Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)

Tài liệu Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương): ... Ebook Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương)

pdf220 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 11299 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thơ nôm đường luật (Từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---*--- NGUYỄN THANH PHÚC THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT (TỪ HỒ XUÂN HƢƠNG ĐẾN TRẦN TẾ XƢƠNG) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 50433 LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : Giáo sư: LÊ TRÍ VIỄN TP. Hồ Chí Minh - 1996 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ký tên Nguyễn Thanh Phúc 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề : .................................................................................................. 4 2.2. Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả. ......................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu : ....................................................................................... 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : ................................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu : ............................................................................... 13 6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 14 7. Bố cục của luận án : ......................................................................................... 15 CHƢƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT ................................................................................................................................... 17 CHƢƠNG HAI: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX ................................................................................................................................ 39 2.1.Đề tài, chủ đề thiên nhiên .......................................................................... 40 2.2. Đề tài, chủ đề vịnh sử, vịnh truyện, triết lý nhân sinh khẳng định đạo lý và khí tiết nhà Nho ............................................................................................................ 47 2.3. Đề tài tự vịnh, tự thuật, tự trào và chủ đề tâm sự, khát vọng cá nhân. ..... 55 2.4. Đề tài cuộc sống xã hội, đất nƣớc, con ngƣời và chủ đề yêu nƣớc ........... 67 2 CHƢƠNG BA HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG KHÔNG GIAN - THỜI GIAN ........ 75 3.1. Hình tƣợng không gian ............................................................................. 75 3.2. Hình tƣợng thời gian ................................................................................. 90 CHƢƠNG BỐN: CẤU TRÚC BÀI THƠ VÀ NHỊP ĐIỆU CÂU THƠ .............. 102 4.1 Cấu trúc bài thơ Nôm Đƣờng luật thất ngôn bát cú ................................. 102 4.2. Nhịp điệu câu thơ Nôm Đƣờng Luật ...................................................... 133 CHƢƠNG NĂM: HỆ THỐNG NGÔN NGỮ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX .............................................................................................................................. 146 5.1. Hệ thống ngôn ngữ gần với Đƣờng thi ................................................... 146 5.2. Hệ thống ngôn ngữ dân tộc ..................................................................... 159 5.2.1. Bộ phận từ thuần Việt: ..................................................................... 160 5.2.2. Ngôn ngữ văn học dân gian : ........................................................... 167 5.2.3 Ngôn ngữ đời thƣờng . ............................................................. 170 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 190 1. Thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đƣờng luật ( thế kỷ XIX) ............................... 190 2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ Nôm Đƣờng luật (thế kỷ XIX) ........................................................................................................................................ 193 3. Kết luận chung ............................................................................................... 195 THƢ MỤC THAM KHẢO ........................................................................................ 201 PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 210 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong hơn 1200 năm nay, Đƣờng Thi vẫn đƣợc coi là tiêu biểu cho đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Nó "để lại cõi đời cùng sáng với vầng trăng". Ảnh hƣởng của nó rộng khắp các nền văn hóa Châu Á, nhất là Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Có thể nói,tinh hoa Đƣờng Thi đã thấm sâu vào mạch nguồn thơ ca dân tộc Việt Nam, trở thành vốn văn hóa. 1.2. Qua thi cử thời xƣa, mọi nhà Nho đều có thể làm thơ Đƣờng luật. Từ đó, cũng có ngƣời ngộ nhận rằng ngƣời Việt bắt chƣớc làm thơ Đƣờng giống y nhƣ ngƣời Trung Hoa đã làm. Thật ra, khi tiếp nhận, nhà thơ Việt Nam đã chuyển hóa nó thành của riêng mình, nghĩa là tiếp nhận với tinh thần độc lập, sáng tạo, làm cho thơ Đƣờng luật Việt Nam thấm đƣợm tinh thần Việt Nam, phù hợp với nền văn hóa dân tộc. 1.3. Do vậy, nghiên cứu thơ nôm Đƣờng luật, trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn, chấn hƣng, phát huy bản sắc văn hóa dân lộc là hết sức cấp thiết, lại trở thành quan trọng. Hơn nữa, thực tế sự đổi mới chƣơng trình văn học trong nhà trƣờng Đại học và Trung học cũng đòi hỏi những công trình nghiên cứu về thơ cổ điển Việt Nam, mà trong đó, thơ Nôm Đƣờng luật có một vị trí quan trọng. 1.4. Tính cấp thiết của đề tài còn chính vì lầm quan trọng của thể loại. Ngƣời viết lời giới thiệu cuốn “Théorie des genres” (Lý thuyết về thể loại - Nhiều tác giả - Editions du Seuil - 1986) cho đây là một vấn đề "trong nhiều thế kỷ từ Aristote đến Hégel đã là đối tượng trung tâm của thi pháp học" (dẫn theo [81 : 3]) M. Bakhtin cũng từng nhấn mạnh rằng " 4 " Mỗi một thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con người. Thể loại là cái trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật, nơi tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm mỹ thế giới. Mỗi thời đại thể loại cố hệ thống thể loại của mình, trong đó những thể loại chính thể hiện sự tập trung nhất, nổi bật nhất tâm thức, tầm nhìn, những mối quan tâm, những quan niệm và chuẩn mực giá trị của con người trong thời đại đó." [2:7]M. Bakhtin nhận định rằng "Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào cửa tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba" [2:28] Thế mà thơ Nôm Đƣờng luật, một trong ba thể loại lớn viết bằng thứ văn tự riêng của dân tộc thời trung đại, đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống. Đó là mấy lý do cấp thiết khiến chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu, thơ Nôm Đƣờng luật, khám phá những đặc điểm thể loại, chứng tỏ nó không phải là sự lập lại bài học từ văn chƣơng Trung Quốc. Để giới hạn đề tài, luận án tập trung vào giai đoạn thế kỷ XIX, từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng. 2. Lịch sử vấn đề : Theo dõi lịch sử của việc nghiên cứu ít nhiều liên quan đến thơ Nôm Đƣờng luật, thấy có ba hƣớng chính : - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chƣơng chữ Nôm. 5 - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm, tác giả. - Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong sự giao lƣu với văn học Trung Quốc. 2.1. Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong quá trình nghiên cứu chung về nền văn chƣơng chữ Nôm. Vào đầu thế kỷ XX, có cuốn "Quốc văn tùng ký", Nguyễn Văn San tự Hải Châu Tử biên soạn bằng chữ Nôm, đã tập hợp và phân loại thơ văn, trong đó có thơ Nôm Đƣờng luật. Khi nói về các sáng tác Nôm, ông có nhận xét "Ấy là lối văn chương nước ta, non sông tinh tú vẽ ra biết bao nhiêu nhân tài chứ không đâu được thế vậy" [98: ] Vào những năm cuối thập kỷ thứ hai, Đông Chu Nguyễn Hữu Tiến (1875 - 1941) biên soạn "Cổ xúy nguyên âm", quyển 1 năm 1916 và quyển 2 năm 1918. Trong lời Tựa, ông viết "lối văn chương Nôm nước mình(...) thể cách cũng chẳng khác chi văn Tàu mà lại có lối đặc biệt riêng của ta vậy "(dẫn theo [81:13]). Cũng năm 1918, Phan Kế Bính (1875 - 1921) viết Việt Hán văn khảo . Đây là "công trình nghiên cứu , biên khảo và dịch thuật có giá trị về nghệ thuật văn chương(...) gồm 8 tiết, trong đó dành 5 tiết để nghiên cứu nguồn gốc, nguyên lý văn chương, các thể loại văn học và(...) " [85:II:199]. Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dƣơng Quảng Hàm xuất hiện lần đầu. Trong công trình này, tác giả có đề cập đến các thể văn. Ông nhận định về thơ Đƣờng luật nhƣ sau: "Thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tầu (cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng tiếng trắc) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ 6 ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả" [29:122] Rõ ràng cách nhìn của tác giả là có hạn chế. Tuy nhiên, từ sự phân tích, tác giả cũng đã rút đƣợc một số kết luận quan trọng, chẳng hạn " Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta"[29:399] Năm 1953, Thanh Lãng viết Văn chƣơng chữ Nôm. Chúng tôi lƣu ý 2 điểm. Một là, tuy cách gọi tên mỗi thời kỳ có chỗ chƣa ổn, nhƣng ông đã chia quá trình phát triển của văn chƣơng chữ Nôm ra làm ba thời kỳ là tái hợp lý : phôi thai thời đại( 1225 - 1430), phát đạt thời đại( 1430 - 1750)và toàn thịnh thời đại( 1750 - 1900). Hai là, trong cái nhìn của tác giả, dƣờng nhƣ chƣa nhìn thấy vị trí xứng đáng của thơ Nôm bên cạnh truyện Nôm. Nhìn chung những công trình trên chỉ vận dụng thi luật học Trung Quốc để tìm hiểu thơ Nôm Đƣờng luật. Dù đây đó còn hạn chế về tƣ tƣởng, học thuật, nó cũng đã có gợi ý bƣớc đầu. 2.2. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật như là bộ phận trong mối liên quan với tổng thể là tác phẩm , tác giả. Hƣớng nghiên cứu này góp phần khám phá về thơ Nôm và cả thơ Hán luật Đƣờng nhƣ chuyên khảo Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ do Gs Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Tiêu biểu là bài viết "Sáng tạo trong thơ Đường luật" của Gs Lê Chí Dũng. Nhìn chung chuyên khảo đã nhất trí và khẳng định "Bút pháp Nguyễn Khuyến đã như một dấu hiệu quan trọng của sự vận động của văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa" [15:28]. Trong chuyên đề sau đại học Thơ Hồ Xuân Hương, Gs Lê Trí Viễn đã chỉ ra 7 phong cách Xuân Hƣơng trong phong cách thể loại xét từ cấp độ xây dựng hình tƣợng với cả một hệ thống ngôn ngữ tƣơng ứng và từ phƣơng diện cấu trúc của thể thơ. Gs Đặng Thanh Lê cũng đã đặt những bài thơ Hồ Xuân Hƣơng trong sự phát triển của dòng thơ Nôm Đƣờng luật, phác họa một số nét cơ bản trong sự vận động của thể loại, đồng thời nêu bật những đóng góp của Hồ Xuân Hƣơng về cảm hứng và bút pháp nghệ thuật. Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Gs Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Đƣờng luật của Hồ Xuân Hƣơng từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận "Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới" (31 : 87) Nhìn chung những công trình này có nhiều gợi ý đáng kể cho luận án của chúng tôi. 2.3 Nghiên cứu thơ Nôm Đƣờng luật trong sự giao lƣu với văn học Trung Quốc. Hƣớng nghiên cứu này thƣờng sử dụng thao tác so sánh với Đƣờng thi hoặc văn học, văn hóa Trung Quốc để tìm ra những nét đặc thù dân tộc. Bài viết sớm nhất có lẽ là bài Mối quan hệ mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung quốc của Gs Đặng Thai Mai. Ông cho rằng "Ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để hiểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác" [54: ] Tuy nhiên, ông đã không chỉ ra chỗ đặc sắc, nét riêng ấy, lại cho rằng; "Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ ca(...) thơ Đường luật thất ngôn, ngũ ngôn(...) trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình yêu 8 người yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước" [64 : 11]. Năm 1973, Gs Trƣơng Chính có bài viết "Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung quốc như thế nào vào thơ Nôm?" Ông viết: "Cha ông chúng ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Hàn Thuyên" [14:3] Khi đối chiếu hiện tƣợng thất ngôn xen lục ngôn ở thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đƣờng thi ở Trung Quốc, ông cho biết Trung Quốc "Không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ" và theo ông thì hiện tƣợng này của thơ Việt Nam " chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm luật, đối, gieo vần theo luật Đường" (14:4) Mãi cho đến năm 1991, tại Hội thảo khoa học Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Gs Nguyễn Huệ Chi đã nhấn mạnh vấn đề "cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường" và khẳng định vai trò quan trọng của những công trình nghiên cứu này "nếu có thể cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung: như thế nào là mã thơ Đường Việt Nam (...) thì mọi sự mắc míu về thi pháp thể loại thơ cổ chắc sẽ khai thông dễ dàng" (2:22) Tại hội thảo, Gs Bùi Duy Tân có bài Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: tiếp nhận - cách tân - sáng tạo và cho rằng "Những thể loại ngoại nhập mà được viết bằng chữ Nôm thì sự Việt hóa dễ được tăng trưởng" Năm 1993, trong luận án PTS Thơ Nôm Đƣờng luật từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hƣơng , Lã Nhâm Thìn đã bƣớc đầu tìm hiểu thơ Nôm Đƣờng luật giai đoạn này và kết luận " Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành 9 thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại" [81:142-143] Nhƣ vậy, nhìn chung tuy có những đóng góp quí báu, nhất là hai hƣớng nghiên cứu sau, nhƣng khảo sát thơ Nôm Đƣờng luật một cách hệ thống, nhất là ở giai đoạn phát triển từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng đang còn là khoảng trống dành cho ngƣời nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu : Nằm trong hƣớng nghiên cứu thƣ Nôm Đƣờng luật từ góc độ thể loại văn học , luận án tập trung nghiên cứu thể loại này trong giai đoạn từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng, coi nhƣ thuộc thế kỷ XIX, là giai đoạn phát triển đến đỉnh cao của thể loại, mà điểm trọng yếu là tìm hiểu, xác định những đặc trƣng của nó về mặt nội dung và về mặt hình thức nghệ thuật. Để tiến tới mục đích ấy, luận án cũng phác họa quá trình phát triển, sơ bộ tái hiện diện mạo thơ Nôm Đƣờng luật trong văn học Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là 450 bài thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt chữ nôm từ Hồ Xuân Hƣơng đến Tú Xƣơng. Đây là những bài thơ Nôm Đƣờng luật liêu biểu cho thế kỷ XIX. Sở dĩ chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân Hƣơng làm mốc đầu vì thơ Nôm truyền tụng của bà thật sự mở ra bƣớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển thơ Nôm Đƣờng luật lại xuất hiện khoảng đầu thế kỷ XIX. Chọn thơ Trần Tế Xƣơng làm mốc cuối không chỉ vì nhà thơ đã qua đời vào đầu thế kỷ XX (1907) mà còn vì thơ ông thật sự khép lại thơ Đƣờng luật chữ Nôm. Thơ Nôm Đƣờng 10 luật trƣớc Hồ Xuân Hƣơng chỉ đƣợc đề cập đến ở chƣơng , khi tìm hiểu một cách khái quát về thể loại này từ góc độ phát triển lịch sử và khi cần thiết để so sánh lịch đại. Thơ chữ Quốc ngữ và chữ Hán luật Đƣờng xuất hiện ở thế kỷ XX cũng là đối tƣợng để so sánh. Truyện thơ gồm nhiều bài thơ Đƣờng luật thất ngôn bát cú ghép lại và "bài luật" đều không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận án . Chúng tôi rất chú ý đến việc chọn lựa văn bản đáng tin cậy để tiến hành thống kê nhằm rút ra những kết luận có khả năng thuyết phục nhiều nhất. Luận án chủ yếu dựa vào Hợp tuyển thơ văn Việt Nam và các Thi tập. Riêng văn bản về Hồ Xuân Hƣơng là lấy trong Thơ Hồ Xuân Hƣơng (thƣ mục 91) của Gs Lê Trí Viễn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Trƣớc khi xác định phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi thấy cần giới thuyết một vài khái niệm: Một là về khái niệm thể loại. Dựa vào ý kiến của D.X.Likhasev cho thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (86 : 204) và của Từ điển thuật ngữ văn học "thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống" (86 : 204), chúng tôi nghĩ đến sự cần thiết nên phân biệt giữa thể và thể loại nhƣ sau: 11 Nhƣ vậy, theo chúng tôi, thể Đƣờng luật và thể loại thơ Nôm Đƣờng luật sẽ có 6 hình thức thể: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bài luật, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bài luật. Chúng tôi cũng sử sụng thuật ngữ thể tài khi muốn đề cập, nhấn mạnh ở góc độ đề tài, chủ đề, nghĩa là thiên về mặt nội dung thể loại, chẳng hạn khi nói đến thể tài trữ tình thế sự, trữ tình đời tƣ, thể tài trào phúng, hoặc hẹp hơn: thơ thiên nhiên, thơ điền viên, thơ biên tái, thơ vịnh sử, vịnh truyện, vịnh vật, thở khẩu khí, thở cảm hoài, thơ tự trào, thơ đi sứ, thơ bút chiến... Hai là về khái niệm thơ Nôm Đƣờng luật. Đây là thuật ngữ để chỉ thơ viết bằng chữ Nôm của dân tộc Việt Nam (đúng hơn là của dân tộc Kinh) theo thể Đƣờng luật. Luận án chỉ tập trung khảo sát hai hình thức thể cơ bản là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt bởi vì nó chiếm số lƣợng áp đảo và có những đặc trƣng tiêu biểu cho thể loại. Số bài thơ đƣợc khảo sát cụ thể là: THỂ THỂ LOẠI - thiên về hình thức - có tính ổn định, bền vững - thí dụ : thể Đƣờng luật thể lục bát thể song thất lục bất - thống nhất nội dung- hình thức - vừa ổn định vừa biến đổi, vừa cũ vừa mới - thí dụ : Thơ Nôm Đƣờng luật... Truyện thơ Nôm Ngâm khúc 12 STT Tác giả tiêu biểu Bát cú Tứ tuyệt Cộng 1 Hồ Xuân Hƣơng 25 13 38 2 Phạm Thái 3 0 3 3 Trịnh Hoài Đức 6 0 6 4 Nguyễn Công Trứ 40 0 40 5 Nguyễn Thị Hinh 6 0 6 6 Phan Thanh Giản 6 4 10 7 Bùi Hữu Nghĩa 13 0 13 8 Huỳnh Mẫn Đạt 11 0 1 1 9 Nguyễn Hữu Huân 4 0 4 10 Nguyễn Đình Chiểu 32 0 32 11 Tôn Thọ Tƣờng 14 0 14 12 Phan Văn Trị Lê Quang Chiểu 32 0 32 13 15 0 15 14 Nguyễn Khuyến 64 4 68 15 Nguyễn Văn Lạc 7 2 9 16 Chu Mạnh Trinh 21 0 21 17 Nguyễn Thiện Kế 5 0 5 18 Trần Tế Xƣơng 74 33 107 19 Khuyết danh( và mấy bài thơ lẻ) 13 3 16 TỔNG CỘNG 391 59 450 13 Để tiếp cận thơ Nôm Đƣờng luật nhƣ một hiện tƣợng văn học, chúng tôi có quan tâm đến quá trình phát sinh và phát triển nhƣng chủ yếu vẫn là đi vào chính cấu trúc của nó. Những lĩnh vực chúng tôi quan tâm là: - Thơ Nôm Đƣờng luật về mặt lịch sử, tức là tình hình phát triển địa thể loại và sơ bộ phác họa đặc điểm có tính qui luật về sự phát triển ấy. - Cấu trúc thơ Nôm Đƣờng luật trong tính tổng thể của nó với các mặt hình thức - nội dung. Nhằm tiếp cận nội dung thể loại, phạm vi luận án nghiên cứu là hệ thống đề tài, chủ đề. Còn những yếu tố hình thức nghệ thuật tiêu biểu đƣợc khảo sát là : nhịp (hay tiết tấu) của câu thơ, cấu trúc của bài thơ bát cú, hệ thống ngôn ngữ và hệ thống hình tƣợng không gian - thời gian. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu : 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phƣơng pháp luận (méthodologie) với ý nghĩa phổ biến là lý luận, bàn về các con đƣờng nghiên cứu, cách tiếp cận văn chƣơng. Chúng tôi lƣu ý hai điểm sau đây về mặt phƣơng pháp luận: - Thơ Nôm Đƣờng luật là một thể loại ngoại nhập chứ không phải nội sinh nên chúng tôi coi nó nhƣ một hiện tƣợng giao lƣu văn học, giao lƣu văn hóa nói chung. - Thơ Nôm Đƣờng luật, trong thực tế, ngày càng xa dần cội nguồn của nó là Đƣờng thi Trung Quốc, lại hấp thụ tƣ tƣởng dân tộc, chịu ảnh hƣởng sâu đậm của folklore, thực sự xác định chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc nên chúng tôi nhìn nhận nó nhƣ một thể loại văn học dân tộc, tuy có sự mô phỏng nhƣng chủ yếu lại là sự cách tân, sáng tạo. 14 5.2 Những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Trƣớc hết, từ các văn bản, chúng tôi sƣu tầm dữ kiện chính xác và khách quan theo từng yếu tố và hệ thống đƣợc khảo sát, sau đó, sắp đặt chúng một cách hệ thống. Chúng tôi phân tích, tổng hợp, tìm ra những đặc trị thống kê và thử lý giải, tìm ra những yếu tố nào về xã hội, tâm lý nhà thơ...đã ảnh hƣởng đến các dữ kiện. Nhƣ vậy, thống kê là thao tác không thể thiếu trong bất cứ công trình khoa học nào. Trong luận án chúng tôi vận dụng kết hợp 5 phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp biến sinh lịch sử: Không chỉ đƣợc dùng để tìm hiểu sự vận động của thể loại qua ba giai đoạn mà còn đƣợc dùng trong khi khảo sát từng yếu tố, hệ thống trong sự vận động có tính lịch sử của nó. - Phƣơng pháp hệ thống và phƣơng pháp cấu trúc: Là hai phƣơng pháp đƣợc vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài - chủ đề, ngôn ngữ, nhịp thơ và bố cục một bài thơ. - Phƣơng pháp so sánh: Là một phƣơng pháp hết sức quan trọng và cần thiết đối với luận án. Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi mới có thể tìm ra những đặc trƣng của thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX. - Phƣơng pháp liên ngành: đặc biệt là liên ngành ngôn ngữ và văn học đƣợc dùng để khảo sát chƣơng cuối. 6. Những đóng góp mới của luận án - Về nghiên cứu văn học: Hƣớng về một thể loại tiêu biểu cho văn học Trung đại Việt Nam, luận án góp phần khái quát hóa, bổ sung và đính chính một số đặc điểm cơ bản của thể loại này. Nó cũng góp phần tái hiện rõ nét diện mạo thể loại qua những tác giả, tác phẩm nổi bật ở thế kỷ XIX, một thế kỷ văn học đầy tự hào của dân tộc. Nói cách khác, 15 bằng cách tiếp cận từ mặt nội dung (đề tài, chủ đề) và về mặt thi pháp thể loại, luận án cố gắng phát hiện và tổng kết, nêu lên một số đặc điểm về nhịp, cấu trúc bên ngoài và bên trong của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật. Ngoài ra, những bản thống kê cụ thể, chi tiết của luận án về đề tài, chủ đề, ngôn ngữ của những tác giả, tác phẩm tiêu biểu chắc chắn góp phần hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn học. - Về thức tiễn: Luận án có thể góp phần bổ sung chuyên đề giảng dạy, gợi ý cho giáo viên trong quá trình giảng dạy những tác giả thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX. 7. Bố cục của luận án : Luận án có 200 trang viết, 9 trang thƣ mục và 8 trang phần phụ lục (trong đó có 2 bảng biểu). Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án có 5 chƣơng - Phần mở đầu: 16 trang. Trước hết, chúng tôi nêu lên tính cấp thiết của đề tài. Thứ hai, là lịch sử của vấn đề, chúng tôi tóm tắt nội dung ở các tƣ liệu căn bản nằm trong những công trình nghiên cứu đi trƣớc ít nhiều có liên quan đến đề tài, nhấn mạnh chỗ đóng góp, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những chỗ thiếu sót, thậm chí sai lầm trong khi nhận xét, đánh giá về thơ Nôm Đƣờng luật. Từ đó, luận án nêu ra những vấn đề chƣa đƣợc nói đến hay đã nói đến nhƣng chƣa đầy đủ, chƣa chính xác lắm. Thứ ba, chúng tôi nêu lên mục đích nghiên cứu của mình, chỉ ra đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và bố cục của luận án. - Chƣơng một: 22 trang. Luận án sẽ lƣợc khảo khái quát quá trình phát triển thơ Nôm Đƣờng luật. 16 - Chƣơng hai: 36 trang. Chúng tôi đi vào khảo sát, phân tích hệ thống đề tài, chủ đề thở Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX nhằm tiếp cận nội dung thể loại. - Chƣơng ba: 27 trang. Hệ thống hình tƣợng không gian - thời gian. - Chƣơng bốn : 44 trang. Cấu trúc bài thơ và nhịp điệu câu thơ. - Chƣơng năm: 44 trang. Hệ thống ngôn ngữ . - Phần kết luận: 11 trang. Tổng hợp từ những yếu tố đƣợc khảo sát, chúng tôi thử phác họa thế giới nghệ thuật thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX và nêu lên quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của nhà thơ. 17 CHƢƠNG MỘT: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT N.G.Tsenushevsky từng nói rằng nếu không có lịch sử của đối tƣợng thì cũng sẽ không có lý luận về nó.D.X.Likhasev cũng nhận thấy tầm quan trọng của lịch sử thể loại, khẳng định thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế" (dẫn theo [86 : 204]). Từ điển thuật ngữ văn học cũng gợi ý: "Vì vậy khi tiếp cận các thể loại văn học, cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đổi, thay thế của chúng" [86 : 204]. Nhìn tổng quát về những biến đổi trên những chặng đƣờng phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật, chúng tôi thấy nó từng bƣớc đƣợc hoàn thiện cùng với nền văn chƣơng chữ Nôm nói chung, cụ thể là trải qua ba giai đoạn : giai đoạn hình thành (thế kỷ XII đến Quốc âm thi tập vào đầu thế kỷ XV), giai đoạn phát triển (từ Quốc âm thi tập đến hết thế kỷ XVIII) và giai đoạn phát triển ở đỉnh cao (thế kỷ XIX) với sự mở đầu của thơ Hồ Xuân Hƣơng và kết thúc với thơ Trần Tế Xƣơng. 1.1. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH Thơ Nôm Đƣờng luật có lẽ ra đời vào cuối thế kỷ XIII, song về mặt văn bản, cho đến nay, vẫn chƣa sƣu tầm đƣợc. Đại Việt sử ký toàn thư có chép: " Nhâm ngọ (Thiên Bảo), năm thứ tư (1282) mùa thu, tháng tám,...Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô, vua Trần Nhân Tông sai Thượng thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông, con cá sấu tự đi 18 mất (...) Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây.) [43,48]. Sáng tác đầu tiên lƣu lại đƣợc là vào đầu thế kỷ XIV, bài thơ tƣơng truyền là của nàng Điểm Bích trong câu chuyện với sƣ Huyền Quang. Để có thể khẳng định rằng có một giai đoạn hình thành, tất nhiên phải có cơ sở lý luận: Xét từ gốc độ ngôn ngữ, đến thế kỷ XIII, chữ Nôm có đầy đủ khả năng để trở thành thứ văn tự dùng trong sáng tác văn học. Còn xét từ góc độ văn học, sự xuất hiện của Quốc âm thi tập vào nửa đầu thế kỷ XV tuy có vẻ là một sự kiện đột biến song phải là một tập đại thành, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị từ trƣớc về mặt thể loại. Và lại đây cũng là giai đoạn mở đầu cho nền văn chƣơng chữ Nôm. Tác giả cuốn Văn chương chữ Nôm gọi đây là phôi thai thời đại (1225 - 1430), trong đó Nguyễn Sĩ Cố với Quốc âm thi phú, "có tài làm thơ quốc âm và khéo khôi hài", Chu Văn An (? - 1370) với Quốc ngữ thi tập , Hồ Quí Ly làm phú bằng quốc âm... 1.2. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Giai đoạn phát triển thơ Nôm Đƣờng luật là từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ XV) đến thơ Hồ Xuân Hương cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX). Nói một cách khái quát, trải qua bốn thế kỷ, thể loại này đã từ chỗ thể nghiệm đi đến ổn định, từng bƣớc và về nhiều mặt, trong đó có vấn đề cấu trúc bài thơ, số lƣợng âm tiết (chữ) trên mỗi dòng thơ. Nếu Nguyễn Trãi là ngƣời mở đầu con đƣờng Việt hóa thì Hồ Xuân Hƣơng, chính bà Chúa thơ Nôm ấy đã tạo nên bƣớc ngoặt lớn đƣa thơ Nôm Đƣờng luật vào con đƣờng Việt hóa hoàn toàn ở thế kỷ XIX. Đi 19 vào cụ thể, chúng tôi nhận định về quá trình phát triển giai đoạn này thông qua các tập thơ tiêu biểu : Một là, với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tô đậm xu hƣớng dân tộc hóa ở hình thức nghệ thuật lẫn nội dung thể loại, đúng nhƣ Gs Đặng Thai Mai đã khẳng định Nguyễn Trãi là ngƣời đầu tiên có công lớn: một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam. Gs Đinh Gia Khánh cũng nhận xét thấy: "Nguyễn Trãi là nhà thơ rất có ý thức" trên con đường tìm tòi một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vẫn giữ phong cách chung của thơ Đường luật [35, ]. Biểu hiện nổi bật của xu hƣớng dân tộc hóa là ở hai điểm sau đây: - Về mặt nội dung, "Nhìn bao quát thì 254 bài thơ trong Quốc âm thi tập trước hết là thơ về chủ đề thiên nhiên. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở... "[85 : II : 258] - Về mặt hình thức, Nguyễn Trãi có rất nhiều sáng tạo. "Về thể loại, trong thơ quốc âm Nguyễn Trãi có một số bài làm theo luật Đường; nhưng rất nhiều bài không phải luật Đường. Đó là thơ Việt đang trên xu hướng, định hình , có sự tiếp thu cả thơ Đường lẫn thơ ca dân gian dân tộc (...) câu 6 chữ xen vào những câu 7 chữ (...) Có những câu tuy là 7 chữ, nhưng cách ngắt nhịp 3/4 cho phép ta hiểu đó không phải là câu 7 chữ của thơ Trung Quốc (vốn ngắt nhịp 4/3 là chính) Nguyễn Trãi đã sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy để sáng tác thơ (...) Nguyễn Trãi cũng rất thích dùng thành ngữ, tục ngữ của quần chúng... "[85 : II : 258 - 259]. Gs Lê Trí Viễn cũng nhận thấy: " Thể thơ lục ngôn, nói đúng hơn là thể thất ngôn bát cú có chen vào những câu lục ngôn, đó là 20 một sự thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường " [94:54] Hai là Hồng Đức quốc âm thi tập vào nửa sau thế kỷ XV một mặt kế thừa nội dung dân tộc ở Quốc âm thi tập , mặt khác cũng có những tìm tòi mở hƣớng về phía xã hội hóa. Tất nhiên là tập thơ có nhiều hạn chế; lại là cái chính: đề tài thông tục nhƣng lại mang khẩu khí cao sang. Thi tập có vẻ nặng nề tính chất cung đình. Tuy vậy, "...nhiều thành ngữ, tục ngữ, từ lấp láy được sử dụng (...) Tính ước lệ tượng trưng là phổ biến trong tác phẩm nhưng cũng có xu hướng tả thực với những chi tiết cụ thể, sinh động "(85 : I : 323). Về nhịp 3/4, có nhà nghiên cứu cho rằng: "Một vài câu có cắt nhịp 3/4 hoặc có vần bằng ở giữa câu, thì có thể là do ngẫu nhiên chứ không phải dụng ý của nhà thơ" [79:79]. Chúng tôi không nghĩ nhƣ vậy mà cho rằng nhịp 3/4 là một hiện tƣợng độc đáo rất Việt Nam, rất có ý nghĩa. Ngoài ra, tập thể đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng thơ Đƣờng luật để tự sự và để trào phúng, tuy sự tìm tòi ch._.ƣa đƣợc rõ nét nhƣng cũng gây đƣợc ấn tƣợng. Nó đã giúp đỡ các nhà thơ sau đó rút ra bài học không thành công khi dùng Đƣờng luật để tự sự và bài học thành công khi dùng Đƣờng luật để trào phúng. Ba là Bạch Vân thi tập (thƣờng đƣợc gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi) của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 15850) "Một cây đại thụ rợp bóng suốt thế kỷ XVI". Nếu trong thơ chữ Hán, các thể tài đề vịnh, thù tạc, trữ tình đều đƣợc bảo lƣu rất đậm thì ngƣợc lại dƣờng nhƣ trong thơ chữ Nôm chủ yếu là thơ ngôn chí. Gần gũi với Nguyễn Trãi về nội dung tƣ tƣởng nhƣng nếu nhƣ thơ Nguyễn Trãi thiên về cái tinh tế trong khi miêu tả sự diễn biến, những rung động thầm kín của trái tim thì thơ Tuyết Giang phu 21 tử thiên về cái uyên thâm trầm lắng những nghĩ suy về thế sự. Gs Đinh Gia Khánh khi nhận xét về thơ Đƣờng luật của hai thế kỷ XVI và XVII có lẽ dựa trên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Sang các thế kỷ XVI và XVII thì (...) thơ Đường luật vốn rất phù hợp với yêu cầu trữ tình lại đã được nhiều tác giả sử dụng để viết về triết học, về đạo lý, tức là thể hiện những suy tư về thế giới, về xã hội,...". Cùng với chân dung một con ngƣời luôn tự chủ, bình tĩnh, ung dung, thƣ thái, thƣờng lạc quan, yêu thích thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, là âm vang của những dòng thơ tiếng Việt giản dị, trong sáng, vừa có cái cụ thể sinh động khi tiếp cận cuộc sống, vừa nâng lên tầm khái quát, cô đúc nhƣ những chân lý. Quả thật tập thơ đã có những đóng góp mới cho xu hƣớng Việt hóa và quá trình dân chủ hóa thể loại này. Gs Bùi Duy Tân viết: "Thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Việt hóa thêm một bước, nhất là về mặt ngôn ngữ, rất gần với thơ Nôm Nguyễn Công Trứ, thậm chí Nguyễn Khuyến thời sau, trong những bài thơ đó, không tự giác mà nhà thơ đã phá vỡ truyền thống khuôn sáo, cầu kỳ , ước lệ trong phong cách thơ Nôm thời Lê Thánh Tông (...) xét về phong cách ngôn ngữ thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phản ảnh rất rõ tác động ngày càng mạnh của thơ ca dân gian vào dòng văn học viết của trí thức phong kiến." [79 : 155 - 156]. Nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận xét: "Nguyễn Bỉnh Khiêm đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng thơ tiếng Việt (...) ông tiếp tục cái quá trình sử dụng và không chế chất liệu ngôn ngữ thuần Việt. Đặc biệt là đã đưa vào thơ những chất liệu thường ngày, những câu chữ xuất từ ca dao, tục ngữ, từ tiếng nói bình dân. Đó là quá trình dân chủ hóa nền 22 văn học dân tộc, một quá trình vĩ đại. Những câu thơ của (...) Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thèm nỡ phụ canh cua rốc Lạnh đà quen đắp ổ rơm chúa dựng bên trong nó một sự chuyển biến vĩ đại, một sự từ bỏ một nền mỹ học quan phương cung đình có phần nào rập khuôn thơ Trung Hoa, đến việc kiến tạo một nền mỹ học dân tộc. Nó cũng là biểu hiện của mỹ học của cái thường ngày, bình dị..." [96 : 107 - 108]. GS Lê Trí Viễn, trong bài viết Tài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khẳng định "Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ hay với đầy đủ phẩm chất thơ. Cách dùng từ thoải mái, thêm chút tự do và có lúc có thể nói ngang tàng (...) sử dụng hư từ lạ và tài: Cá tôm tối chác bên kia bến Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo (...) "Ngâm biếm nguyệt "và"chén vầy thu" thì sức cô đúc nhượng gì thơ chữ Hán: Song bắc kìa ai ngâm biếm nguyệt Lầu nam nọ khách chén vầy thu (...) âm điệu thì khỏi nói. Nào chen lục ngôn hoặc toàn lục ngôn. Nào ngắt nhịp bất chấp nhạc điệu thơ luật mà chỉ nghe theo nhạc điệu của hồn thơ, chẳng chút e dè" [96: 157]. Đỗ Kim Thịnh, trên tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số 6/1991 có bài Quan niệm đạo đức và thẩm mỹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó ông chỉ ra bản sắc văn hóa, tâm hồn Việt Nam ở thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm "Sự gắn bó với các ngạn ngữ dân ca Việt được ông thể hiện trong các bài thơ Nôm - thứ quốc ngữ đầu 23 tiên của dân tộc càng chứng tỏ sức sống của văn hóa cội nguồn, nối mạch thơ văn ông truyền đạt cho đời sau. Ngôn ngữ trong thơ ông trong sáng ghi lại được phong vị, bản sắc của đời sống rất Việt Nam: Bếp trà hâm đã sôi măng trúc Nƣớng cỏ cày thôi, vãi hạt bông. Cửa vắng ngựa xe thôi quýt ríu, Cơm no tôm cá kẻo thèm thuồng"[ 82,80] Chặng đường từ sau Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Hồ Xuân Hương là chặng đƣờng giảm sút chất giá trị không chỉ riêng thể loại thơ Nôm Đƣờng luật mà nói chung, dƣờng nhƣ mọi sáng tác văn chƣơng bấy giờ, mặc dù số lƣợng tác phẩm rất nhiều và thơ Đƣờng luật cũng rất đƣợc ƣa chuộng (Chẳng hạn riêng Trịnh Doanh đã có 241 bài thơ Nôm trong Càn nguyên ngự chế thi tập). Tuy nhiên, sự xuất hiện của ba truyện thơ Nôm khuyết danh (cho đến nay vẫn không biết chắc thời điểm xuất hiện) trong đó tác giả "kết" những bài thơ Đƣờng luật lại để tự sự là một thể nghiệm cần thiết. Truyện Vương Tường gồm 39 bài thơ thất ngôn bát cú và 10 bài thất ngôn tứ tuyệt. Tô công phụng sứ gồm 24 bài thất ngôn bát cú. Lâm tuyền kỳ ngộ (còn gọi là Bạch Viên Tôn Các) gồm 146 bài thất ngôn bát cú, 1 bài thất ngôn tuyệt cú ở cuối truyện ( ngoài ra còn có bài Thạch tuyền ca khúc phỏng theo thể hát nói) Qua thể nghiệm, có thể thấy rất rõ là: nếu sử dụng thơ Đƣờng luật thất ngôn bát cú hay tuyệt cú để tự sự thì sẽ không thành công. Để tự sự các sự kiện, tình tiết cần móc xích, đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần có tính liên tục; trong khi đó, Đƣờng luật lại có kết cấu chặt chẽ trong từng bài, tức sự hoàn chỉnh, khép kín, không chấp nhận sự co giãn, uyển chuyển. 