Luận án Vận dụng quan niệm thẩm mĩ và tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện nay

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ CẨM VÂN VẬN DỤNG QUAN NIỆM THẨM MĨ VÀ TRI THỨC DÂN GIAN TRONG VIỆC LÀM ĐẸP VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ CẨM VÂN VẬN DỤNG QUAN NIỆM THẨM MĨ VÀ TRI THỨC DÂN GIAN TRONG VIỆC LÀM ĐẸP VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ HIỆN NAY Chuyên ngành: VĂN HÓA DÂN GIAN Mã số:

pdf266 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Vận dụng quan niệm thẩm mĩ và tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 22 01 30 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN XUÂN KÍNH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình này đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu. Nghiên cứu sinh TRƯƠNG THỊ CẨM VÂN i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, HỘP .................................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG VÀ TỔNG QUAN VỀ BẮC BỘ, CHÂU THỔ BẮC BỘ ...................................................... 11 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 11 1.2. Lý thuyết vận dụng và khái niệm .................................................................................. 14 1.3. Tổng quan về Bắc Bộ và châu thổ Bắc Bộ ................................................................... 34 CHƯƠNG 2 TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SẮC ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÙNG BẮC BỘ HIỆN NAY ............................................................................ 50 2.1. Những quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ ............................................................ 50 2.2. Thực tế làm đẹp của phụ nữ Việt Nam hiện nay .......................................................... 62 2.3. Tri thức dân gian trong việc làm đẹp cho phụ nữ hiện nay .......................................... 79 CHƯƠNG 3: TRI THỨC DÂN GIAN TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VÙNG BẮC BỘ HIỆN NAY ............................................................. 93 3.1. Quan niệm dân gian về sức khỏe của phụ nữ và việc chữa bệnh ................................. 93 3.2. Thực tế chăm sóc sức khỏe hiện nay ở phụ nữ Việt Nam ............................................ 95 3.3. Tri thức dân gian trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hiện nay ....................... 100 CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ............................................................... 117 4.1. Mối quan hệ giữa sắc đẹp và sức khỏe ....................................................................... 117 4.2. Sự khác nhau giữa tác giả dân gian và tác giả của dòng văn học viết trong quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ ............................................................................................... 121 4.3. Sức mạnh, giá trị và những số phận nổi chìm của những người phụ nữ đẹp thời trước ..... 125 4.4. Sự mở rộng trong cách nhìn nhận và điều kiện xã hội tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, bảo vệ, cổ súy cho cái đẹp của người phụ nữ .................................................................... 131 4.5. Đánh giá tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ ..... 138 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 152 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 164 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Đại học HN Hà Nội Nxb Nhà xuất bản NCS Nghiên cứu sinh PVS Phỏng vấn sâu TLN Thảo luận nhóm Tp Thành phố tr Trang Tr. CN Trước Công nguyên iv DANH MỤC BẢNG, HỘP CÁC BẢNG Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát tại các tỉnh ........................................................................... 6 Bảng 2. Phân biệt tri thức bản địa và kiến thức khoa học ....................................................... 28 Bảng 3: Xu hướng quan tâm đến hoạt động chăm sóc sắc đẹp ........................................... 62 Bảng 4: Các nguyên liệu tự nhiên trong làm đẹp ................................................................ 79 Bảng 5: Phương pháp chăm sóc sắc đẹp dân gian được phụ nữ sử dụng hiện nay(%) ....... 86 Bảng 6: Một số nguyên liệu thường dùng để chăm sóc sức khỏe .................................... 100 Bảng 7: Những hình thức “kiêng cữ” sau khi sinh của phụ nữ ......................................... 108 CÁC HỘP Hộp 1: Tác dụng làm đẹp của một số loại lá, hoa, củ, quả ................................................. 82 Hộp 2: Làm đẹp tóc bằng bồ kết .......................................................................................... 83 Hộp 3: Làm son dưỡng môi từ sáp ong ............................................................................... 83 Hộp 4: Tác dụng chữa bệnh của một số loại cây ............................................................... 101 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vẻ đẹp cơ thể là một yêu cầu quan trọng đầu tiên của người phụ nữ hiện đại vì nó tăng sự quyến rũ của nữ tính. Vẻ đẹp mà người phụ nữ thu hút người khác có được là nhờ sự bộc lộ những nét đẹp thiên phú, nhờ việc biết cách giữ gìn và chủ động làm đẹp. Ngày nay, cuộc sống đã khác trước với nhịp độ ngày càng gia tăng, người phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào đời sống xã hội và dần dần thay đổi cách nghĩ, cách làm và nhất là cách biểu lộ tình cảm, cách làm đẹp. Do nhu cầu làm đẹp của phái nữ, xã hội đã hình thành và phát triển dịch vụ làm đẹp (Spa). Ở Việt Nam, công nghệ này đã phát triển, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và đang lan rộng ra các vùng nông thôn. Trong một cuộc điều tra xã hội học, người ta thấy 80% số người được hỏi đều cho rằng người phụ nữ Việt Nam hiện đại có tính năng động, tự tin, cởi mở, ham thích hoạt động xã hội, có khả năng lãnh đạo với tinh thần trách nhiệm cao. Một số người Việt Nam vẫn giữ một thái độ cố hữu: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trên thực tế, nhu cầu làm đẹp để tôn tạo những nét đẹp trên sắc mặt, cơ thể lại phát triển khá mạnh. Tiếc rằng nhu cầu và việc làm này chưa được sự hướng dẫn một cách khoa học trên quan điểm thẩm mỹ của văn hóa học. Có không ít người, vì thiếu hiểu biết đã chạy theo mốt mới, theo cái hiện đại, làm đẹp theo kiểu phản thẩm mỹ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dù rất quan tâm đến cái đẹp hay chỉ thừa nhận nó ở mức độ vừa phải, mọi người đều cho rằng người phụ nữ đẹp cũng còn là người phụ nữ khỏe mạnh. Thực hiện đề tài khoa học Vận dụng quan niệm thẩm mĩ và tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ hiện nay, chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết và thực hành của người dân xưa trong việc chăm 1 sóc sắc đẹp và sức khỏe cho người phụ nữ Việt, từ đó rút ra những ưu điểm của cách làm đẹp và chăm sóc sức khỏe dân gian còn phù hợp mà phụ nữ hiện đại cần học tập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trong việc làm đẹp và giữ gìn sức khỏe của người phụ nữ Bắc Bộ hiện nay, có những quan niệm và phương pháp dân gian nào được vận dụng? Vị trí, vai trò của tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của phái đẹp hiện nay như thế nào? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm tri thức dân gian, quan niệm dân gian về cái đẹp, thẩm mỹ, sức khỏe, những bài thuốc và cách thức sử dụng của nhân dân ta ngày xưa. - Trình bày quan niệm và những phương thức làm đẹp của người phụ nữ hiện đại, đánh giá vai trò và tác dụng của tri thức dân gian trong vấn đề này. - Trình bày những phương thức chăm sóc sức khỏe của phụ nữ hiện đại, nhận diện vai trò của tri thức dân gian trong vấn đề này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu việc làm đẹp, giữ gìn, rèn luyện sức khỏe của phụ nữ hiện nay ở Bắc Bộ, tìm hiểu trong số những phương thức, những bài thuốc làm đẹp và tăng cường sức khỏe hiện nay có những phương thức nào, bài thuốc nào sử dụng từ tri thức dân gian. Đối với người phụ nữ hiện nay, chúng tôi điều tra và phỏng vấn những 2 phụ nữ từ 16 đến dưới 70 tuổi (nhóm chưa có chồng, nhóm có chồng và nhóm người có tuổi). Những người này đại diện cho các thế hệ khác nhau, thể hiện việc chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe trước và sau khi có con và sự khác biệt giữa các thế hệ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi không thể nghiên cứu việc vận dụng quan điểm thẩm mĩ và tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ của tất cả các dân tộc ở mọi vùng trên đất nước ta. Chúng tôi xin được giới hạn nghiên cứu tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Khi điều kiện cho phép, chúng tôi so sánh, liên hệ vấn đề này ở một số dân tộc thiểu số cư trú tại Bắc Bộ. Việc giới hạn không gian nghiên cứu này là phù hợp với tính chất của tri thức dân gian. Tri thức dân gian (hay tri thức địa phương, hay kiến thức bản địa) có tính chất vùng, miền (địa phương) rất rõ. Các nhà nghiên cứu có nhiều phương án phân vùng văn hóa Việt Nam, trong đó có cách phân chia nước ta thành ba vùng lớn: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Trong luận án, chúng tôi quan niệm: Bắc Bộ là khu vực tính từ các tỉnh từ biên giới phía Bắc kéo đến hết Ninh Bình (chúng tôi sẽ xin trở lại vấn đề này trong tiểu mục lý thuyết vận dụng). Trong Bắc Bộ, chúng tôi tập trung khảo sát vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong châu thổ Bắc Bộ, chúng tôi khảo sát ở tám tỉnh và thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội. Đây là những nơi vừa bảo lưu nhiều nét truyền thống văn hóa, đồng thời cũng là nơi biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội. Luận án nghiên cứu tri thức dân gian trong chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ Việt và đánh giá sự tồn tại của các tri thức này trong xã hội ngày nay. Tuy chủ yếu viết về người Việt, trong một số trường hợp, chúng tôi 3 có mở rộng đến những dân tộc khác nhằm làm rõ hơn vấn đề của người phụ nữ Việt. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Chúng tôi vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu trong sự vận động và trong mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Thí dụ, trong việc làm đẹp, ở xã hội cũ, trong thời con gái, phụ nữ rất chú ý đến việc làm đẹp và chăm sóc sắc đẹp, nhưng sau khi lập gia đình, họ ít chú ý đến việc làm đẹp cho bản thân (tuy vẫn ăn trầu cho môi đỏ, ra đường mặc quần áo đẹp hoặc chí ít cũng tươm tất hơn lúc ở nhà, đeo đồ trang sức,). Trong xã hội ngày nay, không chỉ ở thời con gái mà sau khi đã lập gia đình hay khi tuổi đã cao, người phụ nữ vẫn quan tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho bản thân. Sự giao lưu với thế giới, điều kiện sống, những quan niệm mới về bình đẳng giới đã đem đến sự thay đổi đó. Đó chính là hoàn cảnh cụ thể đã giúp NCS giải thích về một hiện tượng hiện nay khác với truyền thống. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp tổng hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian Theo tác giả Đinh Gia Khánh, trong khoa nghiên cứu văn hóa dân gian, phương pháp tổng hợp có tầm quan trọng đặc biệt. Vậy phương pháp tổng hợp là gì? Cũng theo tác giả Đinh Gia Khánh, đó là phương pháp tiếp cận thẩm mỹ kết hợp với phương pháp tiếp cận chỉnh thể. Để nghiên cứu một tác phẩm, một hiện tượng văn hóa dân gian thì cần phải phân tích chủ thể nguyên hợp ấy ra các thành tố, hơn nữa cần phải phân tích các thành tố ra các yếu tố nhỏ hơn để có thể đi sâu tìm hiểu nội dung cũng như cấu trúc của từng thành tố nói riêng, của chỉnh thể nguyên hợp nói chung. Trong nghiên cứu văn hóa 4 dân gian, khởi đầu bằng việc phân tích là một điều tất yếu. Nhưng quá trình phân tích ấy lại được bổ sung và nâng cao bằng quá trình tổng hợp bởi vì dẫu có tiến hành thao tác khoa học nào đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải đạt mục tiêu là nhận thức được sâu sắc và toàn diện tác phẩm, hiện tượng với tư cách là một chủ thể nguyên hợp [133, tr. 10-11]. 4.2.2. Phương pháp liên ngành Theo tác giả Đinh Gia Khánh, phương pháp liên ngành hay nói cho đúng hơn tổ chức nghiên cứu liên ngành thường cần thiết mỗi khi xử lý những đề tài khoa học rộng lớn, tức là mỗi khi phải đề cập đến nhiều thực thể khác nhau và nhiều đối tượng khoa học khác nhau. Tổ chức nghiên cứu liên ngành huy động nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng quá trình nghiên cứu thì mỗi ngành khoa học vẫn giữ tính chất độc lập của mình, vẫn tuân theo phương pháp tiếp cận của mình, vẫn sử dụng những phương pháp mà nhà khoa học cho là thích hợp hơn là với phương hướng tiếp cận của ngành khoa học khác. Trong tổ chức nghiên cứu liên ngành, có một ngành khoa học giữ vai trò trung tâm, nói cho đúng hơn là giữ vai trò tổ chức. Vai trò ấy được quy định bởi những điều kiện khác nhau như mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu hoặc tính chất của tư liệu nghiên cứu. Theo tác giả Đinh Gia Khánh, đề tài Hùng Vương dựng nước (được Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức vào nửa cuối những năm 60 – đầu những năm 70 của thế kỷ XX) đã được xử lý theo tổ chức nghiên cứu liên ngành. Nhiều ngành khoa học xã hội và cả một số ngành khoa học tự nhiên đã được huy động vào việc nghiên cứu đề tài này. Thời đại Hùng Vương không ghi lại những tư liệu thành văn, những văn bản, nhưng còn lưu lại khá nhiều hiện vật khảo cổ học. Vì vậy khoa học khảo cổ đã giữ vai trò trung tâm, vai trò tổ chức của việc nghiên cứu liên ngành. Khi nghiên cứu về Tây Nguyên là một vùng trong đó các tộc người 5 còn giữ được nhiều hơn các nơi khác những nét đặc thù của xã hội thời kỳ tiền giai cấp. Bởi vậy trong việc xử lý đề tài này theo tổ chức liên ngành thì dân tộc học đóng vai trò trung tâm, vai trò tổ chức. Trong đề tài quy hoạch đồng bằng sông Hồng hoặc quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thì dù ngành khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, nông học, văn hóa dân giancó thể tùy theo hoàn cảnh mà có đóng góp nhiều hoặc ít vào kết quả nghiên cứu nhưng ngành kinh tế học phải giữ vai trò trung tâm, vai trò tổ chức, bởi vì mục tiêu của việc nghiên cứu liên ngành này trước hết là mục tiêu kinh tế [133, tr.12-14]. Từ những gợi ý của tác giả Đinh Gia Khánh, để thực hiện đề tài này chúng tôi vận dụng những quy phạm của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian bên cạnh việc tiếp thu phương pháp nghiên cứu và thụ hưởng kết quả nghiên cứu của mỹ học, y học và xã hội học, trong đó khoa nghiên cứu văn hóa dân gian đóng vai trò trung tâm. 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Cơ cấu mẫu nghiên cứu của chúng tôi như sau: Phỏng vấn bảng hỏi được thiết kế sẵn với 300 phụ nữ từ 16 đến dưới 70 tuổi tại 8 tỉnh, thành ở khu vực châu thổ Bắc Bộ, cụ thể là: Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội. Ở mỗi tỉnh, thành trên, chúng tôi khảo sát hai địa điểm: một là thành phố/thị xã/ thị trấn/ thị tứ và một địa điểm ở một xã trong tỉnh. Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát tại các tỉnh TT Tỉnh Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hải Dương 38 12.7 2 Hưng Yên 39 13.0 3 Thái Bình 38 12.7 4 Hà Nội 39 13.0 6 5 Nam Định 37 12.3 6 Ninh Bình 38 12.7 7 Phú Thọ 36 12.0 8 Vĩnh Phúc 35 11.7 Tổng 300 100 (Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013) - Về độ tuổi: Nhóm tuổi từ 16-25 chiếm 35%, nhóm từ 25-35 tuổi chiếm 15%, nhóm từ 36-55 tuổi chiếm 25% và nhóm trên 55 tuổi chiếm 25%. - Về nơi sinh sống: Tỷ lệ sống ở khu vực nông thôn chiếm gần một nửa (46,7%), tỷ lệ ở khu vực thị trấn/thị tứ chiếm 22,8% và ở thành phố chiếm 30,4%. - Về nghề nghiệp: Làm nông nghiệp thuần túy chiếm 27,3%, buôn bán, dịch vụ: 12,1%, cán bộ viên chức 19,0%, làm tự do 3,5%, nội trợ, nghỉ hưu 2,1%, lĩnh vực nghệ thuật 2,4%, nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp 5,2%, học sinh, sinh viên 20,7%, thất nghiệp 1,4%. - Về thu nhập bình quân/tháng: Tỷ lệ dưới 1 triệu/tháng chiếm 28,7%, từ 1- dưới 3 triệu chiếm 31,7%, từ 3- dưới 5 triệu chiếm 26%, trên 5- dưới 7 triệu chiếm 8,3% và trên 7 triệu chiếm 5,3%. - Về tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ phụ nữ được khảo sát đang ở cùng chồng chiếm 46,4%, đã ly hôn/ly thân chiếm 4,8%, chưa lập gia đình 48,8%. - Về học vấn: Tỷ lệ phụ nữ có trình độ tiểu học chỉ chiếm 3,8%, trung học cơ sở 33,1%, trung học phổ thông 36,2%, trung cấp nghề 16,3%, cao đẳng, đại học 10,1% và trên đại học 0,5%. - Về tôn giáo: 95,2% không theo tôn giáo nào, 4,8% theo các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài Các đặc điểm về đối tượng được khảo sát sẽ được phân tích nhằm giải 7 thích sự khác biệt trong nhận thức, thực hành việc vận dụng tri thức dân gian trong chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ. 4.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với nhiều đối tượng: + Phỏng vấn phụ nữ trong cộng đồng: - Phỏng vấn phụ nữ cao niên (nông thôn, thành thị) - Phỏng vấn phụ nữ trung tuổi (nông thôn, thành thị) - Phỏng vấn phụ nữ chưa lập gia đình (nông thôn, thành thị) + Phỏng vấn chủ/đại diện các trung tâm chăm sóc sắc đẹp/thẩm mỹ tại mỗi tỉnh. + Phỏng vấn kỹ thuật viên trong các trung tâm chăm sóc sắc đẹp có sử dụng các phương pháp trị liệu (nguyên liệu truyền thống): bác sĩ, dược sỹ, chuyên gia làm đẹp + Phỏng vấn chuyên gia về nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ thuật làm đẹp, chuyên gia về phụ nữ ở các cơ quan quản lý, nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật. 4.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý các tài liệu thứ cấp Luận án tổng hợp và phân tích một lượng lớn các tài liệu đã công bố có thể phân chia số tài liệu này thành năm loại. Loại thứ nhất là những công trình bàn về vẻ đẹp và làm đẹp của phụ nữ thời xưa. Loại thứ hai là những công trình bàn về việc làm đẹp của phụ nữ thời nay. Loại thứ ba là những công trình viết về việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ ngày xưa. Loại thứ tư là những công trình quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ hiện nay. Loại thứ năm là những công trình sưu tầm, biên soạn văn học dân gian trong đó chủ yếu là những công trình sưu tầm, 8 biên soạn ca dao tục ngữ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sắp xếp các tài liệu như trên, trong mỗi loại lại được chia nhỏ hơn nữa. Thí dụ, trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ ngày xưa gồm có những công trình viết về việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ Việt (Kinh), những công trình viết về việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở khối tư liệu đã công bố, xuất bản khá phong phú, chúng tôi tiến hành phân tích theo các vấn đề mà nội dung luận án quy định. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Bản luận án đã phân tích và chứng minh các thuật ngữ tri thức bản địa, tri thức dân gian, kiến thức bản địa, về cơ bản chỉ là những cách gọi khác nhau của một sự vật, trình bày có hệ thống quan niệm dân gian và tri thức dân gian về cái đẹp của người phụ nữ và việc chăm sóc sức khỏe của họ trong xã hội xưa và nay, khẳng định vai trò của tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý thuyết: Luận án làm sáng tỏ vai trò của tri thức dân gian trong việc làm đẹp và giữ gìn sức khỏe của người phụ nữ hiện đại, đánh giá đúng mức tầm quan trọng của tri thức này (không hạ mức, không cường điệu). Qua kết quả nghiên cứu của luận án, người đọc thấy rõ sự đa dạng trong quan niệm về cái đẹp, mối liên hệ hữu cơ giữa cái đẹp và sức khỏe. - Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận án sẽ làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các chị em phụ nữ và các cơ sở làm đẹp hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày theo bốn chương như sau: 9 Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề, lý thuyết vận dụng và tổng quan về Bắc Bộ, châu thổ Bắc Bộ; Chương 2: Tri thức dân gian trong chăm sóc sắc đẹp của người phụ nữ vùng Bắc Bộ hiện nay; Chương 3: Tri thức dân gian trong chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ vùng Bắc Bộ hiện nay; Chương 4: Những vấn đề bàn luận. 10 CHƯƠNG 1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG VÀ TỔNG QUAN VỀ BẮC BỘ, CHÂU THỔ BẮC BỘ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt theo quan niệm dân gian Các tác giả thường dành một bài viết hoặc một số trang sách đề cập đến cái đẹp của người phụ nữ cổ truyền. Trong bài thuyết trình năm 1990, tác giả Phạm Thị Nhung cho rằng, người phụ nữ Việt Nam xưa có hai giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, đó là khi còn con gái và khi đã lập gia đình. Tác giả nhận xét, nhìn chung quan niệm về dung nhan người đẹp thời trước qua ca dao không thấy khác ngày nay bao nhiêu. Ở thời đại hiện nay, người ta thích răng trắng và chuộng những người có vóc dáng cao. Nhưng ở thời nào thì đa phần người phụ nữ cũng thích trang điểm và có ý ăn mặc điệu đà đôi chút nhằm tôn thêm nhan sắc. Tác giả Trần Ngọc Thêm nhận thấy, chiếc yếm ngày xưa tạo nên nét đẹp duyên dáng và sức quyến rũ của người phụ nữ Việt Nam [102, tr.382- 383]. Cũng quan tâm đến vấn đề này, tác giả Phạm Anh Trang nhận xét, cách ăn mặc của người phụ nữ luôn thể hiện sự linh hoạt, phù hợp với từng thời đại, chẳng hạn như sự thay đổi của chiếc yếm và chiếc áo dài [122]. Theo tác giả Vũ Ngọc Khánh, trang phục còn thể hiện địa vị xã hội, phẩm chất của người phụ nữ [55]. Cũng quan tâm đến trang phục của người phụ nữ xưa, tác giả Ngô Đức Thịnh viết khá kỹ về chiếc áo dài của người phụ nữ thuở trước. Ngoài ra ông cũng viết về cách thức chải tóc rẽ ngôi của người phụ nữ ngày trước và cách chít khăn vuông, khăn mỏ quạ của phụ nữ Bắc Bộ 11 và việc phụ nữ Nghệ Tĩnh đội khăn đầu rìu [108]. Đáng chú ý có hai nữ tác giả dành số trang đáng kể, viết