Thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia rượu nhập khẩu

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THUỐC LÁ VÀ BIA RƯỢU NHẬP KHẨU LỜI NÓI ĐẦU Bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn thiện các luật thuế ở nước ta  . Trong đó, Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cần thiết phải đạt được những mục tiêu, yêu cầu về nội dung sau:  Xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế ngày càng ở mức độ cao là tất yếu khách quan. Theo đ

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia rượu nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, các cam kết hội nhập quốc tế mà nước ta đã ký sẽ được thực hiện ở mức độ cao hơn giai đoạn vừa qua như: Đối với Hiệp định CEPT/AFTA đến năm 2006 sẽ hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu hơn 80% dòng thuế xuống mức thuế suất 0% và đến năm 2015 sẽ áp dụng cho tất cả các mặt hàng, trừ một số mặt hàng có thể linh hoạt, nhưng thời hạn cuối cùng không vượt qua năm 2018; đối với Hiệp định Việt – Mỹ thì 224 dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm bình quân 30%. Hiện nay, VN đang có các chương trình cắt giảm thuế quan chuẩn bị cho tiến trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư APEC vào năm 2020 và sẽ gia nhập WTO vào năm 2006. Điều này làm ảnh hưởng giảm thuế nhập khẩu là rất lớn (dự kiến giảm thuế nhập khẩu do hội nhập đến năm 2010 sẽ lên tới 49,7 nghìn tỷ đồng). Trước tình hình đó, đòi hỏi hệ thống thuế phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp để vừa bảo hộ hợp lý có chọn lọc trong sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư công nghệ mới, mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo ổn định và tăng trưởng nguồn thu ngân sách nhằm bù đắp phần thuế nhập khẩu bị cắt giảm do hội nhập kinh tế quốc tế.     Để VN trở thành một nước công nghiệp sau 20 năm nữa đòi hỏi nền kinh tế phải đạt tăng trưởng cao một cách bền vững trên 8% trong một thời gian dài và hướng tới mức tăng trưởng bình quân hai con số/năm; cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) tiên tiến với công nghiệp chiếm 45-50%, dịch vụ chiếm 40-50%; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%/GDP, xuất khẩu tăng với tốc độ gấp 1,5 lần trở lên so với tốc độ tăng GDP. Chất lượng cuộc sống vật chất và văn hóa ngày càng tăng cao theo hướng văn minh hiện đại, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân trong xã hội được nâng cao. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện cơ bản và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới một cách có hiệu quả.  Cùng với những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta, hai chính sách thuế Giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, ổn định nguồn thu ngân sách. Đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá và bia, rượu nhập khẩu – những mặt hàng đang được Nhà nước và xã hội quan tâm thì thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt lại có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thuốc lá và bia rượu và tình hình nhập khẩu của nước ta nói chung. Đề tài này được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn- trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên do trình độ lý luận và kiến thức thực tế còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự phê bình đóng góp ý kiến của thày cô giáo và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Liên Hương- giáo viên dạy bộ môn Kinh tế Hải quan đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT. Giới thiệu tổng quan về thuế. Khái niệm và các đặc điểm của thuế. Khái niệm thuế. Nhà nước chỉ có thể tồn tại và phát triển khi dùng quyền lực của mình để bắt buộc các thành viên trong xã hội phải có nghĩa vụ đóng góp một phần sản phẩm, một phần thu nhập cho Nhà nước. Hình thức đóng góp ấy chính là thuế. Cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, thuế đã trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, đồng thời người ta đã đưa ra rất nhiều khái niệm về thuế khi đứng trên những góc độ khác nhau: -Các nhà kinh điển cho rằng: “thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại”. Và “thuế cấu thành nên phần thu của chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”. Một số định nghĩa khác về thuế: +Trong một số tài liệu có có viết: thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách Nhà nước. + Trên một góc độ khác, người ta đã đưa ra khái niệm thuế như sau: thuế là hình thức phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đặc điểm của thuế. Thứ nhất: thuế có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao. Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Trong các quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theo các luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và công dân. Tổ chức hoặc cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình, tức là họ đã vi phạm luật pháp của quốc gia đó. Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính tự nguyện cho ngân sách Nhà nước và thuế đối với các khoản vay mượn của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng thuế là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn đựoc xác lập dựa trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong nước và quan hệ kinh tế thế giới. - Thứ hai: Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và Các cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoàng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào ngân sách Nhà nước. Số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội. Mọi cá nhân, người có nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộ nhiều cũng như người nộp ít, đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước. Số thuế mà các đối tượng phải nộp vào cho Nhà nước, được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ. Đặc điểm này cũng phân biệt giữa thuế với phí và lệ phí. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế chính là thể hiện nội dung cơ bản của sắc thuế đó. Bao gồm: -Tên gọi của sắc thuế: Mỗi sắc thuế có một tên goi riêng. Thông thường tên gọi của mỗi sắc thuế thể hiện đối tượng tác động của sắc thuế hoặc mục tiêu của việc áp dụng sắc thuế đó. - Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân có trách nhiệm phải kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo các quy định cụ thể trong mỗi sắc thuế. Đối tượng nộp thuế thể hiện phạm vi áp dụng của một chính sách thuế cụ thể. Trong hệ thống chính sách thuế của nước ta hiện nay, có những sắc thuế có phạm vi áp dụng rất rộng (chẳng hạn thuế Giá trị gia tăng, thuế Môn bài), nhưng cũng có những sắc thuế có phạm vi áp dụng hẹp( như thuế Chuyển quyền sử dụng đất, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu). Có những đối tượng nộp thuế chỉ kê khai và nộp một loại thuế, song cũng có những đối tượng, trong một thời gian phải kê khai và nộp nhiều loại thuế khác nhau (thuế giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Nhập khẩu), điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. -Cơ sở thuế: là đối tượng tác động của một chính sách thuế. Tùy theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong một thời gian nhất định của một tổ chức kinh tế hoặc một cá nhân, tổng giá trị tài sản do tổ chức kinh tế hoặc cá nhân đó nắm giữ, tổng trị giá một lô hàng hoặc một lượng giá trị nhất định của hàng hóa, dịch vụ. - Thuế suất: Là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế. Có thể nói thuế suất là linh hồn của một sắc thuế. Nó phản ánh mức độ điều tiết trên một cơ sở thuế. Do đó, thuế suất thể hiện quan điểm của Nhà nước về yêu cầu động viên nhằm khuyến khích hay không khuyến khích sự phát triển của một ngành nghề, một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Thuế suất là mức thu được ấn định trên một cơ sở thuế bằng những phương pháp tính toán thích hợp. Từ đó hình thành nên các loại thuế suất sau đây: + Thuế suất cố định: Mức thu được ấn định bằng một lượng thuế tuyệt đối trên cơ sở thuế. Trong hệ thống các sắc thuế đang được áp dụng ở nước ta hiện nay, thuế môn bài là loại thuế còn áp dụng thuế suất cố định. Tuy nhiên, sắc thuế này cũng có tính chất đặc biệt : Mức thu cố định được ấn định cho các đối tượng nộp thuế trong cả năm căn cứ vào mức thu nhập của đối tượng nộp thuế. Các sắc thuế áp dụng thuế suất cố định tuy đơn giản và dễ thực hiện trong quá trình hành thu, song nó cũng có những nhược điểm lớn là không đảm bảo được tính công bằng. Do vậy , hiện nay thuế suất này rất ít được áp dụng ở các nước. + Thuế suất tỷ lệ: Mức thu quy định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế và không thay đổi theo quy mô của cơ sở thuế. Loại thuế suất này đang được sử dụng phổ biến trong nhiều sắc thuế đang áp dụng ở nước ta và trên thế giới. +Thuế suất lũy tiến: Mức thu được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm của cơ sở thuế, nhưng tăng dần theo quy mô của cơ sở thuế. Có hai loại thuế suất lũy tiến là thuế suất lũy