Luận án Đảng bộ tỉnh Thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

bộ quốc phòng học viện chính trị LÊ THị HồNG ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG NGHIệP Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2010 Luận án tiến sĩ lịch sử hà nội - 2015 bộ quốc phòng học viện chính trị LÊ THị HồNG ĐảNG Bộ TỉNH THáI BìNH LãNH ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế NÔNG NGHIệP Từ NĂM 2001 ĐếN NĂM 2010 Chuyên ngành : LịCH Sử ĐảNG đảng cộng sản việt nam Mã số : 62 22 03 15 Luận án tiến sĩ lịch sử Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Đoàn Ngọc Hải GS, TS Nguyễn Ngọc Cơ hà nội

doc189 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 26 1.1. Yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 26 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 41 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 49 Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 71 2.1. Những nhân tố mới tác động đến đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình 71 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp 78 2.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 84 Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 118 3.1. Một số nhận xét 118 3.2. Kinh nghiệm chủ yếu 131 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Chủ nghĩa xã hội CNXH 02 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 03 Hợp tác xã HTX 04 Kinh tế nông nghiệp KTNN 05 06 Kinh tế - xã hội Nhà xuất bản KT - XH Nxb 07 Trang Tr 08 Ủy ban nhân dân UBND 09 Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” được nghiên cứu sinh lựa chọn làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Đây là giai đoạn tỉnh Thái Bình vừa vượt qua những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, xảy ra khiếu kiện đông người trên diện rộng, làm mất ổn định ở khu vực nông thôn, gây hậu quả nặng nề về nhiều mặt. Mặc dù đã được khắc phục, nhưng hậu quả còn phải tiếp tục giải quyết trong những năm 2001 - 2010. Được sự giúp đỡ của Trung ương và các cơ quan bộ, ban, ngành, với bản lĩnh, tư duy lãnh đạo năng động, sáng tạo và có trách nhiệm với dân, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nhanh chóng vượt qua khó khăn, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đạt được nhiều kết quả trong phát triển KT - XH, trong đó quan trọng nhất là vấn đề phát triển KTNN. Đề tài luận án làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN; hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển KTNN; nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó; đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2001 - 2010), để vận dụng vào hiện thực. Những vấn đề được trình bày trong luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN và kế thừa có chọn lọc từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Luận án là một công trình khoa học mới, độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Kế thừa truyền thống đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, phát triển KTNN, nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, góp phần đưa kinh tế Việt Nam giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước rất lâu đời, là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu về KT - XH mà điểm nổi bật nhất là phát triển KTNN. Năm 2010, Thái Bình duy trì tổng diện tích gieo cấy trên 160.000ha, với tổng sản lượng trung bình ổn định trên 1,1 triệu tấn/năm, cao nhất cả nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong cả nước và của Tỉnh; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Bình có nhiều thay đổi. Có được kết quả đó là do Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo phát triển KTNN trong sự phát triển chung về KT - XH của Tỉnh. Tuy vậy, đến năm 2010, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, nhưng chưa mạnh, hiệu quả còn thấp; chưa tạo được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; nhiều nơi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành trang trại, gia trại tự phát, thiếu quy hoạch, hiệu quả thấp; nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh tăng chậm. Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới [135, tr.35]. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về lãnh đạo, phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đang đặt ra đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải giải quyết, phấn đấu đến năm 2020 “Thái Bình trở thành tỉnh nông thôn mới, có nền nông nghiệp và công nghiệp theo hướng hiện đại” [135, tr.40]. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; nhận xét ưu điểm, hạn chế của quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN (2001 - 2010); trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào hiện thực, góp phần làm cho KTNN của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2010 để vận dụng vào thực tiễn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhThái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. KTNN theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, theo nghĩa hẹp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với đối tượng lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với các ngành KTNN: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các yếu tố phục vụ cho các ngành đó phát triển. * Về thời gian Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2010. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2010. * Về không gian Trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN. * Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở thực tiễn hoạt động lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. * Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp đó; đồng thời còn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển KTNN. Tạo dựng bức tranh sinh động, khách quan, trung thực về KTNN tỉnh Thái Bình trong những năm 2001 - 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng và vai trò KTNN trong chiến lược phát triển KT - XH của Tỉnh; nêu lên những đánh giá, nhận xét và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTNN trong thời gian tới ở tỉnh Thái Bình. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Bình về phát triển kinh tế, trong đó có KTNN, một lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, của Tỉnh trong những năm đổi mới. Cung cấp một số dữ liệu quan trọng để Đảng bộ tỉnh Thái Bình tiếp tục hoạch định chủ trương và chỉ đạo phát triển KTNN trong thời kỳ mới đạt hiệu quả cao hơn. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở địa phương và ở các học viện, nhà trường, trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương, 8 tiết, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTNN luôn được Đảng xác định là mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Do vậy, nghiên cứu KTNN là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học, các cơ quan quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu về KTNN đã được công bố, có thể khái quát và phân thành các nhóm công trình khoa học sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong cả nước Tập thể tác giả các nhà khoa học thuộc Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong cuốn sách Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam [13], đã đề cập đến vai trò của ngành KTNN và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH, HĐH; tập trung nêu rõ hệ thống quan điểm cơ bản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX. Các tác giả đưa ra một số mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 - 2002 [42], đã nhìn nhận một cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, khắc họa toàn cảnh bức tranh về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Từ phân tích thực trạng, tác giả đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan [73], đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình CNH, HĐH ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường Đây là những vấn đề mà Việt Nam còn lúng túng trong quá trình tổ chức chuyển dịch KTNN theo hướng CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế Hội đồng Lý luận Trung ương và Nxb Chính trị quốc gia phối hợp thực hiện cuốn sách Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [68]. Cuốn sách gồm các bài tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn sách đã cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định chính sách, những hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tác giả Nguyễn Từ với cuốn sách Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam [140], đã khái quát một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nông