Tình trạng nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh Thái Bình và biện pháp phòng trừ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN TÌNH TRẠNG NHIỄM FASCIOLA SPP VÀ EURYTREMA SPP TRUYỀN LÂY GIỮA TRÂU, BÒ, DÊ VÀ NGƯỜI Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một h

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình trạng nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh Thái Bình và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Yến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc thầy giáo, TS. Nguyễn Văn Thọ đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi về trí thức khoa học trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi cũng xin được cảm ơn những người thân trong gia đình đã dành nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến MỤC LỤC Lời cam đoan i Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT cs : Cộng sự GDP Tổng sán phẩm quốc nội Spp : Species plural WHO : Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp qua mổ khám 37 4.2. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò giữa vùng đồng bằng và ven biển qua mổ khám 39 4.3. Thành phần loài Fasciola spp và Eurytrema spp gây bệnh cho trâu, bò, dê 41 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán theo loài ở trâu, bò, dê qua mổ khám 43 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò dê qua xét nghiệm phân 45 4.6. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò giữa vùng đồng bằng và ven biển qua xét nghiệm phân 47 4.7. Biến động nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê theo lứa tuổi qua xét nghiệm phân 51 4.8. Tình hình nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở người trên địa bàn tỉnh Thái Bình 54 4.9. Tình hình nhiễm Aldolescaria của Fasciola spp và Eurytrema spp ở một số rau dùng làm thức ăn cho người 55 4.10. Tình hình sử dụng rau cạn và rau thủy sinh làm thức ăn sống 57 4.11. Kích thước của Eurytrema pancreaticum trưởng thành và trứng 59 4.12. Sự phát triển của trứng E. pancreaticum trong các môi trường 60 4.13. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong đống ủ 63 4.14. Kết quả theo dõi độ ẩm của hai lô thí nghiệm 65 4.15. Sự biến đổi của trứng Fasciola gigantica và Eurytrema spp trong đống ủ 67 4.16. Sức sống của trứng F. gigantica và E.pancreaticum sau khi ủ 69 DANH MỤC ĐỒ THỊ, ẢNH STT Tên đồ thị Trang 4.1. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua mổ khám 40 4.2. Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê ở hai huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy 48 4.3. Biến động nhiễm Fasciola spp theo lứa tuổi ở trâu, bò tại Quỳnh Phụ và Thái Thụy qua xét nghiệm phân 52 4.4. Biến thiên nhiệt độ trong đống ủ 64 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi và trồng trọt là hai ngành sản xuất chủ yếu ở những quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt phát triển làm cơ sở vững chắc cho chăn nuôi phát triển, chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy trồng trọt tăng trưởng. Ở những nước có ngành chăn nuôi tiên tiến, GDP từ giá trị tổng sản phẩm chăn nuôi chiếm tỷ lệ 40-50% và hơn nữa của GDP nông nghiệp (Lê Hồng Mận, 1998) [24]. Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối toàn diện. Trong những năm qua đàn gia súc của nước ta có chiều hướng tăng trưởng lớn, chăn nuôi đại gia súc đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò có những bước tiến vượt bậc. Năm 1995 cả nước có 3.638,9 nghìn con bò, 2.962,8 nghìn con trâu, 550,5 nghìn con dê, cừu; sơ bộ năm 2007 số lượng đàn bò cả nước tăng đến 6724,7 nghìn con, số lượng đàn trâu tăng đến 2996,4 nghìn con, số lượng dê, cừu tăng đến 1777,6 nghìn con [40]. Là vùng sản xuất lương thực lớn, có truyền thống lâu đời vì vậy chăn nuôi ở vùng đồng bằng sông Hồng không ngừng phát triển. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng cũng nằm trong xu thế phát triển chung của vùng. Sơ bộ năm 2007 toàn vùng có 792,7 nghìn con bò, 110,8 nghìn con trâu. Trong đó Thái Bình chiếm 66,8 nghìn con bò và 5,8 nghìn con trâu [40]. Nhờ có sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm, sản phẩm chăn nuôi đã đáp ứng được nhu cầu thực phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu. Trong kế hoạch chăn nuôi của nước ta từ năm 2005 đến năm 2010, với mục tiêu phấn đấu đạt tỷ trọng trên 30% GDP nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, ngành chăn nuôi phải ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực con giống, giải quyết vấn đề thức ăn, đồng thời tăng cường biện pháp kỹ thuật thú y. Ngành thú y có nhiệm vụ khống chế, thu hẹp, tiến tới thanh toán các bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong số các bệnh nguy hiểm mà loài người đang quan tâm là các bệnh truyền lây chung giữa người và gia súc (Zoonosis), đặc biệt là các bệnh do ký sinh trùng. Những bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa người và động vật phải kể đến hiện nay là các bệnh do sán lá như bệnh sán lá gan lớn, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh sán lá tuyến tụy… Hiện nay ở nước ta đã phát hiện thấy có 45 tỉnh thành có người nhiễm sán lá gan lớn. Từ tháng 1 đến đầu tháng 6 năm 2009, số bệnh nhân được phát hiện và điều trị sán lá gan lớn là 2.085 ca, tăng 70% so với các năm trước. Trong đó số người nhiễm sán lá gan lớn tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên như Quy Nhơn 1.258 ca, Bình Định 390 ca, Quảng Ngãi 200 ca, Gia Lai 82 ca…[43]. Đối với bệnh sán lá tuyến tụy mặc dù hiện nay ở nước ta chưa phát hiện được ca nào trên người nhưng trên thế giới đã có người mắc. Các bệnh do sán lá muốn xảy ra cần phải thông qua vật chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và thực vật thủy sinh như rau muống nước, rau cải xoong, rau diếp…Điều kiện tự nhiên thích hợp cho ốc nước ngọt và thực vật thủy sinh phát triển là vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra thực vật thủy sinh còn là món ăn sống ưa thích của con người. Đây chính là nguy cơ bệnh sán lá có thể truyền lây sang người. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp truyền lây giữa trâu, bò, dê và người ở tỉnh Thái Bình và biện pháp phòng trừ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Tìm hiểu tình hình người nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp - Xác định một số đặc điểm sinh học của Eurtytrema spp - Xây dựng công thức ủ sinh học phân trâu, bò diệt trừ trứng Fasciola spp và Eurytrema spp 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò, dê ở nước ta hiện nay Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến. Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề trong cả nước, chăn nuôi đã có những bước tiến rõ rệt. Cơ cấu chăn nuôi phong phú, nhiều giống vật nuôi mới được du nhập, lai tạo làm cho năng suất và chất lượng vật nuôi được nâng cao. Đàn gia súc nước ta đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần giải quyết tốt nhu cầu thực phẩm của nhân dân, phân bón hữu cơ cho cây trồng…và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Ngoài những vật nuôi quen thuộc như lợn, gia cầm, thủy cầm…thì trâu, bò, dê đang trở thành những vật nuôi phổ biến với số lượng lớn trong kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Theo thống kê mới nhất hiện nay, sơ bộ năm 2007, cả nước có 2.996,4 nghìn con trâu, trong đó miền Bắc có 2.629,6 nghìn con, miền Nam có 366,8 nghìn con, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuống là 67,507 nghìn tấn. Mười tỉnh có số lượng đàn trâu lớn nhất cả nước là Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Cao Bằng và Thái Nguyên [40]. Mục tiêu phát triển của đàn trâu là duy trì tốc độ tăng trưởng đàn trâu 1%/ năm. Phấn đấu đạt 3,07 triệu con vào năm 2010 và 3,23 triệu con vào năm 2015. Sản lượng thịt trâu đạt 72 nghìn tấn vào năm 2010 và 88 nghìn tấn vào năm 2015. So với đàn trâu thì đàn bò có sự tăng trưởng khá. Sơ bộ năm 2007 cả nước có 6.724,7 nghìn con, trong đó miền Bắc có 3.192,6 nghìn con, miền Nam có 3.532 nghìn con. Sản lượng thịt bò năm 2007 đạt 206,145 nghìn tấn [39]. Mười tỉnh có số lượng đàn bò lớn nhất cả nước là Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Đăk Lăk, Bình Thuận và Hà Tĩnh [40]. Năm 2007 cả nước có 1.613,3 nghìn con dê, trong đó 72,5% phân bố ở miền Bắc, 27,5% phân bố ở miền Nam. Đàn dê ở miền núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê của cả nước và chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc. Mười tỉnh có số lượng đàn dê nhiều nhất cả nước là Hà Giang, Ninh Thuận, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Đăk Lăk và Bắc Cạn [40]. 