 176: Thánh Phêrô Ảnh 177: Thánh Anrê Ảnh 178: Thánh Giacôbê – Con ông Dêbêđê Ảnh 179: Thánh Gioan Ảnh 180: Thánh Simon Ảnh 181: Thánh Batôlômêô 185 Ảnh 182: Thánh Tôma Ảnh 183: Thánh Giacôbê – Con Ảnh 184: Thánh Philípphê ông Anphê Ảnh 185: Thánh Giuđa(ê) Ảnh 186: Thánh Matthêu Ảnh 187: Thánh Phaolo 186 6. Biểu tƣợng các thánh Nhà thờ Lớn [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 188: Thánh Giuse Ảnh 189: Thánh Gioan Baotixita Ảnh 190: Thánh Antôn Nhà thờ Hàm Long [NCS chụp ngày 26/10/2018] Ảnh 191: Thánh Giuse Ảnh 192: Thánh Antô Ảnh 193: Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu 187 Nhà thờ Bằng Sở [NCS chụp ngày 19/10/2018] Ảnh 194: Thánh Giuse Ảnh 195: Thánh Gioan Kim Ảnh 196: Thánh tử đạo Phêrô Lê Tùy Nhà thờ Đại Ơn [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 197: Thánh Giuse Ảnh 198: Thánh Antôn Ảnh 199: Thánh Phanxico Xavie 188 Nhà thờ Phú Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 200: Thánh Giuse Ảnh 201: Các Thánh tử đạo Ảnh 202: Thánh tử đạo Anrê Lê Thị Việt Nam Thành Nhà thờ Kẻ Nghệ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 203: Thánh Giuse Ảnh 204: Thánh Monica Ảnh 205: Thánh từ đạo Luca Vũ Bá Loan 189 Nhà thờ Thạch Bích [NCS chụp ngày 21/10/2018] Ảnh 206: Thánh Gioan Ảnh 207: Thánh Vinh Sơn Ảnh 208: Thánh Teresa Hài Đồng Baotixita Giêsu 190 7. Biểu tƣợng thực vật Nhà thờ Đồng Trì [NCS chụp ngày Nhà thờ Cát Thuế [NCS chụp ngày 13/10/2018] 20/10/2018] Ảnh 209: Nho và lúa miến Ảnh 210: Nho và lúa miến Nhà thờ Đồng Trì [NCS chụp ngày 13/10/2018] Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 211: Hoa hồng Ảnh 212: Nho và lúa miến 191 8. Biểu tƣợng vật thờ Nhà thờ Hà Thao [NCS chụp ngày Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] 04/11/2018] Ảnh 213: Chén thánh, bình thánh Ảnh 214: Mặt nhật Nhà thờ Bằng Sở [NCS chụp ngày 19/10/2018] Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày 04/11/2018] Ảnh 216: Bình hƣơng, bình đựng nƣớc phép, chuông Ảnh 215: Chen thánh 192 9. Biểu tƣợng hôi nhập văn hóa Nhà thờ Chuyên Mỹ [NCS chụp ngày Nhà thờ Thạch Bích [NCS chụp ngày 21/10/2018] 04/11/2018] Ảnh 217: Biểu tƣợng rồng trên tháp chuông Ảnh 218: Biểu tƣợng tứ linh trên phƣơng đình nhà nhà thờ thờ Nhà thờ Hà Hồi [NCS chụp ngày Nhà thờ Sở Hạ [NCS chụp ngày 19/10/2018] 04/11/2018] Ảnh 219: Hệ thống câu đối trong nhà thờ Ảnh 220: Biểu tƣợng tứ quý trên cột nhà thờ 193 Phụ lục 5: Nhà thờ Công giáo tại giáo phận Bùi Chu Ảnh 1: Nhà thờ chính tòa Bùi Ảnh 2: Nhà thờ Phú Nhai [NCS Ảnh 3: Nhà thờ Kiên Lao [NCS Chu [NCS chụp ngày