Tổ chức hạch toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng công nghiệp (nhật ký chứng từ)

Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Một quy luật tất yếu cuả thị trường là cạnh tranh, doanh nghiệp chất lượng cao, giá thành hạ thì doanh nghiệp đó sẽ đứng vững được. Để thực hiện yêu cầu này các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kể từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi vốn về và phải chọn các phương án tối ưu cho chi phí tốt nhất nhưng th uđược n

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức hạch toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty xây dựng công nghiệp (nhật ký chứng từ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều lãi nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu là quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tổ chức vật liệu kế toán nói riêng. Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiên dưới dạng về vật hoá. Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí về vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí và giá thành sản phẩm. Cho nên việc quản lý quá trình thu mua vận chuyển bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu trực tíêp tác động đến chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chỉ tiêu sản phẩm, sản lượng, chất lượng, chỉ tiêu giá thành, chỉ tiêu lợi nhuận…. Tổ chức tốt kế toán vật liệu sẽ giúp bảo đảm cho việc cung cấp đủ, đúng chất lượng nguyên vật liệu và đúng lúc cho sản xuất giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng đúng kế hoạch và xác điịnh nhu cầu vật liệu dự trữ, hợp lý tránh làm ứ đọng vốn và phát sing chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó công cụ dụng cụ( CCDC) cũng có vị trí quan trọng trong việc rtạo ra sản phẩm tuycó đặc điểm kkhác với vật liệu nhưng nó đợpc quản lý, hạch toán như vật liệu Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế, độc lập tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của nhà nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế đất nước có sự thay đổi, để có thị trường vững công ty phải lo đầu vào, cung ứng vật liệu, CCDC đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức được vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán vật liệu, CCDC trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Trong thời gian tìm hiểu thực tế của Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp, được sự giúp đỡ của các phòng ban, đặc biệt là phòng tài chính kế toán với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo em đã chọn đề tài “ Tổ chức hạch toán vật liệu và công cụ dụng cụ” tại Công Ty Xây Dựng Công Nghiệp để làm báo cáo thực tập của mình. Đề tài gồm ba phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung về vật liệu cung cụ dụng cụ và kế toán vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty xây dựng công nghiệp. Phần II: Thực tế công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại đơn vị. Phần III: Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ. Phần i Những vấn đề chung về vật liệu công cụ dụng cụ. I.Khái niệm, đặc điểm vật liệu công cụ dụng cụ. 1. Khái niệm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyên liệu vật liệu trongcác doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm. Công cụ dụng cụ là những vật tư lao động không thoả mãn điịnh nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định( TSCĐ) hữu hình. Ngoài ra những tư liệu lao động không có tính bền vững như đồ dùng bằng sành sứ thuỷ tinh, giầy dép, quần áo làm việc… Dù thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hưũ hình nhưng vẫn coi là công cụ dụng cụ. 2. Đặc điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. - Đặc điểm nguyên liệu vật liệu. + Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. + Khi tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái vật chất ban đầu và giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. -Đặc điểm của công cụ dụng cụ. +Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ. + Khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị hao mòn được dịch chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. +Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn được quản lý và hoạch toán như tài sản lưu động. 3.Yêu cầu quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Xuất phát từ vai trò và đặc điểm của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ cần được theo dõi và quản lý chặt chẽ về các mặt hiện vật và giá trị ở tất cả các khâu mua sắm, dự trữ bảo quản và sử dụng. Khâu mua hàng đòi hỏi phải quản lý việc thực hiện kế hoạc mua hàng về số lượng, khối lượng mua, chi phí mú cũng như đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khâu bảo quản phải tổ chức tốt, kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện đo lường cần thiết tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tránh hư hỏng mất mát và đảm bảo an toàn tài sản. ở khâu sử dụng, đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm chấp hành tốt các định mức dự toán công cụ dụng cụ góp phần quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập và tích luỹ cho doanh nghiệp 4. Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Để phát huy vai trò, chức năng kế toán trong công tác quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: -Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng, phẩm chất quy cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho và tồn kho. Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập xuất kho. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận, phòng ban chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ kế toán. -Mở các loại sổ, loại thẻ kế toán chi tiết theo từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo đúng chế độ và phương pháp quy định. -Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Phát hiện các trường hợp vật tư ứ đọng hoặc thiếu hụt, tham ô. lãng phí. Xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý. -Tham gia kiểm kê và đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước cung cấp thông tin về tình hình nhập xuất tồn kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ để phục vụ công tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng bảo quản và sử dụng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. II.Phân loại, đánh giá nguyên liệu vật liệu và CCDC 1.Phân loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng nhiều thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có vai trò chức năng và có đặc tính lý hoá khác nhau. Để tiến hành công tác quản lý và hạch toán vật liệu và công cụ dụng cụ thì cần phải phân loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Phân loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ là căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu thức nhất định để chia nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng trong doanh nghiệp thành từng loại, từng thứ, từng nhóm. Căn cứ vào vai trò và chức năng của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh được chia thành các loại: -Nguyên liệu, vật liệu chính( bao gồm cả nửa thành phần mua ngoài) là các loại nguyên liệu vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành thực thể sản xuất vật chất của sản phẩm. -Vật liệu phụ là những loại nguyên liệu vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng có vai trò nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất. Căn cứ vào công cụ của vật liệu phụ được chia thành các nhóm sau: +Nhóm vật liệu làm tăng chất lương nguyên liệu vật liệu. +Nhóm vật liệu làm tăng chất lượng sản phẩm. +Nhóm vật liệu đảm bảo điều kiện cho quá trình sản xuất. -Nhiên liệu là vật liệu phụ trong quá trình sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng. Nhiên liệu có thể tồn tại ở các thể rắn, lỏng hoặc khí. -Phụ tùng thay thế là những chi tiết, phụ tùng máy móc, thiết bị được dự trữ để sử dụng cho việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của tài sản cố định hữu hình. -Vật liệu khác bao gồm các loại vật liệu chưa được phản ánh ở các loại vật liệu trên. CCDC trong doanh nghiệp sản xuất được chia như sau: +Dụng cụ giá lắp đồ nghề chuyên dùng cho sản xuất. +CCDC dùng cho công tác quản lý. +Quần áo bảo hộ lao động. +Khuôn mẫu đúc sãn. +Lán, trại, tạm thời. +Các loại bao bì dùng để chứa đựng vật liệu. +Các loại công cụ dụng cụ khác. Trong công tác quản lý và hạch toán CCDC được chia làm ba loại: +Công cụ dụng cụ. +Bao bì luân chuyển. +Đồ dùng cho thuê. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất. Có thể căn cứ vào đặc tính lý hoá của từng loại để chia thành từng nhóm, từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. 2.Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Đầu năm kế toán, phòng kế toán cần lập sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ để liệt kê toàn bộ các loại nhóm, thứ nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ sử dụng trong doanh nghiệp. Danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ là mã số bằng hệ thống các chữ số thập phân để quy định cho từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có tên gọi phẩm chất quy cách riêng biệt. Khi lập danh điểm cần phải đảm bảo khoa học và hợp lý, đáp ứng theo yêu cầu dễ nhớ, dễ ghi tránh nhầm lẫn và trùng lặp. Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có thể lập theo mẫu: Phần I. Nguyên liệu vật liệu. Danh điểm Tên nhãn hiệu quy cách vật liệu-CCDC ĐVT Giá HT Ghi chú Loại Nhóm Thứ Nguyên liệu, vật liệu chính Nhóm kim loại màu Vật liệu chính A Vật liệu chính B Cộng nhóm 01 Nhóm kim loại đen … Cộng loại 1521 … Kg Kg 1521 1522 01 001 002 … 02 Tổng cộng NL, VL Phần II. Công cụ dụng cụ. 3.Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc kế toán, hàng tồn kho( trong đó bao gồm cả nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ) phải được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trih thuần có thể thực hiện được. 3.1.Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các loại chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên nội dung và công cụ dụng cụ được xác định theo từng trường hợp nhập xuất. Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho. Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ mua ngoài nhập kho được tính theo công thức sau: Giá gốc Giá mua Nguyên liệu ghi trên Chi phí Vật liệu và hoá đơn Các loại thuế liên quan Công cụ = sau khi trừ + không được + trực tiếp Dụng cụ đi các khoản hoàn lại đến việc Mua ngoài chiết khấu, mua hàng Nhập kho giảm giá Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng tồn kho(chi phí, bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho). - Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tự chế biến nhập kho được tính theo công thức sau: Giá gốc VL CCDC nhập kho = giá gốc VL nhập kho + Chi phí chế biến. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chế biến nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. -Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến nhập kho được tính theo công thức sau: Giá gốc giá gốc chi phí vận nguyên liệu NL, VL tiền công chuyển bốc dỡ vật liệu và = xuất kho + phải trả + và các chi phí công cụ thuê ngoài cho người có liên quan dụng cụ chế biến chế biến trực tiếp. Nhập kho -Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh, vốn cổ phần hoặc hồi vốn góp được ghi nhận theo giá thực tế do hội đồng đánh giá lại và đã được chấp nhận cộng với các chi phí tiếp nhận( nếu có). -Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhận, biếu, tặng. Giá gốc nguyên liệu Giá trị hợp lý ban đầu Các chi phí khác vật liệu và công cụ = của những CCDC và + có liên quan trực dụng cụ nhập kho NLVL tương dương tiếp đến việc nhận Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ được cấp. Giá gốc nguyên Giá trị ghi trên sổ của Chi phí vận chuyển liệu vật liệu và = đơn vị cấp trên hoặc giá + bốc dỡ và các chi công cụ dụng được đánh giá lại theo phí có liên quan trực cụ nhập kho giá trị thuần tiếp khác. -Giá gốc của phế liệu thu hồi là giá ước tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. -Giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho. -Do giá gốc của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho từ các nguồn nhập khác nhau như đã trình bày ở trên, để tính hàng xuất kho, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp tính theo giá đích danh: giá trị thực tế của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ xúât kho tính theo giá thực tế của từng lô hàng nhập, áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng ít thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có giá trị lớn và có thể nhận diện được. + Phương pháp tính bình quân gia quyền: Giá trị của loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị thực tế nguyên Số lượng nguyên liệu Đơn giá bình liệu vật liệu và công cụ = vật liệu và công cụ x quân gia quyền dụng cụ xuất kho dụng cụ xuất kho Trong đó giá đơn vị bình quân có thể tính một trong các phương án: -Phương án 1: tính theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ ( còn gọi là giá bình quân gia quyền toàn bộ luân chuyển trongkỳ) +Phương án nhập trước, xuất trước: trong phương án này áp dụng dựa trên giá định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tông kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. +Phương án nhập sau, xuất trước: trong phương pháp này áp dụng dựa trên giá định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua sản xuất trước đó. Thep phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. giá trị thực tế của vật liệu A xuất kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập 3.2.Đánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo giá hạch toán. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất nhiều mặt hàng thường sử dụng nhiều loại, nhóm, thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ diễn ra thường xuyên liên tục nếu áp dụng nguyên tắc tính theo giá gốc( giá trị thực tế) thì rât phức tạp, khó đảm bảo yêu cầu lịp thời của kế toán doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống giá hạch toán để ghi chép hàng ngày trên phiếu nhập, phiếu xuất và ghi sổ kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Giá hạch toán là giá do kế toán của doanh nghiệp xây dựng, có thể là giá kế hoạch hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được trên thị trường. Giá hạch toán được sử dụng thống nhất trên toàn doanh nghiệp và được sử dụng tương đối ổn định lâu dài. trường hợp có sự biến động về giá cả doanh nghiệp cần xây dựng lại giá hạch toán. Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tuân thủ nguyên tắc tính theo giá trị thực tế. Cuối tháng phải xác định hệ số chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị hạch toán của từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ để điều chỉnh giá hạch toán xuất kho thành giá thực tế. Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán cuat từng loại vật liệu và công cụ dụng cụ được tính theo công thức sau: Giá trị thực tế NLVL Giá trị thực tế NLVL CCDC tồn kho đầu kỳ + CCDC nhập kho trong kỳ Hệ số chênh = --------------------------------------------------------------------- lệch giá Giá trị hạch toán NLVL Giá trị hạch toán NLVL CCDC tồn kho đầu kỳ + CCDC nhập kho trongkỳ Giá trị thực tế NLVL = Giá trị hạch toán NLVL x Hệ số chênh CCDC xuất kho CCDC xuất kho lệch giá. 3.3. Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sử dụng trong doanh nghiệp rất đa dạng phong phú, đa dạng về chủng loại. Để phục vụ cho công tác quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành được nhịp nhàng cân đối, tránh ứ đọng vật tư đảm bảo an toàn tài sản thì kế toán phải theo dõi chi tiết về mặt giá trị và hiện vật theo từng kho và từng loại, nhóm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ có giá trị quy cách chất lượng riêng biệt. Kế toán của doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, mở sổ kế toán chi tiết có liên quan phù hợp với hình thức thực tế của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài sản chung và quản lý nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nói riêng. 3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục nhập kho nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. 3.3.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng. Chứng từ kế toans sử dụng được quy định theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 1141/Tặ CHỉC/CDKT ngày 01/1/95 của bộ trưởng bộ tài chính và các quyết định khác có liên quan bao gồm: Phiếu nhập kho( mẫu số 01- VT) Phiếu xuất kho( mẫu sô 02- VT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ( mẫu 03- VT) Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm, hàng hoá(mẫu 08- VT) Hoá đơn kiểm phiếu xuất kho( mẫu 02- VT) Hoá đơn bán hàng. Hoá đơn GTGT Đối với các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, phải lập kịp thời đầy đủ theo đúng quy định về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ cụ thể của từng doanh nghiệp, kế toán có thể sử dụng vật tư theo hạn mức( mẫu 04-VT) biên bản kiêm nghiệm vật tư( mẫu 05- VT) phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ( mẫu 07- VT) 3.3.1.2. Thủ tục nhập xuất kho của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. -Thủ tục nhập nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã ký, phiếu báo giá để tiến hành mua hàng. Khi hàng về đến nơi, nếu xét thấy cần thiết có thể lập ban kiểm nghiệm để kiểm nhận và đánh giá hàng mua về các mặt số lượng, khối lượng, chất lượng và quy cách. Căn cứ vào kết quả đó ban kiểm nghiệm lập” Ban kiểm nghiệm vật tư”. Sau đó bộ phận cung cấp hàng lập phiếu nhập kho trên cơ sở hoá đơn, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nghiệm giao cho người mua hàng làm thủ tục nhập kho. Thủ tícau khi cân, đong, đo, đếm sẽ ghi số lượng thật nhập kho vào phiếu nhập và sử dụng để phản ánh số lượng nhập và tồn của từng thứ vật tư vào thẻ kho. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách, phẩm chất thủ kho phải báo cáo cho bộ phận cung ứng biết và cùng ngươì giao lập biên bản. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển giao phiếu nhập kho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi sổ kế toán. -Thủ tục xuất nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bộ phận sử dụng vật tư viết phiếu xin lĩnh vật tư. Căn cứ vào phiếu xin lĩnh vật tư bộ phận cung cấp vật tư viết phiếu xuất kho trình giám đốc duyệt. Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ tục xuất vật liệu và ghi sổ thực xuất vào phiếu xuất. Sau đó ghi số lượng hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất cho kế toán vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để lấy số liệu ghi sổ kế toán. 3.3.2. Sổ kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật tư. Đầu năm, kế toán vật liệu lạp thẻ kho theo từng thứ vật liệu có trong sổ danh điểm vật tư, ghi các chỉ tiêu: Tên vật tư, nhãn hiệu quy cách, chất lượng, đơn vị tính…. Sau đó giao cho thủ kho để hạch toán nghiệp vụ ở kho, ghi số lượng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho, xuất kho để ghi vào thẻ kho của từng thứ và tính số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất. Sau đó phân loại phiếu nhập, xuất kho vật tư và chuyển giao cho kế toán vật tư để ghi sổ kế toán. Thẻ kho được thủ kho phân loại, sắp xếp theo từng loại nhóm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ và phải bảo quản chặt chẽ đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc sử dụng thẻ kho. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số lượng tồn kho trên thẻ kho với số lượng tồn kho thực tế của từng vật tư. Tại phòng kế toán, kế toán chi tiết vật tư sử dụng sổ kế toán chi tiết để theo dõi chi tiết từng thứ vật tư. Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết được áp dụng, kế toán chi tiết có thể sử dụng 1 trong các sổ kế toán chi tiết sau: Sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Sổ đối chiếu luân chuyển Sổ số dư. Ngoài ra trong thực tế, kế toán vật tư còn có thể ở các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng luỹ kế tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên liệu vật liệu vbà công cụ dụng cụ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán chi tiết được đơn giản nhanh chóng và kịp thời. 4.Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Hiện nay, chế độ kế toán quy định việc hạch toán chi tiết nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ được thực hiện đồng thời ở kho và ở các phòng kế toán được tiến hành theo phương pháp sau: Phương pháp thẻ song song. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phương pháp sổ số dư Mỗi một phương pháp trên đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng trong việc ghi chép, phản ánh, kiểm tra đối chiếu số liệu. Kế toán căn cứ vào điều kiện cụ thể từng doanh nghiệp về quy mô, chủng loại vật tư sử dụng trình độ và yêu cầu quản lý tình độ của nhân viên kế toán, mức độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ để lựa chọn và áp dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu thích hợp, phát huy hiệu quả của công tác kế toán. 4.1. Phương pháp thẻ song song. Nguyên tắc hạch toán: ở kho, thủ kho ghi chép tònh hình nhập, xuất, tồn trên thẻ kho về mặt số lượng, ở phòng kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết đẻ ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật tư về mặt số lượng và giá trị. Trình tự kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. -Hằng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xúât kho vật tư hợp pháp, hợp lệ thủ kho tiến hành nhập xuất kho và ghi số lượng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ thực nhập xuất kho vào chứng từ và thẻ kho rồi tính số tồn kho sau mỗi lần nhập xuất. Hằng ngày sau khi ghi xong vào thẻ kho, thủ kho phải chuyển chứng từ nhập xuất cho phòng kế toán có kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập. -Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhập được chứng từ nhập xuất vật tư, kế toán phải kiểm tra chứng từ kế toán, hoàn chỉnh chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết. -Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán chi tiết vật tư và thủ kho đối chiếu số liệu giữa thẻ kho với số thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các số thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn mỗi thứ vật tư ghi một dòng sau đó tổng hợp theo từng nhóm, từng loại nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Số liệu này dùng để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp. Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp song song: Thẻ kho Chứng từ nhập Chứng từ xuất 1 3 1 2 2 Sổ chi tiết NLVL và CCDC 4 Bảng tổng hợp N-X-T 5 Sổ tổng hợ Ghi cuối ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra thẻ kho Ngày lập thẻ: 01/1N Kho số I. Mã số 15201001 Tên vật liệu A Quy cách chất lượng Đơn vị: kg Chứng từ Diễn giải Ngày N-X Số lượng Ghi chú Số Ngày N X T Tồn đầu 10000 01 3/1 Xuất VL để sx sp 03/1 600 400 01 7/1 Nhập kho 07/1 2000 02 15/1 Xuất kho 15/1 500 1500 03 24/1 Xuất kho VL 24/1 1100 400 02 28/1 Nhập kho vl 28/1 800 Tổng 2200 800 Sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ Tháng 1/2005 Kho số I. Mã số 15201001. Tên vật liệu: A Qui cách, chất lượng. Giá thực tế VL A xuất kho tính theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Chứng từ Diễn giải Ngày N-X Nhập Xuất Tồn SH NT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT Tồn kho 01/1 1000 50 50000 01 Xuất kho 03/1 600 50,24 30144 400 19856 01 Nhập kho 07/1 1600 50,24 80720 2000 100567 02 Xuất kho 15/1 500 50,24 25120 1500 75456 03 Xuất kho 24/1 1100 50,24 55264 400 20192 02 Nhập kho 28/1 400 50 20000 800 Cộng ps tồn 31/1 2000 100720 2200 110528 800 40192 Đơn vị: kg Phương pháp đối chiếu luân chuyển Nguyên tắc hạch toán: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn trên thẻ kho. kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi số liệu, giá trị nhập, xuất, tồn của từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. Trình tự kế toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thủ kho tiến hành công việc quy định tương tự phương pháp song song. Định kỳ kế toán mở bảng kê tổng hợp nhập, xuất, trên cơ sở các chứng từ nhập xuất của từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ luan chuyển trong tháng theo chỉ tiêu trên số lượng và giá trị. Căn cứ vào sổ tổng hợp trên bảng kê để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, mỗi thứ ghi một dòng vào ngày cuối tháng. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở và dùng cho cả năm. Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ xuất tồn của từng thứ vật liệu và công cụ dụng cụ trên thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển. Đối chiếu luân chuyển với sổ kế toán tổng hợp Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Kế toán tổng hợp Số đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Phiếu xuất Bảng kê nhập Phiếu nhập Thẻ kho 1 1 4 2 2 Ưu điểm, nhược điểm: Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi sổ kế toán, do chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng. Nhược điểm: Việc ghi sổ kế toán vẫn bị trùng lập với thẻ kho về mặt số lượng. Việc kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào kì kế toán do đó hạn chế chức năng. Sổ đối chiếu luân chuyển Danh điểm vật tư hàng hoá Tên hàng Đơn vị tính Dư đầu T1 Luân chuyển T1 Luân chuyển Dư 31/12 SL ST Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất Tồn SL ST SL ST SL ST SL ST 15201001 VLCA Kg 1000 500000 2000 100702 2200 110528 800 40192 3. Phương pháp sổ số dư. Nguyên tắc kế toán chi tiết: Thủ kho dùng thẻ để ghi chép số lượng nhập, xuất, tồn và cuối kỳ phải ghi tồn kho đã tính được trên thẻ kho vào của từng thứ nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ vào cột số lượng trên sổ số dư. Kế toán lập bảng tổng hợp giá trị nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị, sổ số dư được lập và dùng cho cả năm. Trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư. (1)Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ xong thủ kho tập hợp và phân loại chứng từ nhập, xuất phát sinh trong kỳ theo từng nhóm vật tư. (2)Thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất của từng nhóm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ đính kem chứng từ gốc gửi cho kế toán vật tư. (3)kế toán chi tiết vật liệu khi nhận được phiếu giao nhận chứng từ nhập ( xuất) của từng nhóm nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ đính kèm chứng từ gốc phải kiểm tra việc phân loại chứng từ và ghi giá hạch toán trên từng chứng từ gốc. Tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập, xuất theo từng nhóm để ghi và cột số tiền trên phiếu giao, nhận chứng từ nhập xuất, sau đó lập bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho theo từng kho. (4)kế toán chi tiết vật liệu căn cứ vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn. (5)Cuối tháng căn cứ vào thẻ kho, thủ kho ghi số lượng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ vào sổ số dư sau đó chuyển cho phòng kế toán, sổ số dư kế toán lập cho từng kho và dùng cho cả năm, giao cho thủ kho trước cuối tháng. (6)Khi nhận sổ số dư kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị trên bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho hoặc bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn với sổ số dư. Sơ đồ trình tự kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp sổ số dư: Chứng từ nhập Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng giao nhận chứng từ nhập Bảng giao nhận chứng từ xuất Sổ số dư Sổ tổng hợp N-X-T T bảng luỹ kế N-X-T Ưu điểm, nhược điểm Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày do kế toán chi tiết vật liệu chỉ theo dõi về mặt giá trị của từng nhóm vật tư, tránh được việc trùng lặp với thủ kho, công việc kế toán tiến hành đều trong tháng, thực hiện việc kiểm tra giám sát thường xuyên của kế toán. Nhược điểm: Khó phát hiện được nguyên nhân khi đối chiếu phát hiện ra sai sót và đòi hỏi yêu cầu, trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải cao. Phiếu giao nhận chứng từ nhập( xuất) vật tư Từ ngày 01 đến 10/1/N Nhóm VL, CCDC Nhập Xuất Ký nhận S.lượng CT S.hiệu CT Thành tiền S.lượng CT S.hiệu CT Thành tiền VlC A 2 01,02 100.720 3 01,02,03 110.528 Bảng luỹ kế nhập-xuất- tồn vật tư Tháng 1/N Nhóm VL, CCDC Từ 1-10 Từ 11-20 Từ 21-31 Cộng N X T N X T N X T N X T VLCA 80.72 30.144 100.576 25.12 75.456 20.0 55.264 40.192 10072 110528 40192 Bảng tổng hợp N-X-T kho vật liệu CCDC Tháng 1/N Nhóm VL, CCDC Tồn kho đầu kỳ Nhập kho trong kỳ Xuất kho trong kỳ Tồn kho cuối kỳ Số lg Số tiền Số lg Số tiền Số lg Số tiền Số lg Số tiền VLCA 1000 50000 2000 100720 2200 110528 800 40192 Sổ số dư Danh điểm VL Tên hàng Đơn vị tính Đơn giá Định mức Số dư đầu năm Số dư tháng 1 Số dư cuối tháng… Số dư tháng 12 Dự trữ Số lg Số tiền Số lg Số tiền Số lg Số tiền Số lg Số tiền 15201001 VLCA Kg 1000 50000 800 40192 5.Các phương pháp kinh tế tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên: -Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho… Hiện nay phương pháp này đợc sử dụng phổ biến ở nư._.ớc ta. 5.1Các tài khoản chủ yếu sử dụng Tài khoản 151- hàng mua đang trên đường đi Kế toán sử dụng tài khoản 151 hàng mua đang đi trên đường để phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá người mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, đang ở bến bãi hoặc đã đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Kết cấu và nội dung đúng tài khoản 151 hàng mua đang đi trên đường. Bên nợ: Giá trị vật tư hàng hoá đã mua đang trên đường đi Bên có: -Giá trị vật tư hàng hoá đang đi trên đường đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho các bộ phận sử dụng cho khách hàng. Số dư bên nợ: Giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập về kho +TK152: Nguyên liệu vật liệu Kế toán sử dụngTK152 nguyên liệu vật liệu để phán ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm các loại nguyên liệu vật liệu trong kho của doanh nghiệp. *Kết cấu và nội dung TK 152: Nguyên liệu vật liệu. Bên nợ: -Giá trị thực tế nguyên liệu vật liệu kho do mua ngoài tự chế hoặc thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp liên doanh hặc nhập từ các nguồn khách hàng. -Giá trị thực tế nguyên liệu vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên có: -Giá trị thực tế nguyên liệu vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh. -Giá trị nguyên liệu vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá. -Trị giá nguyên liệu vật liệu thiếu hụt khi phát hiện kiểm kê Số dư bên nợ -Trị giá thực tế nguyên liệu vật liệu trong kho cuối kỳ. TK152 được mở chi tiết cho từng loại NVL tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Tk153: Công cụ dụng cụ Kế toán sử dụng TK 153 Công cụ dụng cụ để phán ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm các loại CCDC trong kho của doanh nghiệp. *Kết cấu và nội dung TK 153 Bên nợ: -Trị giá thực tế CCDC nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài chế biến, nhận góp vốn liên doanh. -Giá trị CCDC cho thuê nhập lại kho -Trị giá thực tế thừa phát hiện khi kiểm kê Bên có: -TRị giá thực tế CCDC xuất kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn liên doanh -Trị giá CCDC trả lại cho người bán hoặc giảm giá Số dư bên nợ: Trị giá thực tế công cụ dụng cụ tồn kho TK 153 có 3 tài khoản cấp 2 TK 1531: bao bì luân chuyển TK 1532: đồ dùng cho thuê TK 1533: phải trả cho người bán Kế toán sử dụng TK 331 phải trả cho người bán, để phản ánh tình hình thanh tóan về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho ngươig bán vật tư, hàng hoá; người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. *Kết cấu và nội dung TK 331: Phải trả người bán Bên nợ: -Số tiền trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp. -Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khách hàng khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. -Số tiền người bán chấp nhận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng. -Chiết khấu hàng thanh toán được người bán chấp nhận cho doanh nghiệp trừ vào nợ phải trả. -Sơ đồ kết chuyển về giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. Bên có: -Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp. -Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức. Số dư bên có: -Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Số tiền dư nợ( nếu có) Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. TK 331- Phải trả cho người bán, cần phải mở chi tiết cho từng người bán, từng khoản thanh toán, từng lần thanh toán. 5.2/ Phương pháp kế toán tổng hợp các trường hợp tăng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ. 