Luận án Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI THỊ VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI THỊ VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Báo chí học Mã số : 9 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướn

pdf215 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Lưu Văn An 2. PGS,TS. Đinh Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Lưu Văn An; PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận án có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứa từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung luận án. Hà Nội, ngày tháng . năm 2021 Tác giả luận án Bùi Thị Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................................... 12 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI .... 36 1.1. Một số vấn đề lý luận về báo chí đối ngoại ................................................. 36 1.2. Các yếu tố của quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ............................... 47 1.3. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ................. 62 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................... 67 2.1. Khái quát về hoạt động của báo chí và báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................................. 67 2.2. Những thành tựu trong quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại và nguyên nhân....................................................................................................... 70 2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 107 Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............... 119 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại .......... 119 3.2. Xu hướng quản lý báo chí đối ngoại của Việt Nam trong những năm tới .... 129 3.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trong thời gian tới ....................................................................................................... 132 3.4. Một số khuyến nghị ................................................................................... 156 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 166 PHỤ LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại của chủ thể quản lý ....... 70 Biểu đồ 2.2. Thành tựu của đối tượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ............ 72 Biểu đồ 2.3. Quản lý việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí đối ngoại ......................................................... 76 Biểu đồ 2.4. Quản lý việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xây dựng chế độ, chính sách về báo chí đối ngoại ......... 80 Biểu đồ 2.5. Quản lý tổ chức thông tin và quản lý thông tin của báo chí đối ngoại ..... 83 Biểu đồ 2.6. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí đối ngoại ........................................................ 86 Biểu đồ 2.7. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí đối ngoại .......................................... 91 Biểu đồ 2.8. Quản lý chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí đối ngoại ................... 95 Biểu đồ 2.9. Phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại thông qua các công cụ quản lý là các văn bản qui phạm pháp luật ......................................... 97 Biểu đồ 2.10. Phương thức quản lý nhà nhà nước về báo chí đối ngoại thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ...................................................... 99 Biểu đồ 2.11. Phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề xuất khen thưởng, kỷ luật các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí đối ngoại ............................................................... 101 Biểu đồ 2.12. Quản lý thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí đối ngoại ............................................................................................... 105 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập thông tin quốc tế, ngoài việc cung cấp thông tin cho môi trường truyền thông trong nước, mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình một chiến lược truyền thông đối ngoại để phát triển, với mục tiêu nâng cao sức ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi trên trường quốc tế. Điều 4 Luật Báo chí (năm 2016) khẳng định: Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân [116]. Nội dung được xác định rõ trong Luật Báo chí cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội. Báo chí đối ngoại là một bộ phận quan trọng trên mặt trận đối ngoại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trước vai trò to lớn của báo chí đối ngoại, Đảng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí đối ngoại như một công cụ quan trọng trên mặt trận tư tưởng, thông tin, giải thích để thế giới hiểu rõ tính chính nghĩa của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia; xác lập vị thế, biểu tượng, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế. Hoạt động báo chí đối ngoại có những đặc điểm khá riêng biệt so với hoạt động báo chí nói chung, cả về đối tượng tác động, địa điểm - không gian cho đến phương pháp, cách thức. Hoạt động báo chí đối ngoại ở nước ta được thực hiện đồng bộ từ cấp quốc gia đến cấp địa phương. Trong đó, các tỉnh biên giới đã tổ chức hoạt động báo chí đối ngoại với các quốc gia giáp ranh lãnh thổ với nhiều nét đặc thù, sáng tạo. Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, báo chí nước ta có những bước phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, số kênh phát thanh, truyền hình, loại hình và chất lượng thông tin, nguồn nhân lực theo hướng hội tụ, tích hợp truyền thông đa loại hình, đa phương tiện, song những nghiên cứu về việc phát triển báo chí đối ngoại còn hạn chế, mặt khác cũng chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý báo chí đối ngoại, chính vì vậy đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ về lý luận và thực tiễn quản lý báo chí đối ngoại của nước ta. Hệ thống báo chí đối ngoại của Việt Nam bao gồm các cơ quan báo chí tiêu biểu như: các kênh phát thanh-truyền hình tiếng nước ngoài của Đài Tiếng nói Việt 2 Nam (VOV5), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4) và Truyền hình Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam; các tờ báo thuộc Thông tấn xã Việt Nam như nhật báo tiếng Anh Việt Nam News, nhật báo tiếng Pháp Le Courrier du Vietnam, Báo ảnh Việt Nam, tạp chí Vietnam Law and Legal Forum; các kênh báo mạng điện tử Quê hương, Vietnam plus; các bản tin tiếng nước ngoài của Bộ Ngoại giao; khoảng 40 báo và tạp chí đối ngoại bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa Hiện nay, có 30 văn phòng báo chí nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam. Mỗi năm trung bình có khoảng 230 đoàn với hơn 1000 phóng viên nước ngoài vào nước ta tác nghiệp. Đồng thời, Việt Nam có 5 cơ quan báo chí (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Thanh niên) đặt 53 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong bối cảnh báo chí truyền thông nói chung, báo chí đối ngoại nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, đảm bảo báo chí truyền thông phát huy tối đa vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình. Nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước được ban hành nhằm định hướng, quy định, yêu cầu các cơ quan báo chí đối ngoại thực hiện, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí. Đặc biệt, năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật báo chí mới. Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2434/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Năm 2019, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 với mục tiêu sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý nhà nước về báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại, sắp xếp hệ thống báo chí, khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích; gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhà nước về báo chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại đã bộc lộ nhiều bất cập: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, các cơ quan quản lý 3 nhà nước về báo chí còn thiếu chuyên nghiệp trong xử lý các vấn đề phát sinh, lúc thì lỏng lẻo, lúc lại thắt chặt, hạn chế sự sáng tạo của báo chí đối ngoại, dẫn đến tình trạng một số cơ quan báo chí thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ, mục đích nhưng lại chậm đổi mới về hình thức, nội dung, tính hấp dẫn chưa cao, hiệu quả thông tin thấp. Trong tác nghiệp, không ít phóng viên thiếu thận trọng trong việc chọn lựa, kiểm chứng nguồn tin, thông tin một chiều. Tình trạng bị động lúng túng, chậm chạp đối phó trong đấu tranh với các thông tin xuyên tạc và luận điểm sai trái vẫn chưa được khắc phục. Báo chí đối ngoại chưa phản ánh đầy đủ, đa dạng, kịp thời những thành tựu của nước ta trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tự do tín ngưỡng, thiếu sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn. Các thế lực cơ hội, thù địch ở trong và ngoài nước chống phá quyết liệt với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã lợi dụng báo chí xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bên cạnh số lượng, loại hình cơ quan báo chí, chất lượng nội dung thông tin, còn là vấn đề tổ chức nhân sự cơ quan báo chí đối ngoại, sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí đối ngoại, cơ chế chính sách đối với hoạt động báo chí đối ngoạiTất cả đã đặt ra nhu cầu cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trên cả phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn. Với những tính cấp thiết như trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Báo chí học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả luận án khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, từ đó nêu rõ những vấn đề đặt ra, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu, hệ thống hóa, làm rõ các khái niệm công cụ: Quản lý, quản lý nhà nước, báo chí đối ngoại; làm rõ vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại, nghiên cứu khái quát về tình hình hoạt động của báo chí đối ngoại ở Việt Nam 4 Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Nêu rõ những vấn đề đặt ra, xu hướng và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Xuất phát từ điều kiện thực tế, đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại của chủ thể quản lý bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại: Cục thông tin đối ngoại thuộc Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Ngoại giao. Ngoài ra tác giả nghiên cứu đối tượng quản lý là các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực ở Trung ương bao gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là cơ quan báo chí đối ngoại chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Phạm vi thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến tháng 12/2019. Đây là khoảng thời gian dễ tiếp cận các nguồn tài liệu, đảm bảo tính cập nhật; đồng thời có nhiều nội dung, chuyên môn đáp ứng được những tiêu chí cơ bản của đề tài đặt ra. Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Thực hiện tại Hà Nội 4. Giả thuyết nghiên cứu Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam không những có vai trò quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại mà còn là chiến lược để xây dựng một nền báo chí cách mạng phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng. Trước vai trò và nhiệm vụ quan trọng như vậy, các cơ quan quản lý báo chí đối ngoại luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí đối ngoại để giữ vững tôn chỉ, mục đích góp phần quan trọng trở thành lực lượng của công tác thông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ngoài những đặc điểm chung về phương thức, nội dung như quản lý các loại hình báo chí khác. Quản lý nhà nước về báo chí 5 đối ngoại có những đặc thù riêng, bởi báo chí đối ngoại không chỉ là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng, mà còn để phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, an ninh, quốc phòng bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, với những đặc thù của một loại hình báo chí chủ yếu hướng ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này xuất phát từ yêu cầu, tôn chỉ, mục đích của báo chí đối ngoại. Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp ứng được mục đích, yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số hạn chế như hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu, trình độ, kỹ năng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Điều này dẫn đến thực trạng còn một số cơ quan báo chí đối ngoại hoạt động chưa thực sự đáp ứng tốt sự nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Nội dung thông tin trên báo chí đối ngoại chưa thực sự phong phú, hấp dẫn, sinh động, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí truyền thông, về quản lý nhà nước, về quản lý báo chí truyền thông. Theo Mác-Ăngghen, báo chí có hai chức năng chính là tuyên truyền và cổ vũ tinh thần của công chúng. Lênin kế thừa nguyên tắc của Mác và bổ sung thêm nguyên tắc tổ chức tập thể. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Đảng lãnh đạo tập thể nên báo chí xem là người tổ chức tập thể. Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung. Theo quan điểm của Đảng ta, báo chí có vai trò tổ chức xã hội và tham gia vào đời sống xã hội. Báo chí được xem như một diễn đàn xã hội qua đó công chúng không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt giàu sang đều có thể tham gia thảo luận các sự kiện chính trị xã hội. Trên cơ sở đó, quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, tuyên truyền đối ngoại, thông tin đối ngoại, quản lý nhà nước về báo 6 chí đối ngoại Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn và sử dụng một số lý thuyết truyền thông để thực hiện đề tài luận án. 5.2. Cơ sở lý thuyết Việc xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án được dựa trên một số lý thuyết chính sau: 5.2.1. Lý thuyết “Quản lý tổng quát” Lý thuyết này cũng đã chỉ ra rằng, tất cả các nhà quản lý đều phải thực hiện năm chức năng là: kế hoạch - tổ chức - chỉ huy - phối hợp - kiểm soát. Hiện nay, trong các sách về khoa học quản lý, năm chức năng đó được rút gọn thành bốn chức năng căn bản là: hoạch định - tổ chức - lãnh đạo - kiểm soát. Cùng với Ph.W.Taylo, H. Phayon được thừa nhận là nhà đồng sáng lập ra khoa học quản lý hiện đại và đã đưa khả năng áp dụng tới các loại hình tổ chức khác. Đến nay, mười bốn nguyên tắc quản lý chung của ông vẫn còn giá trị đối với lý luận và thực tiễn quản lý. Ví dụ, bốn nguyên tắc đầu tiên là: Phân chia công việc; thẩm quyền và trách nhiệm thống nhất; kỷ luật cao; thống nhất lãnh đạo/chỉ huy... 5.2.2. Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất Theo lý thuyết này (được công bố vào những năm 1930 - 1940), các nhà lãnh đạo sinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng, năng lực sẵn có (có tố chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với người khác), chứ không phải chỉ do luyện tập hay cố gắng mà đạt được. Lý thuyết đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mật thiết tới thành công của tổ chức. Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuất hiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của xã hội, nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừa nhận họ thừa hưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạo cũng có sự thay đổi. Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu chuyển hướng tới học thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn 1950. 5.2.3. Lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnh đạo thực hiện. Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách và kỹ năng của nhà lãnh đạo đó. Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi là một bước phát triển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, lấy lý thuyết này làm nền tảng. Có hai vấn đề quan trọng trong hành vi của nhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc và con người trong tổ chức, đây cũng chính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnh đạo. 7 5.2.4. Lý thuyết hội tụ truyền thông Lý thuyết này được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XX bắt đầu tư khái niệm hội tụ của tác giả Nicholas Negropronte đưa ra khái niệm hội tụ, kể từ đây những nghiên cứu về lý thuyết này được phát triển mạnh mẽ. Hội tụ truyền thông tích hợp các loại truyền thông mới và truyền thông truyền thống, cung cấp cho công chúng nhiều cơ hội lựa chọn cách tiếp cận. Các loại phương tiện truyền thông tích hợp với nhau. Môi trường hội tụ truyền thông, người làm truyền thông sử dụng mọi phương tiện để chuyển tải nội dung truyền thông và công chúng được tự do lựa chọn cách tiến cận nội dung thông tin. Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại có thể áp dụng lý thuyết này ở các khía cạnh như quản lý tòa soạn hội tụ, quản lý phát triển hệ thống nhà báo làm báo chí đối ngoại cũng như quản lý sử dụng các phương tiện truyền thông. 5.2.5. Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng Cuốn sách “Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [57] có tổng kết lại một số lý thuyết truyền thông. Với lý thuyết thâm nhập xã hội, báo chí sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích đối tượng địa bàn, thời gian để phổ biến nội dung và hình thức cho phù hợp. Lý thuyết hành động lý tính và lý thuyết thuyết phục, khả năng tác động của truyền thông trong việc thay đổi đáng kể nhận thức của đối tượng cả về phương diện nhận thức, thái độ, hành vi. Các lý thuyết này có thể được vận dụng trong việc chuyển tải các nội dung “đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực cơ hội, thù địch”. Lý thuyết này có thể áp dụng vào việc xây dựng nội dung báo chí đối ngoại qua sự thuyết phục công chúng về mặt lý trí và cảm xúc, quản lý góp phần quản lý nội dung báo chí đối ngoại. 5.2.6. Lý thuyết đóng khung Lý thuyết này được Gregory Bateson ghi nhận là người đầu tiên đưa ra lý thuyết này vào năm 1972. Lý thuyết đóng khung được xem như một lý thuyết về truyền thông đại chúng, đề cập đến cách truyền thông và trình bày thông tin cho công chúng. Các phương tiện truyền thông nhấn mạnh một số sự kiện và sau đó đặt công chúng trong một bối cảnh cụ thể để khuyến khích hoặc không khuyến khích một số giải thích. Theo cách này, các phương tiện truyền thông thực hiện một ảnh hưởng có chọn lọc đối với cách mọi người nhìn nhận thực tế. Các nhà báo lựa chọn những sự kiện, giá trị và quan điểm nào sẽ được đề cập hoặc đưa ra thực sự nổi bật. Điều này có nghĩa là các nhà báo áp dụng các khung diễn giải riêng của họ khi đóng khung các 8 thông điệp. Các nhà báo cũng bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực xã hội, thói quen báo chí và định hướng chính trị hoặc tư tưởng của họ. Với lý thuyết đóng khung, việc quản lý báo chí đối ngoại nhấn mạnh vào quản lý tôn chỉ, mục đích mà một tờ báo đối ngoại cũng như cơ quan báo chí đối ngoại phải tuân thủ. Bên cạnh các lý thuyết nêu trên còn có các lý thuyết như: 5.2.7. Lý thuyết quản lý tâm trạng (Mood management theory), các thông điệp và thông tin truyền thông có thể làm thay đổi tâm trạng của các cá nhân. Lý thuyết đưa ra giả định trạng thái tâm lý của một cá nhân sử dụng ảnh hưởng của phương tiện truyền thông và các lựa chọn có sẵn để tối ưu hóa tâm trạng. Ngoài ra còn có một số suy luận lý thuyết gợi ý và hỗ trợ tiếp xúc với nội dung thông điệp để đưa đến những kết quả tác động theo mong muốn. 5.2.8. Lý thuyết hiệu ứng hạn chế (Limited effects theory), được đề xuất bởi nhà xã hội học người Mỹ gốc Áo Paul Lazarsfeld. Lý thuyết này cho rằng ngay cả khi có một hiệu ứng được tạo ra bởi các phương tiện truyền thông về suy nghĩ và ý kiến của các cá nhân, hiệu ứng này có thể đạt ở mức tối thiểu hoặc có thể tác động theo cách tốt nhất. Tất cả các phương tiện truyền thống đều có ảnh hưởng đến những suy nghĩ, quan điểm và thái độ của công chúng. 5.2.9. Lý thuyết tiếp nhận (Reception theory), thường được gọi là “Lý thuyết đối tượng hoặc lý thuyết tiếp nhận của người đọc được Stuart Hall phát triển vào năm 1973. Lý thuyết tập trung vào mã hóa và giải mã nội dung thông điệp được phổ biến cho người đọc bất kể dưới hình thức truyền thông nào như như tạp chí in, truyền hình, radio, trò chơi,... Ngày nay các nhà lý thuyết thực hiện phân tích phương tiện thông qua lý thuyết tiếp nhận thường rút ra kết quả từ trải nghiệm của độc giả. 5.3. Phương pháp luận Luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét: thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay được đặt trong bối cảnh hội nhập thông tin quốc tế như hiện nay. Ngoài việc cung cấp thông tin cho môi trường truyền thông trong nước, mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng cho mình một chiến lược truyền thông đối ngoại để phát triển, với mục tiêu nâng cao sức ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi thiết thực của mình trên trường quốc tế. Với khả năng tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức công chúng, báo chí là phương tiện hiệu quả và tích cực nhất để đưa những chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta 9 đến với người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài, bạn bè quốc tế; đồng thời mang những thông tin quốc tế tới công chúng Việt Nam. Luận án áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét ứng với mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn nhận thức của con người có những thay đổi nhất định. Vì vậy nên quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay sẽ có những thay đổi nhất định. 5.