Một Số Mô Hình Trồng Trọt Trong Mùa Lũ Tại Thành Phố Long Xuyên Năm 2004

ĐỖ THỊ THANH THẢO MSSV: DPN010659 MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT TRONG MÙA LŨ TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Nguyễn Thanh Triều Tháng 7. 2005 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT TRONG MÙA LŨ TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2004 Do sinh viên: Đỗ Thị Thanh Thảo thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày

pdf81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một Số Mô Hình Trồng Trọt Trong Mùa Lũ Tại Thành Phố Long Xuyên Năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
… tháng … năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. Nguyễn Thanh Triều 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT TRONG MÙA LŨ TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2004 Do sinh viên: Đỗ Thị Thanh Thảo Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:.......................................................... Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:...................................................... Ý kiến của Hội đồng:............................................................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ......................................................................................................................................... Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội Đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN – TNTN 3 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Thảo Ngày tháng năm sinh: 17/12/1982 Nơi sinh: Mỹ Phước – Long Xuyên – An Giang Con Ông: Đỗ Thanh Tùng Và Bà: Huỳnh Thị Kiệm Địa chỉ: 115/5A, Đông Thịnh 2 – Phường Mỹ Phước – TP Long Xuyên – An Giang. Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2000 tại trường PTTH Long Xuyên. Vào Trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN1 khóa 2 thuộc khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. 4 Hình 4 x 6 CẢM TẠ Luôn nhớ ơn cha mẹ đã suốt đời vì sự nghiệp và tương lai của con. - Chân thành biết ơn Qúi Thầy – Cô trường Đại Học An Giang, đặc biệt quí Thầy Cô trong khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường và đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thầy Nguyễn Thanh Triều đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. Thầy Dương Ngọc Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành đề tài này. - Xin chân thành cảm ơn Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật; phòng kinh tế của thành phố Long Xuyên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp. Bà con nông dân đã cung cấp thông tin và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài. Các bạn cùng khóa học đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Đỗ Thị Thanh Thảo 5 TÓM LƯỢC Đề tài nghiên cứu về một số mô hình canh tác trong mùa lũ năm 2004 trên địa bàn thành phố Long Xuyên được thực hiện bằng cách thu thập số liệu về tình hình sản xuất và đời sống của các hộ nông dân trong mùa lũ năm 2004 nhằm tổng kết và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa vụ 3, rau màu, rau nhút và nấm rơm sản xuất trong mùa lũ. Đối với mô hình canh tác lúa vụ 3 thì tuổi trung bình của chủ hộ khá lớn (51 tuổi), chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 là chủ yếu (chiếm 40%) và kinh nghiệm sản xuất tương đối lâu năm. Diện tích canh tác lúa vụ 3 trung bình là 1,09 ha. Qua điều tra thì năng suất trung bình mà các hộ trồng lúa đạt được là 5,28 tấn/ha với tổng chi phí bỏ ra trong sản xuất lúa là 5,3 triệu đồng, nông dân thu được 12,81 triệu đồng và lợi nhuận đạt được là 7,51 triệu đồng/ha/vụ. Hiệu quả đồng vốn trong canh tác lúa vụ 3 là 1,58. Ở mô hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như