chụp ngày 26/11/2018] chụp ngày 26/11/2018] 26/11/2018] Ảnh 4: Nhà thờ Giáp Nam [NCS Ảnh 5: Nhà thờ Thức Hóa Ảnh 6: Nhà thờ Hƣng Nghĩa chụp ngày 26/11/2018] [NCS chụp ngày 27/11/2018] [NCS chụp ngày 27/11/2018] Ảnh 8: Nhà thờ Hai Giáp [NCS chụp ngày 27/11/2018] Ảnh 7: Nhà thờ Quần Phƣơng Ảnh 9: Nhà thờ Ninh Cƣờng [NCS chụp ngày 24/11/2018] [NCS chụp ngày 25/11/2018] 194 Ảnh 10: Nhà thờ Sa Châu [NCS chụp ngày Ảnh 11: Nhà thờ Văn Lý [NCS chụp ngày 27/11/2018] 24/11/2018] Ảnh 12: Nhà thờ Đông Cƣờng [NCS chụp ngày 26/11/2018] 195 Phụ lục 6: Các câu hỏi phỏng vấn sâu - Kể tên một số biểu tƣợng Công giáo mà anh (chị, linh mục, thày dòng) biết? - Ý nghĩa cơ bản của biểu tƣợng đó? - Biểu tƣợng nào anh (chị, linh mục, thày dòng) cảm thấy trọng tâm, quan trọng nhất? - Giá trị của biểu tƣợng với việc giáo dục đức tin? - Sử dụng biểu tƣợng trong nghi lễ? Phụ lục 7: Một số câu trả lời phỏng vấn sâu [NCS phỏng vấn trong quá trình khảo sát các nhà thờ Công giáo trên địa bàn Hà Nội tháng 10/2018.] 1. Linh mục Giuse Nguyễn Đức Toản, giáo xứ Thƣợng Thụy 1. Thập giá: Biểu tƣợng của vinh quang Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Giêsu qua việc ngƣời chịu chết trên cây thập giá và đã phục sinh. Cả hai điều này mang lại cho con ngƣời ơn cứu độ. Chính vì vậy, Thánh giá còn là biểu tƣợng cho sự cứu rỗi của con ngƣời. Từ điều này, ngƣời Công giáo còn hay làm Dấu thánh giá trƣớc khi bắt đầu một công việc gì đó, nhƣ một hành vi tuyên xƣng đức tin của mình. 2. Một số con vật - Con cá: Trong tiếng Hylạp, chữ con cá ICHTHYS bao gồm các chữ cái của dòng chữ “Đức Giêsu, Đấng Kitô, Con của Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế. Cụ thể là: I = Iêsous, “Đức Giêsu”; Ch = Christos, “Đấng Kitô”; Th = Theou, “của Thiên Chúa”; Y = [h]Uios, “Con”; S = Sôtêr, “Đấng Cứu Thế”. Chính vì vậy, ngay từ thời thế kỷ thứ I, khi các cuộc bách hại đạo tại Roma trở nên khốc liệt, các tín hữu phải dùng ký hiệu con cá để nhận ra nhau. Dần dần, con cá trở thành biểu tƣợng để chỉ chính Đức Giêsu. - Chim bồ câu: Chim bồ câu hay đƣợc dùng nhƣ biểu tƣợng chỉ Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Thánh, khi Đức Giêsu lên khỏi nƣớc sau khi chịu phép Rửa, thì Thánh Thần hiện xuống dƣới hình chim bồ câu và ngự trên Ngƣời. 