HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ DUYấN
CÔNG TáC XÂY DựNG
Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG CủA ĐảNG Bộ TỉNH HƯNG YÊN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ DUYấN
CÔNG TáC XÂY DựNG
Tổ CHứC CƠ Sở ĐảNG CủA ĐảNG Bộ TỉNH HƯNG YÊN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mó số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
202 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng của đảng bộ tỉnh Hưng yên từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS TRẦN THỊ THU HƯƠNG
2. PGS.TS TRẦN MINH TRƯỞNG
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là khách quan, trung thực
có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
Tác giả luận án
Vũ Thị Duyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...........................6
1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã được giải quyết
và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .........................................20
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG Ở TỈNH HƯNG YÊN
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1997 - 2000) ..............22
2.1. Tổ chức cơ sở đảng và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng
tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ..........................................22
2.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (1997 - 2000) ...........................................................................33
CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ....................................................................58
3.1. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt chủ trương của đảng về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trước tình hình mới (2001 - 2005)........................................58
3.2. Chủ trương và quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010) ...........................................................................84
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........................................109
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2010).........................................................109
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ...........................................................................131
KẾT LUẬN ..................................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................151
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (1997-2000)........46
Biểu đồ 2.2: Kết quả công tác phát triển đảng viên của tỉnh Hưng Yên
(1997 - 2000). ..............................................................................50
Biểu đồ 3.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (2001-2005)......75
Biểu đồ 3.2: Phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên
(2006- 2010)................................................................................98
Biểu đồ 4.1: Phân loại tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) ......114
Biểu đồ 4.2: So sánh chất lượng tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên với một
số tỉnh lân cận qua hai nhiệm kỳ (2001-2005), (2006-2010). ........115
Biểu đồ 4.3: Phân tích số lương đảng viên kết nạp (1997-2010). .................116
Biểu đồ 4.4: So sánh số lượng đảng viên kết nạp qua 2 nhiệm kỳ (2001-2005),
(2006-2010) của tỉnh Hưng Yên với một số tỉnh lân cận ............... 117
Biểu đồ 4.6: Thi hành kỷ luật tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên (1997-2010) .120
Biểu đồ 4.7: Thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm (1997-2010). ...................120
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban chấp hành
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
HD : Hướng dẫn
HTCT : Hệ thống chính trị
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NXB : Nhà xuất bản
TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng
TCTW : Tổ chức Trung ương
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNCS : Thanh niên cộng sản
TSVM : Trong sạch vững mạnh
UBKT : Ủy ban kiểm tra
XDĐ : Xây dựng Đảng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn 80 năm hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một
trong năm bài học quan trọng quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, chính là sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Vì vậy, công
tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng tổ chức cơ sở đảng nói riêng luôn
được xác định là nhiệm vụ then chốt trong các thời kỳ cách mạng.
Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để lãnh đạo cách
mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng
viên tốt” [64, tr.113], trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã rất chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là về tổ chức cơ
sở đảng. Đặc biệt, bước vào công cuộc đổi mới đất nước, đứng trước thời cơ
và vận hội lớn nhưng cũng có không ít những khó khăn, thách thức đối với công
tác xây dựng Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt”. Trong công tác xây dựng Đảng, vấn đề xây dựng, củng cố,
kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
(TCCSĐ) ngang tầm với đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới được Đảng hết sức
quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa X) chỉ rõ: TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với dân, có
vị trí rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. Toàn Đảng phải tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội
ở cơ sở, nhất là những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trong sự nghiệp đổi mới,
cấp ủy Đảng các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ giữ
vững và phát huy được vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo cán bộ,
đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa
phương, cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao
2
cả về số lượng và chất lượng, trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực
tiễn. Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới, vẫn còn nhiều
TCCSĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra: Do nhận thức hạn chế,
nhiều cấp ủy chưa chỉ đạo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ ở
cơ sở. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ở nhiều TCCSĐ còn yếu, chưa đủ
sức giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở địa phương. Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, suy
thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Tệ quan liêu, lãng phí, tiêu cực
còn xảy ra ở nhiều nơi, chậm được phát hiện ngăn chặn, đẩy lùi. Việc đánh
giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm còn mang tính hình thức, kết
quả chưa phản ánh đúng thực chất, chất lượng ở cơ sở. Đặc biệt trong quá
trình Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, khóa XI về vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay.
Đối với Hưng Yên, một trong những tỉnh trọng điểm nông nghiệp của
đồng bằng sông Hồng và đang trong quá trình chuyển dịch sang công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì vấn đề xây dựng Đảng càng phải được chú trọng. Để
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc củng cố
kiện toàn công tác xây dựng TCCSĐ, nhằm nâng cao năng lực và sức chiến
đấu của TCCSĐ trở thành yêu cầu khách quan giữ vị trí quyết định trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. TCCSĐ có vững mạnh thì sự nghiệp CNH,
HĐH mới diễn ra đúng hướng và có kết quả như mong muốn, đời sống nhân
dân mới được ấm no hạnh phúc, giữ vững ổn định chính trị. TCCSĐ yếu kém,
nội bộ mất đoàn kết, lòng dân bất ổn, ổn định chính trị có nguy cơ không
được giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng và Chính phủ giảm sút
Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, việc xây dựng,
củng cố, kiện toàn phát triển các loại hình TCCSĐ trở thành nhiệm vụ
trọng tâm, cấp bách của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Kể từ khi tái lập tỉnh
năm 1997 đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII (2010) là
thời kỳ phát triển đáng ghi nhận có nhiều biến đổi tích cực về kinh tế - xã
3
hội và công tác xây dựng TCCSĐ. Thực tiễn trong công tác xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn này đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đồng thời cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế.
Chính vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, nhằm
đánh giá đúng thực trạng, kết quả và hạn chế; góp phần làm sáng tỏ một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng TCCSĐ ở một địa
phương cụ thể trong điều kiện lịch sử mới, đúc rút những kinh nghiệm,
góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng TCCSĐ ở tỉnh Hưng
Yên trong các giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:
“Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ
năm 1997 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Làm sáng tỏ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm
2010, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng và đúc rút
kinh nghiệm thực tiễn để vận dụng vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về
xây dựng TCCSĐ trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả hơn.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm về TCCSĐ và khái quát những yếu tố tác động đến
quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến
năm 2010.
- Hệ thống hóa chủ trương của Trung ương Đảng về TCCSĐ từ năm
1996 đến năm 2010 và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ khi tái lập
tỉnh (năm 1997) đến năm 2010.
- Làm rõ quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị
trấn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010 trên các nội dung
4
chủ yếu: về tư tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác
cán bộ; về công tác kiểm tra.
- Khảo sát kết quả xây dựng TCCSĐ (xã, phường, thị trấn) của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010, từ đó nhận xét thành công, hạn chế khuyết
điểm và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tổng kết thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và chỉ đạo thực hiện xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên xây dựng TCCSĐ. TCCSĐ có rất nhiều loại hình, trong khuôn khổ luận
án chỉ tập trung khảo sát loại hình TCCSĐ xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên.
Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng TCCSĐ trên các lĩnh vực: về tư
tưởng chính trị; về tổ chức; về phát triển đảng viên; về công tác cán bộ; về công
tác kiểm tra.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: Thời gian từ năm 1997 đến năm 2010.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: Phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác,
như khảo sát thực tiễn, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tổng kết, phỏng
vấn nhân chứng lịch sử
5
4.3. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội từ
năm 1996 đến năm 2011 về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ.
- Các văn kiện của đảng bộ các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử
đảng bộ địa phương... về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên
- Các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Luận án.
- Tư liệu phỏng vấn từ các nhân chứng lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng rõ hơn tầm quan trọng của TCCSĐ nhằm đảm bảo
sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn,
nhất là ở cấp cơ sở.
- Đánh giá một cách khách quan quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ khi tái lập năm 1997 đến
năm 2010, góp phần tổng kết thực tiễn một nội dung quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới trên một địa bàn cụ thể.
- Những kinh nghiệm đúc kết được có thể vận dụng vào quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói riêng, các địa phương khác nói
chung về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng,
xây dựng TCCSĐ đã được các giới, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân quan
tâm nghiên cứu. Đặc biệt, từ khi đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới, đẩy
mạnh CNH, HĐH, đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này.
Có thể chia thành mấy nhóm công trình nghiên cứu sau:
1.1.1. Những công trình đề cập tới những vấn đề chung về tổ chức
cơ sở đảng
Có thể kể đến các công trình khoa học sau: Để nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhóm tác giả Hồ Thanh Khôi,
Pham Thị Thiểu [51]. Nội dung cuốn sách giới thiệu vai trò của TCCSĐ trong
hệ thống chính trị, quy chế hoạt động của TCCSĐ; nội dung và năng lực lãnh
đạo, trách nhiệm của lãnh đạo; vấn đề lãnh đạo các cơ sở kinh tế ngoài quốc
doanh và liên doanh với nước ngoài; các quy định mới của Ban Chấp hành
Trung ương về chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ; hướng dẫn thực hiện các
quy định của Trung ương;
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của Lê Đức Bình [8]. Cuốn
sách góp phần tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng
Đảng, nêu nhiệm vụ cụ thể cần xây dựng, chỉnh đốn các tổ chức đảng;
đồng thời, nêu lên những kinh nghiệm, bài học trong thực tiễn công tác xây
dựng Đảng;
Xây dựng Đảng về tổ chức của Ngô Đức Tính [97]. Cuốn sách trình
bày các nguyên lý, quan điểm, nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng;
7
một số vấn đề cơ bản về khoa học tổ chức, hệ thống tổ chức bộ máy của
Đảng; những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng. Cuốn sách cũng giới
thiệu một số bài học kinh nghiệm bước đầu về công tác xây dựng Đảng đã
được tổng kết ở một số địa phương;
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới, tập thể tác giả, Nguyễn Phú Trọng và cộng sự [146]. Nội dung
chủ yếu của cuốn sách đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn
đề cơ bản về đảng cầm quyền, về tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng.