5.2.1/ kế toán tổng hợp tăng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ do mua ngoài. Trường hợp hàng nhập kho và hoá đơn chưa về Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm phiếu nhập kho và các chứng từ khách hàng có liên quan. Nếu mua hàng trong nước: Nợ TK 152, TK 153( giá mua thực tế) Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khách hàng khấu trừ(nếu có) Có TK 111, 112, 331 …( tổng giá thanh toán) Mua hàng nhập khẩu Nừu NLVL, CCDC nhập khẩu dùng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. kế toán phản ánh giá trị NLVL, CCDC nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua, vận chuyển. Nợ TK 152, 153- Theo giá trị thực tế Có TK 111, 112, 131- Số tiền đã trả, phải trả cho người bán và chi phí vận chuyển Có TK 3333- Thuế suất, nhập khẩu( chi tiết thuế nhập) Nừu chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế thì số chênh lệch tỷ giá giảm được ghi vào bên nợ TK 413- Chênh lệch tỷ giá. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư hàng hoá và thuế GTGT hàng nhập khẩu Nợ TK 133(1331)- Thuế GTGT được khấu trừ của vật tư hàng hoá. Có TK 333(33312)- Thuế GTGT hàng nhập khẩu Nếu NLVL, CCDC nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thúê GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, văn hoá,,, được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị NLVL, CCDC Nợ TK 152, 153- Theo giá thực tế Có TK 111, 112, 331- Số tiền đã trả, phải trả, và chi phí thu mua. Có Tk 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( TK 3333- thuế suất và thuế nhập- Chi tiết thuế nhập) ( TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu) Có TK 413- Chênh lệch tỷ giá Nếu chênh lệch tỷ giá ghi trên sổ kế toán nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế thì số chênh lệch tỷgiá giảm được ghi vào bên Nợ TK 412- Chênh lệch tỷ giá . Các trường hợp cần chú ý: +Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại do mua khối lượng lớn hoặc được giảm giá hàng mua do hàng sai quy định, kém phẩm chất hoặc trả lại do hàng đã mua do người bán ghi. Nợ TK331-Trừ vào nợ phải trả(nếu chưa trả tiền cho người bán) Nợ TK 111, 112- Số tiền được trả lại( nếu đã trả tiền cho người bán) Nợ TK 138(1388)- Số tiền được người bán chấp nhận Có TK 152,153- Số tiền giảm giá hàng mua được hưởng hoặc số hàng mua trả lại theo giá không co thuế. Có TK1331( thuế GTGT đầu vào tương ứng với số tiền được giảm giá hoặc hàng mua trả lại nếu có) +Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán so thanh toán tiền hàng trước thời hạn, không được ghi giảm giá hàng mua, được ghhi nhận là doanh thu hoạt động tài chính. Kế toán ghi: Nợ TK331-Trừ vào nợ phải trả(nếu chưa trả tiền cho người bán) Nợ Tk 111,112- Số tiền được trả lại( nếu đã trả tiền cho người bán) Nợ TK 138(1388)- Số tiền được người bán chấp nhận Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính( chiết khấu thanh toán được hưởng) +Trường hợp hàng về nhập kho nhưng chưa có hoá đơn Trường hợp hàng về nhập kho nhưng chưa có hoá đơn kế toán không ghi sổ ngay, lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ”hàng về chưa có hoá đơn” Nếu trong tháng nhận được hoá đơn, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập ghi sổ như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về. Nếu đên cuối tháng vẫn chưa nhận được hoá đơn, kế toán tạm tính giá để ghi sổ kế toán. Nợ TK152,153-Giá tạm tính Có TK331- Phải trả cho người bán Sang tháng sau, khi nhận được hoá đơn, kế toán tiến hành điều chỉnh lại sổ kế toán theo 2 cách sau: Cách thứ nhất: ghi sổ tháng trước bằng bút toán đỏ, sau đó ghi sổ theo giá thực tế bằng mực thường Cách thứ 2:Điều chỉnh sổ kế toán theo số chênh lệch giữa số đã ghi sổ kế toán theo giá tạm tính và giá mua ghi trên hoá đơn -Nếu giá tạm tính nhỏ hơn giá mua ghi trên hoá đơn, giả định với số liệu của trên nhưng giá mua ghi trên hoá đơn: 15200,kế toán ghi sổ Nợ TK153-200 Nợ TK 1331- 1.520 Có TK 331- 1.720 +Trường hợp hàng đang đi trên đường Trường hợp trong tháng khi mua hoá đơn về nhưng chưa nhận được hàng, kế toán không ghi sổ ngay, lưu hoá đơn vào hồ sơ,”hàng mua đang đi trên đường” Nếu trong tháng hàng về, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập ghi sổ kế toán trong trường hợp hàng và hoá đơn cùng về. Nếu cuối tháng vẫn chưa về, căn cứ vào hoá đơn, kế toán ghi: Nợ TK 151- Ghi theo giá hoá đơn Nợ TK 133(1331)- Thuế GTGT đầu vào( nếu có) Có TK 111,112,141,331- Tổng giá thanh toán Sang tháng sau khi hàng về, căn cứ vào phiếu nhập kế toán ghi: Nợ TK 152,153- Nếu hàng nhập kho( ghi theo hoá đơn) Nợ TK621,627,641,642- Chuyển cho các bộ phận sử dụng Có TK151- Số hàng đi đường đã về(ghi theo giá hoá đơn) +Trường hợp thừa, sai, thiếu quy cách phẩm chất: -Trường hợp hàng thưad so với hoá đơn, về nguyên tắc khi phát hiện thừa phải làm văn bản báo cáo cho bên liên quan biết để cùng xử lý. Tuỳ từng trường hợp kế toán ghi: Nếu nhập kho toàn bộ số hàng: Nợ TK 152,153- trị giá toàn bộ số hàng( không có thuế GTGT) Nợ TK 133(1331)- Thuế GTGT tính theo giá hoá đơn Có TK 331- Tổng giá thanh toán theo hoá đơn Có TK 338(3381)- Trị số hàng chưa có thuế GTGT Nếu trả lại người bán số hàng thừa: Nợ TK 338(3381)- Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK 152,153- Trả lại số hàng thừa Nếu đồng ý mua lại số hàng thừa: Nợ TK 338(3381)- Trị giá hàng thừa đã xử lý. Nợ TK 331(1331)- Thuế GTGT của số hàng thừa( nếu có) Có TK 331- Tổng giá thanh toán số hàng thừa Nếu hàng không rõ nguyên nhân ghi tăng thu nhập khác Nợ TK338( 3381)- Trị giá hàng thừa đã xử lý Có TK632- Số thừa không rõ nguyên nhân Nếu nhập kho theo số hoá đơn thì số hàng thừa coi như giữ hộ và ghi Nợ TK 002: số hàng thừa. Khi trả lại số thừa ghi Có TK 002 - Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn, kế toán chỉ ghi số hàng thực nhập, số thiếu căn cứ vào biên bản kiểm nhận thông báo cho bên bán, kế toán ghi: Nợ TK152,153- Trị giá số hàng thực nhập( giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK138(1381)- Trị giá hàng thiếu chưa có thuế GTGT Nợ TK133(1331)- Thuế GTGT theo hoá đơn( nếu có) Có TK331- Tổng giá thanh toán theo hoá đơn Khi xử lý căn cứ vào từng trương hợp cụ thể kế toán ghi vào các TK có liên quan: Nếu người bán giao tiếp số thiếu Nợ TK152,153- Số thiếu do người bán giao Có TK138(1381)- Số thiếu được sử lý Nếu người bán không còn hàng Nợ TK331- Ghi giảm số tiền trả cho người bán Có TK138(1381)- Xử lý do thiếu Có TK133(1331)- Thuế GTGT của số hàng thiếu Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường Nợ TK138(1381),334- Cá nhân phải bồi thường Có TK138(1381)- Xử lý số thiếu Có TK133(1331)- Thuế GTGT của số hàng thiếu Nếu số thiếu không xác định được nguyên nhân Nợ TK 632- Các khoản mất mát, hao hụt của nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sau khi trừ đi phần bồi thường của cá nhân và tập thể. Có TK138(1381)- Xử lý số thiếu Trường hợp kém phẩm chất sai quy cách, không đảm bảo hợp đồng, số hàng này có thể được giảm giá hoặc trả lại cho người bán. Khi xuất kho giao cho chủ hàng hoặc số được giảm giá Nợ TK331,111,112- Tổng giá thanh toán Có TK152,153- Số được giảm hoặc trả lại Có TK133(1331)- Thuế GTGT giảm trừ +Khi phát sinh các khoản chi phí thu mua NVL, CCDC căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi sổ như sau: Nợ TK152,153- Chi phí thực tế chưa có thuế GTGT Nợ TK133(1331)- Thuế GTGT đầu vào ( nếu có) Có TK 111,112,331- Tổng giá thanh toán +Các trường hơpk khác -Nhập nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến Nợ TK152,153- Theo giá thành thực tế Có TK154- Giá thành thực tế vật liệu tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công Tăng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ do nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác, được cấp phát Nợ TL152,153- Giá thực tế Có TK411- Giá thực tế -Tăng vật liệu, công cụ dụng cụ do được viện trợ, biếu tặng Nợ TL152,153- Giá trị hợp lý ban đầu Có TK711- Giá trị hợp lý ban đầu -Tăng vật liệu,công cụ dụng cụ do thu hồi vốn góp liên doanh Nợ TK152,153- Giá thực tế Có TK128,222- Giá thực tế -Tăng do sản xuất dùng không biết hoặc chế biến thu hồi NK Nợ TK152,153 Có TK621,627,641,642,154,711 -Tăng vật liệu,công cụ dụng cụ do kiểm kê phát hiện thừa Nợ TK152,153- Giá thực tế thừa Có TK632- Số thừa trong định mức Có TK338- Thừa ngoài định mức chờ -Tăng do đánh giá lại: Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan thẩm quyền về đánh giá lại tài sản, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê và đánh giá lại tài sản. Nếu đánh giá lại lớn hơn ghi trên sổ kế toán doanh nghiệp, phần chênh lệch tăng, kế toán ghi: Nợ TK152,153- Phần chênh lệch Có TK412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản 5.3 Phương pháp kế toán giảm nguyên liệu vật liệu Nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất giảm chủ yếu là do nhu cầu sản xuất phục vụ quản lý sản xuất cho các bộ phận bán hàng và một số nhu cầu khác( góp vốn liên doanh, nhượng bán, cho vay) +Xuất vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá thực tế vật liệu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK621,627,642,241 Có TK- Giá thực tế vật liệu xuất dùng +Xuất vật liệu tự chế biến hoặc thuê ngoài chế biến Nợ TK154- Có TK152- +Xuất vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác, căn cứ vào giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá và giá thành vật liệu xuất kho để xác định pgần chênh lệch -Nếu giá trị vốn góp bên liên doanh đánh giá lớn hơn giá trị thực tế vật liệu xuất kho, phần chênh lệch ghi Có TK412 Nợ TK 128,222- Trị giá vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá Có TK152- Trị giá thực tế vật liệu xuất kho Có TK412- Phần chênh lệch 5.4 Phương pháp kế toán dùng công cụ dụng cụ. Do đặc điểm của công cụ dụng cụ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên để tính toán chính xác giá trị công cụ dụng cụ chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ thích hợp. Việc tính toán phân bổ giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng .Xuất công cụ dụng cụ: +Phương pháp phân bổ một lần: Phương pháp này áp dụng đối với những công cụ dụng cụ được xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị xuất dùng tương đối nhỏ. Theo phương pháp này, khi xuất dùng công cụ dụng cụ, toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào giá trị ghi thực tế xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 627(6273)- Xuất dùng ở phân xưởng Nợ TK641(6413)- Xuất dùng ở bộ phận tiêu thụ Nợ TK642(6423)- Xuất dùng cho toàn doanh nghiệp Có TK153(1531)- Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất kho Sơ đồ kế toán tổng hợp VL theo phương pháp kê khai thường xuyên( tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ): TK 112,111, 141, 331 TK 152 TK 621 Sản xuất chế tạo sản phẩm Mua ngoài vật liệu TK 153 Thuế gtgt TK 151 TK 627,641,642 Hàng đi đường nhập kho Xuất kho SXC, cho bán hàng TK 411 TK 128,222 Nhập cấp phát, nhập góp Góp vốn liên doanh Vốn liên doanh TK 154 TK 154 Xuất VL tự chế hay thuê Ngoài chế biến TK 632 TK 128,222 Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất bán trả lương, trả thưởng Tặng biếu TK 632,338(3381) TK 632,138,334 Phát hiện thừa khi kiểm kê Phát hiệ thiếu khi kiểm kê TK 711 TK 142 Vật liệu đựơc tặng thưởng Đánh giá giảm vật liệu Viện trợ Đánh giá tăng vật liệu + Phương pháp phân bổ dần giá trị( từ 2 lần trở lên) -Phương pháp phân bổ 2 lần( phân bor 50%giá trị) Phương pháp này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Theo phương pháp này khi xuất công cụ dụng cụ người ta phân bổ 50% giá trị vào các giá trị sử dụng. Khi báo hỏng, mất, hết thời gian sử dụng người ta sẽ phân bổ nốt 50% giá trị còn lại Số lần phân bổ lần đầu = 50% giá trị xuất dùng Số lần phân bổ lần hai = Giá trị báo hỏng lần 2 – phế liệu thu hồi (nếu có) – số bồi thường ( nếu có) Khi xuất dùng công cụ dụng cụ căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 142(1421), 242- Giá trị thực tế xuất dùng Có TK153(1531)- Giá trị thực tế xuất dùng Đồng thời phân bổ 50% giá trị dùng vào các đối tượng sử dụng Nợ TK 627,641,642- 50% giá trị xuất dùng Có TK142(1421),242- 50% giá trị xuất dùng Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất, hết thời gian sử dụng sẽ phân bổ nốt giá trị còn lại: Nợ TK 152- Phế liệu thu hồi nốt( nếu có) Nợ TK138(1388),334- Số bồi thường( nếu có) Nợ TK 627,641,642- Số phân bổ lần 2 Có TK142(1421),242- giá trị còn lại CCDC -Phương pháp phân bổ nhiều lần( từ 3 lần trở lên) Phương pháp này được áp dụng đối với những công cụ dụng cụ xuất dùng với quy mô lớn, giá trị cao, mục đích thay thế mới trang thiết bị hàng loạt, có tác dụng phục vụ cho nhiều kỳ hạch toán 1.Khi xuất dùng kế toán ghi: Nợ TK142(1421), 242- Giá trị thực tế xuất dùng Có TK153(1531)- Giá trị thực tế xuất dùng 2.Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần Nợ TK627,641,642 Có TK142(1421), 242 Các kỳ tiếp theo kế toán phản ánh số phân bổ giống bút toán 2. Khi báo hỏng, mất, hoặc hết thời giẳn dụng sau khi trừ phế liệu thu hồi, số bồi thường của người làm mất, hỏng… Giá trị còn lại sẽ được phân bổ tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh tương tự như phân bỏ 2 lần. .Xuất dùng bao bì luân chuyển Khi xuất dùng bao bì luân chuyển 1.Nợ TK142(1421), 242: Giá thực tế của bao bì Có TK153(1532)- Luân chuyển xuất dùng Phân bổ giá trị hao mòn của bao bì tính vào chi phí của kỳ sử dụng 2.Nợ TK152- Tính vào giá trị của vật liệu mua ngoài Nợ TK641- Tính vào chi phí bán hàng Có TK142(1421), 242- Giá trị hao mòn của bao bì Khi thu hồi luân chuyển nhập kho Nợ TK153(1532): Giá trị còn lại Có TK142(1421), 242- Giá trị của bao bì .Xuất đồ dùng cho thuê Khi chuyển công cụ dụng cụ thành đồ dùng cho thuế hoặc đồ dùng cho thuê mua ngoài nhập kho Nợ TK153(1532)- Giá trị thực tế của đồ dùng Nợ TK133(1331)- Thuế GTGT( nếu có) Có TK153(1531)- Chuyển CCDC thành đồ dùng Có TK111,112,331- Tổng giá thành toán Khi xuất đồ dùng cho thuê Nợ TK142(1421), 242- Giá trị thực tế xuất dùng Có TK153(1533)- Giá trị thực tế xuất dùng của đồ dùng cho thuê Xác định giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê Nợ TK635- Nếu hoạt động cho thuê không thường xuyên Nợ TK627- Nếu hoạt động cho thuê thường xuyên Có TK142(1421), 242- Giá trị hao mòn của đồ dùng Đồng thời phản ánh số thu về cho thuê đồ dùng Nợ TK111,112,131- Tổng số thu về cho thuê Có TK515- Hoạt động cho thuê không thường xuyên Có TK511- Hoạt động cho thuê thường xuyên Có TK333(3331)- Thuế GTGT phải nộp Khi thu hồi đồ dùng cho thuê Nợ TK153(1533)- Phần giá trị Có TK142(1421), 242- Còn lại Sơ đồ kế toán tổng hợp CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 112,111, 141,331 TK 153 TK 627,641,642 xuất CCDC loại phân bổ 1 lần Mua ngoài CCDC TK 142,242 TK 133 xuất dùng CCDC phân bổ dần vào Loại phân bổ dần chi phí TK 151 Hàng đi đường nhập kho xuất kho SXC, cho bán hàng Cho quản lý TK 154 TK 441 CCDC thuê ngoài, tư chế Nhận cấp phát góp Vốn liên doanh xuất kho TK 128,222 TK 711 Nhận viện trợ, biếu tặng xuất CCDC góp vốn Liên doanh TK 154 TK 623 CCDC thuê ngoài tự chế, xuất bán trả lương, trả thưởng Nhập kho biếu tặng TK 128,222 TK 1381,334 Phát hiện thiếu khi kiểm kê TK 412 Đánh giá giảm CCDC Đánh giá tăng CCDC 5.5.Kế toán tổng hợp nhận xuất vật liệu CCDC được thực hiện trên bảng kê tính toán vật liệu và bảng phân bổ VL, CCDC Bảng kê tính giá thực tế vật liệu, CCDC (TK 152,153) Tháng……năm…… Chỉ tiêu TK 152(NVL) TK 153(CCDC) Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT I.Số dư đầu tháng II.Số phát sinh trong tháng(nhập) Ghi có TK 111 Ghi có TK 112 Ghi có TK 331 Ghi có TK 151 Ghi có TK 154 Ghi có TK… III.Cộng số dư đầu tháng và phát sinh tháng (I+II) IV.Hệ số chênh lệch V.Xuất dùng trong tháng VI.Tồng kho cuối tháng Ngày……tháng……năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng phân bổ vật liệu CCDC Tháng……năm Stt TK ghi nợ TK ghi có Đối tượng sử dụng TK 152(NVL) TK 153(CCDC) Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT 1 TK 321-chi phí NL trực tiếp Phân xưởng(sp) …. 2 TK 627-Chi phí sx chung Phân xưởng (sp) TK 641-Chi phí bán hàng TK 642-Chi phí quản lý DN TK 142-Chi phí trả trước TK 241-Chi phí XDCB Cộng Ngày……tháng……năm Người lập bảng Kế toán trưởng 5.6.Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên và liên tục về tình hình biếm động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho, mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ theo công thức: Giá trị NLVL Giá trị NLVL Tổng giá trị Giá trị NLVL CCDC xuất = CCDC tồn + NLVL, CCDC - CCDC tồn trong kỳ đầu kỳ tăng trong kỳ cuối kỳ 5.6.1.Các TK chủ yếu sử dụng: TK 611, 151, 152, 153. .TK 611- Mua hàng. -Công dụng: dùng để phản ánh giá nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ mua trong kỳ. -Kết cấu và nội dung: Bên nợ: Kết chuyển giá trị thực tế của vật tư, hàng hoá tồn kho đầu kỳ. Trị giá thực tế của NVL, CCDC hàng hoá mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bán bị trả lại. Bên có: Kết chuyển trị giá thực tế của NVL, CCDC hàng hoá tồn kho cuối kỳ( trên kết quả kiểm kê). Trị giá NVL, CCDC xuất sử dụng trong kỳ hoặc trị giá thực tế của hàng hoá xuất bán( chưa xác định là tiêu thụ trong kỳ). Trị giá vật liệu, CCDC hàng hoá mua vào, trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. TK 611- Cuối kỳ không có dư. TK 611- Mua hàng có 2 TK cấp 2. TK 611- Mua nguyên liệu vật liệu. TK 611- Mua hàng hoá. .TK 152- Nguyên liệu vật liệu. +Công dụng: dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các loại NVL tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ. +Kết cấu nội dung: Bên nợ: Kết chuyển trị giá NVL tồn kho cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá NVL đầu kỳ. Số dư bên nợ: phản ánh trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ. .TK 153: Công cụ dụng cụ. +Kết cấu và nội dung: Bên nợ: Kết chuyển trị giá hàng mua đang đi trên đường cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá hàng mua đang đi trên đường đầu kỳ. Số dư bên nợ: giá trị hàng mua đang đi trên đường cuối kỳ .Ngoài ra trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số TK có liên quan khác như: TK 111, TK 112, TK 331, … Các TK này có kết cấu và nội dung giống như phương pháp kê khai thường xuyên. 5.6.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển giá trị hàng tồn kho theo từng loại Nợ TK 611- Mua hàng Có TK 152, 153- Có TK 152- Mua hàng đang đi trên đường. Trong kỳ kinh doanh khi mua nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ, căn cứ vào các chứng từ, phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 611- Giá trị thực tế NVL, CCDC thu mua Nợ TK 133(1331)- Thuế GTGT đầu vào(nếu có) Có TK 111, 112, 331…- Tổng giá thanh toán Các chi phí thu mua phát sinh trong kỳ căn cứ vào cá chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 611- Chi phí thu mua chưa tính thuế Nợ TK 133(1331)- Thuế GTGT đầu vào( nếu có) Có TK 111, 112, 331…- Tổng giá thanh toán Chú ý: Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ không đúng quy cách, phẩm chất thì số hàng đó sẽ được giảm giá hoặc trả lại. Khi đó kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 331…- Tổng giá thanh toán Có TK 611- Giá mua chưa có thuế Có TK 133(1331)- Thuế GTGT đầu vào( nếu có) Số chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng được ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 111, 112, 331, 138(1388). Các nghiệp vụ khác làm tăng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ. Nợ TK 611- Trị giá thực tế vật liệu tăng. Có TK 411- Nhận vốn cổ phần, vốn cấp phát Có TK 311, 338, 336- Tăng do đi vay Có TK 128, 222- Nhận lại vốn góp liên doanh Cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê tính ra giá trị nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ, biên bản xử lý mất mát, thiếu hụt. Nợ TK 152, 153- Giá trị NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ. Nợ TK 151-Hàng đi đường cuối kỳ Có TK 138, 334- Mất mát thiếu hụt cá nhân phải đền Nợ TK 138(1381)- Số thiếu hụt chưa rõ nguyên nhân Nợ TK 632- Số thiếu hụt trong định mức Có TK 611- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và thiếu hụt được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên nợ của TK 611 trừ đi số phát sinh bên có Tk 611( bao gồm giảm giá hàng mua,…) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng( dựa vào định mức sử dụng hoặc tỷ lệ định mức) Nợ TK 627, 641, 642, 621 Có TK 611- Mua nguyên liệu vật liệu. Đối với công cụ dụng cụ: Việc thanh toán công cụ dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với vật liệu. Trường hợp công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ có giá trị lớn cần trừ vào chi phí của nhiều kỳ( qua kiểm kê lượng xuất đã dùng, đang sử dụng). Phần ii Thực trạng công tác kế toán vlccdc tại công ty xây dựng công nghiệp i-đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng công nghiệp 1- lịch sử hình thành- quá trình phát triển: Công ty xây dựng công nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước loại I, hoạt động theo luật Doanh nghiệp, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại 166 phố Hồng Mai- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Cục xây dựng Hà nội và với sự phấn đấu hết mình của toàn thể anh chị em trong đơn vị, công trường 105 đã thành lập Công ty xây dựng số 2 vào năm 1970, và sau đó là công ty xây dựng số 5 theo quyết định số 25ub/xdcn vào ngày 06 tháng 02 năm 1970 của Uỷ ban hành chính Hà Nội. Và đến năm 1972 đã sát nhập cùng với công trường 108 và 1 bộ phận của công trường 5 thuộc công ty 104 thành lập lên công ty xây lắp công nghiệp theo quyết định số 127/tccq ngày 21 tháng 01 năm 1972 của Uỷ ban hành chính Thành phố Hà nội. Và để làm tốt công tác chuyên môn trong ngành xây dựng, vào tháng 10 năm 1972 Công ty xây lắp công nghiệp đã được tách bộ phận lắp máy và điện nước của công ty để thành lập công ty điện nước lắp máy và chính thức đổi tên là công ty xây dựng công nghiệp theo quyết định số 1016/qđ-tccq vào ngày 28 tháng 10 năm 1972 của uỷ ban hành chính Hà nội. Căn cứ quyết định số 617/qđub ngày 13 tháng 02 năm 1993 của ubnd Thành phố Hà nội cho phép được thành lập Công ty xây dựng công nghiệp trực thuộc Sở xây dựng Hà nội. Và nó được giữ nguyên tên gọi cho đến ngày nay. a-Đặc điểm hoạt động sxkd: -Lĩnh vực kinh doanh: Với giấy phép kinh doanh số 108083 ngày 17 tháng 4 năm 1993 của trong tài kinh tế Thành phố Hà nội và chứng chỉ hành nghề xây dựng số 277bxd/csxd ngày 12 tháng 07 năm 1997 do bộ xây dựng cấp, lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm: Xây dựng các công trình đặc biệt như chống phóng xạ, chống ăn mòn, si lô, bunke, vỏ mỏng, ống khói, lò hơi, bể ngầm, tháp nước… Nhận xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng trong các khu chế xuất, dân cư, thành phố, các công trình lâm nghiệp, thuỷ lợi ,giao thông, thương nghiệp, thể dục thể thao và vui chơi giải trí trên địa bàn trong nước và ngoài nước, đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Nhận sản xuất và gia công các loại kết cấu thép, bê tông cốt thép, cửa gỗ và vật liệu hoàn thiện. Nhận cung ứng các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Cho thuê các loại máy móc, thiết bị cơ giới và các phương tiện vận tải. Nhận liên loanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nứơc để đầu tư và xây dựng công trình, làm tổng thầu và giải quyết mọi thủ tục xây dựng, cơ bản từ A đến Z. Công ty thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình theo chế độ hiện hành. Công ty xây dựng công nghiệp đã thực hiện rất tốt các hoạt động của mình trong phạm vi được phép theo giấy đăng ký kinh doanh. Và cũng chính vì vậy mà cho đến ngày 04/06/2001 Công ty xây dựng công nghiệp lại được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội quyết định về việc bổ sung nhiệm vụ cho Công ty theo quyết định số 3147/qđ-ub cho phép kinh doanh thêm một số lĩnh vực sau: Xây dựng, lắp đặt các công trình: Giao thông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thương nghiệp, thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật tư để phục vụ chuyên ngành xây dựng, thể dục thể thao và vui chơi giải trí. Tư vấn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước về lĩnh vực: lập dự án, quản lý và tổ chức thực hiện dự án. Kinh doanh kho bãi( trong phạm vi đất của công ty đang quản lý). Đại lý kinh doan vật liệu xây dựng. b- Năng lực sản xuất của công ty: *Tổng vốn chủ sở hữu: 17.455.035.272 đ trong đó: Vốn để hoạt động sxkd: 11.119.042.327 đ. Năng lực thi công năm: 25.000-35.000 m2 sàn. Tổng số cbcnv: 413 người. Trình độ đại học + cao đẳng: 73 người. Trình độ trung cấp : 42 người. Lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty có đủ các ngành nghề như nề, mộc, sắt, sơn vôi, xe máy, lắp điện nước, trang trí nội thất và có đội ngũ cung ứng, kinh doanh thương mại có nhiều kinh nghiệm… Bên cạnh đó, Công ty còn hợp tác với nhiều tổ chức khoa học như: Trung tâm kỹ thuật nền móng- Trường đại học xây dựng, Viện khoa học xây dựng. Các nhà khoa học đầu ngành, các công nhân kỹ thuật lành nghề ký hợp đồng theo từng công trình, từng dự án cụ thể. Ví dụ như: Công trình Viện vật lý, như dự án Nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 ( số mới 71 ) Nguyễn chí thanh… Trong hơn 43 năm qua, Công ty xây dựng công nghiệp đã đóng gáp thành tích của mình bằng những công trình lớn có chất lượng cao, và đạt huy chương vàng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn cụ thể như: lăng Bác Hồ, Bưu điện Bờ hồ, Trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhà thi đấu tdtt Trịnh Hoài Đức, Nhà máy nước yên phụ, nhà máy nước Ngọc Hà, nhà máy nước mai dịch, chợ Hôm Đức Viên, chợ Đồng Xuân- Bắc Qua, Viện tin học, viện vật lý, nhà làm việc cuẩ nhà máy đèn hình orion- hanel, nhà máy sữa hà nội, nhà máy lắp ráp ôtô vidamco, sân vận động Hà nội và gần đây là Cung thể thao quần ngựa, khu đô thị mới trung yên, khu di dân n02 cầu giấy, trụ sở tiếp công dân ubnd thành phố 34 lý thái tổ… Trong những năm gần đây, công ty đã có những hướng đi mạnh bạo trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình như liên doanh với tập đoàn rơnông- malaysia để xây dựng Dự án khu phát triển đồng bộ Nội Bài –._. phân bổ hai lần nên khi xuất dùng tiền hành phân bổ ngay 50% giá trị thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó và khi báo hỏng sẽ tiến hành phân bổ nốt gía trị còn lại của công cụ dụng cụ. Công cụ dụng cụ được tính như sau: Quần áo bảo hộ lao động: 40 bộ * 43.000 = 1.720.000đ Giầy bata: 40đôi * 14.500 đ = 580.000đ Mũ nhựa: 40 cái * 16.000đ = 640.000đ Tổng hợp công cụ dụng cụ do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện thì giá thực tế nhập kho là giá mua trên hoá đơn. Chi phí vận chuyển. Trên phiếu nhập kho số 160 ngày 9/6/2005 Nguyễn Văn Hùng nhập kho công ty 10 tủ tường với giá trị trên hoá đơn số 360 là 2.500.000 đ Vậy giá thực tế công cụ dụng cụ là 10*12.000đ = 120.000 đ Đối với việc nhập kho công cụ dụng cụ các đội xây dựng và xí nghiệp xây lắp số 1 trực thuộc công ty thì giá thực tế ccdc xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. 3.Tài khoản sử dụng cho công tác kế hoạch vật liệu tại công ty xây dựng. Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1111/tc/ qđ_ cdkt ngay 1/11/2000 của Bộ Tài Chính kết hợp với thông số 100/1998/tt_btc về hướng dẫn kế toán thuế gtgt. Để phù hợp với quá trình hạch toán ở công ty, công tác kế toán vật liệu sử dụng những tài khoản tổng hợp sau: TK 152, 133, 331, 111, 112, TK321. ngoài ra công ty còn mở thêm các TK cấp II để phản ánh chi tiết cho từng đối tượng cụ thể như TK 521, 522, tk 1331. 4.Kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản để phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở các dạng tổng quát. Do đặc điểm vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty rất đa dạng và phong phú, công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Công ty sử dụng TK 152, 133 để phản ánh quá trình nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ là TK 131, 141, 111, 112, 331, 621, 642, 627. Kế toán tổng hợp nhập vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong nền kinh tế thị trường việc mua vật liệu, công cụ dụng cụ được diễn ra nhanh gọn trên cơ sở thuận mua vừa bán, thông thường đối với một số đơn vị bán vật liệu, công cụ dụng cụ cho công ty liên tục nhiều lần nên mỗi khi có nhu cầu mua vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào giấy đề nghị mua vật liệu, công cụ dụng cụ được giám đốc ký duyệt thì đơn vị bán sẽ cung cấp vật liệu, công cụ dụng cụ theo yêu cầu của công ty. Đối với công trình lớn tiến độ thi công đài đòi hỏi công ty có thể mua nợ đơn vị và chịu trách nhiệm thanh toán với người bán sau một thời gian. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngắn hạn. Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho công ty từ nguồn vốn mua ngoài. Mỗi khi công ty có nhu cầu mua vật tư, đơn vị bán sẽ gửi phiếu báo giá đến trước. Căn cứ vào phiếu này công ty chuẩn bị tiền để có thể trả trước, trả sau hoặc đồng thời tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán của công ty. Như vậy kế toán ghi sổ một trường hợp duy nhất là hàng và hoá đơn cùng về. Để theo dõi quan hệ thanh toán đối với người bán, công ty sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán TK 331 ‘‘Phải trả người bán” đây là số dùng để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ nhập và quá trình thanh toán với người bán của công ty. Căn cứ vào các chứng từ gốc nhập vật liệu, công cụ dụng cụ ở phần kế toán chi tiế và các chứng từ gốc trong tháng 6 năm 2005 kế toán tiến hành định khoản một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu phát sinh trong quá trình nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ và quá trình thanh toán với người bán. Trường hợp công ty nhập kho vật liệu nhưng chưa thanh toán với người bán. Ngày 8/6/2005 công ty nhập vật liệu C ( cốt pha tôn) của cửa hàng vật liệu số 23 Thanh Xuân, Hà Nội theo phiếu nhập kho số( 182 ngày 8/6/2005 trị giá 77.000.000đ) Căn cứ 2 hoá đơn trên, kế toán ghi vào nkc theo định khoản và sổ cái TK 152 Nợ TK 152: 77.000.000 Nợ TK 133: 3.850.000 Có TK 331: 80.850.000 Trường hợp căn cứ vào phiếu báo giá công ty ứng trước tiền để thanh toán cho người bán, theo chứng từ số 212 ngày 8/6/2005 trên NKC và sổ chi tiết thanh toán với người bán. Nợ TK 331: 26.775.000 Có TK 111: 26.775.000 Đến ngày 10/6/2005 hàng về kèm theo hoá đơn số 140 ngày 10/6/2005 số tiền vật liệu nhập về là 25.500.000đ. Căn cứ vào chứng từ này kế toán ghi NKC theo định khoản ở sổ cái TK 152( gồm VAT 5%) Nợ TK 152: 25.500.000 Nợ TK 133(1331): 1.275.000 Có TK 331: 26.755.000 Trường hợp không có hàng thì người bán phải hoàn lại số tiền ứng trước cho công ty khi công ty nhận lại số tiền là 26.755.000đ. Nợ TK 111: 26.755.000 Có TK 331:26.755.000 Ngày 17/6/2005 công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội. Ngày 17/6/2005 báo đã chuyển séc trả tiền ngân hàng cho cửa hàng vật liệu số 23 Thanh Xuân, Hà Nội. Số tiền ghi NKC theo định khoản Nợ TK 331: 80.850.000 Có tk 112: 80.850.000 Trường hợp công ty mua vật liệu đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giá mua vật liệu cho đơn vị bán theo hoá đơn ngày 9/6/2005, số 361 nhập xăng dầu cho công ty, công ty đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, số tiền ghi trên hoá đơn số 361 ngày 9/6/2005 là 2.000.000 đ. Căn cứ hoá đơn trên, kế toán ghi số NKC theo định khoản và sổ cái TK 152 (gồm thuế VAT 5%) Nợ TK 152: 2.000.000 Nợ TK 133(1331): 100.000 Có TK 111: 2.100.000 Trường hợp nhập kho vật liệu ngày 24/6/2005 theo hoá đơn số NHB công ty trả bằng tiền vây ngắn hạn 8.800.000đ. Căn cứ vào hoá đơn số NHB, kế toán ghi NKC theo định khoản và sổ cái TK 152 ( thuế VAT 5%). Nợ TK 152: 8.800.000 Nợ TK 133(1331): 440.000 Có TK 331: 9.240.000 Trường hợp kế toán tạm ứng tiền cho nhân viên tiếp liệu để mua vật liệu, công cụ dụng cụ không được hạch toán vào TK 141 mà kế toán vẫn viết phiếu chi tiền mặt nhưng cho đến khi nào nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ của nhân viên tiếp liệu mua sẽ hạch toán như trường hợp công ty mua vật liêu, công cụ dụng cụ thanh toán trực tiếp. Trong tháng căn cứ vào hoá đơn của công ty gửi đến và phiếu nhập kho , kế toán tiến hành phân loại và sắp xếp theo từng người bán sau đó kế toán ghi vào cột phù hợp trên sổ chi tiết TK 331 theo các định khoản trên. Cuối tháng kế toán tiến hành công sổ chi tiết TK 331 theo từng người bán, số liệu ở sổ chi tiết TK 331 là cơ sở để ghi vào NKC tháng 6/2005. Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp Địa chỉ: 166 Hồng mai Sổ chi tiết thanh toán với người bán Tháng 6/2005 TK 33” phải trả người bán” Đối tượng: Chị Hoàn- cửa hàng số 23 Thanh Xuân, Hà Nội. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Sh Nt Nợ Có Dư đầu kì 20.000.000 358 8/6 Nhập vật liệu cho công ty 152 77.000.000 133 3.850.000 100.850.000 203 16/6 Nhập lưới thép cho công ty 152 12.800.000 133 640.000 114.290.000 206 17/6 Nhập sắt phi 8 152 22.000.000 133 1.100.000 137.290.000 nhb 17/6 Thanh toán tiền vt 112 80.850.000 210 18/6 Nhập thép ống phi 90 152 18.000.000 133 900.000 300 18/6 Thanh toán tiền vt 111 13.440.000 62.000.000 301 20/6 Thanh toán tiền vt 311 23.100.000 38.900.000 Cộng 117.390.000 136.290.000 Tồn cuối kì 38.900.000 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Nội dung hợp đồng: Điều 1: Gia công chi tiết vì kèo, chi tiết nối đầu cọc. Điều 2: Bảng kê mặt hàng. Gia công chi tiết vì kèo bằng tôn dày 5 mm, hàn kết cấu thành phần kích thước 200mm x 105 mm x 100 mm. Đơn giá chi tiết 2500, số lượng 200. Gia công chi tiết nối đầu cọc bằng tôn dày 4 mm, hàn kết cấu thành kích thước 150 mm * 150 * 100 mm. Đơn giá chi tiết 400, số lượng 3000 cái. Vì kèo 200 cái * 750 đ = 1.500.000đ. Nối đầu cọc: 3000cái * 30.500 đ= 10.500.000đ cộng = 12.000.000 đ Thuế VAT 5%: 600.000đ giá trị hợp đồng là 12.600.000đ (số tiền bằng chữ: mười hai triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn). Khi kết thúc hợp đồng theo thời hạn bên B viết 1 hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Hoá đơn(gtgt) Mã số 01/gtkt_3ll Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 13/6/2005. Đơn vị bán hàng: Xưởng gia công chế biến Đức Bảo, Hà Nội. Địa chỉ: 48 Đê La Thành, Hà Nội. Điện thoại: 04 7892453 Sô TK: Ms: 0601786521. Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp Địa chỉ: 166 Hồng Mai Số TK: Ms: 0100532970. Hình thức thanh toán: Tiền mặt. Tt Hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chi tiết vì kèo Cái 200 750 1.500.00 2 Chi tiết nối đầu cọc Cái 3000 3.500 10.500.000 Cộng 12.000.000 Thuế VAT: 5% 600.000 Tổng cộng tiền thanh toán 12.600.000 Số tiền bằng chữ: mười hai triệu sáu trăm ngàn đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Khi nhập hàng về kho người nhập hàng mang hoá đơn đến phòng vật tư viết phiếu nhập. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và phiếu nhập kho số 49 ngày 22/6/2005, kế toán ghi sổ NKC và sổ cái TK 152. Nợ TK 152: 12.000.000 Nợ TK 133: 600.000 Có TK: 12.600.000. Đối với công cụ dụng cụ, viếc thuê ngoài gia công chế biến trông tháng 6/2005 không có chỉ trong trường hợp mà hợp đồng yêu cầu chi tiết, đơn vị bán vật liệu công cụ dụng cụ không đáp ứng được yêu cầu thì lúc đó công ty phải tiến hành thuê ngoài chế biến. 4.1.3Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ mua về không nhập kho mà đưa thẳng xuống công trình như đá, vôi, cát,… do khối lượng lớn, không chứa đủ kế toán căn cứ hoá đơn liêm phiếu xuất kho của người bán để nhập kho vật liệu như đối với trường hợp nhập vật liệu từ nguồn mua ngoài. Cuối ngày công ty có yêu cầu về cát đen, cát vàng phục vụ thi công công trình cục pccc Hà Nội, phòng vật tư viết phiếu xuất kho cát vàng, cát đen số lượng 200 m3, thành tiền 11.440.000đ Căn cứ vào hoá đơn số 173 ngày 28/6/2005, kế toán ghi NKC theo định khoản: Nợ TK 621: 11.440.000 Có TK 152: 11.440.000 Các phiếu nhập, xuất kho được phản ánh trên sổ kế toán giống như các trường hợp nhập kho từ nguồn mua ngoài và xuất kho dùng cho sản xuất. 4.2.kế toán tổng hợp xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. ở công ty xuất kho chủ yếu để xây dựng các công trình đáp ứng được tiến độ thi công, bởi vậy kế toán tổng hợp xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phải phản ánh kịp thời cho từng xí nghiệp, tới trong công ty, đảm bảo chính xác chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ trong toàn bộ chi phí sản xuất. 4.2.1. Kế toán xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất. Khi tiến hành xuất vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu được tính toán theo định mức sử dụng của cán bộ kĩ thuật, phòng vật tư lập phiếu xuất vật tư như sau: Đơn vị: công ty xây dựng công nghiệp Phiếu xuất kho Xuất cho ông: Hoàng Bình. Để dùng cho việc: thi công công trình TCNCĐ-HN Lĩnh tại kho: Chị Hà. TT Tên quy cách sản phẩm , hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành Tiền Yêu cầu Thực nhập 1 Que hàn Kg 10 10 5.000 50.000 2 Mũi khoan Cái 1 1 1.200.000 1.200.000 3 Máy hàn Cái 1 1 1.000.000 1.000.000 4 Tôn 8 li Kg 2000 2000 6.000 12.000.000 5 Cộng 14.500.000 Số tiền bằng chữ: Mười bốn triệu năm trăm ngàn đồng chẵn Người nhập Kế toán trưởng Thủ trưởng Sau khi xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán giữ và ghi sổ NKC theo chứng từ 161 ngày 25/6/2005 Nợ TK 627: 14.250.000 Có TK 152: 12.050.000 Có TK 153: 2.200.000 Theo chứng từ xuất kho số 136 ngày 13/6/2005 xuất vật liệu phục vụ thi công công trình tạp chí CSHN nghiệp vụ được thể hiện trên NKC và ghi sổ cái TK 152 Nợ TK 621: 33.900.000 Có TK 152: 33.900.000 Theo chứng từ xuất kho số 270 ngày 23/6/2005 xuất xăng dầu phục vụ cho công tác công trình ở xa trụ sở được thể hiện trên sổ NKC, sổ cái tk 152 Nợ TK 621: 2.000.000 Có TK 152: 2.000.000 Ngày 27/6/2005 theo chứng từ số 164 xuất tủ tường bàn văn phòng cho quản lý doanh nghiệp thể hiện trên sổ NKC, sổ cái, TK 153 Nợ TK 142: 32.000.000 Có TK 153: 32.000.000 Phân bổ sung 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo chứng từ số 8 ngày 25/6/2005 trên số NKC Nợ TK 642(6423): 16.000.000 Có TK 142: 16.000.000 Giá trị 50% còn lại khi nào báo hỏng mới phân bổ hết Đối với phiếu xuất kho số 136 ngày 16/6/2005 xuất công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, tính một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh( sổ NKC,TK 153). Nợ TK 627: 4.700.000 Có TK 153: 4.700.000 4.2.2) Trường hợp công ty cho phép các đơn vị mua vật tư bằng tiền tạm ứng để sử dụng tại các đơn vị trực thuộc. Để phục vụ thi công kịp thời việc thi công các công trình ở xa trụ sở công ty, công ty cho phép các đơn vị có nhu cầu tự đi mua vật tư bằng tiền tạm ứng. Có thể các đơn vị thi công ở địa điểm nào thì nhân viên tiếp thị của từng đơn vị vay tiền tạm ứng đi mua vật tư phục vụ sản xuất. Khi số vật liệu công cụ dụng cụ này được xuất dùng trong tháng nhân viên kinh tế ở các đơn vị trực thuộc lập tờ kê chi tiết về số vật liệu đã mua và sử dụng theo từng lần nhập. Theo chứng từ số 116 ngày 27/6/2005 trên NKC của số vật tư gạch 2 lỗ và sử dụng ở đội xây dựng số 3, số tiền là 11.000.000 đ được thể hiện qua tờ kê chi tiết Tờ kê chi tiết Tháng 6/2005 Đội xây dựng số 3 TT Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú Sh nt 3/6 Đ/c Loan nhập vật tư 2.100.000 5/6 Đ/c Thoa nhập vật tư 2.000.000 6/6 Đ/c Loan nhập vật tư 1.700.000 20/6 Đ/c Thoa nhập vật tư 900.000 25/6 Đ/c Thoa nhập vật tư 4.300.000 Cộng 11.000.000 Ngày 27/6/2005. Người lập Kế toán trưởng. Căn cứ vào tờ kê khai chi tiết do đội xây dựng số 3 lập và gửi lên phòng kế toán. phòng kế toán ghi vào NKC Nợ TK 621: 11.000.000 Có TK 141: 11.000.000 Trường hợp theo hoá đơn số 0218 ngày 16/6/2005 đội xây dựng số 6 hoàn tạm ứng nhập xuất vật tư( ghi vào sổ NKC) Nợ TK 621: 23.000.000 Có TK 141:23.000.000 4.2.3) Trường hợp nguyên vật liệu công cụ dụng cụ luân chuyển như xuất dùng làm nhà kho, nhà tạm. Đối với công trình phục vụ cho công trình có giá trị lớn, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được phân bổ hết một lần vào chi phí nguyên vật liệu còn công cụ dụng cụ dùng được phân bổ hết vào chi phí sản xuất chung. Đơn vị: công ty xây dựng công nghiệp Yêu cầu vật tư Ngày 28/6/2005. Dùng cho công trình nhà máy Nghi Sơn- Thanh Hoá. Số tt Tên vật tư đội nhận Dùng vào việc ĐVT Số lượng Yêu cầu Thực xuất Cọc tre Dựng nhà tạm Cây 15 15 Cót ép Lợp nhà tạm Tấm 13 13 ổ cắm sứ Làm nhà tạm Chiếc 3 3 đèn sợi tóc Làm nhà tạm Chiếc 3 3 Bảng điện Làm nhà tạm Chiếc 3 3 Đui cài Làm nhà tạm Cái 3 3 Dây điện Làm nhà tạm Mét 15 15 Bản lề Làm nhà tạm Chiếc 6 6 Khoá cửa Làm nhà tạm Chiếc 2 2 Người lập Kế toán trưởng Cùng với yêu cầu vật tư phục vụ thi công công trình chính, phòng kinh tế, kế hoạch tiếp thị vật tư viết phiếu xuất kho: Nợ TK 621: 3.500.000 Có TK: 3.500.000 Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu công cụ dụng cụ cho từng công trình và lập bảng tổng hợp xuất vật tư. Bản tổng hợp xuất vật tư được lập cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ và có chi tiết cho từng công trình. Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp. trích bảng tổng hợp xuất vật liệu công cụ dụng cụ (tháng 6/2005) Tên vật tư Tên công trình ĐVT Thành tiền TK 152 163.200.000 Cốt pha Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội M2 44.000.000 Xi măng HT Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội Kg 39.900.000 Xi măng HT Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội Kg 5.040.000 Xi măng HT Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội Kg 6.600.000 Xi măng HT Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội Kg 19.000.000 Thép phi 10 Công trình PCCC Hà Nội Kg 11.440.000 Xi măng HT Công trình PCCC Hà Nội Kg 8.440.000 Que hàn Công trình công nhân cơ điện Hà Nội Kg 50.000 Tôn 8 li Công trình công nhân cơ điện Hà Nội Kg 12.000.000 Xăng dầu Công trình ở xa trụ sở lít 2.000.000 Xi măng Công trình chính Kg 3.500.000 TK 153 38.900.000 xẻng Xuất CCDC cho công trình PCCC Hà Nội Chiếc 240.000 Tủ tường Xuất CCDC cho công trình QLĐN Chiếc 32.000.000 Máy khoan Xuất CCDC cho công trình CNCĐ Cái 1.200.000 Máy hàn Công trình CNCĐ Hà Nội Cái 1.000.000 Quần áo Công trình PCCC Hà Nội Bộ 1.720.000 Giầy bata Công trình PCCC Hà Nội Đôi 580.000 Mũ nhựa Công trình PCCC Hà Nội Chiếc 640.000 Máy bơm Công trình PCCC Hà Nội Chiếc 400.000 Cuốc Công trình PCCC Hà Nội Chiếc 120.000 Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp. Bảng kê tính giá thành vật liệu, công cụ dụng cụ. (tháng 6/2005) Số TT Chỉ tiêu TK 152 TK 153 HT TT HT TT Số dư đầu tháng 17.020.000 17.020.000 Số phát sinh tăng trong tháng 275.200.000 39.760.000 Từ NKCT số 5 ( ghi có TK 331) 181.800.000 6.000.000 Từ NKCT số 1( ghi có TK 111) 75.800.000 176.000 Từ NKCT số 2( ghi có TK 112) 8.800.000 32.000.000 Từ NKCT số ( ghi có TK 331) 8.800.000 Số dư đầu tháng + Phát sinh trong tháng 292.220.000 41.480.000 Số phát sinh giảm trong tháng 163.230.000 38.900.000 Số dư cuối tháng 128.990.000 2.580.000 Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp. Bảng phân bổ số 2 vật liệu, công cụ dụng cụ. (Ngày 29/6/2005) Số TT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK 152 TK 153 HT TT HT TT TK 621 163.230.000 2.200.000 Công trình tạp chí CS Hà Nội 109.640.000 Công trình PCCC Hà Nội 36.640.000 Công trình ở xa Hà Nội 2.000.000 Công trình chính 3.500.000 Công trình công nhân CD Hà Nội 12.050.000 TK 627 32.000.000 Công trình PCCC Hà Nội 4.700.000 TK 142 32.000.000 Cộng 38.900.000 Định khoản: Nợ TK 621: 163.230.000 Có TK 152: 163.230.000 Nợ TK 621: 2.200.000 Có TK 153: 2.200.000 Nợ TK 627: 4.700.000 Có TK 153: 4.700.000 Nợ TK 142: 32.000.000 Có TK 152: 32 000 000 Từ bảng phân bổ vật liệu, công dụng cụ tháng 6/2005 công ty phản ánh lên NKC và sổ cái theo từng công trình, ở công ty đã áp dụng công tác kế toán trên máy vi tính tại phòng kế toán đã căn cứ từ các chứng từ theo thứ tự thời gian để vào sở NKC và sổ cái. Nừu có yêu cầu kiểm tra số vật liệu xuất dùng cho từng công trình thì kế toán kiểm tra trên bảng tổng hợp xuất vật tư và bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và đối chiếu vào sổ cái TK 152, TK 153 và các sổ chi tiết liên quan. Đơn vị: Công ty xây dựng công nghiệp. Sổ nhật ký chung Tháng 6 năm 2005 Chứng từ Diễn giải Tài khoản đ.ư Số phát sinh Số Ngày Nợ có 358 8/6 Đ/c hùng nhập VT NLVL thuế VAT 152 77 000 000 133 3 850 000 Phải trả người bán 331 80 850 000 212 8/6 Dùng tiền tạm ứng mua vật tư Phải trả người bán 331 26 775 000 Tiền mặt 111 26 775 000 140 9/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 25 500 000 Thuế 133 1 275 000 Phải trả người bán 331 26 775 000 366 9/6 Đ/c hùng nhập CCDC 152 32 000 000 Thuế 133 1 600 000 Tiền gửi ngân hàng 112 33 600 000 361 9/6 Nhập xăng dầu T7/04 152 2 000 000 Thuế 133 1 000 000 Tiền mặt 111 2 100 000 662 9/6 Đ/c hùng nhập CCDC 153 1 760 000 Thuế 133 88 000 Tiền mặt 111 1 848 000 362 9/6 Đ/c hùng nhập CCDC 153 6 000 000 Thuế 133 300 000 Phải trả người bán 331 6 300 000 142 10/6 Đ/c hùng nhập VT NLVL 152 16 800 000 Thuế 1331 840 000 Tiền mặt 111 17 640 000 137 13/6 Xuất VT công trình TCCS CP NVL Trực tiếp 621 44 000 000 NVL 152 44 000 000 136 13/6 Xuất VT công trình TCCS CP NVL trực tiếp 621 33 900 000 NVL 152 33 900 000 623 13/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 20 000 000 Thuế 133 1 000 000 Phải trả người bán NHB 15/6 Thanh toán tiền mua VT 331 20 000 000 Phải trả người bán TGNH 112 20 000 000 154 16/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 25 500 000 Thuế 133 1 275 000 Tiền mặt 111 26 755 000 2/8 16/6 Đội xây dựng số 6 hoàn toàn tạm ứng VT CP NVL trực tiếp 261 23 000 000 Tạm ứng NVL 141 23 000 000 203 16/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 25 500 000 Thuế 133 1 275 000 Phải trả người bán 331 13 440 000 163 16/6 Xuất CCDC thi công cục PCCC Hà Nội CPSXC 627 4 700 000 CCDC 153 4 700 000 204 16/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 24 500 000 Thuế 133 1 225 000 Phải trả người bán 331 25 725 000 164 17/6 Xuất VL phục vụ quản lý chi phí trả trước 142 32 000 000 CCDC 153 32 000 000 241 17/6 Xuất VT thi công cục PCCC chi phí 621 16 800 000 PCCC chi phí 153 Xuất VT phục vụ tạp chí chi phí NVL TT 621 5 040 000 NVL 152 5 040 000 206 17/6 Nhập vật tư vào kho công ty 152 22 000 000 Thuế 133 1 100 000 Phải trả người bán 331 23 100 000 NHB 17/6 Thanh toán tiền mua vật tư 331 80 850 000 Phải trả người bán TGNH 122 80 850 000 NHB 17/6 Đ/c hùng nhập vật tư NVL 152 8 800 000 Thuế 133 440 000 TGNH 122 9 240 000 152 18/6 Xuất VT thi công cục PCCC Chi phí NVL trực tiếp 621 8 400 000 NVL 152 8 400 000 210 18/6 Nhập vào kho công ty NVL 152 18 000 000 Thuế 133 900 000 Phải trả người bán 331 18 900 000 300 18/6 Thanh toán tiền mua VT Phải trả người bán 331 13 440 00 Tiền mặt 111 13 440 00 301 20/6 Thanh toán tiền mua VT Phải trả người bán 331 23 100 000 Tiền vay ngắn hạn 311 23 100 000 212 22/6 Đ/c hùng nhập kho CT NVL 152 12 000 000 Thuế VAT 133 600 000 Tiền mặt 111 12 600 000 23/6 Xuất xăng dầu tháng 7/05 CP NVL trực tiếp 621 6 600 000 NVL 152 6 600 000 NHB 24/6 Đ/c Hùng nhập VT NVL 152 8 800 000 Thuế VAT 133 440 000 Vay ngắn hạn 331 9 240 000 161 25/6 Xuất VT thi công CT CNCĐ CP NVL trực tiếp 621 14 250 000 NVL 152 12 050 000 CCDC 153 2 200 000 8 25/6 Phân bổ CCDC, CP QLDN 642 16 000 000 cp trả trước 142 16 000 000 186 25/6 Nhập VT vào kho công ty NVL 152 19 500 000 Thuế VAT 133 Tiền mặt 111 19 500 000 116 27/6 Xuất VT phục vụ chi tiết tạp chí CP NVL trực tiếp 621 19 500 000 NVL 152 19 500 000 116 27/6 Đội xây dựng số 3 hoàn tạm ứng N-X chi phí NVL trực tiếp tạm ứng 621 11 000 000 NVL trực tiếp 141 11 000 000 NHB 27/6 Đ/c Hùng nhập VT NVL Phải trả người bán 331 24 000 000 Vay ngắn hạn 311 24 000 000 170 28/6 Xuất làm nhà tạm CP NVL trực tiếp 621 3 500 000 NVL 152 3 500 000 173 28/6 Xuất VT công trình cục PCCC Chi phí NVL trực tiếp 621 11 440 000 NVL 152 11 440 000 Tổng cộng 789 903 000 789 903 000 Tháng 6 năm 2005 Tài khoản 152- nguyên liệu, vật liệu Ngày CT Diễn giải TK đ.ư N C Số dư Dư đầu kì 17 020 000 8/6/2005 Đ/c Hùng nhập VT 331 77 000 000 94 020 000 9/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 331 25 500 000 119 520 000 9/6/05 Nhập xăng dầu T7/05 111 2 000 000 121 520 000 10/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 111 16 800 000 138 320 000 13/6/05 Xuất VT thi công TCCS 621 33 900 000 104 420 000 13/6/05 Xuất VT thi công TCCS 621 44 000 000 60 420 000 16/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 331 20 000 000 80 420 000 16/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 111 25 000 000 105 920 000 16/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 331 12 800 000 118 720 000 17/6/05 Xuất VT công trình 331 24 500 000 143 220 000 17/6/05 Xuất VT thi công TCCS 621 16 800 000 126 420 000 17/6/05 Nhập VT vào kho công ty 621 5 040 000 121 380 000 18/6/05 Xuất VT 331 22 000 000 143 380 000 18/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 621 8 400 000 134 980 000 22/6/05 Nhập VT vào kho 112 8 800 000 126 180 000 23/6/05 Nhập VT thi công 111 12 000 000 138 180 000 23/6/05 Xuất xăng dầu tháng 7 621 6 600 000 131 580 000 24/6/05 Đ/c Hùng nhập VT 621 2 000 000 133 580 000 25/6/05 Xuất VT công trình 331 8 800 000 142 380 000 27/6/05 Xuất VT công trình 621 12 050 000 130 330 000 28/6/05 Xuất VT công trình TCCS 111 19 500 000 149 830 000 28/6/05 Xuất VT làm nhà tắm 621 19 500 000 130 330 000 28/6/05 Xuất VT công trình PCCC 621 3 500 000 126 830 000 28/6/05 Xuất VT công trình 621 11 440 000 115 390 000 Cộng 275 200 000 163 230 000 Số dư cuối kì 128 990 000 Người lập Kế toán trưởng Sổ cái Tháng 6 năm 2005 Tài khoản 153- CCDC Ngày CT Diễn giải TK đối ứng N C Số dư Dư đầu kì 1 720 000 360-9/6 Đ/c Hùng nhập CCDC 112 32 000 000 33 720 000 622-9/6 Đ/c Hùng nhập CCDC 111 1 760 000 35 480 000 362-9/6 Đ/c Hùng nhập CCDC 331 6 000 000 41 480 000 163-16/6 Xuất CCDC cho công trình PCCC 627 4 700 000 36 780 000 164-17/6 Xuất CCDC cho công trình QLDN 142 32 000 000 4 780 000 161-25/6 Xuất CCDC công trình 621 2 200 00 2 580 000 NNCĐ Cộng 39 760 000 38 900 000 Số dư cuối kì 2 580 000 Hà Nội, Ngày 30/6/2005 Người lập Kế toán trưởng Phần III Nhận xét và đóng góp ý kiến Về công tác kế toán vl_ccdc Trong suốt quá trình khi thành lập công ty Xây dựng Công nghiệp đã có những bước tiến rõ rệt về nhiều mặt: Sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đảm bảo đời sống cán bộ ,công nhân viên ngày một khá. Làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Hoàn chỉnh từng bước việc tổ chức sắp xếp lực lượng sản xuất. đào tạo được đội ngũ cán bộ,công nhân có đủ năng lực và trình độ. để công ty đưng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà nước quản lý phải quán triệt toàn bộ công tác quản lý.Hạch toán kinh tế là bộ phận cấu thành của công cụ quản lý điều hành đắc lực cho nhà nước trong quản lý lãnh đạo,chỉ đạo kinh doanh.Từ đó thực hiện đầy đủ chức năng,phản ánh và giám sát mọi hoạt động kinh tế chính trị.Kế toán phảI thực hiện những quy định cụ thể,thống nhất phù hợp với tính toán khách quan và nội dung yêu cầu của một cơ chế quản lý nhất định.Việc nghiên cứu cảI tiến và hoàn thiện công tác hạch toán vl_ccdc ở các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức bức thiết.Đối với công ty xây dựng công nghiệp là đơn vị hạch toán kinh doanh tự chủ thì điều này càng trở nên bức thiết hơn và cần thực hiện đúng những nguyên tắc sau: Thứ nhất:Kế toán phảI nắm vững chức năng,nhiệm vụ hạch toán của vl_ccdc trong hạch toán sản xuất kinh doanh.Kế toán phảI đảm bảo cùng một lúc hai chức năng là phản ánh và quản lý kinh doanh trong quá trình nhập xuất vl_ccdc.Nhưng phảI cung cấp kịp thời các thông tin một cách chính xác phục vụ cho quản lý. Thứ hai: Kế toán phảI ghi chép hạch toán đúng theo quy định và vận dụng đúng nguyên lý vào đơn vị mình. Thứ ba: Kế toán phảI căn cứ vào mô hình chung,ghi chép luân chuyển chứng từ các doanh nghiệp để hoàn thiện các sơ đồ hạch toán và ghi chép kế toán. Thứ tư:Bảo đảm nguyên tắc phục vụ yêu cầu hạch toán vật liệu theo thể chế và luật lệ kế toán mới mà nhà nước ban hành. Ưu điểm: Cùng với sự quan tâm và giúp đỡ của công ty, trong năm 2004,công ty đã nâng cao giá trị sản xuất kinh doanh toàn công ty hiện nay lên tới 70.000.000đ, sang năm nay 2005, công ty đã phấn đấu đạt mức 70.500.000. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp lãnh đạo công ty trong việc giám sát thi công,quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất ,hạch toán được tiến hành hợp lý,khoa học,phù hợp với điều kiện hiện nay. Về công tác hạch toán vl_ccdc, kế toán công ty đã tổ chức hạch toán theo từng công trình ,từng quý rõ ràng phục vụ tốt yêu cầu quản lý vl_ccdc. Tổ chức kho bảo quản: Nhằm đảm bảo không bị hao hụt, công ty hiện có hai kho bảo quản vật liệu thi công theo mỗi công trình là một kho. Về hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán.Ngoài ra còn thuận tiện trong việc phân công và chuyên môn hoá công việc cũng như việc trang bị các phương tiện,kĩ thuật tính toán xử lý thông tin. Việc đánh giá thực tế vật liệu nhập xuất kho có tác dụng biết được nguyên vật liệu trong sản xuất,phản ánh đầy đủ chi phí vl_ccdc trong giá thành cuả sản phẩm,xác định đúng đắn chi phí đầu vào, tình hình mức tiêu haovlcdc.Thông tin đó biết được hao phí lao động trong quá khứ trong giá thành sản phẩm. Một số hạn chế: Công ty xây dựng công nghiệp còn có một số hạn chế cần được khắc phục như: _Việc tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ là rất cần thiết nhưng do yêu cầu thị trường,mỗi công trình được xây dựng là phảI đảm bảo chất lượng,tiến độ thi công.Lúc đó,một kế toán và một thủ kho kiêm thủ quỹ là số ít.Do đó làm cho công tác kế toán vl_ccdc thiếu chính xác chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý sản xuất nói chung và hạch toán chi phí vl_ccdc nói riêng. _Việc phân loại vl_ccdc ở công ty không được tiến hành.Hiện nay công ty tiến hành công tác kế toán trên máy vi tính nên số lượng vl_ccdc hạch toán được kí hiệu với từng mã kí tự khác nhau và công ty chưa nhập sổ danh điểm vl_ccdc. _ Mã sổ váI công ty đang được sử dụng để hạch toán hiện còn một số sửa đổi so với quy định là một số dư chỉ có một cột.Việc tính số dư của tài khoản theo cách tính luỹ kế: Số dư = Số dư đầu kì + Cột nợ – Cột có Như vậy mới chỉ có phản ánh số dư của tài khoản thời điểm đã phát sinh nghiệp vụ kinh tế chứ không phảI là số dư của tài khoản đến ngày ghi sổ.Nừu nhìn vào sổ cáI ở dòng một thì cột ngày ghi sổ và cột số dư không khớp đúng về thời gian mà chỉ đúng với chứng từ của ngày ghi sổ. Kết luận Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tếthông qua việc giám sát và phản ánh một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán vl_ccdc của công ty là một tất yếu.Nhất là trong việc chuyển đổi môI trường kinh tế, việc tổ chức kế toán vật liệu đòi hỏi đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất kiểm tra,giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mất mát lãng phí vật liệu. Trên góc độ người kế toán, em cho rằng cần phảI nhận thức đấy đủ cả về lý thuyết và thực tiễn .Mặc dù có thể vận dụng lý luận và thực tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phảI đảm bảo phù hợp về nội dung và mục đích công tác kế toán. Do thời gian tìm hiểu và thực tập không được dài, trình độ lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ của thầy cô giáo khoa kế toán trường Trung học Kinh tế Hà Nội. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lương Như Anh và các cán bộ kế toán công ty Xây dựng Công nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành chuyên đề này. Em xin chúc Công ty Xây dựng Công nghiệp thành công rực rỡ trên con đường phát triển của mình. Nhận xét của đơn vị thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32504.doc
Tài liệu liên quan