Tóm tắt Luận án Đối chiếu các từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Anh và Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ PHƯƠNG THẢO ĐỐI CHIẾU CÁC TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9222024 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Hà Quang Năng 2. PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Quang

pdf27 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án Đối chiếu các từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Anh và Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng 2. PGS.TS. Hoàng Tuyết Minh Phản biện 1: GS. TS. Lê Quang Thiêm Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Ngọc Trung Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Hùng Việt Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Màu sắc là một trong những thuộc tính của vật thể tồn tại trong thế giới xung quanh chúng ta mà thị giác con người có thể nhận biết được. Màu sắc tồn tại trong thế giới vật chất nhưng lại gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của con người, góp phần làm cho cuộc sống trở nên sinh động và tràn đầy sức sống. Những màu sắc khác nhau với những ý nghĩa khác nhau đã mang lại những sắc màu phong phú cho cuộc sống. Dù số lượng từ ngữ chỉ màu sắc trong mỗi ngôn ngữ khác nhau, ngôn ngữ có thể hạn chế số lượng từ vựng gọi tên cho màu sắc cụ thể đó nhưng cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó vẫn nhận ra sự khác biệt về các loại màu sắc. Đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét trong ý nghĩa biểu trưng của các sắc màu trong từng nền văn hóa. Ở các quốc gia khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, màu sắc cũng thể hiện các ý nghĩa khác nhau. Mỗi dân tộc với những bức tranh ý niệm khác nhau sẽ hình thành bức tranh ngôn ngữ thế giới khác nhau và như thế, từ ngữ về màu sắc sẽ không nằm ngoài qui luật chung đó. Lớp từ ngữ chỉ màu sắc có số lượng không nhỏ và mang ý nghĩa phong phú, đa dạng và được thể hiện trong nhiều phong cách văn bản, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ văn chương. Vì thế, lớp từ chỉ màu sắc trở thành đối tượng được ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ, trên nhiều bình diện, nhất là về đặc điểm ngữ nghĩa, tính biểu trưng hay về đặc điểm tri nhận. Một số công trình đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu đối chiếu từ ngữ chỉ màu sắc trong hai ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt, tìm ra các nét tương đồng và dị biệt về nhóm từ này trong quá trình nhận thức và biểu đạt các màu trong hai ngôn ngữ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về khả năng tạo từ và ngữ nghĩa của các tính từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt; - Làm sáng tỏ một số đặc trưng văn hóa thông qua cách sử dụng từ chỉ màu sắc cơ bản trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt; - Góp phần vào công tác giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và học viên; giúp cho công tác biên soạn từ điển màu sắc tiếng Việt của các nhà khoa học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định cơ sở lí luận cho luận án; - Thống kê số lượng từ chỉ màu sắc cơ bản trong một số tác phẩm văn học Anh, văn học Việt Nam và từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra tần số sử dụng của từng màu sắc cơ bản trong hai ngôn ngữ; 2 - Miêu tả và phân tích khả năng tạo từ và đặc điểm ngữ nghĩa của từ, ngữ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc, ngữ nghĩa trong việc liên hệ với văn hóa hai dân tộc; - So sánh, đối chiếu ý nghĩa của từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các thành ngữ có chứa từ chỉ màu sắc cơ bản trong mối liên hệ với đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những tính từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ nghĩa học. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là khả năng tạo từ và đặc điểm ngữ nghĩa của 11 tính từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và 9 tính từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt dựa trên 1065 lượt từ chỉ màu sắc cơ bản được thống kê từ 950 trích đoạn của 8 tác phẩm văn học Anh, 1189 lượt từ chỉ màu sắc cơ bản được thống kê từ 925 trích đoạn của 11 tác phẩm văn học Việt Nam và 295 thành ngữ tiếng Anh, 339 thành ngữ tiếng Việt được thống kê từ 11 cuốn từ điển thành ngữ tiếng Anh và 9 cuốn từ điển thành ngữ tiếng Việt. - Luận án cũng tập trung nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của các thành ngữ có từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt. -Trong luận án, tiếng Anh được sử dụng như là ngôn ngữ cơ sở và tiếng Việt là ngôn ngữ đưa vào đối chiếu, có nghĩa là so sánh đối chiếu một chiều và theo chiều Anh - Việt. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả khả năng tạo từ và ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc cơ bản. - Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích các đặc điểm ngữ nghĩa các từ chỉ màu sắc cơ bản cũng như ý nghĩa biểu trưng của chúng được thể hiện trong các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm ra các nét nghĩa của các từ ngữ này xuất hiện trong hai ngôn ngữ. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là một phương pháp được sử dụng để tìm ra những tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ và văn hóa, tư duy của người Anh và người Việt thông qua các từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Thủ pháp thống kê, phân loại: Mục đích của phương pháp này nhằm thống kê và phân loại các từ chỉ màu sắc cơ bản trong từ điển tiếng Anh và tiếng Việt để làm tư liệu cho việc nghiên cứu. 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ nghĩa học. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án đóng góp những cơ sở lí luận về việc nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về khả năng tạo từ và ngữ nghĩa của 11 từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và 9 từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt, đồng thời rút ra một số đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua khả năng tao từ và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ nghĩa học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho công tác nghiên cứu ngôn ngữ, công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của giáo viên và học viên, đồng thời phục vụ cho công tác dịch thuật của các nhà biên, phiên dịch cũng như công tác biên soạn từ điển Anh- Việt, Việt- Anh. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2. Đối chiếu khả năng tạo từ và ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc cơ bản và từ chỉ màu phái sinh trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3. Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh Lịch sử nghiên cứu về các từ chỉ màu sắc đã phát triển qua ba giai đoạn chính: giai đoạn đối đầu của hai trường phái Tương đối (Sapir- Whorf,1921-1956) và Phổ niệm (Berlin & Kay,1969). Giai đoạn hậu Berlin & Kay với những tranh luận phê phán Berlin & Kay và ủng hộ Berlin & Kay. Giai đoạn hiện nay là những hướng nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc theo tri nhận luận, kinh nghiệm luận và văn hóa luận. Từ trước đến nay, các từ chỉ màu sắc được xem là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như Vật lí học, Tâm lí học và đặc biệt là Ngôn ngữ học. 4 Các nghiên cứu về màu sắc trên phương