24 Nói cách khác, có sự mâu thuẫn không thể giải quyết giữa hình thức thế loại với yêu cầu của tự sự . Nhìn lại cả giai đoạn phát triển từ Quốc âm thi tập đến trước Hồ Xuân Hương, thì xu hƣớng chung của thơ Nôm Đƣờng luật là dân tộc hóa và xã hội hóa. Bên cạnh những đóng góp lớn, những thành tựu nghệ thuật là những thể nghiệm, tìm tòi nhƣng không thành công. Tất nhiên, vấn đề cải biến thơ bảy chữ ra xen sáu chữ không phải là nhạc điệu luôn thất bại mà ngƣợc lại dƣờng nhƣ có một nhạc điệu khác có ý nghĩa và thẩm mỹ. 1.3. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Ở ĐỈNH CAO 1.3.1 Tổng quan: Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định Thơ Nôm Đƣờng luật từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng là giai đoạn phát triển ở đỉnh cao của thể loại này. PGs Hoàng Hữu Yên viết: "...nhất là từ nửa thế kỷ thứ XVIII về sau, thơ Nôm nói chung đều viết theo thể luật Đường hoàn chỉnh. Với những thành tựu rực rỡ của thơ Bà huyện Thanh Quan, nhất là thơ Hồ Xuân Hương thì thể thơ Nôm Đường luật ổn định, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật" [39 : 123]. Tất nhiên, để đạt đƣợc đến đỉnh cao nghệ thuật, sự thành tựu rực rỡ ấy, có thể có nhiều yếu tố, chẳng hạn, những chặng đƣờng trƣớc đó nhƣ những thể nghiệm và đặc biệt là mấy chục năm cuối thế kỷ XVIII nhƣ một chặng chuyển tiếp: "Riêng về phương diện văn chương, có thể nói rằng sự thịnh vượng của ba bốn chục năm về cuối thế kỷ XVIII là cái buồng đợi (salle d'attente) để đưa người ta vào thế kỷ XIX." [18,33]. Trong chặng đƣờng chuyển tiếp vắt qua hai thế kỷ ấy, 25 cũng là mở đầu cho thế kỷ XIX, có Phạm Thái (1777 - 1813) và Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825), một trong Gia Định tam gia thi. Đây là một bài thơ tiêu biểu, bài Tự trào của Phạm Thái: Năm bảy năm nay những loạn ly, Cũng thì duyên phận cũng thì thì. Ba mƣơi tuổi lẻ là bao nả, Năm sáu đời vua khéo chóng ghê! Một tập thơ dày ngâm sảng sảng, Vài nai rƣợu kếch ních tì tì. Chết về tiên bụt cho xong kiếp, Đù ỏa trần gian sống mãi chi? Bên cạnh qui luật phát triển của bản thân thể loại, chúng tôi còn nghĩ đến sự tác động mạnh mẽ, sự xâm nhập và thấm sâu của văn hóa dân gian vào thơ Nôm Đƣờng luật, hay nói đúng hớn là sự chuyển hóa, có tác dụng hỗ tƣơng từ cả hai phía. Thực ra, trong dân gian, từ cuối thế kỷ thứ XIV, trong câu chuyện Hà Ô Lôi (Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp) đã có ba bài tứ tuyệt (chữ Nôm) ghi lại nhƣ sau: Bài thứ nhất: Chỉn đà náu đến nguyện làm tôi, Hai chữ Thiên- Tiên để cha Lôi. Bài thứ hai: Sƣơng kế đầu sƣơng vẹn đƣợc mƣời, Những nơi quyền quí thiếu chi ngƣời. Bởi vì thanh sắc nên say đắm, Khá tiếc cho mà lại khá cƣời! Bài thứ ba : Sinh tử là trời sá quản bao, Nam nhi miễn đƣợc tiếng anh hào. 26 Chết vì thanh sắc cam là chết, Chết đáng là nên cơm cháo nào. Văn học dân gian thế kỷ XVIII cũng có nhiều bài làm theo thể Đƣờng luật, nhƣ một số bài thơ cho là của Trạng Quỳnh. Tuy nhiên, hiện tƣợng phổ cập hóa, dân gian hóa của thơ Nôm Đƣờng luật vào thế kỷ XIX dƣờng nhƣ đã trở nên một nét đặc trƣng của đời sống văn hóa dân tộc. Có thể nói thêm rằng đây chính là giai đoạn vàng son của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật. Gs Trần Thanh Đạm nhận định: "Riêng thể thơ luật, tính từ Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu (Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng) , các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta cũng chứng kiến một sự nở rộ, đa dạng về nghệ thuật..." [23 : 13] Để đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, thơ Nôm Đƣờng luật đã kiên trì tiếp tục xu hƣớng dân tộc hóa của nhiều thế kỷ trƣớc, đồng thời, chuyển nhanh trên con đƣờng dân chủ hóa cả nội dung lẫn hình thức thể loại. Một cách khái quát, có thể nói thêm về hình thức câu thơ Nôm Đƣờng luật giai đoạn này: hầu nhƣ đã xóa bỏ hình thức câu thất ngôn xen kẽ lục ngôn, nhƣ Gs Đinh Gia Khánh nhận xét và lý giải: "Thơ Đường luật có pha lục ngôn sẽ ít thấy từ thế kỷ XVIII trở đi, có lẽ vì khi ấy những thể thơ yêu vận như song thất lục bát và thơ lục bát đã đủ thành thục để đáp ứng một cách thích hợp hơn với cảm quan về âm điệu của người Việt cũng như yêu cầu phản ánh của thơ ca Việt" [35 : ] 27 1.3.2. Đi vào cụ thể, để làm nên diện mạo của thơ Nôm Đƣờng luật giai đoạn này, chúng tôi thấy có những khuôn mặt tiêu biểu: Hồ Xuân Hƣơng, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ , Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xƣơng. 1.3.2.1 Hồ Xuân Hƣơng: Đặt qua một bên tập thơ Lưu Hương ký mà trong đó có thơ Nôm lẫn thơ Hán ch ỉ xét riêng mảng thơ Nôm đƣợc truyền tụng là của Hồ Xuân Hƣơng, thì Hồ Xuân Hƣơng đã xứng đáng là bà chúa thơ Nôm, ngƣời tạo ra bƣớc ngoặt vĩ đạ i cho quá trình phát triển thơ Nôm Đƣờng luật. Nhƣ vậy nếu không kể đến tập Lưu Hương ký (phần thơ Nôm) thì tính chất dân dã nổi lên đậm nét ở thơ Xuân Hƣơng, đúng nhƣ Gs Đặng Thanh Lê nhận xét: "Và với nhà thơ, thể thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm cao quí để đi thẳng vào cuộc sống đời thường, góc cạnh, chua xót, kịch liệt - nhưng đó là cuộc sống đích thực, không chỉ là dân tộc mà còn hết sức dân dã."[38 : 112]. Gs Lê Trí Viễn, trong chuyên đề Thơ Hồ Xuân Hương, sau khi so sánh với Quốc âm thi tập và thơ Nôm thời Hồng Đức, đã phân tích tính chấ t dân chủ , t rần tục ở mảng thơ Nôm truyền tụng là Hồ Xuân Hƣơng: "Nói chi đến tính chất trang trọng, quí phái của thể Đường luật. Đường luật mà thơ Nôm thì ít nhất cũng có từ Quốc âm thi lập, nhưng tính trang trọng chưa có gì đổi. Thơ Nôm đời Hồng Đức khoác áo quan phương. Đến Xuân Hương, Đường luật mới có đầy đủ tính chất dân chủ, trần tục và rất độc đáo, nó đã được Xuân Hương hóa. Dấu ấn của nữ sĩ trên thể thơ ngoại lai này là không bao giờ phai" [91 : 36] Chúng tôi thấy rằng chính vì đi vào khai thác cuộc sống mà thơ Xuân Hƣơng đã làm nên khuôn mặt mới cho thơ Nôm Đƣờng luật , ở đó 28 nội dung thơ ca gần gũi vớ i cuộc sống hơn trƣớc nhiều. Gs Lê Trí Viễn chỉ ra rằng: "Cũng là nhằm khai thác cuộc sống, nhưng đi vào thể loại thơ Đường luật trữ tình, thủ pháp "biểu hiện", "thuyết phục và cuốn hút" của Xuân Hương lắm nét riêng biệt . Có nhiều cung bậc trong trữ tình (. . .) nhưng bao giờ cũng nồng cháy bên trong một tấm lòng thiết tha vô hạn với cuộc sống." [91 : 34 - 35]. Về tính chất dân tộc hóa và t ính chất đời thƣờng của thơ Hồ Xuân Hƣơng, Gs Nguyễn Lộc viết: "Dướ i ngòi bút của Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ mà thể tài cho phép (.. .). Bà đã đưa được vào một thể thơ vốn đài các, trang trọng một nội dung thông tục, hàng ngày." [48:11] Gs Lê Trí Viễn không ch ỉ khẳng định tính chấ t dân tộc ở thơ Xuân Hƣơng mà còn ch ỉ ra rằng Xuân Hƣơng đã dân chúng hóa thể thơ Đƣờng luật: "Đường luật là một sản phẩm quí tộc hóa ở nước ta. Thi cử nâng nó lên địa vị quyền thế của một qui tắc có pháp luật trường thi bảo đảm. Nó phải thanh tân, tao nhã, lại phải tr ịnh trọng, nghiêm trang. Nó phả i mang trong nội dung châu ngọc của văn chương hay khuôn phép của đạo lý. Nó phải là lợi khí ở trong tay phéo tắc, khuôn mực, nó ra vào của quyền quí hay ít ra cũng là môn đồ của Khổng Mạnh. Xuân Hương làm ngược tất cả. Bà đường hoàng hạ giá thể thơ cao quí ấy, lôi nó ra khỏi vị trí sang trọng, bắt nó mang một nội dung vô cùng nhân dân, tầm thường và có khi thô lậu nữa. Bà đã dân chúng hóa nó trên một qui mô sâu rộng." [ 91:42] Tóm lại , các nhà nghiên cứu đã quan niệm thống nhất rằng mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣởng là mang tính dân tộc, t ính dân chủ , hết sức dân dã, thông tục, trần tục, đời thƣờng. Chúng tôi muốn nói 29 thêm: những đặc điểm này ở Hồ Xuân Hƣơng đã đạt đến đỉnh cao chƣa từng có trong l ịch sử phát triển thể loại . Ch ỉ cần làm một so sánh: - Về những chủ đề lý tƣởng "ái ưu", lý tưởng "trung hiếu" và phẩm chất kẻ sĩ quân tử , theo thứ tự chiếm tỷ lệ ở: Quốc âm thi tập: : 6,3% 6,3% 14,6% Hồng Đức quốc âm thi tập : 1,5% 2,4% 7,3% Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập : 10,0 % 3,1% 7,4% Trong khi ở thơ Hồ Xuân Hƣơng không có bài nào. - Ngƣợc lạ i , về chủ đề cuộc sống xã hội, đất nƣớc, con ngƣời theo thứ tự chiếm tỷ lệ ở : Quốc âm thi tập : 1,6% 0,4% Hồng Đức quốc âm thi tập : 6,4% 4,8% Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập : 3,1% 3,1 % Trong khi ở thơ Hồ Xuân Hƣởng, tỷ lệ ấy khá cao : 22,5% và 22,5% - Trong khi từ thuần Việ t chiếm tỷ lệ ở Quốc âm thi tập là 89,4%, Hồng Đức quốc âm thi tập là 88,1%, Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập là 92% thì ở Hồ Xuân Hƣơng là 94,8%. - Trong khi ở Quốc âm thi tập, cứ 3,6 câu thơ có một từ Hán Việt , ở Hồng Đức quốc âm thi tập là 4,4, ở Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập là 4,1 thì ở Xuân Hƣơng là 8,7. - Điển cố và thi liệu Hán học ở Quốc âm thi tập là 15%, Hồng Đức quốc âm thi tập là 10,1%, ở Bạch Vân (quốc ngữ) thi tập là 7,3% thì ở thơ Xuân Hƣơng chỉ có 2,2%. 1.3.2.2. Bà huyện Thanh Quan (Nguyễn Th ị Hinh) 30 Sánh vai với Xuân Hƣơng và hoàn toàn khác xa với Xuân Hƣơng trong phong cách là Bà huyện Thanh Quan. Gs Nguyễn Lộc đánh giá cao thơ Nôm Đƣờng luật của hai nhà thơ nữ này: "Dung lượng của thể tài hạn chế và cách luật của nó chặt chẽ . Tuy vậy các nhà thơ Nôm viế t bằng thể thơ Đường Luậ t vẫn có những thành lựu rất đánh kể, như Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan" [48: 11]. Riêng về bà Nguyễn Thị Hinh, Gs có nhận xét: "Còn thơ Đường luật của Bà huyện Thanh Quan, xuấ t hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ , nội dung trang nhã, đặc biệt về âm hưởng thì thơ bà hết sức dồi dào, hấp dẫn. Bà huyện Thanh Quan ch ỉ còn lạ i có mấy bài thơ Đường luật , về phương diện nghệ thuật , có thể nói là những viên ngọc được một người thợ lành nghề mài dũa kỹ lưỡng nên nó lóng lánh trăm nghìn màu sắc." [48: 11]. Xét từ góc độ thể loại , sự có mặt của hai nhà thơ nữ này đã chứng minh sự phong phú , đa dạng của phong cách thể loại , đồng thời khẳng định rằng dòng thơ Nôm Đƣờng luật đến đầu thế kỷ XIX đã có những bƣớc phát triển vƣợ t bậc, đã xuất hiện phong cách tác giả . Chúng tôi thấy rằng ở giai đoạn trƣớc, dòng thơ Nôm Đƣờng luật chỉ xuất hiện phong cách thời đại và phong cách thể loại . Đến bây giờ, đã có thể khẳng định có một phong cách Xuân Hƣơng và một phong cách Nguyễn Th ị Hinh. Nếu giai đoạn trƣớc rút ra bài học không thành công về chức năng tự sự, thì giai đoạn này với Hồ Xuân Hƣơng (và nhiều tác giả khác về sau) đã khẳng định chức năng trào phúng của thơ Nôm Đƣờng luật . 