3. Nƣớc và Lửa: cũng đƣợc dùng nhƣ một biểu tƣợng chỉ Chúa Thánh Thần, vì nƣớc là dấu hiệu cho sự thanh tẩy và sự sống, còn lửa là dấu hiệu cho sự thanh luyện, biến đổi. 3. Con rắn: Trong đạo Công giáo, con rắn biểu tƣợng cho Satan hay ma quỷ. Chƣơng I của sách Sáng Thế ký thuật lại việc Satan lấy hình con rắn đến cám dỗ, khiến tổ tông loài ngƣời sa ngã phạm tội. 4. Các phẩm phục của Linh mục khi dâng Thánh Lễ - Xanh lá cây: đƣợc dùng trong các thánh lễ trong Mùa Thƣờng Niên hoặc Quanh Năm. Màu xanh lá cây là màu của niềm hy vọng và của sự sống. Khi thấy vị linh mục tiến lên bàn thờ trong phẩm phục màu xanh, điều đó cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những ngƣời có niềm hy vọng lớn lao, là đoàn lữ hành đang đƣợc Chúa Kitô dẫn đến những cánh đồng cỏ xanh tƣơi của miền đất hứa... 196 - Tím: màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, đƣợc dùng trong Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngƣời ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho những kẻ đã qua đời. - Đỏ: là màu máu và lửa, đƣợc dùng trong ngày Chúa nhật Thƣơng khó (lễ Lá), thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong các cử hành cuộc thƣơng khó của Chúa, trong lễ kính các thánh Tông đồ, các thánh sử Tin Mừng và trong các lễ kính các thánh tử đạo. - Trắng: (có thể đƣợc thay thế bằng màu vàng) gợi lên sự trong sạch, tinh tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, đƣợc dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ Mùa Phục sinh và Mùa Giáng sinh; cũng dùng trong các lễ kính, lễ nhớ về Chúa không phải là lễ kính nhớ cuộc thƣơng khó của Ngƣời; các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là thánh tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự phục sinh của Chúa Kitô cũng nhƣ sự phục sinh của chúng ta sau này. Nơi bàn tiệc thiên quốc những ngƣời đƣợc tuyển chọn đều mặc y phục trắng toát (xem sách Khải Huyền 7, 9). - Hồng: đƣợc sử dụng hai lần trong năm (Chúa nhật III Mùa Vọng và Chúa nhật IV Mùa Chay) để mời gọi tín hữu hƣởng niềm vui thầm kín và an lành trong niềm trông đợi Đấng Cứu Tinh hoặc trong sự chuẩn bị đón mừng Chúa Kitô Phục sinh. Tại Việt Nam, màu hồng thƣờng đƣợc dùng trong thánh lễ hôn phối, trong bầu khí vui tƣơi, để diễn đạt tình yêu nam nữ, là hình ảnh của tình yêu Chúa Kitô với Giáo hội của Ngƣời. 5. Chìa khóa: Chìa khóa là biểu tƣợng cho quyền của Đức giáo hoàng – ngƣời kế vị thánh tông đồ cả Phêrô. Quyền này đƣợc chính Chúa Giêsu trao cho khi nói “Thầy trao cho anh chìa khóa Nước Trời. Dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi. Qua tất cả những điều này, ta dễ dàng nhận thấy, Thánh giá chính là biểu tƣợng trọng tâm và lớn nhất đối với ngƣời Công giáo, vì đây là biểu tƣợng cho tình yêu của Thiên Chúa dành cho con ngƣời; biểu tƣợng cho chính sự vinh quang của Chúa Kitô khi Ngƣời chiến