Tính toán, lập hồ sơ dự thầu gói thầu khu nhà ở cao tầng quận Cầu Giấy - Hà Nội

Phần I Tổng quan về đấu thầu, gói thầu và nhà thầu tham dự 1.1. Khái niệm , các yêu cầu trong đấu thầu 1.1.1. Khái niệm về đấu thầu: Theo điều 3 của nghị định 88/CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ: “Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu. 1.1.2. Các yêu cầu trong đấu thầu: Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: - Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền ; - Kế h

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tính toán, lập hồ sơ dự thầu gói thầu khu nhà ở cao tầng quận Cầu Giấy - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt; - Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và có hồ sơ mời thầu được duyệt. Nhà thầu tham dự thầu phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có giấy phép đăng ký kinh doanh.Đối với đấu thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu, ngoài giấy đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất; - Có đủ năng lực về kỹ thuật và tàI chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu; - Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên danh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức. Các nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua sắm thiết bị phù hợp về chất lượng giá cả đang sản xuất gia công và hiện tại có tại Việt Nam theo quy định tại khoản 4 điều 10 của Quy chế đấu thầu, nếu trong nước không có hoặc không có khả năng sản xuất, gia công thì nhà thầu được chào từ nguồn nhập ngoại trên cơ sở đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. 1.2. Trình tự tổ chức công tác đấu thầu trong một công trình xây dựng Theo nghị định 88/NĐ-CP ngày 1/9/1999, nghị định 66/2003/NĐ-CP có thông tư số 01/2000/TT-BKH kèm theo , nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính Phủ trình tự việc tổ chức công tác đấu thầu gồm các bước sau: 1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu 1.2.1.1. Lập kế hoạch đấu thầu Điều 8 NĐ88/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và NĐ số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 có quy định Đối với các dự án nhóm C, kế hoạch đấu thầu của dự án phải được lập và phê duyệt cùng thời điểm với Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và được thể hiện trong quyết định đầu tư. Đối với các dự án còn lại việc lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu của Dự án được tiến hành sau khi có quyết định đầu tư được duyệt.Trong trường hợp này, căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu của Dự án là các tài liệu : + Báo cáo nghiên cứu khả thi và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án nếu có. + Quyết định đầu tư. + Điều ước quốc tế về tài trợ đối với các dự án sử dụng nguồn tài trợ quốc tế. + Dự toán, tổng dự toán đượcduyệt (nếu có). + Khả năng cung cấp vốn, tình hình thực tế của dự án. + Các văn bản pháp lý có liên quan khác(nếu có). Nội dung kế hoạch đấu thầu:Theo quy chế đấu thầu,cần đảm bảo 6 nội dung sau: + Phân chia dự án thành gói thầu theo quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. + Giá gói thầu và nguồn tài chính:Giá gói thầu phải phù hợp với cơ cấu Tổng mức đầu tư trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Tổng dự toán của dự án được người có thẩm quyền phê duyệt.Mỗi gói thầu cần xác định rõ nguồn tài chính như Vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vốn do Nhà thầu thu xếp hoặc các nguồn vốn khác. + Hình thức lựa chọn Nhà thầu và phương thức đấu thầu:Quy định tại điều 4 và điều 5 Nghị định 88/NĐ-CP của thủ tướng Chính Phủ ngày 01/09/1999. + Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu:Được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. + Loại hợp đồng: Lựa chọn loại hợp đồng phù hợp với tính chất gói thầu. + Thời gian thực hiện hợp đồng:Phải phù hợp với tiến độ của dự án được duyệt. 