BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN QUỐC
QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ VĂN QUỐC
QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số : 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌ
284 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TRẦN THỊ THU MAI
2. PGS. TS. PHẠM VIẾT VƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2020
Người nghiên cứu
Lê Văn Quốc
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục kí hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. vii
Danh mục các bảng .................................................................................................. viii
Danh mục các hình .................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................. 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 14
1.1.1. Ngoài nước ............................................................................................... 14
1.1.2. Trong nước ............................................................................................... 24
1.2 . Lí luận chung về đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học ................... 38
1.2.1. Học chế và học chế tín chỉ, đào tạo và đào tạo theo học chế tín chỉ........ 38
1.2.2. Đặc điểm đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................... 46
1.2.3. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 50
1.2.4. Những điều kiện cần có để tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ............. 53
1.3. Lí luận chung về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học
tư thục .................................................................................................................... 55
1.3.1. Quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ................. 55
1.3.2. Những đặc điểm của quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ....................... 58
1.3.3. Nội dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học
tư thục ...................................................................................................... 60
1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trong trường đại học tư thục .................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 82
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ ..................................................................................................... 85
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 85
iv
2.1.1. Giới thiệu vùng Đông Nam Bộ ................................................................ 85
2.1.2. Giới thiệu 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................ 88
2.2. Khái quát điều tra thực trạng về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................................... 93
2.2.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 93
2.2.2. Nội dung điều tra ..................................................................................... 93
2.2.3. Phương pháp điều tra ............................................................................... 94
2.3. Kết quả điều tra về thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ. ......................................................... 97
2.3.1. Công tác tuyển sinh ................................................................................. 97
2.3.2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ................................................. 99
2.3.3. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của
sinh viên ................................................................................................ 100
2.3.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên .................... 106
2.3.5. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học tư
thục miền Đông Nam Bộ ....................................................................... 107
2.4. Kết quả điều tra về thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong
5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ. .................................................... 108
2.4.1. Quản lí tuyển sinh ................................................................................. 108
2.4.2. Quản lí chương trình đào tạo ................................................................. 111
2.4.3. Quản lí hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của
sinh viên ................................................................................................ 115
2.4.4. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..................... 121
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ............ 126
2.5. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín
chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 127
2.5.1. Những thành tựu .................................................................................... 127
2.5.2. Những hạn chế ....................................................................................... 130
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 135
v
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................. 139
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 139
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí ........................................................... 139
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính kế hoạch ................................. 139
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 140
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 140
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 140
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................... 140
3.2. Các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học
tư thục miền Đông Nam Bộ ................................................................................ 141
3.2.1. Biện pháp 1. Phát triển đề cương chi tiết môn học theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................... 141
3.2.2. Biện pháp 2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ...................................................... 143
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học
tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................... 145
3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường quản lí về nội dung, phương pháp và hình
thức kiểm tra, đánh giá từ bộ môn, khoa và ngành ............................... 151
3.2.5. Biện pháp 5. Phối hợp đồng bộ giữa trưởng/ phó trưởng khoa,
trưởng/ phó trưởng bộ môn và giảng viên trong quản lí: chương
trình đào tạo, hoạt động dạy và học, việc kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập ............................................................................................. 155
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .................................................................... 163
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tư thục Miền Đông Nam Bộ ........ 164
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................... 164
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 164
3.4.3. Phương pháp, cách thức tiến hành ......................................................... 164
vi
3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 165
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 166
3.5. Thực nghiệm bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội
ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ............................. 173
3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp....................................................................... 173
3.5.2. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 174
3.5.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 174
3.5.4. Đối tượng, đia điểm, thời gian thực nghiêm .......................................... 174
3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm .......................................................................... 175
3.5.6. Phương pháp thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm ........................... 175
3.5.7. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm ................................................. 180
3.5.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 183
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 193
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 201
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 212
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Giải nghĩa
1. CT Chỉ tiêu
2. ĐLC Độ lệch chuẩn
3. ĐTB Điểm trung bình
4. NH Nhập học
5. Nxb Nhà xuất bản
6. TH Thứ hạng
7. p./tr. Trang
8. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt giữa đào tạo theo niên chế, học chế học phần và theo
học chế tín chỉ ....................................................................................... 42
Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ .................................... 85
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ ......................... 86
Bảng 2.3. Khái quát chung về 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ...... 89
Bảng 2.4. Học hàm, trình độ, độ tuổi và thâm niên công tác của đội ngũ
giảng viên ở 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ .................. 90
Bảng 2.5. Mẫu điều tra thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo
học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..... 95
Bảng 2.6. Thống kê quy mô tuyển sinh của các trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 .......................................................... 98
Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tự thục miền Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 ............ 99
Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về mức độ vận dụng phương pháp giảng dạy
trong đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 101
Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác cố vấn học tập
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 102
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các hoạt động
học tập theo học chế tín chỉ ................................................................. 104
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên theo học chế tín chỉ ....................................................... 106
Bảng 2.12. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại
học tư thục miền Đông Nam Bộ ......................................................... 107
Bảng 2.13. Đánh giá về công tác quản lí tuyển sinh trong 5 trường đại học tư
thục miền Đông Nam Bộ .................................................................... 109
Bảng 2.14. Đánh giá về công tác lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 112
ix
Bảng 2.15. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong
5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 113
Bảng 2.16. Đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá
chương trình đào tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông
Nam Bộ ............................................................................................... 115
Bảng 2.17. Đánh giá công tác lập kế hoạch trong quản lí hoạt động dạy và học
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 116
Bảng 2.18. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 118
Bảng 2.19. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 120
Bảng 2.20. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 121
Bảng 2.21. Đánh giá công tác lập kế hoạch trong quản lí kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ ..................................................................................... 122
Bảng 2.22. Đánh giá việc tổ chức thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ ..................................................................................... 123
Bảng 2.23. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 124
Bảng 2.24. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 125
Bảng 2.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 126
Bảng 3.1. Kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cố vấn học tập tại trường .................. 149
Bảng 3.2. Bảng quy ước các mức thang đo sử dụng trong xử lí kết quả
khảo nghiệm ........................................................................................ 164
x
Bảng 3.3. Thành phần và số lượng cán bộ quản lí, giảng viên /cố vấn học tập .. 166
Bảng 3.4. Hệ số tương quan thứ hạng của biện pháp 5 ....................................... 169
Bảng 3.5. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của năm biện
pháp đề xuất ........................................................................................ 171
Bảng 3.6. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp ............................................................................................. 172
Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập ............................ 181
Bảng 3.8. Kết quả bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội
ngũ giảng viên năm học 2017-2018 .................................................... 184
Bảng 3.9. Kiểm định Paired Samples Test về mức độ đánh giá năng lực cố
vấn học tập trước và sau thực nghiệm ................................................ 185
Bảng 3.10. Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học
tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ ................................................................................................... 187
Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng của các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng
năng lực công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ................................................... 188
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quá trình đào tạo tổng thể trong nhà trường ........................................... 40
Hình 2.1. Số lượng sinh viên đại học chính quy 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ ................................................................................. 91
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đại học với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực tri thức, được coi như
“nguồn nguyên khí” quốc gia đồng thời có ý nghĩa quyết định đến “vận mệnh” của
đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Sứ mệnh này đòi hỏi giáo dục đại học ở
nước ta phải chuyển sang phương thức đào tạo có tính mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu
người học về thời gian, năng lực cũng như đáp ứng thị trường lao động với cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
khuyến khích các trường đại học cải tiến học chế học phần để có học chế học phần
triệt để hơn, tiến tới áp dụng hoàn toàn phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM là trường đầu tiên triển khai phương thức đào
tạo này. Một phương thức được khởi xướng từ Viện Đại học Harvard, Hoa Kì
vào năm 1872, và sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mĩ và thế giới. Triển khai phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học vừa thừa kế các đặc điểm
dạy học ở bậc đại học nói chung vừa phải phát huy các yếu tố tích cực là theo quan
điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm” trong triển khai đào tạo theo học chế
tín chỉ nói riêng. Đồng thời, sinh viên sẽ có nhiều khả năng lựa chọn chương trình
đào tạo. (Đặng Xuân Hải, 2013, tr.51) Phương thức đào tạo này đã được đưa vào
Luật Giáo dục, bắt buộc các trường đại học phải triển khai. Ở Khoản 4 trong Điều
8. Chương trình giáo dục của Luật Giáo dục đã xác định “Chương trình giáo dục
được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết
hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.” (Luật
Giáo dục, 2019) Nhằm thực hiện Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành các văn bản chỉ đạo thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dưới đây là quy
chế, quyết định mới nhất: Quy chế về Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ (Ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2
Khi triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học
bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có yếu tố
quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Gần 10 năm trở lại đây, có nhiều công trình
nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ như luận án của
các tác giả Nguyễn Mai Hương (2011), Cao Thị Châu Thủy (2016), Trần Văn
Chương (2016) và Vũ Thị Hòa (2016). Cả bốn luận án đều chỉ ra những hạn chế
trong quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Tiêu biểu, trong luận án “Quản lí quá
trình đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của Cao Thị
Châu Thủy đã xác định hạn chế thuộc về nhiệm vụ, công việc các chủ thể thực hiện:
“Các vị trí quản lí cấp trên như ban giám hiệu và ban chủ nhiệm khoa, trưởng phó
các phòng ban chưa có những phương hướng, kế hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo các
chủ thể cấp dưới thực hiện như ở công tác cố vấn, tư vấn, kiểm tra đánh giá quá
trình; Còn thiếu các quy trình, quy định, công cụ quản lí cụ thể trong quá trình thực
hiện, dẫn tới các hoạt động quản lí của các chủ thể chưa thực sự có hiệu quả và tạo
sự thống nhất trong công việc; Hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm trong
thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể ở mỗi khía cạnh quản lí đào tạo, chưa được thực
hiện thường xuyên, đặc biệt là ở vị trí cố vấn, tư vấn học tập và kiểm tra - đánh giá
quá trình. Phần lớn các chủ chể chưa coi trọng hoạt động kiểm tra - đánh giá quá
trình dẫn đến thiếu sự thay đổi, đổi mới trong công việc, nên hiệu quả công việc
chưa cao.” (tr.118) Những hạn chế này cho thấy thực tiễn của công tác quản lí thực
chất chỉ là “bình cũ rượu mới” trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực chất này
cũng xảy ra ở các trường đại học tư thục, điển hình là ở Trường Đại học Bà Rịa -
Vũng Tàu, đào tạo theo học chế tín chỉ được triển khai từ năm 2011, nhưng sau 6
năm thực hiện vẫn còn những tồn tại chính như: 1) Chương trình đào tạo (CTĐT):
Số lượng các học phần tự chọn còn ít do nguồn lực giảng viên (GV) của nhà trường
chưa phong phú. Tính chất đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu xã hội của một vài
CTĐT chưa cao. Trường chưa tổ chức được các hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến
đóng góp về CTĐT từ các Sở Giáo dục, nhà tuyển dụng lao động, các cựu sinh viên.
