Luận án Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh trung du bắc bộ bằng ngoại khoá môn võ cổ truyền Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN DŨNG NÂNG CAO THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH TRUNG DU BẮC BỘ BẰNG NGOẠI KHOÁ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TRẦN DŨNG NÂNG CAO THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH TRUNG DU BẮC BỘ BẰNG NGOẠI KHOÁ MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Tên ngàn

pdf249 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh trung du bắc bộ bằng ngoại khoá môn võ cổ truyền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thế Truyền 2. TS. Nguyễn Đƣơng Bắc Hà Nội, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Dũng DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BGD-ĐT: Bộ Giáo dục & Đào tạo BMI: Chỉ số khối cơ thể CSVC Cơ sở vật chất CLB: Câu lạc bộ GD: Giáo dục GDTC: Giáo dục thể chất GS: Giáo sư mi: Tần suất lặp lại NĐC: Nhóm đối chứng NK Ngoại khóa NTN: Nhóm thực nghiệm NQ: Nghị quyết PGS: Phó Giáo sư STN: Sau thực nghiệm TDBB: Trung du Bắc bộ TDTT: Thể dục thể thao THCS: Trung học cơ sở TTN: Trước thực nghiệm TS: Tiến sĩ TW: Trung ương VCT: VCT VĐV: Vận động viên XFC: Xuất phát cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa XHH: Xã hội hóa DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG bit/s: bít/giây cm: centimet kg: kilogam lực kg: kilogam (trọng lượng) kg/m 2 : kilogam/ mét bình phương l: lít m: mét mi: tần suất lặp lại ms: miligiây MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ Mục lục MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 7 1.1 Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về giáo dục v thể dục thể thao trƣờng học ................................................................................................. 7 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục ................................. 7 1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao trường học . 11 1.2. Khái quát về hoạt động TDTT ngoại khóa ......................................... 17 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động TDTT ngoại khóa ...................... 17 1.2.2. Vai trò của hoạt động TDTT ngoại khóa ......................................... 20 1.2.3. Mục đích của tổ chức TDTT ngoại khóa .......................................... 22 1.2.4. Nội dung tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường ... 25 1.2.5. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa............................... 26 1.2.6. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức TDTT ngoại khóa ..... 29 1.3. Đặc điểm GDTC v hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh TDBB .................................................................................................................. 30 1.4. Khái quát về VCT Việt Nam................................................................. 32 1.4.1. Nguồn gốc ra đời của môn VCT Việt Nam ....................................... 32 1.4.2. Quá trình phát triển của môn VCT Việt Nam ................................... 34 1.4.3. Vai trò của tập luyện VCT Việt Nam ................................................ 36 1.4.4. Đặc điểm VCT Việt Nam .................................................................. 41 1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THCS .................................. 45 1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan ......................................... 49 1.6.1. Một số công trình nghiên cứu về phát triển thể chất ........................ 50 1.6.2. Một số công trình nghiên cứu về hoạt động TDTT ngoại khóa ....... 52 1.6.3. Một số công trình nghiên cứu về môn VCT ...................................... 55 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 59 2.1. Đối tƣợng v khách thể nghiên cứu ..................................................... 59 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... 59 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: ...................................................................... 59 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 60 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................... 60 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm .................................................. 61 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. ...................................................... 62 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ....................................................... 62 2.2.5. Phương pháp kiểm tra Y học: ........................................................... 65 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: ............................................... 67 2.2.7. Phương pháp toán thống kê: ............................................................ 68 2.3. Tổ chức nghiên cứu................................................................................ 69 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 69 2.3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 70 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 70 2.3.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu .......................................................... 71 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 72 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC v thể chất v thể thao trƣờng học của học sinh THCS các tỉnh TDBB ............................................... 72 3.1.1. Đánh giá về dạy học nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa ... 72 3.1.2. Đánh giá về đôi ngũ giáo viên, huấn luyện viên, cơ sở vật chất, ..... 84 3.1.3. Đánh giá thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB .................... 87 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC, một số yếu tố, điều kiện đảm bảo và năng lực thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB ........... 97 3.2. Xây dựng chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB..................................................... 105 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ......... 105 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB .................................................. 114 3.2.3. Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ....................................................................... 116 3.2.4. Bàn luận về chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ............................................................... 119 3.3. Ứng dụng v xác định hiệu quả chƣơng trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ................. 121 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................... 121 3.3.2. Đánh giá hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB ......................................................... 126 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB .................................. 143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 147 Kết luận ........................................................................................................ 147 Kiến nghị: .................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ Thể loại Số NỘI DUNG Trang BẢNG 3.1 Kết quả phỏng vấn công tác tổ chức dạy học tại các trường THCS thuộc các tỉnh TDBB. 72 3.2 Đánh giá thực trạng rèn luyện TDTT của học sinh THCS các tỉnh Trung du Bắc Bộ. 73 3.3 Đánh giá về thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh THCS các tỉnh TDBB. Sau tr.74 3.4 Thực trạng các môn thể thao học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa của trường THCS các tỉnh TDBB Sau tr.79 3.5 Thực trạng trình độ đẳng cấp (màu đai) môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB Sau tr.83 3.6 Đánh giá thực trạng giáo viên dạy môn thể dục của các trường THCS các tỉnh TDBB (tại các trường là địa điểm nghiên cứu) 84 3.7 Thực trạng đội ngũ HLV, hướng dẫn viên dạy môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB 85 3.8 Thực trạng cơ sở vật chất - trang thiết bị dụng cụ tập luyện môn VCT học sinh THCS các tỉnh TDBB 87 3.9 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể chất cho học sinh THCS các tỉnh TDBB 89 3.10 Xác định đối tượng kiểm tra thực trạng thể chất học sinh THCS 90 3.11 Kết quả kiểm tra thực trạng thể chất của nam học sinh THCS các tỉnh TDBB Sau tr.90 3.12 So sánh thể chất của nam học sinh THCS các tỉnh TDBB với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi Sau tr.90 3.13 So sánh thể lực theo từng chỉ tiêu của nam học sinh THCS với phân loại thể lực của BGD-ĐT quy định Sau tr.90 3.14 Kết quả kiểm tra thực trạng thể chất của nữ học sinh Sau Thể loại Số NỘI DUNG Trang THCS các tỉnh TDBB tr.90 3.15 Kết quả so sánh thể chất của nữ học sinh THCS các tỉnh TDBB với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi Sau tr.90 3.16 Kết quả so sánh thể lực của nữ học sinh THCS các tỉnh TDBB với phân loại thể lực của BGD-ĐTquy định Sau tr.90 3.17 Kết quả phỏng vấn thực trạng và mong muốn tập môn VCT của học sinh THCS các tỉnh TDBB 107 3.18 Phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá động cơ tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB (n=25) Sau tr.110 3.19 Thực trạng mức độ đáp ứng động cơ tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB Sau tr.112 3.20 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung, các nguyên tắc, tiêu chí xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB Sau tr.114 3.21 Kết quả đánh giá chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB (n=8) 119 3.22 Xác định đối tượng thực nghiệm chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh trường THCS tại các tỉnh TDBB thời điểm bắt đầu – kết thúc 122 3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả chuyên môn của môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB (n=15) 124 3.24 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu TDTT trong nhà trường của hình thức tập luyện môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB (n=25) 125 Thể loại Số NỘI DUNG Trang 3.25 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 6 thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.26 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 7 thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.27 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 8 thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.28 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 