Luận án Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- TRƯƠNG THÚY HẰNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- TRƯƠNG THÚY HẰNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC Y

pdf211 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trịnh Duy Luân 2. TS. Dương Kim Anh HÀ NỘI 2021 i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, tôi đã hoàn thành Luận án tiến sĩ xã hội học “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng”. Đây là quá trình giúp tôi thêm trưởng thành trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của mình, đồng thời có thêm cái nhìn sâu sắc về khoa học và thực tiễn cuộc sống. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Xã hội học, các thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt GS.TS Nguyễn Hữu Minh đã tận tình chỉ dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, nơi tôi công tác, đã luôn khuyến khích, ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Xin đặc biệt tri ân tới Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Khoa Giới và Phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, cảm ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp và các em sinh viên đã chia sẻ, tiếp sức giúp tôi vượt qua những tháng ngày học tập, nghiên cứu vất vả. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc tới GS.TS. Trịnh Duy Luân, TS. Dương Kim Anh, PGS.TS Nguyễn Xuân Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi từ khi thực hiện luận văn thạc sĩ tới luận án tiến sĩ. Được làm việc với các thầy cô, được thầy, cô hướng dẫn chỉ bảo, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức, tôi không những trưởng thành hơn về mặt khoa học mà còn hiểu biết thêm nhiều điều sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp, sự kiên trì và bản lĩnh của một nhà nghiên cứu. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh của hai trường THPT Lý Thái Tổ và Ngô Gia Tự, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, các cán bộ của Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội. Đó là những người đã nhiệt tình cung cấp, chia sẻ thông tin, giúp tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu thực địa. Sau cùng, và đặc biệt quan trọng, tôi xin dành lời cảm ơn yêu thương tới gia đình lớn (bố mẹ, anh chị em), gia đình nhỏ với chồng và con trai yêu quí. Đó là những người thân yêu, ruột thịt đã luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ và đồng hành cùng tôi ở mọi nơi, mọi lúc, giúp tôi yên tâm học tập, công tác và hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh Trương Thúy Hằng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Duy Luân và TS. Dương Kim Anh. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Trương Thúy Hằng iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU .................................................................................. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 5 5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 5.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 7.1. Tổng quan, phân tích tài liệu ..................................................................... 6 7.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi ............................................................. 6 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................... 7 7.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 7 8. Phương pháp chọn mẫu và nghiên cứu thực địa .......................................... 8 9. Các biến số và lược đồ phân tích .................................................................. 9 10. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................ 10 10.1. Cỡ mẫu định tính .................................................................................... 10 10.2. Cỡ mẫu định lượng................................................................................. 11 10.3. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu định lượng ................................ 13 11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 16 12. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ............................................... 17 iv 13. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án .............................................. 18 13.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 18 13.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 18 12. Kết cấu của luận án ................................................................................ 19 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 21 1.1. Định hướng nghề nghề nghiệp và vai trò của việc chọn nghề .............. 21 1.1.1. Một số khái niệm về định hướng nghề nghiệp ...................................... 21 1.1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề ........................ 22 1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay ............................. 23 1.2.1. Sự lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp ...................... 23 1.2.2. Những nghề học sinh ưu tiên lựa chọn ................................................. 24 1.2.3. Khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ..................... 26 1.2.4. Các yếu tố quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh ...... 27 1.2.5. Thực trạng công tác hướng nghiệp ....................................................... 29 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 31 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh ....... 31 1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh .......................................................................... 41 1.4. Giải pháp trong đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp .......... 50 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .......... 53 2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 53 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới ........................................ 53 2.1.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................ 60 2.1.3. Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ...................................................................................................... 61 2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 62 2.2.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý ...................................................................... 62 v 2.2.3. Lý thuyết xã hội hóa & xã hội hóa giới ................................................. 66 2.3. Một số văn bản luật pháp, chính sách liên quan ................................... 69 2.3.1. Một số chính sách liên quan đến định hướng nghề nghiệp .................. 69 2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ........................................... 70 2.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 72 2.4.1. Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh............ 72 2.4.2.Thông tin chung về hai trường trung học phổ thông ............................. 74 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................ 77 3.1. Khác biệt giới trong nhận thức về sự phù hợp của nghề, một số đặc tính của nghề theo giới của học sinh trung học phổ thông ................................. 77 3.1.1. Nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ............................................................................................ 77 3.1.2. Khác biệt giới trong nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ....................................................... 80 3.1.3. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông .......................................................................... 83 3.1.4. Khác biệt giới trong nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ........................................... 85 3.2. Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ...................... 89 3.2.1. Định hướng khối ngành theo học của học sinh trung học phổ thông ... 89 3.2.2. Định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học) của học sinh trung học phổ thông .................................................................................. 92 3.2.3. Khác biệt giới trong định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học) của học sinh trung học phổ thông ................................................. 94 3.3. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 95 vi 3.3.1. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông .................................................................................................. 95 3.3.2. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ............................................................................................ 98 3.4. Khác biệt giới trong lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông .............................................................. 101 CHƯƠNG 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 106 4.1. Lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp ................................ 106 4.1.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông đến lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp tương lai của học sinh .......................... 106 4.1.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ về nghề nghiệp của gia đình của học sinh trung học phổ thông.......................... 108 4.2. Một số hoạt động định hướng nghề nghiệp từ phía nhà trường ......... 109 4.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông tới một số hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường .......................................... 110 4.2.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới các hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường .......................................... 112 4.3. Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp ......................... 113 4.3.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp ............................................................................................. 113 4.3.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ......................... 114 4.4. Lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp .................................. 115 4.4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè ..... 115 4.4.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp ................................................................. 