Luận án Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HOÀI SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HOÀI SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 9.34.04.02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DANH SƠN HÀ NỘI

pdf226 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu và trích dẫn trong Luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả Luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3 4. Cơ sở lý thuyết, phương pháp và khung nghiên cứu ........................................ 3 5. Đóng góp của Luận án ...................................................................................... 8 6. Ý nghĩa của Luận án ......................................................................................... 9 7. Cấu trúc Luận án ............................................................................................. 10 Chƣơng 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ................ 11 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ................................................................................................................ 17 1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................ 25 Tiểu kết Chƣơng 1 ................................................................................................... 27 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............................................................. 28 2.1. Một số vấn đề lý luận về biến đổi và ứng phó biến đổi khí hậu .................. 28 2.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách và thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu .................................................................................... 31 2.3. Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu của quốc gia ..................................... 46 2.4. Kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương ở một số quốc gia trên thế giới .............................................................................. 52 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 65 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................... 66 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................ 66 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 69 3.3. Quá trình thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................... 89 Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................................. 118 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................. 119 4.1. Dự báo diễn biến biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh ................. 119 4.2. Tầm nhìn, quan điểm và mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................. 120 4.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 123 Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương Bộ TN&MT : Bộ Tài Nguyên & Môi Trường BVMT : Bảo vệ môi trường CPRS : Carbon Polution Reduction Scheme COP : Conference of the Parties DN : Doanh nghiệp FCCC : Framework Convention on Climate Change HCM : Hồ Chí Minh IPCC : Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu Hội nghị IPU : Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới JICA : Japan International Cooperation Agency NCCC : Báo cáo NCCC 2013 NSNN : Ngân sách nhà nước NN PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn PCCC : The Pacific Climate Change Centre SOE : Doanh nghiệp nhà nước TCPCP : Tổ chức Phi chính phủ Tp. : Thành phố ƯBĐKH : Ứng phó biến đổi khí hậu UNFCCC :United Nations Framework Convention on Climate Change UNHCR : The UN Refugee Agency UNDP : United Nations Development Programme UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Mức độ tăng chóng mặt của các khí hiệu ứng nhà kính do hoạt động sản xuất của con người ............................................................................ 30 Bảng 2. 2. Tiêu chí đánh giá kế hoạch thực hiện ............................................. 44 Bảng 2. 3. Trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa phương Úc ..................... 56 Bảng 3. 1. Nhiệt độ trung bình mỗi 10 năm của TP.HCM............................... 68 Bảng 3. 2. Tổng hợp chính sách ƯPBĐKH ở Việt Nam ................................. 47 Bảng 3. 3. Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể ...................... 26 Bảng 3. 4. Sự phù hợp giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong Quyết định 2838/QĐ-UBND ...................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3. 5. Nội dung và mức độ tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH ................................................................................................. 79 Bảng 3. 6. Khảo sát về cách thức tham gia của người dân ............................... 81 Bảng 3. 7. Khảo sát cải tiến quy trình sản xuất thích ứng BĐKH của doanh nghiệp ............................................................................................................... 82 Bảng 3. 8. Khảo sát về giảm phát thải khí nhà kính trong nội bộ công ty ....... 83 Bảng 3. 9. Khảo sát về phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện môi trường ............................................................................................................... 83 Bảng 3. 10. Khảo sát giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng ........................ 84 Bảng 3. 11. Khảo sát vấn đề mua bán định khí phát thải ................................. 85 Bảng 3. 12. Nội dung tham gia của các NGOs ................................................ 86 Bảng 3. 13. Nội dung tham gia của NGOs nước ngoài tại Tp. HCM .............. 87 Bảng 3. 14. Trình độ của nhân lực văn phòng ƯPBĐKH Tp. HCM ............... 88 Bảng 3. 15. Trình độ nhân lực phòng Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Tp. HCM ................................................................................................... 88 Bảng 3. 16. Tổng hợp văn bản về ƯPBĐKH của Tp. HCM ............................ 90 Bảng 3. 17. Kết quả đánh giá kế hoạch thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM ........................................................................................................... 92 Bảng 3. 18. Tài chính giành cho ƯPBĐKH ở TP. HCM ................................. 96 Bảng 3. 19. Tỷ lệ ngân sách giành cho môi trường của TP. HCM .................. 97 Bảng 3. 20. Cơ cấu ngân sách của Tp. HCM qua các năm .............................. 98 Bảng 4. 1. Tư duy phù hợp về ƯPBĐKH cần hình tshành ............................ 124 Bảng 4. 2. Bảng checklist giành sử dụng trong quy trình đánh giá và giám sát .................................................................................................................... 129 Bảng 4. 3.Khung quản lý và hành đồng ƯPBĐKH dành cho doanh nghiệp .. 24 Bảng 4. 4. Khung phân tích tổ chức sự tham gia của cộng đồng ................... 142 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 7 Sơ đồ 2 1. Bộ máy ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc ................................. 58 Sơ đồ 3. 1. Khái quát chính sách ƯPBĐKH ở Việt Nam ........................................Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3. 2. Khái quát bộ máy ƯPBĐKH ở Việt Nam .............................................. 28 Sơ đồ 3. 3. Quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM.......................... 99 Sơ đồ 4. 1. Mối quan hệ giữa đặc điểm BĐKH và kỹ năng cần có của chủ thể thực hiện chính sách ƯPBĐKH ...................................................................... 131 Sơ đồ 4. 2. Quy trình làm việc giữa Tp. HCM và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực ƯPBĐKH ........................................................................ 136 Sơ đồ 4. 3. Quy trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó BĐKH ................................... 138 Sơ đồ 4. 4. Quy trình hỗ trợ cho các nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong ƯPBĐKH ...................................................................................... 144 Biểu đồ 3. 1. Ngân sách giành cho môi trường của TP. HCM ..................... ......... ..97 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và có sức ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến các ngành kinh tế, xã hội và các quốc gia trên thế giới. Tác động của BĐKH đang hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sản xuất và đời sống của các lãnh thổ, đặc biệt là các lãnh thổ có đô thị như Tp. HCM. Trước bối cảnh đó Nhà nước Việt Nam và địa phương đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH. Tuy nhiên cho đến nay kết quả thu được còn nhiều hạn chế, dân cư các thành phố vẫn đang “gồng mình” chống chịu với biểu hiện ngày càng cực đoan của BĐKH. Là nơi sầm uất với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá nhanh nhất của cả nước, Tp. HCM đang đứng trước nguy cơ bị tác động sâu sắc bởi biến đổi khí hậu. Tính chất “dễ tổn thương” này của Tp. xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do Tp không những nằm ở vùng thấp của khu vực Đông Nam bộ mà còn nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai với lưu lượng nước lớn [1; 111, 148] làm cho Tp đối diện với thiên tai và nguy cơ mực nước biển dâng cao. Thứ hai và cũng là nguyên nhân chính là quá trình đô thị hóa không phù hợp và thiếu bền vững, chưa được nghiên cứu xem xét trong bối cảnh, không gian tự nhiên và xã hội. Dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, Tp. HCM chịu nhiều thiệt hại. Theo Nicholls và ctg [127] đến năm 2070, Tp được dự báo là một trong năm Tp cảng của thế giới có quy mô dân số lớn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Ở Châu Á, Tp. HCM nằm ở vị trí thứ tư trong số các thành phố của khu vực dễ bị tổn thương do nước biển dâng cao [144]. Đó còn là tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng với sự xuất hiện những điểm ngập lụt mới. Để khắc phục tình trạng trên, Tp. HCM đã ban hành và triển khai nhiều chương trình hành động ƯPBĐKH với đa phần là các chương trình mang tính kỹ thuật về môi trường. Có ít dự án, chương trình hành động về ƯPBĐKH liên quan đến người dân và cộng đồng, mặc dù theo các lý thuyết về ƯPBĐKH, người dân và cộng đồng đóng vai trò quyết định. 2 Không những vậy quá trình triển khai chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM đang gặp phải một số khó khăn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách này. Đó là sự thiếu hụt hành lang pháp lý về thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Tư