Cuốn sách, đã giành một phần quan trọng luận giải về chất lượng các
TCCSĐ. Từ sự phân tích công phu, nghiêm túc cơ sở lý luận và thưc tiễn
những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng nói chung, các TCCSĐ nói riêng,
cuốn sách đã đề xuất phương hướng và giải pháp cấp bách để không
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới;
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đảng viên Nguyễn Ngọc Thịnh [91]. Trên cơ sở những nghiên cứu
thực tế, nhóm tác giả đề tài đã nêu những ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên, nguyên nhân thực
trạng, trong đó có nguyên nhân cơ bản là nhận thức về năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới;
Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay của Nguyễn
Đức Hà [45]. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề: nâng cao chất
lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ trong các loại hình TCCSĐ; đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng
viên hàng năm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị
trấn vững mạnh; nâng cao vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong Tập đoàn kinh
8
tế, Tổng công ty Nhà nước; xây dựng và phát triển TCCSĐ trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiNhững nội dung cuốn sách đề cập đến vừa
mang tính nghiên cứu lý luận, vừa là sự tổng kết thực tiễn về công tác xây
dựng củng cố TCCSĐ trong những năm gần đây, cung cấp nhiều tư liệu có
giá trị thực tiễn về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ;
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ Đảng gắn với xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh của Trần Minh Trưởng [144]. Nội
dung cuốn sách đã đề cập đến cơ sở hình thành, vị trí vai trò, nhiệm vụ và nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chi bộ Đảng. Qua đó nêu nên năm yêu cầu cần
thiết và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đối công tác xây dựng TCCSĐ
trong tình hình mới: Triệt để thực hành dân chủ, đó là biện pháp hàng đầu để
xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng
gắn với đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ Đảng; quán triệt nghị
quyết Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) về phê bình và tựu phê bình trong công
tác xây dựng chi bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện đội ngũ
cán bộ, đảng viên; tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới công tác kiểm tra giám
sát trong điều kiện hiện nay
Bên cạnh các công trình chuyên khảo, trên các tạp chí khoa học có một
số bài viết về tổ chức cơ sở đảng như:
Về nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng của Đức Lượng
[58]. Trên cơ sở phân tích vị trí, vai trò của TCCSĐ, tác giả đã khẳng định
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng các TCCSĐ, nhất là ở những
vùng có địa bàn trọng yếu. Trước thực trạng chất lượng TCCSĐ và đảng viên
còn nhiều hạn chế, tác giả đã nêu một số biện pháp nâng cao chất lượng
TCCSĐ và đảng viên: tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa chất lượng sinh hoạt Đảng;
tăng cường giáo dục, kiểm tra và quản lý đội ngũ đảng viên; phát huy dân
chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật.
9
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên dưới ánh sáng
Nghị quyết Đại hội X của Dương Trung Ý [162]. Tổng kết số lượng TCCSĐ, tác
giả cho rằng tính đến tháng 12-2005, cả nước có 47.000 TCCSĐ, xấp xỉ gần
200.000 chi bộ trực thuộc, hơn 3,1 triệu đảng viên. Các TCCSĐ có vị trí, vai trò
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta.
Từ sự phân tích khách quan, khoa học, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3
(khoá VII) và Nghị quyết Đại hội VIII, IX, tác giả đi đến khẳng định các
TCCSĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu.
Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã của
Dương Trung Ý [163]. Tác giả cho rằng, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn có trở thành thực tiễn sinh động hay không, đem lại diện mạo và
bước phát triển mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân hay không, phần
rất lớn là do vai trò, trách nhiệm và khả năng lãnh đạo của các đảng bộ xã.
Tác giả chỉ rõ, để có cơ sở đề ra các giải pháp sát thực, đồng bộ, trước hết các
cấp ủy, tổ chức đảng cần hiểu đúng khái niệm năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của đảng bộ xã: Năng lực lãnh đạo của đảng bộ xã là khả năng đề ra
những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đúng đắn, sát hợp của đảng bộ trong từng
thời kỳ, đồng thời là khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu,
nhiệm vụ đó trên địa bàn xã. Sức chiến đấu của đảng bộ xã là sức mạnh, khả
năng vượt qua những khó khăn, thách thức, những trở lực và chống lại có
hiệu quả sự phá hoại của các thế lực thù địch trong quá trình lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở xã.
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng của Ngô Kim Ngân [71]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các TCCSĐ hiện nay cần tập trung vào một số giải pháp
sau: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tư tưởng; Đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ
chức đảng; Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy,
10
mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; Coi trọng công tác quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở.
Bốn kinh nghiệm thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng
và đảng viên của Phúc Sơn [88]. Tác giả cho rằng, đánh giá đúng chất
lượng TCCSĐ và đảng viên luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng
trong công tác xây dựng Đảng; Công trình Tổ chức cơ sở đảng với nhiệm
vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Nguyễn Minh Tuấn [147]. Tác giả
cho rằng, thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí thì
cơ bản đều do sự yếu kém của các TCCSĐ trong lãnh đạo hệ thống chính trị;
vai trò của người đứng đầu cơ quan.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Nguyễn Đức Hà [44]. Trong bài viết,
tác giả đi sâu phân tích một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
đối với từng loại hình TCCSĐ, từ đó xây dựng mô hình tổ chức phù hợp với
những TCCSĐ có tính đặc thù, vừa tạo sự thống nhất chung, vừa phù hợp với
đặc điểm cụ thể của từng địa phương, đơn vị.
Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng của Trương Thị Thông [92]. Theo tác giả, để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cần thực hiện các giải
pháp cơ bản: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội
ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt; Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp
thời những vấn đề bức xúc mới nảy sinh; Nâng cao chất lượng, đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, chất lượng sinh hoạt của các loại hình TCCSĐ;
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên, dựa vào
dân để xây dựng Đảng.
11
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng của Vũ Văn Phúc [78]. Trong báo cáo, tác giả đã khái quát quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ từ
ngày đầu thành lập. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ được kiểm chứng trên thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới.
Đồng thời, tác giả đã khái quát thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của một số loại hình TCCSĐ ở nông thôn; doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp (cơ
quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế); từ cơ sở lý luận,
thực tiễn của quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp tiếp tục nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đi đến kết luận:
Đảng muốn thực sự mạnh, phải chăm lo công tác xây dựng, nâng cao chất
lượng của TCCSĐ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phải thực
thi đồng bộ mới nâng cao được chất lượng của TCCSĐ ở cơ sở và đảm bảo cho
các TCCSĐ thực sự là nền tảng, hạt nhân chính trị của Đảng.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, lời Ban Biên tập [2], tổng hợp ý kiến tham luận của các nhà khoa học
trên các vấn đề: Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ - thực tế và
những vấn đề đặt ra. Khẳng định: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ là nhiệm vụ cơ bản, then chốt của Đảng, quyết định vai
trò lãnh đạo của Đảng, vị trí và uy tín của Đảng trong nhân dân. Nhiệm vụ này
cần được tiến hành thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của
toàn thể nhân dân và xã hội...
1.1.2. Các công trình đề cập đến thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở
đảng của các Đảng bộ ở một số vùng, miền và các địa phương trong cả nước
Đó là các công trình: Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động
của tổ chức đảng ở nông thôn và đường phố do Lưu Minh Trí chủ nhiệm
[143]. Nhóm tác giả khẳng định: Đổi mới TCCSĐ là khâu cực kỳ quan
trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng sau Đại hội Đảng toàn quốc
12
lần thứ VII, đặc biệt sau Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
lần thứ 3 (khoá VII). Công trình gồm hai phần: Phần I, Đổi mới tổ chức và
hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn. Phần II, Đổi mới tổ chức
hoạt động của tổ chức cơ sở đảng ở đường phố. Từ kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới TCCSĐ cấp
phường và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp
phường trong điều kiện kinh tế thị trường.
Thực trạng và những yêu cầu xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn
một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay, do Nguyễn Thị
Minh Bích làm chủ nhiệm [5]. Tập thể tác giả đánh giá thực trạng và yêu cầu
đặt ra đối với xây dựng TCCSĐ ở nông thôn miền núi vùng cao phía Bắc, từ đó
đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và giải pháp xây dựng dựng TCCSĐ ở nông
thôn một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc trong những năm tiếp theo.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay, do Nguyễn Văn Biều làm chủ
nhiệm [6]. Đề tài bước đầu đề cập đến phương thức, cách thức lãnh đạo của
các đảng bộ xã đối với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Trên cơ sở sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đề tài đã góp phần
làm rõ thực trạng phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã vùng đồng
bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của đảng bộ xã khu vực này.
Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề đặt
ra và phương hướng giải quyết (qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng), do
Trần Trung Quang làm chủ nhiệm [84]. Nhóm tác giả nghiên cứu làm rõ thực
trạng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước và những vấn đề đặt ra trong
việc xây dựng TCCSĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước qua khảo sát thực tiễn
các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, từ đó, đề ra phương hướng và giải pháp thực
hiện vấn đề này trong trong thời gian tiếp theo.
13
Một số luận án, luận văn:
Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng
đồng bằng sông Hồng của Đỗ Ngọc Ninh [69], Luận án đã phân tích, đánh
giá thực trạng chất lượng TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông
Hồng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ vùng này có
tính khả thi.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở
các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay của Cao Xuân Thưởng [93],
Luận án làm rõ những vấn đề cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu; phân tích đánh giá đúng thực
trạng, xác định nguyên nhân, những yêu cầu lớn đặt ra ở các trung đoàn
không quân chiến đấu hiện nay cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của TCCSĐ ở các đơn vị nói trên, từ đó kiến nghị đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở
các trung đoàn không quân chiến đấu;
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn
vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của Nguyễn Đức Ái [1]. Nội dung luận án đã làm rõ một số vấn đề cơ
bản về lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía
Bắc; Phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ được coi là nhân tố cơ bản quyết định thành công của sự nghiệp
CNH, HĐH. Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối toàn
diện và có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của TCCSĐ ở vùng này;
Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) ở đồng
bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay của Hoàng Mạnh Đoàn [40], Luận án làm rõ
14
chất lượng, nội dung, phương thức vận động giáo dân, những nhân tố tác động
đến công tác vận động giáo dân, thực trạng công tác vận động giáo dân, một số
kinh nghiệm và phương hướng, giải pháp vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp
xã) đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả cũng cho rằng, việc nâng cao hơn nữa
công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ không chỉ
là yêu cầu cấp bách mà còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sơ đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội hiện nay của
Ngô Bích Ngọc [73]. Tác giả làm rõ, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm
lãnh đạo của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong
các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Từ kết quả nghiên cứu,
tác giả đã đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo
của TCCSĐ đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các
trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới;
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng đồn
biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới của Hoàng Văn
Đồng [41], Luận án đã phân tích vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía Bắc nước ta; đánh giá rõ thực trạng
chất lượng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm, đề ra những giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng các TCCSĐ đồn biên phòng biên giới phía
Bắc nước ta trong thời kỳ mới.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
ở doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Nguyễn Minh Tuấn [149]. Luận án đã
nghiên cứu, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
TCCSĐ trong doanh nghiệp Nhà nước nói chun...cho việc thu hút đầu
tư và phát triển kinh tế ở những vùng, khu vực còn chậm phát triển trong tỉnh.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất, tiêu cực trong xã hội nảy sinh...
Qua khảo sát thực tế tỉnh Hưng Yên cho thấy những khó khăn của
Đảng bộ tỉnh trong những năm đầu tái lập:
Sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường còn lúng túng, trình độ cán bộ, đảng viên chưa tương
xứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Khi tỉnh mới tái
lập, lực lượng cán bộ, đảng viên mỏng, một số cán bộ, đảng viên
yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, sách nhiễu, phiền hà
gây trở ngại cho công việc, tệ quan liêu, tham nhũng, thiếu dân chủ
ở một số nơi chậm được khắc phục gây bất bình trong nhân dân. Một
bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, chưa thẳng thắn
31
trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, chưa nghiêm túc tiếp thu,
sửa chữa khuyết điểm, còn có biểu hiện mất đoàn kết, kèn cựa, cá
nhân chủ nghĩa. Cũng do điều kiện mới tái lập tỉnh nên cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, còn tình trạng phổ biến làm việc ghép, chung địa
điểm giữa các phòng, ban trong các đơn vị, các tổ chức cơ sở đảng,
gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc [Phụ lục 13].
