Luận án Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN –––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ NGỌC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 6

pdf245 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI NGUYÊN - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Ngọc ii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iii Danh mục các bảng ................................................................................................... iv Danh mục các biểu đồ, đồ thị .................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2 6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 8. Các luận điểm khoa học của luận án ....................................................................... 5 9. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 6 10. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG ........................................................................................ 7 1.1. Tổng quan ............................................................................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ....... 7 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục học sinh ............................................................................................................... 12 1.1.3. Những nghiên cứu về văn hóa Tày - Nùng và ý nghĩa giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ......................................................................................................... 13 1.2. Khái niệm cơ bản của luận án ............................................................................ 17 1.2.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ................................................................ 17 1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phƣơng ..................................................................... 21 1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học sinh tiểu học .............................................................................................................. 23 1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phƣơng ................................................................... 23 iii 1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trƣng văn hóa là tri thức địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục học sinh tiểu học ...................................................................... 24 1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................................................... 26 1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ................ 26 1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................................................................................................... 27 1.4.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ........................................................................................... 30 1.4.4. Các con đƣờng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................................................................................................................ 37 1.5. Sử dụng tri thức địa phƣơng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ....................................................................... 40 1.5.1. Mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................................................................. 40 1.5.2. Nội dung tri thức địa phƣơng sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................................................................. 42 1.5.3. Nguyên tắc và cách thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................................... 50 1.5.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .................... 53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 55 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG KHU VỰC VIỆT BẮC ......................... 57 2.1. Những kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................................. 57 2.1.1. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới .................................................... 57 2.1.2. Kinh nghiệm giáo dục quyền và bổn phận trẻ em tại Việt Nam ..................... 58 2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh Tày - Nùng tại các trƣờng tiểu học khu vực Việt Bắc ............ 59 iv 2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ................................................... 59 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc ................. 62 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc ................. 88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 92 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG QUA SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG CỦA KHU VỰC VIỆT BẮC....................................................... 93 3.1. Một số nguyên tắc định hƣớng xây dựng biện pháp .......................................... 93 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động giáo dục .......................... 93 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo gắn với cuộc sống của học sinh, với thực tiễn đời sống vùng miền ......................................................................................................... 93 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tƣợng giáo dục ............................... 94 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục trong nhà trƣờng, giáo dục gia đình và giáo dục tại cộng đồng địa phƣơng ................................................. 94 3.2. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc ..................................... 95 3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp với nội dung Q&BP trẻ em cần giáo dục để thiết kế giáo án và lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD. ..... 95 3.2.2. Biện pháp 2: Vận dụng quy trình sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ....................................................................... 97 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em trong nhà trƣờng với nội dung hƣởng ứng các sự kiện văn hóa diễn ra tại địa phƣơng ........... 99 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh Tày - Nùng trong trƣờng tiểu học ........................................................................................................ 102 3.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp đánh giá trong và ngoài nhà trƣờng về kết quả giáo dục quyền và bổn phận qua sử dụng tri thức địa phƣơng ....................................... 103 3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 105 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................... 107 v 3.3.1. Khảo nghiệm đánh giá các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng...................................... 107 3.3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 111 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 148 1. Kết luận ............................................................................................................... 148 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 150 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 160 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DH : Dạy học DTTS : Dân tộc thiểu số GD : Giáo dục GV : Giáo viên HS : Học sinh NGLL : Ngoài giờ lên lớp Q&BP : Quyền và bổn phận QTGD : Quá trình giáo dục TE : Trẻ em TH : Tiểu học TTĐP : Tri thức địa phƣơng iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho HSTH Tày - Nùng................. 63 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục đích sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ........................... 64 Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên về nội dung quyền và bổn phận đƣợc giáo dục qua sử dụng tri thức địa phƣơng ........................................... 66 Bảng 2.4: Nhận thức của giáo viên về hình thức và phƣơng pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .......................................................................................... 67 Bảng 2.5: Tỉ lệ giáo viên sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................ 69 Bảng 2.6: Các loại hình văn hóa địa phƣơng đƣợc sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ............................................................ 70 Bảng 2.7: Nội dung tri thức địa phƣơng đƣợc giáo viên sử dụng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ................. 72 Bảng 2.8: Hình thức sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng .............................................................. 75 Bảng 2.9: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong hoạt động giáo dục NGLL ............................... 78 Bảng 2.10: Phƣơng pháp sử dụng TTĐP nhằm giáo dục Q&BP cho học sinh trong dạy học môn Đạo đức ................................................................ 79 Bảng 2.11: Yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng .................. 81 Bảng 2.12: Khó khăn của giáo viên khi sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ............................................ 85 Bảng 3.1: Đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp .................................... 108 Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp ........................................... 109 v Bảng 3.3: Nhận thức của học sinh về quyền và bổn phận trẻ em trƣớc thực nghiệm ....................................................................................... 120 Bảng 3.4: Thái độ và hành vi của học sinh về các quyền và bổn phận trƣớc thực nghiệm ....................................................................................... 120 Bảng 3.5: Điểm TB nhận thức của học sinh về Q&BP sau TN lần 1 ................ 123 Bảng 3.6: Nhận thức của HS trƣớc và sau TN lần 1 .......................................... 124 Bảng 3.7: Thái độ của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ....................... 125 Bảng 3.8: Điểm TB hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ....... 126 Bảng 3.9: Hành vi của học sinh trƣớc và sau thực nghiệm lần 1 ...................... 126 Bảng 3.10: Điểm TB nhận thức của học sinh sau TN lần 2 ................................ 131 Bảng 3.11: Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm lần 2 ................................. 131 Bảng 3.12: Điểm TB thái độ của học sinh sau TN lần 2 ..................................... 