1.2.1.2. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu Chủ đầu tư có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án lên người có thẩm quyền phê duyệt.Hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu gồm các văn bản có nội dung sau: Phần công việc đã thực hiện như khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.. Đối với từng gói thầu hoặc công việc đã thực hiện cần nêu rõ tên đơn vị thực hiện, cấp quyết định, giá trị thực hiện, loại hợp đồng và thời gian thực hiện. Phần công việc không đấu thầu:Bao gồm các công việc không thể tiến hành đấu thầu như:Chi phí cho Ban quản lý dự án, chi phí đền bù, thuê quyền sử dụng đất, quyết toán công trình, lãi vay trong thời gian xây dựng,vốn lưu động ban đầu để chuẩn bị sản xuất,dự phòng phí. Phần công việc sẽ tổ chức đấu thầu:Bao gồm những công việc còn lại của dự án cần tổ chức đấu thầu kể cả việc rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư.Cần giải thích rõ cơ sở của việc phân chia gói thầu, cơ sở của việc áp dụng hình thức lựa chọn Nhà thầu, phương thức đấu thầu và loại hợp đồng đối với từng gói thầu. Các tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt: + Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt và các văn bản giải trình bổ sung trong quá trình thẩm định dự án nếu có; + Quyết định đầu tư dự án; + Điều ước quốc tế về tài trợ đối với dự án sử dung tài trợ quốc tế; + Các văn bản pháp lý có liên quan khác. 1.2.2. Giai đoạn tổ chức đấu thầu 1.2.2.1. Sơ tuyển nhà thầu Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có gía trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau: a, Lập hồ sơ sơ tuyển bao gồm: Thư mời thầu sơ tuyển; Chỉ dẫn sơ tuyển; Tiêu chuẩn đánh giá; Phụ lục kèm theo; b, Thông báo mời sơ tuyển; c, Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; d, Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; e, Trình duyệt kết quả sơ tuyển; f, Thông báo kết quả sơ tuyển. 1.2.2.2. Lập hồ sơ mời thầu Việc lập Hồ sơ mời thầu quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 2 Điều 22, khoản 2 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 45, khoản 1 Điều 47 của Quy chế Đấu thầu do Bên mời thầu thực hiện hoặc thuê chuyên gia thực hiện.Đối với gói thầu xây lắp, việc lập hồ sơ mời thầu được quy định tại điều 35, bao gồm: Thư mời thầu; Mẫu đơn dự thầu; Chỉ dẫn đối với nhà thầu; Các điều kiện ưu đãi; Các loại thuế theo quy định của pháp luật; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật; Tiến độ thi công; Tiêu chuẩn đánh giá ( bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá); Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng; Mẫu bảo lãnh dự thầu; Mẫu thoả thuận hợp đồng; Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 1.2.2.2.1. Căn cứ lập Hồ sơ mời thầu: + Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư kèm theo; + Kế hoạch đấu thầu được duyệt; + Thiết kế kỹ thuật kèm theo dư toán hoặc tổng dự toán được duyệt (bắt buộc đối với gói thầu xây lắp); + Các quy định về đấu thầu của Nhà nước và Điều ước quốc tế về tài trợ đã ký nếu sử dụng nguồn vốn ODA; + Các chính sách có liên quan khác của Nhà nước như thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc chính sách khác. 1.2.2.2.2.Yêu cầu đối với Hồ sơ mời thầu: Về mặt kỹ thuật: Đối với hoạt động xây lắp, Hồ sơ mời thầu bao gồm Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng, yêu cầu về lao động, máy móc thiết bị thi công, yêu cầu về môi trường, tiến độ và các yêu cầu khác. Về tài chính thương mại: Giá dự thầu theo giá CIF , FOB hoặc theo các loại giá khác. Đồng tiền bo thầu và tỷ giá so sánh. Nguồn tài chính và các vấn đề có liên quan khác như tín dụng người mua, tín dụng người bán, lãi suất và phí các loại, thời gian vay trả. Loại hợp đồng và các vấn đề liên quan. Điều kiện thanh toán. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: Đối với gói thầu xây lắp gồm các tiêu chuẩn sau: + Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu(quy định tại khoản 2 Điều 40 Quy chế đấu thầu) gồm: Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm hoạt động. Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện trong vòng 3 đến 5 năm gần đây ở vùng địa lý tương tự, ở hiện trường tương tự; Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật của Nhà thầu; Năng lực tài chính: Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế, vốn lưu độngtrong vòng 3 đến 5 năm gần đây. + Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn:Quy định tại khoản 1,3 và 4 Điều 40 của Quy chế đấu thầu.Bao gồm các nội dung sau * Yêu cầu về kỹ thuật chất lượng: Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chât lượng vật tư, thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật. Tính hợp lý và khả thi của giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công: Sơ đồ Tổng tiến độ,sơ đồ tổ chức hiện trường, bố trí nhân lực, các giải pháp kỹ thuật. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn khác như phòng cháy, nổ, an toàn lao động. Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công:Số lượng, chủng loại, chất lượng của thiết bị( mức độ đã khấu hao), hình thức sở hữu của thiết bị(tự có, đi thuê) bố trí gói thầu. Các biện pháp đảm bảo chất lượng. * Khả năng cung cấp tài chính(nếu có yêu cầu): * Các nội dung khác Tiến độ thi công:Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần việc của công trình có liên quan. Mức độ liên danh liên kết với nhà thầu Việt Nam, sử dụng thầu phụ Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài trong trường hợp đấu thầu quốc tế. Những nội dung khác nếu có yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu. + Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định danh sách ngắn: Khối lượng, nguyên vật liệu theo hồ sơ mời thầu; Chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu công trình; Điều kiện thi công; Điều kiện thương mại; Thời gian thực hiện gói thầu; Thời gian sử dụng công trình. Các nội dung khác: + Thuế các loại theo quy định của Pháp luật Nhà nước. + Bảo hiểm bảo hành công trình. 1.2.2.3. Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu: Quy định tại điều 36 NĐ88/CP , nội dung thư thông báo mời thầu bao gồm: Tên và địa chỉ của Bên mời thầu; Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác; Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu; Các điều kiện tham gia dự thầu; Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu. 1.2.2.4. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu.Tại chương II thông tư 04/2000/TT-BKH quy định: Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ mời thầu do nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu (trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của Bên mời thầu quy định tại điều 11 của Quy chế đấu thầu).Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản thông báo xin sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu phải nhận được đề nghị của Nhà thầu trước thời điểm đóng thầu quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. 