diện Tâm lí học: nội dung cơ bản của các nghiên cứu về các từ chỉ màu sắc là đưa ra những giả thuyết tâm sinh lí học về sự khác biệt trong văn hóa qua việc nhìn thấy và gọi tên màu sắc và xem xét những khía cạnh phổ quát trong việc tìm hiểu việc mã hóa các màu sắc Tác giả Hardin (2005) trong bài báo Explaining basic color catergories (giải thích các loại từ chỉ màu sắc cơ bản) in trong tạp chí Nghiên cứu đa văn hóa đã khảo sát một số nhóm minh chứng cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ chế cảm nhận màu sắc, các màu cơ bản theo cảm quan và việc đặt tên các màu cơ bản. Tuy nhiên, những câu hỏi quan trọng vẫn tồn tại liên quan đến các thuộc tính chung của con người về nhận thức màu sắc và sự phát triển và cấu trúc của các loại màu cơ bản đa văn hóa. Nghiên cứu về màu sắc trên phương diện Vật lý học: Trong bài viết Colour categories are not universal: Replications and new evidence from a stone-age culture, các tác giả Roberson, Davies, and Davidoff (2000) đã tìm cách tái tạo và mở rộng công trình của Heider (1972) với việc so sánh người Papua, New Guinea, những người nói tiếng Berinmo mà ngôn ngữ của họ chỉ có 5 thuật ngữ cơ bản chỉ màu. Việc xác định tên và bộ nhớ cho các kích thích vật lí và phi vật lí với độ bão hòa thấp đã được khảo sát. Họ đã tìm ra việc các màu đã bão hòa bị ảnh hưởng bởi nhóm từ vựng màu. Các hiệu ứng nhận thức phân loại đối với cả tiếng Anh và Berinmo đã được tìm thấy, nhưng chỉ ở ranh giới của các thể loại ngôn ngữ hiện có. Nghiên cứu về màu sắc dưới góc độ Văn hóa học: Trong công trình đồ sộ Dictionnaire des symboles: mythes, rêves, coutumes, gestes, formes, figures, couleurs, nombres (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới), với phụ đề “Các huyền thoại, chiêm mộng, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số” Chevalier và Gheerbrant (1997) đã trình bày khá chi tiết về biểu tượng màu sắc của các nước trên thế giới. Các từ chỉ màu sắc trong cuốn từ điển này đã được các tác giả miêu tả bao quát được nhiều khu vực văn hóa trên thế giới liên quan đến các phương tiện Dân tộc học, Xã hội học, Tâm lí học, Thần thoại học, Tôn giáo học. Nghiên cứu về màu sắc dưới góc độ Ngôn ngữ học: từ năm 1969, hai nhà nghiên cứu Berlin & Kay của Trường đại học California ở Berkerly đã tiến hành nghiên cứu tổng kết toàn bộ tư liệu, kinh nghiệm về từ ngữ chỉ màu sắc của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Berlin & Kay đã xác lập “phương pháp giai đoạn tiến hóa đối với sự xuất hiện những từ ngữ chỉ màu sắc”. Công trình của Lakoff (1987) cũng ủng hộ quan điểm của Berlin & Kay với tiêu đề “Women, fire and dangerous things” (Đàn bà, lửa và những thứ nguy hiểm). Cùng quan điểm với 5 Berlin & Kay, Kovecses (1986) đã khẳng định: Trong miền ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc có những điểm trung tâm hơn và các thuật ngữ chỉ các điểm trung tâm này được gọi là các từ chỉ màu cơ sở. Năm 1978, Kay và Chad đã đặt vấn đề và nghiên cứu khả năng tri nhận sắc thái về màu sắc. Tiếp theo hướng này, tác giả Quinion (1996 đã nghiên cứu từ ngữ chỉ màu sắc tiếng Anh bằng phương pháp từ nguyên học. Nghiên cứu của hai tác giả Soriano và Valenzuela (2009 đã khám phá ra các lí do tại sao các từ màu sắc và từ biểu đạt cảm xúc thường liên quan đến các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Sau giai đoạn này, một số các công trình nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận hoặc liên ngành ngôn ngữ học tâm lí đã đưa ra các hướng giải quyết vấn đề về những đặc điểm chung trong việc gọi tên màu sắc như công trình của Kay và Regier (1997), hoặc những điểm phổ quát trong tri nhận màu sắc của Wierzbicka (1989), Lucy (1997), Lindsey, & Brown (2004). 