Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHUTSADY PHANYASITH QUảN Lý NHà NƯớC BằNG PHáP LUậT ĐốI VớI HOạT ĐộNG DU LịCH ở NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHUTSADY PHANYASITH QUảN Lý NHà NƯớC BằNG PHáP LUậT ĐốI VớI HOạT ĐộNG DU LịCH ở NƯớC CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: Lí LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mó

pdf183 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phutsady PHANYASITH MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 10 1.3. Đánh giá chung những công trình đã nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 27 2.2. Nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 49 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch của một số nước trên thế giới - giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 64 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 72 3.1. Quá trình hình thành và phát triển về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua các giai đoạn 72 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 91 3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 106 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU DU LỊCH VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 116 4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch ở nứoc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 116 4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 128 4.3. Các giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 135 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 166 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACMECS : Chiến lược hợp tác kinh tế ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN : Các nước trong khu vực asean CHDCND (Lào) : Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CLMV : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CNTT : Công nghệ thông tin và truyền thông ECTT : Hội đồng Châu Âu về du lịch và thương mại GMS : Các nước tiểu vùng Sông Mê Không IUCN : Tổ chức bảo tồn thế giới JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KOICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc PATA : Hiệp hội Lữ hành Thái Bình Dương QLNN : Quản lý nhà nước TWO : Tổ chức Thương mại thế giới UBND : Ủy ban nhân dân UNWTO : Tổ chức Du lịch thế giới WTTC : Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới WWF : Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ 1992-2000) 90 Bảng 3.2: Số lượng khách sạn, nhà nghỉ, phòng ngủ (năm 2014) 98 Bảng 3.3: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ 2004-2014) 100 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội của Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IV (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch đã dần có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của đất Lào. Theo đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế trọng điểm trong các ngành kinh tế quốc dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua ngành du lịch đã được Chính phủ Lào đầu tư phát triển. Vì vậy, từ năm 1986 đến nay tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh và có bước tiến vượt bậc đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quản lý hoạt động du lịch đã sử dụng khá hiệu quả các công cụ quản lý khác nhau. Trong đó, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch đóng vai trò quan trọng và ngày càng tăng cường phù hợp với từng giai đoạn góp phần bảo đảm tăng cường hoạt động của du lịch ở Lào... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình phát triển nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với du lịch nói riêng còn nhiều bất cập và hạn chế... Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân: Đó là, mặc dù thời gian qua du lịch ở Lào đã được xác định là ngành kinh tế trọng điểm, nhưng thực tế các bộ, ban ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển du lịch, chưa khơi dậy được tiềm năng và chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Việc giáo dục du lịch và tuyên truyền phổ biến pháp luật về du lịch cho cán bộ, công chức và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Đáng chú ý là việc sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước, nhất là quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả thấp. Điều đó được thể hiện trên các phương diện cụ thể như: hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực du lịch chưa đồng bộ; cơ chế chính sách về du lịch còn nhiều bất cập, thiếu tính nhất quán. Tổ chức thực thi 2 pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn hạn chế... Những điều đó đang cản trở đến sự phát triển du lịch của Lào nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung... Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây, đòi hỏi phải có những công trình khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật với hoạt động du lịch ở Lào nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào đến năm 2020. - Nhiệm vụ nghiên cứu luận án: Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của nó, đồng thời xác định vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. 3 - Trên cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du ở một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. - Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2005 đến 2015. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật. Tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Quản lý nhà nước bằng pháp luật có nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua ba nội dung: Xây dựng pháp luật về du lịch; tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. + Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch chủ yếu là trong phạm vi cả nước Lào. Còn nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố. + Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển pháp luật du lịch từ 1986 đến 2015. Đánh giá thực 4 trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp từ 2005 đến 2020. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Về cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến và những yếu tố hợp lý trong các tư tưởng, học thuyết về hoạt động du lịch trên thế giới; những kết quả nghiên cứu có giá trị đương đại đã được công bố trong những thập niên gần đây ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều kiện thực tiễn của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để phân tích, luận chứng và đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Về phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và logic Những phương pháp này được dùng để nghiên cứu phù hợp với những nội dung cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng để nghiên cứu những vấn đề lý luận ở chương 2, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu ở chương 3, quan điểm và những giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở chương 4 và luận án dùng để rút ra những kết luận của các chương. - Phương pháp so sánh được dùng để để giải quyết các nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu và chủ yếu là phân tích thực trạng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở chương 3 của Luận án. - Phương pháp lịch sử và lô gíc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển, thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở chương 2 và chương 3. 5 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào". Vì vậy, có một số đóng góp khoa học mới sau: - Luận án đưa ra được khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt động du lịch để định hướng cho hoạt động này vận động và phát triển đạt đến mục tiêu xác định. Đồng thời luận án đã chỉ ra được các đặc điểm và xác định được các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Luận án đã chỉ ra được kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng hệ thống pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Luận án đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về du lịch; các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Thông qua những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án, tác giả mong muốn đóng góp phần của mình vào việc làm phong phú thêm tri thức lý luận nhà nước và pháp luật và lý luận về quản lý, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò, giá trị của nhà nước và pháp luật đối với đời sống kinh tế nói chung và hoạt động du lịch tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói riêng. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giải dạy về vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mụch tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung là vấn đề khá phức tạp, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong những năm gần đây, nhất là từ khi Đảng nhân dân cách mạng Lào đã quyết định quá trình đổi mới toàn diện, và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, vấn đề này luôn được sự quan tâm, chú ý nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu đã được công bố cũng đã đề cập quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới nhiều góc độ khác nhau và trên từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nhận thấy các công trình này tập trung chủ yếu các nhóm vấn đề. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch Luận văn thạc sĩ của Phonemany Soukhathammavong, “Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân” [71, tr.1-5], đã làm sáng tỏ các vấn đề sau đây: + Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng kế hoạch và kế hoạch hành động ngắn hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc tiến quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực về ngành du lịch. + Đưa ra phương hướng giải quyết nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại Lào như: - Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hoá Lào. - Tối đa hoá lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương và người dân sống trong và xung quanh mạng lưới các khu bảo tồn. - Nhấn mạnh sự cần thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập cho các trang website sẽ được phát triển như khu sinh thái. 7 Luận văn đã góp phần làm rõ một số nhận thức chung về môi trường tạo ra lợi ích kép: làm giảm rò rỉ bằng cách khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa phương, và giảm chất thải, rác thải, và suy thoái môi trường. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khăm Muân, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Su Căn bútthavông, “Kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” [61, tr.1-5], trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch, phân tích thực trạng vai trò của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương của CHDCND Lào và kinh nghiệm của nước ngoài. Đề tài đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong những năm tới. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những kết quả và những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hum Phăn phưapasít, “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luâng Pha Băng trong giai đọan hiện nay”. [37, tr.1-6], Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (Hà Nội 2008). Luận văn nghiên cứu một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng của Lào, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến du lịch. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, luận văn đã góp phần xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, ngoài ra, luận văn còn đưa ra phương pháp quản lý nhà nước đối với du lịch như: Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên, quản lý nhà nước đối với cảnh quan môi trường, quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá và đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong các giai đoạn hiện nay. 8 Luận văn thạc sĩ kinh tế của Soun Manivông, “Phát triển du lịch dân cư ở nước CHDCND Lào”, [60, tr.1-3] Luận văn đã trình bày vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển du lịch dân cư hiện nay và những năm tiếp theo với việc tổ chức thực hiện trong thời gian qua, cho thấy được những tiềm năng vốn có, cơ hội, thách thức và các vấn đề đã đạt ra, tìm ra những phương pháp để giải quyết. Luận văn đã đề ra và triển khai kế hoạch phát triển du lịch dân cư, phân phối thu nhập cho các dân tộc ở địa phương và góp phần cho việc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, tìm ra phương hướng và phương pháp để nâng cao chất lượng của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch dân cư với sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, đồng thời, mở rộng phát triển du lịch từ thành phố đến địa phương. Tác giả còn đóng góp kinh nghiệm và khả năng của mình trong việc đề ra kế hoạch và chương trình phát triển du lịch dân cư để làm cho sản phẩm du lịch có chất lượng cao và bền vững. Các bài báo, tạp chí khoa học Tạp chí Du lịch Mương Lào, “Pháp Luật về du lịch có sự quan trọng nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào”. [62, tr.18-19], Nội dung bài đã giới thiệu về mục đích, mục đích của pháp luật về du lịch trong việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào, Pháp luật Du lịch đã rút ra kinh nghiệm từ nước ngoài và các ý kiến nhà chuyên gia, khoa học nhất là kinh nghiệm về tổ chức thực hiện Pháp luật Du lịch, trong bài viết đã đưa phân tích về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ngành du lịch, hướng dẫn các đơn vị cá nhân trong xã hội góp phần vào việc khuyến khích và phát triển du lịch tại Lào. Tạp chí Khoa học – xã hội quốc gia Lào: “Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế văn hóa - xã hội và môi trường của Lào”. [63, tr.43-49], Nội dung của bài viết đã phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, trong đó đã đề ra những phương pháp để giải quyết những mặt hạn chế các ảnh hưởng đó mà nó có thể tác động đến đến kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, vấn đề đã nêu trên chưa được nghiên cứu một cách khoa học, chỉ được quy định trong bài tổng kết và kế hoạch hoặc chiến lược về phát triển du lịch và các tài liệu khác có liên quan. Trong những năm tiếp theo phải có những yêu cầu cần thiết trong công 9 tác nghiên cứu đó nhằm để khuyến khích du lịch, đồng thời, cũng phải tìm ra phương pháp giải quyết về mặt trái của nó để làm cho ngành du lịch trở thành bộ phần chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch Luận văn thạc sĩ kinh tế của Sa Năn siphaphômmachăn, “Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc”, [57, tr.2-3] Luân văn đề cập: - Tổng kết lại các lý thuyết về quản lý du lịch theo hướng hội nhập. - Nghiên cứu, trình bày và đánh giá thực trạng về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua. - Nghiên cứu sâu sắc, tập trung kiến nghị phương hướng và các phương pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn hạn chế, thúc đẩy hoạt động quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao. - Luận văn nghiên cứu sâu và làm rõ hơn về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Luận văn còn đưa ra kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng, trong đó có kinh nghiệm của Việt Nam, luận văn đã nghiên cứu sâu vào phương pháp chủ yếu để giải quyết những mặt còn hạn chế và những cấn đề đặt ra và đẩy mạnh hoạt động quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao hơn. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Boun sôm Khunmany, “Quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở tỉnh Luân Pha Băng”. [21, tr.1-3], Luận văn đã phân tích các vấn đề cơ bản lý thuyết về du lịch, đặc biệt là vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào nói chung và ở tỉnh Luâng Pha Băng nói riêng. Đưa ra những thực trạng của ngành du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Đảng Nhân dân cách mạng Lào thực hiện con đường đổi mới toàn diện, luận văn đã đề ra một số vấn đề nổi bật và một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết nghiên cứu trong những năm tiếp theo. Tác giả còn đề ra một số trình bày mang tính cụ thể nhằm để củng cố và nâng cao công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở 10 tỉnh Luâng Pha Băng, tạo ra cơ sở kỹ thuật và môi trường thuận lợi để khuyến khích và quản lý du lịch, bổ sung sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý du lịch, tăng cường vai trò chỉ đạo của lãnh đạo đảng ủy tỉnh đối với ngành du lịch. Luận văn thạc sĩ của Xin Thạ Lay Chănthạphone, “Tăng cường đảm bảo an toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn”, [93, tr.3-4] Luận văn đã đề cập nhiệm vụ vai trò của cảnh sát du lịch để ủng hộ được nhu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh trong thời kỳ mới, đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện con đường đổi mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cũng như tổ chức triển khai các văn kiện của Đại hội IX. Luận văn phân tích về lý thuyết các nội dung và hoạt động của công tác tăng cường bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, thấy được quan điểm cơ bản của Đảng về quản lý khách du lịch, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn liền với công việc bảo vệ khách du lịch. Luận văn đưa ra đánh giá công tác tổ chức thực hiện vấn đề bảo vệ an toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn trong những năm qua và đề ra kế hoạch giải pháp trong những năm tiếp theo đảm bảo cho ngành du lịch có sự phát triển cao. Luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề tăng cường quản lý khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn có trật tự an toàn phù hợp với thời kỳ mới. Luận văn còn nghiên cứu tìm ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ và cấp độ khác nhau. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới cũng đã có công trình nghiên cứu và tổng kết rút ra được bài học quý báu. Mặt khác, với đặc điểm của một ngành kinh tế có tính chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước quản lý hoạt động du lịch là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, công bố trên các sách chuyên khảo, luận án, luận văn, bài báo và Tạp chí, đã được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản lý quan 11 tâm nghiên cứu. Đến hiện nay, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và một số công trình nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc như sau: a) Đề tài khoa học chủ yếu có liên quan Đề tài khoa học: Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm), cơ quan tại: Trung tâm thông tin du lịch, “Đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. [1, tr.1-3], Mục tiêu đề tài: Nhận thức rõ hơn vai trò của CNTT đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, xây dựng được dự thảo Chiến lược phát triển CNTT của ngành đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành du lịch; đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, một số kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài; ứng dụng CNTT vào sự phát triển du lịch, xu hướng rõ nhất đó là xây dựng một hệ thống quản lý điểm đến, vì hệ thống quản lý điểm đến chính là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông chiến lược có thể giúp các tổ chức quản lý điểm đến và các doanh nghiệp du lịch có liên quan có thể phối hợp, xúc tiến và phân phối các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tìm hiểu môi trường pháp lý cho phát triển CNTT ở Việt Nam, một số văn bản pháp quy, các chiến lược kế hoạch tổng thể liên quan đến phát triển CNTT, nghiên cứu thực trạng và nhận thức về ứng dụng CNTT trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay, phân tích tính đặc thù của việc ứng dụng CNTT vào sự phát triển du lịch: công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng sâu sắc và tích cực đối với du lịch khi nó tạo một môi trường tiếp cận toàn cầu; CNTT mang lại cơ hội tiếp cận trực tiếp với các thị trường du lịch lịch quốc tế; CNTT là động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch; CNTT đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời đại Internet. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng CNTT như: Điểm mạnh: Nhận thức về vai trò quan trọng của CNTT: Được lãnh đạo của ngành đánh giá cao vai trò của CNTT đối với du lịch ngay từ những ngày CNTT bắt đầu được đẩy mạnh ứng dụng tại Việt Nam, có cách tiếp cận ICT phù hợp, có nguồn nhân lực CNTT tại chỗ, đội ngũ chuyên trách về CNTT đã thực sự là một nhân tố tích cực cho sự phát triển, ứng dụng CNTT trong ngành du lịch, khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTTcủa Tổ chức Du lịch Thế giới. Điểm yếu:Thiếu 12 chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển CNTT của ngành, chưa có sự phối hợp chặt chẽ về ứng dụng CNTT giữa các cơ quan quản lý du lịch các cấp, giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Nhận thức về vai trò CNTT vẫn cần được nâng cao, kinh phí đầu tư cho CNTT chưa tương xứng. Đề tài khoa học cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”. [66, tr.1-4] Mục đích đề tài nhằm đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý thuyết và thực tiễn) để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. Đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh và đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015. Về nội dung: Đề tài đã đưa ra phân tích những hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô. Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam. Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm: + Sản phẩm du lịch biển đảo. + Sản phẩm du lịch văn hoá. + Sản phẩm du lịch sinh thái. 13 - Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. - Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị trường du lịch Việt Nam. Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam, đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại và đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015. Đề tài đã đề xuất...hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, từ đó đề xuất những quan điểm và các giải pháp cụ thể để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay, nhằm đẩy mạnh và phát triển ngành du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Khái niệm về hoạt động du lịch Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau. Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Lúc đầu có thể là những hiện tượng riêng rẽ và cá biệt, sau đó trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu của con người. Song để cho du lịch có thể phát triển thì cần có các điều kiện để phát triển du lịch, các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch cũng như việc khai thác các loài hình du lịch để thỏa mãn nhu cầu của con người trong chuyến đi. Đồng thời, thấy được các tác động của du lịch về kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến. Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ XIX đến tận đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú 28 thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích tìm kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác. Các Giáo sư Thụy Sĩ là Hunziker và Krapf đã khái quát: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Với quan niệm này, du lịch mới được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là cơ sở để hình thành cầu về du lịch sau này. Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biến giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu là hoạt động của con người nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Với cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động du lịch được mở rộng, phức tạp và đa dạng, những quan niệm về du lịch ngày càng hoàn thiện, phản ánh khá đầy đủ nội hàm hoạt động của nó. Trong Tuyên ngôn Malila về du lịch (1980) thì: Du lịch được hiểu như hoạt động chủ yếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục và kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế giới. Sự phát triển du lịch gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia và phụ thuộc vào việc con người tham gia vào nghỉ ngơi và vào kỳ nghỉ, tự do đi du lịch, trong khuôn khổ thời gian tự do và thời gian nhàn rỗi mà du lịch nhấn mạnh tính nhân văn sâu sắc. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1986): Du lịch là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát 29 triển cá nhân về phương diện kinh tế, văn hoá - xã hội và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người [18, tr.12]. Với quan niệm về du lịch như vậy, nhấn mạnh được tính nhân văn vì mục đích hoà bình, nhưng chưa nêu bật tính chất khám phá, tìm tỏi của hoạt động du lịch. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới, các nhà nghiên cứu Khoa Du lịch và khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã cho rằng: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [28, tr.18]. Với các định nghĩa khác nhau về du lịch, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Điều 5 đã ghi: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [51, tr.20]. Luật Du lịch của Lào năm 2013 (sửa đổi), tại Chương I, Điều 2 đã ghi: Du lịch là cuộc hành trình khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến sứ khác hoặc quốc gia khác để tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, giao lưu văn hoá - thể thao, phát triển thể chất và tinh thần, khám phá nghiên cứu, trưng bày, hội họp Loại trừ mục đích tìm việc làm và hành nghề để kiếm tiền [53, tr.1]. Như vậy, từ phân tích trên, có thể rút ra khái niệm du lịch như sau: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại nhiều giá trị kinh tế và văn hóa thông qua việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho du khách bao gồm cung cấp chỗ ở cho du khách, thực phẩm và đồ uống phục vụ sinh hoạt, vận tải hành khách, hoạt động lữ hành, các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động giải trí và hoạt động khác. 30 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động du lịch Du lịch thuộc ngành kinh tế dịch vụ. Ngoài những đặc điểm chung như các ngành kinh tế khác, du lịch còn có những đặc điểm cơ bản sau đây: + Tính nhạy cảm: Do sản phẩm của ngành du lịch mang tính tổng hợp cao nên so với các ngành khác, du lịch thể hiện đặc điểm này rõ nét hơn. Một chương trình du lịch được nhà cung cấp chào bán khi thực hiện phải đảm bảo sự chính xác về thời gian và cả tính khoa học, có như vậy du khách mới có thể hài lòng về nơi