Phân tích mặt chất & mặt lượng giá trị của hàng hóa. Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu, với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta…

Tài liệu Phân tích mặt chất & mặt lượng giá trị của hàng hóa. Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu, với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta…: ... Ebook Phân tích mặt chất & mặt lượng giá trị của hàng hóa. Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu, với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta…

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3344 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích mặt chất & mặt lượng giá trị của hàng hóa. Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu, với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lêi më ®Çu 2 PhÇn I: C¬ së cña ®Ò tµi 3 Cơ sở lý luận 3 I - Hàng hóa 3 1 - Giá trị sử dụng 3 2 - Giá trị hàng hóa 4 II - Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 5 1 - Lao động cụ thể 5 2 - Lao động trừu tượng 5 KÕt luËn 7 PhÇn II: Thùc tr¹ng ph¸t triÓn doanh nghiÖp trong c¸c ngµnh kinh tÕ trong nh÷ng n¨m võa qua. 8 I - Những mặt tích cực trong phát triển doanh nghiệp 8 1 - Số doanh nghiệp tăng nhanh, góp phần giải quyết việc làm và quyết định đến tăng trưởng chung của nền kinh tế 8 2 - Thông qua phát triển doanh nghiệp tạo ra cơ cấu kinh tế mới gồm nhiều thành phần, nhiều ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng 10 3 - Cùng với gia tăng về quy mô, hoạt động của doanh nghiệp bước đầu đạt được những tiến bộ về hiệu quả sản xuất kinh doanh 11 II - Những yếu kém bất cập của doanh nghiệp hiện nay 12 1 - Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ còn lạc hậu 12 2 - Doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát chưa có quy hoạch, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn 14 3 - Tăng trưởng nhưng hiệu quả chưa cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu 14 III - Nguyên nhân 15 PhÇn III: Gi¶i ph¸p ®Ó n©ng cao n¨ng suÊt lao ®éng, gi¶m chi phÝ s¶n xuÊt 16 1 - Phát triển giáo dục và đào tạo 16 2 - Xây dựng và phát triển nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ 17 3 - Thu hút vốn đầu tư vào các doanh nghiệp 18 4 - Đổi mới và tiếp thu kinh nghiệm quản lý 18 5 - Phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên 19 6 - Chú trọng phát triển “Thông Tin” 19 KÕt luËn 20 Lêi më ®Çu Ngay từ khi giành được độc lập Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã định hướng xây dựng và phát triển đất nước theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, bỏ qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa. Với tình trạng nhiều năm chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, phát xít Nhật. Thì nền kinh tế nước ta giai đoạn khởi đầu chỉ là một nước nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt về khoa học công nghệ gần như là không có gì cả. Mặt khác theo Lê Nin thì: “Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể có ở nền đại công nghiệp hiện đại thống trị trong toàn bộ nền kinh tế, kể cả trong công nghiệp”. Như vậy Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là tất yếu khách quan đồng thời đi đôi với là xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chỉ có nền Đại Công Nghiệp mới tạo ra được “Đống khổng lồ hàng hóa”, điều đó mới thỏa mãn được nhu cầu của mọi người trong và ngoài nước. Xây dựng kinh tế thị trường để việc trao đổi “Đống khổng lồ hàng hóa” đó lưu thông hơn. Đây là việc tạo đà cho nước ta có nền kinh tế phát triển bắt kịp kinh tế các nước phát triển. Với mong muốn nâng cao khả năng nhận thức bản thân, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích mặt chất và mặt lượng giá trị của Hàng Hóa. Rút ra ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu, với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do trình độ có hạn chế nên trong bài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhân được sự chỉ bảo giúp đỡ của Thầy giáo, Cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn. PhÇn I C¬ së cña ®Ò tµi C¬ së lý luËn: Hàng hóa nếu xem xét bên ngoài là vật như thuộc tính của nó, thỏa mãn được bất cứ nhu cầu nào của con người. Dù nhu cầu đó là do dạ dày hay ảo tưởng mà có, thì tính chất của vấn đề cũng không thay đổi. Mà nhu cầu của con người là yếu tố cơ bản nhất của xã hội, mọi hàng hóa sản xuất ra bất kể đáp ứng trực tiếp hay gián tiếp đều về mục đính cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của con người. cho nên muốn đưa đất nước phát triển đi lên thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về hàng hóa. Đặc biệt là mặt chất và mặt lượng, giá trị của hàng hóa. Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa biết tình trạng hàng hóa. Lượng giá trị là đo lường lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Để hiểu vấn đề này sâu chúng ta đi vào từng vấn đề cụ thể. I - Hàng hóa: Để hiểu được đầy đủ vấn đề chúng ta phân tích trước tiên thế nào là hàng hóa: “là sản phẩm của lao động mà trước hết nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và sau nữa nó được đem trao đổi mua bán ở trên thị trường”. Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng suy cho cùng hàng hóa đều có 2 thuộc tính là “giá trị sử dụng” và “giá trị hàng hóa”. 1 - Giá trị sử dụng: Mỗi mặt có ích như sắt, giấy... đều có thể xét về hai mặt, mặt Chất lượng và Số lượng. Mỗi một vật là một toàn bộ gồm nhiều thuộc tính, cho nên mỗi vật có thể có ích về nhiều mặt khác nhau. Tức là “công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người” gọi là giá trị sử dụng; giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng sản phẩm. Cho nên giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải. Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, nó không phải là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi - mua bán. 2 - Giá trị hàng hóa: Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về “số lượng”, là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau, quan hệ này luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm. Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc Vải và thóc là hai sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau (khác nhau về chất) nhưng chúng có thể trao đổi được với nhau là vì chúng có một cái chung: đều là sản phẩm của lao động, đều do con người sản xuất hàng hóa tạo ra. Do đó trao đổi hàng hóa thực chất là trao đổi lao động cho nhau. Ở đây mối quan hệ giữa người với người được ẩn đằng sau mối quan hệ giữa vật với vật. Và chúng trao đổi được với nhau theo tỷ lệ như trên là vì thời gian lao động mà người dệt vải bỏ ra để làm ra 1m vải ngang bằng với thời gian lao động mà người nông dân bỏ ra để sản xuất ra 10kg thóc. Cơ sở quyết định giá trị trao đổi là giá trị, giá trị là nội dung, giá trị trao đổi là hình thức. Vậy giá trị của hàng hóa là “đo thời gian lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa tình trạng hàng hóa tạo nên nó biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau và là một phạm trù lịch sử”. Giá trị của hàng là đo lường thời gian lao động xã hội của người sản xuất hóa. Bởi vì nếu giá trị của một hàng hóa là do số lượng lao động đã chi phí trong khi sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, thì một người càng lười biếng hay vụng về bao nhiêu thì hàng hóa của anh ta có giá trị bấy nhiêu vì anh ta phải dùng nhiều thời gian hơn để sản xuất ra hàng hóa đó. Nhưng các lao động làm thành thực tế của giá trị những hàng hóa là lao động giống nhau và không phân biệt, là một sự tiêu phí cùng một sức lao động. Như vậy thì sức lao dộng của toàn thể xã hỗi biểu hiện trong toàn bộ các giá trị, tuy gồm có vô số sức lao động các biệt. Mỗi một sức lao động đều ngang với bất cứ một sức lao động cá biệt nào khác, chừng nào có tính chất của một sức lao động xã hội trung bình và có tác dụng của sức lao động xã hội đó, nghĩa là trong việc sản xuất ra một hàng hóa nó chỉ dùng một thời gian lao động trình tất yếu hay thời gian lao động xã hội tất yếu. Như vậy đã là hàng hóa thì phải có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, chúng vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau, thiếu một trong hai thuộc tính trên sản phẩm không thể trở thành hàng hóa. II - Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Sở dĩ hàng hóa có 2 thuộc tính ở trên là vì lao động sản xuất hàng hóa mang tính hai mặt. Một mặt là lao động cụ thể còn mặt khác là lao động trừu tượng. Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, ông coi đấy là chỗ mà khoa Kinh Tế Chính Trị xoay quanh. 