Luận văn Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông hải, tỉnh Bạc Liêu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ------------------------- NGUYỄN VĂN HIỂU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC CÂY DƯỢC LIỆU VÙNG RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH LÂM SINH Cần Thơ - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ------------------------- ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC SỬ DỤNG CÂY DƯỢC LIỆU KHU VỰC RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN ĐÔNG HẢI, TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Mã

pdf69 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông hải, tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành: D620205 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN PGS. TS VÕ QUANG MINH NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311054 Lớp Lâm Sinh Khóa 39 Cần Thơ – 2016 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Bộ môn Tài nguyên đất đai chứng nhận luận văn thực tập chuyên ngành Lâm sinh với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311054 Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ. Nhận xét: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Trưởng bộ môn ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311054 Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ. Thời gian thực hiện: Nhận xét: .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua! Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Cán bộ hướng dẫn iii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh với đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN HIỂU MSSV: B1311042 Lớp Lâm sinh khoa 39, bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường đại học Cần Thơ. Ngày tháng năm 2016 Báo cáo luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: Ý kiến của Hội đồng: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Chủ tịch Hội đồng iv LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Văn Hiểu (MSSV: B1311054) Là sinh viên lớp Lâm Sinh khóa 39 (MT13V4A1) - Bộ môn Tài nguyên đất đai, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 15/05/2016, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu. kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn NGUYỄN VĂN HIỂU v LÝ LỊCH KHOA HỌC I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Họ và tên: NGUYỄN VĂN HIỂU Sinh ngày: 01 tháng 01 năm 1994 Nơi sinh: xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu Lớp: Lâm Sinh Khóa: 39 Khoa: Môi Trường & Tài nguyên thiên nhiên Trường: đại học Cần Thơ Địa chỉ liên hệ: số 97, Ấp Phước Thắng, xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 01299493749 Email: nvhieu253@gmail.com Họ và tên cha : NGUYỄN VĂN VĨNH Họ và tên mẹ : NGUYỄN THỊ LỆ II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013 tại trường Trung học phổ thông Giá Rai, TX. Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Từ năm 2013-2016 : Học đại học chuyên ngành Lâm sinh tại trường đại học Cần Thơ. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện đề tài NGUYỄN VĂN HIỂU vi LỜI CÁM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và nhiệt tình hỗ trợ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến: Quý thầy cô giảng dạy, đặc biệt là quý thầy cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, chia sẽ kinh nghiệm trong thực tế và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Thầy Võ Quốc Tuấn, cố vấn học tập, đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em phát triển trong suốt quá trình học tập, giúp em có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Thầy Võ Quang Minh, cán bộ hướng dẫn trực tiếp thực hiện luận văn tốt nghiệp, đã nhiệt tình đóng góp ý kiến chuyên môn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài luận văn với chất lượng tốt nhất. Trong quá trình thực hiện luận văn, em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong và ngoài lớp, các cô, chú, anh, chi, trong Hưng Đông Tự, Trạm Y tế xã An Phúc. Cảm ơn gia đình đã quan tâm, chăm sóc, tạo nguồn động lực để con vượt qua những khó khăn và phấn đấu trong học tập, cùng con chia sẽ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống, là chỗ dựa vững chắc để con tự tin bước đi trên con đường học tập. Cám ơn các bạn trong lớp Lâm sinh khóa 39 đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn ! NGUYỄN VĂN HIỂU vii TÓM LƯỢC Đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu vùng rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đánh sự đa dạng về hiện trạng nguồn tài nguyên cây cỏ làm thuốc, và tiềm năng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu từ đó đề xuất hướng bảo tồn phát triển. Sưu tầm một số bài thuốc chữa bệnh từ các loài cây thu được. Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 132 loài thực vật bậc cao có mạch có công làm thuốc của 119 chi thuộc 65 họ trong 2 ngành thực. Các loài cây thuốc được sử dụng để chữa trị 24 nhóm bệnh khác nhau. Xác định được bộ phận sử dụng làm thuốc và sự phân bố của cây thuốc tại các môi trường sống khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Khu vực nghiên cứu có 16 loài cây thuốc nằm trong danh mục cây thuốc mẫu, Có 9 loài có tiềm năng phát triển khi đối chiếu với Quyết định số 1976/QĐ-TTg về Việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Trong đó: Cỏ nhân trân có tiềm năng trong khai thác tự nhiên, 8 loài còn lại như: Đinh lăng, Dừa cạn, Gừng, Mã đề, Nghệ vàng, Nhàu, Sả, Trinh nữ hoàng cung. Thẻ: Cây thuốc, Bài thuốc, Bảo tồn tài nguyên. viii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...............................................................................................................................i NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI .................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..................................................................................... iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ....................................................................................... iv LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ v LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................................................... vi LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................................... vii TÓM LƯỢC ..................................................................................................................................... viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. xi DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................................... xi DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................................... xii I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề......................................