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa học quản lý, quản lý nhà nước, báo chí học, xã hội học để trình bày các nội dung nghiên cứu nhằm đạt mục đích, nhiệm vụ đặt ra. Các phương pháp chung: lô gic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học. 5.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu cho đề tài nghiên cứu. Trong khuôn khổ đề tài, nghiên cứu sinh đã chọn lọc, hệ thống các tài liệu bao gồm (sách, bài báo, đề tài khoa học ) về báo chí nói chung, báo chí đối ngoại. Ngoài ra, tác giả cũng thu thập các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các số liệu tại các buổi giao ban báo chí toàn quốc hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại. Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về báo chí đối ngoại, nắm bắt những nội dung của các nghiên cứu đi trước. Trong quá trình phân tích tài liệu, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện các công việc cụ thể như phân tích nguồn, phân tích nội dung và tổng hợp tài liệu. 5.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi với cỡ mẫu 400 người. Thực hiện với các nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí khác nhau bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Trung ương và địa phương và các nhà báo đang trực tiếp thực hiện làm các nhiệm vụ thực tiễn như biên tập, sản xuất nội dung báo chí đối ngoại, phóng viên, giảng viên và sinh viên báo chí, truyền thông. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu hiệu quả, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. 10 Việc chọn mẫu điều tra được tính toán theo phương pháp chọn chủ định và chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện và tính khoa học của các thông tin cần thu thập tại các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Trung ương và các cơ quan chủ quản báo chí đối ngoại. Khách thể điều tra là 400 cán bộ quản lý báo chí, biên tập viên, phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, cán bộ quản lý báo chí tại Bộ Thông tin và Truyền thông. 5.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Để làm rõ những vấn đề chuyên sâu trong nội dung nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của một số lãnh đạo quản lý báo chí, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà báo, phóng viên tại các cơ quan báo chí, truyền thông đối ngoại về công tác công tác quản lý báo chí đối ngoại. Khách thể tham gia phỏng vấn: 6 người, trong đó 4 cán bộ báo chí và cán bộ quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại tại Bộ Thông tin và Truyền thông; 1 cán bộ Đài Truyền hình Việt Nam; 1 cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về báo chí nói chung và quản lý báo chí đối ngoại nói riêng; đưa ra một số khái niệm, nguyên tắc, nội dung, phương thức quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại từ năm 2016 đến năm 2019, chỉ rõ những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó nêu lên những vấn đề đặt ra, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động báo chí và quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại của mình. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu các môn học của chuyên ngành quan hệ quốc tế và thông tin đối ngoại tại Học viện báo chí và Tuyên truyền cũng như ở các cơ sở đào tạo về quan hệ quốc tế. Đồng thời làm tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ báo chí đối ngoại. 11 Kết quả nghiên cứu cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến vấn đề quản lý báo chí nói chung và quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại nói riêng. 7. Đóng góp mới của luận án 7.1. Đóng góp về lý luận Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về báo chí nói chung và quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại nói riêng. Luận án đưa ra một số khái niệm, nội dung, phương thức, nguyên tắc quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại góp phần tăng cường quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại. 7.2. Đóng góp về thực tiễn Luận á... lý để các bài viết có trọng tâm, trọng điểm, phản ánh được thực chất của vấn đề lại chưa được giải quyết thỏa đáng trong các nghiên cứu này. Cuốn sách Báo chí và dư luận xã hội [56] của tác giả Nguyễn Văn Dững (2011) bàn về bản chất của hoạt động truyền thông, hoạt động báo chí, đặc điểm của thông tin báo chí; cơ chế tác động của báo chí đến xã hội. Giữa báo chí và dư luận xã hội có quan hệ chặt chẽ, mỗi khi có dư luận xã hội thì báo chí kịp thời phản ánh, cung cấp thông tin cho việc quản lý xã hội. Vì vậy, báo chí không chỉ cung cấp thông tin mà còn gián tiếp tham gia vào quản lý xã hội. Bài viết Quan hệ của truyền thông đại chúng với ngành tư pháp ở các nước tư bản phát triển [104] của tác giả Đỗ Đức Minh (2014) cho rằng truyền thông đại chúng và ngành tư pháp là hai thiết chế độc lập, cùng tham gia vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời truyền thông đại chúng và các cơ quan tư pháp giám sát lẫn nhau. Thông qua hoạt động điều tra, truyền thông đại chúng là người phát hiện, tạo tiền đề cho các cơ quan tư pháp tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết. Mặt khác, truyền thông đại chúng còn có vai trò tham gia theo dõi, hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử để truyền thông đại chúng thực hiện vai trò và sứ mệnh của mình. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng trở thành đối tượng của hoạt động tư pháp. Sự tự do báo chí là một trong những điều kiện thiết yếu để thực hiện chức năng xã hội cơ bản của truyền thông song các nước đều đặt ra những văn bản luật để kiểm tra, giám sát, quản lý nền báo chí và có những hình thức xử lý rất chặt chẽ cho những nhà báo vượt giới hạn cho phép trong đưa tin, tuyên truyền. Đó cũng là những gợi ý cho Việt Nam trong quản lý báo chí. Cuốn sách Các loại hình báo chí truyền thông [121] của tác giả Dương Xuân Sơn (2014) chỉ rõ đặc trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền thông đại chúng 24 hiện đại, trong đó tác giả trình bày lịch sử ra đời và phát triển một số loại hình báo chí, những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng tạo, xu hướng phát triển riêng của từng loại hình báo chí, nhất là báo chí điện tử nhằm phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình báo chí truyền thông với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cuốn sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay [112] của tác giả Lưu Đình Phúc (2016) đã chỉ rõ, trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, số cơ quan báo chí cũng tăng nhanh, cách tổ chức thông tin cũng đa dạng, ngày càng chuyên sâu về cách tổ chức xây dựng nội dung. Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các loại hình truyền thông mới ra đời, báo chí truyền thống Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó yêu cầu phải tăng cường hơn nữa và đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước, để báo chí giữ vững bản chất cách mạng. Để giữ vững được bản chất cách mạng của báo chí, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và tính tất yếu của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của báo chí, từ đó đưa ra quan điểm và đề xuất giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, giúp báo chí có những bước phát triển mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tác giả Vũ Ngọc Hoàng (2016) qua nghiên cứu Báo chí với sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội [77] đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, trong kỷ nguyên thông tin thì thông tin tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và quản trị quốc gia, quyết định nhận thức, tạo ra những con người với một trình độ, kỹ năng cao hơn và để làm được điều này báo chí phải cung cấp thông tin một cách trung thực nhất để giúp cộng đồng xã hội hiểu đúng thực trạng, qua đó tham gia tích cực vào việc chỉ rõ những yếu kém và giải pháp khắc phục; đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, tiêu cực và tham nhũng, lãng phí hướng đến xây dựng xã hội phát triển. Đề tài Nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Ban Biên tập tin Đối ngoại Thông Tấn xã Việt Nam đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới [82]do tác giả Đỗ Văn Hợp (2016) làm chủ nhiệm, đã chỉ ra thực trạng thông tin chuyên ngữ bằng văn bản của Ban Biên tập tin đối ngoại, một số thành tựu cơ bản đó là chú ý nhiều hơn tới các chủ đề văn hóa, thể thao, du lịch, lượng truy cập ngày càng tăng góp phần không 25 nhỏ vào việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước bạn bè, đối tác trên thế giới. Một số hạn chế được chỉ ra lượng tin tiếng Anh chưa xứng tầm với một hãng thông tấn quốc gia, nội dung các bản tin chuyên ngữ vẫn chủ yếu phản ánh “một chiều”, tin chính trị ngoại giao chất lượng tin còn khuôn mẫu, nặng về tuyên truyền, hàm lượng thông tin chưa cao; tin kinh tế, xã hội, văn hóa thể thao thiếu chuyên sâu, nội dung còn nghèo nàn, thông tin cũ. Các chương trình truyền hình bằng tiếng nước ngoài của Ban Thông tin Đối ngoại, chất lượng các bản tin từ khâu biên tập, biên dịch, đọc off, dựng hình đến dẫn chương trình ngày càng được được nâng cao, đội ngũ dẫn chương trình được đào tạo chuyên nghiệp và bài bản, các bản tin truyền hình đối ngoại ngày càng được nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tin bài, phóng sự tự sản xuất hiện vẫn chỉ chiếm tỷ trọng khá chưa nhiều trong thời lượng các bản tin truyền hình của Ban Thông tin Đối ngoại, công tác quảng bá các bản tin truyền hình đối ngoại tới khán giả trong và ngoài nước vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa tạo được sự hấp dẫn về nội dung, rập khuôn về cách thức thể hiện. Cuốn sách Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý [100] của các tác giả Nguyễn Đức Lợi và Lưu Văn An (2017) (Đồng chủ biên) đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Các tác giả đã chỉ ra một số kinh nghiệm về việc phát huy vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả của thông tin báo chí phục vụ và kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, quản