Đề tài Giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác, với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD). Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất sớm, dẫu rằng ngành nghề kinh doanh trong xã hội Việt Nam thời xưa chưa được coi trọng. Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như

pdf267 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đề tài Giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư làm ăn phải có chữ tín, một lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực... như là các quy tắc đạo đức mà mỗi người kinh doanh cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong một xã hội chưa phát triển và ngành nghề kinh doanh chưa được coi trọng, đề cao thì vấn đề ĐĐKD chưa được các tầng lớp/ giai tầng chú ý. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD đã được chú trọng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. Bởi điều đó không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi nhuận, mà còn giúp Việt Nam giải quyết được một số vấn đề, như ô nhiễm môi trường, phát triển con người, chất lượng cuộc sống,v.v.... Việt Nam mới chập chững bước vào kinh tế thị trường và vẫn còn chưa dứt bỏ hoàn toàn tàn dư của thời kinh tế tập trung, bao cấp, đặc biệt là cơ chế xin - cho, quan hệ thân quen vẫn tiếp tục gây nhức nhối trong một số lĩnh vực. Điều đáng lo ngại nhất khi Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật, đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được tính toán cẩn thận. Mọi nền kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng trong bản thân nó rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của từng người cũng như của cả đất nước nhờ việc tạo ra các động lực. Song cũng chính trong nền kinh tế đó lại chứa đựng đầy rẫy những hiểm họa và cạm bẫy do đạo đức suy thoái, do lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều kiện pháp luật chưa thật định hình và chưa đủ mạnh. 2 1.2. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đem lại những cơ hội to lớn, song cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất là mục tiêu quan trọng của tất cả các nước. Quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường được ví như cái mặt sàng mà qua sự sàng lọc của nó những ai không thích ứng sẽ bị đào thải. Thực tế qua 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có những bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu trên nhiều mặt. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng có những mặt tác động tiêu cực, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong SXKD ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất độc ra môi trường, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đe dọa sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Điều đó đặt ra những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục ĐĐKD và giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh (CMĐĐKD) XHCN cho những người tham gia vào quá trình sản xuất ở Việt Nam hiện nay. 1.3. Giai cấp nông dân (ND) Việt Nam có vị trí, vai trò, có bề dầy truyền thống, có đóng góp xứng đáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước, trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” [16; tr156]. Nghị quyết cũng đã đặt ra nhiệm vụ: “Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân – nông dân - trí thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [16; tr178]. 3 Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, là thành phố hướng tới công nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay cùng với giai cấp công nhân và trí thức, ND thành phố Hà Nội đã và đang là lực lượng xã hội quan trọng góp phần phát huy vị thế của thủ đô trên nhiều mặt, đặc biệt trong đó có lĩnh vực phát triển kinh tế. Họ cũng đã nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay và không ngừng tham gia vào quá trình SXKD, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động SXKD của người ND Hà Nội còn nhiều bất cập. Nhìn chung ND thu nhập còn thấp, mức sống chưa cao; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu; môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm; tư duy kinh tế gắn sản xuất với thị trường của người dân còn sơ khai, chưa được hình thành rõ nét; động cơ sản xuất còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, ít quan tâm đến thương hiệu hàng hoá nông sản thông qua sự đảm bảo về xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, ổn định chất lượng và số lượng, chủng loại Điều này đang tạo nên những lo lắng của người dân trong thời gian gần đây, đặc biệt là nỗi bất an trước tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân hoài nghi và không còn đủ niềm tin với cái gọi là “thực phẩm sạch”, bởi nếu “bỏ phiếu” cho rau thì không ít loài rau đã nhiễm chì và “ngậm” hóa chất trầm trọng; “bỏ phiếu” cho quả thì khá nhiều loại quả đã “ngấm” hóa chất bảo quản độc hại để tươi ngon lạ lùng hàng tháng trời; “bỏ phiếu” cho thịt, cá thì dư lượng hóa chất gây ung thư vượt ngưỡng. Trong môi trường thiếu an toàn đó, đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cấp thiết về ĐĐKD. Do đó để nâng cao đạo đức trong kinh doanh cho người ND, giúp họ hình thành những chuẩn mực cơ bản của ĐĐKD thì việc giáo dục CMĐĐKD cho ND là một vấn đề quan trọng. Đó là một cơ sở quan trọng để xây dựng nền ĐĐKD XHCN ở nước ta giai đoạn hiện nay. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành công tác tư tưởng. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục CMĐĐKD cho ND Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội . - Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà nội hiện nay, thông qua việc khảo sát các hộ ND và hợp tác xã ngoại thành Hà Nội. - Qua việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà Nội hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND được nghiên cứu từ năm 2008- là năm hợp nhất tỉnh Hà Tây và TP Hà Nội. Những quan điểm, giải pháp được đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025. - Địa bàn khảo sát: Luận án chọn 6 huyện, trong đó 3 huyện thuộc địa bàn Hà Nội cũ, 3 huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, đặc trưng cho vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận nghiên cứu đề tài 5.1. Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở những nguyên lý lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức trong SXKD; về vị trí, vai trò của giai cấp ND trong công cuộc xây dựng CNXH. 5 5.2. Cơ sở thực tiễn: Tình hình đạo đức nói chung, ĐĐKD của ND và thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND TP Hà Nội hiện nay. 5.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây: - Trên cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đây là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương pháp này đòi hỏi: khi xem xét các hiện tượng và quá trình giáo dục phải đặt trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội để xem xét quá trình giáo dục gắn với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng như đặc điểm riêng của người ND. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Với phương pháp này, tác giả luận án đi từ cái chung, đó là khái niệm, phạm trù cũng như những vấn đề lý luận cơ bản, cần thiết về giáo dục CMĐĐKD, để từ đó đi đến cái chi tiết của vấn đề mà luận án nghiên cứu- đó là giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội. Sau đó, tác giả lại đi từ cái riêng, cái cụ thể- đó là giáo dục CMĐĐKD cho ND ở một số huyện ngoại thành Hà Nội để khái quát thành những nội dung, phương thức giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội và ở các địa phương khác có đặc điểm tương đồng về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, liên kết từng mặt nghiên cứu đã được phân tích tạo ra hệ thống lý thuyết mới về CMĐĐKD và giáo dục CMĐĐKD cho ND. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Luận án sử dụng phương pháp này để tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những biểu hiện ngẫu nhiên, cá biệt để đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu. Cụ thể là luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục CMĐĐKD cho ND nói chung ở thành phố Hà Nội, mà không đi vào nghiên cứu từng người ND cụ thể hoặc từng thành phần trong cơ cấu giai cấp ND ở Hà Nội. 6 - Phương pháp nguyên tắc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung. Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên cứu quan điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin có liên quan; cập nhật quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; những trào lưu và xu hướng phát triển của thời đại, cũng như hệ thống tri thức của nhân loại về kinh tế và giáo dục chính trị - tư tưởng trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Mặt khác, đây là đề tài mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho nên luận án đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổng kết thực tiễn về giáo dục CMĐĐKD cho ND TP Hà Nội, thông qua khảo sát thực tiễn, thu thập số liệu, điều tra xã hội học các đối tượng cần khảo sát. - Phương pháp điều tra xã hội học Thông qua việc thiết kế và thực hiện các bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp này đã thu được phản hồi từ phía người ND, cán bộ quản lý các cấp ở địa phương và chuyên gia. Đây là cơ sở để tác giả thuyết minh các luận cứ đã được trình bày trong luận án. Cụ thể là tác giả đã tiến hành chọn mẫu gồm 199 phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với ND ở các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Phú Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì, Sóc Sơn; 100 phiếu để điều tra cán bộ quản lý cấp xã, huyện của các địa phương nêu trên, cán bộ tuyên giáo, cán bộ Hội ND, cán bộ ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc chọn mẫu và sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đảm bảo yêu cầu khách quan, diện rộng để thu được kết quả chính xác và sát thực với thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND ở các địa phương nêu trên và trên địa bàn TP Hà Nội nói chung. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp logic, so sánh, thống kê số liệu, phân tích tài liệu trong nghiên cứu đề tài. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề giáo dục CMĐĐKD XHCN cho ND. Những vấn đề lý luận về ĐĐKD, CMĐĐKD, các yếu tố cấu thành và sự cần thiết của giáo dục CMĐĐKD cho ND được luận bàn một cách tường 7 minh và được phân tích thấu đáo. Đặc biệt luận án đã nhìn nhận, tiếp cận ĐĐKD như là yếu tố nội sinh của sự phát triển kinh tế; là điều kiện để nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo đúng định hướng XHCN và là một nội dung của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng những nghiên cứu thực tiễn, luận án đã phân tích thành tựu và hạn chế của giáo dục CMĐĐKD cho ND TP Hà Nội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, qua đó phát hiện và khái quát, phân tích các mâu thuẫn của quá trình giáo dục CMĐĐKD cho ND; phân tích những luận cứ khoa học của các quan điểm, giải pháp tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay. Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ chức chính quyền, các cấp ủy Đảng của TP Hà Nội quan tâm, chăm lo hơn nữa tới công tác giáo dục CMĐĐKD cho ND. Thông qua một số giải pháp được đề xuất luận án góp phần định hướng những giá trị, chuẩn mực đạo đức trong SXKD đối với ND Hà Nội nói riêng và ND Việt Nam nói chung. Luận án còn có thể làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy đạo đức học, đạo đức kinh doanh, khoa học công tác tư tưởng 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận án gồm 3 chương, 8 tiết. 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh 1.1. Về đạo đức kinh doanh ĐĐKD không phải là một vấn đề mới xuất hiện trong thế giới đương đại, mà những tư tưởng của nó đã có từ rất lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, phân công lao động còn ở dạng sơ khai, trao đổi sản phẩm mới chỉ là bột phát do nhu cầu sinh tồn của các thành viên trong thị tộc, bộ lạc và nguyên tắc cùng làm cùng hưởng vẫn được con người thực hiện một cách tự nhiên thì ĐĐKD chưa xuất hiện. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới phân công lao động đã tạo ra bốn nghề trong xã hội gồm: chăn nuôi, trồng trọt, thủ công, buôn bán. Sản phẩm trở thành tất yếu, sản phẩm do lao động làm ra trở thành hàng hóa, trao đổi sản phẩm là một tất yếu khách quan, lúc đó khái niệm kinh doanh xuất hiện và phạm trù ĐĐKD cũng ra đời. Đây cũng là thời kỳ mới của nhân loại, có mâu thuẫn đối kháng giai cấp, có bộ máy nhà nước, con người không sống “ngây thơ thuần phác” , quan hệ giữa con người với con người tất yếu dẫn tới yêu cầu đạo đức: không được trộm cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp, phải có chữ tín, biết tôn trọng các cam kết, thỏa thuận Như vậy, ĐĐKD không phải xuất phát từ sự “tiên nghiệm” , hay “chân lý tuyệt đối” vĩnh cửu. ĐĐKD ra đời cùng hoạt động kinh doanh, phát triển theo từng hình thái kinh tế - xã hội, thay đổi theo từng vùng dân cư, lãnh thổ, nhất là theo đặc điểm phương Tây và phương Đông. Với tư cách là ngành khoa học, ĐĐKD mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Người đầu tiên đưa ra khái niệm này là nhà nghiên cứu ĐĐKD nổi tiếng Norman Bowie. Ông định “ngày sinh” của ngành ĐĐKD học vào tháng 11 năm 1974, qua hội nghị đầu tiên về chủ đề ĐĐKD được tổ chức ở trường Đại học Kansas- Mỹ. Kết quả đạt được là một tuyển tập luận đề đầu tiên đã được dùng trong những khóa học mới về ngành này liên tục được mở ra. Năm 1979, ba tuyển tập trong ngành đã xuất hiện: Lý thuyết Đạo đức 9 và Kinh doanh của Tom Beauchamp và Norman Bowie, Các Vấn đề Đạo đức trong Kinh doanh: Qua Lăng kính Triết học của Thomas Donaldson và Patricia Werhane, và Các Vấn đề Đạo đức trong Doanh nghiệp của Vincent Barry. Năm 1982, những quyển sách đầu tiên trong ngành học này được giới thiệu, đó là Đạo đức Kinh doanh của Richard De George và Đạo đức Kinh doanh: Khái niệm và Các Trường hợp Khảo sát của Manuel G. Velasquez. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ĐĐKD, trong đó bao hàm các quan niệm về ĐĐKD khác nhau. Phillip V. Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu và thu thập 185 định nghĩa được tìm thấy trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981. Qua các công trình đó có thể hiểu ĐĐKD là gì, được định nghĩa ra sao. Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, tác giả tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về ĐĐKD như sau: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về những hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định” [77; tr54]. Vấn đề ĐĐKD đã được quan tâm nghiên cứu một cách bài bản từ những năm 1970 ở các nước Tây Âu và Mỹ. Những năm 1980, ở Mỹ, môn học ĐĐKD đã được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học. Từ đầu thế kỷ XXI cho đến nay, những vấn đề đạo đức trong kinh doanh được nghiên cứu ngày càng nhiều ở các góc độ khác nhau để giải quyết những vấn đề thiết thực trong thực tiễn của các doanh nghiệp và xã hội. Đa số các sách viết về ĐĐKD là công trình nghiên cứu của các giáo sư từ các trường đại học của Mỹ. Ví dụ cuốn “Business Ethics, Ethical Decision Making and Case” của ba tác giả O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell, do Houghton Miflin Company xuất bản năm 2002 có thể coi là một cuốn giáo trình khá hấp dẫn về ĐĐKD. Cuốn sách chia làm 2 phần: phần 1 gồm 10 chương lý giải vấn đề ra quyết định đạo đức trong kinh doanh, trong đó, các tác giả đề cập đến các vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vấn đề văn hóa doanh nghiệp với các quyết định đạo đức, vấn đề ĐĐKD trong nền kinh tế toàn cầuTrong phần 2 của cuốn sách, các tác giả đi vào phân tích 15 tình huống cụ thể của ĐĐKD giúp cho người đọc hiểu về ĐĐKD một cách bài bản và thực tế. 10 Một đặc điểm khá phổ biến của các cuốn sách nghiên cứu về ĐĐKD của các tác giả nước ngoài đó là luôn gắn vấn đề lý luận ĐĐKD với những tình huống (case) kinh doanh cụ thể. Ví dụ: Cuốn “Ethics and Conduct of Business” của tác giả John R. Boatright ở đại học Loyola, Chicago, được xuất bản bởi Prentice Hall, năm 2000; Cuốn “Business Ethics- Australian Problem and cases” do Oxford University Press ấn hành năm 1998; Cuốn “Ethical Issues in Business- A Philosophical Approach” của ba giáo sư đại học Mỹ: Thomas Donaldson, Patricia H. Werhane và Margaret Cording, do Prentice Hall xuất bản lần thứ 7, năm 2002. Đây là cuốn sách tập hợp một số bài viết lý giải nhiều vấn đề liên quan đến ĐĐKD như vấn đề trung thực trong kinh doanh; vấn đề sở hữu, lợi nhuận và sự công bằng; vấn đề doanh nghiệp, con người và đạo đức. Các nhà nghiên cứu như Ferrels và John Fraedrich lại chú ý đến phương diện điều chỉnh hành vi ĐĐKD đối với hành vi của chủ thế kinh doanh. Các ông cho rằng: “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”. [42; tr108] Laura P.Hartman và Joe Desjardins trong cuốn “Business ethics” lại trình bày rất cụ thể tầm quan trọng của đạo đức trong môi trường kinh doanh. Đồng thời các ông cũng đã phân biệt giữa đạo đức cá nhân với đạo đức xã hội; giữa trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đạo đức; những điểm khác biệt giữa các quy chuẩn và các giá trị đạo đức với các quy chuẩn và giá trị kinh doanh khác... Công trình “Taking sides: Clashing views on controversial issues in business ethics and society” của tác giả L.H.Newton, M.M. Ford lại nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới chủ và lao động làm thuê; sự dao động của sản xuất do thị trường và người tiêu dùng. Hai lĩnh vực các ông đề cập tới trong xây dựng ĐĐKD là tài chính và ngân hàng, qua đó khái quát những quan điểm về ĐĐKD ở một số ngành và khu vực. Bàn về vai trò của ĐĐKD, tác giả R. Edward Freeman trong cuốn “Business ethics: The State of the art” đã khẳng định ĐĐKD được xem là một ngành, một vấn đề được giảng dạy trong trường kinh doanh. Ông đã nghiên cứu ĐĐKD với vấn đề 11 quản lí kinh doanh, kinh doanh toàn cầu (đa quốc gia, đa văn hoá), đời sống tinh thần của người hoạt động trong ngành kinh doanh. Những nghiên cứu của tác giả đã nhấn mạnh rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của ĐĐKD trong nền kinh tế. Đối với Việt Nam, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, vấn đề ĐĐKD được quan tâm chú ý nhiều hơn. Từ đó tới nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐĐKD được thực hiện, một số giáo trình ĐĐKD được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở một số trường kinh tế. Những công trình này đã đề cập và giải quyết nhiều khía cạnh của ĐĐKD. Như trình bày ở trên, ĐĐKD với tính chất là môn khoa học đang còn mới mẻ đối với loài người. Điều này lại càng đúng với Việt Nam. Vì vậy, khi bàn về khái niệm ĐĐKD, những phẩm chất, chuẩn mực của nó hoặc sự cần thiết của ĐĐKD trong điều kiện kinh tế thị trườngcác nhà nghiên cứu ở nước ta đưa ra khá nhiều quan điểm khác nhau. PGS,TS Nguyễn Mạnh Quân đã định nghĩa trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty”: “Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức”. [57; tr18]. Như vậy, ở định nghĩa này, ĐĐKD được hiểu: là những quy tắc, nguyên tắc hoặc các chuẩn mực được đưa ra nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức trong quá trình kinh doanh. Ngoài việc làm rõ các khái niệm về ĐĐKD, tác giả còn giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành vi đạo đức và các công cụ phân tích hành vi ĐĐKD. Mục đích là nhằm cung cấp phương pháp và công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh. Trong hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” do Viện Kinh tế đối ngoại- Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) phối hợp với The ST James Ethies Centre- Australia tổ chức năm 1995, phần nhiều các bài tham luận đều bàn về sự tác động của kinh tế thị trường tới đạo đức và vai trò của đạo đức trong kinh doanh hay sự cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức. Tham luận “Một số ý kiến về giáo dục trong kinh doanh tại Việt Nam”, PGS,TS, Tô Xuân Dân, giảng viên Đại học Kinh tế 12 quốc dân Hà Nội khẳng định: “Đạo đức kinh doanh hiểu một cách đơn giản, là những quy tắc đạo đức được vận dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, là những chuẩn mực chi phối hành vi của các doanh nghiệp, là những giá trị mà người