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung: .................................................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 2 II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................................... 3 1. Tổng quan về rừng ngập mặn ........................................................................................................... 3 2. Tổng quan tình hình về nghiên cứu cây thuốc ................................................................................. 7 2.1. Ngoài nước ........................................................................................................................... 7 2.2. Trong nước ........................................................................................................................... 7 2.3. Một số nghiên cứu Về cây rừng ngập mặn ........................................................................... 9 3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ................................................................................................. 10 3.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................................................ 10 3.2. Lịch sử hình thành: ............................................................................................................. 11 3.4. Văn hóa – Xã hội: ............................................................................................................... 13 3.5. Một số bài thuốc thông dụng từ cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu ...................... 13 III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 22 1. Phương tiện nghiên cứu .................................................................................................................. 22 1.1 Cách tiếp cận đề tài ............................................................................................................ 22 ix 1.2 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................................................... 22 1.3 Thời gian thực hiện ............................................................................................................ 22 2. Nội dung và Các bước nghiên cứu ................................................................................................. 22 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 23 a. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 23 b. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 23 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 23 4.1. Phương pháp thu thập thông tin: ........................................................................................... 23 4.2. Phương pháp điều tra thực địa ............................................................................................... 24 4.4. Phương pháp Xác định vị trí tọa độ trên Google Earth ...................................................... 26 4.5. Phương pháp điều tra tình hình khai thác sử dụng cây dược liệu ....................................... 27 IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................................................... 28 1. Sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu .............................. 28 1.1. Sự đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc .................................................................... 28 1.2. Đánh giá đa dạng về phân loại ................................................................................................... 28 2. Đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc ..................................................................... 34 3. Sự đa dạng về công dụng làm thuốc .............................................................................................. 35 4. Tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc ở KVNC ..................................................................... 37 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 41 1. Kết luận .......................................................................................................................................... 41 2. Kiến nghị ........................................................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 42 Tiếng Việt .......................................................................................................................................... 42 Trang Web ......................................................................................................................................... 42 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 43 x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt KH Kí hiệu KVNC Khu vực nghiên cứu QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng RNM Rừng ngập mặn SL Số lượng STT Số thứ tự TT-BYT Thông tư Bộ Y tế TX Thị xã USD Đô la Mỹ WHO Tô chức Y tế thế giới DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Bản đồ vị trí T. Bạc Liêu và H. Đông Hải trên google earth. 11 3.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu 23 4.1 Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật so với tổng số loài 28 4.2 Đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc tại KVNC 35 xi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Dược tính và hỗ trợ điều trị của một số cây rừng ngập mặn được ghi nhận 4 3.1 Danh lục cây thuốc được xây dựng 26 4.1 Sự phân bố các taxon trong các ngành 28 4.2 Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc lan 29 4.3 Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu 30 4.4 Các chi có nhiều loài cây thuốc ở KVNC 31 4.5 Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc 32 4.6 33 Sự phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống 4.7 Số lượng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng 34 4.8 Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài làm thuốc 36 4.9 Sự đa dạng của các loài cây làm thuốc ở các vườn thuốc so với Danh mục 38 vườn thuốc mẫu của Bộ y tế 4.10 Các cây thuốc có tiềm năng khai thác và phát triển thị trường 40 xii I. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu tra cứu về cây thuốc chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối tượng sử dụng nhất là không phải là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây thuốc. Nhiều người dân hiện nay chưa tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc, thay vì sử dụng hiệu quả các bài thuốc dân gian từ những cây thuốc quanh nhà, thì hằng năm người dân bỏ ra một số tiền khá lớn để mua các loại thuốc tây chữa bệnh, việc sử dụng thuốc tây tuy mang lại hiệu quả nhất thời nhưng giá thành khá cao, đồng thời có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Bên cạnh đó, thuốc tây được bán khắp mọi nơi bởi những người không có chứng chỉ hành nghề và không có sử chỉ dẫn của thầy thuốc điều này sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc về sau, Việc thay đổi phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn từ những dược liệu thiên nhiên sẵn có cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Huyện Đông Hải là một huyện ven biển vùng sâu, là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Bạc Liêu với các hệ sinh thái ngặp mặn ven biển và cửa sông với nhiều loài thực vật có giá trị làm thuốc cao như Nhàu, Cỏ Mực, Ô Rô, Mắm, Rau dấp cá, Nghệ vàng, Sả, Nghệ đen, Mật gấu (Lá đắng), Rau muống biển, Lức (Sài hồ nam), Ngò vôi, Nhan trần, Môn Bạc hà, Nha đam, Lá dứa, v.v. Đây là huyện thuần nông với canh tác thủy sản và làm muối là chủ đạo, mức độ đô thị hóa không cao và đặc biệt cây cối rất đa dạng , có rất nhiều cây có khả năng dùng làm thuốc chữa bênh. Tuy nhiên, hiện trạng khai thác không kiểm soát làm giảm nguồn tài nguyên rừng, suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nguồn dược liệu quý của địa phương. Bên cạnh đó, người dân ở đây mặc dù có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về các loài cây thuốc bản địa nhưng một thực trạng đáng lo ngại là kinh nghiệm đó chỉ tập trung ở những người già, người lớn tuổi, những người trẻ không quan tâm nhiều đến kinh nghiệm dân gian này. Sụt giảm nguồn cây dược liệu trong tự nhiên, kiến thức y học cổ truyền và giá trị sử dụng cây thuốc của người dân địa phương là vấn đề cần thiết để quan tâm và tìm hiểu. Mặc dù về mặt khoa học có nhiều loại có giá trị làm thuốc rất cao, nhưng chưa được đông đảo người dân quan tâm. Các công trình nghiên cứu về cây thuốc nam ở tỉnh Bạc Liêu nói chung, và ở huyện Đông Hải nói riêng là rất hiếm. Mặc dù trên địa bàn huyện có rất nhiều cơ sở chữa bệnh hốt thuốc theo phương pháp Đông y, có rất nhiều vườn thuốc nam trong huyện, nhưng 1 chưa có tài liệu nào thống kê sự đa dạng về thành phần loài, số lượng, và giá trị sử dụng cây thuốc nơi đây. Do đó đề tài “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác cây dược liệu khu vực rừng ngập mặn huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”. Với mục đích thống kê nguồn tài nguyên cây thuốc có ở huyện, đồng thời giúp người dân địa phương có thể dể dàng nhận biết và sử dụng hợp lí các cây làm thuốc hiện có, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên này tốt hơn và đưa ra các biện pháp quản lí, sử dụng, bảo tồn hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu ở địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Nắm vững nguồn tài nguyên cây thuốc để khai thác, sử dụng và có kế hoạch bảo tồn thích hợp. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại vùng ven biển huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. - Đánh giá được tiềm năng khai thác các loài dược liệu tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu - Đề xuất được hướng bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên dược liệu tại địa phương. 2 II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Tổng quan về rừng ngập mặn 1.1. Khái niệm về rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn (RNM) là loại rừng phân bố ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. 1.2. Hàng hóa của rừng ngập mặn Hàng hóa là các sản phẩm có giá trị hữu hình và có thể buôn bán được. Vì vậy, có thể đặt giá trị cho hàng hóa đó (nếu không có quá nhiều tranh cãi). 1.2.1. Gỗ Gỗ là loại sản phẩm rừng ngập mặn dễ thấy nhất có giá trị hữu hình và có thể (thường là) buôn bán được. Nhiều loài rừng ngập mặn được quản lí để sản xuất gỗ. Gỗ rừng ngập mặn có nhiều công dụng và truyền thống được làm củi đốt và hầm ra than chất lượng cao. Một số loài cây rừng ngập mặn (như Su – Xylocarpus và Cui – Heritiera) cho ra gỗ ở cấp đồ mộc rất mịn thớ nhưng hiếm khi mọc thành quần thụ đủ lớn để có thể làm nên thương phẩm. Thân cây Đước (Rhizophora) và Vẹt (Bruguiera) làm cừ rất chắc, nhiều ngôi nhà (ở Singapore) xây dựng trên móng cừ bằng gỗ này từ cuối thế kỷ 19 vẫn còn đứng vững cho đến nay. Gỗ rừng ngập mặn tồn tại rất lâu khi nó được chôn dưới đất, nhưng gãy rất nhanh nêu phơi ra ngoài. Gỗ rừng ngập mặn còn được băm và dùng để chế biến tơ nhân tạo. Hoạt động này diễn ra với qui mô lớn ở những khu rừng Đước (Rhizophora) đại trà (hàng chục ngàn héc-ta) tốt nhất bị khai thác trắng. Thảm kịch là ở chổ ngành công nghiệp gỗ dăm từ rừng ngập mặn (được kiểm soát đặc biệt bởi một tổ chức độc quyền ở Nhật Bản) chưa chú tâm đúng mức để đảm bảo khai thác bền vững, dù công nghệ này đang tồn tại. 1.2.2. Các lâm sản khác Có rất nhiều công dụng địa phương khác của sản phẩm rừng ngập mặn, dùng cây Nhum (Oncosperma tigillarium) từ làm trụ đáy cho đến làm đường thực phẩm, một loài khác trong họ cau dừa là cây Dừa nước (Nypa fruticans) được dùng từ làm tấm lợp nhà cho đến làm giấy cuộn thuốc lá và hầu hết các loài cây rừng ngập mặn còn lại đều có công dụng làm thuốc nam. Nhiều loài hai mãnh vỏ được người ta thu lượm để kiếm sống hàng ngày nhưng tôm và cua được đánh bắt từ sông nước rừng ngập mặn thì thường mang tầm thương mại quốc tế. 1.3. Giá trị sử dụng dược liệu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Tất cả các xã hội truyền thống đều sử dụng “thuốc nam”, dân cư sống bên trong hoặc ở gần rừng ngập mặn cũng không ngoại lệ. Những người sống trong các quần xã cây rừng ngập mặn ven biển lấy các sản phẩm từ cây rừng để trị nhiều chứng bệnh thông 3 thường và một ít căn bệnh hiểm nghèo (bảng 2). Dù thông tin về dược lí của cây rừng ngập mặn còn hạn chế nhưng hầu hết các loài đều có hàm lượng các hợp chất đa phân tử chống ô-xi hóa cao (điển hình là tannin), và nhiều loài được biết là có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, còn các loài khác thì có tiềm năng trị được các bệnh hiểm nghèo như bệnh bạch cầu (Bandaranayake, 1998). Các nhà sản xuất thuốc thương mại có thể có nhiều thông ti n về dược tính của cây rừng ngập mặn nhưng vì đây là bí kíp nên hiếm khi được công bố. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy rằng cây rừng ngập mặn được dùng làm “thuốc nam” ngày càng rộng rãi hơn tập quán của cộng đồng. Bảng 2.1: Dược tính và hỗ trợ điều trị của một số cây rừng ngập mặn được ghi nhận. Bổ sung theo Bandaranayake (1998). (Ba=vỏ cây; Fr=Trái; Fl=Hoa; Ju=Nước ép từ trái; La=Nhựa mủ; Le=Lá; Ro=Rễ; Re=Nhựa dầu; Rh=Củ; Sa=Nhựa trong cây; Sh=Chồi non; St=Thân). Tên khoa học Tên tiếng Việt Dược tính Acanthus ilicifolius Ô rô hoa tím Kích thích tình dục, suyễn, lọc máu (Fr); Tiểu đường, lợi tiểu, viêm gan, bệnh phong (Fr, Le, Ro); Đau dây thần kinh, bại liệt, lác đồng tiền, thấp khớp, các bệnh về da (Ba), rắn cắn, đau dạ dày (Ba, Fr, Le). Acanthus ebracreatus Ô rô hoa trắng Khử trùng, lọc máu, mụn nhọt (Fr); cảm lạnh (Ba, Fr), Vết thương hoại tử (Ba), Thấp khớp (Le); dị ứng da, rắn cắn (Ba, Fr, L) Acrostichum aureum Ráng đại Mụn nhọt, liền vết thương (Rh); thấp khớp (Le). Aegiceras Sú Suyễn, tiểu đường, thấp khớp, tim mạch, corniculatum bệnh phong, lở loét (Le, Ba) Avicennia alba Mấm trắng Ngừa thai, các bệnh về da, bướu, lở loét. (Re) Avicennia marina Mấm biển Thấp khớp, đậu mùa, lở loét. (St) (Mấm ổi) 4 Tên khoa học Tên tiếng Việt Dược tính Avicennia Officinalis Mấm đen Kích thích tình dục, lợi tiểu, viêm gan (Fr, Le); bệnh phong (Ba). Bruguiera cylindrica Vẹt trụ Viêm gan (Fr, Le, Ro) Bruguiera gymnorhiza Vẹt dù Các bệnh về mắt (Fr); tiểu đường, lở loét (Ba, Le). Bruguiera parviflora Vẹt tách Chống bướu (Ba) Bruguiera Sexangula Vẹt đen Chống bướu (Ba) Ceriops decandra Dà đỏ Viêm gan, lở loét (Ba, Fr, Le) Ceriops tagal Dà vôi Cầm máu, tiểu đường (Ba) Clerodendron inerme Ngọc nữ biển Khử trùng, cầm máu, kích thích sinh đẻ (Chùm gọng) (Le), suyễn, viêm gan, lác đồng tiền, đau bao tử (Le, Ba, La) Derris trifoliata Cóc kèn Nhuận tràng, (Le, Ro, St); Cầm máu (Fr); trị co thắt, kích thích tử cung (Ba). Excoecaria agallocha Trà mủ Động kinh (Le, Sa), viêm màng kết, viêm da, huyết niệu, bệnh phong (Le, Sa, St); Thuốc xổ (Le, Sa); nhức răng (Sa) Heritiera littoralis Cui biển Tiêu chảy (St) Hibiscus tiliaceus Tra làm chiếu Nhiễm trùng tai (Fl) Kandelia candel Trang Tiểu đường (Ba, Fr, Le) Lumnitzera littorea Bông trang đỏ Đẹn (Le) Limnitzera racemosa Cóc trắng Ngừa thai, suyễn, tiểu đường, rắn cắn (Fr) Nypa fruticans Dừa nước Suyễn, tiểu đường, bệnh phong, thấp khớp, rắn cắn (Le, Fr) 5 Tên khoa học Tên tiếng Việt Dược tính Pluchea indica Cúc tần (Sài hồ Sốt (Le, Ro), lở loét hoại tử (Le), thấp khớp, nam, lứt) ghẻ (Le, Sh); viêm xoang (Ba, St) Pongamia pinnata Đậu dầu Thương tổn da và cơ quan sinh dục ngoài (Ba, Le, St); sốt, bệnh trĩ, thấp khớp, ghẻ (Le); Viêm xoang (Ba); các bệnh về da, đau bao tử và rối loạn tiêu hóa (Ba); Bướu, liền vết thương, lở loét (Tất cả các bộ phận của cây) Rhizophora apiculata Đước đôi Chống nôn, khử trùng, tiêu chảy, cầm máu (Ba); viêm gan (Ba, Fl, Fr, Le); thương hàn (Ba) Scaevola taccada Hếp Khử trùng, trị phỏng, ho, tiểu đường, nhiễm trùng mắt, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ong đốt, rắn cắn (Ba, Le) Sesuvium Hải châu Viêm gan (Le) portulacastrum Sueda maritima Phì diệp biển Viêm gan (Le) Sonneratia alba Bần trắng Thuốc đắp trị sưng, bong gân (Fr) Sonneratia apetela Viêm gan (Le) Sonneratia caseolaris Bần chua Cầm máu (Ba, Le, Fr); suyễn, lở loét (Ba); bệnh trĩ, trị sưng, bong gân (Fr) Sonneratia ovata Bần trứng Cầm máu (Ju) Xylocarpus granntum Su ổi Bệnh tả, sốt, sốt rét (Ba) Xylocarpus Xu sung Kích thích tình dục, (Fr); Sốt, sốt rét (Ba) moluccensis 6 2. Tổng quan tình hình về nghiên cứu cây thuốc 2.1. Ngoài nước Việc phát hiện ra cây thuốc đã có từ lâu đời trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Người Trung Hoa xưa cho rằng, vua Thần Nông là người đầu tiên phát hiện ra cây thuốc. Ông đã biên soạn quyển sách về cây thuốc đầu tiên là “Thần Nông bản thảo” trong đó ghi chép 365 vị thuốc. (Đỗ Tất Lợi, 2003) Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Sự quan tâm về các hệ thống y học cổ truyền và đặc biệt là các loại thuốc dược thảo, thực tế là đã ngày càng gia tăng tại các nước phát triển và đang phát triển trong hơn hai thập kỷ qua. Các thị trường dược thảo quốc gia và toàn cầu đã và đang tăng trưởng nhanh chóng, và hiện đang mang lại rất nhiều lợi nhuận kinh tế. Vì vậy quốc gia nào cũng có chương trình điều tra và tái điều tra nguồn tài nguyên dược liệu trong kế hoạch bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của đất nước mình...iêm phổi hoặc phổi có mủ, đau mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, bí tiểu tiện, kinh nguyệt không đều. Còn dùng chữa sốt rét, sài giật trẻ em, đau răng, trâu bò bị rắn cắn. Ngày dùng 6-12g toàn cây khô (trừ rễ), hoặc 20-40g cây tươi, dạng thuốc sắc, thuốc bột, viên, hoặc giã nát lọc lấy nước uống. Dùng ngoài, lá diếp cá tươi rửa sạch giã nhỏ đắp trực tiếp đối với trường hợp trĩ, chổ sưng đau, lở ngứa, hoặc ép thuốc giữa hai miếng giấy lọc sạch, đắp lên mắt. Trong bệnh trĩ, đồng thời với cách dùng uống và đắp, còn sắc nước lấy hơi xông, rồi rửa. Ở Trung Quốc, một hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn đã được phân lập từ cây diếp cá và bào chế thành thuốc viên và thuốc tiêm để trị bệnh nhiễm khuẩn. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, thân rễ diếp cá được ăn như rau, dùng sống hoặc nấu chín, ỏ Nhật Bản, thân rễ diếp cá có trong thành phần của một số chế phẩm thuốc dùng chữa một số bệnh của phụ nữ. Ở Trung Quốc, diếp cá còn được dùng chữa khó tiêu và làm thuốc bó những chỗ bị tổn thương để kích thích sự phát triển của xương. Cao của rễ diếp cá có hoạt tính lợi tiểu do tác dụng của quercitrin và các muối vô cơ (kali clorid, kali sulfat). Ở Nêpan, thân rễ cây diếp cá được dùng trong một số chế phẩm chữa bệnh cho phụ nữ. Cả cây được coi như thuốc làm mát, tiêu độc, chữa khó tiêu và điều kinh. Lá được dùng tả lỵ, bệnh lậu, bệnh về mắt, bệnh về da, trĩ. Cao chiết từ rễ có tác dụng lợi tiểu. Bài thuốc có diếp cá: Chữa đơn sưng của người lớn và trẻ em (Nam dược thần hiệu): Diếp cá, nhọ nồi, cải rừng, xương sông, dưa chuột, khế, đơn đỏ, huyết dụ, nhài, mía dò, các vị dùng lá với liều lượng bằng nhau (mỗi vị 15g), thêm xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 miếng, củ nâu 3 miếng. Giã nát, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng xoa đắp chỗ sưng. Có thể chỉ dùng mấy vị đầu cũng được. Chữa trĩ đau nhức (sách trên): Lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa (lúc còn nóng), bã dùng đắp vào chỗ đau. Chữa trĩ, lòi dom (sách trên): Lấy phác tiêu (muối natri hay muối ăn) hòa tan với nước, rửa chỗ trĩ, rồi lấy lá diếp cá giã nát và đặt lên lá chuối, ngồi để đít lên hoặc đắp vào chỗ trĩ và băng lại. Dom sẽ tự thụt vào. Chữa trĩ ra máu: Cây diếp cá 2kg, bạch cập 1kg. Sấy khô tán bột, ngày uống 6 -12g, chia 2-3 lần. Chữa viêm tai giữa: Cây diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. 