VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TUỒNG
“TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” CỦA HOÀNG CAO KHẢI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH VÂN
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TUỒNG
“TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” CỦA HOÀNG CAO KHẢI
Ngành: Hán Nôm
Mã số: 9.22.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TÁ NHÍ
Hà Nội - 2021
291 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản tuồng “trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dƣới
sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án do tôi tự tổng hợp, thống kê, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ....................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................... 4
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................. 7
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUỒNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................ 9
1.1. Một số vấn đề về Tuồng ..................................................................................... 9
1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng ............................... 9
1.1.2. Khái lƣợc quá trình phát triển của nghệ thuật Tuồng ............................. 14
1.1.3. Sáng tạo sân khấu Tuồng về đề tài lịch sử ............................................. 17
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 20
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Tuồng "Trung hiếu thần tiên" .. 20
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác gia và các sáng tác khác của
Hoàng Cao Khải ............................................................................................... 23
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............ 31
1.4. Định hướng những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của luận án ...................... 32
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 34
Chương 2: TÁC GIA HOÀNG CAO KHẢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ
VĂN BẢN TUỒNG “TRUNG HIẾU THẦN TIÊN” ........................................... 35
2.1. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải ...................... 35
2.1.1. Vài nét về tiểu sử tác giả ........................................................................ 35
2.1.2. Sự nghiệp sáng tác của tác gia Hoàng Cao Khải .................................... 43
2.2. Những vấn đề về văn bản Tuồng "Trung hiếu thần tiên" ........................... 54
2.2.1. Luận giải về “tên” của tác phẩm ............................................................ 54
2.2.2. Nghiên cứu so sánh các văn bản chữ Nôm “Trung hiếu thần tiên” ....... 57
2.2.3. So sánh văn bản chữ Nôm và bản chữ Quốc ngữ của kịch bản
Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .......................................................................... 66
2.2.4. Một số vấn đề về văn tự trong “Trung hiếu thần tiên” ........................... 70
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 79
Chương 3: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM TUỒNG “TRUNG
HIẾU THẦN TIÊN” ............................................................................................... 80
3.1. Đề tài của “Trung hiếu thần tiên” .................................................................. 80
3.2. Số lượng và hệ thống nhân vật ........................................................................ 82
3.3. Truy tìm nguồn gốc về tích Tuồng và cốt truyện “Trung hiếu thần tiên” ........ 85
3.4. Tính chân thực và hư cấu trong tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ...... 91
3.5. Tư tưởng chủ đề của tác phẩm “Trung hiếu thần tiên” ............................... 97
3.5.1. Thể hiện tƣ tƣởng“trung hiếu” trong tác phẩm “Trung hiếu thần tiên” ....... 98
3.5.2. Thể hiện tƣ tƣởng tam giáo trong “Trung hiếu thần tiên” .................... 100
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 105
Chương 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM TUỒNG “TRUNG
HIẾU THẦN TIÊN” VÀ VỊ TRÍ CỦA TÁC GIA HOÀNG CAO KHẢI
TRONG LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TUỒNG GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ
XX (1900- 1930) ..................................................................................................... 106
4.1. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ..................... 106
4.1.1. Kết cấu, hồi lớp của “Trung hiếu thần tiên” ......................................... 106
4.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong “Trung hiếu thần tiên”...... 109
4.1.3. Nghệ thuật xây dựng xung đột trong “Trung hiếu thần tiên” ............... 120
4.1.4. Ngôn từ trong tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ....................... 122
4.1.5. Sử dụng điển tích, điển cố trong các thể thơ, điệu hát của “Trung
hiếu thần tiên”................................................................................................. 128
4.1.6. Sử dụng thể văn hịch, yết thị, thƣ trong “Trung hiếu thần tiên” .......... 134
4.2. Vị trí của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử phát triển nghệ thuật
Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) ..................................................... 137
4.2.1. “Trung hiếu thần tiên” trong sự phát triển của sân khấu Tuồng về
nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo .................................................................... 137
4.2.2. Tác giả Hoàng Cao Khải trong tiến trình phát triển nghệ thuật
Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900- 1930) ............................................... 141
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .............................................. 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt Viết đầy đủ
Đắc bằng Tây Nam đắc bằng
Khâm định Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục
Khí xa Tƣợng kỳ khí xa
Tây Nam Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca
Toàn thƣ Đại Việt sử ký toàn thƣ
Tiền biên Đại Việt sử ký tiền biên
TH thần tiên Trung hiếu thần tiên
ĐH & THCN Đại học và Trung học chuyên nghiệp
H Hà Nội
KHKT Khoa học kỹ thuật
KHXH Khoa học xã hội
KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn
LĐ – TTVHNNĐT Lao động – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
Nxb Nhà xuất bản
QGHN Quốc gia Hà Nội
UBND Ủy ban nhân dân
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TVQG Thƣ v
ện Quốc gia
VHTT Văn hóa Thông tin
VH, TT &DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
VNCHN Viện nghiên cứu Hán Nôm
VSH Viện Sử học
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Niên biểu về tác giả Hoàng Cao Khải ......................................................... 1
Phụ lục 2: Bảng thống kê nhân vật trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .................... 5
Phụ lục 3: Tóm tắt cốt truyện của “Trung hiếu thần tiên” ........................................... 9
Phụ lục 4: Bảng so sánh bản AB.460 và bản chữ Quốc ngữ của “Trung hiếu
thần tiên”. .................................................................................................................... 19
Phụ lục 5: Bảng đối chiếu nội dung tác phẩm Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ............ 21
Phụ lục 6: Bảng khảo sát chữ Nôm ở 5 hồi (hồi 1 - hồi 5) của văn bản Tuồng
“Trung hiếu thần tiên .................................................................................................. 25
Phụ lục 7: Bảng thống kê các kiêng húy trong “Trung hiếu thần tiên” ...................... 30
Phụ lục 8: Bảng thống kê các điệu hát trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .............. 32
Phụ lục 9: Một số điệu hát trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” ................................ 34
Phụ lục 10: Một số thể văn chính luận trong Tuồng “Trung hiếu thần tiên” .............. 36
Phụ lục 11: Một số sắc phong, văn bằng và văn thơ, văn tế viết về Hoàng Cao
Khải ............................................................................................................................. 40
Phụ lục 12: Bản dịch “Bày diễn tích” và 5 hồi (hồi 1- 5) văn bản Tuồng “Trung
hiếu thần tiên” từ bản chữ Nôm kí hiệu AB.460 ......................................................... 51
Phụ lục 13: Bản chữ Nôm kí hiệu AB.460 ................................................................ 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoàng Cao Khải 黃高啟 (1850 - 1933) làm quan trải năm triều vua1 và là viên
quan mẫn cán phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn (1802 - 1945). Trong địa hạt quản lý
của mình, ông đã có những thành tích nhất định trong việc binh dịch, xây dựng đê điều
ngăn lũ lụt. Tuy thế ông cũng khó biện minh cho các việc mang quân đi dẹp cuộc khởi
nghĩa Bãi Sậy, vâng lệnh toàn quyền Lanessan của Pháp viết thƣ dụ hàng Phan Đình
Phùng. Những việc làm này của ông chính là không ủng hộ phong trào Cần Vƣơng
cuối thế kỷ XIX, không đi theo nhân dân chống lại ách đô hộ của Pháp, để đất nƣớc
dần dần rơi vào tay thực dân Pháp. Cho nên, khi khảo cứu, tìm hiểu về nhân vật lịch sử
này và các tác phẩm của ông, nhiều học giả vẫn tỏ ra băn khoăn, nghi ngại. Tuy nhiên
cũng không thể phủ nhận Hoàng Cao Khải là ngƣời có tài năng văn học. Ông sáng tác
trên nhiều lĩnh vực: văn học, sử học, nghệ thuật sân khấu. Trong khoảng gần 30 năm
(1907 - 1933), tức là quãng thời gian ông từ quan về nghỉ ở ấp Thái Hà cho đến khi
mất, ông đã xuất bản hơn chục tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc
ngữ. Nhiều tác phẩm của ông đƣợc in bằng hai thứ chữ, nhƣ: Tây Nam in bằng chữ
Hán và chữ Nôm, En An Nam in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, Việt Nam nhân thần
giám 越南人臣監 in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp v.v... Ngoài sáng tác, chúng ta
còn thấy ông tập hợp đƣợc nhiều nhà trí thức, tổ chức các cuộc thi thơ, bàn luận văn
chƣơng và hoạt động biểu diễn Tuồng tại Huế và ấp Thái Hà.
Trong số các sáng tác của ông, chúng ta thấy phần lớn viết về các nhân vật lịch
sử Việt Nam, nhƣ: Việt Nam nhân thần giám viết về công thần Nguyễn Trãi, Đào Duy
Từ, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt; danh thần gồm Lê Phụng Hiểu, Tô Hiến
Thành; quyền thần gồm Trần Thủ Độ, Trƣơng Phúc Loan...; Vịnh Nam sử bình về
Nàng Mỵ Ê, Hai Bà Trƣng; Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca thì viết về hai mƣơi
tám ngƣời hiếu thảo của nƣớc Nam và nƣớc Tây v.v... Nhân vật lịch sử Trần Hƣng
Đạo đƣợc thể hiện qua các tác phẩm Vịnh Nam sử, Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca
(Tây Nam) 西南𠄩𨑮𠔭孝演歌, Việt sử yếu 越史要, Việt sử kính 越史鏡 v.v... và đặc
biệt là ở tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên (TH thần tiên) 忠孝神仙.
1 嗣德 Tự Đức (1848- 1883), 建福 Kiến Phúc (1883- 1884), 咸宜 Hàm Nghi (1884- 1885), 同慶 Đồng Khánh
(1885-1888), 成泰 Thành Thái (1889- 1907).
2
Tuồng TH thần tiên cùng với Tây Nam đắc bằng (Đắc bằng), Tƣợng kỳ khí xa
(Khí xa) viết về sự kiện lịch sử, nhân vật của triều nhà Nguyễn (1802 – 1945) và nhà
Trần (1225-1400). Nội dung hai kịch bản tuồng bằng chữ Quốc ngữ Tây Nam đắc
bằng và Tƣợng kỳ khí xa phản ánh trực diện sự kiện lịch sử của nhà Nguyễn lúc bấy
giờ: Tây Nam đắc bằng miêu tả việc vua Gia Long gặp giáo sĩ Bá Đa Lộc nhờ cầu viện
nƣớc Pháp và nhờ giáo sĩ đƣa hoàng tử Cảnh sang Pháp; Tƣợng kỳ khí xa2 ca ngợi sự
hy sinh anh dũng của hai vị tƣớng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tòng Chu tại thành
Bình Định. TH thần tiên diễn theo tích Hƣng Đạo vƣơng. Nhân vật Trần Hƣng Đạo
đƣợc miêu tả là con Tiên mẫu, giáng trần đầu thai làm con Trần Liễu và Nguyệt phu
nhân. Trong văn bản còn có nhân vật thần tiên, nhiều chi tiết ly kỳ, hoang đƣờng đã
phần nào lý giải sự “huyền thoại hoá” cho nhân vật Trần Hƣng Đạo. Bên cạnh đó,
cũng cần nhắc tới sự xuất hiện tác phẩm Tuồng Đông A song phụng của Đông Châu
Nguyễn Hữu Tiến in bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1916, nội dung chủ yếu viết về mối
lƣơng duyên giữa Phạm Ngũ Lão và con gái nuôi của Trần Hƣng Đạo – Thị Trinh, còn
Trần Hƣng Đạo chỉ là nhân vật phụ. Vì thế, có thể khẳng định TH thần tiên là tác
phẩm Tuồng Nôm đầu tiên phản ánh đầy đủ cuộc đời nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo.
Trong ba tác phẩm Tuồng của Hoàng Cao Khải chỉ có TH thần tiên là văn bản
Tuồng trƣờng thiên duy nhất đƣợc khắc in bằng chữ Nôm. Cho đến thời điểm này nó
là một trong những văn bản Tuồng Nôm trƣờng thiên hiếm thấy còn nguyên vẹn 25
hồi, thể hiện phong cách, lối viết chuyên biệt về nghệ thuật sân khấu Tuồng. Theo tƣ
liệu hiện còn, các Tuồng trƣờng thiên thời Nguyễn hầu nhƣ đều khiếm khuyết hoặc
mất dạng, nhƣ:“Vạn bửu trình tƣờng (còn lại 12 hồi), Tây du (còn 9 hồi), Tam quốc
(còn 30 hồi), Lôi Phong tháp (5 hồi).”[83, tr.177]. Văn bản TH thần tiên đƣợc khắc in
năm 1916, ra đời khi chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, nên nó thuộc văn bản
Nôm thời hậu kì3, chữ Nôm vay mƣợn trong văn bản chiếm tỉ lệ lớn. Do đó, nó là văn
bản Tuồng Nôm quan trọng, góp phần vào việc khai thác, nghiên cứu mảng sân khấu
quan trọng trong kho tàng thƣ tịch Hán Nôm và nó là một trong những kịch bản Tuồng
tiên phong phản ánh nhân vật lịch sử Việt Nam trong sân khấu Tuồng giai đoạn đầu
2 Tƣợng kỳ khí xa hiện nay đã thất truyền, chỉ còn một số phần ở hồi I, hồi II trích trong Quốc văn trích diễm
(Cao đẳng tiểu học độc bản, 1928) và Việt Nam văn học sử yếu (trung học Việt Nam, 1943) của Dƣơng Quảng
Hàm; Tuồng Huế của Nguyễn Đắc Xuân.
3 Theo Nguyễn Tuấn Cƣờng (2011), “Nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm hậu kì từ cấp độ hệ thống văn tự và đơn vị
văn tự”, tiền kì là thời kì song hành văn tự Hán – Nôm (TK XII – TKXVI); hậu kì là thời kì “tứ hành” văn tự
Hán – Nôm- Quốc ngữ - Pháp.
3
thế kỷ XX (1900- 1930). Vì thế, đây là văn bản Tuồng Nôm chắc chắn sẽ gợi mở cho
ngƣời viết tiếp cận và đi sâu nghiên cứu.
Với những lý do nhƣ trình bày ở trên và xuất phát từ mục đích khảo cứu tác
phẩm nghệ thuật sân khấu Tuồng của tác giả, nên chúng tôi chọn vấn đề Nghiên cứu
văn bản Tuồng “Trung hiếu thần tiên” của Hoàng Cao Khải làm đề tài luận án tiến
sĩ chuyên ngành Hán Nôm, những mong có thể góp phần vào việc giữ gìn, khai thác,
kế thừa di sản Hán Nôm về lĩnh vực nghệ thuật sân khấu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nêu lên tình trạng các văn bản Tuồng Nôm TH
thần tiên hiện còn lƣu trữ ở các trong nƣớc về phƣơng diện văn bản học để thấy đƣợc
giá trị việc khắc in văn bản Nôm, tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn sân khấu. Trên cơ sở
tìm hiểu 06 văn bản chữ Nôm TH thần tiên, đem so sánh với văn bản chữ Quốc ngữ,
luận án chọn một văn bản chữ Nôm làm đại diện nghiên cứu, phân loại đặc điểm và
nhận xét về cách dùng chữ Nôm của tác giả trong văn bản này. Đồng thời phân tích, lý
giải về tích Tuồng, giá trị nội dung, nghệ thuật của nó để thấy đƣợc vai trò của tác
phẩm đối với các sáng tác Tuồng của Hoàng Cao Khải và trong lịch sử nghệ thuật
Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 - 1930). Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học để
giúp chúng ta thấy đƣợc đóng góp của tác giả cho ngành Hán Nôm, văn học, nghệ
thuật sân khấu của dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau đây:
- Khảo cứu về các văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên hiện tồn trên các phƣơng
diện: nghiên cứu so sánh giữa các văn bản Nôm, khảo sát chữ viết kiêng húy, đặc điểm
chữ Nôm và đối sánh văn bản chữ Nôm AB.460 với bản in bằng chữ Quốc ngữ vào
năm 1932.