Những thuận lợi và khó khăn trên đã đặt ra cho công tác xây dựng
Đảng nói chung và TCCSĐ nói riêng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong
nhiệm kỳ đầu tái lập tỉnh. Trong đó, trước hết là khẩn trương kiện toàn và ổn
định tổ chức, lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn ban đầu, nhanh chóng ổn
định và phát triển KT-XH.
2.1.2.2. Thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng khi tái lập
tỉnh Hưng Yên (1997)
Trước khi tái lập tỉnh Hưng Yên, TCCSĐ trên địa bàn tỉnh trực thuộc
Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, lúc đó trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có khoảng trên
44.000 đảng viên với trên 400 TCCSĐ [15, tr.12].
Đến khi tái lập tỉnh (năm 1997), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có hệ thống
TCCSĐ là: 10 Đảng bộ cấp huyện, thị xã và 3 Đảng bộ trực thuộc với 44.129
đảng viên sinh hoạt ở 451 TCCSĐ. Trong đó bao gồm các loại hình: xã,
phường, thị trấn có 140 TCCSĐ, chiếm 31%; khối sản xuất kinh doanh 90
TCCSĐ, chiếm 19,9%; quân đội, công an 40 TCCSĐ, chiếm 8,86%; Cơ sở
đảng trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và loại hình khác 181
TCCSĐ, chiếm 40,1% [102, tr.1].
Những năm đầu tái lập: Toàn tỉnh có các loại hình chi bộ nông thôn
xã, phường, thị trấn, chi bộ hành chính sự nghiệp, chi bộ công an, bộ
đội, chi bộ doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó chi bộ cơ sở xã,
phường, thị trấn có ảnh hưởng lớn, vì đây là nơi đưa những chủ
trương chính sách của Đảng vào cuộc sống, gần dân nhất, còn các tổ
chức đảng thuộc loại hình khác chủ yếu mang tính chất chuyên
32
ngành. Từ sau 2005 có thêm loại hình TCCSĐ dân quân tự vệ ở một
số xã và thêm tổ chức đảng thuộc doanh nghiệp tư nhân [Phụ lục 12].
Kết quả khảo sát chất lượng TCCSĐ và đảng viên của tỉnh Hưng Yên
năm 1997, tổng số TCCSĐ ở tỉnh Hưng Yên có 451, trong đó 295 TCCSĐ đạt
trong sạch vững mạnh, chiếm 65,44%; có 29 TCCSĐ được Tỉnh ủy tặng Bằng
khen, chiếm 6,4%; có 137 TCCSĐ được tặng Giấy khen, chiếm 30,4%; 129
TCCSĐ được công nhận đạt TSVM, chiếm 28,61%; 134 TCCSĐ đạt loại khá
và 22 TCCSĐ yếu kém; 3 TCCSĐ bị khiển trách, chiếm 0,67%, và 2 TCCSĐ
bị cảnh cáo, chiếm 0,44%. Phân tích chất lượng đảng viên năm 1997: Tổng số
45.401 đảng viên trong đó có 41.997 đảng viên dự phân loại chiếm 92,50%;
số đảng viên đủ tư cách loại I là 32.595 đảng viên chiếm 71,79%; đảng viên
đủ tư cách nhưng hạn chế từng mặt loại II là 8.718 đảng viên, chiếm 19,20%,
do trình độ năng lực 2.585 đảng viên, chiếm 5,69%, do hoàn cảnh gia đình
khó khăn 2.340 đảng viên, chiếm 5,15%, yếu kém từng mặt 3.793 đảng viên,
chiếm 8,35%; đảng viên vi phạm tư cách, đảng viên đăng ký phấn đấu tiếp
291 đảng viên, chiếm 0,64%, bị khiển trách 218 đảng viên, chiếm 0,48%,
cảnh cáo 60 đảng viên, chiếm 0,13%, cách chức 13 đảng viên, chiếm 0,03%;
đảng viên không đủ tư cách bị khai trừ 59 đảng viên, chiếm 0,13% [102, tr.4].
Nhiều TCCSĐ còn nghèo nàn về nội dung phương thức trong sinh hoạt
Đảng. Do vậy, cán bộ, đảng viên và quần chúng chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc
về yêu cầu, mục tiêu của phong trào. Nhiều tổ chức đảng, nhất là của cấp uỷ cơ sở
chưa giành thời gian bàn chuyên đề về công tác thi đua, chưa thực hiện đúng quy
trình đăng ký, chỉ đạo thi đua theo tinh thần chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn cơ sở đảng TSVM để xây dựng tiêu chuẩn thi
đua cho các tổ chức thuộc hệ thống ở một số Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng còn
chậm, chưa thật hoàn chỉnh, đồng bộ. Công tác kiểm tra, hướng dẫn chưa thường
xuyên, kiên quyết. Những chủ trương, kế hoạch của Tỉnh uỷ nhằm ngăn chặn
yếu kém chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là việc xem xét giải quyết những
tồn tại, sai phạm trong quản lý đất đai, huy động và quản lý xây dựng cơ sở hạ
33
tầng v.v... Trong khi đó, chất lượng sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình ở
chi bộ, Đảng bộ còn nhiều hạn chế chậm được khắc phục. Một số nơi cấp uỷ cấp
trên thiếu sâu sát, nương nhẹ với cơ sở, xử lý không kiên quyết, không tập trung
giải quyết để cơ sở yếu kém kéo dài, có nơi nghiêm trọng hoặc phát sinh mới.
Bên cạnh những bất cập khó khăn trên, công tác xây dựng TCCSĐ ở
Hưng Yên những năm đầu tái lập tỉnh còn khó khăn về những điều kiện cơ sở
vật chất, đặc biệt về đội ngũ cán bộ:
Nhiều địa phương chỉ có duy nhất một phòng họp là phòng sinh
hoạt chung với các tổ chức đoàn thể khác, không có cơ sở riêng cho
Đảng bộ xã hoạt động, ở các chi bộ thôn còn có hiện tượng sinh
hoạt chi bộ tại nhà đồng chí Bí thư chi bộ, khó khăn nhất là khâu
con người. Do tách tỉnh nên rất thiếu cán bộ, cán bộ huyện thì luân
chuyển lên tỉnh, cán bộ xã thì lên huyện, còn lại cán bộ xã thì nói
thật là yếu [Phụ lục 14].
Thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
trong những năm đầu tái lập phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, đòi
hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ trong công tác xây dựng Đảng nói chung, xây
dựng TCCSĐ nói riêng.
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN (1997 - 2000)
2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng (1997-2000)
Trước yêu cầu của thời kỳ mới, việc xây dựng TCCSĐ trong sạch vững
mạnh là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996), Đảng chỉ đạo, trong công
tác xây dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quán triệt, kiện toàn hệ
thống tổ chức đảng, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Nâng
cao sức năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Đại hội cũng nhấn
mạnh việc “khảo sát kỹ từng loại hình tổ chức cơ sở đảng, đánh giá đúng thực
34
trạng và nguyên nhân để có biện pháp đổi mới, chỉnh đốn phù hợp. Bảo đảm cho
mỗi loại hình hoạt động đúng chức năng và nhiệm vụ của mình” [27, tr.147].
Đại hội chỉ rõ cần phát huy kết quả, kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII), để chỉ
đạo tốt cuộc vận động xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh; chấn chỉnh
các cơ sở yếu kém; khắc phục việc buông lỏng công tác Đảng; ở những nơi
nội bộ Đảng mất đoàn kết, cán bộ chủ chốt có nhiều biểu hiện tiêu cực thì cấp
trên phải chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp. Nghị quyết Đại hội nêu yêu cầu:
Hướng chủ yếu củng cố, chỉnh đốn các tổ chức cơ sở đảng là phải
làm cho các cơ sở này quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đề ra chủ trương, giải pháp đúng và lãnh đạo tổ chức thực
hiện tốt các nhiệm vụ của đơn vị, phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống của người lao động, chống tham nhũng, ức
hiếp quần chúng, lãnh đạo giải quyết những nguyện vọng chính đáng,
thiết thực, bức xúc của nhân dânCác tổ chức cơ sở đảng phải động
viên và tổ chức nhân dân thường xuyên tham gia xây dựng Đảng;
đóng góp ý kiến xây dựng các nghị quyết của Đảng [29, tr.724].
Nghị quyết nhấn mạnh về xây dựng TCCSĐ để khắc phục các tổ
chức cơ sở yếu kém, đặc biệt là làm rõ được những nhiệm vụ chủ yếu cụ
thể của TCCSĐ.
Ngày 19-11-1996, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy
định số 12-QĐ/TW, về việc đình chỉ sinh hoạt của đảng viên, đình chỉ sinh
hoạt cấp uỷ, của cấp uỷ viên, đình chỉ sinh hoạt của tổ chức Đảng.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định số 29-QĐ/TW ngày 2 - 6 -
1997, quy định về thi hành Điều lệ Đảng. Quy định cụ thể việc thi hành Điều 10
(điểm 2,3); Điều 21 (điểm 3, 4, 5) khi lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm
riêng; lập cơ cấu tổ chức ở các cơ sở đảng có đặc điểm khác nhau; lập, hoặc giải
thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.
35
Công tác kiểm tra đối với TCCSĐ luôn được coi trọng, qua đó đánh giá
đúng kết quả việc làm được và chưa làm được. Vì vậy, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ra Chỉ thị số 29-CT/TW (4-2-1998), về tăng cường công tác kiểm tra
của Đảng. Chỉ thị số 29 chỉ rõ: “Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh
đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng”
[3]. Công tác kiểm tra của Đảng cần tập trung vào một số nội dung sau: Kiểm tra
việc chấp hành Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp
hành Trung ương, Ban Tổ chức và của cấp uỷ các cấp về KT-XH, công tác xây
dựng Đảng, an ninh - quốc phòng, đối ngoại; kiểm tra việc chấp hành chủ
trương, chính sách của Đảng về thu, chi ngân sách; kiểm tra công tác cán bộ.
Nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 30-CT/TW (18-2-1998), về Xây dựng và thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Chỉ thị xác định rõ: mở rộng dân chủ XHCN,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu đồng thời là động lực đảm
bảo cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới [4].
Chỉ thị số 30 quán triệt quan điểm đặt việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; phát huy chế độ dân chủ đại diện và dân
chủ trực tiếp ở cơ sở; phát huy dân chủ gắn liền với phát triển KT-XH, nâng
cao dân trí, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, gắn quá trình thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách hành chính.
Tiếp đó, nhằm mục đích cụ thể hoá Chỉ thị số 30 của Trung ương, Uỷ
ban Kiểm tra Trung ương ban hành Hướng dẫn số 07-HD/KT (19-3-1998),
Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về
công tác kiểm tra của Đảng. Hướng dẫn đã cụ thể hóa 3 nội dung kiểm tra
chủ yếu theo Chỉ thị số 29. Tháng 2 năm 1999, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII ra Nghị quyết số 10-NQ/TW, Về một số
vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Nghị
quyết nêu rõ các tổ chức đảng và cán bộ đảng viên phải thực hiện 10 nhiệm
36
vụ cụ thể: Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành
động; Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận; Đổi mới
công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên; Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có
hiệu quả; Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê
bình trong Đảng; Củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo
của tổ chức cơ sở đảng; Sắp xếp lại bộ máy tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ
thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả; Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; Cải tiến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết [31].