2.2. Một số bệnh do sán lá ký sinh chủ yếu ở trâu, bò, dê 2.2.1. Bệnh do Fasciola spp 2.2.1.1. Vị trí ký sinh trong hệ thống phân loại Theo Skrjabin và cs (1977), Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [17], sán lá gan ký sinh và gây bệnh cho gia súc nhai lại được xếp trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành Plathelminthes Schneider, 1873 Phân ngành Platodes Leuckart, 1854 Lớp Trematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Prosostomadidea Skrjabin và Guschanskaja, 1962 Bộ Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937 Phân bộ Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937 Họ Fasciotidae Railliet, 1895 Phân họ Fasciolinae Stiles et Hassall, 1898 Giống Fasciola Linnaeus, 1758 Loài Fasciola hepatica (Linnaeus, 1758) Loài Fasciota gigantica (Cobbold, 1885) 2.2.1.2. Đặc điểm hình thái Cũng như nhiều loài sán lá khác, sán lá gan lưỡng tính, có thể thụ tinh chéo hoặc tự thụ tinh. Sán có giác miệng và giác bụng, giác bụng không nối với cơ quan tiêu hoá. Sán không có hệ hô hấp, tuần hoàn và cơ quan thị giác, chỉ ở giai đoạn mao ấu có dấu vết sắc tố mắt. Hệ sinh dục rất phát triển với cả bộ phận sinh dục đực và cái trong cùng một sán. Tử cung sán chứa đầy trứng. Có thể phân biệt hai loài sán lá gan thuộc giống Fasciola như sau: - F. gigantica (Linnaeus, 1758): có chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng, "vai" không có hoặc nhìn không rõ rệt, nhánh ruột chia toả ra nhiều nhánh ngang. F. gigantica (nghĩa là sán lá "khổng lồ") dài 25 - 75 mm, rộng 3 - 12 mm, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, đấu cuối của thân tù. Giác bụng tròn lồi ra. Ruột, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và tinh hoàn đều phân nhánh. Trứng hình bầu dục, màu vàng nâu, phôi bào to đều và xếp kín vỏ. Kích thước trứng: 0,125 - 0,170 x 0,06 - 0,10 mm. - F. hepatica (Linnaeus, 1758): trái với loài trên, loài này thân rộng, đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có "vai", nhánh ruột chia ít nhánh ngang hơn. F. hepatica dài 18 - 51 mm, rộng 4 - 13 mm, phần trước thân nhô ra, tạo cho sán có vai bè ra hai bên. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thót lại ở đoạn cuối thân. Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang, chia vùng giữa của sán thành phần trước và phần sau thân. Phần sau thân có tinh hoàn và bộ phận sinh dục đực. Tinh hoàn phân nhiều nhánh xếp phía sau thân. Tử cung ở phần giữa thân trước tạo nên một mạng lưới rối như tơ vò. Buồng trứng phân nhánh nằm ở sau tử cung. Trứng sán có hình thái, màu sắc tương tự trứng của loài F. gigantica, kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09 mm. 2.2.1.3. Đặc điểm về vòng đời Chu kỳ sinh học của sán lá Fasciola spp đã được Leukart (1882) nghiên cứu ở Đức và Thomas (1882) nghiên cứu ở Anh. Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, dê. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này cùng dịch mật vào ruột, sau đó theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước, hồ, ao, suối, ruộng…nhiệt độ 15 – 300C, pH: 5 - 7,7, có ánh sáng thích hợp... sau 10 - 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ, Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Khi gặp vật chủ trung gian thích hợp là ốc Lymnaea, Miracidium xâm nhập cơ thể ốc và phát triển thành bào ấu (Sporocyst). Những Miracidium không gặp vật chủ trung gian thì rụng lông, rữa dần và chết. Bào ấu (Sporocyst) hình túi, màu sáng, được bao bọc bởi lớp màng mỏng, các tế bào ngọn lửa hoạt động hình thành hầu, ống ruột và các đám phôi. Trong một ốc có thể có 1 - 2 ấu trùng. Khoảng 3 - 7 ngày, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều Redia (lôi ấu). Một bào ấu sinh ra 5 - 15 lôi ấu. Redia hình suốt chỉ, ít hoạt động, có miệng, hầu, ruột, hình túi đơn giản. Có hai hệ: Redia thế hệ 1 và Redia thế hệ II cùng phát triển trong ốc - vật chủ trung gian. Ở nhiệt độ 160C hoặc thấp hơn, lôi ấu chỉ sản sinh Redia I và dừng phát triển. Ở nhiệt độ phù hợp (20 – 300C), Sau 29 - 35 ngày, lôi ấu biến thành vĩ ấu (Cercaria). Một Redia có thể sinh ra 12 - 20 Cercaria. Cercaria (vĩ ấu) là ấu trùng ở pha sống tự do của sán lá gan, có cấu tạo thân hình tròn lệch, đuôi dài hơn thân giúp vĩ ấu vận chuyển được dễ dàng trong nước. Cấu tạo của vĩ ấu gồm giác miệng, giác bụng, hầu, thực quản và ruột phân thành hai nhánh. Theo Ginyecisz - Kaija (1960), trong cơ thể Cercaria còn có những hạt Glycogen cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của ấu trùng, đặc biệt là cho sự vận động không ngừng của đuôi. Đuôi là cơ quan vận động của vĩ ấu. Theo một số tác giả, đuôi làm nhiệm vụ thay đổi vị trí của ấu trùng trong môi trường nước. Lizz (1922) cho biết, nhờ sự hoạt động tích cực của đuôi mà vĩ ấu tiếp cận để bám vào các cây thuỷ sinh, tạo thành kén (Adolescaria). Từ khi Miracidium chui vào ốc đến khi phát triển thành Cercaria cần khoảng 50 - 80 ngày. Sau khi thành thục, Cercaria thoát khỏi ốc, ra môi trường ngoài, bơi tự do trong nước, có kích thước 0,28 - 0,30 mm chiều dài và 0,23 mm chiều rộng. Sau vài giờ bơi trong nước, Cercaria rụng đuôi, tiết chất nhầy xung quanh thân, chất nhầy gặp không khí khô rất nhanh. Lúc này Cercaria đã biến thành Adolescaria. Adolescaria hình khối tròn, bên trong chứa phôi hoạt động. Phôi có giác miệng, giác bụng, ruột phân nhánh và túi bài tiết. Adolescaria thường ở trong nước hoặc bám vào cây cỏ thuỷ sinh Nếu trâu, bò, dê nuốt phải Adolescaria, vào đến dạ dày và ruột, lớp vỏ ngoài bị phân huỷ, ấu trùng được giải phóng và di chuyển đến ống mật bằng 3 con đường: - Một số ấu trùng dùng tuyến xuyên chui qua niêm mạc ruột, vào tĩnh mạch ruột, qua tĩnh mạch cửa vào gan, xuyên qua nhu mô vào ống mật. - Một số ấu trùng khác cũng dùng tuyến xuyên chui qua thành ruột vào xoang bụng, đến gan, xuyên qua vỏ gan vào ống mật. - Một số ấu trùng từ tá tràng ngược dòng dịch mật để lên ống dẫn mật. Sau khi vào ống dẫn mật, ấu trùng ký sinh ở đó và phát triển thành sán lá gan trưởng thành. Theo Skerman (1966), thời gian hoàn thành vòng đời là 92 - 117 ngày. Fasciola spp trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của súc vật nhai lại 3 - 5 năm, có khi tới 11 năm. Phan Địch Lân và cs (1985) đã khảo sát đặc điểm sinh học của ốc - vật chủ trung gian của F. gigantica ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả cho biết, vật chủ trung gian của sán lá Fasciola spp là hai loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnae với tên gọi là ốc vành tai (L. swinhoei) và ốc chanh (L. viridis). Loài L. swinhoei có vỏ mỏng, dễ vỡ không có nắp miệng, kích thước 