- Nêu giá trị nội dung của tác phẩm TH thần tiên, từ tích Tuồng, đề tài, nhân vật,
cốt truyện và những yếu tố có liên quan tới sự chân thực, hƣ cấu về nhân vật lịch sử
Trần Hƣng Đạo.
- Làm rõ giá trị nghệ thuật của tác phẩm TH thần tiên về mặt kết cấu, xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ văn chƣơng.
4
- Khẳng định những đóng góp của TH thần tiên trong sân khấu Tuồng về Trần
Hƣng Đạo và tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu
thế kỷ XX (1900-1930).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nhóm văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên
bằng chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải lƣu trữ tại các thƣ viện nhà nƣớc, tƣ nhân
trong nƣớc và TH thần tiên bằng chữ Quốc ngữ, gồm các văn bản, kí hiệu nhƣ sau:
1. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, AB.460, 142 tờ (252 trang), Viện nghiên cứu
Hán Nôm (VNCHN).
2. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, VNb26/2 (quyển 2), 75 tờ (150 trang), Viện
nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN).
3. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙,kí hiệu Hv.309, Viện Sử học (75 tờ).
4. Trung hiếu thần tiên, kí hiệu R.1519 (quyển 1, 67 tờ) và R.1520 (quyển 2, 75
tờ), Thƣ viện Quốc gia (TVQG).
5. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙,kí hiệu R.2228 (quyển 1), gồm 61 tờ (122
trang).
6. Trung hiếu thần tiên 忠孝神仙, gia đình tƣ nhân cụ Vũ Tuấn Sán (năm 2016
đã chuyển giao cho VNCHN, kí hiệu VTS1, VTS2).
7. Tuồng hát: Trung hiếu thần tiên in bằng chữ Quốc ngữ trên Nam Phong tạp
chí năm 1932 (7 kỳ từ số 170-176 năm 1932).
Trong đó, luận án sẽ tập trung so sánh bản chữ Nôm AB.460 với bản chữ Quốc
ngữ in năm 1932 trên Nam Phong tạp chí.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tài liệu có liên quan trực tiếp tới TH thần tiên, các kịch bản Tuồng lịch
sử viết về lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 – 1930), kịch bản Tuồng viết về
nhân vật Trần Hƣng Đạo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tác phẩm TH thần tiên của Hoàng
Cao Khải về mặt văn bản học, đặc điểm chữ Nôm, giá trị nội dung và nghệ thuật, từ đó
khẳng định phong cách sáng tác Tuồng của ông. Nhƣng vì đây là một trong những tác
phẩm tuồng Nôm tiên phong xây dựng hình tƣợng Trần Hƣng Đạo trong sân khấu,
đánh dấu sự hình thành và phát triển phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam, cho
5
nên luận án sẽ nghiên cứu sâu hơn mối tƣơng quan của tác phẩm Tuồng này với các
tác phẩm Tuồng khác viết về nhân vật Trần Hƣng Đạo trong thế kỷ XX và trong
phong trào sáng tác Tuồng lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX (1900 – 1930).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những tri thức Hán Nôm, văn bản học,
văn hoá học, lịch sử, nghệ thuật học... trong quá trình tiếp cận nghiên cứu. Luận giải
về cách tiếp cận đề tài lịch sử của tác giả trong sự sáng tạo kịch bản sân khấu Tuồng,
góp phần làm rõ sự chi phối của nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học: Luận án nghiên cứu văn bản Tuồng Nôm
TH thần tiên. Do vậy, việc vận dụng phƣơng pháp này để xác định tình hình văn bản là
cần thiết.
- Phƣơng pháp nghiên cứu văn tự: sử dụng để khảo sát cấu trúc chữ Nôm trong
văn bản Tuồng TH thần tiên để thấy đƣợc đặc điểm của văn bản Nôm về nghệ thuật
đầu thế kỷ XX.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sử học: TH thần tiên viết về nhân vật lịch sử Trần
Hƣng Đạo và các sự kiện lịch sử của nhà Trần (1225 - 1400). Do đó vận dụng phƣơng
pháp nghiên cứu so sánh các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử để làm sáng tỏ vấn
đề tính chân thực và hƣ cấu trong Tuồng đề tài lịch sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu văn hoá học: Nội dung của TH thần tiên có nhiều chi
tiết hoang đƣờng, kỳ ảo, nên dùng phƣơng pháp này để nghiên cứu các thần tích, kinh
giáng bút và khảo sát các di tích, đền thờ Trần Hƣng Đạo.
- Phƣơng pháp nghiên cứu văn học đƣợc sử dụng nhằm để đánh giá chủ thể là
một tác phẩm văn học và mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và tác phẩm sân khấu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu nghệ thuật học: nhằm tiếp cận đối tƣợng với tƣ cách là
tác phẩm sân khấu, có liên quan tới vấn đề thể tài và thi pháp văn học kịch trong sáng
tác Tuồng của tác giả Hoàng Cao Khải.
- Phƣơng pháp thống kê định lƣợng: Sử dụng phƣơng pháp này để thống kê, định
lƣợng, định tính những mã chữ Nôm trên văn bản TH thần tiên theo đồng đại và lịch
đại. Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm chữ Nôm của văn bản, luận án tập trung
6
phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm của văn bản gắn với sự phát triển của ngữ âm
và từ vựng tiếng Việt đầu thế kỉ XX.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: dùng để phân tích, tổng hợp nhân vật, số
lƣợng chữ Nôm và các điệu hát trong TH thần tiên nhằm lý giải giá trị nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là sản phẩm của quá trình giải quyết một
loạt các vấn đề khoa học đã trình bày ở trên. Kết quả này là yếu tố đi sau cùng góp
phần làm nên tính mới của đề tài so với các công trình nghiên cứu đi trƣớc.
- Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về văn bản Tuồng TH thần tiên của tác gia Hoàng
Cao Khải nhằm giới thiệu với độc giả trong và ngoài nƣớc trong kho sách Hán Nôm,
ngoài những văn bản lịch sử, văn bản triết học, tôn giáo v.v còn có một mảng sách
viết về nghệ thuật Tuồng do các tác gia ngƣời Việt biên soạn. TH thần tiên là một
trong những văn bản Tuồng Nôm có giá trị tham khảo về mặt văn bản học phục vụ cho
nghiên cứu Hán Nôm, văn học, sân khấu và lịch sử.
- Hệ thống hóa và nghiên cứu so sánh một cách tổng thể các văn bản Tuồng TH
thần tiên hiện lƣu trữ ở thƣ viện nhà nƣớc VNCHN, VSH, TVQG và gia đình cụ Vũ
Tuấn Sán (năm 2016 đã chuyển về VNCHN) để làm sáng tỏ các nội dung trong sáu
văn bản Nôm này. Chọn văn bản còn nguyên vẹn để khảo cứu, bổ sung vào việc khai
thác các văn bản Tuồng sáng tác dƣới triều Nguyễn. Việc giới thiệu văn bản Tuồng
Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dƣới góc độ nghiên cứu văn bản học không
chỉ cung cấp nguồn tƣ liệu mới cho ngành Hán Nôm học, mà còn kết hợp những sáng
tác về các lĩnh vực khác của ông cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về sở trƣờng
sáng tác chữ Nôm và thiên hƣớng nghệ thuật của Hoàng Cao Khải.
- So sánh, đối chiếu văn bản Nôm AB.460 và bản chữ Quốc ngữ trên Nam
Phong tạp chí năm 1932 (7 kỳ từ số 170-176 năm 1932) để khẳng định nó là bản dịch
từ văn bản tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải.
Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuồng Nôm Trung hiếu
thần tiên và so sánh về mặt nội dung với hai văn bản in bằng chữ Quốc ngữ Tây Nam
đắc bằng, Tƣợng kỳ khí xa khẳng định phong cách sáng tác Tuồng đề tài lịch sử của
Hoàng Cao Khải và Tuồng của ông khác hẳn với những văn bản Tuồng cổ lịch sử
trƣớc đó là mƣợn các nhân vật lịch sử, tích truyện của Trung Quốc để sáng tác.
7
- Khẳng định Trung hiếu thần tiên của Hoàng Cao Khải là tác phẩm Tuồng Nôm đầu
tiên sáng tác về nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. Nó đã góp phần thúc đẩy sự hình thành
và phát triển phong trào sáng tác Tuồng về ngƣời anh hùng dân tộc này trong thế kỷ XX.
- Từ đặc điểm Tuồng lịch sử TH thần tiên của Hoàng Cao Khải, đề tài sẽ nêu lên
vị trí của tác giả trong lịch sử sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kịch bản Tuồng TH thần tiên của Hoàng Cao Khải là một văn bản có vị trí quan
trọng trong lịch sử nghệ thuật Tuồng bởi vì nó là văn bản Tuồng viết bằng chữ Nôm
xuất hiện vào giai đoạn chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán. Do đó, việc khảo cứu,
giới thiệu văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên của Hoàng Cao Khải dƣới góc độ văn bản
học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm chữ Nôm góp phần vào việc giữ gìn, khai
thác và bảo tồn di sản Hán Nôm thời hậu kì.
Việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuồng Nôm TH thần tiên sẽ
đi đến khẳng định nó là văn bản Tuồng trƣờng thiên ít thấy hiện còn nguyên vẹn 25
hồi và là tác phẩm đầu tiên phản ánh đầy đủ nhất về cuộc đời ngƣời anh hùng dân tộc
Trần Hƣng Đạo trong sáng tác Tuồng.
Luận án sẽ đối sánh TH thần tiên với hai tác phẩm Đắc bằng, Khí xa dƣới góc độ
lựa chọn đề tài để làm sáng tỏ vấn đề Hoàng Cao Khải là một trong những ngƣời tiên
phong sáng tác Tuồng về đề tài lịch sử nƣớc ta. Từ đó khẳng định sự ra đời bộ ba tác
phẩm Tuồng đề tài lịch sử Việt Nam của ông ảnh hƣởng tới một số soạn giả Tuồng,
góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển Tuồng lịch sử trong nghệ thuật
sân khấu Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX (1900 – 1930).
- Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung vào việc khai thác các văn bản Tuồng
Nôm viết về lịch sử, các sáng tác Tuồng dƣới triều Nguyễn.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án chia làm
4 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề về Tuồng và tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài
Giới thuyết một số khái niệm Tuồng, kịch bản Tuồng, sáng tạo sân khấu Tuồng về
đề tài lịch sử, lƣợc sử nghệ thuật Tuồng đến năm 1930 và tổng quan những thành tựu
8
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đạt đƣợc về nghiên cứu tác gia, tác phẩm Tuồng TH
thần tiên của Hoàng Cao Khải để từ đó đƣa ra hƣớng triển khai luận án.
Chương 2: Tác gia Hoàng Cao Khải và những vấn đề về văn bản Tuồng
Trung hiếu thần tiên
Trình bày thân thế và sự nghiệp của tác gia Hoàng Cao Khải, khảo sát văn bản TH
thần tiên hiện tồn ở các thƣ viện, từ đó chọn văn bản Tuồng Nôm có kí hiệu AB.460 lƣu
trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm để khảo cứu về mặt văn bản học, đặc điểm chữ Nôm
và so sánh nó với bản chữ Quốc ngữ in trên Nam Phong tạp chí năm 1932.
Chương 3: Giá trị nội dung tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên
Nghiên cứu nội dung của TH thần tiên trên phƣơng diện đề tài, tích Tuồng và cốt
truyện, hệ thống nhân vật, đặc biệt là phân tích sự chân thực, hƣ cấu của hình tƣợng
nhân vật chính Trần Hƣng Đạo, các sự kiện lịch sử chống quân Nguyên - Mông của nhà
Trần để thấy đƣợc sự khác nhau giữa nhân vật lịch sử và nhân vật nghệ thuật sân khấu.
Chương 4: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tuồng Trung hiếu thần tiên và vị trí
của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ
XX (1900- 1930)
Nêu lên giá trị nghệ thuật của Tuồng TH thần tiên trên phƣơng diện kết cấu, nghệ
thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật, ngôn ngữ văn chƣơng để rút ra đặc điểm của tác
phẩm và khẳng định nó là tác phẩm Tuồng lịch sử đầu tiên viết về nhân vật lịch sử Trần
Hƣng Đạo. Từ đó nêu vị trí quan trọng của tác gia Hoàng Cao Khải trong lịch sử nghệ
thuật Tuồng đầu thế kỉ XX (1900 – 1930).
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUỒNG VÀ TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến hiện nay, TH thần tiên là văn bản Tuồng Nôm duy nhất, đầu tiên viết về
nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo trong nghệ thuật sân khấu và là một trong những tác
phẩm Tuồng tiên phong viết về nhân vật lịch sử Việt Nam đã đƣợc nhiều học giả quan
tâm, tìm hiểu về nó. Vì vậy, ở chƣơng này tập trung giới thiệu một số nội dung chính
về nguồn gốc, khái niệm, sự phát triển của nghệ thuật Tuồng và những công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành quả của
ngƣời đi trƣớc để phát triển luận án.
1.1. Một số vấn đề về Tuồng
1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm về Tuồng, kịch bản Tuồng
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu sân khấu đi tìm hiểu về nguồn
gốc của nghệ thuật Tuồng, nhƣng vẫn chƣa thống nhất về sự xuất hiện của Tuồng. Có
ý kiến dựa vào sự kiện Lý Nguyên Cát cho rằng Tuồng đƣợc du nhập từ Trung Quốc,
nhƣ: Đoàn Nồng khẳng định trong sách Hát bội (1942), Đạm Phƣơng Nữ sử (Lƣợc
khảo về Tuồng hát An Nam), Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lƣợc), Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam (1957) v.v Các công trình Hội thoại về nghệ thuật Tuồng (1987) của
Phạm Phú Tiết, Tuồng hài (1972) của Lê Ngọc Cầu, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế
kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX (1997) của Nguyễn Lộc đã căn cứ vào những bộ sử, sách
về phong tục, văn hoá Việt Nam để khẳng định nghệ thuật Tuồng đƣợc hình thành trên
cơ sở xã hội và văn hoá Việt Nam. Ý kiến này đồng nhất với Trần Đức Vƣợng và Đinh
Xuân Lâm cho rằng phải đặt Tuồng và Chèo vào một ngành nghệ thuật chung vì có
những nét tƣơng tự về mặt biểu diễn, nhƣng Tuồng khác Chèo về lối vẽ mặt và nguồn
gốc có lẽ từ những điệu nhảy múa thời nguyên thủy: “Trong khi đó, theo tập truyền,
điệu múa Xuân phả (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) với những ngƣời hóa trang, đeo
mặt nạ kỳ dị, vừa làm động tác Chèo đò vừa hát lên những bài “man rợ”, đã xuất hiện
từ thời Đinh Tiên Hoàng lập quốc.”[193, tr.100]. Theo Việt sử lƣợc, thời Lý Thái Tông
(1028- 1054), một số điệu hát của Tuồng có ảnh hƣởng từ Chiêm Thành. Hoàng Châu
Ký (Sơ thảo lịch sử nghệ thuật Tuồng, 1973) khẳng định, thời Lê Sơ cũng chỉ là bộ
phận tiền thân của Tuồng chứ chƣa phải nghệ thuật Tuồng. Thời Lê Thánh Tông
(1460-1497) nghệ thuật ca múa nhạc phát triển đến trình độ khá cao cả nội dung nghệ
thuật đến cách trình diễn; trò diễn phát triển rầm rộ cả ngoài dân gian lẫn chốn kinh đô
và cung đình, nhƣ “trò Trang vƣơng sinh sáu ngƣời con có nội dung cốt truyện phong
phú dài hơi, có kịch tính, mâu thuẫn và tính cách.”[76, tr.49].