9 thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.29 Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh THCS các tỉnh TDBB theo quy định của BGD-ĐT thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.30 Kết quả đánh giá hạnh kiểm của học sinh THCS các tỉnh TDBB năm học 2015-2016 thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.126 3.31 Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn VCT của nam nhóm thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.129 3.32 Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn VCT của nữ nhóm thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm Sau tr.129 3.33 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 6 thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.131 3.34 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 7 thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.131 3.35 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 8 thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.131 3.36 Kết quả kiểm tra thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB - Khối lớp 9 thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.131 3.37 So sánh nhịp tăng trưởng của các nhóm nghiên cứu Sau Thể loại Số NỘI DUNG Trang a sau 1 năm (lớp 6 và lớp 7) tr.135 3.37 b So sánh nhịp tăng trưởng của các nhóm nghiên cứu sau 1 năm (lớp 8 và lớp 9) Sau tr.135 3.38 a So sánh tăng trưởng của các nhóm sau 1 năm (Lớp 6 và 7) thông qua chỉ số dấu hiệu Sau tr.135 3.38 b So sánh tăng trưởng của các nhóm sau 1 năm (Lớp 8 và 9) thông qua chỉ số dấu hiệu Sau tr.135 3.39 Kết quả phân loại trình độ thể lực của học sinh THCS các tỉnh TDBB theo quy định của BGD- ĐTthời điểm sau thực nghiệm Sau tr.137 3.40 Kết quả đánh giá hạnh kiểm năm học 2016-2017 của học sinh THCS các tỉnh TDBB thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.137 3.41 Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn VCT của nam nhóm thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.139 3.42 Kết quả kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn VCT của nữ nhóm thực nghiệm thời điểm sau thực nghiệm Sau tr.139 3.43 Số học sinh nhóm thực nghiệm đạt đẳng cấp đai VCT sau 12 tháng thực nghiệm Sau tr.140 3.44 Tỷ lệ học sinh năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng và đạt thành tích thể thao của nhóm thực nghiệm sau 1 năm (n=484) 141 3.45 Kết quả phỏng vấn mức độ đáp ứng nhu cầu của chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT cho học sinh THCS các tỉnh TDBB – sau thực nghiệm Sau tr.142 BIỂU 3.1 Tỷ lệ mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa TDTT 75 Thể loại Số NỘI DUNG Trang ĐỒ của học sinh THCS các tỉnh TDBB 3.2 Tỷ lệ về hoạt động ngoại khóa TDTT của học sinh một số trường THCS tại các tỉnh TDBB 75 3.3 Tỷ lệ số lượng môn thể thao học sinh tham gia của trường THCS các tỉnh TDBB 76 3.4 Tỷ lệ đánh giá CLB TDTT trong nhà trường THCS các tỉnh TDBB 77 3.5 Tỷ lệ đánh giá cách thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh THCS các tỉnh TDBB 77 3.6 Tỷ lệ nguyên nhân học sinh không tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh THCS các tỉnh TDBB 78 3.7 Tỷ lệ mức độ tập luyện từng môn thể thao của học sinh THCS các tỉnh TDBB 81 3.8 Tỷ lệ hình thức tập luyện từng môn thể thao của học sinh THCS các tỉnh TDBB 82 3.9 Tỷ lệ lý do tập luyện từng môn thể thao của học sinh THCS các tỉnh TDBB 82 3.10 So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm tham gia thực nghiệm khối lớp 6 Sau tr.135 3.11 So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm tham gia thực nghiệm khối lớp 7 Sau tr.135 3.12 So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm tham gia thực nghiệm khối lớp 8 Sau tr.135 3.13 So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm tham gia thực nghiệm khối lớp 9 Sau tr.135 1 MỞ ĐẦU Trong các văn kiện Đại hội và Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “Giáo dục đào tạo với khoa học và công nghệ phải trở thành quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI” [1]. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI một lần nữa khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân" [5]. Giáo dục và phát triển giáo dục trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Đồng thời góp phần nâng cao thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng cho đất nước. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục trong trường học các cấp nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt. Toàn ngành đã tập trung vào thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa mà cơ bản là đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Chất lượng đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm. Kiến thức kỹ năng sư phạm và trách nhiệm giảng dạy được nâng cao đáng kể. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Giáo dục thể chất trong nhà trường là môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tầm vóc, tiến tới hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống, đồng thời giáo dục văn hóa thể chất, nâng 2 cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện môi trường học tập, lao động của bản thân và hoàn cảnh xã hội. Công tác Giáo dục thể chất (GDTC) đã được quan tâm hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình đào tạo và đã có những kết quả nhất định như: 100% các trường Trung học cơ sở (THCS) đều có giờ học thể dục nằm trong chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT). Các trường đều tham gia các hoạt động TDTT do địa phương, Phòng giáo dục, Phòng Văn hoá - Thể thao tổ chức. Phong trào Thể dục thể thao (TDTT) nói chung và rèn luyện thể chất nói riêng của học sinh các cấp ngày càng phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh đạt được của giáo dục trong trường học các cấp nói chung, giáo dục thể chất trong các trường THCS vẫn còn những hạn chế, tồn tại và thiếu hụt nhất định. Chất lượng GDTC trong trường học cũng còn nhiều bất cập, một phần do sự đầu tư cho GDTC chưa đúng mức, do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp còn lạc hậu và ít được đầu tư mới, phần nữa, trong tư tưởng của nhiều trường thì GDTC là môn phụ nên không có giáo viên chuyên trách, hoạt động ngoại khoá cho học sinh cũng chưa được chú trọng phát triển Từ những thực tế trên mà GDTC trong trường học còn bị xem nhẹ, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Do các điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như các đặc điểm vùng miền của các trường THCS các tỉnh trung du Bắc bộ (TDBB), tính đa dạng của thành phần học sinh trong các trường cùng các đặc điểm tâm, sinh lý riêng biệt của học sinh vùng TDBB đòi hỏi phải có những nội dung giáo dục, cách thức tiến hành các hoạt động GDTC phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDTC của các trường. Hiệu quả của công tác GDTC trong các trường hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong đó: Công tác giảng dạy TDTT trong các trường học vẫn còn 3 mang nặng tính hình thức, thực trạng năng lực thể chất của học sinh còn nhiều hạn chế, một phần do: Điều kiện trang thiết bị, sân bãi dụng cụ tập luyện còn thiếu; quá trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức vận dụng nội dung hình thức tập luyện trong các nhà trường còn nhiều nơi chưa hợp lý; chương trình môn học thể dục chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, nên kết quả học tập chưa đạt chất lượng cao. Hiện nay, chương trình GDTC cho học sinh đã được phổ cập, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực thường xuyên và có hệ thống, dẫn tới hiệu quả giáo dục thể chất chưa được như mong muốn. Do đó, cần thiết phải xây dựng chế độ vận động thân thể tích cực cho học sinh tiểu học, nhằm tạo ra sự biến đổi về thể chất, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc con người Việt Nam. Mặc dù vậy, chiều cao thân thể và tố chất thể lực của người Việt Nam còn thua kém nhiều so với các nước trong khu vực. Để nhận biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, cần có nhiều công trình nghiên cứu về thể chất con người Việt Nam. Chính vì vậy, hoạt động TDTT trong trường học đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC nói chung và nâng cao thể chất cho học sinh nói riêng trong các trường học, đó là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Giáo dục thể chất trong trường học, trong đó có THCS, là một biện pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện, cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. VCT Việt Nam, trước hết nó là một môn thể thao, bởi vì cũng như các môn thể thao khác, toàn bộ kỹ thuật và quyền pháp của võ đều xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm sinh lý và vật lý; nó giúp phát triển toàn diện con người, giúp con người có được “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” [29], [30], [52]. Tập luyện võ thuật cổ truyền không chỉ là hoạt động của chân tay mà còn là hoạt động của toàn cơ thể, khiến cho cơ bắp 4 ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các hệ tim mạch, hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng nhờ đó mà hoạt động tốt hơn. Đối với lứa tuổi học sinh THCS, tập luyện võ thuật cổ truyền không những giúp phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, mà còn dạy cho các em cách làm người, rèn luyện cho các em cách sống có khuôn khổ, tập được nhiều đức tính tốt, giúp các em hiểu rõ hơn lịch sử của dân tộc Việt Nam, đặc biệt hơn là giúp cho các em tránh xa vào các tệ nạn xã hội hiện nay. Đưa Võ cổ truyền vào trường học là việc làm thiết thực, thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX về công tác dân tộc; Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII; Kết luận Hội nghị Trung ương 10, khóa IX về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 19/11/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình (thí điểm) trong đó có môn Thể dục; đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa TDTT đến 2010 là: chú trọng phát triển các môn thể thao dân tộc và các môn thể thao được quần chúng ưa thích; hình thành các chương trình và kế hoạch thích hợp phát triển TDTT, trò chơi vận động ngoại khóa trong các trường mẫu giáo và phổ thông [2],[3],[4],[7]... Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã chỉ rõ: “... bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để đề xuất đưa vào thi đấu trong hệ thống thi giải thao quốc gia; chú trọng bảo tồn và phát triển các môn VCT dân tộc”[16]. Để thực hiện mục tiêu đó, Ngành TDTT đã tiến hành xây dựng Đề án bảo tồn và phát triển VCT Việt Nam đến năm 2020, với lộ trình được chia làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn 1, từ 2013 - 2016 sẽ tập trung vào việc bảo tồn VCT Việt Nam, thành lập Liên đoàn thế giới VCT Việt Nam, thành lập 30 Hội, Liên đoàn VCT cấp tỉnh, thành, ngành cũng như đào tạo từ 30 đến 50 HLV VCT có trình độ chuyên môn giỏi...; Giai đoạn 2, từ 2017 - 2020 tập trung bảo tồn và phát triển VCT Việt Nam, tiếp tục thành lập thêm 10 đến 15 Hội, Liên đoàn VCT cấp tỉnh, thành, ngành; tiến hành nghiên 5 cứu xây dựng hệ thống các bài tập để đưa việc giảng dạy VCT vào các trường đào tạo chuyên ngành TDTT và tiến tới đưa VCT vào chương trình học ngoại khóa trong các trường phổ thông các cấp trên toàn quốc. Ngày 11/8/2015, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 6311/VPCP-KGVX [88]; Thực hiện công văn trên Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 4775/BGD&ĐT-CTHSSV ngày 16/9/2015 về việc triển khai thống nhất nội dung tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và bài VCT Việt Nam trong các trường phổ thông [11]. Trước đó, tại một hội nghị Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Phát triển giáo dục toàn diện đối với học sinh phổ thông không thể thiếu vai trò của giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, trong đó việc duy trì đều đặn hoạt động tập thể dục, tập luyện các bài VCT là hết sức cần thiết, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, có kỷ cương, nền nếp, ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc". Xuất phát từ những lý do nêu trên, nhằm mục đích góp phần bảo tồn và phát triển môn võ thuật cổ truyền Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt hướng tới mục tiêu gần là phát triển môn võ thuật cổ truyền trong chương trình ngoại khoá tại các trường phổ thông, trong đó có các trường THCS, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao thể chất cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ bằng ngoại khoá môn Võ Cổ truyền Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác GDTC, thực trạng thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB và các yếu tố, điều kiện đảm bảo cho phổ cập môn VCT, luận án tiến hành ứng dụng thí điểm chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam tại một số trường THCS các tỉnh TDBB, đồng thời xác định mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam trong việc nâng cao và đáp ứng các yêu cầu cơ bản về năng lực thể chất cho học sinh trung học cơ sở vùng TDBB. 6 Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích đề ra, đề tài giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC, một số yếu tố, điều kiện đảm bảo và năng lực thể chất của học sinh THCS các tỉnh TDBB. Mục tiêu 2: Xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. Mục tiêu 3: Ứng dụng và xác định hiệu quả chương trình tập luyện ngoại khóa môn VCT Việt Nam cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. Giả thuyết khoa học: Giả thuyết rằng, nếu áp dụng chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Cổ truyền Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở các tỉnh Trung du Bắc bộ phù hợp với các điều kiện đảm bảo (cơ sở vật chất, sân bãi, đội ngũ giảng dạy) thì thể chất của học sinh sẽ được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học ở các trường trung học cơ sở. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Quan điểm của Đảng v Nh nƣớc về giáo dục và thể dục thể thao trƣờng học 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục Xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới Bước sang thế kỷ XXI thế giới có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của GD&ĐT và xu hướng toàn cầu hóa, đại chúng hóa giáo dục nên số người lao động có trình độ cao ngày càng tăng, nền kinh tế tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia [94], [95]. Để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động cho nền kinh tế luôn biến đổi, giáo dục cũng luôn phải bám sát thực tiễn, thích nghi với những thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, do vậy hiện nay hệ thống các nền giáo dục trên thế giới cũng đang đứng trước xu hướng toàn cầu hóa, đại chúng hóa, quốc tế hóa giáo dục, liên kết mở rộng qui mô với các cơ sở giáo dục ở nước ngoài... Trong khi quá trình toàn cầu hóa đã đem đến quá trình thương mại hóa song song với quốc tế hóa các trường học, việc liên kết về chương trình và mở rộng các cơ sở đào tạo giữa các trường trên thế giới đã trở thành một trào lưu thì quá trình đại chúng hóa giáo dục cũng cho phép việc mở rộng phạm vi giáo dục, gia tăng các trung tâm, cơ sở giáo dục, làm cho nhiều người có cơ hội tiếp cận, lựa chọn một hình thức giáo dục phù hợp hơn. Cùng với các xu thế giáo dục trên còn có một xu thế mới gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin đó là môi trường dạy và học trực tuyến. Nhờ có những bước tiến trong hệ thống mạng Internet và viễn thông, cũng như khả năng tái sử dụng nguồn tài liệu giáo dục được các nước tiên tiến đang và sẽ không ngừng phát triển trên các website, viễn cảnh giáo dục từ xa thắp sáng niềm hi vọng về một quá trình toàn cầu hóa, khi gắn với sự phát triển, có thể đem đến cho con người 8 khả năng giải quyết hầu hết các thiếu sót về kiến thức cơ bản chỉ trong vòng một thế hệ [71], [95]. Gắn liền với các xu thế giáo dục trên thế giới hiện nay là sự ĐMGD, đổi mới về tầm nhìn, về định hướng giáo dục, đổi mới về chương trình, về phương pháp và một trong những định hướng quan trọng trong việc ĐMGD, đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều nước được thể hiện ở tính phân hóa trong giáo dục. Tăng cường tính phân hóa trong giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển năng lực ở mỗi cá nhân và dành cho người học nhiều hơn các cơ hội lựa chọn các hình thức và nội dung học tập [71], [95]. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 xác định một trong ba mũi đột phá chiến lược để phát triển kinh tế xã hội đất nước đến năm 2020 là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, trong đó phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một yếu tố quan trọng, là khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục [99]. Nghị quyết hội nghị lần 8 BCH TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã đưa ra quan điểm chỉ đạo [99]: - GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học ... - Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang 9 phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và...iện rõ mục đích này. Rèn luyện kỹ năng sống qua các hoạt động giao lưu, giao tiếp: Quan hệ giao lưu, giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, sinh viên. Trong xã hội ngày nay, nếu không được sống, không được hoạt động, giao lưu, giao tiếp với người khác thì học sinh, sinh viên không thể tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, những kinh nghiệm lịch sử, xã hội để tạo nên “chất người”. Qua tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa, học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội cùng gặp gỡ, tập luyện, giao tiếp với một nhóm người, một tập thể, một cộng đồng, qua đó sẽ hình thành ở họ các kỹ năng sống như: giao tiếp, ứng xử, quyết định, thay đổi hành vi, lập mục tiêu, sự tự tin, giảm căng thẳng, sự thành công cũng như học tập tinh thần đoàn kết và sự công bằng. Những tác động tích cực này cũng giúp chống lại những nguy cơ và tác hại do lối sống tĩnh tại, căng thẳng, cạnh tranh và nhiều áp lực gây ra khá phổ biến trong cuộc sống giới trẻ ngày nay. 25 Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong số các thanh thiếu niên, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể chất ít có khả năng sử dụng thuốc lá. Tương tự, các trẻ em có nhiều hoạt động thể chất thì kết quả học tập cao hơn. Nhóm các môn thể thao và trò chơi tập thể thúc đẩy hội nhập xã hội tích cực và tạo thuận lợi cho việc phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ. 1.2.4. Nội dung tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường Ở Việt Nam, trước đây việc tập thể dục giữa giờ được tiến hành gần như bắt buộc ở các công sở, các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng về sau do chỉ mang tính hình thức nên dần mai một và hiện nay không có cơ quan nào tập thể dục giữa giờ nữa. Bộ GD&ĐT đã thể hiện quyết tâm chỉnh đốn và phục hồi lại giờ tập giữa giờ của học sinh, sinh viên qua việc yêu cầu tất cả các trường học trên toàn quốc nghiêm túc thực hiện: “Tổ chức cho học sinh, sinh viên tập luyện các bài thể dục, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao trong giờ nghỉ giải lao ở giữa các tiết học (đối với học sinh phổ thông); thời gian ít nhất là 10 phút, thực hiện 01 lần trong 01 ngày” [7], [17], [18], [77]. Cũng tương tự như giờ học nội khóa, nhưng cấu trúc các buổi tập Ngoại khóa thường đơn giản, tinh gọn hơn. Nội dung TDTT ngoại khóa thì đi sâu về chuyên môn hẹp nhưng phong phú và đa dạng, vượt ra ngoài những qui định của chương trình GDTC, không bị chương trình hạn chế so với buổi tập nội khóa. Nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm: các bài tập phát triển chung, hoạt động tập luyện và các hoạt động thi đấu các môn thể thao riêng lẻ hoặc phối hợp đa dạng nhiều môn Bên cạnh đó, có thể tổ chức nhiều môn thể thao để học sinh, sinh viên lựa chọn tập luyện theo sở thích như: bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, aerobic, bơi lội, điền kinh, võ thuậtNgoài ra, nên thành lập duy trì, tập luyện thường xuyên các đội năng khiếu thể thao theo câu lạc bộ (CLB) để thu hút học sinh, sinh viên tham gia. Sau nữa là tổ chức thi đấu giao 26 lưu, thi đấu giải từ cấp cơ sở đến cấp toàn thành, toàn quốc. Tùy theo đặc tính có thể phân thi đấu TDTT trường học thành nhiều loại: Thi đấu trong trường và ngoài trường (không gian); Thi đấu đơn môn, đa môn (nội dung); Thi đối kháng, thi đấu giao lưu hữu nghị, thi kiểm tra, thi tuyển chọn, thi biểu diễn, thi đẳng cấp, thi thông tin, Đại hội TDTT (tính chất, nhiệm vụ, trình độ). 