19 Chữa viêm tắc tia sữa: Lá diếp cá, lá cải trời, dùng tươi, mỗi vị một nắm (30g) giã nát, chế nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã chưng nóng với giấm, đắp. Chữa sài giật trẻ em: Lá diếp cá 6-12g, củ sả 6g, quả xuyên tiêu 2g. Giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp hai bên thái dương. Chữa trẻ lên sởi: Rau diếp cá sao qua, sắc cho uống thì khỏi hẳn không tái phát. Chữa viêm ruột, kiết lỵ: Rau diếp cá 20g, xuyên tâm liên 16g, hoàng bá 8g. Sắc và uống làm 2 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ: Diếp cá 50g (tán mịn), hồi đầu thảo 150g (tán mịn), vỏ quả dừa (đốt tồn tính tán mịn). Các vị trộn đều đóng gói 25g/gói. Mỗi ngày người lớn uống 1 gói, chia 2-3 lần; trẻ em uống nửa gói. Chữa viêm phổi (Ma hạnh thạch cam thang gia vị): Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô căn 20g, liên kiều 16g, hạnh nhân 12g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, ma hoàng 8g, cam thào 6g. Sắc uống, ngày một thang. Nếu khó thở, đờm nhiều, thêm đinh lịch tử 12g, tang bạch bì 12g. Nếu ho ra máu, thêm bạch mao căn 12g. Chữa áp-xe phổi (Thiên kim vĩ hành thang): Diếp cá 40g, bồ công anh 40g, kim ngân 20g, ý dĩ 16g, đông qua nhân 16g, liên kiều 16g, vĩ hành (bông lau) 12g, đào nhân 12g, cát cánh 6g. Sắc uống, ngày một thang. Nếu đờm nhiều, thêm tang bạch bì 12g, đình lịch tử 12g. Ho ra máu nhiều thêm chi tử sao 12g; đan bì 12g. Chữa trĩ ngoại bội nhiễm hay thể thấp nhiệt; Diếp cá 16g, kim ngân 16g, hoàng đằng 12g, hoa hoè 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới 12g, chỉ xác 8g. Sắc uống, ngày một thang. Chữa sởi thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc): Lá diếp cá 16g, rau dệu 16g, cam thảo đất 12g. sắc ngày uống 3 lần. Chữa viêm xoang nhiễm khuẩn: Diếp cá 16g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, mạch môn 12g, chi tử 8g. Sắc uống ngày một thang. Tân di thanh phế âm gia giảm: Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, tri mẫu 12g; mạch môn 12g. Sắc uống ngày một thang. Nếu bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu, bỏ hoàng cầm, mạch môn, thêm ngưu bàng tử 12g, bạc hà 12g. 10. Xấu hổ, Trinh nữ, Mắc cỡ Cả cây xấu hổ được dùng chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm kết mạc cấp, viêm gan, viêm dạ dày - ruột, phong thấp tê bại, bệnh gút, sốt, cao huyết áp. Ngày 15 - 25g, sắc uống. 20 Dùng ngoài trị chấn thương, viêm mủ da. Lấy cây tươi, giã, đắp. Rễ và hạt chữa hen suyễn và gây nôn. Rễ còn chữa sốt rét, kinh nguyệt không đều. Chú ý: Theo y học cổ truyền, xấu hổ có tác dụng gây tê, mê, không được dùng liều cao. Phụ nữ có thai cũng không được dùng xấu hổ. Bài thuốc có xấu hổ: Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ: Cả cây xấu hổ 15g hoặc lá 6 - 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo tím 1,5g, chua me đất 30g, sắc uống hàng ngày vào buổi tối. Có thể phối hợp với lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh. Chữa viêm phế quản mạn tính: Cả cây xấu hổ 30g, rễ cây cẩm Peristrophe roxburghiana (Schult.) Bremek 16g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Chữa thấp khớp, đau lưng, nhức xương: a. Rễ xấu hổ thái thành lát mỏng, phơi khô, sao qua, tẩm rượu rồi sao vàng 20 - 30g, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ cúc tần, rễ bưởi bung, mỗi vị 20g, rễ đinh lăng và cam thảo dây, mỗi vị 10g, sắc uống. b. Rễ xấu hổ 10g, thân lá cối xay 3g, rau muống biển 3g, lạc tiên 3g, rễ cỏ xước 3g, lá lốt 3g. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, hãm hoặc sắc uống. c. Xem phần "tác dụng dược lý". Chữa nhức mỏi, sưng phù: Cả cây xấu hổ, chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Sắc uống hàng ngày 20 - 30g thay trà. Chữa khí hư: Vỏ rễ xấu hổ tươi, giã, ép lấy nước, làm ngọt rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong 1 tuần. Thuốc phá thai (theo kinh nghiệm của đồng bào Thái ở Tây Bắc): Rễ xấu hổ, rễ cau, rễ rau ngót, rễ chua me đất, rễ chỉ thiên, rễ thầu dầu tía, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày. Uống đến khi thai ra, có thể đến 15 ngày. Chữa cao huyết áp (theo lương y Đỗ Văn Tranh): Cả cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muổng ngủ sao, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g; hà thủ ô, tang ký sinh, mỗi vị 8g; địa lang 4g. Sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên, uống mỗi ngày 20 - 30g. 21 III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương tiện nghiên cứu 1.1 Cách tiếp cận đề tài Kế thừa các thông tin thu thập được trong và ngoài nước và tri thức bản địa trong việc cập nhật và phát hiện mới nguồn tài nguyên cây thuốc của huyện Đông Hải nói riêng và của khu vực Đồng bằng sông Cửu long nói chung. 1.2 Phương tiện nghiên cứu - Khảo sát tiền trạm (Phối hợp với Hội đông Y huyện Đông Hải liên hệ với các cấp chính quyền địa phương, lên kế hoạch phối hợp điều tra), Tìm hiểu địa hình, thảm thực vật, phân bố dân cư, phong tục, tập quán, xã hội. Thu thập tài liệu đã tiến hành điều tra khảo sát về tài nguyên cây thuốc, tài nguyên sinh vật đã có. Dự kiến các tuyến điều tra, điểm điều tra. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cho quá trình điều tra: Bản đồ hành chính huyện Đông Hải (Bạc Liêu), Máy ảnh, máy vi tính và các chương trình xử lí hỗ trợ, dụng cụ đo đạc và quang học (Thước các loại, kính lúp), sách và tài liệu tra cứu nhanh, các biểu mẫu điều tra in sẵn, phương tiện vận chuyển - đi lại, thuốc phòng bệnh và sơ cứu.. 1.3 Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện từ tháng 08/2016 và kết thức vào tháng 12/2016 2. Nội dung và Các bước nghiên cứu Bước 1: Điều tra phân bố các cây thuốc được trồng tại hộ gia đình, các vườn dược liệu, cây thuốc mọc hoang tại các tuyến điều tra. Bước 2: - Lập danh lục cây thuốc trên phần mềm Excel với các thông tin chi tiết (Họ thực vật, tên khoa học, tên VN, tên địa phương, dạng sống, công dụng dược liệu) Bước 3: - Tìm hiểu công dụng làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh từ những loài cây được điều tra. - Xây dựng bộ ảnh thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc hiện có. - Xây dựng tập bản đồ tương tác về những loài cây thuốc đặc trưng trên Goole earth. Bước 4: - Đề xuất và định hướng bảo tồn và phát triển các cây thuốc có giá trị kinh tế ở vùng nghiên cứu tăng thu nhập cho người dân và góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở khu vực. 22 THU THẬP TÀI LIỆU ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA LẬP DANH LỤC LẬP BẢN ĐỒ XÂY DỰNG BỘ ẢNH TƯƠNG TÁC CÂY THUỐC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VIẾT BÁO CÁO Hình 3.