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt chủ yếu tập trung trên phương diện ngôn ngữ học. Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc tập trung nhiều ở bình diện cấu trúc luận, chủ yếu tiếp cận về cấu trúc nghĩa, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt như công trình của Đào Thản (1993), Biện Minh Điền (2000), Nguyễn Thị Thành Thắng (2001), Phạm Văn Tình (2004), Lê Thị Vy (2006); Hà Thị Thu Hoài (2006), Trịnh Thị Thu Hiền (2015) Cũng có một số công trình (các luận án, luận văn thạc sĩ) đi sâu nghiên cứu kĩ hơn về về các từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt như luận án của Chu Bích Thu (1996); Nguyễn Khánh Hà (1995); Trịnh Thị Minh Hương (1999). Các nghiên cứu về từ chỉ màu sắc theo hướng tiếp cận so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ, có thể kể đến một số công trình của các tác giả như: Hoàng Văn Hành (1982); Trần Thị Thu Huyền (2001); Bùi Thị Thùy Phương (2004). 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Khái niệm về từ 1.2.1.1. Định nghĩa về từ Các nhà ngôn ngữ học người Anh và người Việt có các quan điểm khác nhau về định nghĩa của từ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, chúng tôi sử dụng quan điểm của A. S. Hornby làm cơ sở cho luận án. “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ có nghĩa và có thể được sử dụng để nói hoặc viết”. (Hornby A. S., 2005, tr.1695). Trong tiếng Việt, chúng tôi sử dụng quan điểm của Đỗ Hữu Châu. Theo ông, “Từ của tiếng Việt là một hoặc một 6 số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt.” (Đỗ Hữu Châu, 2005, tr.471). 1.2.1.2. Phương thức cấu tạo từ Khi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo tiếng Anh và tiếng Việt, một điểm đáng chú ý đó là tiếng Anh là một ngôn ngữ phi đơn lập còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Sự khác biệt này đã khiến cho tiếng Anh và tiếng Việt có những cách cấu tạo từ không giống nhau. Nói cách khác tiếng Anh có phương thức tạo từ mà tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập, không có, ngược lại tiếng Việt có một số cách cấu tạo từ mà tiếng Anh không thể nào có được. 1.2.2. Nghĩa của từ 1.2.2.1. Khái niệm về nghĩa từ vựng của từ Theo tác giả Goddard C. và Wierzbicka A. (2014), ngữ nghĩa cũng được xem như một thành phần của ngôn ngữ học hơn là một quan điểm về ngôn ngữ và ngôn ngữ học. Tuy nhiên, ý nghĩa chính là tất cả những gì ngôn ngữ diễn đạt. Đối với hầu hết người dùng ngôn ngữ, người nói và người nghe, nhà văn và người đọc - từ là luôn luôn “sống” (alive) và "xanh" (green), trong khi các hình thức, biểu tượng và các công thức trừu tượng có thể dần dần mất đi hoặc không được dùng nữa. Các nhà Việt ngữ học có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ. Tuy nhiên, có thể chia thành 3 nhóm như sau: (i) Quan niệm thứ nhất coi nghĩa của từ là một bản thể nào đó. (ii) Quan niệm thứ hai coi nghĩa của từ là một quan hệ nào đó. (iii) Quan niệm thứ ba coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần. 1.2.2.2. Các thành phần nghĩa của từ Khi đưa ra hình tháp nghĩa hình học không gian, Đỗ Hữu Châu (2005) đã chỉ ra mối quan hệ giữa từ và các nhân tố góp phần hình thành ý nghĩa. Tác giả nhấn mạnh từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểu vật, từ mối quan hệ của từ với khái niệm sẽ hình thành các ý nghĩa biểu niệm, từ mối quan hệ với nhân tố người dùng hình thành các ý nghĩa phong cách và liên hội, từ mối quan hệ với cấu trúc của ngôn ngữ với các từ khác sẽ hình thành các ý nghĩa, cấu trúc và quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thành các ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp. Từ sự phân định trên của tác giả Đỗ Hữu Châu, ta thấy có hai thành phần nghĩa lớn là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp. Trong đó, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa của riêng từng từ, còn ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa mang tính đồng loạt chung cho nhiều từ. 1.2.2.3. Cấu trúc nghĩa của từ 7 Ngữ nghĩa học hiện đại coi ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nét nghĩa (nghĩa vị) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quyết định lẫn nhau. 1.2.2.4. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: Để có thể phản ánh được cái vô hạn và không ngừng phát triển của các sự vật trong đời sống cũng như sự phát triển của nhận thức con người, ngoài việc xuất hiện các từ mới với nội dung và hình thức hoàn toàn mới, sự xuất hiện các nghĩa chuyển là cách tiết kiệm nhất của ngôn ngữ để phản ánh sự phát triển không ngừng của thế giới khách quan, đời sống và nhận thức của con người. Theo nghĩa hẹp, chuyển nghĩa là kết quả của hiện tượng sử dụng từ theo ẩn dụ và hoán dụ (Nguyễn Thiện Giáp, 2010, tr.139). 1.2.3. Từ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt 1.2.3.1. Khái niệm về từ chỉ màu sắc Từ điển Bách khoa toàn thư Oxford Learner’s Advanced Encyclopedic định nghĩa: Màu sắc là đặc tính có thể nhìn thấy của các sự vật được tạo ra bởi các tia sáng hoặc các bước sóng khác nhau bị phản xạ lại. Đào Thản coi “Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất, mà thị giác con người có thể nhận biết được” (Đào Thản, 1993, tr.11-15). 1.2.3.2. Phân loại từ chỉ màu sắc Từ chỉ màu sắc được chia thành 3 nhóm: Nhóm từ chỉ màu cơ bản, nhóm từ chỉ màu phái sinh và nhóm từ chỉ màu cụ thể. 1.2.4. Văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa, ngôn ngữ và tư duy 1.2.4.1. Khái niệm về văn hóa Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (Trần Ngọc Thêm, 2000, tr.25). 1.2.4.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa Hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc. Các phạm vi của văn hóa và ngôn ngữ gắn bó với nhau. Là một bộ phận của văn hóa dân tộc nhưng ngôn ngữ lại phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp, mọi giai cấp khác nhau trong xã hội. 1.2.5. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng, ngữ nghĩa 1.2.5.1. Khái niệm về ngôn ngữ học đối chiếu Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành ngôn ngữ học có tính ứng dụng cao nhất, thể hiện trên nhiều phương diện. Nó vừa liên quan mật thiết đến những vấn đề lí thuyết quan trọng, vừa gắn chặt với những ứng dụng thực tiễn, rất gần gũi với đời sống hàng ngày. 8 1.2.5.2. Nguyên tắc đối chiếu Theo Bùi Mạnh Hùng (2008, tr.131-136), trong quá trình nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: (i) Đảm bảo các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc; (ii) Việc nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các phương tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống; (iii) Phải xem xét các phương tiện đối chiếu không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp; (iv) Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu. (v) Phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngôn ngữ cần đối chiếu. 