1.2.2.5. Mở thầu: Việc mở thầu được quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế đấu thầu:Sau khi tiếp nhận nguyên trạng các Hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn và được quản lý hồ sơ “Mật”, việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày, giờ và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu và không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu(trừ ngày nghỉ theo quy định của Pháp luật). Biên bản mở thầu bao gồm nội dung chủ yếu sau: Tên gói thầu. Ngày, giờ, địa điểm mở thầu. Tên và địa chỉ các nhà thầu. Giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu và tiến độ thực hiện; Các nội dung kiên quan khác. 1.2.3. Đánh giá và xếp hạng Hồ sơ dự thầu xây lắp 1.2.3.1. Đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp Việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 41 của Quy chế đấu thầu. Khoản 2 Điều 13 quy định:Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu tiến hành theo nguyên tắc sau: Sử dụng phương pháp chấm điểm đối với việc đánh giá hồ sơ dự thầu các gói thầu tư vấn,gói thầu đấu thầu lựa chọn đối tác, đánh giá hồ sơ dự thầu sơ tuyển, đánh giá về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp. Sử dụng phương pháp giá đánh giá đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp theo hai bước sau: * Bước 1:Sử dụng thang điểm đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn (là danh sách các nhà thầu đáp ứng cơ bản hồ sơ mời thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá). * Bước 2:Xác định giá đánh giá đối với các hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn để xếp hạng. Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn mà sử dụng giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. Điều 41 quy định trình tự việc đánh giá hồ sơ dự thầu: Đánh giá sơ bộ : * Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; * Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu; * Làm rõ hồ sơdự thầu( nếu cần). Đánh giá chi tiết:Theo phương pháp giá đánh giá * Bước 1:Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn:Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. * Bước 2:Đánh giá về mặt tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn.Bao gồm các nội dung như Sửa lỗi:Sửa lỗi số học, lỗi đánh máy,lỗi nhầm đơn vị.Nếu có sai lệch giữa đơn giá dự thầu và tổng hợp giá do việc nhân đơn giá với số lượng thì đơn giá dự thầu là cơ sở pháp lý.Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học sai khác quá 15%( tính theo giá trị tuyệt đối)so với giá dự thầu cũng sẽ không được xem xét tiếp. Hiệu chỉnh các sai lệch: Bổ sung các nội dung chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu hồ sơ mời thầu. Phần chào thừa được trừ đi, phần chào thiếu được cộng vào theo nguyên tắc: Nếu không thể tách ra trong giá dự thầu thì lấy mức chào cao nhất đối với nội dung chào thiếu và lấy mức chào thấp nhất đối với nội dung chào thừa trong số các hồ sơ dự thầu khác thuộc danh sách ngắn. Lấy giá trị viết bằng chữ trong bảng thuyết minh và đơn giá chi tiết làm cơ sở pháp lý nếu có sai lệch. Nếu có sự sai lệch giữa nội dung chào về tài chính và nội dung chào về kỹ thuật thì nội dung chào về kỹ thuật là cơ sở pháp lý. Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung,đưa về một mặt bằng so sánh. Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. * Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% (tính theo giá trị tuyệt đối) sẽ bị loại không xem xét tiếp. 1.2.3.2.Xếp hạng Hồ sơ dự thầu Xếp hạng Hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá.Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được đề nghị trúng thầu. 1.2.4.Thẩm định phê duyệt, công bố kết quả đấu thầu. 1.2.4.1.Thẩm định kết quả đấu thầu:Trách nhiệm đấu thầu được quy định tại bảng 1 Điều 53 của quy chế đấu thầu: Nội dung thẩm định kế hoạch đấu thầu : Kiểm tra những căn cứ pháp lý đối với việc tổ chức đấu thầu:Quyết định đầu tư được duyệt, kế hoạch đấu thầu được duyệt, quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, quyết định phê duyệt danh sách ngắn tư vấn tham dự thầu, danh sách xếp hạng các nhà thầu về đề xuất kỹ thuật, danh sách xếp hạng tổng hợp kỹ thuật và tài chính đối với tuyển chọn tư vấn,quyết định thành lập tổ chuyên gia và các quyết định khác có liên quan nếu có. Quy trình và thời gian tổ chức đấu thầu:Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thời gian mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu so với quy định. Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia:Tài liệu chấm điểm, ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo Tổng hợp của từng Tổ chuyên gia . . . Những ý kiến khác nhau nếu có giữa Tổ chuyên gia, Tư vấn nước ngoài, Bên mời thầu và các ý kiến khác. 1.2.4.2. Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu Phê duyệt kết quả đấu thầu thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền quy định tại điều 52 và điều 53 của quy chế đấu thầu.Thời gian phê duyệt không quá 5 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và không quá 7 ngày đối với gói thầu quy mô lớn kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan thẩm định. Công bố kết quả đấu thầu: Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới Nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm cần lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng.Mặt khác cần xem xét lại những thay đổi về năng lực nhà thầu trúng thầu.Việc thông báo kết quả đấu thầu phải được thực hiện đối với tất cả các Nhà thầu tham dự. 1.2.5.Thương thảo hoàn thiện hợp đồng * Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Trong phạm vi không qúa 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu Bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc thư từ chối của Nhà thầu, Bên mời thầu cần báo cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. * Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức. * Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trước khi ký hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 32 của quy chế đấu thầu.Nếu nhà thầu đã ký hợp đồng và nộp bảo lãnh mà không thực hiện hợp đồng thì Bên mời thầu có quyền không hoàn trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Nhà thầu. * Bên mời thầu chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu nếu có, khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Nhà thầu trúng thầu.Đối với các nhà thầu không trúng thầu nhưng không vi phạm Quy chế đấu thầu, kể cả khi không có kết quả đấu thầu, Bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. 1.2.6.Trình duyệt nội dung hợp đồng, và ký hợp đồng Nội dung hợp đồng ký kết phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.Khi ký hợp đồng, Nhà thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, giá trị bảo lãnh không vượt quá 10% giá trị hợp đồng. 1.3.Nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu xây lắp Điều 38 NĐ88/CP quy định :Nội dung của hồ sơ dự thầu xây lắp bao gồm: 1.3.1.Các nội dung về hành chính, pháp lý: + Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền); + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh; + Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có); + Văn bản thoả thuận liên danh ( trường hợp liên danh dự thầu); + Bảo lãnh dự thầu; 1.3.2. Các nội dung về kỹ thuật: + Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu; + Tiến độ thực hiện hợp đồng; + Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng; + Các biện pháp đảm bảo chất lượng. 1.3.3.Các nội dung về thương mại, tài chính: + Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết; + Điều kiện tài chính (nếu có); + Điều kiện thanh toán. Phần II tính toán, lập hồ sơ dự thầu gói thầu khu nhà ở cao tầng quận cầu giấy – hà nội A. Giới thiệu tóm tắt gói thầu: Tên gói thầu: Xây dựng khu nhà ở cao tầng Quận Cầu Giấy-HN. Đặc điểm công trình: - Tên công trình: Toà nhà ở cao tầng Sông Đà - Cầu Giấy - Địa điểm: Ngõ Bưu điện Phường Quan Hoa – Cầu Giấy – HN - Chiều cao tầng: 14 Tầng - Kết cấu chính: Khung Bê tông cốt thép chịu lực, tường gạch bao che, sàn và mái bê tông cốt thép - Chủ đầu