lý và đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý đối với thông tin báo chí, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra kiến nghị với các ban Đảng Trung ương, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, cơ quan quản lý báo chí ở các địa phương, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin báo chí phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Bài báo “Giải pháp phát huy vai trò của báo chí- truyền thông đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam” [1] của tác giả Lưu Văn An (2017) đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị khẳng định, báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các cấp quản lý cần coi báo chí là công cụ quan trọng như một phương tiện để phản biện xã hội cũng như phản biện một cách khoa học với 26 những quan điểm, chủ trương. Mặt khác, báo chí phải luôn bám sát tôn chỉ, mục đích phục vụ cho sự phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Thứ ba, những công trình nghiên cứu về về báo chí đối ngoại và thông tin đối ngoại Cuốn sách Báo chí với thông tin quốc tế [69] của tác giả Đỗ Xuân Hà (1997) nêu lên một số vấn đề lý luận về báo chí quốc tế, các vấn đề thông tin quốc tế của báo chí trong thời kỳ mở cửa, góp phần giáo dục nhân cách con người trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc, làm cho thế giới biết đến Việt Nam với những giá trị văn hóa tiêu biểu. Việt Nam cũng tiếp thu, học hỏi được những giá trị tinh hoa của văn hóa thế giới nhà tin tức, truyền thông. Nội dung chủ yếu tập trung vào chức năng thông tin của báo chí mà chưa đề cập đến những đánh giá, nhận định về vai trò của báo chí Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế. Cuốn sách Báo chí và ngoại giao [114] của tác giả Dương Văn Quảng (2002) đề cập đến một số vấn đề giao tiếp và thông tin tuyên truyền đối ngoại, bao gồm những kiến thức cơ bản về báo chí và mối quan hệ giữa báo chí với ngoại giao và công tác tuyên truyền đối ngoại của nước ta hiện nay. Báo chí hiện là một kênh ngoại giao quan trọng, do đó cần quan tâm nhiều hơn đến báo chí đối ngoại cũng như kiểm soát các thông tin đối ngoại, làm cho báo chí đối ngoại trở thành phương tiện hữu ích trong đời sống chính trị của nước ta. Đề tài khoa học cấp Bộ Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay” [127] của tác giả Phạm Minh Sơn (2008) đã phân tích, xem xét một cách đầy đủ, tổng hợp hoạt động thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế với những ưu điểm và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Báo chí và truyền thông đại chúng – đào tạo và bồi dưỡng trong thời kỳ hội nhập [81] của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008) có nhiều bài viết về thông tin đối ngoại, như: Toàn cầu hóa, những cơ hội và thách thức đối với báo chí truyền thông đại chúng Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Dũng, Cơ hội, thách thức và những yêu cầu cơ bản của báo chí truyền thông đại chúng trong thời kỳ hội nhập quốc tế của tác giả Phạm Xuân Mỹ, Báo chí Việt Nam trong hội nhập quốc tế của tác giả Nguyễn Vũ Tiến Những bài viết này nói lên bức tranh chung về sự phong phú của báo chí, truyền thông đối ngoại của nước ra trong 27 thời kỳ hội nhập quốc tế vừa có những thuận lợi như sự phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng, thuận tiện trong khai thác thông tin, nhưng cũng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý báo chí khi kiểm soát các nội dung thông tin. Cuốn sách Báo chí thế giới và xu hướng phát triển [72] của tác giả Đinh Thúy Hằng (2008) đã cung cấp hệ thống lý luận về báo chí thế giới, về nghề báo, về vấn đề tự do báo chí và xu thế phát triển của báo chí thế giới, trong đó báo in có thể giảm nhưng báo chí điện tử, báo hình có chiều hướng phát triển mạnh do sự phát triển của hệ thống internet. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của phương tiện truyền thông nhưng cuốn sách không đề cập đến quản lý vấn đề này. Hai tác giả Phạm Minh Sơn và Nguyễn Thị Quế (2009) công bố cuốn sách Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay [129]. Nội dung cuốn sách chỉ rõ thực trạng hoạt động truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại hiện nay rất phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình báo chí, thông tin kịp thời, đa chiều nhưng cũng bộc lộ một số điểm yếu như việc tuân theo tôn chỉ mục đích, chạy theo xu hướng thương mại khá rõ và để khắc phục tình trạng này, các tác giả cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả thiết thực của truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta đang chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế giới. Cuốn sách“Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa [106] do tác giả Lê Hồng Minh (2009) chủ biên tập hợp các bài viết gồm ba phần: những vấn đề chung, tiếp cận truyền thông đại chúng và công chúng, nhu cầu tiếp cận và hiệu quả truyền thông đại chúng, trong đó có bài viết Xu hướng phát triển nội dung thông tin và loại hình truyền thông đại chúng Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh cho rằng, nội dung thông tin trên báo chí hiện nay rất đa dạng, tính thương mại cao, chạy theo thị hiếu. Tác giả chỉ ra tỷ lệ chênh lệch khá lớn giữa số bài viết phản ánh các vấn đề trong nước chiếm số lượng lớn so với các bài về quốc tế, việc đưa tình hình Việt Nam chiếm số lượng rất nhỏ, thông tin quốc tế thường là tin nhanh. Bên cạnh đó, những tác động của quá trình toàn cầu hóa, báo chí nước ta có sự phát triển mạnh mẽ, song cần có sự kiểm soát cả về nội dung, kiểm soát vấn đề an ninh mạng, đồng thời kiểm soát các cơ quan báo chí. Cuốn sách Thông tin đối ngoại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [131] của tác giả Phạm Minh Sơn (2011) và bài viết Một số vấn đề cần quan tâm trong 28 Thông tin đối ngoại trên báo chí hiện nay [165] của tác giả Nguyễn Hồng Vinh (2011) đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại đã nêu bật tầm quan trọng của báo chí đối ngoại, nhất là trong giai đoạn đổi mới sự phản ánh kịp thời của báo chí kịp thời của báo chí góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế cho rằng công tác quản lý báo chí đối ngoại hiện nay còn bộc lộ khiếm khuyết, chưa nhạy bén với tình hình thế giới, thông tin chưa phong phú. Cùng nghiên cứu về vấn đề thông tin đối ngoại, tác giả Phạm Minh Sơn (2011) công bố nghiên cứu Tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới [132] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, trên có sở phân tích rõ tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới như tích cực, kịp thời tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng; thông tin đối ngoại giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, tác giả cho rằng thông tin đối ngoại cần được tăng cường, đổi mới về mọi mặt, trong đó trọng tâm là đổi mới về nội dung, tăng cường lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại, phục vụ đúng đối tượng. Đề tài nghiên cứu Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong một số cơ quan thông tấn báo chí chủ lực ở nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp (2010)[98] do Phạm Văn Linh làm chủ nhiệm. Nghiên cứu cho rằng công tác thông tin đối ngoại ở nước ta hiện có bước phát triển vượt bậc, đồng bộ và toàn diện, với nhiều hình thức đa dạng, nội dung ngày càng phong phú, đóng góp vào thành công của các hoạt động đối ngoại quan trọng. Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại bộc lộ một số hạn chế. Việc chỉ đạo, điều hành, thông tin, phối hợp còn lúng túng, nhất là trước những vấn đề phức tạp. Nhận thức về vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại còn chậm và chưa đầy đủ. Nội dung thông tin chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, sức thuyết phục chưa cao. Thông tin về thế giới vào Việt Nam còn thiếu chọn lọc, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại. Mặt khác, chưa đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới vào thông tin đối ngoại, cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại chưa đồng đều về năng lực công tác. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chưa chỉ rõ trách nhiệm quản lý báo chí của các cơ quan quản lý nhà nước cả ở Trung ương và địa phương. Trên cơ nghiên cứu thực tiễn, các tác giả đã đưa ra một số giải pháp như tăng cường vai trò quản lý thông tin đối ngoại của Nhà nước ở Trung ương như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng cơ chế phối hợp kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ các thông tin đối ngoại, nhất là các thông tin trái 29 chiều, và định hướng hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị hiện đại để quản lý thông tin đối ngoại có hiệu quả. Đề tài nghiên cứu khoa học Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại [110] của Nguyễn Ngọc Oanh (2011) đề cập đến quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại cần được chuyên nghiệp hóa, người làm báo cần được đào tạo, bồi dưỡng về báo chí đối ngoại, quy trình xuất bản cần được chuẩn hóa, làm cho các sản phẩm báo chí đối ngoại thực sự là công cụ, là phương tiện truyền thông có uy tín mạnh mẽ với thế giới. Cuốn sách Báo chí và thông tin đối ngoại [26] và cuốn Tổng quan truyền thông quốc tế [25] của tác giả Lê Thanh Bình (2012) chủ yếu dành cho đào tạo chuyên sâu về công tác báo chí và quản lý báo chí. Tác giả đã lược khảo sâu về tình hình báo chí thế giới với các tổ chức thông tin đa dạng, có tính chuyên sâu, đảm bảo phục vụ nhiều đối tượng và công tác ngoại giao. Trong cuốn sách Tổng quan truyền thông quốc tế, tác giả đã cung cấp những quan niệm về đường lối đối ngoại về chính trị, phục vụ phát triển kinh tế đối ngoại, phục vụ ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, hệ thống hóa các yêu cầu mang tính lý luận của truyền thông quốc tế, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả, nguồn lực của truyền thông quốc tế đối với công chúng và xã hội, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với nhà báo quốc tế đồng thời đánh giá một số sản phẩm về truyền thông quốc tế. Cuốn sách Truyền thông quốc tế [161] của tác giả Vũ Thanh Vân (2014) đã khái quát về lịch sử hình thành báo chí thế giới và tình hình báo chí thế giới trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa tác động đến truyền thông và nắm bắt cơ hội này truyền thông thế giới trở thành một ngành kinh doanh, song cần có sự quản lý các cơ quan truyền thông. Bài viết Báo điện tử với hoạt động Thông tin đối ngoại - Cơ hội và thách thức của tác giả Doãn Thị Thuận trong