1.3.2.3. Đóng góp cũng rất đáng kể vào quá trình dân chủ hóa là nhà thơ Nguyễn Công Trứ . Nếu thể loại hát nói đƣợc ông vận dụng để diễn đạ t chí nam nhi và triết lý thưởng lạc của mình thì thể loại thơ Nôm 31 Đƣờng luật là cho chủ đề cảnh nghèo và thế thái nhân tình trong thơ ông. Tình cảnh những ngƣời lép vế t rong xã hội , thực chất đạo đức của bọn giàu có bọn bất tài mà hay hại ngƣời , bọn tráo trở gian lận, cái tác hại của đồng tiền đã chà đạp cả nhân nghĩa, đã chi phối mọi tình cảm, mọi quan hệ xã hội , làm rạn vỡ luân lý đạo đức truyền thống đã đƣợc nhà thơ phơi bày, đả kích. Lạ i có khi, vì bế tắc, giận dữ, nhà thơ buột mồm chửi đổng. Gs Nguyễn Lộc cho rằng: "Tiếng nói tố cáo đồng tiền của Nguyễn Công Trứ vừa có màu sắc phong kiến lại vừa có yếu tố nhân dân là vì vậy"[48: 227]. Nguyễn Công Trứ không b ị ảnh hƣởng gì bởi chính sách văn hóa của triều Nguyễn, có thể nói là ngoài vòng cương tỏa . Do vậy ông sáng tác toàn thơ Nôm, ch ỉ có một bài chữ Hán là bài Tự thọ . Nội dung thơ Nôm theo thể Đƣờng luật của ông có thể nói gọn là thơ ký thác tâm sự , hiện thực và triết lý. Đọc thơ ông, có thể thấy rõ mồn một cuộc đời vớ i những thăng trầm buồn vui của ông, những ý nghĩ chân thành, những yêu ghét minh bạch, những cảm xúc sâu sắc, thấm thía. Gs Trƣơng Chính nói về thơ triết lý của ông là "không khô khan trừu tượng, không nêu chung chung về xử thế t iếp vật, mà đó là những cảm nghĩ ông rút ra từ cuộc sống. Không phải giáo điều mà là kinh nghiệm của ngườ i từng trả” [16:42] Về mặt nghệ thuật, thơ Nôm Đƣờng luật của ông có cách diễn đạt hết sức bình dân với cả một hệ thống ngôn ngữ thơ rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Nhiều câu thơ, thậm chí có khi nguyên bài thơ hầu nhƣ đƣợc cấu tạo bởi thành ngữ , tục ngữ và nhà thơ cũng tƣ duy theo cách tƣ duy của thành ngữ , tục ngữ. Gs Trƣơng Chính nhận xét: "Theo chân Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ dùng rất nhiều tục ngữ , ca dao, 32 tiếng địa phương, khi cần, cả t iếng tục (. . .) cốt tìm một cách diễn đạ t thông thường giản dị , nhưng chính lại là sinh động, để đi sâu vào lòng người" [16: 40]. 1.3.2.4 Mở đầu chặng đƣờng nửa sau thế kỷ XIX là Nguyễn Đình Chiểu . Nhà thơ mù lòa này l ại có trái tim yêu nƣớc ngời sáng nhƣ một vì sao, biểu hiện ngay khi có mâu thuẫn với lòng trung quân, "ông đã sáng suốt gạt bỏ mẫu thuẫn bằng cách gạt bỏ sự ngu trung, để rồi suy nghĩ và hành động theo những mực thước của người chiến sĩ yêu nước, yêu dân", "nếu (.. .) ông bạn thân Phan Văn Trị đã " vừa đi vữa đái vẽ nên rồng" , thì ông, tuy mắt mù nhưng ông nghe rất rõ cái tiếng "lão xao" của "xe ngựa" của đám vua quan triều Nguyễn và ông nghĩ: Biết ai thiên tử , biết ai thần?"[44: 81] Trong bài viế t Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu , PTs Mai Quốc Liên đã chỉ ra v ị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong l ịch sử văn học dân tộc: "Nguyễn Đình Chiểu là một gạch nố i lớn, có ý nghĩa chuyển tiếp (.. .) là ngôi sao Hôm (. ..) và là ngôi sao Mai. .." [46: 187]" Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu của trào lưu văn chương giải phóng mà đặc điểm nổi bật là tình cảm yêu nước mãnh liệt gắn bó với tính nhân dân sâu sắc, t ính dân chủ ngày càng được quan tâm thông qua việc miêu tả con người bình thường..." "Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ của đờ i sống hàng ngày, dấu hiệu của mộ t thi pháp nghệ thuậ t mới. Trong trào lưu dân chủ hóa văn chương, Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp tục bước tiến của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, ông đã trở về đến mức nhập thân vào nền văn hóa dân gian." (46: 190). Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gƣơng về lòng yêu nƣớc, về t rách nhiệm, sứ mệnh của ngƣời cầm bút: 33 Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà. Trong thơ ca yêu nƣớc chống Pháp của ông có những lời thơ phỉ báng lên án khi phải đối mặt với bọn ngƣời nhơ bẩn đƣợc tình thế rối ren đƣa lên ngự vì: Lổm xổm giƣờng cao thấy chó ngồi Nhƣng chủ yếu là "những khúc bi tráng, ngợi ca những con ngườ i nghĩa dũng buổi đầu kháng Pháp (.. .) những người anh hùng kiểu mới của thời đại (. . . ) những lãnh tụ kháng Pháp giữ gìn đất nước, bảo vệ dân lành: Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây, Một giấc sa trường phận cũng may." [61: 28] Xuân Diệu đã từng thấy ở nhà thơ mù lòa này cả lòng yêu nƣớc lẫn sự căm thù và đặc biệt là " nước mắt đọng lạ i trong những câu thơ thất ngôn, mà điển hình là mười bài thơ liên hoàn Điếu Trương Công Định như một dòng châu không dứ t ." [20: II: 240] "Nguyễn Đình Chiểu cột chặt nhân nghĩa với nước nhà : Mến nghĩa bao đành cam phận nước, Có nhân nào nỡ phụ tình nhà." [25: 285] 1.3.2.5. Một khuôn mặt tiêu biểu khác của thơ Nôm Đƣờng luật nửa sau thế kỷ XIX, một t rong những đại biểu lớp cuối của một kiểu nhà Nho- kiểu nhà Nho nhân dân - là Nguyễn Khuyến. Đó là một nhân cách trong sáng, một tâm hồn cao thƣợng, khí tiết . Cùng với Tú Xƣơng , ông đã làm nên diện mạo thơ Nôm Đƣờng luậ t những thập kỷ cuố i cùng của thế kỷ XIX. Đây là một trong vài ba nhà thơ Nôm Đƣờng luật xuấ t sắc nhất. Nói nhƣ Phan Ngọc, đến đây, thể loại này đã "biểu lộ năng lực diễn đạt 34 cao nhất [64: 71]. Công trình nghiên cứu tập thể của Viện Văn học Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ đã cho thấy Nguyễn Khuyến là "người mở đầu cho một trường thơ không còn bị chi phối quá chặt chẽ trong các quan niệm công thức, ước lệ của văn học cổ truyền" [12: 7]. Đúng nhƣ Gs Nguyễn Đình Chú, trong bài viết Con đường tìm kiếm bản sắc thơ Yên Đổ đã lƣu ý là: "bút pháp Nguyễn Khuyến đã như một dấu hiệu quan trọng của sự vận động của văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa" [12: 28] Trong quá trình phát triển của thơ Nôm Đƣờng luật, đến Nguyễn Khuyến, nói nhƣ Gs Nguyễn Huệ Chi, đã có "dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc" [12: 44] Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã đóng góp cho thơ luật Đƣờng rất nhiều sáng tạo, vừa chứng tỏ mình đã hấp thụ tinh hoa Đƣờng thi. Gs Lê Chí Dũng nhận định: "Tài năng của Nguyễn Khuyến là ở chỗ ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật , chiếm lĩnh được quan niệm " thi trung hữu họa " chiếm lĩnh được khả năng diễn đạt đến đỉnh cao trong khả năng gắn bó với quê hương đất nước" [12: 283] "nhà thơ khai thác kho tàng ca dao, tục ngữ , thành ngữ , cải tạo chúng lại trong cơ cấu của thơ Đường luật, đồng thời làm cho thơ Đường luật mất cái vẻ đường bệ trang trọng của mình. "[12: 281] 1.3.2.6. Khuôn mặ t tiêu biểu cuối cùng, lại cũng là một nhà thơ xuất sắc: Trần Tế Xƣơng. Trƣớc hết, điều nổi bật ở Tú Xƣơng xét từ góc độ thể loại là tính dân tộc hóa, là tinh thần dân tộc rấ t sâu sắc biểu hiện ở nhiều mặt. Trong tƣ tƣởng, đó "là con người ưu thời mẫn thế , mang tâm trạng u uấ t của kẻ mất nước (.. .) Tú Xương ấp ủ mãi vết thương mất nước ở trong tâm hồn. Chử i cái nhố nhăng của cuộc đời tư sản hóa dưới ách thực dân đế quốc, than sự suy đồi , là muốn bảo vệ tinh thần dân tộc." [ 35 20: II: 137 - 143] Trong bút pháp, nhà thơ thiên về nụ cƣời trào phúng rất Việ t Nam. Ông vừa nối tiếp truyền thống cƣời t rong truyện dân gian, trong ca dao vừa kế tục cái truyền thống đả kích, chán trách thế tục ở những nhà Nho nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ . Xuân Diệu đã bình rất xác đáng về thơ Tú xƣơng: "Khi trữ tình, Tú xương rất thanh tao; khi đả kích, Tú xương nhiều lúc chử i rất phàm; không phải tại tác giả , mà tại chúng nó bẩn thỉu quá đáng" [20: II: 167]. Hơn nữa, cũng xét từ góc độ thể loại, thơ Tú Xƣơng đã đạt đến đỉnh cao về tính dân chủ hóa (democratization) bởi bên cạnh nỗ i niềm thế sự nhân tình, nỗi u hoài về đất nƣớc, về một xã hội giao thời, thơ Tú Xƣơng là thơ ký sự về hình tƣợng con ngƣời thừa của chính mình, chất chứa trong con ngƣời ấy biết bao những lo toan đời thƣờng. Thơ Đƣờng luật lại có hiệu quả nghệ thuật ở thể tài trào phúng, nhờ cấu trúc đối ngẫu và tạo bất ngờ ở câu kết . Nguyễn Phong Nam nhận xét: "Tú Xương sử dụng các thủ pháp gây cười rất tài tình. Phổ biến nhất là tạo thế hẫng hụt ở cuố i bài thơ, hoặc tạo nên những sự đối chọi hình thức. Chẳng hạn ông thường cho câu kết bẻ quặt khỏi hướng phát triển thông thường, nhấn mạnh tính trái ngược giữa cái nghiêm trang và đùa tếu, giữa cá i đê hạ và cao thượng.. ." [61: 54] Tóm lại, giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, qua phân tích ở một số tác giả tiêu biểu, xét từ góc độ thể loại văn học thì vừa khép lại nền văn chƣơng trung đại , vừa bộc lộ dấu hiệu chuyển mình sang nền văn chƣơng cận - hiện đại . Phải chăng nhận định sau đây của Gs Nguyễn Đăng Mạnh mới chỉ thiên về một mặt: " Năm 1858, thực dân mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Đây là một sự kiện chính tr ị , xã hội cực kỳ quan trọng đã có ảnh hưởng kín đến l ịch sử văn học. Nhưng sự ảnh hưởng này ch ỉ làm cho văn 36 học chuyển biến về đề tài, chủ đề chứ chưa khiến nó đổi thay về quan niệm mỹ học và về hệ thống thi pháp (...). Như vậy văn học Việt Nam cho đến hết thế kỷ XIX về đại thể vẫn nằm trong phạm trù của văn học cổ thời đại phong kiến. "[57: 6 - 7]. Đánh giá chặng đƣờng này, Nguyễn Tƣờng Phƣợng và Bùi Hữu Sủng, tác giả cuốn Văn học sử Việt nam hậu bán thế kỷ XIX đã rất sai lầm khi cho rằng thời kỳ 1862 đến 1910 là thời kỳ tan rã của văn chƣơng cổ điển [72: ]. Thật ra, trƣớc những chuyển biến của lịch sử, những thay hình đổi dạng của xã hội thì văn chƣơng cũng chuyển biến mạnh trên con đƣờng tiếp cận với hiện đại. Nó đang chuyển mình chứ không phải tan rã, không phải quẫy chết, thậm chí nó còn bộc lộ hết phần tinh hoa của nó. Nhận định sau đây của Gs Trần Thanh Đạm tuy nhìn chung về nền văn chƣơng thế kỷ XIX trong đó có nhiều thể loại nhƣng chắc chắn có sự đóng góp đáng kể của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật. Ông viết: "Thế kỷ XIX trên toàn bộ là thế kỷ cuối cùng và cũng là thế kỷ lớn nhất của văn chương cổ điển Việt Nam, dù rằng có sự biến đổi sắc thái giữa đầu thế kỷ so với nửa sau thế kỷ. Trong nửa sau thế kỷ 19, kể từ sau sự kiện 1858, do tình hình đất nước chuyển từ thời bình sang thời chiến, trước nguy cơ mất nước đang ngày một lớn dần lên, văn chương Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nội dung tư tưởng và cảm hứng" [23: 11] "Tuy chế độ phong kiến kết thúc trong tủi nhục, song văn chương cổ điển lại kết thúc trong vẻ vang vì đó là bản hợp ca bi tráng của tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam trong giai đoạn bi hùng của lịch sử dân tộc." [23:12]. 