117 4.5. Truyền thông đại chúng về nghề nghiệp ............................................. 117 4.5.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng ......................................... 118 vii 4.5.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông ..................... 119 4.6. Đánh giá của học sinh về ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, bạn bè và truyền thông đến định hướng nghề nghiệp ................................................ 120 4.6.1. Đánh giá của học sinh về yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới dự định lựa chọn nghề nghiệp của mình .................................................................... 121 4.6.2. Khác biệt giới trong đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng tới dự định lựa chọn nghề nghiệp ................................................................ 123 4.7. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông .............................. 129 4.7.1. Sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ học sinh và các động cơ lựa chọn .................................................................................................... 129 4.7.2. Mối liên hệ giữa học lực, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam và nữ ...................................... 131 4.7.3. Mối liên hệ giữa gia đình với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam và nữ .................................................................................................... 132 4.7.4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ...................................................... 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 144 Kết luận ...................................................................................................... 144 Khuyến nghị ............................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 151 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO ............................................... 152 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 161 1. Phụ lục: Bảng hỏi ................................................................................... 161 2. Phụ lục: Các hướng dẫn phỏng vấn sâu ................................................. 170 3. Phụ lục: Hình ảnh nghiên cứu thực địa .................................................. 174 4. Phụ lục số liệu ........................................................................................ 180 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Một số đặc trưng cơ bản của học sinh Bảng 2. Một số đặc điểm liên quan đến gia đình học sinh Bảng 3. Một số đặc điểm của cha và mẹ học sinh thuộc mẫu khảo sát Bảng 3.1. Quan niệm về sự phù hợp nghề nghiệp theo giới của học sinh Bảng 3.2. Nhận thức về sự phù hợp của nghề theo giới của học sinh nam, nữ Bảng 3.3. Nhận thức về những đặc điểm nghề nghiệp phù hợp theo giới của học sinh Bảng 3.4. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp theo giới của học sinh nam, nữ Bảng 3.5. Khối đang theo học của học sinh Bảng 3.6. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh Bảng 3.7. Dự định lựa chọn nghề nghiệp theo giới của học sinh Bảng 3.8. Lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Bảng 3.9. Lý do lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp Bảng 4.2. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.3. Mức độ quan tâm của học sinh tới hoạt động hướng nghiệp của nhà trường Bảng 4.4. Mức độ quan tâm của học sinh nam, nữ tới các hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp Bảng 4.6. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.7. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp Bảng 4.8. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.9. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng ix Bảng 4.10. Mức độ quan tâm tới các khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng của học sinh nam, nữ Bảng 4.11. Sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.12. Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.13. Một số đặc điểm cá nhân & sự trong lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.14. Một số đặc điểm gia đình & sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của học sinh nam, nữ x DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 3.1. Sự lựa chọn khối ngành theo học của học sinh nam, nữ Biểu 3.2. Dự định về bậc học của học sinh Biểu 3.3. Định hướng theo bậc học của học sinh nam, nữ Biểu 3.4. Dự định lựa chọn nghề của học sinh nam, nữ Biểu 4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Biểu 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của gia đình tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Biểu 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo và bạn bè tới bản thân học sinh nam, nữ Biểu 4.4. Đánh giá ảnh hưởng của truyền thông đại chúng về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích CNTT Công nghệ thông tin CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UN Women Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới ĐTB Điểm trung bình CEO Giám đốc điều hành HS Học sinh ĐKG Định kiến giới NCS Nghiên cứu sinh LĐ-TB-XH Lao động - Thương binh và Xã hội KTTT Kinh tế thị trường PVS Phỏng vấn sâu UBND Ủy ban Nhân dân SL Số lượng THPT Trung học phổ thông TCH và HNQT Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế UNESO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp được hiểu là một quá trình dự định, dự tính về công việc sẽ lựa chọn để làm trong tương lai của mỗi con người. Quá trình này được hình thành từ môi trường xã hội hóa cả trong gia đình và ngoài xã hội. Từ khi còn nhỏ, mỗi người con thường được cha mẹ hỏi: lớn lên con thích làm nghề gì? Đến cuối bậc trung học phổ thông (THPT), thiên hướng về nghề nghiệp tương lai của các em ngày càng được đặt ra. Trước khi kết thúc bậc học này, các em sẽ đứng trước quyết định sẽ lựa chọn ngành nghề nào cho tương lai một cách nghiêm túc và thực tế. Theo tác giả Phạm Thị Nga (2013: 92), định hướng nghề nghiệp là quá trình con người nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và xác định cho mình một nghề trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh THPT góp phần phản ánh đặc trưng nghề nghiệp của xã hội và quan hệ cung cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, những định hướng này cũng chịu ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: gia đình, trường học, năng lực của bản thân, mạng lưới xã hội, truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, v.v. (Hà Thúc Dũng & Nguyễn Ngọc Anh, 2012; Ronald McQuaid & cộng sự, 2004). Mọi xã hội đều có hệ thống cấu trúc các nghề nghiệp của mình, trong đó, khuôn mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong tìm hiểu, lựa chọn nghề nghiệp - hay sự lựa chọn dựa trên cơ sở giới (Helen S.Farmer, 1995). Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp theo giới. Phụ nữ có xu hướng được đại diện quá mức trong các nghề nghiệp nữ tính truyền thống và cũng có xu hướng thấp hơn về lương và uy tín, trong khi nam giới có xu hướng được đại diện quá mức trong công việc truyền thống nam tính với mức lương và uy tín cao hơn (Lê Thị Kim Lan, 2015; Callahan & Megan Norene, 2015; Tổng cục thống kê, 2019). Xu hướng khác biệt trong lựa chọn nghề nghiệp có thể tiếp tục củng cố các 2 khuôn mẫu giới, định kiến giới trong việc làm nói riêng và trong xã hội nói chung. Điều này có thể gây lãng phí nguồn nhân lực, không kích thích sự sáng tạo và cống hiến của hai giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu của ILO (2015) đã chỉ ra sự khác biệt trong tuyển dụng lao động theo giới: trong các đăng tuyển có yêu cầu về giới tính, các công việc mang tính chất kỹ thuật, chuyên sâu hơn và đòi hỏi kỹ năng cao hoặc các công việc yêu cầu di chuyển nhiều hơn, thường chỉ tuyển nam giới, như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư, và công nghệ thông tin. Trong khi đó, phụ nữ thường được yêu cầu cho công việc mang tính chất hỗ trợ và văn phòng như lễ tân, thư ký và trợ lý, kế toán, nhân sự và hành chính. Niềm tin và những mong đợi về các phẩm chất về giới trong công việc cho thấy cho thấy có quan niệm khác nhau về sự phù hợp giữa nam và nữ trong nghề nghiệp (Shinnar R.S. & cộng sự, 2012). Điều này có thể dẫn tới khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Khác biệt giới trong nghề nghiệp đã tạo ra các công việc điển hình của nam giới hay nữ giới trong xã hội. Điều này góp phần gây nên những bất bình đẳng trên thị trường lao động nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Ở Việt Nam, mặc dù quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội hơn nhưng thị trường lao động vẫn tiếp tục bị phân hóa theo giới. Phụ nữ vẫn nhận lương thấp hơn nam giới ngay cả khi có trình độ tương đương, phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các công việc không chính thức và dễ bị tổn thương, và ít được bảo vệ xã hội (UN Women, 2016: 2, 11). Có thể thấy, khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động, việc làm vẫn còn tồn tại. Trong quá trình xã hội hóa về giới, hiểu trong khía cạnh nghề nghiệp, khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp là sự khác nhau giữa nam và nữ trong quá trình định hướng nghề nghiệp của bản thân. Quá trình này không chỉ dừng lại ở bậc học THPT. Đây là quá trình mang dấu mốc quan trọng, với nhiều kỳ vọng của bản thân, gia đình và xã hội. Học sinh nhận thức được các khía cạnh giới liên quan đến nghề nghiệp là hết sức quan trọng, bởi “Hiểu đúng về giới và giới tính giúp chúng ta nhận diện được những yếu tố sinh học và xã hội gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân, năng lực cũng như lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh” 3 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015: 17). Bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT là vấn đề được quan tâm. Nó không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi giới còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị truyền thống. Điều đó có thể dẫn tới những mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống và các định hướng giá trị hiện tại, có thể khiến các cá nhân không có cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, dẫn tới sự mất cân bằng nghề nghiệp theo giới trong thị trường lao động.v.v. Từ Sơn, Bắc Ninh là thị xã cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, là quê hương của các vị vua Triều Lý. Nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa với những lễ hội truyền thống mang bản sắc dân ca quan họ. Đây cũng là quê hương của phong trào “Nghìn việc tốt” ở Tam Sơn, quê hương của nguyên Tổng bí thư Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, và quê hương của nhà văn hiện thực Kim Lân với tác phẩm “Làng” (xuất bản lần đầu tiên năm 1948) nổi tiếng. Bên cạnh đó, Từ Sơn là địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước như làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề sắt Đa Hội, làng Đình Bảng, Phù Lưu, Đồng Nguyên, Sặt có tiếng giỏi kinh doanh buôn bán. Là một địa phương với bản sắc văn hóa phong phú, kinh tế-xã hội phát triển, Từ Sơn có nhiều nét đặc sắc thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm qua. Từ Sơn đang đang đứng trước sự thay đổi từng ngày. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp của thanh niên, học sinh hiện nay ra sao là điều đáng bàn luận. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại Từ Sơn trong những năm qua tạo thêm sức hút khiến tác giả mong muốn tìm hiểu ở nhiều khía cạnh. Trong xu hướng nhân loại đang và sẽ sống trong một thế giới đô thị hơn là một thế giới nông thôn, việc tăng cường hiểu biết của chúng ta về đời sống đô thị từ nhiều phương diện, trong đó có cách nhìn của xã hội học góp phần đóng góp cho quá trình phát triển đô thị và xã hội nói chung hiện nay (Trịnh Duy Luân, 2013: 294). Phát triển bền vững là mục tiêu mà mỗi cộng đồng, quốc gia và toàn nhân loại đang hướng tới, thể hiện rõ qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Liên Hợp Quốc. Giải quyết tốt việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nam nữ sẽ góp phần thực hiện mục tiêu các mục tiêu 4 phát triển bền vững SDG4, SDG5 và SDG11 (Chất lượng giáo dục, Bình đẳng giới, Phát triển Đô thị và cộng đồng bền vững) trong Chương trình Nghị sự này. Từ những vấn đề được nêu ra ở trên, có thể đặt ra những câu hỏi như: Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay ra sao? Giữa nam và nữ học sinh THPT có những khác biệt nào trong định hướng nghề nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những khác biệt này? Đây là những câu hỏi mà các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Với đề tài “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hưởng”, Luận án hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích trên cơ sở những quan điểm lý luận và bằng chứng thực tiễn về chủ đề này. Qua đó có thể góp phần phát huy tối đa tiềm năng của học sinh THPT trong tương lai mà không bị cản trở bởi định kiến giới, khuôn mẫu giới trong lựa chọn nghề nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT và các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của HS nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT, bao gồm: một số khái niệm giới, khác biệt giới, định hướng nghề nghiệp và các lý thuyết tiếp cận liên quan; 2) Xác định rõ định hướng nghề nghiệp của HS trong bối cảnh hiện tại; chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT; 3) Phân tích và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT; 5 4) Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các em phát huy tốt định hướng nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của mình, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. 3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện tại của HS THPT thể hiện như thế nào? Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện ra sao trong bối cảnh hiện tại? 2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT? 3) Làm thế nào để phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em dựa trên các khác biệt đó? 4. Giả thuyết nghiên cứu 1) Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện rõ ở một số nhóm nghề điển hình có xu hướng nam hoặc nữ lựa chọn nhiều. 2) Cá nhân (yếu tố nhận thức), gia đình, truyền thông và bạn bè là những nhóm yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT, trong đó yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT; Các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT. 5.2. Khách thể nghiên cứu 1) Học sinh nam và nữ thuộc hai nhóm: Nhóm HS đang học lớp 11 và nhóm HS đang học lớp 12; 2) Giáo viên đang giảng dạy khối HS lớp 11 và 12; 3) Cha mẹ HS đang học lớp 11, 12; 6 4) Cán bộ Sở Giáo dục đào tạo, sở Lao động Thương binh & Xã hội; 5) Chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục, việc làm; 6) Chuyên gia hướng nghiệp. 6. Phạm vi nghiên cứu 1) Nghiên cứu tạ...ách nghề nghiệp). Bốn thành thành tố này gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, bảo đảm tính liên tục của các giai đoạn hướng nghiệp. Như vậy, hướng nghiệp đề cập ở đây đã vượt ra khỏi phạm vi nhà trường phổ thông, liên quan đến cả tuyền chọn nghề, thích ứng nghề và hơn nữa, cả tư vấn và dịch vụ việc làm. 1.1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề Từ định hướng nghề nghiệp đến lựa chọn nghề, nhiều nghiên cứu đã đánh giá vai trò hoạt động này và khẳng định ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn đối với xã hội. Theo các nhà xã hội học, có thể chia định hướng giá trị của thanh niên thành hai loại, loại có lợi và loại bất lợi cho sự phát triển xã hội. Xã hội cần định hướng nghề nghiệp cho thanh niên theo những giá trị có lợi cho sự phát triển. Định hướng có lợi hướng vào sự năng động, tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo, hướng tới tương lai sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và xã hội (Nguyễn Bá Ngọc, 2007). Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn là biện pháp tích cực nhằm phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS hay THPT. Định hướng nghề nghiệp tốt giúp HS kết hợp hài hòa giữa lợi ích của bản thân và xã hội (Trần Quốc Vượng & Vũ Quốc Anh, 2007). Nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008: 6-7) nhấn mạnh quá trình định hướng 23 nghề nghiệp, giúp các em hiểu rõ về các ngành nghề trong xã hội, khám phá nhu cầu sở thích, khả năng của mình. Cùng với sự hỗ trợ của nhà trường, định hướng nghề nghiệp tốt giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phát huy tối đa khả năng của cá nhân, góp phần làm cho việc đào tạo trở nên thiết thực, khai thác và sử dụng nguồn lao động hiệu quả hơn. Lựa chọn đúng nghề nghiệp sẽ là một nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự thành đạt của con người (Đặng Thanh Nhàn, 2010: 27). Việc định hướng nghề ở HS lớp 12 không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Định hướng nghề nghiệp tốt giúp người lao động hiểu rõ bản thân mình và có cống hiến hữu ích cho xã hội (Ngô Minh Duy 2011: 14; Nghiêm Thị Lịch & Đàm Thị Thu Trang, 2016). Như vậy, có thể nói việc lựa chọn nghề nghiệp đúng sẽ phát huy năng lực và sở trường làm việc của mỗi người, nhờ vậy mà giúp giảm chi phí đào tạo, tăng năng suất lao động xã hội, kích thích nền kinh tế quốc gia phát triển. Ở giai đoạn duy trì và phát triển nghề, lựa chọn công việc đúng với sở thích, sở trường sẽ giúp người lao động say mê, nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn (Phạm Thị Nga, 2013:92). 1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay 1.2.1. Sự lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp, các em HS còn khá lúng túng và chưa hiểu rõ về vấn đề này. Học sinh quan tâm đến nhiều vấn đề khi chọn nghề, nhưng thật sự chưa hiểu biết nhiều về nghề mà mình chọn. Nhiều em vẫn xem đại học là con đường duy nhất và chọn một nghề là phải gắn bó với nghề đó suốt đời. Nhiều HS thiếu hiểu biết nên đã chọn “đại khái” một nghề (Ngô Minh Duy, 2011). Khi nêu nguyện vọng về ngành nghề, trường học thì đa số HS vẫn dựa vào cảm tính, sở thích, theo bạn bè, là chủ yếu mà không căn cứ vào khả năng của bản thân. Điều này dẫn đến nhiều HS nhầm lẫn khi lựa chọn (Trương Thị Hoa, 2011: 57). 24 Tình trạng nêu trên khiến cho các em HS THPT, trong quá trình ba năm học, chưa thật sự nghiêm túc định hướng cho việc chọn ngành nghề tương lai (Hoàng Danh, 2016), hoặc chưa đủ năng lực định hướng nghề nghiệp cho bản thân, dù chỉ ở mức đơn giản. Nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008) đã chỉ ra các khó khăn trong lựa chọn nghề của HS THPT hiện nay: (1) Không biết thông tin đầy đủ về nghề; (2) Học sinh chọn được nghề phù hợp nhưng năng lực lại hạn chế; (3) Lo lắng về việc làm sau khi ra trường; (4) Lo lắng về thu nhập và sự ổn định của nghề; (5) Không xác định được năng lực, hứng thú, sở trường với nghề nào; (6) Thích một lúc nhiều nghề; (7) Công tác hướng nghiệp không hiệu quả; (8) HS không được tư vấn nghề; (9) Học sinh không biết được ý nghĩa xã hội của nghề và (10) HS chọn được nghề nhưng gia đình không ủng hộ vì lý do kinh tế. 1.2.2. Những nghề học sinh ưu tiên lựa chọn Nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008) chỉ ra rằng có rất ít HS tốt nghiệp THPT lựa chọn học trung học chuyên nghiệp hay học nghề, càng hiếm hơn là dự định làm công nhân trong các khu công nghiệp hay đi xuất khẩu lao động. Đa số đều muốn được làm kỹ sư, được làm “thầy” chứ không muốn làm “thợ”, dù là thợ có tay nghề. Những em có dự định hoặc lựa chọn những ngành nghề liên quan đến kinh doanh, buôn bán cũng không nhiều. Thống kê cho thấy HS lớp 12 tập trung lựa chọn top 10 nhóm nghề sau: 1) Các ngành thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh; 2) Các ngành Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông; 3) Các ngành Y, dược; 4) Ngành sư phạm; 5) Ngành nông, lâm, ngư nghiệp; 6) Ngành kiến trúc, xây dựng, giao thông vận tải; 7) Ngành văn hóa, nghệ thuật giải trí; 8) Các ngành thuộc lực lượng vũ trang; 9) Chuyên gia tư vấn; 10) Công tác xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra sự ưu tiên của các em trong lựa chọn các nghề “nóng”, đang được xã hội đánh giá cao như: tài chính, ngân hàng, kế toán, tin học ngoại ngữ, điện tử viễn thông, y, dược. Đây cũng là những nghề có cơ hội việc làm đang rộng mở và hứa hẹn thu nhập cao. Nghề dạy học - một nghề được xem là ổn định, dễ tìm 25 việc làm hơn, và được xã hội đề cao cũng chiếm vị trí ưu tiên cao, đặc biệt đối với HS vùng nông thôn và miền núi. Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả rằng HS chủ yếu xác định thi vào các trường đại học, tức là xu hướng muốn làm “thầy”, không muốn làm “thợ”. Tuy nhiên, khối trường sư phạm được nhiều HS lựa chọn nhất, tiếp theo là khối các ngành kĩ thuật, khối ngành văn hóa nghệ thật là khối trường HS lựa chọn ít nhất (Trương Thị Hoa, 2011:54). Đa số các em vẫn có quan niệm thành kiến về một số nghề, chưa nhận thấy được vai trò sự cần thiết của các ngành nghề trong xã hội, chưa có thái độ và niềm tin đúng đắn đối với mọi loại hình lao động. Tác giả cũng đi đến khẳng định, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trong việc tuyển sinh và đào tạo nghề hiện nay (Nguyễn Thị Thanh Huyền & Hồ Thị Thùy Dung, 2012: 18). Ngay cả HS học lực trung bình và yếu, kém cũng muốn tham gia thi đại học, cao đẳng (Trương Thị Hoa, 2011:55). Thậm chí, đa phần HS THPT dự định quyết tâm thi vào đại học (nếu không đỗ, học thêm chờ năm sau thi lại). Các tác giả khẳng định đa số HS THPT chưa được định hướng nghề phù hợp, chưa được chuẩn bị tốt để sau khi tốt nghiệp phổ thông (Nguyễn Văn Lê & Nguyễn Công Khanh, 2015). Điều này không chỉ dẫn tới nguy cơ thừa “thầy” thiếu “thợ”, mà còn dẫn tới nguy cơ gây lãng phí trong đào tạo nhân lực. Một xu hướng có thể đi du học, nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy sự định hướng nghề nghiệp chưa rõ nét, nghiên cứu của Ngô Minh Duy (2011) chỉ rõ rằng: Học sinh sẽ đi du học nếu không đậu được vào ngành, nghề, trường mà mình đã chọn. Đây là khuynh hướng mới xuất hiện ở những gia đình có điều kiện và có thể tiếp tục phát triển trong tương lai. Còn tồn tại tư tưởng học lên đại học để thoát nghèo dẫn đến lựa chọn nghề nghiệp chưa hợp lý (Nguyễn Thị Kim Nhung, Lương Thị Thành Vinh, 2018: 27). Như vậy có thể nhận thấy HS thường lựa chọn ngành nghề theo hướng làm “thầy” và theo sự phát triển và độ “nóng” hiện tại của nghề. Quan niệm truyền tai nhau qua các thời kỳ như “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách Khoa” hay “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm” không còn đúng nữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa chỉ 26 rõ có hay không sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong những nghề HS ưu tiên lựa chọn. 1.2.3. Khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Có sự khác biệt về xu hướng nghề nghiệp giữa HS nam và nữ, cụ thể như nghề giáo viên, bác sĩ, kế toán, luật sư, hướng dẫn viên du lịch tỉ lệ HS nữ chọn cao hơn so với nam, ngược lại như các nghề tự do, xây dựng, công an, bộ đội tỉ lệ HS nam chọn cao hơn so với nữ (Trương Thị Hoa, 2011). Có rất ít HS nam chọn nghề được cho là mang “tính nữ” như công việc điều dưỡng, chăm sóc, làm tóc, y tá, thư ký, giáo viên và người phục vụ, dịch vụ ăn uống. Và có rất ít HS nữ cảm thấy họ phù hợp với các nghề “nam tính” như lĩnh vực vũ trang, thiết kế máy tính, phần mềm, kỹ sư, lao động cơ bắp, lái xe tải, thợ sửa ống nước và thợ điện (Luca Flabbi, 2011; Ronald McQuaid & cộng sự, 2004; Denga, 1983, dẫn theo Tayo-Olajubutu, Olufunmilayo, 2014). Nam giới thường chọn & chiếm đa số trong các chuyên ngành như kĩ thuật, sản xuất, xây dựng và kiến trúc trong khi nữ giới chọn các ngành khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật (Luca Flabbi, 2011; Ngân hàng thế giới, 2014). Nghiên cứu của Ronald McQuaid & cộng sự (2004) cũng cho thấy sự khác biệt giới rõ nét trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS. Nam giới thường tập trung vào các ngành nam giới thống trị (ví dụ như bộ phận sản xuất, kỹ thuật). Trong khi đó, nữ giới tập trung hơn vào các lĩnh vực mở rộng của nền kinh tế (chẳng hạn như các ngành dịch vụ). Nữ giới được khuyến khích tham gia những nghề mang tính nghệ thuật nhiều hơn (Helen S. Farmer, 1995). Có thể thấy thấy rằng, các nghiên cứu ngoài nước chỉ ra thực trạng khác biệt giới trong lựa chọn ngành nghề rõ hơn so với các nghiên cứu trong nước. Một số nghiên cứu, báo cáo trong những năm gần đây cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong khuynh hướng lựa chọn ngành học theo giới tính (Lê Thị Kim Lan, 2015; Tổng cục thống kê, 2019). Phụ nữ có xu hướng được đại diện quá mức trong các nghề nghiệp nữ tính truyền thống và cũng có xu hướng thấp hơn về lương và uy tín, trong khi đàn ông có xu hướng được đại diện quá mức trong sự nghiệp truyền thống 27 nam tính với mức lương và uy tín cao hơn (Callahan & Megan Norene, 2015) cho rằng. Vẫn còn những khoảng trống giới tồn tại trong tiếp cận và lựa chọn trong chương trình kĩ thuật, dạy nghề và giáo dục đại học. Tỉ lệ nữ tham gia vào các chương trình kĩ thuật, sản xuất, xây dựng, truyền thông và công nghệ thông tin là rất thấp (UNESCO, 2019). Các ngành khai khoáng, xây dựng, vận tải kho bãi chủ yếu thu hút nam giới tham gia làm việc. Ngược lại, các ngành giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, làm thuê các công việc trong các hộ gia đình có tỉ lệ nữ tham gia nhiều hơn (Tổng cục thống kê, 2019). 1.2.4. Các yếu tố quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh Về mặt lý thuyết, Phạm Thị Nga (2013) đưa ra 06 nhóm định hướng nghề nghiệp của con người. 1)Nhóm định hướng thực tiễn: thường phù hợp với những công việc cơ khí, sĩ quan quân đội, cảnh sát, trang trại, trồng rừng, lao động thủ côngKhông phù hợp với những công việc nghệ thuật, thẩm mỹ, quảng cáo, kiến trúc sư, hướng dẫn chương trình, giáo viên ngoại ngữ, trang trí nội thất. 2)Nhóm định hướng nghiên cứu khám phá: phù hợp với những công việc nghiên cứu khoa học cơ bản như: Toán học, hóa học, vật lý học, sinh học, khảo cổ học, thám hiểm, giáo sư bậc đại học ở lĩnh vực khoa họcHọ không phù hợp với các công việc mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ, công việc quảng cáo, công việc kinh doanh, thiết kế thời trang3) Nhóm định hướng xã hội: phù hợp với các công việc như công tác xã hội, công tác quần chúng, những công việc dịch vụ giải trí, phục vụ nhà hàng khách sạn, tiếp viên, bác sĩ tâm lý Không phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, lĩnh vực kỹ thuật, khoa học cơ bản, kiến trúc, lập trình máy tính, địa chất, sản xuất công nghiệp, nông trang4)Nhóm định hướng kinh doanh: thường phù hợp với những công việc như bán hàng, luật sư, quản trị, giảng viên lĩnh vực kinh tế5)Nhóm định hướng nghệ thuật: thường phù hợp với những công việc có tính nghệ thuật, nghệ sĩ, bình luận viên, hướng dẫn viên, quảng cáo, trang trí nội thất, giáo viên ngoại ngữkhông phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, khoa học cơ bản, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, kế toán, kiểm toán, tín dụng, quản trị tổ chức, quân đội 6) Nhóm định hướng thông thường còn được coi là định hướng cổ truyền: thường phù hợp với những công việc như: lắp ráp điện tử, thống kê, kế toán, ngân hàngkhông 28 phù hợp với công việc: nghệ thuật, thẩm mỹ, tiếp viên, hướng dẫn chương trình, nghiên cứu, kỹ thuật, cơ khí Qua tổng quan nghiên cứu, có thể rút ra các yếu tố được quan tâm trong định hướng nghề nghiệp thể hiện như sau. Nghề nghiệp ổn định, có vị thế xã hội Nghiên cứu của Đặng Thanh Nhàn (2010: 28) chỉ ra rằng: Mong muốn con có “nghề nghiệp ổn định” là một trong những tiêu chí các bậc cha mẹ mong đợi hơn cả bên cạnh học vấn cao, có địa vị xã hội, làm ăn giỏi, cuộc sống gia đình hạnh phúc, tư cách đạo đức tốt Mong muốn của bố mẹ cho cả con trai và con gái tập trung phần lớn ở nhóm chỉ báo “cán bộ nhà nước”. Xu hướng chung trong định hướng nghề của cha mẹ cho con cái là hầu hết họ đều mong muốn cho con thoát ly khỏi nông nghiệp, nông thôn và hướng đến công việc trong khu vực kinh tế nhà nước. Nhiều bậc phụ huynh không coi trọng việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở trường của con em mình mà thực chất trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con còn là mang ý nghĩa danh vọng, không chỉ mang lại danh vọng cho con mà còn cho cha mẹ, gia đình và dòng họ. Theo Lê Mạnh Năm (2000) thì trong hình dung của người nông dân thì vấn đề làm gì, ở đâu ngoài khía cạnh kinh tế, thu nhập, phần quan trọng còn là cái “tiếng”, cái “thế”, cái giá trị mà nghề nghiệp gắn với vị trí xã hội đem lại. Và vì vậy “Vẫn còn nhiều gia đình định hướng cho con vào đại học bằng mọi giá” (Bùi Thanh Hà, 2007, dẫn theo Đặng Thanh Nhàn, 2010). Cùng với quá trình định hướng, các yếu tố được quan tâm trong quá trình định hướng nghề nghiệp là một phần trong các nghiên cứu của các tác giả Trần Đình Chiến (2008), Trương Thị Hoa (2011) và Phạm Thị Nga (2013). Các yếu tố được đề cập đến như: cơ hội có việc làm, thu nhập, sự thăng tiến trong nghệ nghiệp, vị thế xã hội của nghề.v.v. Phù hợp và thể hiện năng lực bản thân, dễ kiếm việc làm và có cơ hội phát triển Những vấn đề được HS quan tâm trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp xếp theo mức độ quan tâm nhất đến ít quan tâm đó là: Điều kiện để thể hiện năng lực bản thân; 29 Cơ hội có việc làm sau khi ra trường; Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề; Năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân với nghề; Sự đồng tình ủng hộ của gia đình; Là nghề được nhiều người quan tâm, lựa chọn hay không; Khả năng thăng tiến trong nghề; Điều kiện để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ; Vị thế xã hội của nghề; Sự đánh giá của xã hội đối với nghề (Trần Đình Chiến, 2008: 67). Bên cạnh đó, việc chọn nghề cũng xuất phát từ tâm lí thực dụng (nghề dễ kiếm tiền, học nghề đó tìm việc làm dễ hơn, nghề dễ kiếm việc ở thành bố, xếp thứ bậc 3,4,5). Các em cũng nhận thấy rằng, nghề nghiệp là vấn đề quan trọng trong cuộc đời con người, gắn liền với cuộc sống vật chất “miếng cơm, manh áo”, chính vì thế, giá trị kinh tế được các em đặt ở vị trí cao (Nguyễn Thị Thanh Huyền & Hồ Thị Thùy Dung, 2012). Tác giả Trương Thị Hoa (2011) đưa ra những tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp của HS bao gồm: 1) Chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân; 2) Chọn nghề phù hợp với sở thích của bản thân; 3) Chọn nghề phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội; 4) Chọn nghề phù hợp với khả năng hỗ trợ tìm việc làm của gia đình; 5) Chọn nghề hứa hẹn nhiều cơ hội thăng tiến; 5) Chọn nghề hứa hẹn thu nhập cao; 6) Chọn nghề phù hợp với xu hướng của xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: học sinh chủ yếu lựa chọn nghề dựa trên khả năng của bản thân, rồi đến sở thích. Đa số HS đã có hiểu biết nhất định trong lựa chọn ngành nghề đúng, không còn mang tính chất cảm tính, mà đã khá thực tế. Nhưng chỉ có khoảng 1/3 số HS đã quan tâm đến nhu cầu lao động của xã hội, và khả năng hỗ trợ tìm việc làm của gia đình. Như vậy, trong quá trình định hướng lựa chọn nghề nghiệp, HS đã bước đầu quan tâm đến các yếu tố như sự ổn định của nghề, nghề có vị thế tốt. Bên cạnh đó, HS cũng đặt ra các tiêu chí