duy của lãnh đạo địa phương về thực hiện chính sách ƯPBĐKH còn nặng nề và mang tính “cục bộ” dẫn đến hành động rời rạc, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan và các địa phương với nhau. Năng lực và nguồn lực thực hiện chính sách ƯPBĐKH chưa đảm bảo. Về mặt nghiên cứu khoa học, hiện nay ở Việt Nam có một số nghiên cứu về thực hiện chính sách ƯPBĐKH đã và đang đóng góp tích cực cho việc ban hành cũng như thực hiện chính sách ƯPBĐKH trên cả nước nói chung và ở Tp. HCM nói riêng. Tuy nhiên, đa phần tiếp cận vấn đề ƯPBĐKH từ góc độ xã hội học, hoặc quản lý nhà nước; chỉ một số ít tiếp cận từ góc độ chính sách; càng ít hơn từ góc độ thực hiện chính sách công. Những nội dung thực hiện chính sách chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu khoa học như: sự tham gia của các chủ thể là doanh nghiệp, người dân, tổ chức xã hội dân sự vào quá trình tổ chức, thực hiện chính sách; sự lồng ghép ƯPBĐKH vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, cũng như đóng góp của họ vào quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Vấn đề năng lực tổ chức thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách cũng ít được quan tâm nghiên cứu gắn với bối cảnh của Tp. HCM. Xuất phát từ những lý do trên, cần thiết có nghiên cứu toàn diện về thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM nhằm giúp phát huy hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của Tp. Nói cách khác với mục tiêu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ƯP BĐKH, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Luận án “Thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết, có tính thời sự vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao về ƯPBĐKH tại Tp. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình tổ chức thực hiện chính sách ƯP BĐKH do Tp. Hồ Chí Minh tiến hành. 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Tại Tp. Hồ Chí Minh Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, thời gian khảo sát và phỏng vấn từ tháng 5 đến tháng 12/2018. Phạm vi về nội dung: Thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM có liên quan đến nhiều cấp, nhiều chiều cạnh như giữa trung ương với địa phương cấp tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; và giữa các cấp của chính quyền địa phương như tỉnh, huyện, xã. Luận án tập trung chủ yếu xem xét mối quan hệ giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh. Mối quan hệ với trung ương, và với cấp huyện, xã không được nhấn mạnh và không phải là trọng tâm của Luận án này. Cho nên trong một số trường hợp, nếu có đề cập đến trung ương và cấp Huyện, xã thì chỉ với mục đích để thể hiện và đảm bảo tính thống nhất của vấn đề ở một số nội chung cần thiết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án thực hiện 04 nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất là tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách ƯP BĐKH nói chung và tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó rút ra khoảng trống trong nghiên cứu. Thứ hai là xây dựng khung lý thuyết (cơ sở lý luận) phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM. Thứ ba là khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM để từ đó phát hiện các yếu kém, tồn tại và nguyên nhân. Thứ tư là đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ƯPBĐKH. 4. Cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp và khung nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết 4.1.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là “Làm thế nào để nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ƯPBĐKH do Tp. HCM thực hiện?”. 4 4.1.2. Lý thuyết nghiên cứu Để thực hiện Luận án này, tác giả dựa trên lý thuyết cộng đồng chính sách và lý thuyết thực hiện chính sách. Lý thuyết cộng đồng chính sách được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về xã hội học và có tên gọi khác là lý thuyết hành động và lý thuyết hành vi tập thể với ba mối liên kết chính là liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết cộng đồng dân cư [49]. Trong quy trình chính sách có xuất hiện các nhóm đối tượng tham gia, tương tác lẫn nhau và tạo thành một tập hợp. Đó chính là cộng đồng chính sách. Cộng đồng chính sách không chỉ tác động đến một khâu mà còn tác động đến toàn bộ quy trình chính sách, trong đó có giai đoạn thực hiện. Tác giả sử dụng lý thuyết về cộng đồng chính sách để nghiên cứu cách thức tương tác của các chủ thể cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM nhằm đề xuất những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ƯPBĐKH trên địa bàn. Cụ thể là sử dụng lý thuyết về cộng đồng để phân tích và đánh giá sự tham gia của chủ thể là người dân, doanh nghiệp và TCPCP vào quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng lý thuyết thực hiện chính sách để xây dựng khung lý thuyết đánh giá thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM. Lý thuyết thực hiện chính sách tập trung vào hai vấn đề: (1) các yếu tố tác động tới quá trình thực hiện chính sách (2) quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH. 4.1.3. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở hai lý thuyết nghiên cứu được đề cập ở trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết 1: Bản thân chính sách ở phạm vi quốc gia và Tp. HCM và thực hiện chính sách ƯPBDKH ở TP. HCM có những tồn tại, thiếu sót, hạn chế cần được nhận dạng. Giả thuyết 2: Mức độ tương tác của các chủ thể có liên quan chưa đảm bảo nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BĐKH tại Tp. HCM. 5 Giả thuyết 3: Năng lực của chính quyền địa phương cụ thể là năng lực nhân sự và tài chính có tác động đến việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH ở các cấp chính quyền của Tp. HCM. Giả thuyết 4: Mô hình thực hiện chính sách từ trên xuống chưa phát huy hiệu quả tốt trong tổ chức thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM. Giả thuyết 5: Quy trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM chưa đảm bảo và cần phải được điều chỉnh để hoàn thiện. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp chọn mẫu là phi xác xuất thuận tiện và dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong phương pháp định lượng, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát điều tra xã hội học với các nhóm đối tượng là người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức. Khảo sát đối tượng là người dân Để đánh giá sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH, tác giả chọn khảo sát các Quận Huyện như Bình Chánh, huyện Hóc Môn, một phần huyện Củ Chi, Cần giờ, Bình Thạnh, Quận 2, và Quận 7. Số lượng phiếu khảo sát phân bổ cho các Quận huyện cụ thể như sau: Bảng 1. Địa bàn và số phiếu khảo sát Quận/huyện Số phiếu khảo sát Bình Chánh 30 Hóc Môn 30 Củ Chi 30 Cần Giờ 30 Bình Thạnh 30 Quận 2 30 Quận 7 30 Tổng 210 Do hạn chế về ngân sách nên tác giả chỉ dừng lại ở con số khảo sát là 30 phiếu ở mỗi Quận, Huyện. Số lượng khảo sát ít gây khó khăn cho việc khái quát. Tuy nhiên mục đích của Luận án này là đánh giá sơ bộ sự tham gia của người dân vào 6 thực hiện chính sách ƯPBĐKH nên với số lượng phiếu khảo sát trên, phần nào cũng có thể phản ánh được sự tham gia đó. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên thuận tiện. Số phiếu phát ra là 210 phiếu. Số phiếu thu về là 210 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 200 phiếu. Tác giả xử lý số liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0. Khảo sát đối tượng là doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM, tác giả lựa chọn 120 công ty đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp để khảo sát gồm: Khu công nghiệp Đông Nam, Linh Trung 1, Tân Thuận, Vĩnh Lộc, Bắc Củ Chi, Tân Thới Hiệp, Tân Tạo, Bình Chiểu. Số phiếu phát ra là 120 phiếu. Số phiếu thu về là 120 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 101 phiếu. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên thuận tiện. Khảo sát đối tượng là công chức Luận án lựa chọn khảo sát đối tượng công chức đang làm việc tại Phòng Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; Văn phòng Biến đổi khí hậu; công chức bộ phận văn phòng của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM. Số lượng khảo sát là 20 người, số phiếu phát ra là 20 người, số phiếu thu về là 20 người. Số phiếu hợp lệ là 20 phiếu. Tác giả chọn 20 người là vì số lượng công chức làm việc tại Phòng Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, văn phòng biến đổi khí hậu không nhiều và cũng khoảng 20 công chức. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Bên cạnh phương pháp định lượng, Luận án còn sử dụng phương pháp định tính. Đó là phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. Việc sử dụng những phương pháp này nhằm: - Phân tích bối cảnh của BĐKH của Tp. HCM giúp nhìn ra những thách thức và thời cơ mà bối cảnh trong nước và quốc tế mang lại. - Phân tích cơ quan ƯPBĐKH tại Tp. HCM về mặt lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, nhân sự, và chức năng. - Phân tích quy trình thực hiện chính sách và hệ thống hóa chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM. 7 Để thực hiện những vấn đề vừa nêu, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp bao gồm các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kế hoạch hành động ƯPBĐKH của Tp. HCM và của cả nước; các báo cáo về môi trường của Việt Nam và của một số tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam; những nghiên cứu và số liệu được thu thập bởi các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, tác giả sử còn dụng tổng thuật tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu khoa học về chính sách nói chung và về thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng để đưa ra cơ sở lý thuyết và một số giải pháp cải thiện hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu ở TP. HCM. Phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp phỏng vấn sâu dành cho đối tượng là các nhà quản lý để thu thập thêm thông tin về quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH. Tác giả lựa chọn 02 công chức của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp. HCM để phỏng vấn sâu về quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM. 4.3. Khung quy trình nghiên cứu Luận án đưa ra Khung logic nghiên cứu hay còn gọi là khung quy trình nghiên cứu ở Sơ đồ 1 dưới đây: Hình 1. Quy trình nghiên cứu Luận án bắt đầu từ việc tổng quan tài liệu nghiên cứu để xác định khoảng trống trong nghiên cứu. Bước tiếp theo là xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. Khung lý thuyết này tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng và quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Dựa trên khung lý thuyết này, tác giả xây dựng bảng khảo sát và tiến hành thu thập số liệu. Số liệu khảo sát được thu về, lọc và nhập liệu, xử lý Tổng quan tài liệu nghiên cứu Xác định khoảng trống trong nghiên cứu Hình thành khung lý thuyết Xây dựng nội dung và phương án và phương pháp thu thập Tiến hành thu thập số liệu Lọc và xử lý số liệu Đánh giá thực hiện chính sách ƯPBĐKH Tìm ra nguyên nhân Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ƯPBĐKH 8 bằng phần mềm SPSS 20.0. Từ số liệu xử lý nghiên cứu sinh đánh giá quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM để tìm ra những nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM. 5. Đóng góp của Luận án 5.1. Đóng góp về mặt khoa học Về mặt khoa học, Luận án có một số đóng góp như sau: - Luận án đóng góp trong việc đưa ra cái nhìn mới về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách công. Theo nhiều nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách công được phân định một cách tương đối đồng nhất như yếu tố bản thân chính sách, yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố nguồn lực. Những yếu tố này được chia thành yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên thực tế từ các nghiên cứu trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công hết sức đa dạng, thậm chí rất phức tạp. Mỗi mô hình thực hiện chính sách có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau với những điểm nhấn khác nhau. Ở mỗi góc độ nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hoàn toàn khác nhau. Khi đó, nghiên cứu về thực hiện chính sách mới sâu sắc, phong phú, đa dạng và không rập khuôn, phổ quát. - Từ khái niệm thực hiện chính sách, Luận án đưa ra khái niệm mới và riêng biệt về thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Bên cạnh đó, Luận án vận dụng lý thuyết về quy trình thực hiện chính sách công để xây dựng nên lý thuyết về quy trình thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu. Luận án đã vận dụng và đồng thời mở rộng thêm khái niệm thực hiện chính sách và quy trình thực hiện chính sách sang một lĩnh vực mới, cụ thể là ƯPBĐKH. - Một đóng góp khác của Luận án là xây dựng khung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở địa phương. Khung đánh giá được tổng hợp từ các vấn đề lý thuyết được phân tích trước đó; được vận dụng triệt để và xuyên suốt ở Chương 3. Khung lý thuyết gồm 02 nhóm quan trọng: yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH và quy trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM. 9 5.2. Đóng góp thực tiễn Luận án những đóng góp về thực tiễn sâu sắc. - Luận án đưa ra những đánh giá thực tế về thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM ở một số khía cạnh như phân cấp và mô hình thực hiện chính sách ƯPBĐKH, bản thân chính sách ƯPBĐKH, nguồn lực tài chính và quá trình tổ chức thực hiện, quy trình tổ chức thực hiện chính sách và kết quả thực hiện. Thực trạng này giúp các nhà quản lý một lần nữa nhìn lại quá trình tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp. - Một trong những đóng góp thiết thực khác của Luận án là đánh giá sự tham gia của các chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM, gồm người dân, doanh nghiệp và các TCPCP theo những tiêu chí đã được xác lập từ lý thuyết. Những đánh giá cho thấy ba nhóm chủ thể trên chưa thực sự tham gia vào quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH mà nguyên nhân là thiếu cơ chế hỗ trợ phù hợp. Những kết quả nghiên cứu và nhận định này giúp các nhà quản lý nhận thức một cách rõ nét hơn thực trạng tham gia của các chủ thể; góp phần hình thành nhận thức sâu sắc và đúng đắn về vai trò của họ trong chính sách ƯPBĐKH nói chung và trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói riêng. - Ở phần giải pháp (chương 4), Luận án đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và mang tính thực tiễn phù hợp với bối cảnh và điều kiện phát triển mới tại TP. HCM. Các giải pháp bao quát nhiều mặt của công tác thực hiện chính sách ƯPBDKH của Tp: từ hoàn thiện chính sách đến huy động sự tham gia của các bên liên quan trong thực hiện chính sách. Các giải pháp này còn có giá trị tham khảo cho việc tổ chức thực hiện các chính sách khác. 6. Ý nghĩa của Luận án Ý nghĩa về mặt lý luận Với những đóng góp của đề tài về mặt khoa học ở trên, Luận án có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc. Luận án có ý nghĩa làm phong phú thêm khoa học về chính sách công cụ thể là thực hiện chính sách công; bổ sung thêm lý thuyết về chính sách công trong lĩnh vực thực hiện chính sách ƯPBĐKH. 10 Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận án đưa ra đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở Tp. HCM nói riêng và bài học cho một số địa phương khác trong cả nước nói chung. Không những vậy, Luận án còn là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy các chuyên ngành Quản lý công, Chính sách công và các chuyên ngành về môi trường. 7. Cấu trúc Luận án Cấu trúc Luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm bốn chương. Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Chương 3. Thực trạng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương 4. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Chủ đề chính sách ứng phó biến đổi khí hậu được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Căn cứ vào bản chất của hoạt động ƯPBĐKH, chính sách sách ƯPBĐKH được chia thành chính sách giảm thiểu và chính sách thích ứng. Các học giả trên thế giới thường tiếp cận chính sách ƯPBĐKH theo hướng giảm thiểu khí phát thải được ước tính bằng các mô hình ước lượng của kinh tế học. Chẳng hạn như mô hình tổng hợp IAMs (integrated assessment models) và chính sách ƯPBĐKH chủ yếu dựa vào chi phí xã hội có được từ dự báo của mô hình IAMs [131]. Tuy nhiên theo Pindyck [131] những chính sách dựa trên mô hình IAMs đều thiếu căn cứ khoa học vì công thức sử dụng trong mô hình này chưa được kiểm định, và các nhà làm chính sách đã “dựa trên những kết quả không hề tồn tại”. Felzer và ctg [105] sử dụng mô hình MIT Hệ thống Tích hợp Toàn cầu (MIT Integrated Global Systems Model) để xem xét tác động của tầng Ozone đến hoạt động kinh tế và từ đó đưa ra chính sách ƯPBĐKH dựa trên những dự báo, ước lượng này. Hoặc để giảm sự không chắc chắn của các chính sách ƯPBĐKH, Webster và ctg [155] sử dụng mô hình Hệ thống trái đất (Earth System Model) để phục vụ cho việc dự báo lượng khí thải. Còn Babiker [81] thì tiếp cận chính sách ƯPBĐKH từ góc độ thị trường. Tác giả (Babiker) xem xét tác động của chính sách ƯPBĐKH đến cấu trúc của thị trường và nền kinh tế của các nước phát triển khi họ tham gia hiệp định Kyoto năm 1997. Một hướng nghiên cứu khác về chính sách ƯPBĐKH cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm là cộng đồng và hành động tập thể của cộng đồng. Adger [75] cho rằng hành động tập thể và cộng đồng cần phải được quan tâm trong chính sách ƯPBĐKH, bởi vì tính hiệu quả của chính sách ƯPBĐKH phụ thuộc v...công tác thuỷ lợi và quản lý nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thời vụ sản xuất; và tăng cường nhận thức cộng đồng và thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Cùng cách tiếp cận, tác giả Nguyễn Đức Ngữ [37] sau khi khái quát thực trạng BĐKH trên thế giới và Việt Nam đã đưa ra những gợi ý liên quan đến nhận thức, quan điểm, chiến lược và chính sách ƯPBĐKH cho Việt Nam. Cách tiếp cận của các tác giả tuy bao quát nhưng lại chưa có những phân tích sâu cho nên giá trị tham khảo còn hạn chế. Tóm lại, việc thực hiện chính sáchƯP BĐKH tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng chưa nhận được nhiều nghiên cứu từ các học giả. Các 25 nghiên cứu đều chủ yếu tập trung vào phân tích tình trạng biến đổi khí hậu, những kịch bản BĐKH trong tương lai, vấn đề tham gia của người dân, đánh giá mức độ tổn thương của người nghèo, người nông dân, vấn đề giới và ƯP BĐKH mà chưa có nghiên cứu nào xem xét cụ thể và chi tiết các khía cạnh của thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh chẳng hạn như: sự tương tác giữa các chủ thể trong thực hiện chính sách ƯP BĐKH, và những rào cản gặp phải trong thực hiện chính sách ƯP BĐKH. 1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Các nghiên cứu trên chưa chạm được những vấn đề thực sự trọng tâm của việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh; mặc dù có những nghiên cứu rất sâu sắc, chi tiết và có kiểm chứng thực nghiệm. Chính vì vậy, việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn là lĩnh vực cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu sắc hơn. Những vấn đề quan trọng sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu: Thứ nhất, lý thuyết về thực hiện chính sách nói chung được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về chính sách công, nhưng có ít lý thuyết về thực hiện chính sách trong lĩnh vực ƯPBĐKH, nhất là gắn với bối cảnh Việt Nam và Tp. HCM. Chính vì vậy, Luận án nhận thấy rằng, cần tổng hợp, xây dựng một số vấn đề lý thuyết liên quan đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH như các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH và quy trình thực hiện chính sách này. Thứ hai, cần tiếp tục có nghiên cứu về các văn bản (chính sách ƯPBĐKH) tại Tp. HCM để xem xét và đánh giá mục tiêu, nội dung của chính sách của Tp. có thực sự đảm bảo, nhất quán và bao quát hay không. Thứ ba, thực trạng quy trình tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH tại Tp. HCM chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây về ƯPBĐKH. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách ƯPBĐKH của Tp. HCM hiện nay ra sao, có những bước nào với ưu điểm và hạn chế ra sao cũng cần thiết phải được làm rõ trong Luận án này. Thứ tư là sự tham gia của người dân vào thực hiện chính sách ƯP BĐKH khí hậu tại Tp. HCM Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào việc xem xét tính 26 tổn thương của người dân, trong đó đa phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa giới và BĐKH, từ đó đặt ra nhu cầu lồng ghép vấn đề ƯP BĐKH và vấn đề giới. Những nghiên cứu này chưa tập trung vào cách thức huy động sự tham gia của người dân vào việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM. Theo đó, cần có những nghiên cứu về hình thức tham gia, các yếu tố tác động đến sự tham gia, và các rào cản của sự tham gia của người dân vào việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM. Thứ năm là sự tham gia của tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp vào việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. HCM. Trong thời gian qua, các tổ chức phi chính phủ tham gia tích cực vào vấn đề BĐKH, họ tương tác trên nhiều phương diện từ khâu xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, đánh giá chính sách và thậm chí là tham gia vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chủ thể này tham gia tích cực vào vấn đề ƯP BĐKH và tác động đến hiệu quả của thực hiện chính sách ƯP BĐKH. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu sâu sắc hơn về sự tham gia của đối tượng này vào quá trình thực hiện chính sách ƯP BĐKH. Thứ sáu là mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trong việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH. Ở Việt Nam, quá trình phân cấp quản lý tuy có diễn biến tích cực hơn so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức cầm chừng. Chính quyền địa phương vẫn bị tác động trực tiếp bởi chính quyền trung ương. Theo đó, việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh bị chi phối nhiều bởi chính sách của trung ương. Chính vì vậy, trong việc thực hiện chính sách ƯP BĐKH tại Tp. Hồ Chí Minh, cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa chính quyền Tp. Hồ Chí Minh và Chính phủ. 27 Tiểu kết Chƣơng 1 Sau khi tổng thuận hai khía cạnh liên quan đến đề tài của Luận án là (1) chính sách ƯPBĐKH; (2) thực hiện chính sách ƯPBĐKH, Luận án nhận thấy rằng vẫn còn một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Về mặt lý luận đó là việc tổng hợp lại khung lý thuyết về thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Lý thuyết thực hiện chính sách được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu về chính sách và ít được nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường. Luận án này còn xem xét thực trạng thực hiện chính sách ƯPBĐKH gắn với thực tiễn Tp. HCM, vốn ít được đề cập tới. Nhiều nghiên cứu về ƯPBĐKH ở Tp. HCM nhưng chủ yếu tập trung vào chính sách, quản trị ƯPBĐKH đa cấp, tác động, kịch bản và quy hoạch đô thị. Vấn đề thực hiện chính sách ƯPBĐKH được nghiên cứu rải rác, chưa thành một hệ thống. 28 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Một số vấn đề lý luận về biến đổi và ứng phó biến đổi khí hậu 2.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu FCCC định nghĩa BĐKH là “sự thay đổi của khí hậu do con người tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và đã làm thay đổi các thành phần của bầu khí quyển và tạo ra nhiều yếu tố mới vào tự nhiên qua thời gian” [130]. Khái niệm nhấn mạnh đến hoạt động của con người và coi đó là nguyên nhân chính tạo ra BĐKH. Ban chỉ đạo chương trình hành động ƯPBĐKH ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đăng tải trên website chính thống của mình khái niệm về BĐKH,“là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển trong khai thác và sử dụng đất”. Ngược với quan điểm trên, IPCC chủ trương BĐKH cần phải được hiểu rộng hơn, là “bất kì những thay đổi nào của khí hậu qua thời gian do hoạt động của con người hoặc do sự thay đổi trong giới tự nhiên” [130]. IPCC không chỉ giới hạn nguyên nhân của BĐKH là ở hoạt động của con người mà còn là do sự biến động của tự nhiên. Con người không những cần phải kiểm soát các hoạt động có hại của mình mà còn phải có khả năng thích ứng với BĐKH. Trong Luận án này, tác giả lựa chọn khái niệm BĐKH theo quan điểm của IPCC; đó là “bất kỳ những thay đổi nào của khí hậu qua thời gian do hoạt động của con người hoặc do sự thay đổi trong giới tự nhiên”. BĐKH là sự thay đổi của khí hậu và nguyên nhân của sự thay đổi đó là hoạt động của con người và tự nhiên. Tương ứng với hai nguyên nhân gây nên BĐKH là hai hành động ƯPBĐKH (climate change response): thích ứng (adaptation) và giảm thiểu (mitigation). Thích ứng mô tả sự thay đổi trong quy trình hoặc cấu trúc để giảm bớt những nguy hiểm tiềm tàng, hoặc tận dụng các cơ hội xuất hiện gắn liền với những thay đổi trong khí 29 hậu” [121, tr.8]. Giảm thiểu nhấn mạnh đến khía cạnh ngăn cản hoặc hạn chế sự thay đổi của khí hậu [121]. Giảm thiểu thường tập trung vào việc hạn chế những nguyên nhân gây ra BĐKH như sự tăng lên của khí nhà kính [121]. Tóm lại, ƯPBĐKH là những hành động của con người giúp cho con người tồn tại được một cách bền vững trong BĐKH đồng thời điều chỉnh hành động của con người để hạn chế đến mức thấp sự thay đổi về khí hậu. 2.1.2. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu Mức tăng nhiệt độ toàn cầu, cả Bắc cực, có xu thế tăng lên rõ rệt. Độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24oC. Tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ cả thế kỷ là 0,75oC, nhanh hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11 đến nay [63, tr.81]. Lượng mưa tăng và giảm khác nhau ở nhiều khu vực. Một số khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, kiến lượng mưa tăng ở nhiều vùng. Một số khu vực của Châu Phi, Nam Á, Tay Phi lại có lượng mưa giảm. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm [81, tr. 83]. Nhiều đợt hạn nặng diễn ra trên thế giới. Dòng chảy của hầu hết các sông trên thế giới đều biến đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang thập kỷ khác và giữa các năm trong từng thập kỷ. Đa phần các dòng chảy đều sa sút [83, tr.83]. Biến đổi nhiệt độ ở các cùng cực và băng quyển. Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7% mỗi thập kỷ. Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể. Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1900 và nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửa tăng lên 3oc so với năm 1982 [83, tr.85]. 2.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Nguyên nhân từ tự nhiên gồm những tác nhân như sự chuyển động của trái đất, các vụ phun trào của núi lửa và hoạt động của mặt trời đã gây ra những thay đổi về nhiệt độ của trái đất [40]. Nguyên nhân từ con người được các nhà khoa học khẳng định là chủ yếu [40]. Con người với nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là nguồn nhiên liệu hoá thạch 30 ngày càng tăng, đã tạo ra các khí hiệu ứng nhà kính làm cho hiện tượng hiệu ứng nhà kính của trái đất càng nghiêm trọng hơn thể hiện ở Bảng sau: Bảng 2.1. Mức độ tăng chóng mặt của các khí hiệu ứng nhà kính do hoạt động sản xuất của con ngƣời Loại khí Hàm lƣợng khí trong tự nhiên Mức chênh lệch Trƣớc thời tiền công nghiệp đến thời tiền công nghiệp (từ 1750) Từ thời tiền công nghiệp đến năm 2005 CO2 180-200 phần triệu 379 phần triệu Tăng 100% CH4 715 phần triệu 1774 phần triệu Tăng 151% N2O 270 phần triệu 319 phần triệu Tăng 17% CFCs Không xuất hiện Đã xuất hiện lớn gấp nhiều lần so với CO2 (Nguồn: Tổng hợp từ UNDP, 2008) Con người được phân tích ở 2 cấp độ cá nhân và nhà nước. Ở cấp độ cá nhân, con người khai thác tự nhiên để thoả mãn nhu cầu trong cuộc sống. Vấn đề là con người thường không biết giới hạn nhu cầu của chính họ, nên khai thác một cách quá mức từ tự nhiên, môi trường, tạo ra lượng chất thải vượt quá ngưỡng của trái đất. Ở cấp độ nhà nước, quan niệm và chủ trương phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như nhiều nước đã làm là sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường. Tăng trưởng kinh tế không đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã tạo ra lượng rác thải, khí thải lớn, gây biến đổi khí hậu. Tốc độ đô thị hoá một cách nhanh chóng và thiếu bền vững cũng là một trong những hành động của con người gây nên tình trạng phá rừng, diện tích đất rừng bị biến mất. Mảng xanh của trái đất liên tục suy giảm. Chỉ trong năm 2017, hơn 15,8 triệu hécta rừng nhiệt đới bị đốn hạ, tương đương với diện tích đất nước Bangladesh. Mỗi phút thế giới mất đi diện tích rừng tương đương 40 sân bóng đá. 2.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu Thế giới đang có nhiều nỗ lực ƯPBĐKH bởi vì bản thân nó tạo ra những tác động to lớn và khó lường đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Về mặt tự nhiên, BĐKH đã và đang tác động tiêu cực tới các hệ thống tự nhiên. Nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng hơn so với tất cả các thập niên trước đây kể từ năm 1850. Giai đoạn 1983-2012 được đánh giá là 30 năm nóng nhất trong vòng 800 31 năm qua tại Bắc Bán cầu. Theo dự báo của các nhà khoa học, khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5oC thì có tới khoảng 20% - 30% các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cùng với việc nóng lên của trái đất là nước biển dâng cao. Tốc độ dâng của nước biển từ giữa thế kỷ 19 cao hơn tốc độ dâng trung bình trong 2000 năm trước [112]. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất canh tác bị ngập lụt. Nhiều quốc đảo có độ cao dưới 3m so với mặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale... sẽ mất phần lớn diện tích và một vài nước khác sẽ biến mất. Từ năm 1992 đến năm 2011, một lượng băng lớn đã bị tan chảy ở Greenland và Nam Cực làm mực nước biển dâng cao đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, khu vực đất thấp, thay đổi toàn bộ đời sống, sinh hoạt của con người. Về mặt kinh tế-xã hội, BĐKH làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững. BĐKH tác động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở các nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất của BĐKH sẽ giảm từ 1% đến 2,3%/năm. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007- 2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39%. Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD thì thiệt hại do BĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 nếu không ƯPBĐKH phù hợp và hiệu quả [14]. 2.