1.3.3. Nhìn chung vào giai đoạn phát triển ở đỉnh cao của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật, nghĩa là vào thế kỷ XIX, có thể thấy một di sản văn 37 chƣơng quí giá mà nó để lại. Di sản này, cùng với các thể loại khác, đã góp phần cho cái bất tử của một thế kỷ văn chƣơng , một tập đại thành của văn chƣơng Việt Nam. Trong di sản văn chƣơng mà thế kỷ XIX chuyển giao cho thế kỷ XX có tiếng nói đòi quyền sống con ngƣời, giải phóng cá nhân, quá trình dân chủ hóa cả nội dung lẫn hình thức văn học. Âm hƣởng giải phóng cá nhân, đặc trƣng cốt tủy, tiêu chí đặc thù của văn học tƣ sản, văn học cận - hiện đại, đã trở thành âm hƣởng chủ đạo của văn chƣơng nửa đầu thế kỷ XX, rõ nhất là từ năm 1932, chắc chắn có sự chuẩn bị từ thế kỷ XIX. Trong bài viết Hiểu văn học trung đại trong lịch sử văn học Việt Nam như thế nào cho phải ?, Gs Lê Trí Viễn đánh giá giai đoạn từ giữa thế kỷ XVIII nhƣ sau "một tư trào nhân đạo chủ nghĩa mới xuất hiện, mà trung tâm là sự phát hiện ra con người cá nhân đối lập với con người phong kiến Nho giáo, làm cho văn học, rõ nhất là từ thế kỷ XVIII, từ tính chất vô ngã chuyển thành hữu ngã, từ chỗ chủ yếu là "chí" là "tình "là "đạo "của tâm tư cá nhân trở thành văn học phản ánh và biểu hiện về "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" của cuộc sống." [92: 76] KẾT LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT Trong bài viết Suy nghĩ về thể loại thơ song thất lục bát, PGs Phan Ngọc đã có một ý kiến nhƣ sau: "Một thể loại với tính cách một cấu trúc nghệ thuật, không thể ngay lập tức có ngay được toàn bộ các yếu tố của nó từng yếu tố một phải hình thành dần dần trong lịch sử, cho đến một giai đoạn nào đó, thường là do tài năng của một nhà thơ lớn, các yếu tố này tìm được sự kết hợp trọn vẹn. Lúc đó, nó thành cấu trúc và lúc đó thể 38 thơ bước vào giai đoạn thực sự hình thành. Sau đó nó tiếp tục phát triển đến thời toàn thịnh của nó, trong giai đoạn đó, nó vừa biểu lộ năng lực diễn đạt cao nhất, vừa có tác dụng phát huy ưu thế của nó sang các thể loại khác. Đó là giai đoạn điểm đỉnh (...) Lúc này (...) có một bước chuyển trong lịch sử của hình thức văn học. Sau đó sang giai đoạn mới, nó vẫn giữ những đặc điểm cũ nhưng lại thêm một vài đặc điểm mới, phần nào khác trước, làm cho thể loại càng thêm đa dạng. Cuối cùng, thể loại chuyển sang một thể loại khác, nhưng trước khi chuyển, nó cố gắng lần cuối cùng để phát huy hết thế mạnh của nó, (...). Không phải chỉ có lịch sử song thất lục bát là thế, mà lịch sử thơ bát cú Đường luật, phú, văn tế, văn học chữ Hán ở Việt Nam cũng đều thế ." [64: 71 - 72]. Có thể nói toàn bộ quá trình phát triển thơ Nôm Đƣờng luật mà chúng tôi vừa trình bày ở những trang vừa qua là có sự trùng khớp với nhận định của Gs Phan Ngọc. Qua nhiều thế kỷ, thơ Nôm Đƣờng luật đã tồn tại với tƣ cách một thể loại văn học dân tộc cùng với hai thể loại thuần túy dân tộc là lục bát và song thất lục bát. Đƣờng luật Nôm có lẽ là thể loại duy nhất trong số các thể loại ngoại nhập có sinh mệnh nghệ thuật riêng, thấy rõ nhất là ở thế kỷ XIX, khi nó đã hoàn toàn đƣợc Việt hóa. Thơ Nôm Đƣờng luật đã mang một chức năng văn học mới, chức năng thẩm mỹ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó góp phần khẳng định văn chƣơng thế kỷ XIX tuy " quan niệm văn học, phương pháp văn học, ngôn ngữ văn học, không khí và tập quán văn học có tính chất trung cổ truyền thống" [76: 70] nhƣng đang chuyển hƣớng mạnh cả nội dung lẫn hình thức về một nền văn chƣơng cận - hiện đại. 39 CHƢƠNG HAI: HỆ THỐNG ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỶ XIX Lý luận văn học đã chỉ ra rằng:._.ặt khác nó vẫn coi trọng hiện thực, lƣu tâm đến tính chất cá biệt , cụ thể của sự vật , nhờ vậy độc giả tuổi trẻ ngày nay vẫn có thể lĩnh hộ i . Nhờ có khoảng cách phù hợp, một khi bƣớc vào thế giới nghệ 193 thuật thơ Nôm Đƣòng luật, độc giả sẽ không đến nỗi đi nhầm từ thế giới mỹ cảm ấy vào thế giói hiện thực. Thế giới nghệ thuật này xét đến cùng là có những chỗ tương đồng nhưng chủ yếu là những nét d ị biệt với thế giới nghệ thuật Đường thi và cả với Đường luật Hán . Trong sự giao lƣu văn hoa ỏ đây, rõ ràng ảnh hƣởng của Đƣòng thi không nhất thiết để lại dấu vết trong thơ Nôm Đƣờng luật mà có rất nhiều dấu hiệu của Đƣờng thi đã đƣợc hòa tan trong sức sáng tạo cùa nhà thơ Nôm Đƣòng luật với tƣ cách chủ thể t iếp nhận. Thể loại này do vậy thực sự xứng đáng tiêu biểu cho hiện tƣợng vượt gộp hay t iếp biến t rong thi ca, rộng hơn là sự vượt gộp hay tiếp biến văn hóa (acculturation) thƣờng dƣợc nhắc đến trong văn hoa học. Thơ Nôm Đƣờng luật - trên cơ sở thế giới nghệ thuật này - là một t rong những bộ phận chủ yếu của nền vãn học dân tộc, nơi "bắt đầu cho một thái độ sống của tâm thức con người biết tư duy" [32:2] 2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thơ Nôm Đƣờng luật (thế kỷ XIX) Một mặt , thể loại thơ Nôm Đƣờng luật t rong phạm vi thế kỷ XIX vẫn còn bộc lộ quan niệm con người vũ trụ , con nguời vô ngã, con người tấm lòng . Nhà thơ đã hình dung con ngƣờ i xã hội thông qua con ngƣời vũ trụ , đúng nhƣ Trần Đình Sử nhận định : "Con người vũ trụ là mô hình cơ bản chi phối sự mô tả con người trong thơ văn cổ Việt Nam" . Đồng thời , hầu hết các nhà thơ thuộc kiểu con ngƣời nhà Nho, con ngƣời đứng trong trời đất , lấy tiêu chuẩn đạo lý làm ngƣời để phân biệt, đành giá ngƣời làm theo chuẩn mực và ngƣời bấ t cập chuẩn mực. Họ là những con ngƣời "sách vở" nên tấm lòng "ái 194 ưu" vẫn hằng canh cánh, ngay cả khi lâm vào cảnh ngộ bi đát , họ vừa than thở vừa giễu mình thi chƣa đỗ . . . Mặt khác, thể loại này ở thể kỷ XIX cũng đã bộc lộ sự đổi mới quan niệm con ngƣờ i . Bên cạnh con ngƣời tự nhiên (con ngƣơi vũ trụ), đã có thể nói đến sự xuất hiện quan niệm về con người cá nhân, con người hữu ngã , mà biểu hiện trƣớc hết là con người tự khẳng định, con người có cá tính , với tất cả khát vọng tự do và lòng tự tin, tự hào của nó. Tài hoa trong nghệ thuật là biểu hiện tài năng con ngƣời , rất đƣợc đề cao, đƣợc quan niệm nhƣ là một tiêu chuẩn đạo đức con ngƣời , nhất là vào nửa đầu thế kỷ. Chẳng phả i Hồ Xuân Hƣơng đã từng tự hào là ngƣời t rí thức của thời đại qua lời thơ : "Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ. Lại dây cho ch ị dạy làm thơ " đấy sao ? và chẳng phả i " Chí làm trai" nhƣ một mục tiêu của con ngƣờ i kẻ sĩ trong cuộc sống Nguyễn Công Trứ đấy sao ? Tất nhiên, khi đã có một quan niệm nhƣ vậy thì cái nhìn truyền thống bắt đầu lung lay, thay đổi là điều dễ hiểu, bởi đã có sự "chuyển hệ " tƣ tƣởng. Chẳng hạn, cái nhìn về "Ông trời" giờ đây đã khác hẳn với hàng chục thế kỷ trƣớc. Còn đâu ý nghĩa thiêng liêng cao cả trong hình ảnh đấng tối cao nắm giữ then tạo hóa chứng giám cho con ngƣời và muôn việc ở đời ! Nhà thơ quay về với cuộc sống đời thƣờng với biết bao ý nghĩa nhân bản của nó. Vào nửa sau thế kỷ XIX, sự thay hình đổ i dạng của xã hội Việt Nam đã làm thay đổ i quan niệm về con ngƣời . Hoà trong bức tranh chung của cái xã hội nửa Ta nửa Tây nhố nhăng loạn x ị là những con người-mà-chẳng-ra- người . Con ngƣời nho sĩ truyền thống từng xứng đáng đƣợc tôn vinh là hiện thân của trí thức, văn hóa, đạo đức, giờ đây bỗng trở nên trống rỗng, nhẹ 195 tâng, kể cả khi leo lên đến đỉnh cao danh vọng (Vịnh tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến) Nói chi đến những ông Cử chẳng ra ông Cử và quan cũng chẳng ra quan !. . Quả thật các nhà thơ đã tìm một định hƣớng dùng cho phƣơng thức tƣ duy nghệ thuật của mình, đi nhanh từ những gì là công thức ƣớc lệ đến với hiện thực ngồn ngộn của cuộc sóng. Nêu cho rằng:"Quan niệm thẩm mỹ thờ i phong kiên, nói chung lấy chuẩn mực của cái đẹp và chân lý ở quả khứ . Càng cố xưa càng coi là lý tưởng" [57:10-11] thì quan niệm thẩm mỹ (nghệ thuật) ỏ đây có khác, đã có nhiều biểu hiện phá vỡ hệ thống thi pháp cổ ấy. Chuẩn mực của cái Đẹp và chân lý nghệ thuật ỏ đây là con ngƣời , là cuộc sống thực tại , là vận mệnh nhân dân và dân tộc. 3. Kết luận chung Trên cơ sở sự khảo sát thể loạ i ở thế kỷ XIX, đến đây cũng có thể kết luận đƣợc về cái mã của thơ Nôm Đƣờng luật. Đó là sự chuyển hóa, sự hỗn dung, sự vượt gộp hay t iếp biến giữa cái mã Đường thi và cái phản mã Đường thi. Nhƣ vậy là: • Một mặt , nhà thơ vẫn chấp nhận "có một chân lý vĩnh viễn tồn tại xuyên qua những thay đổi bên ngoài" [ :72] Nhà thơ muốn thể hiện cái nội dung "khẳng định một sự bất biến của chân lý vạn vật nhất thể . . . •Mặt khác, nhà thơ lại có xu hƣớng phủ định hệ tƣ tƣỏng của Đƣờng thi, muốn phá vỡ những quy này phạm nọ . Có thể nói, sự hỗn dung trong quan niệm về lối sống là tiền đề cho sự hỗn dung trong kiểu tƣ duy nghệ thuậ t : giữa phong cách bác học và phong cách dân gian, trong đó, nổi trội hơn chính là phong cách dân gian, không ch ỉ ổ chỗ phong cách dân gian biểu hiện bằng nhiều mặt, đặc biệt là qua ngôn 196 ngữ , tồn tại trong đại đa số bài thơ, câu thơ, mà còn ở chỗ nó làm nên vẻ đặc sắc thể loại . Từ thơ Nôm Đƣờng luật , có thể nghĩ đến những đặc trưng của nền văn chương chữ Nôm. Nếu văn chƣơng chữ Hán, trong đó có thơ Đƣờng luật chữ Hán, thiên về mặ t bác học, ch ịu ảnh hƣởng của triết học phƣơng Đông, của ý thức hệ phong kiến, thì văn chƣơng chữ Nôm lại thiên về mặ t dân gian, chủ yếu là tiếp nhận đƣợc từ nhân dân, từ nền văn hóa dân gian những tƣ tƣởng, nghệ thuật nói chung là tiến bộ , lành mạnh. Từ thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX, cũng có thể xác định xu hướng văn chương thế kỷ XIX - là thế kỷ thức t ỉnh của bản ngã - trong quá trình phát triển l ịch sử văn học Việt Nam nhƣ nhà nghiên cứu Thái Hòa đã chỉ ra : "Có thể nói l ịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX là quá trình con ngườ i "tự nhận thức", "tự khẳng định cái tôi" của mình. Ở thời kỳ đầu, cái "tôi" hòa nhập với cái "ta", mội thời kỳ văn chương vô ngã kéo dài, đến thế kỷ XVIII (rõ nhấ t là thế kỷ XIX), văn chương là con ngườ i tự khẳng định bản ngã của mình, để đến đầu thế kỷ thứ XX (nhất là từ 1930 - 1945) thì cái "tôi" mới thực sự hiện ra một cách rõ nét và điển hình nhất" [32:4] Từ thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX, có thể suy nghĩ về một quy luật trong giao lưu văn học. Nêu trong "Sổ tay văn hóa Việt Nam", mục "Văn học" nhận định: "Rõ ràng dù vay mượn, ông cha ta vẫn không giữ y nguyên cải vay mượn trong khuôn khổ đã quy định , mà lúc nào cũng có xu hướng phá vỡ ra, phát triển thêm, cải tạo cho phù hợp với cách thẩm âm, thẩm mỹ của người Việt Nam." [15:188] thì có thể nói thơ Nôm Đƣờng luật xứng đáng làm tiêu biểu cho mọi thể loại có hình thức là một thể thơ ngoại nhập, bởi nó 197 thể hiện tập trung nhất , thành công nhất quá trình Việt hóa thể thơ ấy. Hơn ở đâu hết , chính ở thể loại văn học dân tộc độc đáo này, có sự gặp gỡ, giao lƣu, chuyển hóa giữa hai nền văn chƣơng : bác học và dân gian. Từ thơ Nôm Đƣòng luật thế kỷ XIX, chúng tôi không thể không nghĩ đến Boileau và Diderot. Có thể nói, thể loại này, rõ nhất ở thế kỷ XIX, là thể loại vừa "cao quý" vừa "thấp kém" bởi nó vừa có chất bi vừa có chất hài , vừa có mảng thơ xƣng tụng giọng anh hùng