kinh doanh thừa nhận và noi theo” [40; tr28] và “Mục đích của nhà kinh doanh nhằm đem lại hạnh phúc cho con người, không phải chỉ cho từng cá nhân mà cho cả xã hội. Mà hạnh phúc ở đây chính là bao gồm những giá trị đạo đức, những giá trị văn hóa của xã hội được thừa nhận và được tôn trọng” [40; tr29]. Bàn về triết lý kinh doanh, tiêu biểu là cuốn “Triết lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp” của GS,TS. Nguyễn Thị Doan và TS. Đỗ Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999. Trong cuốn sách này, các tác giả đã tập trung phân tích và nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của triết lý kinh doanh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Theo các tác giả, dựa trên những triết lý kinh doanh cụ thể, các chủ thể kinh doanh sẽ lựa chọn những cách thức kinh doanh phù hợp. Triết lý kinh doanh không tách rời ĐĐKD mà trái lại nó bao hàm, gắn bó chặt chẽ với ĐĐKD. Vì thế, kinh doanh có đạo đức như là một bí quyết để nhà kinh doanh có thể tồn tại và doanh nghiệp của họ phát triển một cách bền vững. Nhiều tác giả đề cập tới ĐĐKD qua phương diện văn hóa kinh doanh. Có thể kể tới cuốn “Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh” của TS. Đỗ Minh Cương do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2001; “Tinh thần doanh nghiệp- giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt Nam”, tác giả Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003; Luận án tiến sỹ kinh tế (năm 2004) “Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề được xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam” của Nguyễn Hoàng Ánh; “Văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Hà Nội” - đề tài nghiên cứu khoa học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2004, do PGS,TS. Dương Thị Liễu làm chủ biênNhững công trình này cho thấy, ĐĐKD là một trong những yếu tố cấu thành của văn hóa kinh doanh. Các tác giả đã góp phần làm rõ những kiến thức chung về ĐĐKD, mối quan hệ của ĐĐKD với kinh tế thị trường; vai trò của ĐĐKD trong sự phát triển của hoạt động kinh doanh và sự phát triển xã hội. Qua việc phân tích, các tác giả đã góp phần làm rõ từng bước những vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh. 13 Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS,TS. Bùi Xuân Phong, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc,chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong các hoạt động kinh doanh” [55; tr40] Trong giáo trình “Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu (chủ biên), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009, khái niệm ĐĐKD được định nghĩa : “là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh” [47; tr25] Tháng 12 năm 2012, Viện Triết học, Viện KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phối hợp với Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã tổ chức hội thảo “Đạo đức trong kinh doanh” có sự tham gia của các nhà nghiên cứu đầu ngành của Trung Quốc và Việt Nam. Trong hội thảo, nhiều bài tham luận bàn về sự tác động của kinh tế thị trường tới đạo đức, vai trò của đạo đức trong kinh doanh và sự cần thiết của việc kinh doanh có đạo đức, đồng thời chỉ rõ thực trạng ĐĐKD ở Việt Nam và Trung Quốc, qua đó đưa ra những giải pháp mang tính trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước. Với tham luận “Bàn về mối quan hệ giữa luân lý đạo đức với kinh tế thị trường”, GS,TS Cam Thiệu Bình- Phòng nghiên cứu Luân lý học, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Nghĩa vụ đạo đức của mỗi một chủ thể kinh tế chính là ở chỗ tích cực tham gia vào việc cải cách các quy tắc và chế độ kinh tế. Trong hoạt động kinh tế, đạo đức không nên là tiêu chuẩn dùng để phê phán hành vi của cá nhân, mà cần phải được xem là yếu tố quan trọng có tác dụng ràng buộc tất cả các thành phần tham gia vào thị trường.” [42; tr15] Tham luận “Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS,TS Nguyễn Hữu Đễ- Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam quan niệm rằng: “Nói tới đạo đức kinh doanh là nói về mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hộiĐạo đức kinh doanh giữ vai trò điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như là phương thức bổ sung cho việc thực thi luật pháp cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh”.[42; tr56] 14 Trong tham luận : “Đạo đức kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam”, PGS,TS Phạm Văn Đức- Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam quan niệm: “đạo đức kinh doanh có nội hàm là những quy định, quy tắc và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi của chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc tuân thủ luật pháp, mà cao hơn nữa còn là việc thực hiện trách nhiệm mang tính đạo đức của doanh nghiệp, là việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng”.[42; tr67] Thực tế chỉ ra rằng, nhận thức về ĐĐKD ở Việt Nam hiện nay chưa có sự thống nhất và đầy đủ. Chính điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm CMĐĐKD ở những mức độ khác nhau trong thực tiễn SXKD. Và theo ông có ba nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong ĐĐKD và trách nhiệm của doanh nghiệp, đó là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Hiện nay, bằng công cụ tìm kiếm trên mạng internet, có thể dễ dàng tìm đọc các tài liệu đề cập đến ĐĐKD với nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau. Có ý kiến cho rằng, ĐĐKD bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. (xem:www.kynangquanly.com.vn) hoặc “Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường ủng hộ”. (xem: Website: www.vnbrand.net). Stoner và các đồng tác giả (1995) lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là quan tâm tới kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên người khác, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người”. Còn mạng kinh doanh trực tuyến bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức. Phương thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành công và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”. (xem:Website:www.vietfin.net/business). 15 Những công trình kể trên, với cách tiếp cận và giải quyết những khía cạnh khác nhau của ĐĐKD, nhưng tất cả đều đi đến khẳng định tính tất yếu của sự tồn tại ĐĐKD ở nước ta hiện nay trên cơ sở làm rõ vai trò của nó đối với hoạt động SXKD và đối với sự phát triển kinh tế đất nước. ... Công trình nghiên cứu “Đô thị hóa và lao động, việc làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2007. Tác giả nêu lên các khái niệm và lý thuyết về đô thị hóa, lao động, việc làm. Đánh giá tình hình đô thị hóa nhanh ở Hà Nội thời gian qua cho thấy bức tranh có cả mặt tích cực và tiêu cực của nông thôn Hà Nội. Tác giả cũng khẳng định, đô thị hóa đang tác động mạnh mẽ tới người ND và hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Bài toán đô thị hóa nếu không có lời giải thỏa đáng sẽ ảnh hưởng tới đời sống của ND, trong đó có vấn đề đạo đức. Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010. Nội dung đề cập toàn diện các vấn đề “tam nông” trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay ở nước ta. Đó là các vấn đề xã hội nảy sinh từ chính sách thu hồi đất đai nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn, các thách thức xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; sự biến đổi lợi ích kinh tế của ND do tác động của CNH, 28 HĐH; vấn đề thu hẹp đất canh tác và đảm bảo an ninh lương thực; các vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường, xuống cấp về văn hóa, lối sống và phát triển bền vững nông thôn nước ta. Quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của ND cũng chính là yếu tố để họ yên tâm lao động và sản xuất. Nhận thức rõ điều đó luận án tiến sĩ: “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Ngọc Anh đã trình bày cơ sở lý luận về hệ thống an sinh xã hội đối với ND trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường; đánh giá thực trạng hệ thống an sinh xã hội đối với ND Việt Nam; phương pháp, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với ND Việt Nam trong những năm tới. Những nghiên cứu của tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức thiết của người ND, trong đó có hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường. GS,TS. Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về dân chủ, tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng: dân chủ là vấn đề bức xúc của ND, là động lực để phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay. Quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn đang nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là đối với ND. Th.S Nguyễn Thị Thủy, Trường Đại học Ngoại thương (2011), chủ nhiệm đề tài: Vấn đề liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ. Qua đề tài, các tác giả đã làm rõ khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tính tất yếu của CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, phân tích làm rõ sự cần thiết của liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trong đề tài, các tác giả cũng đề cập thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của liên kết 4 nhà trong lĩnh vực nông nghiệp trên các mặt: công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng còn yếu; chưa có quy định về mối quan hệ rõ ràng, chặt chẽ giữa các bên trong hợp đồng; vai trò của Nhà nước trong việc điều hành, chỉ đạo, trọng tài chưa thể hiện rõ. Từ đó, các tác giả đã đề xuất giải pháp để tăng cường mối liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp hiện nay, cụ thể: Tiếp tục tuyên truyền về sự cần thiết, nội dung cũng như mục đích của việc thực hiện liên kết 4 nhà; xác định rõ vai trò của các doanh nghiệp chế biến- tiêu thụ nông sản của ND; tổ chức lại sản xuất của ND theo hướng cộng đồng phù hợp với điều kiện thực 29 tế Việt Nam; phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong liên kết 4 nhà; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lợi ích của các nhà khoa học; đổi mới phương thức hợp đồng và tăng hiệu lực thực hiện của các hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Những nghiên