1 - Lao động cụ thể: (làm ra cái gì?) là lao động sản xuất được tồn tại dưới hình thức nghề nghiệp chuyên môn nhất, nhất định mỗi lao động cụ thể đều có mục đích riêng và kết quả lao động riêng. Như vậy lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của vật phẩm. Tương ứng với toàn bộ những giá trị sử dụng đủ các hình thức khác nhau, thì có toàn bộ những lao động có ích khác nhau, chia thành ngành, thành loại, thành thứ khác nhau - một sự phân công xã hội. Không có sự phân công nay thì không có sản xuất hàng hóa, tuy rằng điều ngược lại thì sản xuất hàng hóa không phải là điều cần thiết cho sự phân công xã hội. 2 - Lao động trừu tượng: (hao phí bao nhiêu thời gian lao động) Để hiểu rõ vấn đề chúng ta đi xem xét ví dụ sau: Giả định 1 cái áo có giá trị gấp đôi 1 tấm vải. Đấy là sừ khác nhau về mặt số lượng. Về mặt là giá trị thì áo và vải có cùng một thực thể như nhau, đều là biểu hiện khách quan của một lao động đồng nhất. Nhưng việc may áo và việc dệt vải là những thứ lao động khác nhau. Tuy vậy có nhiều hình thức xã hội, trong đó cùng một người mà khi thì là thợ may, khi thì là thợ dệt và do đó mà hai thứ lao động đó chỉ là những biến hình của lao động của cùng một cá nhân, chứ không phải chức năng cố định của những cá nhân khác nhau. Rút cục nếu gạt bỏ tính muôn mầu muôn vẻ của các hình thức cụ thể của các loại lao động thì nó chỉ cần sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung về mặt sinh lý (là một sự tiêu phí để sản xuất của bộ óc, bắp thịt, thần kinh và bàn tay con người) lao động này được gọi là lao động trừu tượng. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân. Đồng thời lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa “giản đơn”. Mâu thuẫn này thể hiện: Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội và hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng “Sản xuất thừa” là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. KÕt luËn: Qua việc tìm hiểu “Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa” và “hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa” thì chúng ta có thể đưa ra kết luận: Chất giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tình trạng hàng hóa. Lượng giá trị là đo lường lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Ở trên chúng ta mới phân tích “Thời gian lao động xã hội cần thiết” chính là mặt lượng giá trị. Cái cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hóa, tức là giá trị cũ (ký hiệu là C) và hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hóa, tức là giá trị mới (ký hiệu lầ v + m). Giá trị hàng hóa = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới Công thức: W = C + V + M Chúng ta rút ra khái niệm thị trường hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công xã hội được - Sự phân công này như Mác đã nói là: “ Cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa”. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có “thị trường”. Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội. PhÇn II Thùc tr¹ng ph¸t triÓn doanh nghiÖp trong c¸c ngµnh kinh tÕ trong nh÷ng n¨m qua Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật doanh nghiệp Nhà Nước, Luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật hợp tác xã và đặc biệt là Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai trò doanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công nghiệp, vận tải, viễn thông; song vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, thực trạng đó thể hiện như sau: I - Những mặt tích cực trong phát triển doanh nghiệp. 1 - Số doanh nghiệp tăng nhanh, góp phần giải quyết việc làm và quyết định đến tăng trưởng chung của nền kinh tế: Số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trong các ngành kinh doanh tăng bình quân 25,8%/năm (2 năm tăng 23,1 nghìn doanh nghiệp), trong đó, doanh nghiệp Nhà Nước giảm 4,6% (2 năm giảm 498 DN); doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 30,3% ( năm tăng 22,85 nghìn DN); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,8%/năm (2 năm tăng 775 DN). Về mặt số lượng, doanh nghiệp tăng chủ yếu ở khu vực ngoài quốc doanh, sau đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà Nước giảm do tổ chức sắp xếp lại và cổ phần hóa chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh. Nếu phân theo ngành kinh tế thì tại thời điểm 01/01/2003, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có 3376 doanh nghiệp, chiếm 5,37% tổng số doanh nghiệp của tất cả các ngành kinh tế và gấp 