Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên: ... Ebook Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

doc130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8168 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  trÇn thÞ hîi Nghiªn cøu t¸c ®éng cña viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch båi th­êng gi¶i phãng mÆt b»ng ®Õn ®êi sèng vµ viÖc lµm cña ng­êi d©n khi Nhµ n­íc thu håi ®Êt cña mét sè dù ¸n trªn ®Þa bµn huyÖn Yªn Mü, tØnh H­ng Yªn luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. nguyÔN thanh l¢m Hµ néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Trần Thị Hợi LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự lỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Lâm, Khoa Tài Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Tài Nguyên và Môi trường, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Mỹ, Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng tỉnh, UBND xã Nghĩa Hiệp và UBND xã Liêu Xá cùng các trưởng thôn, bà con nhân dân các xã đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hưng Yên, ngày tháng năm 2008 Tác giả luận văn Trần Thị Hợi MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ viii Danh mục ảnh viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Các chữ viết tắt Ký hiệu 1 Giải phóng mặt bằng GPMB 2 Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá CNH-HĐH 3 Tái định cư TĐC 4 Hồ sơ địa chính HSĐC 5 Giấy chứng nhận GCN 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ 7 Ngân hàng thế giới WB 8 Ngân hàng phát triển Châu Á ADB 9 Bị ảnh hưởng BAH 10 Uỷ ban nhân dân UBND 11 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BNN PTNT 12 Dự án DA 13 Khu công nghiệp KCN DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Cơ cấu kinh tế của các ngành qua một số năm (%) 40 4.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 47 4.3. Kết quả bồi thường GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (tính đến ngày 31/12/2007) 50 4.4. Kết quả bồi thường GPMB các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Yên Mỹ (tính đến ngày 31/12/2007) 52 4.5. Kết quả Giá bồi thường thiệt hại về đất tại Dự án Tổng công ty Dệt may Việt Nam 60 4.6. Kết quả Giá bồi thường thiệt hại về đất tại Dự án khu đô thị Thăng Long 61 4.7. Tổng hợp mức giá bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tại 02 dự án nghiên cứu 66 4.8. Kết quả phỏng vấn chi tiết về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân 68 4.9. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân thuộc dự án Dệt may Việt Nam 70 4.10. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân thuộc dự án Thăng Long 71 4.11. Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại 02 dự án nghiên cứu 73 4.12 . Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án Dệt may 75 4.13. Tình trạng việc làm của số người trong độ tuổi lao động trước và sau khi thu hồi đất tại 02 Dự án 76 4.14. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án Thăng Long 78 4.15. Thu nhập bình quân của người dân tại 02 dự án nghiên cứu 83 4.16. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án Dệt may 84 4.17. Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm phân theo nguồn thu Dự án Dệt may 85 4.18. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất Dự án Thăng Long 86 4.19. Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm phân theo nguồn thu Dự án Thăng Long 87 4.20. Tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất 87 4.21. Tình hình an ninh trật tự xã hội của người dân sau khi thu hồi đất 91 4.22. Quan hệ nội bộ gia đình của các hộ dân sau khi thu hồi đất 92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Cơ cấu diện tích các loại đất năm 2007 của huyện Yên Mỹ 45 4.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ 46 4.3. Tình hình lao động việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất thuộc dự án Dệt may 74 4.4. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất Dự án Thăng Long 77 4.5. Trình độ học vấn, giáo dục của người dân Dự án dệt may Việt Nam 79 4.6. Trình độ học vấn, giáo dục của người dân Dự án Thăng long 80 4.7. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn Dự án Dệt may Việt Nam 81 4.8. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn Dự án Thăng Long 82 DANH MỤC ẢNH STT Tên ảnh Trang 4.1 Địa điểm khu vực thực hiện dự án Dệt may Việt Nam 55 4.2 Địa điểm khu vực thực hiện dự án khu Đô thị Thăng Long 56 4.3 Trường THCS Nghĩa Hiệp - xã Nghĩa Hiệp 88 4.4 Nhà văn hoá thôn Thanh Xá- xã Nghĩa Hiệp 89 4.5 Rác thải sinh hoạt tại xã Liêu Xá 91 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Trước bối cảnh lịch sử mới, chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn, đặc biệt là nhu cầu giải phóng mặt bằng (GPMB). Việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước trong thời gian ngắn tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận không nhỏ dân cư nông thôn cả về đời sống và việc làm là một thực tế khách quan. Tình trạng thiếu việc làm cho người lao động hiện nay đang diễn ra hết sức bức thiết, đặc biệt là đối với lao động nông thôn, lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình đô thị hoá và bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,... Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, phát triển đất nước nói chung. Thực tế hiện nay cho thấy, công tác thu hồi đất của người dân để phục vụ phát triển các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài và việc đền bù cho những người bị thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết công bằng, dứt điểm. Giải quyết không tốt, không thoả đáng quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi và những người bị ảnh hưởng khi thu hồi đất để dẫn đến bùng phát khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể đông người, sẽ trở thành vấn đề xã hội phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, mất ổn định xã hội và phần nào ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với các chính sách của nhà nước. Nếu việc thu hồi đất bị lạm dụng, quỹ đất nông nghiệp bị giảm dần, về lâu dài có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia. Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với chiến lược phát triển của vùng và cả nước. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung và quá trình đô thị hoá của các huyện nói riêng, nhu cầu sử dụng đất cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng trở nên bức xúc. Thực hiện chủ trương chính sách của tỉnh về hợp tác đầu tư, với lợi thế là một huyện có hệ thống giao thông phát triển, có các tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 39,.. chạy qua địa bàn, những năm gần đây, huyện Yên Mỹ đã chấp nhận một số dự án đầu tư như: khu công nghiệp Thăng Long II; khu Đô thị của công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Thương mại Thăng Long, dự án đã lấy đi gần 400 ha đất; ... đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều người dân thiếu đất hoặc không còn đất để canh tác. Mặc dù quá trình thu hồi đất, địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư… Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận nhỏ nông dân bị mất đất được đền bù bằng tiền chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định cuộc sống; chỉ một phần được đào tạo nghề, còn đại đa số không có việc làm hay có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp. Đời sống của nông dân vốn đã thấp kém, nay bị mất đất lại càng khó khăn thêm. Để giải quyết những bức xúc trong vấn đề việc làm và thu nhập cho người nông dân-đối tượng bị tác động lớn nhất sau khi thu hồi đất và gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích chung: - Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi. Mục đích cụ thể: - Đánh giá một cách tổng thể thực trạng đời sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng dân cư nông thôn sau khi Nhà nước thu hồi đất. - Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và tương lai. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình đời sống việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có cùng hoàn cảnh. 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư 2.1.1.1. Bồi thường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao [29]. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hình vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Trong đó, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định [17]. 2.1.1.2. Hỗ trợ Hỗ trợ là giúp đỡ nhau, giúp thêm vào [29]. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [17]. 