cứu về nông dân, nông dân Hà Nội được tiếp cận một cách cụ thể, bước đầu làm căn cứ cho những phân tích, đánh giá hoạt động giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay. 4. Nhận định về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 4.1. Nhận định chung về các công trình nghiên cứu đã tổng quan Giáo dục CMĐĐKD là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay. Do vậy, nó được các nhà khoa học, nhà chính trị, giới kinh doanhhết sức quan tâm. Nhìn chung, các công trình trực tiếp hay gián tiếp nghiên cứu về giáo dục CMĐĐKD đã đề cập tới những vấn đề sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh. Mặc dù có cách diễn đạt khác nhau, nhưng đa số các tác giả đều thừa nhận ĐĐKD là những quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của các cá nhân, nhóm người hay nhóm nghề nghiệp nhất định trong mối quan hệ kinh doanh. Các tác giả đều thống nhất cho rằng ĐĐKD chính là một dạng đạo đức nghề nghiệp được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đã là một dạng đạo đức nghề nghiệp thì cần xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực để xác định các tiêu chí đánh giá. Các nhà nghiên cứu cũng thống nhất ĐĐKD là hiện tượng có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh- do kinh doanh là hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác. Tuy nhiên, ĐĐKD vẫn luôn chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung. - Nghiên cứu về những nhân tố tác động đến ĐĐKD và sự biến đổi các CMĐĐKD trong quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Các công trình đã chỉ ra các nhân tố khách quan tác động đến ĐĐKD là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội; Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng XHCN; Quá trình giao lưu văn hóa. 30 Các công trình cũng chỉ ra một số các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh, đó là: + Sự trung thực trong kinh doanh: Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hàng nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, chụp giật. Trung thực ngay với bản thân: không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”. + Giữ chữ tín trong kinh doanh: Chữ tín được thể hiện ở bốn góc độ: một là, tạo niềm tin đối với chính phủ; hai là, tạo niềm tin với khách hàng; ba là, tạo niềm tin với xã hội; bốn là tạo niềm tin với người lao động. + Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. - Nghiên cứu về thực trạng ĐĐKD và thực trạng giáo dục CMĐĐKD trong điều kiện hiện nay, bước đầu đề cập đến thực trạng, xu hướng biến đổi của ĐĐKD; thực trạng, giải pháp giáo dục ĐĐKD cho các giai tầng xã hội trong đó có ND và ND Hà Nội. Do tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nên kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu nói trên còn một số vấn đề chưa thống nhất hoặc còn để ngỏ như sau: Thứ nhất, hầu hết các công trình, tài liệu chỉ đề cập tới ĐĐKD chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, sâu sắc về giáo dục ĐĐKD, nhất là giáo dục CMĐĐKD. Thứ hai, chưa có sự thống nhất cao về nội dung hay tiêu chí đánh giá các CMĐĐKD. Các công trình đã có hầu như chỉ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của luật pháp, kinh tế làm thước đo cho việc điều chỉnh các hành vi đạo đức trong kinh doanh mà chưa nhấn mạnh tới vai trò của giáo dục. Thứ ba, đối tượng nghiên cứu của hầu hết các công trình chủ yếu là tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về giáo dục các CMĐĐKD cho ND nói chung và ND thành phố Hà Nội nói riêng. 31 Những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên là cơ sở lý luận vững chắc để tiếp tục đi sâu nghiên cứu những nội dung, phương thức và phương hướng, giải pháp giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội hiện nay. 4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan và nhận định các kết quả nghiên cứu, có thể xác định các hướng, các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sau: - Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, nghiên cứu cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận của giáo dục CMĐĐKD, bao gồm các vấn đề chủ yếu như chủ thể- khách thể- đối tượng- mục đích- nội dung- phương pháp- hình thức- phương tiện- hiệu quả giáo dục. Xác định rõ các hướng tiếp cận khái niệm ĐĐKD để đưa ra khái niệm ĐĐKD chuẩn xác. - Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình hình thành ĐĐKD và giáo dục CMĐĐKD. - Nghiên cứu về ĐĐKD, CMĐĐKD, giáo dục CMĐĐKD cho từng nhóm đối tượng tham gia hoạt động SXKD trong xã hội. - Nghiên cứu thực trạng và sự biến đổi của các CMĐĐKD trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; thực trạng giáo dục CMĐĐKD và kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra trong giáo dục CMĐĐKD XHCN. - Nghiên cứu về mục tiêu, phương hướng, quan điểm, giải pháp giáo dục CMĐĐKD cho ND nói chung và ND ở các vùng miền đất nước, ND hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp nước ta. Với việc chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể khẳng định, đề tài luận án đã xác định được một hướng đi riêng, không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã nghiên cứu trước đây. 32 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO NÔNG DÂN VIỆT NAM 1.1. Đạo đức kinh doanh và chuẩn mực đạo đức kinh doanh 1.1.1 Đạo đức kinh doanh 1.1.1.1. Một vài nét về sự phát triển của phạm trù đạo đức kinh doanh ĐĐKD xuất phát từ thực tiễn kinh doanh qua các thời kỳ lịch sử. Ở phương Tây, ĐĐKD xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo: Luật tiên tri lâu đời của phương Tây có những lời khuyên như tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng không nên gặt hái hết mà cần chừa một ít hoa màu ở bên đường cho người nghèo khó. Ngày nghỉ lễ Sabbath hàng tuần thì cả chủ và thợ cũng được nghỉ (truyền thống này trở thành ngày chủ nhật hiện nay). Sau 50 năm, mọi món nợ sẽ được hủy bỏ. Năm xóa nợ sau này được pháp chế hóa thành thời hiệu 30 năm của các món nợ trong Dân Luật. Đến thời Trung cổ, Giáo hội La Mã đã có luật đề ra tiêu chuẩn đạo đức trong một số hoạt động kinh doanh như nguyên tắc “tiền nào của ấy”, không nên trả lương cho thợ dưới mức có thể sống được. Luật hồi giáo cũng ngăn cản việc cho vay lãi, trừ trường hợp bỏ vốn đầu tư phải chịu rủi ro kinh doanh nên được hưởng lợi. Về sau, nhiều tiêu chuẩn ĐĐKD đã được thể hiện trong pháp luật để có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế như luật Chống độc quyền kinh doanh (Sherman Act of American 1896), các Luật về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như hiện nay. Sang thế kỷ XX phạm trù ĐĐKD tiếp tục được phát triển, hoàn thiện hơn. Trước thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khởi đầu bằng các vấn đề do các giáo phái đưa ra: Mức lương công bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản (CNTB), Đạo Thiên chúa giáo quan tâm đến quyền của người công nhân, đến mức sinh sống của họ và các giá trị khác của con người. Trong những năm 60 xuất hiện sự gia tăng những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái: ô nhiễm, các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng được gia tăng. Năm 1963, Tổng thống Mỹ J.Kennedy đã đưa ra thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Năm 1965, phong trào người tiêu dùng đã chỉ trích ngành ô tô nói chung (nhất là hãng General Motor) vì họ nhận thấy hãng này đã đặt lợi nhuận của sản xuất ôtô cao hơn cả sự an toàn và sự sống của người sử dụng, họ đã yêu cầu 33 hãng phải lắp dây an toàn, các chốt khóa cẩn thận, chắc chắn. Năm 1968 và đầu 1970 những hoạt động cho phong trào người tiêu dùng đã giúp thông qua một số luật như Luật về Kiểm tra phóng xạ vì sức khỏe và sự an toàn; Luật về nước sạch; Luật về chất độc hại. Những năm 70, ĐĐKD trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và công bố về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa ra những nguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh doanh. Đã có nhiều cuộc hội thảo về trách nhiệm xã hội và người ta thành lập trung tâm nghiên cứu những vấn đề ĐĐKD. Cuối những năm 70 xuất hiện một số vấn đề như hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng cấu kết với nhau để đạt giá cao. Nhờ đó, khái niệm ĐĐKD đã trở thành quen thuộc với các hãng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Những năm 80, ĐĐKD đã được các nhà nghiên cứu và các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Xuất hiện các trung tâm nghiên cứu ĐĐKD. Trung tâm nghiên cứu ĐĐKD ở trường cao đẳng Bentley thuộc bang Massachusetts khởi đầu hoạt động năm 1976. Sau đó hơn 30 trung tâm và học viện đã được thành lập hay chuyển đổi đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực ĐĐKD. Các khóa học về ĐĐKD đã được tổ chức ở các trường đại học của Mỹ với hơn 500 khóa học và 70.000 sinh viên. Các trung tâm nghiên cứu ĐĐKD công bố những tư liệu, ấn phẩm của mình. Các hãng lớn như Johnson&Johnson, Caterpaller đã quan tâm đến khía cạnh đạo đức trong kinh doanh nhiều hơn. Họ thành lập Ủy ban đạo đức và Chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty. Vào những năm 90 người ta đã bắt đầu thể chế hóa ĐĐKD. Chính quyền Clinton đã ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ quan điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với việc làm vô đạo đức và thiệt hại do mình gây ra. Tháng 11/1991, Quốc hội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những khuyến khích đối với các doanh nghiệp mà có những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo đức. Từ năm 2000 đến nay, do yêu cầu của thực tiễn SXKD và vai trò ngày càng tăng của yếu tố đạo đức trong việc phát triển bền vững doanh nghiệp, ĐĐKD trở thành lĩnh vực nghiên cứu mới đang được phát triển. Các vấn đề của ĐĐKD được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ luật pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. ĐĐKD đã gắn chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết định trong phạm vi công ty. Các hội nghị về ĐĐKD thường xuyên được tổ chức. 34 1.1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh - Khái niệm đạo đức Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có nguồn gốc từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ cơ sở kinh tế - xã hội. Nói cách khác, đạo đức có nguồn gốc từ lao động. Ph. Ăngghen cho rằng: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ” [5; 137]. Do đó, muốn tìm hiểu một hiện tượng đạo đức, cần phải đi sâu tìm hiểu tồn tại xã hội- nguyên nhân sinh ra hiện tượng đạo đức ấy. Đáp ứng những đòi hỏi khách quan của cuộc sống xã hội, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử nhân loại và phát triển cùng với sự phát triển của các phương thức sản xuất vật chất. Từ cuộc sống lao động sản xuất, giao tiếp, quan hệ xã hội giữa những con người nảy sinh. Đồng thời với quá trình này là việc hình thành nhu cầu tất yếu phải tương trợ, phải phối hợp hành động với nhau trong sản xuất, trong đấu tranh sinh tồn và phân phối sản phẩm lao động trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng. Ngay từ đầu, con người đã ý thức được một cách sâu sắc những lợi ích từ việc tương trợ, phối hợp này. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, ý thức về tính tất yếu phải hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sống dần biến thành thói quen, thành tập quán sống. Khi đó, con người nảy sinh khát vọng tương trợ tự nguyện- đây chính là tình cảm đạo đức đầu tiên của con người và hành vi được điều chỉnh bởi ý thức và khát vọng tương trợ lẫn nhau một cách tự nguyện. Như vậy, đạo đức nảy sinh, vận động và tác động do chính nhu cầu của cuộc sống, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Với tư cách là những yêu cầu, những nguyên tắc, chuẩn mực sống trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong xã hội đòi hỏi mọi người phải tuân theo, cùng với phát luật, tôn giáo, phong tục, tập quánđạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người một cách tự nguyện, tự giác. Sự đánh giá hành vi của con người theo khuôn phép, chuẩn mực và quy tắc đạo đức được biểu hiện thành các khái niệm: thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, vinh và nhục. Như vậy, có thể nói, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là phương thức điều chỉnh các quan hệ xã hội, bao gồm hệ thống các quan điểm và chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người 35 trong quan hệ với nhau, quan hệ với tự nhiên và quan hệ với xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng, được bảo đảm thực hiện bởi lương tâm, niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. - Khái niệm kinh doanh Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế, phản ánh quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm mục đích thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu. Trong sự phát triển của lịch sử, kinh doanh được chia thành nhiều kiểu, chế độ, lĩnh vực khác nhau, như kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; kinh doanh TBCN, kinh doanh XHCN; kinh doanh trong công nghiệp, kinh doanh trong nông nghiệp, kinh doanh trong thương nghiệp, kinh doanh trong vận tải,Tuy nhiên, dù phân chia như thế nào thì mục đích cuối cùng của kinh doanh là làm tăng thêm giá trị vật chất cho xã hội và đối với từng nhà kinh doanh thì đó là lợi nhuận. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây ở nước ta và ở các nước XHCN, do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ quy định nên đã có quan niệm không đầy đủ về kinh doanh. Kinh doanh được hiểu theo nghĩa rất hẹp, kinh doanh được coi là một phần của quá trình tái sản xuất, cụ thể là chỉ gắn với hoạt động lưu thông, trao đổi, là buôn bán. Thậm chí, có cách nhìn nhận tiêu cực với kinh doanh, coi kinh doanh là con đường dẫn tới bóc lột. Do vậy, chỉ có các tổ chức kinh tế XHCN (quốc doanh, tập thể) mới được phép kinh doanh, còn các thành phần kinh tế khác thì bị hạn chế và cấm đoán. Thực ra, kinh doanh luôn gắn với quan hệ hàng hóa- tiền tệ và quy luật giá trị. Trong bất cứ phương thức sản xuất nào, còn tồn tại sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị thì còn kinh doanh với tư cách là phương thức hoạt động kinh tế của con người. Ở nước ta hiện nay, khái niệm kinh doanh đã được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp (2014). Khoản 16, Điều 4 của luật này quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. 36 Với khái niệm trên, kinh doanh đã được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: đầu tư, sản xuất, trao đổi, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đích sinh lợi. - Đạo đức kinh doanh Với tư cách là một khía cạnh luân lý trong hoạt động thương mại, ĐĐKD đã lâu đời như chính thương mại vậy. Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng năm 1700 TCN, đã có quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt động thương mại và cả hình phạt hà khắc cho những kẻ không tuân thủ. Đó có thể được coi là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã hội loài người để phân định ranh giới đạo đức cho các hoạt động kinh doanh. Trong tác phẩm “Politics” (ra đời vào khoảng năm 300 TCN), Aristoteles đã chỉ ra rõ ràng những mối liên hệ thương mại khi bàn về quản lý gia đình. Giáo lý của cả đạo Do Thái và Thiên chúa giáo, ví dụ như trong Talmud (năm 200 sau công nguyên) và Mười điều răn (Exodus 20:2-17, Deuteronomy 5:6-21), đều đưa ra được những quy tắc đạo đức được áp dụng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, ĐĐKD mới chỉ xuất hiện được khoảng 40 năm trở lại đây. Những quan niệm, định nghĩa ĐĐKD được các học giả nghiên cứu có thể khái quát thành hai cách hiểu sau: - Một là, coi ĐĐKD là một dạng đạo đức nghề nghiệp Nhà nghiên cứu ĐĐKD nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị khoa học vào năm 1974. Kể từ đó, ĐĐKD đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế giới. Cùng với khái niệm của Phillip V.Lewis được rút sau khi tiến hành điều tra và thu thập 185 định nghĩa, có thể nhận thấy khái niệm ĐĐKD bao gồm những vấn đề sau: Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để thực hiện nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức Hành vi đúng với đạo đức- hành vi cá nhân phù hợp với lẽ công bằng, luật pháp và các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp lý và trung thực 37 Sự trung thực- mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phải mang tính thực tế hoặc thể hiện sự thật. Điều khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và ĐĐKD nói riêng, chính là xác định cái gì đúng và cái gì sai. Điều được coi là đúng đắn về mặt đạo lý với người này có thể không đúng với người khác; những điều hôm nay còn đúng thì mai đã sai. Lewis đã đặt tên nó là: “Trường hợp đặc trưng- những tình huống mà sự lúng túng trong suy xét đạo lý cá nhân cần đến phán quyết mang tính đạo đức”. [77; tr15] Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về ĐĐKD, trong đó khái niệm sau có thể coi là đơn giản nhất: Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng, sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh [69; tr391-399]. Định nghĩa này khá chung chung, vì nó bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào, những nguyên tắc đạo đức nào có thể điều chỉnh; hay những ai có thể được coi là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào? Hai là, gắn ĐĐKD với trách nhiệm xã hội Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa khác về ĐĐKD, theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”. [78; tr28]. Định nghĩa này có phần trùng với định ngĩa của Lewis nhưng lại thể hiện rõ ràng hơn những người có liên quan đến ĐĐKD. Theo định nghĩa này, ĐĐKD có rất nhiều điểm chung với sự tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa các công ty với cổ đông: như trách nhiệm ủy thác, so sánh khái niệm cổ đông (shareholder) với khái niệm người có chung quyền lợi (stakeholder)Điều này có nghĩa là ĐĐKD không chỉ bao gồm việc tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng. 38 Từ cách hiểu về ĐĐKD như vậy nên một số người đồng nhất ĐĐKD với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một số người cho rằng ĐĐKD rộng hơn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một số khác lại cho rằng, ĐĐKD và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều là sự thể hiện của triết lý kinh doanh và độc lập với nhau. Đây là vấn đề cần được tiếp tục thảo luận và làm rõ. Trên thực tế, khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay được sử dụng để thay thế cho nhau tùy thuộc vào những văn cảnh cụ thể mà ít có sự phân biệt rạch ròi. Xét trên bình diện lý luận, đây là hai khái niệm khác nhau, phản ánh những khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh của chủ thể. Có thể coi trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân cần thực hiện nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội, còn ĐĐKD là những quy định, quy tắc và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi của chủ thể trong hoạt động kinh doanh. Người ta thường quan niệm trách nhiệm xã hội là những cam kết của các chủ doanh nghiệp với xã hội. Trong khi đó, ĐĐKD lại là các quy định rõ ràng về những phẩm chất đạo đức chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức kinh doanh. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy nếu ĐĐKD quan tâm đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của chủ thể và tổ chức, thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả đối với xã hội của những quyết định đó. Nếu ĐĐKD thể hiện những động cơ, mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy nhiên, định nghĩa trên đây cũng còn quá chung để xác định trong thực tế một doanh nghiệp hay chủ doanh nghiệp nào là có đạo đức, một doanh nghiệp hay chủ doanh nghiệp nào là vi phạm đạo đức. Nếu lấy các quy định về pháp luật mà soi xét thì chúng ta có thể xác định được (mặc dù trong nhiều trường hợp là không dễ) hành vi nào là có đạo đức và hành vi nào là vi phạm đạo đức. Dưới góc độ nghiên cứu về chủ thể kinh doanh, tác giả Nguyễn Mạnh Quân đưa ra quan điểm: “Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức điều chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh có tác động và chi phối hành vi của các chủ thể hoạt động kinh doanh” [57; tr18]. Theo định nghĩa này, ĐĐKD tác động tới các chủ thể kinh doanh thông qua sự thôi thúc của lương tâm và sự kiểm soát, bình giá của dư luận xã hội. 39 Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số ra ngày 2/8/ 2008, thì “đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội”[tr37]. Đây là định nghĩa khá đầy đủ theo diện mạo của nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ nhấn mạnh đến ĐĐKD của doanh nghiệp mà chưa bao quát đạo đức của các cá nhân, các nhà kinh doanh trong xã hội. Trong luận án tiến sĩ mới đây của mình, Đinh Công Sơn đã đưa ra định nghĩa đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh một cách tự giác, tự nguyện. [63; tr33]. Định nghĩa này khẳng định ĐĐKD chính là đạo đức được vận dụng vào toàn bộ các hoạt động và quan hệ kinh doanh. Tuy nhiên, kinh doanh là hoạt động gắn liền với lợi ích kinh tế, do vậy, sự thể hiện trong ứng xử về đạo đức của nó không hoàn toàn giống các hoạt động khác. Vấn đề ĐĐKD phải được đặt ra và giải quyết trong mối quan hệ tương hỗ về lợi ích giữa ba chủ thể chính của nền kinh tế thị trường: người tiêu dùng- người kinh doanh- nhà nước. Giữa ba chủ thể đó có mối quan hệ với nhau và ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình kinh tế. Việc giải quyết đúng đắn lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ này có ý nghĩa quyết định đối với ĐĐKD. Từ những phân tích trên, có thể khái quát lại rằng các định nghĩa nêu trên mới giải quyết trực tiếp nội hàm của khái niệm ĐĐKD mà không đề cập nó trong quan hệ với đạo đức xã hội nói chung. Vì nó coi những CMĐĐKD là đã có, đã tồn tại trong xã hội mà không tính đến quá trình hình thành các chuẩn mực đó. Điều đó là đúng, là cần thiết nhưng chưa đủ. Bởi vì, sự hình thành đạo đức xã hội được bắt nguồn từ sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội. ĐĐKD, một mặt, cũng được hình thành như vậy, nhưng mặt khác, nó còn cần phải dựa trên cả cơ sở những giá trị đạo đức chung đã hoặc đang được xây dựng trong xã hội đó. Như vậy, quan hệ giữa ĐĐKD và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái riêng và cái chung chứ không phải giữa cái bộ phận và cái toàn thể. 40 Để phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài này, để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu ĐĐKD dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng, trên cơ sở kế thừa những giá trị của các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này, có thể đưa ra định nghĩa về ĐĐKD như sau: Đạo đức kinh doanh là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn trong lĩnh vực kinh doanh được con người thừa nhận nhằm kiểm soát, đánh giá, phán xét và điều chỉnh hành động, hành vi kinh doanh của các cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất định trong các mối quan hệ kinh doanh. Có thể thấy ĐĐKD có vai trò rất quan trọng: ĐĐKD góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. ĐĐKD bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực, đạo đức xã hội. Đối với nhà kinh doanh, ĐĐKD làm tăng uy tín của họ, giúp nâng cao hiệu quả SXKD. Ở góc độ vĩ mô, ĐĐKD góp phần làm tăng tiềm lực, sức mạnh của nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Chuẩn mực đạo đức kinh doanh 1.1.2.1. Quan niệm về chuẩn mực đạo đức kinh doanh Để duy trì sự tồn tại, phát triển lành mạnh đời sống xã hội, con người cần đến hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội khác nhau để điều chỉnh các hoạt động xã hội và tự điều chỉnh hành vi cá nhân. Trong hệ thống các chuẩn mực xã hội đó, có chuẩn mực đạo đức. Là yếu tố cấu thành ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức được sử dụng vào xác định mẫu hành vi để con người tuân theo trong những tình huống xác đị...4.7 nang cao nhan thuc cua cac cap dang uy chinh quyen ... 32 32.0 33.7 48.4 phat huy vai tro cua hoi nong dan va cac to chuc doan the 13 13.0 13.7 62.1 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc.. 6 6.0 6.3 68.4 da dang cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien... 1 1.0 1.1 69.5 trien khai sau rong cac phong trao ton vinh nhung nguoi ... 6 6.0 6.3 75.8 98 23 23.0 24.2 100.0 Total 95 95.0 100.0 Missing System 5 5.0 Total 100 100.0 b11.3 muc do can thiet thu 3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid day mang CNH, HDH nong nghiep va nong thon, tich cuc ... 6 6.0 6.3 6.3 nang cao nhan thuc cua cac cap dang uy chinh quyen ... 16 16.0 16.8 23.2 phat huy vai tro cua hoi nong dan va cac to chuc doan the 15 15.0 15.8 38.9 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc.. 7 7.0 7.4 46.3 da dang cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien... 9 9.0 9.5 55.8 trien khai sau rong cac phong trao ton vinh nhung nguoi ... 19 19.0 20.0 75.8 98 23 23.0 24.2 100.0 Total 95 95.0 100.0 Missing System 5 5.0 Total 100 100.0 b11.4 muc do can thiet thu 4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid day mang CNH, HDH nong nghiep va nong thon, tich cuc ... 5 5.0 5.3 5.3 nang cao nhan thuc cua cac cap dang uy chinh quyen ... 7 7.0 7.4 12.6 phat huy vai tro cua hoi nong dan va cac to chuc doan the 29 29.0 30.5 43.2 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc.. 8 8.0 8.4 51.6 da dang cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien... 8 8.0 8.4 60.0 trien khai sau rong cac phong trao ton vinh nhung nguoi ... 15 15.0 15.8 75.8 98 23 23.0 24.2 100.0 Total 95 95.0 100.0 Missing System 5 5.0 Total 100 100.0 b11.5 muc do can thiet thu 5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid day mang CNH, HDH nong nghiep va nong thon, tich cuc ... 3 3.0 3.2 3.2 nang cao nhan thuc cua cac cap dang uy chinh quyen ... 3 3.0 3.2 6.3 phat huy vai tro cua hoi nong dan va cac to chuc doan the 6 6.0 6.3 12.6 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc.. 36 36.0 37.9 50.5 da dang cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien... 13 13.0 13.7 64.2 trien khai sau rong cac phong trao ton vinh nhung nguoi ... 11 11.0 11.6 75.8 98 23 23.0 24.2 100.0 Total 95 95.0 100.0 Missing System 5 5.0 Total 100 100.0 b11.6 muc do can thiet thu 5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid day mang CNH, HDH nong nghiep va nong thon, tich cuc ... 11 11.0 11.6 11.6 nang cao nhan thuc cua cac cap dang uy chinh quyen ... 1 1.0 1.1 12.6 phat huy vai tro cua hoi nong dan va cac to chuc doan the 4 4.0 4.2 16.8 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc.. 11 11.0 11.6 28.4 da dang cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien... 41 41.0 43.2 71.6 trien khai sau rong cac phong trao ton vinh nhung nguoi ... 4 4.0 4.2 75.8 98 23 23.0 24.2 100.0 Total 95 95.0 100.0 Missing System 5 5.0 Total 100 100.0 PHẦN C: NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ NÔNG DÂN b1 ong, ba da tung nghe noi den cum tu "dao duc kinh doanh" chua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tung nghe 160 80.4 80.4 80.4 chua tung 39 19.6 19.6 100.0 Total 199 100.0 100.0 b2.1 kinh doanh dung phap luat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 99 49.7 61.9 61.9 khong 61 30.7 38.1 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b2.2 bao ve quyen loi cho nguoi tieu dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 47 23.6 29.4 29.4 khong 113 56.8 70.6 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b2.3 nguyen tac, chuan ,uc dieu chinh hanh vi cua chu the kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 26 13.1 16.2 16.2 khong 134 67.3 83.8 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 b2.3 nguyen tac, chuan ,uc dieu chinh hanh vi cua chu the kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 26 13.1 16.2 16.2 khong 134 67.3 83.8 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b2.4 hanh vi kiem loi dua tren nhung gia tri nhan van Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 23 11.6 14.4 14.4 khong 137 68.8 85.6 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.1 sach, bao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 31 15.6 19.4 19.4 khong 129 64.8 80.6 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.2 tivi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 98 49.2 61.2 61.2 khong 62 31.2 38.8 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 b3.2 tivi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 98 49.2 61.2 61.2 khong 62 31.2 38.8 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.3 dai phat thanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 56 28.1 35.0 35.0 khong 104 52.3 65.0 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.4 mang internet Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 37 18.6 23.1 23.1 khong 123 61.8 76.9 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.5 pano, khau hieu, tranh co dong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 3 1.5 1.9 1.9 khong 157 78.9 98.1 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.6 sinh hoat, hoi hop cua cac doan the, cac hoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 63 31.7 39.4 39.4 khong 97 48.7 60.6 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.7 cac hoat dong van hoa, van nghe Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 6 3.0 3.8 3.8 khong 154 77.4 96.2 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.8 giao tiep voi nguoi than, ban be Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 20 10.1 12.5 12.5 khong 140 70.4 87.5 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b3.9 qua can bo tuyen truyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 20 10.1 12.5 12.5 khong 140 70.4 87.5 100.0 Total 160 80.4 100.0 Missing System 39 19.6 Total 199 100.0 b4 hoat dong nao de nay sinh vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trong trot 16 8.0 8.1 8.1 chan nuoi 30 15.1 15.2 23.4 dich vu 36 18.1 18.3 41.6 bang nhau 115 57.8 58.4 100.0 Total 197 99.0 100.0 Missing KTL 2 1.0 Total 199 100.0 b5.a hoat dong trong trot vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 5 2.5 2.5 2.5 1 25 12.6 12.6 15.1 12 13 6.5 6.5 21.6 123 105 52.8 52.8 74.4 2 40 20.1 20.1 94.5 23 1 .5 .5 95.0 3 10 5.0 5.0 100.0 Total 199 100.0 100.0 b5.a.1 su dung hoa chat bao ve thuc vat bi cam Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 143 71.9 73.7 73.7 khong 51 