133 Bảng 3.13: Điểm TBC hành vi của học sinh sau TN lần 2 .................................. 135 Bảng 3.14: Tƣơng quan hành vi của học sinh hai tỉnh giữa TN lần 1 và TN lần 2 ... 136 Bảng 3.15: Giá trị TBC ở lớp TN sau hai lần thực nghiệm ................................. 136 Bảng 3.16: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm ..... 140 Bảng 3.17: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên trƣớc thực nghiệm ..................................... 141 Bảng 3.18: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm ........ 142 Bảng 3.19: Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế giáo án (lập kế hoạch HĐ) với các tiêu chí cụ thể của giáo viên sau thực nghiệm ............................ 142 Bảng 3.20: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm ........................................ 143 Bảng 3.21: Kết quả khảo sát năng lực dạy học (tổ chức hoạt động GD) tích hợp TTĐP của giáo viên sau thực nghiệm với các tiêu chí cụ thể .... 144 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ: Biểu đồ 2.1: Đánh giá của CBQL và giáo viên về ƣu thế sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ....................... 63 Biểu đồ 2.2: Các loại hình văn hóa địa phƣơng sử dụng trong giáo dục Q&BP cho HSTH Tày - Nùng ........................................................................ 71 Biểu đồ 2.3: Hình thức sử dụng tri thức VHĐP trong giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ..................................................................... 76 Biểu đồ 2.4: Phƣơng pháp giáo dục Q&BP trong dạy học môn Đạo đức theo tiến trình bài học .................................................................................. 80 Biểu đồ 3.1: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 127 Biểu đồ 3.2: Tƣơng quan nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trƣớc và sau TN lần 1 tỉnh Bắc Kạn ................................................................ 128 Biểu đồ 3.3: Tƣơng quan hành vi của học sinh trƣớc TN, sau TN lần 1, sau TN lần 2 ................................................................................................... 136 Đồ thị: Đồ thị 3.1: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Thái Nguyên qua các giai đoạn TN ............................................................................................. 132 Đồ thị 3.2: Nhận thức của học sinh lớp TN tỉnh Bắc Kạn qua các giai đoạn TN ... 133 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên ở phổ thông thực hiện mục đích giáo dục hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu song rất quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Trong quá trình đó, nhà giáo dục ngoài việc cung cấp cho học sinh nội dung tri thức khoa học của các môn học theo quy định còn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng để vững vàng trong cuộc sống và học tập tốt hơn. Do đặc điểm lứa tuổi, nhận thức của học sinh tiểu học về mọi mặt của đời sống đều khá non nớt, sức đề kháng trƣớc các tác động xã hội của các em còn nhiều hạn chế. Bản thân học sinh chƣa hiểu rõ mình có những quyền gì và có bổn phận gì để định hƣớng hành động cho đúng. Đặc biệt trong bối cảnh đời sống xã hội hiện nay, vấn đề vi phạm quyền trẻ em diễn ra theo chiều hƣớng phức tạp nên nhiệm vụ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh ở bậc tiểu học càng trở nên cấp thiết. Học sinh tiểu học ở mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống tại các địa phƣơng khác nhau có sự thụ hƣởng các quyền trẻ em và thực hiện các bổn phận với những đặc thù riêng. Các quyền và bổn phận ấy phải phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống của cộng đồng dân tộc tại địa phƣơng đó. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em ở các khu vực khác nhau cần chú trọng khai thác những yêu cầu của đời sống thực tiễn mang tính đặc thù của địa phƣơng để nội dung quyền và bổn phận trẻ em đƣợc giáo dục sát với thực tiễn cuộc sống và phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc đƣợc thụ hƣởng đời sống tinh thần phong phú với những giá trị văn hóa mang đậm đặc trƣng dân tộc. Đó là những tri thức địa phƣơng chứa đựng trong phong tục, tập quán, cách sinh hoạt, giao tiếp, lễ hội, tín ngƣỡng, tâm linh v.v Nếu biết cách khai thác những tri thức địa phƣơng để vận dụng vào quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng sẽ góp phần làm phong phú thêm nội dung giáo dục, gắn kết nội dung giáo dục với thực tiễn cuộc sống của học sinh, với đặc trƣng văn hóa vùng miền. 2 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng” tại khu vực Việt Bắc làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những nghiên cứu lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em và hệ thống hoá tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng tại khu vực Việt Bắc đồng thời khảo sát thực trạng giáo dục nhà trƣờng đã sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, luận án hƣớng đến mục đích xây dựng các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em đạt hiệu quả cao nhất. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng ở cuối cấp tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa tri thức địa phƣơng với giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học và mối quan hệ giữa biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng với hiệu quả giáo dục. 4. Giả thuyết khoa học Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố tri thức địa phƣơng. Nếu xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em phù hợp thì sẽ giúp giáo viên biết cách khai thác có hiệu quả những giá trị tích cực của những tri thức đó để giáo dục các quyền và bổn phận cho học sinh, gắn các quyền và bổn phận trẻ em với đời sống thực tiễn nhờ vậy hiệu quả của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng sẽ đƣợc nâng cao. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 5.4. Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung Do nội dung các tri thức địa phƣơng khá phong phú và tồn tại rải rác trong đời sống thực tiễn nên trong giới hạn luận án, chúng tôi chỉ đi sâu khai thác, sử dụng các tri thức mang tính phổ biến toàn khu vực và có ƣu thế lớn trong giáo dục quyền - bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Chúng tôi tập trung vào một số dạng thức tồn tại phổ biến nhƣ phong tục, tập quán; ca dao, tục ngữ, thành ngữ; truyện kể; kinh nghiệm; lễ hội, trò chơi; hƣơng ƣớc, quy ƣớc; nghệ thuật và các yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh tích cực của hai nhóm dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực Việt Bắc. Vận dụng khai thác tri thức địa phƣơng vào giáo dục một số nội dung quyền - bổn phận trẻ em thuộc 4 nhóm quyền cơ bản đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em gồm nhóm quyền đƣợc sống còn, nhóm quyền đƣợc phát triển; nhóm quyền đƣợc bảo vệ, nhóm quyền đƣợc tham gia. Nội dung bổn phận trẻ em đƣợc quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm bổn phận trẻ em ở gia đình, ở nhà trƣờng và tại cộng đồng địa phƣơng. Đề tài nghiên cứu của luận án chủ yếu hƣớng vào việc xác định hiệu quả tích hợp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận thông qua hai hình thức chủ yếu là dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ 4 lên lớp. Do vậy việc định hƣớng biện pháp và tổ chức thực nghiệm tuân thủ theo các hình thức giáo dục đã xác định ở trên. Đề tài nghiên cứu tổ chức thực nghiệm trên 79 học sinh lớp 5 tại hai địa phƣơng là Huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Cạn và Huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên. 6.2. Khách thể điều tra Quá trình nghiên cứu thực tiễn chúng tôi tiến hành tại các trƣờng tiểu học thuộc các tỉnh khu vực Việt Bắc mà chủ yếu học sinh là ngƣời Tày - Nùng. Đề tài nghiên cứu trên 245 cán bộ quản lí và giáo viên, 618 học sinh tiểu học Tày - Nùng thuộc hai khối 4 và 5. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài luận án nêu lên sự kết hợp của TTĐP với nội dung Q&BP trẻ em do đó cần tiến hành đồng bộ các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: chúng tôi tiến hành sàng lọc các tài liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, đọc, phân tích và ghi chép lại nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hoá: Phƣơng pháp này là căn cứ để tác giả tổng thuật và đƣa ra định hƣớng nghiên cứu cho đề tài luận án. Trên thực tế, chúng tôi tổng hợp các quan điểm, ý kiến của các tác giả trong các bài báo khoa học, sách tham khảo, giáo trình, sách giáo khoa có đề cập đến nội dung quyền và bổn phận trẻ em để xây dựng khung lý luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Mặt khác, chúng tôi đã nghiên cứu các ấn phẩm bàn về văn hóa của dân tộc Tày - Nùng tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc để khai thác các tri thức địa phƣơng có ý nghĩa giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng khu vực Việt Bắc. Phƣơng pháp phỏng vấn: sử dụng trong quá trình trao đổi với giáo viên và học sinh nhằm thu thập thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét. 5 Phƣơng pháp chuyên gia: sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia về hệ thống các biện pháp, cách thức tổ chức thực nghiệm. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động dạy học và giáo dục ở trƣờng tiểu học: Đây là phƣơng pháp sử dụng để thu thập các thông tin hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra bằng Ankét ở phần thực trạng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp bổ trợ để đo kết quả sau thực nghiệm. Phƣơng pháp điền dã, thực địa: đƣợc sử dụng để thu thập thông tin về đời sống thực tiễn của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng trong khu vực, khám phá các nét văn hóa trong đời sống, sinh hoạt, các phong tục tập quán Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc sử dụng trong thực nghiệm các biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 7.3. Các phương pháp khác Phƣơng pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu thu đƣợc ở phần thực trạng và xử lí kết quả thực nghiệm. 8. Các luận điểm khoa học của luận án 8.1. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có một yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng đó là tri thức địa phƣơng. Những tri thức của đời sống thực tiễn đƣợc thể hiện đậm nét trong các loại hình văn hóa của địa phƣơng nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tâm linh, lối sống, sinh hoạt, nghệ thuật dân gian 8.2. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng cần gắn với khai thác các tri thức địa phƣơng. Những tri thức đó đƣợc xem nhƣ một phƣơng tiện giáo dục có ƣu thế đặc biệt khi sử dụng trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Quá trình tích hợp giáo dục có ý nghĩa trên cả hai phƣơng diện, thứ nhất giúp chuyển tải các nội dung điều luật khô cứng trở nên mềm mại, dễ hiểu, thân thiện đối với học sinh, điều này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Mặt khác, quá trình tích hợp này còn phát huy ý nghĩa tích cực, nhân văn, cao đẹp của những tri thức cộng đồng đƣợc khai thác và sử dụng. Đó chính là sự hiện thực hóa cách thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng trong xu thế hội nhập hiện nay. 6 8.3. Biện pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng đƣợc xây dựng trên cơ sở hƣớng vào phát huy ƣu thế của dạy học môn Đạo Đức và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trƣờng tiểu học. Các biện pháp đƣa ra đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu của nội dung, chƣơng trình giáo dục quyền và bổn phận trong nhà trƣờng, có tính đến đặc điểm học sinh và điều kiện tại các trƣờng tiểu học miền núi. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Về lí luận Hệ thống hóa đƣợc các vấn đề lí luận về giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học, khái quát đƣợc hệ thống các tri thức địa phƣơng có tác dụng giáo dục đối với học sinh dân tộc Tày - Nùng. Khẳng định vấn đề sử dụng tri thức địa phƣơng để giáo dục quyền và bổn phận trẻ em là một nhiệm vụ cần thực hiện và có thể thực hiện hiệu quả trong trƣờng tiểu học hiện nay. Xây dựng đƣợc hệ thống các biện pháp giáo dục Q&BP trẻ em thông qua khai thác tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. 9.2. Về thực tiễn Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng tri thức của cộng đồng địa phƣơng trong giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. Xây dựng và tổ chức thực nghiệm một số biện pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng trong khu vực thông qua khai thác các tri thức của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng ở địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể coi là tài liệu tham khảo cho giáo viên và cán bộ quản lí ở các trƣờng tiểu học miền núi trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh. Quy trình tích hợp tri thức địa phƣơng của dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em có thể áp dụng để khai thác tri thức văn hóa của các dân tộc khác trong quá trình giáo dục học sinh của cộng đồng dân tộc đó. 10. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 3 chƣơng, ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục của luận án. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG 1.1. Tổng quan 1.1.1. Những nghiên cứu chủ yếu về hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em i. Một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Vấn đề quyền trẻ em đƣợc nghiên cứu bởi các tổ chức và cá nhân trong mối quan tâm chung về quyền con ngƣời bởi trẻ em cũng đƣợc xem là một con ngƣời độc lập, quyền trẻ em cũng là quyền con ngƣời có tính đến đặc điểm lứa tuổi. Những nghiên cứu chính thức về quyền trẻ em đƣợc đẩy mạnh sau khi công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em ra đời. Các vấn đề nghiên cứu tập trung xung quanh trẻ em cùng bàn luận về các quyền của trẻ em trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tác giả K’O Connor (1989) [101], tại nhà sách Lucent - San Diego, đã có công trình nghiên cứu về tình trạng trẻ em vô gia cƣ. Những khó khăn trong cuộc sống của trẻ không nơi trú ẩn đã cho thấy quyền cơ bản nh...c sinh trong các mối quan hệ ở nhà trƣờng, gia đình và xã hội” [37, Tr.5]. 21 1.2.2. Tri thức - Tri thức địa phương * Tri thức là chìa khóa dẫn đến mọi thành công trong quá trình con ngƣời sống và hoạt động. Tri thức do đâu mà có? Kho tàng tri thức đồ sộ mà con ngƣời có đƣợc là do quá trình con ngƣời nhận thức thế giới và sáng tạo nên những giá trị mới. Sự sáng tạo của con ngƣời thể hiện trên mọi phƣơng diện của đời sống và những giá trị mới đó lại là cơ sở để con ngƣời tiếp tục sáng tạo. Ngày nay với đời sống xã hội hiện đại, con ngƣời trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc làm giàu vốn tri thức cho mình và cho xã hôi. Vậy tri thức là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, tri thức đƣợc hiểu là kiến thức, là nội dung đƣợc phản ánh trong một sự vật hiện tƣợng nhất định mà con ngƣời nhận thức về nó [86, Tr. 825]. Theo quan điểm của C.Mác “Tri thức là phƣơng thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức ... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào mà ý thức biết cái đó”. Tuy nhiên sự tác động của thế giới bên ngoài đến con ngƣời không chỉ đem lại kiến thức về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con ngƣời đối với thế giới. Tri thức có thể chuyển hóa tình cảm mới thực sự sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy đƣợc sức mạnh của nó trong thực tế. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận theo khái niệm của T.S Hà Đình Thành: Tri thức đƣợc hiểu là những hiểu biết có hệ thống về thế giới khách quan, về xã hội và về bản thân con ngƣời. Đó có thể là tri thức dân gian hoặc tri thức khoa học hiện đại (tri thức hàn lâm) [68]. * Tri thức văn hoá - Tri thức địa phương Tri thức của xã hội loài ngƣời có rất nhiều loại với nhiều cách phân chia khác nhau, đó có thể là những tri thức mang tính chất kinh nghiệm, có thể là những tri thức lí luận khoa học sâu sắc đã đƣợc chứng minh. Có thể đó là những tri thức trong hoạt động sống rất đỗi gần gũi, nhƣng cũng có thể lại là tri thức về thế giới, về vũ trụ bao la... Tri thức văn hóa ở đây có thể hiểu là một khái niệm hàm chứa cả tri thức lí luận khoa học và tri thức kinh nghiệm tuy nhiên đó phải là những tri thức phản ánh cái đúng, cái chuẩn mực đã đƣợc chứng minh hoặc thừa nhận trong cộng đồng xã hội. 22 Tri thức địa phƣơng là một khái niệm quan trọng trong đề tài nghiên cứu vì nó có tác dụng định hƣớng cho việc lựa chọn và phân định nội dung giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh dựa trên cơ sở khai thác tri thức địa phƣơng. Trong các tài liệu Tiếng Anh, Tiếng Pháp có đề cập đến một số khái niệm và đƣợc hiểu là tƣơng nhau nhƣ: Tri thức dân gian (folk knowledge - connaissances populaires), tri thức địa phƣơng (local knowledge - connaissances locales), tri thức truyền thống (traditional knowledge - connaissances traditionelles) và tri thức bản địa (indigennous knowledge - conaissances indigennes) [68]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi quan niệm tri thức địa phƣơng đó là những tri thức dân gian đã qua lựa chọn và sàng lọc tự nhiên, đảm bảo tính đúng đắn và đƣợc thừa nhận trong văn hoá của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng. Trong cuốn Dân tộc Nùng ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Nam chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể mà chỉ dẫn ra những ví dụ để minh họa: tri thức đoán định thời tiết, tri thức chữa một số bệnh nan y bằng các bài thuốc dân gian độc đáo, tri thức về bồi dƣỡng sức khỏe cho bà đẻ và tri thức nuôi dạy con trẻ [52, tr. 177- 182]. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: tri thức dân gian hay tri thức địa phƣơng là tri thức phi học đƣờng, là vốn kinh nghiệm mà con ngƣời tích lũy đƣợc qua quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với biến đổi môi trƣờng tự nhiên và xã hội, phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân. Vốn tri thức ấy tồn tại và phát triển chủ yếu không thông qua con đƣờng học vấn và sách vở mà thƣờng truyền tụng và làm phong phú hơn thông qua trí nhớ và truyền miệng, qua các câu châm ngôn, thành ngữ, tục ngữ, qua thực hành lao động nghề nghiệp hàng ngày [68]. Với đề tài nghiên cứu này chúng tôi dựa theo định nghĩa đã đƣợc bổ sung của GS.TS Ngô Đức Thịnh làm định nghĩa chính “Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng về tự nhiên, xã hội và bản thân con ngƣời, đƣợc tích lũy trong trƣờng kì lịch sử qua kinh nghiệm (trải nghiệm) của bản thân cộng đồng đó. Các tri thức ấy đƣợc trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và thực hành xã hội. Nó giúp cho con ngƣời có đƣợc những ứng xử thích hợp với môi trƣờng tự nhiên, điều hòa các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất, trong dƣỡng sinh và trị bệnh. Tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) 23 của mỗi cộng đồng tƣơng thích với môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình độ phát triển văn hóa nhất định” [52], [68]. Thông thƣờng tri thức địa phƣơng (tri thức dân gian) đƣợc chia thành bốn lĩnh vực chủ yếu: Tri thức về môi trƣờng tự nhiên; tri thức về con ngƣời; tri thức về kĩ thuật và nghệ thuật; tri thức về quản lí và ứng xử xã hội. 1.3. Tri thức địa phƣơng của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng trong giáo dục học sinh tiểu học 1.3.1. Đặc điểm của tri thức địa phương Đề tài luận án tiếp cận khái niệm tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu đồng nghĩa với khái niệm tri thức dân gian nhƣ đã phân tích ở trên. Do đó tri thức địa phƣơng tồn tại với các đặc điểm sau: Tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành, phát triển qua thử thách thực tiễn trong lịch sử tộc ngƣời (hay lịch sử của cộng đồng cƣ dân) tại các địa phƣơng cụ thể. Sự hiểu biết về tri thức địa phƣơng (dân gian) rất khác nhau giữa nam giới và nữ giới, giữa ngƣời nhiều tuổi và ít tuổi. Do đó yếu tố tuổi và cơ cấu giới đƣợc thể hiện rất rõ trong tri thức dân gian. Tri thức địa phƣơng thƣờng đƣợc phổ biến từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trí nhớ, truyền miệng, qua phong tục tập quán, truyện kể, thơ ca dân gian, qua thực hành lao động nghề nghiệp của cƣ dân địa phƣơng (cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng). Tri thức địa phƣơng rất đa dạng, ngay trong một vùng, một địa phƣơng nhỏ và có khả năng thích nghi cao với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của từng địa phƣơng - nơi đã sản sinh và phát triển tri thức dân gian đó. Tri thức địa phƣơng luôn gắn liền hoà hợp với nền văn hoá truyền thống, tập tục địa phƣơng vì thế khả năng tiếp thu và ứng dụng nó trong cộng đồng là rất dễ dàng và có hiệu quả. Tri thức địa phƣơng là những kinh nghiệm, tiên nghiệm và cảm nhận đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn của con ngƣời nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện đại [52]. 