Trường chưa tạo được nhiều sự liên thông ngang giữa các học phần giữa Trường
với nhiều trường khác có đào tạo cùng ngành, khối ngành trên cả nước. Tính linh
3
hoạt ở một số CTĐT khi chuyển đổi còn chưa cao. 2) Hoạt động đào tạo: Chưa
thành lập được đơn vị độc lập làm công tác khảo thí chung cho toàn trường; các
viện tổ chức thi chưa đồng bộ về tổ chức, chưa tiết kiệm được nguồn lực, kinh phí.
Còn nhiều học phần tổ chức thi theo hình thức tự luận nên chưa bao quát hết được
các nội dung chương trình, chưa thực sự khách quan, kết quả còn phụ thuộc vào
người đánh giá. 3) Đội ngũ cán bộ quản lí, GV và nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lí
mới được bổ nhiệm hầu hết đều có khả năng chuyên môn, tuy nhiên kĩ năng quản lí,
điều hành ở một vài đơn vị chưa theo kịp yêu cầu. Đội ngũ GV, mặc dù đủ số lượng
tuy nhiên cơ cấu ngành chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng có GV dạy nhiều giờ trong
khi một số khác không đủ giờ chuẩn theo quy định. (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu, 2017) Từ những tồn tại này có thể thấy chương trình đào tạo của trường chưa
thỏa mãn đào tạo theo học chế tín chỉ và nhà trường chưa quan tâm đến chuyên môn
của GV phù hợp với ngành nghề đào tạo. Đồng thời, nhà trường vẫn chưa chú trọng
công tác cố vấn học tập, đây là một trong những đặc điểm cơ bản của đào tạo theo
học chế tín chỉ, nhưng trong bản “Báo cáo tự đánh giá” của trường không có tiêu
chí hay đề cập đến công tác này. Những tồn tại tương tự như vậy cũng đang hiện
hữu ở Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Theo số liệu thống kê đến
tháng 11 năm 2017 của Trường, có 158 GV cơ hữu, trong đó chỉ có 53% GV ở trình
độ thạc sĩ trở nên và 3593 SV, HS hệ chính qui. (Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật
Bình Dương, 2017). Vì vậy, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường
đại học tư thục miền Đông Nam Bộ như là biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại nên bắt buộc các trường phải thực hiện.
Do đó, nghiên cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại
học tư thục miền Đông Nam Bộ là cấp bách và cần thiết. Trên cơ sở lí luận về đào
tạo và quản lí đào tạo theo học tín chỉ hay hệ thống tín chỉ, tác giả luận án nghiên
cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ bằng tiếp cận thành tố của đào tạo theo học
chế tín chỉ kết hợp với chức năng quản lí. Hoàn thành luận án sẽ góp phần nâng cao
chất lượng quản lí và triển khai thành công đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ, cũng như thực hiện tốt chủ trương
“đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục đại học Việt Nam.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường
đại học tư thục và điều tra thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp quản
lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
- Xác định cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong
các trường đại học;
- Điều tra thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học ở miền Đông Nam Bộ;
- Đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ;
- Thực nghiệm một biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong năm
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ: Trường Đại học Hoa Sen và Trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu; Trường Đại học
Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Quản lí đào tạo trong nhà trường theo Nguyễn
Đức Trí (2010, tr.56) bao gồm 6 nội dung, trong luận án chỉ tập trung vào 4 nội
dung: quản lí tuyển sinh; quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy
của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; quản lí việc kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập.
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát 5 trường ở TP HCM và
3 tỉnh, trong đó: TP HCM gồm Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Quốc
tế Hồng Bàng; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khảo sát tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu; Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương đại diện cho tỉnh Bình Dương;
và tỉnh Đồng Nai là Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
- Về chủ thể quản lí: Có nhiều đối tượng cùng tham gia quản lí đào tạo, luận
5
án này chỉ nghiên cứu quản lí của Hiệu trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa trong
mối tương tác phân cấp quản lí đối với quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
- Về đối tượng điều tra: Khảo sát 384 cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học
tập của và 600 sinh viên đại học chính quy đang theo học ở 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ.
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng: Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018.
+ Điều tra, trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí, giảng viên /cố vấn học tập:
Thời gian điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2016.
Thời gian điều tra bằng phỏng vấn: Tháng 01 năm 2017.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường
đại học tư thục miền Đông Nam Bộ.
- Khách thể nghiên cứu: Đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần tìm giải đáp thỏa đáng cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bản chất cốt lõi của đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ là gì?
- Thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong quản lí đào tạo theo học chế tín
chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ hiện nay là gì?
- Các biện pháp quản lí nào cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền
Đông Nam Bộ?
7. Giả thuyết khoa học
Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đông
Nam Bộ hiện nay còn bất cập/hạn chế về quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt
động dạy và học; quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa được quan tâm
đúng mức.
6
Nếu triển khai việc thực hiện các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trên cơ sở tiếp cận thành tố của đào tạo theo học chế tín chỉ kết hợp với chức năng
quản lí giáo dục thì giảm thiểu được những bất cập/hạn chế trong quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục tại miền Đông Nam Bộ.
8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp tiếp cận
8.1.1. Tiếp cận theo thành tố của đào tạo theo học chế tín chỉ
Quá trình đào tạo trong nhà trường là sự vận động của một hệ thống phức tạp
với nhiều thành tố khác nhau tác động đến kết quả của quá trình đào tạo. Trong
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các thành tố có quan hệ trực tiếp đến kết
quả, chất lượng và hiệu quả của phương thức đào tạo này, bao gồm: công tác tuyển
sinh; chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy và học tập; công tác kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập. Vì vậy, bốn thành tố này được xem nền tảng để nghiên cứu nội
dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền
Đông Nam Bộ.
8.1.2. Tiếp cận theo chức năng quản lí
Trong quản lí giáo dục, các nhà quản lí thực hiện các nhiệm vụ: quản lí công
việc và tổ chức, quản lí con người và quản lí các hoạt động giáo dục thể hiện qua
bốn chức năng chủ yếu là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm tra. Bản chất của
quản lí là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua bốn chức năng nói trên để
đạt các mục tiêu đề ra. Do đó, bốn chức năng quản lí chủ yếu này phải là cơ sở cho
việc nghiên cứu trong nội dung quản lí đào tạo theo học ch...í thông tin (MIS) để đánh giá hoạt động giảng dạy và học tập.
George Sharvashidze (2005) trong tài liệu “Private higher education in
Georgia” (Giáo dục đại học ở các trường tư thục ở các nước Tây Á) đã trình bày về
cải cách giáo dục ở Georgia từ những năm 1990, đặc điểm của giáo dục đại học tư
thục. Các nước Tây Á dùng “khối lượng công việc” như một tiêu chí để đánh giá
chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của hệ thống giáo dục đại học tư thục.
21
Chương trình Cử nhân bao gồm bốn năm (8 học kì). Mỗi học kì kéo dài 15 tuần.
Trong mỗi học kì, một sinh viên học 6 môn. Mỗi môn kéo dài 45 giờ học tương ứng
với ba giờ học mỗi tuần (một giờ học tương đương 50 phút). Trong bốn học kì đầu
tiên, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Gruzia và trong bốn học kì sau là tiếng Anh. Khối
lượng công việc tối đa hàng năm cho một giảng viên phải đảm bảo 600 giờ học,
trung bình 150 giờ mỗi năm và 4.5 giờ mỗi tuần.
Nghiên cứu “Managerial Consequences of Credit System Introduction: A
Colombian Case” (Hệ quả quản lí của hệ thống tín chỉ: Trường hợp ở Colombia)
của Jose Manuel Restrpo Abondano (2008) thấy rằng: Từ năm 2002, Bộ Giáo dục
Colombia đã hết sức quan tâm thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ. Tác giả đã hệ
thống một cách tương đối sự thay đổi về mặt quản lí khi áp dụng hệ thống đào tạo
theo học chế tín chỉ của nhiều chuyên gia giáo dục, thành 4 vấn đề cơ bản: 1) Quản
trị, quyền lực, cấu trúc, ra quyết định; 2) Thực tế quản lí; 3) Văn hóa; và 4) Nguồn
lực. Nghiên cứu trường hợp cụ thể của Trường Đại học Universidad del Rosario ở
Colombi, quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: Phương
thức tổ chức dạy và học; Văn hóa, giá trị và bản sắc thể chế; Quản lí thực hành và kĩ
thuật; Mối quan hệ nội bộ và bên ngoài.
Wang Yu-zhong và Xie Zhi-fang (2005); In Wei-min, Zheng Lei (2008) cho
biết chuyển đổi đào tạo theo hệ thống tín chỉ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
đổi mới và phát triển các trường đại học, góp phần vào việc phổ cập giáo dục đại
học và cá thể hóa người học. Các tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm cải tiến
hoạt động quản lí đào tạo thoe học chế tín chỉ như: cải tiến và phát triển đội ngũ cố
vấn học tập, tăng cường đổi mới hệ thống môn học, nội dung giảng dạy của giảng
viên và tăng cường khả năng tự học của sinh viên. Trong công trình nghiên cứu
“Educational Administration Management System and Modern Education
Management on the Perspective of Modern Information Technology” khác của
Yanling Jin (2014) cho thấy: Trước sự phát triển không ngừng của triết lý giáo dục
lấy người học làm trung tâm, trong những năm 1990, nhiều trường đại học Trung
Quốc đã bắt đầu thiết lập hệ thống quản lí giáo dục theo học chế tín chỉ. Theo
Yanling Jin (2014), quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ giúp tăng cường tính tự chủ
của sinh viên trong quá trình học tập nhưng lại gặp phải trở ngại là thiếu hụt nguồn
22
lực giảng dạy, hệ thống các môn học tự chọn yêu cầu phải giảng viên đúng chuyên
môn, nhà trường phải đáp ứng được đầy đủ sách và tài liệu, phòng máy tính, phòng
học, hỗ trợ tư vấn sinh viên.đòi hỏi các trường đại học nước này phải tăng cường
quản lí quá trình giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng quản lí đào tạo theo học chế
tín chỉ cần tăng cường quản líquá trình giảng dạy, thiết lập hiệu quả hệ thống quản lí
và giám sát chất lượng giảng dạy hiệu quả.