25.6 26.3 100.0 Total 194 97.5 100.0 Missing System 5 2.5 Total 199 100.0 b5.a.2 thuoc co hoa chat doc hai vuot qua gioi han cho phep Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 159 79.9 82.0 82.0 khong 35 17.6 18.0 100.0 Total 194 97.5 100.0 Missing System 5 2.5 Total 199 100.0 b5.a.3 trong trot tren nguon nuoc bi o nhiem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 116 58.3 59.8 59.8 khong 78 39.2 40.2 100.0 Total 194 97.5 100.0 Missing System 5 2.5 Total 199 100.0 b5.b hoat dong chan nuoi vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 1.5 1.5 1.5 1 45 22.6 22.6 24.1 12 19 9.5 9.5 33.7 123 84 42.2 42.2 75.9 13 6 3.0 3.0 78.9 2 13 6.5 6.5 85.4 23 1 .5 .5 85.9 3 27 13.6 13.6 99.5 4 1 .5 .5 100.0 b5.b hoat dong chan nuoi vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 1.5 1.5 1.5 1 45 22.6 22.6 24.1 12 19 9.5 9.5 33.7 123 84 42.2 42.2 75.9 13 6 3.0 3.0 78.9 2 13 6.5 6.5 85.4 23 1 .5 .5 85.9 3 27 13.6 13.6 99.5 4 1 .5 .5 100.0 Total 199 100.0 100.0 b5.b.1 su dung chat kich thich tang truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 154 77.4 78.6 78.6 khong 42 21.1 21.4 100.0 Total 196 98.5 100.0 Missing System 3 1.5 Total 199 100.0 b5.b.2 chan nuoi trong moi truong o nhiem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 117 58.8 59.7 59.7 khong 79 39.7 40.3 100.0 Total 196 98.5 100.0 Missing System 3 1.5 Total 199 100.0 b5.b.3 khong co giay chung nhan kiem dich Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 118 59.3 60.2 60.2 khong 78 39.2 39.8 100.0 Total 196 98.5 100.0 Missing System 3 1.5 Total 199 100.0 b5.b.khac hoat dong chan nuoi khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 198 99.5 99.5 99.5 thuc an doc trong qua trinh chan nuoi 1 .5 .5 100.0 Total 199 100.0 100.0 b5.c hoat dong dich vu vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 5.0 5.0 5.0 1 15 7.5 7.5 12.6 123 5 2.5 2.5 15.1 1234 91 45.7 45.7 60.8 124 1 .5 .5 61.3 13 10 5.0 5.0 66.3 14 4 2.0 2.0 68.3 2 21 10.6 10.6 78.9 23 1 .5 .5 79.4 24 1 .5 .5 79.9 3 25 12.6 12.6 92.5 34 1 .5 .5 93.0 4 14 7.0 7.0 100.0 b5.c hoat dong dich vu vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 5.0 5.0 5.0 1 15 7.5 7.5 12.6 123 5 2.5 2.5 15.1 1234 91 45.7 45.7 60.8 124 1 .5 .5 61.3 13 10 5.0 5.0 66.3 14 4 2.0 2.0 68.3 2 21 10.6 10.6 78.9 23 1 .5 .5 79.4 24 1 .5 .5 79.9 3 25 12.6 12.6 92.5 34 1 .5 .5 93.0 4 14 7.0 7.0 100.0 Total 199 100.0 100.0 b5.c.1 buon ban, cung cap hoa chat doc hai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 126 63.3 66.7 66.7 khong 63 31.7 33.3 100.0 Total 189 95.0 100.0 Missing System 10 5.0 Total 199 100.0 b5.c.2 cung cap giong cay trong, cat nuoi gia, kem chat luong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 120 60.3 63.5 63.5 khong 69 34.7 36.5 100.0 Total 189 95.0 100.0 Missing System 10 5.0 Total 199 100.0 b5.c.3 cung cap phan bon, thuc an chan nuoi khong ro nguon goc, xuat xu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 133 66.8 70.4 70.4 khong 56 28.1 29.6 100.0 Total 189 95.0 100.0 Missing System 10 5.0 Total 199 100.0 b5.c.4 cung ung may moc nong nghiep kem chat luong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 112 56.3 59.3 59.3 khong 77 38.7 40.7 100.0 Total 189 95.0 100.0 Missing System 10 5.0 Total 199 100.0 b5.c.khac hoat dong dich vu khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 199 100.0 100.0 100.0 b6 thai do khi chung kien hien tuong vi pham dao duc kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dung dung, bo qua 41 20.6 20.6 20.6 ho lam minh cung lam 10 5.0 5.0 25.6 gop y truc tiep 90 45.2 45.2 70.9 bao voi chinh quyen, dia Phuong 58 29.1 29.1 100.0 Total 199 100.0 100.0 b7 ong, ba da tung duoc tham gia tap huan, hoi thao, boi noi chuyen ve dao duc kinh doanh chua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid da tung tham gia 83 41.7 41.7 41.7 chua tung tham gia 116 58.3 58.3 100.0 Total 199 100.0 100.0 b8 ong, ba duoc nghe gioi thieu nhung chuan muc dao duc kinh doanh nao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 118 59.3 59.3 59.3 1 6 3.0 3.0 62.3 12 2 1.0 1.0 63.3 123 2 1.0 1.0 64.3 12345 1 .5 .5 64.8 12345678 2 1.0 1.0 65.8 1234578 3 1.5 1.5 67.3 123458 1 .5 .5 67.8 1234678 2 1.0 1.0 68.8 123468 2 1.0 1.0 69.8 12348 1 .5 .5 70.4 1235678 1 .5 .5 70.9 123568 1 .5 .5 71.4 12357 1 .5 .5 71.9 12358 2 1.0 1.0 72.9 12368 3 1.5 1.5 74.4 1237 1 .5 .5 74.9 1238 3 1.5 1.5 76.4 12456 1 .5 .5 76.9 125 1 .5 .5 77.4 128 1 .5 .5 77.9 13 1 .5 .5 78.4 13467 1 .5 .5 78.9 13468 2 1.0 1.0 79.9 135 1 .5 .5 80.4 1368 6 3.0 3.0 83.4 14 1 .5 .5 83.9 14567 2 1.0 1.0 84.9 1458 1 .5 .5 85.4 1468 2 1.0 1.0 86.4 148 1 .5 .5 86.9 15 1 .5 .5 87.4 1567 1 .5 .5 87.9 158 1 .5 .5 88.4 17 1 .5 .5 88.9 18 1 .5 .5 89.4 2 3 1.5 1.5 91.0 23 1 .5 .5 91.5 2456 1 .5 .5 92.0 2457 1 .5 .5 92.5 2468 2 1.0 1.0 93.5 248 1 .5 .5 94.0 3 4 2.0 2.0 96.0 348 1 .5 .5 96.5 35 2 1.0 1.0 97.5 368 1 .5 .5 98.0 37 1 .5 .5 98.5 4 1 .5 .5 99.0 5 1 .5 .5 99.5 56 1 .5 .5 100.0 Total 199 100.0 100.0 b8.1 kinh doanh dung phap luat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 60 30.2 74.1 74.1 khong 21 10.6 25.9 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.2 kinh doanh trung thuc va ngay thang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 40 20.1 49.4 49.4 khong 41 20.6 50.6 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.3 giu dung chu tin trong san xuat kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 47 23.6 58.0 58.0 khong 34 17.1 42.0 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.4 thuc hien canh tranh lanh manh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 30 15.1 37.0 37.0 khong 51 25.6 63.0 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.5 san xuat gan voi bao ve quyen loi cua nguoi tieu dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 27 13.6 33.3 33.3 khong 54 27.1 66.7 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 B8.6 san xuat gan voi bao ve moi truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 31 15.6 38.3 38.3 khong 50 25.1 61.7 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.7 nang cao uy tin ve chat luong, gia thanh san pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 17 8.5 21.0 21.0 khong 64 32.2 79.0 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.8 tich cuc tham gia dau tranh chong cac tieu cuc trong san xuat kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 41 20.6 50.6 50.6 khong 40 20.1 49.4 100.0 Total 81 40.7 100.0 Missing System 118 59.3 Total 199 100.0 b8.khac chuan muc dao duc duoc nghe gioi thieu khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 199 100.0 100.0 100.0 b9.1 kinh doanh dung phap luat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 71 35.7 50.4 50.4 hoi thao, hoi nghi 13 6.5 9.2 59.6 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 15 7.5 10.6 70.2 thi tim hieu 9 4.5 6.4 76.6 tu van 12 6.0 8.5 85.1 to chuc hoat dong lao dong san xuat 4 2.0 2.8 87.9 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 14 7.0 9.9 97.9 Khac 3 1.5 2.1 100.0 Total 141 70.9 100.0 Missing System 58 29.1 Total 199 100.0 b9.2 kinh doanh trung thuc va ngay thang Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 31 15.6 22.3 22.3 hoi thao, hoi nghi 37 18.6 26.6 48.9 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 27 13.6 19.4 68.3 thi tim hieu 9 4.5 6.5 74.8 tu van 7 3.5 5.0 79.9 to chuc hoat dong lao dong san xuat 10 5.0 7.2 87.1 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 18 9.0 12.9 100.0 Total 139 69.8 100.0 Missing System 60 30.2 Total 199 100.0 b9.3 giu dung chu tin trong san xuat kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 17 8.5 12.4 12.4 hoi thao, hoi nghi 25 12.6 18.2 30.7 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 41 20.6 29.9 60.6 thi tim hieu 5 2.5 3.6 64.2 tu van 10 5.0 7.3 71.5 to chuc hoat dong lao dong san xuat 20 10.1 14.6 86.1 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 18 9.0 13.1 99.3 Khac 1 .5 .7 100.0 Total 137 68.8 100.0 Missing System 62 31.2 Total 199 100.0 b9.4 thuc hien canh tranh lanh manh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 10 5.0 7.4 7.4 hoi thao, hoi nghi 15 7.5 11.1 18.5 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 28 14.1 20.7 39.3 thi tim hieu 9 4.5 6.7 45.9 tu van 9 4.5 6.7 52.6 to chuc hoat dong lao dong san xuat 28 14.1 20.7 73.3 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 31 15.6 23.0 96.3 Khac 5 2.5 3.7 100.0 Total 135 67.8 100.0 Missing System 64 32.2 Total 199 100.0 B9.5 san xuat gan voi quyen loi cua nguoi tieu dung Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 17 8.5 12.4 12.4 hoi thao, hoi nghi 16 8.0 11.7 24.1 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 20 10.1 14.6 38.7 thi tim hieu 9 4.5 6.6 45.3 tu van 13 6.5 9.5 54.7 to chuc hoat dong lao dong san xuat 16 8.0 11.7 66.4 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 44 22.1 32.1 98.5 Khac 2 1.0 1.5 100.0 Total 137 68.8 100.0 Missing System 62 31.2 Total 199 100.0 B9.6 san xuat gan voi bao ve moi truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 7 3.5 5.1 5.1 hoi thao, hoi nghi 15 7.5 10.9 15.9 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 16 8.0 11.6 27.5 thi tim hieu 18 9.0 13.0 40.6 tu van 12 6.0 8.7 49.3 to chuc hoat dong lao dong san xuat 10 5.0 7.2 56.5 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 59 29.6 42.8 99.3 Khac 1 .5 .7 100.0 Total 138 69.3 100.0 Missing System 61 30.7 Total 199 100.0 b9.7 nang cao uy tin ve chat luong, gia thanh san pham Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 13 6.5 9.4 9.4 hoi thao, hoi nghi 22 11.1 15.9 25.4 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 12 6.0 8.7 34.1 thi tim hieu 14 7.0 10.1 44.2 tu van 15 7.5 10.9 55.1 to chuc hoat dong lao dong san xuat 13 6.5 9.4 64.5 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 47 23.6 34.1 98.6 Khac 2 1.0 1.4 100.0 Total 138 69.3 100.0 Missing System 61 30.7 Total 199 100.0 b9.8 tich cuc tham gia chong tieu cuc trong kinh doanh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid lop hoc, lop boi duong, tap huan 13 6.5 9.4 9.4 hoi thao, hoi