3,79 lần thời điểm 01/01/2001; công nghiệp 15818 doanh nghiệp, chiếm 25,15% và gấp 1,45 lần; xây dựng 7814 doanh nhiệp, chiêm 12,42% và gấp 1,96 lần; thương nghiệp, khách sản và nhà hàng 27633 doanh nghiệp, chiếm 43,94% và gấp 1,43 lần; vận tải và viễn thông 3251 doanh nghiệp, chiếm 5,17% và gấp 1,8 lần; các ngành khác 5 nghìn doanh nghiệp, chiêm 7,95% và gấp 1,74 lần. Số Doanh nghiệp có tại thời điểm 01/01 hàng năm phân theo sở hữu và phân theo ngành kinh tế. 01/01/2001 01/01/2002 01/01/2003 Tổng Số 39762 51057 62892 1. Phân theo hình thức sở hữu + Doanh nghiệp Nhà Nước 5531 5067 5033 + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 32702 43993 55555 Trong đó: - Hợp tác xã 3187 3614 4112 - DN tư nhân 18226 22554 24818 - Cty TNHH 10489 16189 23587 - Cty cổ phần 800 1636 3083 + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1529 1997 2304 2. Phân theo ngành kinh tế + Nông, lâm nghiệp và thủy sản 891 3424 3376 + Công nghiệp 10946 12951 15818 + Xây dựng 3984 5588 7814 + Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng 19281 22849 27633 + Vận tải, viễn thông 1789 2535 3251 + Các ngành khác 2871 3710 5000 Số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tại thời điểm 01/01/2001 khu vực doanh nghiệp đã thu hút 3,440 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 1,043 triệu đồng 1 người/tháng; đến 01/01/2002 có 3,787 triệu lao động và 01/01/2003 có 4,4 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm khu vực doanh nghiệp thu hút thêm 0,53 triệu lao động với mức thu nhập bình quân cao hơn nhiều so với khu vực cá thể và hộ gia đình nên đã có tác động tích cực đến nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bộ phận đáng kể dân cư, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Doanh nghiệp phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua. Doanh thu thuần tăng bình quân 26,8%/năm (năm 200 đạt 1188187 tỷ đồng); tổng nguồn vốn 16,4%/năm; nộp ngân sách tăng 15,5%/năm. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, hạn chế buôn lậu, hàng giả trong nhiều mặt hàng thiết yếu như may mặc, thực phẩm..., đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định phát triển trong những năm qua. 2 - Thông qua phát triển doanh nghiệp tạo ra cơ cấu kinh tế mới gồm nhiều thành phần, nhiều ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng: Trước năm 2000, doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong ngành nông nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp Nhà Nước; trong các ngành khác hoạt động của cá thể, hộ gia đình là chính, chiếm từ 95% sản lượng toàn ngành (như nông, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại...). Đến năm 2002 hoạt động của loại hình doanh nghiệp có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh. Trong ngành công nghiệp, doanh nghiệp đã tạo ra trên 90%; trong ngành thương mại, khách sạn nhà hàng doanh nghiệp tạo ra 20 - 30%; trong ngành xây dựng vận tải trên 60%; trong hoạt động tài chính ngân hàng 95 - 100%... Một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, cứu trợ xã hội, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng cũng xuất hiện trên 700 doanh nghiệp với số vốn gần 7700 tỷ đồng, nộp ngân sách 183 tỷ đồng. Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp Nhà Nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất; các loại hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển nhanh và rộng khắp ở các ngành các địa phương trong cả nước; loại hình kinh tế tập thể đang được khôi phục và có bước phát triển mới. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp 01/01/2003 thì trong năm 2002 doanh nghiệp Nhà Nước tuy chỉ chiếm 8% về số doanh nghiệp nhưng chiếm 46,1 về số lao động; 55,9% về số vốn; 49,4% về doanh thu chiếm 46,1% về tổng số nộp ngân sách của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 88,4% số doanh nghiệp; 38,6% lao động; 19,6% vốn; 31,4% doanh thu và 12,5% nộp ngân sách. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chiếm 3,7% về doanh nghiệp với 15,3% về lao động; 24,% về vốn; 19,2% về doanh thu và 41,4% về nộp ngân sách. Tû träng doanh nghiÖp ph©n theo së h÷u vµ ph©n theo mét sè chØ tiªu chñ yÕu n¨m 2002 Doanh Lao Nguồn Doanh Nộp Nghiệp Động Vốn Thu N Sách Tổng Số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 + DN Nhà Nước 8,0 46,1 55,9 49,4 46,1 + DN ngoài quốc doanh 88,3 38,6 19,6 31,4 12,5 Trong đó - Hợp tác xã 6,5 3,6 0,9 1,0 0,3 - DN tư nhân 39,5 7,5 2,5 7,8 1,7 - Cty TNHH 37,5 20,5 9,5 17,2 7,6 - Cty cổ phần 4,9 7,0 6,7 5,5 2,8 + Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 3,7 15,3 24,5 19,2 41,4 Doanh nghiệp phát triển nhanh, kể cả trong các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và ở khắp các địa phương đã tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm, sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn. 3 - Cùng với gia tăng về quy mô, hoạt động của doanh nghiệp bước đầu đạt được những tiến bộ về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Chất lượng và hình thức của các hàng hóa và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra có bước tiến bộ rõ rệt, mặt hàng phong phú, đa dạng, phong cách tiếp thị hấp dẫn, do vậy đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước như: hàng thực phẩm tiêu dùng, hàng may mặc, đồ dùng gia đình thông thường, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải và nhiều dịch vụ khác. Khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng nhanh về khối lượng và mặt hàng ngày càng mở rộng, trong đó khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quyết định, đặc biệt với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp Nhà Nước. Hiệu quả tài chính cũng được nâng lên, tỷ trọng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ đang có xu hướng giảm: năm 2000 chiếm 1% (8350 doanh nghiệp) với tổng mức lỗ 10.774 tỷ đồng, trung bình 1 doanh nghiệp lỗ 1,3 tỷ đồng; năm 2001 còn 20% (10247 doanh nghiệp) với tổng mức lỗ 11124 tỷ đồng, bình quân 1 doanh nghiệp lỗ 1,08 tỷ đồng; năm 2002 số doanh nghiệp lỗ còn 19,0% (11900 doanh nghiệp), bình quân 1 doanh nghiệp lỗ gần 1 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp kinh doanh có lãi đang tăng dần; năm 2000 chiếm 69% với tổng lãi 50302 tỷ, bình quân 1 doanh nghiệp lãi 1,6 tỷ đồng; năm 2001 chiếm 1,7 tỷ đồng và năm 2002 chiếm 73% với mức lãi bình quân 1 doanh nghiệp trên 1,7 tỷ đồng. Sử dụng vốn có tiến bộ, vòng quay chung của toàn bộ vốn (gồm cả vốn cố định và lưu thông) năm 2000 là 0,79 vòng/năm thì năm 2002 tăng lên 0,94 vòng/năm; tỷ suất lợi nhuận của vốn tăng từ 4,2% năm 2000 lên 5,0% năm 2002. II - Những yếu kém bất cập của doanh nghiệp hiện nay: Mặc dù có nhiều tiến bộ về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và bước đầu hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên, song so với yêu cầu thì doanh nghiệp nước ta bộc lộ nhiều yếu kém bất cập, những yếu kém bất cập hiện nay là: 1 - Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ còn lạc hậu: Tại thời điểm 01/01/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 20 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 số lao động là 86 người và vốn là 23 tỷ đồng. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng, chủ yếu do 3 năm qua doanh nghiệp tư nhân tăng nhiều, đó là khu vực phần lớn gồm doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ. Trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay thì số doanh nghiệp dưới 200 lao động chiếm 91% (dưới 10 lao động chiếm 50%, từ 10 đến 50 lao động chiếm 27%, từ 50 đến 200 chiếm 14%); doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 lao động chiếm 5,4%; trên 500 lao động chiếm 3,6%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng vốn chiếm 85% (dưới 1 tỷ chiếm 52,0%; từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ chiếm 26%; từ 5 đến dưới 10 tỷ chiếm 7%). Trong 3 khu vực thì khu vực doanh nghiệp Nhà Nước có quy mô lớn nhất (bình quân 1 doanh nghiệp có 412 lao động và 140 tỷ đồng vốn); tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 1 doanh nghiệp có 300 lao động và 134 tỷ đồng vốn). Cả 2 khu vực này đang có xu hướng tăng lên về quy mô cả vốn và lao động. Quy mô nhỏ nhất là khu vực ngoài quốc doanh, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 31 lao động và 4,5 tỷ đồng vốn, bằng 7,5% về lao độn và bằng 3,4% về vốn của doanh nghiệp Nhà Nước, bằng 10,3% về lao động và bằng 3,4% về vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những ngành tập trung nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 149 lao động và 28,3 tỷ đồng vốn; tiếp đó là vận tải, thông tin liên lạc 116 lao động và 26,7 tỷ đồng vốn; xây dựng 97 lao động và 13,8 tỷ đồng vốn. Quy