Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, phương hướng của quá trình CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH

Đặt vấn đề. Lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định rằng công nghiệp hoá,hiện đại hoá(CNH.HĐH) là con đường tất yếu để đi lên CNXH. Điều này đúng đối với VN vì nước ta đi lên CNXH từ một nước phong kiến nghèo nàn lạc hậu, bỏ qua giai đoạnTBCN tiến thẳng lên CNXH. Chính vì vậy em chọn đề tài về tính tất yếu của quá trình CNH.HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN để qua đó giúp cho em có thêm kiến thức về sự phát triển kinh tế của đất nước. Việc tiến hành CNH. H

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, phương hướng của quá trình CNH-HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐH là một chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, nó đã chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng công nghệ hiện đại. Để có được cơ sở như vậy nước ta phải tiến hành CNH. Hiện nay trên thế giới đang có những cuộc chạy đua kinh tế. Họ tìm mọi cách nhằm đưa đất nước của mình tiến xa hơn so với nước khác, đặc biệt là các nước TBCN với nguồn vốn lớn và kỹ thuật hiện đại đang muốn thâu tóm thị trường thế giới. Vì vậy không muốn bị tụt hạu về kinh tế nước ta so với các nước khác và không muốn bị nước khác chi phối kinh tế thì việc thực hiện CNH.HĐH là một tất yếu lịch sử trong quá trình xây dựng CNXH ở VN. B/Nội dung *Trước hết chúng ta cần hiểu CNH.HĐH là gì? Hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã đưa ra: “CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế,XH từ sử dụng lao dộng thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của CN và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. I/ Con đường đi lên CNXH ở nước ta là một sự lựa chọn đúng đắn. 1. Về lý luận: Muốn có CNXH thì phải thực hiện CNH.HĐH. CNH.HĐH là một quá trình tất yếu lịch sử để duy trì một chế độ xã hội không xảy ra quan hệ áp bức không có giai cấp bóc lột con người thì chỉ có XHCN mới mang lại cho họ quyền như vậy, nhưng CNXH chỉ tồn tại khi đời sống của người dân được ổn định . Họ không phải bán sức lao động của mình, chính vì vậy việc thực hiện CHN.HĐH là một yêu cầu tất yếu. 2. Về thực tiễn: 2.1. Do chiến tranh tàn phá: Nước ta trải qua 80 năm Pháp thuộc cộng với chiến tranh chống Mỹ đã làm cho kinh tế nước ta cạn kiệt, đất nươc nghèo nàn, lạc hậu. “ Trước năm 1945 có ý kién cho rằng Việt Nam giống như hai thúng gạo. Thúng thứ nhất là đồng bằng Sông Hồng, thúng thứ hai là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo thoả hiệp của pháp đặt ra thì Đông Dương chỉ có quyền sản xuất các nguồn khoáng sản xuất khẩu rẻ tiền cho pháp và nhập khẩu của Pháp các ngành công nghiệp cấp cao . 2.2. Cơ sở vật chất: Từ nền sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn. Từ một nước phong kiến lạc hậu nền công nghiệp chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất nhỏ các sản phẩm tạo ra chủ yếu chỉ để phục vụ trong nước nhờ có CNH. HĐH cho nên chúng ta đã xây dựng được nền kinh tế ổn định tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại. II/ Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, phương hướng của quá trình CNH, HĐH trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN. 1. Một số vấn đề về tình hình CNH.HĐH trong giai đoạn hiện nay a. Lựa chọn việc sử dụng nọi lực quốc gia. Đối với dân tộc ta, CNH.HĐH là sự nghiệp hết sức quan trọng khi bước vào thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3. Thành công của công cuộc này chắc chắn sẽ mang lại tầm vóc lịch sử lớn lao vì mục tiêu của nó là sau vài thập kỷ nữa phải biến nước ta thành nước công nghiệp, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậuđã kéo dài quá lâu. Để thực hiện mục tiêu này chắc chắn chúng ta phải dựa vào nguồn nội lực là chính. Từ trước tới nay nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù sáng tạo. Một lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khoáng sản nhiều, kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi.Nguồn lực ở đây không chỉ là những yếu tố đang làm nên sức mạnh trong hiện tại mà còn chứa đựng cả những yếu tố tiềm ẩn dưới sức mạnh tiềm tàng. Tất cả các yếu tố trên làm cho nội lực quốc gia trở nên mạnh mẽ vì thế việc lựa chọn, việc sử dụng nội lực quốc gia là hoàn toàn chính xác. b. Vốn đầu tư cho mục tiêu CNH. HĐH Tổng đầu tư nước ta quá thấp ( khoảng 18%-20% GDP ước