10
Những nhận định này dựa vào các nguồn sử liệu, nhƣng ý kiến cho rằng nghệ
thuật Tuồng phát sinh từ những điệu ca múa dân gian thì chƣa xác đáng, bởi lẽ ở các
thời Đinh, Lê, Lý chỉ là các hoạt động diễn xƣớng dân gian bắt đầu từ trò Tàng câu,
chƣa có nhân vật xuất hiện. Theo chúng tôi, nghệ thuật Tuồng đƣợc hình thành trên cơ
sở ca múa dân gian từ thời Lý. Trong quá trình phát triển, chịu sự tác động của sự kiện
Lý Nguyên Cát, nghệ thuật Tuồng chịu ảnh hƣởng của ca múa nhạc Chiêm Thành và
nghệ thuật hý khúc Trung Hoa. Đời ... biết TH thần tiên hiện
nay có hai văn bản (kí hiệu AB.480 và VNb.26/2:150), số trang của mỗi văn bản và
chỉ dẫn nguồn lƣu trữ tại VNCHN. Ngoài ra trong bảng “Đối chiếu văn bản Tuồng lƣu
21
trữ tại Viện Cổ học (1925) và thƣ viện Bảo Đại (1944)”, ở số thứ tự 47 tác giả đã ghi
kí hiệu sách, tên văn bản Tuồng “TH thần tiên diễn truyện” (gồm 2 quyển), nhƣng
cũng không thấy chỉ dẫn về nội dung, tình trạng hai văn bản này.
Nêu sơ lƣợc nội dung về tác phẩm Tuồng TH thần tiên còn có sách tra cứu Từ
điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên. Ở đây các tác giả khẳng định Hoàng
Cao Khải là quan chức, nhà văn, nhà sử học và chia bài viết thành hai phần. Về hoạt
động chính trị của Hoàng Cao Khải, nhóm tác giả đã nêu vắn tắt các chức quan của
ông và tóm tắt nội dung của sách Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới (Nxb Đà
Nẵng, 2001) của Lê Thị Kinh. Trong phần khảo cứu các tác phẩm bằng chữ Hán và
chữ Nôm, nhóm tác giả đã nhận định các sáng tác của Hoàng Cao Khải thƣờng lấy đề
tài từ lịch sử và đã dẫn một số tác phẩm chữ Nôm, trong đó có hai kịch bản Tuồng Đắc
bằng và TH thần tiên. Tuy nhiên, những ý kiến nhận xét của nhóm tác giả này về TH
thần tiên tƣơng tự nhƣ công trình Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thƣ mục đề yếu.
Trong công trình Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (2008), nhóm tác giả
Vũ Văn Phái đã miêu thuật rất kỹ cách thiết kế sân khấu ngoài trời và tổ chức biểu
diễn Tuồng của Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp tên
các kịch bản Tuồng do ông soạn là Hoàng triều (Gia Long) khai sáng Đắc bằng, Khí
xa, TH thần tiên do ông soạn. Các tác giả cũng nhận định Tuồng của Hoàng Cao Khải
“nhấn vào chủ đề „trung quân‟, song cũng có ý khơi thêm lòng “ái quốc” cho nhân vật
trung tâm”[132, tr.2614]. Có lẽ đây là cuốn sách nghiên cứu kỹ lƣỡng về hoạt động
nghệ thuật Tuồng và có đƣa ra nhận xét về chủ đề của các tác phẩm Tuồng của ông.
Ở Trung Quốc, tác giả Trần Ích Nguyên trong bài viết “Sự lƣu truyền và ảnh
hƣởng của tiểu thuyết Minh Thanh Trung Quốc ở Việt Nam” (2009), tác giả nêu lên
tình hình lƣu truyền của tiểu thuyết Minh Thanh ở Việt Nam và ảnh hƣởng của tiểu
thuyết cổ đại Trung Quốc đến các trên phƣơng diện tiểu thuyết Hán văn Việt Nam,
truyện Nôm, kịch hát truyền thống. Tác giả chỉ ra rằng, tác phẩm kịch truyền thống của
Việt Nam chịu ảnh hƣởng và cải biên từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc chỉ là kịch Tam
quốc 三國 gồm các văn bản: Tam cố mao lƣ 三顾茅庐, Hoa Dung truyện 花容傳,Kinh
Châu phó hội truyện 荆州赴會傳, Ở đây, trong phần liệt kê (phần chú thích) hơn 50
văn bản Tuồng ở Thƣ viện Bảo Đại (theo Trần Kinh Hoà), nhƣ: Sơn hậu diễn ca 山后
演歌, Tiểu Sơn hậu diễn ca 小山后演歌, Kim Vân Kiều truyện 金雲翘傳, Châu Lý
Ngọc diễn truyện 珠李玉演傳, Ngũ hổ bình Tây diễn truyện 五虎平西演傳,Đào Phi
Phụng diễn truyện 桃飛鳳演傳, Mã Long mã Phụng tân truyện 馬龍馬鳳新傳 v.v
và văn bản Tuồng đề là TH thần tiên diễn truyện 忠孝神仙演傳. Tuy nhiên, đây là
22
nghiên cứu gián tiếp, trích dẫn để minh chứng cho vấn đề khác, cho nên tác giả Trần
Ích Nguyên không đi sâu tìm hiểu về nội dung của tác phẩm Tuồng này.
Hầu hết các tác giả chỉ giới thiệu tên tác phẩm và sơ lƣợc nội dung của TH thần
tiên. Tuy là những nghiên cứu riêng lẻ, dừng lại ở mức “điểm tên” tác phẩm, nhƣng nó
là nguồn tài liệu quý, gợi mở cho tác giả nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của đề tài.
Nhận thấy TH thần tiên là tác phẩm Tuồng Nôm có giá trị, sau khi triển khai đề
tài luận án “Nghiên cứu văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên của Hoàng Cao Khải” đã
nghiên cứu tác giả và các tác phẩm trên các phƣơng diện sau: Trong bài viết “Hoàng
Cao Khải với văn hoá và nghệ thuật dân tộc” (Tạp chí Xƣa và Nay số 501, tháng 11,
2018) nêu lên những hoạt động của ông trong việc tôn tạo đình chùa miếu mạo qua các
tài liệu soạn văn bia: “Bia tƣợng Lê Lợi” (1894) ở bên Hồ Gƣơm, Lê Công miếu bi
(1894) ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, văn bia chữa đền thờ Trần Hƣng Đạo.... và việc
ông thành lập Đội Tuồng, tổ chức biểu diễn, sáng tác kịch bản Tuồng.
Bài viết “Về văn bản Tuồng Trung hiếu thần tiên” (Tạp chí Hán Nôm, số 5 (156),
2019), tác giả nêu lên tình hình văn bản TH thần tiên hiện tồn lƣu trữ ở các thƣ viện
trong nƣớc và qua khảo sát sơ bộ, khẳng định chỉ có 2 văn bản của VNCHN, TVQG
(kí hiệu AB.460, R.1519, R.1520) còn nguyên vẹn, còn các văn bản khác đều rách
hoặc khuyết. Thông qua việc giới thiệu tóm tắt nội dung 25 hồi Tuồng, tác giả khẳng
định Hoàng Cao Khải đã kết hợp các sự kiện lịch sử và truyền thuyết, huyền thoại dân
gian để xây dựng nên nhân vật Tuồng Trần Hƣng Đạo.
Đi sâu nghiên cứu về nhân vật Trần Hƣng Đạo trong Tuồng TH thần tiên là các
bài viết “Nhân vật lịch sử trong Tuồng của Hoàng Cao Khải” (số 509, tháng 7, 2019),
“Hình tƣợng Trần Hƣng Đạo trong sân khấu Tuồng” (số 504, tháng 2, 2018) đăng trên
Tạp chí Xƣa và Nay và “Bàn thêm về khái niệm “trung hiếu” trong Tuồng Trung hiếu
thần tiên” (Tạp chí Hán Nôm số 2 (159), 2020). Ba bài viết này đều khẳng định TH
thần tiên là tác phẩm Tuồng đầu tiên của thế kỷ XX tái hiện đầy đủ nhất về cuộc đời
nhân vật lịch sử Trần Hƣng Đạo. Ông đƣợc tác giả Hoàng Cao Khải xây dựng là bậc
Tiên nhân giáng trần, đầu thai làm con Trần Liễu, có nhiệm vụ cứu dân thoát khỏi
cảnh lầm than. Ông là nhân vật trung tâm của TH thần tiên và đề cao tƣ tƣởng “trung
hiếu” của ông. “Trung hiếu” cũng là chủ đề chính của kịch bản Tuồng và các nhân vật
Võ Tánh, Ngô Tòng Chu, Nguyễn Tấn Huyên (Khí xa) và Lê Văn Duyệt (Đắc bằng)
đều có tƣ tƣởng “trung quân” nhƣ nhân vật Trần Hƣng Đạo trong tác phẩm Tuồng này.
Về phƣơng diện nghiên cứu ngôn ngữ trong TH thần tiên cũng đƣợc đề cập ở hai
bài viết: “Bài Hịch trong Tuồng Trung hiếu thần tiên của Diên Mậu Quận công Hoàng
Thái Xuyên (tức Hoàng Cao Khải)” (Tạp chí Xƣa và Nay, số 499, tháng 9, 2018), và
23
“Điển cố trong kịch bản Tuồng Trung hiếu thần tiên” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số
429, tháng 3, 2020). Bài viết đã nêu lên sự tiếp thu tinh hoa các điển tích trong các tác
phẩm văn học, thơ ca Việt Nam để vận dụng vào việc sáng tác Tuồng TH thần tiên của
tác gia Hoàng Cao Khải và đặc biệt là sự hoán chuyển thành công tác phẩm Hịch
tƣớng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn sang chữ Nôm của tác giả, tạo điều kiện thuận lợi
cho ngƣời đọc và biểu diễn Tuồng, đồng thời mở ra hƣớng sáng tác mới cho kịch bản
Tuồng hiện đại sau này.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác gia và các sáng tác khác của Hoàng
Cao Khải
Nghiên cứu, giới thiệu các sáng tác của Hoàng Cao Khải cũng đƣợc các nhà
nghiên cứu phân loại theo các dạng thức: giới thiệu tác giả và tác phẩm, nghiên cứu về
tác phẩm bao gồm sử học và văn học, nghệ thuật.
1.2.2.1. Những công trình giới thiệu và tra cứu về sáng tác của Hoàng Cao Khải
Nghiên cứu, giới thiệu các sáng tác của Hoàng Cao Khải cũng đƣợc các nhà
nghiên cứu phân loại theo các dạng thức: sử học, văn học và nghệ thuật. Từ góc độ
giới thiệu tác giả và tác phẩm, Hoàng Cao Khải đã thu hút đƣợc nhiều học giả nghiên
cứu, trong đó không thể không đề cập đến các tác giả:
Công trình Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thƣ mục đề yếu (1993) của nhóm tác giả
Trần Nghĩa & Francois Gros chủ biên đã cung cấp toàn bộ danh mục, kí hiệu thƣ viện
và nội dung tóm tắt các trƣớc tác viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của Hoàng Cao Khải
lƣu trữ tại Viện Hán Nôm, Pháp. Tiêu biểu về lịch sử có các tác phẩm: Việt sử yếu,
Nam sử quốc âm. Về thơ có tập thơ Vịnh Nam sử và các bài thơ vịnh về cảnh vật do
Hoàng Cao Khải tổ chức trong các cuộc bình thơ; Một số câu đối (chữ Hán) đƣợc ghi
trong Cẩm ngữ, Thi văn đối liên tạp lục; Về sách viết bằng chữ Nôm có Tây Nam và
văn bản Tuồng TH thần tiên. Đây là tƣ liệu đầy đủ và chi tiết nhất để tra cứu những
văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải ở Viện Nghiên
cứu Hán Nôm.
Tác giả Trịnh Khắc Mạnh trong công trình Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm
Việt Nam đã viết về Hoàng Cao Khải với tƣ cách là tác gia Hán Nôm. Tác giả không
chỉ nêu các trƣớc tác của tác gia Hoàng Cao Khải ở VNCHN, mà còn giới thiệu các
trƣớc tác của ông ở các thƣ viện trong nƣớc khác. Do vậy, đây là nguồn tra cứu tƣ liệu
quan trọng khi nghiên cứu tác gia Hoàng Cao Khải.
Ngoài ra còn có các tác giả Dƣơng Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu, 1943),
Tôn Thất Cổn (L'Annam ses grands hommes à travers les provinces, 1943), Tuần lý
Huỳnh Khắc Dụng (Hát bội -Théâtre traditionnel du Viet Nam, 1970), Trần Văn Giáp
24
(Lƣợc truyện các tác gia Việt Nam, 1971), Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Đinh
Bằng Phi (Nhìn về sân khấu hát bội Nam bộ, 2005), Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá
Thế (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, 2006), đã giới thiệu tóm tắt về tác gia
Hoàng Cao Khải, liệt kê một số tác phẩm bằng chữ Hán, Nôm và Quốc ngữ.
Qua các tài liệu hiện thấy, Hoàng Cao Khải có tác phẩm trên các lĩnh vực sử học,
văn thơ, câu đối, và Tuồng. Đây có thể coi là những công trình giới thiệu, cung cấp
đầy đủ nhất về tác giả và tác phẩm của Hoàng Cao Khải. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
các sáng tác của Hoàng Cao Khải trong các công trình, bài viết trên mới chỉ dừng lại ở
việc khảo sát, trích dẫn lẻ tẻ, chƣa thành công trình nghiên cứu chuyên biệt về tác gia.
1.2.2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm sử học
Các tác phẩm lịch sử Việt sử yếu, Nam sử quốc âm của tác giả Hoàng Cao Khải
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm, tiêu biểu có:
Tác phẩm Việt sử yếu của ông đƣợc Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch và xuất bản
lần đầu năm 1971. Nội dung ghi chép từ họ Hồng Bàng tới năm thứ 8 niên hiệu Duy
Tân (1914). Trong quá trình dịch thuật, dịch giả đã thêm vào những phần đánh giá
bằng những câu thơ của các vua thời Nguyễn về những sự kiện ông cho là đúng, hay.
Về bố cục của Việt sử yếu, dịch giả đánh giá: “Sách này phân đoạn rõ ràng và bố cục
hệ thống hoá rành mạch, kèm theo những ý kiến phê bình nhận xét về mọi sự kiện lịch
sử đáng đƣợc gọi là tinh vi và sắc bén”[67, tr.5]. Đến năm 2007, nhà xuất bản Nghệ
An – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã in lại Việt sử yếu và đƣa thêm phần
giới thiệu của Chƣơng Thâu vào “Việt sử yếu và tác giả của nó”. Ở phần này, tác giả
đã có những kiến giải và đánh giá mới về những bài thơ vịnh sử của Hoàng Cao Khải.