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách và thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu 2.2.1. Chính sách công và chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Khái niệm chính sách công Xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “Khoa học chính sách: Sự phát triển mới nhất về phạm vi và phương pháp” của tác giả Lasswell và Daniel, tiếp theo đó là 32 trong nghiên cứu “Định hướng chính sách” của Lasswell năm 1950 [44], thuật ngữ “chính sách công” xuất hiện và đặt nền móng cho sự hình thành của khoa học chính sách công. Từ đó đến nay khái niệm chính sách công được định vị từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Colebatch [93, tr.2-3] tiếp cận chính sách từ góc độ đối tượng tham gia vào quy trình chính sách cho rằng mỗi chủ thể có cách cắt nghĩa khác nhau. Có cùng quan điểm như trên, tác giả Võ Khánh Vinh [71] tiếp cận chính sách với tư cách là một thế giới sống động: “Chính sách công thể hiện trước hết với tư cách là sự thống nhất của ba chiều cạnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: (1) là lĩnh vực của đời sống xã hội; (2) là một trong những loại hoạt động của các chủ thể xã hội, là loại hành vi cá nhân và hành vi tập thể của các chủ thể đó; (3) là loại quan hệ xã hội giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và các cộng đồng xã hội”. Khác với cách tiếp cận trên, Lynam [120, tr.7] cắt nghĩa chính sách từ góc độ đạt được mục tiêu; chính sách là sự lựa chọn mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu đó. Tác giả Nguyễn Hữu Hải và Lê Văn Hòa [18, tr.15; 17,tr.51] cũng quan niệm chính sách công “là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định. Tương tự như vậy, tác giả Hồ Việt Hạnh [19] cho rằng “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng”. Tóm lại, trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm chính sách được hiểu là chính sách do Nhà nước ban hành (tức chính sách công) và được định nghĩa chính thống ở nước ta tại Điều 2, Nghị định của Chính phủ số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”. Theo khái niệm về chính sách, vấn đề của thực tiễn là những vấn đề gắn với những nhóm đối tượng cụ thể mà khoa học chính sách gọi là đối tượng thụ hưởng của chính sách và các chủ thể khác có liên quan. Đối tượng thụ hưởng hay còn gọi 33 là đối tượng mà chính sách thiết kế ra để giải quyết những vấn đề của họ, mang lại lợi ích cho họ theo quan điểm địnhvà mục tiêu của nhà nước đã đặt ra. Chẳng hạn như ở chính sách xóa đói giảm nghèo, đối tượng thụ hưởng của chính sách là hộ đói, hộ nghèo. Đối tượng khác có liên quan bao gồm các chủ thể khác nhau cùng tương tác và tạo thành cái gọi là cộng đồng chính sách. Trong khi đó có một số nhóm có thể bị thiệt hại khi chính sách được ban hành và có những nhóm đối tượng không liên quan đến chính sách. Khái niệm chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Nếu như khái niệm chính sách công là những định hướng, giải pháp mà nhà nước đưa ra để giải quyết vấn đề nhà nước quan tâm, đạt được mục tiêu của quản lý thì chính sách ƯPBĐKH được đưa ra để đạt mục tiêu của nhà nước về ƯPBĐKH. Theo logic này, có thể thấy chính sách ƯPBĐKH là những định hướng, giải pháp của nhà nước để giải quyết vấn đề BĐKH. Theo khái niệm này, có một số vấn đề cần rút ra như sau: Thứ nhất, chính sách ƯPBĐKH bao gồm những văn bản có nội dung liên quan đến môi trường và ƯPBĐKH. Những văn bản ấy bao gồm cả những định hướng và giải pháp liên quan đến ƯPBĐKH. Thứ hai, chủ thể ban hành chính sách ƯPBĐKH là cơ quan quản lý nhà nước. Về mặt lý thuyết, có một số nghiên cứu cho rằng Đảng và cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể chính sách. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại cho rằng chủ thể của chính sách chỉ có thể là cơ quan quản lý nhà nước. Trong Luận án này, tác giả giới hạn chủ thể chính sách là cơ quan quản lý nhà nước. Cách tiếp cận này càng phù hợp khi trọng tâm của nghiên cứu này là quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Thứ ba, nội dung của chính sách ƯPBĐKH bao quát và có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Nội dung chính sách ƯPBĐKH bao gồm hai nhóm chính là giảm thiểu và thích ứng. Hai nhóm nội dung này cần đảm bảo đồng thời và bổ trợ lẫn nhau. Thứ tư, trong chính sách ứng phó biến đổi khí hậu, đối tượng thụ hưởng chính sách khá rộng bởi tính phủ quát trên tất cả các lĩnh vực. Có thể kể ra một số đối tượng như: nông dân, doanh nghiệp ở các lĩnh vực và ngành nghề đều hưởng lợi từ 34 chính sách ứng phó biến đổi khí hậu thành công của nhà nước. Tuy nhiên một số doanh nghiệp, nhà sản xuất ở một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh dựa vào tài nguyên thiên nhiên, và/hoặc tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường thường không ủng hộ chính sách ƯPBĐKH của các quốc gia; do chính sách này ảnh hưởng đến doanh thu và đến chi phí khắc phụ hậu quả mà họ phải bỏ ra. 2.2.2. Khái niệm thực hiện chính sách và thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Khái niệm thực hiện chính sách Thực hiện chính sách được cắt nghĩa theo nhiều cách. Ferman [104] quan niệm thực hiện chính sách “là những gì xảy ra giữa sự mong đợi của chính sách và kết quả chính sách thu được”. Mazmanian và Sabatier [123, tr.1] viết “thực hiện chính sách là việc công chức triển khai một quyết định chính sách đã được thông qua để thực hiện quyền lực chính thống”. Một số tác giả quan niệm thực hiện chính sách gắn với chủ đích của các cơ quan nhà nước để làm hoặc để ngừng làm việc gì đó [124, tr.15] thực hiện chính sách còn là tác động thực tế của các hành động của nhà nước [124, 69]. Cách tiếp cận này như tác giả O‟toole [128] phê phán là không những đã đồng nhất giữa chủ thể chính sách với hành động của chủ thể đó mà còn quá nhấn mạnh đến mối quan hệ nhân quả giữa những nỗ lực của chủ thể và tác động đầu ra (outcomes) của chính sách. Trên thực tế, việc thực hiện chính sách đòi hỏi cần có sự nhìn nhận tính chất đa chủ thể của chính sách như khách hàng, nhà chính trị, và các chủ thể khác có ảnh hưởng từ bên ngoài chính sách. Quá trình thực hiện chính sách cần phải nhấn mạnh đến sự phối hợp giữa các chủ thể hoặc các bên [128]. Ramesh [137] hiểu thực hiện chính sách gồm hai quá trình ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, thực hiện chính sách chỉ những hành động của chính quyền liên bang nơi mà chính sách được ban hành. Ở cấp độ vi mô là việc thực hiện chính sách ở chính quyền bang, chính quyền cơ sở nơi mà chính sách tạo ra kết quả trên thực tế. Với quan niệm này, thực hiện chính sách là dòng chảy một chiều từ trên xuống dưới; là kết quả tiếp nối của quá trình hoạch định chính sách [108]. 35 Lane [117] cho rằng thực hiện chính sách như một hàm số trong đó thực hiện chính sách là y và các biến số khác gồm chính sách, đầu ra, chủ thể hình thành chính sách, người thực hiện, và người khởi động các chương trình. Tuy nhiên, hạn chế của cách tiếp cận này là trên thực tế việc thực hiện chính sách còn mang lại những giá trị vô hình như bài học rút ra từ sự thất bại của một chính sách, sự tăng lên về năng lực của tổ chức cũng như năng lực lãnh đạo. Khan và Khandaker [114] quan niệm thực hiện chính sách là việc triển khai pháp luật mà trong đó các chủ thể và tổ chức khác nhau làm việc cùng nhau để sử dụng các thủ tục và kỹ thuật nhằm đưa chính sách vào thực tế để đạt được mục tiêu. Theo Trần Thị Thơ [56], thực hiện chính sách “là quá trình biến các chính sách thành những kết quả; là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra”. Tóm lại, thực hiện chính sách là việc cơ quan nhà nước tổ chức nguồn lực một cách có chủ đích, theo quy trình thống nhất nhằm đưa chính sách của nhà nước vào thực tế để đạt được mục tiêu đề ra trong chính sách. Khái niệm thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Trong bối cảnh của Việt Nam, theo quy định của Luật Chính quyền địa phương, chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp. Chính quyền địa phương có chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước trên phạm vi lãnh thổ mà mình phụ trách, trong đó có việc tổ chức thực hiện chính sách. Thực hiện chính sách ƯPBĐKH là quá trình tổ chức các nguồn lực hiện có của quốc gia, địa phương để đưa chính sách ƯPBĐKH vào thực tế nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Từ khái niệm này, có thể rút ra một số vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH như sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách ƯPBĐKH là hoạt động mang tính hướng đích và có tổ chức chứ không phải mang tính ngẫu nhiên, cảm hứng. Thứ hai, việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH liên quan đến việc huy động, bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt được kết quả tốt nhất. Thứ ba, chính sách được tổ chức đưa vào thực tế phải phù hợp với điều kiện và bối cảnh của quốc gia, địa phương. 36 2.2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Nguyễn Hữu Hải [17, tr. 139-145] đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách như tính chất của vấn đề chính sách; môi trường thực hiện; mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện; tiềm lực và đặc tính của đối tượng chính sách; năng lực thực hiện chính sách của cán bộ, công chức; mức độ tuân thủ các bước trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách; các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách; và sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Smith [dẫn trong 51, tr.90] liệt kê một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách như bản thân chính sách ban hành, nhóm tham gia, cơ quan thực hiện và các yếu tố thuộc về môi trường chính sách. Ở nhiều mô hình thực hiện chính sách khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cũng khác nhau. Có một số mô hình thực hiện chính sách như mô hình hợp lý (Rationale Model), mô hình quản lý (Management Model), mô hình phát triển tổ chức (Organisational Development Model), mô hình thư lại (Bureucratic Model), và mô hình chính trị (Political Model) [114]. Mỗi mô hình, tùy theo cách tiếp cận mà đưa ra các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách. Các yếu tố ảnh hưởng ở từng mô hình, được tổng hợp ở Phụ lục 3.1. Từ những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ƯPBĐKH nói trên, kết hợp với thực tiễn Tp. HCM cũng như bối cảnh chính trị và hành chính của Việt Nam với hướng từ trên xuống dưới là chính, phân quyền rất ít cho chính quyền địa phương, Luận án đưa ra bốn yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ƯPBĐKH của chính quyền địa phương: (1) vấn đề phân cấp và mô hình thực hiện chính sách ƯPBĐKH; (2) Bản thân chính sách ƯPBĐKH; (3) sự tham gia của các chủ thể có liên quan; và (4) nguồn nhân lực thực hiện. 2.2.3.1. Sự phân cấp và mô hình tổ chức thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Thứ nhất là phân quyền. Mức độ phân quyền, tính hợp lý của phân quyền giữa trung ương và địa phương trong thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở địa phương. 