khoảng 4- 5 tỷ USD) vừa phân tán ra nhiều mục tiêu vì xét ra mục tiêu nào cũng cấp bách. Việc hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng cấp cao) dôi ra 2-4 tỷ USD. Chính vì vậy cần đầu tư cho mục tiêu CNH. HĐH là điều tất yếu, Mỗi năm cần đặt ra kế hoạch lập một số nhà máy sản xuất một số mặt hàng thắng hàng ngoại: bộ phận xe máy, máy vi tính... từ đó giảm được việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng cao cấp đang phải nhập khẩu, xuất hiện khả năng tăng xuất khẩu, như vậy nền kinh tế sẽ có sự đổi mới từ việc xuất khẩu nông sản rẻ mạt chúng ta dần chuyển sang xuất khẩu hàng công nghiệp cao cấp. Quá trìnhtrên dánh thẳng vào mục tiêu bỏ qua các giai đoạn trung gian tiến thẳng vào cốt lõi cuả quá trình CNH.HĐH từ đó đưa nước ta dần chuyển tành nước công nghiệp. c. Tạo dựng nguồn lực cho sự nghiệp CNH. HĐH Để thực hiện tốt sự nghiệp CNH.HĐH chúng ta cần tạo dựng một nguồn lực vững chắc vừa phải sử dụng một cách co hiệu quả nguồn lực trong nước, vừa phải tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài lại vừa phải tạo được những điều kiện thuận lợi cho các nguồn lực chưa sử dụng, phát huy tác dụng của chúng, nuôi dưỡng tốt các nguồn lực mới. Thực tế chứng tỏ rằng dù có được cái nguồn lựcc tự nhiên, dù có cơ sở vật chất kỹ thuật được tạo ra từ các giai đoạn trước đó hay các nguồn lực từ bên ngoài dưới dạng vốn, công nghệ... thì nguồn lực lâu bền và quan trọng nhất là nguồn lực con người, nhưng ở đây là nguồn lực con người có tri thức và trí tuệ. Nhưng trong thời gian qua chúng ta đào tạo lao động chưa được nhiều(7% dan số, 14,3% tổng số lao động đào tạo ở các trình độ khác nhau nhưng chỉ có 70% số người được đào tạo làm đúng nghề). Vì vậy để có được nguồn lực cho sự nghiệp CNH.HĐH điều quan trọng ở đây là phải chú ý đến yếu tố con người. 2/ Điều kiện tiền đề cho quá trình CNH. HĐH ở VN 2.1/ Tạo vốn tích luỹ Để thực hiện CNH.HĐH thì cần một nguồn vốn rất lớn gồm nguồn lực cho phát triển sản xuất như: Tài nguyên, nhân lực, chất xám, vốn bằng tiền. Vốn trong nước giữ vai trò quyết định đối với quá trình công nghiệp hoá. Vốn này được tạo ra từ lao động thặng dư của xã hội được tích luỹ lại, để tăng số vốn này cần phải: + Tăng năng suất lao động tạo ra yếu tố vật chất + Tăng số người làm việc trong lĩnh vực sản xuất vật chất. + Có chính sách huy động nhân dân công trái, trái phiếu + Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, coi tiết kiệm là quốc sách Ngoài ra ta còn phải chú ý đến nguồn vốn nước ngoài : Nguồn vốn ODA định hướng trong 5 năm dành khoảng 15% với ODA vào các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kất hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo, khoảng 25% cho nghành năng lượng và công nghiệp, khoảng 25% cho các nghành giao thông... 2.2/ Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHKT và công nghệ Quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học, đầu tư trang thiết bị . Vị trí then chốt của cuộc cánh mạng KHKT trong quá trình CNH ở nước ta đòi hỏi phải đặt KHKT và công nghệ là quốc sách hàng đầu Tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng nền KHKT hiện đại của thế giới. Chính những điều đó góp phần đưa kinh tế hàng hoá ở nước ta phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu góp phần nâng cao năng lực tích luỹ vốn cho sự nghiệp CNH.HĐH 2.3. Làm tốt công tác điều tra và thăm dò tài nguyên khoáng sản. - ở nước ta CNH mới chỉ bắt đầu, tài nguyên khoáng sản tương đối nhiều nhưng chưa được khai thác, lên không có bản đồ địa chất, công trình. Thiếu nó không thể phân bố xí nghiệp, xác định quy mô, trình độ kỹ thuật và thiếu hiệu quả kinh tế của khai thác. Do vậy điều tra và thăm dò địa chất là điều kiện tiền đề không thể thiếu được của CNH. Cần chú ý việc thăm dò địa chất và điều tra cơ bản không chỉ cần thiết cho CNH mà còn cho phép khai thác kịp thời.Sẽ mất lợi thế nếu khai thác chậm trước sự bùng nổ của vật liệu mới do cuộc CMKHKT tác động và tạo ra khả năng thay thế nguyên liệu tự nhiên trong tương lai. 2.4. Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo - CNH là sự nghiệp của quần chúng lao động xây dựng nên trong đó cán bộ KHKT, KH quản lý và công nhân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Muốn vậy phải đào tạo họ để họ có tri thức nhưng muốn vạy phải đảm bảo đủ về cơ cấu, phải cân đối, coi trọng số lượng và chất lượng. - Quán triệt qua quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu định hình quy mô giáo dục đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học nâng cao đội ngũ giáo viên các cấp. Phát triển GDĐT là một khâu quan trọng trong quá trình CNH.HĐH vì chỉ có giáo dục mới đào tạo được nhiều con người có thể gánh vác trách nhiệm vụ xây dựng và duy trì CNXH đây là tính tất yếu trong quá trình CNH và HĐH. \3. Đặc điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng của công cuộc CNH. HĐH 3.1/ Đặc điểm: a.Quan điểm của CNH.HĐH: - CNH.HĐH nền kinh tế là một đòi hỏi tất yếu của việc phát triển mô hình kinh tế thị truờng theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quan điểm này khẳng định CNH.HĐH là vấn đề quan trọng đặc biệt là bước phát triển tất yếu đối với nươc ta nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế mang nặng tính chất công nghiệp lạc hậu, CN còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế kém phát triển, cơ sở kỹ thuật còn lạc hậu chưa xây dựng đựơc bao nhiêu. Nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu lớn. Cho nên chỉ có CNH.HĐH là con đường cơ bản để khắc phục yếu tố yếu kém, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền đảm bảo định hướng đi lên CNXH . - Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và an ninh quốc phòng. - CNH.HĐH nền kinh tế ở VN phải dựa trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền để xây dựng nền kinh tế mở theo hướng phát triển đầu tư trực tiếp và hướng mạnh về xuất khẩu. - CNH.HĐH thành công khi nó được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuân theo quy luật cung ,cầu, cạnh tranh thị trường để từ đó quyết định việc lựa chọn các phương tiện, công nghệ, phương pháp CN hiện đại có hiệu quả. b./ CNH.HĐH đi vào các ngành cụ thể. Việc đưa CNH.HĐH vào cácc ngành cụ thể góp phần cụ thể quá trình đề ra mục tiêu phấn đấu để từ đó đưa mức đầu tư phù hợp, tập trung vào các ngành chính, có mặt mạnh: - Ngành dầu khí : thăm dò tìm kiếm, tìm nguồn vốn hợp tác liên doanh để tăng khả năng khai thác dầu khí, dự tính năm2005 đạt 27- 28 triệu tấn. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống dẫn, tổ chức các cơ sở chế biến dầu. Tận dụng nguồn đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển lâu dài ngành dầu khí. - Ngành điện: Đóng vai trò quan trọng cho quá trình CNH. HĐH .Việc đưa điện đến các vùng xa xôi đang diễn ra nhằm phát triển kinh tế các vùng đó. Theo đại hội đảng khoá X trong vòng năm năm tới sản lượng điện là 44-44,5% tỷ KW tăng bình quân 11- 11,3% trên năm. Đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp.Công suất điện tăng thêm khoảng 5200MW/ năm đến năm 2005 tổng công suất nguồn điện 11.400MW/năm trong đó thuỷ điện chiếm 40% nhiệt điện chiếm 44% - Ngành than: Mở rộng thị trường tiêu thụ than trong nước kết hợp tìm thêm thị trường xuất khẩu để từng bước nâng thêm nhu cầu sử dụng than. Đồng thời tích cực tìm kiếm các mỏ than nâng ca tính an toàn trong sản xuất và cải thiện điêù kiện làm việc của công nhân. - Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ tin học viễn thông thực hiện đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ hiện đại hoá những cơ sở sản xuất điện tử, xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu. Nước ta là một trong những nước đi đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đây là một điều tốt cho việc thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá. 3.2/ Mục tiêu a, Đưa nước ta thành một nước công nghiệp phát triển có cơ sở kỹ thuật hiện đại Giảm tỉ lệ ngành nông nghiệp, tăng tỉ lệ ngành công nghiệp. Đưa khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực công nghiệp, tiến hành công ghiệp hoá từ đó nâng cao đời sống của nhân dân. Từ đây quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất về tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội. b. Phát triển nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn để từ một nước phong kiến đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. - Nhờ có cách mạng kỹ thuật gắn với cách mạng khoa học tạo thành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc tới tốc độ phát triển kinh tế của cả nước. KH trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kỹ thuật và công nghệ cho phép cải tạo và phát triển con người, chuyển từ lao động thể lực sang lao động trí óc. - CM khoa học kỹ thuật làm thay đổi cơ cấu ngành như công nghiệp, công nghiệp điện tử, người máy... Tất cả điều đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế , nâng cao trình độ xã hội hoá . Trong điều kiện đó cho phép và buộc chúng ta phải tận dụng tất cả thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. - Sự ủng hộ của các nước, các tổ chức phi chính phủ về vốn công nghệ quản lý. - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, truyền thống lao động cần cù, thông minh của dân tộc ta, tài nguyên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi, tiềm lực ban đầu về cơ sở vạt chất kỹ thuật đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nhân lành nghề. Những điều kiện trên đã tạo tiền đề cho chúng ta đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua CNTB, c, Nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt. - Thực hiện xoá đói giảm nghèo , nâng cao đời sống nhân dân. - Đưa khoa học kỹ thuật vào trong đời sống, phấn đấu chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp” ,thời gian nhàn dỗi dành cho gia đình nhiều hơn. 3.3/ Nhiệm vụ: a. Phát triển kinh tế nhiều thành phần - Chúng ta tập trung vào việc phát triển kinh tế nhiều thành phần . Tạo điều kiện cho tư nhân được phát huy khả năng buôn bán của mình từ đó phát triển kinh tế tư nhân đưa kinh tée về từng hộ gia đình. Nhà nước khoán sản phẩm đến các doanh nghiệp thực hiện chính sách lời ăn lỗ chịu. Kinh tế nước ta bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển. b. Đảm bảo quốc phòng an ninh: - Muốn có nền kinh tế phát triển thì việc đảm bảo tốt về quốc phòng an ninh là một điều kiện cần thiết. Kinh tế chỉ phát triển khi đất nước được độc lập vì vậy việc đầu tư cho quốc phòng tránh âm mưu diễn biến hoà bình và các thế lực phản động. c.Tăng cường hợp tác quốc tế . - Nước ta mở cửa quan hệ hợp tác với các nước khác từ đó trao đổi, buôn bán hàng hoá đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào việt nam. Chúng ta hợp tác với nước ngoài. Các công ty liên doanh với nước ngoài tận dụng nguồn vốn của họ để giúp chúng ta phát triển kinh tế. Tóm lại trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế và phát triển của khoa học kỹ thuật mở cửa nèen kinh tế trong nước, làm phát triển mạnh mẽ về trình độ công nghiệp, cơ cấu ngành và sản phẩm mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường liên doanh liên kết hợp tác, là cơ sở để kích thích sản xuất trong nước vượt lên trình độ thế gới bảo đảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế , tăng cường tính đối lập và phụ thuộc lẫn nhảutên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Trong quan hệ đối ngoại phải đa dạng hoá các lĩnh vực các ngành các bên và hình thức đấy là một trong những điều kiện tất yếu để phát triển CNH-HĐH. d. Xây dựng nhiều trung tâm công nghiệp. Dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có xây dựng các trung tâm công nghiệp đẩy mạnh các trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí hoá chất đồng thời tích cực phát triển các trung tâm công nghiệp cũ như khu gang thép Thái Nguyên... 3.4/ Định hướng phát triển kinh tế. - Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn CNH-HĐH và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh trưởng của từng vùng. - Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp - Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp - Hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn giữ ngọt, kiểm soát lũ, tưới tiêu bảo đảm an toàn ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Các điểm công nghiệp, các làng nghề với công nghiệp thích hợp gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%. Duy trì khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa. Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt khoảng 40 triệu tấn, mức xuất khẩu gạo hàng nămkhoảng 4 Tr tấn. - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên 30%. Thuỷ sản đạt sản lượng 2,5- 3 Tr tấn . Bảo vệ 10 Tr tấn ha rừng tự nhiên, hoàn thành trồng 5 Tr ha rừng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 8-9 tỷ USD trong đó thuỷ sản đạt 3 tỷ USD . b. Công nghiệp, xây dựng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật - Phát triển công nghiệp, phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường về hàng tiêu dùng thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông lâm thuỷ sản, da giày, điện tử, một số sản phẩm cơ khí hàng tiêu dùng... Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng.Phát triển nghành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại , nâng cao năng lực và chất lượng quy hoạnh kiến trúc thiế kế, xây dựng, phát triển các doanh nghiệp xây dựng trong đó chú trọng các doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực như thuỷ điện, thuỷ lợi, cảng, cầu đường... - Tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng : + Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật + Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia . +Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp + Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp bình quân trong 10 năm tới phải đạt 10-10.5%/năm . Đến năm 2010 công nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và thu hút khoảng 23-24% lao động có việc làm . Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chiế khoảng 70-78% tổng kim ngạnh xuất khẩu . Sản xuất 69-71 tỷ kW điện, 34-35 triệu tấn dầu thô quy đổi,12triệu tấn xăng dầu,17-19triệu tấn than sạch, 2,4-2,5triệu tấn phân lân,2,0-2,2 triệu tấn phân đạm, 4,0-4,5triệu tấn thép, 30-32triệu tấn xi măng,0,8-1 triệu tấn giấy, 0,9-1tỷ mét vải,khoảng 50%thuốc chũa bệnh,cơ khí chế tạo máyđáp ứng 40% nhu cầu trong nuớc,tỷ lệ nội địa hoá trong lắp giáp đạt 60-70%. 3.5/Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình CNH.HĐH a. Thuận lợi: - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế hoàn thành vượt chỉ tiêu - Cơ cấu kinh tế chuyển đổi được nhiều tiến bộ - Hoạt động khoa hoc công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh têax hội thích nghi dần với cơ chế thị trường ngày càng có thêm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng có hiếu quả vào sản xuất đời sống trong đó có một số công nghệ tiên tiến đuợc tiếp thu từ nước ngoài - Về xã hội:Đa số công nhân được ổn định cuộc sống, người dân ấm no hạnh phúc .Người dân thêm tin tưởng vào chế độ CNXH.Người lao động được phát huy hết khả năng tích cực của mình. - Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị,củng cố quốc phòng an ninh. - Về mặt đối ngoại: mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước để hai bên cùng có lợi. b) khó khăn: - Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế nước ta, chúng ta gặp phải khó khăn trong công cuộc CNH. HĐH - Là một nước nghèo, thu nhạp bình quan đầu người còn thuộc vào dạng thấp kém hơn nữa. Trong bộ máy nhà nước vẫn còn những phần tử xấu tham lam đục khoét... - Tệ nạn xã hội còn nhiều. Tuy đát nước độc lập nhưng vối nguy cơ của chiến lược diễn biến hoà bình và cấc phần tử xấu muốn chống phá hơn nữa mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB vẫn đang diễn ra. c/ Kết luận Sự nghiệp CNH.HĐH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử,nó đã gây ra bước đột phá về kinh tế.Từ nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn,từ một nước nông nghiệp lạc hậu,kỹ thuật thô sơ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng,đời sống được cải thiện. Về mặt chính trị: bảo vệ và phát triển chủ nhgiã Mác-Lê Nin.Tư tưởng Mác-Lê Nin một lần nữa củng cố chế độ CNXH trong quá trình CNH với mục tiêu biến đổi nước ta thành một nước công nghiệp dần mạnh, tinh thần được nâng cao quốc phòng và an ninh vững chắc . Sự nghiệp CNH.HĐH cần phải kéo dài. Đây chỉ là bước đầu muốn duy trì XHCN thì phải biết sáng tạo kế hợp với bản chất thông minh của dân tộc Việt Nam chúng ta sẽ đưa đất nước tavững bước đi lên sánh vai với các cường quốc. Qua bài tiểu luận với trình độ của em còn hạn chế, bài viết còn nhiều thiếu sót nhưng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô. Mục lục A/ đặt vấn đề..................................................................... 1 B/ Nội dung....................................................................... 2 I/ Con đường đi lên CNXH ở nước ta .......................... 2 II/ Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, những hướng của quá trình CNH.HĐH...................................................... 2 C/ Kết luận........................................................................ 11 Tài liệu tham khảo 1/ Giáo trình triết học . 2/ Văn kiện đại hội Đảng VIII-IX . 3/ Tạp chí triết học số 9 (127) tháng 12 năm 2001 . số 6(118) năm 2000. số 3(115) tháng 6 năm 2000 . số 3(121) tháng 6 năm 2001 . 4/ Phương pháp thực hiện CNH.HĐH trong giai đoạn hiện nay . 5/ Tạp chí nghiên cứu trao đổi số 14 tháng 7 năm 2001 . 6/ Mô hình CNH.HĐH ở nước ta 7/ Suy nghĩ về CNH.HĐH ở nước ta ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29929.doc
Tài liệu liên quan