Đặng Đức Thi trong bài viết “Lịch sử Việt Nam qua Việt sử yếu của Hoàng Cao
Khải”, tác giả đã phân tích, so sánh những ƣu điểm và hạn chế trong phƣơng pháp,
quan điểm tiếp cận lịch sử Việt Nam của Hoàng Cao Khải qua đối sánh với các sử gia
khác, khẳng định Việt sử yếu có ít nhiều điểm mới mẻ về phƣơng pháp và quan điểm
tiếp cận lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng có hạn chế, nhƣng xét trên đại thể, nó
ảnh hƣởng không nhỏ đến nền sử học nƣớc ta hồi nửa đầu thế kỷ XX.
Trong bài viết “Hoàng Cao Khải có phải là tác giả của Nam sử diễn âm?”, tác giả
Đào Phƣơng Chi đã nghiên cứu, phân tích, so sánh bản chữ Nôm có kí hiệu AB.482
hiện lƣu trữ ở VNCHN và Việt Nam sử lƣợc của Trần Trọng Kim. Cuối cùng, tác giả
đƣa ra kết luận “ngƣời làm giả sách đã chuyển Việt Nam sử lƣợc của Trần Trọng Kim
ra thành bản chữ Nôm, rồi viết tên Hoàng Cao Khải vào để tăng giá trị cho cuốn
sách”[19, tr.53]. Đây là nghiên cứu mới, cung cấp tƣ liệu cho nhiều học giả sau này
khi tìm hiểu những tác phẩm sử học của Hoàng Cao Khải. Tuy nhiên, đến năm 2019,
25
bài viết “Hoàng Cao Khải và Nam sử diễn âm” bác lại ý kiến của Đào Phƣơng Chi,
khẳng định Hoàng Cao Khải đã phiên âm Nôm bản tác phẩm chữ Quốc ngữ của Trần
Trọng Kim thành Nam sử diễn âm 南史演音. Tác giả Nguyễn Thị Oanh sau khi
nghiên cứu, dựa vào một số đặc điểm sao chép Hán Nôm của Thƣ viện Viễn Đông Bác
cổ Pháp; sự hợp tác, giao lƣu với chính quyền Pháp đƣơng thời của đại thần Hoàng
Cao Khải và trào lƣu phiên Nôm từ chữ Quốc ngữ. cho rằng tác giả phiên âm Nôm
cuốn Nam sử diễn âm từ Việt Nam sử lƣợc của Trần Trọng Kim không ai khác ngoài
Hoàng Cao Khải. Ở bài viết này, tác giả đã nghiên cứu, phân tích kỹ lƣỡng tác phẩm
Nam sử diễn âm, đối sánh hai cuốn sách Nam sử diễn âm và Việt Nam sử lƣợc, chỉ ra
những chỗ lƣợc bớt của Nam sử diễn âm trong quá trình phiên âm Nôm, đồng thời tác
giả còn tham chiếu các vấn đề xung quanh nó từ nhiều góc độ để đi đến luận giải một
cách có sức thuyết phục về việc phiên âm Nôm của Hoàng Cao Khải, do đó chúng tôi
cho rằng bài viết là nguồn tài liệu đáng tin cậy khi khẳng định giá trị tác phẩm Nam sử
diễn âm của Hoàng Cao Khải.
Ở nƣớc ngoài, cũng có những học giả nghiên cứu về các tác phẩm sử học của
Hoàng Cao Khải, nhƣ: Bài viết “Khoa cử của vƣơng triều Nguyễn Việt Nam và ảnh
hƣởng của nó 南越阮氏王朝的科举取士及其影响”, “Bàn về chính sách văn hoá giáo
dục của triều Minh ở quận Giao Chỉ và ảnh hƣởng của nó 试论明朝在交阯郡的文教
政策及其影响” (2014), tác giả Trần Văn đã nghiên cứu khoa thi của triều Nguyễn từ
thời gian, nội dung, cách thức thi, tìm hiểu chính sách chính trị, quân sự, kinh tế và
văn hoá giáo dục ở quận Giao Chỉ của nhà Minh thông qua việc khảo sát Việt sử yếu
và các cuốn sách sử của Việt Nam. Cùng quan điểm cho rằng sách Việt sử yếu của
Hoàng Cao Khải ghi sự kiện tiêu diệt tận gốc văn hoá Việt Nam của Minh Thành Tổ,
tác giả Nguyễn Huệ Chi ở bài viết “Sách Việt kiệu thƣ trong con mắt giới sử học
đƣơng đại” đã trích dẫn một số dẫn chứng ở tác phẩm này.
Tác giả Yufen Chang trong Luận án Emulation, Differentiation, and
Syncretization in Colonial Vietnam’s Development of National Written Language,
National Literature, and National Learning, 1900-1945
5
(Mô phỏng, phân dị và dung
hợp trong sự phát triển của Việt Nam thời thuộc địa trên các bình diện văn tự quốc gia,
văn học quốc gia và nền quốc học, 1900 - 1945), trả lời câu hỏi làm thế nào một xã hội
chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi một nền bá quyền văn hóa biến thành một quốc gia, bằng
việc lý giải về sự khác biệt ngôn ngữ viết, văn học và trí thức của Việt Nam. Tác giả
cho rằng: “Tất cả các trí thức trong khoảng thời gian (1900 – 1945) đã dùng chữ Hán
5 Tƣ liệu do Trần Thị Liễu dịch.
26
và chữ Nôm để làm thơ. Ngoài bốn học giả trên (Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân
Tiên, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Phan Trọng Mƣu) đã làm thơ bằng chữ Hán và
chữ Nôm, tác giả Hoàng Cao Khải đã viết Việt sử yếu bằng chữ Hán” [223, tr 42].
Bài viết “Ảnh hƣởng của văn hoá Hán đối với Việt Nam qua góc nhìn lịch sử sử
dụng chữ Hán của ngƣời Việt 从越南使用汉字的历史看汉文化对越南的影响”, học
giả Mã Đạt cho rằng văn hoá Hán ảnh hƣởng đến Việt Nam trên các phƣơng diện: ngữ
âm văn tự, khoa học kỹ thuật, văn hoá văn nghệ cho đến cuối thế kỉ thứ XIX, ngƣời
Pháp xâm chiếm Việt Nam, do nhu cầu của ngƣời Pháp dùng tiếng Pháp và chữ Quốc
ngữ, bãi bỏ chữ Hán, nhƣng vì lịch sử lâu đời, chữ Hán vẫn đƣợc ngƣời Việt ƣa thích, và
khẳng định: “Cho dù vào năm 20 của thế kỉ XX Việt Nam vẫn dùng chữ Hán để xuất bản
thƣ tịch, tạp chí Trung học Việt sử toát yếu, Việt sử kính. Năm 1917, thực dân Pháp đã
từng xoá bỏ chữ Hán, nhƣng cũng chẳng mấy hiệu quả”[231, tr.140]. Ngoài ra còn có học
giả Phạm Huy Lục (Quan sự cẩm nang, 1929), Mimi H.Do (Literature and vietnamese
nationalism:1900 – 1939. Văn học và chủ nghĩa dân tộc của Việt Nam:1900 – 1939), đã
giới thiệu Hoàng Cao Khải với thân phận của một nhân vật lịch sử và nêu lên việc tuyển
bổ quan lại của ta thời xƣa trích trong Gƣơng sử Nam của Hoàng Cao Khải.
Các học giả đã giới thiệu, nghiên cứu các tác phẩm sử học của Hoàng Cao Khải ở
nhiều góc độ khác nhau, nhƣng tập trung nhất và đánh giá có giá trị nhất định là sách
Việt sử yếu và khẳng định Nam sử diễn âm do ông phiên âm Nôm từ tác phẩm Việt
Nam sử lƣợc của Trần Trọng Kim.
1.2.2.3. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học
Dƣơng Quảng Hàm là một trong số tác giả giới thiệu, nghiên cứu về Hoàng Cao
Khải trên nhiều lĩnh vực và nổi bật nhất là các công trình Việt Nam Văn học sử yếu,
Việt Nam thi văn hợp tuyển, Quốc văn trích diễm. Ở các công trình này, ông đã đánh
giá những tập thơ Nôm của Hoàng Cao Khải, nhƣ: Gƣơng sử Nam (bàn các việc to tát
trong sử Nam), Việt Nam nhân thần giám, Vịnh Nam sử, Làm con phải hiếu, Đàn bà
nƣớc Nam đều là những sách trong đó tác giả mƣợn các nhân vật hoặc sự trạng trong
lịch sử để khuyên răn ngƣời đời. Ngoài ra, còn trích truyện các gƣơng hiếu hạnh
Nguyễn Đình Tế, Nguyễn Văn Danh, Nguyễn Văn Trình trong Làm con phải hiếu
minh chứng và tiêu biểu cho văn xuôi kim. Ở đây, tác giả Dƣơng Quảng Hàm đã đánh
giá lối viết văn của Hoàng Cao Khải là “chuyện của ngƣời nƣớc nhà, văn là văn của
bậc đại gia, thật là một quyển gia huấn rất hay”[43, tr.173].
Sato Thụy Uyên trong bài viết “Tƣ tƣởng „hiếu‟ của ngƣời Việt nhìn từ tác phẩm
Tây Nam hai mƣơi tám hiếu diễn ca”6 (The "filial piety" thought of Vietnamese people
6Tài liệu do Phan Minh Hiền dịch.
27
seeing from the Simplification of Southwenty – eight Filial Exemplare) thông qua việc
giới thiệu toàn bộ về bình sinh, các tác phẩm của Hoàng Cao Khải để nghiên cứu hiện
trạng và chữ Nôm trong Tây Nam, sau đó đối sánh tƣ tƣởng “hiếu” trong tác phẩm này
với các tác phẩm của các tác gia khác.
Nghiên cứu về các tác phẩm văn thơ chữ Nôm của ông còn có học giả Nguyễn
Văn Minh Từ điển văn liệu (1952), Nguyễn Văn Chiển, Trịnh Tất Đạt (Từ điển bách
khoa- đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, 2010). Ngoài phần trích dẫn một số bài thơ Nôm
của ông, họ đều khẳng định Hoàng Cao Khải có nhiều bài xuất sắc.
1.2.2.4. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật Tuồng
Có thể thấy rằng, một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về Tuồng của
Hoàng Cao Khải là tác phẩm Việt Nam Văn học sử yếu (1943) của Dƣơng Quảng
Hàm. Ngoài phần giới thiệu hai văn bản Tuồng Đắc bằng, Khí xa, ông đã dùng những
câu hát, nói lối trong hồi I, II của Tuồng Khí xa để minh chứng cho các điệu hát bắc,
hát nam, ngâm, thán trong Tuồng. Đặc biệt, ở chƣơng thứ V, tác giả còn có những
nhận định rất xác đáng về lối viết Tuồng của một số tác giả: “Sự thay đổi về hình thức
- Sự biến cải đầu tiên thuộc về hình thức: những nhà nho học Hoàng Cao Khải, tác giả
hai bản Tuồng Đắc bằng và Khí xa; Nguyễn Hữu Tiến, tác giả bản Tuồng Đông A
song phụng; v.v khác một điều là bản Tuồng có chia làm cảnh phân minh và có chỉ
cách bài trí trên sân khấu theo nhƣ cách dàn xếp của những vở kịch chữ Pháp”[44,
tr.419]. Có lẽ đây là cuốn sách bƣớc đầu nghiên cứu về kết cấu tác phẩm Tuồng của
Hoàng Cao Khải và đã cho thấy đƣợc sự thay đổi trong nghệ thuật kết cấu của ông.
Ngoài ra, hồi 1 và hồi 2 của kịch bản Tuồng Khí xa đƣợc trích dẫn ở trong công trình
của Dƣơng Quảng Hàm cho thấy phần nào diện mạo của kịch bản in bằng chữ Quốc
ngữ này. Tuồng của Hoàng Cao Khải đƣợc các nhà biên soạn sách giáo dục dùng làm
tài liệu giảng dạy ở bậc phổ thông, ngoài cuốn Việt Nam văn học sử yếu, còn có Việt
văn hợp tuyển giảng nghĩa (1925) đã trích cảnh thứ 6, đoạn thứ nhất của kịch bản Đắc
bằng. Nội dung kể về việc vua Gia Long giao Hoàng tử Cảnh cho giáo sĩ Bá Đa Lộc
sang Pháp cầu viện, lúc bấy giờ vua Gia Long tị nạn Tây Sơn chạy ra Cù Lao, Phú
Quốc. Đây là đoạn nói lối và điệu hát vãn (hát nam) thể hiện sự chia tay, tiễn biệt của
nhà vua với Hoàng tử và giáo sĩ.
Giới thiệu và lƣợc thuật về Đắc bằng và Khí xa, còn có các tác giả Trần Văn
Khải (Nghệ thuật sân khấu Việt Nam,1972), Hoàng Châu Ký (Sơ khảo lịch sử nghệ
thuật Tuồng, 1973), Nguyễn Lộc (Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam,1998), Trần
Đình Ngôn chủ biên (Sơ thảo lịch sử sân khấu Việt Nam: Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ
XIX, 2006), Nguyễn Đắc Xuân (Bùi Ngọc Quỳnh ghi, 1999) “Đối thoại với Nguyễn
28
Đắc Xuân về danh nhân Nguyễn Hiển Dĩnh”. Các tác giả đã nêu lên nội dung sơ lƣợc
của hai văn bản này là “ca ngợi mối tình bạn bè” giữa nƣớc Nam và nƣớc Pháp, tán
thƣởng mƣu lƣợc của Gia Long bỏ thành Quy Nhơn để kéo quân đánh lấy Thuận Hoá,
đồng thời ca ngợi sự tuẫn tiết của hai tƣớng giữ thành của Gia Long là Võ Tánh, Ngô
Tòng Chu. Ngoài ra, các tác giả còn trích dẫn một số thể văn nói lối của Tuồng trong
Đắc bằng, Khí xa và khẳng định nó “tƣợng trƣng cho lối văn có khí phách của quý vị
anh hùng tuẫn tiết vì đại nghĩa”[76, tr.54]. Đáng chú ý hơn là ý kiến của Hoàng Châu
Ký trong Sơ khảo lịch sử nghệ thuật Tuồng cho rằng: “Đây là hai vở Tuồng trực diện
đi vào đề tài lịch sử hiện đại (lúc bấy giờ)”[76, tr.145].
Nhóm tác giả Trần Ngọc Vƣơng cũng cùng quan điểm với Hoàng Châu Ký và
khẳng định giá trị nhất định của Tuồng Hoàng Cao Khải trong công trình Văn học Việt
Nam thế kỷ X – XIX: những vấn đề lý luận và lịch sử. Và khi nhận định về lịch sử phát
triển của nghệ thuật Tuồng giai đoạn đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu cũng tỏ rõ
quan điểm: “Cũng cần nhắc lại giai đoạn này có hai vở Tuồng viết để bênh vực cho
thực dân Pháp và vua tôi nhà Nguyễn của Hoàng Cao Khải. Đó là Tuồng Đắc bằng nói
chuyện Gia Long phục quốc nhờ sự giúp đỡ của thực dân Pháp và Tuồng Khí xa trình
bày việc Võ Tánh và Ngô Tòng Chu tự tử ở Quy Nhơn nhƣ một sự hi sinh cao cả vì
nƣớc, vì vua.”[191, tr.792].