Các công trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ:
Xuất phát từ đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ và các vấn đề mà Hà Lan và
Tây Âu đang gặp thách thức ở những năm 80 như sinh viên tốt nghiệp khó tìm việc
làm, ngân sách cho trường đại học bị hạn chế, số lượng sinh viên lớn và đa dạng,
Van Eiji (1986) đã đưa ra những đề xuất thay đổi trong hoạt động quản lí như: Cần
có một kế hoạch giảng dạy và hoạt động nhóm tốt hơn; Thư viện cần nhiều sách
mới; Những hoạt động tư vấn, hướng dẫn học tập cần được đẩy mạnh hơn; Cần có
sự hợp tác và đánh giá ở các mức độ của từng nhóm trong các chuyên ngành.
Rustin (1994), Agelasto (1996), Trowler (1998), Karseth (2005) cho rằng
muốn quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ có hiệu quả cần có sự tái cấu trúc tổ chức
trường học: 1) Tăng cường sự lãnh đạo của cán bộ quản lí cấp trường, giảm sự điều
hành quản lí ở cấp độ khoa; 2) Quản lí chương trình đào tạo cần thực hiện một cách
thống nhất, đảm bảo cân bằng giữa tính chuyên nghiệp và học thuật; 3) Các trường
đại học khi áp dụng học chế tín chỉ cần phát triển hệ thống quản lí hành chính theo
công nghệ kĩ thuật hóa.; 4) Hoạt động hướng dẫn, cố vấn học tập cho sinh viên
được xem là “hoạt động bắt buộc” như hoạt động giảng dạỵ.
Các nhà giáo dục Trung Quốc, Chengbo Hu và Yue Wang (2011); Jinsong,
Jinsong, Zhang, Changliu, Wang và Lulu Dong (2011); Huang Xiao-qin (2011) cho
rằng: Để quản lí linh hoạt hệ thống tín chỉ cần đề ra các biện pháp cụ thể liên quan
đến quản lý mục tiêu chương trình đào tạo, quản lí hoạt động giảng dạy của giảng
viên và cần có những thay đổi trong hoạt động quản lí sinh viên như: Về mối quan
hệ giữa người học với nhau, thay đổi lối sống, thay đổi vai trò người giảng viên
trong mối quan hệ với sinh viên, người học cần nhận được sự hỗ trợ lớn từ người cố
23
vấn, người hỗ trợ. Đồng thời, quản lí người học không chỉ quan tâm đến mục tiêu
mà còn phải xem xét đến ý thức và khả năng của người học. Bên cạnh đó, các
trường đại học cần tăng cường hơn nữa năng lực và phương pháp quản lí của đội
ngũ lãnh đạo, cở sở vật chất và các dịch vụ hỗ trợ vụ đào tạo theo học chế tín chỉ.
Hasan & Parvez (2015), Suheel Rasool Mir (2017) và Mohd Ashraf Wagi
(2018) đã đưa ra quan điểm chung về ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ (CBCS) tại nhiều trường đại học ở Ấn Độ. Để
nâng cao hiệu quả quản lí đào tạo, tại thời điểm tuyển sinh, học sinh cần được nhà
trường hỗ trợ, tư vấn cụ thể về chương trình, đề cương chi tiết liên quan đến CBCS.
Li Hong (2017); Yanan Gou, Wei Xu (2018) đã đề xuất các biện pháp cải
thiện quản lí giảng dạy trong các đại học và cao đẳng trường ở Trung Quốc là: 1)
Đội ngũ giảng viên cần cung cấp cho sinh viên quyền và tự do lựa chọn khóa học
bằng cách giảm giờ học của các môn học bắt buộc, tăng tỉ lệ các môn học tự chọn,
để thúc đẩy sinh viên tự phát triển và hiện thực hóa giá trị bản thân. Đội ngũ cố vấn
học tập nên quan tâm tư vấn, hướng cho sinh viên lựa chọn môn học ; 2) Giảng viên
cần nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp và thái độ
làm việc để thích ứng trong môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ; 3) Nhà trường
cần nâng cao khả năng giám sát, điều phối và quản lý tổng thể chất lượng giảng dạy
của giảng viên, đảm bảo về đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng.
Từ tổng quan nghiên cứu về quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo
dục đại học ở các nước trên thế giới cho thấy rất nhiều nhà khoa học đã dày công
nghiên cứu, chia sẻ những vấn đề cần thực hiện và thay đổi trong quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ. Nhiều công trình với những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ của giáo dục đại học ở một số
quốc gia hoặc từng trường đại học cụ thể. Các giải pháp quản lí đào tạo theo hệ
thống tín chỉ đã được đề xuất tập trung vào: Quản lí hoạt động dạy của giảng viên
và quản lí hoạt động học của sinh viên; Quản lí chương trình đào tạo đáp ứng yêu
cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ; Tăng cường sự lãnh đạo của cán bộ quản lí cấp
trường; Xây dựng và phát triển đội ngũ cố vấn học tập. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề
còn bỏ ngỏ như: khái niệm, đặc điểm quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ, quản lí
24
tuyển sinh, quản lí kiểm tra, đánh giá; tiếp cận theo các chức năng quản lí giáo dục
chưa được nghiên cứu. Nhưng những kết quả nghiên cứu đã nêu trênsẽ là nền tảng lí
luận để nghiên cứu sâu về hiện trạng nhằm đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
1.1.2. Trong nước
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo theo học chế tín chỉ
Đào tạo theo học chế tín chỉ ở nước ta được áp dụng vào một số trường đại
học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam như: Viện Đại học Cần Thơ,
Viện Đại học Thủ Đức từ trước năm 1975. (Lâm Quang Thiệp, 2006) Nhưng mãi
đến những năm 90 của thế kỉ XX, mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ mới được
một số trường đại học ở nước ta thực hiện thí điểm một cách bài bản, về mô hình
này rất đa dạng và phong phú. Đề tài này chỉ phân tích một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu về lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm, đặc điểm, tổ chức, kiểm
tra và đánh giá đào tạo theo học chế tín chỉ.
Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ:
Đào tạo theo học chế tín chỉ được hình thành trên nền tảng của đào tạo theo
niên chế và học phần. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về lịch sử hình thành và
phát triển là: Việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam (Lâm Quang
Thiệp, 2006), Đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội -
thực trạng và giải pháp (Nguyễn Hoài Nam, 2016). Sau khi phân tích các công trình
nghiên cứu, tác giả luận án khái lược về sự hình thành và phát triển của ba phương
thức này như sau:
Đào tạo theo học chế niên chế được thực hiện trong Giáo dục đại học Việt
Nam ở niềm Bắc trước 1975 và ở cả nước sau 1975 theo mô hình đào tạo của Liên
Xô cũ. Học chế niên chế là chế độ học tập và thi cử theo năm học, thời gian đào tạo
được quy định từ 4 đến 6 năm tùy theo yêu cầu của từng ngành, nội dung đào tạo
được thiết kế thành các môn học. Mỗi năm học sinh viên phải học từ 8 đến 10 môn
học, chia thành 2 học kì, mỗi môn học sinh viên phải làm một bài thi, nếu không đạt
phải thi lại, nếu hai lần thi không đạt và một năm học có 2 môn dưới điểm trung
25
bình (3 điểm theo thang điểm 5) phải lưu ban. Sinh viên nào hoàn thành tất cả các
môn học được dự thi tốt nghiệp với 4 môn học đã ấn định để nhận bằng tốt nghiệp.
Học chế niên chế đã tồn tại khá lâu ở nước ta với đánh giá theo thang điểm 10.
Đào tạo theo học phần được thực hiện trong bối cảnh thực hiện công cuộc đổi
mới ở các trường đại học Việt Nam từ năm 1988. Về thực chất, đây là phương thức
chuẩn bị cho việc chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ hiện
nay. Cũng giống như học chế niên chế, học chế học phần có thời gian đào tạo được
ấn định từ 4 đến 6 năm, chương trình đào tạo vẫn chú trọng đào tạo theo nội dung,
truyền đạt tri thức. Kiến thức được mô-đun hóa thành các học phần. Học phần là
một mô-đun kiến thức tương đối trọn vẹn và không quá lớn, mỗi môn học có thể có
nhiều học phần, mỗi học phần có các đơn vị học trình (ĐVHT), mỗi ĐVHT là một
đơn vị kiến thức 15 tiết. Trong học chế học phần việc học tập của sinh viên được
đánh giá thường xuyên. Để qua được mỗi ĐVHT, sinh viên phải hoàn thành một bài
kiểm tra, và để qua mỗi học phần, sinh viên phải làm một bài thi kết thúc học phần.
Sinh viên đi học được chấm điểm chuyên cần, nếu điểm bài tập học trình đạt yêu
cầu, thì được dự thi hết học phần, điểm học phần nào chưa đạt hoặc bị điểm thấp có
thể thi lại để đạt điểm cao hơn, nếu thi không đạt có thể xin nợ để thi lại năm sau.
Sinh viên hoàn thành CTĐT được làm khóa luận (luận văn), đồ án tốt nghiệp hoặc
dự thi tốt nghiệp với một số học phần đã ấn định. Học chế học phần là một tiến bộ
lớn trong tổ chức đào tạo ở các trường đại học, nó đòi hỏi tính tích cực, tự giác của
sinh viên, đồng thời nhà trường dễ kiểm soát việc học tập của sinh viên.
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một sự thay đổi lớn trong tổ chức đào tạo ở các
trường đại học, nó ra đời từ năm 1872 tại Đại học Harvard, Hoa Kì. Theo nhà
nghiên cứu giáo dục Jesica M.Shedd, phương thức đào tạo này được ra đời ở Mỹ do
ba nguyên nhân chính: 1) Do nhu cầu các trường đại học cần phải căn cứ vào kết
quả học tập của học sinh THPT để tuyển chọn được những SV có chuẩn mực nhất
định, đáp ứng yêu cầu của nhà trường; Do nhu cầu cải cách giáo dục của chính các
trường đại học Mỹ lúc bấy giờ; Do những tổ chức và cá nhân sử dụng nguồn nhân
lực được đào tạo như chính phủ, các cơ quan, doanh nghiệp và các nhà tài trợ yêu
cầu nhà trường phải cung cấp cho họ một cách chính xác, rõ ràng khối lượng học
26
tập, năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng nghề nghiệp và hiệu quả của quá trình
đào tạo của từng sinh viên khi tốt nghiệp để làm cơ sở tuyển dụng. (Dẫn theo
Nguyễn Mai Hương, 2011) Sau đó lan tỏa sang các nước khác ở châu Âu và từ
những năm 1960 đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đây cũng là phương pháp
đào tạo tiên tiến. Ở Việt Nam, trước năm 1975 đào tạo theo phương thức này đã
được áp dụng tại một số Viện Đại học như Thủ Đức và Cần Thơ. Vào những năm
90 của thế kỉ XX, học chế tín chỉ tiếp tục được thực hiện thí điểm tại một số trường
đại học ở nước ta, và phấn đấu đến năm 2010 hầu hết các trường đại học trong cả
nước áp dụng phương thức đào tạo này. Học chế tín chỉ có nhiều đặc điểm ưu Việt
hơn học chế niên chế và học chế học phần và đáp ứng xu thế đổi mới của giáo dục
đại học ở nước ta.