thắng tội lỗi, sự chết và quyền lực ác thần; biểu tƣợng cho Ơn Cứu Độ mà Ngƣời mang đến cho con ngƣời; biểu tƣợng cho niềm tin và hy vọng của ngƣời tín hữu. Có thể nói, ở đâu có biểu tƣợng Thánh giá, là ở đó, ta tin chắc có sự hiện diện của ngƣời Công giáo, hay ít ra là ngƣời tin vào Chúa Kitô. 3. Sơ Maria Phạm Vân Anh a, Kể tên một số biểu tƣợng mà Sơ biết? Trả lời: - Thánh giá, chim bồ câu, bánh, cá, nƣớc, chữ HIS, chữ Alpha và Omega b, Ý nghĩa cơ bản của biểu tƣợng đó? Trả lời: - Thánh giá: biểu chƣng cho sự vinh quang chiến thắng của Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ và cái chết. Tại các nƣớc Pháp khi đi qua mỗi đầu của ngôi làng thƣờng có một cây Thánh Giá đƣợc dựng lên, điều đó biểu chƣng cho niềm tin cùng nhƣ danh xƣng là ngƣời công giáo. Ngày nay tại các chóp của nhà thờ Việt Nam hay 197 trên các ngôi mộ của ngƣời công giáo đều có Thánh giá, điều đó chứng tỏ hay tuyên xƣng cho mọi ngƣời thấy đó là ngƣời công giáo. - Chim bồ câu trắng: tƣợng trƣng cho Thần Khí của Chúa, hay là Chúa Thánh Thần - Cá: Cá là một biểu tƣợng cổ. Trong tiếng Hy Lạp cá là "icthus". Khi xƣa, ngƣời ta nhận thấy rằng các chữ đƣợc bắt đầu bằng các chữ cái của từ icthus nhƣ: "Giêsu Kitô, con của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Độ". - Nƣớc: là một trong những biểu tƣợng chính tƣợng trƣng cho cuộc sống. Nƣớc là tác nhân chính để thanh tẩy và làm sạch mọi thứ trong cuộc sống. Khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội, nƣớc đƣợc tƣợng trƣng cho một cuộc sống mới. Những tội lỗi chúng ta đƣợc tẩy xóa và tha thứ, để chúng ta có một cuộc sống mới và đƣợc sống lại với Chúa Kitô. - Chữ HIS: Là chữ viết tắt của tiếng Latin - "Iesus Hominum Salvator" Tiếng Việt có nghĩa là: "Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại". - Alpha và Omega: Alpha = khởi nguyên, khởi đầu; Omega = tận cùng, kết thúc. Thiên Chúa là sự khởi đầu. Ngài là ngƣời tạo dựng nên trời đất. Ngài cũng là sự kết thúc, khi vũ trụ này không còn nữa, Ngài sẽ mãi mãi tồn tại. c, Biểu tƣợng nào bạn cảm thấy trọng tâm và quan trọng nhất: Trả lời: - Biểu tƣợng không nói lên tầm quan trọng và trọng tâm trong công giáo. Chứng minh: + Thánh thể là nguồn mạch, trung tâm và chop đỉnh của ngƣời Kitô hữu nhƣng biểu tƣợng về Thánh Thể là chén thánh, tấm bánh, và chùm nho gợi cho ngƣời ta biết rằng đó là biểu trƣng của Bí tích Thánh Thể, nhƣng không phải là Thánh Thể. d, Giá trị của biểu tƣợng với giáo dục đức tin? - Tự biểu tƣợng không có giá trị trong việc giáo dục đức tin, nhƣng nó có giá trị khi nó đƣợc mặc