37 Luận án còn xem xét quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM được tiến hành theo chiều hướng từ trên xuống, từ dưới lên hay là kết hợp giữa hai chiều. Thứ hai là mô hình thực hiện chính sách. Mô hình từ trên xuống bắt đầu bằng một chương trình hoặc chính sách của nhà nước thường là của trung ương. Chương trình, chính sách khởi phát này là cơ sở để chủ thể thực hiện làm theo những việc đã được đưa ra từ cấp trung ương và cấp trên [123]. Trong mô hình chính sách này, sự giám sát của cơ quan nhà nước ở cấp trên được thực hiện một cách khắc khe và chặt chẽ. Trong khi đó, ở mô hình thực hiện chính sách từ dưới lên, các chương trình thực hiện chính sách không xuất phát từ những chương trình, chính sách của nhà nước mà bắt đầu bằng việc xác định vấn đề chính sách từ dưới lên. 2.2.3.2. Bản thân chính sách ứng phó biến đổi khí hậu Bản thân chính sách ƯPBĐKH như sự rõ ràng của mục tiêu, tính chính xác và nhất quán của kế hoạch, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và chi tiết, các tiêu chuẩn phù hợp, và sự giám sát hợp lý [114]. Nói cách khác, bản thân chính sách ƯPBĐKH được phân tích theo các tiêu chí: (1) Sự rõ ràng, phù hợp của mục tiêu, (2) mức độ đầy đủ và thống nhất về nội dung của chính sách ƯPBĐKH ở Tp. HCM. Mục tiêu của chính sách ƯPBĐKH ở TP. HCM được phân tích theo một số khía cạnh như sự nhất quát về mục tiêu xuyên suốt các văn bản về ƯPBĐKH ở Tp. HCM. Ngoài ra, mục tiêu của chính sách còn được phân tích và đánh giá theo hướng so sánh giữa mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của chính sách ƯPBĐKH ở trung ương và địa phương (cụ thể là Tp. HCM) cũng được nghiên cứu và so sánh để xem xét sự nhất quán và liên tục về chính sách giữa trung ương và địa phương. Yếu tố bản thân chính sách ƯPBĐKH còn thể hiện ở mức độ bao phủ, sự phù hợp và nhất quán về mặt nội dung chính sách. Mức độ bao phủ là khả năng phủ quát trên nhiều lĩnh vực có liên quan đến BĐKH, để tạo ra hành động đồng bộ vốn là bản chất của chính sách ƯPBĐKH. Sự phù hợp của chính sách được nghiên cứu dựa trên hai góc độ là sự phù hợp với chính sách có liên quan ở Trung ương và sự phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Sự nhất quán về nội dung cua chính 38 sách thể hiện qua các chính sách ở từng giai đoạn và thời kì, sự liên tục, tính cam kết và diễn biến theo hướng ngày càng tích cực của tư duy chính sách ƯPBĐKH. 2.2.3.3. Sự tham gia của các chủ thể có liên quan Chủ thể liên quan bao gồm người dân, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu khoa học. Khía cạnh này tập trung vào phân tích mức độ, hình thức và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ vào thực hiện chính sách ƯPBĐKH.Trong quy trình chính sách có xuất hiện các nhóm đối tượng tham gia, tương tác lẫn nhau, tạo thành một tập hợp. Đó chính là cộng đồng chính sách. Cộng đồng này không chỉ tác động đến một khâu mà còn tác động đến toàn bộ quy trình chính sách, trong đó có giai đoạn thực hiện. Có nhiều cách phân loại cộng đồng chính sách. Theo Homshaw [110], cộng đồng chính sách bao gồm một số loại cơ bản. Cộng đồng chính sách „thân chính phủ‟ gồm những nhóm người có tác động và gắn chặt với các khâu quan trọng, cốt lõi trong quá trình chính sách và thực hiện chính sách. Cộng đồng “thay thế là những nhóm người quan tâm đến chính sách và có thể tác động đến quá trình ban hành chính sách nhưng không tham gia vào những khâu quan trọng trong chính sách. Cộng động “cốt lõi” không tham gia thường xuyên vào quá trình ban hành chính sách, nhưng nếu không có sự đồng ý của họ, các chính sách quan trọng trong lĩnh vực này có thể không thành công hoặc thậm chí không được ban hành. Ngoài ra, cộng đồng chính sách còn được chia thành: cộng đồng chính sách có quyền lực và cộng đồng chính sách ít hoặc không có quyền lực. Quyền lực ở đây được hiểu là có khả năng tác động mạnh đến quá trình ban hành cũng như đầu ra của chính sách [51]. Theo Pross [134, tr.98], cộng đồng chính sách bao gồm các cơ quan của nhà nước, các nhóm áp lực, phương tiện thông tin đại chúng, cá nhân trong đó có các nhà khoa học. Những nhóm này có quan tâm đến chính sách và tìm cách tác động đến chính sách đó. Sapru [dẫn trong 51, tr. 93-106] cho rằng cộng đồng chính sách bao gồm: các cá nhân trong xã hội, phương tiện thông tin đại chúng, các nhóm áp lực (các nhóm lợi ích) và các đảng chính trị. Trong nghiên cứu này, cộng đồng chính sách gồm một số chủ thể chính là nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và người dân. 39 Nhà nƣớc Nhà nước là chủ thể chính trong quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Nhà nước vừa là chủ thể ban hành chính sách; vừa là chủ thể triển khai chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn. Không những vậy, nhà nước còn là chủ thể huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách cũng như điều phối và phát huy hiệu quả sự tham gia của các chủ thể khác có liên quan. Nghiên cứu về nhà nước trong thực hiện chính sách ƯPBĐKH, thường tập trung vào một số nội dung như: cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ quan chủ đạo, quy định về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan ấy, cũng như năng lực phối hợp và tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước xuyên suốt quá trình thực hiện chính sách ƯPBĐKH. Doanh nghiệp Kết quả điều tra Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính ...ren's Foundation 68/CNV- VPDA Nicolas Savas Pistolas PACCOM Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Cà Mau, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng 30 COPI Mỹ Children of Peace International 117/CNV-­HĐ Binh Thanh Nguyễn Rybacki PACCOM Giúp đỡ trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn Phú Thọ, Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Nam Định, Phú Yên, Huế, Quảng Nam 31 CRS Mỹ Catholic Relief Services - United States Conference of Catholic Bishop 13/CNV- ­VPĐD Snigdha Chakraborty PACCOM Nông nghiệp, phát triển y tế và giáo dục, viện trợ khẩn cấp, giảm nhẹ thiên tai và giảm nghèo Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Vĩnh Long và Đà Nẵng 32 CTM/OUCR U Anh Centre for Tropical Medicine (Oxford University Clinical Reseach) 49/CNV- ­VPĐD Guy Edward Thwaites PACCOM Hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu phát triển, khoa học y sinh học, điều trị và chẩn đoán lâm sàng, sức khỏe cộng đồng và sức khỏe động vật Hà Nội 33 CUTS Ấn Độ Consumer Unity & Trust Society 76/BNG-­HĐ Phạm Thị Quế Anh Bộ Công Thương (Cục quản lý cạnh tranh) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;; thương mại quốc tế và phát triển;; phát triển nguồn nhân lực;; an toàn tiêu dùng Hà Nội 34 CYMF Mỹ Chen-Yung Memorial Foundation, Inc 263/CNV-­HĐ Hsien Wen Chu PACCOM Xây dựng và phát triển nhà cho người nghèo, hỗ trợ giáo dục và phát triển cộng đồng người nghèo, hỗ trợ giáo dục Cần Thơ, Kiên Giang 35 DAIL Hàn Quốc Dail Social Welfare Foundation 231/CNV-­HĐ Lee Ae Ri PACCOM Chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội 36 DARIU Thụy Sỹ The Dariu Foundation 29/CNV- VPDA Nguyễn Văn Hạnh PACCOM Tài chính vi mô, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cấp học bổng, đào tạo tin học và xây dựng trường học Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang 37 DFC Mỹ Donate for Children, Inc 280/CNV-­HĐ Nguyễn Lê Mỹ Linh PACCOM Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh kho khăn Vĩnh Long 38 DFRO Canada Dreams Fulfilled Relief Organization 222/CNV-­HĐ Bà Đỗ Thị Minh Hiếu PACCOM Hỗ trợ người nghèo và trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam (không bao Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Huế, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Đà Nẵng, Sóc Trăng và Ninh Bình gồm vấn đề con nuôi) 39 DVA Đan Mạch Danish Vietnamese Association 294/CNV-­HĐ Freddy Karup Pedersen PACCOM Bảo trợ xã hội 40 DWW Séc Development WorldWide 207/BNG-­HĐ Ondrej Urban PACCOM Bảo vệ môi trường, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Hà Nội, Thái Bình, Quảng Bình, Đồng Nai và Thừa Thiên Huế 41 Dynamo Bỉ Dynamo International ASBL 206/CNV-­HĐ Trần Thị Kim PACCOM Hỗ trợ thanh niên và trẻ em đường phố, giáo dục và việc làm (không bao gồm vấn đề con nuôi) 42 ECF Hà Lan Eyecare Foundation 86/CNV- VPDA Elise Janneke Kenter PACCOM Hỗ trợ phòng chống và chữa trị các bệnh về mắt Hà Nội, Cao Bằng, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Phước, Trà Vinh, Bến Tre, Bình Dương 43 Ecole pour tous au Vietnam Pháp Ecole Pour Tous au Vietnam 107/CNV-­HĐ Michèle Potée PACCOM Hỗ trợ trẻ em 44 EDEN Đài Loan -- Trung Quốc Eden Social Welfare Foundation 237/CNV-­HĐ Shu Fen Wu PACCOM Giáo dục, đào tạo dạy nghề và hỗ trợ người tàn tật Vĩnh Long, Cần Thơ 45 EED Pháp Planete Enfants & Developpement 23/BNG- VPDA Marie Liesse Teissier PACCOM Y tế và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm con nuôi) 46 EFD Bỉ Education for Development 58/CNV-­HĐ Hanna Louise Smokcu m PACCOM Hỗ trợ các lớp học tiếng Anh, vi tính, giáo dục phổ cập và sức khỏe cho trẻ lang thang Bình Dương, Đắk Lắk 47 EMWF Mỹ East Meets West Foundation 26/CNV- ­VPĐD Nguyễn Quang Quỳnh PACCOM Phát triển giáo dục, y tế, phát triển cộng đồng, giảm nhẹ thiên tai và giảm nghèo Hà Nội, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang 48 ENDA Xê nê gan Environment et Developpement du Tiers-Monde 382/CNV-­HĐ Henri De Reboul PACCOM Hỗ trợ người nghèo, phát triển sinh kế bền vững, ứng phó với thảm họa thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới Đà Nẵng, Kon Tum, Bình Định 49 EPE Pháp Espoir pour un Enfant 78/CNV-­HĐ Cedric Meyrieux PACCOM Y tế, cấp học bổng, bảo vệ trẻ em (không bao gồm con nuôi) Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang 50 Espoir Pour Phu San Pháp Espoir Pour Phu San 273/CNV-­HĐ Phan Thị Lai PACCOM Y tế, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Bến Tre, Lâm Đồng 51 FEA Pháp Fraternite Europe Asie 247/CNV-­HĐ Phạm Bá Đạt PACCOM Bảo trợ trẻ em, phát triển cộng đồng và hỗ trợ giáo dục Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Long An 52 FHI360 Mỹ Family Health International 19/CNV- ­VPĐD Reed Ramlow PACCOM Y tế, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV và cai nghiện ma túy Lào Cai, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cà Mau 53 FIND Thụy Sỹ Foundation for Innovative New Diagnostics 327/CNV-­HĐ Nguyễn Thị Hoàng Yến PACCOM Hỗ trợ nghiên cứu và điều trị các bệnh truyền nhiễm Hà Nội, Đà Nẵng 54 FIT Pháp Freundeskreis für Internationale Tuberkulosehilfe e.V. 388/CNV-­HĐ Vũ Nguyên Thanh PACCOM Hỗ trợ công tác phòng chống lao 55 FV Pháp France Volontaires 28/BNG-­HĐ Nguyễn Thị Thùy Hương PACCOM Đào tạo giáo viên tiếng Pháp, cung cấp tình nguyện viên và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Hà Nội 56 GCP Thụy Sỹ Global Coffee Platform 204/CNV-­HĐ Trần Thị Quỳnh Chi PACCOM Hỗ trợ phát triển bền vững ngành sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê 57 GFCHL Mỹ Global Foundation for Children with Hearing Loss 157/BNG-­HĐ Paige Leanne Stringer PACCOM Giáo dục đào tạo, hỗ trợ trẻ em khuyết tật (không bao gồm vấn đề con nuôi) Bình Dương 58 GFO Singapore Gentle Fund Organization 161/CNV-­HĐ Nguyễn Đắc Thắng PACCOM Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Thừa Thiên Huế 59 GIBTK Mỹ Giving