Nội dung chủ yếu của nghị quyết thể hiện việc xác định rõ ràng sự đổi
mới trong nhận thức tư duy lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng trong chỉ
đạo xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ phù hợp với tình hình mới.
Ngày 05-5-1999, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy
chế số 53-QC/TW, về chế độ kiểm tra cán bộ và công tác cán bộ. Đây là cơ
sở đánh giá thực trạng công tác cán bộ. Quy chế số 53 xác định căn cứ
chung để đánh giá cán bộ gồm 3 điều: Điều 1, các cấp uỷ và tổ chức đảng
phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra cán bộ và công tác
cán bộ; Điều 2, kiểm tra để đánh giá đúng cán bộ và công tác cán bộ, kịp
thời nêu gương cán bộ và tổ chức đảng làm tốt, giúp đỡ cán bộ và tổ chức
đảng gặp khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc của cán bộ (về
phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trách nhiệm...) và công tác
cán bộ (thực hiện các nguyên tắc, quy chế, chế độ quy định về phát huy dân
chủ, đoàn kết nội bộ), phát hiện những kinh nghiệm tốt, uốn nắn những sơ
hở thiếu sót trong công tác cán bộ, kịp thời xử lý những vi phạm; Điều 3,
việc kiểm tra phải tuân thủ Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành
Trung ương và hướng dẫn của UBKT Trung ương Đảng.
37
Tiếp đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Kế hoạch số
04-KH/TW (13-5-1999), triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6
(lần 2) và cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kế hoạch số 04 xác
định: mục đích, yêu cầu; với 3 bước thực hiện và việc lãnh đạo tổ chức
thực hiện.
Ngày 02-7-1999, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Công văn số
194-CV/TW về việc hướng dẫn tự phê bình và phê bình: Công văn nhấn mạnh ý
kiến chỉ đạo của Thường vụ Bộ Chính trị trên một số nội dung: Quy trình chuẩn bị
để tiến hành tự phê bình và phê bình; việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối
với cá nhân và đối với các đồng chí lãnh đạo giữ nhiều chức vụ; thành phần dự
kiểm điểm; thời gian và quy định gửi báo cáo. Nội dung Công văn số 194 đã góp
phần định hướng cụ thể về lãnh đạo công tác tự phê bình và phê bình, quy định
thời gian và thành phần tham dự kiểm điểm.
Trong nhiệm kỳ khóa VIII của Đảng những vấn đề cơ bản về xây dựng
TCCSĐ đã được bổ sung đầy đủ, toàn diện hơn và là một trong những nhiệm vụ
cấp bách được chú trọng trong công tác xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
2.2.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên quán triệt và triển khai thực hiện chủ
trương của Trung ương Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng (1997-2000)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, tháng 11
năm 1997, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIV. Đề cập đến vấn đề xây dựng Đảng bộ TSVM, Đại hội nêu rõ:
Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân. Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, có kiến thức và năng lực, có uy tín, đủ sức lãnh
đạo nhân dân Hưng Yên vượt qua khó khăn thử thách, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng tỉnh giàu mạnh,
xã hội công bằng, văn minh [13, tr.14].
38
Công tác xây dựng Đảng tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: Tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong
trong Đảng. Coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh cho cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tăng cường
bản chất giai cấp công nhân một mặt tăng cường số đảng viên xuất thân từ
giai cấp công nhân, nhưng điều chủ yếu và quyết định là xây dựng quan điểm,
chính sách, tổ chức sinh hoạt của đảng bộ thực sự dựa trên lập trường, quan
điểm của giai cấp công nhân, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đi tiên phong trên
mọi lĩnh vực, có bản lĩnh và trí tuệ, gắn bó, mật thiết với nhân dân, thực sự vì
dân, chống chủ nghĩa thực dụng, vô kỷ luật bè phái trong Đảng.
Hai là: Nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn. Học
tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ đảng viên và được quy định thành
chế độ của cấp uỷ. Đổi mới cán bộ chủ chốt trong tỉnh, huyện và thị xã. Phải
có kế hoạch thường xuyên học tập lý luận, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học.
Đồng thời, phải thường xuyên sâu sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện
vọng của quần chúng nhân dân.
Ba là: Phải rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, khắc phục tình trạng
một bộ phận cán bộ đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức, dao động, mất niềm tin,
chạy theo lối sống cơ hội thực dụng, làm giàu bất chính, lợi dụng chức quyền và
những sơ hở trong cơ chế chính sách để tham nhũng, buôn lậu. Kiên quyết đấu
tranh chống những biểu hiện gia trưởng, độc đoán, kèn cựa, địa vị, cục bộ địa
phương. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải gương mẫu tự rèn luyện, các cấp uỷ phải
có kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng, quản lý, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện.
Bốn là: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Phát huy quyền làm chủ thực sự của dân,
chống quan liêu tham nhũng, ức hiếp dân. Động viên và tổ chức để nhân dân
thường xuyên tham gia xây dựng Đảng. Cấp uỷ lãnh đạo các đoàn thể và các
tổ chức xã hội chủ yếu là định hướng chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ,
39
thường xuyên kiểm tra, tạo mọi điều kiện để các đoàn thể và mọi tổ chức xã
hội hoạt động tốt hơn [13, tr.16].
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2000, Đảng bộ tỉnh có trên 70% số cơ
sở đảng đạt chỉ tiêu TSVM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 05-
CT/TU (02-4-1997), Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức
cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, đồng thời đề ra 5 tiêu chuẩn xây dựng
TCCSĐ trong sạch vững mạnh:
Một là, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, cán bộ, công nhân viên (Kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng).
Hai là, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Ba là, giải quyết tốt những chính sách xã hội, kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng luôn lậu, đẩy lùi tệ nạn xã hội (có ít nhất 1 làng được cấp
danh hiệu làng văn hóa).
Bốn là, nội bộ đoàn kết, sinh hoạt có chất lượng, đảng viên gương mẫu.
Năm là, chính quyền và các đoàn thể được công nhận vững mạnh [97].
Như vậy, theo Chỉ thị số 05, Tỉnh ủy Hưng Yên đã cụ thể hóa các tiêu
chuẩn để xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh một cách rõ ràng, là cơ sở
để bình xét thi đua xây dựng TCCSĐ trong toàn tỉnh.
Để phong trào phát triển toàn diện, vững chắc, cấp ủy Đảng, Đảng
đoàn, Ban cán sự Đảng các cấp chính quyền, đoàn thể nhân dân, các ban,
ngành chỉ đạo việc rà soát, đánh giá thực trạng tình hình TCCSĐ, từ đó có kế
hoạch cụ thể để xây dựng cơ sở đảng của ngành, của địa phương mình đạt tiêu
chuẩn TSVM. Trên cơ sở 5 tiêu chuẩn phải được cụ thể hóa cho từng loại
hình để chấm điểm thi đua và có quy trình xét duyệt công nhân danh hiệu tổ
chức cơ sở đảng TSVM, tổ chức đoàn thể và chính quyền cơ sở vững mạnh.
Nhằm mục đích triển khai Chỉ thị số 05-CT/TU đạt kết quả, Ban Tổ
chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 70-HD/TC (15-4-1997) về tiếp tục đẩy
mạnh phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh.
40
Theo đó, các tiêu chuẩn được cụ thể hóa cho phù hợp với từng loại hình cơ sở
đảng: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị (kinh tế-xã hội-chuyên
môn); lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; lãnh đạo xây
dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; chống tham nhũng, buôn lậu, xa hoa,
lãng phí; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08-CT/TU (06-9-1997) của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về chương trình đưa thông tin xuống cơ sở, Tỉnh ủy chỉ đạo, các cấp
ủy quan tâm củng cố đội ngũ báo cáo viên các cấp, nhất là cấp cơ sở để thực hiện
các chuyên đề về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng
ở địa phương. Khẩn trương tổ chức thực hiện để các công trình phục vụ cho việc
đưa thông tin xuống cơ sở được triển khai sớm. Ngân sách Đảng tiếp tục tài trợ
phát hành báo Hưng Yên, bản tin “Thông báo nội bộ” và điều chỉnh lại chế độ
sinh hoạt cho báo cáo viên. Nâng cao chất lượng các kênh thông tin, tuyên truyền
miệng, phương tiện thông tin đại chúng, thông tin lưu độngđáp ứng nhu cầu
thông tin ngày càng cao của cán bộ đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/TW (10-10-1998) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về sinh hoạt chính trị tự phê bình và phê bình trong Đảng
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây
dựng kế hoạch số 17-KH/TU (6-7-1999) về Tự phê bình và phê bình thực hiện
nghị quyết Trung ương 6 (lần 2). Việc tự phê bình và phê bình được thực hiện
theo các nội dung: Kiểm điểm về tư tưởng chính trị; đạo đức lối sống; về tổ
chức và sự chỉ đạo điều hành; về phương châm, phương pháp tiến hànhViệc
tiến hành tự phê bình được áp dụng với toàn thể đảng viên, trong đó tập trung
vào các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo các cấp
Tiếp đó, ngày 20-10-1999, Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch số
17-KH/TU về việc Thực hiện bước 2 triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Theo đó, việc
thực hiện nhiệm vụ bước 2 bao gồm: Tổ chức học tập và làm theo Di chúc,
41
bài báo “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 5 lời thề trong Lễ truy điệu
Người; Tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương (khóa VIII) về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị,
tiền lương, trợ cấp xã hội
Thực hiện Chỉ thị số 54- CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ
các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch số 26-KH/TU năm 2000 về đại
hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; chỉ đạo
huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc và các cơ sở đảng thành lập các tiểu ban
chuẩn bị Đại hội, quán triệt tinh thần chỉ đạo chủ Trung ương và của tỉnh; chỉ
đạo việc lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Báo cáo chính trị của cấp ủy cùng
cấp và cấp trên theo những nội dung trọng tâm, trọng điểm...
Nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 23-KH/TU năm 2000 về
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên (Triển khai chương
trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và Quy
định số 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị). Theo Kế hoạch số 23 nhiều nội dung đào
tạo bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ, đảng viên đã được đề cập chi tiết tới
từng loại đối tượng khác nhau, như cán bộ giữ và không giữ chức vụ lãnh đạo,
đảng viên là cán bộ dự nguồn các cấp, xác định đào tạo lí luận chính trị theo
chức danh, theo phân cấp đào tạoTrong đó, nhấn mạnh việc quan tâm bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác cho các chức danh: trưởng thôn, đại biểu
hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền cơ sở, cán bộ mặt trận và các đoàn thể
chính trị- xã hội... Kế hoạch số 23 cũng xác định việc đẩy mạnh việc thực hiện
đưa thông tin đến cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Xây dựng, củng cố hệ
thống báo cáo viên của các cấp ủy Đảng, đổi mới và nâng cao chất lượng các
kênh thông tin, đưa tin kịp thời, chính xác, phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đảm
bảo định hướng. Nâng cao chất lượng chính trị, khoa học, văn hóa và nghiệp vụ
42
trong thông tin. Quan tâm hơn việc phát hiện, biểu dương kịp thời các nhân tố
mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt đồng thời phê phán những việc làm trái
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội.