các chương trình khuyến nông và hướng dẫn kỹ thuật từ ti vi và kỹ thuật viên ở phường, xã. Các chương trình tập huấn và hội thảo được tổ chức thường xuyên đã giúp nông dân trồng lúa sản xuất đạt hiệu quả. Với mô hình canh tác rau màu, tuổi trung bình của chủ hộ ở mức 46 tuổi, chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 là chủ yếu (chiếm 46,7%) và kinh nghiệm sản xuất không cao (trong khoảng từ 6 – 10 năm chiếm đa số). Diện tích canh tác rau màu trung bình là 0,08 ha, nếu tính trên đơn vị diện tích là 1000 m2 thì tổng chi phí nông dân chi ra trong sản xuất rau màu là 1,71 triệu đồng/vụ, họ thu được 3,23 triệu đồng/vụ và lợi nhuận đạt được là 1,52 triệu đồng/vụ. Ở mô hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ ti vi và kỹ thuật canh tác của họ phần lớn là dựa vào kinh nghiệm bản thân. Với mô hình canh tác rau nhút, tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao (52 tuổi), số chủ hộ lớn hơn 55 tuổi chiếm đa số (40%), chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 là chủ yếu (chiếm 40%) và kinh nghiệm sản xuất còn thấp. Diện tích canh tác rau nhút trung bình là 0,37 ha, qua điều tra thì tổng chi phí nông dân bỏ ra để trồng rau nhút trong 6 mùa lũ là 13,19 triệu đồng/ha, nông dân thu được 28,34 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt được là 15,15 triệu đồng/ha. Ở mô hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất từ ti vi và bà con xung quanh. Với mô hình canh tác nấm rơm trong mùa lũ thì tuổi trung bình của chủ hộ là 44 tuổi. Họ có trình độ văn hóa cấp 1 là chủ yếu (chiếm 56,7%) và kinh nghiệm sản xuất cũng thấp như ở mô hình trồng rau màu và rau nhút do các mô hình này chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Diện tích canh tác nấm trung bình là 0,08 ha. Qua điều tra, năng suất trung bình mà các hộ trồng nấm rơm đạt được là 1,24 kg/m mô, với tổng chi phí bỏ ra là 294.149 đồng/100 m mô, nông dân thu được 843.213 đồng/100 m mô và lợi nhuận đạt được là 549.064 đồng/100 m mô. 7 MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢT ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH BẢNG vii DANH SÁCH HÌNH x Chương 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Long Xuyên 3 2.2. Hiện trạng sử dụng đất 4 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên 4 2.4. Một số mô hình canh tác trong mùa lũ 6 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 3.1. Phương tiện nghiên cứu 9 3.2. Phương pháp nghiên cứu 9 3.3. Phân tích thống kê 9 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10 4.1. Phân bố mẫu điều tra ở các phường, xã của Thành Phố 10 4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra 12 4.2.1. Tuổi của chủ hộ 12 4.2.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ 13 4.2.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 14 4.2.4. Tuổi các thành viên khác trong nông hộ 16 4.2.5. Nhân khẩu và giới tính các thành viên trong nông hộ 17 4.2.6. Tổng diện tích đất của nông hộ 18 4.2.7. Diện tích đất sử dụng trong canh tác của các mô hình điều tra trong màu lũ năm 2004 19 4.2.8. Phương tiện sản xuất của nông hộ 20 4.3. Thu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 21 4.3.1. Nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 21 4.3.2. Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ 24 4.4. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 của các hộ nông dân ở Thành phố Long Xuyên năm 2004 25 4.4.1. Kỹ thuật canh tác 25 8 4.4.2. Hiệu quả kinh tế 28 4.5. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố Long Xuyên năm 2004 4.5.1. Kỹ thuật canh tác 29 4.5.2. Hiệu quả kinh tế 32 4.6. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau nhút tại thành phố Long Xuyên trong mùa lũ năm 2004 34 4.6.1. Kỹ thuật canh tác 34 4.6.2. Hiệu quả kinh tế 36 4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm 37 4.8. Thu nhập của nông hộ 39 4.9. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông hộ ở 3 mô hình lúa, rau màu và rau nhút tại thành phố Long Xuyên năm 2004 40 4.9.1. Tín dụng 40 4.9.2. Các yếu tố quyết định thành công cho mô hình 42 4.10. Chi tiêu trong gia đình của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 43 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ CHƯƠNG Phụ chương 1 Phụ chương 2 pc-1 pc-1 pc-2 9 29 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2004 tại thành phố Long Xuyên, An Giang 5 2 Diện tích gieo trồng cây màu năm 2004 tại thành phố Long Xuyên, An Giang 6 3 Phân bố các phiếu điều tra của 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 10 4 Tuổi của chủ hộ ở các mức phân chia khác nhau trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 12 5 Trình độ văn hóa chủ hộ trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 13 6 Tuổi các thành viên khác trong nông hộ điều tra ở 4 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 16 7 Số nhân khẩu trong nông hộ điều tra ở 4 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 17 8 Diện tích đất của nông hộ ở các mức độ phân chia khác nhau trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 18 9 Diện tích đất sử dụng cho 4 mô hình canh tác trong mùa lũ của nông hộ ở thành phố Long Xuyên năm 2004 19 10 Các loại phương tiện nghe nhìn và phương tiện đi lại của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 20 11 Các loại phương tiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 21 12 Tỷ lệ (%) chủ hộ có thu nhận các nguồn thông tin phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ở 3 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 22 13 Thu nhận thông tin sản xuất nông nghiệp và tập huấn kỹ thuật của nông hộ ở 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 23 10 14 Tỷ lệ (%) chủ hộ đồng ý chọn các yếu tố để sản xuất và thông tin giá bán 24 15 Các giống lúa được sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 25 16 Các hoạt động trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 26 17 Các loại phân bón sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân ở thành phố Long Xuyên năm 2004 27 18 Hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 28 19 Các hoạt động trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 29 20 Lượng phân bón sử dụng trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 30 21 Hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố Long Xuyên năm 2004 33 22 Các hoạt động trong canh tác rau nhút của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 34 23 Hiệu quả kinh tế trong canh tác rau nhút tại thành phố Long Xuyên trong mùa lũ năm 2004 37 24 Hiệu quả kinh tế trong mô hình canh tác nấm rơm 38 25 Thu nhập trong năm của nông hộ ở 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 40 26 Tình hình vay vốn của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 41 27 Yếu tố quyết định thành công cho 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 42 28 Chi tiêu gia đình của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 43 1 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ở 4 mô hình canh tác trong mùa lũ tại thành phố Long Xuyên năm 2004 pc-1 2 Hiệu quả kinh tế của 4 mô hình canh tác trong mùa lũ tại thành phố Long Xuyên năm 2004 pc-1 11 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa hình Trang 1 Địa bàn điều tra trên 5 phường, xã của thành phố Long Xuyên 11 2 Tỷ lệ (%) các mức độ khác nhau về kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ở 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 15 12 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề An Giang là một tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long. Với