24 1.3.2. Các tiêu chí xác định đặc trưng văn hóa là tri thức địa phương được sử dụng trong giáo dục học sinh tiểu học Cộng đồng ngƣời Tày và ngƣời Nùng là hai nhóm dân tộc khác nhau, tuy nhiên họ nói chung một ngôn ngữ và có cùng nguồn gốc lịch sử đƣợc phân chia từ nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có mối quan hệ với ngƣời Choang ở Trung Quốc và ngƣời Thái ở Tây Bắc. Địa bàn sinh sống của hai dân tộc này có sự đan xen vì vậy họ có đời sống văn hóa có nhiều đặc điểm tƣơng đồng. Trong giới hạn nghiên cứu của luận án, chúng tôi không phân chia thành hai nhóm riêng biệt mà chủ yếu hƣớng vào khai thác các giá trị văn hóa tiêu biểu của cả hai dân tộc làm phƣơng tiện giáo dục trẻ em của cộng đồng đó. Bản sắc dân tộc của ngƣời Tày - Nùng, đặc biệt cƣ là cƣ dân bản địa khu vực Việt Bắc rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc trƣng văn hóa đều là những tri thức có thể sử dụng trong giáo dục học sinh. Việc lựa chọn đƣợc các tri thức địa phƣơng để sử dụng trong giáo dục là công việc đòi hỏi nhà giáo dục phải dày công nghiên cứu, sƣu tầm và biên soạn. Khi nghiên cứu văn hóa bản địa của ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc để sử dụng trong quá trình giáo dục học sinh tiểu học, luận án khái lƣợc các tiêu chí xác định một đặc trƣng văn hóa đƣợc xác định là tri thức địa phƣơng nhƣ sau: Tiêu chí 1: Đặc trƣng văn hóa cần có độ tin cậy cao, không gây mê tín dị đoan, cuồng tín, phi khoa học. Căn cứ vào cách đánh giá dựa trên những quan điểm khoa học về các sự vật hiện tƣợng để đánh giá độ tin cậy của phong tục, tập quán, nghi lễ hay kinh nghiệm dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng phục vụ cho mục đích giáo dục, kiên quyết loại trừ các biểu hiện gây mê tín dị đoan, phi khoa học trong cộng đồng. Thực tiễn cho thấy, hầu hết đặc trƣng văn hóa của cƣ dân bản địa đƣợc tích lũy, mò mẫm trong quá trình trực tiếp hoạt động để biến đổi, thích ứng với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của con ngƣời, đƣợc kiểm nghiệm qua chọn lọc tự nhiên nên có độ tin cậy cao. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại không ít những hủ tục lạc hậu, mê tín, lạc hậu cần phê phán và loại bỏ. 25 Tiêu chí 2: Đặc trƣng văn hóa có nội dung mang tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục học sinh. Mục đích khai thác tri thức địa phƣơng để sử dụng làm phƣơng tiện chuyển tải các nội dung giáo dục do vậy các tri thức đƣợc lựa chọn cần mang ý nghĩa giáo dục và phát huy đặc trƣng của tri thức địa phƣơng là đề cao tính nhân văn sâu sắc. Tiêu chí 3: Đặc trƣng văn hóa mang tính phổ thông và đƣợc phổ biến rộng rãi tại cộng đồng địa phƣơng. Tri thức địa phƣơng đƣợc xác định là những tri thức quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt của đa số ngƣời dân trong cộng đồng. Đó là những tri thức dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với số đông ngƣời dân, kể cả ngƣời dân có trình độ học vấn chƣa cao. Do đặc trƣng vùng miền, có những nét văn hóa diễn ra tại địa phƣơng này song lại không tiêu biểu ở địa phƣơng khác, giáo viên cần căn cứ vào từng địa bàn cụ thể để lựa chọn sử dụng tri thức địa phƣơng với các dạng thức tồn tại khác nhau để tổ chức dạy học và giáo dục học sinh. Tiêu chí 4: Đặc trƣng văn hóa đƣợc cƣ dân bản địa thừa nhận, tự giác thực hiện, đảm bảo tính bền lâu. Giá trị nền tảng của tri thức địa phƣơng là sự thừa nhận trong đời sống cộng đồng với sức sống bền lâu qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn. Rất nhiều phong tục, tập quán tuy không mang tính cƣỡng chế nhƣ pháp luật nhà nƣớc song đƣợc ngƣời dân tự giác tuân theo. Nhà giáo dục khi sử dụng các đặc trƣng văn hóa của cộng đồng để giáo dục học sinh cần đƣợc sự đồng tình và thừa nhận từ cƣ dân bản địa mới có thể tiến hành thành công quá trình giáo dục đó. Tiêu chí 5: Tri thức phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng Tri thức địa phƣơng của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng đƣợc sử dụng trong quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em do vậy cần đảm bảo sự phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Giáo viên cần tính đến đặc điểm tâm lý, quan niệm, thói quen của học sinh để thiết kế nội dung dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng phù hợp. 26 1.4. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh học sinh tiểu học Tày - Nùng 1.4.1. Một vài đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học người Tày - Nùng Trẻ em trong độ tuổi tiểu học là từ 6 đến 11,12 tuổi, ở giai đoạn này thể lực của các em phát triển tƣơng đối êm ả, đồng đều, nhìn chung về chiều cao, cân nặng đều có sự phát triển. Học sinh tiểu học ngƣời dân tộc Tày - Nùng đƣợc đề cập trong đề tài là những trẻ em cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh miền núi thuộc khu vực Việt Bắc, nơi đây còn nhiều địa phƣơng gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác do có nhiều thói quen sinh hoạt hoặc những tập tục lâu đời (ăn uống không hợp vệ sinh, ăn thực phẩm bị mốc, ôi thiu), chƣa mang tính khoa học nên nhìn chung thể trạng của trẻ em phát triển chƣa đồng đều, có nhiều nơi tỉ lệ trẻ em thấp còi, trẻ em suy dinh dƣỡng vẫn còn cao nhƣ Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên Đặc điểm thể trạng trên cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động thần kinh của trẻ em Tày - Nùng đôi khi có biểu hiện chậm hơn so với học sinh tiểu học nhóm ngƣời Kinh tại khu vực. So với chuẩn chung về mặt thể trạng, nhìn chung trẻ em ngƣời dân tộc Tày - Nùng trong độ tuổi tiểu học còn thấp hơn chuẩn [41]. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng cũng mang những đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học nói chung nhƣ: niềm tin còn mang tính chất cảm tính, trẻ hay bắt chƣớc, có nhu cầu nhận thức, thích khám phá sự lạ lẫm, dễ xúc cảm, xúc động, khó kìm hãm cảm xúc của bản thân... Tuy nhiên các em lại có đƣợc những nét nhân cách khác biệt mang dấu ấn đặc trƣng của dân tộc mình, thể hiện hơi thở của cuộc sống gắn với núi rừng, với những mối quan hệ thân thiện, gần gũi Điều đó đƣợc xây dựng nên bởi những đặc trƣng khác biệt trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc. Ngƣời dân tộc Tày - Nùng có những nét nhân cách vô cùng tốt đẹp nhƣ: lòng yêu thƣơng ngƣời, lòng vị tha, kính già yêu trẻ, coi trọng tình cảm, tình ngƣời, tình anh em. Chính từ lối sống theo truyền thống đó học sinh tiểu học của các dân tộc này cũng có nhiều nét tính cách tốt đẹp, các em rất coi trọng tình cảm, đặc biệt là tình bạn. Do đặc trƣng tâm lý lứa tuổi các em rất dễ tìm bạn và kết bạn “tồng” - kết bạn thân. Tuy nhiên ở mỗi em nhu cầu kết bạn và khả năng kết bạn là khác nhau. 27 Trong quan hệ tình cảm với bạn hay với mọi ngƣời các em rất coi trọng lời hứa, yêu ghét rõ ràng, có trách nhiệm với bạn. Tính cách giản dị và khá khép mình trong mọi mối quan hệ đặc biệt là các em rất ít đƣợc tiếp xúc với những môi trƣờng xã hội ngoài bản, làng. Chính vì vậy các em gặp rất nhiều khó khăn trong những hoàn cảnh lạ lẫm và chƣa biết cách tự bảo vệ kể cả khi bị xâm phạm quyền của bản thân tại cộng đồng địa phƣơng. Môi trƣờng sống chủ yếu của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng từ khi sinh ra là tại địa phƣơng, với không gian núi rừng rộng rãi, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cây cỏ muông thú nên nhận thức cảm tính của học sinh Tày - Nùng phát triển khá tốt, cảm giác, tri giác của các em có những nét độc đáo. Quá trình tri giác thƣờng gắn liền với những hành động cụ thể trực tiếp, những ấn tƣợng trực quan nhƣ màu sắc, cƣờng độ, âm thanh. Điều này có ảnh hƣởng nhất định đến các hoạt động học tập và giáo dục của các em. Đặc điểm nổi bật trong tƣ duy của học sinh tiểu học Tày - Nùng là thói quen lao động trí óc chƣa bền, ngại suy nghĩ, động não, ngại đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và ý nghĩa của sự vật hiện tƣợng. Ở nhiều em tƣởng tƣợng còn nghèo nàn, khả năng tƣ duy trừu tƣợng - lôgic còn rất hạn chế, suy nghĩ đơn giản, một chiều, thiếu sâu sắc khi nhìn nhận vấn đề. Mặt khác do điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, ít va chạm, ít tính phức tạp nên vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh tiểu học Tày - Nùng còn hạn hẹp. Do vậy đối với học sinh tiểu học Tày - Nùng vốn kinh nghiệm có sẵn cùng với xúc cảm gắn liền với các ấn tƣợng trực quan, “mắt thấy, tai nghe” có ảnh hƣởng đến hiệu quả tƣ duy của các em. Đây cũng là một trong những điểm lƣu ý và là cơ sở để nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục Q&BP trẻ em sao cho phù hợp với cách suy nghĩ rất đặc trƣng của nhóm học sinh tiểu học Tày - Nùng. 1.4.2. Đặc điểm của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng Quá trình giáo dục Q&BP trẻ em là quá trình tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động và giao lƣu cho học sinh, tạo môi trƣờng để học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế thông qua đó chuyển hóa một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em thành nhu cầu thể hiện hành vi, thói quen phù hợp với Q&BP của mình. 28 Quyền và bổn phận là nội dung cần giáo dục cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng tuy nhiên phải gắn với thực tiễn cuộc sống bởi mục đích cuối cùng chính là sự thể hiện các quyền và bổn phận trong hoạt động đa dạng của môi trƣờng sống. Đối với học sinh tiểu học của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng, việc phát huy vai trò của hệ thống tri thức địa phƣơng sẽ thực sự đem lại hiệu quả tích cực trong giáo dục quyền và bổn phận. Thực chất đó là quá trình sử dụng những giá trị văn hoá của cộng đồng mang tính gần gũi với cuộc sống để chuyển hoá những quyền và bổn phận đƣợc quy định mang tính “cứng nhắc” trong văn bản luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng trong cuộc sống. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng ngoài các đặc điểm của quá trình giáo dục học sinh tiểu học nói chung còn diễn ra với những đặc điểm đặc trƣng sau: Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng là quá trình giáo dục đạo đức và pháp luật Thực hiện quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng hƣớng đến mục đích trang bị cho học sinh những hiểu biết các quyền và bổn phận trẻ em đƣợc quy định trong Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đồng thời làm cho các em có nhu cầu thể hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đƣợc cộng đồng thừa nhận. Việc tuân thủ, thực hiện các điều khoản trong công ƣớc và trong luật đƣợc yêu cầu bằng pháp luật của Nhà nƣớc. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng một mặt là quá trình thực hiện chức năng giáo dục pháp luật thông qua việc nâng cao hiểu biết pháp luật và tăng cƣờng ý thức công dân cho ngƣời học. Mặt khác đây còn là quá trình hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức phù hợp với truyền thống, văn hóa và chuẩn mực xã hội. Đây cũng là một trong những nội dung góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học Tày - Nùng theo tinh thần đã đƣợc ghi nhận tại Điều 30 của Công ƣớc về việc quan tâm đến nhóm học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. 29 Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng hướng tới mục tiêu giáo dục cấp học. Mục đích của giáo dục ở bậc tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Cụ thể hóa mục đích trên, giáo dục tiểu học xác định mục tiêu chính là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng nhƣ thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác. Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh ngƣời Tày - Nùng chính là quá trình thực hiện hƣớng tới mục tiêu thiết lập cho học sinh những hiểu biết căn bản về xã hội. Tạo ra nền tảng cho sự hình thành phẩm chất đạo đức và kỹ năng để các em vững vàng hơn trong cuộc sống ở giai đoạn tiếp theo. Những gì trẻ nhận thức đƣợc ở độ tuổi tiểu học tuy chƣa bền vững song đó đƣợc coi là nền tảng quan trọng cho quá trình hình thành các phẩm chất và năng lực hoạt động của trẻ sau này. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa - xã hội, vùng miền. Quyền và bổn phận của trẻ em là những tri thức đƣợc ghi lại trong sách vở để giúp học sinh hiểu, nhận biết đƣợc nó. Song để kiểm chứng những tri thức đó cần gắn với cuộc sống thực tiễn, đặt trong các mối quan hệ hằng ngày của học sinh ở gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng xã hội tại địa phƣơng. Chuẩn mực để xác định đƣợc giới hạn các quyền và bổn phận của trẻ em trong mỗi gia đình, tại những vùng miền, khu vực là khác nhau tùy thuộc vào quan niệm sống, phƣơng thức sinh hoạt, phong tục tập quán. Học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng chủ yếu cƣ trú tại các tỉnh miền núi, đời sống tinh thần còn tồn tại rõ nét các yếu tố văn hóa đặc trƣng của tộc ngƣời. Yêu cầu đặt ra đối với quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng là cần tính đến các đặc trƣng trong lối sống, sinh hoạt, quan niệm của ngƣời dân trong khu vực. Đảm bảo các quyền của trẻ em và sự thể hiện các yêu cầu về bổn phận trẻ em phải đặt trong sự thống nhất với văn hóa của cộng đồng cũng nhƣ điều kiện sống của cƣ dân bản địa. 30 Quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng sẽ phát huy hiệu quả cao khi sử dụng tri thức địa phương như là một phương tiện giáo dục. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhân cách của các em. Do môi trƣờng sống và truyền thống của dân tộc nên hầu hết các em tồn tại với các mối quan hệ trong cộng đồng địa phƣơng, sự tiếp xúc với môi trƣờng sống bên ngoài còn hạn chế. Từ thủa thơ bé, tâm hồn các em đƣợc nuôi dƣỡng bởi những nét văn hoá đặc trƣng của dân tộc. Từ cách ứng xử của cha mẹ, những trò chơi dân gian, những câu sli, câu lƣợn, điệu phong slƣ, nghệ thuật tạo hìnhđã để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong cộng đồng ngƣời Tày - Nùng. Để biến những điều luật, những quy định cứng nhắc trở nên dễ hiểu, dễ cảm nhận và có tác dụng giáo dục không có cách nào đem lại hiệu quả cao hơn khi đƣợc tích hợp sử dụng các đặc trƣng văn hoá tinh thần vốn rất thân quen của cộng đồng dân tộc. Các tri thức văn hóa của cộng đồng không chỉ phổ biến cho trẻ có hiểu biết về các quyền và bổn phận mà còn đƣa trẻ vào sự trải nghiệm rõ ràng giúp các em hiểu thực chất các quyền đó là gì và nó có ý nghĩa nhƣ thế nào trong cuộc sống. Chính bởi lí do đó nên việc khai thác và sử dụng tri thức địa phƣơng có những ƣu thế khác biệt để giáo dục quyền và bổn phân trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 1.4.3. Nội dung và phương pháp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng i. Nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng Căn cứ vào mục đích của quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng, nội dung của quá trình giáo dục đƣợc xác định là: Một là: Hình thành cho học sinh những tri thức, hiểu biết về nội dung các quyền và bổn phận của trẻ em đã đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật. Đó là các quyền thuộc 4 nhóm quyền trong công ƣớc, bao gồm: quyền đƣợc sống còn, quyền đƣợc phát triển, quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc tham gia và bổn phận trẻ em bao gồm: bổn phận ngƣời con trong gia đình, ngƣời học sinh ở nhà trƣờng và ngƣời công dân tại cộng đồng sinh sống. Hai là: Giáo dục cho học sinh kỹ năng thực hiện các quyền và bổn phận của mình trong học tập ở nhà trƣờng, trong sinh hoạt gia đình và khi tham gia các hoạt 31 động xã hội. Bởi mục tiêu mà quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em hƣớng tới là việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em trong các hoạt động sống thƣờng ngày. Các kỹ năng đó bao gồm: + Nhóm kỹ năng xác định quyền đƣợc hƣởng và bổn phận cần thực hiện + Nhóm kỹ năng thể hiện hành vi phù hợp với quyền và bổn phận trẻ em + Nhóm kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm các quyền đƣợc hƣởng + Nhóm kỹ năng tuyên truyền, chia sẻ hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em Ba là: Giáo dục cho học sinh thái độ tích cực và sự tự ý thức về việc thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong các mối quan hệ xung quanh. Mục tiêu của quá trình này là hình thành niềm tin ở học sinh về hệ thống các quyền trẻ em đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật, hƣớng tới hiện thực hóa các quyền của trẻ em trong đời sống giúp học sinh cảm nhận đƣợc mình thực sự có những quyền gì, các quyền đó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Để đảm bảo các quyền của bản thân học sinh phải tự ý thức về việc thực hiện bổn phận của mình, đòi hỏi sự tôn trọng của ngƣời khác đối với mình cũng đồng nghĩa với việc cần tôn trọng quyền của mọi ngƣời xung quanh. Bốn là: Giáo dục tăng cƣờng khả năng vận dụng sáng tạo các quyền và bổn phận của học sinh vào các tình huống khác nhau. Từ đó giúp học sinh có khả năng lựa chọn và thực hiện có hiệu quả các quyền và bổn phận của mình, biết bảo vệ bản thân khi bị xâm phạm và biết tôn trọng quyền của ngƣời khác. Sự thể hiện các quyền trẻ em diễn ra trong nhiều môi trƣờng và hoàn cảnh khác nhau dẫn đến có những quan niệm không giống nhau trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và tại mỗi địa phƣơng, cùng với đó yêu cầu về bổn phận của trẻ em cũng cũng diễn ra với những cấp độ khác nhau. Quá trình giáo dục hƣớng tới việc trang bị cho các em những hiểu biết và những nguyên tắc hành động chung nhất song cũng cần phát triển khả năng lựa chọn, thích ứng với những tình huống đa dạng của cuộc sống. ii. Các phương pháp giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học người Tày - Nùng Đề tài tiếp cận chủ yếu theo hƣớng nghiên cứu hoạt động giáo dục quyền và bổn phận trẻ em trong nhà trƣờng với những tác động giáo dục từ thầy cô giáo, nội quy trƣờng, lớp và mối quan hệ bạn bè. Thực tiễn quá trình giáo dục quyền và bổn 32 phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố. Để có thể thực hiện có hiệu quả phải gắn những nội dung quyền và bổn phận cần giáo dục cho học sinh vào thực tiễn cuộc sống, gắn với các đặc trƣng văn hóa vùng miền. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiếp cận theo hƣớng tích hợp giáo dục các quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh gắn với tri thức địa phƣơng. Đó là những tri thức đời sống góp phần làm “mềm hóa” các điều luật quy định cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Tày - Nùng. Do vậy các phƣơng pháp giáo dục chủ yếu đƣợc xác định trong đề tài là cách thức tƣơng tác giữa thầy cô giáo và học sinh trong dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục có tích hợp khai thác tri thức địa phƣơng làm phƣơng tiện giáo dục. Quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục quyền - bổn phận cho học sinh tiểu học qua sử dụng tri thức địa phƣơng có thể đƣợc tổ chức với hai nhóm phƣơng pháp giáo dục sau: * Nhóm 1: Phƣơng pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL Phương pháp tổ chức tọa đàm, thảo luận chia sẻ hiểu biết về các tri thức bản địa của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng mang ý nghĩa giáo dục quyền và bổn phận Đây là phƣơng pháp giáo viên lựa chọn một số tri thức dân gian của cộng đồng có khả năng tích hợp một nội dung giáo dục quyền và bổn phận nhất định, tổ chức cho học sinh trao đổi, bàn bạc, chia sẻ hiểu biết và bày tỏ thái độ của mình và chỉ ra đƣợc nội dung giáo dục. Ví dụ tổ chức cho học sinh thảo luận về một số lễ hội truyền thống nhƣ lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai và yêu cầu học sinh chỉ ra các quyền của trẻ em đƣợc đề cập nhƣ quyền đƣợc hƣởng nền văn hóa của dân tộc và bổn phận giữ gìn, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, quyền đƣợc vui chơi, giải trí... Phƣơng pháp thảo luận sẽ giúp phát huy tính tích cực của học sinh tiểu học Tày - Nùng, chính trong quá trình các em trao đổi bàn bạc một mặt sẽ giúp khắc phục sự nhút nhát - một đặc điểm thƣờng thấy của học sinh tiểu học Tày - Nùng, mặt khác sẽ giúp cho các em nhận thức sâu sắc hơn về các quyền và bổn phận cần đƣợc giáo dục thông qua các tri thức dân gian của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng tại địa phƣơng. Quá trình giáo dục quyền và bổn phận thông qua các tri thức văn hoá bản địa còn góp phần giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh tiểu học Tày - Nùng. 33 Phương pháp rèn luyện các hành vi phù hợp với quyền và bổn phận thông qua các bài tập tình huống hoặc trải nghiệm qua các hoạt động văn hóa tại địa phương. Các hành vi phù hợp với quyền và bổn phận của học sinh tiểu học bắt đầu từ nhận thức phải trải qua quá trình rèn luyện mới có đƣợc các hành vi tƣơng ứng. Phƣơng pháp rèn luyện trong giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh tiểu học Tày - Nùng là phƣơng pháp giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động và cuộc sống đa dạng của cộng đồng địa phƣơng đƣợc diễn ra trong thực tiễn hoặc mang tính chất mô phỏng nhằm giáo dục một nội dung quyền và bổn phận nhất định. Ví dụ tổ chức cho học sinh tham gia lễ hội ở địa phƣơng nhƣ lễ hội Lồng tồng, hội múa sƣ tử để giáo dục quyền đƣợc hƣởng nền văn hoá của dân tộc mình, sử dụng tiếng nói và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Hoặc giáo viên có thể tổ chức thi thực hành về quyền và bổn phận của trẻ em thông qua tình huống đƣợc chỉ dẫn bằng các câu ca dao, tục ngữ, hát ru, hát đồng dao, múa dân gian... Không chỉ quá trình giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng nói riêng mà bất kỳ quá trình giáo dục nào nói chung muốn có hiệu quả cao đều phải tuân theo quy luật của giáo dục học đó là hoạt động càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu. Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian Đây là phƣơng pháp giáo viên lựa chọn một số trò chơi điển hình tiêu biểu cho văn hóa làng bản của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng, tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động chơi. Quá trình tổ chức trò chơi, nhất thiết phải tạo ra sự tƣơng tác giữa học sinh với nhau. Các trò chơi dân gian phổ biến của cộng đồng dân tộc Tày - Nùng có thể kể: tung còn; múa sƣ tử, múa võ, các trò múa trong “then”Phƣơng pháp này có thể sử dụng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quyền và bổn phận một cách độc lập cho học sinh hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp, bổ trợ cho các phƣơng pháp khác. * Nhóm 2: Phƣơng pháp sử dụng tri thức địa phƣơng trong dạy học môn Đạo đức ở trƣờng tiểu học Dạy học là một trong những con đƣờng để tiến hành các tác động giáo dục trong đó có nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em. Để sử dụng các tri thức địa phƣơng phải phân tích và cụ thể hoá các tri thức ấy sao cho phù hợp vào các nội 34 dung bài học có ƣu thế. Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em thông qua dạy học các môn Đạo đức cho học sinh tiểu học Tày - Nùng phải đƣợc tổ chức dƣới dạng thiết kế hoạt động nhƣ sắm vai xử lý tình huống hoặc mô tả các câu chuyện, thảo luận, trắc nghiệm hiểu biết.... Ƣu thế nổi bật của hình thức tích hợp này là nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em tuân theo chƣơng trình, nội dung dạy học nên đảm bảo các quyền và bổn phận đƣợc giáo dục sẽ đƣợc tổ chức có hệ thống giúp học sinh tổng hợp và tƣ duy liền mạch, nội dung giáo dục quyền và bổn phận trẻ em khi đƣợc lồng ghép trong nội dung dạy học có thể huy động sự chú ý cao của ngƣời học do yêu cầu của giờ học...ng quan niệm này cho thấy nhận thức của cộng đồng từ xa xƣa đã có ý thức bảo về các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 6.5.2. Tâm linh: Các hình thức thờ cúng * Thờ cúng tổ tiên: đây là hình thức thờ cúng quan trọng nhất của đồng bào Tày - Nùng. Theo quan niệm dân gian, ông bà, cha mẹ sau khi chết vẫn tồn tại ở trên trời - Mƣờng Phạ, do vậy con cháu lập bàn thờ để thờ cúng trong nhà, hàng năm phải cúng giỗ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho gia đình bình yên, làm ăn phát đạt. Nơi thờ cúng tổ tiên trong nhà ngƣời Tày, Nùng là nơi trang nghiêm nhất, bàn thờ (choòng cai) chỉ đƣợc đặt đồ thờ cúng, không đƣợc để lẫn các đồ khác. Ngƣời Tày và ngƣời Nùng đều tuân thủ thờ tổ tiên theo hệ 9 đời (cửu tộc) gồm: 4 đời trƣớc ngƣời thờ là Pò - Mẻ (cha - mẹ); Cung Me (ông bà); chỏ (cụ); chung (kỵ); 4 đời sau là lục, lản, lỉn, pẩn thang nghiều (con, cháu, chắt, chút). Ngƣời Tày, Nùng thƣờng thờ tổ tiên vào các dịp giỗ, sinh nhật, Tết Nguyên Đán, các tiết lễ trong năm. * Thờ các “phi” của bản mƣờng Trong một số bản hay một số thôn bản gần nhau đều dựng thó “miếu” và đình để thờ cúng. Miếu (thó) là nơi thổ thần (thổ công), một vị thần đất, bảo vệ và che chở cho cộng đồng bản. Thoạt đầu, vị thần này theo quan niệm dân gian là ngƣời có thật có công lao xây dựng thôn bản và khi họ chết đƣợc dân lập miếu thờ. Miếu thƣờng đặt ở vị trí đầu bản nơi có nhiều ngƣời qua lại. Vào dịp Tết Nguyên đán hay dịp lễ cầu mùa, các gia đình trong bản mang lễ vật, hƣơng hoa tập trung ở miếu để cúng thổ thần. Hàng ngày khi bản có ngƣời chết, ngƣời mới sinh, gia đình cất nhà mới, mở đầu vụ gieo cấyđều phải sửa lễ khấn báo thổ công. Một số bản ngƣời Tày, Nùng có chung một ngôi đình thờ Thành hoàng. * Thờ Bà Mụ hay Hoa vƣơng Thánh mẫu, Mẹ Hoa (Mẻ Bjoóc), Pựt Luông Đó là các vị thần cai quản việc sinh nở, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em. Theo quan niệm dân gian, ngƣời ta có con là do Mẻ Bjoóc phân chia từ cây hoa vàng (con trai) và cây hoa bạc (con gái), do đó ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ngƣời ta đã làm lễ báo cho Mẻ Bjoóc để che chở cho em bé. Đứa trẻ sinh đƣợc 3 ngày, bà nội phải cúng Mẻ Bjoóc vừa để tạ ơn Mẻ vừa cầu xin Mẻ phù hộ cho đứa bé khỏe mạnh. Lễ vật cúng nhất định phải có một đùi gà hoặc một phần thịt mà ngƣời lớn hay để dành cho các em nhỏ. 217 6.6. Nghệ thuật 6.6.1. Hát ru Ngƣời Tày, Nùng có nhiều bài hát ru, họ thƣờng ru con trên nôi hoặc ru địu trên lƣng. Trong khung cảnh bản làng khi những ngƣời khỏe mạnh ra đồng, lên rẫy lao động, chúng ta sẽ nghe đƣợc văng vẳng tiếng hát của chị ru em, bà ru cháu hoặc giọng hát ru của một ngƣời mẹ trẻ. Tiếng hát ru vang lên bay bổng, tha thiết yêu thƣơng, gieo vào lòng ngƣời nghe cảm giác yên ả, thanh bình. Mặc dù mục đích cuối cùng của hát ru là ru cho trẻ ngủ nhƣng các làn điệu hát ru thể hiện tình cảm thƣơng quý con cái của bà, của mẹ, của chị. Ở mỗi địa phƣơng ngƣời Tày, ngƣời Nùng có những làn điệu hát ru riêng, độc đáo với nhiều nội dung khác nhau. Tuy nhiên ngôn ngữ mộc mạc trong hát ru chủ yếu mô tả những công việc của thực tiễn đời sống và lao động, sản xuất. Hát ru còn đƣợc các em gái Tày, Nùng tập hát cùng nhau trong những buổi vui chơi. Các em vừa hát, vừa cầm tay nhau múa đung đƣa theo nhịp điệu của bài hát một cách hồn nhiên, sinh động. 6.6.2. Hát sli (Nùng), hát lượn (Tày), hát then * Hát lƣợn của ngƣời Tày truyền thống thực chất là hát giao duyên, đối đáp trực tiếp giữa nam và nữ. Lƣợn của ngƣời Tày giữa các vùng không giống nhau. Xét theo thể thơ dùng làm ca từ, điệu lƣợn đƣợc phân biệt theo ba loại khác nhau: lƣợn cọi theo thể thơ thất ngôn, tồn tại ở các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang; lƣợn khắp dùng thể thơ tự do, có ở Hà Giang và lƣợn sƣơng dùng thể thơ tứ tuyệt của ngƣời Tày ở Lạng Sơn. Hát Sli của ngƣời Nùng cũng chính là lối hát giao duyên giống nhƣ hát lƣợn của ngƣời Tày. Khi hát đôi, một ngƣời bè cao, một ngƣời bè thấp. Mỗi ngành Nùng có làn điệu hát giao duyên riêng. Nùng Phàn Slình có sli Phàn Slình; Nùng Giang có sli Giang; Nùng An có lƣợn Nùng An; Nùng Inh có lƣợn Hà Lều. Trong bối cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, những điệu sli lƣợn ngân vang hòa vào không gian bao la, đến với mọi ngƣời Tày - Nùng, gợi nên cảm giác yêu tha thiết cuộc sống và quê hƣơng. Có thể nói rằng sli lƣợn là tiếng nói tinh thần phong phú và phổ biến nhất của ngƣời Tày - Nùng. Đây là môn nghệ thuật diễn xƣớng dân gian có tính nghệ thuật cao, khi hát thể hiện mối quan hệ cộng đồng, có tính tập thể và sự gắn kết đoàn kết cao. 218 * Hát then là một trong các thể loại hát cúng của đồng bào Tày - Nùng, then đƣợc chia làm 7 loại: then cầu cúng; then chữa bệnh; then bói toán; then tống tiễn; then cầu mùa, cầu đảo, diệt trùng; then vui mừng, chúc tụng, ca ngợi; then lễ của nhà pháp. Hát then cùng với cây đần tính đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu của ngƣời Tày, Nùng đƣợc cả nƣớc biết tới. Ngày nay cách dùng then của ngƣời Tày, Nùng có nhiều biến đổi, then đƣợc sử dụng nhƣ một loại hình nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu với nội dung lời hát ca ngợi cuộc sống mới. 6.6.3. Múa sư tử, múa võ * Múa sƣ tử (kỳ lẳn, tủng kỳ lẳn): vừa đƣợc coi là một môn nghệ thuật biểu diễn vừa là một trò chơi, múa sƣ tử là phần hấp dẫn nhất trong các hội vui xuân. Khác với múa sƣ tử ở miền xuôi, con sƣ tử của ngƣời Tày chỉ có một ngƣời và rất linh hoạt. Đoàn múa sƣ tử thƣờng có 10 ngƣời trở lên vừa có trống, thanh la, não bạt, chũm chọe vừa có các thanh niên nai nịt gọn gàng, tay cầm thƣơng đa, đinh la, giáo mác oai phong đi hai bên để bảo vệ kỳ lân. Thông thƣờng trong một cuộc hội không chỉ có đoàn múa sƣ tử của địa phƣơng mà còn có các đoàn từ những địa phƣơng khác đƣợc mời đến. Trƣớc khi bƣớc vào phần trung tâm, các đoàn múa sƣ tử gồm cả đoàn khách và đoàn chủ nhà đều tiến hành làm lễ trƣớc bàn thờ thần sau đó các đoàn cùng nhau biểu diễn trƣớc quần chúng dự hội. Tuy vậy tiết mục hấp dẫn nhất vẫn là kỳ lân múa và đấu nhau, lúc chọi. lúc đẩy, đá, vờn, lúc chồm lên, lúc quỳ gối, lúc bò, lúc đi, trông rất đẹp mắt. Múa sƣ tử thƣờng gồm 5 điệu cơ bản: thứ nhất là điệu múa chào khán giả với động tác uyển chuyển nhƣ mèo vờn hổ phục; điệu thứ hai múa chào thần thánh với các động tác cúi chào trong tiếng trống, tiếng chiêng, chũm chọe vang lên. Điệu múa thứ ba là múa vũ hội là điệu múa các con đều thể hiện tài nghệ của mình, con múa thấp, con múa cao, vờn nhau, đuổi nhau. Thứ tƣ là điệu sƣ tử đẻ con và điệu múa cuối cùng là săn sƣ tử, đây là điệu múa có sự tham gia của nhiều ngƣời với vai trò là ngƣời đi săn, đây là điệu múa hay nhất, là yếu tố tinh hoa trong nghệ thuật múa sƣ tử của ngƣời Tày - Nùng. Sau khi biểu diễn chung, các đoàn kỳ lân kéo nhau đi chúc mừng những gia đình gần trung tâm tổ chức hội xuân. Trƣớc khi ra về các đoàn kỳ lân khách múa chào thần làng, thần thổ công. Dân chúng tiễn các đoàn kỳ lân khách rất vui vẻ và hò hẹn tái ngộ năm sau. 219 * Múa võ (Oóc quyền): có hai loại, có thể là một loại hình nghệ thật biểu diễn để chào thần thánh, loại thứ hai là để thi đấu tranh tài. Múa võ biểu diễn, ngƣời múa từ tốn, nhẹ nhàng, uyển chuyển, đẹp mắt, thông thƣờng múa võ trên sân khấu trải chiếu hoa. Có những bài múa 5 phút mà không ra khỏi chiếc chiếu. Múa võ có 4 loại: múa tay không là điệu múa chào thần thánh, là điệu mở đầu cho trò múa võ trong lễ hội. Múa gậy là điệu múa thể hiện bản lĩnh dũng cảm phi thƣờng, đội hình múa thƣờng có từ một đến bốn cặp múa (2-8 ngƣời), sử dụng đạo cụ là gậy. Múa đoản đao là điệu múa đơn hoặc múa đôi kèm theo chiếc đoản đao. Múa slam sla (múa đinh ba chạc) là các biểu diễn các động tác nhào lồn, xoay tròn hoặc thế phòng thủ của ngƣời múa, hai tay cầm đinh ba chạc. Múa võ thi đấu diễn ra trong các hội xuân, thông thƣờng là các đại phƣơng đấu với nhau. Một số địa bàn nhƣ Cao Bằng, Thái Nguyên còn có võ sĩ từ các địa phƣơng khác đến thách đấu. Để đào tạo con nhà võ, trƣớc đây khi thu hoạch mùa màng xong, có những lớp học võ ở các thung lũng từ 20-30 học viên. Có võ sƣ đến dạy, còn ngƣời học là thanh niên trai tráng ở các bản làng xung quanh. Học võ là truyền thống với mong muốn để hộ thân, bảo vệ gia đình nhất là những nhà ở khu vực hẻo lánh. (Viện dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, NXB Dân tộc, Hà Nội) 6.7. Hƣơng ƣớc, quy ƣớc 6.7.1. Hương ước, quy ước về bào vệ tài nguyên Ngƣời Tày, Nùng có quy định cụ thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại môi trƣờng và nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ: Bảo vệ nguồn nước: Không đƣợc phá rừng làm nƣơng rẫy, không đƣợc chăn thả trâu, bò, dê ở khu vực đầu nguồn. Bảo vệ rừng và đất: Mọi thành viên trong bản đều có quyền khai phá đất đai của bản để trồng trọt và thu hái lâm thổ sản. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ các nội quy sau: không để cho ngƣời làng khác xâm phạm để làm rẫy, chặt cây, lấy củi; phân phối và khai phá đất đai theo từng mảnh riêng của từng gia đình; quy định việc trồng cây ở toàn khu vực; ai chặt trộm cây, bẻ măng, để trâu bò phá hoạiđều bị phạt theo quy định. Bảo vệ các loài chim thú, cá tôm: Không đƣợc tụ do săn bắt các loài động vật hoang dã, chim muông; không đào bới bờ mƣơng, bờ ruộng để bắt rắn, ếch, cá kể cả trong và ngoài địa phận của xã. (Theo nghiên cứu điền dã tại các tỉnh Tuyên Quang; Bắc Kạn; Cao Bằng) 220 6.7.2 Quy ước bảo vệ an ninh trật tự thôn bản Để giữ gìn tài sản và tính mạng của ngƣời dân trong cộng đồng, bản đề ra quy ƣớc: Ai thấy ngƣời lạ vào bản hoặc phát hiện có kẻ trộm, phải có nhiệm vụ báo ngay cho mọi ngƣời biết. Khi phát hiện có trộm, ngƣời thấy đầu tiên phải nổi hiệu lệnh bằng tín hiệu đã định, kể cả bắn súng (trừ việc bắn ba phát súng là báo hiệu bản có ngƣời chết). Khi có báo hiệu, tất cả các thành viên trong bản (đặc biệt là trai tráng) phải hợp lực vây bắt và cứu trợ lẫn nhau. Nếu trộm cƣớp đã lấy đƣợc của mang đi thì phải tổ chức truy đuổi để lấy lại, ngƣời bị mất của phải đi đầu và chỉ khi nào ngƣời này chịu mất của mọi ngƣời đi cùng mới đƣợc trở về bản. 6.7.3 Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng Việc giúp đỡ lẫn nhau đƣợc xây dựng trên cơ sở tự nguyện, từ đó cộng đồng đề ra những điều khoản cụ thể. Thông thƣờng trong các bản, mƣờng của ngƣời Tày, Nùng có hai hình thức tƣơng trợ giúp đỡ: một là, trƣởng bản trích quỹ công để giúp ngƣời gặp nạn nhƣ tại nạn, cháy nhà, làm nhà mới, cƣới xin, ma chay... Hai là, các gia đình trong bản góp tiền của giúp ngƣời gặp nạn, ví dụ ngƣời Nùng quy ƣớc khi nhà có đám ma thì mỗi gia đình giúp 2 pẳng ngô (1pẳng khoảng 2kg), hai thồ củi, hai gáo rƣợu (khoảng 3 lít). 6.8 Lễ hội và trò chơi 6.8.1. Lễ hội Lồng tồng Lễ hội “Lồng tồng” của ngƣời Tày, Nùng còn gọi là lễ hội xuống đồng, đây không phải là lễ hội tôn giáo mà lễ hội mang tính truyền thống của cƣ dân nông nghiệp Tày, Nùng. Lễ hội thƣờng bắt đầu từ mùng 3 Tết Nguyên đán, thƣờng kéo dài từ 2-3 ngày. Thông thƣờng lễ hội diễn ra trên một khu ruộng lớn, có địa thế bằng phẳng. Lễ hội bao gồm hai phần riêng là phần lễ và phần hội, phần lễ thể hiện cái tinh thần, phần hội thể hiện cái tinh hoa. Phần “Lễ” do ngƣời chủ hội, thƣờng là ông thại đình (coi đình) thực hiện, bắt đầu từ tinh mơ ngày hội với việc thắp hƣơng và đánh trống. Các gia đình chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để mang ra đình. Sau khi sắp xếp các mâm cỗ vào vị trí ổn định, ông thại đọc lời cúng mời thần sông, thần núi về dự lễ. Sau khi cúng, ông thại 221 tuyên bố hạ bàn (lẽ phá cỗ), các mâm cỗ đƣợc mở ra đầy đủ để vào tiệc. Bữa ăn giữa đồng ai cũng cố mời thật nhiều khách, họ tin rằng mời càng nhiều thì năm đó làm ăn càng hơn ngƣời. Phần “Hội” diễn ra với các hoạt động vui chơi với các trò chơi truyền thống của địa phƣơng nhƣ hát then, hát đối, kéo co, tung còn, múa kỳ lân, sƣ tử, múa võ, đánh quay Để kết thúc hội, ông thại hoặc ngƣời chủ trì đọc lời mo cuối cùng rồi tuyên bố giải tán hội, đánh trống tiễn thánh về đình. Dân làng trở về bắt đầu công việc đồng áng thƣờng ngày với mong ƣớc sang năm mới mùa vụ tốt hơn, gặt hái đƣợc nhiều lúa gạo hơn, nhờ vậy cuộc sống ấm no, sung túc hơn năm cũ. 6.8.2. Trò chơi * Ném còn (tức còn, tọt còn, đơn còn): đây là trò chơi mang tính phong tục, diễn ra trong các lễ hội đầu xuân. Giữa sân lễ hội, ngƣời ta dựng một cột ném còn (phổng còn) cao 15-20m, trên ngọn có vòng tròn đƣờng kính khoảng 30 - 50cm, lấy giấy điều phong kín, có điểm hồng tâm, cột dựng theo hƣớng đông tây biểu tƣợng cho âm và dƣơng. Các quả còn làm bằng vải, có tua màu, một số quả dùng làm nghi lễ thì bên trong đựng thóc giống. Ném còn có nhiều hình thức nhƣ cúng lễ hoặc vui chơi. Trong cúng lễ, mở đầu ông chủ lễ cầm các quả còn tung lên trời để mọi ngƣời tranh cƣớp lấy, dùng quả còn ném sao co trúng vòng tròn giấy trên đỉnh cột. Ai ném trúng thì đƣợc thƣởng và coi đó là điềm may mắn, thần linh sẽ phù hộ. Quả còn trúng đích đầu tiên sẽ đƣợc đem đặt lên bàn thờ thần Nông hoặc Thành hoàng. Ném còn trong vui chơi là bên trai, bên gái ném còn giao duyên với nhau. Ai không bắt đƣợc mà để quả còn rơi xuống đất bị coi là thua. Cuộc thi ném còn kết thúc ngay sau khi quả còn ném trúng hồng tâm. Ngƣời ta làm lễ hạ cột còn và coi đó là điềm may mắn cho cả năm. Nếu ném không trúng, cột còn sẽ đƣợc để đó để trai, gái ném tiếp cho đến khoảng 15 tháng Giêng. * Kéo co (xẻ thỏi): là một trò chơi phong tục của lễ hội Lồng tồng. Đây không chỉ là cuộc đua tài mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Ngƣời ta tổ chức kéo co theo các làng hay theo các hộ cƣ trú ở hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc bắt đấu từ phía Đông - tức phía mặt trời mọc, phải thắng liền 3 hiệp với ý muốn đƣợc mùa sau đó mới thực sự thi tài, thi sức. Một số địa phƣơng cho rằng kéo co là thể thức cầu đảo, để cho trời mƣa, nƣớc chảy ngƣợc từ thấp tới cao vào ruộng lúa. 222 Phục lục 7 CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - NÙNG QUA SỬ DỤNG TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG KHU VỰC VIỆT BẮC Dựa vào chƣơng trình dạy học và giáo dục hiện hành tại trƣờng tiểu học kết hợp với những nghiên cứu thực tiễn về điều kiện dạy và học cùng với hệ thống tri thức địa phƣơng tiêu biểu của cộng đồng ngƣời Tày - Nùng khu vực Việt Bắc, luận án xây dựng khung chƣơng trình tích hợp giáo dục quyền và bổn phận trẻ em nhƣ sau: 1. Mục tiêu của chương trình i. Kiến thức - Trang bị cho học sinh hiểu biết về các quyền đƣợc hƣởng phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của học sinh. - Học sinh nhận thức đƣợc bổn phận cần thực hiện của mình trong sinh hoạt gia đình, trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trƣờng và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phƣơng. - Bồi dƣỡng cho học sinh hiểu biết đầy đủ hơn và có hệ thống về tri thức của địa phƣơng, hiểu đƣợc độ giá trị và cái hay, cái đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc giúp lƣu truyền các đặc trƣng văn hóa dân tộc qua nhiều thế hệ. ii. Kỹ năng - Hình thành kỹ năng thể hiện hành vi phù hợp với Q&BP trẻ em đƣợc quy định trong môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và địa phƣơng - Hình thành cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ bản thân hoặc bảo vệ bạn khác khi bị vi phạm quyền trẻ em. - Giúp học sinh có kỹ năng vận dụng sáng tạo vào giải quyết các tình huống khác nhau của cuộc sống có liên quan đến các Q&BP trẻ em iii. Thái độ - Học sinh biết bày tỏ thái độ đồng tình với các hành vi phù hợp với quyền trẻ em đồng thời biết phê phán với những hành vi vi phạm quyền của trẻ em. - Học sinh có nhu cầu và tự giác thực hiện bổn phận trong các môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng sinh sống. - Học sinh biết trân trọng, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc 223 2. Gợi ý chương trình tích hợp sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP trẻ em ở trường tiểu học Đối tƣợng Nội dung Q&BP Tri thức địa phƣơng Gợi ý bài học Đạo đức tích hợp Hoạt động NGLL Quyền TE Bổn phận TE Gợi ý hoạt động Thời lượng Lớp 1 Quyền có gia đình, đƣợc sống cùng cha mẹ và ngƣời thân, đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, che chở, chăm sóc dạy bảo Yêu quý cha mẹ, anh chị em. Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ. Hát ru Truyện kể dân gian Bài 4: Gia đình em Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhƣờng nhịn em nhỏ - Thi văn nghệ: Chủ đề hát ru - Thi kể chuyện: Chủ đề: Những câu chuyện cổ của dân tộc về chủ đề gia đình - 1 lần/ 1 HK -Tổ chức vào giờ sinh hoạt lớp hoặc chủ đề tháng 3: “Yêu quý mẹ và cô giáo” - Phạm vi lớp Lớp 2 Quyền đƣợc sống cùng cha mẹ Hiếu thảo, yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ Bổn phận giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức Ca dao, tục ngữ tiếng Tày - Nùng về tình cảm cha mẹ - con cái Bài 4: Chăm làm việc nhà -Sƣu tầm ca dao, tục ngữ -Hội thi kể chuyện dân gian -Nghe chuyên gia y tế phổ biến cách giữ gìn và chăm sóc sức khỏe - 1 lần/ 1 HK - Chủ đề tháng 3: “Yêu quý mẹ và cô giáo” và chủ đề tháng 10: “Vòng tay bạn bè” - Phạm vi lớp, khối lớp Quyền có tài sản Tôn trọng tài sản và đồ dùng của ngƣời khác Truyện kể dân gian Tày - Nùng Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe bản thân, thực hiện nếp sống gọn gàng, ngăn nắp Kinh nghiệm chữa bệnh dân gian Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp 224 Đối tƣợng Nội dung Q&BP Tri thức địa phƣơng Gợi ý bài học Đạo đức tích hợp Hoạt động NGLL Quyền TE Bổn phận TE Gợi ý hoạt động Thời lượng Lớp 3 Quyền có gia đình, đƣợc sống cùng cha mẹ và ngƣời thân, đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, che chở, chăm sóc dạy bảo Yêu quý cha mẹ, anh chị em. Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ Ca dao, tục ngữ tiếng Tày - Nùng về tình cảm cha mẹ - con cái; tình cảm anh chị em Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em - Xem phim tài liệu về văn hóa kết bạn “tồng” và viết cảm nghĩ của bản thân - Viết thƣ kết bạn -Viết cảm nghĩ về ngƣời bạn thân nhất - Giao lƣu: “Ngày hội môi trƣờng” - 2 lần/1 HK - Chủ đề tháng 10: “Vòng tay bạn bè” và chủ đề tháng 4: “ Hòa bình và hữu nghị” - Phạm vi lớp, khối lớp Quyền đƣợc tự do kết bạn Quyền không bị phân biệt đối xử Quyền đƣợc tiếp nhận thông tin Yêu thƣơng bạn, quý trọng tình bạn, chia sẻ buồn vui cùng bạn Tục kết “tồng” Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế Bài 10: Tôn trọng khách nƣớc ngoài Quyền có quốc tịch Việt Nam Quyền giữ bản sắc dân tộc Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Ca dao, tục ngữ tiếng Tày - Nùng về ứng xử xã hội Quyền đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hƣởng bầu không khí trong lành Quyền đƣợc tham gia bảo vệ cây trồng, vật nuôi Giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Truyền thuyết rừng thiêng Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc Bài 14: Chăm sóc cây trồng vật nuôi 225 Đối tƣợng Nội dung Q&BP Tri thức địa phƣơng Gợi ý bài học Đạo đức tích hợp Hoạt động NGLL Quyền TE Bổn phận TE Gợi ý hoạt động Thời lượng Lớp 4 Quyền đƣợc học tập Chăm chỉ học tập, nỗ lực vƣợt khó để học tốt Lễ trao giấy bút Bài 1: Trung thực trong học tập Bài 2: Vƣợt khó trong học tập Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Trò chuyện với già làng về ý nghĩa của một số tục lệ địa phƣơng - Tham quan thực tế tại địa phƣơng viết thu hoạch về chủ đề: hoạt động lao động. - Sƣu tầm ca dao về lao động sản xuất viết báo cáo. - Quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo ở địa phƣơng - 2 lần/ 1 HK - Chủ đề tháng 2: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”; tháng 9: “Mái trƣờng thân yêu của em”; tháng 10: “Vòng tay bạn bè” - Phạm vi lớp hoặc khối lớp, toàn trƣờng Quyền có tài sản Tôn trọng tài sản của ngƣời khác Truyện kể dân gian Bài 4: Tiết kiệm tiền của Quyền đƣợc bảo vệ tránh bị bóc lột lao động Yêu lao động, quý trọng giá trị lao động Tục truyền nghề Tục ngữ, ca dao của ngƣời Tày - Nùng về lao động sản xuất Kinh nghiệm trong sản xuất, lao động Tết cơm mới Bài 8: yêu lao động Bài 9: Kính trọng, biết ơn ngƣời lao động Lớp 5 Quyền đƣợc thừa nhận anh em trong dòng tộc, thừa nhận dân tộc Quan tâm, chăm sóc ngƣời thân, tự hào là ngƣời dân tộc Tày - Nùng Tục nhận họ Thờ cúng tổ tiên Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên Bài 6: Kính già, yêu trẻ - Diễn đàn “Phong tục đẹp quê em” - Hội thi khéo tay hay làm với chủ đề “Quà mừng sinh nhật” - Thi giải ô chữ với chủ đề “Truyền thống bản làng” - 1 lần/1 tháng - Chủ đề tháng 1: “Ngày Tết quê em” Quyền đƣợc sống cùng ông bà, cha mẹ Kính trọng ông bà, cha mẹ Bổn phận giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức Lễ sinh nhật cho ngƣời già Tục “ngủ bạn” - Chủ đề tháng 2: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” - Chủ đề tháng 4: “ 226 Đối tƣợng Nội dung Q&BP Tri thức địa phƣơng Gợi ý bài học Đạo đức tích hợp Hoạt động NGLL Quyền TE Bổn phận TE Gợi ý hoạt động Thời lượng - Hội diễn văn nghệ chủ đề “Tiếng hát bản em” - CLB nghệ thuật dân gian - CLB võ thuật dân tộc - Thi các trò chơi dân gian - Tham gia các hoạt động nhân đạo - Lao động vệ sinh cảnh quan trƣờng lớp, xóm bản - Tết trồng cây Hòa bình và hữu nghị” Quyền đƣợc nhận làm con nuôi Quyền đƣợc đối xử bình đẳng Quan tâm, chăm sóc ngƣời thân trong gia đình Tôn trọng ngƣời khác Tục nhận con nuôi Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình Bài 7: Hợp tác với ngƣời xung quanh - Chủ đề tháng 11: “ Biết ơn thầy giáo, cô giáo” Quyền đƣợc hƣởng nền văn hóa của dân tộc Giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Hát sli, hát lƣợn, hát then Múa sƣ tử, múa võ Lễ hội “lồng tồng” Bài 9: Em yêu quê hƣơng - Hoạt động NGLL ngoài chủ đề quy định Quyền đƣợc tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa Trân trọng các, giữ gìn các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Phạm vi lớp, khối, toàn trƣờng. Quyền có quốc tịch là quốc tịch Việt Nam Tự hào dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu quê hƣơng Bài 12: Em yêu hòa bình Bài 13: Em tìm hiểu về Liên hợp quốc Quyền đƣợc tham gia các hoạt động xã hội tại cộng đồng Có trách nhiệm công dân trong đời sống cộng đồng Quy ƣớc chống trộm Quy ƣớc góp công, góp của cho gia đình có công việc Bài 10: Ủy ban nhân dân xã (phƣờng) em 227 3. Phương thức thực hiện i. Sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ em thông qua dạy học Đạo đức Căn cứ vào bài học ƣu thế đƣợc gợi ý, giáo viên chọn lựa và thiết kế giáo án lên lớp phù hợp với các điều kiện: đặc điểm tri thức dân gian từng địa phƣơng, đặc điểm nhận thức của học sinh, cơ sở vật chất nhà trƣờng, không gian và thời gian thực tế ở trƣờng tiểu học ii. Sử dụng TTĐP để giáo dục Q&BP trẻ em trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL Để tích hợp sử dụng TTĐP trong giáo dục Q&BP trẻ em thông qua các hoạt động giáo dục NGLL, giáo viên có thể thực hiện theo hai cách: Cách 1: Tuân thủ 9 chủ để đồng tâm từ lớp 1-5 của chƣơng trình giáo dục NGLL ở trƣờng tiểu học: Căn cứ vào chủ đề và khoảng thời gian xác định, giáo viên thiết kế hoạt động với nội dung phù hợp để truyền tải nội dung Q&BP nhất định Cách 2: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài chủ đề đƣợc quy định, tuy nhiên vần sử dụng quỹ thời gian của hoạt động NGLL ở trƣờng tiểu học. Các hoạt động không nằm trong chủ đề tháng cần duy trì với tần suất đều đặn để tạo sự thu hút và chú ý cho học sinh, ví dụ: Câu lạc bộ nghệ thuật, câu lạc bộ võ thuật truyền thốngđƣợc thực hiện mỗi tháng một chƣơng trình với các hoạt động do giáo viên thiết kế cụ thể. 4. Quy trình sử dụng tri thức địa phương trong giáo dục quyền và bổn phận trẻ em cho học sinh tiểu học Tày - Nùng Căn cứ vào khung chƣơng trình đƣợc xây dựng, giáo viên cần thực hiện quy trình sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng bao gồm các bƣớc sau: Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục Q&BP cho học sinh tiểu học Tày - Nùng Đây là bƣớc đầu tiên trong quy trình song nó có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng cho các bƣớc tiếp theo, là điều kiện để giáo viên có thể thực hiện tốt các bƣớc tiếp theo. Ở bƣớc này giáo viên cần xác định rõ mục tiêu giáo dục một nội dung quyền hoặc bổn phận nhất định gồm mục tiêu về nhận thức, về thái độ và kĩ năng cần hình thành. Nội dung quyền đƣợc giáo dục là gì, quyền đó biểu hiện nhƣ thế nào trong cuộc sống, các em cần làm gì để thực hiện quyền và cần thực hiện bổn 228 phận tƣơng ứng với quyền đó nhƣ thế nào? Ví dụ sau khi đƣợc giáo dục quyền đƣợc học tập, các em cần biết bảo vệ quyền của mình, không nghỉ học, bỏ học khi bị dụ dỗ hoặc ép buộc đồng thời học sinh cũng cần xác định đƣợc bổn phận phải học tập chăm chỉ, thực hiện đúng nội quy của trƣờng, của lớp. Bước 2: Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp với yêu cầu của nội dung Q&BP cần giáo dục, phù hợp với đối tƣợng và phƣơng thức giáo dục Để giáo dục một nội dung quyền hoặc bổn phận nhất định, khâu quan trọng nhất chính là khâu lựa chọn tri thức địa phƣơng tồn tại dƣới một dạng cụ thể để tích hợp giáo dục. Ở khâu này, giáo viên cần chú ý đến nhu cầu, hứng thú và năng lực của học sinh tiểu học Tày - Nùng và một số đặc điểm riêng. Sau khi lựa chọn đƣợc tri thức phù hợp, giáo viên căn cứ vào đó để xác định hình thức tổ chức và phƣơng pháp thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục nội dung Q&BP trẻ em. Bước 3: Thiết kế giáo án dạy học hoặc lên kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục sử dụng tri thức địa phƣơng trong giáo dục Q&BP trẻ em. Thiết kế giáo án tích hợp tri thức địa phƣơng để giáo dục một nội dung Q&BP cụ thể đƣợc giáo viên xây dựng dựa vào nội dung bài học. Đây là khâu quan trọng bởi có thiết kế đƣợc kế hoạch lên lớp theo tuần tự các bƣớc đảm bảo tính lôgic và khoa học thì giờ dạy mới thành công. Giáo án hay kế hoạch giáo dục là một chuỗi hoạt động tuân theo lôgic nội dung; giáo án (kế hoạch) càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì khâu tổ chức thực hiện càng dễ dàng bấy nhiêu. Khi thiết kế giáo án hay lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm của tri thức địa phƣơng, điều kiện về thời gian, đặc điểm của học sinh tiểu học ngƣời Tày - Nùng *Thiết kế giáo án tích hợp giáo dục quyền qua sử dụng tri thức địa phƣơng diễn ra qua 4 khâu: 1. Xác định mục tiêu bài học 2. Lựa chọn tri thức địa phƣơng phù hợp để tích hợp giáo dục nội dung Q&BP đã xác định. 3. Xác định các điều kiện về tài liệu và phƣơng tiện (tranh, ảnh, đĩa nhạc, đoạn phim) để thực hiện giáo án. 229 4. Thiết kế các hoạt động dạy - học bao gồm hệ thống các hoạt động học tập với nội dung, phƣơng pháp và hình thức cụ thể. *Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục Q&BP qua sử dụng tri thức bản địa có thể đƣợc tổ chức thành một hoạt động giáo dục độc lập hoặc một chùm các hoạt động hƣớng tới một nội dung cần giáo dục, về cơ bản quá trình lập kế hoạch diễn ra theo các khâu sau: 1. Xác định mục đích tổ chức hoạt động 2. Xác định các loại tri thức địa phƣơng đƣợc sử dụng trong mỗi hoạt động 3. Thiết kế các hoạt động giáo dục cụ thể để tích hợp tri thức địa phƣơng với nội dung Q&BP cần giáo dục 4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động: thời gian, không gian, dụng cụ Bước 4: Thực hiện dạy học hoặc tổ chức hoạt động giáo dục sử dụng các tri thức địa phƣơng nhằm giáo dục Q&BP trẻ em cho học sinh Đây là hoạt động thực thi giáo án hay kế hoạch giáo dục đã đƣợc thiết kế, trong quá trình thực hiện giáo viên cần vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế về không gian, thời gian, điều kiện tổ chức và đặc điểm của học sinh. Trong quá trình này giáo viên phát huy vai trò là ngƣời tổ chức, điều khiển ngƣời học khai thác có hiệu quả hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình để lĩnh hội một nội dung Q&BP trẻ em. Bước 5: Tổng kết, đánh giá kết quả học tập hoặc hoạt động giáo dục Q&BP trẻ em sử dụng tri thức địa phƣơng. Căn cứ vào mục tiêu đã xác định, giáo viên so sánh kết quả đạt đƣợc ở học sinh sau khi học tập hoặc tham gia hoạt động về tinh thần, thái độ và hứng thú, đánh giá nhận thức về quyền và bổn phận của học sinh. Giáo viên cũng cần xác định rõ những ƣu điểm và hạn chế trong quá trình tổ chức sử dụng phƣơng tiện giáo dục là những nội dung tri thức địa phƣơng để ngày càng hoàn thiện quy trình và không ngừng phát huy hiệu quả giáo dục cao hơn. 230 Phụ lục 8 BỘ TRANH VỀ GIÁO DỤC TRẺ EM MIỀN NÚI (Trích theo Chăm sóc và giáo dục trẻ em miền núi, Mai Chi - Khánh Hòa - Hồng Kỳ, NXB Giáo dục, Hà Nội năm 1999). Tranh 1+2: Trẻ em có quyền sống cùng ông bà, cha mẹ, anh chị em; đƣợc hƣởng sự yêu thƣơng, chăm sóc của ngƣời thân trong gia đình 231 Tranh 3,4: Trẻ em có quyền đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh, an toàn. Tranh 5: Trẻ em cần đƣợc đảm bảo mức sống đủ để phát triển thể chất, tinh thần, đạo đức. Đƣợc tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn. 232 Tranh 6: Trẻ em cần biết thực hiện nếp sống văn minh, ăn ngủ, sinh hoạt điều độ, đúng giờ. 233 Tranh 7: Trẻ em có quyền tự do vui chơi giải trí và kết giao bạn bè Tranh 8: Trẻ em có quyền đƣợc đảm bảo tốt nhất các điều kiện chăm sóc sức khỏe để học tập, vui chơi. 234 Tranh 9: Trẻ em có bổn phận giúp đỡ cha mẹ những việc vừa sức. Tranh 10: Học sinh có bổn phận giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ trƣờng, lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_dung_tri_thuc_dia_phuong_trong_giao_duc_quyen_va.pdf
  • jpgNCS Nguyen Thi Ngoc 06-2014.jpg
  • docThong tin luan an NCS Nguyen Thi Ngoc 06-2014.doc
  • pdfTom tat English LA NCS Nguyen Thi Ngoc 06-2014.pdf
  • pdfTom tat Tieng Viet NCS Nguyen Thi Ngoc 06-2014.pdf
Tài liệu liên quan