2.1.1.3. Tái định cư Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau; - Bồi thường bằng nhà ở; - Bồi thường bằng giao đất ở mới; - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở [17]. Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách giải phóng mặt bằng. 2.1.2. Đặc điểm của quá trình giải phóng mặt bằng Giải phóng mặt bằng là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội. - Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này [11]. 2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 2.1.3.1. Yếu tố cơ bản trong quản lý nhà nước về đất đai a. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Ở nước ta, do các đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội của đất nước trong mấy thập kỷ qua có nhiều biến động lớn, nên các chính sách về đất đai cũng theo đó không ngừng được sửa đổi, bổ sung. Từ năm 1993 đến năm 2003, Nhà nước đã ban hành hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Sau khi quốc hội thông qua Luật đất đai 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai phù hợp với thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết tốt mối quan hệ đất đai ở khu vực nông thôn, bước đầu đã đáp ứng được quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội [12]. Theo đó, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật [12]. Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng. Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy UBND các cấp đều có ý thức quán triệt việc thực thi pháp luật về đất đai nhưng nhận thức về các quy định của pháp luật nói chung còn yếu, ở cấp cơ sở còn rất yếu. Từ đó dẫn tới tình trạng có nhầm lẫn việc áp dụng pháp luật trong giải quyết giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa thật sát sao. Tại nhiều địa phương, đang tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai. Cán bộ địa chính, chủ tịch UBND xã nói chung chưa làm tốt nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn. Đó là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB [5]. b. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đất đai là có hạn, không gian sử dụng đất đai cũng có hạn. Để tồn tại và duy trì cuộc sống của mình con người phải dựa vào đất đai, khai thác và sử dụng đất đai để sinh sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là biện pháp quản lý không thể thiếu được trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các địa phương, là công cụ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng quyết định để cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước nói chung và các địa phương nói riêng [13]. Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường GPMB nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng; - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo” [5]. c. Yếu tố giao đất, cho thuê đất Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi thường GPMB và TĐC. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này; hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy định không rõ ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác đền bù. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 28/2/2007 thì tổng diện tích đã giao, đã cho thuê là 1.081.011 ha, trong đó diện tích đất đã giao là 925.631 ha (giao đất có thu tiền sử dụng đất là 581.620 ha, giao đất không thu tiền là 344.011 ha); diện tích đất đã cho thuê là 155.380 ha (trong đó diện tích đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê là 1.386 ha) [5]. d. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính (HSĐC) có vai trò quan trọng hàng đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Trước tháng 12 năm 2004, rất nhiều địa phương chưa lập đầy đủ HSĐC theo quy định; đặc biệt có nhiều xã, phường, thị trấn chưa lập sổ địa chính (khoảng trên 30% số xã đã cấp GCN) để phục vụ yêu cầu quản lý việc sử dụng đất đai, một số địa phương chưa lập đủ sổ mục kê đất đai, sổ cấp GCN như Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Trà Vinh,.. [5]. Từ năm 2004 đến nay, việc lập HSĐC phải được thực hiện theo quy định tại Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường, nhưng còn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện, nếu có thực hiện cũng là chưa đầy đủ, chưa đồng bộ ở cả 3 cấp. Vì các tài liệu đo đạc bản đồ này có độ chính xác thấp nên đang làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý đất đai như không đủ cơ sở giải quyết tranh chấp đất đai, khó khăn trong giải quyết bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, việc đo vẽ lại bản đồ địa chính chính quy để thay thế cho các loại bản đồ cũ và lập lại HSĐC là rất cần thiết. e. Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng ký đất đai (Land Registration) là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống quản lý đất đai, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động sản, sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất [7]. Theo quy định của các nước, đất đai là một trong các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Ở nước ta, theo quy định của Luật đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) và được cấp GCNQSDĐ. Chức năng của đăng ký đất đai là cung cấp những căn cứ chuẩn xác và an toàn cho việc thu hồi, chấp thuận và từ chối các quyền về đất. Trong công tác bồi thường GPMB, GCNQSDĐ là căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường. Hiện nay, công tác đăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt công tác đăng ký biến động về sử dụng đất; việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa hoàn tất. Chính vì vậy mà công tác bồi thường GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ thì công tác bồi thường GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn. f. Yếu tố thanh tra chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai Công tác bồi thường GPMB là một việc làm phức tạp, gắn nhiều đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính, chính quyền địa phương cấp trên. Hồi đồng thẩm định phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB, kịp thời phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật để xử lý tạo niềm tin trong nhân dân [11]. 2.1.3.2. Yếu tố giá đất và định giá đất Hiện nay ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giá cả đất đai dựa trên chuyển nhượng quyền sử dụng, là tổng hòa giá trị hiện hành địa tô nhiều năm. Một trong những điểm mới của Luật đất đai 2003 là các quy định về giá đất. Nếu như trước đây Nhà nước chỉ quy định một loại giá đất áp dụng cho mọi quan hệ đất đai khác nhau thì Luật đất đai 2003 đề cập nhiều loại giá đất để xử lý từng nhóm quan hệ đất đai khác nhau [28]. - Trước khi có Luật đất đai năm 2003: Những vấn đề liên quan đến việc xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đều được quy định tại các văn bản dưới luật như Nghị định số 87/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất; Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ ban hành quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... Giá đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP. Khung giá đất để tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Nghị định số 87/CP đã được áp dụng trong một thời gian khá dài (trên mười năm), mặc dù trong quá trình áp dụng có quy định việc điều chỉnh khung giá đất để tính bồi thường bằng hệ số K nhưng mức tăng cao nhất cũng chỉ là 1, 2 lần đối với đất nông nghiệp hạng i. Do vậy giá đất để tính bồi thường vẫn thấp hơn nhiều so với giá thực tế, dẫn đến phát sinh hàng loạt các khiếu kiện về bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các địa phương [2]. - Từ khi có Luật đất đai 2003: Quy định giá đất được hình thành trong các trường hợp sau đây (Điều 55): - Do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 56 của Luật này; - Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; - Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Những vấn đề quan trọng, có tính nguyên tắc liên quan đến xác định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được quy định khá cụ thể tại Luật đất đai năm 2003. Đặc biệt, việc xác định giá đất được thực hiện theo nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường” (khoản 1 Điều 56). Thực hiện các quy định về giá đất tại Luật đất đai năm 2003, ngày 16 tháng 11 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Khi định giá đất, người định giá phải căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp định giá đất; phải cân nhắc đầy đủ ảnh hưởng của chính sách đất đai của Chính phủ trên cơ sở nắm chắc tư liệu thị trường đất đai, căn cứ vào những thuộc tính kinh tế và tự nhiên của đất đai theo chất lượng và tình trạng thu lợi thông thường trong hoạt động kinh tế thực tế của đất đai. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện. 2.1.3.3. Thị trường Bất động sản Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, thị trường bất động sản ngày càng được hình thành và phát triển. Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp vào ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai. Luật đất đai 1987 và pháp lệnh về nhà ở (1991) là cơ sở đầu tiên mở đường cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển [12]. Luật đất đai 2003 là văn bản pháp quy tập trung nhất phản ánh chính sách đất đai hiện hành trên cơ sở tổng kết hoạt động thực tiễn của 17 năm đổi mới, đã quy định chi tiết hơn về các điều kiện để hình thành thị trường bất động sản và các hoạt động về tài chính đất đai, thể hiện tập trung trong các mục “Tài chính về đất đai và giá đất”, "Quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản". Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư (do người đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu về đất đai thông qua các giao dịch trên thị trường); đồng thời người bị thu hồi đất có thể tự mua hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhà nước thực hiện chính sách TĐC và bồi thường. Giá cả của Bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tác động tới giá đất tính bồi thường. 2.1.4. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế 2.1.4.1. Trung Quốc Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu nhà nước. Đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể, nông dân lao động. Theo quy định của Luật đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc là cho thuê đất. Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để sử dụng vào mục đích công cộng, lợi ích quốc gia...thì Nhà nước có chính sách bồi thường và tổ chức TĐC cho người bị thu hồi đất. Vấn đề bồi thường cho người có đất bị thu hồi được pháp luật đất đai Trung Quốc quy định như sau: Về thẩm quyền thu hồi đất: Chỉ có Chính phủ (Quốc vụ viện) và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền thu hồi đất. Quốc vụ viện có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp từ 35 ha trở lên và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác. Dưới hạn mức này thì do chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đất. Đất nông nghiệp sau khi thu hồi sẽ chuyển từ đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu nhà nước. Về trách nhiệm bồi thường: Pháp luật đất đai Trung Quốc quy định, người nào sử dụng đất thì người đó có trách nhiệm bồi thường. Phần lớn tiền bồi thường do người sử dụng đất trả. Tiền bồi thường bao gồm các khoản như lệ phí sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước và các khoản tiền trả cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, pháp luật đất đai Trung Quốc còn quy định mức nộp lệ phí trợ cấp đời sống cho người bị thu hồi đất là nông dân cao tuổi không thể chuyển đổi sang ngành nghề mới khi bị mất đất nông nghiệp, khoảng từ 442.000-2.175.000 nhân dân tệ/ha. Các khoản phải trả cho người bị thu hồi đất gồm tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp TĐC, tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp TĐC căn cứ theo giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với một hệ số do Nhà nước quy định. Còn đối với tiền bồi thường hoa màu và tài sản trên đất thì xác định theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Về nguyên tắc bồi thường: các khoản tiền bồi thường phải đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có chỗ ở bằng hoặc cao hơn so với nơi ở cũ. Ở Bắc Kinh, phần lớn các gia đình dùng số tiền bồi thường đó ._.cộng với khoản tiền tiết kiệm của họ có thể mua được căn hộ mới. Còn đối với người dân ở khu vực nông thôn có thể dùng khoản tiền bồi thường mua được hai căn hộ ở cùng một nơi. Tuy nhiên, ở thành thị, cá biệt cũng có một số gia đình sau khi được bồi thường cũng không mua nổi một căn hộ để ở. Những đối tượng trong diện giải toả mặt bằng thường được hưởng chính sách mua nhà ưu đãi của Nhà nước, song trên thực tế họ thường mua nhà bên ngoài thị trường. Về tổ chức thực hiện và quản lý giải toả mặt bằng: Cục quản lý tài nguyên đất đai ở các địa phương thực hiện việc quản lý giải toả mặt bằng. Người nhận khu đất thu hồi sẽ thuê một đơn vị xây dựng giải toả mặt bằng khu đất đó, thường là các đơn vị chịu trách nhiệm thi công công trình trên khu đất giải toả. Nhìn chung hệ thống pháp luật về bồi thường và TĐC của Trung Quốc đều nhằm bảo vệ những người mà mức sống có thể bị giảm do việc thu hồi đất để thực hiện các dự án. Theo một nghiên cứu gần đây của WB thì các luật về TĐC của Trung Quốc đối với các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông "đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WB trong tài liệu hướng dẫn thực hiện TĐC". 2.1.4.2. Australia Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Luật đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Theo luật của Australia 1989 có hai loại thu đất, đó là thu đất bắt buộc và thu đất tự nguyện. Thu hồi đất tự nguyện được tiến hành khi chủ đất cần được thu hồi đất. Trong thu hồi đất tự nguyên không có quy định đặc biệt nào được áp dụng mà việc thoả thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Chủ có đất cần được thu hồi và người thu hồi đất sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh thần đồng thuận và căn cứ vào thị trường. Không có bên nào có quyền hơn bên nào trong thoả thuận và cũng không bên nào được áp đặt đối với bên kia. Thu hồi đất bắt buộc được Nhà nước Australia tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích công cộng và các mục đích khác. Thông thường, nhà nước có được đất đai thông qua đàm phán. Trình tự thu hồi đất bắt buộc được thực hiện như sau: Nhà nước gửi cho các chủ đất một văn bản trong đó nêu rõ mục tiêu thu hồi đất vì các mục đích công cộng. Văn bản này gồm các nội dung chính như cơ quan muốn thu hồi đất, miêu tả chi tiết mảnh đất, mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi và các giải thích vì sao mảnh đất đó phù hợp với mục tiêu công cộng đó. Chủ sở hữu mảnh đất có thể yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài Chính và quản lý xem xét lại vấn đề thu hồi đất. Nếu chủ sở hữu vẫn chưa hài lòng thì có thể tiếp tục yêu cầu trọng tài phúc thẩm hành chính phán xử. Trọng tài phúc thẩm hành chính không thể xem xét tính đúng đắn về quyết định của Chỉnh phủ nhưng có thể xem xét các vấn đề liên quan khác. Nhà nước thông báo rộng rãi quyết định thu hồi đất và chủ sở hữu đất phải thông báo cho bất kỳ ai muốn mua mảnh đất đó về quyết định thu hồi đất của Chính phủ. Sau đó, Nhà nước sẽ ban hành quyết định thu hồi đất và thông báo trên báo chí. Chủ sở hữu đất nhận được thông báo khuyên tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường. Chủ sở hữu đất thông thường có quyền tiếp tục ở trên đất ít nhất là 6 tháng sau khi đã có quyết định thu hồi đất. Ngay sau khi có quyết định thu hồi đất, chủ đất có thể yêu cầu nhà nước bồi thường. Nguyên tắc của bồi thường là công bằng và theo giá thị trường. Thông thường, các yếu tố sẽ được tính toán trong quá trình bồi thường đó là giá thị trường, giá đặc biệt đối với chủ sở hữu, các chi phí liên quan như chi phí di chuyển, chi phí TĐC. 2.1.4.3. Chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức ngân hàng quốc tế Ngân hàng Thế giới (WB) là một trong những tổ chức tài trợ quốc tế đầu tiên đưa ra chính sách về TĐC bắt buộc. Tháng 2/1980, lần đầu tiên chính sách TĐC được ban hành dưới dạng một Thông báo, Hướng dẫn Hoạt động nội bộ (OMS 2.33) cho nhân viên. Từ đó đến nay chính sách TĐC đã được sửa đổi và ban hành lại nhiều lần. Như chúng ta đã biết, khi Nhà nước thu hồi đất và TĐC thì những người BAH là những người mà do hậu quả của dự án họ phải chịu thiệt hại toàn bộ hay một phần tài sản vật chất và phi vật chất, bao gồm nhà cửa, cộng đồng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các phương tiện sản xuất bao gồm đất đai, nguồn thu nhập, kế sinh nhai do đất đai tạo ra, đặc trưng văn hoá và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo đời sống, tài nguyên cho sinh tồn và hệ sinh thái. Kinh nghiệm của WB cho thấy việc TĐC không tự nguyện do các dự án phát triển gây nên, trong trường hợp không thể giảm thiểu được, thường dẫn đến những hiểm họa nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường do các hệ thống sản xuất bị phá vỡ, con người phải đối mặt với sự bần cùng hoá khi những tài sản, công cụ sản xuấ hay nguồn thu nhập của họ bị mất đi. Tất cả những điều đó nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những khó khăn, căng thẳng về xã hội và dễ dàng dẫn tới sự bần cùng hoá đời sống dân cư. Từ tháng 2/1994, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã bắt đầu áp dụng bản Hướng dẫn hoạt động của WB về TĐC và từ tháng 11/1995 Ngân hàng này đã có chính sách riêng của Ngân hàng về TĐC bắt buộc. Nhìn chung, phương châm của ADB cũng tương tự như của WB đều có xu hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất, đồng thời có chính sách thoả đáng, phù hợp đảm bảo cho người BAH không gặp phải bất lợi trong cuộc sống, khôi phục, cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống. Để thực hiện được phương châm đó, thì chìa khoá dẫn tới sự thành công đó là phải chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển mà con người là trung tâm. Kinh nghiệm về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, các yếu tố đảm bảo cho bồi thường, TĐC thành công là những chính sách phù hợp của Chính phủ: nguồn tài chính đầu tư, khâu tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương và trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là yếu tố đồng hành trong quá trình thức hiện các dự án. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thườngTĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC được các tổ chức cho vay vốn quốc tế coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người BAH và mức độ tác động của dự án. Kế hoạch bồi thường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ BAH. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng mới. Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ BAH, các tổ chức quốc té quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự án phải được thông báo đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác, thậm chí trao quyền cho các hộ BAH và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch. 2.1.4.4. Nhận xét, đánh giá Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần có đất. Do đất đai có hạn, vì thế mọi Nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trung thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước đó quy định. Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hòan thiện chính sách bồi thường GPMB ở một số điểm sau: - Hoàn thiện các quy định về định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường GPMB nói riên; - Thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện và thực hiện tốt quy định về thẩm định, phê duyệt, giám sát thực hiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng; quan tâm hơn nữa tới việc quy hoạch và xây dựng nơi tái định cư, tạo việc làm của người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư. 2.1.5. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của việt nam 2.1.5.1. Trước khi có Luật đất đai năm 1993 Trong mỗi kiểu Nhà nước tuỳ theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và những đặc điểm truyền thống, huyết thống, tập tục ... mà các hình thức sở hữu đất đai luôn được giai cấp thống trị chú trọng. Ngay từ thời kỳ phát triển Nhà nước trung ương tập quyền đến thời Nguyễn, chính sách bồi thường cho người bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường cho ruộng đất canh tác, đất ở không được quan tâm nhiều so với các loại đất khác. Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền, mức bồi thường được quy định chặt chẽ, tương ứng với những thiệt hại của người bị thu hồi đất [26]. Sau cách mạng tháng 8/1945, với mục tiêu người cày có ruộng, ngày 04 tháng 12 năm 1953, Luật cải cách ruộng đất ra đời nhằm thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và tay sai bán nước ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến về chiếm hữu ruộng đất, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, đồng thời tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng. Khi trưng thu ruộng đất, Nhà nước xác định, cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người bị trưng dụng để họ tiếp tục sản xuất. Trường hợp không làm được như vậy, về đất sẽ được bồi thường bằng tiền từ 1- 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường căn cứ vào thực tế ở mỗi nơi, đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng đất ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định. Có thể nói, Nghị định số 151/TTg ra đời phần nào đáp ứng nhu cầu trưng dụng ruộng đất trong những năm 1960. Tuy nhiên, Nghị định này chưa có quy định cụ thể về mức bồi thường mà chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa các bên. Ngày 11 tháng 01 năm 1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố. Về thể thức bồi thường, trước hết là các ngành, các cơ quan xây dựng phải đến liên hệ với chính quyền các cấp để tiến hành thương lượng với nhân dân, căn cứ vào tài sản hiện có hoặc hoa màu, công sức bỏ ra khai phá và phân loại đất đai của địa phương mà định giá bồi thường cho phù hợp. Mặc dù chính sách bồi thường về đất chưa được quy định trong luật về thể chế thành một chính sách đầy đủ, song quy định về bồi thường khi nhà nước trưng dụng đất tại Thông tư 172/TTg đã có sự thay đổi so với Nghị định 151/TTg, từ " chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những người có ruộng đất bị trưng dụng" trước đây sang "đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của Hợp tác xã và của nhân dân" động thời những quy định tại Nghị định số 151/TTg trước đây chỉ có tính nguyên tắc thì đến Thông tư 1792-TTg đã được quy định cụ thể mức bồi thường nhà ở, đất đai, cây lâu năm, hoa màu trên đất. Luật đất đai năm 1988 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các mục đích công cộng, người sử dụng đất không được Nhà nước bồi thường bằng đất, chỉ được bồi thường bằng tiền, tài sản hoa màu có trên diện tích đất bị thu hồi. Ngày 31 tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 186/HĐBT về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Theo quy định của Nghị định số 186/HĐBt thì mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng mà người được Nhà nước giao đất phải nộp được điều tiết về ngân sách Trung ương 30%, còn laị 70% thuộc ngân sách địa phương để sử dụng việc khai hoang, phục hoá, cải tạo đất nông nghiệp và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị lấy đất. Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thường thiệt hại tài sản trên đất, trong lòng đất. Nếu Nhà nước thu hồi đất vào đất làm nhà ở, việc bồi thường thiệt hại về đất không được đặt ra và người bị thu hồi đất làm nhà ở sẽ phải tự lo liệu. Tóm lại, do thời kỳ này đất đai chưa được thừa nhận là có giá cho nên các chính sách bồi thường GPMB còn có nhiều hạn chế, thể hiện trong cách tính giá trị bồi thường, phương thức thực hiện. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc GPMB để dành đất cho việc xây dựng các công trình quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng ban đầu của đất nước. 2.1.5.2. Thời kỳ 1993 đến 2003 Hiến pháp 1992 đặt nền móng cho việc xây dựng chính sách bồi thường GPMB qua những điều 17, 18, 23. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 15 thàng 10 năm 1993. Với quy định "đất có giá" và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993. Những quy định về bồi thường GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã thu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưng càng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, nó đã dần mất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển. Để tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ GPMB đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai đã được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Để cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB đã được ban hành, bao gồm: - Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất và nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc đền bù bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất.v.v. - Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất; - Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính –Xây dựng- Tổng cục Địa chính – Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP; - Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên; - Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ. * Chính sách bồi thường GPMB cụ thể theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quy định rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đối tượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồi thường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện. 2.1.5.3. Từ khi có Luật đất đai năm 2003 Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2004. Để hướng dẫn việc bồi thường GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2003, một số văn bản sau đã được ban hành: - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; - Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Về cơ bản, chính sách bồi thường GPMB theo Luật đất đai 2003 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường GPMB hiện nay. Tuy nhiên để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB ngày 25-5-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; Thông tư 06 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Thông tư 145/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/204/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Về Nghị định 84/2007/NĐ/CP tập trung vào việc làm rõ, bổ sung Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP về một số những vấn đề cơ bản chính sách bồi thường, trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [22]. Nguyên tắc xuyên suốt của Nghị định 84/2007/NĐ-CP là đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất, thực hiện hài hòa 3 lợi ích: Người sử dụng đất, nhà đầu tư và quyền của nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.5.4. Nhận xét, đánh giá Qua nghiên cứu chính sách bồi thường GPMB của Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi thường GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Trên thực tế các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo sự cân đối và ổn định trong phát triển, khuyến khích được đầu tư và tương đối giữ được nguyên tắc công bằng. Cùng với sự đổi mới về tiến trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách ưu việt của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 2.2. Cơ sở thực tiễn của công tác thu hồi đất 2.2.1. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay. Tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNNPTNT) kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo [5] đánh giá tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện CNH-HĐH. * Về diện tích đất nông nghiêp, đẩt ở bị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của BNNPTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là duới 0,5%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70%-80% diện tích đất canh tác. * Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất Theo báo cáo của BNNVPTNN [5] cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ, số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn: Tây nguyên chỉ có trên 138.291 hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư...Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Như vậy nông nghiệp vẫn là chỗ dựa của phần lớn số hộ bị mất đất. số lao động bị mất việc làm do mất đất nhiều như Hà Tây 35.703 người, Vĩnh Phúc 22.800 người, Nam Định 4.130 người, Hải Dương 9.357 người. Thực trạng này dẫn đến 53% số hộ dân bị thu hồi có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập cao hơn trước. Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề và nâng cao khả năng của lao động. Ông Nguyễn Thế Dũng – đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng: Sở dĩ hiện nay tỷ lệ lao động địa phương được chọn tuyển vào các khu công nghiệp còn thấp là do nhiều địa phương mất định hướng trong đào tạo nghề. Địa phương không xác định được sẽ phát triển ngành nghề gì, do đó công tác đào tạo nghề không bắt kịp nhu cầu thực tế . 2.2.2. Những ưu nhược điểm về tình hình GPMB trong thời gian qua Kết quả kiểm tra thi hành Luật đất đai năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy việc thu hồi đất ở phần lớn các địa phương đang ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cho cả người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất. Hiện nay, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB tại các địa phương có những mặt được và thiếu sót, yếu kém, bất cập như sau: Những mặt đạt được: - Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi. - Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn. - Nhiều địa phương đã vận dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường hầu như không có hoặc có rất ít khiếu nại. - Việc bổ sung quy định về tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất. b. Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc: - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất được pháp luật công nhận. Đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất TĐC (thu hồi giá quá thấp, chưa sát với thị trường. - Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. - Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ánh gay gắt của những người có đất bị thu hồi. - Giá đất bồi thường, hỗ trợ nhìn chung chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, trong nhiều trường hợp quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị và liền kề với khu dân cư. Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh và vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thường, hỗ trợ. - Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường trong nhiều trường hợp không đủ để nhận chuyển nhượng lại đất ở tương đương hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư. - Việc xác định tính hợp thức về quyền sử dụng đất để tính toán mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang là một vấn đề nổi cộm trong thực tế. Một mặt, tính hợp thức chưa được quy định rõ trong Nghị định số 22/1998/NĐ- CP trước đây. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật ở các địa phương để giải quyết vấn đề này cũng khác nhau, nhiều trường hợp mang tính chủ quan, không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện. - Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, quyết định thu hồi, v.v…cho tới khâu cưỡng chế. - Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc xây dựng công trình công cộng nhưng một thời gian sau lại quyết định sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở hoặc phân lô bán nền. - Nhiều dự án chưa có khu TĐC đã thực hiện thu hồi đất ở. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu TĐC chung cho các dự án tại địa bàn, một số khu TĐC đã lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, có trường hợp người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở 5 năm nay mà vẫn chưa được bố trí vào khu TĐC. - Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC ngày càng được Nhà nước quan tâm giải quyết thoả đáng hơn; tuy nhhiên, việc thay đổi chính sách cùng với việc thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án mức bồi thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi. Vì vậy việc GPMB để thực hiện một số dự án không bảo đảm tiến độ. - Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật; hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc GPMB bị dây dưa kéo dài nhiều năm. - Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB gồm các thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách, pháp luật về đất đai, lúng túng trong việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân, thậm chí làm trái quy định của pháp luật, dẫn tới khiếu nại và phải tạm dừng việc GPMB. - Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tư để triển khai dự án. - Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gây ách tắc việc giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện nêu trên là chưa quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã nêu rõ phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất đã chưa thể hiện đúng và đầy đủ quan điểm đó [5]. 2.2.3. Một số khó khăn hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các công trình công cộng Theo Kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2005 đến nay [5], thực tế còn nhiều khó khăn trong công tác bồi._.ậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này.; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế với người lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thương mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm được điều này địa phương cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí. - Ngoài việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng cường đầu tư phát triển các làng nghề, dịch vụ tại các địa phương nhằm thu hút lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: dệt chiếu, mây tre đan, gốm sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, thảm...Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương. - Ngoài các chính sách thu hút lao động vào khu công nghiệp cần được nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp. Phải có cơ chế hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề tại địa phương để đào tạo nghề có địa chỉ uy tín và chất lượng cao. Khuyến khích các hộ sử dụng tiền bồi thường để cho con em học nghề, học ngoại ngữ ....tạo điều kiện cho họ đi lao động xuất khẩu. Giúp nông dân khắc phục các hạn chế, tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ - hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động. - Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cớ sở đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở địa phương. - Phát triển các khu đô thị - dịch vụ liền kề gắn với các khu công nghiệp để người dân có thể có việc làm; hỗ trợ mạnh mẽ để tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương cuả tỉnh tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB được thực hiện đúng tiến độ. Có chính sách đền bù phù hợp với từng khu vực từng đối tượng. - Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh Nhà nuớc cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động của các hộ dân bị thu hồi đất. Quy định thời gian sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức. Thời gian lao động đối với lao động hộ bị thu hồi đất nông nghiệp phải từ 5 năm trở lên. Đến thời hạn đó doanh nghiệp mới có quyền sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm ở lĩnh vực khác mới được di chuyển. - Khi xây dựng phương án đầu tư từng dự án, phải nghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Về chính sách bồi thường UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn về bồi thường GPMB trên địa bàn. Nội dung văn bản của địa phương phù hợp với quy định của pháp luật đất đai (NĐ22/1998/NĐ-CP, NĐ197/2004/NĐ-CP) và có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương. Giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi của đất. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai còn chưa thường xuyên, đồng bộ. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và trả trực tiếp cho người dân. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức. 5.1.2. Tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB đến đời sống và việc làm của người dân bị thu hồi đất Lao động nông nghiệp giảm đi 47,26 % từ trước thu hồi đất cho đến sau thu hồi đất tại dự án Dệt may Việt Nam; giảm 55,10 % từ trước thu hồi cho đến sau thu hồi đất tại dự án Thăng Long; Lao động phi nông nghiệp tăng lên; số lao động không có việc làm và thiếu việc làm đều có tỷ lệ gia tăng ở cả hai dự án. Công tác hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại nơi thu hồi nhiều đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, đô thị chưa làm tốt đã tác động tăng tỷ lệ lao động bị thất nghiệp. Đa số thanh niên vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có trình độ trung học cơ sở: tại dự án Dệt may tỷ lệ này chiếm 52,98%, Dự án Tăng Long chiếm 46,11%. Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm tăng các tài sản có giá trị của các hộ dân. Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đã tác động tích cực tới việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân sở tại. Chính sách bồi thường bằng tiền khi địa phương không còn đủ quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã tác động rất lớn đến nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân trong diện bị thu hồi từ trước khi thu hồi so với sau khi thu hồi đất (thu từ nông nghiệp giảm, thu từ phi nông nghiệp tăng). Cơ cấu nguồn thu của các hộ dân đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy vậy vẫn số hộ bị giảm thu nhập còn rất lớn ở dự án Dệt may 29/135 hộ điều tra (chiếm 21,48%). Chính sách bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có tác động làm tăng thu nhập của người dân, nhưng là sự biến động tăng không bền vững vì nguồn thu này chủ yếu từ dịch vụ cho công nhân thuê nhà trọ, làm thuê tại các công trường, làm cửu vạn, chạy xe ôm...Tại Dự án Dệt may, thu bình quân đầu người/năm tăng 353,60 nghìn đồng từ trước thu hồi đến sau khi thu hồi được một năm (12,81%), tăng 3.385,52 nghìn đồng từ trước thu hồi đến sau khi thu hồi được 5 năm (122,71%). Còn tại Dự án Thăng Long thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn, tăng 1.941,45 nghìn đồng từ trước thu hồi đến sau khi thu hồi được một năm (38,68%). Việc phát triển các khu công nghiệp, đô thị cùng với chính sách bồi thường bằng tiền Khi nhà nước thu hồi đất làm thay đổi môi trường cảnh quan tự nhiên cũng như môi trường sống của các hộ dân. Tỷ lệ mắc nghiện tại hai địa bàn nghiên cứu đều có sự gia tăng (ở Nghĩa Hiệp từ sau thu hồi tăng 72,72 % trước khi khi thu hồi, ở Liêu Xá tăng từ 35,00%- 58,82%). 5.2. Kiến nghị (1). Cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp. Có thể tăng từ 20%-50 %. (2). Cần phải tính đến yếu tố trượt giá trong định giá đất bù cho người dân. (3). Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải được tiến hành trước khi thu hồi. (4). Tạo việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất bằng nhiều biện pháp: Đào tạo nghề mới trực tiếp, thu hút lao động vào các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ diện tích mặt bằng kinh doanh dịch vụ... cần phải được làm đồng bộ, tích cực bằng chủ trương chính sách của Nhà nước và việc thực hiện nghiêm chỉnh theo cam kết nếu có của doanh nghiệp. (5). Có chính sách ưu tiên giới thiệu, tư vấn việc làm miễn phí, thông qua hội chợ việc làm, hỗ trợ tìm việc làm, phát triển mạng lưới thông tin việc làm qua Internet. (6). Chính phủ cần tăng cường nguồn lực cho các dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, tập trung cho hộ đã bị thu hồi đất, đồng thời dành nguồn lực thoả đáng cho dự án vay vốn ưu đãi tạo việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho địa phương có tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Thị Anh (2006), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi, thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất trong một số dự án thuộc địa bàn huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Đề án tìm hiểu thực trạng đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp mới. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản’’ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường 27/02/2007, Hà Nội Care Quốc tế tại Việt Nam- Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2005), Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, NXB Lao động- xã hội. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường Bất động sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hiến pháp (1980), Hiến pháp (1992), Nguyễn Xuân Hiếu (2002), Đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội, tồn tại và giải pháp, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội Phan Văn Hoàng (2006), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Địa học Nông nghiệp I, Hà Nội. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2006), Quản lý đất đai và Thị trường đất đai, NXB Bản đồ, Trung tâm điều tra quy hoach- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. Nguyễn Đức Minh (2001), "Quy hoạch đất đai và thị trường bất động sản", Hội thảo một số vấn đề hình thành và phát triển thị trường bất động sản Việt Nam, ngày 15-16 tháng 11 năm 2001, Hà Nội. Vũ Thị Hương Lan (2003), Tìm hiểu việc thực hiện giá bồi thường về đất và các tài sản trên đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp - Hà Nội. Luật đất đai (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Luật đất đai (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Luật đất đai (2003), NXB Bản đồ, Hà Nội. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (1998), NXB Bản đồ, Hà Nội Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật đất đai (2001), NXB Bản đồ, Hà Nội Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Cẩm nang về Tái định cư (Hướng dẫn thực hành) Nghị định 84(2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Chính phủ, ngày 25-5-2007 Những điều cần biết về giá đất, bồi thường hỗ trợ thu hồi đất (2005), NXB Tư Pháp Trương Phan (1996), Quan hệ giữa quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thường và tính công bằng), Cục Công nghiệp, Bộ Kinh tế Đài Loan. Phạm Đức Phong (2002), "Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002), Hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, ngày 12-13 tháng 9 năm 2002, Hà Nội. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng và tái định cư, Viện Nghiên cứu Địa chính- Tổng cục Địa chính Đặng Thái Sơn (2002), “Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam”, Hội thảo Đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12/13 tháng 9 năm 2002, Hà Nội. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006), Giáo trình Định Giá đất, NXB nông nghiệp I, Hà Nội. Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Đại từ điển Tiếng việt, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội. Ủy ban nhân dân huyện Yên Mỹ (2007), Báo cáo số 97/BC-UBND tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2007 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008, ngày 23 tháng 11 năm 2007. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2007), Báo cáo cáo số 105 /BC-UBND tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2007 và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008, ngày 07 tháng 12 năm 2007. Viện Nghiên cứu Địa chính (2003), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dân số của huyện Yên Mỹ năm 2007 STT Đơn vị hành chính Dân số (Người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Thị trấn Yên Mỹ 12759 3171 2 Xã Đồng Than 9660 1131 3 Xã Thanh Long 7902 1294 4 Xã Tân Việt 8270 2050 5 Xã Trung Hoà 11212 1295 6 Xã Yên Hoà 5452 1595 7 Xã Yên Phú 11869 1521 8 Xã Liêu Xá 7868 1208 9 Xã Giai Phạm 6048 1042 10 Xã Việt Cường 3734 1450 11 Xã Nghĩa Hiệp 4693 1453 12 Xã Ngọc Long 5091 1036 13 Xã Trung Hưng 6933 2041 14 Xã Minh Châu 5084 1534 15 Xã Thường Kiệt 5844 754 16 Xã Tân Lập 7596 1469 17 Xã Hoàn Long 7086 1230 Toàn huyện 127.101 1.397 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Mỹ) Phụ lục 02: Kết quả hỗ trợ thiệt hại về hoa màu dự án Dệt may STT Hạng mục bồi thường Đơn giá (Đồng/m2) Diện tích (m2) Tiền bồi thường (Tr.đồng) 1 Hỗ trợ 1 vụ lúa cho các hộ gia đình 1.000 238.808 238,80 2 Hỗ trợ hoa màu đối với diện tích đất giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa 1.000 16.711 16,71 Cộng 255.519 255,51 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án Dệt may) Phụ lục 03: Kết quả hỗ trợ thiệt hại về hoa màu dự án Thăng Long STT Hạng mục bồi thường Đơn giá (Đồng/m2) Diện tích (m2) Tiền bồi thường (Tr. đồng) 1 Hỗ trợ 1 vụ lúa cho các hộ gia đình 1.000 1.729.771,5 1.729,77 2 Hỗ trợ 1 vụ lúa cho UBND xã 1.000 35.684,5 35,68 3 Hỗ trợ hoa màu đối với diện tích đất giao thông, thuỷ lợi, nghĩa địa 1.000 138.489 138,48 Cộng 1.903.945 1.903,94 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án Thăng Long) Phụ lục 04: Kết quả Hỗ trợ di chuyển mồ mả và các khỏan hỗ trợ khác tại dự án Dệt may STT Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá bồi thường (đồng/đơn vị tính) Tiền bồi thường (Tr. đồng 1 Mộ đất cái 22 300.000 5,50 2 Mộ xây cái 53 700.000 26,50 3 Tường bao m2 38,48 95.000 2,30 4 Mộ xây có khối lượng lớn m2 144,47 60.000 8,66 5 Mộ có lăng miếu m2 46,58 60.000 2,79 6 Lăng thờ kiên cố 11,2 720.000 8,06 7 Hỗ trợ tháo dỡ di chuyển cái 16 150.000 2,40 8 Đền bù tài sản nhà nghỉ ngoài đồng m2 340 2.740.000 931, 60 9 Bồi thường công đào đắp hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho UBND xã m3 8667,68 11.000 95,34 Cộng 1.083,15 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án Dệt may) Phụ lục 05: Kết quả Hỗ trợ di chuyển mồ mả và các khỏan hỗ trợ khác tại dự án Thăng Long STT Hạng mục Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá bồi thường (đồng/đơn vị tính) Tiền bồi thường (Tr. đồng) 1 Mộ đất cái 133 300.000 39,90 2 Mộ xây cái 79 700.000 55,30 3 Mộ xây quá khổ 24 cái m2 410,33 95.000 38,98 4 Bồi thường công đào đắp hệ thống giao thông, thuỷ lợi cho UBND xã m3 171.770,5 11.000 1.889,47 5 Hỗ trợ công di chuyển trạm bơm dã chiến cho UBND xã 35,24 Cộng 2.058,89 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án ThăngLong) Phục lục 06: Phương án hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Dệt May STT Hạng mục bồi thường Đơn giá (Đồng/m2) Diện tích (m2) Tiền bồi thường (Tr. đồng) 1 Hỗ trợ phí chuyển đổi nghề cho các hộ dân có đất bị thu hồi 2.000 238.808 477,61 2 Kinh phí hỗ trợ ngân sách xã xây dựng cơ sở hạ tầng 4.000 130.819,250 523,27 Cộng 1.000,89 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án Dệt may) Phụ lục 07: Phương án hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án Thăng Long STT Hạng mục bồi thường Đơn giá (Đồng/m2) Diện tích (m2) Tiền bồi thường (Tr. đồng) 1 Hỗ trợ phí chuyển đổi nghề cho các hộ dân có đất bị thu hồi 12.000 1.765.456 21.185,47 2 Kinh phí hỗ trợ ngân sách xã xây dựng cơ sở hạ tầng 4.000 1.784.021 7.136,08 3 Thưởng GPMB 5.000 1.765.456 8.827,28 Cộng 37.148,83 (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án ThăngLong) Phụ lục 08: Ý kiến của chủ hộ về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường STT Ý kiến Dự án Dệt may Tỷ lệ % Dự án Thăng Long Tỷ lệ % 1 Tổng số hộ 135 100,00 200 100,00 2 Hiệu quả cao 28 20,74 47 23,5 3 Hiệu quả trung bình 67 49,63 89 44,5 4 Hiệu quả kém 40 29,63 64 32 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2007) Phụ lục 09: Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục của dân Dự án Diệt may Việt nam Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất 1 năm sau thu hồi đất 5 năm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 135 135 135 2. Số nhân khẩu 543 100,00 562 100,00 592 100,00 3. Số cán bộ, công chức 32 5,89 45 8,01 60 10,13 4. Số học sinh, sinh viên 82 15,1 92 16,37 137 23,14 5. Số người trong độ tuổi đi học (từ mẫu giáo đến PTTH) 112 20,63 150 26,7 176 29,73 6. Số người trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường 35 6,44 25 4.49 18 1.86 7. Số người có trình độ trên PTTH 72 13,26 92 16,37 116 19,59 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2007) Phụ lục 10: Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục của dân Dự án Thăng Long Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất 1 năm Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra 200 200 2. Số nhân khẩu 920 100,00 974 100,00 3. Số cán bộ, công chức 52 5,652 89 9,14 4. Số học sinh, sinh viên 144 15,65 204 20,94 5. Số người trong độ tuổi đi học (từ mẫu giáo đến PTTH) 232 25,22 298 30,59 6. Số người trong độ tuổi đi học nhưng không đến trường 15 1,63 0 0 7. Số người có trình độ trên PTTH 136 14,78 174 17,86 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2007) Phụ lục 11: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phóng vấn Dự án Dệt may Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tăng(+), giảm(-) sau 5 năm Bình quân/hộ 1 năm 5 năm Số lượng trước khi thu hồi Sau khi thu hồi 1 năm 5 năm Số hộ điều tra 135 135 135 1. Tài sản của hộ (số lượng) + Số xe máy 71 128 146 75 0,53 0,95 1,08 + Số xe đạp 121 127 140 19 0,90 0,94 1,04 + Số tivi 95 120 131 36 0,70 0,89 0,97 + Số ô tô (dùng vào việc gì ghi rõ ) 1 2 2 1 0,01 0,015 0,02 + Số tủ lạnh 8 14 25 17 0.06 0,10 0,18 + Số máy vi tính 1 2 4 3 0,01 0,015 0,03 + Số điện thoại 18 22 37 19 0,13 0,16 0,27 2. Các công trình nhà, vệ sinh * Loại nhà, trong đó: + Nhà ở cấp IV, diện tích 120 108 77 -43 0,89 0,8 0,57 + Nhà xây (ghi rõ diện tích, số tầng) 15 27 58 43 0,11 0,2 0,42 + có nhà bếp, nhà tắm riêng 132 133 135 3 0,98 0,98 1 *Sử dụng nhà xí loại nào (đánh dấu x) + Nhà xí riêng có bể tự hoại 60 106 125 65 0,44 0,78 0,93 + Nhà xí riêng không có bể tự hoại 75 29 10 -65 0,56 0,21 0,07 * Sử dụng nguồn nước loại nào + nước máy 0 0 0 0 0 0 0 + nước giếng 135 135 135 0 1,00 1,00 1,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2007) Phụ lục 12: Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phóng vấn Dự án Thăng Long Chỉ tiêu điều tra Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Tăng(+), giảm(-) Bình quân/hộ 1 năm Số lượng trước khi thu hồi Sau khi thu hồi 1 năm Số hộ điều tra 200 200 1. Tài sản của hộ (số lượng) + Số xe máy 101 203 102 0,50 1,01 + Số xe đạp 206 229 23 1,03 1,14 + Số tivi 192 201 9 0,96 1,01 + Số ô tô (dùng vào việc gì ghi rõ ) 2 5 3 0,01 0,02 + Số tủ lạnh 48 61 13 0,24 0,30 + Số máy vi tính 15 26 11 0,01 0,13 + Số điện thoại 30 42 12 0,15 0,21 2. Các công trình nhà, vệ sinh 0 0 0 * Loại nhà, trong đó: + Nhà ở cấp IV, diện tích 138 68 -70 0,69 0,34 + Nhà xây (ghi rõ diện tích, số tầng) 62 132 70 0,31 0,66 + có nhà bếp, nhà tắm riêng 197 200 3 0,98 1,00 *Sử dụng nhà xí loại nào (đánh dấu x) + Nhà xí riêng có bể tự hoại 75 171 96 0,37 0,85 + Nhà xí riêng không có bể tự hoại 125 29 -96 0,62 0,14 * Sử dụng nguồn nước loại nào (dánh dấu x) + nước máy 0 0 0 0 0 + nước giếng 200 200 0 1,00 1,00 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2007) Phụ lục 13: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính của huyện Yên Mỹ Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 2006 2007 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 57.775 53.719 53.720 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ha 9.496 8.721 8.692 Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người Kg/người 450 413 409 1. Lúa cả năm - Diện tích ha 9.326 8.532 8.429 - Năng suất bình quân 1 vụ Tạ/ha 61,28 62,11 62,53 - Sản lượng Tấn 57.147 52.990 52.705 - Sản lương lúa bình quân đầu người Kg/người 445 407 402 a. Lúa đông xuân - Diện tích ha 4.555 4.155 