nguồn nước ngọt phong phú, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Nhưng lại phải thường xuyên đối phó với thiên tai, lũ lụt hàng năm, nhất là những năm lũ lớn đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng và tài sản của nhân dân, đặc biệt là gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Là một phần của tỉnh An Giang nên thành phố Long Xuyên cũng chịu ảnh hưởng của nước lũ hàng năm đổ về từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch. Có tổng diện tích đất nông nghiệp là 6.449 ha, nước lũ đã làm phần lớn đất đai của thành phố bị ngập. Nó ảnh hưởng phần nào đến đời sống và sản xuất của nông dân trên địa bàn. Nhưng ngày nay, lũ lụt đã không còn là trở ngại lớn đối với đại bộ phận người dân sống ở vùng nông thôn bởi họ đã biết tận dụng những lợi thế do lũ mang lại. Bên cạnh các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản gắn liền với mùa nước lũ, song song đó họ cũng tiến hành các hoạt động trồng trọt, tạo nên sự đa dạng các loại cây trồng ngay trong mùa nước nổi. Để biết được những thuận lợi, khó khăn cũng như hiệu quả kinh tế của một số mô hình canh tác trong mùa lũ nên tôi tiến hành đề tài “Một số mô hình trồng trọt trong mùa lũ tại thành phố Long Xuyên năm 2004”. Qua đó, có thể đề xuất những mô hình canh tác có hiệu quả, giúp nông dân có thêm cơ hội lựa chọn cho mình phương án sản xuất phù hợp, tạo ra sản phẩm đem lại lợi nhuận cao và tăng nguồn thu nhập trong mùa nước nổi. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng kết một số mô hình canh tác trong mùa lũ năm 2004. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình này. - Đề xuất những phương án sản xuất và mô hình canh tác có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho nông dân. 13 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Long Xuyên Thành phố Long Xuyên có diện tích tự nhiên là 106,87 km2, phía Tây Bắc giáp với huyện Châu Thành; Đông Bắc giáp huyện Chợ Mới; Đông Nam giáp huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); Nam giáp huyện Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ); Tây giáp huyện Thoại Sơn. Gồm 9 phường là Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh và 3 xã là các xã Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Hòa (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Có khí hậu nhiệt đới gió mùa (một mùa mưa và một mùa nắng) với nền nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Long Xuyên là 28,70C, nhiệt độ cao nhất xuất hiện vào tháng 4 lên đến 30,40C và nhiệt độ thấp nhất là 21,70C xuất hiện vào tháng 1. Số giờ nắng trong ngày cao (bình quân từ 7 đến 10 giờ/ngày) là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu ánh sáng cho nhiều vụ sản xuất trong năm của thành phố (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Mùa mưa ở Long Xuyên bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, tổng lượng mưa trong mùa mưa đạt đến 1.306 mm, nhưng trong mùa khô thì tổng lượng mưa chỉ có 94,3 mm (từ tháng 12 đến tháng 4). Cả số ngày mưa và tổng số lượng mưa đều tập trung nhiều vào mùa mưa với tỷ trọng khoảng 93,27%. Sự phân bố lượng mưa trung bình giữa các tháng ở thành phố Long Xuyên khá điều hòa nên cường độ mưa không lớn lắm. Do lượng mưa trong mùa mưa lớn, lại tập trung vào mùa nước lũ của sông MêKông dồn về hạ lưu đã tạo ra tình trạng ngập lụt. Nó chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống người dân, nhất là đối với khu vực nông thôn có đời sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). Đối với tình hình thủy văn thì trên địa bàn thành phố Long Xuyên do có chế độ bán nhật triều, với hai lần triều lên và hai lần triều xuống trong ngày chiếm ưu thế hơn so với chế độ nhật triều nên rất có lợi cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng lại bất lợi cho việc tiêu nước trong mùa lũ, đặc biệt lúc lũ lớn gặp triều cường (Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, 2003). 