nghiệp nói chung và đến ngành Nông nghiệp Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, nêu quan điểm và những giải pháp chủ yếu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra còn một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề nông nghiệp, KTNN của các nước, tác động đến Việt Nam như: tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [104]. Tác giả Lê Hữu Tòng với cuốn sách Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc [137]. Tác giả Nguyễn Đình Liêm với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan [81] Các cuốn sách đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước trong khu vực và tác động của nó tới Việt Nam, trong đó có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc như vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa; vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất; giải quyết những vấn đề về đất đai, lao động, môi trường... Tác giả Vũ Oanh trong cuốn sách Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa [95], đã đề cập những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; vai trò của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, khai thác tiềm năng nguồn vốn to lớn của nông dân để thúc đẩy sản xuất phát triển; yêu cầu cấp bách đưa nền KTNN Việt Nam theo con đường CNH, HĐH. Đồng thời, tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm qua việc chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về tiến hành đổi mới cơ chế quản lý KTNN. Nghiên cứu về những vấn đề mang tính chiến lược đối với nông nghiệp, nông thôn, tác giả Nguyễn Xuân Thảo trong cuốn sách Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [114], đã đề cập đến những vấn đề như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao động. Tác giả Lưu Văn Sùng trong cuốn sách Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [107], đã phân tích thực trạng nền nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và chỉ rõ đa số dân cư sống bằng nghề nông còn gặp nhiều khó khăn cả vật chất, tinh thần. Do vậy, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung. Tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển [103], đã tái hiện lại bức tranh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Tác giả dành phần quan trọng nêu bật sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn, khẳng định trong suốt quá trình 20 năm đổi mới, cơ cấu công - nông nghiệp và dịch vụ cả nước chuyển đổi theo đúng quy luật, nông nghiệp luôn giữ vai trò làm cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Trong cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [16], tác giả đã tổng kết toàn diện sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong 20 năm đổi mới. Đồng thời, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; về quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN hướng tới sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường định hướng XHCN. Tác giả Lê Quang Phi với cuốn sách Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [96], làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; trình bày sự lãnh đạo của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nội dung cuốn sách làm rõ những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém đó trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2000. Bàn về thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tác giả Đặng Kim Sơn với cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - hôm nay và mai sau [105], đã làm rõ quá trình phát triển tư duy của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, sự lãnh đạo, chỉ đạo và những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị một số chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển hơn. Tác giả Phạm Ngọc Dũng trong cuốn sách Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn - từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [49], đã trình bày cơ sở lý luận CNH, HĐH nông thôn trong phát triển bền vững, đánh giá đúng thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam như: Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn. Bàn về phát triển KTNN trong những năm 1986 - 2011, tác giả Nguyễn Ngọc Hà có cuốn sách Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [62]. Tác giả làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển KTNN của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về KTNN; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển KTNN và những thành tựu đạt được. Trong đó, đã tập trung vào nội dung trung tâm là vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. Cũng về KTNN, nhưng đi sâu về quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu ngành, có luận án tiến sĩ Sử học của Đặng Kim Oanh về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 [94]. Tác giả Luận án trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN theo hướng CNH, HĐH từ năm 1996 đến năm 2006; phân tích góp phần làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN tác động đến sự phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN thời kỳ 1996 - 2006. Ngoài những công trình có tính hệ thống, chuyên sâu như trên, còn có một số bài viết tiêu biểu như: “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn”, của Nguyễn Tấn Dũng [50]; "Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới", của tác giả Phạm Văn Búa [19] ... Các tác giả đã nêu lên tính cấp thiết đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và đề cập đến một số chủ trương, chính sách đổi mới KTNN, những kết quả đạt được, yếu kém, tồn tại trong sản xuất nông nghiệp và xác định phương hướng phát triển KTNN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các vùng, các tỉnh Nghiên cứu giới thiệu những thành tựu về các mặt: sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, nông thôn mới ở Nam Bộ, tác giả Lâm Quang Huyên có cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [72]. Tác giả còn phân tích những thuận lợi và khó khăn những xu hướng chung và riêng trong nông nghiệp khi bước vào thế kỷ XXI, làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Tác giả Phạm Hùng với cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay [71], đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn theo hướng CNH, HĐH; khái quát thực trạng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam, nông thôn miền Đông Nam Bộ. Đồng thời, đã trình bày những đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ từ sau đổi mới; những khó khăn trở ngại có ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ cần nghiên cứu, giải quyết như thị trường, giá cả vật tư, nông sản thường xuyên không ổn định, thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng trên, tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trong cuốn sách Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng của Đặng Văn Thắng và Phạm Ngọc Dũng [113], các tác giả đã nghiên cứu những mặt cụ thể trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng và phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Tác giả Mai Thị Thanh Xuân với cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh) [173]. Trong đó, đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đồng thời đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những gợi mở về các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTNN ở vùng đất có tầm quan trọng chiến lược này trong thời kỳ CNH, HĐH. Thông qua nguồn tài liệu, số liệu thực tế rất phong phú và tin cậy của Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh trong cuốn sách, giúp nghiên cứu sinh có thêm tư liệu của các tỉnh để so sánh với kết quả phát triển KTNN ở tỉnh Thái Bình trong thời kỳ đổi mới. Nhằm làm rõ đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng trong những năm đổi mới và quá trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ, tác giả Trương Minh Dục có cuốn sách Nông nghiệp các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong những năm đổi mới [46]. Tác giả nêu bật quá trình vận dụng của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Nam Trung Bộ trên một số lĩnh vực như chính sách đất đai, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối của Đảng để phát triển KTNN ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Lê Anh Vũ về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [172]. Tác giả hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và vận dụng để nghiên cứu một vùng cụ thể; phân tích đánh giá khách quan tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc; từ đó làm rõ những thành công, hạn chế và các khuynh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc; đề xuất một số quan điểm mang tính chỉ đạo, định hướng cơ bản và giải pháp nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng Tây Bắc. Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Đăng Bằng về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [15]. Tác giả hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH; những nhân tố ảnh hưởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ giai đoạn 1986 - 2000 và đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH. Trong luận án tiến sĩ Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng về Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp [48], tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng; phân tích làm sáng tỏ thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN vùng đồng bằng sông Hồng có hiệu quả. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Văn Vinh về Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005 [171]. Tác giả đã làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch cơ cấu KTNN từ năm 1986 đến năm 2005; khắc họa các bước phát triển trong chuyển dịch cơ cấu KTNN của tỉnh Thanh Hóa qua hai giai đoạn: giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1995) và giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1996 - 2005). Qua đó, tác giả đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử và gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; đưa ra những giải pháp lãnh đạo phát triển KTNN có hiệu quả hơn ở các giai đoạn tiếp theo. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Vũ Quang Ánh về Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010 [5]. Tác giả làm rõ quá trình đảng bộ và nhân dân một số địa phương đồng bằng sông Hồng (các tỉnh, thành Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng) thực hiện đường lối của Đảng về phát triển KTNN từ năm 1997 đến năm 2010. Luận án cũng đưa ra những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của các đảng bộ về phát triển KTNN trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Luận án tiến sĩ Lịch sử của Trần Thị Thái về Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005 [115]. Tác giả trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương, các biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Nam Định về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH từ năm 1997 đến năm 2005. Từ đó, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Nam Định; bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của Tỉnh hiện nay. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các công trình nghiên cứu về những vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Đáng chú ý là các công trình: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới của Nguyễn Văn Khánh [74]; Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, của Tô Duy Hợp [69]; Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, của Trần Thị Minh Ngọc [92]... Những công trình khoa học nói trên đóng góp vào làm thành bức tranh khá toàn diện về phát triển KTNN, nông thôn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; thể hiện rõ quá trình sáng tạo của Đảng bộ các địa phương trong lãnh đạo phát triển KTNN, nông thôn. Trong đó, có nhiều công trình đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng về phát triển KTNN, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, nguồn lực từng địa phương thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển 1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Thái Bình Dưới góc độ địa phương, nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phát triển KT - XH trong thời kỳ đổi mới của tỉnh Thái Bình nói chung, phát triển KTNN nói riêng như: Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình với cuốn Người nông dân Thái Bình trong lịch sử [7]. Đây là công trình gồm nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến người nông dân tỉnh Thái Bình. Họ không những có truyền thống cách mạng kiên cường mà còn có truyền thống thâm canh lúa nước từ lâu đời. Các bài viết cho thấy: Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, tỉnh Thái Bình đã dồn lực huy động sức người, sức của ra tiền tuyến tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Ở hậu phương, trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ sở hạ tầng sản xuất yếu kém; các tiến bộ kỹ thuật về giống, phương thức canh tác khoa học lạc hậu song nhân dân tỉnh Thái Bình đã xây dựng thành công những cánh đồng “Quảng Trị kiên cường”, “Cánh đồng 5 tấn”, ghi dấu ấn về trình độ thâm canh lúa nước của nông dân tỉnh Thái Bình. Tác giả Nguyễn Dương An trong cuốn sách Từ quê lúa Thái Bình [1], đề cập đến điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, con người Thái Bình có nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộrất thuận lợi cho việc phát triển nền KTNN ...ác ngành kinh tế khác phát triển, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Tình hình trên tác động đến chủ trương của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2001 đến năm 2005. Để tiếp tục lãnh đạo cả nước đi lên CNXH trong thế kỷ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (04/2001) đã nhấn mạnh “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn” [54, tr.168]. Đại hội đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp và KTNN thời gian tiếp theo là: đưa nông nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn “Hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [54, tr.276]. Nhiệm vụ, giải pháp: Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi còn đất hoang hóa chưa sử dụng; Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn; Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất; Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê, chè; Phát triển chăn nuôi quy mô lớn, phát triển khai thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý. Để rút ngắn thời gian tiến hành CNH, HĐH, Đại hội IX xác định rõ con đường CNH, HĐH của đất nước là con đường đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, do đó phải gắn CNH với HĐH trong từng bước đi, gắn CNH, HĐH với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, vừa tập trung phát triển mạnh công nghiệp, vừa đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng điện khí hóa nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ. Cụ thể hóa đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (03/2002) đã ban hành 3 nghị quyết, cụ thể là: Nghị quyết số 13 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về: “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Nghị quyết xác định: “Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển”[55, tr.30-31]. Đây là chủ trương thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách như: tăng cường cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật về hợp tác xã (có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước); giao đất cho hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ tài chính - tín dụng; hỗ trợ khoa học - công nghệ; hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nghị quyết số 14 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Nghị quyết khẳng định: “Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao nội lực đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [55, tr. 57 - 58]. Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 18/03/2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, đã khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết xác định nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường [56, tr.96]. Đồng thời Nghị quyết chỉ rõ cụ thể hơn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng: Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; Giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; Xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [56, tr.93]. Từ thực tiễn thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, trong đó có KTNN và kinh nghiệm các nước, Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm 2001 - 2010” đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo là: Một là, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu và ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hai là, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ba là, phát triển kinh tế nông thôn dựa vào nội lực là chính, tranh thủ tối đa ngoại lực, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, kinh tế hộ, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Bốn là, kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. Năm là, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân [56, tr.94 - 95]. Những quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong nghị quyết của các đại hội, các hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trước đó. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được phản ánh toàn diện, tập trung trên cả ba mặt chủ yếu: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng KT - XH. Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ đảm bảo phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), đã khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã góp phần giải quyết những vướng mắc của không ít cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo bước chuyển mạnh mẽ ở cơ sở; Khẳng định đường lối phát triển KTNN của Đảng là phù hợp với quy luật khách quan, đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn; Góp phần quan trọng đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn; phát huy được thế mạnh của KTNN, nông thôn. Củng cố khối liên minh công - nông - trí thức vững chắc, tạo nền tảng cho sự phát triển KT-XH, đẩy mạnh CNH, HĐH. Ngày 12 - 03 - 2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết nêu rõ tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trên các vấn đề cơ bản như: chế độ sử dụng đất đai, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về xây dựng, quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài chính về đất đai. Ngày 03 - 02 - 2004, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX, bổ sung một số biện pháp cụ thể: Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến. Tạo điều kiện cho những người sản xuất giỏi ở nông thôn mở rộng quy mô sản xuất, mở mang ngành nghề để thu hút nhiều lao động [57, tr.90]. Nhằm triển khai việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh các nghị quyết của Trung ương, Chính phủ còn ban hành một số quyết định, nghị định như: Quyết định số 80/QĐ-TTg, ngày 24 - 06 - 2002 về “Điều chỉnh chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, thực hiện các chính sách khuyến khích về đất đai, đầu tư, tín dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường, xúc tiến thương mại”; Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, ngày 09/06/2004 về “Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn”. Tiếp đến, ngày 18/04/2005, Chính phủ ban hành Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên cho lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số, lao động nữ và lao động chưa có việc làm”. Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng đã thể hiện nhất quán quan điểm, mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phù hợp với thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTNN là cơ sở quan trọng để các Đảng bộ địa phương trong cả nước nói chung, Đảng bộ tỉnh Thái Bình nói riêng vận dụng đề ra chủ trương phát triển KTNN sát hợp với thực tiễn của các địa phương. 1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh Thái Bình luôn chủ động, linh hoạt vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp vào điều kiện cụ thể của địa phương, từng bước hình thành chủ trương phát triển KTNN của Tỉnh trong những năm 2001 - 2005. Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển KTNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (01/2001) đề ra chủ trương “Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu. Đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” [118, tr.44]. Quan điểm nhất quán của Đảng bộ tỉnh Thái Bình là: Tích cực chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Phát huy lợi thế của Tỉnh và truyền thống thâm canh, tiếp tục đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến trong nông thôn; thương mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ. Gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trường [118, tr.44]. Mục tiêu phát triển KTNN trong những năm 2001 - 2005 được Đảng bộ xác định: “Đảm bảo chiến lược an toàn lương thực quốc gia, giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm. Có khoảng 30 vạn tấn lương thực hàng hóa xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người 600 kg/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 đạt 4.659 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), nhịp độ tăng bình quân 3,5%/năm trở lên” [118, tr.45]. Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và các giải pháp triển KTNN của tỉnh Thái Bình (2001 - 2005). Cụ thể là: Về trồng trọt, lấy hiệu quả kinh tế cao trên 1 đơn vị diện tích để bố trí cây trồng; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu giống lúa, bảo đảm vừa đạt mục tiêu sản lượng, vừa có lúa chất lượng cao làm hàng hoá. Sản xuất giống lúa chất lượng cao cung cấp cho nông dân trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Chuyển 10 - 15% diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng các cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn; phấn đấu đưa diện tích vụ đông lên 40 - 45% diện tích canh tác, chú trọng các loại cây có giá trị thương phẩm cao. Phát triển mạnh mẽ kinh tế vườn - ao - chuồng; phục hồi một số diện tích trồng đay, cói, dâu để phát triển nghề thủ công truyền thống [118, tr.45 - 46]. Về chăn nuôi, đổi mới cơ cấu, cải tạo giống, chú trọng các con có thị trường tiêu thụ và giá trị kinh tế cao; tăng nhanh đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai Sind, gà công nghiệp, ngan Pháp, vịt siêu trứng và các con đặc sản khác. Đến năm 2005, đàn lợn có 770 nghìn con, tăng 22%, tỷ lệ lợn nạc chiếm 15 - 20%; đàn bò 80 nghìn con (80% bò lai Sind). Đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 21% (năm 2000) lên 30% (năm 2005) và 35% (năm 2010). Chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang bán công nghiệp và công nghiệp. Từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, trước mắt là các vùng chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô gia trại và trang trại [118, tr.46]. Về thủy, hải sản, đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, nhanh chóng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển, bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, dịch vụ, vận tải và du lịch. Đến năm 2005, sản lượng thủy, hải sản đạt 50 nghìn tấn, tăng 62% so với năm 2000, trong đó sản phẩm ở vùng nước mặn, nước lợ là 40.000 (có 3.000 tấn tôm). Đến năm 2010, sản lượng đạt 60 - 62.000 tấn, trong đó sản phẩm vùng nước mặn, nước lợ khoảng 50.000 tấn (có 10.000 tấn tôm) [118, tr.47]. Từng bước thực hiện quy hoạch, xây dựng vùng đầm nước mặn, lợ ven biển để nuôi tôm, cua, cá, rong câu... Chủ động tập huấn kỹ thuật, thuê chuyên gia, sản xuất giống, thức ăn, chuyển hình thức nuôi tôm sú quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh, mở thêm vụ nuôi tôm rảo ở các vùng đầm. Chú ý bảo vệ môi trường sinh thái; khai thác triệt để hệ thống ao, hồ, đầm nước ngọt, chuyển mạnh sang nuôi thâm canh tôm càng xanh, cá và các con đặc sản có giá trị xuất khẩu; mở rộng diện tích nuôi cá theo phương thức lúa - cá ở ruộng trũng; điều chỉnh nghề cá ven bờ một cách hợp lý; tiếp tục đầu tư đồng bộ: phương tiện, thiết bị, đào tạo, nghề, dịch vụ hậu cần... để khai thác hải sản xa bờ cả 3 vụ trong năm. “Gắn khai thác thủy, hải sản với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển. Đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ ven biển, phấn đấu đến năm 2005 đạt 10 nghìn ha” [118, tr.48]. Nhằm đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, ngày 6/8/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02 về Phát triển kinh tế biển. Nghị quyết khẳng định: tập trung phát triển kinh tế biển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn. Nghị quyết nêu rõ chủ trương: Phấn đấu đến năm 2010, diện tích nuôi, trồng đạt 7.000 ha trở lên, chủ yếu là diện tích nuôi công nghiệp (thâm canh, bán thâm canh và không còn diện tích nuôi quảng canh) để có sản lượng 27.850 tấn trở lên, kim ngạch xuất khẩu: 25 triệu USD trở lên [120]. Nghị quyết đưa ra các giải pháp cơ bản, cụ thể: Thứ nhất, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Tiến hành quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thuỷ, hải sản. Ngoài việc củng cố trên 3.000 ha đầm hiện có, xây dựng mới 1.000 ha đầm và chuyển đổi trên 2.000 ha ở vùng đất bị nhiễm mặn, vùng ven đê biển đang làm muối và cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ, hải sản. Quy hoạch lại vùng đầm hiện có; vùng đầm dự kiến chuyển đổi phải có quy hoạch cụ thể trước khi tiến hành chuyển sang nuôi trồng hải sản. Từng bước đầu tư xây dựng các cơ sở thuần hoá giống và vươn lên cho sinh sản tại chỗ các giống tôm (tôm sú, tôm càng xanh, tôm rảo), giống cá (cá chim trắng, rô phi đơn tính, cá trê, cá vược) và cua... để cung cấp cho các tập thể, tư nhân nuôi trồng thuỷ, hải sản. Áp dụng các tiến bộ sinh học và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi, trồng thuỷ, hải sản. Giảm dần diện tích nuôi quảng canh, tăng nhanh diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh. Trước mắt nhập đủ thức ăn công nghiệp, tiến tới chủ động sản xuất thức ăn tại chỗ cho nuôi, trồng thuỷ, hải sản. Làm tốt công tác kiểm dịch, phòng trừ dịch bệnh cho các con vật nuôi thuỷ, hải sản. Thứ hai, khuyến khích mở rộng ngư trường ngoài khơi. Phát triển thêm các đội tàu khai thác xa bờ; đầu tư đồng bộ phương tiện, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, bảo đảm các dịch vụ hậu cần, cải tiến quản lý và hình thức tổ chức phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ cả 3 vụ trong năm. Gắn khai thác hải sản xa bờ với bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biển. Thứ ba, mở rộng khả năng chế biến thuỷ hải sản. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư chế biến thuỷ, hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu tại Thái Thụy và Tiền Hải có năng lực sản xuất trên 3.000 tấn/năm với các thiết bị hiện đại đủ khả năng chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô. Giữ vững thị trường xuất khẩu đã có, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Thứ tư, quy hoạch diện tích làm muối, xác định cụ thể diện tích chuyển đổi, diện tích còn lại tiếp tục làm muối để đầu tư cải tạo, nâng cấp, bảo đảm hiệu quả KT - XH. Trong 5 năm tới, phấn đấu giữ sản lượng muối từ 10.000 - 12.000 tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp của Tỉnh còn nhiều bất cập, cơ cấu KTNN chuyển dịch chậm, chủ yếu độc canh cây lúa, trong khi tiềm năng về đất đai, tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả, ngày 10/9/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 04/NQ-TU về Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Nghị quyết chỉ rõ: “Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp toàn diện đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu” [121]. Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2001 đến năm 2005: Phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường, hình thành các cơ sở nông - công nghiệp và dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, có khả năng thích ứng với yêu cầu thị trường, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng sức cạnh trạnh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Nghị quyết nhấn mạnh: “Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thủy, hải sản; phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí hóa nông nghiệp” [121]. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNN: Tập trung tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của các cấp, các ngành và người sản xuất thấy rõ yêu cầu cấp bách phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đẩy nhanh sự phát triển bền vững của sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm; tiến hành công tác quy hoạch, quy vùng chuyển đổi các loại cây trồng, vật nuôi, bảo đảm tính đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh; củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn [121]. Để khai thác lợi thế về phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh, ngày 02/8/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 đến 2010 là: Phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá với tốc độ cao và bền vững, trọng tâm là chăn nuôi lợn, gia cầm; làm cơ sở cung cấp nguyên liệu ổn định phát triển công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; nhanh chóng hình thành, phát triển các vùng chuyên chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn, có chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thời phát triển chăn nuôi kết hợp (mô hình ao, chuồng) và các hình thức chăn nuôi khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của địa phương. Quy hoạch vùng chuyên chăn nuôi tập trung, giải quyết đồng bộ vấn đề giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, trồng cây xanh tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp [125]. Nghị quyết đưa ra mục tiêu: “Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân hàng năm 13% trở lên; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 34% trở lên” [125]. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) “Về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010”, ngày 24/05/2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thảo luận, thông qua Đề án số 31/NQ-TU về “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010” và chủ trương: “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” [124], Tỉnh ủy nhấn mạnh: Phải tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp [124]. Nhằm đưa KTNN của Tỉnh phát triển, Đảng bộ tỉnh đề ra một số giải pháp: Thực hiện xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyển đổi và các quy hoạch khác của sản xuất nông nghiệp; Huy động các nguồn lực, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi (khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, vùng úng trũng sang nuôi thủy sản...) trên cơ sở ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng chính vùng chuyển đổi như: đường, điện, thủy lợi đầu mối, phần còn lại là sự tham gia của các doanh nghiệp và hộ đầu tư; Xây dựng và điều chỉnh các chính sách, quy chế (chính sách đất đai, chính sách đầu tư vùng chuyển đổi, quỹ khuyến nông, khuyến ngư...) cho phù hợp chủ trương của Tỉnh và tình hình mới; Đẩy mạnh quảng bá, khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới trong nông nghiệp, phát triển thủy sản, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (trong đó phát triển một số mô hình công nghệ kỹ thuật cao về sản xuất giống, sản phẩm xuất khẩu...), nâng cao dân trí, trang bị kiến thức cho nông dân, ngư dân; Phát triển đa dạng các hình tức sản xuất, chuyển đổi mới hoạt động của các HTX theo đúng luật, thành lập các HTX chuyên cây, con, chuyên ngành nghề không phân biệt địa giới hành chính. Từ năm 2001 đến năm 2005, quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, các nghị quyết của Hội nghị Ban hấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát triển kinh tế nói chung, KTNN nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KTNN, nông thôn tỉnh Thái Bình; Trong đó, đặc biệt, đã khẳng định vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và KTNN, nông thôn, coi đây là nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung lãnh đạo nhằm thúc đẩy KT - XH trong tỉnh phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân; xây dựng nông thôn mới. 1.3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1.3.1. Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2001 - 2005), Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, thông qua các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Chỉ đạo trồng trọt: Để cụ thể hoá 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế, nhằm chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, ngày 10/09/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Mục tiêu của Nghị quyết nêu rõ: Giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2005 đạt 4.659 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), nhịp độ tăng bình quân 3,5%/năm trở lên. Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành trong cơ cấu nông nghiệp đến năm 2005: Trồng trọt: 64,5%; Chăn nuôi: 30,7%; Dịch vụ : 4,8%; Giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm, có khoảng 30 vạn tấn lúa hàng hoá, xuất khẩu. Chuyển 10 - 15% diện tích cấy lúa, làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng cây, con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đổi mới cơ cấu giống bằng cách mở rộng diện tích lúa lai, lúa thuần Trung Quốc lên 75 - 80% để thâm canh đạt năng suất cao. Bảo đảm năng suất lúa cả năm 13-14 tấn/ha [121]. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí công thức luân canh 3 - 4 vụ/năm. Trong đó mở rộng diện tích vụ đông lên 38 nghìn ha, 10 nghìn ha đất chuyển màu xây dựng thành vùng tập trung sản xuất rau quả xuất khẩu bao gồm khoai tây, dưa các loại, cà chua, ớt, hành, tỏi... phấn đấu đạt sản lượng 580 nghìn tấn vào năm 2005. Diện tích ngô xuân và thu đông được mở rộng trên đất chuyên màu, khôi phục và phát triển diện tích ngô đông bằng các giống ngô lai thích hợp. Phấn đấu diện tích gieo trồng ngô đạt 10.000 ha, sản lượng đạt 45.000 - 50.000 tấn. Diện tích lạc, đậu tương tiếp tục phát triển nhanh với quy mô lớn để có đủ nguyên liệu xây dựng nhà máy dầu thực vật, nhà máy chế biến thức ăn gia súc [121] Trồng mới 2.800 ha dâu trên chân đất cao, đất bãi, đưa tổng diện tích dâu lên 3.500 ha, sản lượng kén tằm đạt 7.000 tấn. Chuyển 1.300 ha vùng đất mặn ven biển, đất trũng nội đồng năng suất lúa thấp sang trồng cói để có 1.500 ha cói, với sản lượng 25.000 tấn cói chẻ. Ổn định diện tích trồng đay. Cải tạo, thâm canh 7.000 ha cây ăn quả hiện có, trồng mới 1.000 ha nhãn, vải, và các cây đặc sản khác. Trồng thêm khoảng 1.000 ha cây hòe và dược liệu trên đất tận dụng, đất cát cao, cấy lúa kém hiệu quả. Chuyển đổi 3.000 ha từ cấy lúa sang chuyên trồng rau màu xuất khẩu như ớt, hành, tỏi, ngô, rau, cà chua, khoai tây, củ cải, dưa chuột, dưa gang ... Đưa diện tích vụ đông lên 35.000 - 38.000 ha [121]. Nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cho chọn tạo, khảo nghiệm và sản xuất các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao và ưu thế trên thị trường. Xây dựng vùng sản xuất giống lúa lai tập trung có quy mô lớn. Quản lý chặt chẽ hệ thống giống bảo đảm cung cấp đủ cho nông dân giống có chất lượng tốt. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, trong những năm 2001- 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đều đạt 224.000 ha, giảm 2.293 ha; trong đó, lúa 167.000 ha, giảm 1.169 ha so với năm 2000 do chuyển diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản 868 ha, trồng hoa, cây cảnh 142 ha và các loại cây khác... có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2005, năng suất lúa xuân đạt 71,06 tạ/ha, tăng 1,24% so với vụ xuân 2004, là vụ xuân đạt năng suất cao nhất so với trước; tuy năng suất lúa mùa giảm 18,66%, nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm vẫn đạt trên 1 triệu tấn. Năng suất một số cây trồng ngắn ngày tăng khá: ngô tăng 4,88%, khoai tây tăng 15,79%, đậu tăng 5%, rau các loại tăng 4,83% so với năm trước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm được các địa phương tiếp tục đẩy mạnh; đến năm 2005, có 251 xã, thị trấn xây dựng 1.138 cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm với diện tích 11.268 ha, chiếm 12,3% tổng diện tích đất canh tác [156]. Chỉ đạo phát triển chăn nuôi: Chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang bán công nghiệp và công nghiệp, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để tạo nguyên liệu cho chế biến, trước mắt là chăn nuôi gia trại, trang trại. Tập trung phát triển mạnh đàn lợn ngoại, bò lai Sind để cơ bản cải tạo giống của đàn lợn, sind hóa đàn bò và gia cầm siêu thịt, siêu trứng. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình “nạc hóa đàn lợn”, “sind hoá đàn bò”. Đưa mạnh các giống gia cầm chất lượng tốt vào sản xuất; phấn đấu đến năm 2005 tổng đàn lợn đạt 770 nghìn con, trong đó đàn lợn thịt giống ngoại chiếm 15 - 20%, đàn bò 80 nghìn con, trong đó bò lai Sind đạt 80%; đàn gia cầm 10 triệu con; sản lượng thịt xuất khẩu đạt 10 - 15 nghìn tấn; giá trị xuất khẩu đạt 10 - 15 triệu USD [121]. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, thú y, chế biến để chuyển mạnh phương thức chăn nuôi sang chăn nuôi công nghiệp, gia trại, trang... nông nghiệp, nông thôn từ 1991 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đào Duy Quát (chủ biên) (2002) Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Ngọc Quân (2001), Những giải pháp kinh tế tổng hợp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả vừng đất bãi bồi, nước mặn hoang hóa ven biển tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Duy Quý (2009), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Tiến Sâm (2008), Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - thực trạng và giải pháp, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam – Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trương Kim Sơn (2002), “Hải Dương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, (637), tr. 46 - 51. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ: Khảo sát đánh giá cơ cấu cây trồng hiện tại trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa nông dân và nông nghiệp hiện nay. Đề xuất những chính sách phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện nghị quyết 04-NQ-TU của Tỉnh ủy Thái Bình về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Thái Bình đất nước con người (1983), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thị Thái (2014), Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tỉnh ủy Thái Bình (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XV, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2001), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên/ha/năm (số 08/NQ-TU ngày 10/4), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2001), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển (số 02/NQ-TU ngày 6/8), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2001), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp (số 04/NQ-TU ngày 10/9), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2002), Đề án về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (số 29/NQ-TU ngày 24/5), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2002), Đề án về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân (số 30/NQ-TU ngày 24/5), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2002), Đề án về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2002 - 2010 (số 31/NQ-TU ngày 24/5), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2004), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010 (số 12/NQ-TU ngày 2/8), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2004), Kế hoạch Nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010 (số 60/KH-TU ngày 16/8), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2006), Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất vụ đông (số 05/CT-TU ngày 12/05), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2006), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2006 - 2010 (số 01/NQ-TU ngày 12/6), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2006), Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển sản xuất cây màu, cây vụ đông giai đoạn 2006 - 2010, (số 02/NQ-TU ngày 20/7), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, trừ sâu, bệnh hại lúa, dịch bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm, bảo vệ an toàn lúa xuân và đàn gia súc (số 23/CT-TU ngày 21/4), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về “ nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (số 23/CTr-TU ngày 16/10, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2009), Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, giải pháp sản xuất trong nông nghiệp (số 33/CT-TU ngày 21/4), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2009), Chỉ thị về việc tăng cường lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi đề án sản xuất nông nghiệp năm 2010 (số 38/CT-TU ngày 27/11), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Tỉnh ủy Thái Bình (2010), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII (số 01/CTr-TU ngày 22/12), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Lê Hữu Tòng (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bùi Sỹ Trùy (2003), Nông nghiệp nông thôn Thái Bình - Thực trạng và giải pháp, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. UBND tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo tình hình và số liệu về nông – lâm nghiệp - thủy văn (1996 - 2000, số 07-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo tổng kết kinh tế Hợp tác xã 5 năm 1996 - 2000, số 11-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2001), Thông báo số 01-TB/TU, ngày 30/01/2001 về việc phân công chỉ đạo các chương trình trọng tâm cần tập trung để tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế Thái Bình, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2001), Báo cáo tổng kết phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 2001 - 2005, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2001), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 01-NQ/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nghề và làng nghề ( 2001- 2005 ), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2003), Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 08/05/2003 về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng "cánh đồng 50 triệu đồng", lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 07/02/2004 về việc thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 23/12/2004, về chính sách phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2004), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, Số 45/BC-UBND, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Số 