ăn, nghỉ, các chương trình vui chơi, giải trí, và mới cảm nhận được nhiều điều thú vị trong chuyến đi đó. Một sáng kiến, sự thông minh hóm hỉnh, bất ngờ của hướng dẫn viên có thể làm tăng hiệu quả chuyến đi nhờ ấn tượng tốt, ngược lại chỉ một thay đổi nhỏ của một khâu nào đó, cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chuyến đi. Hiện nay, những biến động chính trị, kinh tế - xã hội khác cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh du lịch như: những bất ổn về chính trị của vùng hay quốc gia, phát sinh dịch bệnh hoặc tình hình an ninh trật tự + Tính thời vụ: Do chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý, tự nhiên biến đổi và thất thường nên hoạt động kinh doanh du lịch có tính thời vụ rõ rệt. Nắm được điểm này sẽ giúp các nhà quản lý tạo định hướng đầu tư, thời điểm kinh doanh và loài hình dịch vụ, đồng thời cũng tạo lập được kế hoạch cho một chu kỳ kinh doanh, giữa hoạt động trong nội bộ ngành và hoạt động kinh doanh du lịch nhằm thu được hiệu quả cao. Đối với du khách, sẽ giúp cho việc lựa chọn chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thời gian, sức khỏe, tài chính một cách tốt ưu. + Tính tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của du khách mà hoạt động du lịch có tính chất đặc thù nay. Có thể nói không có ngành nào có đặc điểm tổng hợp rõ nét như du lịch. Bởi mỗi một nhu cầu của du khách đều trở thành một công doạn trong chuỗi các dịch vụ mà ngành phải cung ứng như: ăn, uống, đi lại, tham quan, lưu trú mà người làm du lịch phải cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp với du khách. + Tính đa ngành: Ngoài những yêu cầu trên đối với một chuyến du lịch, du khách đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu như: các dịch vụ của ngân 31 hàng, hải quan, cửa khẩu, bưu chính viễn thông mọi dịch vụ này phải hoạt động một cách đồng bộ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới việc thoả mãn nhu cầu của khách. Hoặc du khách sẽ mất đi cảm giác yên tâm khi vắng bóng của các lĩnh vực bảo hiểm, dịch vụ y tế, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại nơi tham quan, dịch vụ. Chính đặc điểm này có tác dụng thúc đẩy sự phát trển đối với các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội; đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng không chỉ giữa các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển trong nội bộ ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành có liên quan. Mọi sự toan tính lợi ích cục bộ hoặc sự phối hợp không đồng bộ đều liên quan mật thiết đến hiệu quả không chỉ riêng của ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của cả vùng hay quốc gia. + Tính liên vùng: Do nhu cầu khám phá, hưởng thụ của du khách luôn động, đòi hỏi nhà cung cấp dịch vụ hay hoạt động trong ngành phải luôn đưa ra được các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, tránh sự nhàm chán đơn điệu. Chính điều đó đã hối thúc các nhà làm du lịch phải có sự liên kết, các vùng làm du lịch phải có sự gắn kết, để có thể đưa ra được những tour, tuyến, những sản phẩm du lịch luôn hấp dẫn du khách, có như vậy mới thu hút được khách. + Tính chi phí: Mục đích đi du lịch của du khách cơ bản là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền. Du khách sẵn sàng trả khỏang phi trong chuyến đi của mình về các khỏang dịch vụ như: ăn, uống, ở đi lại, và nhiều khách nhằm thực hiện mục đích vui chơi, giải trí, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị văn hoá, lịch sử Hiểu rõ đặc tính này, để các quốc gia, các nhà kinh doanh có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng các loại hình dịch vụ, nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. 2.1.3. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân Một là, du lịch có vai trò quan trọng đối với sản xuất xã hội. Du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông và do vậy ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nước, của vùng du lịch. Đối với đu lịch quốc tế, việc 32 khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu ở khu du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Còn đối với du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng chứ không làm thay đổi tổng số như tác động du lịch quốc tế. Trong quá trình hoạt động, du lịch đòi hỏi số lượng lớn vật tư và hàng hoá đa dạng. Ngoài ra việc khách mang tiền đến tiêu ở vùng du lịch góp phần làm sống động kinh tế ở vùng du lịch và đất nước du lịch. Du lịch góp phần huy động nguồn vốn rỗi rãi trong nhân dân vào vòng chu chuyển, vì chi phí cho hành trình du lịch là từ tiền tiết kiệm của dân. Hai là, thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi...). Du lịch luôn đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên một số mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm và việc chuyên môn hoá các xí nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch lên sự phát triển các ngành trong nền kinh tế quốc dân như: thông tin, xây dựng, y tế, thương nghiệp, văn hoá... cũng rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch cuả một vùng không chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương nghiệp... Việc tận dụng đưa những nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ thống đường sá, màng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành liên quan. Ngoài ra, du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành thủ công cổ truyền. Ba là, du lịch góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước và bảo vệ môi trường xanh và thiên nhiên. Kinh tế du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân trên 2 mặt sáng tạo và sử dụng. Hoạt động du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống động cán cân thanh toán của đất nước và thường được sử dụng để mua sắm máy móc 33 thiết bị cần thiết cho quá trình tái sản xuất xã hội. Do vậy du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho đất nước. Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Do đó, du lịch còn là một ngành xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ). Việc xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả cao nhất vì nó tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản, vận chuyển và tránh được những rủi ro mất mát khi vận chuyển ra nước ngoài. Đồng thời, việc phát triển du lịch cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ kinh tế của các thương gia, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước thông qua việc khách du lịch đã kết hợp giữa việc tham quan du lịch với việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư kinh doanh. Du lịch làm thay đổi sắc thái kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Với vị trí kinh tế đó, nhiều nhà kinh tế đã gọi du lịch là một ngành “công nghiệp không khói” hoặc ngành “xuất khẩu vô hình’’. Cũng từ đây, du lịch cũng tạo nhiều việc làm cho xã hội. Với yêu cầu phát triển liên ngành, việc phát triển du lịch không chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho ngành du lịch mà còn tạo ra việc làm ở các ngành kinh tế khác. Qua đó, du lịch đã tham gia vào quá trình phân công lao động trong nước và hợp tác lao động quốc tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Khi xã hội phát triển, đời sống vật chất tăng lên thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên. Có thể coi du lịch là một chỉ tiêu đánh giá mức sống của nhân dân mỗi nước. Du lịch là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự cảm thông giữa các dân tộc, đoàn kết nhân dân các nước, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng, tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá và dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội. Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch đã và đang khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của mỗi nước, là mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia. Nhận thức được thế mạnh của du lịch, Đảng và Nhà nước Lào đã dành cho du lịch một vị trí xứng đáng, coi phát triển du lịch là một định hướng phát 34 triển quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch 2.1.4.1. Khái niệm về quản lý và quản lý nhà nước + Quản lý: Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Theo quan niệm của C.Mác: Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng [22, tr.23]. Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý. Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý. 35 Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì “quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý”. [35, tr.119] Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. + Quản lý nhà nước: Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN [35, tr.407]. Như vậy, “quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. [35, tr.211] Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.4.2. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật Quản lý nhà nước bằng pháp luật là Nhà nước dùng pháp luật như là phương thức quản lý nội bộ hoạt động của đơn vị Nhà nước và xã hội. 36 Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước nên việc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật được gắn với những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nước. Vì vai trò của pháp luật như trên nên quản lý nhà nước đối với xã hội (quản lý dân cư, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội), cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với xã hội. Và như thế nội dung quản lý, hay của những hoạt động quản lý mà nhà nước là chủ thể được quy ra thành ba hoạt động như sau: Một là, hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hoạt động nhằm đạt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tượng quản lý, hướng đối tượng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể. Hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chu trình quản lý nhà nước, và với nội dung trên, trở thành hoạt động có tính chất quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, chi phối các hoạt động khác của quản lý. Tất nhiên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào chất lượng các văn bản của quy phạm pháp luật - sản phẩm của hoạt động ấy. Đó phải là một hệ thống pháp luật có đầy đủ các thuộc tính hiện đại, như tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện, ổn định, minh bạch, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoàn khác nhau của xã hội, phù hợp và phản ánh được đẩy đủ tâm tư, nguyện vọng, ý chí của số đông đối tượng quản lý, có tính phổ thông đại chúng, được trình bày với trình độ kỹ thuật cao, và do đó có tính khả thi. Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội thì giai đoạn đầu tiên của chu trình của quản lý nhà nước, cũng là nội dung đầu tiên của hoạt động quản lý nhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng lập pháp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Quốc hội). Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - xét dưới góc độ quản lý, cũng là hoạt động ra quyết định quản lý quy phạm, thể hiện ý chí, quyền uy của chủ thể quản lý nhà nước; ý chí và quyền uy có tính chất bắt buộc thi hành 37 một cách phổ biến, được bảo đảm kể cả bằng các biện pháp cưỡng chế. Việc ra các quyết định quản lý quy phạm dưới các hình thức của pháp luật trở thành một trong các hình thức của quản lý nhà nước. Hai là, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Xét theo chu trình quản lý, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp nối hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thực chất là hoạt động nhằm thực hiện hoá các quyết định quản lý quy phạm trên những lĩnh vực quản lý cụ thể, là sự tác động quản lý lên ý thức, hành vi của đối tượng quản lý, tổ chức, định hướng những hành vi đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định diễn ra phù hợp với khách thể của quản lý. Cũng như hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước phải theo một quy trình chặt chẽ, và do những cơ quan quản lý nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Hoạt động đó cũng phải được tiến hành theo các cách thức luật định, bằng một hệ thống thủ tục (thủ tục hành chính) mang tính pháp lý. Tuy nhiên những điều đó không làm mất đi tính chất sáng tạo của quản lý. Về thực chất hoạt động thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước là hoạt động nhằm vận dụng, áp dụng sáng tạo pháp luật trong quá trình quản lý, phù hợp với những điền kiện, hoàn cảnh cụ thể xuất hiện trong quá trình quản lý. - Về chủ thể quản lý: Trong giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, việc thực hiện nội dung quản lý chủ yếu thuộc về chức năng của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, ở Trung ương là Chính phủ - cơ quan quản lý thẩm quyền chung cao nhất, thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, là những cơ quan quản lý thẩm quyền riêng, thực hiện quản lý một số lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phương là chính quyền hành chính tỉnh, giúp chính quyền hành chính tỉnh thực hiện những chức năng quản lý cụ thể có cơ quan chuyên môn (cơ quan tham mưu), với cấp tỉnh là cấp sở với cấp huyện là các phòng, và ở cấp cơ sở là các công chức chuyên môn. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật được triển khai thông qua công vụ của công chức hành chính nhà nước. Vì lẽ đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý ở giai đoạn này 38 phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng đội ngũ công chức hành chính, vào chất lượng công vụ của công chức. Chất lượng đó phụ thuộc phần quan trọng vào chất lượng của pháp luật về công chức, công vụ. Vì lẽ đó, Luật công chức và Luật công vụ luôn là những thể chế quản lý có vị trí quyết định chất lượng thực hiện pháp luật trong quản lý. Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước bằng pháp luật ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, vào trình độ tri thức về quản lý và tri thức pháp luật của đội ngũ công chức, và cả đối tượng của quản lý nhà nước. Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, với các hình thức, phương tiện, phương pháp, nội dung phù hợp với từng chủ thể, đối tượng quản lý, từng lĩnh vực quản lý là hết sức quan trọng. Cũng vì thế, ngay khi đề ra quy hoạch tổng thể về phát triển Nhà nước pháp quyền, Nhà nước Lào đã khẳng định: “Tích cực phát huy chức năng, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng ngày càng có kết quả làm chế độ dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh” [19, tr.32]. Tóm lại, từ những lý giải trên có thể hiểu: Quản lý nhà nước bằng pháp luật là phương thức mà nhà nước sử dụng pháp luật tác động tới đối tượng quản lý để đảm bảo cho các quá trình xã hội và hành vi con người vận động, phát triển đạt được mục tiêu xác định. 2.1.4.3. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch Chủ thể quản lý nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước ủy quyền, trong các cơ quan, tổ chức đó cán bộ, công chức nhà nước có quyền và nghĩa vụ được xác định cụ thể, rõ ràng. Xác định chủ thể quản lý có nghĩa là trả lời câu hỏi “Ai quản lý ?” và “Quản lý ai ?”. Về chủ thể quản lý nhà nước ở Lào là một hệ thống được hình thành với những đặc trưng nổi bật là: - Hệ thống chủ thể quản lý nhà nước được hình thành trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 39 Hoạt động du lịch có nét đặc thù (như phân tích ở phần trên) do đó ngoài những quy tắc xử sự chung, nó cũng cần có quy chế, chính sách mang tính đặc thù để vận động và phải được thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giải quyết những vấn để xảy ra, nhằm duy trì trạng thái ổn định, trật tự, trong các chương trình tham gia du lịch. Nếu nói đến quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là nói đến cơ chế quản lý. Cơ chế đó, một mặt, phải tuân thủ yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan, mặt khác phải có một hệ thống pháp luật thích hợp để quản lý hoạt động du lịch. Khái niệm này bao hàm những nội dung cơ bản như nhà nước (các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) là chủ thể quản lý, các quan hệ xã hội vận động và phát triển trong lĩnh vực du lịch là đối tượng quản lý pháp luật là cơ sở và là công cụ để nhà nước thực hiện sự quản lý. Như vậy, với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ: từ việc xây dựng, ban hành pháp luật đến việc tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời nhà nước còn thực hiện kiểm tra, kiểm soát và tiến hành xử lý những vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch. Với vai trò đó, nhiệm vụ của nhà nước là định hướng cho hoạt động du lịch hình thành, vận động và phát triển theo một trật tự nhất định. Quan điểm quản lý nhà nước là thống nhất không phân chia nhưng có phân công, phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, bởi xét về phương diện giai cấp, học thuyết Mác - Lênin không thừa nhận phân chia quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước luôn thuộc về mọi giai cấp hoặc liên minh giai cấp. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, Lênin đã phân tích rằng: “Mặc dù trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hình thức nhà nước vẫn còn mang tính chất của pháp quyền tư sản nhưng không còn giai cấp tư sản, vì vậy phải có sự thống nhất giữa quyền lập pháp và hành pháp [81, tr.135]. Hơn nữa, xét về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước, việc phân công, phân nhiệm rạch ròi chức năng và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước có nghĩa đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chống lạm quyền, lộng quyền, mâu thuẫn, chồng 40 chéo. Đây chính là nguyên tắc có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành hệ thống chủ thể quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là tạo môi trường thông thoáng, ổn định hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển sôi động nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hoà các lợi ích. Trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch là: - Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển các loại hình du lịch. - Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển theo mục tiêu, định hướng chung của nhà nước. - Nhà nước tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thông thoáng, ổn định cho hoạt động du lịch phát triển năng động nhưng có trật tự. - Nhà nước giải quyết công bằng các mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên có liên quan trong hoạt động du lịch và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Để thực hiện vai trò quản lý đối v...ản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch trên toàn quốc đã quán triệt một cách sâu sắc các chủ trương đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về du lịch. Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác quản lý du lịch. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản cụ thể các quy định tạo cơ sở quản lý đưa hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên toàn quốc dần dần đi vào nề nếp. Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, khởi dậy tiềm năng du lịch, thúc đẩy tăng cường kinh tế, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa đất nước Lào trở thành một nước có kinh tế-xã hội phát triển. Tuy hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đã đạt được những kết quả như vậy, nhưng đồng thời chính bản thân hoạt động này cũng đang còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Trong những năm qua, Lào đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã và đang được xây dựng, hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 157 Do vậy, có những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, sau khi sửa đổi bổ sung (năm 2013) nhưng vẫn còn nhiều quy định chung chung, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, những thiếu các quy phạm pháp luật về du lịch để điều chỉnh. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch còn nhiều hạn chế, những hạn chế yếu kém này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do hệ thống pháp luật du lịch còn chưa đầy đủ, năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch ở các Bộ, công chức làm công tác tham mưu còn thấp, chậm đổi mới tư duy, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, chưa thể chế hóa kịp thời quan điểm của Đảng và nhà nước Lào về phát triển và quản lý du lịch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về du lịch. Trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và nhà nước Lào đã chủ trương phát triển du lịch là một trong những 11 chương trình ưu đãi hàng đầu của nhà nước thì vai trò của nhà nước và pháp luật lại càng trở nên quan trọng hơn. Đồng thời, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch phải gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm và chủ thể của cơ quan các cấp làm cho công tác phát triển du lịch đi theo đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước và làm cho ngành du lịch có bước trở thành công nghiệp du lịch hiện đại, có khả năng hội nhập với khu vực và quốc tế, mang lại hiệu quả cho đất nước. 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phutsady PHANYASITH (2014), “Vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của QLNN bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Pháp Luật và Tư pháp, (Lào), (28), tr.50-54. 2. Phutsady PHANYASITH (2015), “Pháp luật về du lịch và việc thực hiện pháp luật về du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, số 2 (275), tr.31-36. 3. Phutsady PHANYASITH (2015), “Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế du lịch”, Tạp chí Điện tử, www.lyluanchinhtri.vn. 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm) (2007), Đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển CNTT trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Trung tâm Thông tin du lịch, Hà Nội. 2. Báo Kinh tế - Xã hội của Lào (2013), "Bước ngoặt phát triển ngành du lịch của Malaysia", (35). 3. Bộ An ninh Lào (2014), Báo cáo của Vụ công an Lào năm 2014, Viêng Chăn. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Quốc Gia, 5 năm lần thứ VII (2011-2015), Viêng Chăn. 5. Borviengkham vongdala (2013), Bài phát biểu Nhân dịp trao giải thưởng cho Lào là nước đáng đến nhất thế giới, Viêng Chăn. 6. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2000), Báo cáo thống kê của Tông cục du lịch Lào năm 1990-2000, Viêng Chăn. 7. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2000), Báo cáo kết quả phát triển và khuyến khích và kế hoạch trển khai công tác du lịch 5 năm (2000-2005), Viêng Chăn. 8. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2007), Nghị định số 060/TTVH-DL, ngày 26/2/2007, về xếp hạng khách sạn - Nhà nghỉ, Viêng Chăn. 9. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2008), Quyết định số 0193/TCDL, TMDL, 22/4/2008, về tổ chức thực hiện và hoạt động của Sở/văn phòng du lịch tỉnh, thủ đô hoạch văn phòng/nhóm du lịch huyện, Viêng Chăn. 10. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2010), Báo cáo tổng kết tổ chức thực hiện công tác xếp hạng khách sạn, nhà nghỉ trên phạm vi toàn quốc trong gian đoạn năm 2009 - 2013, Viêng Chăn. 11. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2011), Sắc lệnh số 396/CP, ngày 2/11/2011, về tổ chức và hoạt động của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch, Viêng Chăn. 12. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch, Cục Du Lịch Lào (2012), Kế hoạch chiến lược phát triển du lịch của CHDCND Lào năm 2012-2020, Viêng Chăn. 13. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch (2013), Tổng cục Du lịch Lào “Chiến lược quản lý du lịch năm 2011-2020 của CHDCND Lào”, Viêng Chăn. 160 14. Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch, Vụ Phát triển du lịch (2014). Bài báo cao thống kê du lịch của CHDCND Lào, Viêng Chăn. 15. Bộ Thương mại và Du lịch (1989), Quyết định số 91/CTHĐBT, ngày 4 tháng 10 năm 1989, về công tác du lịch, Viêng Chăn. 16. Bộ Thương mại và Du lịch (1991), Sắc lệnh số 306/BTM-DL, ngày 26 tháng 3 năm 1991, về công tác quản lý du lịch và công nghiệp du lịch, Viêng Chăn. 17. Bộ Thương mại và Du Lịch (1992), Nghị định số 219/BTM-DL, ngày 5/5/ 1992, về quản lý khách sạn - nhà nghỉ, Viêng Chăn. 18. Bộ Thương mại và Du Lịch (1999), Nghị định số 626/BTM-DL, ngày 7/6/1999, về hướng dẫn viên du lịch, Viêng Chăn. 19. Bộ Tư pháp (2009), Quy hoạch tổng thể về phát triển Nhà nước pháp quyền của Lào từ đây đến năm 2020, Nxb PDH. 20. Bộ Tư Pháp (2013), “Tổ chức thực hiện pháp luật ở CHDCND Lào, vấn đề đạt ra, sự cần thiết, sự thách thức và phương hướng giải quyết”, Tạp Chí pháp luật và tư pháp, (18). 21. Boun sôm KHUMMANY (2002), Quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở tỉnh Luâng Pha Băng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 22. Mác - Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 23. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1991), Khóa V, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 24. Đảng nhân dân cách mạng Lào (1996), Khóa VI, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 25. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2001), Khóa VII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 26. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2006), Khóa VIII, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 27. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Khóa IX, Nxb Nhà nước, Viêng Chăn. 28. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Đoan, (2015), Quản lý nhà nước đối về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Hà Nội. 30. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 31. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Bùi Thị Thanh Hiền (2011), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 33. Phân Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 34. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý, Hà Nội. 35. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (2013), Báo cáo thống kê (WTTC), tại trang www.wttc.org, [truy cập ngày 20/8/2015]. 