Các công trình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm đào tạo theo học chế
tín chỉ:
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều tác giả đã nghiên cứu về khái niệm
và đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ. Mặc dù các tác giả sử dụng nhiều khái
niệm: hệ thống tín chỉ, học chế tín chỉ, đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đào tạo theo tín
chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng các khái niệm này đều có điểm chung là
dùng để phân biệt với học chế niên chế và học chế học phần. Đồng thời, các công
trình đã trình bày đặc điểm của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ theo
nhiều khía cạnh. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong bài viết, bài báo khoa
học và các luận án tiến sĩ của các giả Hoàng Văn Vân, Lâm Quang Thiệp (2006),
Đặng Xuân Hải (2006), Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Mai Hương (2011), Phạm
Minh Hùng (2012), Lê Quang Sơn (2013), Đặng Xuân Hải (2013), Nguyễn Hoài
Nam (2016) và các luận án tiến sĩ của Trần Văn Chương (2016), Cao Thị Châu
Thủy, (2016).
Luận án tiến sĩ “Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường cao đẳng
ở Việt Nam” của Vũ Thị Hòa (2016) trình bày các khái niệm mà trong đề tài tác giả
luận án sử dụng là: tín chỉ, học chế tín chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ.
Các công trình nghiên cứu về tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ
Đề án trọng điểm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2004: “Xây dựng
27
học chế tín chỉ ở Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) -
thực trạng, lộ trình và giải pháp” của Trương Văn Chung và cộng sự (2008) trình
bày lịch sử và quá trình thực hiện học chế tín chỉ ở một số trường đại học trên thế
giới; nghiên cứu, khảo sát, học tập từ thực tế đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường
Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh); thực tiễn tổ chức, triển khai hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường
Đại học KHXH&NV và những hạn chế, bất cập phát sinh của quá trình này; những
điều kiện cần và đủ để triển khai áp dụng hệ thống tín chỉ. Kết quả của đề án là đề
xuất lộ trình chuyển đổi trong vòng 15 năm (2005-2020) và 6 nhóm giải pháp nhằm
tiếp tục thực hiện hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ trong điều kiện thực tế của
Trường Đại học KHXH&NV, trong đó, có nhóm các giải pháp đề cập đến đội ngũ
giảng viên; chương trình đào tạo; phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương
pháp học tập của sinh viên trong học chế tín chỉ; công tác sinh viên; và nhóm
giải pháp về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và thư viện; hệ thống thông tin
quản lí.
Tham luận “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Các nguyên lí, thực trạng và giải
pháp” tại Hội nghị toàn quốc tổ chức tại Đại học Sài Gòn của Trần Thanh Ái (2010,
tr.42-53) đã trình bày về: Lược khảo tài liệu về các nguyên lí của nền giáo dục mới
và các biện pháp thực hiện; Nêu một số vấn đề bất cập khi áp dụng đào tạo theo học
chế tín chỉ; Kết luận và kiến nghị. Trong đó, các biện pháp thực hiện bao gồm: Sự
tham gia tích cực của người học vào những phương diện của quá trình đào tạo; về
vai trò và nhiệm vụ của người dạy; cơ chế quản lí mềm dẻo. Tác giả đã chỉ ra những
vấn đề bất cập khi áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam. Trên cơ sở
này, tác giả đã kiến nghị 10 điểm cần thực hiện để bảo đảm triển khai thành công
chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường
đại học Việt Nam.
Năm 2011, Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
dạy và học theo hệ thống tín chỉ” được tổ chức tại Trường Đại học Đồng Nai. Các
bài viết được đăng trên kỉ yếu của Hội thảo này có nội dung liên quan đến tổ chức
đào tạo theo học chế tín chỉ tập trung vào: 1) Nhận thức thêm về đào tạo theo hệ
28
thống tín chỉ, đại diện là Trần Minh Hùng và Nguyễn Ngọc Duy; 2) Hoạt động dạy
của giảng viên và hoạt động học của sinh viên của các tác giả Lê Quang Tân,
Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Thạch Tín, Đặng Thị Ngọc Phượng; 3) Kiểm tra, đánh
giá của Cao Thị Kim Thanh; 4) Các giải pháp được các nhà khoa học chia sẻ từ hai
tác giả Lê Văn Phúc và Nguyễn Duy Anh Tuấn (Trường Đại học Đồng Nai, 2011).
Cùng năm 2011, Hội thảo “Đổi mới công tác giảng dạy theo hệ tín chỉ” do Trường
Đại học Nha Trang tổ chức. Kỉ yếu của Hội thảo đăng tải tám bài viết chủ yếu về
hoạt động dạy - học của giảng viên và sinh viên và một bài lí thuyết về học chế tín
chỉ “Những khác biệt căn bản giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ”
của Lê Văn Hảo, tác giả đã phân biệt khá rõ hai phương thức đào tạo này.
Trong Kỉ yếu của Hội thảo khoa học về đào tạo tín chỉ (2008) đã có rất nhiều
bài viết về tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Điển hình là các bài báo liên quan
đến hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên của các tác giả
Cao Xuân Liễu, Lê Đức Ngọc, Nguyễn Văn Nhã, Ngô Thu Dung, Nguyễn Cao Đạt,
Nguyễn Thiện Tống. Bên cạnh đó, còn có những bài viết không chỉ mô tả hoạt động
dạy và học mà còn về phương diện kiểm tra, đánh giá của Trần Thị Thìn, Tôn
Quang Cường, Lê Đức Ngọc và Cấn Thị Thanh Hương. Các giải pháp cũng được đề
cập trong các bài báo của Phạm Xuân Hậu và Trần Duy Liên.
30 bài viết được đăng tải trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Vai trò cố vấn học
tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường cao đẳng, đại học Việt Nam”
năm 2014, Trường Đại học Sư phạm TP HCM. Nội dung các bài viết tập trung vào
hai phương diện: những vấn đề chung đào tạo theo học chế tín chỉ; vai trò của đội
ngũ cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ và các giải pháp nâng cao vai
trò của cố vấn học tập. Về giải pháp, tiêu biểu là bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại
học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” của Võ Thị Ngọc Lan (2014,
tr.128-137). Bài viết đã đề xuất các giải pháp như: Ban hành quy định cố vấn học
tập mới, thay đổi mô hình cố vấn học tập và rèn luyện; bồi dưỡng năng lực công tác
cố vấn học tập và rèn luyện cho đội ngũ cố vấn học tập; Thực hiện đánh giá công
tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập từng học kì; Sử dụng phối hợp
29
email, website và forum của bộ phận cố vấn học tập; Thực hiện ghi và theo dõi Sổ
tay học tập và rèn luyện của sinh viên.
Bài báo khoa học “Thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội
ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”
của tác giả Võ Thị Ngọc Lan (2015, tr.123-134), từ kết quả khảo sát 107 cố vấn học
tập, 401 sinh viên và đánh giá của 100 sinh viên về công tác cố vấn học tập và rèn
luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường cho thấy hiệu quả của công tác này đến
năm 2014 còn thấp.
Ở bài báo khoa học “Thực trạng kĩ năng hợp tác theo nhóm học tập của sinh
viên sư phạm trong đào tạo tín chỉ” của Nguyễn Mai Hương (2015, tr.1-7) trình bày
kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng hợp tác theo nhóm học tập tại ba trường: Đại
học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Huế và Đại học Sư phạm Thái Nguyên chỉ
đạt ở mức trung bình.
Các công trình nghiên cứu về những điều kiện cần có để tổ chức đào tạo
theo học chế tín chỉ
Đặng Xuân Hải (2006), Trương Văn Chung và cộng sự (2008) đã trình bày
những điều kiện cần và đủ để triển khai áp dụng hệ thống tín chỉ là: 1) Có một đội
ngũ đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ; 2) Đổi mới phương thức
dạy và học và tâm thế của giảng viên khi thực hiện đào tạo theo tín chỉ; 3) Lãnh đạo
các đơn vị đào tạo phải có sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ, chỉ đạo quyết liệt việc
thực hiện một lộ trình khoa học cho quá trình chuyển đổi phương thức đào tạo theo
kiểu niên chế sang học chế tín chỉ; 4) Cơ sở vật chất - kĩ thuật, đội ngũ cán bộ quản
lí, điều hành, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, tổ chức quản lí
sinh viên.
Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
theo hệ thống tín chỉ” tại Trường Đại học Đồng Nai (2011), đã đăng tải các bài về
điều kiện để triển khai đào tạo theo hệ thống học chế tín chỉ của các tác giả Võ
Hồng Phúc, Biền Văn Minh Trường, Lê Anh Tuấn, Lê Thị Ngọc Hiếu và Nguyễn
Minh Trí; Kỉ yếu của Hội thảo khoa học về đào tạo tín chỉ đã trình bày về điều kiện
30
để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong các bài viết của Đinh Tuấn Dũng, Lê
Đình Phương, Nguyễn Văn Hành.
Những công trình nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về đào tạo theo
học chế tín chỉ được công bố từ các luận án và luận văn còn hạn chế, phần lớn được
trình bày ở dạng bài báo khoa học đăng trên các kỉ yếu và tạp chí khoa học. Tuy
nhiên, cơ sở lí luận về đào tạo theo học chế tín chỉ như khái niệm, đặc điểm, tổ chức
và điều kiện đào theo học chế tín chỉ được các nhà khoa học khái quát khá rõ và chi
tiết. Thực trạng của đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học và cao đẳng
cũng được phác họa đa dạng. Đây chính là cơ sở lí luận và những kinh nghiệm cần
được kế thừa trong đề tài “Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại
học tư thục miền Đông Nam Bộ”.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
Nghiên cứu về quản lí đào tạo theo học chế tín đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nhất là những năm gần đây. Những kết quả nghiên cứu được trình bày
trong theo xu hướng nghiên cứu xuất phát từ khái niệm, tiếp theo là đặc điểm, nội
dung và kết thúc ở những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ.