20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn, chiếm gần hết phần thân, vỏ leo ra như vành tai. Loài L. viridis cũng có vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10 mm, vở dễ vỡ, có 4 - 5 vòng xoắn, vòng xoắn cuối cùng lớn (hình 48). Ốc L. viridis thường sống ở những nơi nước xâm xấp, đẻ trứng thành ổ 7 – 10 trứng, sau 7 ngày nở thành ốc con. Ốc L. swinhoei thường sống trôi nổi ở cống rãnh, ao, hồ, đẻ trứng quanh năm, mỗi ổ có 60 - 150 trứng. Trong điều kiện nhiệt độ ở nước ta, ốc đẻ quanh năm và quanh năm có ốc con được nở ra. 2.2.1.5. Dịch tễ học bệnh do Fasciola spp Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc - vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra môi trường nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh sản thuận lợi. Trịnh Văn Thịnh (1963) [32], Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [34], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14].... đều cho biết, gia súc nhai lại nhiễm sán lá gan thường tăng lên vào mùa vật chủ trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên so với những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời tiết khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa khác trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông bệnh thường phát ra. - Yếu tố vùng và địa hình Hầu hết các nhà ký sinh trùng học thống nhất rằng, gia súc nhai lại ở vùng đồng bằng nhiễm sán lá gan nhiều nhất, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm dần đối với đàn gia súc nhai lại ở vùng ven biển, vùng trung du và vùng núi. Về nguyên nhân dẫn đến quy luật này, các tác giả (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Soulsby, 1982 [50]; Kaufmann, 1996 [46]....) đều giải thích: vùng đồng bằng có nhiều hồ, ao, kênh, rạch, có điều kiện cho vật chủ trung gian (ốc) sống và sinh sản. Các kiểu địa hình khác thì vấn đề này hạn chế hơn so với đồng bằng. - Yếu tố loài và tuổi vật chủ cuối cùng Súc vật nhai lại đã được thuần hoá như trâu, bò, dê, cừu đều nhiễm sán lá gan Fasciola spp. Ngoài ra, súc vật hoang dã như hươu, nai, hoẵng...cũng nhiễm sán lá này. Cũng có những trường hợp thỏ, ngựa, lợn nhiễm Fasciola spp, ngay cả người cũng có thể nhiễm sán. Ở nước ta, theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [34], Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], loài súc vật nhiễm sán lá Fasciola spp nhiều nhất là trâu: 79,6%, bò ít hơn: 36%, dê ít nhất: 20%. Sở dĩ trâu nhiễm sán lá gan nhiều là do đặc tính ưa nước của chúng, trâu thích ăn gần chỗ có nước, đằm tắm trong nước và uống nước ở vũng, ao, kênh rạch, trong khi đặc điểm của bò và dê ít ưa thức ăn trong nước hơn. Về mối liên quan giữa tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá gan và tuổi vật chủ, các tác giả đều thống nhất rằng, tuổi súc vật càng cao thì tỷ lệ và cường độ nhiễm càng tăng lên. Một điều dễ nhận thấy là, súc vật tuổi càng tăng lên do thời gian sống càng dài thì sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải nang ấu (Adolescaria) càng cao. Mặt khác, sán Fasciola spp trưởng thành có thời gian ký sinh ở súc vật nhai lại tương đối dài, thường từ 3 - 5 năm, thậm chí tới 11 năm. Đó chính là cơ sở khoa học giải thích cho quy luật nhiễm theo tuổi vật chủ của sán lá Fasciola spp. Nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là súc vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu...và những dã thú mang Fasciola spp, ngoài ra còn có cả người. Trứng sán lá gan theo phân của súc vật ra ngoài tự nhiên. Hàng năm, mỗi sán lá gan ký sinh đẻ khoảng 6000 trứng: Vì vậy, mỗi súc vật mang sán hàng năm thải khối lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ và các bãi chăn thả. Những đồng cỏ ẩm thấp, lầy lội là những nơi cần thiết để mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào súc vật, đồng thời thuận lợi cho trứng nở thành Miracidium và thuận lợi cho vật chủ trung gian của Fasciota tồn tại và phát triển. - Sức đề kháng của trứng và ấu trùng sán lá gan Trứng sán lá gan được thải theo phân súc vật nhai lại ra môi trường ngoại cảnh. Trứng sán rất nhậy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày. Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng bị nhăn nheo, biến đổi hình dạng, Miracidium bị chết trong vỏ trứng sau 1 - 1,5 ngày. Ở môi trường ẩm ướt, trứng có khả năng sống khá lâu, trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại đến 8 tháng. Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh. Phôi bị chết sau 2 ngày ở nhiệt độ thấp từ -50C → - 150C. Nhiệt độ 10 – 200C, trứng ngừng phát triển. Nhiệt độ 40 – 500C, phôi chết sau vài phút (Phạm Văn Khuê và cs, 1996) [10]. Khi phát triển đến giai đoạn nang ấu (Adolescaria), sức đề kháng của chúng tăng lên rõ rệt. Adolescaria có khả năng tồn tại ở nhiệt độ -40C → -60C. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, những Adolescaria có trong cỏ khô bị ẩm và trong môi trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Kauffmann, 1996) [46]. 2.2.1.6. Những nghiên cứu về Fasciola spp Theo nhiều tác giả, Fasciola spp là một trong những loài ký sinh trùng gây tác hại nhất cho trâu, bò. Tác giả Lương Tố Thu đã trích dẫn tài liệu của FAO (1994): Thế giới hàng năm có 300 triệu trâu, bò và 200 triệu dê, cừu nhiễm sán lá gan gây thiệt hại trên 3 tỷ đô la Mỹ [45]. Theo những kết quả nghiên cứu ở nước ta, bệnh do Fasciola spp ở loài nhai lại là do các loài sán Fasciola gigantica, Fasciola hepatica và Dicrocoelium lanceolatum. Bệnh nặng nhất ở trâu, bò chủ yếu là do Fasciola gigantica. Những kết quả điều tra đến nay cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh có khác nhau nhưng nhìn chung trâu nước ta nhiễm với tỷ lệ cao. Ở Bắc Bộ, theo Houdermer (1938) cho biết trâu nhiễm Fasciola spp 64,7%. Trịnh Văn Thịnh (1962) cho biết, 50-70% trâu bò nước ta nhiễm Fasciola spp. Năm 1967 J. Drozdz và A. Malczewski (Ba Lan) đã mổ khám loài nhai lại của Việt Nam thấy: Trâu nhiễm F. gigantica là 76,9%, bò nhiễm 36% và dê nhiễm 20%, chúng được phân bố rộng ở tất cả các điểm điều tra. Tác giả cũng cho biết đã tìm thấy F. hepatica ở trâu vùng núi Tuyên Quang [7]. Theo Phan Huy Giáp (1969) tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu Hà Giang từ 79 – 96,6%, trong đó trâu trưởng thành nhiễm nặng hơn trâu non [4]. Năm 1978 tác giả Phan Địch Lân công bố công trình nghiên cứu đầy đủ về F. gigantica bao gồm cả hình thái, sinh thái, chu kỳ sinh học và tác động gây bệnh của nó đối với trâu nước ta. Riêng về tỷ lệ nhiễm tác giả cho biết: vùng biển nhiễm 17,30% ở trâu 8 tuổi. Ở vùng núi nhiễm các lứa tuổi tương ứng là 14,70%, 24,99%, 35,51% và 44,00%. Ở vùng trung du nhiễm tương ứng: 16,40%, 32,77%, 40,40% và 50,20%. Vùng đồng bằng là 19,62%, 34,20%, 49,84% và 61,32%. Theo Phan Lục và cs (1995), ở miền Bắc nước ta tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu là 70,00%, bò là 61,20% và dê là 20%. Cũng theo tác giả khi mổ khám trâu ở 8 tỉnh phía Bắc tỷ lệ nhiễm chung là 47% [21]. Nguyễn Trọng Kim (1995) điều tra tình hình nhiễm Fasciola spp ở trâu vùng ven biển Nghệ An thấy huyện Nghi Lộc nhiễm 25,27%, huyện Diễn Châu nhiễm 32,65% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, ở lứa tuổi < 2 tuổi nhiễm 10,90%, từ 3-5 tuổi nhiễm 23,33%, từ 6-8 tuổi nhiễm 53,58% và lớn hơn 9 tuổi nhiễm 76,68% [11]. Theo Trần Văn Vũ (1997) thì trâu ở các tỉnh phía Bắc nhiễm Fasciola spp tăng theo tuổi, trâu nhỏ hơn 2 tuổi nhiễm 14,20%, trâu từ 2-8 tuổi nhiễm 50,50% và trâu trên 8 tuổi nhiễm 54,70% [41]. Nguyễn Văn Diên (1997) cho biết: qua mổ khám thấy bò ở Tây Nguyên nhiễm Fasciola spp với tỷ lệ 58,06%. Bằng phương pháp xét nghiệm phân thấy tỷ lệ nhiễm là 61,75%. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, bò 24 tháng nhiễm 87,09%. Tác giả cũng cho biết tỷ lệ nhiễm cao nhất ở vùng trũng là 72,37%, vùng đồi núi là 63,05% và thấp nhất ở vùng cao nguyên 46,09% [2]. Lương Tố Thu và cs (2000), khi kiểm tra phân trâu, bò ở huyện Đông Anh – Hà Nội thấy 100% số trâu, bò bị nhiễm Fasciola spp với cường độ nhiễm 13,8 – 16,5 trứng/1gam phân [39]. Phân Địch Lân và cs (2005) cho biết dê từ 1-4 tháng tuổi nhiễm Fasciola spp từ 7,50% - 10,00%, nhưng khi dê lớn hơn 24 tháng tuổi thi tỷ lệ nhiễm là 30,80 – 33,30% [13]. Theo Hạ Thúy Hạnh và Vũ Đăng Đồng (2003) thì dê nuôi tại Ba Vì - Hà Nội nhiễm Fasciola spp là 14,17% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi, từ 3,20% ở dê 5 tuổi [5]. Theo Nguyễn Thị Giang Thanh (2007) thì các vùng núi cao, tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trâu bò lên đến trên 90,00%. Bệnh sán lá gan cũng được các tác giả trên thế giới hết sức quan tâm. Gần đây các nhà khoa học đã điều tra giun sán ở động vật nhai lại ở các nước trên thế giới và cho biết sán lá gan ở bò do F. hepatica và F. gigantica rất phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc (Hansen và Perri, 1994) [57]. Ở khu vực Đông Nam Á các loài sán lá thường gặp ở bò là F. hepatica, F. gigantica, Paramphistomata, Gigantocotyle explanatum (Joseph và Boray, 1994) [45]. Tại Australia, tỷ lệ nhiễm F. hepatica là ở bò 31,00%. Tỷ lệ nhiễm ở Philippine là 18,00% ở bò và 59,00% ở trâu. Ở Malaysia là 5,00% ở bò và 13,00% ở trâu. Ở Thái Lan, tỷ lệ này tương ứng là 16,00% và 25,00%. Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhiễm Fasciola spp qua xét nghiệm phân ở bò là 26,00%, ở trâu là 35,00%; qua mổ khám là 60,00% ở bò và 32,00% ở dê. Kết quả xét nghiệm của Lâm Vũ Quang ở Trung Quốc cho thấy khoảng thời gian cần thiết cho chu trình phát triển của sán lá gan trong ốc vật chủ trung gian là 63 – 82 ngày; của Khoris ở Liên Xô (cũ) là 104 ngày. Về hình thái cấu tạo, Glee và L. Zimmerman (1993) cho rằng: F. gigantica và F. hepatica thuộc loại đa hình thái, trên vật chủ khác nhau thì hình thái cũng khác nhau. Ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc thuộc khu vực châu Á và Đông Nam Á đã thu thập được rất nhiều loài Fasciola spp có rất nhiều hình thái khác nhau. Hình thái một số giống loài F. gigantica, một số giống loài F. hepatica, một số vừa giống F. gigantica vừa giống F. hepatica [34]. Tác giả Boray (1982) báo cáo rằng loài F. gigantica ở viền màu tối bên ngoài do manh tràng chứa đầy máu. Đoạn cuối phía trước của sán dạng một chóp hình nón và tẻ rộng ra về phía vai và rồi nó lại hẹp dần ở đoạn cuối phía sau. F. gigantica có hình thể tương tự giống F. hepatica nhưng có kích thước lớn hơn, chiều dài 24 -76mm và rông 5-13mm. Cấu trúc hình nón phía trước giống nhau, nhưng độ rộng khó có thể phân biệt với loài F. hepatica. 2.2.1.7. Những nghiên cứu về Fasciola spp trên người Bệnh sán lá gan lớn đang lưu hành ở 5 châu lục và đang gia tăng đe dọa sức khỏe cộng đồng, trong đó có Việt Nam. Sán lá gan chủ yếu gây bệnh mãn tính cho gia súc và động vật hoang dã, song gần đây bệnh nổi lên như là một bệnh lý quan trọng ở người. Người chỉ là một vật chủ tình cờ của Fasciola spp và lệ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống. Tỷ lệ nhiễm và lưu hành bệnh rất cao trong một số vùng đặc biệt. Bức tranh dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở người gần đay có sự thay đổi, số ca nhiễm bệnh được báo cáo ngày một nhiều hơn. Trong 5 năm gần đây và một vài vùng địa lý được mô tả như là vùng lưu hành của bệnh sán lá gan lớn trên người. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), trong suốt thời gian từ 1950 -1995 có 60 nước, trong đó có Việt Nam thông báo có ổ dịch sán lá gan lớn trên người. Theo ước tính trên thế giới có tới 180 triệu người có nguy cơ nhiễm sán và 2,4 triệu người nhiễm sán, thiệt hại kinh tế khoảng 3,2 tỷ đô la Mỹ mỗi năm [45]. Bệnh sán lá gan do Fasciola spp ở người được coi là dịch địa phương ở các nước: năm 1960 ở Florida (Mỹ), năm 1968 ở Monmuothshrise (Anh), năm 1970 ở Touraine (Pháp), năm 1983 ở Cu Ba, năm 1991 ở Bolivia, năm 1997 ở Tây Ban Nha va năm 1999 ở Iran . Đến giữa những năm 1990, bệnh sán lá gan do Fasciola spp bắt đầu bùng phát. Lúc đầu chủ yếu ở các nước châu Á, sau đó bệnh trở nên phổ biến ở các nước châu Phi và không dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ. Một nghiên cứu phân tích toàn cầu mong rằng chỉ ra mối liên quan giữa bệnh sán lá gan lớn ở động vật và người mới chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Mặc dù trên thực tế, số người bị nhiễm sán lá gan lớn với tỷ lệ không nhỏ ở những vùng có động vật có vú ăn cỏ, tỷ lệ nhiễm ở người cao hay thấp không liên quan đến tỷ lệ nhiễm ở động vật. Chẳng hạn ở những vùng bệnh lưu hành vừa như Bolivia và Peru – nơi bệnh sán lá gan lớn ở người và động vật cũng tồn tại khi so sánh với các nước như Uruguay, Argentina và Chine - thì sán lá gan lớn ở người chỉ ở mức độ rải rác hoặc lưu hành thấp, trong khi đó bệnh sán lá gan lớn ở vật nuôi thì rất phổ biến (Hillyer và cs, 1992; Hillyer và cs, 1996; Hillyer và Apt, 1997; Mas – Coma và cs, 1999 [44]). Bệnh sán lá gan lớn ở người do F. hepatica thường có phản ứng các mô và gây canxi hóa đường mật do tồn tại một lượng nhỏ sán và trong cơ thể gia súc có sự phục hồi tự phát của sán thường xuyên gây xơ hóa (Boray, 1969). Người không phải là vật chủ thích hợp vì hầu hết sán di chuyển đều bị bắt giữ ở nhu mô gan mà không có thời gian đi đến ống dẫn mật (Acosta-Ferreira và cs, 1979). Ngược lại, tác giả Mas – coma và cs (1999) [44] cho biết ít nhất ở vùng lưu hành nặng, ký sinh trùng sẽ thích nghi dễ dàng với vật chủ người hơn vật chủ động vật. So với F. hepatica thì F. gigantica dường như nhiễm ít hơn và ít thích ứng hơn với vật chủ người. Trong thực tế lâm sàng, người ta thống kê F. gigantica gây ra thường lạc chỗ hơn F. hepatica (Boray, 1966; Hammond, 1974). Ở Việt Nam hiện nay đã phát tổn hiện có 45 tỉnh thành có người nhiễm sán lá gan lớn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ tại một số tỉnh trọng điểm, khu vực miên Trung – Tây Nguyên từ tháng 1 đến đầu tháng 6 năm 2009, số bệnh nhân sán lá gan lớn được phát hiện và điều trị là 2.085 ca, tăng khoảng 70% so với các năm trước. Trong đó phòng khám chuyên khoa của Viện sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn 1.258 ca, Bình Định 390 ca, Quảng Ngãi 200 ca, Gia Lai 82 ca, Quảng Nam 71 ca, Phú Yên 30 ca, Đà Nẵng 17 ca, Thừa Thiên – Huế 15 ca, Khánh Hòa 14 ca, Đăk Lăk 6 ca và Quảng Trị 2 ca [43]. 2.2.2. Bệnh do Eurytrema spp 2.2.2.1. Đặc điểm hình thái Khi nghiên cứu về các loài sán lá ký sinh ở Việt Nam, đặc biệt là sán lá tuyến tụy thấy sán lá tuyến tụy có 4 loài bao gồm: Eurytrema pancreaticum, Eurytrema coelomaticum, Eurytrema tonkinensis và Eurytrema rebelled. Nhưng dựa theo những nghiên cứu của Bahlerao năm 1936 ở Ấn Độ và của Prjadko (1962) ở Liên Xô (cũ), Drozkz và Malcrewski khi nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam chỉ công nhận nước ta có một loài duy nhất là Eurytrema pancreaticum. E. pancreaticum có màu đỏ sáng, hình lá, cuối thân nhô ra giống hình lưỡi. Sán dài 13,5 – 18,5 mm, rộng 5,5 – 8,5mm, có hai giác bám hình tròn, giác miệng và giác bụng. Khác với các loài sán là khác, sán lá tuyến tụy có giác miệng lớn hơn giác bụng. Hầu nhỏ, dài 0,3-0,4mm. Thực quản ngắn. Hai manh tràng hình ống xếp dọc hai bên thân. Tinh hoàn hình bầu dục, có khi phân thùy, nằm hai bên mép sau ._.của giác bụng. Túi sinh dục hình bầu dục, dài, nằm giữa nơi phân nhánh của ruột với giác bụng. Buồng trứng nhỏ hơn tinh hoàn nhiều lần, đôi khi có phân thùy ở đằng sau giác bụng. Tử cung uốn cong, xếp gần kín phần sau thân sán [10] Trứng màu nâu nhat, không đối xứng. Ở trứng già bên trong đã hình thành Miracidium. Kích thước trứng 0,045-0,052mm x 0,029 – 0,033mm [10]. 