14 2.2. Hiện trạng sử dụng đất Toàn thành phố có tổng diện tích 10.687 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.449 ha; chiếm 60,34% tổng diện tích đất của thành phố; đất chuyên dùng 1.162 ha, chiếm 10,87%; đất ở có 1.905 ha, chiếm 17,83% và đất khác có 1.171 ha, chiếm 10,96%. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp ở các phường, xã được phân bố như sau: nhiều nhất là phường Mỹ Thới có 1.523 ha (trong tổng số 2.000 ha đất của phường) và ít nhất là phường Mỹ Phước có 189 ha. Còn lại là các xã Mỹ Hoà Hưng có 765 ha, Mỹ Khánh có 641 ha và phường Mỹ Quý có 201 ha diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp (Phòng thống kê thành phố Long Xuyên, 2004). 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên Theo Phòng kinh tế thành phố Long Xuyên (2004), lũ năm 2003 nhỏ, rút sớm nên thuận lợi cho xuống giống vụ Đông Xuân 2003 – 2004; lũ năm 2004 tuy lớn so với năm 2003 nhưng chỉ ở mức trung bình. Do lũ về muộn, mực nước biến động nhỏ, nên không ảnh hưởng nhiều cho sản xuất nông nghiệp; lúa được giá và các chính sách ưu đãi đã được triển khai hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất của nông dân. Bên cạnh đó, nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, sự nổ lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và nông dân trong việc đẩy mạnh sản xuất và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoạt động đó đã góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên một hecta diện tích đất sản xuất cho nông dân. Trong lĩnh vực trồng trọt, có tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm 2004 trên địa bàn thành phố Long Xuyên là 13.103,94 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 11.759,54 ha và diện tích trồng các loại cây màu là 1.344,4 ha (Phòng kinh tế thành phố Long Xuyên, 2004). Trong vụ Đông Xuân, nông dân đã tập trung tổ chức gia cố đê bao, bơm nước nên thời gian xuống giống sớm, với diện tích là 5.747,17 ha; năng suất đạt 6,94 tấn/ha. Trong vụ Hè Thu, do vụ lúa Đông Xuân thu hoạch sớm, nông dân có thời gian cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Bên cạnh đó còn nhờ các yếu tố thuận lợi về thời 15 tiết, thời vụ, nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa đạt được 5,17 tấn/ha. Bảng 1: Hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2004 tại thành phố Long Xuyên, An Giang Chỉ tiêu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Diện tích (ha) 5.747,17 5.443,27 Năng suất (tấn/ha) 6,94 5,17 Sản lượng (tấn) 39.885,00 28.157,61 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Long Xuyên, 2004) Kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân – Hè Thu năm 2003 – 2004, nông dân đã sử dụng lúa chất lượng cao để sản xuất đạt 99% diện tích, bao gồm các giống lúa như: OM1490, OM2517, OMCS2000, OM3536, VD20, Jasmine, lúa Nhật,… Đối với các loại rau thì cây rau dưa các loại chiếm diện tích khá lớn (301 ha ở vụ Đông Xuân và 428,20 ha ở vụ Hè Thu). Đặc biệt trong mùa nước nổi năm 2004, do tác động của các lớp đào tạo nghề ở các phường xã đã phát triển mạnh nghề trồng nấm rơm; tận dụng 42,3 ha diện tích đất bờ và sân phơi. Với những loại cây trồng trên mặt nước, một số hộ nông dân tận dụng được 23,1 ha diện tích mặt nước ở những vùng lung, trũng, bãi bồi đã trồng các loại ấu, rau nhút, sen,…(trong đó ấu: 4,5 ha; rau nhút: 14,3 ha và sen: 4,1 ha). 