Các công trình nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm quản lí đào tạo theo
học chế tín chỉ
Nguyễn Đức Trí (2010) đã làm sáng tỏ các khái niệm: quản lí; quản lí giáo
dục; quá trình đào tạo; mục tiêu của quản lí quá trình đào tạo; nội dung của quản lí
quá trình đào tạo. Dựa trên sơ đồ “Quá trình đào tạo tổng thể trong nhà trường” bao
gồm các quá trình bộ phận như: Đầu vào; Quá trình; Đầu ra trong mối quan hệ với
thị trường lao động (tr.28), tác giả đã xác định nội dung chủ yếu của quản lí quá
trình đào trong nhà trường. Các nội dung chủ yếu của quản lí quá trình đào tạo bao
gồm: “Quản lí tuyển sinh; Quản lí chương trình đào tạo; Quản lí hoạt động giảng
dạy của giảng viên, giáo dục của giáo viên và hoạt động học tập, rèn luyện của học
sinh, sinh viên; Quản lí việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập; Quản lí một số hoạt
động đào tạo ngoài lớp, ngoài trường; Tổ chức, điều phối hoạt động của các tổ chức
sư phạm trong nhà trường.” (tr.56).
31
Dựa trên nền tảng khái niệm quản lí quá trình đào tạo của Châu Kim Lang
(2003), Nguyễn Đức Trí (2010) kết hợp các khái niệm quản lí đào tạo đại học (Lê
Quang Sơn, 2010), quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ của Vũ Thị Hòa (2016) và
quản lí đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ của Trần Văn Chương (2016) tác giả
luận án xây dựng khái niệm quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ.
Về đặc điểm, Nguyễn Mai Hương (2011) đưa ra năm đặc điểm của quản lí quá
trình dạy và học theo học chế tín chỉ là: Phải chỉ đạo việc thực hiện đúng các đặc
điểm của giờ tín chỉ; Phải đa dạng hoá phương thức tổ chức giờ tín chỉ nhưng thống
nhất tiêu chí quản lý là thực hiện triệt để triết lý “dạy học lấy người học làm trung
tâm” và bảo đảm rằng sinh viên chiếm lĩnh được nội dung dạy học; Phải thực hiện
được tư tưởng thống nhất trong đa dạng; Lưu ý việc kiểm tra thường xuyên và kĩ
thuật cho điểm; Phải quán triệt tự học là yếu tố quan trọng trong việc tích luỹ kiến
thức, kĩ năng cho việc hoàn thành nhiệm vụ học tập trong học chế tín chỉ. Như cách
trình bày của tác giả nghiêng về yêu cầu và chú ý trong quản lí quá trình dạy và học
theo học chế tín chỉ. Nhưng chúng cũng làm cơ sở cho tác giả luận án xác định đặc
điểm quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ.
Các công trình nghiên cứu về nội dung đào tạo theo học chế tín chỉ
Nội dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ chưa có sự thống nhất về số
lượng và nội hàm trong các công trình nghiên cứu. Nghiên cứu về quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ đã được học viên cao học tập trung nghiên cứu vào hai nội dung
quản lí: Quản lí hoạt động học tập của sinh viên (quản lí hoạt động tự học) và quản
lí hoạt động kiểm tra kết quả học tập của sinh viên. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Thị
Lan Hương (2009), Nguyễn Thanh Sơn (2010), Vũ Thị Lý (2014), Nguyễn Thị Hải
Yến (2014), Nguyễn Thùy Linh (2016), Nguyễn Thị Bích Liên (2016). Tuy nhiên,
các đề tài này chỉ nhằm giải quyết một trong sáu nội dung quản lí quá trình đào tạo
của nhà trường (theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Trí) trong đào tạo theo học
chế tín chỉ.
Từ năm 2011 đến nay, các luận án tiến sĩ về quản lí đào tạo theo học chế tín
chỉ lần lượt được công bố:
32
Luận án tiến sĩ “Quản lí quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Mai Hương
(2011) đã trình bày những kinh nghiệm quản lí quá trình đào tạo theo học chế tín
chỉ. Theo quan điểm “Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, việc quản lí các
thành tố của quản lí quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ được tiến hành thông
qua đề cương môn học” (tr.33), tác giả đã nhấn mạnh khi thực hiện quản lí quá trình
dạy và học theo học chế tín chỉ tập trung về: Quản lí chương trình dạy học theo học
chế tín chỉ; Quản lí mục tiêu dạy học theo học chế tín chỉ; Quản lí nội dung dạy học
theo học chế tín chỉ; Quản lí phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ; Quản lí
công tác kiểm tra, đánh giá theo học chế tín chỉ. Như vậy, tác giả đã xây dựng cơ sở
quá rộng so với nội dung của vấn đề nghiên cứu thể hiện trong tên đề tài.
Trần Văn Chương (2016) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành
Quản lí giáo dục tại Học viện Quản lí Giáo dục với tên gọi: “Quản lí đào tạo theo hệ
thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam”. Trong đó, dựa theo
tiếp cận hệ thống, tiếp cận phức hợp kết hợp với tiếp cận theo CIPO (Contex - bối
cảnh, Input - Đầu vào, Process - Quá trình, Output - đầu ra), tác giả xác định các
nội dung quản lí quá trình đào tạo trong trường đại học bao gồm: Quản lí công tác
tuyển sinh; Quản lí chương trình đào tạo; Quản lí quá trình dạy học; Quản lí đội ngũ
giảng viên, viên chức quản lí và viên chức hành chính; Quản lí cơ sở vật chất và tài
chính; Quản lí môi trường đào tạo. Đồng thời, tác giả cũng đã xác định 6 nội dung
quản lí đào tạo hệ thống tín chỉ trong trường đại học địa phương: Quản lí công tác
tuyển sinh; Quản lí chương trình đào tạo; Quản lí quá trình dạy học; Quản lí đội ngũ
giảng viên, viên chức quản lý và viên chức hành chính; Quản lí cơ sở vật chất và tài
chính; Quản lí môi trường đào tạo. Cũng trên theo lối tiếp cận CIPO, tác giả đề xuất
các giải pháp quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa
phương ở Việt Nam. Như vậy, tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về quản lí đào
tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại học địa phương ở Việt Nam. Những
kết quả nghiên cứu này được nghiên cứu trong các trường đại học địa phương ở
Việt Nam, “là các trường đại học đào tạo tổng hợp dưới sự quản lý của UBND tỉnh,
33
thành phố; hoạt động theo loại hình trường đại học công lập” (Trần Văn Chương,
2016, tr.29), nên có giá trị làm cơ sở lí luận trong luận án của mình.
Đề tài: “Quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh”, Cao Thị Châu Thủy (2016) đã hệ thống cơ sở lí luận về quản lí quá
trình đào tạo theo tín chỉ. Sau khi phân tích những nghiên cứu của các nhà giáo dục,
tác giả nhận định rằng: Hầu hết các tác giả tập trung tiếp cận nghiên cứu hoạt động
quản lí theo chức năng, lí thuyết quản lí sự thay đổi, quy trình quản lí mà chưa tiếp
cận những hướng nghiên cứu mới như cách tiếp cận trách nhiệm, nhiệm vụ của từng
chủ thể. Đối với quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ, tác giả tìm hiểu về vận dụng
phương thức quản lí trách nhiệm, nhiệm vụ chủ thể, trong đó, tác giả xác định ba
nhiệm vụ quản lí quá trình đào tạo. Về quản lí tổ chức quá trình đào tạo theo tín chỉ
được nghiên cứu sâu vào các nội dung: Quản lí hoạt động cố vấn, tư vấn; Quản lí
hoạt động đăng kí môn học/học phần; Quản lí hoạt động tổ chức kế hoạch giảng
dạy; Quản lí hoạt động tổ chức chuyển tiếp tín chỉ. Về Quản lí thực hiện, chương
trình đào tạo theo tín chỉ được tiến hành theo: Quản lí hoạt động giảng dạy; Quản lí
hoạt động học tập theo tín chỉ. Về quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập theo
tín chỉ cũng trong hai nhiệm vụ trên đều được định hướng vào chức năng và nhiệm
vụ của các chủ thể quản lí.