một cách có hệ thống về chủ đề đang bàn. Năm 2008, tác giả Lê Thị Nguyệt hoàn thành luận văn thạc sĩ Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt [84]. Năm 2012, nhà giáo Nguyễn Thị Thúy Loan bảo vệ luận văn thạc sĩ Vấn đề miêu tả ngoại hình con người trong “Kho tàng ca dao người Việt” [71]. Hai tác giả, bằng phương pháp thống kê đã phân tích vẻ đẹp bộ phận và vẻ đẹp tổng thể ngoại hình của người phụ nữ Việt trong thơ ca dân gian. Các kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thúy Loan đã giúp ích rất nhiều cho NCS trong quá trình thực hiện đề tài luận án. 1.1.2. Các công trình đề cập đến việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe của người phụ nữ bằng phương pháp dân gian 1.1.2.1. Các công trình đề cập đến việc chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe của người phụ nữ Việt bằng phương pháp dân gian Năm 2000, trong cuốn sách Những phương thuốc làm đẹp từ cây thuốc nam, tác giả Thiên Kim đề cập đến đặc điểm, thành phần cấu tạo, cách sử dụng và phòng tránh cũng như những công dụng làm đẹp từ cây thuốc nam. Các phương thuốc này rất dễ tìm kiếm và rất hiệu quả trong sử dụng [58]. Năm 2007, trong cuốn Cây nhà lá vườn vị thuốc chữa bệnh và làm đẹp, tác giả Công Anh sưu tầm và giới thiệu nguyên liệu rau, củ, quả và cách chế biến để có công dụng chữa bệnh, làm đẹp, dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe [6]. Năm 2008, cuốn sách đồ sộ Almanach người mẹ và phái đẹp của nhiều tác giả được xuất bản. Trong sách này, có mục “Bí quyết làm đẹp”. Mục này gồm nhiều bài, trong đó có những bài như “Bí quyết kéo dài tuổi thanh xuân và sắc đẹp”, “Một số thực phẩm giúp con người kéo dài tuổi thanh xuân”, “Dưỡng da bằng tỏi”, “Day huyệt, xoa bóp giữ gìn sức khỏe và nhan sắc”, 12 Tất cả gồm 36 bài với 32 trang khổ lớn. Sách này còn có mục “Phái đẹp với y học” gồm 69 bài với 89 trang khổ lớn. Những bài trong tập sách là những bài viết ngắn, chưa phải là những công trình khoa học chuyên sâu [87]. Ngoài ra còn có các cuốn sách của Hoa Phượng, Nguyễn Thúy Ngà, Nam Việt, Thanh Hải và Thanh Minh, Hà Hương, Nguyễn Trúc Chi, Các phương pháp làm đẹp (qua ăn uống, luyện tập, trang điểm) của người phụ nữ chủ yếu được đúc kết từ kinh nghiệm trong dân gian. Các tài liệu đề cập cụ thể đến các bài thuốc, công thức, cách chế biến ra sản phẩm làm đẹp từ các sản phẩm tự nhiên, cách sử dụng để làm đẹp cho phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau. Riêng về việc chăm sóc sức khỏe dưới cái nhìn dân gian, năm 2002, nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân giới thiệu 54 câu tục ngữ (có chú giải) nói về ốm đau, chữa bệnh [63, tr.82-88]. Cho đến nay, còn thiếu các nghiên cứu từ cách tiếp cận văn hóa, xã hội để đánh giá, tìm hiểu nhu cầu thẩm mỹ, xu hướng về chăm sóc sắc đẹp, sử dụng lựa chọn các phương pháp làm đẹp (truyền thống và hiện đại) để từ đó có những khuyến nghị phù hợp nhằm duy trì và phát huy văn hóa truyền thống (qua hệ thống tri thức dân gian), đồng thời giúp phụ nữ Việt Nam tiếp cận lựa chọn các phương pháp làm đẹp an toàn, tiết kiệm và hiệu quả bên cạnh các công nghệ làm đẹp hiện đại. 1.1.2.2. Các công trình đề cập đến việc chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ các dân tộc thiểu số bằng phương pháp dân gian Những năm gần đây, một số lượng đáng kể những cuốn sách có nội dung bàn về việc chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ các dân tộc thiểu số. Các tác giả chủ yếu viết về việc chăm sóc sức khỏe của người phụ nữ trong khi mang thai và sau khi sinh: Tri thức dân gian liên quan đến tập quán sinh đẻ và chăm sóc trẻ em của dân tộc Sán Dìu ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên 13 Quang của Đinh Thị Hồng Thơm [113], Phong tục sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh của người Dao Tuyển do Lê Thành Nam chủ biên [78], Tri thức dân gian về cúng chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em của người Dao Tuyển ở Lào Cai của Nguyễn Thị Minh Tú và Triệu Văn Quẩy [128], Tri thức dân gian chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em người Phù Lá, Bắc Hà, Lào Cai của Chảo Chử Chấn [17],Đáng chú ý là sức khỏe của những phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số đã được quan tâm. Điều này chứng tỏ cái nhìn tiến bộ và đúng đắn đối với phụ nữ và các dân tộc thiểu số ngày một phổ biến. Nhìn chung, các tài liệu viết về tri thức dân gian trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của phụ nữ còn khá hiếm. Các tài liệu viết về việc làm đẹp hiện nay của phụ nữ chủ yếu là các bài thuốc, các phương pháp có tính chất kĩ thuật, ít có những tổng kết lí luận. Tuy nhiên, những gì của các tác giả đi trước đã được công bố sẽ là những gợi ý bổ ích đối với NCS. 1.2. Lý thuyết vận dụng và khái niệm 1.2.1. Lý thuyết vận dụng Trong luận án, chúng tôi vận dụng bốn lý thuyết chính. Đó là lý thuyết về thẩm mĩ và cái đẹp, lý thuyết về tri thức dân gian, lý thuyết về văn hóa vùng, lý thuyết sinh thái học văn hóa. Có nhiều quan niệm thẩm mĩ và cái đẹp. Ở đây, NCS tiếp thu quan niệm của các tác giả Đỗ Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Ngọc Long, Lại Nguyên Ân [48], [8]. Đây chính là quan niệm vận dụng mỹ học mác xít. Lý thuyết về tri thức bản địa được khởi xướng bởi các nhà nghiên cứu quốc tế. Ở ta, các tác giả Hoàng Xuân Tý, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Ngọc Thanh, Vương Xuân Tình, đã vận dụng nó và tác giả Ngô Đức Thịnh còn gọi nó là tri thức dân gian [132], [107]. Nội dung chủ yếu của lý thuyết này chỉ ra các đặc điểm của tri thức dân gian, vai trò và tác dụng của nó trong xã 14 hội trước đây, vai trò và hạn chế của nó trong cuộc sống ngày nay. Lý thuyết về vùng văn hóa cũng do các nhà khoa học nước ngoài khởi xướng. Áp dụng lý thuyết này và vận dụng để nghiên cứu văn hóa Việt Nam có các tác giả Ngô Đức Thịnh, Đinh Gia Khánh, Trần Quốc Vượng, Chu Xuân Diên, Huỳnh Khái Vinh,[108], [142]. Các tác giả quan niệm một vùng văn hóa được tạo thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được quy định bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, lịch sử cư dân, cách thức canh tác và các sinh hoạt văn hóa xã hội. Bên cạnh tính chất chung, mỗi vùng văn hóa lại có sắc thái riêng, thậm chí nét riêng. Phương án phân vùng văn hóa Việt Nam của Ngô Đức Thịnh khác với phương án phân vùng cùng tên của Đinh Gia Khánh và các tác giả khác. Ở đây, NCS theo cách phân vùng Việt Nam có ba vùng văn hóa. Trong các truyền thống nghiên cứu văn hóa, nhất là đối với nhân học và xã hội học văn hóa, người ta cũng thường nhắc đến cách tiếp cận dựa trên sinh thái học. Là một khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ thể sống với môi trường tự nhiên, sinh thái học được nhà tự nhiên học người Đức là Haeckel đề xướng vào năm 1866. Về sau, khi nội dung khái niệm được mở rộng, sinh thái học đồng thời trở thành một bộ phận của khoa học xã hội, mà theo đó, môi trường tự nhiên khách quan có ảnh hưởng quan trọng đến việc tổ chức xã hội, lối sống và tư tưởng của con người. Mối quan hệ tương tác giữa tự nhiên, xã hội và văn hóa cũng gắn liền với những nghiên cứu của J. Stuard (1902 - 1972). Hướng cơ bản trong các công trình của tác giả này là tìm hiểu sự thích nghi của con người xã hội với môi trường chung quanh, hay nói đầy đủ hơn là tìm hiểu và nhận biết các đặc điểm của các hệ thống xã hội tổng thể (như dân số, thể chế xã hội, khoa học, kỹ thuật, phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống, v.v) dưới sự tác động của các hệ sinh thái. Như vậy, sinh thái học văn hóa được coi như một mô hình lý thuyết để tìm hiểu mối quan hệ qua lại 15 giữa con người và môi trường tự nhiên bao quanh, cũng như tìm hiểu về văn hóa với tư cách là sản phẩm của mối quan hệ đó. Những người theo thuyết sinh thái học văn hóa khẳng định rằng, kiểu văn hóa của mỗi tộc người được tạo ra là do những nguồn tài nguyên và những giới hạn của môi trường xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi trường đó. Ở đây, khái niệm “kiểu văn hóa” đóng vai trò căn bản, nó được hiểu như một tập hợp những nét khu biệt cho một lối sống do kết quả thích nghi với môi trường xung quanh. Tiếp cận lý thuyết này để giải thích các tri...2015]. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 2002, phụ nữ là người lớn thuộc nữ giới. Theo điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn ít nhất ở tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) [28]. Theo Luật hôn nhân và gia đình hiện nay, tuổi kết hôn của nữ là 18 tuổi trở lên, nam 20 tuổi trở lên. Trong quan niệm dân gian, “gái thập tam, nam thập lục” có nghĩa là con gái 13 tuổi, con trai 16 tuổi là ở tuổi dậy thì. Từ tất cả các thông tin trên, chúng tôi xin được giới thuyết trong luận án này: phụ nữ là người có tuổi từ 16 trở lên. 1.2.2.5. Làm đẹp Chăm sóc sắc đẹp: Là một khái niệm để chỉ hoạt động nhằm duy trì, tăng vẻ đẹp dựa trên những nguyên liệu, phương pháp và kỹ thuật thích hợp được chấp nhận. Có nhiều phương pháp và kỹ thuật chăm sóc sắc đẹp khác nhau được sử dụng. Có thể chia thành ba loại: + Cách làm đẹp của Đông y và Tây y (những người làm việc này được đào tạo bài bản, có bằng cấp). + Cách làm đẹp của một nhóm người đặc biệt như các bà mụ, lang vườn, thầy cúng. + Cách làm đẹp phổ thông do những người dân tự làm (nhuộm răng đen (thời trước), giữ gìn răng trắng (thời nay), để và chải tóc theo thời trang, cài hoa trên tóc, tự tỉa lông mày,) cách làm đẹp này chiếm số lượng đông đảo và ít tốn kém về tiền bạc. Đây có thể gọi là cách tự làm đẹp. 32 Nhu cầu tự làm đẹp xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Từ những di chỉ khảo cổ học, chúng ta biết rằng người cổ xưa đã biết dùng đồ trang sức. Trên cơ sở những cách làm đẹp phổ thông, phổ biến của dân gian, đã hình thành nên các chuyên khoa dành cho những người có chuyên môn. Hiện nay, tương đối khó xác định một hành vi làm đẹp thuộc loại nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, người ta hoàn toàn có thể cùng một lúc sử dụng nhiều cách khác nhau, miễn sao đạt được hiệu quả như mong ước1. 1.2.2.6. Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe Thông thường ta nói một người nào đó khỏe là khi họ không có bệnh tật và họ cảm thấy thoải mái. Năm 1946, Tổ chức Sức khỏe thế giới đã định nghĩa sức khỏe là “tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh hay tật” [92]. Định nghĩa này nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa ba mặt thể chất, tâm thần và xã hội của một cá nhân. Một yếu tố bị ảnh hưởng sẽ tác động đến những mặt khác và ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó ta thấy sức khỏe không phải là một tình trạng cố định mà biến chuyển liên tục, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số khái niệm khác có liên quan đến sức khỏe: - Bệnh (disease): là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn cấu trúc, chức năng của cơ thể hoặc cả hai, đang diễn tiến (có thể tăng hoặc giảm). Người bệnh có thể có: (1) Triệu chứng cơ năng (symptoms) là những cảm giác khó chịu do người bệnh cảm thấy và (2) Dấu hiệu hay triệu chứng thực thể (signs) là những biểu hiện mà người khác có thể nhận biết được. - Tàn tật (disability): là tình trạng tổn thương hoặc rối loạn cấu trúc, chức năng của cơ thể hoặc cả hai, không diễn tiến hoặc diễn tiến rất chậm. Nếu lấy mốc là bệnh có thể chia các hoạt động chăm sóc sức khỏe ra ba 1 Ý kiến của PGS.TS. Phạm Lan Oanh trong ngày NCS bảo vệ luận án cấp cơ sở, 12/11/2015. 