tiến từng phần và thuế suất lũy tiến toàn phần Thuế suất lũy tiến từng phần: áp dụng với mức thuế suất tăng dần theo từng phần tăng lên của cơ sở thuế. Với các sắc thuế áp dụng loại thuế suất nay trong biểu thuế suất, cơ sở thuế được chia thành nhiều bậc theo mức độ tăng dần. Ứng với mỗi phần tăng lên trong từng bậc thuế đó là một mức thuế suất biên. Số thuế mà đối tượng phải nộp bằng tổng số thuế tính theo từng bậc. Loại thuế này tính toán thuế và công tác thẩm tra nhìn chung khá phức tạp, nhưng nó đảm bảo cho thuế tăng từ từ, không bị đột biến cùng với tốc độ tăng của cơ sở thuế, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc cao và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thunhập. Vì vậy thuế thu nhập cá nhân đang được áp dụng ở nước ta và các nước trên thế giới, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đang được áp dụng ở nước ta hiện nay là loại thuế áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần. Thuế suất lũy tiến toàn phần: Biểu thuế cũng bao gồm nhiều bậc với mỗi mức tăng lên của thuế suất nhưng toàn bộ cơ sở thuế được áp dụng một mức thuế suất chung tương ứng. Thuế suất lũy tiến toàn phần cho phép xác định số thuế phải nộp khá đơn giản và nhanh chóng. Tuy vậy, nó cũng có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế. Mặc dù giá trị của cơ sở thuế thay đổi không đáng kể, nhưng sự thay đổi này dẫn đến kết quả là đối tượng phải nộp thuế tính theo mức thuế suất tương ứng cao hơn. Mức thuế suất cao này lại được tính cho toàn bộ cơ sở thuế, do đó dẫn đến số thuế phải nộp tăng cao. Sự tăng thuế này dễ dẫn đến phản ứng từ phía đối tượng nộp thuế, và như vậy tất yếu làm giảm vai trò của thuế. Hiện nay, thuế suất lũy tiến toàn phần rất ít được áp dụng. + Thuế suất lũy thoái: là loại thuế suất có tính chất ngược lại với thuế suất lũy tiến, tức là mức thuế suất giảm dần trong khi cơ sở thuế lại tăng dần. Ở một số nước trên thế giới, để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thành các công ty có quy mô lớn hơn, người ta đã áp dụng thuế suất lũy thoái đánh trên lợi nhuận của công ty. Nói chung, thuế suất lũy thoái là loại thuế suất không được áp dụng phổ biến. - Ngoài những yếu tố cơ bản trên đây, trong các sắc thuế, còn quy định về giá tính thuế, các vấn đề miễn giảm hoặc ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể nhằm thực hiện các vấn đề chính sách xã hội hoặc khuyến khích phát triển kinh tế. 1.1.3 Phân loại thuế Ta có thể phân loại thuế theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu: - Theo phạm vi điều chỉnh của thuế, người ta chia thuế thành 2 loại: + Thuế tổng hợp: Là loại thuế đãnh vào tất cả các thành phần của cơ sở thuế mà không có trường hợp ngoại lệ không có miễn, giảm thuế. + Thuế có lựa chọn: Là loại thuế chỉ đánh vào một phần nhất định của cơ sở thuế. Thuế thu nhập cá nhân có thể coi là một điển hình của loại thuế này. - Theo tính chất điều tiết của thuế, người ta chia thành: thuế trực thu va thuế gián thu: + Thuế trực thu: là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế đồng thời là một.Thuế trực thu trựctiếp điều tiết vào thu nhập của những người nộp thuế ( thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp). Loại thuế này có ưu điểm : nó trực tiếp điều tiết vào thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, hơn thế nữa, thuế trực thu còn xem xét đến các yếu tố tương đối độc lập đến thu nhập của người nộp thuế như hoàn cảnh bản than, hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế như trong Luật thuế thu nhập cá nhân của nhiều nước trên thế giới. Do đó, thuế trực thu có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa các tâng lớp dân cư mà đây là một khiếm khuyết của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có một hạn chế lớn là: dễ gây ra sự phản ứng từ phía người nộp thuế khi Chính phủ điều chinh tăng thuế, dễ xảy ra tình trạng trốn lậu thuế. Hơn nữa, việc theo dõi, tính toán và thu thuế rất phức tạp. Đối với thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân, diện thu thuế khá rộng và phân tán, vì vậy nếu không có biện pháp tốt trong công tác quản lý thu thuế thì chi phí cho việc thực hiện công tác này khá tốn kém và tác dụng của thuế trực thu trong việc tập trung đầy đủ, kịp thời thu nhập vào cho ngân sách Nhà nước bị hạn chế. - Thuế gián thu: Là loại thuế mà người nộp thuế và người chị thuế không đồng thời là một. Người nộp thuế là người sản xuất hoặc người kinh doanh hàng hóa,còn nguời chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa đó, họ mua hàng hóa với giá cả trong đó có cả thuế. Với cơ chế này, người sản xuất kinh doanh hàng hóa khi bán hàng hóa cũng là lúc họ thu hộ thuế gián thu cho Nhà nước và nộp khoản thuế này cho ngân sách Nhà nước, tức là nộp hộ cho người tiêu dùng hàng hóa. Do đó, thuế gián thu là loại thuế điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ một cách gián tiếp, thông qua cơ chế giá hàng hóa và dịch vụ. Thuế gián thu có những ưư điểm như sau: Có thể nói phạm vi điều tiết của thuế gián thu rất rộng so toàn dân chịu thuế. Thuế gián thu “được che đậy” trong giá bán hàng hóa nên người chịu thuế hay chính là người tiêu dùng hàng hóa ít có cảm giác mình bị Nhà nước đánh thuế. Vì vậy loại thuế này cũng ít gây ra những phản ứng từ phía người chịu thuế mỗi khi Chính phủ chủ trương tăng thuế.Thuế gián thu mang lại nguồn thu thường xuyên và tương đối ổn định cho Ngân sách Nhà nước, vì trong điều kiện nào thì tiêu dùng của con người, của xã hội cũng luôn luôn diễn ra và có xu hướng ngày càng phát triển, đa dạng hơn và phong phú hơn. Đối tượng quản lý thu thuế gián thu cũng tập trung hơn so với thuế trực thu vì những ngừoi sản xuất, kinh doanh hàng hóa là những người trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước. Nghiệp vụ tính và thu thuế do đó cũng đơn giản hơn, vì thế chi phí quản lý hành chính (gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp) đối với thuế gián thu cũng thấp hơn. Bên cạnh những ưu điểm trên thì loại thuế này cũng còn tồn tại những nhược điểm: đó là chưa đảm bảo được sự công bằng trong đánh thuế, nó còn mang tính chất lũy thoái. Nhược điểm này là do thuê gián thu tính trong giá cả hàng hóa tiêu thụ và dịch vụ. Mức thu cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm hàng hóa. Do vậy bất kể người tiêu dùng là ngưừoi giàu hay người nghèo, thu nhập cao hay thấp, nếu cùng tiêu dùng một lượng hàng hóa như nhau thì cùng chịu một số thuế như nhau. Số thuế này nếu so với thu nhập của người giàu và người nghèo thì rõ ràng là mang tính chất lũy thoái. Cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu ở các nước có điều kiện kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau. Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu bằng thuế của Nhà nước. Trong quản lý thuế, khi xaay dựng hệ thống thuế ở các quốc gia, việc chú trọng hơn đến loại thuế nào: các sắc thuế trực thu hay gián thu là tùy thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội và các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Theo cơ sở thuế: Trong các sắc thuế đang được áp dụng trên thế giới, đối tượng tác động (hay cơ sở thuế) của mỗi sắc thuế có khác nhau, do đó tác dụng của các sắc thuế cũng rất khác nhau. + Thuế thu nhập: Là thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế và thu nhập của các tổ chức kinh tế và thu nhập của các cá nhân ( thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty). Tác dụng chủ yếu của thuế rhu nhập là thực hiện điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong phân phối. + Thuế tài sản: Là loại thuế đánh vào việc nắm giữ hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta. Thuế thu trên vốn sản xuất kinh doanh đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa như một loại thuế tài sản. + Thuế tiêu dùng: Là loại thuế đánh vào việc tiêu thụ, sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra đôi khi người ta còn tiến hành phân loại thuế theo tính chất mà sắc thuế đó áp dụng và chia ra: + Thuế tỷ lệ: áp dụng thuế suất tỷ lệ. +Thuế lũy tiến: áp dụng thuế suất lũy tiến. +Thuế lũy thoái: sử dụng thuế suất lũy thoái. Khái quát về thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.2.1 Thuế giá trị gia tăng 1.2.1.1 Khái niệm Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. 1.2.1.2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng. Là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa. Giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh, nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Về nguyên tắc chỉ cần thu thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng, nhưng thực tê rất khó phân biệt đâu là khâu tiêu dùng cuối cùng và đấu là trung gian, do đó cứ có hành vi trao đổi hàng hóa là đánh thuế. Nếu đó là khâu trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạn sau. Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập kinh tế cao, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, là khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. -Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế nhiều hay ít nghĩa là tổng số thuế thu được ở các giai đoạn bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 1.2.1.3 Nội dung của chính sách thuế giá trị gia tăng hiện hành. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: a- Đối tượng chịu thuế: Theo các quy định hiện hành, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở VN như: Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hàng hóa. dịch vụ nhập khẩu để tiêu dùng trong nước. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất được tiêu dùng nội bộ Hàng hóa, dịch vụ được mua bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật. b- Đối tượng nộp thuế Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở VN, không phân biệt ngành nghề, hình thức , tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT đều là đối tượng nộp thuê GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật hợp tác xã. - Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN(nay là Luật đầu tư), các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở VN nhưng không thành lập pháp nhân tại VN. - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhập khẩu. c- Đối tượng không chịu thuế Luật thuế GTGT quy định một số trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: - Không thu thuế GTGT đối với một số ngành sản xuất, lĩnh vực dịch vụ đang còn khó khăn cần hỗ trợ để tạo đà phát triển, như sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản,thiết bị máy móc cho sản xuất. - Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội như dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo… - Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các chính sách xã hội, nhân đạo, không vì mục đích kinh doanh lợi nhuận. Ví dụ như: vũ khí, khí tài phục vụ an ninh quốc phòng, hàng viện trợ, hàng quà tặng… - Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ thể hiện tính chất kỹ thuật trong công tác quản lý thu. 1.2.1.4 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng: Căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu là: số lượng hàng hóa, giá tính thuế, thuế suất. Số lượng hàng hóa: là số lượng hàng hóa thực tế. Giá tính thuế giá trị gia tăng Theo quy định của luật thuế GTGT, giá tính thuế GTGT được quy định khác nhau tùy theo đối tượng chịu thuế là hàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước (hàng xuất khẩu có thuế suất GTGT là 0%) Thuế GTGT phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x giá tính thuế x thuế suất thuế GTGT. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Trường hợp đựoc giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đăc biệt thì giá tính thuế GTGT là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo mức thuế phải nộp sau khi đã được giảm. Trường hợp được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế GTGT là giá tính thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Luật thuế giá trị gia tăng quy định 3 mức thuế giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%. * Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ vận tải Quốc Tế; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải Quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nước ngoài chuyển về VN; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và các hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 1.27 Mục II, Phần A Thông tư 32/2007/TT-BTC). * Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thiết yếu và được chỉ rõ tên trong Luật thuế GTGT, các văn bản hướng dẫn thực hiện. Ví dụ : Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khai thác từ nguồn nc tự nhiên cng cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ 1 số trường hợp) ; phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trg vật nuôi, cây trồng ; thiết bị máy móc chuyên dùng cho y tế ; thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi ; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập ; đồ chơi cho trẻ em ; …. * Mức thuế suất 10%: Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ còn lại khác áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. Thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.2.2.1 Khái niệm: Thuế tiêu thụ dặc biệt là thuế gián thu đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, nhập khẩu tiêu dùng. 1.2.2.2 Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc điểm riêng biệt sau đây để phân biệt với các loại thuế khác. - Là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu cần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng hợp lý. 1.2.2.3 Nội dung của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành a. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là một số hàng hóa, dịch vụ sản xuất, nhập khẩu, tiêu dùng trong nước. b. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuê tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. c. Các đối tượng không thuộc diện chịu thuế: - Trên cơ sở các quan điểm: + Không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, uỷ thác cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu; + Không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế, một số hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, một số hàng hóa thực chất không được lưu lại để tiêu dùng tại Việt Nam. -Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định các trường hợp sau hàng hóa không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: + Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất. + Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. + Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. + Hàng hoá nhập khẩu trong một số trường hợp: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ ko hoàn lại. Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; …. + Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua VN theo các hình thức : hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu VN; hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu VN nhưng ko làm thủ tục nhập khẩu vào VN và ko làm thủ tục nhập khẩu ra khỏi VN; … + Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu. + Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định. + Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. + Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính phủ. 1.2.2.4 Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu đó là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Số lượng Số lượng hàng hóa nhập khẩu làm căn cứ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt là số lượng thực tế nhập khẩu được xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu - Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp được giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu tính theo mức thuế phải nộp sau khi đã được giảm; Trường hợp đựoc miễn thuế nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế nhập khẩu (do thuế nhập khẩu được miễn). - Đối với bia hộp nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ giá trị vỏ hộp theo mức giá ấn định là 3.800đ/1 lít bia hộp. - Đối với rượu chai, bia chai khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được trừ giá trị vỏ chai. c. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định 8 loại hàng hóa và 5 loại dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể là: - 8 mặt hàng chịu thuế TTĐB gồm: + Thuốc lá điếu, xì gà + Rượu + Bia + Ô tô + Xăng các loại, nap-ta (naptha), con-đen-sát (condensate), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng + Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống + Bài lá + Vàng mã, hàng mã - 5 dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: + Kinh doanh vũ trường, massage, karaoke + Kinh doanh sòng bạc casino + Kinh doanh xổ số + Kinh doanh sân golf + Các trò chơi có đặt cược 1.2.2.5 Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu Để xác định hàng hóa nhập khẩu có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không, nếu phải nộp thì số phải nộp là bao nhiêu, phải căn cứ vào: Hàng hóa đó có phải là một trong những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Số lượng hàng hóa nhập khẩu Giá tính thuế Thuế suất thuế tiêu thu đặc biệt đối với từng mặt hàng Cụ thể: Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa nhập khẩu x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB 1.3) Vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt 1.3.1 Vai trò của thuế giá trị gia tăng - Góp phần kích thích sản xuất, kinh doanh, tăng cừong đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, do thuế giá trị gia tăng thu không trùng lắp, cơ chế thu hiện đại. - Tạo nguồn thu ngày càng cao cho ngân sách do phạm vi rộng, thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. - Góp phần khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa do áp dụng thuế suất thuế giá ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25110.doc
Tài liệu liên quan