Cùng năm, Vũ Thị Hòa (2016) cũng đã công bố đề tài: “Quản lí đào tạo theo
học chế tín chỉ trong các trường cao đẳng ở Việt Nam”. Trong luận án, tác giả đã
mô tả tổng quan nghiên cứu về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ tr...m
40. CBQL3 Trường ĐH Hoa Sen 14 năm
41. CBQL4 Trường ĐH Hoa Sen 19 năm
42. CBQL40 Trường ĐH Hoa Sen 10 năm
43. CBQL22 Trường ĐH Hoa Sen 12 năm
44. CBQL33 Trường ĐH Hoa Sen 25 năm
45. GV16 Trường ĐH Hoa Sen 17 năm
46. GV17 Trường ĐH Hoa Sen 12 năm
47. GV18 Trường ĐH Hoa Sen 36 năm
48. GV19 Trường ĐH Hoa Sen 13 năm
49. GV20 Trường ĐH Hoa Sen 17 năm
50. CBQL27 Trường ĐH Hoa Sen 13 năm
51. GV21 Trường ĐH Hoa Sen 36 năm
52. CBQL15 Trường ĐH Hồng Bàng 31 năm
53. CBQL5 Trường ĐH Hồng Bàng 29 năm
54. CBQL6 Trường ĐH Hồng Bàng 26 năm
55. CBQL23 Trường ĐH Hồng Bàng 13 năm
56. CBQL34 Trường ĐH Hồng Bàng 11 năm
PL31
57. CBQL35 Trường ĐH Hồng Bàng 23 năm
58. CBQL41 Trường ĐH Hồng Bàng 18 năm
59. CBQL16
Trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Bình
Dương
14 năm
60. CBQL7
Trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Bình
Dương
29 năm
61. CBQL8
Trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Bình
Dương
25 năm
62. CBQL36
Trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Bình
Dương
26 năm
63. CBQL37
Trường ĐH Kinh tế Kĩ thuật Bình
Dương
17 năm
PL32
Phụ lục 2.2
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THAM GIA KHÓA BỒI
DƯỠNG NĂNG LỰC CỐ VẤN HỌC TẬP
STT Họ và tên (Đã mã hóa) Ngành Chuyên ngành
1. CVHT16 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ điện tử
2. CVHT17 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ khí ô tô
3. CVHT18 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ điện tử
4. CVHT19 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ khí chế tạo máy
5. CVHT20 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ khí chế tạo máy
6. CVHT21 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ điện tử
7. CVHT22 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Cơ khí ô tô
8. CVHT23
Công nghệ kỹ thuật công
trình xây dựng
Xây dựng dân dụng và
công nghiệp
9. CVHT24
Công nghệ kỹ thuật công
trình xây dựng
Xây dưng dân dụng và
công nghiệp
10. CVHT25
Công nghệ kỹ thuật công
trình xây dựng
Xây dựng dân dụng và
công nghiệp
11. CVHT26
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử
Điều khiển và tự động
hoá
12. CVHT27
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện từ
Điện tử công nghiệp
13. CVHT28
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện từ
Điều khiển và tự động
hoá
14. CVHT29
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử
Kỹ thuật điện
15. CVHT30
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử
Điện từ công nghiệp
16. CVHT31
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tử
Điện tử công nghiệp
17. CVHT32 Công nghệ kỹ thuật điện, Điện công nghiệp và
PL33
điện tử dân dụng
18. CVHT33
Công nghệ kỹ thuật điện,
điện tự
Kỹ thuật điện
19. CVHT34
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Hóa dầu
20. CVHT35
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Công nghệ môi trường
21. CVHT36
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Hóa dầu
22. CVHT37
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Hóa dầu
23. CVHT38
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Hóa dược
24. CVHT39
Công nghệ kỹ thuật hóa
học
Công nghệ kỹ thuật
hóa học
25. CVHT40 Công nghệ thông tin
Lập trình ứng dụng di
động, game
26. CVHT41 Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
27. CVHT42 Công nghệ thông tin
Lập trình internet và
thiết bị di động
28. CVHT43 Công nghệ thông tin
Quản trị mạng và an
toàn thông tin
29. CVHT44 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính
30. CVHT45 Công nghệ thông tin
Lập trình internet và
thiết bị di động
31. CVHT46 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính
32. CVHT47 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính
33. CVHT48 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính
34. CVHT49 Công nghệ thông tin Kỹ thuật máy tính
35. CVHT50 Công nghệ thông tin
Lập trình internet và
thiết bị di động
PL34
36. CVHT51 Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm
37. CVHT52 Công nghệ thực phẩm
Quản lý dinh dưỡng và
an toàn thực phẩm
38. CVHT53 Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm
39. CVHT54 Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm
40. CVHT55 Công nghệ thực phẩm Công nghệ thực phẩm
41. CVHT56 Đông Phương học Ngôn ngữ Nhật Bản
42. CVHT57 Đông Phương học Ngôn ngữ Hàn Quốc
43. CVHT58 Đông Phương học Ngôn ngữ Nhật Bản
44. CVHT59 Đông Phương học Ngôn ngữ Hàn Quốc
45. CVHT60 Đông Phương học Văn hoá du lịch
46. CVHT61 Đông Phương học Ngôn ngữ Nhật Bản
47. CVHT62 Kế toán Kế toán tài chính
48. CVHT63 Kế toán Kế toán kiểm toán
49. CVHT64 Kế toán Kế toán tài chính
50. CVHT65 Kế toán Kế toán kiểm toán
51. CVHT66 Kế toán Kế toán kiểm toán
52. CVHT67 Kế toán Kế toán kiểm toán
53. CVHT68 Ngôn ngữ Anh
Phương pháp giảng
dạy tiếng Anh
54. CVHT69 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh thương mại
55. CVHT70 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh thương mại
PL35
56. CVHT71 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh thương mại
57. CVHT72 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh thương mại
58. CVHT73 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh du lịch
59. CVHT74 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh du lịch
60. CVHT75 Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh du lịch
61. CVHT76 Quản trị kinh doanh
Quản trị du lịch-Nlià
hàng-Khách sạn
62. CVHT77 Quản trị kinh doanh
Quản trị Logistics và
chuỗi cung ứng
63. CVHT78 Quản trị kinh doanh
Quản trị Logistics và
chuỗi cung ímg
64. CVHT79 Quản trị kinh doanh
Kinh doanh tlnrơng
mại
65. CVHT80 Quản trị kinh doanh
Quản trị Tài chính -
Ngân hàng
66. CVHT81 Quản trị kinh doanh
Quản trị Marketing và
tổ chức sự kiện
67. CVHT82 Quản trị kinh doanh Quản trị doanh nghiệp
68. CVHT83 Quản trị kinh doanh Quản trị doanh nghiệp
69. CVHT84 Quản trị kinh doanh Quản trị - Luật
70. CVHT85 Quản trị kinh doanh
Quản trị du lịch-Nhà
hàng-Khách sạn
71. CVHT86 Quản trị kinh doanh
Quản trị Tài chính -
Ngân hàng
72. CVHT87 Quản trị kinh doanh
Quản trị du lịch-Nhà
hàng-Khách sạn
73. CVHT88 Quản trị kinh doanh
Quản trị Logistics và
chuỗi cung ứng
PL36
PHỤ LỤC 3.
KẾT QUẢ XỬ LÍ PHIẾU ĐIỀU TRA
Phụ lục 3.1
HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA
(Kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học tập)
Trích từ phần mềm SPSS
Bảng hệ số Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu chính thức
STT Các tiêu chí đo
Hệ số tin
cậy
Số lượng
chỉ báo
1 Công tác tuyển sinh 0,824 3
2 Mức độ thực hiện chương trình đào tạo 0,833 8
3 Mức độ thực hiện hoạt động dạy-học theo học chế tín chỉ 0,855 31
4 Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên 0,902 9
5 Điều kiện triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ 0,774 6
6 Công tác quản lí tuyển sinh theo học chế tín chỉ 0,931 14
7 Công tác quản lí chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ: 0,823 19
8 Công tác quản lí hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ 0,838 31
9
Công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá theo học chế
tín chỉ
0,815 24
10
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ
0,906 10
Toàn bộ bảng hỏi 0,850 155
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng câu hỏi:
Câu 1. Về tổ chức công tác tuyển sinh trong những năm gần đây của nhà trường
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,824 3
Item-Total Statistics
PL37
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
TS1 5,21 ,717 ,732 ,704
TS2 5,07 ,794 ,696 ,744
TS3 5,23 ,786 ,618 ,821
Câu 2. Đánh giá về chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,833 8
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
ĐT1 16,01 8,473 ,509 ,822
ĐT2 16,30 8,571 ,360 ,836
ĐT3 16,20 8,637 ,343 ,838
ĐT4 16,51 6,804 ,724 ,788
ĐT5 16,63 7,309 ,719 ,792
ĐT6 16,68 8,249 ,376 ,837
ĐT7 16,54 6,583 ,741 ,786
ĐT8 16,63 7,309 ,719 ,792
Câu 3. Đánh giá về thực hiện hoạt động dạy-học theo học chế tín chỉ :
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
PL38
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,855 31
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
D-H1 13,97 5,582 ,513 ,869
D-H2 14,34 4,721 ,823 ,827