33 lĩnh vực: - Dự phòng/Phòng bệnh (prevention): những hoạt động chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh, thí dụ: rửa tay trước khi ăn, uống nước đun sôi để nguội, ngủ màn tránh muỗi đốt... Cách chăm sóc sức khỏe bằng phòng bệnh có mục đích làm chậm lại việc bắt đầu phát bệnh, tức là làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. - Điều trị (treatment): các biện pháp điều trị như uống thuốc, mổ xẻ, hoặc đơn giản như cạo gió, xoa bóp .v.v... - Phục hồi (rehalibitation): những biện pháp nhằm phục hồi chức năng sau khi bị bệnh, bị tật, ví dụ dinh dưỡng tốt sau khi bị cơn bệnh cấp tính, tập thở cho người bị viêm mũi, màng phổi đã chữa trị, tập cho trẻ bại liệt đi lại v.v... Tuy nhiên cách phân chia này còn phiến diện vì con người ta không chỉ đơn thuần nghĩ đến việc phòng/chữa bệnh mà còn muốn thực hiện các hoạt động để được khỏe hơn. Cho nên gần đây người ta còn đề cập đến khái niệm nâng cao sức khỏe (health promotion) với hàm ý là những hoạt động giúp tăng cường sức khỏe chứ không chỉ để phòng ngừa bệnh [15]. 1.3. Tổng quan về Bắc Bộ và châu thổ Bắc Bộ 1.3.1. Bắc Bộ trong sự so sánh với Trung Bộ và Nam Bộ Bắc Bộ bao gồm vùng Tây Bắc, vùng Việt Bắc và vùng châu thổ Bắc Bộ. So với Trung Bộ và Nam Bộ, Bắc Bộ là nơi người Việt tụ cư sớm hơn cả và đông hơn cả. Trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ đã biết khai thác đất đai, làm ruộng nước, cấy lúa theo hai vụ chiêm, mùa, bên cạnh các hình thức kinh tế đánh bắt và làm nương rẫy. Không gian cư trú của người Bắc Bộ thời trước nằm trọn trong không gian cư trú của người Việt cổ thời kì 34 văn hóa Đông Sơn (khoảng 7-8 thế kỉ trước Công nguyên cho đến đầu Công nguyên). Người Việt ở Bắc Bộ là dân tộc đa số. Theo thời gian, bên cạnh các tộc người đa số và thiểu số bản địa, còn có các dân tộc khác đến đây vì nhiều lý do khác nhau. Hiện nay, ngoài người Việt (Kinh), còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, H’mông, Dao, Cống, La Chí, Xinh Mun, Mảng, Khơ Mú, Giáy, Bố Y, Sán Chay, Cơ Lao, Pa Thẻn, Về đặc điểm tự nhiên, lịch sử và kinh tế xã hội, Bắc Bộ khác hẳn vùng văn hóa Trung Bộ. Theo nhà địa lý học Lê Bá Thảo, bắt đầu từ Bắc Thanh Hóa đến Nam Phan Thiết, dài hơn 1500km, hơn ba phần tư lãnh thổ là đồi núi [97, tr.385]. Việc đi lại ở các tỉnh miền Trung tương đối khó khăn. Phần chính của đồng bằng Thanh Hóa được bồi đắp bởi phù sa của sông Mã và sông Chu. Nhưng độ mầu mỡ của đồng bằng Thanh Hóa kém hẳn đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ phù sa có độ phì nhiêu kém mà những dải đất ven biển Trung Bộ còn pha trộn trầm tích, có không ít đất mặn và đất cát. Đồng bằng Nghệ Tĩnh do nhiều mảnh đồng bằng nhỏ hợp lại, đất đai không được phì nhiêu bằng các đồng bằng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Ở đồng bằng Nam Trung Bộ diện tích không đáng kể lại có nhiều cồn cát trắng. Đến Khánh Hòa, núi đã tiếp giáp với biển. Do vậy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới [97]. Hiện nay, có nhiều cách xác định địa giới bắt đầu của Trung Bộ. Nếu theo quan niệm của tác giả Nguyễn Chí Bền, tính Trung Bộ là từ Quảng Bình vào đến Bình Thuận thì vùng đất Trung Bộ từ thế kỉ thứ X cho đến thế kỉ XV còn thuộc vương quốc Chămpa [dẫn theo 66, tr.666-667]. Hiện nay, ở Trung Bộ, bên cạnh cư dân Việt, còn có người Thái, Mường, Chăm, Raglai, Bru– Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Êđê, Cơ Ho, Ở Trung Bộ trước đây, sản xuất nông nghiệp không cho năng suất cao và sản lượng lớn. Nghề đánh cá và đi 35 rừng phát triển. Người Việt đến đây đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn hóa Chăm như kỹ thuật đóng thuyền, nghề đi biển, nghề làm nước mắm. Chính vì vậy, bên cạnh lễ hội đình của cư dân nông nghiệp còn có tín ngưỡng thờ cá ông của các làng đánh cá. Người Việt ở Trung Bộ có các tín ngưỡng, lễ hội mà người Việt ở Bắc Bộ không có. Đó là lễ cúng đất ở Khánh Hòa, lễ tá thổ ở Phú Yên. So với các làng Việt ở Bắc Bộ, làng Việt ở miền Trung kém về bề dày lịch sử, cư dân thưa thớt hơn và từ Quảng Bình trở vào không hề có cổng làng. Nam Bộ là vùng đất mới, do người Việt, người Hoa, người Khơme và một số dân tộc thiểu số khác chung sức khai phá và xây dựng, có bề dày chừng hơn 300 năm. Sau thời kì khai phá, khoảng một thế kỉ nay, Nam Bộ là vùng đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi con người. Ở Nam Bộ, yếu tố núi nhạt nhòa hơn yếu tố đồng bằng và biển cả, sông rạch. Làng Việt ở Nam Bộ có phần khác so với làng Việt ở Bắc Bộ. Ở vùng đất mới, dân làng ở rải rác không hợp nhau thành xóm, chung quanh làng không có lũy tre xanh. Làng Nam Bộ thường rộng lớn hơn làng Bắc Bộ, chia thành nhiều ấp. Các quan hệ dòng họ, phe giáp không chặt chẽ và không phong phú như ở làng Việt Bắc Bộ. Tính cố kết, cộng đồng của người Việt ở Nam Bộ cũng mạnh mẽ, sâu sắc nhưng chủ yếu được hun đúc từ sự đồng cảm của những người xa quê, được xây dựng trong quá trình chinh phục vùng đất mới. Ở người Việt vùng Nam Bộ cũng như ở các dân tộc thiểu số khác (trừ người Hoa), dấu ấn Nho giáo có phần nhạt nhòa hơn. 1.3.2. Tiểu vùng châu thổ Bắc Bộ 1.3.2.1. Đặc điểm tự nhiên Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt. Đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống. 36 Bắc Bộ là một khu vực rộng lớn bao chứa châu thổ Bắc Bộ, trong châu thổ Bắc Bộ có đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất về ranh giới phía Nam của Bắc Bộ. Đa số ý kiến cho rằng Bắc Bộ bao gồm đến Ninh Bình. Một số ý kiến cho rằng Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Riêng tác giả Nguyễn Chí Bền thì cho rằng Bắc Bộ bao gồm cả Nghệ An và Hà Tĩnh[66]. Trong luận án này, khi nói đến Bắc Bộ, chúng tôi quan niệm phía Nam của nó được tính hết tỉnh Ninh Bình, không bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong Bắc Bộ chúng tôi chú ý đến một số tỉnh, thành phố ở khu vực châu thổ Bắc Bộ gồm Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội. Về vị trí địa lí, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Chính vị trí địa lí này đã tạo điều kiện cho cư dân thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mặt khác, khí hậu vùng châu thổ Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác. Khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm. Về môi trường nước, châu thổ Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. 37 1.3.2.2. Đặc điểm văn hóa Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Tiền Đại Việt, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt, một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân Việt. Trong tư cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc trưng chung của văn hóa Việt và có cả những nét riêng của vùng này. Văn hóa vật chất + Sản xuất Cư dân ở châu thổ Bắc Bộ phần lớn là cư dân sống với nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp là chủ yếu. Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, mương máng nên người dân chú trọng khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để nuôi thả, khai thác thủy sản là một phương cách được người nông dân rất quan tâm. Phương thức canh tác chính của cư dân châu thổ Bắc Bộ là trồng lúa nước (khoảng 82% diện tích trồng trọt cây lương thực). Tuy nhiên, cùng với cây lúa, ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng nơi và khí hậu từng mùa. Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không nhiều, dân cư lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ công. Ở châu thổ sông Hồng, trước đây, người ta đã từng biết đến hàng trăm nghề thủ công, có một số làng phát triển thành chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng.v.v + Ẩm thực 38 Người Việt ăn cơm là chính, sau cơm là rau, cá là thành phần thứ ba với số lượng không nhiều. Cá ở đây chủ yếu là cá nước ngọt, còn cá biển thường được sử dụng ở các làng ven biển. Tuy rằng người ta vẫn có thể đem các loại hải sản đến bán ở các vùng sâu trong nội địa nhưng chỉ trừ các dịp đặc biệt như giỗ tết hoặc có khách, còn người Việt với bản tính cần kiệm, ít khi bỏ tiền ra mua thức ăn. Cá nước ngọt là loại cá đồng do họ tự đánh bắt. Chỉ vào dịp giỗ tết, hội làng họ mới ăn thịt lợn, thịt gà... Bởi thế tục ngữ có câu: “Thịt cá hương hoa, tương cà gia bản”. Các gia vị có tính chất cay, chua đắng, vốn quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ và hiếm khi có mặt hoặc nếu có chỉ chiếm một số lượng rất ít trong bữa ăn của người Bắc Bộ. + Trang phục Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên, người Việt rất sợ sự trần truồng [dẫn theo 64, tr.150]. Việc mặc của họ trước hết nhằm che kín cơ thể, thể hiện sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện làm việc. Vào mùa nóng, đàn ông thường đóng khố hoặc mặc quần cộc, cởi trần. Khi đi làm, họ mặc chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng. Phụ nữ thường mặc váy thâm, áo nâu khi đi làm. Vào dịp hội hè, lễ tết, phụ nữ mặc áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông mặc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen [142, tr.198]. Nhìn chung, màu nâu là màu ưa chuộng ở Bắc Bộ như nhà thơ Nguyễn Đình Thi diễn tả: “Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.” Trong bộ trang phục cổ truyền của người Việt Bắc Bộ, còn có các loại thắt lưng (thắt lưng dải, thắt lưng bao hay ruột tượng), các loại guốc, dép, giày, các loại khăn đội (khăn vấn tóc, phủ tóc), các loại nón (nón chóp, nón thúng, nón ba tầm, nón quai thao, nón bài thơ....). Chiếc nón của người Việt thực hiện nhiều chức năng: khi đội đầu thì để che mưa, nắng; ở ngoài đồng 39 lúc nghỉ ngơi thì ngả ra ngồi hay dùng thay quạt, lúc khát thì lấy nón thay gầu vục nước uống, khi đi chợ có thể dùng nón để làm đồ đựng hoa quả, quà bánh.v.v... Vào thời Lê xuất hiện nhiều loại nón. Đàn ông và phụ nữ thôn quê đội nón xuân nôi tiểu (tục gọi là nón sọ nhỏ). Ngoài ra còn có các loại nón liên diệp (tục gọi là nón lá sen). Người già đội nón tam giang. Về cơ bản, trong trang phục, người Việt ưa thoáng mát, lấy ăn chắc mặc bền làm trọng; nhưng cũng chú ý đến cái đẹp: “Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân”[62, tr.2005]; “hơn nhau tấm áo manh quần” [61, tr.1377] Để phối hợp với cái đẹp trong đồ mặc, người phụ nữ Việt dùng nhiều cách trang điểm cơ thể như nhuộm răng đen, ăn trầu để làm đỏ môi, hồng má. Những biện pháp này chúng tôi xin được trình bày chi tiết ở chương sau.v.v + Cư trú Trong hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt đã từ chỗ sợ hãi tiến đến hòa điệu, lựa theo thiên nhiên, tạo nên một diện mạo châu thổ như ngày nay, bằng việc đào mương, đắp bờ, đắp đê, làm đường, đào ao, vượt thổ. Biết bao cây số đê được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự nhận thức về tự nhiên và lao động lâu dài của người Việt. Trong văn hóa đời thường, sự khác biệt giữa văn hóa châu thổ Bắc Bộ và văn hóa các vùng khác trong cả nước chính được tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Người dân Bắc Bộ thường làm nhà quay về hướng nam, có những bộ cột kèo liên hoàn vững chắc để chống gió bão. Mái nhà lợp tranh, lợp rạ khá dày để có thể mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Trước hoặc sau nhà thường có ao để nuôi cá, để thả bèo nuôi lợn. Chiếc ao này đồng thời cũng là chiếc điều hòa trong mùa hè nóng; có nhà ngăn riêng ra một phần để làm chỗ nhốt trâu/bò, một phần để cối xay thóc, cối giã gạo. Có nhà làm riêng 40 ngôi nhà nhỏ chỉ để làm chỗ nhốt trâu bò và chăn nuôi lợn gà. Ngoài ngôi nhà chính để ở còn có bếp. Trong bếp, người ta dành một phần không gian để đun nấu, một phần chứa rơm rạ, than củi. Trong thời kỳ quân chủ độc lập (từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX) rất hiếm có những nhà dân lợp ngói. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, theo sự ghi chép của Lê Quý Đôn, huyện đường vẫn là nhà gỗ lợp tranh. Người nông dân Bắc Bộ dù sống trong gia đình hai thế hệ hoặc nhiều hơn thì bao giờ nhà ở của họ cũng có ao và vườn. Ao để thả cá, thả rau, để có nguồn nước giặt giũ. Vườn để trồng một vài cây ăn quả và rau. Nhiều loại rau ngoài chức năng là nguồn thực phẩm còn có chức năng là nguồn dược liệu. Một ít ngải cứu, dăm khóm gừng, vài vạt rau thơm tất cả những cái đó là những vị thuốc nam trong nhà. Văn hoá xã hội Gia đình người Việt là gia đình phụ hệ. Có nhiều loại gia đình: loại hai thế hệ, loại từ ba thế hệ trở lên. Trong hai loại này, loại gia đình hai thế hệ là phổ biến. Ngoài quan hệ gia đình, người Việt còn có quan hệ họ hàng. Nông dân Bắc Bộ sống quần tụ thành làng. Làng là đơn vị xã hội cơ sở, tế bào sống của xã hội Việt. Sự gắn bó giữa con người và con người trong cộng đồng làng quê, được quy định bởi huyết thống, bởi việc sở hữu ruộng đất, bởi cùng có chung đình làng, chùa làng bởi sự tuân theo các chuẩn mực xã hội, đạo đức. Những điều này được ghi nhận trong hương ước, khoán ước của làng xã. Các hương ước, hay khoán ước này là những quy định khá chặt chẽ về mọi phương diện của làng, từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi trường đến quy định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo nên những đặc điểm 41 riêng của tiểu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ [142]. Văn hóa tinh thần Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện cười đến truyện trạng, mỗi thể loại đều mang nét riêng của Bắc Bộ, chẳng hạn ở Bắc Bộ có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Ca dao châu thổ Bắc Bộ trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối, Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt Bắc Bộ. Các tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội – một ra thành lễ hội mùa xuân, một ra thành lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp. Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra gương mặt ban đầu của lễ hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn như các lễ thức thờ Mẹ lúa, Cầu mùa, thờ Thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực như múa gà phủ, múa các vật biểu trưng âm vật, dương vật Chính vì vậy mà lễ hội ở châu thổ Bắc Bộ có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Nói tới văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa hữu thể tồn tại ở khắp các địa phương. Đền, đình, chùa, miếu... có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong nước 42 mà cả ở nước ngoài như đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng.v.v[142, tr.198]. Nói tới tiểu vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới một tiểu vùng mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả. Việc tiếp thu văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ trên địa bàn châu thổ Bắc Bộ có những nét riêng do vị thế địa - văn hóa, địa - chính trị của nó quyết định. Thời thuộc Pháp, châu thổ Bắc Bộ cũng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây đậm nét. Có thể đơn cử sự tiếp nhận Phật giáo của cư dân Việt Bắc Bộ. Là một tôn giáo sinh ra ở Ấn Độ, vào châu thổ Bắc Bộ, Phật giáo đã chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã bản địa hóa thành Phật giáo dân gian. Sự phát triển của Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ, vì thế sẽ khác với Phật giáo ở Nam Bộ. Đồng thời với đặc điểm có quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài và phong phú hơn cả, Bắc Bộ còn là cội nguồn văn hóa của các vùng Trung Bộ, Nam Bộ và từ vùng đất cội nguồn này, văn hóa Việt phát triển ở mọi vùng khác [142, tr.200-201]. 1.3.2.3. Những biến đổi liên quan đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của người phụ nữ ở tiểu vùng châu thổ Bắc Bộ Biến đổi do đô thị hóa, công nghiệp hóa Tiểu vùng châu thổ Bắc Bộ là nơi tập trung công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong vùng hiện nay khá cao, nhất là ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã làm cho không gian công nghiệp, giao thông và đô thị vùng có sự thay đổi rất lớn so với trước. Châu thổ Bắc Bộ có mật độ đô thị dày đặc nhất cả nước. Tính trung bình cứ 12km lại gặp một đô thị. Đây cũng là một trong những vùng có nhiều khu công nghiệp nhất cả 43 nước (chiếm khoảng 25% cả nước). Các khu công nghiệp này đều được xây dựng trên đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác lúa nước khiến cho quỹ đất nông nghiệp của vùng bị thu hẹp rất nhanh chóng. Vì vậy, tiểu vùng châu thổ Bắc Bộ có có tỷ lệ đất chuyên dùng và đất thổ cư cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất, trong khi đó bình quân đất nông nghiệp trên đầu người lại thấp nhất cả nước. Các điểm dân cư đô thị, các trung tâm công nghiệp còn là nguồn chủ yếu tạo ra các chất gây ô nhiễm. Không chỉ có môi trường cảnh quan bị biến đổi sâu sắc mà ngay cả chất lượng môi trường sống của người dân ở đây cũng bị ảnh hưởng, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Các sông hồ nội thị vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ đã bị ô nhiễm ở mức báo động, do là nơi tiếp nhận nước thải chưa được xử lý, với nồng độ các chất ô nhiễm gấp 5 - 10 lần, thậm chí 20 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Một số khu công nghiệp bị ô nhiễm khí SO2. Các khu Thượng Đình (Hà Nội), dệt Nam Định có nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 3 - 4 lần. Một số khu công nghiệp thải nhiều khí SO2 đã gây ra hiện tượng lắng đọng a xít cục bộ, làm môi trường đất chung quanh bị a xít hóa. Chất thải a xít và khí SO2 của nhà máy supe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ) đã làm cho đất ở xung quanh bị axit hóa (ptt = 1,9-3,5). Trong những năm qua, các khu công nghiệp tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, các khu công nghiệp tập trung của vùng đã làm cho môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Là vùng đất chật, người đông nên các khu công nghiệp phát triển làm cho đất nông nghiệp bị giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh thái như nguồn nước sạch, thảm thực vật, cây xanh giảm dần. Các yếu tố gây ô nhiễm 44 môi trường như bụi, nước thải công nghiệp, rác công nghiệp, từ các khu công nghiệp, từ các bệnh viện, trường học đều tăng. Sự gia tăng ô nhiễm này diễn ra hết sức phổ biến tại các thành phố lớn, điển hình phải kể đến Hà Nội và một số khu đô thị lớn khác. Cùng với việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp mới, các làng nghề ở khu vực này vẫn được coi trọng duy trì và phát triển. Bên cạnh mặt tích cực là giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, hoạt động sản xuất tại các làng nghề đã tác động xấu tới môi trường sống, cảnh quan nông thôn, và tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề ngày càng trầm trọng. Giống như sự đa dạng của các loại nguyên liệu sản xuất, các chất thải từ hoạt động của các làng nghề cũng hết sức phong phú như bụi, khí độc, cặn bã, nước thải... Hầu hết các chất thải của các làng nghề không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương, rãnh, ao, hồ xung quanh, mùi hôi thối nồng nặc; không khí của các lò đốt bằng than từ các làng nghề với các khí thải độc, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ra các ao hồ, mương rãnh gần khu sản xuất đã làm cho môi trường khu vực ô nhiễm trầm trọng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm chính cho châu thổ Bắc Bộ không thể không nhắc đến các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là ở các đô thị. Hiện nay, phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Vì vậy, người dân sử dụng các phương tiện cá nhân nhiều như xe máy, trong đó có nhiều phương tiện giá rẻ, nhập từ các nơi có chất lượng thấp, chưa đạt tiêu chuẩn về lượng khí thải ra môi trường. Nhiều nơi ùn tắc giao thông, khói bụi kéo dài càng làm gia tăng ô nhiễm do giao thông đem lại. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã rút ngắn khoảng cách địa lý giữa nông thôn và đô thị, thậm chí ngay ở vùng nông thôn cũng có khu công nghiệp, có nhà máy. Tác động tích cực của quá trình này là làm tăng trưởng kinh tế của tiểu vùng châu thổ Bắc Bộ, tạo công ăn việc làm mới cho người 45 nông dân. Hiện nay, ở nông thôn châu thổ khá hiếm thanh niên nam và những người đàn ông khoảng 45 tuổi trở xuống. Số người này theo học đại học hoặc các trường đào tạo nghề, đi làm nghề tự do ở Hà Nội và nhiều khu đô thị khác. Hiện tượng hiếm nam giới ở nông thôn đến mức trong những ngày hội làng truyền thống, ở tỉnh Hà Nam, có nơi những người phụ nữ đã phải đảm nhiệm những việc mà trước đây chỉ có nam giới thực hiện (múa rồng); đến mức phường rối nước làng Đông Các (Thái Bình) muốn tổ chức biểu diễn phải gọi trai làng đang làm nghề tự do ở Hà Nội về. Công cuộc công nghiệp hóa cũng tạo cho một bộ phận nữ giới ở nông thôn trở thành công nhân. Ngoài ra, không ít chị em lên thành phố làm nghề giúp việc trong các gia đình, làm nghề chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện, Những điều vừa nêu làm cho người phụ nữ tự tin hơn, tháo vát hơn, chú ý hơn đến việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa được tiến hành quá nóng, thiếu kiểm soát làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của dân cư, trong đó có phụ nữ. Mặt trái của cuộc sống đô thị và kinh tế thị trường đã làm phai mờ lối sống tình nghĩa của một bộ phận dân cư, trong đó có phụ nữ, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi, mặt trái này còn là nguyên nhân của những hành vi phi nhân tính như sản xuất, chế biến, bán thuốc giả, rượu giả, lương thực, rau quả, đồ ăn độc hại cho đồng bào, cho chính cộng đồng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của phụ nữ nói riêng, của cư dân Việt nói chung. Kinh tế phát triển làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong đó những người nông dân thu nhập chủ yếu bằng nghề trồng lúa có mức sống thấp nhất, nghĩa là những người phụ nữ thuộc bộ phận này không có điều kiện về tài chính và có rất ít thời gian để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. 