Công trình Sơ thảo lịch sử sân khấu Việt Nam: Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX,
nhóm tác giả Trần Đình Ngôn đã đề cập đến Hoàng Cao Khải là tác giả hai vở Tuồng
Đắc bằng, Khí xa và khẳng định Hoàng Cao Khải làm Kinh lƣợc sứ Bắc Kỳ và đem
theo đội Tuồng ở Huế ra Hà Nội. Cùng quan điểm với nhóm tác giả Trần Đình Ngôn,
Xuân Yến (Nghệ thuật Tuồng trong thời đại mới: Vấn đề truyền thống và cách tân,
1998), Phạm Phú Tiết (Chầu đôi – Hội thoại về vấn đề lịch sử sân khấu hát bội, 2009),
các tác giả cũng cho rằng khi nhậm chức Kinh lƣợc sứ Bắc Kỳ, Hoàng Cao Khải đã
đem đội Tuồng diễn ở Văn Minh điện (Huế) ra Hà Nội và đội Tuồng này có ảnh
hƣởng không nhỏ đối với Tuồng miền Bắc. Trong bài viết “Sơ bộ nhận định về pho
Tuồng cổ Sơn Hậu”, tác giả Phạm Phú Tiết thông qua việc phân tích: tên của vở
Tuồng, tiểu giang sơn của họ Tạ, Phàn Diệm xƣng vƣơng Sơn Hậu để truy tìm nguồn
gốc của kịch bản này và phản bác ý kiến cho rằng Lê Văn Duyệt soạn thảo Sơn Hậu.
Cuối cùng để chứng minh luận điểm này, tác giả đã phân tích triều đình trong Sơn Hậu
không phải thời Gia Long, tên nhân vật của vở Tuồng không có thật trong lịch sử. Tác
giả đƣa ra lập luận: “Nếu quả Tuồng Sơn Hậu là vì Gia Long mà sáng tác, thời tối
thiểu những tƣớng Phiên trên sân khấu phải đƣợc đƣa ra nhƣ Tuồng Lý Phụng Đình
chẳng hạn, nay tƣớng Xiêm, tƣớng Pháp, những vai không thể bỏ qua, mà phải đợi đến
29
Hoàng Cao Khải thời Bá Đa Lộc, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Chấn mới khoác
áo đeo gƣơm múa men trên màn kịch Đắc bằng.”[179, tr.30].
Công trình Nghìn năm sân khấu Thăng Long (2017), Trần Việt Ngữ không
những khẳng định đội Tuồng của Hoàng Cao Khải là một trong ba đội Tuồng (Ngài
Ngự, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải) nổi tiếng dƣới thời vua Thành Thái mà còn ghi
lại lời kể của cụ Trúc Hiền về việc Hoàng Cao Khải tổ chức biểu diễn ở ấp Thái Hà.
Hoạt động của sân khấu ấp Thái Hà lúc bấy giờ rất mạnh mẽ và đa dạng, diễn những
vở nhƣ: Giang Đông phó hội, Giang Tả cầu hôn, Quan Công thủy chiến Bàng Đức,
Tam khí Chu Du, Ngũ hổ bình Tây... Từ ý kiến này có thể thấy, những vở diễn đƣợc
biểu diễn ở đây đa phần là những vở Tuồng cổ về đề tài lịch sử.
Nhận định về nội dung các vở Tuồng của Hoàng Cao Khải, nhà nghiên cứu
Tuồng Nguyễn Đắc Xuân viết: “Những vở Tuồng do ngƣời Việt viết phỏng theo sự
tích của Việt Nam hoặc lịch sử Việt Nam, phản ánh sinh hoạt vua chúa, diễn tả tâm
trạng của các chứng nhân thời đại, nhƣ: Thù chồng nợ nƣớc (Hoàng Tăng Bí), Ai lên
phố Cát (vô danh), Đắc bằng, Khí xa (Hoàng Cao Khải), Đông A song phụng (Nguyễn
Hữu Tiến), Trƣng Vƣơng bình ngũ lãnh (Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng),
Trƣng nữ vƣơng (Hà Ngại)”[191, tr.43]. Khi nghiên cứu về những vở Tuồng cực
thịnh thời Nguyễn (1802 -1945), ông đã nghiên cứu các thể văn vần trong Tuồng Khí
xa và dẫn đến khẳng định: “Các vở Tuồng vào thời kỳ này đã đƣợc viết ra bằng một
nghệ thuật khá cao, văn chƣơng lƣu loát, phần lớn lấy từ đề tài lịch sử Việt Nam hoặc
của Trung Hoa, nhƣ Tuồng Trảm Trịnh Ân của Phan Xuân Thận, Gián thập điều
(khuyết danh), Đắc bằng, Khí xa của Hoàng Cao Khải”[191, tr.25]. Và ý kiến đề
cao văn chƣơng trong Tuồng Khí xa giống nhƣ bi kịch Hy Lạp cũng đƣợc tìm thấy
trong bài viết “Tuồng hát Việt Nam” của tác giả Hoàng Thiếu Sơn: “Hồi II cảnh thứ V
tả cái chết bi tráng của Võ Tánh, Ngô Tòng Chu và Nguyễn Tấn Huyên trong thành
Bình Định. Đoạn này đã có cái bi thiết của Euripide, cái hùng tráng của Eschyle, cái
hoàn toàn của Sophocle. Cái bi tráng của đoạn văn này đã lên đến kịch điểm, vẻ đẹp
của nó không cần phải tán dƣơng.”[151, tr.762].
Đồng nhất với ý kiến cho rằng Hoàng Cao Khải không chỉ là tác gia sáng tác
Tuồng mà ông còn là nhà hoạt động nghệ thuật, tác giả Vũ Ngọc Liễn trong cuốn Góp
nhặt dọc đƣờng (2010), nhận định: “Trong số đại thần có gánh hát riêng thì gánh hát
trong Thái Hà ấp của Hoàng Cao Khải thuộc loại có lƣng thế. Hoàng Cao Khải sáng
tác Tuồng Khí xa (nƣớc cờ bỏ xe) và Đắc bằng (Pháp với Việt là bạn) cho „gánh
Tuồng‟ Thái Hà ấp diễn, mà chỉ có gánh hát của họ Hoàng diễn Tuồng nịnh Tây của
họ Hoàng thôi. Vở trƣớc ca ngợi cái chết của Võ Tánh và Ngô Tòng Chu, vở sau ghi
30
ơn Bá Đa Lộc. Nói cho công bằng thì họ Hoàng lập gánh hát riêng không chỉ để hƣởng
lạc mà cũng „hoạt động nghệ thuật‟.”[92, tr.52]. Nhƣ vậy, đây là ý kiến đầu tiên cho
rằng Hoàng Cao Khải đã cho biểu diễn Đắc bằng, Khí xa ở ấp Thái Hà, nhƣng tình
hình diễn xƣớng nhƣ thế nào thì không thấy ghi chép.
Hầu hết các ý kiến trên chỉ mô tả Hoàng Cao Khải tổ chức biểu diễn Tuồng
trong dinh chủ yếu cho các quan coi, nhƣng trong công trình Truyền thống sân khấu
Huế của Nguyễn Huy Hồng (1986) đã khẳng định: “Ở Huế các cụ già còn cho biết,
thời gần đây tại dinh của Nguyễn Thân, của Hoàng Cao Khải vẫn có đoàn Tuồng
chuyên diễn, dân đƣợc vào xem tự do.”[53, tr.97]. Nhƣ vậy, ngay từ khi ở Huế, hoạt
động biểu diễn Tuồng của Hoàng Cao Khải không chỉ hƣớng đến đối tƣợng là các
quan lại, mà còn mở rộng khán giả, thu hút lớp bình dân đến với Tuồng. Và ý kiến này
đƣợc Hồ Sĩ Vịnh khẳng định trong bài viết “Những đóng góp của các vua Nguyễn đối
với nghệ thuật Tuồng ở Huế”. Ông cho rằng Hoàng Cao Khải chuyên diễn Tuồng và
cho phép dân chúng vào xem.”[190, tr. 201].
Tiếp nối nghiên cứu hoạt động biểu diễn Tuồng của Hoàng Cao Khải là công
trình Tổng tập nghìn năm sân khấu Thăng Long (tập 3, 2008) của nhóm các tác giả Vũ
Văn Phái, Trần Nghi, Ngô Quang Toàn. Ở đây nhóm tác giả nghiên cứu sâu hơn về
những sáng tác và biểu diễn Tuồng của ông ở ấp Thái Hà. Họ miêu thuật tỉ mỉ cách
thiết kế sân khấu ngoài trời và tổ chức biểu diễn Tuồng của Hoàng Cao Khải ở ấp Thái
Hà. Ngoài ra, các tác giả còn cung cấp tên các văn bản Tuồng do ông soạn là: Hoàng
triều (Gia Long) khai sáng, Đắc bằng, Khí xa. Có lẽ đây là cuốn sách nghiên cứu kỹ
lƣỡng về hoạt động nghệ thuật Tuồng của tác gia và có đƣa ra nhận xét về chủ đề của
các vở Tuồng. Ở phần giới thiệu các sáng tác Tuồng của Hoàng Cao Khải có nhắc tới
vở Hoàng triều (Gia Long) khai sáng.
Nghiên cứu các sáng tác Tuồng của Hoàng Cao Khải, phải kể đến học giả ngƣời
Pháp, nhƣng công trình này chỉ giới thiệu ông với tƣ cách là tác giả của hai kịch bản
Tuồng Đắc bằng, Khí xa, nhƣ: Công trình Étude sur la littérature annamite. Le
Théatre (Nghiên cứu văn học An Nam, phần 2), tác giả Cordier Georges khẳng định
Hoàng Cao Khải viết Đắc bằng nói về sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc với Nguyễn Ánh và
Tuồng kỳ Nhị xa7 nói về cái chết của tƣớng Võ Tánh khi bị quân Tây Sơn vây khốn.
Qua các công trình khảo cứu giới thiệu trên có thể thấy các học giả cũng đã quan
tâm nghiên cứu ở hai phƣơng diện sáng tác Tuồng và hoạt động nghệ thuật của Hoàng
Cao Khải: Về phƣơng diện sáng tác, hầu hết các học giả đều khẳng định Hoàng Cao
7
Tuồng kỳ Nhị xa chính là kịch bản tuồng bằng chữ Quốc ngữ Tƣợng kỳ khí xa.
31
Khải có hai kịch bản Tuồng Đắc bằng, Khí xa và đã nghiên cứu nội dung, văn thể
chuyên biệt của hai văn bản này. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng Gia Long khai sáng là
của Hoàng Cao Khải, nhƣng hiện nay chƣa tìm thấy vết tích của kịch bản này. Do đó
đây còn là ẩn số cho những nghiên cứu tiếp theo; Về hoạt động Tuồng của Hoàng Cao
Khải, các học giả đều khẳng định Hoàng Cao Khải có đội Tuồng riêng biểu diễn ở Huế
và Hà Nội.
1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ quá trình khảo cứu các công trình, bài viết nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có
liên quan đến Tuồng TH thần tiên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các học giả đều tập
trung nghiên cứu vào các lĩnh vực sau: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, chữ Nôm: giới
thiệu toàn bộ các sáng tác viết bằng chữ Hán, chữ Nôm của tác gia Hoàng Cao Khải;
Về sáng tác các tác phẩm sử học: tập trung nghiên cứu, trích dẫn tham khảo các tác
phẩm Việt sử yếu, Việt sử kính, Gƣơng sử Nam; Tác phẩm văn học: nghiên cứu tập
trung các tác phẩm Tây Nam, Làm con phải hiếu và một số bài thơ; Tác phẩm Tuồng:
hầu hết các học giả đều khẳng định Hoàng Cao Khải có các văn bản Tuồng TH thần
tiên, Đắc bằng, Khí xa. Một số công trình đã nghiên cứu nội dung, văn thể chuyên biệt
của hai kịch bản Đắc bằng, Khí xa. Còn về hoạt động Tuồng của tác giả thì hầu hết các
học giả đều khẳng định Hoàng Cao Khải có đội Tuồng riêng biểu diễn ở điện Văn
Minh (Huế) và sau đó chuyển ra ấp Thái Hà (Hà Nội). Do đó, sau khi thu thập tài liệu,
nhận thấy hai văn bản Tuồng bằng chữ Nôm có tên gần giống nhau, cụ thể nhƣ sau:
+ TH thần tiên diễn truyện 忠孝神仙演傳 đƣợc các tác giả Trần Ích Nguyên
(giới thiệu theo Trần Kinh Hòa, 2009), Nguyễn Tô Lan (2014) giới thiệu sách nằm
trong danh mục của Thƣ viện cổ học và Thƣ viện Bảo Đại, nhƣng hiện nay sách đã
thất truyền, nên không thể tiếp cận. Chữ “diễn truyện 演傳”ở đây chỉ tích truyện, tên
thể loại Tuồng. Khảo cứu một số văn bản Tuồng Nôm Sơn Hậu diễn truyện 山后演傳
(kí hiệu HN57), Lý Phụng Đình diễn truyện 李鳳廷演傳 (kí hiệu HN61), Điện Bắc
diễn truyện 奠北演傳 (kí hiệu HN72), Lý Thanh Phong diễn truyện 李清風演傳 (kí
hiệu HN96) hiện lƣu trữ tại Trƣờng Đại học Sân khấu ... tài.
(Bấy lâu nay con học những sách chi, con kể lại cho cha nghe)
Sách nào ham đọc ham coi,
Học phải có sau có trƣớc.
Đạo dù rằng chí bác,
Nghĩa cũng phải nên cai.
Làm sao cho thông tuệ khác loài,
Ấy mới tỏ Thần tiên giáng thế.
Hưng Đạo viết: (Dạ, dạ! Trăm lạy cha, nhƣ con bây giờ)
Đã đội đức cù lao,
Dám quên lời giáo hối.
74
(Con nghĩ lại) Dẫu cho có Thần tiên hạ giới,
Cũng phải tòng học vấn trung lai.
(Bởi vậy cho nên) Công phải có dùi mài,
Học dám đâu hàn bộc.
(Dạ, dạ! Con xin kể lại cái sự học hành của con cho cha nghe)
Đạo đức là cây có gốc,
Văn chƣơng nhƣ gấm thêm hoa.
Trƣớc Thánh kinh thứ chƣ tử bách gia,
Ngoài kị xạ trong lục thao tam lƣợc.
Thông một lời sau trƣớc,
Chỉ hai chữ hiếu trung.
(Con xin nói thực) Dù may ra gặp hội mây rồng,
Cũng chỉ cốt giữ lời vàng đá.
(đó mà thôi).
Trần Liễu viết: Hảo ngô nhi chi khí66 (a),
(Cha nghĩ lại nhƣ công việc bây giờ)
Muốn dựng nền độc lập,
Phải mở quán chiêu hiền.
(Miễn con làm đặng, cha nào có tiếc tiền của chi đâu)
(Bởi vì) Áo hồ cừu một mảnh chắp sao nên,
Xƣơng tuấn mã nghìn vàng mua cũng dễ.