2.2.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên (1997-2000)
Về công tác tư tưởng chính trị
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIV
“Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt”[12, tr.26] đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU (02-4-1997)
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành,
Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, các trung tâm bồi dưỡng chí trị huyện
cùng các đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chỉ thị số
08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình đưa thông tin xuống cơ
sở, coi trọng nội dung và hình thức các kênh thông tin. Nội dung tuyên truyền là
các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy, chính sách pháp luật của
Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực KT-XH, an ninh quốc phòng, thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở, công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Chú trọng tuyên truyền
kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động xây dựng
chỉnh đốn Đảng; triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế
hoạch số 26-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đại hội Đảng bộ các cấp
tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Công tác tư tưởng chính trị được coi trọng đúng mức, triển khai thực
hiện các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ đều gắn với chương trình
hành động của từng cấp, từng ngành. Công tác tư tưởng đã góp phần nâng cao
nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng củng cố lòng tin của nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới, thúc đẩy việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
43
Việc điều tra dư luận xã hội và lắng nghe ý kiến của nhân dân được coi
trọng. Tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn được đổi mới cả về nội dung và
hình thức, gắn với giáo dục truyền thống và phong trào thi đua yêu nước, đẩy
mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao ở cơ sở. Văn hóa, văn nghệ,
thông tin cổ động hoạt động khá hơn và có bước phát triển mới. Các phong
trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, lễ hội, hội diễn văn nghệ, thông
tin cổ động, phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở”... được chú trọng cả về nội dung đến hình thức, góp phần nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần nhân dân.
Các hình thức và biện pháp tuyên truyền đa dạng: Thông qua hệ thống
báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở, duy trì chế độ giao ban hàng tháng, phát hành
bản tin nội bộ, điều tra xã hội học giúp cấp ủy các cấp lãnh đạo chỉ đạo công
tác tư tưởng tốt hơn; các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh
truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên, Đài truyền thanh các huyện và cơ sở cùng
với các bản tin, tạp chí chuyên ngành ngày càng đáp ứng hơn nhu cầu thông
tin của nhân dân. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên được tăng
cường số lượng, nghiệp vụ và từng bước được nâng lên.
Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên được triển
khai tích cực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng vào công cuộc đổi mới. Đã có 3.790
đồng chí được học lý luận chính trị phổ thông; 3.206 đồng chí được học về
công tác xây dựng Đảng; 1.269 đang học chương trình trung cấp và cử nhân
lý luận chính trị [15, tr.15].
Chỉ tính riêng năm 2000, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên có bước phát triển mới. Các trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện, thị và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã mở được 170 lớp
hoc với 14.142 lượt học viên được bồi dưỡng lý luận chính trị phổ thông,
công tác xây dựng Đảng, công tác đoàn thể... một số đơn vị đạt kết quả khá là
44
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Khoái Châu, huyện Tiên Lữ. Trường
Chính trị Nguyễn Văn Linh đã mở 20 lớp cho 1.834 học viên, trong đó có 5
lớp học bồi dưỡng với 555 học viên, 15 lớp học đào tạo (6 lớp học đại học và
9 lớp trung cấp) cho 1.279 học viên [110, tr. 3].
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như sự suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, lối sống, tệ quan liêu tham nhũng ở một bộ phận cán bộ đảng viên chưa
được ngăn chặn có hiệu quả. Việc phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở một số cấp uỷ, cơ quan,
đơn vị chưa nghiêm, chưa xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể, do đó hiệu
quả còn thấp. Chưa chú trọng phát hiện, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên
tiến và hướng mạnh về cơ sở. Còn ít chuyên mục, tin bài nghiên cứu chuyên
sâu, sinh động về công tác xây dựng Đảng, đấu tranh phê phán các hiện tượng
tiêu cực, tệ quan liêu, tệ tham nhũng, lãng phí.
Qua điều tra ở 507 cơ sở Đảng có 6.555/46.737 đảng viên trong toàn
tỉnh chưa được học chương trình sơ cấp lý luận chính trị (trong đó có 2.936
đảng viên nông dân...). Riêng cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể là đảng
viên, có 1.596 đồng chí chưa học chương trình sơ cấp lý luận chính trị. Kết
quả điều tra chương trình đưa thông tin đến cơ sở cho thấy còn 12,4% báo cáo
viên ở cơ sở hoạt động không đều; 19,2% chi bộ, Đảng bộ cơ sở chưa có báo
Hưng Yên; 17,6% chi bộ, Đảng bộ cơ sở chưa có Báo Nhân Dân; 23,7% chi
bộ, Đảng bộ cơ sở chưa có Bản tin Thông báo nội bộ; 44,6% hệ thống loa
truyền thanh ở khu vực dân cư hoặc các cơ quan đơn vị hoạt động không đều.
Một số cán bộ đảng viên còn ngại học tập chính trị. Trong các đợt học tập
nghị quyết của Đảng, một số đảng bộ xã, phường, thị trấn số đảng viên vắng
mặt chiếm 20% - 25%. Một số khác theo học ở trường lớp lại cơ biểu hiện
chạy theo bằng cấp, động cơ học tập chưa đúng đắn [113, tr.4].
Công tác đào tạo bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, đảng viên có nơi, có lúc
còn hạn chế, chưa đồng đều, chưa đa đạng và hấp dẫn, một số TCCSĐ, đảng
45
viên còn xem nhẹ, nhất là các TCCSĐ và đảng viên nông thôn. Công tác tư
tưởng chưa được quan tâm thường xuyên.
Một số cấp ủy thiếu những biện pháp kiên quyết và thường xuyên để
giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nên vẫn còn một số người
suy thoái về đạo đức lối sống, giảm sút ý chí phấn đấu, sách nhiễu, phiền hà
với nhân dân, cục bộ, kèn cựa địa vị, chưa thẳng thắn trong đấu tranh tự phê
bình và phê bình tiếp thu sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc. Còn có biểu
hiện mất đoàn kết, có nơi mất đoàn kết kéo dài. Công tác cán bộ thiếu đồng
bộ, quản lý, giáo dục, kiểm tra đảng viên có nơi thiếu chặt chẽ. Từ những ...0.16 0.03 0.12
2001 48453 204 0.42 85 0.18 71 0.15 10 0.02 38 0.08
2002 49286 266 0.54 133 0.27 98 0.20 12 0.02 23 0.05
2003 49976 226 0.45 122 0.24 65 0.13 16 0.03 23 0.05
2004 51050 155 0.30 79 0.15 52 0.10 12 0.02 12 0.02
2005 52493 151 0.29 65 0.12 51 0.10 11 0.02 24 0.05
Tỷ lệ %
TB 5 năm 0.40 0.19 0.13 0.02 0.05
2006 53240 184 0.35 92 0.17 68 0.13 4 0.01 20 0.04
2007 54450 158 0.29 65 0.12 51 0.09 12 0.02 30 0.06
2008 55427 201 0.36 83 0.15 82 0.15 16 0.03 20 0.04
2009 56467 288 0.51 93 0.16 134 0.24 30 0.05 31 0.05
2010 57398 140 0.24 35 0.06 82 0.14 10 0.02 13 0.02
Tỷ lệ %
TB 5 năm 0.35 0.13 0.15 0.03 0.04
Nguồn:Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng [99; 103; 105; 110; 114; 116; 119;
120; 121; 123; 126; 129; 134]
Phụ lục 9
Chất lượng tổ chức cơ sở đảng tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh lân cận
(2001-2005), (2006-2010)
Đơn vị: %
Đảng bộ Nhiệm kỳ 2001-2005 Nhiệm kỳ 2006-2010
Tỉnh TSVM HTNV Yếu TSVM HTNV Yếu
Hưng Yên 82,56% 16,56% 0,88% 81,69% 17,75% 0,56%
Hải Dương 76,55% 22,19% 1,26% 80,10% 19,04% 0,86%
Bắc Ninh 80,00% 19,50% 0,50% 82,00% 17,70% 0,30%
Thái Bình 64,80% 34,40% 0,80% 70,28% 29,43% 0,38%
Nguồn: Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng [114; 116; 119; 120; 121; 123; 126;
129; 134; 137]
Phụ lục 10
Số lượng đảng viên kết nạp của tỉnh Hưng Yên qua hai nhiệm kỳ
(2001-2005), (2006-2010) và một số tỉnh lân cận
Đảng bộ Tỉnh Nhiệm kỳ 2001-2005 Nhiệm kỳ 2006-2010
Hưng Yên 7.484 7.688
Hải Dương 13.632 13.680
Bắc Ninh 6.551 5.172
Thai Binh 10384 11735
Nguồn: Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng [114; 116; 119; 120; 121; 123; 126;
129; 134; 137]
Phụ lục 11
Phân tích trình độ và độ tuổi đảng viên của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2006-2010)
Đơn vị: %
Văn hóa Chuyên môn Lý luận CT Độ tuổi
STT Đảng viên Năm
Tổng
số Tiểu
học
TH
CS
TH
PT
Sơ
cấp
và
chưa
đào
tạo
Trung
học
Cao
đẳng,
đại
học
Trên
ĐH
Sơ
cấp
Trung
cấp
CN,
CC 18-30 31-40 41-60 trên 60
2006 53240 4886 16107 32247 31860 9685 11360 335 39744 8659 1048 7954 10144 23632 11510
2007 54450 2717 15988 35745 31707 10185 12178 380 43121 10402 1132 8267 10436 22976 12771
2008 55427 2692 15821 36914 31670 10323 13131 303 42389 14274 1464 8819 10912 22874 12822
2009 56467 2565 15663 38239 29678 12689 13668 432 42481 12710 1288 9338 11150 23146 12833
2010 57398 2439 15411 39548 30918 11308 14645 527 43488 13419 1373 9652 11248 23439 13059
1
Đảng
viên
toàn
tỉnh
Tỷ lệ % 5.52 28.52 65.96 56.26 19.56 23.46 0.71 76.26 21.47 2.28 15.90 19.46 41.90 22.74
2006 42905 12237 12666 18002 31123 9457 2304 21 33647 8546 15 2142 7711 23376 9967
2007 43666 12454 12907 18305 31434 9892 2318 22 33616 10239 20 2180 9872 22847 8697
2008 44243 12754 13060 18429 29872 9939 4405 25 33361 11426 20 2433 8206 22596 10935
2009 44720 12731 13012 18977 29571 11703 3418 26 33467 11478 20 2439 8227 22948 11031
2010 45304 12533 13790 18981 30103 11252 3927 26 33435 11529 20 2447 9904 23345 9536
2
Đảng
viên
khu vực
xã,
phường
thị trấn
Tỷ lệ % 28.40 29.63 41.97 68.88 23.66 7.41 0.05 75.86 24.10 0.04 5.27 19.89 52.12 22.72
Nguồn: Đề án số 01-ĐA/TU về quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ [135].
Phụ lục 12
PHIỂU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Phỏng vấn đồng chí: Vũ Văn Toàn
Chức vụ: Nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Hưng Yên
Thời gian công tác: Từ năm (2007-2012)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
NCS: Thưa đồng chí, thời kỳ đồng chí công tác, tỉnh Hưng Yên có
những loại hình tổ chức cơ sở đảng nào?