46 Biến đổi do sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông và giao lưu hội nhập quốc tế Trong khoảng chục năm trở lại đây, công tác truyền thông và số người sử dụng internet ở Việt Nam phát triển rất mạnh. Theo báo cáo trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa XII, cả nước có 709 cơ quan báo chí. Theo báo cáo Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1111 ấn phẩm báo chí. Cũng theo Bộ vừa nêu, năm 2015, cả nước có 857 cơ quan báo chí in (theo infonet.vn). Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), năm 2005 có 7,74% dân số sử dụng internet, năm 2006: 17,67%, năm 2007: 21,05%, năm 2008: 24,40%, năm 2009: 26,55%, năm 2010: 31,11%, năm 2011: 35,07%, năm 2012: 35,58%; đến hết năm 2015 là 52% dân số. So với nhiều nơi khác trong cả nước, cư dân châu thổ Bắc Bộ là những người đọc báo và sử dụng internet nhiều hơn cả. Giao lưu, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Cách đây hai chục năm, những người nông dân ở châu thổ Bắc Bộ đã cưỡi máy bay sang châu Âu biểu diễn múa rối nước. Càng ngày càng phát triển số lượng người dân (trong đó có phụ nữ) tham gia các tua du lịch quốc tế. Nhiều phụ nữ Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta, phim ảnh nước ngoài đã quảng bá lối sống, thời trang quốc tế, tôn vinh các ca sĩ tài năng, sắc đẹp của các hoa hậu. Trong ngày hội làng truyền thống, những người phụ nữ xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức khiêu vũ; thời gian đầu, những vai nam khiêu vũ do phụ nữ hóa trang đóng thế. Điều này cho thấy có khi người phụ nữ châu thổ Bắc Bộ đã mạnh dạn tiếp thu văn minh nước ngoài hơn cả nam giới. Chính việc giao lưu, hội nhập quốc tế đã làm cho phụ nữ nước ta, trong đó có phụ nữ châu thổ Bắc Bộ ngày càng quan tâm đến việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe; và trong bộ phận này, đối với việc này, những người phụ nữ ở đô thị vẫn có điều kiện hơn. 47 Tiểu kết chương 1 Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp là những việc không xa lạ với phụ nữ nước ta nói chung, phụ nữ châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình viết về quan niệm dân gian về sắc đẹp không nhiều, chỉ tập trung ở hai bản luận văn cao học của Lê Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thúy Loan. Không hiếm những cuốn sách viết về việc làm đẹp da, giữ dáng, giữ gìn sức khỏe, nhưng ở đây các tác giả ít khai thác kinh nghiệm dân gian. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi vận dụng lý luận về tri thức dân gian, về cái đẹp, về vùng văn hóa, về sinh thái học văn hóa. Trong nhiều cách phân chia các vùng văn hóa Việt Nam, có cách phân thành ba vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Trong luận án, NCS theo cách phân vùng này. Chúng tôi chọn cách h...nt Percent Valid Co 21 7.1 9.7 9.7 Khong 195 65.9 90.3 100.0 Total 216 73.0 100.0 Missing System 80 27.0 Total 296 100.0 215 Sử dụng phương pháp dân gian vì: Khác Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 5 1.7 2.3 2.3 Khong 209 70.6 97.7 100.0 Total 214 72.3 100.0 Missing System 82 27.7 Total 296 100.0 Chị có tham gia Câu lạc bộ hay nhóm sở thích về Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp không? Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 41 13.9 15.8 15.8 Khong 218 73.6 84.2 100.0 Total 259 87.5 100.0 Missing System 37 12.5 Total 296 100.0 Chi có thường xuyên đến các Câu lạc bộ, tham gia lớp học về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp không? Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Thuong xuyen 21 7.1 8.0 8.0 Thinh thoang 62 20.9 23.6 31.6 Hiem khi 51 17.2 19.4 51.0 Khong bao gio 129 43.6 49.0 100.0 Total 263 88.9 100.0 Missing System 33 11.1 Total 296 100.0 216 Bản thân chị có chia sẻ với người khác về Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp không? Valid Cumulativ Frequency Percent Percent e Percent Valid Thuong xuyen 83 28.0 30.1 30.1 Thinh thoang 150 50.7 54.3 84.4 Hiem khi 26 8.8 9.4 93.8 Khong bao gio 17 5.7 6.2 100.0 Total 276 93.2 100.0 Missing System 20 6.8 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Ngủ/nằm nghỉ ngơi Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 198 66.9 72.3 72.3 Khong 76 25.7 27.7 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Đọc sách, báo Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 147 49.7 53.6 53.6 Khong 127 42.9 46.4 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 217 Thời gian rảnh, chị thường: Xem tivi Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 159 53.7 58.0 58.0 Khong 115 38.9 42.0 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Nghe nhạc/chơi game Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 107 36.1 39.1 39.1 Khong 167 56.4 60.9 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Đi chơi với bạn bè, người thân/du lịch Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 125 42.2 45.6 45.6 Khong 149 50.3 54.4 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 218 Thời gian rảnh, chị thường: Đi mua sắm Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 120 40.5 43.8 43.8 Khong 154 52.0 56.2 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Chơi với con Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 92 31.1 33.6 33.6 Khong 182 61.5 66.4 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Làm đẹp/ chăm sóc sắc đẹp/tập thể dục Cumulative Frequency Percent Valid Percent Percent Valid Co 114 38.5 41.6 41.6 Khong 160 54.1 58.4 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 219 Thời gian rảnh, chị thường: Lên mạng xem tin tức Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 97 32.8 35.4 35.4 Khong 177 59.8 64.6 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Thời gian rảnh, chị thường: Khác Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Co 3 1.0 1.1 1.1 Khong 271 91.6 98.9 100.0 Total 274 92.6 100.0 Missing System 22 7.4 Total 296 100.0 Chị có thường đọc/xem tài liệu về Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp không? Valid Cumulative Frequency Percent Percent Percent Valid Thuong xuyen 86 29.1 31.7 31.7 Thinh thoang 143 48.3 52.8 84.5 Hiem khi 31 10.5 11.4 95.9 Khong bao gio 11 3.7 4.1 100.0 Total 271 91.6 100.0 Missing System 25 8.4 Total 296 100.0 220 PHỤ LỤC 3. NHỮNG HÌNH ẢNH CHĂM SÓC SẮC ĐẸP 3.1. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU LÀM ĐẸP VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE DÂN GIAN Dùng để đắp mặt trị nám và chữa cảm Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=l%C3%A1+tr%E1%BA%A7u+kh%C3 %B4ng&biw=1366&bih=643&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoV ChMInLPrqI7LyAIVpCamCh1W_AHj#imgrc=6o73CIJ7GQSH-M%3A Làm thực phẩm và đắp mặt dưỡng da Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=tr%E1%BB%A9ng+g%C3 %A0&biw=1366&bih=643&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_A UoAWoVChMI0eXvxI7LyAIVBl6mCh1V1g3E#imgrc=SB7KSBY1eXTsFM%3A 221 Dùng làm thức uống và đắp để làm đẹp da mặt Nguồn:https://www.google.com/search?q=du+du&es_sm=122&biw=1366&bih=64 3&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMI_sC9v4_LyAIVIiqmCh 1pWA15#imgrc=IlOTLsJ3rY_fhM%3A Dùng làm thức uống và đắp để làm đẹp da mặt Nguồn:https://www.google.com/search?q=nha+dam&es_sm=122&biw=1366&bih =643&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMIh72g2Y_LyAIVRhe mCh1GEA5v#imgrc=eiA-9It-_xYxvM%3A 222 Dùng làm thức uống và đắp để làm đẹp da mặt Nguồn:https://www.google.com/search?q=bo&es_sm=122&biw=1366&bih=643&s ource=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMIwuWE- I_LyAIVpRumCh0K5wv-#tbm=isch&q=qua+bo&imgrc=3mqoaw1uW6chyM%3A Dùng để chữa ho và đắp làm đẹp da mặt Nguồn:https://www.google.com/search?q=ong&es_sm=122&biw=1366&bih=643& source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMI9o3bk5DLyAIVotimCh2nZ wdU#imgrc=4U-U73sBZyRohM%3A 223 Có tác dụng sát trùng, giải độc, tính bổ dưỡng cao Nguồn:https://www.google.com/search?q=rau+ma&es_sm=122&biw=1366&bih=6 43&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMI8LDEsJDLyAIVZKqm Ch2lxQ4M#imgrc=_0-NAqCZoHhzrM%3A Cung cấp vitamin và dùng để dưỡng da Nguồn:https://www.google.com.vn/search?q=dua+chu%C3%B4t&biw= 1366&bih=643&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVC hMI46ig6YzLyAIVpd-mCh3ovwge#imgrc=0C5D2NJ-3KGcKM%3A 224 Dùng để xông hơi giải độc, nấu nước gội đầu Nguồn:https://www.google.com/search?q=xa&es_sm=122&biw=1366&bih=643&s ource=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMI1r3x05DLyAIVgSWmCh3V 4Ami#tbm=isch&q=c%C3%A2y+x%E1%BA%A3&imgrc=heBq6l02t5YEqM%3A Dùng để xông hơi giải độc, nấu nước gội đầu Nguồn:https://www.google.com/search?q=xa&es_sm=122&biw=1366&bih=643&s ource=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMI1r3x05DLyAIVgSWmCh3V 4Ami#tbm=isch&q=c%C3%A2y+x%E1%BA%A3&imgrc=heBq6l02t5YEqM%3A 225 Dùng để xông hơi và nấu nước gội đầu Nguồn:https://www.google.com/search?q=xa&es_sm=122&biw=1366&bih=643&s ource=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMI1r3x05DLyAIVgSWmCh3V 4Ami#tbm=isch&q=hung+cho&imgrc=mCUZ6KvPllm9WM%3A Dùng để xông hơi và nấu nước gội đầu Nguồn:https://www.google.com/search?q=xa&es_sm=122&biw=1366&bih=643&s ource=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMI1r3x05DLyAIVgSWmCh3V 4Ami#tbm=isch&q=hung+cho&imgrc=mCUZ6KvPllm9WM%3A 226 Dùng để đánh cảm và giảm mỡ bụng Nguồn:https://www.google.com/search?q=Ngh%E1%BB%87&biw=1366&bih=643 &es_sm=122&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMIo4OnjZHL yAIVIymCh3c8QVN#tbm=isch&q=c%E1%BB%A7+Ngh%E1%BB%87&imgrc=DCXiNO T6K1YgvM%3A Dùng để đánh cảm và giảm mỡ bụng Nguồn:https://www.google.com/search?q=Ngh%E1%BB%87&biw=1366&bih=643 &es_sm=122&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAYQ_AUoAWoVChMIo4OnjZHL yAIVIymCh3c8QVN#tbm=isch&q=c%E1%BB%A7+Ngh%E1%BB%87&imgrc=DCXiNO T6K1YgvM%3A 227 3.2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM ĐẸP BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN Tẩy da chết và làm trắng da bằng cám gạo Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg Tẩy da chết và làm trắng da bằng cám gạo Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg 228 Bà Tôn Nữ Thị Tâm bên cạnh thảo dược dùng để chăm sóc sức khỏe sau sinh Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg Gội đầu bằng tinh chất thảo dược của trung tâm Việt – Care Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg 229 Xông hơi lá trầu không để chống mỏi mắt và chữa nhăn đuôi mắt Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg Mát xa chống đầy hơi bụng và đắp mặt nạ dưỡng da bằng mật ong Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg 230 Nghệ vàng hạ thổ Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg Dùng nghệ vàng hạ thổ mát xa để chữa rạn bụng sau sinh Nguồn: sinh-15-buoi-lieu-trinh-co-ban-cho-da-va-dang?gclid=COW9usiTy8gCFQybvAodC2cKhg 231 3.3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM ĐẸP BẰNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI (Hình ảnh được cung cấp bởi Warda spa 106A2 Lạc chính - Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội, năm 2014) Làm trắng da toàn thân bằng phương pháp bôi kem và ủ nóng Nguồn: Trị nám và làm đẹp da bằng công nghệ ánh sáng Nguồn: 232 Chữa rạn da và giảm mỡ bụng bằng máy ánh sáng Nguồn: 233 Triệt lông và làm sáng da bằng công nghệ ánh sáng Nguồn: 234 PHỤ LỤC 4. MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC THỂ HIỆN VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ 4.1. TRUYỆN DÂN GIAN “AI MUA HÀNH TÔI HAY LÀ LỌ NƯỚC THẦN” Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ tới đậu trên một phiến đá ở gần chỗ mình đang làm việc. Nhìn thấy thế, anh bỗng động lòng thương con chim bé bỏng sắp sửa lọt vào miệng loài ác điểu. Anh bèn nhặt hòn đá ném con quạ. Quạ giật mình bỏ mồi vỗ cánh bay lên. Tức mình vì hỏng ăn, quạ chửi rủa om sòm. Anh nhặt đá ném thêm và mắng: - “Đồ chim dữ! Hãy cút ngay!”