(Cha nghĩ lại) Tƣởng thiên hạ anh tài không thiếu kẻ,
(Bởi vậy cho nên) Dù tam thiên thực khách chẳng nhiều đâu.
(Nếu có làm nhƣ vậy cũng là muốn cho)
Lá cành mong tƣơi tốt về sau,
Cội rễ phải vun trồng từ trƣớc.
Hưng Đạo vương viết: (Dạ, dạ! Dám thƣa cha)
Cha nay đà quyết ý,
Con đâu dám cãi lời.
Tờ chiêu hiền dán khắp mọi nơi,
Cách thí sĩ chia làm ngũ bảo.
66
Nghĩa là: Con ta thực ngƣời có chí khí.
75
(Quân! Truyền đem cái tờ yết thị này dán khắp mọi nơi nghe!)
Quân: Phụng mệnh!
(vào)
Yết Kiêu ra, bạch viết: Thiên phù long chủng dốc sinh tài
Hồ kỵ nhƣ kim táp địa lai.
Tá nhĩ bạch ngƣu năng thiệp thủy.
Bất giao ô mã chích luân hồi67.
Dã Tượng ra, bạch viết: Ngƣ điền nhất đán cảm vân long,
Ký đắc sinh tiền thị Lý ông.
Trung nghĩa do lai tồn dã tính,
Ô nhi bất bái bái Thanh đồng68.
Nguyễn Địa Lô, Cao Mang, Đại Hành đều ra, đồng bạch viết:
Yến Vƣơng kim dĩ trúc cao đài,
Vô số thiên kim hảo tuấn lai.
Tranh hƣớng Đông A phù thạch mã,
Giáo tha bắc kỵ cánh không hồi69.
Đồng viết: Đành đã sẵn tài dƣợc mã,
Âu là giúp vận thừa long70.
Nghe Đại vƣơng có lƣợng khoan hồng,
(Vậy thì chúng ta) Bảo nhau tới đọc tờ yết thị (a).
Yết thị rằng: Khắp trong ngoài các lộ,
Nghe yết thị vài câu,
Nay ta đã tịnh súc kiêm thu71,
Khuyên ai chớ thao quang dƣỡng hối72.
Yên đài cao vòi vọi,
67
Nghĩa là: Trời sinh ngƣời tài giỏi để phù giống rồng, Ngày nay ngựa hồ dày xéo khắp đất này; Vậy mƣợn
con trâu trắng của ngƣơi có thể bay qua sông, Nhƣng lại không biết luyện cho con ngựa ô biết đƣờng quay trở
lại.
68 Nghĩa là: Kẻ nông phu chài lƣới bỗng gặp đƣợc hội rồng mây, Nhớ đời xƣa có gƣơng Lý Ông Trọng; Trung
nghĩa là bản tính mãi còn, Ô mã Nhi không thờ mà thờ Thanh đồng (tức là Trần Hƣng Đạo).
69
Nghĩa là: Vua nƣớc Yên nay đã dựng đài cao, Vô số anh tài nhƣ nƣớc chảy; Tranh nhau theo nhà Trần phù
giúp nƣớc, Bảo cho chúng biết, ngựa Bắc rút cục không có đƣờng về. Ý nói nhà Trần dùng nhiều tƣớng tài để
đánh giặc.
70
Nghĩa là: Vốn sẵn có tài khiển ngựa, nguyện đem ra giúp vận nƣớc.
71
Tịnh súc kiêm thu: ý nói ngƣời đã thu chứa trong ngƣời mình nhiều tài năng để có thể đem ra giúp nƣớc.
72
Thao quang dƣỡng hối: chỉ những ngƣời có tài năng, nhƣng ở ẩn.
76
Đƣờng quán rộng thênh thênh.
Thỏ thả mà dụng lấy can thành73,
Ngƣ điếu cũng cử làm tƣớng soái.
Tuy Vị Thủy74 Sằn Nguyên75 đành khó ví,
Nhƣng kê minh cẩu đạo cũng có tài.
Nếu không nhờ vật sắc lúc trần ai,
Âu cũng chịu mai danh cùng thảo mộc.
Khâu viên đem thúc bạch,
Quảng hạ sẵn thiên gian,
Phải biết rằng sĩ tiết trọng nhƣ sơn,
Nào đâu dám hầu môn thâm tựa hải.
Năm người đồng viết:(Nếu vậy thời hay)
(Thôi thời anh em chúng ta vào triều vƣơng phủ, hè)
(vào)
(Hƣng Đạo vƣơng ra)
(Năm ngƣời lại ra)
Năm người đồng viết: (Dạ, dạ! Trăm lạy Đại vƣơng, nhƣ anh em tôi tới đây)
Đâu quản công bạt thiệp,
Muốn ra sức đua bơi.
(Bởi vậy cho nên) Cảm vì yết thị mấy lời,
Thề hết thảo ngay một dạ.
(Nhƣ thế này là) Nƣớc vầy duyên với cá,
Mây bổng cánh cho hồng76.
(Xin Đại vƣơng thu dụng cho anh em chúng tôi cùng).
Nghe Đại vƣơng rộng rãi sẵn lòng,
73
Can thành: Can là cái mộc, cái khiên; thành là kiến trúc xây quanh đô ấp để bảo vệ nó. Bài Thố Tƣ phần Chu
Nam, Kinh Thi có câu: Củ củ võ phu, công hầu can thành (Dáng vẻ oai hùng, các võ sĩ là tấm thuẫn, là bức
thành cho các công hầu). Sau can thành đƣợc dùng để chỉ sự che chở, phòng bị.
74
Vị Thuỷ: là nơi Lã Vọng ngồi câu cá khi còn ở ẩn. Ý nói bậc hiền tài.
75
Sằn Nguyên: là cánh đồng đất Hữu Sằn, nơi Y Doãn cày ruộng khi chƣa giúp nhà Thƣơng. Ý nói bậc hiền
tài.
76Nƣớc vầy duyên với cá: Cá gặp nƣớc tƣơng đắc với nhau. Mây bổng cánh cho hồng: Mây nâng cánh chim
hồng bay cao. Trong Kinh thi có câu: Hạo hạo giả thuỷ, đục đục giả ngƣ, ý nghĩa là Lai láng nƣớc, cá tung
tăng bơi. Trong thơ Nguyễn Du: Cƣời rằng cá nƣớc duyên ƣa, Nhớ lời nói những bao giờ hay không. Câu này
trong Việt sử yếu ghi, Trần Quốc Tuấn thu nạp các tƣớng tài nhƣ Yết Kiêu, Dã Tƣợng dƣới trƣớng nhƣ cá gặp
nƣớc.
77
Cho hạ sĩ truy tùy nối gót.
Hưng Đạo vương viết: Một lời đà tỏ biết,
Tấc dạ xiết bao mừng.
Dã Tƣợng kia khỏe giống voi rừng,
Yết Kiêu nọ lặn nhƣ rái cá.
Hai ngƣời ấy thiệt là lạ quá,
(Còn nhƣ Địa Lô, Đại Hành, Cao Mang)
Ba ngƣời này xem cũng sức hùng.
Tuy còn khiếm diện nhất long,
Nhƣng cũng đủ vai ngũ hổ.
(Các ngƣơi) Giao cho đó binh thƣ nhất bộ,
Phải nghe ta trận pháp vài câu.
Đặng mai sau chống lại giặc thù,
Thế mới thực tài kiêm văn võ.
(đều vào)
(Trần Liễu, Hƣng Đạo vƣơng lại ra)
Trần Liễu viết: Chấp niên lao lục,
Nhất bệnh triền miên.
(Con ơi! Nhƣ cha bây giờ dù muốn chết có đành đâu)
Dù là chết chƣa yên,
Chót vì mang lấy nợ.
(Cha kể lại những sự tức tối của cha cho con nghe cùng.)
Cƣớp bạn phƣợng đã sầu vì vợ,
Trông ngôi rồng lại thẹn cùng em.
(Bởi vậy cho nên) Bất tài cam chịu phận hèn,
(Nhƣng thế mà cha còn mong cho con)
Tất tố còn mong chí cả.
(Con ơi!) Bất cộng đái thù này phải trả,
Hữu khả vi ngôi ấy nhƣờng ai.
(Con phải nhớ lấy lời cha đã dặn con nghe).
Con làm sao cho mở mặt trong đời,
Cha dù chết cũng ngậm cƣời dƣới đất.
78
Một lời vừa dứt, chín suối xa chơi.
(Trần Liễu tạ thế)
Hưng Đạo viết: Tràng dục đoạn! tràng dục đoạn!
Lệ nan khâm! lệ nan khâm!
Trƣớng vọng bạch vân thâm,
Y hy thân xá tại77.
Than rằng: Ơn sâu tựa bể,
Nghĩa nặng nhƣ non.
Công sinh thành đã dựng cho con,
Tình báo bổ nghĩ sao cho xứng.
Hiệu thiên hoài võng cực,
Trạch địa đặng an phần78,
Tang này đành chịu chung thân,
Ơn ấy dám quên chín chữ.
(Hƣng Đạo vƣơng làm lễ đƣa ma cho Trần Liễu xong rồi)
Hưng Đạo viết: (Nhƣ nay cha tôi dặn cho tôi rằng phải lo mà làm lấy vua, nhƣng tôi
nghĩ lại, khó, cha chả là khó lắm mà.)
(Là bởi vì) Nhà sao hơn đƣợc nƣớc,
Cha cũng trọng nhƣ vua.
(Bởi vậy cho nên ta phải bỏ việc nhà, mà lo việc nƣớc mới đặng mà)
Oán thù kia tấc dạ đành nguôi,
Giang sơn ấy hai vai phải gánh,
(Ta nghĩ lại lời cha ta dặn chẳng qua là, lúc gần mất mơ màng nói thế đó mà thôi)
Theo trị mệnh không theo loạn mệnh,
(Cũng bởi vì) Để lệnh danh chớ để ô danh.
(Nhƣ tôi bây giờ) Một lòng đã quyết sắt đanh,
Hai chữ chẳng rời trung hiếu.
Quân ra, báo viết: Hữu vƣơng sứ lai tuyên thánh dụ,
Thần hoang mang phi báo trƣớng tiền.79
77
Nghĩa là: Lòng đau nhƣ cắt, lệ không ngăn; Trong trƣớng nhìn mây trắng bay, Ôi thôi! Cha đâu còn.
78
Mân thiên hoài võng cực, Trạch địa đặng an phần: Trời xanh che phủ, chọn đất an táng cha.
79 Nghĩa là: Có Vƣơng sứ đến truyền thánh dụ, thần vội vã vào trƣớng báo tin.
79
Hưng Đạo vương viết: Hoang mang bất cập chỉnh dung,
Bồ bặc80 thỉnh lai nghinh tiếp81.
(Vƣơng sứ ra)
Hưng Đạo vương viết: (Chẳng hay Vƣơng sứ ra đây có việc chi mà hay?)
Vương sứ viết: Nay vâng lời thiên tử,
Đặng truyền với Đại vƣơng.
Nguyên nhân cậy thế quật cƣờng,
Nam quốc đem lòng ròm rỏ.
Vân Nam đà thông lộ,
Hƣng Hóa lại đề binh.
Đại vƣơng tu lĩnh ấn tiên chinh,
Hoàng thƣợng sẽ đề binh hậu tiếp.
Hưng Đạo vương viết: (Vâng! nhờ Vƣơng sứ về tâu lại với vua cùng)
Trên đã đành phó thác,
Dƣới xin gắng trì khu.
Bất cộng thiên nguyện ra sức phục thù,
Thề sát tặc xin hết lòng giúp nƣớc.
80
Bồ bặc: Ngƣời đang chịu tang.
81Nghĩa là: Vội vã không kịp chỉnh đốn, kẻ đang chịu tang xin đƣợc nghênh tiếp.
80
HỒI THỨ 4
Phá Đại lý Mông quân liên thông lộ
Đánh Bộ đầu Trần tướng định thu công82
Ngột Lương Hợp Thai83, Xích Tu Tư, Áo Lỗ Xích, Hưng Đạo vương, Yết Kiêu,
Dã Tượng, Thái Tông, Lê Phụ Trần, Trần Thủ Độ, Hà Bổng, quân sĩ.
(Ngột Lƣơng Hợp Thai, Xích Tu Tƣ, Áo Lỗ Xích ra)
Ngột Lương Hợp Thai bạch viết:
Đạp phá Vân Nam lộ dĩ thông,
Thiên qua trực chỉ thục tranh phong.
Phạ tha tiên chủng đa tài tuấn,
Nhị nữ nhi kim hựu nhất đồng84.
Hựu viết: (Nhƣ ta nay) Đề cờ Nguyên soái,
Đeo ấn bình Nam.
Mừng Vân Nam cũng đã dẹp an,
Giận Cồ Việt sao chƣa chịu phục.
(Nhƣ nay sang đây cũng chỉ cốt là xem qua tình thế nƣớc Nam Việt ra thế nào)
Tuy miệng Phật nhƣng lòng chẳng Phật,
E giống tiên lại nảy ra tiên.
(Nhƣng thế mà ta cũng đến nơi xem ra thế nào mà)
(Chƣ tƣớng) Chỉ Nam quốc băng miền,
Vọng Thao giang tiến phát85 (a).
Xích Tu Tư, Áo Lỗ Xích đồng viết: Phụng mệnh!
Hựu đồng bắc xƣớng viết: Mãnh sĩ nhƣ lâm,
Thần kiếm tích tằng thanh mạc bắc.
Mƣu thần tự vũ,
Hiên qua kim hựu chỉ An Nam86.
82
Nghĩa là: Phá Đại Lý quân Mông đã mở đƣờng, Đánh Bộ Đầu tƣớng Trần quyết thu công.
83
Trong Việt sử yếu, Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch là Ngột Lƣơng Hợp Đài; Đại Việt sử ký toàn thƣ, Việt sử
yếu chép là Ngột Lƣơng Hiệp Đài. Tuy nhiên, chữ “合” có âm Hán Việt là “hợp, hiệp, hạp”, chữ Hán “台” có
âm Hán Việt là “thai, đài”, cho nên đọc là “hiệp” hoặc “hợp”, hay đọc là “thai” hoặc “đài” đều không sai.
84Nghĩa là: Đạp phá Vân Nam để mở đƣờng, Giáo dài thẳng chỉ ai sẽ tiên phong; Sợ giống tiên nhiều ngƣời tài
tuấn, Hai Bà xƣa, nay lại có Thanh đồng.
85 Nghĩa là: Thẳng nƣớc Nam băng tới, tiến đến sông Thao.
81
Ngột Lương Hợp Thai bắc xƣớng viết:
Cứu nhất phƣơng dân, Bả đắc từ tâm nguyên thị Phật.
Luận thiên hạ sự, Vô nhƣ địch thủ cánh vi tiên87.
(đều vào)
Dã Tượng: (kéo quân bộ đi tiên phong ra)
Loạn viết: Ngã vũ duy dƣơng, Hồ lỗ chích luân ứng bất phản.
Vƣơng sƣ mạc địch, Tƣớng quân tam tiễn bốc trƣờng ca88.
(vào)
Yết Kiêu: (kéo quân thủy ra)
Loạn viết: Lực khả bạt san, Mạc bắc tảo thanh lang khuyển tích.
Tài năng thiệp thủy, Thiên nam tĩnh thiếp ngạc kình ba89.