TL: Có các loại hình chi bộ nông thôn xã, phường, thị trấn, chi bộ hành
chính sự nghiệp, chi bộ công an, bộ đội, chi bộ doanh nghiệp nhà nước. Trong
đó chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn có ảnh hưởng lớn vì đây là nơi đưa những
chủ trương chính sách của Đảng vào cuộc sống, gần dân nhất, còn các tổ chức
đảng thuộc loại hình khác chủ yếu mang tích chất chuyên ngành. Từ sau
2005, có thêm loại hình tổ chức đảng dân quân tự vệ ở một số xã, và thêm tổ
chức đảng thuộc doanh nghiệp tư nhân.
NCS: Thưa đồng chí, thời kỳ đầu mới tách tỉnh công tác xây dựng
Đảng của tỉnh Hưng Yên có những thuận lợi và khó khăn gi?
Thuận lợi cơ bản là: Đất đai trù phú, đa dạng, người dân có truyền
thống cần cù lao động sản xuất. Đảng bộ, chính quyền đã có một số kinh
nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kinh tế - xã hội. Với vị trí nằm trong
trọng điểm kinh tế phía Bắc, là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô Hà Nội, có 23
km đường quốc lộ 5, có tuyến đường sắt chạy qua, Hưng Yên có thế mạnh lớn
thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Việc tái lập tỉnh hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của cán bộ và nhân dân
toàn tỉnh và đáp ứng nhu cầu thời kỳ đổi mới.
Khó khăn là: Một trong những khó khăn căn bản của Hưng Yên thời
điểm đó chính là ở công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng: Sự lãnh đạo của
cấp ủy các cấp trong chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường còn lúng túng, trình độ cán bộ, đảng viên chưa tương xứng
với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Do là tỉnh mới tái lập, thiếu cán
bộ, đảng viên mỏng, một số cán bộ, đảng viên yếu về năng lực, kém về phẩm
chất đạo đức, trình độ cán bộ, đảng viên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến
đấu, chưa thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, chưa nghiêm
túc tiếp thu, sửa chữa khuyết điểm.
NCS: Vai trò của tác tư tưởng làm như thế nào trong xây dựng tổ
chức cơ sở đảng ở địa phương?
TL: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh vẫn
làm theo Trung ương, mang tính hình thức, khi xẩy ra sự vụ gì thì tổ chức
đảng ở nơi đó tê liệt hết, giải quyết các vấn đề nổi cộm của địa phương mang
tính hình thức chưa đi vào tận gốc của vấn đề. Công tác tư tưởng lý luận của
Đảng là quan trọng lắm, Đảng coi công tác tư tưởng là dẫn đầu, nhưng trong
thực tế lại không như vậy, các tổ chức đang chưa coi tư tưởng là quan trọng
chỉ lo xây dựng kinh tế, cán bộ không xếp được vào vị trí nào nữa rồi mới đưa
vào làm tuyên giáo, với quan điểm không có tư tưởng không chết được,
không có kinh tế vật chất không sống được.
NSC: Xin đồng chí cho biết nội dung cơ bản trong các cuộc họp chi bộ?
TL: Ở nông thôn họp chi bộ chủ yếu nói về các vấn đề kinh tế - xã hội,
an ninh quốc phòng, không đưa ra trao đổi vấn đề xây dựng Đảng, họp chi bộ
đảng viên chủ yếu nghe đọc báo cáo là chính không thảo luận.
NCS: Xin cám ơn đồng chí!
Phụ lục 13
PHIỂU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Phỏng vấn đồng chí: Tạ Thị Dung
Chức vụ: Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp, huyện Văn Giang, Bí
thư chi bộ thôn Trung, xã Nghĩa Hiệp
Thời gian công tác: Từ năm (2000-2010)
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
NCS: Thưa đồng chí, theo đồng chí vai trò của tổ chức cơ sở đảng
đối với những hoạt động của địa phương?
TL: Tổ chức cơ sở đảng là gần dân nhất trực tiếp với dân nhất, tổ chức
cơ sở đảng có vững mạnh thì chính quyền mới mạnh. Muốn có tổ chức đảng
vững mạnh thì phải có đội ngũ cán bộ có đức, có tầm, giỏi chuyên môn, phải
có cán bộ trẻ và cán bộ giả. Trẻ có năng lực kiến thức nhưng lại không có
kinh nghiệm nên trong quá trình làm việc dễ bị vấp. Cho nên, có cán bộ trẻ
kết hợp với cán bộ già có kinh nghiệm, cán bộ được tiếp xúc va chạm nhiều vị
công tác thì có nhiều kinh nghiệm.
NCS: Thưa đồng chí, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng những
năm đầu tái lập tỉnh có những thuận lợi, khó khăn gì?
Thuận lợi là: Tại địa phương có 24 dự án đầu tư, có thêm nhiều nhà
máy xí nghiệp, tạo công ăn việc làm cho con em trong xã, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, nhưng bên cạnh đó cũng nhiều vấn đề
phức tạp lắm, nhất là trật tự trị an xã hội.
Khó khăn là: Sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang
cơ chế thị trường còn lúng túng, trình độ cán bộ, đảng viên chưa tương xứng
với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Khi tỉnh mới tái lập, lực lượng cán
bộ, đảng viên mỏng, một số cán bộ, đảng viên yếu về năng lực, kém về phẩm
chất đạo đức, sách nhiễu, phiền hà gây trở ngại cho công việc, tệ quan liêu,
tham nhũng, thiếu dân chủ ở một số nơi chậm được khắc phục gây bất bình
trong nhân dân. Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, chưa
thẳng thắn trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, chưa nghiêm túc tiếp thu,
sửa chữa khuyết điểm, còn có biểu hiện mất đoàn kết, kèn cựa, cá nhân chủ
nghĩa. Cũng do điều kiện mới tái lập tỉnh nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn,
còn tình trạng phổ biến làm việc ghép, chung địa điểm giữa các phòng, ban
trong các đơn vị, các tổ chức cơ sở đảng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả công việc.
NCS: Trong thời kỳ đồng chí lãnh đạo có những loại hình tổ chức cơ
sở đảng nào?
TL: Có chi bộ thôn, chi bộ trường học, chưa có chi bộ trong doanh
nghiệp cổ phần và tư nhân, nhưng đảng viên ở đó ít có một vài người, chủ yếu
xin về sinh hoạt tại địa phương.
NCS: Đảng bộ xã có hiện tượng chi bộ “khóm tre”, chi bộ “dòng
họ” không? Điều này có ảnh hưởng gì đến hoạt động của tổ chức Đảng
hay không?
TL: Trước năm 2005, nhiều địa phương nổi lên hiện tượng các dòng họ
lớn và người là bí thư thuộc dòng họ nào thì lôi kéo con em dòng họ đấy vào
Đảng. Nhưng từ 2006 đến nay đã hạn chế nhiều vì các cán bộ về hưu sinh
hoạt tại địa phương là những người có trình độ, có bề dầy kinh nghiệm và
dám làm dám nói nên không để hiện tượng bè cánh nũa.
NCS: Công tác phát triển đảng viên mới ở chi bộ ta nói riêng và
Đảng bộ xã Nghĩa Hiệp nói chung thời gian qua như thế nào?
TL: Những năm trước thì còn thuận lợi, từ năm 2005 đến nay gặp
nhiều khó khăn trong công tác phát triển đảng viên. Thanh niên nông thôn
các cháu học hết lớp 12 không đi học đại học thì cũng đi làm công ty, số
thanh niên ở lại địa phương cũng có nhiều vấn đề về tư tưởng, lối sống, các
cháu nữ lập gia đình rồi cũng bị ràng buộc gia đình thôi không sinh hoạt
đoàn thể, không thích vào Đảng, thanh niên làm kinh tế giỏi cũng không
muốn vào Đảng. Phát triển đảng viên chủ yếu là các cơ quan, đơn vị bộ
đội, công an, còn ở xã thì nguồn phát triển đảng viên chủ yếu là nữ từ cán
bộ giáo viên mấy trương mần non và cấp 1 trong xã, cán bộ nữ làm công
tác phụ nữ. Cấp ủy cũng còn thiếu cán bộ vì đảng viên không muốn làm, 2
khóa nay không đưa được cán bộ nữ vào chi ủy, các đồng chí ấy đều lấy lý
do bận công tác chuyên môn.
NCS: Chất lượng đảng viên trong xã thời kỳ đồng chí còn công tác
như thế nào?
TL: Về cơ bản là hoàn thành nhiệm vụ nhiều năm không có đảng
viên bị kỷ luật, nếu bị kỉ luật thi cũng chỉ là vi phạm về kinh tế. Một
thực tế là đảng viên chỉ quan tâm đến làm kinh tế ít quan tâm đến chính
trị, đảng viên phân công làm chi ủy nhưng không muốn làm, đảng viên
có tình trạng nhận việc theo cảm tính thấy có lợi thì làm không có lợi thì
không làm.
NCS: Thưa đồng chí, công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ xã
Nghĩa Hiệp trong thời gian qua như thế nào?
TL: Công tác kiểm tra, giám sát ngày buông lỏng nhiều hơn, “dĩ hòa vi
quý”, nể nang nhau cùng xóm, đảng viên thoái thác nhiệm vụ không bị khiển
trách, có đồng chí nữ Hiệu trưởng trường mần non phân công làm Chủ tịch
phụ nữ xã nhưng không làm cũng không bị khiển trách. Có nơi đảng bộ đạt
trong sạch vững mạnh nhưng dân vẫn lấn bừa đất (xã Lưu Xá), đảng viên
được phân công nhiệm vụ mà không làm hoặc có vi phạm về đạo đức lối sống
cũng chi nhắc nhở qua loa.
Kiểm tra tiến hành theo định kỳ theo kế hoạch của đảng bộ tỉnh, còn
địa phương xa chủ yếu là giám sát. Việc thi hành kỷ luật đảng viên ở mức độ
khai trừ ít, chủ yếu các đảng viên thuộc diện này thì vận động tự xin rút.
NCS: Thưa đồng chí, chi bộ có bao nhiêu đảng viên, độ tuổi trung
bình của đảng viên là bao nhiêu?
TL: Hiện nay đảng bộ xã Nghĩa Hiệp có 100 đảng viên, trong đó
miễn sinh hoạt do già yếu là 18 đảng viên, độ tuổi trung bình trên 40, đảng
viên nữ chiếm 60%. Đảng viên là cán bộ về hưu nhiều. Trình độ chuyên
môn yếu.
NCS: Thưa đồng chí, tình hình sinh hoạt chi bộ tại chi bộ Nghĩa
Hiệp như thế nào?
TL: Sinh hoạt đều đặn hàng tháng vào mùng 5 hoặc mùng 6, nhưng
triển khai nghị quyết hay chương trình hành động chỉ 5 phút là xong, đôi lúc
cũng mang tính hình thức, đảng viên thì ít phát biểu vì sợ quy chụp. Trước
năm 2006 mỗi xã có một báo cáo viên nhưng sau đó không có nữa mà các
đồng chí trong chi ủy là người trực tiếp báo cáo, nên một số chi bộ cán bộ
không có năng lực không lĩnh hội được hết tinh thần nghị quyết của Đảng,
trình độ hạn chế nên tuyên truyền không phục, đảng viên không nghe dẫn đến
nói chuyên riêng.
NSC: Thực trạng công tác phát triển cán bộ ở địa phương như thế nào?
TL: Cũng nhiều khó khăn, trước năm 2000 thì còn nhiều cán bộ nhiệt
huyết với công tác, nhưng từ 2000 trở lại đây công tác cán bộ gặp nhiều khó
khăn, có lúc không có nguồn để bổ sung cho những người nghỉ, nên quan
điểm yếu còn hơn thiếu dẫn đến lựa chọn cán bộ chưa thực sự đáp ứng với
yêu cầu thực tiễn, hoặc một người kiêm nhiều công việc, vị trí công tác cùng
một lúc. Cán bộ trẻ cho đi học để nâng cao trình độ chuyên môn thì không đi
nhưng lại muốn làm chức to, ở cấp xã đã có hiện tượng này. Người có bằng
cấp thì đi công tác ở cơ quan hết còn lại những người không đi được đâu thì
làm cán bộ. Cán bộ thì phân công vào hết các việc khác rồi còn thừa ra mới
cho sang làm tuyên giáo.
NCS: Trong nhiều năm công tác tại địa phương, theo đồng chí cần
làm gì để xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay?
TL: Muốn xây dựng được tổ chức cơ sở đảng ở địa phương tốt phải cần
yếu tố con người, cán bộ tốt có năng lực lãnh đạo, được đào tạo quy mô, có
cán bộ tuyên truyền nói có sức thuyết phục để dân nghe. Mấy năm trước có
thí điểm ở một số nơi mô hình bí thư chi bộ kiêm chủ tịch xã, nên xem xét lại
mô hình này vì nếu tìm được cán bộ đủ đức đủ tài thì tốt, nhưng không tìm
được thì sẽ tạo điều kiện cho cán bộ độc đoán chuyên quyền, lộng hành.
Công tác tư tưởng quan trọng lắm vì vậy cần có cán bộ tuyên giáo có
trình độ chuyên môn để có khả năng lĩnh hội được tinh thần của các chủ
trương, nghị quyết của đảng rồi tuyên truyền cho các đảng viên, nếu không có
trình độ không thuyết phục được người nghe, dẫn đến chủ chương chính sách
của Đảng và Nhà nước không đến được với nhân dân. Nhất là bây giờ các
phương tiện thông tin đại chúng nhiều, cán bộ tuyên truyền không lĩnh hội
được tinh thần nghị quyết thì tuyên truyền ai nghe.
NCS: Xin cám ơn đồng chí!
Phụ lục 14
PHIỂU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Phỏng vấn đồng chí: Nguyễn Văn Lâm
Chức vụ: Bí thư Đảng ủy xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Thời gian công tác: Từ năm 1995 đến năm 2005
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
NCS: Thưa đồng chí, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng có
những thuận lợi và khó khăn gì khi tách tỉnh?
TL: Nói chung là cơ bản chính trị tư tưởng của chúng tôi là ổn định vì
chúng tôi cũng được cấp trên chuẩn bị tâm lý, tinh thần rồi, nhưng về cơ sở
vật chất và lực lượng con người thì nhiều khó khăn lắm. Ngày đấy ở đâu
người ta cũng nói đến chuyện tách tỉnh, đến tỉnh mới.
Về cơ sở vật chất, chỉ có duy nhất một phòng họp là phòng sinh hoạt
chung với các tổ chức đoàn thể khác, chứ không có cơ sở riêng cho Đảng bộ
xã hoạt động, ở các chi bộ thôn còn sinh hoạt chi bộ tại nhà đồng chí Bí thư
chi bộ, khó khăn nhất là khâu con người. Mới tách tỉnh nên thiếu cán bộ lắm,
cán bộ huyện thì luân chuyển lên tỉnh, cán bộ xã thì lên huyện, còn lại cán bộ
xã thì nói thật là yếu.
NCS: Trong tình hình ấy thì công tác xây dựng Đảng thực hiện như
thế nào?
TL: Năm 1994 xã tôi có hơn 300 đảng viên. Bình quân mỗi năm kết
nạp được khoảng 8-10 đảng viên mới, nhưng phải khó khăn lắm mới có được
con số ấy. Đảng viên sinh hoạt tại chi bộ chủ yếu là bộ đội và cán bộ về hưu.
Thanh niên vào Đảng những năm gần đây ít dần, có năm không có.
Thanh niên bây giờ không khéo vận động còn không vào Đảng nữa, vì họ
muốn đi làm kinh tế nhiều hơn. Đảng viên là nông dân hầu như chúng tôi
không kết nạp được, vẫn chủ yếu là giáo viên nữ ở 2 trường phổ thông. Từ
năm 2012 đến năm 2014 xã kết nạp được có 4 đảng viên mới.
NCS: Nguồn để kết nạp đảng viên tại chi bộ chủ yếu là từ những đối
tượng nào, kinh nghiệm của đồng chí trong công tác phát triển đảng viên?
TL: Theo kinh nghiệm của Đảng ủy xã Lạc Đạo, để làm tốt công tác
phát triển đảng viên nhất là ở cấp cơ sở, đó là: Trước hết, phải xác định nhiệm
vụ thường xuyên của cấp ủy nhằm tăng cường đội ngũ và sức mạnh của
Đảng; Thứ hai, phải tạo nguồn kết nạp đảng: nguồn chính là từ đoàn viên,
thanh niên ưu tú, cán bộ đương chức, giáo viên, công nhân, và nhất là con em
của đảng viên; Thứ ba, phải thăm dò nhu cầu và có biện pháp để thử thách,
rèn luyện nguồn kết nạp đảng; Thứ tư, khi đã cử đi học lớp nhận thức về
Đảng rồi thì phải bồi dưỡng, theo dõi, khích lệ, giao nhiệm vụ để đảng viên
mới phấn đấu, trưởng thành.
NCS: Thưa đồng chí, công tác phát triển đảng viên tại địa phương có
những khó khăn, hạn chế gì?
TL: Cũng có thời gian chi bộ chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế nông
thôn nên cũng không để ý đến công tác tạo nguồn, có lúc cho được thanh niên
ưu tú cử đi học nhận thức về Đảng, đến khi về địa phương lại không tạo cơ
hội để họ tiếp tục phấn đấu vào Đảng, nên có nhiều trường hợp học xong về
cũng không vào được Đảng. Nhưng hạn chế khó khăn có ở một thực tế là:
thanh niên đi học, đi làm kinh tế xa nhà, hoặc đi làm trong các công ty ở ngay
Hưng Yên thì họ không muốn vào Đảng. Số thanh niên còn lại mà ở nhà nếu
làm kinh tế giỏi thì lại chưa học hết lớp 12 và cũng không muốn vào Đảng.
Nông dân thì nói họ vào Đảng khó lắm, họ phải nhìn thấy ngay cái lợi họ mới
vào. Còn riêng chuyện vào Đảng mà một tháng phải mất mấy nghìn tiền Đảng
phí là họ đã không vào rồi.
NCS: Thưa đồng chí, công tác kiểm tra giám sát những năm qua
thực hiện như thế nào?
TL: Đầu năm Đảng ủy xã xây dựng chương trình cụ thể, triển khai
xuống các thôn. Các thôn kiểm tra, giám sát là chính thông qua họp chi bộ.
Cái khó của phát hiện, xử lý sai phạm đảng viên là trong xóm ngoài làng đều
là anh em, nên thành ra nhiều khi công tác này chưa thực hiện nghiêm túc.
Đảng viên bị khai trừ hay kỷ luật chủ yếu là vi phạm kinh tế, hoặc dân số kế
hoạch hóa gia đình không có trường hợp vi phạm nguyên tắc Đảng. Nếu phải
khai trừ chúng tôi chủ yếu vận động xin tự rút khỏi Đảng.
NCS: Sinh hoạt Đảng ở xã diễn ra như thế nào, thưa đồng chí?
TL: Chủ yếu vẫn là họp chi bộ vào mùng 10 hàng tháng. Đảng ủy xã
họp thường từ 8h-11h, nhưng cũng có khi họp tranh thủ, triển khai nghị quyết chi
5 phút là xong. Về đến chi bộ thôn hiệu quả hơn, thường họp vào các buổi tối.
trước khi họp thông báo cho đảng viên từ 5-7 ngày. Cứ đúng ngày giờ là họp, kể
cả đảng viên đang làm việc cũng phải tranh thủ bố trí công việc mà về họp.
NCS: Theo đồng chí, công tác cán bộ hiện nay khó khăn nhất là gì?
TL: Nói chung vẫn là con người. Cái đặc thù làng quê thì không phải ai
làm Bí thư chi bộ cũng được. Xã tôi có cả đại tá về hưu, cũng tham gia cấp
ủy, nhưng làm Bí thư không được, không phù hợp, nhiều vấn đề phức tạp nên
tâm lý chung là ngại làm Bí thư chi bộ.
Kết nạp đảng viên cũng phải nhằm đúng đối tượng rõ ràng, sau đó làm
công tác tư tưởng với cá nhân và gia đình, định hướng kết nạp đảng để tạo
nguồn làm bí thư, chủ tịch xã Hiện nay, số lượng đảng viên có tuổi đời bình
quân 50, cao nhất có người trên 70, còn toàn ngoài 60. Thanh niên làm kinh tế
giỏi có muốn vào Đảng đâu. Có đảng viên có trình độ về nghỉ hưu nhưng họ
cũng không muốn tham gia công tác Đảng.
Thế rồi cử cán bộ đi học bồi dưỡng cũng thế. Học thì không muốn đi vì
mất thời gian nhưng lại muốn được làm chức to ngay. Nói chung vướng mắc
nhiều nhất hiện nay vẫn là khâu con người.
NCS: Theo đồng chí, Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đã có tác dụng như thế nào trong đời sống chính trị ở cơ sở?
TL: Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
đã có tác dụng tốt trong đời sống chính trị ở cơ sở. Cán bộ, đảng viên và nhân
dân qua học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Bác Hồ đã có những chuyển biến
mạnh mẽ, tích cực trong tư tưởng và hành động. Cán bộ, đảng viên làm việc cần
mẫn, trách nhiệm, đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, ứng xử nhân văn, thực
hành dân chủ hơn...Nhân dân đã có chuyển biến rõ nét trong thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí....từ những việc thiết thực hàng ngày.
NCS: Qua thời gian lãnh đạo và thực tế địa phương, đồng chí rút
được kinh nghiệm gì trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng?
TL: Kinh nghiệm thì tương đối nhiều. Đảng muốn vững thì xây dựng tổ
chức cơ sở đảng ở ngay tại địa phương là hết sức cần thiết. Muốn làm được
điều đó trước hết phải tạo sự ổn định về mặt tư tưởng cho cán bộ, đảng viên,
nhân dân. Nhân dân người ta có nhìn thấy lợi ích cụ thể người ta mới vào
Đảng, nếu chỉ tuyên truyền suông người ta không nghe, cán bộ chỉ nói mà
không làm người ta phản đối ngay. Phải tích cực nghiên cứu nghị quyết, chỉ
thị cấp trên rồi phổ biến, thực hiện linh hoạt cho phù hợp với địa phương
mình. Vận động nhân dân thì mình phải gắn bó với họ, tạo điều kiện cho cán bộ
trẻ hoạt động, phát triển để kế cận và thay cho mình, phải tin vào lớp trẻ.