mô nhỏ và phân tán nhất chính là các doanh nghiệp thuộc ngành thương nghiệp, bình quân 18 lao động và 6 tỷ đồng vốn; doanh nghiệp ngành khách sạn, nhà hàng bình quân 28 lao động và 9,6 tỷ đồng vốn. Do phần lớn các doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên khả năng trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến là rất hạn chế, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ở mức rất thấp, bình quân 108 triệu đồng/1 lao động, trong đó cao nhất là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 247,4 triệu đồng; khu vực doanh nghiệp Nhà Nước 117 triệu đồng (bằng 47% mức trang bị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bằng 26,5% doanh nghiệp Nhà Nước. Tóm lại quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với kỹ thuật sản xuất thủ cồng lạc hậu là hạn chế bất cập lớn nhất, từ đó chi phối đến các yếu kém khác như hiệu quả ko cao, sức cạnh tranh thấp... Yếu kém này tập trung chủ yếu vào khu vực ngoài quốc doanh và trong các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng. 2 - Doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát chưa có quy hoạch, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn: Số doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77% tổng số doanh nghiệp (48405 doanh nghiệp), trong đó phần lớn được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng định hướng phát triển không rõ ràng, mang nặng tính tự phát, thiếu quy hoạch, do vậy quy mô rất nhỏ và hay biến động. Doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn (chỉ có 0,1% số doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên và 0,5% số doanh nghiệp có số vốn từ 500 tỷ đồng trở lên), đặc biệt là chưa có một tập đoàn kinh tế mạnh trong những ngành kinh tế mũi nhon ở nước ta. Doanh nghiệp phát triển quy mô nhỏ, dàn trải ở các địa phương, không ít tỉnh có hàng ngàn doanh nghiệp, nhưng có tới 70 - 80% số doanh nghiệp chỉ có từ 1 - 5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồng như: Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Cà Mau, Nghệ An, Nam Định... Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng nên sự ra dời của doanh nghiệp thiếu tính ổn định và bền vững, gây khó khăn cho quản lý Nhà Nước và lãng phí trong đầu tư xây dựng. 3 - Tăng trưởng nhưng hiệu quả chưa cao, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu: Mặc dừ những năm qua hoạt động của doanh nghiệp đã có bước tiến bộ nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ có giảm tương đối, nhưng vẫn còn tới 19% thua lỗ với mức lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm, gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của các doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi năm cao nhất cũng mới chiếm 73% số doanh nghiệp với mức lãi còn thấp (từ 50 đến 60 ngàn tỷ đồng mỗi năm) và tăng chậm; tỷ suất lợi nhuận thấp, mới đạt gần 5% trên vốn và 5,3% trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận này còn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay vốn ưu đãi của ngân hàng. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có tiến bộ, nhưng mới khẳng định được ở một số mặt hàng sản phẩm và dịch vụ thông thường, còn nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhất là sản phẩm cao cấp, sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm xuất khẩu thì còn hạn chế do giá cả cao, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng chưa đảm bảo, hình thức chưa hấp dẫn người tiêu dùng. III - Nguyên nhân: Tất cả những hạn chế và yếu kém của doanh nghiệp hiện nay, chủ yếu là do khả năng đầu tư vốn thấp, suất đầu tư mỗi doanh nghiệp phổ biến trong khoảng từ 500 triệu đến dưới 50 tỷ đồng, do vậy kỹ thuật công nghệ kém và lạc hậu, nhất là trong ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của những ngành công nghệ cao mới chiếm 15,7%; ngành công nghệ thấp chiếm 52,8% trong công nghệ chế biến. Có khoảng 8% số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, gần 75% doanh nghiệp có công nghệ trung bình và lạc hậu (theo doanh nghiệp tự đánh giá). Điều này tất yếu dẫn đến tính cạnh tranh yếu và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. PhÇn III Gi¶i ph¸p ®Ó n©ng cao n¨ng suÊt lao ®éng, gi¶m chi phÝ s¶n xuÊt Việt Nam thuộc vào nhóm nước đang phát triển. Có nền kinh tế yếu kém hơn các nước phát triển. Cho nên muốn bắt