1.2.5. Hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa Hình thức TDTT ngoại khóa: Có thể khái quát hình thức các hoạt động TDTT ngoại khóa là các phương thức rèn luyện ngoài giờ của cá nhân, nhóm hay tập thể nhằm mục đích duy trì và phát triển sức khỏe tâm thể. Hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường rất đa dạng, phương pháp linh hoạt, có thể tiến hành nhiều cấp độ, qui mô toàn trường, toàn khóa, ngành, lớp hoặc theo đội, nhóm và cá nhân nên thỏa mãn yêu cầu khác nhau của học sinh, sinh viên. Phân loại chương trình TDTT ngoại khóa: Theo Vũ Đức Thu và cộng sự [74], các chương trình tổ chức tập luyện tăng cường sức khỏe bao gồm các bài tập cá nhân, tập thể áp dụng các phương tiện theo hướng vệ sinh tập luyện, hồi phục khả năng làm việc, thực dụng và chữa bệnh. Các chương trình này có thể mang tính chất cá nhân (thể dục vệ sinh buổi sáng, chế độ giờ giấc hàng ngày, các chương trình rèn luyện) và theo nhóm, lớp với sự giúp đỡ của GV bộ môn TDTT tiến hành. Còn theo các tác giả Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn [80], căn cứ tính chất hướng dẫn, có thể chia các buổi tập ngoại khóa thành: các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo nhóm tự nguyện, các buổi tập theo nhóm có tổ chức. Các buổi tập cá nhân: Các buổi tập TDTT cá nhân thường được thực hiện với nhiều dạng phong phú mà mọi người ai cũng có thể tham gia, cụ thể như là: thể dục vệ sinh (thể dục buổi sáng), TD giữa giờ, dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao. 27 Thể dục buổi sáng làm cho cơ thể thích nghi với một ngày làm việc mới. Nó có tác dụng thúc đẩy nhanh việc chuyển cơ thể từ trạng thái ngủ sang trạng thái tỉnh táo, kích thích mọi hoạt động của cơ thể, tạo nên cảm giác sảng khoái, vui vẻ. Chương trình này ai cũng có thể tham gia, nhất là những người lớn tuổi. Ngủ sớm - dậy sớm và sinh hoạt điều độ là thói quen tốt mà khoa học đã chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe. Lợi ích rõ nhất của chương trình tập này là không khí tập luyện trong lành, môi trường thân thiện, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội. Địa điểm tập tốt nhất là được tiến hành ngoài trời, thường là các nơi công cộng như ký túc xá, công viên, vỉa hè, đường phố. Tập luyện trong điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tốt hơn là trong nhà tập, vì tia cực tím của ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển năng lực. Chương trình tập luyện cá nhân này được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, vô tuyến truyền hình) và chúng có vị trí rất quan trọng trong phong trào TDTT [37], [81]. Thể dục giữa giờ là loại bài tập được biên soạn theo đặc điểm giải phẫu - sinh lý lứa tuổi nhi đồng - thanh thiếu niên và thường được tiến hành vào giờ nghỉ giải lao các buổi học nhằm giải trừ mệt mỏi các nhóm cơ cục bộ của học sinh, sinh viên do tập trung cao, ngồi lâu trên lớp trong giờ học các môn học khác. Bài thể dục giữa giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Cần chú ý chọn nội dung bài tập thích hợp, hạn chế lượng vận động, không nên tập quá nhiều làm ảnh hưởng đến giờ học kế tiếp, chỉ cần đạt mục tiêu nghỉ ngơi tích cực là đủ. Tự tập thể lực cá nhân có cấu trúc tương đối phức tạp hơn bao gồm: tập thể lực chung, thể lực cho thể thao, thể lực thực dụng. Loại hình tập này đòi hỏi khá cao ý chí người tập cùng một sự am hiểu tối thiểu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện, tính hệ thống chặt chẽ trong xác định nhiệm vụ và lựa chọn bài tập, đòi hỏi nhiều thời gian, tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống đặc biệt. 28 Các buổi tập theo nhóm tự nguyện: Các buổi tập theo nhóm tự nguyện gồm: trò chơi, lữ hành, du lịch, thi đấu. Thường thì mỗi đội nhóm thường cử ra người đội trưởng, nhóm trưởng có khả năng quản trò, phân công, sắp xếp, điều hành các buổi tập loại này. Phổ biến nhất của loại hình này là các trò chơi vận động (trò chơi học tập - huấn luyện, trò chơi sức khỏe, trò chơi giải trí, trò chơi thi đấu). Trong trường đại học sinh viên thường hình thành các buổi tập các đội nhóm tự nguyện theo đơn vị lớp, khối, khoa, ngànhChẳng hạn, để chuẩn bị dự thi các giải đấu hội thao hàng năm của trường và có thể thi đấu tốt và đạt giải, sinh viên thường tự tổ chức các buổi tập tự túc, tự nguyện. Các sinh viên có kinh nghiệm và chuyên môn khá sẽ hướng dẫn cho các sinh viên mới, các thành viên đội bóng nam sẽ tích cực “huấn luyện” cho các đội nữ Chương trình du lịch tích cực như tham quan, dạo chơi, dã ngoại, lữ hành được phát triển rộng rãi ở các nước giàu có. Ở nước ta hình thức này dù không thường xuyên nhưng cũng đã được giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên phát động vào các ngày nghỉ lễ, ngày hè, nhưng do điều kiện kinh tế chưa dồi dào nên qui mô (thời gian, quãng đường) các chương trình này thường không lớn và lẻ tẻ. Du lịch tích cực có tác dụng làm phong phú tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực dụng tôi luyện cơ thể và giáo dục tố chất thể lực trong điều kiện khí hậu và địa hình thay đổi cũng như giáo dục ý thức cộng đồng và tinh thần tập thể. Các buổi tập theo nhóm có người tổ chức, hướng dẫn: Các buổi tập dạng này được tiến hành dưới sự điều khiển của những người làm công tác chuyên môn như các giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên TDTT. Tập luyện theo nhóm có tổ chức thường là các buổi tập luyện theo phong trào các khóa ngắn hạn tại các tụ điểm, nhà văn hóa, trung tâm, câu lạc bộ thể dục thể thao (CLB TDTT), các cuộc thi đấu, các buổi tập nâng cao sức khỏe trong các cơ quan, xí nghiệp, các ngày hội TDTT Chương 29 trình này rất cần được phát triển sâu rộng trong trường học vì khi hội nhập vào nền kinh tế thị trường, xã hội sẽ phát sinh các “khuyết tật”, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, đất đai, môi trường vui chơi, rèn luyện sức khỏe bị thu hẹp. Theo nghiên cứu của Trần Kim Cương [21], CLB TDTT là tổ chức tập luyện TDTT mang tính chất xã hội, tự nguyện, nhằm thu hút người ham thích TDTT để tập luyện, thi đấu, biểu diễn TDTT, góp phần xây dựng phát triển phong trào TDTT cơ sở theo chủ trương xã hội hóa TDTT. Tùy theo tính chất đầu tư mà CLB TDTT có các loại hình sở hữu như: công lập, bán công, dân lập hay tư nhân. Căn cứ theo đối tượng tham gia và cơ quan chủ quản có thể phân loại thành: CLB TDTT trong trường học; CLB TDTT trong cơ quan hành chính sự nghiệp, các lực lượng vũ trang; CLB TDTT trong các doanh nghiệp; CLB TDTT xã, phường, thị trấn; CLB TDTT tư nhân, tập đoàn. Xét về góc độ xã hội, hoạt động TDTT ngoại khóa có người hướng dẫn còn có ý nghĩa tích cực như là một sân chơi bổ ích, một môi trường sinh hoạt lành mạnh giúp giới trẻ sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, tránh xa tệ nạn xã hội như các khẩu hiệu thường gặp khắp nơi: “thể thao đẩy lùi ma túy”, “thể thao là mùa xuân của tuổi trẻ” 1.2.6. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức TDTT ngoại khóa Điều kiện tiên quyết là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách, đường lối, các văn bản quy phạm phạm pháp luật về công tác GDTC, trong đó có tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường học các cấp. Một trong những điều kiện cơ bản để thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa là hệ thống cơ sở vật chất, sân bãi, phòng tập TDTT trong các nhà trường cần phải được trang bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh. 30 Điều kiện không thể thiếu, như câu nói "Không thầy đố mày làm nên", đó là đội ngũ giáo viên, giảng viên, HLV, hướng dẫn viên phải nhiệt tình, tâm huyết và năng lực chuyên môn tốt, vững vàng. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh lựa chọn tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa. Song song với các điều kiện trên là quá trình nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của TDTT đối với tinh thần, thể chất của bản thân mỗi học sinh. Từ những nhận thức đúng đắn này, học sinh sẽ dễ dàng hình thành những ý thức tích cực và thúc đẩy học sinh tính tự giác, tự nguyện tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa. Để hoạt động TDTT ngoại khóa thực sự đi vào thực tiễn cần có sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức xã hội, các hiệp hội, liên đoàn thể thao từ cơ sở đến trung ương Trong đó, vai trò của Hội thể thao trường, CLB TDTT trường, Trung tâm TDTT (quận, huyện), Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, các Liên đoàn thể thao, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà tài trợ hàng năm huy động kinh phí, tổ chức các giải đấu cấp khu vực và quốc gia hàng năm cho học sinh, sinh viên. Qua đó có thể thấy, để tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa không hề đơn giản, mà phải có sự hỗ trợ, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận liên quan. Cụ thể, tác giả Vũ Đức Thu xây dựng được mô hình quản lý công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa được trình bày tại sơ đồ 1.1 [74]. 1.3. Đặc điểm GDTC v hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh TDBB Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 có đánh giá: “Thể dục, thể thao quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có những bước tiến đáng kể; số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên tính trung bình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt khoảng 6 – 8% dân số; khoảng 2 – 3% tổng số hộ gia đình đạt chuẩn gia đình luyện tập thể dục thể thao. Các trường phổ thông dân tộc nội trú và các đồn biên 31 phòng đóng trên địa bàn đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục, thể thao trong đồng bào dân tộc nhất là đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên ...” [75]. Đối với GDTC trong nhà trường là môn học bắt buộc và bổ ích trong các trường học. Ngoài lợi ích nâng cao sức khoẻ cho học sinh, môn học còn giúp cho các em có lối sống lành mạnh, ý thức, trách nhiệm với cộng đồng và tính tập thể cao hơn. Tuy nhiên, môn học này có đem lại hiệu quả như mong muốn ở tất cả các vùng miền với mọi đối tượng hay không, đây còn là vấn đề của nhiều các nhà chức năng. Với những lợi ích nâng cao sức khoẻ, tạo tâm lý thoải mái và có những giây phút thực sự sảng khoải, đáng lẽ ra môn GDTC trong trường học phải nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo các em học sinh, các bậc phụ huynh nhưng thật đáng tiếc, thực tế lại hoàn toàn không như mong muốn, đôi khi còn ngược lại và môn học này ngày càng trở nên khô khan, nhàm chán khiến học sinh luôn tìm cách đối phó mỗi khi có tiết học, thậm chí nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng nên đưa ra khỏi chương trình học bắt buộc đối với các em vì nó không có tác dụng gì. Ở các tỉnh TDBB, học sinh chủ yếu là con em nông dân, đồng bào dân tộc, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên môn học GDTC và các hoạt động TDTT ngoại khóa chưa thực sự được coi trọng. Thực tiễn cho thấy, các tỉnh TDBB còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, đây là một trong những nguyên nhân căn bản nhất ảnh hưởng đến công tác GDTC trong nhà trường ở vùng này. Đa số các học sinh đều là con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện kinh tế thiếu thốn. Ngoài việc học, các em còn phải đi rừng, đi rẫy để phụ giúp việc với gia đình. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt các hoạt động ngoại khóa TDTT càng gặp khó khăn khi các em vừa phải học vừa phải phụ giúp gia đình trong sinh hoạt cũng như kinh tế. 32 Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn GDTC ở các trường vùng trung du còn thiếu thốn, thô sơ, cũ kỹ, thiếu sân chơi hoặc diện tích đất dành cho TDTT quá hẹp cũng là nguyên nhân khiến chất lượng môn học GDTC chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ở nhiều trường giờ học GDTC được xếp vào tiết cuối cùng của giờ học (giữa trưa), đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức, thầy và trò phải đứng phơi nắng để học thể dục. Điều này khiến thầy và trò chưa học đã cảm thấy mệt mỏi. Chính vì vậy, sau khi tập trung lúc nghe phổ biến nội dung học, các em chỉ "tập luyện" sơ sài, đối phó và tìm bóng mát ngồi và cứ ngồi yên chờ đến hết giờ điểm danh rồi về. Nhiều trường hợp học sinh còn bỏ hẳn cả tiết thể dục để đi đọc truyện, chơi điện tử... Tuy vậy, nhiều trường học vùng TDBB có tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa tạo được hứng thú cho học sinh, thiết kế môn học thể dục ngoại khóa đa dạng, phong phú để học sinh có nhiều lựa chọn tham gia tập luyện. Do vậy, cần thiết phải có những đổi mới trong tổ chức và hình thức tập luyện ngoại khóa để thu hút cũng như khuyến khích học sinh tham gia tập luyện. 1.4. Khái quát về VCT Việt Nam 1.4.1. Nguồn gốc ra đời của môn VCT Việt Nam Võ thuật cổ truyền Việt Nam hình thành từ khi xuất hiện người Việt trên dải đất hình chữ S. Lúc đó, do nhu cầu sinh tồn của bản thân, thủy tổ chúng ta phải đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ. Những cuộc đấu tranh đó đã hình thành nhiều kinh nghiệm chiến đấu, kết tụ thành những thế võ đầu tiên bằng tay không và các công cụ thô sơ. Những thế võ này dần dần được các thế hệ sau bổ sung, sửa đổi cho đạt hiệu quả cao hơn, rồi truyền thụ cho nhau và cho các thế hệ kế tiếp để bảo tồn nòi giống. Truyền thuyết Lạc Long Quân diệt trừ mộc tinh, ngư tinh cứu dân lành được ghi trong sách "Lĩnh Nam chính quái" chính là bản anh hùng ca của giai đoạn hình thành võ thuật Việt Nam [51], [55]. 33 Khi xã hội chúng ta bước vào thời kỳ dựng nước của các vua Hùng, võ thuật cũng tiến lên một bước - con người sống trong bộ lạc không chỉ đấu tranh với thiên nhiên, thú dữ mà còn phải chống lại sự tấn công của chính con người từ những bộ lạc khác. Những thế võ đã được nâng lên một tầm vóc mới, trí tuệ hơn, bao hàm những thế chiến đấu cá nhân cùng những thế chiến đấu tập thể nhằm giành chiến thắng mà minh chứng hùng hồn nhất là chuyện anh hùng làng Gióng cùng nhân dân chiến đấu chống giặc n Trong giai đoạn người Việt tiến xuống đồng bằng, đi dần về phương Nam, các thế hệ ông cha ta phải luôn rèn luyện võ thuật để đương đầu với những thế lực chiến tranh từ phương Bắc lẫn phương Nam lúc nào cũng đè nặng 2 vai. Những thế võ trước đây được đúc kết thành bài bản, truyền thụ cho nhau và cho các thế hệ đi sau bằng nhiều cách, để lúc nào cũng sẵn có những con người võ dũng, đầy đủ sức khoẻ để bảo vệ và mở mang bờ cõi. Nhìn lại các bài thảo và thế võ trong võ cổ truyền Việt Nam, chúng ta có thể thấy đó là những động tác lao động cụ thể của con người cũng như những động tác của các động vật mà con người từng quan sát và thể hiện trong cuộc chiến đấu vì sinh tồn. Chẳng hạn thế roi nổi tiếng "Mục Liên cất gánh lên vai” của bài roi Thần đồng rõ ràng hàm chứa hình ảnh người Việt từng sống với việc gồng gánh Hay nhiều hình ảnh đẹp khác trong lao động của người Việt đã đi vào võ thuật: lão tiều quá sơn (ông già đốn củi đi qua núi), ngư ông trì thế (ông già câu cá bên ao) Rồi hình ảnh những động vật sinh hoạt mà người Việt từng quan sát cũng đã đi vào võ thuật như: kim ngưu chi giác (trâu vàng lắc sừng), lý ngư quá hải (cá chép vượt biển)[29], [30], [68], [69], [84], [85]. Trong quá trình giao lưu với nhiều dân tộc khác, kho tàng võ thuật Việt Nam xuất hiện không ít bài bản của các nước bạn. Cũng như các lĩnh vực văn hóa khác, võ Việt Nam tiếp thu và cải tiến kỹ thuật của các nước cho phù hợp với thể tạng và tâm lý người Việt, bổ sung vào kho tàng võ thuật nước nhà ngày thêm phong phú. Sang thời hiện đại, trước sự du nhập của các võ phái 34 khác từ Á - u, người Việt lại mở rộng cửa để tiếp thu kỹ thuật độc đáo, từ đó làm giàu cho võ dân tộc, cũng như hình thành các trường phái mới Nhiều người Việt Nam sinh sống ở phương Tây cũng đã dốc công truyền bá Võ cổ truyền dân tộc và hình thành nhiều môn phái với sự tổng hợp những tinh hoa kỹ thuật của nhiều môn võ đương đại. Võ cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ thực tế cuộc sống của nhân dân Việt Nam, phục vụ cho chính cuộc sống của dân tộc ta và từng là một phương tiện giữ nước hữu hiệu. Trong mọi thời gian và không gian, bên cạnh mục tiêu rèn luyện kỹ năng tự vệ chiến đấu, võ cổ truyền Việt Nam còn là phương pháp rèn luyện thể lực, trí lực và đã trường tồn, phát triển từ ngày dựng nước đến ngày nay. 1.4.2. Quá trình phát triển của môn VCT Việt Nam Lịch sử dựng nước, giữ nước và mở mang bở cõi của dân tộc Việt Nam, suốt một thời gian dài, khi súng đạn chưa trở thành vũ khí trọng yếu trong chiến tranh, gần như song hành với lịch sử hình thành, hoàn thiện và phát triển của Võ cổ truyền Việt Nam. Những di vật thuộc loại hình vũ khí chiến tranh của các nền văn hoá, từ thời Văn Lang cho đến nhà Nguyễn, còn lưu lại trong các bảo tàng đã làm sống lại cả một thời quá khứ vàng son của nền võ thuật cổ truyền dân tộc. Bên cạnh đó, những vốn liếng võ thuật dân tộc còn lưu tồn rải rác khắp đất nước càng là những minh chứng hùng hồn về chất liệu phong phú của Võ cổ truyền Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu chia Võ cổ truyền Việt Nam thành 2 loại chính: võ kinh và võ lâm. Võ kinh là hệ thống võ thuật được sử dụng ở kinh đô Việt Nam ngày xưa trong công tác huấn luyện quan quân phục vụ trực tiếp công cuộc bảo vệ đất nước; còn võ lâm là hệ thống võ thuật phổ biến rộng rãi trong dân gian, một mặt để cung cấp nhân tài cho võ kinh qua những lần khảo thí, tuyển mộ; mặt khác để trực tiếp sử dụng trong công việc khai phá vùng đất mới cũng như rèn luyện những tính năng cần thiết như: dũng cảm, kiên trì, nhanh nhẹn, khéo léo [29],[30],[68],[69]. 35 Võ kinh gắn liền với các triều đại phong kiến, bao gồm hệ thống võ thuật giống như võ lâm kết hợp với binh pháp trận đồ, nặng tính quân sự đã biến mất theo sự cáo chung của chế độ phong kiến. Trong khi đó, võ lân tồn tại đến tận ngày nay, trải qua biết bao thử thách, cam go của thời đại. Võ lâm phát triển trên mọi miền đất nước, với cốt lõi kỹ thuật của các thế hệ cha ông cộng thêm đặc điểm địa thế, con người và điều kiện xã hội của từng nơi, tạo nên những môn phái mang nặng sắc thái địa phương, như: võ Thăng Long (Bắc bộ), võ Bình Định (Trung bộ), võ Tân Khánh Bà Trà (Nam bộ) [29],[30],[51]. Hai nội dung quyền cước và binh khí thường đi đôi với nhau trong quá trình tập Võ cổ truyền Việt Nam. Nếu quyền cước rèn luyện người tập sử dụng hiệu quả tay chân (thực ra là sử dụng toàn bộ cơ thể) để ứng phó với người, loài vật; thì binh khí giúp người tập nối dài cánh tay của mình qua các loại binh khí trường, đoản để chiến đấu trong những tình huống đặc thù. Cả quyền cước và binh khí đều có bài thảo (còn gọi là bài quyền, trong đó có bộ, thân thủ, cước, nhản pháp) và phân tích ra thành nhiều thế chiến đấu (còn gọi là miếng). Mỗi bài thảo (quyền cước, binh khí) trong Võ cổ truyền Việt Nam có chung những đặc trưng sau: các thế miếng liên hoàn, không đứt đoạn để tạo hình giống như trong các bài thảo của võ Trung Quốc; hướng di chuyển của các bài thảo triển khai chủ yếu là 2 hướng tấn và thối; toàn bài được ghi nhớ bằng một bài thơ (chữ Nôm hoặc chữ Hán - Việt, hoặc hỗn hợp 2 loại chữ) gọi là “lời thiệu” Những bài thảo nổi tiếng của Võ cổ truyền Việt Nam thường được nhắc đến như: Lão mai, Ngọc trản (thảo quyền cước), Siêu xung thiên, roi Tấn nhất (thảo binh khí) Một câu tục ngữ phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ: “Thứ nhất Lão mai, thứ hai Ngọc trản” đã nói lên vị trí quan trọng của 2 bài này trong hệ thống bài thảo Võ cổ truyền Việt Nam [29],[30],[68],[69]. Trình tự huấn luyện Võ cổ truyền Việt Nam đi từ tổng hợp đến phân tích (dạy thảo trước, thế miếng sau), thay vì đi từ phân tích đến tổng hợp như 36 các môn võ khác trong khu vực. Ngoài ra, Võ cổ truyền Việt Nam hầu như phổ biến các kỹ thuật cụ thể, dễ tập, ít có các nội dung cần đến sự khổ luyện như: điểm huyệt, công phá, khinh công như võ thuật Trung Quốc. Tuy nhiên, qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, trải biết bao thăng trầm, lúc bị cấm đoán, lúc âm thầm phát triển, Võ cổ truyền Việt Nam đã bị phân tán thành nhiều mảnh vụn do những truyền nhân gìn giữ, giống như gìn giữ quốc hồn, quốc túy. Sau ngày đất nước thống nhất, trong khi một số võ sư có xu hướng hình thành võ phái riêng và đưa mình vào vị trí chưởng môn, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (thành lập năm 1991) đã tổ chức các cuộc hội nghị chuyên môn toàn quốc hàng năm, thống nhất 10 bài thảo (quyền cước, binh khí), in thành sách với quyết tâm đi đến sự thống nhất võ thuật dân tộc [37], [55]. Ngày nay, tuy giao lưu quốc tế đang mở rộng nhưng mỗi dân tộc vẫn muốn tự khẳng định bản sắc của mình. Nghị quyết 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII cũng đã chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [2]. Nên chăng, Nhà nước cần sớm tập hợp những nhà văn hóa, khoa học cùng các truyền nhân của võ cổ truyền dân tộc hầu sưu tầm, biên tập Võ cổ truyền Việt Nam để xây dựng nền quốc võ Việt Nam. 1.4.3. Vai trò của tập luyện VCT Việt Nam Bác Hồ hiểu rõ vai trò của việc tập luyện TDTT đối với sức khoẻ con người. Chính vì thế Bác lấy việc tập luyện như một lẽ sống giản dị: “Tập TDTT để giữ gìn tăng cường sức khoẻ, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân được nhiều hơn nữa”, nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Bác vẫn duy trì một nếp tập luyện đều đặn thường xuyên [83]. Trong những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tình thế cách mạng hiểm nghèo; giặc đói, giặc dốt hoành hành; thù trong giặc ngoài đe dọa, dù bận trăm công nghìn việc, không mấy đêm Bác được ngon giấc ngủ, nhưng buổi sáng Bác vẫn không