it Back to Kids 48/CNV- VPDA Robert Valentino Kalatschan PACCOM Giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Hải Phòng 60 GIP- ESTHER Pháp Tổ chức GIP- -ESTHER 300/CNV-­HĐ Huang Pei- Ching PACCOM Cung cấp trang thiết bị y tế, chăm sóc và đ Hà Nội, Hải Phòng 61 Give2Asia Mỹ Give2Asia 62/CNV-­HĐ Birger Hagen Stamperdahl PACCOM Hỗ trợ y tế, giáo dục, môi trường và viện trợ khẩn cấp Hà Nội, Huế, Quảng Bình và Quảng Nam 62 HELVETAS Thụy Sỹ Helvetas Swiss Intercooperution 34/BNG- ­VPĐD Nguyễn Thị Lam Giang PACCOM Hà Nội, Cao Bằng, Hòa Bình, An Giang, Long An 63 HFHI Mỹ Habitat for Humanity International 12/CNV- VPDA Kelly Michelle Koch PACCOM Phát triển cộng đồng Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hòa Bình, Tiền Giang, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An, Quảng Nam, Bà Rịa -- Vũng Tàu, Phú Thọ, Thái Nguyên 64 HHW Hàn Quốc Hyo & Harmony World 226/CNV-­HĐ Kim Nam Kyun PACCOM Y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội 65 HKS Mỹ The John F. Kennedy School of Government, Havard University 57/BNG- VPDA Anthony James Saich PACCOM Giáo dục và đào tạo 66 HMS Mỹ HelpMeSee 260/CNV-­HĐ Nguyễn Hữu Thịnh PACCOM Y tế 67 HOW Mỹ Helping Orphans Worldwide, Inc BM561/UB- ­HĐ Hillary Joi Brown UBNDTP Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) 68 HSF Đức Hanns - Seidel - Stiftung e.V. 36/CNV- ­VPĐD Axel Neubert PACCOM Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế -- xã hội bền vững, đào tạo và nâng cao năng lực Hà Nội, Cần Thơ 69 HSI Mỹ Humane Society International 367/CNV-­HĐ Thẩm Thị Hồng Phượng PACCOM Hỗ trợ bảo vệ, bảo tồn các loài động vật và cải thiện môi trường sống Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Cần Thơ, Hà Nội 70 IANZ Úc Interplast Australia & New Zealand 349/CNV-­HĐ Prudence Jane Ingram PACCOM Tư vấn phẫu thuật tạo hình tay miễn phí v Đà Nẵng 71 IDH Hà Lan Stichting IDH Sustainable Trade Initiative 346/CNV-­HĐ Flavio Corsin PACCOM Hỗ trợ phát triển bền vững thông qua thúc đẩy thương mại bền vững và bảo vệ môi trường Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu, Trà Vinh, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ 72 IECD Pháp Institut Européen de Cooperation et de Développement 220/CNV-­HĐ Bà Vương Diễm Thúy Blais PACCOM Đào tạo nghề, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ tiếp cận giáo dục và y tế cho người dễ bị tổn thương 73 IIE Mỹ Institute of International Education 13/CNV- VPDA Jonathan Andrew Lembright PACCOM Giáo dục Hà Nội, Đà Nẵng 74 ILRI Kenya International Livestock Research Institute 170/CNV-­HĐ Nguyễn Việt Hùng PACCOM Nông lâm nghiệp Hà Nội, Sơn La, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nghệ An, Bình Phước, Tiền Giang, Đồng Nai, Đắk Nông, Bạc Liêu, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Kon Tum, Dak Lak, Yên Bái và Lâm Đồng 75 IPSAC-VN Mỹ International Pediatric Specialist Alliance for the Children of Vietnam 378/CNV-­HĐ Đào Nguyên Vũ PACCOM Hỗ trợ phát triển y tế Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa và Cần Thơ 76 JSU Nhật Bản All Japan Seamen's Union 55/CNV- VPDA Kambayashi Junji PACCOM Dạy nghề cho thủy thủ Việt Nam Hải Phòng 77 K.F.Asia Thái Lan Kenan Foundation Asia 227/CNV-­HĐ Richard Bernhard PACCOM Nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp về t Hà Nội, Hòa Bình 78 KIDSPIRE Mỹ KIDSPIRE 331/CNV-­HĐ Tad Ronald Kincaid PACCOM Hỗ trợ trẻ mồ côi (không bao gồm vấn đề con nuôi) 79 KNCV Hà Lan KNCV Tuberculosis Foundation 105/CNV-­HĐ Nguyễn Thiên Hương PACCOM Hỗ trợ phòng chống bệnh lao tại Việt Nam Hà Nội, Điện Biên, Nghệ An 80 KVO Hàn Quốc Korea International Volunteer Organization 271/CNV-­HĐ Shin Seon Young PACCOM Đào tạo dạy nghề 81 La Bonne Etoile Pháp La Bonne Etoile 374/CNV-­HĐ Nguyễn Thị Thu Nguyên PACCOM Hỗ trợ về y tế, giáo dục và lương thực cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) 82 L'Appel Pháp L'Appel 112/BNG-­HĐ Gerard Leon Cognie PACCOM Trợ giúp y tế cho trẻ em Hà Nội, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Kiên Giang 83 LDSC Mỹ Latter-day Saint Charities 52/CNV- VPDA Gerald Lee Thomason PACCOM Phát triển cộng đồng, y tế, cứu trợ thiên tai và đào tạo tiếng Anh Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Long, Nam Định 84 LED Pháp Les Enfants du Dragon 30/CNV-­HĐ Marc De Muynck PACCOM Cải thiện sinh kế và hỗ trợ trẻ mồ côi (không bao gồm vấn đề con nuôi) Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An 85 LLSC Hàn Quốc Leftovers Loving Sharing Community 42/CNV-­HĐ Kim Young Kwan UBND TPHCM Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 86 LORETO Úc Loreto Property Associatio n (Vietnam) Limited 15/CNV- VPDA Fisher Jaom Evette PACCOM Giáo dục và đào tạo;; hỗ trợ trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Phú Yên, Cà Mau, Trà Vinh, Tiền Giang, An Giang 87 LP4Y Philippines Life Project 4 Youth Foundation Inc. 254/CNV-­HĐ Delaporte Jean- Marc,Olivier, Marie- Franco UBNDTP Giáo dục và đào tạo 88 Maison Chance Pháp Maison Chance 51/CNV- VPDA Tim Aline Rebeaud PACCOM Nuôi dưỡng và dạy nghề cho trẻ em lang thang và người tàn tật Đắk Nông 89 Maltese r Internat ional Đức Malteser International 71/CNV- VPDA Nguyễn Thị Thúy Nga PACCOM Cung cấp nước sạch, chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng 90 MHF Hàn Quốc Milal Heart Foundation 363/CNV-­HĐ Nguyễn Khánh Linh PACCOM Cung cấp học bổng, hỗ trợ phẫu thuật tim và xây dựng nhà tình thương cho trẻ em bị bệnh tim 91 MMS Singapore Methodist Missions Society 156/CNV-­HĐ Albert Low Seng- Chua PACCOM Y tế, cung cấp học bổng cho trẻ em nghèo 92 MSI Anh Marie Stopes International 29/CNV- ­VPĐD Nguyễn Thị Bích Hằng PACCOM Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, phòng chống HIV/AIDS, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao năng lực cộng đồng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Phú Yên, Quảng Bình, Hải Dương, Yên Bái, Bình Thuận, Quảng Nam, Bạc Liêu, Ninh Thuận 93 NCA Na Uy Norwegian Church Aid 20/CNV- VPDA Archer Eivind PACCOM Biến đổi khí hậu và chăm sóc sức khỏe Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nội, Thừa Thiên Huế 94 NFF Na Uy The Football Association of Norway 28/CNV- VPDA Krystad Anders Knut Arctander PACCOM Hỗ trợ phát triển bóng đá và lồng ghép, tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống 95 NGO Fontana Đan Mạch NGO Fontana 93/CNV- VPDA Preben Hansen PACCOM Hỗ trợ phòng chống và giảm các tác hại cho đối tượng lạm dụng chất gây nghiện, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS Hà Nội, Khánh Hòa, Bà Rịa -- Vũng Tàu 96 NLR Hà Lan Nederlandse Stichting Voor Leprabestrij ding (Netherland s Leprosy Relief) 51/CNV- ­VPĐD Jan Robijn PACCOM Hỗ trợ kiểm soát bệnh phong, phục hồi chức năng về mặt y tế và kinh tế xã hội cho người khuyết tật (do bệnh phong và không do bệnh phong) Hà Nội, Cà Mau, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Huế, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Trị, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lai Châu 97 NMA Na Uy Norwegian Mission Alliance 72/BNG- VPDA Kare Borseth Ronningen PACCOM Y tế và phát triển nông thôn tổng hợp Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh 98 OMF Pháp Euvres Hospitalieres Francaises de L'Ordre de Malte France (Ordre de Malte France) 386/CNV-­HĐ Francis Chaise PACCOM Hỗ trợ phòng, điều trị bệnh phong và hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong tái hòa nhập cộng đồng 99 ORBIS Mỹ ORBIS International 42/CNV- ­VPĐD Trần Thị Thanh Hương PACCOM Hỗ trợ xây dựng năng lực chăm sóc và điều trị các bệnh về mắt Hà Nội, Điện Biên, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, bắc Ninh, bẵng Tây Ninh, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu 100 OS Mỹ Operation Smile 35/CNV- ­VPĐD Nguyễn Việt Phương PACCOM Y tế Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Kiên Giang, Tiền Giang, Bà Rịa -- Vũng Tàu Hà Tĩnh, Thái Nguyên 101 OXFAM Hà Lan Stiching Oxfam 30/CNV- Elisabeth Lefur PACCOM Hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình, sức khỏe sinh sản và tình dục, NOVIB Novib ­VPĐD Bergsma bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng 102 PACT Mỹ Private Agencies Collaborating Together, Inc 89/CNV- VPDA Đặng Thị Thanh Bình PACCOM Giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án phòng chống và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS và phát triển cộng đồng Hà Nội, Bắc Kan, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Vĩnh Long, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ 103 PALS Mỹ Pacific Links Foundation 01/CNV-­HĐ Vương Ngọc Diệp PACCOM Hỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em Lào Cai, Huế, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An 104 Partage Pháp Partage 144/CNV-­HĐ Võ Chiêu Hoàng PACCOM Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Hậu Giang 105 PATH Mỹ Program for Appropriate Technology in Health 23/CNV- ­VPĐD Bà Ramona Anne Byrkit PACCOM Y tế Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bình Dương, Bà Rịa -- Vũng Tàu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre Long An, Đồng Nai 106 PdV Pháp Poussieres de Vie 32/CNV-­HĐ Patrick Desir PACCOM Dạy tiếng Anh, vi tính cho trẻ em thành phố 107 PI Mỹ Pathfinder International 03/BNG- ­VPĐD Antonius Wijnand Jeroen van der Velden Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và xây dựng chính sách y tế Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Điện Biên, Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng và Cần Thơ 108 POF Mỹ Prosthetics Outreach Foundation 83/CNV- VPDA Marion Susan McGow an PACCOM Phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp chân tay giả, phát hiện sớm và/hoặc trợ giúp nhân đạo Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Cần Thơ 109 PSBI Mỹ Pearl S. Buck International 60/CNV- VPDA Nguyễn Thị Hạnh PACCOM Giúp đỡ trẻ em mồ côi và khuyết tật, cải tạo trường học và cung cấp thiết bị học đường (không bao gồm vấn đề con nuôi) 110 PSI Mỹ Population Services International 04/CNV- ­VPĐD Josselyn Neukom PACCOM Phòng chống HIV/AIDS, Kế hoạch hóa gia đình, y tế cộng đồng và tiếp thị xã hội sản phẩm chất làm sạch nước Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị, Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang 111 PVF Mỹ Project Vietnam Foundation 221/CNV-­HĐ Kieu Quynh Dinh PACCOM Đào tạo chuyên môn y tế và khám chữa bệnh từ thiện Hà Nội, Nghệ An 112 RdV Pháp Rencontres du Vietnam 136/CNV-­HĐ Trần Thanh Vân PACCOM Trao đổi khoa học, giáo dục, văn hoá và cấp học bổng 113 REI-VN Mỹ Resource Exchange International, Inc. 