kịp thì chúng ta phải có những giải pháp phù hợp nhất, thực hiện mục tiêu đề ra. Đầu năm 2020 chúng ta sẽ xây dựng được về cơ bản một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Như đã phân tích ở trên mặt lượng của giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Thời gian lao động tất yếu để sản xuất ra sản phẩm thay đổi theo sức sản xuất của lao động, sức sản xuất này lại phụ thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau, trong đó có: trình độ thành thạo trung bình của những người lao động; sự phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học về mặt kỹ thuật; các sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; phạm vi và tác dụng của các tư liệu sản xuất và các điều kiện hoàn toàn tự nhiên. Tức là chúng ta đưa ra những biện pháp phát huy các hoàn cảnh trên để nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. 1 - Phát triển giáo dục và đào tạo: Đảng ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tào là quốc sách hàng đầu. Nhiều năm qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực này, góp phần phát triển nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều yếu kém, hạn chế, bức xúc nhất là chất lượng và tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Vì vậy thời gian tới, cần tạo ra sự chuyển biến cơ bản và toàn diện, tập trung vào: Coi trọng phát triển giáo dục mầm non để tạo nền tảng từ lúc khởi đầu. Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Giúp phần lớn thanh thiếu niên được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu cấp bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu của chiến lược. Mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo trình độ, nâng tỷ lệ số người lao động đã được đào tạo nghề ngày càng nhiều. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, một số trường trọng điểm đạt tới trình độ quốc tế. Đối với phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, làm chủ kiến thức. Tăng cường đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà Nước và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Có như vậy thì trình độ lao động trung bình của người lao động mới dần được nâng lên, đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ trong việc sản xuất. 2 - Xây dựng và phát triển nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ: Trong 30 năm gần đây, lượng tri thức khoa học và công nghệ nhân loại thu nhận được có giá trị bằng tổng số của 2000 năm. Nhờ những thành tựu mới của khoa học và công nghệ những sản phẩm mới mang tính chất đột biến ngày càng tăng lên, dẫn tới những thay đổi lớn, cơ bản trong lối sống, lối tư duy và trong tập quán của con người, tạo ra thước do giá trị mới về sức mạnh quốc gia, về năng lực cạnh tranh... Trước tình hình đó, nhìn đến sự phát triển và tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay thấy một khoảng cách rất lớn. Cho nên trong thời gian tới cần nhanh chóng tạo được sự chuyển biến cơ bản trong lĩnh vực này. Ưu tiên đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, bằng cách: - Đối với trong nước: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu đồng nghĩa là chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm mục đích tạo ra công nghệ mới của chính Việt Nam. - Đối với nước ngoài: mở rộng thị trường, tạo chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, giúp nước ta nhanh chóng tiếp thu được nhiều công nghệ phát triển (được thực hiện qua việc chuyển giao công nghệ), tạo điều kiện thực hiện mục tiêu: “Đi tắt đón đầu”. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tập trung vào giải đáp những vấn đề mà cuộc sống đặt ra, tiếp tục làm rõ về sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa xã hội... 3 - Thu hút vốn đầu tư vào các doanh nghiệp: Trong nước: khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp mới, khuyến khích tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp và người sản xuất đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, phát triển những ngành nghề, những sản phẩm có lợi thế, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Yếu tố tăng cường năng suất lao động không chỉ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà phụ thuộc vào quy mô đầu tư và hiệu quả. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho phát triể._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0490.doc