lấy ý nghĩa mà nó mang. Biểu tƣợng là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài để nhận biết giá trị mà nó đƣợc mặc. - Ví dụ: Nhờ biểu tƣợng Thánh Giá mà chúng ta nhận biết đó là một hình ảnh của Thiên Chúa giáo. d, Dƣơng Thị Ánh Câu 1: Kể tên một số biểu tƣợng mà chị biết? Trả lời: Một số biểu tƣợng công giáo mà mình biết đó là: - Biểu tƣợng Thánh Giá - Biểu tƣợng nƣớc, lửa - Biểu tƣợng Chúa Thánh Thần - Biểu tƣợng bánh và rƣợu nho - Biểu tƣợng Mình và Máu Chúa Kitô - Biểu tƣợng chim bồ câu - Biểu tƣợng Chúa Thánh Thần - Biểu tƣợng nến Phục Sinh Câu 2: Ý nghĩa cơ bản của biểu tƣợng đó? Trả lời: - Biểu tƣợng Thánh Giá: Đây là biểu tƣợng liên quan đến cuộc khổ nạn của Chúa Giê Su Ki Tô khi ngƣời vác cây Thánh Giá lên đồi Ta Bo chịu đóng đinh và chịu chết trên cây Thánh Giá. Đây còn là biểu tƣợng cho sự vinh quang của Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ và sự chết. Vì vậy, thánh giá tƣợng trƣng cho sự chiến thắng và vinh quang. 198 - Biểu tƣợng nƣớc, lửa: đây là biểu tƣợng Chúa Thánh Thần - là biểu tƣợng ngôi 3 chúa Thánh Thần dùng nƣớc và lửa để thánh hóa mọi việc đời sống. - Biểu tƣợng bánh và rƣợu nho đây là biểu tƣợng cho Mình Và Máu Chúa Ki Tô đƣợc thể hiện trong Thánh lễ nhắc nhở mọi ngƣời về cuộc khổ nạn chịu chết trên thập giá để cứu chuộc muôn loài khỏi lầm than, tội lỗi của Chúa Giê Su. - Biểu tƣợng chim bồ câu: đây cũng là biểu tƣợng của Chúa Thánh Thần khi ngài ngự xuống. - Biểu tƣợng nến Phục Sinh: Biểu tƣợng cây nến thắp sáng thể hiện sự phục sinh của Chúa Ki Tô khi ngƣời chịu chết và sống lại sau 3 ngày. Đây cũng là biểu tƣợng cho niềm tin và hy vọng sự Phục Sinh. Câu 3: Biểu tƣợng nào bạn cảm thấy trọng tâm, quan trọng nhất? Trả lời: Theo mình biểu tƣợng Thánh Giá là biểu tƣợng trọng tâm, quan trọng nhất. Câu 4: Giá trị của biểu tƣợng với việc giáo dục đức tin? Trả lời: - Các biểu tƣợng công giáo có giá trị trong việc giáo dục đức tin của giáo dân vì : Mỗi biểu tƣợng đều là thể hiện một câu chuyện có ý nghĩa sâu xa trong việc giáo dục đức tin của giáo dân giúp họ biết sống tốt đẹp hơn, làm việc lành phúc đức, sống khiêm nhƣờng và phục vụ mọi ngƣời cùng hƣớng về nƣớc trời mà Thiên Chúa hứa ban cho những ai sống theo lời ngài. - Giá trị về nghệ thuật: các biểu tƣợng chủ yếu là các hình ảnh đƣợc thiết kế rất đẹp giúp gởi nhớ về ý nghĩa, giá dục con ngƣời nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. - Giá trị văn hóa: các biểu tƣợng có ý nghĩa làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú. Nhất là giá trị tôn giáo tín ngƣỡng. 