57/BC-UBND, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2004 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2005, Số 14-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2005), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các chương trình dự án lớn khác giai đoạn 2001-2005 của tỉnh Thái Bình, Số 206/BC-KH, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Thông báo số 105-TB/TU, ngày 01/11/2006 về một số cơ chế, chính sách chủ yếu phát triển kinh tế giai đoạn 2006 - 2010, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 10/03/2006, về việc phê duyệt quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung thí điểm của 8 huyện, thành phố, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 13/7/2006, về việc ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư công trình nuôi trồng thủy sản và khu chăn nuôi tập trung thí điểm, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2006. Số 04-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nghề và làng nghề (2001 - 2005), lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2006), Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2007. Số 58-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2008), Thông báo số 442-TB/TU, ngày 31/12/2008 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Thông báo số 492-TB/TU, ngày 07/05/2009 về kết luận Đề án đẩy mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2015, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Báo cáo kết quả thực hiện dồn điền, đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh, Số 132/BC-STNMT, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 2/8/2004 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi giai đoạn 2004 - 2010” Số 141/BC-SNN & PTNT, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2010, Số 18-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh Thái Bình, Số 65/BC-UBND, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án phát triển cây rau màu vụ đông giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Thái Bình, Số 102/ BC-UBND, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2011, Số 06-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, Số 15/BC-UBND, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện thí điểm xây dựng 7 vùng chăn nuôi tập trung, Số 29/BC- SNN & PTNT, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. UBND tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 và một số nhiệm vụ chủ yếu năm 2012, Số 09-BC/TU, lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình. Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Anh Vũ (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tây Bắc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học, Hà Nội. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình Phụ lục 2 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 3 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 4 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Triệu đồng 2000 4 219 497 3 188 327 900 310 130 860 2001 4 305 459 3 190 032 962 467 152 960 2002 4 661 249 3 416 614 1 077 855 166 780 2003 4 635 376 3 226 160 1 238 836 170 380 2004 5 684 109 3 904 671 1 593 434 186 004 2005 6 266 301 4 044 568 2 014 563 207 170 Cơ cấu % 2000 100,00 75,56 21,34 3,10 2001 100,00 74,10 22,35 3,55 2002 100,00 73,30 23,12 3,58 2003 100,00 69,60 26,73 3,67 2004 100,00 68,69 28,03 3,27 2005 100,00 64,54 32,15 3,31 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 5 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Triệu đồng 2006 6 966 165 4 445 034 2 297 819 223 312 2007 7 891 956 4 969 014 2 671 431 251 511 2008 10 311 725 6 383 583 3 634 325 293 817 2009 11 419 757 6 817 707 4 275 901 326 149 2010 12 996 246 7 631 755 4 986 674 377 817 Cơ cấu % 2006 100,00 63,81 32,99 3,21 2007 100,00 62,96 33,85 3,19 2008 100,00 61,91 35,24 2,85 2009 100,00 59,70 37,44 2,86 2010 100,00 58,72 38,37 2,91 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 6 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ SO SÁNH Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Triệu đồng Giá so sánh 1989 1990 547 714 405 954 136 638 5 122 1991 521 340 390 660 125 979 4 701 1992 634 975 477 551 151 666 5 758 1993 702 259 528 425 166 178 7 656 1994 721 590 520 110 182 837 18 643 1995 738 187 547 816 181 381 8 990 Giá so sánh 1994 2000 3 664 388 2 789 690 751 537 123 161 2001 3711292 2758 144 821 548 131 600 2002 3 906 758 2 905 753 859 435 141 570 2003 3 893 240 2 761 687 986 783 144 770 2004 4 283 173 3 098 775 1 038 905 145 493 2005 4 353 335 2 981 101 1 226 532 145 702 Chỉ số phát triển (năm trước = 100) - % 2000 101,64 98,87 111,94 109,49 2001 101,28 98,87 109,32 106,85 2002 105,27 105,35 104,61 107,58 2003 99,65 95,04 114,82 102,26 2004 110,02 112,21 105,28 100,50 2005 101,64 96,20 118,06 100,14 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 7 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Cây hàng năm Cây lâu năm Tổng số Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Lúa Cây CN hàng năm Cây lâu năm Cây ăn quả Diện tích (Ha) 2000 227 664 220 389 173 141 7 277 7 275 40 5 275 2001 227 912 220 532 173 338 7 067 7 380 40 5 370 2002 226 827 217 684 171 808 7 477 9 143 23 7 160 2003 226 886 219 417 170 597 7 925 7 469 23 5 481 2004 234 324 226 698 168 555 9 967 7 626 19 5 502 2005 232 046 224 405 167 386 10 167 7 641 21 5 488 Chỉ số phát triển (năm trước = 100) -% 2000 98,73 98,58 100,58 96,68 103,54 100,00 104,98 2001 100,11 100,06 100,11 97,11 101,44 100,00 101,80 2002 99,52 98,71 99,12 105,80 123,89 57,50 133,33 2003 100,03 100,80 99,30 105,99 81,69 100,00 76,55 2004 103,28 103,32 98,80 125,77 102,10 82,61 100,38 2005 99,03 98,99 99,31 102,01 100,20 110,53 99,75 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 8 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG Cây hàng năm Cây lâu năm Tổng số Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Lúa Cây CN hàng năm Cây lâu năm Cây ăn quả Diện tích (Ha) 2006 226 416 218 745 166 011 10 309 7 671 21 5 532 2007 230 151 222 539 174 151 10 886 7 612 21 5 647 2008 229 418 221 806 177 624 10 437 7 612 21 5 647 2009 229 825 222 229 175 643 13 443 7 596 21 5 662 2010 237 406 229 914 166 400 18 704 7 492 20 5 702 Chỉ số phát triển (năm trước = 100) -% 2006 97,57 97,48 99,18 101,40 100,39 100,00 100,80 2007 101,65 101,73 104,90 105,60 99,23 100,00 102,08 2008 99,68 99,67 101,99 95,88 100,00 100,00 100,00 2009 100,18 100,19 98,88 128,80 99,79 100,00 100,27 2010 103,30 103,46 99,98 139,14 98,63 95,24 100,71 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 9 NĂNG SUẤT LÚA Tổng số Chia ra Lúa đông xuân Lúa mùa Năng suất (Tạ/ha) 2000 60,68 66,32 55,16 2001 57,34 64,71 50,10 2002 62,95 67,40 58,58 2003 54,56 69,20 40,14 2004 63,56 70,19 57,06 2005 58,64 71,06 46,41 Chỉ số phát triển (năm trước = 100)-% 2000 98,55 102,00 94,78 2001 94,50 97,57 90,83 2002 109,78 104,16 116,93 2003 86,67 102,67 68,52 2004 116,50 101,43 142,15 2005 92,26 101,24 81,34 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 10 NĂNG SUẤT LÚA Tổng số Chia ra Lúa đông xuân Lúa mùa Năng suất (Tạ/ha) 2006 65,03 71,09 59,10 2007 61,54 61,02 62,05 2008 65,67 70,01 61,32 2009 66,15 70,35 62,00 2010 66,37 70,60 62,19 Chỉ số phát triển (năm trước = 100)-% 2006 110,90 100,04 127,34 2007 94,63 85,83 104,99 2008 106,71 114,73 98,82 2009 100,73 100,49 101,11 2010 100,33 100,36 100,31 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 11 NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ Đơn vị tính: Tạ/ha 2001 2003 2004 2005 A. Năng suất BQ1 vụ trong năm Toàn tỉnh 57,34 54,56 63,56 58,64 Thành phố Thái Bình 52,67 44,90 61,36 49,30 Quỳnh Phụ 60,94 57,28 63,85 61,49 Hưng Hà 63,23 59,36 63,92 61,22 Đông Hưng 63,44 61,62 64,62 61,88 Thái Thụy 51,85 55,72 64,10 56,08 Tiền Hải 51,39 54,97 65,18 55,93 Kiến Xương 55,36 47,04 64,08 58,38 Vũ Thư 56,10 45,68 62,60 56,34 B. Năng suất bình quân cả năm (trên diện tích canh tác 2 vụ lúa trong năm) Toàn tỉnh 114,81 109,34 127,25 117,47 Thành phố Thái Bình 105,42 89,00 122,72 98,19 Quỳnh Phụ 121,86 114,55 127,79 122,96 Hưng Hà 126,74 119,13 128,15 122,77 Đông Hưng 126,87 123,19 129,23 123,73 Thái Thụy 104,23 112,03 122,54 113,10 Tiền Hải 102,94 110,17 130,45 112,01 Kiến Xương 110,82 94,22 128,24 116,96 Vũ Thư 111,12 91,42 125,22 112,36 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 12 SỐ LƯỢNG VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐVT 2001 2003 2004 2005 - Tổng số trâu, bò Con 48227 50706 54081 60602 Trong đó: + Tổng số trâu + Tổng số bò Con 7964 7095 6717 6652 40263 43611 47364 