ca về những con ngƣời trung nghĩa vừa có mảng thơ châm biếm trào phúng lũ ngƣờ i hèn hạ xấu xa. Trong quan niệm của nhà thơ, có sự gắn bó toàn diện, sâu sắc với hiện thực cuộc sống nhân dân, nhƣ Diderot (Ì713 -1784) của nền văn học hiện thực Pháp "Những gì thường gặp nhất trong tự nhiên đều đã từng làm mẫu mực đầu tiên cho nghệ thuật". (Dẫn theo Phƣơng Lƣu, "Một quan niệm văn nghệ góp phần báo hiệu cho Cách mạng Pháp", Tạp chí văn học số năm 198 , (tr. 13-14). Ở thể loại này không còn có sự xa cách giữa đề tài "cao quý" và "thấp hèn" - một sự phân biệt thiếu dân chủ. Ngƣợc lại, thơ Nôm Đƣờng luậ t , nhất là ở thế kỷ XIX, lại chứa đựng nội dung dân chủ và đậm đà tính nhân dân, đúng nhƣ nhận định của GS Lê Trí Viễn : "Thơ Đường cũng có phong cách trang trọng như phú, nhưng vào Việt nam, trong tay các thiên tài, nó sẵn sàng mở rộng lòng đón nhận bất kỳ nộ i dung nhân dân nào. Nhiều bài thất ngôn bát cú của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã đậm đà màu sắc quảng đạ i nhân dân" [90:145]. Tất nhiên là thơ Nôm Đƣờng luật không thể không ch ịu ảnh hƣỏng của tƣ duy nghệ thuật cổ trung đại phƣơng Đông, quan niệm nghệ thuật về thế giới và về con ngƣời của nhà thơ Dƣờng Trung Quốc, có sự vay mƣợn chai 198 liệu nghệ thuật và cả kỹ thuật làm thơ . .. nhƣ là một quy luật , rất phổ biến trong giao lƣu văn hóa, nhƣng dƣờng nhƣ chủ yếu là do mối quan hệ tƣơng đồng về điều kiện l ịch sử , xã hội, đặc điểm chung của tâm hồn con ngƣời Á Đông, nhƣ Nguyễn Văn Dân, trong công trình "Những vấn đề lý luận của văn học so sánh" đã khẳng định : "Người ta ch ỉ có thể vay mượn những gì đồng điệu với quan điểm tư tưởng của mình" [tr 46-47]. Hơn nữa, quan trọng nhất , đáng quí nhất là nhà thơ đã ti ếp nhận bằng con đƣờng Việt nam hóa, biết gạt bỏ những gì xa lạ vớ i cảm thức của ngƣờ i Việt nam, nghĩa là sự t iếp nhận có cách tân và đầy sáng tạo. Phải chăng chính nhờ vậy, mặc dù sinh mệnh nghệ thuật của thể loại thơ Nôm Đƣờng luật đã chấm dứt vào đầu thế kỷ XX nhƣng tinh hoa của nó vẫn mãi mãi tồn tại. Bài thơ "Sông Lấp" của Tú Xƣơng chẳng phả i là một thực tế hùng hồn chứng tỏ thơ Đƣờng luật đã phát huy ƣu thế của nó sang thể lục bát trong thủ pháp dồn nén cảm xúc xuống dòng thơ cuối cùng, tạo vẻ đẹp hàm súc, cô đọng - đó sao ? Trong nền văn chƣơng hiện dại Việ t Nam, thể thơ Đƣờng luậ t tồn tại t rong thể loại thơ Quốc ngữ luật đƣờng (hay thờ Đƣờng luật chữ quốc ngữ), nhất là trong thơ trào phúng. Nhƣ vậy, "cho đến ngày nay, thơ Nôm luật Đường không phả i không còn có v ị trí trong nền thơ ca hiện đại" (39:I 24). Tóm lại, đối vớ i thể loại thơ Nôm Đƣờng luật , khi khảo sát giai đoạn từ Hồ Xuân Hƣơng đến Trần Tế Xƣơng, Luận án đã hệ thống hóa, so sánh, phân tích và lý giải : Thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX là một chỉnh thể nghệ thuật , tạo nên đƣợc một thế giới nghệ thuật riêng, bộc lộ một quan niệm nghệ thuật riêng về con ngƣời . Nhìn chung, có một sự thống nhất giữa các hệ thống, từ đề tài - chủ đề , không - thời gian đến ngôn ngữ. Thiên nhiên trong thơ Nôm 199 Đƣờng luật là thiên nhiên khách thể và cụ thể chứ không ch ỉ là thiên nhiên chủ - thể , không phả i là thiên nhiên quan hệ. Không gian vũ trụ , thời gian vũ trụ tuần hoàn theo chu kỳ, ngôn ngữ có tính hàm súc, có sức gọi , mang tính khái quát, ƣớc lệ , bộ phận từ Hán - Việt, câu thơ mang tính chất vô nhân xƣng, .. . thƣờng gắn bó với đề tài v ịnh sử , v ịnh truyện, chủ đề t riế t lý nhân sinh, khắng định đạo lý và khí tiết nhà Nho, góp phần khẳng định chỗ gần gũi với Đƣòng thi, Đƣòng luật Hán, chứng tỏ thể loại này thuộc phạm trù văn chƣơng Trung đại . Không - thời gian sinh hoạt đời thƣờng và tâm trạng cá nhân, không gian xã hội nông thôn - đô thị , thời gian sự kiện l ịch sử , ngôn ngữ văn học dân gian, nhũng lớp từ thuộc bộ phận khẩu ngữ, nói lái, chơi chữ , sự xuất hiện ngày càng nhiều đại từ nhân xƣng, hƣ từ , từ tƣợng thanh, từ thuần Việt, trong đó có vai trò quan t rọng của từ láy âm, danh từ riêng ch ỉ ngƣời và địa điểm, ... lại là những nét cơ bản làm nên đặc trƣng thể loại , thuồng là gắn với đề tài tự vịnh, tự thuật , tự trào, hoặc cuộc sống xã hội, đất nƣớc, chủ đề tâm sự , khát vọng cá nhân, .. . và chủ đề yêu nƣớc, đều nhấn mạnh phạm vi hậu trung đại , và là những yếu tố dự báo cho nền văn chƣơng hiện đại . Về nhịp điệu câu thơ Nôm Đƣờng luật thế kỷ XIX, nhìn chung là gần gũi với Đƣờng thi ở nhịp 4-3, hoặc 2-2-3, hoặc 2-5 (chẵn trƣớc, lẻ sau) và rất Việt nam ở nhịp 3-4, nhƣ mộ t phản mã Đƣờng thi, thiên về kiến trúc đối xứng và thƣờng có một hƣ từ, đặc biệt là quan hệ từ "mà"ở vị trí âm tiết thứ 4. Về ngôn ngữ , có thể nói đây là thứ ngôn ngữ phức hợp, chứa trong nó cái độ căng (tension) thể loại . Từ việc khẳng định những kết quả nghiên cứu nhƣ ở trên đã nêu, Luận án có những đóng góp mới trong lĩnh vực chuyên ngành Văn học Việt nam. 200 Một là, về lịch sử văn học, Luận án góp phần cho việc nghiên cứu giai đoạn văn học hạ trung đại (hoặc hậu trung đại) - mà vẫn có nhà nghiên cứu khẳng định là giai đoạn văn học phục hƣng của Việt Nam thêm rõ nét hầu có thể nhanh chóng đi đến sự nhất t rí giữa các nhà nghiên cứu. Hai là, về thi pháp học, Luận án là một thể nghiệm về cách t iếp cận thi pháp thể loại , góp phần bổ sung, hoàn ch ỉnh, làm phong phú thêm, rõ nét hơn di ện mạo thể loại thơ Nôm Đƣờng luật . Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án có thể bổ sung chuyên đề giảng dạy về thể thơ Đƣờng luật , về thể loại và thi pháp thể loại , gợ i ý cho cán bộ giảng dạy và giáo viên trong giảng văn đối với những bài thơ từ Hồ Xuân Hƣơng đến Tú Xƣơng đƣợc làm theo thể Đƣờng luật . Ngoài ra, nên chăng coi thế kỷ XIX nhƣ một giai đoạn văn học trong khi phân kỳ lịch sử văn học? 201 THƢ MỤC THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1.Nguyên An - Cái độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật của bài thpư Bạn đến chơi nhà - Văn nghệ số 28 (14-7-1990) 2. M.Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Phạm Vĩnh Cƣ dịch, Trƣờng viết văn Nguyễn Du xb, Hn, 1992 3. Hoa Bằng - Quốc văn đời Tây Sơn , Sg, Vĩnh Bảo xb, 1950 4. Phan Kế Bính - Việt Hán văn khảo , Hn, Trung Bắc Tân Văn xb, 1930 5. Nguyễn Phan Cảnh - Ngôn ngữ thư- Hn , Nxb ĐH-GDCN, 1987 6. Nguyễn Sĩ Cẩn- Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ" văn cổ Việt Nam . Hn, Nxb GD, 1984 7. Nguyễn Tài cẩn - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt - Hn. Nxb, KHXH. 1979 8. Trần Duy Chân - Những bài giảng về thi pháp học cấu trúc - Chƣơng trình BTKT cho NCS. ĐHSP. TPHCM, 1995 9. Francois Cheng- Bút pháp thơ ca Trung Quốc (Ecriture poétique Chinoise) Nguyễn Khắc Phi d ịch. Paris, 1997 10. Nguyễn Huệ Chi (cb) Nguyễn B ỉnh Khiêm danh nhân văn hóa - Hn, Bộ VHTT-TT xb, 199] 11. Nguyễn Huệ Chi - Con đường giao t iếp của văn học cổ Trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực - Văn học số 1 - 1992 12. Nguyễn Huệ Chi (cb) Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và thơ - Hn, Nxb KHXH, 1992 202 13. Trƣơng Chính - Cha ông ta đã phấn đấu như thế nào để ngôn ngữ văn học dân tộc ngày càng trong sáng và phong phú - Ngôn ngữ số 2 -1972 14. Trƣơng Chính - Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm? Văn học số 2 - 1973 15. Trƣơng Chính - (và. ..) Sổ tay văn hóa Việt Nam - Hn, Nxb Văn hóa, 1978 16. Trƣơng Chính - Thơ văn Nguyễn Công Trứ Hn, Nxb Văn học, 1983 17. Hƣ Chu - Để hiểu thơ" Đường luật - Nxb Nguyễn Hiến Lê. Sài Gòn, 1958. 18. Phan Trần Chúc - Văn chương quốc âm về thế kỷ XIX - Sài Gòn, 1960. 19. Hồng Dân - Bước dầu tìm hiểu về ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu . Ngôn ngữ số 3 - 1972. 20. Xuân Diệu - Các nhà thơ cổ điển Việt Nam . Tập I : 1981, Tập II : 1987 (tái bản) Hn, Nxb Văn học. 21. Lê Tiến Dũng - Tìm hiểu tác phẩm văn học . Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1991. 22. Nguyễn Sĩ Đại - Một số đặc trưng nghệ thuậ t của thơ tứ tuyệt đời Đường . Luận án PTS. Hà Nội , 1995. 23. Trần Thanh Đạm - Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam chương thời kỳ hiện đại . (chuyên đề) ĐH Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh, 1995. 24. Nguyễn Kim Đính - Một số vấn đề về thi pháp của nghệ thuật ngôn từ - Văn học số 5,6/1985. 25. Trần văn Giàu - Triết học và tư tưởng . Nxb TP. HCM., 1988. 203 26. A.Gurevich - Những phạm trù văn hóa trung cổ . (Hoàng Ngọc Hiến dịch) Nxb Nghệ thuật M., 1972. (ĐHSP Hà Nội I quay ronéo). 27. Nguyễn Thị Bích Hải - Thi pháp thơ Đường. Nxb Thuận Hóa, Huế , 1995. 28. Nguyễn Thị Bích Hải - Thử đề xuất một hướng tiếp cận thơ Đường luật . Thông tin khoa học ĐHSP. TP. HCM., số năm 198 . 29. Dƣơng Quảng Hàm - Việt Nam Văn học sử yếu. Bộ GD (Sài Gòn). Trung tâm học liệu tái bản, 1968. 30. Dƣơng Quảng Hàm - Văn học Việt Nam. Bộ GD (Sài Gòn). Trung tâm học liệu tái bản, 1968. 31. Đỗ Đức Hiểu - Đổi mới phê bình văn học. Nxb KHXH - Nxb Mũi Cà Mau, 1993. 32. Thái Hòa - Nỗi giật mình của Nguyễn Công Trứ - Bách khoa văn học, số 8 - 1991. 33. Bùi Công Hùng - Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca , Nxb KHXH, Hà Nội , 1983. 34. Roman Jakobson - Thi pháp học. Trần Duy Châu d ịch. ĐHSP. TP. HCM, 1994. 35. Đinh Gia Khánh - Văn học cổ Việt Nam. Tập I. Hn. Nxb GD, 1964. 36. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) - Phong cách tiếng Việ t . Hn. Nxb GD, 1993. 37. Thanh Lãng - Văn chương chữ Nôm. Phong trào Văn hóa xb, Sài Gòn, 1953 204 38. Đặng Thanh Lê - Hồ Xuân Hương và dòng thơ Nôm Đường Luật . Tài liệu bồi dƣỡng GV để dạy Văn 10 mới. ĐH Sƣ Phạm Hà Nội I, 1990. 39. Đặng Thanh Lê (và . . .) - Văn học Việt Nam nữa cuố i thế kỷ XVIII nửa đầu thể kỷ XIX. Hn. Nxb GD, 1990. 40. Đặng Thanh Lê - Tiếp cận một số vấn đề t iếp nhận ngôn ngữ và tư tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ trung dại . Văn học số 2/1995. 41. I.S.Lisevich - Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa. ĐHSP. TP. HCM. xb, 1993. 42. D.X.Likhasev - Thi pháp văn học Nga cổ xưa. L.1967. Phan Ngọc dịch. ĐH Tổng Hợp Hà Nộ i , 1970. 43. Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư. Tập II. Hn. Nxb KHXH tái bản, 1967. 44. Mai Quốc Liên - Nhà thơ, cơn bão, và những cánh hoa. Nxb TP. HCM., 1979. 45. Mai Quốc Liên - Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn. Sở VH và TT Nghĩa Bình, 1985. 46. Mai Quốc Liên - Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ . Sở VH - TT Nghĩa Bình, 1986. 47. Tạ Ngọc Liễn - Về t ính dân tộc trong thơ cổ, trung đại Việt Nam. Văn học số II/1994. 48. Nguyễn Lộc - Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. (G.trình) TTĐTTX Đại Học Huế xb, 1995. 49. Phan Trọng Luận (và .. .) - Môn Văn và Tiếng Việt . Tập I. Hn. Bộ GD và ĐT xb, 1995. 205 50. Luận Ngữ . Trí Đức tòng thơ xb, Sài Gòn. (Dịch giả: Đoàn Trung Còn). 51. Phƣơng Lựu - Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc. Hn. Nxb GD, 1989. 52. Phƣơng Lựu - Nhìn qua lý luận thơ cổ điển Việt Nam. Văn nghệ (HNV) số 25 ngày 23-6-1990 . 53. (Phƣơng Lựu ) Bùi Văn Ba - Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam . Luận án Tiến sĩ . Hn, 1991 (Ký hiệu LA 6603 Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) 54. Đặng Thai Mai -Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. Nghiên cứu văn học số 7/1961. 