tư: Công ty Sông Đà 1 + Diện tích đất xây dựng 572.29 m2 + Tổng diện tích sàn xây dựng: 6.900 m2 + Chiều cao đến đỉnh mái: 50.6 m + Chiều cao tầng Trung bình: 3,4 m Vị trí địa lý công trình: Vị trí công trình nằm trong khoảng đất rộng 877 m2 thuộc sự quản lý của Công ty Sông Đà 1 tại ngõ Bưu đIện – Phường Quan hoa – Quận Cầu Giấy – TP Hà Nội - Toàn bộ khu đất công trình được giới hạn như sau: - Phía Đông Nam giáp đường đất đi ra đường Cầu giấy - Phía Tây Nam giáp đường vào làng Dịch Vọng - Phía Đông Bắc giáp nhà ở của cán bộ Công ty Sông Đà 1 - Phía chính Tây giáp nhà dân xã Dịch Vọng. B. Tính toán lập hồ sơ dự thầu : 5. Lập và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật – công nghệ : 5.1. Lựa chọn giải pháp kỹ thuật – công nghệ tổng quát : 5.1.1. Công nghệ thi công phần ngầm : Công tác thi công cọc : Do công trình nằm trong khu vực gần nhà dân và các cơ quan xí nghiệp, nhà thầu sẽ tổ chức thi công cọc bằng phương pháp ép trước (hạ cọc bằng máy ép cọc thuỷ lực). Công tác đào đất hố móng : Khối lượng đất đào lớn và được thực hiện sau khi ép cọc, nhà thầu chọn biện pháp thi công công tác đào đất móng bằng cơ giới kết hợp với đào bằng thủ công. Công tác đập đầu cọc : Dùng máy cắt bê tông, cắt thép cắt cọc đến cao độ thiết kế và dùng búa phá kết hợp với thủ công đập bê tông và xử lý thép đầu cọc. Công tác bê tông lót móng : Nghiệm thu công tác đào đất hố móng trước khi thi công đổ bê tông lót móng. Khối lượng bê tông lót móng nhỏ nên nhà thầu chọn phương án trộn bê tông bằng máy trộn ngay tại công trường. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm trước khi đổ bê tông. Trong ngày đào được bao nhiêu móng, nhà thầu tiến hành đổ bê tông lót ngay để đề phòng gặp mưa làm sói lở hố đào. Công tác ván khuôn móng : Dùng ván khuôn thép định hình kết hợp ván khuôn gỗ (đã được gia công tại hiện trường). Đảm bảo độ bền vững kín, khít. Hệ giằng chống và hệ gông phải chắc chắn. Đảm bảo đúng kích thước theo yêu cầu. Đầu tiên, xác định lại tim cốt của đáy đài. Tiến hành ghép các mảnh ván khuôn lại theo đúng kích thước đài móng. Các tấm ván khuôn được liên kết lại với nhau bằng các chốt chữ U, L. Để tránh móng bị phình ra, ta đặt các gông chống phình, khoảng cách các gông là 0,6m. Dùng hệ thống cây chống xiên, chống ngang bằng gỗ (kích thước 6x8cm) để giữ ổn định cho ván khuôn. Tiếp tục lắp dựng ván khuôn cho giằng móng và cổ móng. Ván khuôn cổ móng được giữ ổn định bằng cây chống xiên bằng gỗ hoặc bằng chống sắt có tăng giảm độ dài cọc chống. Công tác cốt thép móng : Thép vận chuyển đến công trường phải đúng chủng loại theo yêu cầu thiết kế, chứng chỉ thép của nhà máy và lấy mẫu thí nghiệm theo lo rồi mới được gia công tại công trường theo tiến độ thi công. Gia công cốt thép bằng máy cắt uốn, kìm cộng lực và máy hàn, đảm bảo yêu cầu móc neo và hàn nối theo yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ. Làm sạch các chỗ thép gỉ được tiến hành trước khi đổ bê tông. Việc kê chèn và kiểm tra đảm bảo lớp bê tông bảo vệ được thực hiện bằng con kê bê tông đúc sẵn, kê chèn trước khi đổ. Công tác gia công lắp đặt cốt thép theo TCXD 170 - 1989 ( Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật ) Công tác bê tông móng : Theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế, vữa bê tông với các thành phần cốt liệu (gia công các thùng cấp cốt liệu nhằm đảm bảo lượng vật tư theo đúng cấp phối và giảm chi phí cho đơn vị thi công), tỷ lệ xi măng nước sẽ được đảm bảo. Để đảm bảo tiến độ, đơn vị thi công dùng bê tông thương phẩm được vận chuyển từ trạm trộn đến công trường. (Bê tông chỉ được đổ sau khi đã làm vệ sinh công nghiệp và nghiệm thu cốt thép). Trong quá trình đổ bê tông phải đầm kỹ bằng đầm dùi với bán kính ảnh hưởng 50 cm. Trước khi đổ, vữa bê tông được kiểm tra chất lượng, lấy mẫu thí