Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập, sáng tạo của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lương Tiến Lực MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đ

doc208 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tài luận án 16 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 25 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ BAN HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 29 2.1. Đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh và năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội 29 2.2. Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội 55 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ BAN HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 71 3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội 71 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội 95 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ BAN HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 110 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 110 4.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay 121 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162 PHỤ LỤC 176 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban hậu cần trung đoàn BHCTĐ 2. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT 3. Công tác xây dựng Đảng CTXDĐ 4. Đội ngũ bí thư ĐNBT 5. Quân ủy Trung ương QUTW 6. Trong sạch vững mạnh TSVM 7. Vững mạnh toàn diện VMTD 8. Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức tế bào cơ bản, hợp thành nền tảng của Đảng; nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, kết nạp, thi hành kỷ luật, phân công và kiểm tra công tác của đảng viên. Sự vững mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc vào sự vững mạnh của chi bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” [98, tr. 278]. Chi bộ BHCTĐ bộ binh nằm trong cơ cấu tổ chức của Đảng bộ Trung đoàn bộ binh, hạt nhân chính trị, cầu nối liền Đảng với quần chúng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của BHCTĐ bộ binh. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của chi bộ, làm cho chi bộ BHCTĐ bộ binh thật sự trở thành “pháo đài chiến đấu” hiện nay ở cơ sở là trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong đó ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bí thư chi bộ BHCTĐ có vai trò rất quan trọng trong xây dựng chi bộ TSVM, là người chủ trì các mặt công tác của chi ủy, chi bộ, trực tiếp cùng với cấp uỷ quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, xây dựng nghị quyết của cấp mình và chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết; hạt nhân lãnh đạo, trung tâm đoàn kết trong chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh. Vì vậy, bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh phải thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất tâm lý và phẩm chất nghề nghiệp, có năng lực công tác tốt, trong đó năng lực CTXDĐ phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đảng bộ, chi bộ trong điều kiện mới. Năng lực CTXDĐ là yếu tố cấu thành năng lực toàn diện, tạo nên nhân cách, uy tín của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh, phản ánh trình độ, khả năng thực tế của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh trong nắm bắt và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng Đảng. Đó là trình độ, khả năng nhận thức và tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh nhằm xây dựng chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Năng lực CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh không tự nhiên mà có, nó được hình thành, phát triển trong quá trình học tập tại trường và trong thực tiễn công tác. Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là một nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng cán bộ của Đảng, được tiến hành thường xuyên ở chi bộ BHCTĐ bộ binh nhằm củng cố, bổ sung, phát triển, hoàn thiện tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành CTXDĐ, bảo đảm cho ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTXDĐ ở chi bộ BHCTĐ bộ binh. Tuy nhiên, đây là đội ngũ cán bộ “kiêm nhiệm” cho nên rất khó khăn trong công tác xây dựng, qui hoạch, đào tạo và bồi dưỡng. Trong những năm qua, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh, cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp, đặc biệt là Đảng ủy, Ban Chính trị, cán bộ chủ trì các trung đoàn bộ binh đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm bồi dưỡng trình độ toàn diện của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh, trong đó rất coi trọng bồi dưỡng năng lực CTXDĐ. Bản thân ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh đã tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện; năng lực công tác nói chung, năng lực CTXDĐ nói riêng có nhiều chuyển biến tiến bộ đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao, có những đóng góp tích cực xây dựng chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM, BHCTĐ bộ binh VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh còn không ít hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của chủ thể và các lực lượng cũng như nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành. Năng lực CTXDĐ của một bộ phận bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh chưa tương xứng yêu cầu, nhiệm vụ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của người chủ trì CTXDĐ, đảm nhiệm hoạt động CTĐ, CTCT. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ Quân đội và xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đổi mới phương thức bảo đảm hậu cần của Quân đội đã đặt ra yêu cầu cao đối với công tác bảo đảm của Ngành Hậu cần Quân đội, nhất là bảo đảm hậu cần cấp trung đoàn trong điều kiện chiến tranh vũ khí công nghệ cao. Nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho trung đoàn bộ binh đòi hỏi, phải thường xuyên xây dựng chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM. Trong đó, bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ, bồi dưỡng năng lực CTXDĐ và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh. Luận giải làm rõ năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Phạm vi khảo sát là các chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội, tập trung chủ yếu ở các chi bộ BHCTĐ trung đoàn bộ binh đủ quân thuộc sư đoàn bộ binh đủ quân và chi bộ BHCTĐ trung đoàn bộ binh rút gọn, khung thường trực thuộc Quân khu 3, Quân khu 5, Quân khu 9; các số liệu, tư liệu giới hạn từ năm 2015 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Cơ sở thực tiễn Hiện thực bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh; các báo cáo tổng kết của cấp ủy, cơ quan chức năng về CTXDĐ, xây dựng ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh; kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú trọng kết hợp phương pháp lôgích với lịch sử; phân tích với tổng hợp; khảo sát, điều tra thực tế, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng quan niệm năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Khái quát một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Đề xuất một số nội dung, biện pháp thiết thực, khả thi trong các giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực CTXDĐ và bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ cấp uỷ, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trong Quân đội. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô (1976), Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973 [148], đã phân tích khá sâu sắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ của chính ủy, chính trị viên, khẳng định vị thế của chính ủy, chính trị viên trong quân đội qua các thời kỳ cách mạng: “các chính ủy, chính trị viên đã trở thành những người đầu tiên tổ chức và lãnh đạo công tác đảng, công tác chính trị trong các bộ đội và hạm tàu” [148, tr. 63] và đóng vai trò “Là đại diện của Đảng trong Quân đội và hạm đội” [148, tr. 66]. Vì vậy, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản Liên Xô cũng đều quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng; xây dựng đội ngũ chính ủy, chính trị viên vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các tác giả cho rằng: “Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính trị được tiến hành theo hai phương hướng cơ bản: bằng học tập ở các nhà trường quân sự và trực tiếp ở đơn vị” [148, tr. 173]. A.M.Ioblev (1979), Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội [83], đã đề cập khá toàn diện hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo và giáo dục quân ngũ đối với sĩ quan quân đội. Tác giả khẳng định, muốn xây dựng một quân đội mạnh phải xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh, để có đội ngũ cán bộ mạnh phải tiến hành đồng bộ tất cả các khâu, các bước của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ. Tác giả nhấn mạnh, phải luôn đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo của các học viện, nhà trường Quân đội Xô viết. Công tác bồi dưỡng cán bộ của Hồng quân phải làm thường xuyên, liên tục, ráo riết về bản lĩnh chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ tác chiến, cách đánh và kinh nghiệm chiến đấu phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ, từng mặt trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô. Khi đề cập đến việc xây dựng lực lượng vũ trang trong thời bình, tác giả đã chỉ rõ: đặt ra cho các trường đại học quân sự nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sĩ quan có trình độ phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự, trên cơ sở chú ý kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt quan tâm đến rèn luyện phẩm chất chính trị tinh thần Để nâng cao trình độ, năng lực CTXDĐ toàn diện cho đội ngũ sĩ quan quân đội, tác giả cho rằng việc tuyển chọn, đào tạo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Chu Phúc Khởi (2004), “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [84], khẳng định phải xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị có tố chất cao là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài, bảo đảm cho đường lối của Đảng “100 năm không lay chuyển”. Tác giả cho rằng nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý. Để thực hiện các nội dung ấy cần nắm vững và thực hiện tốt các việc: xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi; chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán bộ; mở rộng dân chủ trong tuyển chọn; đào tạo đa dạng theo nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; quản lý động thái, bảo đảm số lượng và chất lượng cán bộ; kiên trì dự trữ và kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn những cán bộ chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn tuyển chọn từ sinh viên tốt, giỏi ở các trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước [74], nhấn mạnh việc coi công tác cán bộ, công tác nhân tài là “kế lớn trăm năm” chấn hưng đất nước. Những vấn đề về đường lối tổ chức cán bộ, công tác cán bộ; việc lựa chọn lớp người kế tục; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm “bốn hóa”, nguyên tắc và tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới; công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và bố trí, sử dụng nhân tài; việc thực hiện chế độ nhân sự cán bộ; những vấn đề về tôn trọng trí thức, trọng dụng nhân tài; bảo đảm chế độ, chính sách và tạo môi trường cho cán bộ, nhân tài phát triển,... đã được công trình luận giải một cách sâu sắc. Bunlon Sa Luôi Sắc (2016), Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [124], đã luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào; đánh giá thực trạng và rút ra những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Tác giả xác định mục tiêu, yêu cầu và đưa ra 6 giải pháp cơ bản trong đó giải pháp thứ 02 đưa ra là: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải bảo đảm phương châm “mở’ và “động”, một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Trong tạo nguồn thì phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị và khẳng định việc lựa chọn, phát hiện nguồn là khâu rất quan trọng. Trong giải pháp thứ 03, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Tác giả xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức mà trực tiếp là đảng ủy, thủ trưởng trung đoàn dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy trực tiếp quản lý thủ trưởng chính trị. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giải quyết được vấn đề số lượng mà quan trọng là nâng cao được chất lượng đội ngũ thủ trưởng chính trị, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay [102], cho rằng: trong Quân đội Hoàng gia Campuchia, đội ngũ cán bộ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng quân đội, cơ quan, đơn vị VMTD thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Nhà vua, chính phủ Hoàng gia và nhân dân giao cho. Từ khi ra đời cho đến nay Hoàng gia và Chính phủ Campuchia đặc biệt quan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, bảo đảm cho quân đội được quản lý và chỉ huy thông suốt. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của đội ngũ cán bộ, chỉ ra những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội Hoàng gia Campuchia, tác giả đã đề xuất 06 giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay; ở giải pháp thứ 03, bàn về đổi mới, nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia, tác giả cho rằng: thực hiện đúng phương châm “động”, “mở” và “mềm” trong quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp, đảm bảo cho công tác quy hoạch không hạn chế số người định sẵn, có nhiều nguồn để lựa chọn, không khép kín trong từng cơ quan, đơn vị; cần nhớ đến chính sách tiến cử, bầu cử, thăng chức vượt cấp của các triều đại Campuchia trong lịch sử dựng nước và giữ nước nhằm trọng dụng, không bỏ sót người tài. Chính sách này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh là đúng đắn và có hiệu quả. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về năng lực và bồi dưỡng năng lực của đội ngũ cán bộ I.S. Met-nhi-côp (1974), Đảng Cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực lượng vũ trang Xô Viết [90], khẳng định: “Bí thư là nhân vật trung tâm, cốt cán Đảng, là người tổ chức chính công tác Đảng” [90, tr. 1]. Đồng thời đưa ra những yêu cầu rất cụ thể về phẩm chất và năng lực của bí thư đó là “cần phải có những yêu cầu cao đối với phẩm chất chính trị, tư tưởng và công tác của người bí thư” [90, tr. 1]. Trong đó, về phẩm chất của người bí thư cần có là: “lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản, tính tháo vát, gan dạ trong đấu tranh cho những nguyên tắc Đảng” [90, tr. 8]. Về năng lực, người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ phải có năng lực toàn diện, tập trung vào những vấn đề cơ bản: “phải có hiểu biết về chính trị và chuyên môn” [90, tr. 2], “có kiến thức cơ bản về lý luận và chính trị, về quân sự và sư phạm, về văn học và nghệ thuật” [90, tr. 7]. Để đạt được những yêu cầu đó, tác giả đã chỉ ra: “Phải học tập kiên trì hàng ngày, không những theo sách vở mà còn theo công việc, phải tích lũy về vốn sống” [90, tr. 7]. Bí thư chi bộ phải tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu và công tác bởi “việc học chỉ có kết quả tốt nhất khi kết hợp chặt chẽ với thực tiễn” [90, tr. 7]. A.Ph.Ê-pi-sép (1978), Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô [71], đã xác định chính trị viên - bí thư chi bộ phải: “trực tiếp chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị và công tác giáo dục của đơn vị” [71, tr. 191]. Như vậy theo tác giả, chính trị viên - bí thư chi bộ có nhiệm vụ tổ chức và tiến hành công tác chính trị, tư tưởng cho bộ đội trong đơn vị, đảm bảo cho bộ đội có tư tưởng vững vàng, có đầy đủ các phẩm chất để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Từ đó đặt ra yêu cầu rất cụ thể về năng lực của người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ đó là: “phải có kiến thức và kinh nghiệm toàn diện ... phải có khả năng phân tích các hiện tượng xã hội, xem xét và giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề đặt ra cho tập thể” [71, tr. 192]. Đồng thời, tác giả đã chỉ rõ con đường, biện pháp tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực CTXDĐ của người bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ đó là: “Người ta bẩm sinh không phải là người lãnh đạo có tính nguyên tắc, kiên quyết và đồng thời tế nhị, chu đáo và là lãnh tụ chân chính của quần chúng. Một người lãnh đạo như vậy trưởng thành trong quá trình công tác thực tiễn” [71, tr. 187]. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chính trị: “Kinh nghiệm hoạt động tổ chức, hoạt động Đảng. Điều quan trọng là làm sao cho mỗi đồng chí đó hiểu biết rõ những đặc điểm của sinh hoạt đảng trong các lực lượng vũ trang” [71, tr. 193]. John BurKe (Editor - biên tập) (2005), Competency Based Education and Training, First published 1989, This edition published in the Taylor & Francis e-Library, Bristol, in 2005 [1]. Chương 2 của cuốn sách (Chapter 2 - competence baseb education and training: background and origins) chỉ rõ, năng lực được hình thành, phát triển thông qua giáo dục, đào tạo tại các nhà trường. Đây là cơ sở, nền tảng, là nguồn gốc hình thành nên năng lực. Chương 3 của cuốn sách (Chapter 3 - competence and standars) - Năng lực và tiêu chuẩn đánh giá, chỉ ra năng lực bao gồm: kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm, chất lượng, hiệu quả công việc đạt được cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào người đó có năng lực cao hay thấp và được thể hiện trên thực tế, để biết được năng lực đó cần phải thông qua việc đánh giá (assessment) và muốn đánh giá được cần phải xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn. Chương Tư Nghị (2006), Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [101], đã làm rõ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất, năng lực, những tố chất cần có ở chính trị viên - bí thư chi bộ đại đội. Đồng thời cho rằng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới chính trị viên, bí thư chi bộ cần phải có những năng lực CTXDĐ cốt lõi sau đây: “I. Cần có lập trường chính trị vững vàng. II. Phải có tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng. III. Phải có tư tưởng đạo đức cao thượng. IV. Phải có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ. V. Chính trị viên phải có tác phong công tác tốt. VI. Chính trị viên phải có phương pháp làm công tác khoa học” [101, tr. 358 - 366]. Để đạt được những yêu cầu đó cuốn sách chỉ rõ: Quân ủy Trung ương và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc rất quan tâm, coi trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ chiến lược lâu dài có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng quân đội cách mạng hóa, hiện đại hóa và chính quy hóa. Các tác giả xác định: “Học viện, nhà trường là nơi quan trọng nhất để bồi dưỡng cán bộ”. Song, phải kết hợp chặt chẽ với việc: “Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ trong thực tiễn công tác” [101, tr. 336 - 342]. “Quá trình bồi dưỡng phải tiến hành nhiều mặt, nhiều hướng, nhiều nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực cán bộ; tự học thành tài là con đường chủ yếu để cán bộ đạt được tri thức, là cái nôi đào tạo ra nhân tài” [101, tr. 347]. Phor Nara (2016), Xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay [103], đã phân tích, làm rõ những vấn đề cơ bản về xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia; xác lập 5 vấn đề có tính nguyên tắc và bộ tiêu chí đánh giá xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Trên cơ sở luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận, tác giả đã đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia. Tác giả luận án phân tích những yếu tố tác động, xác định các yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp tăng cường xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay. Bun Thăn Chăn Thạ Ly Ma (2016), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay [88], đã đưa ra quan niệm về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào như sau: Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Lào là tổng thể những chủ trương, hình thức, biện pháp của chủ thể, các lực lượng tham gia và sự phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ góp phần mở rộng, cập nhật nâng cao tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, củng cố, nâng cao năng lực công tác, nhằm bảo đảm cho đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Lào hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao [88, tr. 59] Theo tác giả, để tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay cần phải nâng cao nhận thức của chủ thể và các lực lượng tham gia; đổi mới nội dung bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Tổng cục Chính trị với các học viện, nhà trường; tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn; phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong tự học tập, tự bồi dưỡng. Trong đó, tác giả xác định nâng cao nhận thức của chủ thể và lực lượng tham gia là cơ bản, quyết định đến toàn bộ quá trình bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [137], đã chỉ ra vấn đề cán bộ là then chốt của khâu then chốt, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, đồng thời đưa ra cơ sở lý luận, thực tiễn của việc đổi mới đồng bộ công tác cán bộ hiện nay là xuất phát từ đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ yêu cầu chiến lược cán bộ của Đảng thời kỳ mới. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp đồng bộ bao gồm: xây dựng tiêu chuẩn, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết về công tác cán bộ, tác giả đã đưa ra những vấn đề mới trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay như: đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thiết thực, hiệu quả; nâng cao chất lượng nguồn quy hoạch đáp ứng yêu cầu trẻ hóa cán bộ; đưa ra nhiều hình thức, phương pháp cụ thể phát huy vai trò của nhân dân giám sát, đánh giá, kiểm tra cán bộ. Nguyễn Văn Quynh (2016), Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương [114], đã xác định được nội hàm của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về đội ngũ cán bộ này, nhất là nội dung của công tác cán bộ, làm cơ sở việc đề ra các giải pháp đổi mới. Dựa trên các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của việc đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương, các tác giả đã đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác xây dựng đội ngũ này thời gian tới. Trong đó có 03 nhóm giải pháp được coi là mới, khác với các công trình nghiên cứu trước đây, đó là nhóm giải pháp đổi mới tư duy về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu; nhóm giải pháp về phương pháp, cách thức quản lý, điều hành hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, liên quan chủ yếu đến vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, điều hành của những người lãnh đạo, quản lý trong mỗi cơ quan, đơn vị; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường hoạt động tham mưu, được coi là điều kiện cần và đủ để bảo đảm hiệu quả đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương. Cao Văn Thống, Vũ Trọng Lâm (2019), Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong giai đoạn mới [127], đã trình bày hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở nước ta kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay; từ đó phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ và từng khâu trong công tác cán bộ, chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình trạng đó. Đồng thời các tác giả đã đưa ra hệ thống các quan điểm định hướng, mục tiêu, giải pháp chung và cụ thể cho từng khâu công tác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Việt Nam đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Nguyễn Hồng Phương (2021), “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - Ý nghĩa đối với xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay” [105], đã đưa ra những cơ sở khẳng định sự cấp thiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, dự báo những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ, xác định một số nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược và người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chiến dịch, chiến lược trong Quân đội, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đưa ra một số nội dung cơ bản trong xây dựng đội ngũ này như sau: Thứ nhất, các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp trong Đảng bộ Quân đội phải tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chủ trương Đại hội XIII của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ; Thứ hai, phải thường xuyên quan tâm xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, bảo đảm sự kế thừa liên tục, vững chắc trong quá trình chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ chiến dịch, chiến lược; Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chiến dịch, chiến lược; Thứ tư, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ chiến dịch, chiến lược để tích lũy kinh nghiệm toàn diện; Thứ năm, gắn xây dựn...đoàn, là hạt nhân chính trị lãnh đạo xây dựng BHCTĐ bộ binh VMTD, có sức chiến đấu cao, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của chi bộ BHCTĐ bộ binh: Các chi bộ BHCTĐ bộ binh đủ quân có đông đảng viên, đủ điều kiện thành lập chi ủy. Chi ủy thường có số lượng 3 chi ủy viên. Đối với các chi bộ BHCTĐ bộ binh rút gọn, khung thường trực phần lớn chưa có chi ủy. Đảng ủy Trung đoàn phân công một đồng chí đảng ủy viên trung đoàn - phó trung đoàn trưởng - tham gia sinh hoạt cùng chi bộ BHCTĐ bộ binh. Phó chủ nhiệm (hoặc chủ nhiệm) BHCTĐ bộ binh thường được cơ cấu và tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ. Theo Quy định số 111-QĐ/TW của Ban Bí thư (Khóa XII) về “chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở đơn vị chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [5], chi bộ BHCTĐ bộ binh có chức năng, nhiệm vụ như sau: Chức năng: là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của BHCTĐ bộ binh; nghiên cứu, đề xuất với cấp trên những vấn đề có liên quan đến lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT. Nhiệm vụ của chi bộ BHCTĐ bộ binh: Một là, lãnh đạo BHCTĐ bộ binh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ; xây dựng BHCTĐ bộ binh VMTD, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Hai là, xây dựng chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng; giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên; liên hệ mật thiết với quần chúng và làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên. Ba là, lãnh đạo xây dựng tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân vững mạnh; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ. Bốn là, lãnh đạo BHCTĐ bộ binh quản lý, bảo quản, giữ gìn và khai thác sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất hậu cần - kỹ thuật; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm BHCTĐ bộ binh hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Năm là, lãnh đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết của cấp mình và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. 2.1.1.4. Bí thư và đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh Theo Từ điển Tiếng Việt, bí thư: “người được bầu ra để thay mặt ban chấp hành, lãnh đạo công việc hằng ngày” [133, tr. 87]. Như vậy, bí thư chi bộ trong Quân đội là một chức danh cán bộ của Đảng, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực được đại hội đảng viên tín nhiệm bầu ra theo Quy định của Điều lệ Đảng và Ban Chấp hành Trung ương. Theo đó, có thể quan niệm: Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là cán bộ của Đảng trong Quân đội, được đại hội chi bộ tín nhiệm bầu ra và được đảng uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y, trường hợp đặc biệt do đảng uỷ cấp trên chỉ định; là người chủ trì công tác của chi uỷ, chi bộ; chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp trên và chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh về toàn bộ hoạt động của chi bộ; xây dựng chi bộ TSVM, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao, lãnh đạo xây dựng BHCTĐ bộ binh VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh: Chức trách của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh: Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là người chủ trì và trực tiếp điều hành các mặt công tác của chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh; chịu trách nhiệm trước cấp ủy, bí thư đảng ủy cấp trên và chi bộ BHCTĐ bộ binh về công tác xây dựng chi bộ; nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp lãnh đạo BHCTĐ bộ binh thực hiện nhiệm vụ và công tác xây dựng chi bộ để chi bộ và cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định. Nhiệm vụ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh: Nghiên cứu, quán triệt nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp trên, tình hình thực tiễn của BHCTĐ bộ binh; chuẩn bị dự thảo nghị quyết, nội dung, chương trình sinh hoạt của chi ủy, chi bộ; triệu tập và chủ trì hội nghị chi ủy, chi bộ. Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và chi bộ BHCTĐ bộ binh. Chủ trì công tác xây dựng chi bộ TSVM, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên của chi bộ BHCTĐ bộ binh. Chủ trì công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, đánh giá, nhận xét cán bộ. Thay mặt cho chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh giải quyết các thủ tục hành chính về đảng, chuẩn bị các báo cáo sơ, tổng kết về công tác đảng, báo cáo với cấp trên và chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh theo qui định. Yêu cầu phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh Căn cứ vào điểm 1, Điều 12, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; tiêu chuẩn cán bộ quy định tại Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [28]; Quy định số 842-QĐ/QUTW ngày 6 tháng 8 năm 2018 của QUTW về “tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam” [111]. Theo đó, bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh phải đạt được những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực và phương pháp tác phong công tác sau: Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh phải có phẩm chất chính trị tốt, trình độ giác ngộ chính trị cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất trí cao với đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Luôn nói, viết và làm theo đúng đường lối của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng, giữ đúng kỷ luật phát ngôn. Có ý chí chiến đấu cao, không mơ hồ, mất cảnh giác; nhiệt tình, trách nhiệm, kiên trì, bền bỉ, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Có tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, bảo vệ tư tưởng, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Là người thật sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nhận về mình sự hy sinh gian khổ. Có tinh thần trách nhiệm cao, say mê trong công tác, gương mẫu trong chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của chi bộ, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, có lối sống thật sự trong sạch, giản dị, không đặc quyền, đặc lợi, không cơ hội, xu nịnh, bè phái, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, xa hoa lãng phí, tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền mưu cầu lợi ích cá nhân; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện sai trái, tiêu cực, lạc hậu. Có tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng chí, đồng đội, trọng tình nghĩa, độ lượng, vị tha; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, là trung tâm đoàn kết trong chi bộ và BHCTĐ bộ binh. Yêu cầu về năng lực công tác Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh phải có kiến thức toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, kỹ thuật, khoa học nghệ thuật quân sự cần thiết, đặc biệt phải có kiến thức chuyên sâu về CTXDĐ, CTĐ, CTCT. Có năng lực quán triệt, cụ thể hoá nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước, điều lệnh của Quân đội; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chi uỷ, chi bộ, có khả năng sơ, tổng kết hoạt động thực tiễn trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động ở BHCTĐ bộ binh. Có năng lực chủ trì CTXDĐ, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tham gia vào các quyết định của tập thể chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh; khéo điều hành, phân công công việc theo đúng cương vị chức trách, quyền hạn được đảm nhiệm, xây dựng chi uỷ, chi bộ TSVM; nắm chắc tình hình đảng viên, tổ chức đảng trong chi bộ. Có năng lực đoàn kết quy tụ đảng viên, cán bộ và quần chúng. Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về CTXDĐ. Yêu cầu về phương pháp tác phong công tác Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh phải là người có tính đảng, tính nguyên tắc cao. Có phong cách làm việc dân chủ tập thể, giữ vững đoàn kết trong chi bộ và BHCTĐ bộ binh. Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh luôn là người chủ động quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cao, làm việc có kế hoạch, cụ thể, tỉ mỉ, sâu sát, gắn bó với cán bộ, chiến sĩ. Là người luôn thống nhất nói đi đôi với làm, lấy giáo dục thuyết phục, nêu gương là chính. Đội ngũ bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh Theo Từ điển Tiếng Việt, đội ngũ: “1. Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ. 2. Tập hợp một số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp” [133, tr. 456]. Như vậy, đội ngũ không phải là một người mà bao gồm nhiều người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để hoạt động theo những mục đích, nhiệm vụ nhất định. Những thành viên của đội ngũ phải là những người có cùng chức năng, nghề nghiệp hoạt động. Nếu thiếu một trong hai dấu hiệu đó thì không được gọi là đội ngũ. Chi bộ BHCTĐ bộ binh là chi bộ trực thuộc Đảng bộ Trung đoàn bộ binh. Các chi bộ BHCTĐ bộ binh có cùng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, theo đó, những bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh ở các Đảng bộ Trung đoàn bộ binh là những người có cùng nghề nghiệp, có chức trách, nhiệm vụ như nhau, tạo thành ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh. Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Đội ngũ bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là tập hợp những bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh, những người có cùng nghề nghiệp, cùng chức trách, nhiệm vụ, chủ trì công tác của chi uỷ, chi bộ; chịu trách nhiệm trước đảng uỷ, bí thư đảng uỷ trung đoàn và chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh về CTXDĐ và toàn bộ hoạt động của chi bộ; xây dựng chi bộ TSVM, có năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao, lãnh đạo xây dựng BHCTĐ bộ binh VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ. Đặc điểm ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh Ngoài những đặc điểm chung đội ngũ cán bộ của Đảng, của Quân đội, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh còn có những đặc điểm nổi bật sau: Thứ nhất, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh hầu hết đều là phó chủ nhiệm (hoặc chủ nhiệm) hậu cần trung đoàn. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, 100% bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh hiện nay không phải là cán bộ chính trị hoặc chuyển loại cán bộ chính trị [Phụ lục 11]. Đội ngũ này, cơ cấu chung là phó chủ nhiệm (hoặc chủ nhiệm) hậu cần BHCTĐ bộ binh được đại hội tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh. Do không phải là cán bộ chính trị, chưa qua đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị, là cán bộ hậu cần kiêm nhiệm nên việc lĩnh hội, cập nhật những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh qua thực tiễn còn nhiều bất cập. Rõ ràng, khi ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là cán bộ chính trị hoặc chuyển loại cán bộ chính trị, được trang bị những khái niệm, những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng, tiến hành các mặt hoạt động CTĐ, CTCT thì việc bồi dưỡng năng lực CTXDĐ sẽ có kết quả cao hơn. Tình trạng cán bộ hậu cần, đảm nhiệm chủ trì CTXDĐ là một nguyên nhân làm hạn chế đến chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của đội ngũ này, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh hiện nay. Vì vậy, quá trình bồi dưỡng năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh cần chú ý lựa chọn nội dung, xác định hình thức, biện pháp bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm đối tượng, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả cao. Thứ hai, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh có sự đa dạng về tuổi quân, tuổi đời, dân tộc, vùng miền, trình độ, kinh nghiệm công tác. Thực tế cho thấy ở các BHCTĐ bộ binh, tuổi đời của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh từ 28 - 30 chiếm tỉ lệ 11,11%, từ 31 - 35 chiếm tỉ lệ 50,61%, từ 36 đến 40 chiếm tỉ lệ 38,27%; về tuổi quân 7 - 12 năm chiếm tỉ lệ 9,87%, từ 13 - 17 năm chiếm tỉ lệ 49,38%, 18 năm trở lên chiếm tỉ lệ 40,74%; quân hàm thượng úy chiếm tỉ lệ 12,34%, đại úy chiếm tỉ lệ 53,08%, thiếu tá chiếm tỉ lệ 34,56%; thời gian đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ từ 1 đến 4 năm chiếm tỉ lệ 62,95% [Phụ lục 11]. Qua đó cho thấy, đa số bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh còn trẻ cả tuổi đời, tuổi quân và kinh nghiệm công tác, nhất là CTXDĐ. Ở độ tuổi còn trẻ với ý thức tự trọng cao, sức khỏe tốt, chủ động trong công việc, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tư duy độc lập để tự khẳng định mình trước tập thể là những thuận lợi cơ bản cho người bí thư phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác, phấn đấu học tập, trưởng thành. Tuy nhiên, họ chưa trải qua thử thách nhiều trong thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội. Những đức tính cần thiết của người cán bộ như: bản lĩnh chính trị, tính kỷ luật, khả năng tự kiềm chế, khả năng làm chủ bản thân, ý thức tự phê bình và phê bình, kỹ năng đánh giá hành vi, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân còn nhiều hạn chế. Phương pháp tư duy của đội ngũ này khá nhanh nhạy nhưng chưa thật sâu sắc, mềm dẻo. Trong giao tiếp, xử lý, giải quyết các mối quan hệ xã hội đôi khi còn thiếu tế nhị hoặc theo cảm tính. Ở họ, phẩm chất nghề nghiệp của người cán bộ hậu cần đã được hình thành nhờ quá trình đào tạo ở Học viện Hậu cần và trải qua thời gian công tác nhất định ở các đơn vị, xong khi đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh còn chưa thực sự tự tin, vững chắc do chưa được rèn luyện nhiều trong thử thách. Đội ngũ bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh cơ bản xuất thân từ giai cấp nông dân, ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ, miền Trung, khu vực Nam Bộ ít hơn và số cán bộ là người dân tộc, miền núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong ý thức, hành vi của họ luôn in đậm dấu ấn cả tích cực và tiêu cực của những phong tục, tập quán, lối sống, thói quen vùng, miền nên phương pháp tư duy, tác phong sinh hoạt rất khác nhau. Mặt khác, hoạt động bảo đảm hậu cần của BHCTĐ bộ binh luôn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng các cấp, mà trực tiếp, thường xuyên là chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh. Tuy nhiên, mọi hoạt động mua sắm trang bị, lương thực, thực phẩm, bảo đảm tài chính hậu cần... phải vận hành theo cơ chế, quy luật của thị trường, chịu sự chi phối, tác động của quy luật cung - cầu, giá cả, tiền tệ... rất dễ làm nảy sinh mầm mống của chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, tệ tham nhũng, lãng phí. Tình hình trên, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với phẩm chất, năng lực của người bí thư chi bộ, nhất là phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành, tận tụy; đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, tự lực, tự cường trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đây là những vấn đề rất cần quan tâm trong giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh nói riêng. Thứ ba, hoạt động của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh luôn gắn liền với thực hiện chức trách, nhiệm vụ của phó chủ nhiệm (hoặc chủ nhiệm) hậu cần và trực tiếp đảm nhiệm hoạt động CTĐ, CTCT ở BHCTĐ bộ binh. Công tác đảng, công tác chính trị là một bộ phận trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho mọi hoạt động của Quân đội luôn giữ vững định hướng chính trị, phương hướng giai cấp. ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là người đảm nhiệm CTĐ, CTCT, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo, trực tiếp chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của chi ủy, chi bộ về CTĐ, CTCT ở BHCTĐ bộ binh. Bên cạnh đó, trên cương vị là phó chủ nhiệm (hoặc chủ nhiệm) BHCTĐ bộ binh, họ là những người tổ chức, chỉ đạo bảo đảm hậu cần; trực tiếp tổ chức tăng gia sản xuất, tạo nguồn; tổ chức quản lý, huấn luyện hậu cần và xây dựng ngành Hậu cần đơn vị theo phân cấp. Như vậy, một người đảm nhiệm hai chức vụ khác nhau, với chức trách, nhiệm vụ khác nhau. Trong khi, toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh đều phải hướng vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hậu cần cho trung đoàn; bảo đảm cho nhiệm vụ bảo đảm hậu cần của trung đoàn đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, bám sát thực tiễn công tác của các trung đoàn. Vì thế, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh có vai trò quan trọng đối với hoạt động CTĐ, CTCT ở BHCTĐ bộ binh cũng như sự hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của BHCTĐ bộ binh. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả CTĐ, CTCT ở BHCTĐ bộ binh như thế nào, phát huy được đầy đủ sức mạnh hay không phụ thuộc một phần lớn vào sự tổ chức, chỉ đạo của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh. Thứ tư, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là những người có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác hậu cần, song chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về CTXDĐ. Đội ngũ bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh chủ yếu được đào tạo ở Học viện Hậu cần. Trước khi được bầu làm bí thư chi bộ, họ được bổ nhiệm giữ các chức vụ trợ lý quân nhu, doanh trại, xăng dầu. Họ có kiến thức, kinh nghiệm về nghiệp vụ hậu cần. Đây là tiền đề thuận lợi để bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở BHCTĐ bộ binh. Đồng thời cũng là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác bảo đảm hậu cần của chi bộ. Bởi vì, chất lượng lãnh đạo của chi bộ phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó chất lượng ĐNBT chi bộ là nhân tố đóng vai trò quan trọng. Đội ngũ này có nắm chắc nhiệm vụ chính trị trung tâm của BHCTĐ bộ binh mới đề ra được chủ trương, biện pháp tham mưu cho cấp ủy, chi bộ lãnh đạo thực hiện thắng lợi. Khi được bầu làm bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh, với vai trò là người chủ trì CTXDĐ của chi bộ, đảm nhiệm hoạt động CTĐ, CTCT của đơn vị, người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh cần phải có những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ CTXDĐ để thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, do là cán bộ hậu cần đơn thuần nên mức độ chuyên sâu về lý luận xây dựng Đảng, các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng tiến hành CTXDĐ còn hạn chế. Mức độ trải nghiệm trong hoạt động thực tiễn CTXDĐ, CTĐ, CTCT chưa nhiều. Bên cạnh đó, do tổ chức, biên chế, chi bộ ở các BHCTĐ bộ binh đủ quân có cấp ủy, CTXDĐ ở từng nội dung được phân công cho các cấp ủy viên theo chức trách, nhiệm vụ, phần nào đó tạo thuận lợi cho bí thư chi bộ trong tiến hành CTXDĐ. Song đối với chi bộ BHCTĐ bộ binh ở các trung đoàn bộ binh rút gọn, khung thường trực, cơ bản chưa có cấp ủy, bí thư chi bộ phải trực tiếp tiến hành toàn diện các hoạt động CTXDĐ, trách nhiệm, công việc nặng nề hơn. Đặc điểm này có tính điển hình của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh hiện nay, đòi hỏi nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng đầy đủ, cụ thể, linh hoạt, sát với chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ hậu cần đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ. Vai trò của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh Một là, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là lực lượng trực tiếp quán triệt và tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và chi bộ BHCTĐ bộ binh. Đội ngũ bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là những người chủ trì CTXDĐ ở chi bộ, đảm bảo cho chi bộ BHCTĐ bộ binh luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; mọi hoạt động luôn đi đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và nghị quyết cấp mình. Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh cùng với chi ủy, chỉ huy đơn vị là những người trực tiếp nghiên cứu, quán triệt nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, quy định, hướng dẫn của trên, tình hình mọi mặt của đơn vị, trên cơ sở đó phân tích, lựa chọn, chuẩn bị các nội dung, biện pháp lãnh đạo, đề xuất với chi ủy, chi bộ thảo luận, quyết định. Đồng thời, bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là người chủ trì các hội nghị chi ủy, chi bộ thảo luận, kết luận, triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, kế hoạch xây dựng chi bộ, chi ủy BHCTĐ bộ binh TSVM. Sau khi có nghị quyết, họ trực tiếp quán triệt, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các chi ủy viên, triển khai cho các tổ chức, lực lượng; đoàn kết, phát huy quyền làm chủ, tổ chức phong trào hành động cách mạng của cán bộ, chiến sĩ hướng vào thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, của chi bộ và nhiệm vụ chính trị của BHCTĐ bộ binh. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phát hiện những vấn đề nảy sinh, báo cáo chi ủy, chi bộ để bổ sung chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ; đóng góp, bổ sung, kiến nghị, phát triển đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước cũng như các nghị quyết, kế hoạch của trên. Thực tế cho thấy, chất lượng, hiệu quả quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị ở chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh phụ thuộc rất lớn vào năng lực CTXDĐ của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh. Hai là, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là lực lượng nòng cốt, trực tiếp xây dựng chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM, hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết trong đơn vị. Bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là người tiên phong, gương mẫu thực hiện các mặt công tác của chi uỷ, chi bộ BHCTĐ bộ binh, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, tiến hành duy trì thực hiện chế độ, nề nếp, hình thức sinh hoạt chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh; định hướng cho chi ủy, chi bộ thảo luận xây dựng nghị quyết lãnh đạo đơn vị một cách dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phân công cá nhân phụ trách; xây dựng và thực hiện nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình, cùng chi ủy, chi bộ xác định mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu, đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát, đúng với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ đơn vị; không ngừng tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong chi ủy, chi bộ và đơn vị; thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cấp ủy viên đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cao. ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh trực tiếp làm công tác giáo dục động cơ, ý chí phấn đấu, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chi bộ. Đồng thời, trực tiếp quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực, quan hệ gia đình và các mối quan hệ xã hội; quản lý chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, phát triển đảng viên; nhận xét cán bộ theo phạm vi chức trách được phân công và thực hiện tốt công tác chính sách cán bộ. ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là người đề xuất với chi ủy nội dung, biện pháp lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn chi bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ. Mặt khác, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh cùng với chi ủy nêu cao trách nhiệm, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong chi bộ tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và thực hiện thắng lợi nghị quyết của cấp mình. Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quần chúng hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị và tích cực tham gia xây dựng chi bộ TSVM. Ba là, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là lực lượng trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ của đơn vị. Hoạt động CTĐ, CTCT có vai trò đặc biệt quan trọng, là “linh hồn, mạch sống” trong mọi hoạt động của BHCTĐ bộ binh. ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh là lực lượng đảm nhiệm hoạt động CTĐ, CTCT ở BHCTĐ bộ binh. Toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh nhằm hướng đơn vị vào thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, xây dựng BHCTĐ bộ binh vững mạnh về mọi mặt. Trên cương vị, chức trách, ĐNBT chi bộ trực tiếp xây dựng và triển khai kế hoạch CTĐ, CTCT, trực tiếp tổ chức tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách. Với năng lực CTĐ, CTCT và uy tín, ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh luôn là trung tâm đoàn kết, điểm tựa về tinh thần, tâm lý cho cán bộ, chiến sỹ, là tấm gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức, về thái độ trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công tác của đơn vị. Phẩm chất, năng lực, phong cách công tác của ĐNBT chi bộ BHCTĐ bộ binh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT. Thực tiễn cho thấy, ở BHCTĐ bộ binh nào mà bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh có năng lực CTĐ, CTCT tốt thì ở đó hiệu lực, hiệu quả CTĐ, CTCT được đảm bảo và góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị. Với ý nghĩa đó, bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là nhân tố quan trọng, bảo đảm phát huy và tăng cường hiệu lực CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng BHCTĐ bộ binh VMTD. 2.1.2. Năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội 2.1.2.1. Quan niệm năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “năng lực dt 1. Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì: năng lực tư duy của con người. 2. Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức”. [14, tr. 1172]. Như vậy, năng lực là tổng hợp các khả năng của chủ thể để đáp ứng yêu cầu hoạt động nào đó, bảo đảm cho hoạt động ấy đạt hiệu quả cao. Năng lực của con người chỉ tồn tại trong những hoạt động nhất định và được biểu hiện trong hoạt động thực tiễn. Bất kỳ ở lĩnh vực nào, muốn hoạt động có hiệu quả con người phải có năng lực tương ứng. Thiếu năng lực, mọi hoạt động từ nhận thức đến thực tiễn đều không đạt kết quả mong muốn. Đặc trưng bản chất của năng lực là khả năng lĩnh hội, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm ấy vào trong hoạt động thực tiễn. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “công tác I. dt Công việc của nhà nước, của đoàn thể. II. đgt 1. Thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể” [14, tr. 458]. Có thể hiểu, công tác là công việc của nhà nước, của đoàn thể; thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể giao cho. Theo đó, CTXDĐ được xác định là công việc thường xuyên của Đảng nhằm đảm bảo cho Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Như vậy, CTXDĐ bao gồm tổng thể các nội dung, biện pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện với sự nỗ lực chủ động, sáng tạo của toàn Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở nhằm bảo đảm cho Đảng ta luôn có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, ngang tầm nhiệm vụ. Nội dung của CTXDĐ bao gồm: Xây dựng Đảng về chính trị chủ yếu là: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới. Về tư tưởng chủ yếu là: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về đạo đức chủ yếu là: nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Về tổ chức chủ yếu là: tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên. Về cán bộ chủ yếu là: tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Các mặt, nội dung CTXDĐ gắn bó chặt chẽ, biện chứng với nhau. Hiện nay, xây dựng Đảng về chính trị và đạo đức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Theo đó, CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là toàn bộ các hoạt động được người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh tiến hành một cách tích cực, tự giác trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ nhằm xây dựng chi bộ BHCTĐ bộ binh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, thực sự là hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo BHCTĐ bộ binh thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu năng lực CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là khả năng về CTXDĐ theo chức trách, nhiệm vụ được họ huy động, vận dụng vào xây dựng chi ủy, chi bộ BHCTĐ bộ binh TSVM, lãnh đạo BHCTĐ bộ binh hoàn thành mọi nhiệm vụ. Năng lực đó được hình thành và phát triển thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức, thông qua hoạt động thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng chi bộ và tự học tập, tự bồi dưỡng của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh. Từ đó có thể quan niệm năng lực CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là một dạng năng lực chuyên biệt, được kết tinh bởi tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất tâm sinh lý cần thiết, biểu hiện ra ở trình độ, khả năng nhận thức và tổ chức tiến hành các hoạt động xây dựng Đảng theo chức trách, nhiệm vụ của người bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh, bảo đảm cho hoạt động này đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Quan niệm trên chỉ rõ: Năng lực CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là một dạng năng lực chuyên biệt, không phải là bẩm sinh, sẵn có và bất biến. Đó là sự thống nhất giữa tri thức với kỹ năng, kỹ xảo và trình độ tổ chức tiến hành CTXDĐ theo chức trách, nhiệm vụ, trong đó tri thức biểu hiện ở sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo biểu hiện ở hành động, được hình thành, phát triển, bổ sung và hoàn thiện trong mối quan hệ với những hoạt động cụ thể diễn ra trong không gian và thời gian xác định. Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện năng lực CTXDĐ của bí thư chi bộ BHCTĐ bộ binh là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, là kết quả tổng hợp của quá trình đào tạo tại trường, bồi dưỡng tại chức với quá trình tự học tập, tự bồi dưỡng rèn luyện tự giác, công phu, nghi... 5/33 15,1 15/132 11,3 HTTNV 24/33 72,7 26/33 78,7 26/33 78,7 26/33 78,7 102/132 77,2 HTNV 5/33 15,1 4/33 12,1 4/33 12,1 2/33 6,0 15/132 11,3 KHÔNG HTNV CÁN BỘ HTXS CTNV 10/469 2,1 12/471 2,5 13/468 2,7 15/473 3,1 50/1881 2,6 HTT CTNV 402/469 85,7 408/471 86,6 411/468 87,8 425/473 89,8 1646/1881 87,5 HT CTNV 59/469 12,5 51/471 10,8 47/468 10,0 31/473 6,5 188/1881 9,9 KHÔNG HTCTNV ĐẢNG VIÊN HTXSNV 11/610 1,8 13/613 2,1 15/611 2,4 17/615 2,7 56/2449 2,2 HTTNV 512/610 83,9 519/613 84,6 518/611 84,7 536/615 87,1 2085/2449 85,1 HTNV 87/610 14,2 81/613 13,2 78/611 12,7 62/615 10,0 308/2449 12,5 KHÔNG HTNV K. THƯỞNG VỀ ĐẢNG B.Khen G.Khen 11/610 1,8 13/613 2,1 15/611 2,4 17/615 2,7 56/2449 2,2 KỶ LUẬT ĐẢNG K. trách C.cáo K.THƯỞNG VỀ CHÍNH QUYỀN CSTĐ 10/469 2,1 12/471 2,5 13/468 2,7 15/473 3,1 50/1881 2,6 CSTT 98/469 20,8 121/471 25,6 130/468 27,7 142/473 30,0 491/1881 26,1 KỶ LUẬT VỀ CHÍNH QUYỀN K. trách C.cáo Phụ lục 14 THỐNG KÊ MỘT SỐ HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN, BÍ THƯ CHI BỘ Ở MỘT SỐ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN THUỘC SƯ ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN VÀ TRUNG ĐOÀN KHUNG THƯỜNG TRỰC THUỘC QUÂN KHU 3, QUÂN KHU 5, QUÂN KHU 9 - Nguồn: Ban Chính trị trung đoàn: e2, 677, 832/QK1; e174, 98, 148/QK2; e8, 2, 43, 583, 584, 568, 244, 50, 836, 125, 126, 180, 151, 814, 855/QK3; e1, 335, 3/QK4; e1, 38, 95, 142, 773, 108, 96, 210, 29, 93, 94, 971, 842, 887, 739, 888, 974, 896, 990, 991, 584, 994/QK5; e4, 5, 271/QK7; e1, 20, 3, 2, 5, 10, 2, 30, 924, 895, 320, 890, 926, 114, 879, 894, 896, 892, 893, 932/QK9. Ban Chính trị trung đoàn: e141, 165, 209/QĐ1; e18, 95, 101/QĐ2; e28, 66, 24/QĐ3; e1, 2, 3/QĐ4. Năm Tập huấn cán bộ Hội thi bí thư chi bộ Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên Sơ kết, tổng kết CTĐ, CTCT; công tác giáo dục chính trị 2016 30 15 15 2017 30 15 15 2018 30 15 15 2019 30 15 15 2020 30 15 30 Cộng 150 15 30 30 90 - Thời điểm: tháng 2 năm 2021 Phụ lục 15 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ BAN HẬU CẦN TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 1. Thông tin chung về khảo sát thực tiễn Để thực hiện Luận án “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay”, được sự nhất trí của Phòng Sau đại học, Học viện Chính trị và cán bộ hướng dẫn, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát lấy số liệu thực tiễn tại một số đơn vị có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thời gian khảo sát: từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020. - Đơn vị khảo sát gồm: e2, 677, 832/QK1; e174, 98, 148/QK2; e8, 2, 43, 583, 584, 568, 244, 50, 836, 125, 126, 180, 151, 814, 855/QK3; e1, 335, 3/QK4; e1, 38, 95, 142, 773, 108, 96, 210, 29, 93, 94, 971, 842, 887, 739, 888, 974, 896, 990, 991, 584, 994/QK5; e4, 5, 271/QK7; e1, 20, 3, 2, 5, 10, 2, 30, 924, 895, 320, 890, 926, 114, 879, 894, 896, 892, 893, 932/QK9; e141, 165, 209/QĐ1; e18, 95, 101/QĐ2; e28, 66, 24/QĐ3; e1, 2, 3/QĐ4. Đây là các đơn vị có tính đặc thù, mang tính đại diện của các trung đoàn bộ binh. - Phương pháp khảo sát: Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: nghe báo cáo; trao đổi, quan sát hoạt động thực tế; thu thập các báo cáo sơ, tổng kết, đánh giá năm, nhiệm kỳ; lấy số liệu, tư liệu tại các cơ quan, đơn vị. Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến với 02 loại đối tượng: cán bộ, sĩ quan đang công tác tại các ban hậu cần trung đoàn; cán bộ, sĩ quan đang công tác tại các trung đoàn bộ binh đủ quân, rút gọn và khung thường trực. 2. Kết quả khảo sát bằng phiếu trưng cấu ý kiến Kết quả khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê xã hội học. - Mẫu phiếu khảo sát: gồm 01 loại Dùng khảo sát đối tượng cán bộ, sĩ quan ở ban hậu cần trung đoàn bộ binh và trung đoàn bộ binh đủ quân, rút gọn và khung thường trực. - Số lượng phiếu khảo sát: 500. + Đối tượng cán bộ, sĩ quan ở các BHCTĐ bộ binh: 185 phiếu + Đối tượng cán bộ, sĩ quan ở các trung đoàn bộ binh: 315 phiếu - Cơ cấu phiếu khảo sát: sau khi làm sạch số liệu và đưa vào xử lý 500 phiếu, cơ cấu phiếu khảo sát được phản ánh cụ thể qua bảng phụ lục dưới đây. Số liệu tương quan cho thấy cơ cấu phiếu khảo sát mà nghiên cứu sinh lựa chọn là tương đối hợp lý, phân bố khá đều đối tượng, độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Đồng thời, kết quả khảo sát cung cấp số liệu, tài liệu cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến các BHCTĐ bộ binh và CTXDĐ ở các đơn vị tương đương trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Bảng KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN CÁN BỘ, SĨ QUAN Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH ĐỦ QUÂN, RÚT GỌN VÀ KHUNG THƯỜNG TRỰC Tổng số phiếu khảo sát: 500 Số phiếu loại do không đảm bảo chất lượng: 0 Số phiếu được xử lý sau khi đã làm sạch: 500 Kết quả thống kê tần suất của từng nội dung như sau: 1. Vai trò của bí thư ban hậu cần trung đoàn bộ binh đối với xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Rất quan trọng 428 85,6 Bình thường 57 11,4 Không quan trọng 15 3,0 Khó trả lời 2. Vai trò, tầm quan trọng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Rất quan trọng 401 80,2 Bình thường 68 13,6 Không quan trọng 21 4,0 Khó trả lời 3. Ý kiến về sự cần thiết bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Rất cần thiết 421 84,2 Cần thiết 70 14,0 Không cần thiết Khó trả lời 9 1,8 4. Đánh giá về phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Phẩm chất chính trị - Tốt 425 85,0 - Khá 57 11,4 - Trung bình 18 3,6 - Khó trả lời Bản lĩnh chính trị - Vững vàng 438 87,6 - Chưa thật sự vững vàng 50 10,0 - Khó trả lời 12 2,4 Phẩm chất đạo đức - Tốt 410 82,0 - Khá 72 14,4 - Trung bình 18 3,6 - Khó trả lời Lối sống - Trong sạch, lành mạnh 438 87,6 - Chưa thật trong sạch, lành mạnh 46 9,2 - Khó trả lời 16 3,2 5. Đánh giá về thực hiện trách nhiệm nêu gương của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Nêu gương về tư tưởng chính trị - Tốt 435 87,0 Về quan hệ với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ - Tốt 431 86,2 - Khá 49 9,8 - Khá 65 13,0 -Trung bình 16 3,2 - Trung bình 4 0,8 - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời Nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong - Tốt 433 86,6 Về trách nhiệm trong công tác - Tốt 443 88,6 - Khá 57 11,4 - Khá 47 9,4 -Trung bình 10 2,0 -Trung bình 10 2,0 - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời Về tự phê bình, phê bình - Tốt 411 82,2 Về ý thức tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ - Tốt 452 90,4 - Khá 77 15,4 - Khá 45 9,0 -Trung bình 12 2,4 -Trung bình 3 0,6 - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời 6. Về kiến thức, năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % - Tốt 80 16,0 - Khá 259 51,8 - Trung bình 161 32,2 - Yếu - Khó trả lời 7. Về năng lực của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Năng lực dự báo, tham mưu, đề xuất các vấn đề lãnh đạo - Tốt 85 17,0 Năng lực tổ chức, triển khai nghị quyết - Tốt 78 15,6 - Khá 255 51,0 - Khá 247 49,4 - Trung bình 150 30,0 - Trung bình 170 34,0 - Khó trả lời 10 2,0 - Khó trả lời 5 1,0 Năng lực quy tụ, phát huy sức mạnh của các tổ chức, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị - Tốt 98 19,6 Năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo - Tốt 89 17,8 - Khá 290 58,0 - Khá 254 50,8 - Trung bình 110 22,0 - Trung bình 152 30,4 - Khó trả lời 2 0,5 - Khó trả lời 5 1,0 Năng lực xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh - Tốt 70 14,0 Năng lực đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng - Tốt 65 13,0 - Khá 213 42,6 - Khá 210 42,0 - Trung bình 210 42,0 - Trung bình 220 44,0 - Khó trả lời 7 1,4 - Khó trả lời 5 1,0 Kỹ năng tiến hành công tác xây dựng Đảng - Tốt 67 13,4 Kỹ năng tiến hành CTĐ,CTCT - Tốt 66 13,2 - Khá 207 41,4 - Khá 215 43,0 - Trung bình 220 44,0 - Trung bình 217 43,4 - Khó trả lời 6 1,2 - Khó trả lời 2 0,4 Năng lực quản lý đơn vị - Tốt 110 22,0 Phương pháp, tác phong công tác - Tốt 105 21,0 - Khá 298 59,6 - Khá 310 62,0 -Trung bình 90 18,0 - Trung bình 80 16,0 - Khó trả lời 2 0,4 - Khó trả lời 5 1,0 8. Đánh giá về mức độ quan tâm và trách nhiệm của đảng ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị trung đoàn đối với bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Mức độ quan tâm Đảng ủy trung đoàn Thường xuyên 379 75,8 Chưa thường xuyên 121 24,2 Khó trả lời Cán bộ chủ trì trung đoàn Thường xuyên 368 73,6 Chưa thường xuyên 123 24,6 Khó trả lời 9 1,8 Cơ quan chính trị trung đoàn Thường xuyên 352 70,4 Chưa thường xuyên 141 28,2 Khó trả lời 7 1,4 Phát huy trách nhiệm Đảng ủy trung đoàn Tốt 383 76,6 Khá 117 23,4 Khó trả lời Cán bộ chủ trì trung đoàn Tốt 359 71,8 Khá 136 27,2 Khó trả lời 5 1,0 Cơ quan chính trị trung đoàn Tốt 341 68,2 Khá 151 30,2 Khó trả lời 8 1,6 9. Về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng - Phù hợp 365 73,0 - Chưa phù hợp 130 26,0 - Khó trả lời 5 1,0 Nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng - Đã đổi mới 357 71,4 - Chậm đổi mới 120 24,0 - Chưa đổi mới 20 4,0 - Khó trả lời 3 0,6 Hình thức, biện pháp bồi dưỡng - Linh hoạt, sáng tạo 381 76,2 - Chưa linh hoạt, sáng tạo 115 23,0 - Khó trả lời 4 0,8 10. Về việc tự học tập, tự bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Nhận thức, thái độ, trách nhiệm tự học - Tốt 287 57,4 Phương pháp tự học - Tốt 275 55,0 - Khá 158 31,6 - Khá 160 32,0 - Trung bình 55 11,0 - Trung bình 65 13,0 - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời 11. Nguyên nhân của những hạn chế về bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Tác động của mặt trái cơ chế thị trường 147 29,4 Hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng 121 24,2 Cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm công tác bồi dưỡng 112 22,4 Đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn chưa chủ động, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện 169 33,8 Sự chống phá của các thế lực thù địch 126 25,2 12. Những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % Thường xuyên tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 475 95,0 Coi trọng đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 468 93,6 Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng năng lực với bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 465 93,0 Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 458 91,6 Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động bồi dưỡng của tổ chức với đề cao tính chủ động, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 479 95,8 Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay là rất cần thiết 471 94,2 Năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trực tiếp quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ. 486 97,2 13. Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh cần tập trung vào những nội dung. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % - Tri thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT 488 97,6 - Các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT      478 95,6 - Bản chất giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống 491 98,2 - Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng 468 93,6 - Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng 475 95,0 - Công tác phát triển Đảng 458 91,2 - Năng lực tư duy lý luận, dự báo, phân tích, nhận định tình hình  477 95,4 - Năng lực quán triệt, cụ thể hoá, triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết 481 96,2 - Năng lực tổng hợp, khái quát, tổng kết thực tiễn 467 93,4 - Năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể 473 94,6 - Năng lực đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng 488 97,6 14. Về hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % - Tập huấn bí thư, chính trị viên hàng năm  443 88,6 - Sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, CTĐ, CTCT          421 84,2 - Tổ chức duy trì nền nếp chế độ sinh hoạt Đảng, đại hội nhiệm kỳ 398 79,6 - Tổ chức hội thi bí thư đảng uỷ, chi bộ, chính trị viên 390 78,0 - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên   415 83,0 - Thông qua phân loại, bình xét tổ chức đảng, đảng viên 391 78,2 - Thông qua giao ban, hội ý 410 82,0 - Cấp trên trực tiếp bồi dưỡng cho cấp dưới 435 87,0 - Thông qua đóng góp ý kiến phê bình của các tổ chức trong đơn vị  387 77,4 - Phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ 485 97,0 15. Giải pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % - Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các tổ chức, các lực lượng 466 93,2 - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị cấp trên 472 94,4 - Xác định đúng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng 468 93,6 - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 462 92,4 - Kết hợp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh với xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh 457 91,4 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong tự học tập, bồi dưỡng 471 94,2 - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 455 91,0 + Phát huy vai trò của các đơn vị ở các trung đoàn bộ binh 457 91,4 + Phát huy vai trò của các học viện, nhà trường 441 88,2 + Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các trung đoàn bộ binh 458 91,6 + Phát huy vai trò của ban chấp hành các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân 462 92,4 16. Biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong tự học tập, bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng. Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ % - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh nhận thức sâu sắc vai trò, sự cần thiết phải tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực 481 96,2 - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng khoa học, hợp lý 485 97,0 - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh xác định phương pháp tự học tập, bồi dưỡng đúng đắn, phù hợp 488 97,6 - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh chủ động, quyết tâm thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung tự học tập, bồi dưỡng 483 96,6 - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 484 96,8 - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên luôn đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong thực hiện các nhiệm vụ 479 95,8 - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh. 480 96,0 - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh 475 95,0 - Xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện. 473 94,6 17. Thông tin về đối tượng được khảo sát Đối tượng Số lượng Tỉ lệ % Đối tượng Số lượng Tỉ lệ % Sĩ quan 450 90,0 Cán bộ: QNCN 50 10,0 Trung đoàn 30 6,0 Cấp bậc: Ban 110 22,0 Thượng tá 30 6,0 Trợ lý cơ quan 180 35,0 Thiếu, trung tá 170 34,0 Tiểu đoàn, đại đội 120 25,0 Cấp uý 300 60,0 Trung đội 60 12,0 Cán bộ: Học vấn: Quân sự 110 22,0 PTTH 500 100 Chính trị 120 25,0 Trung cấp 50 10,0 Hậu cần 185 37,0 Cao đẳng 80 16,0 Kỹ thuật 85 17,0 Đại học 370 74,0 Phụ lục 16 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho cán bộ, sĩ quan ở các trung đoàn bộ binh đủ quân, rút gọn và khung thường trực) Đồng chí thân mến! Để góp phần “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về những vấn đề chúng tôi nêu ra dưới đây. Ở mỗi câu hỏi đều có các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào đồng chí đánh dấu (X) vào ô vuông (£) bên phải cột tương ứng. Đồng chí không cần ghi tên và đơn vị vào phiếu này. Rất mong sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí! Xin chân thành cảm ơn đồng chí! 1. Theo đồng chí, bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh có vai trò như thế nào trong xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng - Khó trả lời 2. Đồng chí cho biết vai trò, tầm quan trọng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? - Rất quan trọng - Bình thường - Không quan trọng - Khó trả lời 3. Đồng chí cho biết ý kiến về sự cần thiết bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? - Rất cần thiết - Cần thiết - Không cần thiết - Khó trả lời 4. Đánh giá của đồng chí về phẩm chất chính trị, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? Phẩm chất chính trị - Tốt - Khá - Trung bình - Khó trả lời Bản lĩnh chính trị - Vững vàng - Chưa thật sự vững vàng - Khó trả lời Phẩm chất đạo đức - Tốt - Khá - Trung bình - Khó trả lời Lối sống - Trong sạch, lành mạnh - Chưa thật trong sạch, lành mạnh - Khó trả lời 5. Ý kiến của đồng chí về thực hiện trách nhiệm nêu gương của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các nội dung sau như thế nào? Nêu gương về tư tưởng chính trị - Tốt Về quan hệ với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ - Tốt - Khá - Khá -Trung bình - Trung bình - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời Nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong - Tốt Về trách nhiệm trong công tác - Tốt - Khá - Khá -Trung bình - Trung bình - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời Về tự phê bình, phê bình - Tốt Về ý thức tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ - Tốt - Khá - Khá -Trung bình - Trung bình - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời 6. Nhận xét của đồng chí về trình độ kiến thức, năng lực công tác xây dựng Đảng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay như thế nào? - Tốt - Khá - Trung bình - Yếu - Khó trả lời 7. Ý kiến của đồng chí về năng lực của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay trên các nội dung sau như thế nào? Năng lực dự báo, tham mưu, đề xuất các vấn đề lãnh đạo - Tốt Năng lực tổ chức, triển khai nghị quyết - Tốt - Khá - Khá -Trung bình -Trung bình - Khó trả lời - Khó trả lời Năng lực quy tụ, phát huy sức mạnh của các tổ chức, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị - Tốt Năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo - Tốt - Khá - Khá -Trung bình -Trung bình - Khó trả lời - Khó trả lời Năng lực xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh - Tốt Năng lực đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng - Tốt - Khá - Khá -Trung bình -Trung bình - Khó trả lời - Khó trả lời Kỹ năng tiến hành CTXDĐ - Tốt Kỹ năng tiến hành CTĐ,CTCT - Tốt - Khá - Khá -Trung bình -Trung bình - Khó trả lời - Khó trả lời Năng lực quản lý đơn vị - Tốt Phương pháp, tác phong công tác - Tốt - Khá - Khá -Trung bình - Trung bình - Khó trả lời -Khó trả lời 8. Ý kiến của đồng chí về mức độ quan tâm của đảng uỷ, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị trung đoàn đối với bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? Mức độ quan tâm Đảng ủy trung đoàn Cán bộ chủ trì trung đoàn Cơ quan chính trị trung đoàn Thường xuyên Thường xuyên Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thường xuyên Khó trả lời Khó trả lời Khó trả lời Phát huy trách nhiệm Tốt Tốt Tốt Khá Khá Khá Khó trả lời Khó trả lời Khó trả lời 9. Nhận xét của đồng chí về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? Nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng - Phù hợp - Chưa phù hợp - Khó trả lời Nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng - Đã đổi mới - Chậm đổi mới - Chưa đổi mới - Khó trả lời Hình thức, biện pháp bồi dưỡng - Linh hoạt, sáng tạo - Chưa linh hoạt, sáng tạo - Khó trả lời 10. Nhận xét của đồng chí về việc tự học tập, tự bồi dưỡng của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay? Nhận thức, thái độ, trách nhiệm tự học - Tốt Phương pháp tự học - Tốt - Khá - Khá - Trung bình - Trung bình - Yếu - Yếu - Khó trả lời - Khó trả lời 11. Theo đồng chí, những hạn chế trong bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay bắt nguồn từ những nguyên nhân nào dưới đây? Tác động của mặt trái cơ chế thị trường Hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng Đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh chưa chủ động, tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện Sự chống phá của các thế lực thù địch 12. Từ thực tiễn bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh ở trung đoàn đồng chí, đồng chí đồng ý với những kinh nghiệm nào dưới đây? Thường xuyên tạo sự thống nhất về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Coi trọng đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Kết hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng năng lực với bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động bồi dưỡng của tổ chức với đề cao tính chủ động, tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay là rất cần thiết Năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trực tiếp quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ. 13. Theo đồng chí, để bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay cần tập trung bồi dưỡng những nội dung nào dưới đây? - Tri thức, kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT - Các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT      - Bản chất giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống - Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng - Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng - Công tác phát triển Đảng - Năng lực tư duy lý luận, dự báo, phân tích, nhận định tình hình  - Năng lực quán triệt, cụ thể hoá, triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết - Năng lực tổng hợp, khái quát, tổng kết thực tiễn - Năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ, sức mạnh tập thể - Năng lực đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng 14. Theo đồng chí để bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay cần làm tốt những hình thức, biện pháp bồi dưỡng nào? - Tập huấn bí thư, CTV hàng năm  - Sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, CTĐ, CTCT          - Tổ chức duy trì nền nếp chế độ sinh hoạt Đảng, đại hội nhiệm kỳ - Tổ chức hội thi bí thư đảng uỷ, chi bộ, CTV - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên   - Thông qua phân loại, bình xét tổ chức đảng, đảng viên - Thông qua giao ban, hội ý - Cấp trên trực tiếp bồi dưỡng cho cấp dưới - Thông qua đóng góp ý kiến phê bình của các tổ chức trong đơn vị  - Phát huy vai trò tự học tập, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ 15. Theo đồng chí, để bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh hiện nay cần thực hiện các giải pháp nào dưới đây? - Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các tổ chức, các lực lượng - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị cấp trên - Xác định đúng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh - Kết hợp bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh với xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong tự học tập, bồi dưỡng - Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh + Phát huy vai trò của các đơn vị ở các trung đoàn bộ binh + Phát huy vai trò của các học viện, nhà trường + Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các trung đoàn bộ binh + Phát huy vai trò của ban chấp hành các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân 16. Theo đồng chí để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong tự học tập, bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh cần thực hiện các biện pháp nào dưới đây? - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh nhận thức sâu sắc vai trò, sự cần thiết phải tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng khoa học, hợp lý - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh xác định phương pháp tự học tập, bồi dưỡng đúng đắn, phù hợp - Từng bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh chủ động, quyết tâm thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung tự học tập, bồi dưỡng - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên luôn đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh trong thực hiện các nhiệm vụ - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh. - Cấp ủy, chính ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị cấp trên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh - Xây dựng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, đội ngũ bí thư chi bộ ban hậu cần trung đoàn bộ binh tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện. 17. Đồng chí vui lòng cho biết đôi nét về bản thân là: Sĩ quan Cán bộ: Trung đoàn QNCN Ban Cấp bậc: Thượng tá Trợ lý cơ quan Thiếu, trung tá Tiểu đoàn, đại đội Cấp uý Trung đội Cán bộ: Quân sự Học vấn: PTTH Chính trị Trung cấp Hậu cần Cao đẳng Kỹ thuật Đại học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_boi_duong_nang_luc_cong_tac_xay_dung_dang_cua_doi_ng.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN - Tien Luc.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Tien Luc.DOC
  • doc2 TOM TAT TIẾNG VIỆT - Tien Luc.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Luc.DOC
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Luc.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Tien Luc.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Tien Luc.doc
Tài liệu liên quan