. Quạ hậm hực bay đi, miệng còn đe dọa sẽ báo thù. Anh chàng chạy lại nhặt con chim sẻ đang thoi thóp, cố tìm cách ấp ủ cho nó sống lại. Quả nhiên, chỉ chừng giập bã trầu, con chim sẻ đã hồi tỉnh và bay được. Nó cảm ơn anh và bảo anh ngồi chờ để nó đưa biếu một vật. Một lát sau, con chim đã bay trở lại miệng ngậm một cái lọ bé đặt xuống bên cạnh và nói: “Đây là lọ nước thần có phép làm cho người già thì trẻ lại, vật nhỏ thì lớn thêm, trần gian không ai có”. Nói rồi nó vỗ cánh bay đi. Anh ngồi tần ngần mở nút ra xem thì thấy đầy một lọ nước mùi thơm ngào ngạt. Anh nghĩ bụng: - “Những thứ này chỉ để cho các bà quan làm đỏm, có đâu để hạng chúng ta dùng”. Rồi anh nút lọ lại cẩn thận, khi gánh củi về, treo lọ trên kèo nhà. Và rồi thời gian trôi qua, vì bận công việc làm ăn, anh cũng quên đi, không nghĩ tới cái lọ ấy nữa. Ít năm sau đó, chật vật mãi anh chàng mới cưới được vợ. Vợ anh cũng con nhà nông, quanh năm chân lấm tay bùn, nên đen đủi, xấu xí. Nhưng hai vợ chồng thì rất thương yêu nhau. Một hôm chồng đi cày vắng, vợ ở nhà quét dọn khắp nơi. Thấy một cái lọ con treo trên kèo nhà, chị bèn bắc ghế lấy xuống mở nút ra xem. Khi ngửi 235 thấy mùi thơm, chị ta đồ là dầu thơm gội đầu. Lát sau, chị nấu nước tắm gội rồi tiện tay đổ lọ nước ra bôi khắp tóc tai mình mẩy. Không ngờ sau khi bôi xong chị ta tự nhiên trở nên xinh đẹp trắng trẻo, nhan sắc mỹ miều ít ai sánh kịp. Nước thần trôi xuống mấy luống hành bên cạnh giếng, khiến cho những cây hành cũng tự nhiên lớn phổng lên một cách lạ thường: củ to như bình vôi, dọc dài bằng đòn gánh. Khi người chồng đi cày về nhìn mặt vợ thì ngẩn cả người cứ tưởng là tiên sa xuống cõi trần, nếu không có tiếng nói thì cơ hồ anh không nhận ra là vợ mình. Nghe vợ nhắc đến lọ nước thơm, anh mới sực nhớ tới chuyện báo đền của con chim sẻ ba năm về trước. Nỗi mừng biết lấy chi cân, anh ngắm vợ mãi không chán mắt, rồi kể lại câu chuyện cũ cho vợ nghe. Từ đấy anh cứ quấn quýt lấy vợ không rời. Công việc đồng áng vì thế cũng mười phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà mãi thì đói mất nên anh đành phải đi làm. Để khỏi nhớ vợ, anh thuê thợ vẽ hình vợ. Mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại treo bức tranh ở bờ ruộng để nhìn cho thỏa. Một hôm anh đang cày ruộng, bức tranh được treo lên một cái cọc cắm ở trên bờ.Vừa cày được mươi luống, tự nhiên con quạ năm xưa ở đâu sà xuống quắp lấy bức tranh mang đi. Anh chàng ở bên kia bờ thấy vậy, bèn hò hét đuổi theo nhưng không kịp nữa. Quạ đã cất cánh bay cao và bay đi rất xa, chỉ một loáng đã mất hút. Báo thù việc anh ném đá giành mồi của nó ngày xưa, quạ mang bức tranh vào đến tận kinh đô, thả xuống ở sân rồng. Bọn lính thị vệ thấy sự lạ lùng, bèn nhặt lên đem trình vua. Cầm lấy bức truyền thần vua ngắm nghía mãi không chán mắt, bụng bảo dạ: “Trong ba cung sáu viện của ta đã có nhiều người đẹp, nhưng chưa có người nào đẹp bằng người đàn bà trong tranh này. Hẳn là trời sai con quạ đến mách cho ta đây!”. Lập tức vua ra lệnh cho một quan đại thần và một trăm thị vệ phải tìm cho được người đàn bà đã vẽ trong tranh mang về. Quan đại thần cho người về các địa phương sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻm. Để việc tìm tòi có hiệu 236 quả, chúng bày ra trò mở hội ở các vùng chúng đến để cho mọi người đổ về xem. Mỗi lần thấy dân tập hợp đông đúc, chúng đưa bức tranh ra giả tảng nói là tình cờ bắt được, người nào mất thì đến mà nhận. Một hôm, chúng tới vùng quê hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần và cũng bày trò mở hội ba đêm ngày. Quả nhiên anh chàng sa vào mưu gian. Khi nhìn thấy bức tranh anh không đắn đo gì cả, lật đật bước tới để nhận. Nhưng anh không ngờ bọn lính chộp lấy anh như chộp con mồi. Chúng theo ngay anh về nhà và chúng tìm thấy ngay người đàn bà trong tranh. Mừng quá chúng vội đưa kiệu rước về kinh đô, mặc kệ cho người chồng vật mình than khóc. Sau khi bị bắt vào cung, người đàn bà không cười không nói, áo đẹp không mặc, đầu không chải và không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, nhà vua hết sức mừng rỡ, nhưng cũng hết sức buồn phiền vì mọi thứ dỗ dành, dọa nạt đều không thể làm cho người ngọc nở một nụ cười. Vua bèn hạ lệnh cho rao trong dân chúng hễ ai có cách gì làm cho nàng cười nói lên được, thì sẽ ban thưởng cho quan cao lộc hậu. Nghe tin này, có nhiều người, từ những vai hề nổi tiếng, những ông trạng cười cho đến các bậc lương y, các pháp sư phù thủy v.v... đua nhau trẩy kinh hy vọng dùng tài phép làm cho người đàn bà phải buột miệng nói cười để mong ân thưởng. Nhưng dù đã giở đủ mọi trò, đều vô hiệu. Lại nói chuyện anh chồng từ khi vợ bị quan quân bắt đi thì không còn thiết làm ăn gì nữa. Khi nghe tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung nói cười được thì vua sẽ ban thưởng, anh biết là vợ mình đang ở cung vua, bèn quyết vào kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành ở cạnh giếng buộc làm một gánh, quảy theo. Đến kinh đô, anh quảy gánh của mình đi lại trước cửa hoàng cung rao to lên những câu: Dọc bằng đòn gánh, 237 Củ bằng bình vôi Ai mua hành tôi, Thì thương tôi với! Tiếng rao của anh vọng vào cung mỗi lúc một lớn. Nét mặt của vợ anh tự nhiên cũng mỗi lúc mỗi tươi. Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ: - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta! Khi nhìn thấy mặt chồng, vợ anh cười lên một tiếng. Thấy người đàn bà lần đầu tiên cười nói, vua sung sướng như mở cờ trong bụng; lại thấy những cây hành to lớn lạ thường thì lấy làm kinh ngạc. Vua ngỡ là nhờ những cây hành kỳ lạ này mà người đẹp nói cười. Vua liền nẩy ra ý nghĩ muốn tự mình cải trang gánh hành để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng: - Hãy đặt gánh hành lại đó và cởi áo ra mau! Vua cởi áo long bào vứt cho anh và mặc áo của anh vào. Vua còn bắt anh bày cho mình học thuộc câu rao, rồi quảy gánh qua lại trước mặt người đàn bà, cất tiếng rao mới học được. Thấy vậy, vợ anh hàng hành cười nghặt nghẽo.Vua thích thú lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người đàn bà bảo thị nữ thả đàn chó ra. Chó thấy vua ngỡ là người lạ liền nhảy xổ tới cắn chết. Người đàn bà vội bảo chồng: - Mình hãy mau mau trèo lên ngai vàng đi! Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời. Nguồn: Nguyễn Đổng Chi (2003),Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, H, quyển II. 238 4.2. SƠN TINH - THỦY TINH (Trích) () Sơn Tinh có một mắt ở trán, Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. Một thần phi bạch hổ trên cạn, Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. Hai thần bên cửa thành thi lễ. Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu. Nhưng có một nàng mà hai rể, Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều. Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ; Rứt lời tay hất chòm râu xanh1, Bắt quyết hò mây to nước cả, Dậm chân rung khắp làng gần quanh. Ào ào mưa đổ xuống như thác, Cây xiêu, cầu gãy, nước hò reo, Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc. Bò lợn và cột nhà trôi theo. Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi. Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo; 1 Rứt lời: theo chính tả hiện nay phải viết “Dứt lời” (chú thích của NCS). 239 Vung tay niệm chú. Núi từng dải, Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn. Mỵ Nương khép nép như cành hoa: "Con đây phận đào tơ bé mọn, Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha." Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước, Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương, Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương. II Bình minh má ửng đào phơn phớt, Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh. Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót, Ngự giá Hùng Vương lên mặt thành. Mỵ Nương bên lầu son tựa cửa, Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng. Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa, Mê nàng, chim ngẩn lưng giời đông. 240 Rừng xanh thả mây đào man mác, Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu Mình phủ áo bào hồng ngọc dát, Tay ghì cương hổ, tay cầm lau. Theo sau năm chục con voi xám Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều, Tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng. Sừng tê, ngà voi và sừng hươu. Hùng Vương trên mặt thành liễu rủ, Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười. Thần suốt đêm sao dài không ngủ, Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi. Sơn Tinh đến lạy chào bên cửa. Vua thân ngự đón nàng Mỵ Nương, Lầu son nàng ngoái trông lần lữa, Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương. Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc, Thương người, thương cảnh xót lòng đau. Nhìn quanh, khói toả buồn man mác, Nàng kêu: "Phụ vương ôi! Phong Châu!" 241 Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt. Hùng Vương mơ, vịn tay bờ thành. Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc, Mắt nhoà lệ ngọc ngấn đầm quanh... Thoảng gió vù vù như gió bể. Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng, Yên gấm tung dài bay đỏ choé, Mình khoác bào xanh da giời quang. Theo sau cua đỏ và tôm cá, Chia đội năm mươi hòm ngọc trai, Khập khiễng bò lê trên đất lạ; Trước thành tấp tểnh đi hàng hai. Hùng Vương mặt rồng chau ủ rũ. Chưn giời còn phảng bóng người yêu1, Thuỷ Tinh thúc rồng đau kêu rú, Vừa uất vì thương, vừa bởi kiêu. Co hết gân, nghiến răng thần quát: "Giết! giết Sơn Tinh hả hờn ta!" Tức thời nước sủi reo như thác; Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa. 1 Chưn giời: chân trời (chú thích của Biên tập sách). 