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật có khả năng làm dược liệu trên địa bàn ven biển huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu b. Phạm vi nghiên cứu - Khu vực khảo sát thuộc vùng ven biển thuộc huyện Đông Hải, Bạc Liêu - Tập trung nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin: - Thu thập có chọn lọc các thông tin, tài liệu, số liệu đã nghiên cứu liên quan đến hệ thực vật và khu vực nghiên cứu, nhất là các tài liệu nói về thực vật làm thuốc ở huyện Đông Hải, các thông tin từ phỏng vấn trực tiếp người dân, các Lương y ở các tổ chức thuốc nam tại huyện Đông Hải. - Áp dụng qui trình điều tra cây thuốc (Viện Dược liệu, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, 2006). - Sử dụng khóa phân loại, tra cứu sách “ Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tập 1 do Phan Kế Lộc chủ biên (2001). “Danh lục các 23 loài thực vật Việt Nam tập 2 và 3 do Nguyễn Tiến Ban chủ biên (2003, 2005) để đinh danh cây thuốc. Định danh làm theo các bước sau: Định danh tại thực địa, sau đó các chuyên gia về thực vật khác giám định lại. Mẫu nào vẫn còn nghi ngờ thì sẽ mang tiêu bản đi giám định lại tại các viện nghiên cứu thực vật. - Tra cưu sách “Cây thuốc và Động vật làm thuốc” của Đỗ Huy Bích (2012), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003) để xác định các loài cây làm thuốc. Ngoài ra, còn sử dụng thông tin từ phỏng vấn trực tiếp tại các cơ sở y tế, nhà thuốc nam và người dân địa phương. - Thu thập các tài liệu, số liệu tại Hội đông Y huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu về các loài cây dược liệu tại vùng nghiên cứu. 4.2. Phương pháp điều tra thực địa - Điều tra theo tuyến trên thực địa: + Xác định các tuyến điều tra và địa điểm thu mẫu: Tìm hiểu tình hình khai thác sử dụng dược liệu tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng bản đồ địa hình và GPS để xác định lộ trình và tính chiều dài các tuyến điều tra. Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. • Xác định cây thuốc hoang dại theo tất cả các sinh cảnh • Xác định cây thuốc được trồng trong tất cả các sinh cảnh (chủ yếu là vườn thuốc nam, vườn nhà, vườn cây cảnh) • Các sinh cảnh thu mẫu ở huyện Đông Hải: Đất bỏ hoang, bãi cỏ, ven kênh, mương, sông, ao, hồ; ven đường lộ; (Cmh); Vườn rau màu, vườn nhà; (Vn) vườn thuốc nam; (Vtn) Cây ngập mặn (Cnm) + Thu thập và thống kê các cây thuốc trên các tuyến điều tra. + Điều tra, chụp ảnh và thu mẫu các loài cây thuốc (có giá trị sử dụng làm dược liệu) nhằm mục đích xác định tên Việt Nam và tên khoa học của cây. Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, chỉ thủ mẫu một số cây thuốc đặc trưng, điển hình tại địa bàn nghiên cứu. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), chụp ảnh và thu mẫu có thể tóm tắt như sau: o Mỗi loài thu 3 – 5 hình ảnh mẫu. o Các mẫu thu cùng một cây thì ghi cùng số hiệu. o Khi thu mẫu phải ghi chép đầy đủ các đặc điểm của loài cây vào sổ ngoại nghiệp, nhất là các đặc điểm dễ biến đổi khi lấy mẫu sấy khô như màu sắc, mùi vị, có hay không có nhự mủ, màu nhựa mủ o Phương pháp thu thập mẫu hình ảnh: thu thập hình ảnh của từng loại cây dược liệu. Hình ảnh gồm toàn cảnh nơi cây mọc, toàn cây và các bộ phận dùng làm thuốc: lá, hoa, quả, hạt, thân, rễ (nếu có thể). Khi chụp hình mẫu cần ghi chú: - Tọa độ của mẫu, mẫu nằm ở địa phận xã, ấp nào? Điền thông tin mẫu vào phiếu điều tra thực vật (Phụ lục 03) 24 • Các tuyến điều tra chính gồm 06 tuyến chính: - Tuyến đê biển đông thuộc địa phận huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. (1) - Tuyến Kênh Xáng Hộ Phòng (2) - Tuyến Giá Rai – Gành Hào (3) - Tuyến Định Thành – Gành Hào (4) - Tuyến Kênh Láng Tượng (5) - Tuyến Giồng Nhãn – Gò Cát (6) - Các vườn thuốc nam tại huyện Đông Hải. - Điều tra phỏng vấn thu thập cây thuốc, bài thuốc trong cộng đồng + Phỏng vấn người dân, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc về thực trạng cây thuốc và sử dụng cây thuốc tại vùng. + Đối tượng phỏng vấn là: - Các thầy thuốc, người thu hái thuốc đông y (tại các trạm y tế xã, hội đông y, chùa) - Nông dân có nhiều năm có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. - Người quản lí các vườn thuốc nam. - Phương pháp phân loại mẫu: + Dựa trên phương pháp so sánh hình thái truyền thống, kết hợp với phương pháp phân loại của Võ Văn Chi (1999), Đỗ Tất Lợi (2000) tiến hành xác định tên khoa học và lập danh lục cây thuốc. Định danh cây thuốc gồm 2 bước: + Định danh tại chỗ đối với những loài có thể định danh bằng phương pháp tra cứu nhanh. Dựa vào hình thái biểu hiện của thực vật theo bảng mô tả của Võ Văn Chi (1991), nhận diện và phân loại tại chỗ kết hợp với thông tin cung cấp từ người dẫn đường, người thu hái thuốc tại địa phương. + Định danh dựa trên mẫu hình ảnh thu thập được đối với những loài không thể định danh bằng phương pháp tra cứu nhanh tại chỗ. 25 4.3. Phương pháp phân tích Sau khi đã định danh được tất cả các loài cây dược liệu thu thập được, phân loại chúng theo từng nhóm khác nhau: + Theo dạng sống. + Theo môi trường sống (sinh cảnh). + Theo bộ phận sử dụng (nhóm cây có lá, hoặc thân, rễ hay hoa thường sử dụng làm thuốc). + Theo công dụng (nhóm cây có công dụng chữa bệnh tiểu đường, gan, an thần). + Theo mức độ quý hiếm. Từ đó đề xuất loài nào có thể khai khác, loài nào trên thị trường đã có nhưng nguồn cung không đủ nhu cầu và cần trồng thêm, loài nào có công dụng chữa bệnh tốt nhưng trên thị trường chưa phổ biến, loài nào quý hiếm cần bảo tồn. Bảng 3.1: Danh lục cây thuốc được xây dựng gồm các cột như sau: STT Tên khoa Tên Việt Dạng Sinh Bộ phận Công Mức độ học Nam sống cảnh dụng dụng quý hiểm 1 2 3 4 5 6 7 8 4.4. Phương pháp Xác định vị trí tọa độ trên Google Earth Tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan đến cây thuốc thu thập được từ thực địa sẽ được quản lý bởi phần mềm Google earth. Cơ sử dữ liệu không gian giúp xây dựng bản đồ vị trí phân bố từng loài thực vật. Các mẫu hình ảnh được thu thập và chia sẻ lên Panoramio, bao gồm các thông tin như: - Tọa độ vị trí trên Google Earth - Thông tin mô tả thực vật làm thuốc (Có đính kèm file chi tiết: Mô tả, Phân bố - Sinh Thái, Tính Vị, Công dụng) - Quản lí và lưu trữ trực tiếp trên Panoramio: 26 4.5. Phương pháp điều tra tình hình khai thác sử dụng cây dược liệu - Điều tra nhanh về thị trường dược liệu, nhu cầu sử dụng, trồng và khai thác dược liệu tại Hội Đông y huyện Đông Hải, Chùa, Chủ quản lí các vườn thuốc nam, Hộ kinh doanh cây thuốc (Tổng hợp số liệu). - Sưu tầm các bài thuốc chữa bệnh từ những loài cây thu được ở huyện Đông Hải nhằm xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng cây thuốc bản địa. Việc sưu tầm các bài thuốc dựa vào các tài liệu sau: (1) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (2003). (2) “Cây thuốc và Động vật làm thuốc” Của Đỗ Huy Bích (2012, Chủ biên). Ngoài ra, còn sử dụng thông tin từ phỏng vấn trực tiếp tác các nhà thuốc nam và người dân địa phương để bổ sung các bài thuốc chữa bệnh từ các cây thuốc thu được. Công việc tiếp tục sau điều tra: Xác định tên khoa học cây thuốc; 27 IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1. Sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu 1.1. Sự đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc Từ kết quả nghiên cứu trong 4 sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã thu mẫu hình ảnh, phân loại và xây dựng được danh lục cây thuốc gồm 132 loài thuộc 119 chi của 67 họ trong 2 ngành thực vật. (Phụ lục I) 1.2. Đánh giá đa dạng về phân loại 1.2.1. Đa dạng các taxon trong ngành Qua kết quả thu được ở bảng 4.1, tiến hành thống kế số lượng và tính tỉ lệ % các