4.110 - Năng suất Tạ/ha 65,12 65,35 65,90 - Sản lượng Tấn 29.662 27.153 27.085 b. Lúa mùa - Diện tích ha 4.771 4.377 4.319 - Năng suất Tạ/ha 57,61 59,03 59,32 - Sản lượng Tấn 27.485 25.837 25.620 2. Ngô - Diện tích ha 170 189 263 - Năng suất Tạ/ha 36,94 38,57 38,59 - Sản lượng Tấn 628 729 1.1015 3. Khoai lang - Diện tích ha 89 82 132 - Năng suất Tạ/ha 101,80 105,00 105,00 - Sản lượng Tấn 906 861 1.386 4. Rau, đậu các loại - Diện tích ha 1.444 1.281 1.539 - Năng suất Tạ/ha 187,17 177,49 182,87 - Sản lượng Tấn 27.028 22.736 28.143 5. Khoai tây - Diện tích ha 84 66 115 - Năng suất Tạ/ha 135,00 130,00 132,00 - Sản lượng Tấn 1.143 858 1.518 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 2006 2007 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 57.775 53.719 53.720 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Ha 9.496 8.721 8.692 Sản lượng cây lương thực có hạt bình quân đầu người Kg/người 450 413 409 6. Đậu tương - Diện tích ha 1.240 1.545 1.089 - Năng suất Tạ/ha 17,70 17,35 19,06 - Sản lượng Tấn 2.195 2.681 2.076 7. Cây lạc - Diện tích ha 160 94 0 - Năng suất Tạ/ha 29,13 28,94 - Sản lượng Tấn 466 272 (Nguồn phòng Thống kê huyện Yên Mỹ) PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA HỘ NÔNG DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Hộ số....................Có đất phải thu hồi thuộc dự án........................................................ Chủ hộ:……………………………………………………........................………...… Thôn:…………………………..Xã:………………………..........………………....… Thời điểm thu hồi đất……………………….................................................................. Huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. I. TÌNH HÌNH CHUNG 1. Hiện trạng nhân khẩu, lao động: Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất 1 năm 1 năm 5 năm 1. Tổng số nhân khẩu trong hộ, trong đó +Số người là học sinh, sinh viên + Số người trong độ tuổi đang đi học (Ghi rõ trình độ từ Mẫu giáo đến PTTH) + Số người trong độ tuổi đang đi học nhưng không đến trường 2.Số người lao động,trong đó: + Số người có trình độ trên PTTH +Số người có trình độ THCS +Số người có trình độ tiểu học * Độ tuổi: + Độ tuổi 15 - 35 + Độ tuổi > 35 * Nghề nghiệp: + Lao động nông nghiệp + Lao động làm trong các doanh nghiệp, + cán bộ nhà nước + Buôn bán nhỏ, dịch vụ + Lao động khác * Tình trạng: + Số lao động đủ việc làm + Số lao động thiếu việc làm + số lao động Không có việc làm * Nơi làm việc: + Số lao động làm việc tại huyện Yên Mỹ + Số lao động làm việc ở nơi khác (ghi rõ làm việc trong tỉnh hay ngoài tỉnh) 2. Hiện trạng kinh tế: Chỉ tiêu điều tra Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất 1 năm 1 năm 5 năm 1. Tài sản của hộ (số lượng) + Số xe máy + Số xe đạp + Số tivi + Số ô tô (dùng vào việc gì ghi rõ ) ........................ ....................... ...................... ..................... ..................... .................... ............... ............... ............... + Số tủ lạnh + Số máy vi tính + Số điện thoại 2. Các công trình nhà, vệ sinh * Loại nhà, trong đó: + Nhà ở cấp IV, diện tích + Nhà xây (ghi rõ diện tích, số tầng) + có nhà bếp, nhà tắm riêng (đánh dấu X) + Nhà xí riêng có bể tự hoại (đánh dấu x) + Nhà xí riêng không có bể tự hoại (đánh dấu x) * Nguồn nước loại nào (dánh dấu x) + nước máy + nước giếng II. THÔNG TIN VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ - Diện tích đất nông nghiệp được giao trước khi bị thu hồi.......................m2 Trong đó: - Diện tích trồng lúa:...................................... m2, sản lượng lúa:..................tạ/sào/năm - Diện tích trồng hoa màu:..................... m2, sản lượng hoa màu:.................tạ/sào/năm - Diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi…….….….….................…......m2 Trong đó (khoanh tròn) + thu hồi hết đất nông nghiệp + thu hồi trên 70% đất nông nghiệp +thu hồi dưới 70% đất nông nghiệp 2.2. Hình thức được bồi thường: (chủ hộ khoanh tròn vào một trong các đáp án sau) + Bồi thường bằng đất sản (với diện tích là …………..m2). + Bồi thường bằng tiền, trong đó: Với giá đất nông nghiệp của ông (bà) được bồi thường là bao nhiêu......…đ/m2) Tổng số tiền được bồi thường là:.........................................................triệu đồng. + Bồi thường bằng đất ở (với diện tích là …………..m2) + Nếu chưa nhận được bồi thường, Ông (Bà) hãy giải thích lý do? ……………....………………........................................................................................ ........................................................................................................................................ 2.3. Biện pháp sử dụng tiền bồi thường (Chủ hộ khoanh tròn các đáp án mình đã sử dụng) a. Thuê lại đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất (bao nhiêu %số tiền). b. Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, trong đó: + Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường vào mục đích này + sử dụng dưới 70% số tiền vào mục đích này c. Tín dụng (bao gồm gửi tiết kiệm và cho vay) +Gửi tiết kiệm (bao nhiêu % số tiền bồi thường)……………………..... + Cho vay (bao nhiêu % số tiền bồi thường)………………………........ d. Xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ + Xây dựng, sửa chữa nhà cửa (bao nhiêu %số tiền). + Mua sắm đồ dùng (bao nhiêu %số tiền). e. Học nghề (bao nhiêu %só tiền). - Giải thích lý do chọn biện pháp đó:.................................................................... ......................................................................................................................................... f. Mục đích khác: (bao nhiêu %số tiền)(Chủ hộ giải thích về quyết định của mình……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2.4. Ý kiến của hộ về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường vào các mục đích (chủ hộ khoanh tròn vào một trong các đáp án sau) a. Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả b. Tín dụng (bao gồm gửi tiết kiệm và cho vay) + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả c. Xây dựng, sửa chữa nhà cửa: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả d. Mua sắm đồ dùng: + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả e. Học nghề + Hiệu quả cao + Hiệu quả trung bình + Kém hiệu quả Chủ hộ giải thích về hiệu quả sử dụng tiền bồi thường tại sao lại như vậy?: …………….........…………………………………………………................................ ……………........……………………………………………………………………... III. Thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất/ năm STT Nguồn thu Đơn vị tính Trước khi thu hồi đất Sau thu hồi đất 1 năm sau thu hồi đất 5 năm Số lượng/năm Đơn giá Số lượng/năm Đơn giá Số lượng/năm Đơn giá 1 Thu từ nông nghiệp Lúa hoa màu Lợn Gà Trâu, bò Cá Khác (mô tả) 2 Thu từ phi nông nghiệp Buôn bán nhỏ Dịch vụ Làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cán bộ nhà nước Trợ cấp Lao động thời vụ (làm thêm ở thành phố) Thu từ nguồn khác Tổng thu IV. Quan điểm của chủ hộ 1. Gia đình ông (bà) được hỗ trợ bao nhiêu……............................……..đ/m2 2. Ý kiến của chủ hộ về tình hình đời sống sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. □ đời sống kinh tế tốt hơn □ đời sống kinh tế không thay đổi □ đời sống kinh tế kém đi Ông (bà) hãy giải thích tại sao?:…………………………………………................ ................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………...... 3. Về tình hình tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi 4. Về quan hệ nội bộ gia đình □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi Ý kiến khác (giải thích lý do tại sao lại như vậy :…………….………………………………………………..................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 5. Về an ninh trật tự xã hội: □ tốt hơn □ không thay đổi □ kém đi Ý kiến khác (giải thích tại sao?):……..............………………………................. ……………………………………………..............…………………………….... …………………………………….............……………………………………...... Chú ý: Chủ hộ chọn một và đánh dấu vào ô vuông mình chọn 6. Những kiến nghị đối với nhà nước Thứ tự cần ưu tiên Hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền Đào tạo nghề trực tiếp Cho vay vốn ưu đãi Tăng giá đất nông nghiệp Hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chính sách ưu đãi phát triển nghề truyền thống Tư vấn giới thiệu việc làm Cần ưu tiên nhất cần ưu tiên thứ hai cần ưu tiên thứ ba Ông (bà) hãy giải thích tại sao?:……………………………………………… ………………………………………………………………………………..................... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày……..tháng………năm 2008 Cán bộ điều tra Chủ hộ/Người trả lời (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL023.doc
Tài liệu liên quan