199 Phụ lục 7: Danh sách những ngƣời cung cấp thông tin [Nguồn: Tác giả lập] Bảng 1: Danh sách các linh mục STT Họ và tên Tuổi Địa chỉ 1 Nguyễn Đức Toản 47 Giáo xứ Thƣợng Thụy 2 Vũ Công Viện 46 Giáo xứ Nam Dƣ 3 Trần Duy Lƣợng 58 Giáo xứ Đồng Trì 4 Phan Văn Hà 44 Giáo xứ Phùng Khoang 5 Nguyễn Ngọc Hinh 57 Giáo xứ Kẻ Sét 6 Trần Ngọc Long 38 Giáo xứ Sở Hạ 7 Nguyễn Văn Tuy 47 Giáo xứ Phƣơng Trung 8 Trần Ngọc Lâm 38 Giáo xứ Đại Ơn 9 Lê Trọng Cung 48 Giáo xứ Hà Hồi Bảng 2: Danh sách các tu sĩ STT Họ và tên Tuổi Địa chỉ 1 Trần Thị Kim Anh 36 Giáo xứ Phƣơng Trung 2 Phạm Vân Anh 37 Giáo xứ Phùng Khoang 3 Phạm Thị Hiền 51 Giáo xứ Kẻ Sét 4 Trần Thị Phƣợng 34 Giáo xứ Kẻ Sét 5 Nguyễn An Ninh 33 Giáo xứ Bằng Sở 6 Trần Thị Xinh 35 Giáo xứ Kẻ Sét Bảng 3: Danh sách giáo dân STT Họ và tên Tuổi Địa chỉ 1 Lê Thị Vân Anh 35 Giáo xứ Bằng Sở 2 Dƣơng Thị Ánh 21 Giáo xứ Phùng Khoang 3 Vũ Đình Chu 46 Giáo xứ Kẻ Sét 4 Trần Thị Diệu 37 Giáo xứ Kẻ Sét 5 Nguyễn Bạch Dƣơng 45 Giáo xứ Kẻ Sét 6 Ngô Quang Đạo 24 Giáo xứ Nam Dƣ 7 Đỗ Văn Đình 58 Giáo xứ Chuyên Mỹ 8 Bùi Văn Hài 22 Giáo xứ Kẻ Sét 200 9 Vũ Thị Hảo 18 Giáo xứ Kẻ Sét 10 Vũ Thị Hiền 18 Giáo xứ Kẻ Sét 11 Vũ Mạnh Hoàn 22 Giáo xứ Kẻ Sét 12 Trần Khải Hoàn 23 Giáo xứ Phùng Khoang 13 Nguyễn Đức Huân 25 Giáo xứ Bằng Sở 14 Nguyễn Văn Cƣơng 35 Giáo xứ Thái Hà 15 Nguyễn Quang Khải 22 Giáo xứ Canh Hoạch 16 Nguyễn Thị Ngọc Lan 20 Giáo xứ Phùng Khoang 17 Nguyễn Thu Lan 34 Giáo xứ Phùng Khoang 18 Vƣơng Tùng Lâm 23 Giáo xứ Hà Đông 19 Vƣơng Thùy Linh 36 Giáo xứ Hà Đông 20 Ngô Văn Lợi 49 Giáo xứ Thái Hà 21 Nguyễn Thanh Sang 22 Giáo xứ Phùng Khoang 22 Nguyễn Quang Sáng 48 Giáo xứ Kẻ Sét 23 Phạm Minh Tấn 20 Giáo xứ Kẻ Sét 24 Ngô Văn Tình 23 Giáo xứ Thái Hà 25 Trần Thị Thoa 42 Giáo xứ Nam Dƣ 26 Trần Quang Thế 25 Giáo xứ Sở Hạ 27 Nguyễn Quang Toản 70 Giáo xứ Kẻ Sét 28 Trần Văn Toàn 61 Giáo xứ Chuyên Mỹ 29 Nguyễn Thị Trang 30 Giáo xứ Thƣợng Thụy 30 Nguyễn Văn Tuân 20 Giáo xứ Kẻ Sét 31 Nguyễn Văn Tuấn 27 Giáo xứ Phùng Khoang 32 Đoàn Thanh Tùng 23 Giáo xứ Đàn Giản 33 Lê Thị Vân 25 Giáo xứ Cổ Nhuế 34 Vũ Đình Vinh 30 Giáo xứ Phùng Khoang 35 Nguyễn Văn Vịnh 26 Giáo xứ Kẻ Sét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bieu_tuong_trong_nha_tho_cong_giao_tai_ha_noi.pdf
  • pdfDong gop moi tieng Anh Do Tran Phuong.pdf
  • pdfDong gop moi tieng Viet Do Tran Phuong.pdf
  • pdfTom tat luan an Tieng Anh Do Tran Phuong.pdf
  • pdfTom tat luan an Tieng Viet Do Tran Phuong.pdf
  • pdfTrich yeu Tieng Anh luan an Do Tran Phuong.pdf
  • pdfTrich yeu Tieng Viet luan an Do Tran Phuong.pdf
Tài liệu liên quan