242 III Sơn Tinh đang kèm theo sau kiệu. Áo bào phơ phất nụ cười bay. (Vui chỉ mê ai xinh mới hiểu) Thần trông kiệu nhỏ hồn thêm say. Choàng nghe sóng vỗ reo như sấm, Bạch hổ dừng chưn, lùi, vểnh tai. Mỵ Nương tung bức rèm đỏ thắm, Sơn Tinh trông thấy càng dương oai. Sóng cả gầm reo lăn như chớp. Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng. Cá voi quác mồm to muốn đớp; Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng; Càng cua lởm chởm giơ như mác; Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao. Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc Niệm chú đất nẩy vù lên cao. Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo; Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng, Đạp long đất núi, gầm, xông xáo. 243 Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng. Mây đen hăm hở bay mù mịt, Sấm ran, sét động nổ loè xanh. Tôm cá xưa nay im thin thít, Mở quác mồm to kêu thất thanh. Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu. Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhoà. (Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu, Nhưng thật dễ thương): "Ô! Vì ta!" Thuỷ Tinh năm năm dưng nước bể1, Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. Trần gian đâu có người dai thế, Cũng bởi thần yêu nên khác thường. Nguồn: Nguyễn Nhược Pháp (1995), Ngày xưa, Nxb. Hội Nhà văn, H, tr. 8- 16 (Tập Ngày xưa in lần đầu năm 1935). 1 dưng nước bể: dâng nước biển (chú thích của Biên tập sách). 244 4.3. CHÙA HƯƠNG (Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa) Hôm nay em đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy. Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ, đuôi gà cao; Em đeo dải yếm đào; Quần lĩnh, áo the mới; Tay cầm nón quai thao. Me cười: “Thầy nó trông! Chưn đi dôi dép cong, Con tôi xinh xinh quá! Bao giờ cô lấy chồng?” - Em tuy mới mười lăm Mà đã lắm người thăm Nhờ mối mai đưa tiếng, Khen tươi như trăng rằm. 245 Nhưng em chưa lấy ai, Vì thầy bảo người mai Rằng em còn bé lắm, Ý đợi người tài trai. Em đi cùng với me. Me em ngồi cáng tre. Thầy theo sau cưỡi ngựa, Thắt lưng dài đỏ hoe. Thầy me ra đi đò, Thuyền mấp mênh bên bờ. Em nhìn sông nước chảy, Đưa cánh buồm lô nhô. Mơ xa lại nghĩ gần, Đời mấy kẻ tri âm? Thuyền nan vừa lẹ bước, Em thấy một văn nhân Người đâu thanh lạ nhường! Tướng mạo trông phi thường. 246 Lưng cao dài, trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương? Chàng ngồi bên me em, Me hỏi chuyện làm quen: "Thưa thầy đi chùa ạ? Thuyền đông giời ôi chen!" Chàng thưa vâng thuyền đông, Rồi ngắm giời mênh mông, Xa xa mờ núi biếc, Phơn phớt áng mây hồng. Dòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ! Thầy khen hay, hay quá! Em nghe rồi ngẩn ngơ. Thuyền đi, Bến Đục qua, Mỗi lúc gặp người ra, Thẹn thùng em không nói: "Nam vô A-di-đà!" 247 Réo rắt suối đưa quanh. Ven bờ, ngọn núi xanh, Dịp cầu xa nho nhỏ1. Cảnh đẹp gần như tranh. Sau núi Oản, Gà, Xôi, Bao nhiêu là khỉ ngồi. Tới núi con Voi phục, Có đủ cả đầu đuôi. Chùa lấp sau rừng cây, (Thuyền ta đi một ngày) Lên cửa chùa em thấy Hơn một trăm ăn mày. Em đi, chàng theo sau, Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giàu. 1 Dịp cầu: Nhịp cầu (chú thích của Biên tập sách). 248 Thầy me đến điện thờ, Trầm hương khói tỏa mờ. Hương như là sao lạc, Lớp sóng người lô nhô. Chen vào thật lắm công. Thầy me em lễ xong, Quay về nhà ngang bảo: "Mai mới vào chùa trong." Chàng hai má đỏ hồng Kêu với thằng tiểu đồng Mang túi thơ bầu rượu: "Mai ta vào chùa trong!" Đêm hôm ấy em mừng! Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ, Rồi chim kêu trong rừng. Em mơ, em yêu đời, Mơ nhiều... Viết thế thôi, 249 Kẻo ai mà xem thấy, Nhìn em đến nực cười. Em chưa tỉnh giấc nồng, Mây núi đã pha hồng. Thầy me em sắp sửa Vàng hương vào chùa trong. Đường mây đá cheo veo, Hoa đỏ, tím, vàng leo, Vì thương me quá mệt. Săn sóc chàng đi theo. Me bảo: "Đường còn lâu. Cứ vừa đi ta cầu Quan-thế-âm-bồ-tát Là tha hồ đi mau." Em ư? Em không cầu, Đường vẫn thấy đi mau. Chàng cũng cho như thế. (Ra ta hợp tâm đầu). 250 Khi qua chùa Giải Oan, Trông thấy bức tường ngang, Chàng đưa tay lẹ bút Thảo bài thơ liên hoàn. Tấm tắc thầy khen hay, Chữ đẹp như rồng bay. (Bài thơ này em nhớ, Nên chả chép vào đây). Ô! Chùa trong đây rồi! Động thẳm bóng xanh ngời. Gấm thêu trần thạch nhũ, Ngọc nhuốm hương trầm rơi. Me vui mừng hả hê: "Tặc! Con đường mà ghê!" Thầy kêu mau lên nhé, Chiều hôm nay ta về. Em nghe bỗng rụng rời! 251 Nhìn ai luống nghẹn nhời! Giờ vui đời có vậy, Thoáng ngày vui qua rồi! Làn gió thổi hây hây, Em nghe tà áo bay, Em tìm hơi chàng thở! Chàng ôi, chàng có hay? Đường đây kia lên giời, Ta bước tựa vai cười, Yêu nhau, yêu nhau mãi! Đi, ta đi, chàng ôi! Ngun ngút khói hương vàng, Say trong giấc mơ màng, Em cầu xin Giời Phật Sao cho em lấy chàng. (Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện) Nguồn: Nguyễn Nhược Pháp (1995), Ngày xưa, Nxb. Hội Nhà văn, H, tr. 34-42 252 4.4. TRANH LÕA THỂ Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ, Ô tiên nương! nàng lại ngự nơi nầy? Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm. Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? Nàng là hương hay nhan sắc lên hương? Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường; Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc. Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc. Vài chút trăng say đọng ở làn môi. Hai vú nàng ! hai vú nàng ! chao ôi ! Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng. Ôi lồ lộ một tòa hoa nghiêm động ! Tôi run run hãm lại cánh hồn si... Ồ hai tay rơi chén ngọc lưu ly; Ồ hai chân nở màu sen ẻo lả; Cho tôi nàng ! cho tôi nàng ! tất cả... Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao Cho đê mê, chới với, hồn lên cao, - Một tinh cầu sẽ tan ra biển lệ. Tiên nương hỡi ! nàng sống trên thế hệ, Bóng thời gian phải quỵ dưới chân nàng - Xuân muôn đời di dưỡng giữa vùng tang! Gương phép tắc suốt soi ngàn mộng ảnh! 253 Cớ làm sao nâng niu bầu giá lạnh, Ấp tranh người, lơ đãng ngắm thi nhân? Hay nàng nhớ nhung các phượng đền lân? Hay nàng ước mơ tình trong trắng ngọc? Ôi ! nàng ôi ! Làm sao nàng chẳng khóc Người thi nhân, vẻ đẹp của khiêu dâm – Trăng thanh tịnh còn lóng trong thơ câm, Nhạc vô minh hằng sôi trên nét chữ? Ôi ! nàng ôi ! thốt lên, lời ngọc nữ, Lời trân châu rúng cả phím lòng tôi... Ngọc Kiều ! Ngọc Kiều ! Đến cặp song đôi Cho tôi đọ vẽ hương trời sắc nước; Vẽ huyền diệu ứ men say lướt mướt; Vẽ yêu tinh dồn giận thấu vô gan; Ta thiếp đi - trong một phút mê loàn Xuống muôn đợt rồi bay lên tột bực... Nguồn: Bích Khê (1996), Tinh huyết, Nxb. Hội Nhà văn, H, tr. 46 - 48. (Bản in năm 1996 in theo bản in năm 1939). 254 4.5. MỘNG CẦM CA Đây bát ngát và thơm như sữa lúa; Nhựa đương lên: sức mạnh của lòng thương; Mùi tô hợp quyện trong tơ trăng lụa; Đây dạ lan hương, đây đỉnh trầm hương; Đây bát ngát và thơm như sữa lúa; - Hồn xạ hương phơ phất ở trong sương. Không gian tơ - không gian tơ gợi sóng; Âm thanh gì sắp sửa... Ngọc Kiều ơi! Hay hơi thở của hoa hồng mơ mộng? Hay buồn đêm rào rạt, - ứ muôn nơi? Không gian tơ - không gian tơ gợn sóng; Ngọc Kiều ơi! - Hồn đến bến xa khơi!... Níu cho ta, cho ta muôn yến nguyệt, Ngọc Kiều ơi! – nầy khúc Lạc Mai Hoa. Suối tóc mát, nhúng trong vùng mộng tuyết: Ta đê mê, ta gảy điệu Tỳ Bà; Níu cho ta, cho ta muôn yến nguyệt Còn đây em, nầy khúc Mộng Cầm Ca. Đâu đôi mắt mùa thu xanh tơ ngọc? Vú non non? Da dịu dịu, êm êm? Đâu hang báu cho người ta phải khóc? - Trên môi son, ta liếc lưỡi gươm mềm! Đâu đôi mắt mùa thu xanh tơ ngọc? 255 - Lưới lông mi rờn rợn ánh tơ đêm! Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng Của gương hồ im lặng tợ bài thơ. Chân nhịp nhàng, lòng nghe hương nằng nặng. Đây bài thơ không tiếng của đêm tơ. Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng Của hồn thu đi lạc ở trong mơ... Người cho ta một thanh gươm rất sắc? Ô vung lên... cắt mạch nguyệt vàng xanh! Xẻ mạch trời, - mây xô sao, răng rắc! Phăng mạch đêm, - hương vỡ, ứa ngầm tinh! Người cho ta một thanh gươm rất sắc? - Ta điên rồ... múa giữa áng bình minh. Bích Khê (1996), Tinh huyết, Nxb. Hội Nhà văn, H, tr. 25 - 26. (Bản in năm 1996 in theo bản in năm 1939). 256 4.6. GÁI QUÊ Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm. Từ lúc tóc em bỏ trái đào Tới chừng cặp má đỏ au au Tôi đều nhận thấy trong con mắt Một vẻ ngây thơ và ước ao. Lớn lên, em đã biết làm duyên, Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng Nghe nói ba em chưa chịu nhận Cau trầu của khách láng giềng bên. . Nguồn: Hàn Mặc Tử (1996), Gái quê, Chơi giữa mùa trăng, Đau thương, Xuân như ý, Nxb. Hội Nhà văn, H, tr. 9 (Tập Gái quê in lần đầu năm 1936). 257 4.7.NỤ CƯỜI Trăng lên, nước lặng tre là đà Rơi bóng im trên đám cỏ hoa Tiếng động sau vùng lau cỏ mọc Tiếng ca chen lấn từ trong ra. Tiếng ca ngắt – Cành lá rung rinh Một nường con gái trông xinh xinh Ống quần vo xắn lên đầu gối Da thịt, trời ơi! trắng rợn mình. Cô gái ngây thơ nhìn xuống hồ Nước trong nổi bật dung hình cô1 Nụ cười dưới ấy và trên ấy Không hẹn, đồng nhau nở lẳng lơ. Nguồn: Hàn Mặc Tử (1996), sđd, tr. 8 1 Có bản chép: Nước trong nổi bật hình dáng hình cô (chú thích của Biên tập sách). 258 PHỤ LỤC 5: HAI DẠNG VĂN BẢN TẠO HÌNH VÀ BIỂU HIỆN TRONG CA DAO Văn bản tạo hình là văn bản mà nghĩa của nó bằng nghĩa đen của các từ cộng lại. Thí dụ: + Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc có lứa, người ta có thì Chơi xuân kẻo hết xuân đi Cái già sòng sọc nó thì theo sau. + Anh còn son, em cũng còn son Ước gì ta được làm con một nhà. Trên đây là hai văn bản tạo hình. Còn ở văn bản biểu hiện, nghĩa của nó không phải là nghĩa đen của các từ cộng lại. Thí dụ: Công anh chăn nghé đã lâu Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày. Ở đây, tác giả dân gian không đề cập đến việc chăn nuôi gia súc, mà diễn tả nỗi niềm thất vọng của chàng trai khi người yêu đã trở thành vợ người khác. Tương tự như vậy, khi nghe, khi đọc lời ca dưới đây: Anh nói em cũng nghe anh Bát cơm đã trót chan canh mất rồi. Nuốt đi đắng lắm anh ơi Bỏ ra thì để tội trời ai mang. 259 thì từ người dân chưa có điều kiện được học tập ở trường lớp cho đến người trí thức uyên bác đều hiểu được cái nghĩa của văn bản mà nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phan Cảnh đã diễn giải như sau: Anh nói em cũng nghe anh Đời em đã trót chồng con mất rồi Sống thì cực lắm anh ơi Ly dị thì để tội trời ai mang. (Xem thêmNguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội). . 260

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_dung_quan_niem_tham_mi_va_tri_thuc_dan_gian_tron.pdf
Tài liệu liên quan