37. Hum Phăn PHƯA PA SÍT (2008), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh LUÂNG PHA BĂNG trong giai đọan hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 38. Nguyễn Thị Như Huyền (2014), Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 39. Kay Sỏn Phôm Vi Hản (1984), Đại hội tổ chức toàn quốc lần thứ VI, Nxb Quốc gia Lào. 40. Kham Tay Siphănđon (1997), Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 03/CHDC về bảo vệ giữ gìn di sản quốc gia về văn hóa lịch sử và thiên nhiên, ngày 20/6/1997, Viêng Chăn. 41. Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 42. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 43. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Hồ Chi Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 46. Đồng Ngọc Minh, Vương Đôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội. 47. Lê Nam (2008), Thực hiện pháp luật về du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48. Phonemany SOUKHATHAMMAVONG (2010), Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân, Luận văn Khoa quản lý khách sạn và du lịch, đại học Songkla, tỉnh Pukẹt, Vương quốc Thái Lan. 49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Pháp lệnh du lịch Số: 11/1999/PL-UBTVQH10, Hà Nội. 50. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam số44/2005/QH11, Hà Nội. 51. Quốc hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2005), Luật Du lịch của Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 52. Quốc hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2012), Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 53. Quốc hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2013), Luật Du lịch của Lào sửa đổi, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 54. Quốc hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khóa VII (2013), Bài giới thiệu về sửa đổi pháp luật về Du lịch của Bộ trưởng Bộ thông tin-văn hóa và du lịch năm 2013, Viêng Chăn. 55. Quốc hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2015), Hiến Pháp của Lào sửa đổi, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 56. Saknalin Keosi (2013), Sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan theo kiểu đóng tiền phí một lần, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Băng Kok. 57. Sa Năn SIPHAPHÔMMACHĂN (2009), Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 163 58. Sokxay Soutthaveth (Chủ nhiệm) (2014), “Quản lý du lịch bền vững chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Chính trị, hành chính Thái Lan. Băng Kok (15), tr.1-4. 59. Trần Hải Sơn (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính Công, Học viện Hành chính, Hà Nội. 60. Soun MANIVÔNG (2008), Phát triển du lịch bảo tồn với sự đóng góp của nhân dân ở nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc sĩ Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 61. Su Căn BÚTTHAVÔNG (2013), Kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Thatsadaphone MEEXAY (2006) “Pháp luật về du lịch quan trọng nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào”, Tạp chí Du lịch Muong Lao (27). 63. Tạp chí Khoa học - Xã hội quốc gia Lào (2011), “Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế văn hóa - xã hội và môi trường”, (02). 64. Phạm Cao Thái (2010), Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 65. Trịnh Đăng Thanh (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 66. Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) (2008), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu du lịch Việt Nam, Hà Nội. 67. Thong Sing THĂMMAVÔNG (2012), Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào bài phát biểu tại Hội Nghị thông tin-văn hóa và du lịch toàn quốc, Viêng Chăn. 164 68. Vũ Đình Thụy (1999), Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 69. Tổ chức Trung ương Đảng (2010), Truyền thống 55 năm về việc tổ chức Đảng NDCM Lào, lời dạy của Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản về tổ chức xây dựng Đảng - cán bộ, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 70. Tổng cục Du Lịch Lào (2008), “Giao giải thường cho Lào là một trong những 53 nước có điểm du lịch đáng đến nhất thế giới”, Tạp chí Du lịch Mương Lao, (21), tr.3-4. 71. Tổng cục Du lịch Lào (2010), Giáo trình quản lý du lịch, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 72. Tổng cục Du lịch Lào (2010), Giáo trình thống kê du lịch và khách sạn, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 73. Tổng cục Du Lịch Lào (2012), “Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, cơ chế quản lý và khuyến khích du lịch về thiên nhiên, văn hóa và lịch sử”,Tạp chí Du lịch Mương Lào, (42), tr. 35. 74. Tổng cục Du Lịch Lào (2013), “Nhận thức xã hội về vai trò và ý nghĩa của công tác du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Tạp chí Du lịch Mương Lào (53). 75. Tổng cục Du lịch Lào (2014), Báo cáo thống kê du lịch của Lào, Viêng Chăn. 76. Nguyễn Hồ Minh Trang (2014), Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Hồ Chí Minh. 77. Trung tâm Thống kê quốc gia Lào (2015), Báo cáo về dân số, diện tích của Lào, Viêng Chăn. 78. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 79. Hà Minh Tuấn (2007), "Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của Thái Lan" Tạp chí du lịch Việt Nam, (55), tr.1-3. 80. Nguyễn Văn Tuấn (2013), “Du lịch Việt Nam 53 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, Báo Du lịch,(68), tr.1-4. 165 81. V.I. Lênin (1972), Nhà nước và cách mạng, Nxb, Sự thật, Hà Nội. 82. V.I Lênin (1997), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Matxơva. 83. Văn phòng Chính phủ (1992), Quy định số 219/BTM-DL, ngày 5/5/ 1992 về quản lý kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ, Viêng Chăn. 84. Văn phòng Chính phủ (1993), Nghị định số 1150/CP, ngày 25/10/ 1993, về việc thiết lập và hoạt động kinh doanh du lịch tại Lào, Viêng Chăn. 85. Văn phòng Chính phủ (1995), Chỉ thị 02/CP, ngày 12/2/1995, về việc củng cố tổ chức và quản lý công tác du lịch, Viêng Chăn. 86. Văn phòng Chính phủ (1997), Quy định số 159/CP, ngày 30/10/1997, về quản lý kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà nghỉ, Viêng Chăn. 87. Văn phòng Chính phủ (2004), Sắc lệnh số 91/CP, ngày 30/6/2004, về tổ chức hoạt động của Tổng cục Du lịch Lào, Viêng Chăn. 88. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt Nam, tại trang www.itdr.org.vn, [truy cập ngày 20/8/2014]. 89. Viện Nghiên cứu Khoa Học (2011), Tổng kết 25 năm đổi mới của CHDCND Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 90. Viện Phát triển Du lịch Thái Lan (2013), Báo cáo thống kê của Viện phát triển Du lịch Thái Lan năm 2013, Viêng Chăn. 91. Nguyễn Tân Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 92. Xan ti Xudrintha (chủ biên) (2010), Bài học, kinh nghiêm của các nước có du lịch phát triển, Cơ quan du lịch quốc gia của Thái Lan, Nxb Inthala, Băng Kok. 93. Xin Thạ Lay CHĂNTHẠ PHONE (2011), Tăng cường bảo vệ khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, Luận văn Thạc sĩ Khoa quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 94. Xu Xeng (2015) “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc”, Báo Điện tử, tại trang [truy cập ngày 12/5/2015]. 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1 BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HÒA ĐÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 167 Phụ lục 2: SỐ LƯỢNG CHỖ NGHỈ DƯỠNG VÀ PHÒNG NGỦ Số lượng chỗ nghỉ dưỡng Số lượng phòng ngủ Tình 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli Tình Viêngchăn Thu đô Viêngchăn Borlikhămxay Xaysômbun Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn Sêkông Áttapư 37 74 33 60 44 45 192 63 183 299 37 0 23 83 154 23 18 17 43 77 40 64 50 62 242 87 222 362 43 0 58 115 176 23 18 19 44 79 44 78 49 77 253 97 256 378 44 0 81 126 188 32 26 18 44 77 49 77 49 29 279 97 272 392 56 0 85 142 203 32 15 28 46 75 50 77 49 29 296 107 288 398 56 0 90 175 215 33 15 31 49 82 66 82 59 97 380 114 275 423 105 0 91 180 225 51 38 42 54 94 74 89 61 93 312 106 285 430 108 12 111 189 241 50 38 50 294 814 379 848 432 690 2,243 751 2,773 7,237 636 0 523 1,758 2,072 273 188 262 365 939 483 818 473 992 2,703 974 3,314 7,972 720 0 992 2,203 2,669 299 225 319 412 945 535 1,196 486 1,100 2,894 1,062 3,737 9,496 742 0 1,287 2,415 2,958 420 280 319 381 1,086 630 1,124 486 492 3,241 1,208 4,081 10,948 955 0 1,230 2,702 3,250 420 242 484 444 1,001 645 1,124 486 492 3,529 1,340 4,369 11,416 1,509 0 1,321 3,690 3,215 504 242 521 506 1,269 853 1,396 730 1,308 4,126 1,437 4,395 11,497 1,665 0 1,119 1,662 4,072 555 609 609 571 1,349 1,049 1,598 691 1,405 5,634 1,384 4,952 11,923 2,011 125 1,726 4,268 4,260 441 540 760 Tổng cộng 1,385 1,701 1,870 1,921 2,030 2,359 2,397 22,173 26,558 30,284 32,960 35,857 37,808 44,687 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 168 Phụ lục 3 THU NHẬP DU LỊCH NĂM 2014 Nguồn xuất phát khách Số lượng khách du lịch Thời gian nghỉ đêm/ngày Chi tiêu tính bằng 1 người/ngày (USD) Thu nhập du lịch năm 2014 (USD) Tổng cộng 4,158,719 4.9 49.4 641,636,543 Khách du lịch quốc tế Khách du lịch biên giới hoặc khu vực Thái Lan (hộ chiếu) Thái Lan (giấy thông hành) Việt Nam (hộ chiếu) Việt Nam (khách du lịch hàng ngày) Trung Quốc (hộ chiếu) Trung Quốc (khách du lịch hàng ngày) CămPhuChia (hộ chiếu) CămPhuChia (khách du lịch hàng ngày) 568,844 3,589,875 963,157 1,080,604 1,016,218 92,114 298,666 123,774 12,383 2,959 7.9 3 1 3 1 3 1 3 1 73.3 52 20 30 12 50 15 30 12 329,400,495 312,236,048 150,252,492 21,612,080 91,549,620 1,105,368 44,799,900 1,856,610 1,114,470 35,508 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 169 Phụ lục 4 SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH, THU NHẬP VÀ THỜI GIAN NGHỈ ĐÊM TỪ NĂM 2010 - 2025 Năm Số lượng khách Thu nhập (USD) Thời gian nghỉ đêm Lưu ý 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025 2,513,208 2,723,564 3,330,072 3,779,490 4,158,719 4,332,000 4,680,000 5,028,000 5,376,000 5,724,000 6,072,000 8,160,000 381,669,031 406,184,338 506,022,586 595,909,127 641,636,543 672,192,000 728,446,000 784,700,000 840,954,000 897,208,000 953,462,000 1,290,987,000 7 7 7.2 8.4 7.9 8.8 9.2 9.7 10.2 10.8 11.5 15 Dự kiến Dự kiến Dự kiến Dự kiến Dự kiến Dự kiến Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 170 Phụ lục 5 SỐ LƯỢNG CÔNG TY DU LỊCH XUẤT PHÁT TỪ NĂM 2008-2014 Số lượng công ty du lịch Số lượng chi nhánh công ty du lịch Tình 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli Tình Viêngchăn Thu đô Viêngchăn Borlikhămxay Xaysômbun Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn Sêkông Áttapư 0 3 6 1 2 1 21 1 3 80 2 0 3 4 14 0 1 1 0 4 8 2 2 1 24 1 3 90 2 0 2 6 18 1 1 1 0 3 9 2 2 1 25 2 2 109 2 0 2 7 19 1 1 1 0 3 12 2 2 1 35 5 2 127 2 0 6 11 23 1 1 3 0 5 14 3 2 1 39 4 4 157 2 0 4 12 22 1 2 3 0 5 15 3 2 3 42 4 6 162 2 0 4 12 24 1 2 3 0 5 15 3 2 6 49 5 6 197 2 0 4 12 28 3 2 3 0 0 5 0 0 7 22 0 0 8 0 0 0 7 16 0 0 0 0 1 5 0 0 8 23 0 0 8 0 0 0 8 17 1 0 0 1 2 5 0 0 8 24 0 1 8 0 0 2 8 17 1 0 0 1 3 3 0 0 8 25 0 2 9 0 0 2 4 16 1 0 0 1 3 4 0 0 8 27 0 2 9 0 0 4 4 12 1 0 0 1 4 3 0 0 8 25 0 2 9 0 0 4 4 14 1 0 0 1 1 5 0 0 4 28 0 2 9 0 0 4 4 10 0 0 0 Tổng cộng 143 166 189 236 275 290 342 65 71 71 74 75 75 68 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 171 Phụ lục 6: 10 THỊ TRƯỜNG HÀNG ĐẦU, TỪ NĂM 2011-2014 Lưu ý: Xếp theo nguồn chi phí, không phải là tỷ số của khách du lịch đến thăm Số Năm 2011 Tỷ số Chia thành (%) 2012 Tỷ số Chia thành (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thái Lan Mỹ Việt Nam Pháp Nhật Bản Anh Hàn Quốc Úc Đức Trung Quốc 1,579,941 561,586 50,092 44,399 37,883 35,622 34,707 31,847 21,280 150,791 63 22 2 2 2 1 1 1 1 1 Thái Lan Mỹ Việt Nam Pháp Nhật Bản Anh Hàn Quốc Úc Đức Trung Quốc 1,937,612 705,596 53,829 53,380 46,903 42,026 35,694 33,878 23,417 199,857 58 21 2 2 1 1 1 1 1 6 Các nước khác 175,389 7 Các nước khác 197,880 6 Số Năm 2013 Tỷ số Chia thành (%) 2014 Tỷ số Chia thành (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thái Lan Việt Nam Hàn Quốc Mỹ Pháp Úc Nhật Anh Đức Trung Quốc 2,043,761 1,108,332 96,085 61,460 52,146 44,964 44,877 39,061 29,800 422,440 61 33 3 2 2 1 1 1 1 13 Thái Lan Việt Nam Hàn Quốc Mỹ Pháp Nhật Trung Quốc Anh Úc Đức 2,509,434 910,164 81,799 61,068 52,411 48,644 245,033 41,741 35,450 29,250 54 24 2 2 1 1 6 1 1 1 Các nước khác 26,028 1 Các nước khác 213,956 6 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 172 Phụ lục 7: SỐ LƯỢNG KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ-RESORT, QUÁN NHÀ ĂN VÀ KHU GIẢI KHÁT (2013-2014) Phân loại Số lượng khách sạn Nhà nghỉ, Resort Quán nhà ăn Khu giải khát Tổng cộng Tình 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 2013 2014 Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli Tình Viêngchăn Thu đô Viêng chăn Borlikhămxay Xaysômbun Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn Sêkông Áttapư 7 6 9 15 7 13 60 4 14 199 31 13 32 61 6 5 9 7 7 12 17 8 13 58 4 13 199 30 1 19 38 64 4 9 12 42 76 57 67 52 84 320 110 261 224 74 78 148 164 45 33 33 47 87 62 72 53 85 254 102 272 231 78 11 92 151 177 46 29 38 71 86 37 75 136 130 68 44 132 101 95 45 69 34 27 23 29 66 101 55 77 72 58 72 49 208 95 95 91 69 33 27 17 29 12 10 1 3 7 6 6 9 26 39 6 4 10 10 4 9 6 10 11 1 3 4 6 3 10 26 39 9 4 10 9 3 8 8 138 178 101 160 202 233 454 167 433 563 206 140 259 269 82 70 77 130 206 130 169 137 162 387 165 519 564 212 12 206 268 283 80 63 87 Tổng cộng chung 491 515 1,868 1,887 1,208 1,214 168 164 3,735 3,780 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 173 Phụ lục 8: SỐ LƯỢNG KHU DU LỊCH Ở CHDCND LÀO Tình Khu du lịch thiên nhiên Khu du lịch văn hóa Khu du lịch lịch sử Tổng cộng Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli Tình Viêngchăn Thu đô Viêng chăn Borlikhămxay Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn Sêkông Áttapư 29 36 105 51 71 70 107 29 103 25 70 141 74 112 43 20 30 66 28 54 14 41 23 86 13 11 17 11 30 29 60 32 8 11 3 53 31 14 7 6 34 6 5 9 3 29 13 40 6 4 10 98 117 190 79 119 99 227 48 119 51 84 200 116 212 81 32 51 Tổng cộng 1,116 534 273 1,923 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 174 Phụ lục 9: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THĂM CÁC TÌNH CỦA LÀO, TỪ NĂM 2007-2014 Tình 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Phôngxali HuaPhăn XiêngKhoang Luângnặmtha Ouđômxay Borkeo Luângphabăng Xayyabuli Tình Viêngchăn Thu đô Viêng chăn Borlikhămxay Khămmuân Savănnạkhẹt Chămpasắc Salavăn Sêkông Áttapư 22,850 7,247 25,531 88,427 76,970 112,157 186,819 19,751 230,548 869,642 69,773 154,525 430,604 165,750 10,500 12,962 16,176 41,378 8,848 22,729 197,202 71,761 145,567 231,575 23,943 268,891 878,507 84,401 177,097 474,826 220,214 26,802 13,125 27,728 36,752 15,098 21,346 244,614 77,419 140,414 237,683 23,061 290,015 807,445 140,736 170,579 791,924 278,054 28,142 19,000 32,718 46,838 22,116 21,631 245,639 65,530 170,579 210,783 74,132 353,874 995,150 138,513 174,705 918,63 301,669 33,619 21,356 54,016 47,033 25,171 22,525 184,451 79,545 184,864 274,506 33,077 469,978 1,154,501 140,517 251,324 1,124,905 393,921 21,985 21,465 70,807 48,568 29,830 31,884 274,100 81,013 132,343 294,213 63,160 493,370 1,290,031 140,517 282,266 1,151,122 470,714 61,200 22,362 95,372 57,143 32,315 42,780 305,608 98,588 207,786 342,557 87,776 510,396 1,445,345 139,031 427,918 1,167,154 493,180 69,524 25,175 113,151 69,836 27,848 52,434 380,473 102,050 168,696 378,999 96,131 504,049 1,630,516 184,658 472,906 1,078,334 535,413 78,534 26,509 153,846 Tổng cộng 2,500,232 2,913,694 3,355,000 3,848,833 4,500,575 4,963,065 5,565,427 5,941,232 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 175 Phụ lục 10: LOẠI KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THĂM LÀO TỪNG THÁNG, TỪ NĂM 2011-2014 2014 Tháng 2011 2012 2013 Khách du lịch quốc tế Khách du lịch lĩnh vực biên giới và các khu vực Tổng cộng Tỷ số tăng lên 14/13 (%) Tổng cộng 2,723,564 3,330,072 3,779,490 568,844 3,589,875 4,158,719 10.03% Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 265, 367 237,554 257,454 221,854 266,080 237,153 244,181 219,440 209,259 182,671 192,683 189,868 298,227 283,945 285,583 314,494 187,100 267,306 213,953 328,725 228,186 275,948 347,212 289,393 345,411 349,459 308,709 331,717 296,938 273,152 297,239 308,065 282,174 326,479 331,423 328,724 64,273 67,267 51,433 45,755 38,307 32,202 39,726 40,766 36,919 44,850 52,914 54,432 303,707 317,379 309,242 320,855 301,273 200,198 276,905 263,959 331,747 337,214 312,910 314,468 367,980 384,664 360,675 366,610 339,580 232,400 316,631 304,725 368,666 382,064 365,824 368,900 6.53 10.07 16.83 10.52 14.36 -14.92 6.52 -1.08 30.65 17.03 10.38 12.22 Nguồn: Báo cáo thống kê du lịch của Lào năm 2014, Vụ phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Lào [14] 176 Phụ lục 11: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ THÔNG TIN VĂN HÓA VÀ DU LỊCH CỦA LÀO THÔNG TIN VĂN HÓA DU LỊCH Phòng nghiên cứu du lịch Phòng quản lý điểm du lịch Phòng QLKD và phục vụ nơi nghỉ ngơi Phòng QL và phục vụ thông tin BỘ THÔNG TIN, VĂN HÓA VÀ DU LỊCH Vụ phát triển du lịch Vụ quản lý du lịch Vụ quảng cáo du lịch Phòng lập kế hoạch và phát triển du lịch Phòng nội dung và thiết kế in ấn Phòng du lịch dan cư Phòng kiểm tra và xếp loại hàng DL Phòng QLKD và Dịch vụ du lịch Phòng tiêu chuẩn du lịch và QLĐT Phòng nghiên cứu du lịch Phòng nghiên cứu thị trường DL Phòng quản lý quán nhà ăn và nơi giải khát Trung tâm đào tạo ngành du lịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_doi_voi_hoat_dong_du.pdf
  • docThong tin len mang _Phut (Viet - Anh).doc
  • docTom tat _ Phut (NOP QD chinh thuc).doc
Tài liệu liên quan