2.2.2.2. Đặc điểm về vòng đời Sán trưởng thành ký sinh ở tuyến tụy và thường xuyên đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài đã hình thành Miracidium bên trong. Miracidium thoát khỏi trứng trong ống tiêu hóa của ký chủ trung gian là ốc giống Bradybaena và chui sâu vào gan, tụy của ký chủ này. Sau 4 tuần kể từ khi xâm nhập vào ký chủ trung gian, Miracidium biến thành Sporocyst I. Sau 97 ngày cảm nhiễm, Sporocyst I biến thành Sporocyst II. Sau 165 ngày, Sporocyst sinh ra 144-218 Cercaria. Cercaria có dạng hình trái xoan, dài 0,30 - 0,35mm, rộng 0,10 - 0,15mm. Giác miệng đã hình thành có đường kính 50-55m, giác bụng có đường kính 50 - 60m nằm ở giữa cơ thể. Cercaria ra khỏi ký chủ trung gian bằng đường phổi dưới dạng những bọc có phủ chất nhày. Những bọc này bám trên cây cỏ. Nếu ký chủ là côn trùng giống orthoptera nuốt phải Cercaria vào ống tiêu hóa, Metacercaria được hình thành. Gia súc nhai lại khi ăn cỏ nếu nuốt phải vật chủ dự trữ có Metacercaria ấu trùng sẽ phát triển thành sán trưởng thành, tiếp tục sống ở tuyến tụy và đẻ trứng. Thời gian sống của sán ở trâu bò không quá 10 tháng. 2.2.2.3. Vật chủ trung gian Sán lá tuyến tụy phát triển thông qua hai vật chủ trung gian, vật chủ trung gian thứ nhất là ốc cạn, vật chủ dự trữ là cào cào giống grasshopper. Hiện nay người ta thấy có khoảng 4 loài ốc cạn được tìm thấy trên các đồng cỏ chăn nuôi gia súc nhai lại là Bradybaena similaris (Pfeiffer), Acusta despecta sieboldiana (Pfeiffer), Satsuma japónica (Pfeiffer) và Euhadra herklotsi. Ốc cạn hoạt động từ đầu mùa mưa vào tháng sáu. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá trong ốc cạn có xu hướng tăng lên vào đầu mùa hè, đạt đỉnh điểm sau đó giảm xuống [47]. Bốn loài cào cào là Conocephalus maculatus, haneroptera falcate, Metrioptera lume và Homorocoryphus nitidulu được tìm thấy trên đồng cỏ. Số lượng cào cào đạt mức cao vào đầu mùa mưa, sau đó có xu hướng giảm mạnh. Một số lượng nhỏ cào cào có thể tìm thấy vào đầu tháng 12 trên đồng cỏ. Do đó tỷ lệ nhiễm Metacercaria cũng tăng cao vào đầu mùa hè sau đó giảm dần [47]. 2.2.2.4. Tình hình nghiên cứu Eurytrema spp ở trong và nước ngoài * Nghiên cứu trên trâu, bò, dê Loài sán lá E. pancreaticum thường ký sinh trong tuyến tụy, đôi khi thấy ở tá tràng, gan, ống dẫn mật và dạ múi khế của động vật nhai lại. Sán lá tuyến tụy được tìm thấy ở nhiều nước châu Á và Mỹ la tinh như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil…Ở nước ta loài sán này gặp chủ yếu ở hầu khắp các vùng thuộc miền Bắc. Houdermer (1938) cho biết bò vùng Bắc bộ nhiễm E. pancreaticum 29,40% [35]. J. Drozkz và Malcrewski (1971) đã tìm thấy E. pancreaticum ở tất cả các vùng núi, trung du, đồng bằng của Bắc bộ và khu 4 cũ với tỷ lệ nhiễm chung là 75,00% ở bê và 50,00% ở bò trưởng thành, còn trâu thì chỉ gặp một trường hợp ở trâu trưởng thành [7]. Tác giả Trịnh Văn Thịnh tổng hợp các tài liệu trước năm 1978 cho biết: tỷ lệ nhiễm sán lá ở bò dao động từ 26,50-83,00% và mức độ nhiễm phụ thuộc vào tuổi [34]. Ở Nam trung bộ bò nhiễm sán lá tuyến tụy từ 0,55-25,0% tùy theo lứa tuổi và sinh thái từng vùng. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi, thấp nhất là bê dưới 6 tháng tuổi (0,55%) và cao nhất là bò từ 25-60 tháng tuổi (Bùi Lập và cs, 1998) [16]. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái và cs (1978) cho biết: ở gia súc nhai lại nhiễm E. pancreaticum tăng theo lứa tuổi, dưới 1 tuổi nhiễm 26,50%, từ 1-2 tuổi nhiễm 53,00% và > 2 tuổi nhiễm 64,00% [34]. Về hình thái, theo Houdermer (1938) thì ở ống tụy dê, cừu kích thước của sán lá thường nhỏ hơn ở trâu, bò. Về vòng đời sán lá tuyến tụy, trước đây người ta cho rằng chỉ có một ký chủ trung gian là ốc giống Bradybaena. Gần đây, Joseph C và Borey (1994) xác định ký chủ trung gian của E. pancreaticum gồm có hai loại: ký chủ trung gian là ốc đất giống Bradybaena và ký chủ dự trữ là các loài châu chấu [47]. Hai loài ký chủ này đều có thể phân bố khắp nơi, tuy nhiên chúng phát triển mạnh mẽ nhất về mùa xuân hè khi mà khí hậu ấm áp và giảm vào mùa đông. Về bệnh lý, tác giả P. F. Bash (1966) đã mô tả những tổn thương bệnh lý do sán lá E. pancreaticum gây ra như sau: với số lượng sán ít có thể gây ra những tổn thương nhỏ nhưng thường thì có viêm rỉ cùng sự phá hủy cấu trúc ống dẫn tụy. Trứng sán có thể lọt vào thành ống tụy gây viêm và tạo nên những hạt nhỏ ở trong đó. Các hạt này được giới hạn ở thành ống và không ảnh hưởng đến các nhu mô tuyến tụy. Đôi khi thấy hiện tượng xơ hóa nghiêm trọng gây teo tuyến tụy. Cho đến nay có rất ít tác giả nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh. Có thể dùng Antimoin patartrat (C4H4S6.1/2H2O) nồng độ 2% cho gia súc uống để điều trị bệnh. Tác giả Bùi Lập (1988) cho biết dùng thuốc tẩy Hephenotil ở liều 20,15 – 40g/100kg trọng lượng gia súc làm giảm khả năng sinh sản nhưng chưa tẩy sạch được ký sinh trùng, ở liều 41,2 g thì gia súc có thể bị ngộ độc [16]. Theo Phan Lục (1995) thuốc tẩy Benzimidazole ở liều 9mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy sán 100% [21]. * Nghiên cứu trên người Hiện nay có rất ít tài liệu công bố những công trình nghiên cứu về E. pancreaticum gây bệnh trên người. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân người mắc bệnh là do ăn phải bọc ấu trùng Cercaria bám vào các cây rau như rau muống, rau răm…ở trên cạn. Những báo cáo gần nhất cho thấy có 3 trường hợp người mắc Eurytrema spp đã được ghi lại. Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ Nhật Bản 70 tuổi bị chết vì ung thư dạ dày. Khi khám nghiệm tử thi thấy có khoảng 15 sán tuyến tụy trưởng thành ký trong ống dẫn tụy (Ishii, 1983). Trường hợp thứ hai cũng là một người Nhật Bản, một nông dân 57 tuổi, tìm thấy 3 con sán tuyến tụy trong ống dẫn tụy (Takaoka,1983). Trường hợp thứ ba được ghi lại là một bé trai 4 tuổi bị nhiễm sán tuyễn tụy mà không biểu hiện triệu chứng (Saito, 1973) [44]. 2.2.3. Thuốc tẩy và biện pháp phòng bệnh Cơ sở khoa học của các biện pháp phòng trừ bệnh sán lá an do Fasciola spp là học thuyết phòng trừ tổng hợp của K.I.Skjrabin. Đồng thời căn cứ vào các đặc điểm sinh học, dịch tễ học của Fasciola spp nhằm thực hiện tốt hai khâu: tẩy trừ sán trong cơ thể trâu, bò, dê và người và thực hiện các biện pháp diệt trừ căn bệnh ở môi trường ngoại cảnh. (Trịnh Văn Thịnh, 1971 [32]; Phạm Văn Khuê, 1976, 1996 [8] [10]. - Điều trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc để tẩy trừ sán cho người và trâu, bò, dê. Cần xây dựng lịch tẩy trừ thích hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng có bệnh. Nên sử dụng các loại thuốc có phổ tác dụng rộng với nhiều loại giun sán. Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng kỹ thuật nhằm tránh mầm bệnh kháng thuốc (Phạm Khắc Hiếu và cộng sự, 1996 [6]; Loosson, 1999 [18]. Hiện nay một số thuốc đang dùng phổ biến để điều trị giun sán nói chung bao gồm: + Triclabendazole (tên thương mại là Fasinex, trên người tên thương mại là Etagen). Triclabendazole là thuốc bột màu trắng, không tan trong nước. Thuốc biến đổi chủ yếu ở tế bào gan, dưới dạng kết hợp với axit mật sulphoric. Trong huyết tương thuốc tồn tại ở hai dạng tự do và biến đổi [20]. Liều dùng: Trâu, bò: 12mg/kg thể trọng Dê, cừu: 10m/kg thể trọng + Praziquantel (tên thương mại là DRONCIT): là thuốc chống ký sinh trùng được ứng dụng tẩy trừ giun, sán ở gia súc ở Úc, ở các nước Tây Âu từ những năm 1970. Trong cơ thể người và gia súc, praziquantel được hấp thu và chuyển hóa nhanh ở gan. Liều dùng: Trâu, bò: 30mg/kg thể trọng - Phòng bệnh: Để phòng người và động vật nuôi không bị nhiễm các bệnh do sán lá cần thực hiện tốt các khâu sau: Quản lý chặt chẽ phân lợn và phân người, tập trung và ủ theo phương pháp ủ sinh học hiếu khí phân trâu, bò để diệt trứng Fasciola spp và Eurytrema spp. Ủ sinh học là biện pháp sinh học nhằm phân hủy phân động vật và các chất hữu cơ khác trong phân trong thời gian ngắn sử dụng các loại vi sinh vật hiếu khí, nước và ôxi để phân hủy các chất và tạo ra các sản phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng dạng mùn, phân bón hoặc chất điều hòa đất. Để tiến hành phương pháp cần phải phối trộn các thành phần để tạo ra tỷ lệ C:N (các bon và nitơ) theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này yêu cầu nằm trong khoảng 15:1 và 40:1 để đảm bảo cho việc ủ sinh học được tốt nhất. Nguồn các bon thường là chất độn chuồng, phoi bào, rơm hoặc bất cứ loại rau khô nào. Thành phần nitơ có thể từ phân, thức ăn thừa trong phân, rác. Phục vụ cho quá trình phân hủy hiếu khí, ôxy rất cần thiêt cho quá trình sinh trưởng vì vậy cần một số các thành phần khác đưa vào trong đống ủ, các chất đó được gọi là chất độn (Bulking material). Các nguyên liệu có bề mặt rộng có thể giữ không khí bên trong đống ủ. Nguồn các bon như trấu, vỏ bào, phoi bào, gỗ vụn...là những nguyên liệu phù hợp. Nước cũng rất cần để đưa vào nhằm duy trì hoạt động của vi khuẩn và hỗn hợp cần có độ ẩm và độ xốp. Đảo phân: có nghĩa là trộn đều các thành phần trong đống ủ, thêm nước vào đủ sau đó làm lại đống ủ. Bước này nhằm đưa thêm nước và ôxy vào để tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục quá trình phân giải các thành phần có trong đống ủ. Hệ thống này được gọi là quy trình hai bước. Bên cạnh khâu ủ sinh học diệt trứng Fasciola spp và Eurytrema spp cần phải tiến hành các khâu: Tích cực diệt ốc ký chủ trung gian. Tuyên truyền vận động nhân dân xóa bỏ tập quản ăn rau sống. Rau sử dụng cho gia súc phải cắt cách mặt nước 1-2cm và phơi tái trước khi cho gia súc ăn. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu Đặc điểm địa lý, khí hậu, khu hệ động - thực vật, sự phân bố dân cư, tập quán sinh hoạt của con người, tình hình chăn nuôi – thú y ở một vùng có quan hệ chặt chẽ với sự tồn tại, phát triển ký sinh trùng ký sinh ở gia súc, gia cầm và người. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại tỉnh Thái Bình. Vì vậy hiểu rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thái Bình là một yêu cầu cần thiết cho chúng tôi thực hiện đề tài. Tỉnh Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. - Vị trí địa lý: Thái Bình nằm ở 20,17 – 20,44 độ vĩ bắc, 106,06-106,39 độ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía tây và phía nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam. Phía đông giáp vịnh bắc bộ. Tỉnh có 7 huyện gồm Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy và Vũ Thư và thành phố Thái Bình, trong đó có 284 xã, phường và thị trấn. - Thổ nhưỡng và hệ thống sông ngòi: Diện tích tự nhiên 1.542,24 km2, chiếm 0,5% diện tích đất đai của cả nước. Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh đó là sông Hóa, sông Luộc, hạ lưu sông Hồng, sông Trà Lý. Đồng thời có 5 cửa sông lớn là sông Vạn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao; mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20km). - Khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-240C, thấp nhất là 40C và cao nhất là 380C. Lượng mưa trung bình 1400-1800mm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85-90%. - Khu hệ động – thực vật: + Khu hệ động vật: Các động vật nuôi phổ biến là trâu, bò, lợn và gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng và chó, trong đó lợn và gia cầm chiếm số lượng lớn. Thú hoang không có, phổ biến là các loài động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột. Ngoài ra còn thấy có côn trùng, sâu, bọ, các động vật thủy sinh như tôm, cá, cua, ốc..., đặc biệt có nhiều loài động vật thủy sinh là vật chủ trung gian của một số loài giun, sán ký sinh ở gia súc, gia cầm và người. + Khu hệ thực vật: Hệ thực vật chủ yếu là các cây thân mộc và thân thảo. Thực vật hoang dại chủ yếu là cỏ, chúng mọc ở bờ sông, kênh, mương, ao, hồ, đồng ruộng ngập nước. Thực vật trồng chủ yếu là cây bóng mát, cây ăn quả, các loại rau, trong đó có một số loại rau trồng làm thức ăn chăn nuôi như rau lấp, rau muống, rau ngổ, bèo cái [9]. - Tình hình chăn nuôi thú y: Trước đây chủ yếu là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán và chăn nuôi tận dụng. Một vài năm gần đây phong trào chăn nuôi trang trại và chăn nuôi gia trại phát triển rộng khắp toàn tỉnh. Do tập trung chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh nên trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là nửa đầu năm 2009, Thái Bình không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra đối với gia súc, gia cầm, các dịch bệnh thông thường ít hơn hẳn so với các năm trước. Để thực hiện nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn hai huyện của tỉnh Thái Bình có những đặc điểm tự nhiên đặc trưng cho vùng đó là huyện Quỳnh Phụ và huyện Thái Thụy. Huyện Quỳnh Phụ nằm ở cửa ngõ của tỉnh Thái Bình, phía Tây bắc giáp Hải Dương, phía Đông bắc giáp Hải Phòng. Tổng diện tích 208,98 km2, trong đó có 14.962 ha đất nông nghiệp. Dân số là 241 nghìn người, trong đó có 134.640 người trong độ tuổi lao động. Huyện Thái Thụy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp phù sa của hai con sông lớn Thái Bình và Trà Lý. Địa hình có xu thế thấp dần về phía biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Mang khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biển bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22-240C, độ ẩm trung bình 86-87%, lượng mưa trung bình 1.788 mm/năm. Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung tại các xã ven biển. Có 3 cửa sông lớn với tiềm năng hải sản phong phú. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2008 – tháng 06/2009 - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú y, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và hai huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình. 3.3. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng lấy mẫu + Trâu, bò: chia thành 3 độ tuổi: từ 1-3 tuổi, 4-8 tuổi và > 8 tuổi + Dê: chia thành 2 độ tuổi: £ 1 tuổi và > 1 tuổi + Người + Thực vật: rau muống nước, rau muống cạn, rau ngổ + Gan, mật, phân trâu, bò, dê - Đối tượng nghiên cứu: + Fasciola spp trưởng thành, trứng Fasciola spp, Eurytrema spp trưởng thành và trứng Eurytrema spp, Aldolescari của Fasciola spp và Eurrytrema spp. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Tình hình nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp ở trâu, bò, dê tại Thái Bình - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp qua phương pháp xét nghiệm phân - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp, Eurytrema spp qua phương pháp mổ khám - Thành phần loài Fasciola spp và Eurytrema spp gây bệnh trên trâu, bò, dê 3.2.2. Tình hình người nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp - Tình hình người nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp tại Thái Bình - Tình hình nhiễm Aldolescaria ở một số loại rau dùng làm thức ăn cho người - Tình hình sử dụng một số loại rau dùng làm thức ăn sống cho người 3.2.3. Một số đặc điểm sinh học của Eurytrema spp - Kích thước của Eurytrema spp trưởng thành và trứng Eurytrema spp gây bệnh cho trâu, bò, dê tại tỉnh Thái Bình. - Sự phát triển của trứng Eurytrema spp trong một số môi trường. 