55. Đặng Thai Mai - Nguyễn Trãi. Văn học số 6/1976. 56. Đặng Thai Mai - Xã hội sử Trung Quốc . Hn. Nxb KHXH, 1994. 57. Nguyễn Đăng Mạnh - Dạy văn ở trường phổ thông cấp 2. Vụ giáo viên, Bộ GD và ĐT,Hn ,1993 58. Mạnh Tử (Thƣợng) - Trí Đức tòng thơ xb, Sài Gòn (Dịch giả : Đoàn Trung Còn ) 59. Lạc Nam - Tìm hiểu các thể thơ, từ thơ cổ phong đến thơ luật . Hn. Nxb Văn học, 1993 . 60. Nguyễn Nam - Bước đầu tìm hiếu phương thức thể hiện từ láy trên chữ Nôm . Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông. Viện Ngôn ngữ học, Hà nội , 1986. 61. Nguyễn Phong Nam -Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Giáo trình). TTĐTTX. Đại Học Huế , 1995. 206 62. Phan Ngọc ( Nhữ Thành) - Tìm hiểu tứ thơ của thơ Đường - Văn học số 1/1982. 63. Phan Ngọc - Tìm hiểu sự đối xứng trong văn học . Văn học số I/1983. 64. Phan Ngọc - Suy nghĩ về thể loại thơ song thấ t lục bát. Sông Hương số 9/1984. 65. Phan Ngọc - Thơ là gì ? . Văn học số I/1991. 66. Phan Ngọc - Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học. Nxb Trẻ , TP. HCM, 1995. 67. Phạm Thế Ngũ - Khảo luận về thơ cũ Trung Hoa. Phạm Thế xb, Sài Gòn, 1968. 68. Bùi Văn Nguyên (và .. .) - Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại . Hn . Nxb KHXH, 1971. 69. Bùi Văn Nguyên ( và . . .) - Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII. Hn. Nxb GD, 1989. 70. Óoc-lốp - Nhịp điệu, thời gian , không gian - (Biên bản phiên họp của Hội đồng nghiên cứu Tổng hợp về sự sáng tạo nghệ thuật Liên Xô- Nedelia) - Nguyễn Văn Kiệm dịch. Thƣ viện Viện Văn học DL 1987. 71. M.F.Ốp-xi-a-nhi-cốp -(chủ biên )- Mỹ học Mác-Lê nin. Tập I. Phạm Văn Bích d ịch. Hn. Nxb Văn hoá, 1987. 72. Nguyễn Tƣờng Phƣợng ( và .. .) - Văn học sử Việt Nam hậu bán thể kỷ XIX. Sài Gòn, 1956. 73. Nguyễn Ngọc San - Từ Hán Việt và từ thuần Việt . Văn nghệ (HNV) số 38 ra ngày 17/9/1994. 74. Trần Đình Sử ( và . . .) - Lý luận văn học (3 tập) - Hn. Nxb GD, 1987. 207 75. Trần Đình Sử - Những thế giớ i nghệ thuật thơ. Hn. Nxb GD, 1995. 76. Bùi Duy Tân - Vấn dề thể loại trong Văn học Việt Nam thời cổ . Văn học số 3 - 1976. 77. Bùi Duy Tân - Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời Trung đại: Tiếp nhận -cách tân -sáng tạo. Văn học số I/1992. 78. Bùi Duy Tân - Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học Nôm ở Việt Nam. Văn học số 2/1995. 79. Bùi Duy Tân - Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thể kỷ XVII (Giáo trình ). Đạ i Học Huế , 1995. 80. Nguyễn Kim Thản - Các ngôn ngữ , chữ viết ở Việt Nam. Việt Nam, đất nước, l ịch sử,văn hóa (Nhiều tác giả) Hn. Nxb Sự Thật , 1991 . 81. Lã Nhâm Thìn - Thơ Nôm Đường luật , từ Quốc âm thi tập của. Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương. Luận án PTS. ĐHSP Hà Nội I, 1993. 82. Đồ Kim Th ịnh - Quan niệm đạo đức và thẩm mỹ của Nguyễn B ỉnh Khiêm - Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật số 6 - 1991. 83. Chu Quang Tiềm - Tâm lý Văn nghệ - Khổng Đức Đinh Tấn Dung d ịch. Nxb.TP. HCM, 1991. 84. Cù Đình Tú - Phong cách học và đặc điểm tu từ t iếng Việt - Hn. Nxb GD, 1994. 85. Từ điển Văn học (2 tập). Hn. Nxb KHXH. Tập I : 1983, Tập II : 1984 86. Từ điển Thuậ t ngữ Văn học. Hn. Nxb GD, 1992 208 87. Ủy ban khoa học xã hội - Lịch sử Việt Nam . TậpI, Hn. Nxb KHXH, 1971. 88. Lê Trí Viễn - Vài ý kiến về câu thơ lục bát và câu thơ lục bát của Nguyễn Du. Tập San Đạ i học Sư phạm Hà Nội I năm 1974. 89. Lê Trí Viễn - Những bài giảng văn ở Đại học . Hn. Nxb GD, 1982 90. Lê Trí Viễn - Đặc điểm l ịch sử văn học Việt Nam. Hn. Nxb ĐH và THCN, 1987. 91. Lê Trí Viễn - Thơ Hồ Xuân Hương (chuyên đề sau Đại học) ĐH Sƣ Phạm TP. HCM, 1989. 92. Lê Trí Viễn -Hiểu văn học trung đại trong văn học Việt Nam như thế nào cho phải ? Khoa học xã hội số 2/1989. 93. Lê Trí Viễn - Đặc trưng của văn học trung đạ i Việt Nam (chuyên đề NCS) ĐH Sƣ Phạm TP. HCM, 1995. 94. Lê Trí Viễn - Giáo trình tổng quan văn chương Việ t Nam. TTDTTX Đại Học Huế , 1995. 95. Lê Trí Viễn -Một đời với văn (2 tập) Nxb GD và ĐHSP TP. HCM. xb, 1989 97. Viện Khoa học xã hội - Sở Văn hoá thông tin TP. HCM - Nguyễn B ỉnh Khiêm trong l ịch sử phát triển văn hóa dân tộc. TT Nghiên cứu Hán Nôm, 1991. 98. Đông Chu (Nguyễn Hữu Tiến) - Cổ xúy nguyên âm. Cuốn thứ nhì. Hn. Đông kinh ấn quán, 1918. * CHỮ NÔM : 209 98. Nguyễn Văn San - Quốc văn tùng ký (Ký hiệu AB 383 Thƣ viện thông tin KHXH). B. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI: I. Tiếng Anh : 99. Đoàn Văn An - A brief history of Vielnamese lilerature. Asian Culture . - Saigon, 1961, No 2. 100. Danziger Marlies K. Johnson W. Stacy - An introductitm to the study of literature . D.C. Heath and Co., Boston, 1965. II. Tiếng Pháp: 101. Nguyen Khac Vien et Huu Ngoc - Littérature Vietnamienne - Fleuve rouge, Editions en Langues étrangères.,1979. 102. Huu Ngoc et Francois Corrèze - Ho Xuân Huong ou le voile déchiré - Fleuve rouge, 1984. III. Tiếng Trung: 103 104 105 210 PHẦN PHỤ LỤC BẢNG BIỂU SỐ 1: HỆ THỐNG HÓA VỀ ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ STT Tác giả t iểu b iểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Hồ Xuân Hƣơng 38 12 4 13 8 2 Phạm Th ái 3 1 1 1 3 Tr ịnh Hoà i Đức 6 5 1 4 Ngu yễn Công Chứ 40 3 13 6 18 5 Nguyễn Thị Hinh 6 6 6 Phan Thanh Giản 10 3 1 5 2 6 7 Bùi Hữu Nghĩa 13 2 6 4 1 3 6 8 Huỳnh Mẫn Đạt 11 5 4 1 1 3 9 Nguyễn Hữu Huân 4 1 4 4 10 Nguyễn Đình Chiểu 32 3 1 1 4 1 29 11 Tôn Thọ Tƣờng 14 3 10 1 12 Phan Văn Trị 32 7 25 10 26 13 Lê Quang Chiểu 15 4 10 11 14 Nguyễn Khuyến 68 12 8 3 16 33 22 22 15 Nguyễn Văn Lạc 9 3 3 1 5 3 16 Chu Mạnh Trinh 21 21 17 Nguyễn Thiện Kế 5 5 5 18 Trần Tế Xƣơng 107 8 35 65 6 19 Khu yế t danh và mấy bài thơ l ẻ 16 2 1 1 3 10 12 Tổn g Cộn g 450 48 67 56 62 64 122 118 131 93 125 Tỷ lệ % 10 ,7 14 ,8 12 ,4 13 ,8 14 ,2 27 ,1 26 ,2 29 ,1 20 ,7 27 ,7 211 Ghi chú : 1. Số bài thơ 2. Số bài thơ có đề tài, chủ đề thiên nhiên 3. Số bài thơ có đề tài, chủ đề vịnh sử , vịnh truyện, vịnh vật 4. Số bài thơ có đề tài, chủ đề triết lý nhân sinh, khẳng định đạo lý 5. Số trung bình của cột (3) và (4) 6. Số bài thơ có đề tài tự vịnh, tự thuậ t , tự t rào . . . 7. Số bài thơ có chủ đề tâm sự , khát vọng cá nhân. 8. Số bài thơ có đề tài cuộc sống xã hội, đất nƣớc, con ngƣờ i . 9. Số bài thơ có chủ đề yêu nƣớc. 10. Số t rung bình của các cột (6), (7) 11. Số t rung bình của các cột (8), (9) 212 BẢNG BIỂU SỐ 2 : HỆ THỐNG HÓA VỀ NGÔN NGỮ THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT STT Tác giả tiêu biểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Hồ Xuân Hƣơng 40 6 31 73 15 32 32 32 100 15 2 Phạm Thái 14 2 3 10 1 0 7 0 10 0 3 Trịnh Hoài Đức 27 6 10 15 2 0 2 0 10 2 4 Nguyễn Công Trứ 54 16 71 41 0 22 32 2 100 10 5 Nguyễn Thị Hinh 32 0 32 13 4 0 0 0 12 3 6 Phan Thanh Giản 5 8 8 11 4 1 5 0 22 2 7 Bùi Hữu Nghĩa 3 3 27 30 6 1 5 0 60 2 8 Huỳnh Mẫn Đạt 13 15 6 29 4 0 0 0 24 1 9 Nguyễn Hữu Huân 3 3 9 2 0 0 2 0 17 1 10 Nguyễn Đình Chiểu 20 41 27 26 17 5 16 0 50 5 11 Tôn Thọ Tƣờng 4 11 4 2 2 4 13 0 39 5 12 Phan Văn Trị 6 20 106 37 9 1 16 0 40 5 13 Lê Quang Chiểu 24 4 18 32 2 1 6 0 54 2 14 Nguyễn Khuyến 51 21 180 70 19 10 16 4 361 134 15 Nguyễn Văn Lạc 0 0 10 26 8 0 2 0 27 2 16 Chu Mạnh Trinh 37 14 14 33 3 3 6 0 47 9 17 Nguyễn Thiện Kế 0 0 10 6 19 0 5 0 20 3 18 Trần Tế Xƣơng 32 5 93 123 54 14 16 10 109 98 19 Khuyế t danh và mấy bài thơ lẻ 18 7 41 21 14 0 11 0 73 4 TỔNG CỘNG 383 182 807 600 183 94 190 48 1180 308 213 Ghi chú: 1. Tổng số từ mang tính ƣớc lệ 2. Tổng số điển cố, điển tích văn học 3. Tổng số từ Hán - Việ t 4. Tổng số từ láy âm 5. Tổng số danh từ r iêng ch ỉ nguôi và địa điểm 6. Tổng số thuộc bộ phận ngôn ngữ văn học dân gian 7. Tổng số khẩu ngữ 8. Tổng số từ nói lái, chơi chữ 9. Tổng số hƣ từ 10. Tổng số đại từ nhân xƣng. CÂU THƠ NGẮT NHỊP 3-4 1 . Thơ Hồ Xuân Hương - Chị cũng xinh / mà em cũng xinh 2. Thơ Trịnh Hoài Đức - Trọn đạo con / là trọn đạo tôi 3. Thơ Nguyễn Công Trứ - Những giữ miệng / đà không dám nói - Vƣòn hoa kia / để ai rong rả - Chửa chán ru / mà quấy mãi dây - Đà dễ rồi / còn muốn dễ dƣng - Vì chữ "thòi" / nên phả i chịu luồn - Phải giống sen / thời chẳng nhuần hùm - Bên văn sang / bên võ cũng sang 214 - Đứng núi nầy / trông núi nọ cao - Bạc qua vôi / mà mỏng quá mây - Danh chẳng ham / mà lợi chẳng mê - Ta mặc ta / mà ai mặc ai - Đem lạng vàng / mua lấy tiếng cƣờ i - Tình tự này / ai có biết chăng? 4. Thơ Nguyễn Quy Tân - Cu ở đâu / mà cu đến đây? - Đó một thì / đây cũng một thì - Uẩy đá kia / sao khéo bất bình 5. Thơ Bùi Hữu Nghĩa - Chồng nhớ vợ / lòng tớ bối rối - Con thƣơng mẹ / lụy ngọc tuôn dầm - Sanh có ngày / âu thác có ngày - Kho phong nguyệ t / hãy chan chan đó - Vƣờn cúc tòng / còn thớ i thới đây ! 6. Thơ Nguyễn Đình Chiểu - Bờ cõi xƣa / đà chia đất khác - Nắng sƣơng nay / há đội trời chung 7. Thơ Tôn Thọ Tường - Trời đất chi / xui đến nỗi này - Nghĩ việc đờ i / thêm hổ việc mình 8. Thơ Tú Quý - Chẳng ở biển / sao lạ i lên nguồn 215 9. Thơ Nguyễn Khuyến - Đã bấy lâu / nay bác tới nhà - Cũng chẳng giàu / mà cũng chẳng sang - Con có cha / nhƣ nhà có nóc - "Bồ tiên thi" / lại lấy vần bồ - Trời dẫu già / nhƣng núi vẫn non - Lại có ngƣờ i / theo khoét của mày - Ngƣời bảo rằng / thầy yêu cháu đây - T ỉnh ra / hỏi / đã thái bình chƣa? - Trời hẹn ngày, / cho ba vạn sáu - Ta chung tuổi / mới một trăm hai. 10. Thơ Nguyễn Văn Lạc - Chẩng biết mình / va cứt lộn đầu - Cảnh Thuộc Nhiêu/ nhiều khách ngợp trông 11. Thơ Chu Manh Trinh -Hết nghĩ gần / thôi lại nghĩ xa - Núi toát hớp / nhờ tay tạo hóa - Bể t rầm luân / thoát nợ phong trần 12. Thơ Nguyễn Thiện Kế - Dân sờ khố / ghé bên tai gửi Quan gật đầu , / vơ ních tráp vào 13. Thơ Trần Tế Xương - Đệ nhất buồn / là cái hỏng thi - Cơm hai bữa : / cá khô rau muống 216 Quà mộ t chiều : / khoai lang lúa ngô - Chẳng phả i quan / mà chẳng phải dân - Ngƣời có cô , / sao cháu không cô ? (2 lần ) - Ông tốt duyên / vì có nƣớc da - Chẳng biết rằng / dơ dáng , dại hình - Ấm Kỷ này / đây tớ bảo rằng - Tôi gớm gan / cho cái ch ị Hằng - Không biế t rằng / em bán thế nào ? - Có phải rằng / ông chẳng học đâu ? - Mã cũng chui / mà tốt cũng chui - Hễ cắn ai / thì sét mới tha - Có đất nào / nhƣ đất ấy không ? ( 2 lần ) - Thua bạc nhà / đi với mẹ nhà - Chỉ t rách ngƣời / sao chẳng trách mình ? - Cha thằng nào / có tiếc không cho - Nhân hậu thay / lòng quan thƣợng Cao ! - Ai xét soi / cho cảnh học trò - Chẳng sang Tàu / cũng tếch sang Tây - Huấn đạo nguyên/ ông huấn đạo già ! - Ai đẹp hơn / cô Cáy chợ Rồng 14. Thơ khuyết danh - Giận ngƣờ i sống / mất / suy ra nhục - Thƣơng kẻ thác / còn / nghĩ lạ i vinh - Trái phá Tây / chăm chực bắn vào 217 STT Tên nhà thơ Số câu thơ Số bài thơ Số câu thơ có nh ịp 3-4 Tỷ lệ bách phân 1 Hồ Xuân Hƣơng 252 38 1 2,6 2 Trịnh Hoài Đức 48 6 1 16,7 3 Nguyễn Công Chứ 320 40 13 32,5 4 Nguyễn Quý Tân 24 4 3 75,0 5 Bùi Hữu Nghĩa 104 13 5 38,5 6 Nguyễn Đình Chiểu 256 32 2 6,3 7 Tôn Thọ Tƣờng 112 14 2 14,3 8 Tú Quỳ 36 5 1 20,0 9 Nguyễn Khuyến 528 68 10 14,7 10 Nguyễn Văn Lạc 64 9 2 22,2 11 Chu Mạnh Trinh 168 21 3 14,3 12 Nguyễn Thiện Kế 40 5 2 40,0 13 Trần Tế Xƣơng 724 107 25 23,4 14 (Khuyế t danh) 80 10 3 30,0 Tổng Số 342 73 21,3% 450 73 16,2% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5893.pdf
Tài liệu liên quan