ngành họ, các chi và các loài trong từng ngành. Kết quả về sự phân bố của các taxon trong từng ngành, được thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành Tên ngành Họ Chi Loài Tên Việt Tên Khoa học SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Nam % Dương xỉ Polypodiophyta 1 1,54 1 0,85 1 0,76 Hột kín Magnoliophyta 64 98,46 118 99,15 131 99,24 Tổng 65 100 132 100 CÁC NGÀNH THỰC VẬT LÀM THUỐC TẠI KVNC 0,76 99,24 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ các ngành thực vật so với tổng số loài 28 Từ kết quả trên cho thấy, sự phân bố các taxong từng ngành có sự chênh lệch rất lớn giữa ngành Hột kín và Dương xỉ. Cụ thể ngành Hột kín có tỷ lệ các taxon tập trung vào ngành này so với ngành còn lại, gồm có 66 họ (chiếm 98,46% so với tổng số họ), 118 chi (chiếm 99,15% so với tổng số chi), 131 loài (chiếm 99,24% so với tổng số loài). Qua đó, cho thấy rừng, ngành Hột kín đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự đa dạng của thực vật làm thuộc tại huyện Đông Hải. 1.2.2. Tỉ lệ hai lớp trong ngành Hột kín (ngành chiếm ưu thế) Ngành Hột kín là ngành có số lượng họ, chi, loài chiếm số lượng lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Để thấy được sự đa dạng của nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở huyện Đông Hải, đề tài đã tiến hành chọn ngành Hột kín để phân tích sâu hơn. Sự phân bố không đồng đều giữa các taxon còn được thể hiện qua sự chiếm ưu thế của các lớp trong ngành Hột kín (Magnoliophyta), kết quả ở Bảng 4.3. Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài ở 2 lớp của ngành Mộc lan Bậc phận loại Họ Chi Loài SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % % % Hai lá mầm Dicotyledoneae 54 81,25 99 83,90 109 83,20 Một lá mầm Monocotyledoneae 12 18,75 19 16,10 22 16,80 TỔNG 64 100 118 100 131 100 Từ kết quả ở bảng 4.3 Cho thấy, tỉ lệ phân bố các taxon trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và Một lá mầm (Monocotyledoneae) của ngành thực vật hột kín (Magnoliophyta) cũng không điều nhau. Lớp Hai lá mầm chiếm ưu thế với 52 họ (Chiếm 80% tổng số họ), 99 chi (chiếm 83,9% tổng số chi) và 109 loài (chiếm 83,2% tổng số loài). Lớp Một lá mầm, chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với lớp Hai lá mầm, với 12 họ (chiếm 18,75% tổng số họ), 19 chi (chiếm 16,1% tổng số chi), 22 loài (chiếm 16,8% tổng số loài). Tỷ lệ ở cấp loài giữa lớp Hai lá Mầm và Một lá mầm là 4,95 nghĩa là cứ có khoảng 5 loài thuộc lớp Hai lá mầm thì sẽ có 1 loài thuộc lớp Một lá mầm từ đó có thể khẳng định ưu thế vượt trội của lớp Hai lá mầm so với lớp Một lá mầm trong ngành Hột kín và trong khu vực nghiên cứu. So với lớp Hai lá mầm thì lớp Một lá mầm có số lượng họ, chi, loài ít hơn rất nhiều. Nhưng mố số loài trong lớp Một lá mầm lại có vai trò quan trọng trong các bài thuốc 29 chữa bệnh bằng cây cỏ của người dân địa phương. Một số loài như: Nghệ vàng, nghệ đen, gừng, cát lồi, mần trầu, lẻ bạn, sả, nha đam, 1.2.3. Các họ đa dạng nhất Phân tích 7 họ giàu loài (từ 4 loài trở lên) nhất trong KVNC được thể hiện qua bảng Bảng 4.3. Các họ đa dạng nhất ở khu vực nghiên cứu STT Tên họ Số loài Số chi Tên khoa học Tên Việt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Nam 1. ASTERACEAE HỌ CÚC 11 8,3 9 7,6 2. FABACEAE HỌ ĐẬU 10 7,6 10 8,4 3. CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ 6 4,5 6 5,0 4. LAMIACEAE HỌ HOA MÔI 5 3,8 3 2,45 5. CONVOLVULACEAE HỌ BÌM BÌM 4 3,1 2 1,6 6. AMARANTHACEAE HỌ DỀN 4 3,1 3 2,45 7. PLANTAGINACEAE HỌ MÃ ĐỀ 4 3,1 4 3,6 7 họ đa dạng nhất (chiếm 10.77%) 44 33,3 37 31,1 Những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 7 họ đa dạng nhất, khi xét đến số họ cây thuốc thu được ở khu vực nghiên cứu thì dù chỉ chiếm 10,77% tổng số họ nhưng lại có tới 44 loài chiếm 33,33% tổng số loài và chiếm tới 37 chi tương ứng với 31,1% số chi của toàn khu vực. Từ đó thấy rằng, các loài thực vật làm thuốc ở huyện Đông Hơn phần lớn điểu thuộc 8 họ này. Họ giàu loài nhất là họ Cúc có 11 loài (chiếm 8,3% tổng số loài), kế đến là họ Đậu có 10 loài (chiếm 7,6% tổng số loài), Họ Bìm bìm, Họ Dền và họ Mã đề là 3 họ ít loài nhất trong 8 họ, mỗi họ có 4 loài, chiếm 3,1% tổng số loài. 30 1.2.4. Các chi đa dạng nhất Phân tích 10 chi giàu loài nhất với 2 loài trở lên được thể hiện ở bảng Bảng 4.4. Các chi có nhiều loài cây thuốc ở KVNC STT Tên chi Họ thực vật Số loài Tỷ lệ % 1 Ipomoea Họ Bìm Bìm 3 2,27 2 Annona Họ Na 3 2,27 3 Wedelia Họ Cúc 2 1,51 4 Amaranthus Họ Dền 2 1,51 5 Mentha Họ Hoa Môi 2 1,51 6 Ocimum Họ Hoa Môi 2 1,51 7 Polygonum Họ Rau răm 2 1,51 8 Portulaca Họ Rau Sam 2 1,51 9 Allium Họ Bạch huệ 2 1,51 10 Curcuma Họ Gừng 2 1,51 10 chi đa dạng nhất (8.4%) Tổng số loài 24 18,18 Nguồn cây thuốc ở huyện Đông Hải với 10 chi giàu loài chỉ chiếm 8,4% tổng số chi và với số loài là 24 loài tương đương với 18,18% tổng số loài của toàn hệ. Hai Chi có số loài nhiều nhất là chi Ipomoea thuộc họ Bìm bìm với 3 loài; Và chi Annona thuộc họ Na. Các chi còn lại điều có 2 loài. 1.3. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Các loại cây được người dân huyện Đông Hải sử dụng làm thuốc có dạng cây rất đa dạng và phong phú. Phân tích tính đa dạng về dạng cây của cây thuốc có thể định hướng được việc gây trồng, bảo vệ cũng như khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. 31 Bảng 4.5. Sự đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc Dạng Cây gỗ Cây bụi Cây thảo Cây leo Phụ, thủy Khác Tổng cây sinh KH G B C L Ps, Ts K Số loài 31 23 55 17 3 3 132 Tỷ lệ % 23,49 17,42 41,67 12,88 2,27 2,27 100 Qua kết quả thống kê ở bảng , cho thấy rằng: Nhóm cây thân cỏ là chiếm tỷ lệ cao nhất với 55 loài, chiếm 41,67% tổng số loài của vùng nghiên cứu, ở nhóm cây này chủ gồm các loài thuộc họ Cúc, họ Dền, họ Hoa môi, họ Rau sam, họ Cỏ, họ Rau trai và họ Dứa gai. Đây là những những họ có nhiều loài mọc hoang hoặc được bà con trong huyện gieo trồng để sự dụng làm rau ăn hằng ngày hay làm thuốc chữa bệnh. Các loài cây được bà con gieo tr ồng có công dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng, rau ăn hàng ngày như: Nghệ vàng, Nghệ đen, Nha đam, Rau đắng, rau đắng đắt, Rau ngổ, Rau má, và Dền đỏ Các loài cây mọc hoang được dùng làm thuốc như: Cỏ mần trầu, Cỏ mực, cỏ cứt heo, Cỏ xước, Sài đất, rau trai, Nhóm cây thân gỗ có 31 loài, chiếm 23,49% tổng số loài của vùng nghiên cứu, chủ yếu gồm các loài gỗ lớn như: Bạch đàn trắng, Cóc trắng, Vẹt trụ, Đước đôi Nhóm cây thân leo chiếm tỷ lệ cao nhất với 17 loài chiếm tổng số 12,88% tổng số loài của vùng nghiên cứu, ở nhóm cây này chủ yếu gồm các loài thuộc họ Đậu, họ Bầu bí, họ Bìm Bìm, họ Dền, họ Mã đề. Đây là những những họ có nhiều loài mọc hoang hoặc được bà con trong huyện gieo trồng để sự dụng làm rau ăn hằng ngày hay làm thuốc chữa bệnh. Các loài cây được bà con gieo trồng có công dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng, rau ăn hàng ngày như: Dưa hấu, khổ qua, dưa leo, mướp, rau muống, khoai lang, Nhóm cây có thân dạng cau dừa có 3 loài chiếm 3,27% tổng số loài của khu vực nghiên cứu, gồm các loài thuộc họ Cau như: Dừa, Cau trắng, Dừa nước. Nhóm cây Phụ sinh, thủy sinh cũng chỉ có 3 loài chiếm 3,27% tổng số loài của Khu vực nghiên cứu, gồm Tờ hồng vàng thuộc họ Bìm bìm, 2 loài thủy sinh gồm Rau nhút thuộc phân họ Phụ Trinh nữ và Lục bình thuộc họ Lục bình. 32 1.4. Đa dạng về sự phân bố cây làm thuốc theo các sinh cảnh Dựa vào kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, hệ thực vật làm thuốc ở huyện Đông Hải được phân bố trong 4 sinh cảnh chính, kết quả được thể hiện ở bảng: Bảng 4.6: Sự phân bố của các loài cây thuốc theo môi trường sống Sinh cảnh Vườn nhà Vườn thuốc nam Cây mọc hoang Cây ngập mặn KH Vn Vtn Cmh Cnm Số loài 87 35 32 18 Tỷ lệ % so với 65,91 26,52 24,24 13,64 tổng số loài Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: Sinh cảnh vườn nhà, có thành phần loài cây làm thuốc đa dạng nhất tới 87 loài chiếm 65,91% tổng số loài. Ở sinh cảnh này, là những nhóm cây chủ yếu được người dân gieo trồng, trong đó nhóm cây thân cỏ, thân leo là chiếm ưu thế, có nhiều loài cây làm thuốc và có giá trị được các thầy thuốc và người dân địa phương mang từ nhiều nơi khác nhau về trồng trong vườn nhà, sân cảnh như: Huỳnh Anh, Trinh nữ hoàng cung, nghệ vàng, nghệ đen, lược vàng, lẻ bạn, Bên cạnh đó, một số cây được trồng làm rau ăn, thực phẩm hằng ngày như: Rau má, ngò gai, húng lũi, rau muống Sinh cảnh vườn thuốc nam, qua khảo sát các vườn thuốc nam trong huyện thu được 35 loài chiếm 26,52% tổng số loài. Trong sinh cảnh này các cây chiếm diện tích lớn như trinh nữ hoàng cung, lược vàng, Đây là nhóm những cây thuốc được các y sỹ của tramh y tế gây trồng mục đích nhằm giới thiệu những mẫu cây thuốc đến nhân dân, đồng thời, được sử dụng trong điều trị bệnh khi có nhu cầu. Sinh cảnh ven đường lộ, kênh mương.. qua điều tra thu được 32 loài chiếm tổng số 24,24% tổng số loài như các cây mọc hoang được sử dụng làm thuốc như: Vọng cách, Muối, Tra lâm vồ, Nhàu Qua điều tra tại các khu vực ngập mặn của huyện Đông Hải, đề tài cũng phát hiện được 18 loài cây ngập mặn chủ yếu và cây tham gia như: Mấm đen, đước đôi, Chùm gọng, Ráng đại, Bần chua, Giá (Trà mủ), Tra Lâm vồ Qua kết quả trên cho thấy, các loài cây thuốc có môi trường sống khác nhau rất đa dạng, phạm vi phân bố rộng khắp và thích nghi với nhiều điều kiện địa lý khác nhau. 33 2. Đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc Trong cây thuốc, các hợp chất và thành phần hóa học thường phân bố không đều ở mỗi bộ phận của cây, chúng thường có hàm lượng và hoạt tính khác nhau. Ở một vài loài, không phải lúc nào các hợp chất phục vụ cho mục đích chữa bệnh cũng có trong cây, nó có thể chỉ xuất hiện ở quả, hoa, hay chỉ có ở trong hạt. Hoặc cũng có thể chúng chỉ tập trung ở một bộ phận của cây như: Lá, rễ, vỏ cây... Vì vậy, việc tìm hiểu về các bộ phận của cây để làm thuốc là một việc làm rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của bài thuốc. Dựa vào các tài liệu tra cứu như “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, “Cây thuốc và Động vật làm thuốc” và những kinh nghiệm từ người dân địa phương đề tài đã xác định có những cách khai thác bộ phận sử dụng khác nhau áp dụng cho từng loài cây thuốc. Sự đa dạng bộ phận sử dụng của cây thuốc được thể hiện qua bảng: Bảng 4.7: Số lượng các bộ phận của cây thuốc được sử dụng STT Bộ phận KH Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Tinh dầu Td 2 1,52 2. Nhựa N 8 6,06 3. Hột Ho 16 12,12 4. Vỏ (thân) V 25 18,94 5. Thân Th 26 19,70 6. Quả Qu 29 21,97 7. Rễ R 41 31,06 8. Toàn cây Tc 47 35,61 9. Củ C 51 38,64 10. Hoa H 55 41,67 11. Lá L 65 49,24 34 ĐA DẠNG VỀ BỘ PHẬN DỤNG LÀM THUỐC 60 49,24 50 41,67 38,64 40 35,61 31,06 30 21,97 19,7 18,94 20 12,12 10 6,06 1,52 0 % BPD so với tổng số loài Lá Thân Quả Hột Củ Rễ Hoa Vỏ thân Nhựa Tinh dầu Toàn cây Hình 4.2 Đa dạng về các bộ phận được sử dụng làm thuốc tại KVNC Những dẫn liệu trên cho thấy, sự phong phú và đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây để làm thuốc. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá có tới 65 loài (chiếm 49,24% so với tổng số loài điều tra), lá là bộ phận có nhiều cách chế biến nhất, có thể được dùng để đun nước tắm hoặc giã đắp, ngoài ra còn đƣợc thái nhỏ phơi khô để sử dụng lâu dài. Tiếp đến là Quả có 55 loài (chiếm 41,67%), Củ có tới 51 loài (chiếm 38,64%), Quả 29 loài (chiếm 21.97%), Thân 26 loài (chiếm 19,7%), Vỏ thân 25 loài chiếm 18.94%, Nhựa 8 loài (chiếm 6,06%). Trong khi đó có 47 loài làm thuốc được sử dụng Toàn cây chiếm 35,1%. Nắm được đặc điểm về bộ phận sử dụng của cây thuốc, có thể định hướng dễ dàng trong việc khai thác, sử dụng và có biện pháp thích hợp trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc quý cho tương lai. 3. Sự đa dạng về công dụng làm thuốc Theo các tài liệu của Đỗ Tất Lợi (1995), Đỗ Huy Bích (2011) kết hợp với phỏng vấn tại các tuyến điều tra và Dựa vào tính chất, tác dụng của mỗi loại cây chia được 24 nhóm công dụng khác nhau, đề tài đã phân loại theo các nhóm bệnh như sau: 35 Bảng 4.8. Đa dạng về giá trị sử dụng của các loài làm thuốc KH Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ % 1 Bệnh ngoài da (Mụn nhọt, ghẻ lở,.. ) 95 72 2 Bệnh đường tiêu hóa (Tả, lỵ, đại tiện không thông, 88 66,7 nhuận tràng,.. ) 3 Bệnh về cơ, xương khớp (đau, thấp, viêm.. ) 77 58,3 4 Bệnh về gan mật (Vàng da, Viêm gan, đau gan,.. ) 58 43,9 5 Bệnh do thời tiết (Cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, sốt,.. ) 57 43,2 6 Bệnh về đường hô hấp (ho, viêm phổi, nhiễm 53 40,1 khuẩn,..) 7 Bệnh phụ nữ (Kinh nguyệt không điều, bạch đới, lợi 52 39,4 sữa, vú sưng ) 8 Trị giun sán các loại 50 37,9 9 Bệnh về thận, bàng quang (Sỏi thận, lợi tiểu, tiêu phù 46 34,9 thủng, đái dắt,.) 10 Trị động vật cắn (rắn, rết, chó, mèo, côn trùng, ) 42 31,8 11 Bệnh về tim mạch (Suy tim, huyết áp..) 35 26,5 12 Bệnh về mắt (đau mắt, đỏ mắt,.. ) 28 21,2 13 Bệnh về tai - mũi họng (Viêm, đau, sưng..) 25 18,9 14 Bồi bổ cơ thể, thông huyết 25 18.9 15 Bệnh dạ dày 24 18.2 16 Bệnh giải độc, giải rượu, giải nhiệt 22 16,7 17 Bệnh răng miệng (Viêm, đau, sâu răng,..) 18 13,6 18 Cầm máu, sát trùng, tiêu sưng 17 12,9 36 KH Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ % 19 Bệnh tiểu đường 13 9,85 20 Bệnh về thần kinh (Mất ngủ, suy nhược thần kinh,.) 12 9,09 21 Bệnh đường sinh dục (Di tinh, mộng tinh, đái đục 11 8,33 22 Trị bỏng 8 6,06 23 Bệnh trẻ em (suy dinh dưỡng, kém ăn, khóc đem, đái 5 3,78 dầm..) 24 Ức chế phát triển khối u 3 2,27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_hien_trang_va_tiem_nang_khai_thac_cay_duoc.pdf
Tài liệu liên quan