53950 Tổng số đàn lợn 1000 con 778 906 1015 1134 Trong đó: + Lợn nái + Nái ngoại + Lợn thịt 1000 con 180 203 214 230 2,343 598 703 800 904 - Tổng số đàn gia cầm Trong đó: + Gà + Vịt, ngan, ngỗng 6360 8532 7795 8150 4972 6694 6130 6319 1388 1838 1665 1831 - Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 72455 83886 93540 113945 + Thịt trâu, bò hơi Tấn 2500 1532 1599 1683 + Thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 61410 70960 80677 100017 + Thịt gia cầm Tấn 8545 11394 11264 12245 - Sản lượng trứng gia cầm Triệu quả 130 154 148 157 - Sản lượng mật ong sản xuất Tấn 87 113 126 139 - Sản lượng kén tằm Tấn 929 1226 1170 893 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình – Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 13 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số Chia ra Nuôi trồng thủy sản Khai thác thủy sản Dịch vụ thủy sản Tính theo giá hiện hành 2000 355 671 182 491 165432 7748 2001 428 273 250 140 169639 8494 2002 497864 300 156 188500 9208 2003 525 704 294 723 219409 11572 2004 667 025 425 134 227341 14550 2005 848436 523 406 306206 18824 Tính theo giá so sánh 2000 271 333 143 580 120005 7748 2001 306 141 174892 122755 8494 2002 341 433 195 908 136317 9208 2003 352018 172270 168 176 11572 2004 406 982 240 332 152604 14046 2005 454 189 260194 176 398 17597 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 14 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN Đơn vị tính: Triệu đồng Tổng số Chia ra Khai thác thủy sản Nuôi trông thủy sản Dịch vụ thủy sản Tính theo giá hiện hành 2006 995 339 632 24 2007 1192 396 767 29 2008 1560 522 1002 36 2009 1867 618 1205 45 2010 2176 704 1427 46 Tính theo giá so sánh 2006 515 190 306 19 2007 567 203 342 22 2008 619 213 383 23 2009 704 240 437 27 2010 775 260 489 26 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 15 SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ Đơn vị tính: Tấn Tổng số 2001 2003 2004 2005 2006 22329 19770 29215 32988 39188 Thành phố Thái Bình 56 483 900 988 1 139 Quỳnh Phụ 1349 1 118 1458 1821 2375 Hưng Hà 2228 2629 3184 3797 4415 Đông Hưng 1510 1208 1953 2314 2666 Thái Thụy 4650 4918 6553 6848 8132 Tiền Hải 8850 6118 11454 12510 14539 Kiến Xương 1770 1479 1623 2008 2611 Vũ Thư 1916 1817 2090 2702 3311 Tổng số 2006 2007 2008 2009 2010 39,2 78,0 89,0 101,7 114,5 Thành phố Thái Bình 1,1 1,0 1,7 1,8 1,9 Quỳnh Phụ 2,4 3,0 3,2 3,7 3,8 Hưng Hà 4,4 6,0 6,0 6,9 7,2 Đông Hưng 2,7 3,0 3,3 3,7 3,8 Thái Thụy 8,1 34,0 37,8 42,5 46,0 Tiền Hải 14,5 23,0 28,3 33,5 41,8 Kiến Xương 2,6 4,0 4,1 4,9 5,1 Vũ Thư 3,4 4,0 4,6 4,7 4,9 Ghi chú: Sản lượng thủy sản gồm: cá, tôm, moi, mực, cua, ghẹ, ngao vọp, thủy sản khác (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 16 SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ Đơn vị tính: Tấn Tổng số 2001 2003 2004 2005 12727 12157 16307 19733 Thành phố Thái Bình 46 478 882 973 Quỳnh Phụ 1349 1 115 1458 1821 Hưng Hà 2188 2599 3154 3767 Đông Hưng 1510 1205 1950 2310 Thái Thụy 2290 2052 3460 4218 Tiền Hải 1680 1450 1732 1973 Kiến Xương 1750 1447 1585 1972 Vũ Thư 1914 1811 2086 2699 Phụ lục 17 SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ Đơn vị tính: Tấn Tổng số 2001 2003 2004 2005 1357 2344 2683 2201 Thành phố Thái Bình - - - - Quỳnh Phụ - - - - Hưng Hà 20 20 20 20 Đông Hưng - - - - Thái Thụy 690 1 151 1345 1019 Tiền Hải 635 1 151 1 289 1138 Kiến Xương 10 20 25 21 Vũ Thư 2 2 4 3 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 18 HOẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ STT Vùng CNTT xã Hoạch toán hiệu quả kinh tế Tỷ xuất lợi nhuận (%) Lợi nhuận BQ/hộ (triệu đ) Giá trị/ha canh tác (triệu đ) Lợi nhuận/ha canh tác (triệu đ) Đông kinh 70,65 999,74 207,79 26,24 Thụy Ninh 62,47 568,79 138,16 23,46 Vũ Tiến 62,00 299,12 72,94 27,00 Đông Đô 28,26 259,96 62,22 14,06 An Tràng 17,50 134,70 25,30 10,55 Nam Thắng 32,04 202,52 70,91 18,03 Vũ Thắng 0 0 0 0 Tổng 272,92 2.464,83 577,32 BQ 7 vùng 410,80 96,22 21,90 Trung bình/hộ 49,6 Phụ lục 19 KẾT QUẢ ĐẦU TƯ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TT Vùng chăn nuôi xã Đầu tư xây dựng cơ bản vùng CNTT Kinh phí (tr.đ) Công trình đã thực hiện Tổng Ngân sách tỉnh Ngân sách địa phương Dân đóng góp Đường bê tông (m) Cống cấp, thoát nước (cái) Mương cấp, tiêu (m) Hệ thống điện Đường hạ thế (m) Trạm biến áp (trạm Đông kinh Vùng 1 2.010 1.560 450 8.26 3 700 570 1 Vùng 2 0 0 0 0 0 0 270 0 Thụy Ninh Vùng 1 2.953 2.953 0 564 2 642,2 600 1 Vùng 2 1.760 1.400 300 60 371 1 463 0 0 Đông Đô 896 800 96 720 0 502 620 0 An Tràng 1.850 1.400 450 637 1 637 637 1 Vũ Tiến 2.573 1.801 772 698 4 471 490 1 Nam Thắng 5.634,6 3.340 2.294,6 1.375 0 2.300 1.300 0 Vũ Thắng 680 650 30 950 Cộng 18.356,6 13.904 4.392,6 60 6.141 11 5.715,2 4.497 4 (Nguồn: Tổng hợp các báo tổng kết tỉnh Thái Bình năm 2011) Phụ lục 20 DIỆN TÍCH CHUỒNG TRẠI, VỐN ĐẦU TƯ, CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC VÙNG TỪ CÁC HỘ CHĂN NUÔI STT Vùng chăn nuôi tập trung xã Diện tích xây dựng chuồng trại (m2) Vốn đầu tư Đông kinh Vùng 1 3.160 5.530 3.900 1.630 Vùng 2 1.775 3.625 2.760 865 Thụy Ninh Vùng 1 2.044 3.655 1.805 1.850 Vùng 2 1.620 2.470 1.485 985 Đông Đô 1.850 3.820 2.990 830 An Tràng 1.070 995 780 215 Vũ Tiến 1.915 3.585 1.925 1.660 Nam Thắng 2.310 5.688 2.100 3.588 Vũ Thắng 0 0 0 0 Cộng 15.744 29.368 17.745 11.623 (Nguồn: Tổng hợp các báo tổng kết tỉnh Thái Bình năm 2011) Phụ lục 21 SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI CỦA CÁC HỘ TẠI THỜI ĐIỂM KIỂM TRA NĂM 2010 STT Vùng CNTT xã Hiện trạng chăn nuôi (con) Lợn Gà Vịt, ngan Khác Lợn nái Lợn thịt Gà đẻ Gà thịt Đẻ Thịt Đông kinh 70 860 650 5.650 4.980 1.220 Thụy Ninh 121 870 200 6.650 1.770 4.500 Vũ Tiến 16 177 875 700 4.520 - Đông Đô 6 60 25 2.750 565 2.900 150 ngỗng; 300 thỏ An Tràng 5 20 40 270 200 - Nam Thắng 33 167 219 697 2.300 1.430 Tổng 251 2.154 2.009 16.717 14.335 10.050 BQ/hộ 1,99 17,10 15,94 132,67 13,77 79,76 (Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết tỉnh Thái Bình năm 2011) Phụ lục 22 DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC,SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG TỈNH THÁI BÌNH SO VỚI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Đơn vị hành chính 2000 2005 DT NT (ha) Sản lượng (tấn) DT NT (ha) Sản lượng (tấn) ĐBSH 68349,8 112957 107800 379300 Hà Nội 3373 7746 3100 10430 Hà Tây 7216 8724 10500 24012 Vĩnh Phúc 3907 5600 9877 Bắc Ninh 5544 4600 17607 Quảng Ninh 4192 18600 64864 Hải Dương 6747,3 11653 8600 30594 Hải Phòng 13076,9 19424 13500 70256 Hưng Yên 3070 5572 4100 12704 Thái Bình 9460 19016 12200 62529 Hà Nam 3930,4 4331 5400 12266 Nam Định 11592 17627 14000 60118 Ninh Bình 3720,4 5221 7600 14043 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2005, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 23 SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM CỦA TỈNH THÁI BÌNH ( 2007 - 2010) Đơn vị tính: Nghìn con Tên 2007 2008 2009 2010 Trâu 5,8 5,6 5,5 5,5 Bò 67 64 65 64 Lợn 1.042 1.027 1.111 1.131 Gia cầm 7.772 7.962 8.550 9.062 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 24 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH THÁI BÌNH (theo giá hiện hành) Năm Tổng  số Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ thủy sản Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) 2000 355.671 182.491 51,3 165.432 46,5 7.748 2,2 2005 848.436 523.406 61,7 306.206 36,1 18.824 2,2 2007 1.192.000 767.000 64,34 396.000 33,22 29.000 2,43 2008 1560.000 1.002.000 64,23 522.000 33,46 36.000 2,31 2009 1.867.000 1.205.000 64,53 618.000 33,08 45.000 2,39 2010 2.176.000 1.427.000 65,56 704.000 32,33 46.000 2,11 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội) Phụ lục 25 SẢN LƯỢNG THỦY SẢN PHÂN THEO HUYỆN,THÀNH PHỐ CỦA TỈNH THÁI BÌNH Đơn vị: Nghìn tấn Đơn vị hành chính 2007 2008 2009 2010 Tổng số 78,0 89,0 101,7 114,5 Tphố. Thái Bình 1,0 1,7 1,8 1,9 Huyện Quỳnh Phụ 3,0 3,2 3,7 3,8 Huyện Hưng Hà 6,0 6,0 6,9 7,2 Huyện Đông Hưng 3,0 3,3 3,7 3,8 Huyện Thái Thụy 34,0 37,8 42,5 46,0 Huyện Tiền Hải 23,0 28,3 33,5 41,8 Huyện Kiến Xương 4,0 4,1 4,9 5,1 HuyệnVũ Thư 4,0 4,6 4,7 4,9 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình - Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_thai_binh_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_n.doc
  • docBia L.A.doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docBia tom tat L.A (Tieng Viet).doc
  • docThong tin mang (Tieng Anh).doc
  • docThong tin mang (Tieng Viet).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Anh).doc
  • docTom tat L.A (Tieng Viet).doc
Tài liệu liên quan