cuốn sách Báo chí truyền thông – Những vấn đề đương đại [109] do Nguyễn Trí Nhiệm (2015) chủ biên, đã phân tích những ưu thế của báo điện tử trong hoạt động thông tin đối ngoại như việc đưa tin nhanh chóng, kịp thời, người đọc dễ tiếp cận nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với hoạt động thông tin đối ngoại, trong đó có vấn đề đạo đức và trách nhiệm báo chí. Để khắc phục những hạn chế đó tác giả đưa ra một số giải pháp như hoàn thiện khung pháp lý và bộ máy quản lý báo chí để triển khai có hiệu quả công tác chỉ đạo báo chí điện tử cũng 30 như triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại, tạo ra những kênh thông tin, công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái. Cuốn sách iáo tr nh đại cương truyền thông quốc tế [163] của tác giả Phạm Thái Việt (2016) đã trình bày khái lược về truyền thông quốc tế; vai trò, chức năng của truyền thông quốc tế; lịch sử phát triển truyền thông quốc tế. Tác giả đã làm nổi bật trật tự truyền thông quốc tế mới và các lý thuyết truyền thông quốc tế hiện nay, đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và truyền thông quốc tế; sức mạnh của thông tin và truyền thông trong kỷ nguyên toàn cầu hóa cũng như xu hướng phát triển của truyền thông quốc tế. Bài viết Báo chí đối ngoại Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước [86]của tác giả Đặng Thị Thu Hương (2016) in trong cuốn Báo chí truyền thông - Những vấn đề đương đại đã bàn về hoạt động báo chí đối ngoại trong các thời kỳ trước và sau những năm đổi mới, với nhiều thành tựu đạt được, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới báo chí nước ta gặp phải không ít thách thức và để vượt qua những thách tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí đối ngoại trong tương lai, trong đó có nhóm giải pháp về công tác định hướng quản lý báo chí đối ngoại với chiến lược tập trung phát triển báo chí đối ngoại trở thành một phương tiện quan trọng nhằm nâng cao vị thế báo chí cách mạng Việt Nam trên trường quốc tế. Cuốn sách Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại [90] của nhóm tác giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng và Nguyễn Đình Hậu (2016) đề cập đến một số xu hướng mới và những xu hướng chủ đạo của báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam, cả trên lĩnh vực báo chí và truyền thông. Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của báo chí và truyền thông, của quảng cáo hiện đại nhưng nội dung cuốn sách không đề cập đến việc quản lý các hoạt động này nhằm đảm bảo cho báo chí hoạt động diễn ra trong khuôn khổ. Cuốn sách Sức mạnh của các nhóm lợi ích truyền thông trong nền chính trị Mỹ hiện đại [2] của tác giả Phan Duy Anh (2016) cho rằng, từ cuối thể kỷ XX đến nay, truyền thông đại chúng ngày càng nâng cao vị trí của mình trong hoạt động của chính phủ Mỹ. Các nhà lập pháp Mỹ nhận thức được sức mạnh to lớn của ngành công nghiệp 31 truyền thông. Bằng những phương thức khác nhau, chúng tác động đến chính trị và chính sách nhằm bảo vệ cho lợi ích của các thành viên. Nhưng điều quan trọng, các hoạt động của nó đều nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ. Thứ tư, những nghiên cứu về quản lý báo chí đối ngoại Những công trình nghiên cứu về sách, tạp chí; về hoạt động quản lý báo chí đối ngoại ở Việt Nam còn ít, chỉ có những nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh khác nhau qua các bài viết trong sách, tạp chí, tiêu biểu như: Đề tài nghiên cứu khoa học Thông tấn xã Việt Nam với công tác tuyên truyền về biển, đảo trong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài [67]của tác giả Ngô Thái Hà (2015) đã chỉ ra thực trạng tuyên truyền về biển đảo trong thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài ở Thông tấn xã Việt Nam đã chỉ ra những kết quả hoạt động của các tờ báo đối ngoại có tính chuyên sâu như báo VietnamNews, báo Le Courrier du Vietnam, Tạp chí VietnamLaw & Legal Forum, Tuần báo Thời báo Việt-Hàn, báo điện tử VietnamPlus. Cùng với đó, công tác tuyên truyền biển đảo đã khái quát bức tranh toàn cảnh công tác tuyên truyền về biển, đảo bằng tiếng nước ngoài ở Thông tấn xã Việt Nam, trong đó hoạt động của khối thông tin thông tấn, đã góp phần quan trọng vào chiến dịch tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, phản ánh tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế về vấn đề Biển Đông. Đề tài cũng chỉ rõ kết quả Hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan trong nước và quốc tế trong thông tin, tuyên truyền về biển, đảo đã đạt được những kết quả tích cực. Đề tài cũng chỉ ra một số hạn chế như nội dung tuyên truyền về cơ chế chỉ đạo, điều hành, thông tin, phối hợp có lúc còn bị động, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh; phân công trách nhiệm giữa các đơn vị làm tin và xử lý thông tin còn có có lúc chưa rõ ràng dẫn đến còn có sự chồng chéo, thông tin chưa phong phú, chưa có nhiều thông tin mang tính đánh giá, phân tích, bình luận các sự kiện mà dư luận quan tâm. Bài báo Một số vấn đề trong công tác quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở Việt Nam hiện nay [160] của tác giả Bùi Thị Vân đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị năm 2016 đã phân tích và đưa ra cơ sở pháp lý của công tác quản lý hoạt động thông tin đối ngoại và những kết quả trong công tác quản lý hoạt động thông tin đối ngoại. Trong đó khẳng định trong lĩnh vực báo chí, các cơ quan, bộ phận báo chí đối ngoại đã có những đóng góp quan trọng; thực hiện tốt vai trò vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, là diễn đàn của nhân dân. 32 Bài báo Quản lý nội dung thông tin đối ngoại tại các đài phát thanh-truyền h nh địa phương [159] của tác giả Phan Lê Tùng (2017) đăng trên Tạp chí Thông tin đối ngoại cho rằng, hoạt động của báo chí đối ngoại có những đặc điểm khá riêng biệt so với hoạt động báo chí nói chung, cả về đối tượng tác động, địa điểm - không gian cho đến phương pháp, cách thức quản lý nội dung. Do đó, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại, việc đào tạo những phóng viên, biên tập viên chuyên trách mảng báo chí đối ngoại cũng đòi hỏi những kỹ năng, quy trình đặc trưng riêng. Bài báo Lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0 [113] của tác giả Hà Huy Phượng (2018) cho rằng, cách thức tổ chức mô hình tòa soạn sẽ theo hướng của lý thuyết truyền thông hội tụ, trong đó có vấn đề tòa soạn hội tụ. Hệ thống tòa soạn sẽ hoạt động với những không gian chung, phương thức quản lý tổ chức sản xuất báo chí sẽ có những điều chỉnh khi người làm báo sẽ sử dụng đến mọi phương tiện để chuyển tải nội dung, nhất là trong thời đại ngày nay phương tiện thông minh sẽ ngày càng có nhiều ứng dụng trong sản xuất và quản lý báo chí. Bài báo Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra và giải pháp đối với công tác quản lý truyền thông ở Việt Nam hiện nay [73] của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2018) trình bày quan điểm: trong thời đại hiện nay, công nghệ tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó báo chí được thừa hưởng và có thể vận dụng công nghệ hiện đại vào làm báo cũng như các cấp quản lý cũng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ số để quản lý báo chí. Để quản lý báo chí- truyền thông đạt hiệu quả cao, tác giả cho rằng cần có sự đổi mới quy trình tổ chức sản xuất, tăng cường hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, thúc đẩy mô hình tòa soạn hội tụ và đi liền với đó là đổi mới về phương pháp quản lý nội dung báo chí, thay đổi cách quản trị và phát hành. Có thể nói, những công trình nghiên cứu, sách, bài báo, báo cáo, tham luận khoa học nêu trên sẽ là những cơ sở khoa học quý báu để thực hiện đề tài, góp phần đẩy mạnh hoạt động báo chí đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế của Việt Nam. Các nghiên cứu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý báo chí đối ngoại ở nước ta, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước, uy tín của Việt Nam trên 33 trường quốc tế, các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các doanh nhân, người dân các nước trên thế giới cũng như các cá nhân người nước ngoài đang sinh sống và học tập tại Việt Nam hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về Việt Nam. 3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 3.1. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan Những nghiên cứu được đề cập đến trong luận án đã chỉ ra nhiều khía cạnh về vấn đề báo chí, báo chí với sự phát triển của đất nước, vấn đề quản lý báo chí nói chung và quản lý báo chí đối ngoại nói riêng. Những kết quả nghiên cứu đó có ý nghĩa quan trọng với việc giải quyết các vấn đề trọng tâm mà luận án tập trung làm rõ. Các vấn đề này được khái quát như sau: Một là, báo chí là một trong những lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Ngày nay, báo chí đang tích cực góp phần vào việc cung cấp thông tin, tham gia phản biện xã hội. Mặt khác, để làm tốt vai trò của mình báo chí cũng phải không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới về nội dung, hình thức, nhất là trong thời gian gần đây báo điện tử phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt với báo chí truyền thống, do vậy báo chí có xu hướng chạy theo thị trường, tính thương mại hóa cao song các cấp quản lý đã có những chế tài làm cho các cơ quan báo chí đảm bảo được tôn chỉ, mục đích. Hai là, đội ngũ những người làm báo trước yêu cầu của thực tiễn đã chủ động đổi mới về cách tổ chức thông tin, nhất là thông tin đối ngoại, đưa những thông tin trong nước đến với thế giới một cách nhanh chóng và kịp thời. Để thực hiện tốt các công việc này, nhiều nghiên cứu liên quan đến các vấn đề lý luận báo chí, nghiệp vụ báo chí đã được tổ chức làm cho đội ngũ những người làm báo vừa nắm vững chuyên môn vừa xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có bản lĩnh chính trị và quyết tâm nghề nghiệp rất cao. Ba là, trong những năm qua, báo chí Việt Nam có sự chỉ đạo sát sao, sự định hướng rõ ràng và cụ thể cho nên các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt sự chỉ đạo này. Các cơ quan quản lý báo chí đã chủ động nắm bắt tình hình thực tiễn để tăng cường vai trò quản lý sát với mỗi lĩnh vực báo chí trên cơ sở thượng tôn pháp luật, việc đưa tin, viết bài đảm bảo tính trung thực, khách quan. Mặt khác, các cơ quan báo chí đã cung cấp nhiều thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện, ngăn chặn, đấu 34 tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội, đồng thời tham gia vào việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với