như nghề có cơ hội thể hiện bản thân, dễ kiếm việc làm và mang lại thu nhập cao. 1.2.5. Thực trạng công tác hướng nghiệp Nói đến định hướng nghề nghiệp của HS, các nghiên cứu cũng thường gắn với công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Các kết quả nghiên cứu cũng cũng cho thấy 30 công tác này chưa có hiệu quả. Mặc dù, về lý thuyết công tác hướng nghiệp được cho là rất quan trọng với HS (Trần Đình Chiến, 2008; Nguyễn Đức Trí, 2006). Một số nghiên cứu cho thấy, các môn học hướng nghiệp ở trường THPT không giúp ích nhiều, thậm chí không có ích gì cho việc định hướng nghề nghiệp tương lai của họ. Đa phần giáo viên cũng cho rằng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường chưa quan tâm đến công tác hướng nghiệp, hoặc có hướng nghiệp nhưng chưa chú ý phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hoặc có nghĩ đến nhưng làm chưa hiệu quả. Đa số học sinh có hiểu biết rất ít về nghề định chọn. Các hoạt động giáo dục hướng nghiệp có vai trò mờ nhạt, chưa tạo được sự phát triển có sự khác biệt về chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn năng lực hiểu biết nghề nghiệp, đặc biệt chưa phát triển được năng lực làm các quyết định nghề nghiệp phù hợp, dựa trên sự hiểu biết rõ năng lực của bản thân và hiểu biết thị trường việc làm, hiểu biết những yêu cầu cốt yếu của nghề mình chọn (Nguyễn Văn Lê & Nguyễn Công Khanh, 2005: 14). Thậm chí học sinh còn xa lạ với tư vấn hướng nghiệp, chưa có đội ngũ cán bộ tư vấn hướng nghiệp được đào tạo (Trần Quốc Vượng & Vũ Quốc Anh, 2007). Các nghiên cứu cho thấy còn có khoảng trống trong công tác hướng nghiệp tại các nhà trường. Tại các trường học, nhất là các trường cấp ba, ngoài việc trang bị kiến thức về các môn học tự nhiên, xã hội, việc tư vấn, giới thiệu và định hướng ngành nghề cho học sinh là điều cần được chú trọng. Cũng có nghiên cứu chỉ ra hầu hết học sinh nắm được mục đích, ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên, theo các em biết được mục đích của giáo dục hướng nghiệp là một chuyện, còn việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân lại là chuyện khác. Các em vẫn chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này chứng tỏ rằng hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn thấp nên chưa thu hút được học sinh tham gia, chưa thực sự tác động được vào động cơ nghề nghiệp của học sinh. Bên cạnh đó lại chú ý nhiều đến công tác tuyển sinh chuẩn bị cho học sinh làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cho nên đã khiến nhiều học sinh nhầm tưởng hoạt động này là mục đích của giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT 31 (Trần Đình Chiến, 2008: 51-52). Thậm chí, công tác hướng nghiệp ở các trường công lập chỉ tồn tại dưới dạng hình thức và đối phó, môn hướng nghiệp chưa quan tâm đúng mức, thầy không muốn dạy và trò thì không muốn học. Ở các trường ngoài công lập, công tác hướng nghiệp hầu như bị bỏ (Ngô Minh Duy, 2011). Việc tham gia các hoạt động hướng nghiệp là rất cần thiết với các học sinh trung học. Nhưng, thực trạng công tác hướng nghiệp với các loại hình hoạt động như tư vấn, trắc nghiệm, còn quá “mỏng”, chưa thực sự phân bổ đồng đều đến tất cả học sinh cũng như chưa được triển khai một cách mạnh mẽ, cụ thể, dựa trên tình hình thực tế cũng như từ nhu cầu của xã hội. Khi hiệu quả của những hoạt động hướng nghiệp đang được triển khai tại trường chưa hiệu quả hoặc các hình thức hướng nghiệp tại trường chưa thực sự hấp dẫncũng là một trong những yếu tố khiến các em có phần nghi ngại về công tác hướng nghiệp cũng như sự cần thiết của việc hướng nghiệp đối với bản thân (Nguyễn Đức Trí, 2016: 5). Do công tác hướng nghiệp trong nhà trường chưa được làm tốt, nên nhận thức của các em về ngành nghề còn thấp, học sinh thiếu thông tin thị trường lao động, nguồn lực đầu tư thiếu thốn và những hạn chế trong quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, dẫn đến sự phân bổ cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa bám sát với nhu cầu thị trường lao động. Chưa chú ý đến việc định hướng phân luồng nghề nghiệp của học sinh theo trình độ dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong cơ cấu nghề nghiệp (Nguyễn Đức Trí, 2016). Tác giả cũng nhấn mạnh việc phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp trong các nhà trường. Hướng nghiệp trong nhà trường phải được đầu tư nhiều hơn và được coi là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu, mang lại hiệu quả thiết thực đối với học sinh. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp được nhiều nghiên cứu chú trọng với nhiều kết quả đa dạng. 32 Thanh niên ngày nay hướng tới nhiều hơn các giá trị mang ý nghĩa thành đạt cá nhân, họ rất coi trọng năng lực, sự linh hoạt, tính trách nhiệm, tri thức, sự ham hiểu biết, thành đạt trong nghề nghiệp và cuộc sống, sống có văn hóa, tự chủ. Các giá trị mang ý nghĩa sát nhập, liên kết (đặc trưng của xu hướng tập thể, nhóm xã hội) được thanh niên đánh giá thấp hơn. Khuynh hướng giá trị trên cho thấy tính đa dạng về định hướng giá trị của thanh niên. Những giá trị này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ dưới tác động của hệ thống giáo dục-đào tạo và định hướng nghề nghiệp trong mỗi quốc gia (Nguyễn Bá Ngọc, 2007: 42-43). Các nghiên cứu từ góc độ tâm lý cho thấy: Có 8 yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh:(1) Danh vọng xã hội của nghề nghiệp, (2) tình hình nghề nghiệp, (3) tình hình số người làm việc trong xã hội, (4) thu nhập kinh tế nghề nghiệp, (5) sự phát triển của khoa học kỹ thuật, (6) sự thay đổi hình thức làm việc, (7) hành vi giáo dục của gia đình và trường học, (8) quan niệm truyền thống và tâm lý xã hội (Dẫn theo Ngô Minh Duy, 2011). Một nghiên cứu khác lại phân chia ra thành các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh THPT thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố: 1) Những yếu tố bên trong, còn gọi là động cơ bên trong (yếu tố chủ quan) như: hứng thú, nguyện vọng, khả năng học tập của họ. 2) Những yếu tố bên ngoài còn gọi là động cơ bên ngoài (yếu tố khách quan) như: dư luận xã hội, lời khuyên của những người thân, hướng nghiệp của nhà trường.v.vNgoài ra, khi chọn nghề, học sinh THPT còn bị chi phối bởi những đặc điểm về giới tính, sức khỏe cùng với sự tác động của những điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Không phải học sinh nào cũng chọn cho bản thân nghề mà mình yêu thích. Bởi vì việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một hiện tượng xã hội cho nên nó chịu sự tác động và chi phối đồng thời của nhiều yếu tố. Các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: gia đình học sinh, bạn bè, công tác hướng nghiệp của nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, sở thích và hứng thú của cá nhân (Trần Đình Chiến, 2008: 41). Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường thi, ngành nghề của học sinh chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng: 1) Khả năng của bản thân; 2) Sở thích của bản thân; 3) Định hướng của gia đình; 4) Định hướng của thầy cô giáo; 5) Tuyên truyền 33 của các phương tiện thông tin đại chúng; 6) Ý kiến bạn bè; 7) Sự nổi tiếng của trường đào tạo (Trương Thị Hoa, 2011). Ngoài ra, Đặng Thanh Nhàn (2010) còn cho rằng việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên còn chịu sự tác động bởi yêu cầu thực tế của nghề nghiệp, thị trường lao động, phương tiện truyền thông đại chúng và mức sống hộ gia đình. Qua tìm hiểu các nghiên cứu, tác giả rút ra rằng, những nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh được đề cập đến như sau:1) Bản thân học sinh như sở thích, nguyện vọng, khả năng, sự hiểu biết về nghề; 2) Gia đình. Cụ thể hơn, các khía cạnh liên quan đến gia đình còn được phân tích rõ ở: Trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống (mức sống, địa vị gia đình), khu vực sinh sống của gia đình, mong muốn ngành nghề cho con của cha mẹ; Truyền thống gia đình; 3) Bạn bè, thầy cô; 4) Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường; 5) Truyền thông đại chúng; Dưới đây là những phân tích cụ thể hơn về các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh.  Cá nhân học sinh Các tác giả Trần Đình Chiến (2008: 51-52), Ngô Minh Duy (2011: 49) cho rằng: Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 gồm có: hứng thú và sự hiểu biết của bản thân đối với nghề định chọn. Nghiên cứu phân tích rõ: Lý do chọn nghề của HS lớp 12 trước hết là do hứng thú, năng lực sở trường, nhu cầu của cá nhân. Yếu tố thường ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh đó là: sự hiểu biết về nghề. Cụ thể: Nghề này có triển vọng/tiềm năng trong tương lai; Thu nhập cao để được giàu có; công việc dễ tìm việc làm; Có điều kiện tiếp tục học; Được đi nhiều nơi, giao tiếp rộng rãi; Được nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề. Tương tự, tác giả Trương Thị Hoa (2011: 55-56) cũng chỉ ra rằng: Bản thân các em là yếu tố ảnh hưởng chính-lớn nhất. Bản thân học sinh là người ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn nghề của mình. Động cơ cá nhân: Phù hợp với sở thích và nguyện vọng của bản thân xếp thứ hạng cao nhất; Phù hợp với khả năng xếp thứ hạng thứ hai. Đại đa số các em thừa nhận mình chọn nghề là căn cứ vào sở thích và nguyện vọng của 34 cá nhân. Đây cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy phần lớn học sinh chọn nghề. Học sinh đã tự chủ hơn trong quyết định chọn nghề của mình chứ không còn bị tác động nhiều của những yếu tố khách quan. Tuy nhiên, nhóm động cơ cá nhân (sở thích, nguyện vọng, khả năng của bản thân) đóng vai trò quyết định trong quá trình chọn nghề (Ngô Minh Duy, 2011: 55-56). Các em đã biết dựa vào khả năng của bản thân để xác định hướng đi cho chính mình (Trương Thị Hoa, 2011: 49). Nghiên cứu của Ronald McQuaid và cộng sự (2004) cũng chỉ ra kết quả tương tự. Học sinh biện minh cho sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình với lý do chính là sở thích và năng khiếu của họ. Sự lựa chọn nghề của các em xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, trong đó lí do chủ quan chiếm ưu thế (hứng thú cá nhân, lực học của bản thân xếp thứ 1,2) (Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hồ Thị Thùy Dung, 2012: 18). Như vậy, các nghiên cứu cho thấy sở thích, nguyện vọng, khả năng, sự hiểu biết về nghề của học sinh ảnh hưởng đến quá trình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của các em. Điều này là đáng mừng. Qua đó thể hiện rõ tính tích cực và tự chủ của các em.  