D-H3 14,42 5,184 ,573 ,864
D-H4 14,50 5,467 ,476 ,875
D-H5 14,47 5,472 ,545 ,866
D-H6 14,30 4,768 ,830 ,827
D-H7 14,20 4,860 ,794 ,833
D-H8 27,49 10,318 ,469 ,834
D-H9 28,08 9,738 ,542 ,828
D-H10 27,67 10,414 ,299 ,848
D-H11 27,66 10,031 ,422 ,838
D-H12 27,53 10,459 ,387 ,839
D-H13 28,07 10,434 ,353 ,842
D-H14 27,44 10,597 ,422 ,837
D-H15 27,61 9,764 ,570 ,826
D-H16 27,99 9,470 ,635 ,821
D-H17 27,74 9,003 ,794 ,807
D-H18 27,76 9,126 ,773 ,809
D-H19 28,16 10,418 ,447 ,835
D-H20 25,71 11,313 ,608 ,834
D-H21 25,69 12,025 ,402 ,850
D-H22 25,89 11,538 ,667 ,830
D-H23 25,54 11,706 ,460 ,846
D-H24 25,95 12,379 ,472 ,844
D-H25 25,74 12,559 ,377 ,850
D-H26 25,57 12,184 ,437 ,846
D-H27 25,40 11,719 ,597 ,835
D-H28 25,77 12,275 ,458 ,845
D-H29 25,60 11,761 ,526 ,840
D-H30 25,63 11,671 ,612 ,834
PL39
D-H31 25,66 11,432 ,705 ,828
Câu 4. Đánh giá về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,902 9
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
HTKT1 19,84 7,652 ,609 ,896
HTKT2
20,01 6,869 ,874 ,874
HTKT3 20,30 7,640 ,671 ,891
HTKT4 20,03 6,824 ,892 ,872
HTKT5 20,32 8,008 ,524 ,901
HTKT6 19,75 7,999 ,532 ,901
HTKT7 20,04 6,849 ,881 ,873
HTKT8 19,76 7,889 ,571 ,898
HTKT9 20,25 7,995 ,472 ,905
Câu 5. Điều kiện triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of
PL40
Items
,774 6
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
ĐKĐT1 14,68 ,740 ,626 ,747
ĐKĐT2 14,73 ,569 ,696 ,692
ĐKĐT3 14,72 ,676 ,394 ,771
ĐKĐT4 14,72 ,593 ,677 ,700
ĐKĐT5 14,74 ,675 ,331 ,792
ĐKĐT6 14,75 ,557 ,582 ,725
Câu 8. Đánh giá về công tác quản lí tuyển sinh theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,931 14
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
QLTS1 32,09 19,898 ,870 ,921
QLTS2 32,18 19,876 ,833 ,922
QLTS3 32,23 19,951 ,806 ,922
QLTS4 32,30 21,046 ,510 ,932
QLTS5 32,07 20,000 ,855 ,921
QLTS6 32,61 22,306 ,422 ,933
QLTS7 32,19 21,032 ,553 ,930
QLTS8 32,41 21,413 ,494 ,932
QLTS9 32,35 21,649 ,419 ,934
PL41
QLTS10 32,08 20,044 ,842 ,921
QLTS11 32,13 19,933 ,836 ,921
QLTS12 32,37 20,224 ,765 ,924
QLTS13 32,39 21,247 ,526 ,931
QLTS14 32,34 20,216 ,756 ,924
Câu 9. Đánh về công tác quản lí chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,823 19
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
QLCT1 12,09 3,386 ,682 ,811
QLCT2 12,17 3,427 ,601 ,827
QLCT3 12,49 3,551 ,669 ,815
QLCT4 12,11 3,343 ,697 ,808
QLCT5 12,43 3,682 ,536 ,838
QLCT6 12,46 3,465 ,595 ,828
QLCT7 11,83 2,802 ,739 ,682
QLCT8 11,86 3,059 ,490 ,747
QLCT9 12,07 3,546 ,414 ,764
QLCT10 11,68 3,125 ,404 ,773
QLCT11 11,80 2,977 ,504 ,745
QLCT12 11,95 3,073 ,618 ,717
QLCT13 14,85 3,215 ,610 ,614
PL42
QLCT14 14,89 3,724 ,256 ,707
QLCT15 15,14 3,104 ,631 ,605
QLCT16 15,03 3,359 ,505 ,642
QLCT17 15,00 4,311 -,028 ,772
Câu 10. Đánh giá về công tác quản lí hoạt động dạy và học theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,838 31
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
QLDH1 18,90 5,700 ,629 ,815
QLDH2 18,81 6,102 ,501 ,829
QLDH3 18,85 5,840 ,611 ,818
QLDH4 19,65 5,748 ,655 ,813
QLDH5 19,04 5,931 ,406 ,842
QLDH6 19,61 6,109 ,530 ,826
QLDH7 19,02 5,658 ,557 ,823
QLDH8 19,67 5,804 ,485 ,832
QLDH9 19,69 5,509 ,653 ,812
QLDH10 24,82 9,046 ,802 ,827
QLDH11 24,86 8,995 ,783 ,828
QLDH12 24,88 9,211 ,688 ,835
QLDH13 25,31 10,340 ,323 ,862
PL43
QLDH14 24,78 9,137 ,809 ,828
QLDH15 24,95 10,118 ,334 ,863
QLDH16 25,34 10,225 ,386 ,857
QLDH17 25,38 10,058 ,493 ,850
QLDH18 24,92 9,643 ,452 ,855
QLDH19 25,22 9,708 ,499 ,850
QLDH20 24,98 9,276 ,557 ,846
QLDH21 14,93 4,381 ,741 ,830
QLDH22 14,19 4,932 ,597 ,851
QLDH23 14,41 4,723 ,503 ,865
QLDH24 14,51 4,507 ,646 ,843
QLDH25
14,96 4,210 ,782 ,823
QLDH26
14,22 4,734 ,570 ,854
QLDH27 14,89 4,754 ,631 ,846
QLDH28 7,38 1,337 ,605 ,701
QLDH29 7,30 1,173 ,721 ,633
QLDH30
6,99 1,457 ,315 ,849
QLDH31 7,13 1,109 ,699 ,639
Câu 11. Đánh giá công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,815 24
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
PL44
QLĐG1 18,24 4,309 ,809 ,795
QLĐG2 18,37 4,965 ,310 ,858
QLĐG3 18,25 4,313 ,793 ,797
QLĐG4 18,28 4,443 ,666 ,812
QLĐG5 18,74 4,867 ,385 ,847
QLĐG6 18,29 4,201 ,810 ,792
QLĐG7 18,79 4,905 ,403 ,844
QLĐG8 18,25 4,621 ,519 ,830
QLĐG9 10,45 1,997 ,722 ,752
QLĐG10 10,41 1,949 ,836 ,723
QLĐG11 10,53 2,187 ,473 ,825
QLĐG12 10,52 1,911 ,735 ,745
QLĐG13 10,85 2,282 ,370 ,857
QLĐG14 11,59 3,308 ,327 ,827
QLĐG15 11,76 3,111 ,357 ,829
QLĐG16 12,15 3,004 ,558 ,782
QLĐG17 12,19 2,941 ,670 ,761
QLĐG18 12,05 2,486 ,772 ,727
QLĐG19 12,03 2,542 ,792 ,724
QLĐG20 9,79 2,066 ,509 ,770
QLĐG21 9,90 1,675 ,798 ,669
QLĐG22 9,86 1,749 ,751 ,688
QLĐG23 10,20 2,058 ,477 ,781
QLĐG24 10,32 2,281 ,339 ,818
Câu 12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 384 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 384 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,906 10
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Scale
Variance
if Item
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
PL45
Deleted Deleted Deleted
MDAH1 26,63 1,811 ,534 ,905
MDAH2 26,67 1,466 ,907 ,879
MDAH3 26,63 1,675 ,791 ,888
MDAH4 26,62 1,798 ,635 ,899
MDAH5 26,61 1,915 ,479 ,907
MDAH6 26,64 1,652 ,765 ,890
MDAH7 26,65 1,581 ,819 ,886
MDAH8 26,61 1,930 ,414 ,910
MDAH9 26,61 1,820 ,646 ,898
MDAH10 26,61 1,858 ,668 ,898
PL46
Phụ lục 3.2
HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA
(Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên)
Trích từ phần mềm SPSS
Bảng hệ số Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu chính thức:
STT Các tiêu chí đo
Hệ số
tin cậy
Số
lượng
chỉ
báo
1
Đánh giá về chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà
trường
0,879 8
2 Mức độ thực hiện hoạt động dạy-học theo học chế tín chỉ 0,844 31
3 Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 0,931 9
4 Điều kiện triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ 0.855 6
Toàn bộ bảng hỏi 0,885 54
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của từng câu hỏi:
Câu 1. Đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 600 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 600 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,879 8
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
ĐT1 15,38 6,858 ,596 ,869
ĐT2 15,79 6,979 ,765 ,857
ĐT3 15,43 6,480 ,642 ,865
ĐT4 15,70 7,057 ,311 ,913
ĐT5 15,86 6,220 ,857 ,840
PL47
ĐT6 15,81 6,758 ,793 ,852
ĐT7 15,84 6,768 ,805 ,851
ĐT8 15,89 6,763 ,667 ,861
Câu 2. Đánh giá về thực hiện hoạt động dạy-học theo học chế tín chỉ :
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 600 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 600 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,844 31
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
D-H1 14,18 5,687 ,396 ,856
D-H2 14,63 4,319 ,849 ,790
D-H3 14,64 4,307 ,823 ,794
D-H4 14,75 4,912 ,568 ,836
D-H5 14,65 5,153 ,449 ,854
D-H6 14,79 5,226 ,480 ,848
D-H7 14,46 4,713 ,719 ,814
D-H8
26,56 11,104 ,514 ,848
D-H9 27,18 10,737 ,626 ,841
D-H10 26,96 10,699 ,489 ,851
D-H11 26,89 10,484 ,565 ,845
D-H12 26,63 11,246 ,406 ,855
D-H13 26,98 11,040 ,441 ,853
D-H14 26,60 11,259 ,437 ,853
D-H15 26,51 11,322 ,490 ,850
D-H16 27,08 10,510 ,643 ,839
D-H17 26,95 10,332 ,654 ,838
D-H18 26,88 10,198 ,736 ,832
D-H19 27,29 11,618 ,409 ,854
PL48
D-H20 26,24 11,260 ,317 ,823
D-H21 26,15 10,633 ,458 ,812
D-H22 26,22 10,864 ,399 ,817
D-H23 25,66 10,634 ,540 ,805
D-H24 26,17 10,854 ,423 ,815
D-H25 26,07 10,853 ,403 ,817
D-H26 25,78 10,502 ,527 ,806
D-H27 25,79 10,034 ,602 ,799
D-H28 26,18 10,898 ,468 ,811
D-H29 25,70 10,425 ,592 ,801
D-H30 26,04 10,304 ,564 ,803
D-H31 26,21 11,012 ,434 ,814
Câu 3. Đánh giá về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 600 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 600 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,931 9
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
HTKT1 19,59 8,399 ,914 ,912
HTKT2
19,54 8,376 ,920 ,911
HTKT3 19,91 10,283 ,401 ,940
HTKT4 19,57 8,322 ,943 ,910
HTKT5 19,78 9,550 ,557 ,934
HTKT6 19,32 9,297 ,663 ,928
HTKT7 19,60 8,463 ,891 ,913
HTKT8 19,37 9,041 ,728 ,924
HTKT9 19,73 9,254 ,641 ,929
PL49
Câu 4. Điều kiện triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ:
Case Processing Summary
N %
Cases Valid 600 100,0
Excludeda 0 0,0
Total 600 100,0
a. Listwise deletion based on all variables in the procedure.