đông đảo người dân trên mọi miền của đất nước. Bốn là, từ kinh nghiệm về quản lý báo chí nói chung và quản lý báo chí đối ngoại nói riêng ngày càng được phát huy mạnh mẽ, những vấn đề lý luận và thực tiễn này có ý nghĩa quan trọng cho việc quản lý báo chí đối ngoại ở nước ta, đó là: – Xác định rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc quản lý báo chí đối ngoại để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ báo chí có đủ phẩm chất, năng lực làm báo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. – Nâng cao vai trò, vị thế của các cơ quan quản lý báo chí, có cơ chế khuyến khích báo chí thông tin đối ngoại kịp thời tình hình trong nước đến với thế giới, đồng thời tăng tường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực báo chí đối ngoại, đảm bảo cho việc xuất bản các ấn phẩm, các bài viết luôn đúng tôn chỉ, mục đích. – Xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ về báo chí đối ngoại, từ đó việc quản lý cũng như thông tin đối ngoại phải có sự giám sát chặt chẽ của người dân cũng như các cơ quan chuyên môn. – Đa dạng hóa các loại hình báo chí đối ngoại song không được chệch với tôn chỉ, mục đích. Tránh tình trạng do quá chú trọng vào tính thương mại làm cho thông tin đối ngoại mất đi bản sắc. – Có cơ chế, chính sách để việc quản lý báo chí đối ngoại trở thành một động lực cho sự phát triển của đất nước. 3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Cho đến nay thế giới và Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại, do vậyhiện nay thiếu những công trình làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống các kinh nghiệm cho quản lý báo chí đối ngoại ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam thiết thực, hiệu quả, nâng cao vai trò và vị thế của báo chí đối ngoại, đáp ứng yêu cầu c...ội 3. N ội dung các chương trình liên kết phù 294 73,6 105 26,4 0 0 hợp với quy định của pháp luật Việt Nam 4. Phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí ra nước ngoài; ủy thác cho tổ chức, 251 62,8 148 37,2 0 0 cá nhân in lại, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí Việt Nam ở nước ngoài 5. Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài 280 70,2 106 26,5 13 3,3 6. Thành lập văn phòng đại diện ở nước 253 63,4 117 29,4 28 7,2 ngoài 8. Quản lý chỉ đạo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí đối ngoại Mức độ thực hiện TT Các nội dung quản lý Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1. Qu ản lý việc đưa tin bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan về nội dung 268 67,2 112 28,1 18 4,7 của thông tin đã đưa 2. Qu ản lý thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý dưới hình 252 63 124 31,2 23 5,8 thức văn bản và file điện tử, theo địa chỉ e- mail 3. Ch ỉ đạo việc ra soát các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động báo chí đối 272 68 110 27,5 25 6,3 ngoại 4. Qu ản lý nội dung báo cáo, có đánh giá về kết quả công việc cũng như chất lượng và 225 56,4 132 33,1 42 10,5 tiến độ báo cáo 5. Qu ản lý đổi mới công tác thông tin, báo cáo phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, đổi 203 50,8 146 36,5 50 12,7 mới việc thực hiện công tác thông tin, báo cáo trong phạm vi quản lý 6. Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến trong hoạt 229 57,3 154 38,5 16 4,2 động báo chí được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng 7. Vi ệc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện công khai, dân chủ, đề nghị theo trình tự từ cơ sở, chú 246 61,7 153 38,3 0 0 trọng cá nhân, tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn 9. Quản lý thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí đối ngoại Mức độ thực hiện TT Các nội dung quản lý Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1. Thanh tra báo chí đối ngoại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh 308 77 92 23 0 0 tra 2. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các hoạt 261 65,3 118 29,5 20 5,2 động báo chí đối ngoại 3. Thanh tra, kiểm tra định kỳ các hoạt động 282 70,5 103 25,9 14 3,6 báo chí đối ngoại 4. Thanh tra, kiểm tra đột xuất các hoạt động 247 61,9 152 38,1 0 0 báo chí đối ngoại 5. Quản lý việc xử lý vi phạm pháp luật về 294 73,6 105 26,4 0 0 báo chí đối ngoại 10. Phương thức quản lý thông qua các công cụ quản lý là các văn bản qui phạm pháp luật Phương thức quản lý thông qua các Mức độ thực hiện TT công cụ quản lý là các văn bản qui Tốt Khá Trung bình phạm pháp luật SL % SL % SL % 1. Việc quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại luôn bám sát theo các quy định của 307 76,8 92 23,2 0 0 Hiến pháp và pháp luật 2. Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại luôn xác định rõ các hành vi bị nghiêm 278 69,6 121 30,4 0 0 cấm trong quản lý nhà nước về báo chí nói chung và báo chí đối ngoại nói riêng 3. Quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại 268 67,2 131 32,8 0 0 luôn đảm bảo thực hiện quyền tự do báo chí của công dân trên báo chí đối ngoại 4. Quản lý nhà nước về thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí đối ngoại của 243 60,8 147 36,8 9 2,4 công dân 5. Quản lý nhà nước về việc thưc hiện các quy định đối với đối tượng được thành 208 52 166 41,6 25 6,4 lập cơ quan báo chí đối ngoại 6. Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt 291 72,8 108 27,2 0 0 động báo chí đối ngoại 7. Việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí đối ngoại luôn đảm bảo đầy đủ 272 68 115 28,8 12 3,2 các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật báo chí 8. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện cũng cấp 230 57,6 150 37,6 19 4,8 thông tin cho báo chí đối ngoại 11. Quản lý thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí Mức độ thực hiện Quản lý thông qua các cơ quan quản TT Tốt Khá Trung bình lý nhà nước về báo chí SL % SL % SL % 1. Bộ Thông tin và Truyền thông tích cực chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan quản 262 65,6 124 31,2 12 3,2 lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở trung ương và các địa phương 2. Cục Thông tin và Đối ngoại chủ động, tích cực, sâu sát trong quản lý nhà nước 256 64 137 34,4 6 1,6 về báo chí đối ngoại một cách toàn diện 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có thể hiện rõ trách nhiệm trong phối hợp với 211 52,8 166 41,6 22 5,6 Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thể hiện 230 57,6 153 38,4 16 4 đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại tại địa phương 5. Các cơ quan quản lý báo chí ở Trung 195 48,8 179 44,8 25 6,4 ương thường xuyên có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở các địa phương 12. Quản lý thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề xuất khen thưởng, kỷ luật các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí đối ngoại Quản lý thông qua thanh tra, kiểm tra, Mức độ thực hiện giám sát và đề xuất khen thưởng, kỷ Tốt Khá Trung bình TT luật các hành vi vi phạm pháp luật về SL % SL % SL % báo chí đối ngoại 1. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và các địa phương chủ trì phân tích đánh giá đúc rút kinh nghiệm 208 52 172 43,2 19 4,8 về nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực báo chí đối ngoại thuộc phạm vi và địa bàn quản lý 2. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở trung ương và ở các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát 249 62,4 137 34,4 12 3,2 hoạt động của các cơ quan báo chí đối ngoại 3. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và các địa phương xây dựng chương trình kế hoạch công tác 195 48,8 182 45,6 22 5,6 thanh tra, kiểm tra hoạt động của báo chí đối ngoại hàng năm 4. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và các địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để 179 44,8 185 46,4 35 8,8 thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực báo chí đối ngoại 5. Phát hiện, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc kiến nghị với 252 63,2 147 36,8 0 0 các cơ quan chức năng xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính của các cơ quan, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực báo chí đối ngoại 6. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương và các địa phương chủ trì xử lý các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực 268 67,2 115 28,8 16 4 quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại thuộc phạm vi và địa bàn mình phụ trách 7. Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến trong hoạt động báo chí đối ngoại được 291 72,8 108 27,2 0 0 khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng PHỤ LỤC 3 BIÊN BẢN TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỤC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Phỏng vấn sâu cán bộ phòng Thông tin, Báo chí – Xuất bản (A1) Câu hỏi 1: Chị đánh giá như thế nào về công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở nước ta thời gian qua? Về cá nhân chị đánh giá, quản lý thông tin đối ngoại nói chung và báo chí đối ngoại nói riêng mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu, còn những hạn chế nhất định nhưng đã có tiến bộ hơn trước rất nhiều. Đặc biệt là nhận thức về thông tin đối ngoại của báo chí, bộ ngành đã được nâng cao. Hành lang pháp lý về thông tin đối ngoại tiếp tục được hoàn thiện. Câu hỏi 2: Chị đánh giá thê nào về công tác quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ quan báo chí đối ngoại? Về cơ bản, các cơ quan báo chí thực hiện đúng yêu cầu của các Quy hoạch và Đề án đề ra, bám sát các mục tiêu của Quy hoạch; tiếp tục giữ vững vai trò là cơ quan đối ngoại quốc gia. Câu hỏi 3: Công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí đối ngoại với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao? Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí đối ngoại với các binh chủng làm báo chí đối ngoại khá chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong việc đăng, phát nội dung báo chí đối ngoại. Tiêu biểu như tại TTXVN, bên cạnh nhiệm vụ thông tin, các CQTTNN đã tích cực hưởng ứng các hoạt động của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, phối hợp tốt với các cơ quan đại điện trong công tác tuyên truyền đối ngoại tại địa bàn cũng như các công tác khác. Năm 2018, các CQ báo chí đối ngoại của TTXVN tiếp tục triển khai thực hiện “Quy chế về việc phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các Cơ quan trong nước về công tác thông tin đối ngoại của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”. Bằng những sản phẩm thông tin của mình, các phóng viên thường trú ngoài nước của TTXVN đã trở thành cầu nối người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế với người dân và các cơ quan, tổ chức ở trong nước: kịp thời phản ánh hoạt động của các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Về việc cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý, chỉ đạo: Các CQ báo chí đối ngoại của TTXVN thực hiện việc cung cấp thông tin theo đúng các quy định tại Điều 17, Nghị định số 72/2015/NĐ-CP về quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại. Theo đó, các CQTTNN cung cấp thông tin từ địa bàn cho cơ quan chủ quản là TTXVN để cung cấp cho hệ thống cơ quan báo chí và công chúng trong, ngoài nước. Câu hỏi 4: Chị đánh giá như thế nào về công tác quản lý thông tin báo chí đối ngoại thời gian qua? Nội dung thông tin hiện nay đảm bảo đúng định hướng, phản ánh rõ nét quan điểm, đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ra thế giới, phản ánh sâu rộng tình hình Việt Nam trên mọi lĩnh vực đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, tổ chức nhiều tin/bài/ chương trình tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phân giới cắm mốc của đất nước, các vấn đề nhân quyền, tôn giáo, việc đăng phát nội dung báo chí đối ngoại trên cơ quan báo chí đối ngoại ít sai sót. Bộ TTTT giao đơn vị chức năng tổ chức nắm bắt dư luận trong và ngoài nước về tình hình Việt Nam, chú trọng theo dõi các ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia nước ngoài, hằng tuần thực hiện báo cáo “Điểm dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam” làm tài liệu tham khảo cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nắm bắt sát thông tin để chỉ đạo báo chí trong việc giải thích, làm rõ, đấu tranh, bác bỏ các thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Tổ chức theo dõi, đánh giá việc đăng, phát nội dung báo chí đối ngoại trên báo chí Việt Nam để nắm bắt, kịp thời chỉ đạo thông tin trên báo chí góp phần tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, hạn chế các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước. Câu hỏi 5: Theo chị để nâng cao chất lượng công tác quản lý báo chí đối ngoại, trong thời gian tới chúng ta sẽ phải làm gì? Để phát huy có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại, trong năm 2019, Bộ TTTT sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện việc xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, kế hoạch trong lĩnh vực BCĐN đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác TTĐN; triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông các nước. Hai là, tiếp tục triển khai hiệu quả các đề án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực BCĐN đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ba là, tăng cường hiệu quả phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, các thành viên Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, cácbộ, ban, ngành, địa phương trong công tác TTĐN; phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác TTTĐN và Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện tốt việc chỉ đạo, quản lý, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trên báo chí. PHỤ LỤC 4 PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO CỤC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (B1) Câu hỏi 1. Thưa ông, công tác quy hoạch sắp xếp hệ thống báo chí đối ngoại hiện nay được thực hiện như thế nào? Quy hoạch sắp xếp hệ thống báo chí đối ngoại hiện nay được thực hiện từ năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.Mục tiêu của Quy hoạch là xây dựng và phát triển một báo điện tử đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các thứ tiếng chính (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Nga) nằm trong top 10 lượng người truy cập từ Việt Nam và top 5 lượng người truy cập từ nước ngoài đối với tờ báo điện tử của Việt Nam. Đồng thời, xây dựng và phát triển một tờ báo in đối ngoại, một tạp chí đối ngoại chuyên biệt, chủ lực với các thứ tiếng chính (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Nga) mang tầm khu vực và thế giới, đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí có số phụ, phụ trương và chuyên mục phục vụ nhiệm vụ đối ngoại. Cách đây mấy năm Thủ tướng Chính phủ có quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại trong đó quy định là báo chí đối ngoại chủ lực là Thông tấn xã Việt Nam và một số báo chí đối ngoại như Kênh truyền hình đối ngoại quốc giá, được quy hoạch từ kênh VTV4. Cho đến năm 2020 VTV4 sẽ trở thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia, tỷ lệ phát lại là bao nhiêu đều có quy định ở trong quy hoạch. Ngoài ra còn có kênh truyền hình đối ngoại dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài là kênh VTC 10 của đài truyền hình VTC, có kênh của Đài tiếng nói Việt Nam – VOV5 dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc. Đấy là về báo nói, báo hình, báo viết có Vietnamnews, vietnamplus, bản tiếng Anh, Báo ảnh của Thông tấn xã Việt Nam. Câu hỏi 2. Thưa ông việc quản lý thông tin báo chí đối ngoại được thực hiện như thế nào? Các cơ quan báo chí đối ngoại có thực hiện tốt việc báo cáo cho các cơ quan quản lý? Đối với cơ quan nhà nước thì họ báo cáo quy củ hơn còn các đơn vị báo chí thì họ cũng có báo cáo, báo cáo hàng năm. Vì trong quy định của kế hoạch TTĐN Chính phủ là các cơ quan báo chí đối ngoại phải báo cáo cho Bộ Thông tin Truyền thông tổng hợp, báo cáo để tổng hợp cho Bộ Thông tin truyền thông trình Chính phủ. Câu hỏi 3. Báo chí đối ngoại có xảy ra các vi phạm về mặt thông tin không? Thông thường thì các báo chí đối ngoại thì họ ít xảy ra các vi phạm, có thể họ làm nhiều hay chưa nhiều, có thể làm tốt hay chưa xuất xắc, thường thì họ không bị vi phạm. Bởi vì báo chí làm công tác thông tin đối ngoại có nguồn tin chính thức thì họ tuân thủ. Còn những báo chạy theo thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin vội vàng, hay chưa bảo đảm định hướng thì thường dễ bị sai hơn. Câu hỏi 4. Vậy tức là từ trước đến nay, các vi phạm thông tin của báo chí đối ngoại cũng chưa được đưa vào văn bản chính thức mà hầu hết là nhắc nhở trong các cuộc giao ban? Đúng rồi, vi phạm của báo chí đối ngoại không chỉ được nhắc nhở mà còn có phạt, thường là chúng ta thấy như là các thông tin in bản đồ Việt Nam mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền đối với biển đảo chẳng hạn, như vậy cũng bị phạt với khung có ghi rõ. Ngoài ra còn các đơn vị báo chí thuộc hệ thống ở bên ngoài quốc gia, nếu họ vi phạm chúng ta cũng xử lý thậm chí là ngăn chặn. Còn những trường hợp khác thì nhắc nhở. Nhưng có thể nói là báo chí làm công tác thông tin đối ngoại hiện nay vẫn còn trong khuynh hướng là thúc đẩy, động viên. Thế còn khung chế tài mà xử phạt thì phải đi vào những chi tiết của những hành vi vi phạm cụ thể và được luật hóa. Hiện nay chưa được luật hóa chặt chẽ, bởi vì mình vẫn mang tính động viên thúc đẩy, chứ chưa phải sự quản lý và ngăn chặn theo hướng là phạt. Trong công tác khen thưởng thì mình làm tốt, hàng năm mình có giải thưởng về hoạt động báo chí thông tin đối ngoại. Như vậy biện pháp quản lý về thưởng chúng ta làm tốt. Còn về phạt thì có lẽ mình phải thúc đẩy hơn. Nhìn chung, các vi phạm thì chưa đến mức bị phạt mà thường chúng ta khuyến khích động viên báo chí đối ngoại đưa tin. Xin cảm ơn ông đã chia sẻ! PHỤ LỤC 5 PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BAN BIÊN TẬP TIN ĐỐI NGOẠI – THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (M1) Câu hỏi 1. Anh có thể cho biết về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban BTTĐN nơi anh trực tiếp quản lý? Về cơ cấu tổ chức và hoạt động, Ban BTTĐN hiện có 67 cán bộ, BTV tác nghiệp tại 05 Phòng, gồm Phòng tin tiếng Anh, Phòng tin tiếng Pháp, Phòng tin tiếng Tây Ban Nha, Phòng tin tiếng Trung, và Phòng tin Đa phương tiện.Các Phòng này thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin về Việt Nam, thông tin liên quan đến Việt Nam và khu vực bằng bốn ngữ nói trên cung cấp cho các đơn vị, cơ quan thông tin trong và ngoài ngành, đồng thời trực tiếp phục vụ công chúng trong và ngoài nước. Hiện nay, Ban BTTĐN biên soạn, xuất bản và cung cấp các sản phẩm thông tin văn bản chuyên ngữ phát qua cổng thông tin dịch vụ vnanet.vn của TTXVN, website www.vietnamplus.vn và các bản tin truyền hình 15 phút hàng ngày (tiếng Anh và tiếng Trung), 15 phút hàng tuần (tiếng Pháp và Tây Ban Nha) phát trên Truyền hình Thông tấn. Nội dung thông tin của Ban tập trung tuyên truyền về các lĩnh vực: Hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về ngoại giao, kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế; đất nước con người Việt Nam; thành tựu trong công cuộc Đổi mới; bảo vệ chủ quyền biển đảo; cung cấp thông tin và tham gia đấu tranh phản bác những luận điệu tuyên truyền có ý đồ xấu, thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch Câu hỏi 2. Thưa anh, vậy công tác phối hợp giữa cơ quan báo chí đối ngoại với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao được thực hiện như thê nào? Cùng với việc tăng cường phối hợp công tác, cung cấp, chia sẻ tin bài với 8 đơn vị thông tin bằng tiếng nước ngoài còn lại của TTXVN, Ban BTTĐN còn phối hợp với các đơn vị liên quan của nhiều Bộ, ngành như Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài Chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hãng hàng không Vietjet Air, và một số tỉnh thành như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hưng Yên nhằm phản ánh hoạt động mọi mặt của các Bộ, ngành và địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Hiện Ban BTTĐN đang phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài ngành như Trung tâm Phát triển Truyền thông Thông tấn, Báo ảnh Dân tộc và Miền Núi (TTXVN), Tạp chí TTĐN (Ban Tuyên giáo Trung ương), Báo Bắc Giang xây dựng các ấn phẩm, website tiếng Trung và tiếng Anh, phục vụ tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, các sản phẩm thông tin của Ban được các báo đối ngoại, các trang web trong nước trích dẫn, sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, tin văn bản và tin truyền hình chuyên ngữ của Ban BTTĐN đang được trao đổi với hơn 40 cơ quan thông tấn báo chí quốc tế và khu vực như mạng NNN của Phong trào Không liên kết, mạng Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA), Acquire Media (Mỹ), Hãng Thông tấn Quốc gia Thái Lan NNT, Cục Quan hệ Công chúng Thái Lan (PRD), kênh truyền hình CNC của Tân Hoa Xã (Trung Quốc), các hãng thông tấn Prensa Latina (Cuba), Notimex (Mexico), APS (Algeria) Ban BTTĐN