3.2.4. Biện pháp phòng bệnh Phòng bệnh bằng phương pháp ủ sinh học phân trâu, bò diệt trứng Fasciola spp và Eurytrema spp trong điều kiện hiếu khí. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu thực địa [29]. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản và phương pháp lấy mẫu phân tầng [29]. Sử dụng các phương pháp xét nghiệm đang được áp dụng tại các phòng thí nghiệm ký sinh trùng ở các trường Đại học Nông nghiệp và Viện nghiên cứu ký sinh trùng. 3.3.1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm Thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang, lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu phân tầng [26]. - Thu thập sán trưởng thành bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa của trâu, bò, dê theo phương pháp mổ khám của K.I.Skjrabin [10]. Đánh giá cường độ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp theo trị số Min (nhỏ nhất) và Max (lớn nhất). Trong đó: + Min: là số sán ít nhất trên một gia súc mổ khám + Max: là số sán nhiều nhất trên một gia súc mổ khám - Tìm trứng của Fasciola spp và Eurytrema spp bằng phương pháp gạn rửa sa lắng [10]. - Đánh giá cường độ nhiễm trứng Fasciola spp và Eurytrema spp trong phân bằng phương pháp định tính theo quy định như sau: + Nhiễm nhẹ: có 1 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (+) + Nhiễm trung bình: có 2-3 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (++) + Nhiễm nặng: có ≥ 4 trứng trên một vi trường kính hiển vi, ký hiệu bằng dấu (+++). 3.3.2. Định loại Fasciola spp và Eurytrema spp Theo khóa định loại của Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977 [40]. 3.3.3. Tình hình người nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp Dùng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu tại các bệnh viện trên địa bàn tình Thái Bình. 3.3.4. Tình hình sử dụng một số loại rau làm thức ăn sống cho người Điều tra 10 nhà hàng ăn: vịt nướng, thịt chó, lòng lợn tiết canh và 30 gia đình nông dân ở mỗi vùng nghiên cứu. Cách đánh giá: sử dụng thường xuyên, sử dụng ít. 3.3.5. Tình trạng nhiễm Aldolescaria Fasciola spp, Eurytrema spp ở một số loại rau thường sử dụng làm thức ăn sống cho người Tìm Aldolescaria của Fasciola spp, Eurytrema spp trong rau muống cạn, rau muống nước, rau ngổ bằng cách nạo vét bề mặt thân rau, gạn rửa sa lắng và ly tâm cặn. Phân biệt Aldolescaria Fasciola spp với Aldolescaria Fasciolopsis buski, Paramphistomum spp, Echinostomum spp, Eurytrema spp theo Trịnh Văn Thịnh, 1963 [31]; FAO, 1994 [42]; Phan Địch Lân, 1980 [12]. 3.3.6. Kích thước của Eurytrema spp gây bệnh cho trâu, bò, dê ở Việt Nam Định loài Eurytrema spp (theo Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977) [40]. Đo kích thước của sán trưởng thành bằng phương pháp số học trên thước đo có chia vạch đến đơn vị mm. Đo kích thước của trứng Eurytrema spp bằng trắc vi thị kính và trắc vi vật kính [29]. 3.3.7. Thu thập trứng Fasciola spp và Eurytrema spp - Mổ tử cung sán trưởng thành: Sán trưởng thành thu thập từ gan, ống dẫn mật (Fasciola spp), tuyến tụy (Eurytrema spp) của trâu, bò, là những sán có kích thước lớn, vùng tử cung rộng, rõ, chứa nhiều trứng. Rửa sạch sán trong nước cất, dùng kéo tiểu phẫu, kim giải phẫu mổ tử cung sán. Chỉ thu thập phần cuối tử cung sán bằng cách dùng kéo tiểu phẫu cắt ngang phần thân sán ở phía trước và phía sau giác bụng 4mm. Dùng kim giải phẫu phá vỡ tử cung sán trong đĩa petri có chứa nước cất. Trứng sán được cho qua lưới lọc, làm sạch bằng phương pháp gạn rửa sa lắng [19], đếm và nuôi trứng trong các môi trường. - Thu thập trứng sán từ chất chứa trong dịch mật trâu, bò nhiễm sán. Gạn rửa sa lắng [19] chất chứa trong dịch mật trâu bò. - Phương pháp đếm trứng Eurytrema spp bằng buồng đếm tự tạo: Trứng sau khi được thu thập đem pha loãng ở mật độ thích hợp. Dùng một phiến kính sạch, hai công tơ hút sạch (một dùng để hút dung dịch có chứa trứng, một dùng để hút nước cất). Lấy một vài giọt dung dịch chứa trứng bằng công tơ hút đưa lên phiến kính, đếm toàn bộ số trứng có trong các giọt dung dịch đó. Sau đó dùng công tơ hút thứ hai hút nước cất rửa các giọt dung dịch chứa trứng đã được đếm vào hộp lồng. Tiếp tục hút dung dịch chứa trứng và đếm. Cứ tiến hành như vậy đến khi đếm được số lượng trứng cần thiết. 3.3.8. Sự phát triển của trứng Eurytrema spp Nuôi trứng sán trong các đĩa petri, trong các môi trường có độ pH khác nhau. Ở mỗi độ pH nuôi 100 trứng. Theo dõi sự phát triển của trứng: - Trứng còn khả năng phát triển: tế bào trong trứng vẫn phát triển, tế bào vẫn phân chia. - Trứng không còn khả năng phát triển: tế bào trong trứng không phát triển, trứng không phân chia. 3.3.9. Biện pháp phòng bệnh Phương pháp ủ sinh học phân trâu, bò để diệt trứng Fasciola spp và Eurytrema spp. Phương pháp xác định nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế có đầu dò dài để xác định nhiệt độ. Nhiệt độ được kiểm tra tại hai vị trí tâm của đống ủ và lớp vỏ trấu bên ngoài đống ủ. Nhiệt độ được đo tại hai thời điểm trong ngày là 9 giờ sáng và 16 giờ chiều. Mỗi vị trí đo 3 lần rồi lấy nhiệt độ trung bình. Ngoài ra phải đo nhiệt độ không khí vào các thời điểm như trên để làm căn cứ theo dõi và đánh giá sự tăng giảm nhiệt độ đống ủ với nhiệt độ môi trường. Phương pháp xác định độ ẩm: + Lấy mẫu: mẫu được lấy tại tâm của đống ủ, đựng trong túi plastic chuyên dụng và phân tích trong phòng thí nghiệm. + Công thức tính độ ẩm: m1 – m2 Độ ẩm (%) = x 100 m Trong đó: m1 là khối lượng mẫu trước khi sấy m2 là khối lượng mẫu sau khi sấy m là khối lượng mẫu phân tích 3.4. Bố trí thí nghiệm 3.4.1. Thí nghiệm 1: Tình trạng nhiễm Fasciola spp và Eurrytrema spp ở tỉnh Thái Bình * Tình hình nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua xét nghiệm phân - Thí nghiệm: + Huyện Quỳnh Phụ chọn hai xã, lấy 17 mẫu phân trâu, 85 mẫu phân bò và 15 mẫu phân dê. Huyện Thái Thụy chọn hai xã, lấy 14 mẫu phân trâu và 77 mẫu phân bò. + Xét nghiệm phân trâu, bò, dê - Chỉ tiêu theo dõi: + Xác định tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê tại vùng nghiên cứu + So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các vùng nghiên cứu + Biến động nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp theo tuổi của trâu, bò, dê. * Tình hình nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua mổ khám - Thu thập sán trưởng thành từ ống mật, ống dẫn tụy của trâu, bò, dê - Làm tiêu bản nhuộm bằng thuốc nhuộm carmin - Định loại sán tới loài - Chỉ tiêu theo dõi: + Loài sán ký sinh ở trâu, bò, dê vùng nghiên cứu + Xác định tỷ lệ nhiễm theo vùng + Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài + So sánh tỷ lệ nhiễm ở hai vùng nghiên cứu 3.4.2. Thí nghiệm 2: Tình hình sử dụng rau cạn và rau thủy sinh làm thức ăn sống của người ở vùng nghiên cứu - Mỗi vùng nghiên cứu chọn 10 nhà hàng ăn gồm vịt nướng, thịt chó, lòng lợn tiết canh - Mỗi vùng chọn 30 gia đình nông dân để điều tra - Chỉ tiêu theo dõi: + Có sử dụng rau thủy sinh và rau cạn ăn sống không + Mức độ sử dụng ít hay thường xuyên 3.4.3. Thí nghiệm 3: Tình hình nhiễm Aldolescaria của Fasciola spp ở các loại rau trong vùng nghiên cứu - Mỗi vùng nghiên cứu chọn ngẫu nhiên hai xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên hai thôn, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên ba ao và một ruộng. - Đối tượng kiểm tra: rau muống nước, rau muống cạn, rau ngổ. - Khối lượng rau cần kiểm tra ở mỗi địa điểm là 3kg. - Chỉ tiêu theo dõi: + Tìm Aldolescaria trong rau muống nước, rau muống cạn, rau ngổ + Xác định mức độ nhiễm Aldolescaria ở rau muống nước, rau muống cạn, rau ngổ. + Xác định loài thức vật chủ yếu làm môi giới Fasciola spp cho người 3.