Gia đình Gia đình, cha mẹ được cho là có tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh (Trần Đình Chiến, 2008; Jeofrey Mtemeri, 2017), thậm chí gia đình còn được cho là có ảnh hưởng lớn tới quá trình này (Nguyễn Thị Kim Nhung & cộng sự 2018; Mai Thị Bích Phương, 2018). Gia đình với chức năng giáo dục có ảnh hưởng đến việc học tập của con cái nói chung và giáo dục đại học cho thanh niên nói riêng. Các bậc cha mẹ ở Việt Nam thường kỳ vọng con cái họ đạt được những bằng cấp nhất định, thể hiện ở việc họ khuyến khích con em mình học lên đại học, mặc dù vẫn còn hiện tượng nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến ngành nghề, chất lượng và hiệu quả học tập ở đại học. Cha mẹ thường đầu tư vào việc học tập cho con em dưới nhiều hình thức, bất kể tình trạng kinh tế xã hội của gia đình, với mong muốn thu được thành quả là con cái họ có trình độ chuyên môn, mở ra cơ hội việc làm với thu nhập cao. Ảnh hưởng của gia đình không những liên quan trực tiếp đến tình hình đi học của thanh niên 35 và còn liên quan đến kết quả học tập cũng như định hướng về ngành học (Phùng Thị Kim Anh, 2010: 40, Hoàng Danh, 2016). Một nghiên cứu khác khẳng định hướng nghiệp của học sinh chịu tác động từ nhiều phía, từ gia đình, nhà trường, bạn bè, thể chế xã hội, văn hóa, tôn giáo, các phương tiện truyền thông. Trong đó, gia đình đóng vai trò cực kì quan trọng, tác động trực tiếp lên việc xây dựng kế hoạch nghề nghiệp hay nói cách khác đến hiệu quả của công tác hướng nghiệp (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2015: 39, 40, 46, Bùi Phương Hà, 2015: 26-43). Chính vì vậy, gia đình là yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã định hướng cho con phải học ngành này, không học ngành kia, mặc dù không nắm được sở thích, trình độ của conCó những bậc cha mẹ đã phải thất vọng vì con không đáp ứng được yêu cầu của mình, không ít bậc phụ huynh cũng đã tự trách mình khi con thất bại. Ảnh hưởng của gia đình có tác dụng khá quyết định tới việc chọn nghề hay xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Nghề nghiệp, trình độ học vấn, thái độ của cha mẹ có tác động trực tiếp đối với việc chọn nghề của con cái và ngược lại là thái độ của học sinh đối với nghề nghiệp của cha mẹ. Sự quan tâm tới các nghề cần thiết cho con trai hay con gái, những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong gia đình về các nghề nghiệp; khi cha mẹ các em yêu nghề của mình, thể hiện sự quý trọng lao động và người lao độngsẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự hứng thú, nguyện vọng của học sinh khi chọn nghề (Hoàng Danh, 2016). Một nghiên cứu khác cho thấy các bậc cha mẹ tộn trọng và khuyến khích con cái tự tin hơn, độc lập hơn với bản thân mình, tuy nhiên cha mẹ vẫn thể hiện vai trò của mình trong việc định hướng con chọn nghề, chọn trường (Bùi Thị Thanh Hà, 2009: 55-56). Nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ Một trong những ảnh hưởng trực tiếp nhất của gia đình lên giáo dục của con cái là trình độ học vấn hay nghề nghiệp của cha mẹ (Dẫn theo Đặng Thanh Nhàn, 2010: 28; Phùng Thị Kim Anh, 2010: 40-41). Những bậc phụ huynh có trình độ học vấn cao hơn và khá giả hơn về k...sao? 5. Theo thầy/cô đánh giá, khi định hướng lựa chọn nghề nghiệp, học sinh nam, nữ thường chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề nào? năng lực của bản thân? gia đình? nhà trường, bạn bè? các phương tiện truyền thông.? - Yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất, vì sao? - Có sự khác nhau giữa học sinh nam và nữ trong việc chịu tác động/ảnh hưởng không? - Chính sách, luật pháp liên quan đến nghề nghiệp có ảnh hưởng gì không? 6. Theo thầy/cô, để học sinh có định hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp các em có công việc tốt trong tương lai phù hợp với mỗi giới, học sinh hay gia đình, thầy cô, nhà trường cần chú ý điều gì? Vì sao? Trân trọng cảm ơn thầy/cô! 172 PHỎNG VẤN SÂU CHUYÊN GIA (Mẫu công cụ số 4) Hỏi thông tin chung: Họ tên, năm sinh, vị trí công việc, trình độ học vấn, chuyên ngành, số năm công tác trong ngành giáo dục 1. Xin ông/bà cho biết thực trạng và vai trò của công tác hướng nghiệp hiện nay tại các trường THPT như thế nào? - Các văn bản liên quan? - Các môn học liên quan? - Các buổi tọa đàm/sinh hoạt chuyên đề liên quan? - Các chương trình hướng nghiệp của cơ quan tuyển dụng lao động, trường đại học? - Chương trình hướng nghiệp được thực hiện tại các trường PTTH? - khác biệt giới trong quá trình hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp? 2. Xin ông/bà cho biết quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT thường diễn ra như thế nào? Thời điểm nào các em xác định rõ về lựa chọn nghề nghiệp? - Các em thể hiện việc định hướng lựa chọn như thế nào? (chủ động hay thụ động?) - Các em thường tiếp nhận thông tin về nghề nghiệp qua những kênh nào? - Các em thường quan tâm tới những thông tin hướng nghiệp như thế nào? - Trong những năm gần đây các em thường có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp như thế nào? (Những ngành nghề/công việc nào các em ưu tiên lựa chọn?) 3. Theo ông/bà học sinh nam thường có xu hướng chọn những nghề gì? Học sinh nữ thường có xu hướng lựa chọn những nghề gì? Vì sao? - Quan điểm của ông bà về sự phù hợp ngành nghề giữa nam và nữ? - Quan điểm của ông bà về sự phù hợp đặc tính công việc giữa nam và nữ? 4. Theo ông/bà, trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, học sinh nam, học sinh nữ thường chịu tác động/ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? (Gia đình, nhà trường, bạn bè, truyền thông?) - Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? - Việc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố có sự khác nhau giữa học sinh nam, học sinh nữ không? Vì sao? - Tác động của gia đình, nhà trường? 5. Để học sinh nam, nữ THPT có sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và tốt hơn trong tương lai, theo ông bà cần chú ý những điều gì? Trân trọng cảm ơn ông/bà! 173 THẢO LUẬN NHÓM HỌC SINH (Mẫu công cụ số 5) Hỏi các thông tin chung: Họ tên, tuổi, lớp, trường, học lực, hoàn cảnh gia đình 1. Các em có dự định lựa chọn nghề nghiệp/công việc gì trong tương lai? Vì sao lại muốn chọn nghề này? - Công việc/nghề nghiệp các em yêu thích là gì? - Công việc/nghề nghiệp các em sẽ làm hoặc có khả năng cao sẽ làm là gì? - Nếu có sự khác nhau giữa công việc yêu thích và công việc sẽ lựa chọn thì lý do vì sao? 2. Quá trình hình thành định hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em diễn ra như thế nào? (Bắt đầu từ thời gian nào các em quyết định sẽ lựa chọn nghề? Quá trình đó diễn ra lâu không? Có thay đổi nào trong suốt quá trình đó không? 3. Theo các em nhận thấy, các bạn nam thường lựa chọn ngành nghề nào, các bạn nữ thường lựa chọn ngành nghề nào? (Các em có nhận thấy sự khác nhau này không? Tại sao lại như vậy?) 4. Theo các em, bạn gái thường phù hợp với những ngành nghề nào? Bạn trai thường phù hợp với những ngành nghề nào? Vì sao? - Những đặc tính công việc nào thường phù hợp với bạn gái, những đặc tính công việc nào thường phù hợp với bạn trai? Vì sao? 5. Trong quá trình các em lựa chọn nghề nghiệp/công việc, các em thường tham khảo những thông tin nào? - Những kênh thông tin nào thường có ảnh hưởng/tác động tới các em? - Ai/kênh thông tin nào có ảnh hưởng/tác động đến các em nhiều nhất? Vì sao? 6. Để các em có sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp tốt và phù hợp trong tương lai, các em cần hay mong muốn được hỗ trợ như thế nào? Các em có những kiến nghị gì? Trân trọng cảm ơn các em! 174 3. Phụ lục: Hình ảnh nghiên cứu thực địa MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA (Nhóm nghiên cứu tại Trường THPT Lý Thái Tổ) 175 (Nam học sinh Trường THPT Lý Thái Tổ) (Học sinh Trường THPT Lý Thái Tổ) 176 (Nhóm khảo sát tại Trường THPT Ngô Gia Tự) (Nhóm khảo sát và học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự) 177 (Nữ học sinh Trường THPT Ngô Gia Tự) 178 (Điều tra viên hướng dẫn học sinh trả lời bảng hỏi) 179 (Học sinh tham gia trả lời bảng hỏi) 180 4. Phụ lục số liệu 4.1. Phụ lục số liệu chương 3  Mục 3.1 A1F Khối đang theo học * A1E Học lực (kỳ gần nhất) Crosstabulation A1E Học lực (kỳ gần nhất) Total 2 Yếu 3 Trung bình 4 Khá 5 Giỏi A1F Khối đang theo học 1 A Count 0 8 119 101 228 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 3.5% 52.2% 44.3% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 16.7% 28.0% 45.5% 32.7% % of Total 0.0% 1.1% 17.0% 14.5% 32.7% 2 A1 Count 0 5 56 32 93 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 5.4% 60.2% 34.4% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 10.4% 13.2% 14.4% 13.3% % of Total 0.0% 0.7% 8.0% 4.6% 13.3% 3 B Count 0 0 13 18 31 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 0.0% 41.9% 58.1% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 0.0% 3.1% 8.1% 4.4% % of Total 0.0% 0.0% 1.9% 2.6% 4.4% 4 C Count 0 6 43 7 56 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 10.7% 76.8% 12.5% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 12.5% 10.1% 3.2% 8.0% % of Total 0.0% 0.9% 6.2% 1.0% 8.0% 5 D Count 0 26 180 45 251 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 10.4% 71.7% 17.9% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 54.2% 42.4% 20.3% 36.0% % of Total 0.0% 3.7% 25.8% 6.4% 36.0% 7 H Count 0 0 1 0 1 181 % within A1F Khối đang theo học 0.