nghiệm và được sự đồng ý, xác nhận của kỹ thuật A. Trong quá trình đầm bê tông việc bảo đảm vị trí cốt thép và ván khuôn luôn được kiểm tra và hiệu chỉnh kịp thời. Đầm đến khi nào thấy vữa có độ lún rõ ràng trên mặt phẳng có nước xi măng nổi lên là đạt yêu cầu. Đổ bê tông đài, dầm móng theo TCVN 4453 - 1995 (Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Qui phạm thi công và nghiệm thu). Công tác bảo dưỡng bê tông : Sau khi đổ bê tông mặt giằng, đài được phủ một lớp cát dày 2 cm tưới nước hàng ngày, tưới ẩm trong 3 ngày. Chuẩn bị sẵn bạt nilông để phủ lên những phần đổ chưa được 7 giờ mà gặp mưa. 5.1.2. Công nghệ thi công phần thân : Công tác ván khuôn : Các loại ván khuôn đã được gia công sắn và vận chuyển đến công trình bằng xe ôtô, xếp gọn tại các vị trí đã định theo nguyên tắc hợp lý hoá, loại nào dùng trước xếp sau, để thuận tiện cho thi công. Các cột chống, phụ kiện được vận chuyển đến chân công trình xếp gọn trên cao, kê, phủ bạt tránh mưa ẩm. Công tác cốt thép : Cốt thép được gia công trực tiếp tại hiện trường. Các loại máy sử dụng để gia công cốt thép là máy tời dùng để kéo nắn thép đường kính 6 và 8 mm, máy cắt, máy uốn thép để gia công loại thép theo chi tiết thiết kế. Công tác bê tông thân : Dùng bê tông thương phẩm mác 300 của Công ty CPBT Sông Đà và nhà máy bê tông Thăng Long – Mê Kông. Xi măng PC40 Nghi Sơn, PC 30 (Hoàng Thạch, Bút Sơn, Sông Đà). Cát vàng Việt Trì. Đá Kiện Khê, Hà Nam. Nước sạch theo TCVN. Công tác dàn giáo : Giáo dùng tại công trường được lắp bằng hệ thống thép ống F 48 và cácvan khoá đặc chủng liên tục xung quanh công trình, công trình cao tới đâu giáo được bắc tới đó. Công tác xây và trát : - Công tác xây được thực hiện theo TCVN 4085 – 1985. - Vữa xây được thực hiện theo qui phạm TCVN 4314 – 1986 và những tiêu chuẩn do thiết kế qui đinh, trộn tại công trường bằng mày trộn vữa. - Gạch xây đảm bảo TCVN 1451 – 1998 và được sự xác nhận của kỹ sư bên A, và được vận chuyển đến công trường theo đúng tiến độ thi công. - Gạch và vữa được vận chuyển lên cao bằng vận thăng, vận chuyển ngang bằng xe cút kít kết hợp v ới công nhân. Công tác hoàn thiện : Gồm hoàn thiện trong và hoàn thiện ngoài. Hoàn thiện trong được tiến hành từ dưới lên để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện ngoài được tiến hành từ trên xuống. 5.1.3. Công nghệ thi công các công tác khác : Bên cạnh các công tác chủ yếu nêu trên, nhà thầu tiến hành thi công các công tác khác thuộc phần ngầm, phần thân, phần mái và phần hoàn thiện. Khi thi công, nhà thầu sẽ tận dụng các đội đã bố trí ở các công tác chủ yếu để kết hợp thi công lúc nhàn rỗi, nếu thiếu sẽ bố trí tăng cường thêm công nhân. 5.2. Lập và lựa chọn giải pháp thi công cho các công tác chủ yếu. Dựa vào quy trình công nghệ thiết kế, kỹ thuật thi công và đặc tính của công trình. Ta có thể chia quá trình thi công thành các công tác chính sau: + Công tác thi công cọc ép. + Công tác đào đất. + Công tác thi công móng bê tông cốt thép. + Công tác thi công bê tông cốt thép khung sàn. + Công tác xây tường. + Công tác hoàn thiện. 5.2.1. Thi công phần ngầm. 5.2.1.1. Lập và lựa chọn giải pháp thi công cho công tác ép cọc. A. Phương hướng thi công tổng quát: Công trình là khối nhà cao tầng nằm sát nhà dân do vậy việc thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình liền kề là rất quan trọng. Tránh mọi trường hợp lún nứt khi ép cọc và sạt lở khi đào đất hố móng. Để đảm bảo yêu cầu trên cần có các giải pháp thi công phù hợp với thực tế. Đơn vị thi công đã tính toán và đề nghị chủ đầu tư cho thực hiện thi công theo phương án : Dùng cừ Larsan ép xung quanh phạm vị hố móng, phần giáp nhà dân. Sau đó ép cọc theo trình tự từ phía sát nhà dân dần ra ngoài để giảm dần áp lực vào móng nhà dân. Sau khi giải phóng xong mặt bằng tiến hành thi công theo