còn hợp tác với Hãng thông tấn Prensa Latina trong việc trao đổi chuyên gia và đào tạo. Trong khi đó, Notimex và Đảng Lao động (PT) của Mexico hiện cung cấp học bổng báo chí cho các PV, BTV trẻ của Ban. Câu hỏi 3. Anh đánh giá như thế nào về công tác quản lý thông tin tại ban biên tập tin đối ngoại thời gian qua? Việc chỉ đạo thông tinlà những hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo các sản phẩm thông tin được sản xuất theo đúng định hướng về mặt nội dung, hình thức chuyển tải và thời gian xuất bản. Công tác TTĐN, trong đó có thông tin bằng tiếng nước ngoài, được thực hiện trên cơ sở các văn bản, chỉ thị của Đảng, cũng như các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến việc quản lý và thực hiện công tác TTĐN. Hoạt động chỉ đạo sản xuất thông tin tại Ban BTTĐN còn tuân thủ theo Nghị định số 88/2013/NĐ-CP ngày 1/8/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTXVN; Quyết định số 40/QĐ-TTX ngày 16/1/2014 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban BTTĐN của Tổng Giám đốc TTXVN; và Quy chế công tác của Ban BTTĐN do Tổng Giám đốc TTXVN ban hành ngày 21/5/2014 kèm theo Quyết định số 620-QĐ/TTX của Tổng giám đốc TTXVN. Ban lãnh đạo TTXVN cũng phân công một Phó Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo công tác TTĐN trong toàn ngành. Theo Quy chế công tác của Ban BTTĐN do Tổng Giám đốc TTXVN ban hành, Ban phụ trách Ban BTTĐN thực hiện việc chỉ đạo, điều hành công việc theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Ban. Hiện hầu hết hoạt động chỉ đạo thông tin được thực hiện thông qua các cuộc giao ban trong đơn vị. Đây là cơ chế chỉ đạo mang tính xương sống, xuyên suốt nhằm chỉ đạo và truyền đạt chỉ đạo thông tin từ cấp trên, tiếp nhận ý kiến đề xuất từ cấp dưới để tham mưu cho lãnh đạo. Chế độ giao ban trong đơn vị bao gồm giao ban thông tin hàng ngày, giao ban công tác hàng tuần và các cuộc giao ban đột xuất khi nảy sinh vấn đề cần được giải quyết kịp thời để giữ đúng định hướng thông tin, ý đồ tuyên truyền. Các cuộc giao ban hàng ngày diễn ra vào 8h00 sáng với thời gian không quá 15 phút, gồm Ban phụ trách, các Trợ lý Trưởng Ban, các Trưởng và Phó Trưởng phòng hoặc Trưởng ca. Nội dung là trao đổi thông tin đầu giờ, dự kiến công việc thực hiện trong ngày và thống nhất ý kiến về những thông tin quan trọng. Đại diện các Phòng có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thông tin của ngày hôm trước, nắm bắt và truyền đạt chỉ đạo đầu giờ tới các BTV. Khác với giao ban hàng ngày, giao ban vào thứ Hai hàng tuần gồm toàn thể cán bộ, PV, BTV nhằm phổ biến các chỉ đạo của Ban lãnh đạo cơ quan; trao đổi, rút kinh nghiệm công tác tuần trước; tổ chức triển khai thông tin trong tuần, công tác xây dựng Đảng, xây dựng đơn vị và các sự vụ khác. Giao ban đột xuất có thành phần và thời gian do Trưởng ban quyết định, tùy thuộc vào nội dung, tính chất của sự việc. Ví dụ, ngay sau khi có thông tin Chính phủ công bố nguyên nhân gây cá chết hàng loạt ở miền Trung vào chiều 30/6/2016, Ban phụ trách đã triệu tập họp đột xuất với các Trưởng phòng để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp trên, phân tích năng lực, khả năng thông tin của các Phòng trong bối cảnh sự việc diễn ra vào cuối giờ hành chính và chỉ đạo công tác thông tin của từng loại hình văn bản và truyền hình. Giao ban đột xuất được tiến hành nhằm chuyển tải kịp thời những chỉ đạo thông tin trước những diễn biến mau lẹ, như trong thời gian 75 ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông vào năm 2014. Sau giao ban đầu giờ sáng, 01 cán bộ đại diện cho đơn vị tham gia giao ban cấp ngành, báo cáo công tác của Ban, xin ý kiến về những vấn đề thông tin nhạy cảm và tiếp nhận chỉ đạo chuyển tới các Phòng biên tập. Nhìn chung, công tác chỉ đạo cơ bản đáp ứng được yêu cầu, giúp định hướng hoạt động sản xuất thông tin hàng ngày hoặc theo chuyên đề của Ban BTTĐN. Tuy nhiên, cơ chế này đang bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như còn lúng túng khi xử lý các chỉ đạo thông tin chồng chéo giữa các cấp lãnh đạo; hoặc bị động khi phát sinh những vấn đề nhạy cảm vượt quá thẩm quyền xử lý của Ban Phụ trách. Câu hỏi 4. Anh đánh giá như thế nào về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo ở các cơ quan báo chí đối ngoại hiện nay? Lực lượng tham gia công tác TTĐN bằng tiếng nước ngoài ở TTXVN vào hàng mạnh nhất nước nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Số lượng BTV, biên dịch viên còn mỏng do phân tán ở nhiều đơn vị. Nhân lực của Ban BTTĐN – đơn vị chủ lực trong TTĐN bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam – hiện chỉ gồm 67 người. Do thường xuyên có nhiều cán bộ, BTV nghỉ chế độ thai sản, đi luân chuyển hoặc đi học nghiệp vụ và chính trị, số người "thực chiến" còn khoảng 50 người, phân bố tại 5 Phòng. Với sản lượng hơn 180 đầu tin mỗi ngày (kể cả tin văn bản, tin đồ họa và tin ảnh) cùng 04 bản tin truyền hình với tổng thời lượng 245 phút/tuần, cỗ máy Ban BTTĐN đang hoạt động với công suất cao, có dấu hiệu bị quá tải ở một vài nhánh. Bên cạnh đó, 2/3 số BTV trong Ban còn non cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, một số hiệu đính của Ban còn ít kinh nghiệm trong khi chuyên gia nước ngoài lại thiếu hụt. Những tồn tại này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các sản phẩm thông tin. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, qua đầu mối là Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tấn, TTXVN đã thường xuyên tổ chức các khóa học nghiệp vụ về mọi loại hình thông tin như báo in, báo điện tử, ảnh báo chí, truyền hình, cũng như các khóa bồi dưỡng về công tác PV, biên tập và kỹ năng viết tin bài phản bác, phản biện. Câu hỏi 5. Thưa anh,"Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"đã đang được triển khai như thế nào? Ngày 13/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2434/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển 01 báo điện tử đối ngoại và một số tờ báo in, tạp chí đối ngoại chuyên biệt, chủ lực, có tầm cỡ khu vực và thế giới. Đặc biệt, ngoài việc được xác định là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, TTXVN được giao nhiệm vụ đề xuất phát triển các báo, tạp chí in và báo điện tử nói trên, cũng như hỗ trợ các đơn vị khác để làm lực lượng bổ sung. Để triển khai nhanh chóng và có hiệu quả Quy hoạch, chúng tôi đề xuất Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, cũng như tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng để tạo điều kiện cho TTXVN thực hiện sứ mạng cao cả nói trên, làm nòng cốt cho lực lượng báo chí đối ngoại quốc gia, đồng thời phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. PHỤ LỤC 6 PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO BAN ĐỐI NGOẠI VOV5, ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (N1) Câu hỏi 1.:Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở nước ta thời gian qua? Công tác quản lý nhà nước về báo chí đối ngoại ở Việt Nam thời gian qua tương đối tốt. Hệ thống báo chí đối ngoại được tổ chức trong hệ thống báo chí Việt Nam, hoạt động theo Luật báo chí và các Luật khác trong hệ thống luật pháp của VN. Đơn vị chủ quản là Bộ thông tin và Truyền thông cũng có đầy đủ bộ máy quản lý hoạt động của các đơn vị báo chí đối ngoại. Câu hỏi 2:Công tác quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ quan báo chí đối ngoại? Công tác quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ quan báo chí đối ngoại cũng được các cấp liên quan quan tâm đúng mực. Tuy nhiên, việc quy hoạch đúng và đủ thì cũng cần phải bàn. Hiện đã có tờ báo điện tử đối ngoại là Vietnamplus, kênh truyền hình đối ngoại là vtv4, trong khi phát thanh với hiệu quả rộng rãi là 13 chương trình phát thanh đối ngoại có bề dày lịch sử 74 năm hoạt động và trang thông tin điện tử 13 thứ ngữ của VOV5 chưa trở thành Đài phát thanh đối ngoại và báo điện tử đối ngoại lớn nhất ở Việt Nam. Việc quy hoạch đúng và đủ không chỉ tạo điều kiện để các cơ quan báo chí đối ngoại hoạt động, phát triển mà còn tạo mạng lưới thông tin đối ngoại rộng khắp và đầy đủ cho Việt Nam. Câu hỏi 3: Công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí đối ngoại với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao? Các cơ quan báo chí đối ngoại có sự hợp tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Câu hỏi 4: Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đối ngoại thời gian qua? (Việc thi hành pháp luật về báo chí đối ngoại, Công tác tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý các cơ quan báo chí đối ngoại về các văn bản luật pháp) Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đối ngoại được các cơ quan hữu quan chú trọng, có sự phối hợp nghiên cứu, hợp tác giữa các ban ngành, đoàn thể và lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan báo chí đối ngoại. Câu hỏi 5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo ở các cơ quan báo chí đối ngoại hiện nay? Gần đây mới có nhiều trường đào tạo về công tác thông tin đối ngoại. Chưa có nhiều giáo trình chuyên biệt về công tác thông tin đối ngoại. Việc đào tạo trong trường chỉ là trang bị kiến thức nền, những người làm báo đối ngoại phải tự trang bị hoặc nâng cao trình độ nghiệp vụ trong quá trình làm việc. Câu hỏi 6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác thông tin, báo cáo, thống kê trong hoạt động báo chí đối ngoại? (Cơ quan báo chí đối ngoại đã thực hiện tốt việc báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý dưới các hình thức khác nhau) Đài TNVN thực hiện đầy đủ công tác thông tin, báo cáo, thống kê về hoạt động cho các cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban đối ngoại Trung ương. Câu hỏi 7: Việc thành lập các cơ quan thường trú, văn phòng đại diện báo chí đối ngoại ở nước ngoài của Đài Tiếng Nói Việt Nam (hợp tác quốc tế, quản lý phóng viên thường trú, quản lý sản xuất nội dung được thực hiện như thế nào?) Hiện Đài TNVN đã có 12 cơ quan thường trú tại nước ngoài. Phóng viên thường trú hoạt động như một phóng viên địa bàn của Đài. Phóng viên trao đổi công việc trực tiếp với Lãnh đạo Đài tùy theo tính chất công việc. Việc sản xuất nội dung là theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Đài, theo đặt hàng của các đơn vị trong Đài và một phần ở sự chủ động của các phóng viên thường trú. PHỤ LỤC 7 QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_chi_doi_ngoai_o_viet_nam_hie.pdf
  • pdfThông tin mới luận án (Tiếng Anh).docx.pdf
  • pdfThông tin mới luận án (Tiếng Việt).pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
Tài liệu liên quan