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 0.0% 0.0% 0.2% 0.0% 0.1% % of Total 0.0% 0.0% 0.1% 0.0% 0.1% 8 Khác Count 3 3 13 19 38 % within A1F Khối đang theo học 7.9% 7.9% 34.2% 50.0% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 100.0% 6.3% 3.1% 8.6% 5.4% % of Total 0.4% 0.4% 1.9% 2.7% 5.4% Total Count 3 48 425 222 698 % within A1F Khối đang theo học 0.4% 6.9% 60.9% 31.8% 100.0% % within A1E Học lực (kỳ gần nhất) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 0.4% 6.9% 60.9% 31.8% 100.0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 124.707a 18 .000 Likelihood Ratio 95.089 18 .000 Linear-by-Linear Association 29.010 1 .000 N of Valid Cases 698 a. 13 cells (46.4%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .00. A2 Bậc học dự đị nh theo học * ReA1E Nhóm học vấn Crosstabulation ReA1E Nhóm học vấn Total 3.00 Trung bình và yếu 4.00 Khá 5.00 Giỏi A2 Bậc học dự đị nh theo học 1 Không đi học nữa, đi tìm việc ngay Count 5 17 0 22 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 22.7% 77.3% 0.0% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 9.6% 4.0% 0.0% 3.1% % of Total 0.7% 2.4% 0.0% 3.1% Count 3 2 6 11 182 2 Không đi học nữa, đã có công việc để làm % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 27.3% 18.2% 54.5% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 5.8% 0.5% 2.7% 1.6% % of Total 0.4% 0.3% 0.9% 1.6% 3 Học trung cấp nghề Count 5 32 2 39 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 12.8% 82.1% 5.1% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 9.6% 7.5% 0.9% 5.6% % of Total 0.7% 4.6% 0.3% 5.6% 4 Học cao đẳng Count 5 32 3 40 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 12.5% 80.0% 7.5% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 9.6% 7.5% 1.4% 5.7% % of Total 0.7% 4.6% 0.4% 5.7% 5 Học đại học Count 25 305 206 536 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 4.7% 56.9% 38.4% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 48.1% 71.4% 92.8% 76.5% % of Total 3.6% 43.5% 29.4% 76.5% 6 Khác Count 9 39 5 53 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 17.0% 73.6% 9.4% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 17.3% 9.1% 2.3% 7.6% % of Total 1.3% 5.6% 0.7% 7.6% Total Count 52 427 222 701 % within A2 Bậc học dự đị nh theo học 7.4% 60.9% 31.7% 100.0% % within ReA1E Nhóm học vấn 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% % of Total 7.4% 60.9% 31.7% 100.0% 183 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 80.922a 10 .000 Likelihood Ratio 92.611 10 .000 Linear-by-Linear Association 16.698 1 .000 N of Valid Cases 701 a. 6 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .82.  Mục 3.4 Khác biệt giới trong lý do lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT Lý do Mức độ đồng ý Nữ Nam P Value Có thu nhập cao Hoàn toàn không đồng ý 1,6 3,7 <0.05 Không đồng ý 4,9 4,4 Phân vân 13,6 15,3 Đồng ý 53,4 42,7 Hoàn toàn đồng ý 26,6 33,9 Tổng 100,0 100,0 Có quyền lực Hoàn toàn không đồng ý 8,7 7,8 <0.05 Không đồng ý 27,9 22,7 Phân vân 33,9 34,6 Đồng ý 21,4 19,0 Hoàn toàn đồng ý 8,1 15,9 Tổng 100,0 100,0 Phù hợp với truyền thống gia đình Hoàn toàn không đồng ý 26,8 17,3 <0.01 Không đồng ý 44,7 44,7 Phân vân 13,0 21,0 Đồng ý 11,9 9,8 Hoàn toàn đồng ý 3,5 7,1 Tổng 100,0 100,0 Có điều kiện chăm sóc gia đình Hoàn toàn không đồng ý 3,0 2,7 <0.05 Không đồng ý 6,2 6,8 Phân vân 17,6 14,6 Đồng ý 50,9 42,4 Hoàn toàn đồng ý 22,2 33,6 Tổng 100,0 100,0 Chọn theo bạn bè Hoàn toàn không đồng ý 55,8 44,1 <0.001 Không đồng ý 35,5 36,9 Phân vân 6,2 12,5 Đồng ý 2,2 2,7 Hoàn toàn đồng ý 0,3 3,7 Tổng 100,0 100,0 184 4.2. Phụ lục số liệu chương 4  Mục 4.1.2 Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp (%) Lời khuyên/chia sẻ của gia đình Mức độ quan tâm Nữ Nam P- Value Lời khuyên/chia sẻ của bố về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 5,4 8,3 P>0,05 Không quan tâm 14,4 15,3 Quan tâm một chút 43,3 44,6 Quan tâm nhiều 28,2 24,8 Quan tâm rất nhiều 8,7 7,0 Lời khuyên/chia sẻ của mẹ về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 3,8 8,0 P<0,01 Không quan tâm 10,3 16,6 Quan tâm một chút 41,8 43,3 Quan tâm nhiều 33,6 25,5 Quan tâm rất nhiều 10,5 6,7 Lời khuyên/chia sẻ của ông bà (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 13,7 13,6 P>0,05 Không quan tâm 30,6 30,3 Quan tâm một chút 42,4 40,8 Quan tâm nhiều 9,6 11,8 Quan tâm rất nhiều 3,8 3,6 Lời khuyên/chia sẻ của anh chị em trong gia đình (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 7,4 9,9 P>0,05 Không quan tâm 18,7 20,1 Quan tâm một chút 43,6 45,5 Quan tâm nhiều 23,1 17,8 Quan tâm rất nhiều 7,2 6,7 Lời khuyên/chia sẻ của người thân khác (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 12,3 12,1 P>0,05 Không quan tâm 24,9 23,9 Quan tâm một chút 46,4 46,8 Quan tâm nhiều 12,8 11,8 Quan tâm rất nhiều 3,6 5,4 185  Mục 4.2.2 Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới các hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường (%) Hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường & mức độ quan tâm Nữ Nam P- Value Các môn học liên quan đến hướng nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 6,9 10,8 P>0,05 Không quan tâm 14,4 20,1 Quan tâm một chút 46,7 39,8 Quan tâm nhiều 23,6 20,4 Quan tâm rất nhiều 8,5 8,9 Các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề về hướng nghiệp của trường THPT (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 6,2 10,2 P>0,05 Không quan tâm 18,7 20,1 Quan tâm một chút 50,8 46,2 Quan tâm nhiều 18,2 16,6 Quan tâm rất nhiều 6,2 7,0 Các buổi truyền thông về giới (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 6,9 12,4 P>0,05 Không quan tâm 27,9 28,3 Quan tâm một chút 46,7 43,9 Quan tâm nhiều 14,4 9,9 Quan tâm rất nhiều 4,1 5,4 Các buổi nói chuyện, chia sẻ hướng nghiệp từ các trường đại học (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 5,9 9,2 P>0,05 Không quan tâm 17,7 19,1 Quan tâm một chút 43,6 43,3 Quan tâm nhiều 24,4 20,4 Quan tâm rất nhiều 8,5 8,0 Các buổi nói chuyện, chia sẻ nghề nghiệp từ các nhà tuyển dụng, chuyên gia giáo dục (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 4,9 12,1 P<0,01 Không quan tâm 15,9 20,4 Quan tâm một chút 44,9 39,2 Quan tâm nhiều 23,6 17,2 Quan tâm rất nhiều 10,8 11,1 186  Mục 4.3.2 Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp (Tỷ lệ %) Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo & mức độ quan tâm Nữ Nam P-Value Lời khuyên/chia sẻ của thầy giáo về nghề nghiệp (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 6,7 13,4 P<0,01 Không quan tâm 15,9 19,7 Quan tâm một chút 51,5 47,1 Quan tâm nhiều 20,0 13,1 Quan tâm rất nhiều 5,9 6,7 Lời khuyên/chia sẻ của cô giáo về nghề nghiệp (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 5,1 12,1 P<0,01 Không quan tâm 15,9 18,8 Quan tâm một chút 46,9 45,9 Quan tâm nhiều 25,6 16,9 Quan tâm rất nhiều 6,4 6,4 Hình ảnh nghề nghiệp của thầy giáo (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 10,5 17,2 P<0,01 Không quan tâm 40,8 41,7 Quan tâm một chút 33,1 32,5 Quan tâm nhiều 12,6 4,5 Quan tâm rất nhiều 3,1 4,1 Hình ảnh nghề nghiệp của cô giáo (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 11,3 17,2 P<0,01 Không quan tâm 37,2 38,5 Quan tâm một chút 34,9 35,0 Quan tâm nhiều 12,6 4,8 Quan tâm rất nhiều 4,1 4,5  Mục 4.4.2 Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp Lời khuyên/chia sẻ của bạn bè & mức độ quan tâm Nữ Nam P-Value Lời khuyên/chia sẻ của bạn cùng lớp và cùng giới về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 6,4 16,2 P<0,001 Không quan tâm 22,3 30,3 Quan tâm một chút 55,9 42,7 Quan tâm nhiều 12,6 7,0 Quan tâm rất nhiều 2,8 3,8 Lời khuyên/chia sẻ của bạn cùng lớp, khác giới về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 9,5 16,6 P<0,01 Không quan tâm 31,0 32,8 Quan tâm một chút 51,0 40,1 Quan tâm nhiều 6,9 6,1 Quan tâm rất nhiều 1,5 4,5 Lời khuyên/chia sẻ của bạn khác lớp, cùng giới về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 10,3 17,5 P<0,05 Không quan tâm 34,4 33,4 Quan tâm một chút 46,2 38,5 Quan tâm nhiều 6,9 6,1 187 Quan tâm rất nhiều 2,3 4,5 Lời khuyên/chia sẻ của bạn khác lớp, khác giới về nghề nghiệp (Tổng 100) Hoàn toàn không quan tâm 12,1 17,5 P<0,05 Không quan tâm 40,5 37,3 Quan tâm một chút 41,0 35,0 Quan tâm nhiều 4,4 4,5 Quan tâm rất nhiều 2,1 5,7  Mục 4.5.2 Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới các khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng (%) Các phương tiện truyền thông & mức độ quan tâm Nữ Nam P-Value Các thông tin xem trên tivi (tin tức nói chung) (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 4,1 12,4 P<0,001 Không quan tâm 18,7 14,6 Quan tâm một chút 53,6 44,3 Quan tâm nhiều 18,7 21,3 Quan tâm rất nhiều 4,9 7,3 Các hình ảnh về nghề nghiệp xem trên tivi (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 3,8 10,5 P<0,01 Không quan tâm 23,6 16,6 Quan tâm một chút 47,2 42,0 Quan tâm nhiều 20,5 23,6 Quan tâm rất nhiều 4,9 7,3 Hình ảnh nghề nghiệp ở phim ảnh trên TV (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 5,1 12,7 P<0,01 Không quan tâm 25,9 20,7 Quan tâm một chút 46,4 47,5 Quan tâm nhiều 16,9 13,1 Quan tâm rất nhiều 5,6 6,1 Hình ảnh nghề nghiệp của thần tượng trên TV (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 9,7 17,5 P<0,05 Không quan tâm 38,7 30,3 Quan tâm một chút 34,9 35,0 Quan tâm nhiều 12,1 11,5 Quan tâm rất nhiều 4,6 5,7 Các thông tin nghề nghiệp tìm kiếm/đọc trên internet (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 2,8 11,1 P<0,001 Không quan tâm 11,8 14,6 Quan tâm một chút 43,8 41,7 Quan tâm nhiều 29,7 22,3 Quan tâm rất nhiều 11,8 10,2 Các hình ảnh nghề nghiệp trên internet (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 4,6 12,7 P<0,001 Không quan tâm 23,3 16,6 Quan tâm một chút 42,1 43,9 Quan tâm nhiều 22,3 17,8 Quan tâm rất nhiều 7,7 8,9 Hình ảnh nghề nghiệp trên phim ảnh (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 7,4 15,3 P<0,01 Không quan tâm 26,7 22,9 Quan tâm một chút 40,3 37,9 188 Quan tâm nhiều 19,2 15,3 Quan tâm rất nhiều 6,4 8,6 Hình ảnh nghề nghiệp của thần tượng trên internet (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 14,9 22,6 P<0,05 Không quan tâm 45,4 37,6 Quan tâm một chút 26,7 29,3 Quan tâm nhiều 8,2 5,4 Quan tâm rất nhiều 4,9 5,1 Các thông tin nghề nghiệp chia sẻ trên mạng xã hội (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 5,9 13,1 P<0,01 Không quan tâm 21,8 20,4 Quan tâm một chút 50,0 49,4 Quan tâm nhiều 18,2 11,5 Quan tâm rất nhiều 4,1 5,7 Các hình ảnh nghề nghiệp trên mạng xã hội (Tổng 100%) Hoàn toàn không quan tâm 7,2 13,1 P<0,05 Không quan tâm 28,5 24,5 Quan tâm một chút 42,8 44,6 Quan tâm nhiều 17,2 11,8 Quan tâm rất nhiều 4,4 6,1  Mục 4.7.4  Các yếu tố và sự lựa chọn nghề CNTT, kỹ thuật của nam và nữ học sinh Case Processing Summary Unweighted Casesa N Percent Selected Cases Included in Analysis 264 37.4 Missing Cases 442 62.6 Total 706 100.0 Unselected Cases 0 .0 Total 706 100.0 a. If weight is in effect, see classification table for the total number of cases. Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe1M Nam chọn nghề CNTT, kỹ thuật Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe1M Nam chọn nghề CNTT, kỹ thuật .00 Không 176 0 100.0 1.00 Chọn 88 0 .0 Overall Percentage 66.7 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 189 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -.693 .131 28.187 1 .000 .500 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc .472 1 .492 ĐKG 15.121 1 .000 nghebo 2.640 1 .104 ngheme 2.713 1 .100 HVbo 3.185 1 .074 HVme 1.148 1 .284 Mucsong 5.230 1 .022 KV 8.329 1 .004 Overall Statistics 25.000 8 .002 Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 1 Step 25.955 8 .001 Block 25.955 8 .001 Model 25.955 8 .001 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 310.125a .094 .130 a. Estimation terminated at iteration number 4 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Observed Predicted Nnghe1M Nam chọn nghề CNTT, kỹ thuật Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe1M Nam chọn nghề CNTT, kỹ thuật .00 Không 151 25 85.8 1.00 Chọn 57 31 35.2 Overall Percentage 68.9 a. The cut value is .500 190 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc .250 .310 .647 1 .421 1.284 .699 2.358 ĐKG .982 .285 11.832 1 .001 2.670 1.526 4.672 nghebo -.005 .557 .000 1 .993 .995 .334 2.964 ngheme -.081 .532 .023 1 .879 .922 .325 2.616 HVbo -.648 .644 1.012 1 .314 .523 .148 1.849 HVme .273 .552 .244 1 .621 1.313 .445 3.877 Mucsong -.356 .301 1.399 1 .237 .700 .388 1.264 KV -.709 .376 3.556 1 .059 .492 .236 1.028 Constant -.759 .233 10.578 1 .001 .468 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV. Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe1F Nữ chọn nghề CNTT, kỹ thuật Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe1F Nữ chọn nghề CNTT, kỹ thuật .00 Không 323 0 100.0 1.00 Chọn 24 0 .0 Overall Percentage 93.1 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -2.600 .212 150.972 1 .000 .074 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc .521 1 .471 ĐKG 7.533 1 .006 nghebo .943 1 .332 ngheme .020 1 .888 HVbo 1.098 1 .295 HVme .174 1 .677 Mucsong .032 1 .859 KV 2.510 1 .113 Overall Statistics 14.956 8 .060 191 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 160.216a .040 .102 a. Estimation terminated at iteration number 6 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Observed Predicted Nnghe1F Nữ chọn nghề CNTT, kỹ thuật Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe1F Nữ chọn nghề CNTT, kỹ thuật .00 Không 322 1 99.7 1.00 Chọn 24 0 .0 Overall Percentage 92.8 a. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc .377 .441 .732 1 .392 1.458 .614 3.460 ĐKG 1.070 .441 5.874 1 .015 2.915 1.227 6.923 nghebo -1.396 .955 2.140 1 .143 .247 .038 1.607 ngheme .671 .737 .828 1 .363 1.956 .461 8.290 HVbo 1.594 1.005 2.517 1 .113 4.925 .687 35.301 HVme -.494 .968 .261 1 .610 .610 .092 4.065 Mucsong .166 .454 .133 1 .715 1.180 .485 2.875 KV -.992 .692 2.058 1 .151 .371 .096 1.438 Constant -3.104 .423 53.810 1 .000 .045 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV.  Các yếu tố tác động đến sự lựa chọn nghề kinh doanh, thị trường của nam, nữ học sinh Case Processing Summary Unweighted Casesa N Percent Selected Cases Included in Analysis 264 37.4 Missing Cases 442 62.6 Total 706 100.0 Unselected Cases 0 .0 Total 706 100.0 a. If weight is in effect, see classification table for the total number of cases. 192 Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe2M Nam chọn nghề kinh doanh, thị trường Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe2M Nam chọn nghề kinh doanh, thị trường .00 Không 186 0 100.0 1.00 Chọn 78 0 .0 Overall Percentage 70.5 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -.869 .135 41.503 1 .000 .419 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc 2.293 1 .130 ĐKG 6.240 1 .012 nghebo 4.982 1 .026 ngheme 4.594 1 .032 HVbo .913 1 .339 HVme .007 1 .934 Mucsong 3.251 1 .071 KV 7.553 1 .006 Overall Statistics 20.490 8 .009 Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 1 Step 20.820 8 .008 Block 20.820 8 .008 Model 20.820 8 .008 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 299.657a .076 .108 a. Estimation terminated at iteration number 4 because parameter estimates changed by less than .001. 193 Classification Tablea Observed Predicted Nnghe2M Nam chọn nghề kinh doanh, thị trường Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe2M Nam chọn nghề kinh doanh, thị trường .00 Không 175 11 94.1 1.00 Chọn 67 11 14.1 Overall Percentage 70.5 a. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc -.562 .340 2.731 1 .098 .570 .292 1.110 ĐKG -.658 .325 4.111 1 .043 .518 .274 .978 nghebo .273 .527 .269 1 .604 1.314 .468 3.695 ngheme .431 .493 .766 1 .381 1.539 .586 4.041 HVbo .417 .656 .404 1 .525 1.517 .420 5.483 HVme -.835 .601 1.931 1 .165 .434 .134 1.409 Mucsong .239 .301 .629 1 .428 1.270 .704 2.290 KV .570 .330 2.977 1 .084 1.768 .925 3.379 Constant -.905 .241 14.110 1 .000 .404 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV. Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe2F Nữ chọn nghề kinh doanh, thị trường Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe2F Nữ chọn nghề kinh doanh, thị trường .00 Không 204 0 100.0 1.00 Chọn 143 0 .0 Overall Percentage 58.8 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 194 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -.355 .109 10.611 1 .001 .701 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc 1.441 1 .230 ĐKG 1.246 1 .264 nghebo 1.961 1 .161 ngheme 1.244 1 .265 HVbo 1.882 1 .170 HVme .005 1 .945 Mucsong 1.181 1 .277 KV 1.244 1 .265 Overall Statistics 12.785 8 .119 Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 1 Step 13.131 8 .107 Block 13.131 8 .107 Model 13.131 8 .107 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 457.133a .037 .050 a. Estimation terminated at iteration number 4 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Observed Predicted Nnghe2F Nữ chọn nghề kinh doanh, thị trường Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe2F Nữ chọn nghề kinh doanh, thị trường .00 Không 184 20 90.2 1.00 Chọn 109 34 23.8 Overall Percentage 62.8 a. The cut value is .500 195 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc .278 .229 1.474 1 .225 1.320 .843 2.067 ĐKG -.267 .259 1.059 1 .304 .766 .461 1.273 nghebo .757 .476 2.530 1 .112 2.132 .839 5.419 ngheme -.140 .424 .109 1 .742 .870 .379 1.995 HVbo -1.560 .589 7.008 1 .008 .210 .066 .667 HVme .596 .490 1.478 1 .224 1.814 .694 4.740 Mucsong .170 .238 .510 1 .475 1.186 .743 1.891 KV .131 .277 .224 1 .636 1.140 .662 1.962 Constant -.553 .193 8.197 1 .004 .575 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV.  Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch của học sinh nam, nữ Case Processing Summary Unweighted Casesa N Percent Selected Cases Included in Analysis 264 37.4 Missing Cases 442 62.6 Total 706 100.0 Unselected Cases 0 .0 Total 706 100.0 a. If weight is in effect, see classification table for the total number of cases. Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe3M Nam chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe3M Nam chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch .00 Không 244 0 100.0 1.00 Chọn 20 0 .0 Overall Percentage 92.4 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -2.501 .233 115.663 1 .000 .082 196 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc .039 1 .843 ĐKG 5.161 1 .023 nghebo 2.926 1 .087 ngheme 5.177 1 .023 HVbo 5.895 1 .015 HVme 4.820 1 .028 Mucsong 6.538 1 .011 KV 4.190 1 .041 Overall Statistics 16.532 8 .035 Omnibus Tests of Model Coefficients Chi-square df Sig. Step 1 Step 17.015 8 .030 Block 17.015 8 .030 Model 17.015 8 .030 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 124.639a .062 .150 a. Estimation terminated at iteration number 7 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Observed Predicted Nnghe3M Nam chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe3M Nam chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch .00 Không 244 0 100.0 1.00 Chọn 20 0 .0 Overall Percentage 92.4 a. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc -.105 .559 .035 1 .852 .901 .301 2.694 ĐKG -1.509 .778 3.762 1 .052 .221 .048 1.016 197 nghebo -.541 .839 .415 1 .519 .582 .112 3.016 ngheme .631 .746 .715 1 .398 1.880 .435 8.117 HVbo .930 .947 .963 1 .326 2.534 .396 16.228 HVme .078 .854 .008 1 .927 1.081 .203 5.768 Mucsong .919 .535 2.953 1 .086 2.508 .879 7.157 KV .417 .525 .631 1 .427 1.517 .543 4.242 Constant -3.142 .502 39.176 1 .000 .043 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV. Case Processing Summary Unweighted Casesa N Percent Selected Cases Included in Analysis 347 49.2 Missing Cases 359 50.8 Total 706 100.0 Unselected Cases 0 .0 Total 706 100.0 a. If weight is in effect, see classification table for the total number of cases. Classification Tablea,b Observed Predicted Nnghe3F Nữ chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 0 Nnghe3F Nữ chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch .00 Không 266 0 100.0 1.00 Chọn 81 0 .0 Overall Percentage 76.7 a. Constant is included in the model. b. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 0 Constant -1.189 .127 87.788 1 .000 .305 Variables not in the Equation Score df Sig. Step 0 Variables Hocluc .018 1 .894 ĐKG 2.287 1 .130 nghebo .708 1 .400 ngheme .128 1 .720 HVbo 1.168 1 .280 HVme .085 1 .770 Mucsong 1.452 1 .228 KV 6.385 1 .012 Overall Statistics 14.903 8 .061 198 Model Summary Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 361.977a .043 .064 a. Estimation terminated at iteration number 4 because parameter estimates changed by less than .001. Classification Tablea Observed Predicted Nnghe3F Nữ chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch Percentage Correct .00 Không 1.00 Chọn Step 1 Nnghe3F Nữ chọn nghề văn hóa, nghệ thuật, du lịch .00 Không 265 1 99.6 1.00 Chọn 81 0 .0 Overall Percentage 76.4 a. The cut value is .500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 95% C.I.for EXP(B) Lower Upper Step 1a Hocluc -.097 .269 .130 1 .718 .908 .536 1.536 ĐKG -.415 .318 1.704 1 .192 .660 .354 1.232 nghebo .554 .562 .971 1 .324 1.740 .578 5.238 ngheme -.891 .529 2.831 1 .092 .410 .145 1.158 HVbo .475 .629 .570 1 .450 1.607 .469 5.511 HVme .024 .579 .002 1 .967 1.024 .329 3.185 Mucsong -.426 .287 2.207 1 .137 .653 .372 1.146 KV .844 .310 7.419 1 .006 2.325 1.267 4.267 Constant -1.072 .218 24.309 1 .000 .342 a. Variable(s) entered on step 1: Hocluc, ĐKG, nghebo, ngheme, HVbo, HVme, Mucsong, KV.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_khac_biet_gioi_trong_dinh_huong_nghe_nghiep_cua_hoc.pdf
  • pdfTrichyeu_TruongThuyHang.pdf
Tài liệu liên quan