thứ tự như sau: a. Thi công ép cọc thí nghiệm và thí nghiệm nén tĩnh: Sau khi nhận mốc giới xây dựng, Đơn vị thi công tiến hành đo đạc định vị móng, tim cọc theo thiết kế, xác định vị trí ép 05 cọc thí nghiệm nén tĩnh theo vị trí của bản vẽ thiết kế để xác định sức chịu tải của cọc. Lực nén tĩnh đạt đến giá trị lớn nhất [P]=2P Sau khi ép cọc 7 ngày mới được tiến hành thí nghiệm nén tĩnh Đơn vị thi công sẽ tiến hành ép cọc đại trà theo qui định tư vấn thiết kế về chiều sâu ép cọc và tổ hợp cọc ép sau khi có kết quả nén tĩnh. b. Biện pháp thi công cừ đất: Do tính chất vị trí công trình nằm trong khu vực tiếp giáp sát cạnh với nhà dân nên đơn vị thi công phải sử dụng hệ thống cừ đất nhằm đảm bảo cho công tác đào đất tránh lở đất và nước ngầm, an toàn cho các công trình sát bên. Đơn vị thi công dùng cừ LARSAN ép sâu 6m tại các vị trí trục sau: - Trục E (1 đến 8) - Trục 1 (E đến C) - Trục C (1 đến 2) - Trục 2 (C đến A) - Trục A (2 đến 3) Kích thước cừ 40 x 600 cm Hướng thi công đóng tường cừ LATSAN từ trục 1 đến trục 8 và từ trục E đến trục A. Việc ép cừ chỉ thực hiện trước khi thi công ép cọc từ 3-4 ngày để giảm thiểu thời gian thuê cừ lưu ở trong lòng đất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. c. Biện pháp thi công ép cọc: Theo thiết kế, cọc bê tông cốt thép tiết diện 30x30 cm được ép với lực ép 100 tấn theo phương pháp ép trước. Trình tự thi công ép cọc được tiến hành theo các bước sau: - Công tác sản xuất, cung ứng cọc - Tập kết thiết bị ép cọc - Các bên A,B, Thiết kế thông qua quy trình ép cọc - Công tác đo đạc định vị vị trí cọc - Thi công ép cọc * Thi công ép cọc theo TCXD 88:1982 ( Cọc. phương pháp thí nghiệm hiện trường); TCXD 190 - 1996 (Móng tiết diện nhỏ, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu). Nội dung các công tác chính: c.1. Công tác sản xuất, cung ứng cọc: Cọc được đơn vị thi công mua của Công ty cổ phần XD Thăng Long. Cọc khi xuất xưởng đem đến công trình phải tuân theo các quy định của thiết kế về kích thước và loại vật liệu, mác bê tông, cường độ thép, tải trọng thiết kế và quy phạm hiện hành. Mỗi lô cọc được đưa đến công trình có hồ sơ kèm theo về nghiệm thu công tác cốt thép, kết quả thí nghiệm bê tông, chứng chỉ xuất xửơng. Các đốt cọc được đánh mã số và ghi hồ sơ về ngày sản xuất, chiều dài, sai số hình học. Sắp xếp cọc đúng theo quy định, có con kê xà gồ gỗ 8 x13 cm khoảng cách các xà gồ kê từ 80 đến 120 cm, mỗi lô cọc được kê không cao quá 5 hàng. c.2. Thi công ép coc đại trà: Khi có kết quả nén tĩnh và có sự điều chỉnh chiều dài cọc của đơn vị Thiết kế, tiến hành thi công ép cọc với trình tự như sau: 1. Định vị tim cọc: Công tác trắc địa để định vị các trục tim cọc. 2. Kiểm tra cọc trước khi ép: cọc bê tông đúc sẵn được tiến hành ép khi đã đủ cường độ, giới hạn lực nén tối đa tác dụng nên đầu cọc, sai số về kích thước hình học của cọc nằm trong giới hạn cho phép. 3. Lắp máy vào vị trí ép: Máy được đặt vào vị trí đài cọc, chất đủ đối trọng, chỉnh lồng ép đúng tim cọc. Lắp đốt mũi cọc đúng tim, dùng hai dây dọi đặt vuông góc cách xa 5 - 10cm để kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, ép hết hành trình thứ nhất, Theo dõi độ thẳng đứng của cọc, điều chỉnh kịp thời và ép cọc đạt yêu cầu thiết kế. 4. Theo dõi và ghi nhật ký công tác ép: Trong quá trình ép, lực ép được thông báo thông qua đồng hồ đo áp suất dầu ở xi lanh ép. 5. Trình tự ép: Việc lựa chọn điểm bắt đầu ép và sơ đồ dịch chuyển máy ép có ý nghĩa quan trọng hạn chế việc ảnh hưởng gây nứt công trình lân cận nên trình tự thi công phải ép các cọc được khoan dẫn trước, sau đó thi công ép cọc đại trà theo hướng thi công trong bản vẽ TC - 02 6. Việc ép cọc chỉ dừng trong trường hợp: Khi đạt chiều sâu thiết kế, áp lực ép tr._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24773.doc