bỏ việc tập luyện sức khỏe. Khi giặc Pháp trở 37 lại xâm lược nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng ác liệt, Bác lại càng coi trọng việc tập luyện TDTT để phục vụ công cuộc chống ngoại xâm. Ngày đó, Bác thường tập võ dân tộc, Bác còn hướng dẫn các cán bộ, chiến sĩ cách đánh cận chiến của võ tay không chống trả đối phương có kiếm, thương và súng. Tháng 12/1961, Bác sang thăm Trường Trung cấp TDTT Trung ương (nay là trường Đại học TDTT Bắc Ninh), hơn 500 sinh viên Khóa 2 đang tập võ dân tộc. Bác ra sân tập xem, thấy các nữ sinh tay cầm kiếm chưa đúng, Bác đã ra tận nơi uốn nắn động tác sai, rồi Bác còn căn dặn thêm “Võ dân tộc của cha ông ta rất giàu tính chiến đấu” [83]. VCT Việt Nam, trước hết nó là một môn thể thao, bởi vì cũng như các môn thể thao khác, toàn bộ kỹ thuật và quyền pháp của võ đều xây dựng trên nền tảng các nguyên lý về tâm - sinh lý và vật lý; nó giúp phát triển toàn diện con người, giúp con người có được “một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” [29],[30],[68],[69]. Võ thuật là một hình thái văn hoá, là phương thức giáo dục “đạo làm người”, là công cụ rèn luyện sức khoẻ, là kỹ năng tự vệ chiến đấu, là nghệ thuật sống thanh lãng, an lạc. Tuy mỗi phái võ đều có sắc thái riêng, đường nét kỹ thuật quyền cước riêng, nhưng tựu trung, vẫn có điểm chung nhất, đó là nền tảng Võ đạo: giúp người học rèn luyện sức khoẻ, kỹ năng chiến đấu, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, và một tinh thần minh mẫn, thanh tĩnh, an lạc. Tập luyện võ thuật cổ truyền không chỉ là hoạt động của chân tay mà còn là hoạt động của toàn cơ thể, khiến cho cơ bắp ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các hệ tim mạch, hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng nhờ đó mà hoạt động tốt hơn. Đối với lứa tuổi học sinh THCS, tập luyện võ thuật cổ truyền không những giúp phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, mà còn dạy cho các em cách làm người, rèn luyện cho các em cách sống có khuôn khổ, tập được nhiều đức tính tốt, giúp các em hiểu rõ hơn lịch sử của 38 dân tộc Việt Nam, đặc biệt hơn là giúp cho các em tránh xa vào các tệ nạn xã hội hiện nay. Tuổi mới lớn là tuổi “năng động”, luôn có nhu cầu giao tiếp, qua đó phát hiện mình, thể hiện mình, khẳng định mình Cho nên, đừng ngạc nhiên khi thấy tuổi trẻ thích tụ tập, múa may, leo trèo, gây lộn. Nếu nhu cầu chính đáng ấy không được đáp ứng, hậu quả sẽ thế nào, hẳn mọi người đã biết. Trong một xã hội phức tạp và có quá nhiều cám dỗ như hiện nay, Võ đường là môi trường lành mạnh, nơi hiếm hoi còn giữ được truyền thống “tôn sư trọng đạo”, lại được tổ chức và quản lý chặt chẽ; là nơi cung cấp cơ hội cho các em phát hiện mình, thể hiện mình, khẳng định mình. Cho nên, để đáp ứng nhu cầu phát triển chính đáng của thanh thiếu niên, thiết nghĩ, cách tốt nhất là cần có thời gian cho các em rèn luyện ở các Võ đường. Tuổi trẻ còn là tuổi của vui chơi. Tước mất niềm đam mê đó của các em, không khéo biến các em trở thành những nhân cách méo mó, lệch lạc. Võ thuật là một trò chơi lành mạnh, bổ ích. Nó không chỉ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện hơn, mà còn giúp vun đúc một tinh thần minh mẫn. Thời hiện đại, có quá nhiều trò chơi hấp dẫn nhưng độc hại và biết bao thứ cám dỗ khác. Hàng tuần, đôi ba buổi chiều, các em dành chút thời gian đến Võ đường tập luyện; tối tối, dành nửa giờ, mười lăm phút ôn tập quyền cước. Thế có phải hay hơn không so với để các em dán mắt vào màn hình chơi games, thất thểu đi quanh bàn bida, hay đắm chìm trong các “cuộc nhậu”? Ngày nay, tuổi trẻ còn phải bị học quá nhiều: học ngày, học đêm, học thêm, học luyện, học thi Bộ óc non nớt của các em bị làm việc quá mức. Chưa có thống kê nào về hậu quả của sự tàn phá đó. Nhưng rõ ràng đã có rất nhiều em trí óc từ bão hoà, nhiều em bị trầm cảm, tâm thần phân liệt... Cứ hình dung, mỗi ngày các em bỏ ra trung bình từ 45 phút đến 1 giờ tập Võ, tức là mỗi ngày các em dành chừng ấy thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi, thư giãn. Rất nhiều phụ huynh cấm con em tập Võ để dành thì giờ học văn hoá cho tốt. Không biết 39 đến bao giờ họ mới nhận ra, để học văn hoá cho tốt, con em họ cần có thì giờ nghỉ ngơi, thư giãn. Mà tập Võ là phương cách tốt nhất để đầu óc nghỉ ngơi, thư giãn. Võ thuật, tuy không còn là thứ vũ khí lợi hại trong các cuộc chiến tranh, nhưng vẫn là vũ khí tự vệ hữu hiệu trong cuộc sống đời thường. Với cuộc sống ngày càng phức tạp và đa đoan, biết Võ để tự vệ bao giờ cũng tốt hơn không biết gì. Võ còn giúp người tập đức nhân ái, công bằng, và cao thượng. Đó chính là yếu lĩnh của “Võ đạo”. Phẩm chất ấy còn đặc biệt cần thiết đối với chúng ta. Đất nước ta vừa trải qua thời kỳ dài ngoại xâm, chiến tranh, nghèo đói, ly loạn mà di chứng của nó thì không thể nào lường hết. Để xây dựng đất nước giàu mạnh, muốn vươn ra biển lớn, muốn giao lưu hội nhập với người, thì đòi hỏi chúng ta phải tự chữa lành vết thương, phải tự chuyển hoá mình, phải nâng mình lên ngang tầm thời đại. Nếu không thế, tất chúng ta sẽ mãi hoài chia rẽ và tụt hậu. Trong võ thuật luôn đề cao câu nói: Học võ thuật không đơn thuần là tập thể dục, thể thao mà còn là rèn luyện ...mức độ hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền của học sinh THCS các tỉnh TDBB ở mức nào dưới đây? 5 4 3 2 1 Vị trí môn học      Mục tiêu môn học (Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể)      Thời gian      Điều kiện tiên quyết      Phân phối nội dung      Hình thức kiểm tra, đánh giá      Nội dung tóm tắt - chi tiết      Nội dung thi nâng cấp đai (nội dung kiểm tra, đánh giá)      Tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy      NGƢỜI PHỎNG VẤN BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC TDTT CỘNGHÒAXÃ HỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độclập – Tựdo – Hạnhphúc ........, ngày tháng năm 2017 PHIẾU KIỂM TRA THỂ CHẤT HỌC SINH I. PHẦN XÃ HỘI 1. Huyện, Thị xã : 2. Trường: Lớp 3. Họ và tên: 4. Giới tính: (nam, nữ) 5. Nơi ở: 6. Dân tộc:... 7. Sinh: ngày..tháng. .năm 19... 8.Tuổi thấy kinh lần đầu. 9. Kiểm tra: ngày..tháng.......năm 20.. 10. Lứa tuổi. 11. Tình trạng sức khỏe: II. THỂ HÌNH VÀ CHỨC NĂNG 1. Chiều cao đứng (cm) 2. Cân nặng (kg): 3. Chỉ số BMI: kg/(cm)2 4. Công năng tim (HW) - Mạch yên tĩnh trước vận động (F0) - Mạch ngay sau vận động (F1) - Mạch hồi phục sau vận động 1 phút (F2) III. TỔ CHẤT THỂ LỰC 1. Lực bóp tay thuận (kg) 2. Bật xa tại chỗ (cm) 3. Nằm ngửa gập bụng ( số lần/30 giây). 4. Chạy XPC 30m (giây) 5. Chạy con thoi 4 x 10m (giây 6. Chạy 5 phút (m) số đeo....số vòng....lẻ............m NGƢỜI KIỂM TRA (ký, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 4: CHƢƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ CỔ TRUYỀN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁC TỈNH TRUNG DU BẮC BỘ I. CHƢƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ CỔ TRUYỀNCHO HỌC SINH THCS CÁC TỈNH TDBB : TỪ ĐAI ĐEN LÊN ĐAI ĐEN 1 VẠCH XANH. 1. Vị trí môn học: Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen lên đai đen 1 vạch xanh là hình thức học đầu tiêntrong 4 hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. 2. Mục tiêu môn học: 2.1. Mục tiêu chung Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen lên đai đen 1 vạch xanh cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn VCT tương ứng với trình độ quy định của đai đen, đồng thời phát triển thể chất, phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn VCT, yêu cầu của công tác TDTT ngoại khóa và nhu cầu thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa VCT từ đai đen lên đai đen 1 vạch xanh, học sinh có khả năng: 1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện VCT với phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời. Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật đối luyện và các quy định trong tập luyện đối luyện trong môn VCT. 2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn VCT tương ứng trình độ đai đen. Cụ thể gồm: - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản tấn - Về kỹ thuật quyền: Quyền 25 động tác - Về kỹ thuật đối luyện: Đối luyện 1,2,3. 3. Phát triển thể chất: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo). 4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ 5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo chuyên môn cao hơn. 6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa VCT. 3. Thời gian Tổng số 60 tiết, tương ứng 30 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 3 tháng. 4. Điều kiện tiên quyết Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và VCT nói riêng. 5. Nội dung tóm tắt Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ VCT như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn VCT, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chí và các kỹ năng thực hành gồm kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, quyền pháp và đối luyện. 6. Phân phối chƣơng trình TT Nội dung Phân phối (tiết) Tổng (tiết) Lý thuyết Thực hành Tự học Cơ động 1 - Sơ lược về môn VCT *1 *1 2 Kỹ thuật tay 10 4 2 16 3 Quyền pháp 6 2 1 9 4 Đối luyện 6 2 1 9 5 Thể lực *2 *2 *2 0 6 Ôn tập 16 6 2 24 7 Thi nâng cấp đai 2 2 Tổng: 0 40 14 6 60 Ghi chú: *1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung *2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung. 7. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thực hành các nội dung: Đòn tay: Đấm thẳng Đòn chân: Đá vòng cầu Đòn đá thẳng 8. Nội dung chi tiết: 8.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết) - Sơ lược về môn VCT 8.2. Thực hành (40 tiết) 8.2.1. Kỹ thuật căn bản (10 tiết) - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản tấn 8.2.2. Quyền pháp (6 tiết) - Về kỹ thuật quyền: Quyền 25 động tác 8.2.3. Đối luyện (6 tiết) - Về kỹ thuật đối luyện: Đối luyện 1,2,3. 8.2.4. Ôn tập (16 tiết) Ôn luyện các kỹ thuật ứng dụng căn bản đã học. 8.2.5. Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực) Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. u tiên phát triển thể lực chung 8.2.6. Thi nâng câp đai (2 tiết) Thi theo nội dung quy định 8.3. Tự học (14 tiết) - Kỹ thuật tay (2 tiết) - Kx thuật chân (2 tiết) - Quyền pháp (2 tiết) - Đối luyện (2 tiết) - Ôn tập (6 tiết) 8.4. Giáo án cơ động (6 tiết) Dự phòng thời tiết và ôn tập các nội dung chưa đạt yêu cầu. 9. Nội dung thi nâng cấp đai 9.1. Kỹ thuật căn bản 9.2. Quyền pháp (30 điểm) 9.3. Đối luyện (30 điểm) 9.4. Thể lực (Đạt hoặc không đạt) 10. T i liệu phục vụ giảng dạy 1. Ban chuyên môn kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Võ cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Kim Hòa và cộng sự (2011), Võ cổ truyền Việt Nam tập 1, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Kim Hòa và cộng sự (2012), Võ cổ truyền Việt Nam tập 2, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 1, Căn bản sơ đẳng (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. 5. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 2, Nhập môn khởi quyền (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. 6. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 1, Nxb TDTT, Hà Nội. 7. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 2, Nxb TDTT, Hà Nội. II. CHƢƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ CỔ TRUYỀN CHO HỌC SINH THCS CÁC TỈNH TDBB : TỪ ĐAI ĐEN 1 VẠCH XANH LÊN ĐAI ĐEN 2 VẠCH XANH 1. Vị trí môn học: Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 1 vạch xanh lên đai đen 2 vạch xanh là hình thức học thứ trong 4 hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. 2. Mục tiêu môn học: 2.1. Mục tiêu chung Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 1 vạch xanh lên đai đen 2 vạch xanh cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn VCT tương ứng với trình độ quy định của đai đen, đồng thời phát triển thể chất, phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn VCT, yêu cầu của công tác TDTT ngoại khóa và nhu cầu thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa VCT từ đai đen 1 vạch xanh lên đai đen 2 vạch xanh, học sinh có khả năng: 1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện VCT với phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời. Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật đối luyện và các quy định trong tập luyện đối luyện trong môn VCT. 2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn VCT tương ứng trình độ đai đen. Cụ thể gồm: - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản công - Về kỹ thuật quyền: Bài quyền 35 động tác - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 4,5,6 3. Phát triển thể chất: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo). 4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ 5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo chuyên môn cao hơn. 6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa VCT. 3. Thời gian Tổng số 60 tiết, tương ứng 30 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 3 tháng. 4. Điều kiện tiên quyết Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và VCT nói riêng. 5. Nội dung tóm tắt Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ VCT như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn VCT, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chí và các kỹ năng thực hành gồm kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, quyền pháp và đối luyện. 6. Phân phối chƣơng trình TT Nội dung Phân phối (tiết) Tổng (tiết) Lý thuyết Thực hành Tự học Cơ động 1 Ý nghĩa của tập luyện đối luyện trong môn VCT *1 *1 2 Kỹ thuật tay 10 4 2 16 3 Quyền pháp 6 2 1 9 4 Đối luyện 6 2 1 9 5 Thể lực *2 *2 *2 0 6 Ôn tập 16 6 2 24 7 Thi nâng cấp đai 2 2 Tổng: 0 40 14 6 60 Ghi chú:*1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung *2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung. 7. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thực hành các nội dung: Đòn tay: Đấm thẳng Đòn chân: Đá vòng cầu Đòn đá thẳng 8. Nội dung chi tiết: 8.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết) - Ý nghĩa của tập luyện đối luyện trong môn VCT 8.2. Thực hành (40 tiết) 8.2.1. Kỹ thuật căn bản (10 tiết) - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản công 8.2.2. Quyền pháp (6 tiết) - Về kỹ thuật quyền: Bài quyền 35 động tác 8.2.3. Đối luyện (6 tiết) - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 4,5,6 8.2.4. Ôn tập (16 tiết) Ôn luyện các kỹ thuật ứng dụng căn bản 8.2.5. Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực) Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. u tiên phát triển thể lực chung 8.2.6. Thi nâng câp đai (2 tiết) Thi theo nội dung quy định 8.3. Tự học (14 tiết) - Kỹ thuật tay (2 tiết) - Kx thuật chân (2 tiết) - Quyền pháp (2 tiết) - Đối luyện (2 tiết) - Ôn tập (6 tiết) 8.4. Giáo án cơ động (6 tiết) Dự phòng thời tiết và ôn tập các nội dung chưa đạt yêu cầu. 9. Nội dung thi nâng cấp đai 9.1. Kỹ thuật căn bản 9.2. Quyền pháp (30 điểm) 9.3. Đối luyện (30 điểm) 9.4. Thể lực (Đạt hoặc không đạt) 10. T i liệu phục vụ giảng dạy Ban chuyên môn kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Võ cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2011), Võ cổ truyền Việt Nam tập 1, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2012), Võ cổ truyền Việt Nam tập 2, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 1, Căn bản sơ đẳng (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 2, Nhập môn khởi quyền (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 1, Nxb TDTT, Hà Nội. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 2, Nxb TDTT, Hà Nội. III. CHƢƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ CỔ TRUYỀN CHO HỌC SINH THCS CÁC TỈNH TDBB : TỪ ĐAI ĐEN 2 VẠCH XANH LÊN ĐAI ĐEN 3 VẠCH XANH 1. Vị trí môn học: Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 2 vạch xanh lên đai đen 3 vạch xanh là hình thức học thứ 3 trong 4 hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. 2. Mục tiêu môn học: 2.1. Mục tiêu chung Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 2 vạch xanh lên đai đen 3 vạch xanh cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn VCT tương ứng với trình độ quy định của đai đen, đồng thời phát triển thể chất, phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn VCT, yêu cầu của công tác TDTT ngoại khóa và nhu cầu thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa VCT từ đai đen 2 vạch xanh lên đai đen 3 vạch xanh, học sinh có khả năng: 1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện VCT với phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời. Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật đối luyện và các quy định trong tập luyện đối luyện trong môn VCT. 2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn VCT tương ứng trình độ đai đen. Cụ thể gồm: - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản công - Về kỹ thuật quyền: Bài quyền 45 động tác - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 7,8,9 3. Phát triển thể chất: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo). 4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ 5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo chuyên môn cao hơn. 6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa VCT. 3. Thời gian Tổng số 60 tiết, tương ứng 30 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 3 tháng. 4. Điều kiện tiên quyết Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và VCT nói riêng. 5. Nội dung tóm tắt Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ VCT như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn VCT, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chí và các kỹ năng thực hành gồm kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, quyền pháp và đối luyện. 6. Phân phối chƣơng trình TT Nội dung Phân phối (tiết) Tổng (tiết) Lý thuyết Thực hành Tự học Cơ động 1 ảnh hưởng cỉa VCT với sức khoẻ người tập. *1 *1 2 Kỹ thuật tay 10 4 2 16 3 Quyền pháp 6 2 1 9 4 Đối luyện 6 2 1 9 5 Thể lực *2 *2 *2 0 6 Ôn tập 16 6 2 24 7 Thi nâng cấp đai 2 2 Tổng: 0 40 14 6 60 Ghi chú: 1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung 2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung. 7. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thực hành các nội dung: Đòn tay: Đấm thẳng Đòn chân: Đá vòng cầu Đòn đá thẳng 8. Nội dung chi tiết: 8.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết) - Giáo dục đạo đức trong võ VCT 8.2. Thực hành (40 tiết) 8.2.1. Kỹ thuật căn bản (10 tiết) - Về kỹ thuật căn bản: Căn bản công 8.2.2. Quyền pháp (6 tiết) - Về kỹ thuật quyền: Bài quyền 45 động tác 8.2.3. Đối luyện (6 tiết) - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 7,8,9 8.2.4. Ôn tập (16 tiết) ôn luyện các kỹ thuật đã học 8.2.5. Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực) Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. u tiên phát triển thể lực chung 8.2.6. Thi nâng câp đai (2 tiết) Thi theo nội dung quy định 8.3. Tự học (14 tiết) - Kỹ thuật tay (2 tiết) - Kỹ thuật chân (2 tiết) - Quyền pháp (2 tiết) - Đối luyện (2 tiết) - Ôn tập (6 tiết) 8.4. Giáo án cơ động (6 tiết) Dự phòng thời tiết và ôn tập các nội dung chưa đạt yêu cầu. 9. Nội dung thi nâng cấp đai 9.1. Kỹ thuật căn bản 9.2. Quyền pháp (30 điểm) 9.3. Đối luyện (30 điểm) 9.4. Thể lực (Đạt hoặc không đạt) 10. T i liệu phục vụ giảng dạy Ban chuyên môn kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Võ cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2011), Võ cổ truyền Việt Nam, tập 1, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2012), Võ cổ truyền Việt Nam, tập 2, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 1, Căn bản sơ đẳng (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 2, Nhập môn khởi quyền (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 1, Nxb TDTT, Hà Nội. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 2, Nxb TDTT, Hà Nội. IV. CHƢƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ CỔ TRUYỀN CHO HỌC SINH THCS CÁC TỈNH TDBB : TỪ ĐAI ĐEN 3 VẠCH XANH LÊN ĐAI XANH 1. Vị trí môn học: Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 3 vạch xanh lên đai xanh là hình thức học thứ 4 trong 4 hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền cho học sinh THCS các tỉnh TDBB. 2. Mục tiêu môn học: 2.1. Mục tiêu chung Hình thức tập luyện ngoại khóa môn võ cổ truyền từ đai đen 3 vạch xanh lên đai xanh cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn VCT tương ứng với trình độ quy định của đai đen, đồng thời phát triển thể chất, phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn VCT, yêu cầu của công tác TDTT ngoại khóa và nhu cầu thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa VCT từ đai đen 3 vạch xanh lên đai xanh, học sinh có khả năng: 1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện VCT với phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời. Hiểu được ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật đối luyện và các quy định trong tập luyện đối luyện trong môn VCT. 2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn VCT tương ứng trình độ đai đen. Cụ thể gồm: - Về kỹ thuật căn bản: các kỹ thuật căn bản( đá phi tiêu cước, bàng long cước - Về kỹ thuật quyền: Ngọc trản quyền) - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 10,11,12 3. Phát triển thể chất: hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo). 