84/CNV- VPDA Trần Phương Liên PACCOM Y tế, nông nghiệp và giáo dục Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Hưng Yên, Đà Nẵng, Hải Dương và Nam Định 114 Resurge International Mỹ Resurge International 387/CNV-­HĐ Beverly Ruth Kent PACCOM Hỗ trợ phát triển y tế 115 RLS Đức Rosa Luxemburg Stiftung 18/CNV- ­VPĐD Bà Liliane Geb. Danso Danso - Dahmen PACCOM Xây dựng năng lực, bình đẳng xã hội, phát triển bền vững, môi trường, chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Quảng Trị, Trà Vinh và Bạc Liêu 116 RtR Mỹ Room to Read 65/CNV- VPDA Bà Nguyễn Diệu Nương PACCOM Hỗ trợ phát triển giáo dục Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh, Long An, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cần Thơ, TPHCM và Bình Định 117 SAP-VN Mỹ Social Assistance Program for Vietnam BM029/UB- ­HĐ Nguyễn Ngọc Thành PACCOM Giúp đỡ trẻ em khuyết tật, mồ côi Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cao Bằng 118 SART Nhật Bản Cooperate Aggregate Shiga Associati on of Radiologi cal Technologists 75/CNV-­HĐ Hajime Monzen PACCOM Hỗ trợ y tế 119 SCC Anh Saigon Children's Charity CIO 21/CNV- VPDA Timothy John Mullett PACCOM Giáo dục, đào tạo nghề, giảm nghèo và phát triển cộng đồng Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Quảng Trị, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang 120 SCI Anh Save the Children International 31/CNV- -VPĐD 64/CNV- VPDA Gunnar Fridtjof Andersen/ Nguyễn PACCOM Chăm sóc sức khỏe tập trung ở trẻ em, bảo vệ trẻ em, quản trị quyền trẻ em, viện trợ khẩn cấp, thích ứng với biến đổi khí hậu Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Điện Biên, Lào Cai, Thanh Hóa, Yên Bái, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Cà Mau. Văn Huệ 121 SGF Hàn Quốc Saemaul Globalization Foundation 400/CNV-­HĐ Lee Sang Woo PACCOM Hỗ trợ phát triển nông thôn 122 SIF Singapore Singapore International Foundation 198/CNV-­HĐ Margaret Thevarakom PACCOM Y tế và giáo viên tình nguyện Hà Nội 123 SJINC Mỹ SJINC Foundation 305/CNV-­HĐ Suann P. Adams PACCOM Hỗ trợ phụ nữ nghèo và trẻ em mồ côi Đồng Tháp, Huế, Long An 124 SNV Hà Lan Netherla nds Develop ment Organiz ation 41/CNV- ­VPĐD Alison Lucy Rusinow PACCOM Phát triển nông thôn bền vững, phòng chống biến đổi khí hậu và xây dựng năng lực Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Bắc Ninh, An Giang, BR-­VT, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lak, Đăk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nam, Hà Nội, Hà Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Khánh Hòa 125 SO Mỹ Special Olympics 323/CNV-­HĐ Nguyễn Văn Huỳnh PACCOM Hỗ trợ người lớn và trẻ em bị thiểu năng trí tuệ tham gia vào hoạt động thể chất và các hoạt động cộng đồng;; tổ chức tham gia thi đấu toàn quốc, khu vực Châu Á -- Thái Bình Dương và thế giới Hà Nội, Đà Nẵng, Huế 126 SOCODEVI Canada Societé de Coopération pour le Developpement International 61/CNV-­HĐ Maxime Prud's Homme PACCOM Hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các hợp tác xã Quảng Nam, Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận 127 SOS ERVN Thụy Sỹ SOS Enfants des Rues du Vietnam 320/CNV-­HĐ Dương Nguyên Tường PACCOM Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Điện Binh 128 SPE Hà Lan Society of Petroleum Engineers 125/CNV-­HĐ John Edward Hugh Sykes PACCOM Trao đổi kiến thức và kỹ thuật trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt;; Học bổng và bảo trợ xã hội Vũng Tàu 129 ST Mỹ Smile Train, Inc 164/CNV-­HĐ Nguyễn Trí Dũng PACCOM Hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ 130 Sunny Korea Hàn Quốc Sunny Korea 35/CNV-­HĐ Young Kee Moon PACCOM Y tế và cấp học bổng 131 TAF Mỹ The Asia Foundation 09/CNV- ­VPĐD Michael Robert Digregori o PACCOM Hỗ trợ phát triển giáo dục, kinh tế, quản trị công, môi trường và xây dựng năng lực cho đối tác tại Việt Nam Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, An Giang, Cần Thơ 132 TBU Mỹ Trustees of Boston University 276/CNV-­HĐ Jeffrey Francis Markuns PACCOM Cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe Hà Nội, Thừa Thiên Huế ban đầu 133 TDH-G Đức Terre des Hommes Germany 160/BNG-­HĐ Alberto Cacayan BLĐTBXH Chương trình hỗ trợ phụ nữ nghèo, bảo vệ môi trường, giúp đỡ trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Lạng Sơn, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bến Tre 134 Teresa Charities, Inc. Mỹ Teresa Charities, Inc. 178/CNV-­HĐ Ngô Kim Việt PACCOM Hỗ trợ người cao tuổi và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam 135 TFA Úc Trinh Foundation Australia Limmited 10/CNV-­HĐ Susan Eleanor Woodw PACCOM Hỗ trợ đào tạo trị liệu về ngôn ngữ 136 TFCF Đài Loan -- Trung Quốc Taiwan Fund for Children and Families 251/CNV-­HĐ YU-WEN, PAN PACCOM Bảo trợ trẻ em và phát triển cộng đồng 137 THE INSTITUTE Úc Brien Holden Vision Institute Foundation 39/CNV- VPDA Huỳnh Phương Ly PACCOM Chăm sóc mắt và đào tạo khúc xạ Hà Nội, Đà Nẵng và Bà Rịa -- Vũng Tàu 138 Tzu Chi Đài Loan, Trung Quốc Buddhist Compassion Relief Tzuchi Foundation 95/CNV-­HĐ Chen Ta-yu PACCOM Hỗ trợ khám chữ bệnh miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn, cấp học bổng, viện trợ khẩn cấp Tiền Giang, Hải Dương, Trà Vinh, Bình Dương 139 UCI Mỹ Unity Center, Inc 242/CNV-­HĐ Warren Chase PACCOM Hỗ trợ người nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt 140 USABC Mỹ US-ASEAN Business Council 233/CNV-­HĐ Vũ Tú Thành PACCOM Hỗ trợ phát triển tại VN, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đối tác VN trong việc hợp tác, kinh doanh với Mỹ, hỗ trợ chuyển giao Hà Nội công nghệ cho VN 141 VCF Mỹ The VinaCapital Foundation 79/CNV- VPDA Robin King Austin PACCOM Y tế và hỗ trợ phát triển kinh tế Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bắc Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Long, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Bình Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi 142 VFP Mỹ Volunteers for Peace BM330/UB- ­HĐ Đôn Tuấn Phương PACCOM Trao đổi tình nguyện viên, phát triển cộng đồng Hà Nội, Phú Thọ 143 Vietseed Foundation Inc. Mỹ Vietseed Foundation Inc. 333/CNV-­HĐ Huyền Tôn Nữ Cát Tường PACCOM Cấp học bổng cho học sinh nghèo Hà Nội, Quảng Trị, Khánh Hòa 144 VIFI e.V. Đức Vietnamesische Interkulturelle Fraueninitiative in Deutschland e V 297/CNV-­HĐ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh PACCOM Xây nhà và hỗ trợ vốn cho hộ nghèo, xây dựng trường học, chăm sóc và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam và cung cấp tình nguyện viên Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Hà Nội, Điện Biên, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cà Mau, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Trị 145 VNAH Mỹ Vietnam Assistance for the Handicapped 25/BNG- ­VPĐD Trần Văn Ca PACCOM Hỗ trợ người khuyết tật, hỗ trợ nghiên cứu, phổ biến pháp luật, giáo dục, y tế và phát triển cộng đồng Hà Nội, Lạng Sơn, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Định, Cần Thơ, Sơn La, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Phước, Tuyên Quang và Tây Ninh 146 VNED Pháp Vietnam les Enfants de la Dioxine 250/CNV-­HĐ Tạ Thị Thịnh PACCOM Bảo trợ xã hội, trao học bổng, tín dụng vi mô và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Trị, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Hòa Bình, Ninh Bình, Gia Lai, An Giang, Vĩnh Long, Phú Thọ, Bến Tre 147 VNF Mỹ The Vietnam Foundation 239/CNV-­HĐ Phạm Đức Trung Kiên PACCOM Giáo dục Hà Nội, Đà Nẵng 148 VNSF Mỹ The Viet Nam Scholarship Foundation 234/CNV-­HĐ Đỗ Thị Đào PACCOM Cấp học bổng cho học sinh, sinh viên An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp 149 VVHA Mỹ Vietnam Viral Hepatitis Alliance 403/CNV-­HĐ Ông Lê Ngọc Anh PACCOM Nâng cao năng lực đối tác và nghiên cứu, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân viêm gan B và C tại Việt Nam Đồng Nai 150 WAR Mỹ Wildlife At Risk 91/CNV- VPDA Nguyễn Vũ Khôi PACCOM Bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã Đồng Nai, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Ninh Thuận 151 WCDO Mỹ World Concern Developme nt Organizatio n 49/CNV- VPDA Mark Edward Estes PACCOM Phòng chống HIV/AIDS;; Phát triển cộng đồng toàn diện;; Đào tạo nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật;; Chăm sóc sức khỏe ban đầu Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Kon Tum 152 WCS Mỹ Wildlife Conservation Society 52/CNV-­HĐ Scott Ian Roberton PACCOM Bảo vệ môi trường Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng và Đắk Nông 153 WI Mỹ Winrock International Institute for Agricultural Development 54/CNV- VPDA Brian William Bean PACCOM Hỗ trợ bảo tồn nguồn lực tự nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Long An, Nghệ An, Đà Nẵng 154 WIMR Úc Woolcock Institute of Medical Research 77/CNV- VPDA Nguyễn Thu Anh PACCOM Đào tạo, nghiên cứu về y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang 155 WLP Mỹ War Legacies Project 252/CNV-­HĐ Susan Marie Hamm ond PACCOM Phát triển cộng đồng và giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế 156 World Animal Protection Mỹ World Animal Protection 110/CNV-­HĐ Peter William Mason PACCOM Hỗ trợ giám sát gấu nuôi nhốt, tăng cường nhận thức về bảo vệ gấu, cứu trợ khẩn cấp vật nuôi và quản lý bệnh dại 157 WUSC Canada World University Service of Canada 19/CNV- VPDA Nguyễn Thị Huê PACCOM Giáo dục -- đào tạo và dạy nghề Hà Nội, Hải Phòng, Trà Vinh, Bình Thuận, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Huế 158 WVI Mỹ World Vision International 15/CNV- ­VPĐD Trần Thu Huyền PACCOM Cứu trợ thiên tai, giáo dục, giúp đỡ trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đến trường Hà Nội, Điện Biên, Hải Phòng, Yên Bái, Hòa Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đắk Nông, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang và Cà Mau 159 WWF Thụy Sỹ World Wide Fund for Nature 28/CNV- ­VPĐD Văn Ngọc Thịnh PACCOM Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Kiên Giang, Gia Lai, Khánh Hòa, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Định, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương 160 WWO Mỹ Worldwide Orphans Foundation 143/BNG-­HĐ Ngô Thị Thùy PACCOM Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp đỡ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh khó khăn (không bao gồm vấn đề con nuôi) Hà Nội, An Giang và Bà Rịa -- Vũng Tàu, Hưng Yên và Vĩnh Long

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_chinh_sach_ung_pho_bien_doi_khi_hau_tu_thu.pdf
  • pdfTrichyeu_NgoHoaiSon.pdf
Tài liệu liên quan