1.2.5.3. Phạm vi đối chiếu Về mặt lí thuyết, theo Bùi Mạnh Hùng (2008, tr.150), căn cứ vào phạm vi đối chiếu người ta phân biệt đối chiếu hệ thống và đối chiếu bộ phận. Đối chiếu hệ thống là đối chiếu tổng thể hai ngôn ngữ với nhau. Còn đối chiếu bộ phận là đối chiếu các đơn vị, phạm trù, hiện tượng cụ thể của hai ngôn ngữ. Chương 2 ĐỐI CHIẾU KHẢ NĂNG TẠO TỪ VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ CHỈ MÀU SẮC CƠ BẢN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Khảo sát tần số xuất hiện của các từ chỉ màu sắc tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm văn học Anh và văn học Việt Nam Luận án sử dụng 8 tác phẩm văn học Anh và 11 tác phẩm văn học Việt Nam qua các thời kì và thống kê được 950 đơn vị có chứa 1065 lượt từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và 925 đơn vị có chứa 1189 lượt từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt. Sau khi thống kê, chúng tôi có các bảng số liệu và tần số xuất hiện của các từ theo tỉ lệ phần trăm được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây (tỷ lệ đã được làm tròn, đến hàng đơn vị). Bảng 2.1. Tần số xuất hiện của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong các tác phẩm văn học Anh Stt Từ chỉ màu Số lượng Tỉ lệ 1 White (trắng) 241/1065 23% 2 Black (đen) 222/1065 21% 3 Red (đỏ) 137/1065 13% 4 Green (xanh lá cây) 103/1065 10% 5 Yellow (vàng) 59/1065 5% 6 Blue (xanh lam) 88/1065 8% 7 Brown (nâu) 74/1065 7% 8 Purple (tím) 26/1065 2% 9 9 Pink (hồng) 58/1065 5% 10 Orange (cam) 18/1065 2% 11 Grey/gray (xám) 39/1065 4% Bảng 2.1. cho thấy trong tiếng Anh, trong tổng số 11 màu cơ bản, màu trắng là màu được sử dụng nhiều nhất, chiếm tới 23%, đứng thứ hai là màu đen 21% và sau đó là màu đỏ 13%, ba màu này có tần số sử dụng nhiều nhất chiếm tới 57%. Trong khi đó cả 3 màu tím, cam và xám mới đạt được 8% tần số sử dụng. Bảng 2.2. Tần số xuất hiện của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong các tác phẩm văn học Việt Nam Stt Từ chỉ màu Số lượng Tỉ lệ 1 Trắng 189/1189 16% 2 Đen 215/1189 18% 3 Đỏ 223/1189 22% 4 Xanh 190/1189 16% 5 Vàng 177/1189 15% 6 Nâu 33/1189 3% 7 Tím 30/1189 3% 8 Hồng 57/1189 5% 9 Xám 28/1189 2% Bảng 2.2 cho thấy trong tiếng Việt, trong tổng số 9 màu cơ bản, màu đen và đỏ là màu được sử dụng nhiều nhất, chiếm tới 40%, đứng thứ hai là màu trắng và xanh chiếm 32%, màu vàng đứng thứ 3 chiếm 15%. Cả 4 màu nâu, tím, hồng và xám chỉ chiếm 13% tần số sử dụng trong các tác phẩm văn học Việt Nam đã được thống kê. Trong luận án, chúng tôi không tính đến các từ Hán-Việt đồng nghĩa với các từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Việt như “bạch”, “hắc”, “thanh”, “hoàng” Qua thống kê 1.065 lượt từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và 1.189 lượt từ trong tiếng Việt xuất hiện trong các tác phẩm văn học, có thể nhận thấy rằng: màu trắng, đen, đỏ là các màu xuất hiện nhiều nhất, các màu nâu, tím, hồng, xám là các màu được sử dụng ít nhất trong cả hai ngôn ngữ. 2.2. Khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.2.1. Khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc trong tiếng Anh Tiếng Anh mang những đặc điểm của một ngôn ngữ biến hình và có các phương thức tạo từ như phương thức thêm phụ tố (affixation), ví dụ: white → whitish; phương thức chuyển loại (conversion), ví dụ: to drink → a drink, phương thức ghép (compounding), ví dụ: schoolgirl và một số phương thức khác như phương thức viết tắt (shortening), phương 10 thức rút ngắn (clipping), phương thức viết tắt (acronym)... Tiếng Anh cũng sử dụng phương thức láy âm (alliteration) như ping pong (bóng bàn) và láy vần (rhyme) như drain brain (chảy máu chất xám), hurry- scurry (hối hả, bận rộn) nhưng để tạo nên các từ chỉ màu sắc, theo nghiên cứu của chúng tôi, tiếng Anh sử dụng các 2 phương thức: phương thức phụ tố (tiền tố) và phương thức ghép nên luận án chỉ miêu tả và phân tích các phương thức này làm cơ sở lí luận cho luận án. 2.2.2. Khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt Hai phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt là phương thức láy và phương thức ghép. Luận