(vào)
(Hƣng Đạo vƣơng cùng chƣ tƣớng kéo hậu quân ra)
Loạn viết: Hà sự can qua, Duy nghĩa thị chinh nhân thị chiến.
Do lai trung hiếu, Tại gia vi tử quốc vi thần90.
(đều vào)
(Lê Phụ Trần đi tiên phong ra)
Loạn viết: Địch thế thậm cƣờng,
Liệu đắc hồ binh ứng táp địa.
Ngã quân xảo khƣớc,
Kham kinh trần thổ dĩ xung thiên91.
(vào)
(Thái Tông cùng chƣ tƣớng kéo quân ra)
Loạn viết: Thƣợng hạ đồng tâm,
Kiệt ngạo khởi ƣng dung quốc tặc.
Bắc Nam phân giới,
86Nghĩa là: Mãnh sĩ nhƣ rừng, Thần kiếm xƣa từng quét sạch sa mạc phƣơng Bắc; Mƣu sĩ đông đảo, Giáo dài
nay lại chỉ An Nam.
87 Nghĩa là: Cứu giúp phƣơng dân, đƣợc tiếng từ tâm giống đức Phật; Bàn việc trong thiên hạ, chẳng có địch
thủ thực nhƣ Tiên.
88Nghĩa là: Ta nay dƣơng uy vũ, Giặc Hồ một bánh xe cũng không thể quay về; Quân của vua Hồ chẳng địch
nổi tƣớng quân ta, Ba mũi tên bắn ra xem tốt xấu.
89Nghĩa là: Sức có thể bạt núi, Quét sạch dấu vết của lũ sài lang phƣơng Bắc; Tài sông nƣớc, lắng yên sóng
lớn trời Nam.
90Nghĩa là: Việc binh đao khói lửa, Phải chinh chiến vì nhân nghĩa; Bởi trung hiếu, trong nhà làm con ngoài
triều đình làm bề tôi.
91 Nghĩa là: Thế địch rất mạnh, Quân Hồ đã dày xéo khắp nơi; Quân ta ít lại có phần e sợ, Bụi đất mịt mù.
82
Sơn hà nguyên dĩ định Thiên thƣ92.
(Ngột Lƣơng Hợp Thai cùng chƣ tƣớng ra)
Ngột Lương Hợp Thai viết: (Nhƣ ta nay)
Nghe Trần chúa quật cƣờng không chịu phục,
Âu quân ta phải chỉnh túc sẵn sàng.
(Tƣớng quân Xích Tu Tƣ) Thuyền kéo mặt duyên giang,
(Còn tƣớng quân Áo Lỗ Xích cùng ta)
Quân đi đƣờng lục đạo. (nghe)
(Hai bên gặp nhau đấu chiến)
Dã Tượng viết: (Ớ quân nghịch tặc kia)
Đất chia nhau đôi nƣớc,
Ngƣời vốn cũng hai loài.
Sao không nghề thƣơng mại vãng lai,
Mà chỉ cậy hùng cƣờng lăng bách.
Áo Lỗ Xích viết: (Nhƣ tao đây) Chẳng cần chi công lý,
Chỉ cốt lấy cƣờng quyền.
Bởi mi không chịu phận hèn,
Nên mỗ phải dùng sức mạnh.
(Hai bên giáp chiến, Dã Tƣợng thua chạy. Áo Lỗ Xích đuổi theo. Hƣng Đạo vƣơng
ra đỡ thƣơng cho Dã Tƣợng. Áo Lỗ Xích lui. Hƣng Đạo vƣơng đuổi theo thì Ngột
Lƣơng Hợp Thai ra đỡ thƣơng cho Áo Lỗ Xích. Hai bên đấu chiến đến mấy trăm
hiệp. Hƣng Đạo túng thế phải lui, rồi Ngột Hƣơng Hợp Thai tiến binh)
Ngột Lương Hợp Thai viết: Mới ra oai một phút,
Giặc nọ đã chạy dài.
Quân! Thao giang đà chiếm đƣợc rồi.
Long Đỗ trông chừng tiến phát (a).
(đều vào)
(Xích Tu Tƣ kéo quân thủy ra đánh duổi thuyền Yết Kiêu)
Xích Tu Tư viết: Thuyền Yết Kiêu đã chạy,
Tìm nào có thấy đâu.
92Nghĩa là: Trên dƣới cùng đồng lòng, Anh tài kiệt xuất sao dung giặc; Bắc Nam đã phân ranh giới, Núi sông
đã định ở sách trời.
83
(Quân) Giá sổ thập khinh chu,
Vọng Phú Lƣơng tiến phát93 (a).
Hựu loạn viết: Bỉ quân ký độn ngã cùng truy,
Cấp trạo giang thuyền quyết nhƣợc phi94.
(đều vào)
(Thuyền Yết Kiêu ra)
Yết Kiêu viết: Nghe bộ quân đã khƣớc,
Chắc địch thế thậm cƣờng95,
Mau mau cấp tấu ngô hoàng,
Chóng chóng đem quân tiếp ứng96.
Vãn viết: Chóng chóng đem quân tiếp ứng,
Chống giặc này cũng vững không nao.
Nhà tiên chắc có tài cao,
Phen này sẽ thấy ra vào Tôn Ngô.
Vãn viết: (Dạ, dạ) Cấp sự97!
(Thuyền ngự giá cùng thuyền chƣ tƣớng ra)
Nhân Tông viết: Hà sự98?
Yết Kiêu viết: (Dạ, dạ) Chí nguy, chí nguy,
Thậm cấp, thậm cấp99.
Tặc nọ hùng cƣờng vô địch,
Quân ta quả nhƣợc nan đƣơng,
Nay đã bỏ Thao giang,
Phải thoái hồi sơn lộ,
May đặng ngự thuyền tƣơng ngộ,
Dám đem sự thể tấu văn.
Thái Tông viết: Phụ Trần! Truyền Phụ Trần xung tiên nhập trận,
Ta sẽ đem đại đội tiếp sau.
93Nghĩa là: Đem vài chục chiến thuyền, Nhằm thẳng sông Phú Lƣơng mà tiến.
94Nghĩa là: Quân giặc đã chạy trốn, ta đuổi đến cùng, Chèo thuyền thật mau tựa nhƣ ngựa phi.
95 Nghĩa là: Nghe nói quân bộ của ta đã lùi, Chắc thế địch đã mạch.
96Nghĩa là: Nghe nói quân bộ của ta đa lui, Chắc thế địch quá mạnh; Mau mau bẩm báo với vua, Nhanh nhanh
đem quân tiếp ứng.
97
Cấp sự: có việc gấp.
98
Hà sự: Có việc gì?
99
Nguy to, có việc cấp bách.
84
Phụ Trần viết: Phụng mệnh!
(đều vào)
(Phụ Trần kéo quân ra gặp Áo Lỗ Xích, hai bên đấu chiến, Phụ Trần thua chạy Áo
Lỗ Xích đuổi theo. Thái Tông ra đỡ thƣơng cho Lê Phụ Trần, Áo Lỗ Xích phải lui,
Ngột Lƣơng Hợp Thai ra đỡ thƣơng, Thái Tông thua, cho kéo xuống mặt thủy.)
Ngột Lương Hợp Thai viết: Ha! Ha!
Đi đến đâu cũng thắng,
Đánh thì nó chạy hoài,
Quân giặc đã trốn xuống thuyền rồi,
Ta cũng sai thuyền kíp đuổi (a)!
(vào)
(Thái Tông, Lê Phụ Trần, Yết Kiêu cùng đi một thuyền, sau có thuyền giặc đuổi theo)
Thái Tông viết: Tên đâu bay nhƣ cát,
Thuyền giặc lại đuổi theo.
Nhƣ ta thực đã cheo leo,
Nhờ gã may cùng chống vác.
Vãn viết: Nhờ gã may cùng chống vác,
Nghĩa quân thần sống chết quản bao.
Những ngƣời chức trọng quyền cao,
Đến cơn hoạn nạn tìm nào thấy đâu.
Lê Phụ Trần viết: (Dạ, dạ! Trăm lạy chúa thƣợng. Xin chúa thƣợng cứ an tâm mà)
Lấy ván thuyền đỡ đạn,
Đặng chúa thƣợng đƣợc an.
Ngọc vàng giữ lấy cho toà,
Thỉ thạch100 sợ gì mà kể.
Vãn viết: Thỉ thạch sợ gì mà kể,
Tấm lòng này thiên địa chứng tri.
Phen này tế hiểm phù nguy101,
Thua chi Kính Đức nhƣờng gì Tử Long102.
100
Thỉ thạch: Tên bay đạn đá.
101
Tế hiểm phù nguy: cứu giúp vƣợt qua nguy hiểm.
102
Kính Đức: tức Uất Trì Cung sống đời nhà Đƣờng. Tử Long: tức Triệu Tử Long sống thời Tam quốc. Cả hai
đều là gƣơng trung thần, dám xả thân vì chủ.
85
(Thuyền Trần Thủ Độ và thuyền Trần Bình Trọng ra)
Ngự giá hỏi viết: (Thuyền của ai?)
Quân chèo thuyền Thủ Độ đáp viết: (Thuyền quan Thái sƣ)
Quân thuyền ngự giá viết: (Hoàng thƣợng truyền quan Thái sƣ ghé thuyền sang
đây.)
Thái Tông viết: (Dám thƣa thúc phụ)
(Nhƣ nay) Giặc thế quật cƣờng làm vậy,
(Ta xin hỏi) Thƣợng phụ ý nghĩ thế nào?
Trần Thủ Độ viết: (Dạ, dạ. Trăm lạy! xin Chúa thƣợng đừng có lo chi.)
(Cũng bởi vì) Đầu chú chƣa rơi xuống đất,
Mình vua vẫn giữ ngôi trời.
Nhập Tống chớ nghe ai,
Cự Nguyên đà định chƣớc.
Thăng Long đành bỏ trƣớc,
Thiên Mạc phải lui về.
Tam quân cho đặng chỉnh tề,
Nhất chiến sẽ phân thắng phụ.
Thái Tông viết: Chân diệu sách! Chân diệu sách!
Khả thi hành, khả thi hành103.
(Chƣ tƣớng) Truyền bỏ chốn Long thành,
Lui về sông Thiên Mạc.
Hựu viết: Hoàng hậu! Cấp sự.
Thuận Thiên Hoàng Hậu ra viết: (Dạ, dạ) Hà sự? (mà hay)
Thái Tông viết: Nƣớc đƣơng cơn bối rối,
Nhà gặp vận long đong.
(Bây giờ Hoàng hậu phải theo ta mới đặng mà.)
Mau mau kíp bỏ thành Long,
Chóng chóng trông chừng Thiên Mạc.
Vãn viết: Chóng chóng trông chừng Thiên Mạc,
Trả thù này chẳng trƣớc thì sau.
Trời Nam dù có bể dâu,
103Nghĩa là: Thật là kế sách hay, có thể thi hành.
86
Vận còn tƣợng đá thấy đâu cột đồng.
Hoàng Hậu viết: Đất gặp cơn binh hỏa,
Trời nổi trận phong ba.
Dù rằng xung áng can qua,
Nhƣng cũng bền lòng vàng đá.
Vãn viết: Nhƣng cũng bền lòng vàng đá,
Đành gian nan hiểm trở quản đâu.
Đạo trời báo phục không lâu,
Rồi ra Tàu lại về Tàu mà thôi.
(đều vào)
Trần Thủ Độ ra viết: Phu nhân! Cấp sự!
Linh Huệ phu nhân ra viết: Hà sự? (mà hay)
Trần Thủ Độ ra viết: Long thành âu phải bỏ,
Phƣợng liễn kíp dời xa.
(Xin phu nhân phải về Thiên Trƣờng mới đặng mà)
Nàng đành tị nạn quê nhà,
Ta đặng theo chầu ngự giá (a).
Vãn viết: Ta đặng theo chầu ngự giá,
Khúc Dƣơng Quan104 từ giã cùng nhau.
Khuyên ai chớ lấy làm sầu,
Có gian lao mới phong lƣu lâu ngày.
Phu Nhân viết: Dù đƣơng cơn hoạn nạn,
Phải giữ dạ kiên trinh.
Xa xôi từ giã Kinh thành,
Vội vã trông chừng Tức Mặc.
Vãn viết: Vội vã trông chừng Tức Mặc,
Tấm lòng này thổn thức khôn nguôi.
Bể dâu phó mặc cơ trời,
Đá vàng vẫn giữ một lời nhƣ xƣa.
104
Dƣơng Quan vốn là cửa ải ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Thơ Vƣơng Duy đời Đƣờng: “Vị Thành triêu vũ
ấp thanh trần, Khách xá thanh thanh liễu sắc tân, Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dƣơng Quan vô
cố nhân” (Đất Vị Thành sớm làm ẩm bụi trong, chốn quán trọ xanh xanh màu cây liễu thắm, khuyên ngƣời hãy
uống cạn chén rƣợu này, đi về phía tây ra khỏi Dƣơng Quan sẽ không còn ai là bạn cũ). Nguyễn Du: Sông Tần
một dải xanh xanh, Loi thoi bờ liễu mấy cành Dƣơng Quan. Dƣơng Quan ở đây để chỉ cảnh chia ly.
87
(đều vào)
(Ngột Lƣơng Hợp Thai cùng chƣ tƣớng kéo quân ra)
Ngột Lương Hợp Thai viết:
Tự ra uy mãnh hổ,
Đà chiếm đặng thành Long.
(Quân!) Cho quân trú trát thành trung
105
,
(Chƣ tƣớng) Ta sẽ đóng đồn Đông bộ.
Chư tướng viết: Phụng mệnh!
Ngột Lương Hợp Thai viết: Truyền nhập thành!
(đều vào)
(Thái Tông, Trần Thủ Độ ra)
Thủ Độ viết: (Trăm lạy chúa thƣợng)
Tự quân ta lũ bại,
Bởi địch thế nan đƣơng.
(Nhƣng thế mà quân giặc kia)
Lòng kiêu căng chắc cũng sơ phòng,
Lạ thủy thổ dễ sinh tật bệnh.
(Bởi vậy cho nên) Thất thế rồng khôn khoe mãnh,
Sa cơ voi cũng chịu hèn.
(Bây giờ ta xin làm thế này) Phải dùng cách đánh đêm,
Xin bày mƣu cƣớp trại.
Liệu thế nó thổ băng ngõa giải,
Chắc uy ta trúc chẻ ngói tan.
(Tôi nghĩ làm nhƣ vậy thiệt là) Kế xuất vẹn toàn,
Công thành nhất cử.
Thái Tông viết: Chân thúc phụ chi kỳ mƣu,
Hảo Thái sƣ chi diệu kế106.
(Chƣ tƣớng nghe ta dặn) Thuyền trăm chiếc thúc thần lên mặt trƣớc,
Quân ba nghìn Quốc Tuấn kéo bên sông.
(Còn nhƣ ta) Quân tƣớng ba trăm vạn hổ hùng,
105 Nghĩa là: cho binh lính dựng trại ở trong thành.
106
Nghĩa là: mƣu kế của thúc phụ thật là hay.
88
Ta cũng đem quân ra tiếp ứng.
Quân đi đừng đánh trống,
Ai nấy phải ngậm tăm.
Thừa kim dạ trầm trầm,
Vọng Bộ Đầu chóng chóng107.
Chư tướng viết: Phụng mệnh!