4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ 5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo chuyên môn cao hơn. 6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa VCT. 3. Thời gian Tổng số 60 tiết, tương ứng 30 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 3 tháng. 4. Điều kiện tiên quyết Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và VCT nói riêng. 5. Nội dung tóm tắt Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ VCT như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn VCT, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chí và các kỹ năng thực hành gồm kỹ thuật tay, kỹ thuật chân, quyền pháp và đối luyện. 6. Phân phối chƣơng trình TT Nội dung Phân phối (tiết) Tổng (tiết) Lý thuyết Thực hành Tự học Cơ động 1 PP hướng dẫn tập động tác đơn lẻ *1 *1 2 Kỹ thuật tay 10 4 2 16 3 Quyền pháp 6 2 1 9 4 Đối luyện 6 2 1 9 5 Thể lực *2 *2 *2 0 6 Ôn tập 16 6 2 24 7 Thi nâng cấp đai 2 2 Tổng: 0 40 14 6 60 Ghi chú: 1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung 2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung. 7. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra thực hành các nội dung: Đòn tay: Đấm thẳng Đòn chân: Đá vòng cầu Đòn đá thẳng 8. Nội dung chi tiết: 8.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết) - Giáo dục đạo đức trong võ VCT 8.2. Thực hành (40 tiết) 8.2.1. Kỹ thuật căn bản (10 tiết) - Về kỹ thuật căn bản: các kỹ thuật căn bản( đá phi tiêu cước, bàng long cước Quyền pháp (6 tiết) - Về kỹ thuật quyền: Ngọc trản quyền) Đối luyện (6 tiết) - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 10,11,12 8.2.4. Ôn tập (16 tiết) ôn luyện 8.2.5. Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực) Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. u tiên phát triển thể lực chung 8.2.6. Thi nâng câp đai (2 tiết) Thi theo nội dung quy định 8.3. Tự học (14 tiết) - Kỹ thuật tay (2 tiết) - Kx thuật chân (2 tiết) - Quyền pháp (2 tiết) - Đối luyện (2 tiết) - Ôn tập (6 tiết) 8.4. Giáo án cơ động (6 tiết) Dự phòng thời tiết và ôn tập các nội dung chưa đạt yêu cầu. 9. Nội dung thi nâng cấp đai 9.1. Kỹ thuật căn bản - Về kỹ thuật căn bản: các kỹ thuật căn bản( đá phi tiêu cước, bàng long cước 9.2. Quyền pháp (30 điểm) - Về kỹ thuật quyền: Ngọc trản quyền) 9.3. Đối luyện (30 điểm) - Về kỹ thuật đối luyện: Kỹ thuật đối luyện 10,11,12 9.4. Thể lực (Đạt hoặc không đạt) 10. T i liệu phục vụ giảng dạy Ban chuyên môn kỹ thuật Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Võ cổ truyền Việt Nam, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2011), Võ cổ truyền Việt Nam tập 1, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Lê Kim Hòa và cộng sự (2012), Võ cổ truyền Việt Nam tập 2, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 1, Căn bản sơ đẳng (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Trần Thành (2004), "Tinh hoa võ học" Tập 2, Nhập môn khởi quyền (Võ thuật và Võ cổ truyền), Nxb Đồng Nai. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 1, Nxb TDTT, Hà Nội. Ủy ban TDTT, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam (2002), "Chương trình huấn luyện võ thuật cổ truyền Việt Nam" Phần 2, Nxb TDTT, Hà Nội. PHỤ LỤC 5: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT NGƢỜI VIỆT NAM TỪ 6 ĐẾN 60 TUỔI NAM - Lứa tuổi từ 11 đến 14 Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” Tuổi Điểm Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Dẻo gập thân (cm) Lực bóp tay thuận (kG) Nằm ngửa gập bụng (lần) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30 m XPC (giây) Chạy con thoi 4x10 m (giây) Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 11 Tốt > 141 >33.5 > 8 >21.2 >18 > 170 940 Trung bình 134 - 141 26.8 - 33.5 3 - 8 17.4 - 21.2 13 - 18 152 - 170 5.54 - 5.59 11.12 - 12.20 820 - 940 Kém 5.59 >12.20 < 820 12 Tốt > 148 >37.0 > 9 >24.8 >19 > 181 960 Trung bình 139 - 148 29.7 - 37.0 3 - 9 19.9 - 24.8 15 - 19 163 - 181 5.53 - 5.58 11.10 - 11.18 850 - 960 Kém 5.58 >11.18 < 850 13 Tốt > 154 >41.7 > 10 >30.0 >20 > 194 990 Trung bình 146 - 154 34.2 - 41.7 4 - 10 23.6 - 30.0 16 - 20 172 - 194 5.50 - 5.55 10.07 - 11.15 870 - 990 Kém 5.55 >11.15 < 870 14 Tốt > 160 >45.7 > 12 >34.9 >21 > 204 1020 Trung bình 152 - 160 38.2 - 45.7 4 - 12 28.2 - 34.9 17 - 21 183 - 204 4.49 - 5.54 10.05 - 11.13 910 - 1020 Kém 5.54 >11.13 < 910 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT NG ỜI VIỆT NAM TỪ 6 ĐẾN 60 TUỔI Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” NỮ - Lứa tuổi từ 11 đến 14 Tuổi Điểm Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Dẻo gập thân (cm) Lực bóp tay thuận (kG) Nằm ngửa gập bụng (lần) Bật xa tại chỗ (cm) Chạy 30 m XPC (giây) Chạy con thoi 4x10 m (giây) Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 11 Tốt > 143 >33.4 > 9 >20.6 >15 > 158 840 Trung bình 136 - 143 27.6 - 33.4 3 - 9 16.9 - 20.6 10 - 15 142 - 158 5.59 - 6.65 12.20 - 12.29 730 - 840 Kém 6.65 >12.29 < 730 12 Tốt > 148 >37.1 > 10 >23.2 >15 > 161 840 Trung bình 141 - 148 30.8 - 37.1 4 - 10 19.3 - 23.2 10 - 15 144 - 161 5.58 - 6.64 12.20 - 12.29 730 - 840 Kém 6.64 >12.29 < 730 13 Tốt > 152 >40.7 > 11 >25.8 >14 > 166 820 Trung bình 146 - 152 34.6 - 40.7 4 - 11 21.2 - 25.8 10 - 14 149 - 166 5.57 - 6.63 11.19 - 12.28 720 - 820 Kém 6.63 >12.28 < 720 14 Tốt > 154 >43.4 > 12 >28.1 >14 > 167 830 Trung bình 149 - 154 37.8 - 43.4 5 - 12 23.5 - 28.1 10 - 14 151 - 167 5.58 - 6.64 12.20 - 12.29 730 - 830 Kém 6.64 >12.29 < 730 THỂ CHẤT NGƢỜI VIỆT NAM 11 TUỔI (MẪU TOÀN QUỐC) Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” STT Các chỉ tiêu v Test Nam (n=1500) Nữ (n=1500) m Cv m Cv 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Tuổi thấy kinh lần đầu (tuổi) 10.68 0.55 0.05 0.05 2 Chiều cao đứng (cm) 137.59 7.38 0.19 0.05 139.44 7.32 0.18 0.05 3 Cân nặng (kg) 30.03 6.63 0.17 0.22 30.41 5.83 0.15 0.19 5 Chỉ số BMI 15.73 2.28 0.05 0.14 15.53 1.98 0.05 0.12 6 Chỉ số công năng tim (HW) (*) 12.86 3.55 0.17 0.27 13.82 4.08 0.16 0.29 7 Dẻo gập thân (cm) 6 5.59 0.14 0.93 6 6.04 0.15 1.00 8 Lực bóp tay thuận (kG) 19.37 3.80 0.09 0.17 18.78 3.61 0.09 0.19 9 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 16 4.68 0.12 0.29 13 4.71 0.12 0.36 10 Bật xa tại chỗ (cm) 161 17.8 0.46 0.11 150 16.1 0.41 0.10 11 Chạy 30m XPC (giây) 5.69 0.48 0.01 0.08 6.18 0.59 0.01 0.09 12 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.61 0.86 0.02 0.07 12.44 0.93 0.02 0.07 13 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 880 117 3.02 0.13 788 106 2.74 0.13 X X X X THỂ CHẤT NGƢỜI VIỆT NAM 12 TUỔI (MẪU TOÀN QUỐC) Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” STT Các chỉ tiêu v Test Nam (n=1500) Nữ (n=1500) m Cv m Cv 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Tuổi thấy kinh lần đầu (tuổi) 11.48 0.71 0.03 0.06 2 Chiều cao đứng (cm) 143.27 8.34 0.21 0.05 144.69 7.19 0.18 0.05 3 Cân nặng (kg) 33.24 7.38 0.19 0.22 33.84 6.21 0.16 0.18 4 Chỉ số Quetelet 231.02 39.6 1.02 0.17 233.66 35.0 0.90 0.15 5 Chỉ số BMI 16.04 2.27 0.05 0.14 16.06 2.04 0.05 0.12 6 Chỉ số công năng tim (HW) (*) 13.25 4.07 0.21 0.30 14.4 3.98 0.16 0.27 7 Dẻo gập thân (cm) 6 5.80 0.15 0.96 7 6.13 0.16 0.86 8 Lực bóp tay thuận (kG) 22.3 4.96 0.12 0.22 21.25 3.90 0.10 0.18 9 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 17 4.47 0.11 0.26 12 4.40 0.11 0.36 10 Bật xa tại chỗ (cm) 172 18.0 0.46 0.10 153 17.1 0.44 0.11 11 Chạy 30m XPC (giây) 5.53 0.48 0.01 0.08 6.09 0.56 0.01 0.09 12 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.39 0.89 0.02 0.07 12.43 0.91 0.02 0.07 13 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 905 118 3.07 0.13 787 107 2.77 0.13 X X X X THỂ CHẤT NGƢỜI VIỆT NAM 13 TUỔI (MẪU TOÀN QUỐC) Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” STT Các chỉ tiêu v Test Nam (n=1500) Nữ (n=1500) m Cv m Cv 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Tuổi thấy kinh lần đầu (tuổi) 12.22 0.80 0.02 0.06 2 Chiều cao đứng (cm) 149.77 8.30 0.21 0.05 148.82 6.33 0.16 0.04 3 Cân nặng (kg) 37.8 7.52 0.2 0.20 37.54 6.17 0.15 0.16 4 Chỉ số Quetelet 251.77 39.6 1.02 0.15 252.37 35.4 0.91 0.14 5 Chỉ số BMI 16.72 2.26 0.05 0.13 16.9 2.22 0.05 0.13 6 Chỉ số công năng tim (HW) (*) 12.73 3.66 0.18 0.28 14.63 4.11 0.20 0.28 7 Dẻo gập thân (cm) 7 6.40 0.16 0.91 8 6.56 0.17 0.82 8 Lực bóp tay thuận (kG) 26.87 6.44 0.16 0.24 23.49 4.60 0.11 0.19 9 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 18 3.96 0.10 0.22 12 4.30 0.11 0.35 10 Bật xa tại chỗ (cm) 183 20.8 0.53 0.11 157 16.9 0.43 0.10 11 Chạy 30m XPC (giây) 5.29 0.49 0.01 0.09 6.02 0.58 0.01 0.09 12 Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.08 0.83 0.02 0.07 12.38 0.88 0.02 0.07 13 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 931 122 3.15 0.13 771 101 2.61 0.13 X X X X THỂ CHẤT NGƢỜI VIỆT NAM 14 TUỔI (MẪU TOÀN QUỐC) Trích theo “Các giá trị thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỷ XXI- 2011” STT Các chỉ tiêu v Test Nam (n=1500) Nữ (n=1500) m Cv m Cv 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Tuổi thấy kinh lần đầu (tuổi) 12.80 0.91 0.02 0.07 2 Chiều cao đứng (cm) 155.67 7.97 0.20 0.05 151.28 5.53 0.14 0.03 3 Cân nặng (kg) 41.87 7.69 0.19 0.18 40.45 5.71 0.14 0.14 4 Chỉ số Quetelet 268.42 38.4 0.99 0.14 267.91 33.0 0.85 0.12 5 Chỉ số BMI 17.16 2.08 0.05 0.12 17.65 2.08 0.05 0.11 6 Chỉ số công năng tim (HW) (*) 12.65 3.86 0.19 0.30 14.76 4.14 0.17 0.28 7 Dẻo gập thân (cm) 8 7.14 0.18 0.89 8 6.92 0.18 0.86 8 Lực bóp tay thuận (kG) 31.52 6.72 0.17 0.21 25.79 4.52 0.11 0.17 9 Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây) 19 4.19 0.10 0.22 12 4.36 0.11 0.36 10 Bật xa tại chỗ (cm) 193 21.0 0.54 0.10 159 15.9 0.41 0.1 11 Chạy 30m XPC (giây) 5.17 0.53 0.01 0.10 6.09 0.61 0.01 0.10 12 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.85 0.84 0.02 0.07 12.42 0.94 0.02 0.07 13 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 967 114 2.95 0.11 781 105 2.73 0.13 X X X X

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_the_chat_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_so_cac_t.pdf
  • pdfBìa tóm tắt luận án Trần Dũng.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.pdf
Tài liệu liên quan