NCS: Xin cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 15
PHIỂU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Phỏng vấn đồng chí: Lê Xuân Vựng
Chức vụ: Bí thư chi bộ thôn Kim Lũ, xã Phù Ùng, huyện Ân Thi
Thời gian công tác: Từ năm 2005 đến nay
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
NCS: Thưa đồng chí, công tác xây dựng tổ chức cơ Đảng có những
thuận lợi và khó khăn gì?
TL: Thuận lợi chính là có chủ trương của Đảng rồi, chỉ thực hiện theo
thôi. Chủ trương về là tổ chức họp rồi triển khai thôi.
Còn khó khăn nhất là có đoàn kết được đảng viên không. Không đoàn
kết thì chả làm được gì.
NCS: Hiện tại tình hình đảng viên thôn mình như thế nào thưa đồng chí?
TL: Hiện nay có 25 đảng viên chủ yếu là bộ đội về hưu, đảng viên tích
cực thì tuổi đã cao. Thanh niên trẻ mải đi làm kinh tế không có đủ thời gian,
tâm huyết dành cho Đảng được.
Công tác phát triển đảng phải nói là rất chậm và không phát triển được.
Có đợt 5-6 năm không kết nạp được đảng viên mới nào. Thanh niên nông
thôn không hào hứng vào Đảng. Với họ kinh tế là quan trọng nhất. Các cháu
đi làm ăn xa không ở quê, không theo dõi phát triển được; cháu ở lại địa
phương làm kinh tế giỏi, nuôi tôm, nuôi lươn kinh tế vững mạnh, muốn tham
gia công tác địa phương thì lại chưa học hết lớp 12.
Phát triển Đảng chủ yếu dựa vào các đoàn thể thôi, hội phụ nữ, chi
đoàn xã, các cô dạy mẫu giáo, nhưng phải đủ tiêu chuẩn cứng là hết lớp 12,
tham gia công tác địa phươngcác cháu đi làm nửa ngày đến tối về cũng
không đưa vào dạng nguồn kết nạp.
Đã thế nhiều khi tư tưởng hẹp hòi cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác
phát triển Đảng. Có những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn, khi hội họp có ý
kiến là mọi người cũng theo nên nhiều khi công tác xây dựng Đảng khó khăn,
tính chiến đấu kém.
NCS: Vậy theo đồng chí có biện pháp nào khắc phục khó khăn
trên không?
TL: Tôi thì tôi vẫn làm. Thứ nhất, là vẫn phải kiên trì vận động nhân
dân và đảng viên chi bộ mình thôi, cứ chấp hành đúng chủ trương của Đảng,
sau đó, giao công việc cho cá nhân, giao rồi vẫn phải giám sát họ thực hiện.
Cũng nhìn vào xuất thân gia đình bố mẹ các cháu là đảng viên thì vận động
tạo điều kiện để các cháu hoạt động, qua phong trào mới có thể kết nạp được.
NCS: Theo đồng chí làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chức cơ
sở đảng?
TL: Cấp ủy các cấp cần phát động và chỉ đạo một cách sâu sát, tích cực
các phong trào, như xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng hương
ước làng văn hóa, ông bà mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền... Tổ chức
hội thi Bí thư chi bộ giỏi từ cấp cơ sở đến toàn huyện, thị. Đây là một hình thức
hoạt động bổ ích, qua hội thi sẽ có nhiều bí thư chi bộ đạt giỏi, nhiều chi ủy đạt
chi ủy vững mạnh. Thông qua đó tinh thần trách nhiệm của cấp ủy mang tính
tự giác cao hơn, không khí xây dựng cơ sở đảng, chính quyền địa phương ngày
càng sôi nổi, thiết thực. Đây là nét tiêu biểu trong công tác xây dựng Đảng
chính quyền địa phương ở Ân Thi và có thể lan rộng ra các vùng khác.
NCS: Theo đồng chí làm thế nào để tạo nguồn kết nạp đảng?
TL: Cứ tiêu chuẩn là hết lớp 12 rồi thông qua theo dõi, phát hiện từ các
tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, công đoàn, đoàn thanh niên. Rồi tạo các
phong trào quần chúng hoạt động, và tiếp tục theo dõi. Khi nào các tổ chức
đoàn thể giới thiệu thì đảng ủy xã ra nghị quyết cử đi học lớp tìm hiểu nhận
thức về Đảng. Học xong về đảng ủy phân công đảng viên phụ trách, giao
nhiệm vụ, công việc cụ thể và lại theo dõi. Khi đảng ủy xã thấy được tổ chức
kết nạp cử đi học lớp đảng viên mới.
NCS: Trong nhiều năm công tác tại địa phương, theo đồng chí nên
làm gì để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng tại địa
phương?
TL: Kinh nghiệm để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng nông thôn thì nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của
cấp uỷ cấp trên trực tiếp đối với tổ chức cơ sở đảng. Ngoài việc phân công
cán bộ theo dõi định kỳ, thì nhất thiết hàng tháng phải có đồng chí lãnh đạo
cấp trên trực tiếp xuống làm việc trực tiếp với tổ chức cơ sở đảng, nắm bắt
tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, phối hợp giải quyết
ngay những vấn đề cần kíp trong phạm vi quyền hạn của mình. Lãnh đạo cấp
trên trực tiếp phải thường xuyên có những báo cáo chuyên đề, truyền đạt chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến với tổ chức cơ sở
đảng. Đi đôi với việc tăng tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên trực
tiếp đối với tổ chức cơ sở đảng là công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực
hiện ở tổ chức cơ sở đảng, để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt ở cơ sở.
NCS: Xin cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 16
PHIỂU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Phỏng vấn đồng chí: Nguyễn Thị Tiến
Chức vụ: Bí thư chi bộ khu phố Nam Thành, phường Quang Trung,
thành phố Hưng Yên.
Thời gian công tác: Từ năm 2006 đến nay
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
NCS: Thưa đồng chí, Đảng bộ phường Quang Trung có bao nhiêu
chi bộ?
TL: Từ 2006 đến nay có 8 chi bộ, được chia theo khu dân phố.
NCS: Thưa đồng chí, chi bộ có bao nhiêu đảng viên, độ tuổi trung
bình của đảng viên trong chi bộ là bao nhiêu?
TL: Hiện nay chi bộ có 46 đảng viên, trong đó miễn sinh hoạt do già
yếu là 12 đảng viên, độ tuổi trung bình trên 40, vì chủ yếu các cô chú đã về
hưu sinh hoạt tại chi bộ, năm 2010 có kết nạp được một đồng chí sinh năm
1972 hiện giờ đang là đảng viên trẻ nhất chi bộ. Số lượng đảng viên không
đồng đều gữa các chi bộ, phụ thuộc vào mật độ dân cư của khu phố, khu nào
đông dân thi số lượng đảng viên nhiều.
NCS: Nguyên nhân vì sao mà số tuổi trung bình của đảng viên trong
chi bộ khu phố Nam Thành lại cao như vậy?
TL: Vì các cháu học hết lớp 12 đều đi học cao đẳng, đại học và học
nghề, đi làm ở các công ty hết, còn lại số đảng viên là dân cư sinh sống ở khu
phố thì cũng sinh hoạt chi bộ tại cơ quan. Nên số lượng đảng viên trẻ không
có hoặc có thi cũng rất ít, cũng chỉ sinh hoạt tạm thời rồi chuyển đến sinh hoạt
tại cơ quan.
NCS: Thưa đồng chí, tình hình sinh hoạt chi bộ ở phường ta như thế nào?
TL: Sinh hoạt đều đặn chi bộ cơ sở tùy khu dân phố nhưng từ mùng 5
đến 10 hàng tháng, nội dung chủ yếu là triển khai đầy đủ những nội dung của
cấp trên. Nhưng tổ chức thực hiện thì gặp khó khăn vì chủ yếu là cán bộ chủ
chốt làm, vì các đảng viên đều đã về hưu, đều đã hoàn thành công tác. Các
phong trào đều do cấp ủy trực tiếp hoạt động, ví dụ tổ chức trung thu cho các
cháu thiếu nhi cũng là các bác cấp ủy.
NCS: Thưa đồng chí, công tác phát triển đảng viên ở chi bộ như thế nào?
TL: Đây là vấn đề gặp khó khăn nhất, vì không có nguồn, thanh niên đi
học và đi làm công ty. Đối với thanh niên đi làm tại các công ty thì các cháu
này hầu như không sinh hoạt đoàn thể tại địa phương. Vì vậy, ở chi bộ này
vài năm mới kết nạp được một đảng viên. Năm 2008 có kết nạp được một
đảng viên là sinh viên trường Cao đẳng y trong thời gian học xong chưa xin
được việc sinh hoạt tại khu dân phố, nhưng đến năm 2011 xin được việc tại
Bệnh viện huyện Ân Thi lại chuyển về đó sinh hoạt.
NCS: Chi bộ khu phố Nam Thành có đạt trong sạch vững mạnh không?
TL: 7 năm liên tiếp đạt trong sạch vững mạnh từ 2006 đến 2012, năm
2013 chỉ hoàn thành nhiệm vụ vì có một đảng viên vi phạm luật kinh tế (làm
bảo vệ cho một nhà nghỉ, có tổ chức gái mại dâm). Chưa năm nào bị kỷ luật.
NCS: Trong nhiều năm công tác đồng chí rút ra được những kinh
nghiệm như thế nào trong xây dựng cơ sở Đảng của địa phương?
TL: Với đặc thù là chi bộ thuộc khu dân phố và đặc điểm là nhiều đảng
viên già đã về hưu, không có chi bộ dòng họ, không có bè cánh, nên không có
nhiều sự biến động trong hoạt động, cần nhất là động viên được các đảng viên
tích cực sinh hoạt đảng, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và
qua họ để tuyên truyền đến gia đình chủ trương chính sách của Đảng.
NCS: Xin cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 17
Kết quả công tác phát triển đảng viên của tỉnh Hưng Yên (2001-2005)
Nguồn: [Phụ lục 3].
Phụ lục 18
Kỷ luật tổ chức cơ sở đảng của tỉnh Hưng Yên (2001-2005)
Nguồn: [Phụ luc 7]
Phụ lục 19
Phân loại đảng viên tỉnh Hưng Yên (2001 - 2005)
Nguồn: [Phụ lục 2].
Phụ lục 20
Kỷ luật đảng viên tỉnh Hưng Yên (2001-2005)
Nguồn: [Phụ luc 8].
Phụ lục 21
Kết quả công tác phát triển đảng viên của tỉnh Hưng Yên (2006 - 2010)
Nguồn: [Phụ lục 3].
Phụ lục 22
Phân tích chất lượng đảng viên toàn tỉnh Hưng Yên (2006-2010)
Nguồn: [Phụ lục 2].
Phụ lục 23
Kỷ luật đảng viên tỉnh Hưng Yên (2006-2010)
Nguồn: [Phụ lục 8].
Phụ lục 24
Kỷ luật tổ chức đảng của tỉnh Hưng Yên (2006-2010)
Nguồn: [Phụ lục 1].