(Làm cảnh ban đêm, thuyền Thủ Độ, Nhật Hiệu, Phụ Trần đi tiên phong, thuyền ngự
giá đi hậu quân. Hƣng Đạo vƣơng kéo quân đi)
Quân chèo thuyền đồng bày viết:
Giang thƣợng long tranh hổ đấu thời,
Phân phân qua giáp mãn thiên phi.
Nhi kim bất giả đông phong lực.
Khƣớc đắc Hồ Nguyên bách vạn sƣ108.
(đều vào)
(Thuyền giặc ra, lúc giặc đƣơng ngủ say, thuyền Thủ Độ cùng thuyền Ngự giá ra,
đánh Ô Mã Nhi một hồi, quân giặc thua chạy, thuyền Thủ Độ đuổi theo)
Thủ Độ viết: Ta vừa mới tới,
Giặc hãy còn mê.
Quân đã ám phục bốn bề,
Thuyền cũng bắt hơn tám chiếc.
Đông phƣơng do vị bạch,
Giang thƣợng vƣơng thiêu hồng109.
(Quân!) Âu dụng chƣớc hỏa công,
Đặng sinh cầm Mông tƣớng.
(Quân phóng hỏa đốt thuyền của giặc, thua chạy tán loạn, quân thuyền Thủ Độ đuổi
theo)
(đều vào)
Quân ra báo viết: (Cấp báo! cấp báo!)
Ngột Lương Hợp Thai ra, viết: (Hà sự mà hay?)
107 Nghĩa là: Đêm nay lặng lẽ, mau tiến về Bộ Đầu.
108Nghĩa là: Long tranh hổ đấu trên sông, Giáo mác bay đầy trời; Mà nay không làm giả gió đông, Nhƣng vẫn
thắng trăm vạn quân Nguyên.
109
Nghĩa là: Phƣơng Đông mặt trời còn chƣa mọc, trên sông quân của nhà vua đã thiêu giặc cháy đỏ.
89
Quân viết: (Dạ, dạ! Quân ta còn đƣơng giấc bƣớm,
Đâu phút dậy chòm ong.
Lửa bốn mặt đỏ hồng,
Quân tứ bề đen kịt.
Mặc áo giáp quân ta chƣa kịp,
Trì đoản đao giặc nó đã xông,
Tặc binh điệp điệp trùng trùng,
Sự thế nguy nguy cấp cấp110.
Ngột Lương Hợp Thai viết: Văn ngôn thất sắc!
Thính thuyết kinh hồn111!
(Chƣ tƣớng! thôi thôi) Bộ Đầu kíp bỏ đại đồn.
Hƣng Hóa bôn hồi thƣợng đạo112 (a!).
Ngột Lương Hợp Thai loạn viết:
Tam quân tán tận tinh kỳ đảo,
Nhất tƣớng hoang mang phế phủ hàn.
Ngã dục truy tầm đồng trụ giới.
Lai thì dung dị khứ thì nan.113
(Quân giặc bỏ thuyền lên bộ chạy lui về Tàu, gặp quân ông Hƣng Đạo vƣơng hai
bên đấu chiến).
Hưng Đạo vương viết: Hƣu kinh tẩu! hƣu kinh tẩu!
Tốc lai hàng! tốc lai hàng114!
Quân ta đã phục bên đƣờng,
Đầu gã khá rơi xuống đất.
(Hai bên đánh nhau quân giặc thua chạy, Hƣng Đạo vƣơng đuổi theo.)
(đều vào)
Ngột Lương Hợp Thai ra viết: (Ối! Chao ôi!)
Mới đặng thoát nơi lửa đỏ,
Hay đâu gặp tƣớng Tiên xanh115.
110
Nghĩa là: Quân giặc thế trùng trùng, điệp điệp, sự thế vô cùng nguy cấp.
111
Nghĩa là: Nghe tin đã sợ hãi thất sắc, kinh hồn.
112
Nghĩa là: Mau chạy về miền thƣợng đạo Hƣng Hoá.
113
Nghĩa là: Ba quân tan tác cờ treo ngƣợc, Một tƣớng mê man sợ run; Ta muốn tìm lại cột đồng đó, Khi đến
thì dễ dãi, lúc đi thì khó.
114Nghĩa là: Chớ sợ bỏ chạy, mau đến đây hàng.
90
Đã chịu bề tổn tƣớng hao binh,
Âu phải cấp lánh mình tị nạn.
Vãn viết: Âu phải cấp lánh mình tị nạn,
Dẫu hƣu tỳ trăm vạn kế chi.
Cũng vì mắc kế tiểu nhi,
Bồ Kiên thua trận Hợp Phì là đây.
(vào)
Hà Bổng ra, bạch viết: Cổ truyền thần nỗ tự kim quy,
Tiêm tận Hồ binh yếu dụng kỳ.
Mạc oán Việt nhân đa độc thủ,
Do lai Phật tặc bất từ bi116.
Hựu viết: (Nhƣ ta nay) Quy Hóa quyền riêng một trại,
Phiên thần ơn chịu nhiều đời.
(Ta nghe rằng Mông tƣớng đã bại trận đó mà)
Nghe Hồ binh nhiều trận phải thua,
Chắc Đại Lý chạy theo lối cũ.
Cung tên đà sắm đủ,
Áo giáp cũng sẵn sàng.
Quân ba nghìn đóng ở bên đƣờng,
Giặc trăm vạn khôn hay tẩu thoát.
(Ngột Lƣơng Hợp Thai kéo quân đi qua Quy Hóa, Hà Bổng trông thấy cho quân
phục bắn lên).
Ngột Lương Hợp Thai viết: (Đây đã đến Quy Hóa rồi đây mà)
Dƣơng tràng chân khuất khúc,
Điểu đạo thực kỳ khu117.
(Ối chao ôi!) Quân đâu phục ở sơn đầu,
Tên bắn tịnh là thuốc độc.
(Phải! Phải!) Sai một tƣớng liều mình đánh trƣớc,
(Quân sĩ!) Cho ba quân cứ lối chạy dài.
115
Tƣớng Tiên xanh: chỉ Hƣng Đạo Vƣơng.
116
Nghĩa là: Xƣa truyền thần Kim Quy có nỏ thần, Giết hết quân Nguyên chƣớc lạ kỳ; Chớ oán ngƣời Nam
nhiều độc thủ, Cho hay giặc Phật chẳng từ bi.
117
Nghĩa là: Ruột dê thật quanh co, Đƣờng chim bay quá ngoằn ngoèo.
91
(Tỳ tƣớng giặc ra đánh nhau cùng Hà Bổng, thì Hà Bổng giết chết. Ngột Lƣơng Hợp
Thai thoát chạy đƣợc, quân giặc bỏ cả lƣơng thực khí giới, Hà Bổng sai quân thu lấy
hết cả)
Hà Bổng viết: (Nhƣ quân giặc phen này)
Khe đã trôi nƣớc máu,
Non cũng chất cao thây.
Hợp Thai tìm chẳng thấy đâu,
Một tƣớng còn lăn ở đó.
(Quân! ) Thu lấy những đồ tặc nọ,
Đem về nộp ở triều ta. (nghe)
Quân viết: Phụng mệnh!
92
HỒI THỨ NĂM
Ngồi cửa thành
Sửa thành rồng, rước chúa thượng hoàn cung,
Dạo giá phượng, gặp canh binh giữ cửa.
Trần Thủ Độ, Thái Tông, Hoàng hậu, chư tướng, Linh Huệ phu nhân, thị nữ,
lính canh.
Trần Thủ Độ ra viết: Đành đã thanh đảng cáo,
Âu cấp sửa thành rồng.
Trƣớc là nghênh Hoàng thƣợng hoàn cung,
Sau cũng thỉnh phu nhân hồi đệ.
(vào)
Thái Tông ra viết: Trùng quang khai nhật nguyệt,
Y cựu phục sơn hà.
Thăng Long trông cũng không xa,
(Chƣ tƣớng!) Đông Bộ cấp âu dời gót.
Vãn viết: Đông Bộ cấp âu dời gót,
Thăng Long thành vua trƣớc tôi sau.
Cƣờng Hồ kiệt ngạo đến đâu,
Cũng nên lấy trận Bộ Đầu làm gƣơng.
Hoàng hậu viết: Xƣa đƣơng cơn hoạn nạn,
Nay gặp vận thăng bình.
Nƣớc non y cựu cao thanh,
Cung điện trùng tân cảnh sắc.
Vãn viết: Cung điện trùng tân cảnh sắc,
Hỏi cƣờng Hồ có chắc chi không.
Thành rồng lại trả cho rồng,
Kìa ai luống những mất công giữ nhà.
Chư tướng đồng viết: Quản đâu công hãn mã,
May giúp vận thừa long.
Nƣớc non đã thấy cao trong,
93
Bờ cõi sẽ thanh gió bụi.
Vãn viết: Bờ cõi sẽ thanh gió bụi,
Quyết ra tay giúp hội vân lôi.
Dù cho quyển thổ trùng lai,
Sơ hồi đã vậy, hậu hồi ra chi.
(đều vào)
Thị nữ ra, báo viết: Phu nhân, hỉ sự!
(Linh Huệ phu nhân ra)
Phu nhân viết: (Hà sự mà hay?)
Thị nữ viết: Nay vâng lời thƣợng phụ,
Lai cấp thỉnh phu nhân.
Long thành đã quét bụi trần,
Phƣợng khuyết xin dời gót ngọc.
Phu nhân viết: (Hay a! Thị nữ sắm sửa xe loan, để bà trở về Thăng Long mà!)
(Nhƣ thế này) Yến đã về nhà cũ,
Rồng lại hiện thành xƣa.
Cố hƣơng âu cấp giã từ,
Tiền lộ trông chừng tiến phát.
Vãn viết: Tiền lộ trông chừng tiến phát,
Trải dặm hòe bát ngát mùi hoa.
Khi đi quạ đỗ nóc nhà,
Khi về thành lại hiện ra rồng vàng.
Thị nữ vãn viết: Dù hiểm trở gian nan khôn kể,
Thấy giang san đẹp đẽ mà vui.
Khi đi huệ héo lan tồi,
Bây giờ cổ thụ đã chồi tân hoa.
(đều vào)
Cai lính ra viết: Phận tuy rằng rất nhỏ,
Uy cũng thiệt là to.
(Nhƣ ta nay canh ở đây, không kỳ ông nào bà nào đi qua đây mà không xuống xe
xuống ngựa, ta nào có dám cho qua đâu)
Trƣớc là noi lấy phép nhà vua,
94
Sau phải giữ lấy quyền cai lính.
(vào)
Linh Huệ phu nhân ra viết: (Đây đã đến thành Thăng Long rồi đây mà)
Trời gặp chiều êm ả,
Đất sẵn cảnh phồn hoa.
(Thị nữ!) Âu là cấp chạy loan xa,
Chỉ lối trông chừng phƣợng khuyết.
Vãn viết: Chỉ lối trông chừng phƣợng khuyết,
Xem cung điện càng đẹp càng tôn.
Trời Nam một cuộc vuông tròn,
Đền vàng phủ tía vẫn còn nhƣ xƣa.
Thị nữ vãn viết: Dẫu là trải mấy nắng mƣa,
Nét vàng vốn đến bao giờ không phai.
(đều vào)
(Một tên cai cùng bốn tên lính ra canh cửa chặn lối đi canh)
(Linh Huệ phu nhân đi xe cùng thị nữ đều ra)
Cai lính viết: Ai kia ngồi trên kiệu,
Tới đó phải dừng xa.
Ta canh đây chẳng dám cho qua.
Ai đến đó phải tu trở lại.
Thị nữ viết: Ngôi đƣờng đƣờng mệnh phụ,
Quyền hách hách Thái sƣ.
Sao bay không thấy mặt mà trừ,
Coi lấy đó giữ đầu kẻo mất.
Cai lính viết: Mất mấy đầu cũng chịu,
Qua một bƣớc không cho.
Bởi sợ pháp nhà vua,
Lại hơn quyền Thƣợng phụ.
Phu nhân viết: Thèm nói chi chúng nó,
(Thị nữ! Thôi thôi kéo xa trở về con)
Về bẩm bạch Thái sƣ.
(Phu nhân, thị nữ vào)
95
(Mấy tên lính bao vây một hồi rồi vào)
(Trần Thủ Độ ra, phu nhân ra)
Trần Thủ Độ viết: Ta đã cho ngƣời đón,
Nàng đâu đã về đây.
(Sao mà khí sắc không đƣợc vui làm vậy)
Xin ngỏ chút niềm tây,
Hỏi ý sao buồn bã.
Phu nhân viết: Thính bẩm!
Thủ Độ viết: Thuyết lai!
Phu nhân viết: (Trăm lạy phu tƣớng! Nhƣ hôm nay tôi cùng năm ba đứa thị nữ đi
qua gần trƣớc điện vua, bị những quân lính lại bắt dừng xe lại)
Đƣơng lộ trở lan,
Canh bị canh binh đa sỉ nhục.
(Nhƣ thế thì tôi còn thể diện chi nữa mà)
Thành hà sự thể,
Hồi trình Tƣớng phủ mạc nhiêu tha118.
Trần Thủ Độ viết: (Ê! Tƣớng truyền cho dắt mấy tên lính canh ra đây)
(Lính canh ra)
Trần Thủ Độ viết: (Sao phu nhân ta đi chơi, mà chúng dám hỗn hào làm vậy?)
Lính canh viết: (Dạ, dạ! Trăm lạy Thái sƣ cho anh em chúng tôi thính bẩm)
Trần Thủ Độ viết: Thuyết lai!
Lính canh viết: (Dạ, dạ! Dám bẩm Thái sƣ vì chƣng cung cấm là nơi tôn nghiêm,
pháp nƣớc cấm không đƣợc cho ai đi xa, đi ngựa qua đó, mà tới nay thấy xa phu
nhân qua đó)
(Bởi vậy cho nên) Cung cấm thậm nghiêm,
Thần chức khẳng dung xa mã quá.
(Nay chúng tôi xin chịu tội với Tƣớng công)
Tƣớng môn thỉnh tội,
Nhân tâm thƣợng ký hải sơn hoằng.
118
Nghĩa là: Đang đi đƣờng bị lính canh ngăn cản làm cho sỉ nhục; Về trình tƣớng phủ chớ có tha nó. Nhƣ
thế này không còn ra thể thống gì cả.
96
Trần Thủ Độ viết: Bởi hay dung kẻ dƣới,
Mới thực lƣợng ngƣời trên.
(Nhƣ vợ chồng ta ở trong triều này, ai là chẳng biết có quyền thế)
(Nhƣng thế mà) Có quyền chớ khá cậy quyền,
Biết pháp phải nên giữ pháp.
Thế dù lớn ta không nên hiếp.
(Lính canh tao khen cho mày nghe)
Phận tuy hèn mày biết giữ gìn,
Tao lại thƣởng lấy tiền.
Tha mày về canh cửa, (nghe).
Hựu viết: (Phu nhân ơi) Nó tiểu tốt còn biết lo chức phận,
Ta đại nhân phải giữ lƣợng bao dung.
(Thôi phu nhân về lại nhà nghe) Ta sẽ trực điện rồng,
Nàng trở về trƣớng phƣợng, (nghe).
97
Phụ lục 13
VĂN BẢN TUỒNG TRUNG HIẾU THẦN TIÊN KÍ HIỆU AB.460
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_van_ban_tuong_trung_hieu_than_tien_cua_ho.pdf
- Trichyeu_NguyenThiThanhVan.pdf