Reliability Statistics
Cronbach's Alpha
N of
Items
,855 6
Item-Total Statistics
Scale
Mean if
Item
Deleted
Scale
Variance
if Item
Deleted
Corrected
Item-Total
Correlation
Cronbach's
Alpha if
Item
Deleted
ĐKĐT1 14,40 2,234 ,567 ,852
ĐKĐT2 14,45 1,997 ,662 ,831
ĐKĐT3 14,47 2,052 ,456 ,863
ĐKĐT4 14,47 1,972 ,632 ,834
ĐKĐT5 14,50 1,472 ,822 ,795
ĐKĐT6 14,51 1,509 ,844 ,788
PL50
Phụ lục 3.3
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Câu 6 [Phụ lục 1.1 và câu 5 phụ lục 1.2]. Hạn chế/bất cập trong quá trình tổ chức đào tạo theo
học chế tín chỉ:
Những hạn chế/bất cập trong tổ chức đào tạo
theo học chế tín chỉ
Nhóm 1 Nhóm 2
SL % TH SL % TH
HC-ĐT1 371 96,6% 2 556 92,7% 4
HC-ĐT2 372 96,9% 1 548 91,3% 5
HC-ĐT3 298 77,6% 9 534 89,0% 9
HC-ĐT4 295 76,8% 11 501 83,5% 14
HC-ĐT5 320 83,3% 7 539 89,8% 8
HC-ĐT6 284 74,0% 12 525 87,5% 11
HC-ĐT7 282 73,4% 13 512 85,3% 13
HC-ĐT8 298 77,6% 9 546 91,0% 6
HC-ĐT9 332 86,5% 6 586 97,7% 1
HC-ĐT10 279 72,7% 14 519 86,5% 12
HC-ĐT11 317 82,6% 8 531 88,5% 10
HC-ĐT12 345 89,8% 5 546 91,0% 6
HC-ĐT13 347 90,4% 4 566 94,3% 3
HC-ĐT14 359 93,5% 3 580 96,7% 2
Câu 13 [Phụ lục 1.1]. Khó khăn hoặc bất cập trong quá trình quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ:
Khó khăn/bất cập trong quá trình quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ
Không chọn (Tỉ lệ %) Chọn (Tỉ lệ %)
HC-QLĐT1 13,8% 86,2%
HC-QLĐT2 3,1% 96,9%
HC-QLĐT3 10,7% 89,3%
HC-QLĐT4 6,5% 93,5%
HC-QLĐT5 7,6% 92,4%
HC-QLĐT6 9,6% 90,4%
HC-QLĐT7 7,8% 92,2%
HC-QLĐT8 10,4% 89,6%
HC-QLĐT9 13,5% 86,5%
HC-QLĐT10 20,1% 79,9%
PL51
Phụ lục 3.4
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO NGHIỆM
Cách thức thực
hiện biện pháp
1
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
ĐTB TH
Rất
khả
thi
Khả
thi
Không
khả thi
ĐTB TH
BP1CT1
SL 51 12 0 2,81
4
54 9 0
2,86 2
% 81,0 19,0 0,0 85,7 14,3 0,0
BP1CT2
SL 54 9 0
2,86 2
55 8 0
2,83 3
% 85,7 14,3 0,0 87,3 12,7 0,0
BP1CT3
SL 52 11 0
2,83 3
50 13 0
2,79 4
% 82,5 17,5 0,0 79,4 20,6 0,0
BP1CT4
SL 58 5 0
2,92 1
59 4 0
2,94 1
% 92,1 7,9 0,0 93,7 6,3 0,0
Cách thức thực
hiện biện pháp
2
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
ĐTB TH
Rất
khả
thi
Khả thi
Không
khả thi
ĐTB TH
BP2CT1
SL 61 2 0
2,97 2
61 2 0
2,97 2
% 96,8 3,2 0,0 96,8 3,2 0,0
BP2CT2
SL 59 4 0
2,94 5
56 7 0
2,89 5
% 93,7 6,3 0,0 88,9 11,1 0,0
BP2CT3
SL 60 3 0
2,95 3
62 1 0
2,98 1
% 95,2 4,8 0,0 98,4 1,6 0,0
BP2CT4
SL 63 0 0
3,00 1
60 3 0
2,97 2
% 100 0,0 0,0 96,8 3,2 0,0
BP2CT5
SL 59 4 0
2,94 4
60 3 0
2,95 4
% 93,7 6,3 0,0 95,2 4,8 0,0
Cách thức thực
hiện biện pháp
3
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
ĐTB TH
Rất
khả
thi
Khả thi
Không
khả thi
ĐTB TH
PL52
BP3CT1
SL 63 0 0
3,00 1
63 63 0
3,00 1
% 100 0,0 0,0 100 0,0 0,0
BP3CT2
SL 62 1 0
2,98 2
61 2 0
2,97 2
% 98,4 1,6 0,0 96,8 3,2 0,0
BP3CT3
SL 61 2 0
2,97 4
60 3 0
2,95 3
% 96,8 3,2 0,0 95,2 4,8 0,0
BP3CT4
SL 62 1 0
2,98 2
59 4 0
2,94 4
% 98,4 1,6 0,0 93,7 6,3 0,0
Cách thức thực
hiện biện pháp
4
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
ĐTB TH
Rất
khả
thi
Khả thi
Không
khả thi
ĐTB TH
BP4CT1
SL 63 0 0
3,00 1
62 1 0
2,98 2
% 100 0,0 0,0 98,4 1,6 0,0
BP4CT2
SL 63 0 0
3,00 1
61 2 0
2,98 2
% 100 0,0 0,0 96,8 3,2 0,0
BP4CT3
SL 63 0 0
3,00 1
63 0 0
3,00 1
% 100 0,0 0,0 100 0,0 0,0
BP4CT4
SL 63 0 0
3,00 1
61 2 0
2,97 4
% 100 0,0 0,0 96,8 3,2 0,0
BP4CT5
SL 62 1 0
2,98 5
60 3 0
2,95 3
% 98,4 1,6 0,0 95,2 4,8 0,0
Cách thức thực
hiện biện pháp
5
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
ĐTB TH
Rất
khả
thi
Khả
thi
Không
khả thi
ĐTB TH
Phối hợp trong quản lí chương trình đào tạo
BP5CT1
SL 47 16 0
2,75 4
56 7 0
2,75 3
% 74,6 25,4 0,0 88,9 11,1 0,0
PL53
BP5CT2
SL 51 12 0
2,95 1
45 18 0
2,71 4
% 81,0 19,0 0,0 71,4 28,6 0,0
BP5CT3
SL 60 3 0
2,89 3
58 5 0
2,92 1
% 95,2 4,8 0,0 92,1 7,9 0,0
BP5CT4
SL 61 2 0
2,94 2
58 5 0
2,92 1
% 96,8 3,2 0,0 92,1 7,9 0,0
Phối hợp trong quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên
BP5CT5
SL 56 7 0
2,89 5
49 14 0
2,78 6
% 88,9 11,1 0,0 77,8 22,2 0,0
BP5CT6
SL 60 3 0
2,94 2
60 3 0
2,95 1
% 95,2 4,8 0,0 95,2 4,8 0,0
BP5CT7
SL 59 4 0
2,97 1
52 11 0
2,83 5
% 93,7 6,3 0,0 82,5 17,5 0,0
BP5CT8
SL 50 13 0
2,92 4
55 8 0
2,87 3
% 79,4 20,6 0,0 87,3 12,7 0,0
BP5CT9
SL 61 2 0
2,94 2
59 4 0
2,94 2
% 96,8 3,2 0,0 93,7 6,3 0,0
BP5CT10
SL 60 3 0
2,87 6
54 9 0
2,86 4
% 95,2 4,8 0,0 85,7 14,3 0,0
Phối hợp trong quản lí kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
BP5CT11
SL 58 5 0
2,92 2
52 11 0
2,83 4
% 92,1 7,9 0,0 82,5 17,5 0,0
BP5CT12
SL 58 5 0
2,94 1
58 5 0
2,92 1
% 92,1 7,9 0,0 92,1 7,9 0,0
BP5CT13
SL 59 4 0
2,87 4
54 9 0
2,86 3
% 93,7 6,3 0,0 85,7 14,3 0,0
BP5CT14
SL 62 1 0
2,71 5
55 8 0
2,87 2
% 98,4 1,6 0,0 87,3 12,7 0,0
BP5CT15
SL 55 8 0
2,92 3
50 13 0
2,79 5
% 87,3 12,7 0,0 79,4 20,6 0,0
PL54
PHỤ LỤC 4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRAO ĐỔI, PHỎNG VẤN
Cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học tập
Thời gian: Tháng 1/2017
Địa điểm: Tại 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ
Thành phần: Tác giả Lê Văn Quốc
Phó hiệu trưởng, Trưởng phòng quản lí đào tạo, Trưởng khoa
và giảng viên/cố vấn học tập của 5 trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ
Nội dung trao đổi, phỏng vấn:
STT Nội dung Tổng hợp ý kiến trả lời phỏng vấn
1 Chương trình
đào tạo so với
yêu cầu đào tạo
theo học chế tín
chỉ
Chương trình đào tạo chưa thực sự đảm bảo tính cân đối giữa lí thuyết với
thực hành, thực tập. Mục tiêu đào tạo chỉ mới “đáp ứng một phần” yêu cầu
của thị trường lao động. Chương trình đào tạo chưa đảm bảo sự hợp lí giữa
khối kiến thức tự chọn và bắt buộc, sinh viên còn bị giới hạn trong việc chọn
chuyên ngành, chọn môn học theo sở thích và nhu cầu học tập cá nhân. Việc
chuyển đổi chương trình đào tạo từ phương thức đào tạo theo niên chế, học
chế học phần sang học chế tín chỉ ít bám sát vào thực tiễn nhu cầu của thị
trường lao động xã hội, của đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp.
2. Hoạt động giảng
dạy, cố vấn học
tập và hoạt động
học của sinh
viên
Giảng viên vẫn còn thói quen truyền đạt kiến thức một chiều, chưa thật sự
lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học. Đội ngũ cố vấn học tập
trong công tác tư vấn cho sinh viên khi cần giải quyết những vướng mắc về
tâm lí và cuộc sống cũng như trong học tập bộc lộ nhiều bất cập. Bản thân
sinh viên vẫn mang nặng cách học thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức,
chưa đảm bảo 1 tiết lên lớp thì có 1-2 tiết tự học.
3. Về tổ chức kiểm
tra, đánh giá kết
quả học tập của
sinh viên
Giảng viên áp dụng thường xuyên các hình thức kiểm tra, đánh giá như tự
luận, trắc nghiệm, chấm điểm người học qua các điểm chuyên cần, điểm giữa
kì, điểm hết môn với đa số môn học mà ít sử dụng hình thức kiểm tra, đánh
giá thông qua “Vấn đáp”; “Đánh giá khối lượng, hiệu quả công việc thực
hiện trong quá trình học tập” và “Thực hành” ít được giảng viên áp dụng.
4. Quản lí tuyển
sinh
Liên quan đến quan niệm của xã hội về trường tư thục còn xa lạ và chưa
nhận được sự tín nhiệm từ xã hội, đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc
tuyển sinh cho các trường ngoài công lập.
5. Quản lí chương
trình đào tạo
Thiếu sự giám sát của trưởng/phó trưởng bộ môn đến các giảng viên tham
gia biên soạn đề cương chi tiết môn học. Giảng viên còn hạn chế kiến thức
PL55
về xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc thực hiện kế
hoạch giảng dạy theo đề cương chi tiết trong chương trình đào tạo đã được
phê duyệt ở một số giảng viên còn tùy tiện. Nhà trường chưa thực sự hoạt
động lôi cuốn - tạo động lực cho giảng viên thông qua khuyến khích, động
viên giảng viên tham gia xây dựng đề cương chi tiết môn học.
6. Quản lí hoạt
động dạy của
giảng viên và
hoạt động học
của sinh viên
Đội ngũ giảng viên yếu về chuyên môn và chưa đáp ứng đủ về số lượng. Một
số giảng viên còn hạn chế về năng lực sư phạm, đặc biệt là vận dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học
chế tín chỉ. Cố vấn học tập chưa thật sự sâu sát trong việc hướng dẫn và rèn
luyện các kĩ năng cũng như phương pháp tự học cho sinh viên. Sự kết nối
giữa sinh viên, giảng viên và các bộ môn chuyên ngành còn thấp. Số lượng
nhân sự làm cố vấn học tập “không đủ” để thực hiện công việc cố vấn mà đa
phần thực hiện dựa trên kinh nghiệm bản thân và chưa qua đào tạo, bồi
dưỡng. Đặc biệt là bồi dưỡng kiến thức về tâm lí đời sống cho sinh viên. Chủ
thể quản lí ở 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ chưa thật sự chủ
động trong xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng để tổ chức được các hoạt
động cố vấn, tư vấn nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cố vấn học tập đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
7. Quản lí kiểm tra
đánh giá kết quả
học tập của viên
Công tác lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thực hiện chưa
nghiêm túc, triết để và chưa sát với điều kiện thực hiện của giảng viên.
Giảng viên cùng bộ môn chưa thống nhất về nội dung, phương pháp và hình
thức kiểm tra, đánh giá trong kiểm tra, đánh giá quá trình. Một số giảng viên
thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không bám sát theo đề cương
môn học đã duyệt. Chủ thể quản lí chưa chưa có sự đôn đốc, kiểm tra giám
sát việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
sinh viên và giám sát công tác ra đề, coi thi và chấm thi.
Công tác triển khai biên soạn ngân hàng đề thi, nhất là đề thi trắc nghiệm các
môn học cón yếu.