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tình hình người trong vùng nghiên cứu nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp - Điều tra thu thập thông tin tại các bệnh viện đa khoa cấp huyện và cấp thành phố. Thời gian điều tra từ năm 2003 đến năm 2007. - Chỉ tiêu theo dõi: + Số người nhiễm Fasciola spp + Số người nhiễm Eurytrema spp 3.4.5. Thí nghiệm 5: Một số đặc điểm sinh học của Eurytrema spp * Kích thước của Eurytrema spp trưởng thành và trứng Eurytrema spp gây bệnh ở trâu, bò, dê tại tỉnh Thái Bình - Chỉ tiêu theo dõi: + Kích thước của Eurytrema spp trưởng thành + Kích thước của trứng Eurytrema spp 3.4.6. Thí nghiệm 6: Xây dựng công thức ủ sinh học Thí nghiệm được tiến hành tại khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Thí nghiệm được chia thành 2 lô, mỗi lô lặp lại 3 lần. Lô 1: Đống ủ tưới ẩm bằng nước. Số lượng: 3 đống Lô 2: Đống ủ tưới ẩm bằng EM (0,5l) + rỉ mật đường (0,5l). Số lượng: 3 đống. Mỗi đống ủ bố trí 6 túi chứa trứng Fasciola spp và 6 túi chứa trứng Eurytrema spp, mỗi túi chứa số lượng là 100 trứng. Các túi trứng được đưa vào tâm của đống ủ. - Kích thước của mỗi đống ủ: + Đống ủ có dạng hình chóp + Đường kính đáy 1,5m + Chiều cao 1m - Tiến hành: Lớp đáy: lớp trấu dày 250mm, trấu sạch có tác dụng hấp phụ độ ẩm có thể có trong quá trình ủ. Lớp phân: độ dày không quá 300mm Lớp trấu: dày 250mm Lặp lại các bước trên đến khi 2-3 lớp phân trâu, bò được hình thành trong đống ủ. Với mỗi lớp vật liệu được thêm vào, cần tưới nước hoặc hỗn hợp EM + rí mật để đảm bảo độ ẩm của lớp nguyên liệu. - Mô hình đống ủ Phân Trấu - Chỉ tiêu theo dõi: + Nhiệt độ đống ủ + Độ ẩm đống ủ 3.4.7. Thí nghiệm 7: Sức đề kháng của trứng Fasciola spp và Eurytrema spp trong đống ủ - Thí nghiệm được thực hiện trên 2 đống ủ, một đống tưới ẩm bằng nước và một đống bổ sung EM + rỉ mật đường. - Mỗi đống phân dùng 6 túi đựng trứng. Túi đựng trứng được làm bằng vải pha có tỷ lệ nilon cao và dệt dày. Trong 6 túi trứng có 3 túi đựng trứng Fasciola spp và 3 túi đựng trứng Eurytrema spp, mỗi túi chứa 100 trứng. Túi trứng mỗi loại được buộc vào đầu một thanh tre cứng, bền theo 3 vị trí 1, 2, 3. Các thanh tre chứa túi trứng được đưa sâu vào tâm đống ủ. - Giữ các túi trứng theo các mức thời gian 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày. Ở mỗi mức thời gian lấy ra một túi cho mỗi loại sán. - Làm sạch trong nước cất, quan sát hình thái, màu sắc và sự biến đổi của tế bào phôi trứng. - Nuôi lại trứng trong môi trường nước cất. * Chỉ tiêu theo dõi: - Diễn biến nhiệt độ và độ ẩm của đống ủ - Sự biến đổi của trứng ở các mức thời gian lưu giữ. - Sức sống của trứng sau khi lưu giữa qua các mức thời gian. 3.4. Phương pháp tính toán số liệu Các số liệu trong thực nghiệm được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính với các tham số: Số trung bình: Độ lệch chuẩn: Sx Sai số của số trung bình: ± mx So sánh hai số trung bình mẫu, ước lượng thống kê, kiểm định các giả thuyết thống kê. Sử dụng chương trình phần mềm Minitab 14 Tỷ lệ nhiễm được tình bằng tỷ lệ phần trăm (%). Cường độ nhiễm qua mổ khám đánh giá định tính đo theo các trị số Min (nhỏ nhất) và Max (lớn nhất). Cường độ nhiễm qua mổ khám đánh giá định tính qua các mức nhiễm nhẹ (+), nhiễm trung bình (++) và nhiễm nặng (+++). 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê và người 4.1.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp qua mổ khám Để đánh giá tình hình nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê trên địa bàn tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiến hành mổ khám 11 trâu, 26 bò, 7 dê ở huyện Quỳnh Phụ và 9 trâu, 15 bò ở huyện Thái Thụy bằng phương pháp mổ khám toàn diện. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Qua bảng 4.1 chúng tôi thấy: Ở huyện Quỳnh Phụ: mổ khám 11 trâu có 8 trâu nhiễm Fasciola spp, chiếm 72,73%, trong khi đó tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở trên bò là 40,54% và ở trên dê là 28,57%. So với Fasciola spp thì trâu, bò nhiễm Eurytrema spp với tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể là 36,36% ở trâu, 40,54% ở bò. Riêng ở trên dê không phát hiện được có mẫu nhiễm Eurytrema spp. Ở huyện Thái Thụy: có 6/9 trâu nhiễm Fasciola spp, chiếm tỷ lệ 66,67%; 6/15 bò nhiễm Fasciola spp, chiếm 40,00%. So với Fasciola spp thì trâu, bò nhiễm Eurytrema spp với tỷ lệ thấp hơn, 22,22% và 20,00% tương ứng trên trâu và bò. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Phan Lục, Vương Đức Chất, Trần Văn Quyên (1995) [21] khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa của trâu, bò ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” cho biết: trâu nhiễm 70,00%, bò nhiễm 61,20% và dê nhiễm 20%. Tác giả Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh, 1996 [37] khi nghiên cứu “Tình hình nhiễm sán lá gan và kết quả thí nghiệm Fasinex tẩy sán lá gan trâu bò” cho biết trâu nhiễm sán lá gan 63,41%. Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp qua mổ khám Vùng Huyện Loại ký sinh trùng Trâu Bò Dê Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Số kiểm tra (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ (%) Cường độ (Min – Max) Đồng bằng Quỳnh Phụ Fasciola spp 11 8 72,73 10-34 37 20 54,05 8-28 7 2 28,57 1-12 Eurytrema spp 11 4 36,36 12-57 37 15 40,54 17-115 7 0 0,00 - Ven biển Thái Thụy Fasciola spp 9 6 66,67 8-12 15 6 40,00 8-15 - - - - Eurytrema spp 9 2 22,22 15-34 15 3 20,00 17-53 - - - - Chú thích: (-) là không có dê Cũng nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Fasciola spp trên trâu, bò, dê, tác giả Nguyễn Văn Diên [2] cho biết: qua mổ khám thấy ở Tây Nguyên nhiễm Fasciola spp 58,06%. Trần Văn Vũ (1997) [41] khi mổ khám 30 trâu ở các tỉnh phía Bắc thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola spp là 73,3%. Theo Hạ Vũ Hạnh và Vũ Đăng Đồng (2003) [5] khi điều tra mổ khám dê nuôi ở huyện Ba Vì – Hà Tây thấy dê nhiễm Fasciola spp là 14,17%. So sánh tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp giữa hai vùng đồng bằng (Quỳnh Phụ) và ven biển (Thái Thụy) chúng tôi thấy có sự khác nhau. Cụ thể: Tỷ lệ nhiễm Fasciola spp ở vùng đồng bằng: trâu nhiễm 72,73%, bò nhiễm 54,05%; vùng ven biển tương ứng là 66,67% và 40,00%. Tỷ lệ nhiễm Eurytrema spp ở vùng đồng bằng là 36,36% và 40,54%, vùng ven biển là 22,22% và 20,00% tương ứng ở trâu và bò. Để biết được tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu và bò giữa vùng đồng bằng và ven biển có khác nhau hay không chúng tôi tiến hành kiểm định theo giá trị c2 với giả thiết: tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp khác nhau giữa hai vùng. Kết quả kiểm định được trình bày ở bảng 4.2. Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy giá trị c2 thực nghiệm c2 = 0,45 và c2 =0,12 tương ứng khi so sánh về Fasciola spp và Eurytrema spp đều nhỏ hơn giá trị c2 lý thuyết (tra bảng đối với bậc tự do = 1, ngưỡng 0,05, c2 lý thuyết = 3,841). Điều này chứng tỏ không có sự sai khác rõ rệt về tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò giữa vùng đồng bằng và ven biển qua mổ khám (P>0,95). Để làm rõ hơn tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò, dê qua mổ khám, chúng tôi biểu thị qua biểu đồ 4.1. Bảng 4.2. Kiểm định sự sai khác tỷ lệ nhiễm Fasciola spp và Eurytrema spp ở trâu, bò giữa vùng đồng bằng và ven biển qua mổ khám Loài ký sinh trùng Vùng Số trâ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluận văn up.doc
Tài liệu liên quan