nghi 7 3.5 5.0 14.4 buoi sinh hoat dang, doan, hoi 18 9.0 12.9 27.3 thi tim hieu 8 4.0 5.8 33.1 tu van 8 4.0 5.8 38.8 to chuc hoat dong lao dong san xuat 19 9.5 13.7 52.5 qua cac phuong tien truyen thong dai chung 62 31.2 44.6 97.1 Khac 4 2.0 2.9 100.0 Total 139 69.8 100.0 Missing System 60 30.2 Total 199 100.0 b9.9 noi dung khac Frequency Percent Missing System 199 100.0 b9.9.khac (ghi cu the) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 199 100.0 100.0 100.0 b10.A.1 ti le % giao duc chuan muc dao duc kinh doanh qua phuong phap dung loi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 25 1 .5 2.2 2.2 30 2 1.0 4.4 6.7 35 2 1.0 4.4 11.1 40 3 1.5 6.7 17.8 45 2 1.0 4.4 22.2 50 8 4.0 17.8 40.0 55 5 2.5 11.1 51.1 60 13 6.5 28.9 80.0 65 1 .5 2.2 82.2 70 4 2.0 8.9 91.1 80 4 2.0 8.9 100.0 Total 45 22.6 100.0 Missing System 154 77.4 Total 199 100.0 b10.b.1 phuong phap dung loi cu the Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid thuyet trinh 23 11.6 17.8 17.8 neu van de 6 3.0 4.7 22.5 ke chuyen guong nguoi tot, viec tot 32 16.1 24.8 47.3 coi chuyen thoi su, chinh sach 36 18.1 27.9 75.2 trao doi, thao luan, tranh luan 32 16.1 24.8 100.0 Total 129 64.8 100.0 Missing System 70 35.2 Total 199 100.0 b10.a.2 ti le % giao duc chuan muc dao duc kinh doanh qua phuong phap truc quan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 8 4.0 17.8 17.8 15 5 2.5 11.1 28.9 18 1 .5 2.2 31.1 20 5 2.5 11.1 42.2 25 2 1.0 4.4 46.7 30 15 7.5 33.3 80.0 35 2 1.0 4.4 84.4 40 4 2.0 8.9 93.3 50 1 .5 2.2 95.6 60 1 .5 2.2 97.8 65 1 .5 2.2 100.0 Total 45 22.6 100.0 Missing System 154 77.4 Total 199 100.0 b10.b.2 phuong phap truc quan cu the Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid so do, ban do, bieu bang 13 6.5 10.2 10.2 tranh anh, pano, mo hinh 42 21.1 33.1 43.3 sach, bao, to roi, to gap 72 36.2 56.7 100.0 Total 127 63.8 100.0 Missing System 72 36.2 Total 199 100.0 b10.a.3 ti le % giao duc chuan muc dao duc kinh doanh qua phuong phap thuc tien Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 5 2 1.0 4.7 4.7 10 15 7.5 34.9 39.5 15 7 3.5 16.3 55.8 20 7 3.5 16.3 72.1 22 1 .5 2.3 74.4 25 4 2.0 9.3 83.7 30 3 1.5 7.0 90.7 35 1 .5 2.3 93.0 40 3 1.5 7.0 100.0 Total 43 21.6 100.0 Missing System 156 78.4 Total 199 100.0 b10.b.3 phuong phap thuc tien cu the Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tham quan 45 22.6 36.0 36.0 tong ket, neu guong cac dien hinh tien tien 80 40.2 64.0 100.0 Total 125 62.8 100.0 Missing System 74 37.2 Total 199 100.0 b10.a.4 ti le % cua phuong phap khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 5 1 .5 20.0 20.0 10 1 .5 20.0 40.0 15 1 .5 20.0 60.0 35 1 .5 20.0 80.0 100 1 .5 20.0 100.0 Total 5 2.5 100.0 Missing System 194 97.5 Total 199 100.0 b10.b.4 phuong phap cu the khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 194 97.5 97.5 97.5 cac buoi thao luan, giao duc cho can bo de can bo tuyen truyen cho nguoi dan 1 .5 .5 98.0 tich cuc tuyen truyen cho nong dan chung toi hieu ro hon ve dao duc kinh doanh 1 .5 .5 98.5 tu giao duc nhau, truyen mieng, tang cuong tuyen truyen boi cac can bo tuyen truyen 1 .5 .5 99.0 tu tim hieu trong cuoc song 1 .5 .5 99.5 tuyen truyen mieng voi nhau 1 .5 .5 100.0 Total 199 100.0 100.0 b11 ong,ba duoc thong tin ve cac chuan muc dao duc kinh doanh boi cac to chuc nao duoi day Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 56 28.1 28.1 28.1 1 4 2.0 2.0 30.2 123 2 1.0 1.0 31.2 12345 1 .5 .5 31.7 123456 1 .5 .5 32.2 12346 4 2.0 2.0 34.2 1236 2 1.0 1.0 35.2 125 1 .5 .5 35.7 134 1 .5 .5 36.2 1345 1 .5 .5 36.7 13456 5 2.5 2.5 39.2 1346 18 9.0 9.0 48.2 13467 1 .5 .5 48.7 135 1 .5 .5 49.2 136 2 1.0 1.0 50.3 1367 1 .5 .5 50.8 14 3 1.5 1.5 52.3 145 3 1.5 1.5 53.8 146 2 1.0 1.0 54.8 15 3 1.5 1.5 56.3 16 1 .5 .5 56.8 2 5 2.5 2.5 59.3 23 2 1.0 1.0 60.3 2346 2 1.0 1.0 61.3 236 1 .5 .5 61.8 3 22 11.1 11.1 72.9 34 7 3.5 3.5 76.4 345 1 .5 .5 76.9 3456 3 1.5 1.5 78.4 346 7 3.5 3.5 81.9 35 3 1.5 1.5 83.4 356 4 2.0 2.0 85.4 36 4 2.0 2.0 87.4 4 10 5.0 5.0 92.5 45 3 1.5 1.5 94.0 456 1 .5 .5 94.5 46 2 1.0 1.0 95.5 5 3 1.5 1.5 97.0 56 1 .5 .5 97.5 6 3 1.5 1.5 99.0 7 2 1.0 1.0 100.0 Total 199 100.0 100.0 b11.1 cac cap uy dang, chinh quyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 57 28.6 39.9 39.9 khong 86 43.2 60.1 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b11.2 mat tran to quoc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 21 10.6 14.7 14.7 khong 122 61.3 85.3 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b11.3 hoi nong dan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 96 48.2 67.1 67.1 khong 47 23.6 32.9 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b11.4 hop tac xa Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 76 38.2 53.1 53.1 khong 67 33.7 46.9 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b11.5 ban quan ly thi truong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 35 17.6 24.5 24.5 khong 108 54.3 75.5 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b11.6 trung tam khuyen nong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 65 32.7 45.5 45.5 khong 78 39.2 54.5 100.0 Total 143 71.9 100.0 Missing System 56 28.1 Total 199 100.0 b12 can lam gi de nang cao hieu qua giao duc chuam muc dao duc kinh doanh cho nong dan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 52 26.1 26.1 26.1 1 6 3.0 3.0 29.1 12 1 .5 .5 29.6 1234 1 .5 .5 30.2 123456 6 3.0 3.0 33.2 12346 1 .5 .5 33.7 12356 3 1.5 1.5 35.2 1236 2 1.0 1.0 36.2 124 1 .5 .5 36.7 1245 1 .5 .5 37.2 12456 2 1.0 1.0 38.2 1246 8 4.0 4.0 42.2 1256 6 3.0 3.0 45.2 126 14 7.0 7.0 52.3 134 1 .5 .5 52.8 1346 1 .5 .5 53.3 1356 1 .5 .5 53.8 136 1 .5 .5 54.3 14 1 .5 .5 54.8 1456 1 .5 .5 55.3 146 3 1.5 1.5 56.8 156 1 .5 .5 57.3 157 1 .5 .5 57.8 16 6 3.0 3.0 60.8 2 11 5.5 5.5 66.3 23 2 1.0 1.0 67.3 234 1 .5 .5 67.8 236 1 .5 .5 68.3 24 1 .5 .5 68.8 2456 6 3.0 3.0 71.9 246 2 1.0 1.0 72.9 25 1 .5 .5 73.4 256 3 1.5 1.5 74.9 26 4 2.0 2.0 76.9 3 7 3.5 3.5 80.4 345 1 .5 .5 80.9 346 2 1.0 1.0 81.9 356 1 .5 .5 82.4 36 1 .5 .5 82.9 4 18 9.0 9.0 92.0 456 1 .5 .5 92.5 46 2 1.0 1.0 93.5 5 4 2.0 2.0 95.5 56 1 .5 .5 96.0 6 8 4.0 4.0 100.0 Total 199 100.0 100.0 b12.1 nang cao nhan thuc cua cap uy dang, chinh quyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 69 34.7 46.9 46.9 khong 78 39.2 53.1 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 b12.2 phat huy vai tro cua hoi nong dan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 78 39.2 53.1 53.1 khong 69 34.7 46.9 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 b12.3 phat huy suc manh, cac luc luong, to chuc cung tham gia Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 33 16.6 22.4 22.4 khong 114 57.3 77.6 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 b12.4 xay dung va hoan thien noi dung giao duc chuan muc dao duc kinh doanh cho nong dan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 61 30.7 41.5 41.5 khong 86 43.2 58.5 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 b12.5 doi moi cac hinh thuc, phuong phap va phuong tien giao duc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 40 20.1 27.2 27.2 khong 107 53.8 72.8 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 b12.6 neu guong nhung nguoi nong dan sang tao, lam kinh te moi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 88 44.2 59.9 59.9 khong 59 29.6 40.1 100.0 Total 147 73.9 100.0 Missing System 52 26.1 Total 199 100.0 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .... 8 1. Những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức kinh doanh 8 2. Những nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh ................................................................................................................................ 16 3. Những nghiên cứu về nông dân, nông dân Hà Nội và giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội .................................................................................................... 24 4. Nhận định về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............ 29 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO NÔNG DÂN VIỆT NAM .......................................................................... 32 1.1. Đạo đức kinh doanh và chuẩn mực đạo đức kinh doanh ............................................... 32 1.2. Quan niệm và các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Việt Nam................................................................................................ 51 1.3. Sự cần thiết của giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân .................... 64 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO NÔNG DÂN HÀ NỘI ......................................................................................................................... 77 2.1. Những yếu tố tác động tới giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay ............................................................................................................................. 77 2.2. Giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay: thành tựu, hạn chế ...................................................................................................................................... 88 Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO NÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .............................................................................................................. 131 3.1. Những vấn đề đặt ra trong giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay ........................................................................................................................... 131 3.2. Quan điểm về giáo dục đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay............. 139 3.3. Giải pháp tăng cường giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay ................................................................................................................................... 147 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_giao_duc_chuan_muc_dao_duc_kinh_doanh_cho_nong_dan_th.pdf