án đã miêu tả phân tích khả năng tạo từ của từng màu sắc cơ bản trong tiếng Việt. 2.2.3. Đối chiếu khả năng tạo từ của từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt Bảng 2.3. Từ chỉ màu phái sinh được tạo ra theo các phương thức Stt Màu Tiếng Anh Tiếng Việt Phương thức thêm hậu tố Láy toàn bộ và biến đổi/giữ nguyên thanh điệu Láy âm hoặc láy vần 1 White/ trắng Whitish (hơi trắng), whiten (làm trắng, sơn trắng), whiteness (sắc trắng, màu trắng) Trăng trắng Trắng trẻo 2 Black/đen Blackish (hơi đen, đen đen), blacken (làm đen, bôi đen), blackness (bóng tối, màu đen) Đen đen Đen đúa, đen đủi 3 Red/ đỏ Reddish (hơi đỏ, đo đỏ), redden (làm cho đỏ), redness (sắc đỏ, màu đỏ) Đo đỏ Đỏ đắn, đỏ đọc 4 Green/xanh Greenish, greeny (hơi xanh), greenness (màu xanh, màu lục) Xanh xanh Xanh xao 5 Yellow/vàng Yellowish, yellowy (hơi vàng), yellowness (màu vàng) Vàng vàng Vàng vọt 6 Brown/nâu Brownish, browny (hơi nâu), browness (màu Nâu nâu 11 nâu) 7 Blue/ xanh lam Bluish (hơi xanh, xanh xanh), blueness (sắc xanh, màu xanh) 8 Purple/tím Purplish, purply (hơi tím), purpleness (sắc tím, màu tím) Tim tím Tím lịm 9 Pink/hồng Pinkish (hơi hồng, hồng hồng), pinkness (sắc hồng, màu hồng) Hồng hồng Hồng hào 10 Cam - 11 Grey/xám Greyish (hơi xám, xam xám), greyness (màu xám) Xam xám Xám xịt Bảng 2.4. Các nhóm từ ngữ chỉ màu sắc được tạo ra theo phương thức ghép trong tiếng Anh và tiếng Việt Stt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 từ chỉ màu cơ bản + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: green blue (màu xanh lục đậm), green yellow (màu vàng lục) từ chỉ màu cơ bản + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: xanh đen, tím đỏ 2 từ chỉ màu cơ bản + hậu tố y hoặc ish + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: yellowy red (đỏ hơi vàng) 3 từ chỉ sắc độ + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: ví dụ: light blue (xanh lam sáng), dark blue (xanh lam sẫm) từ chỉ màu cơ bản + từ chỉ sắc độ, ví dụ: hồng nhạt, đỏ đậm... 4 từ chỉ vật đại diện + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: grass green (màu cỏ), moss green (xanh rêu)... từ chỉ màu cơ bản + từ chỉ vật đại diện, ví dụ: đỏ cờ, trắng ngà 5 từ chỉ vật đại diện +“colour”/ “coloured” , ví dụ: peach colour (màu hoa đào), peach coloured (màu hoa đào) “Màu” + vật đại diện, ví dụ: Màu nõn chuối, màu cánh sen 6 từ chỉ đặc tính, tính chất, tình trạng, hiện tượng, + từ chỉ màu cơ bản, ví dụ: dead từ chỉ màu cơ bản + từ chỉ đặc tính, tính chất, tình trạng, hiện tượng, ,eg. tím chết, vàng 12 white (trắng chết) cháy 7 từ chỉ đặc tính, tính chất, tình trạng, hiện tượng,+ từ chỉ vật đại diện, ví dụ: antique brass (đồng thau cũ) 8 từ chỉ sắc độ + từ chỉ vật đại diện, ví dụ: dark coral (san hô đậm), light salmon (cá hồi nhạt) 2.2.3.1. Các điểm tương đồng - Cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có các từ chỉ màu sắc cơ bản, song trong tiếng Anh, số lượng chỉ màu cơ bản nhiều hơn trong tiếng Việt 02 màu; - Các từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt đều là từ đơn, có hình thức cấu tạo giống nhau, cách gọi tên màu sắc đều không gắn với một sự vật, hiện tượng đơn lẻ; - Cả hai ngôn ngữ Anh Việt đều có các từ chỉ màu phái sinh (được tạo ra từ các màu sắc cơ bản) và từ chỉ màu cụ thể; - Nhóm từ ghép biểu đạt màu sắc có một số hình thức cấu tạo tương đương nhau. 2.2.3.2. Các điểm dị biệt - Số lượng từ chỉ màu sắc cơ bản trong hai ngôn ngữ là không bằng nhau. Tiếng Anh có 11 từ chỉ màu sắc cơ bản (trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, vàng, xanh nước biển, nâu, tím, hồng, da cam, xám) trong khi đó tiếng Việt chỉ có 9 từ màu sắc cơ bản (trắng, đen, đỏ, xanh, vàng, nâu, tím, hồng, xám). Tiếng Anh có hai màu xanh (green và blue), tiếng Việt chỉ dùng từ một từ xanh để biểu thị hai khái niệm màu này. Trong tiếng Anh màu da cam được cho là màu cơ bản còn tiếng Việt không cho màu này là màu cơ bản. - Tiếng Anh mang những đặc điểm của một ngôn ngữ biến hình nên để tạo ra các từ đơn chỉ màu phái sinh từ các từ chỉ màu sắc cơ bản, các hậu tố được thêm vào các từ cơ bản khác nhau để từ mới đạt được các sắc khác nhau của các màu. Trong khi đó, tiếng Việt lại không thể tạo nên từ mới bằng cách này mà các từ chỉ màu phái sinh được tạo ra hoặc bằng phương thức ghép giữa từ chỉ màu cơ bản với các từ chỉ sắc độ - thường là chỉ mức độ cao của màu, có giá trị khu biệt nghĩa và thu hẹp phạm vi biểu vật của từ; hoặc được tạo ra nhờ phương thức láy từ một hình vị gốc chỉ màu, có xu hướng biểu đạt màu sắc nhạt hơn so với màu gốc. - Khi nghiên cứu lớp từ chỉ màu trong hai ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét. Do yếu tố địa hình, khí hậu, môi trường tự 13 nhiên, truyền thống văn hóa, cách tri nhận về màu sắc cũng có những điểm rất riêng vì vậy từ chỉ đại diện cũng được sử dụng rất khác nhau. 2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.3.1. Thống kê các tính từ chỉ màu cơ bản và các tính từ phái sinh từ màu sắc cơ bản Trong phần này chúng tôi tiến hành thống kê, miêu tả và phân tích các nét nghĩa của từng từ chỉ màu sắc cơ bản nhằm tỉm ra những điểm giống nhau và khác nhau về ngữ nghĩa của từng từ chỉ màu sắc cơ bản này trong hai ngôn ngữ Anh-Việt dựa vào hai cuốn từ điển thông dụng tiếng Anh Oxford Advanced Learner’s Dictionary của Hornby A. S. (2005) và cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2010). 2.3.2. Đối chiếu ngữ nghĩa của các tính từ chỉ màu sắc cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt Sau khi miêu tả và phân tích, chúng tôi rút ra những điểm tương đồng và khác biệt sau : *Sự tương đồng Hornby A.S. (2005) và Hoàng Phê (2010) đã đưa ra hai khuôn mẫu định nghĩa về các màu cơ bản trong từ điển là gần tương đồng. Sự vật trong thế giới tự nhiên được lựa chọn làm vật đại diện cho khuôn định nghĩa về màu sắc đều gắn liền với điều kiện sinh sống tự nhiên, hoặc gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt cộng đồng của người bản ngữ. Tuy nhiên, các từ chỉ màu cơ bản trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có xu hướng chuyển nghĩa theo hướng các nghĩa phái sinh xa dần nghĩa gốc ban đầu. Số lượng nghĩa chuyển của mỗi từ chỉ màu sắc cơ bản phụ thuộc vào mức độ sử dụng và nội hàm ý nghĩa của chúng, về cơ bản, mỗi từ chỉ màu đều có khả năng chuyển nghĩa rất cao, gắn với ngữ cảnh cụ thể và sự quy ước của cộng đồng. Cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, từ đen là có số lượng nghĩa nhiều nhất và có xu hướng chuyển nghĩa, vận động nghĩa mạnh nhất. Các hướng nghĩa chuyển của từ đen rất phong phú, từ mô tả màu sắc đến mô tả một trạng thái, một cảm xúc tiêu cực, hay đại diện cho cái che dấu, phi pháp, cái ác và vô đạo. Trong cả hai ngôn ngữ, màu nâu là màu hạn chế nhất về số lượng nghĩa và khả năng tạo nghĩa phái sinh, khả năng chuyển nghĩa. *Sự khác biệt Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất trong ngữ nghĩa của các từ chỉ màu sắc cơ bản trong hai ngôn ngữ là số lượng các nét nghĩa trong mỗi từ chỉ màu sắc cơ bản là không tương đồng. Nguyên do của sự khác biệt này là sự chuyển nghĩa của từ chỉ màu và hướng chuyển nghĩa của các từ chỉ 14 màu cơ bản này là không như nhau ở hai cộng đồng ngôn ngữ. Cụ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_doi_chieu_cac_tu_ngu_chi_mau_sac_trong_tieng.pdf
  • pdfTT Eng LePhuongThao.pdf
Tài liệu liên quan