16 Bảng 2: Diện tích gieo trồng cây màu năm 2004 tại thành phố Long Xuyên, An Giang Đơn vị tính: Ha Loại cây trồng Diện tíchVụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Màu lương thực 8,70 4,70 *Bắp thường 7,90 2,70 * Khoai lang 0,80 2,00 Màu thực phẩm 324,08 442,20 * Đậu xanh 20,38 8,10 * Rau dưa các loại 301,00 428,20 * Dưa hấu 2,7 5,90 Màu công nghiệp + khác 43,62 282,50 * Đậu nành 10,10 134,00 * Mè 0,22 116,40 * Khác 33,30 32,10 Tổng diện tích gieo trồng 376,40 729,40 Trong đó cây màu trên đất lúa 6,80 298,20 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Long Xuyên, 2004) 2.4. Một số mô hình canh tác trong mùa lũ Theo kết quả khảo sát ở An Giang và Đồng Tháp của Nguyễn Tấn Khuyên (2004) cho thấy, hoạt động trồng trọt trong mùa nước và trong địa bàn ngập sâu chỉ mới bắt đầu và bước đầu đã đem lại lợi nhuận bổ sung cho bộ phận nông dân, song đây chỉ mới dừng lại ở dạng mô hình nhỏ và sản xuất còn bấp bênh. Trong mùa nước lũ năm 2003, nông dân tổ chức trồng các loại hoa màu ở nơi đất cao, kiểm soát nước tốt với mức đầu tư 1,5 – 2 triệu đồng/công thu lãi 1 – 1,2 triệu đồng/vụ, cách thức này thích hợp cho các hộ nghèo ít đất. Sản suất lúa vụ 3 ở An Giang với năng suất bình quân đạt 4,7 tấn/ha, sản lượng đạt 297 ngàn tấn chiếm 12,64% sản lượng của cả năm. Hoạt động tuy mang lại thu nhập bổ sung khá lớn cho nông dân, nhưng lại đòi hỏi sự đầu tư lớn của xã hội (đê bao khép kín, kiểm soát lũ triệt để) nên đã tăng chi phí cho nông dân. Đối với các loại cây thủy sinh như: sen, ấu, rau muống ruộng,… được bố trí trên các mặt nước ao, lòng hồ đất trũng, với mức đầu tư thấp khoảng 1 triệu đồng cho một công, đem lại thu nhập cho nông dân từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng/vụ. 17 Tại huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, phần lớn nông dân chủ yếu tập trung vào trồng bắp lai, ngoài ra, một vài hộ trồng cải và đậu. Đối với bắp lai do giá cả thường ổn định và dễ trồng nên có thể trồng được trên diện tích lớn (đôi khi có thể trồng đến 1 ha/hộ), nhưng lợi nhuận không cao và thời gian trồng kéo dài khoảng 90 ngày/vụ. Do đó, chỉ có thể trồng 3 vụ/năm, lợi nhuận giữa các vụ không chênh lệch nhau nhiều, đạt 873,55 ngàn đồng/công (vụ 1), 976,25 ngàn đồng/công (vụ 2) và 658,93 ngàn đồng/công ở vụ 3. Tổng lợi nhuận 3 vụ đạt 2,51 triệu đồng/công. Trước khi đê bao vùng này chỉ trồng 2 vụ/năm. Như vậy, bao đê đã nâng số vụ canh tác lên cũng là tăng nguồn thu nhập của các hộ nông dân (Dương Văn Nhã, 2004). Tại xã Kiến Thành thuộc huyện Chợ Mới, mô hình sản xuất chủ yếu trong mùa lũ là trồng lúa vụ 3. Trong đó, diện tích sản xuất bình quân là 1,39 ha/hộ, giống lúa được sử dụng chủ yếu là OM1490, OM2031, OMCS2000 đạt hiệu quả kinh tế cao, bình quân lợi nhuận thu được từ 600 – 700 ngàn đồng/công (năng suất đạt 4 – 5 tấn/ha, giá lúa 1.800 – 1.900 đồng/kg). Trong khi đó tại xã Khánh Hòa thuộc huyện Châu Phú, sản xuất lúa trong vụ 3 với diện tích bình quân là 0,65 ha/hộ, các giống lúa được nông dân huyện Châu Phú sử dụng chủ yếu là OMCS2000, OM1490 và AS996. Năng suất bình quân đạt đến 5,17 tấn/ha, giá bán 1.953 đồng/kg (cao hơn so với giá lúa tại xã Kiến Thành) nhưng lãi thu được chỉ có 600.000 đồng/công (Phan Văn Ninh, 2004). Đối với mô hình canh tác màu như hành, hẹ, dưa leo, ngò,… được nông dân huyện Châu Phú trồng với giá bán được là 2.750 đồng/kg, mức đầu tư cho một công khoảng 1,2 triệu đồng, nông dân bán 3,6 triệu đồng/công và thu được 2,7 triệu đồng/công (Phan Văn Ninh, 2004). Tại xã Kiến An thuộc huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, phần lớn nông dân trồng 4 vụ/năm, tùy theo từng loại cây (đôi khi có thể trồng 5 vụ/năm nhưng năng suất thấp do không có thời gian phơi đất), các loại màu vùng này chủ yếu là hành, hẹ, khổ qua, sà lách, mồng tơi, ớt,… Lợi nhuận biến động từ 1,81 – 2,72 triệu đồng/công ở vụ 1, vụ 2 và vụ 3; riêng ở vụ 4 hiệu quả kinh tế cao hơn và lợi nhuận đạt 4,28 triệu đồng/công. Tổng lợi nhuận đạt 11,42 triệu đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,53; cao hơn rất nhiều so với huyện Tân Châu. Tuy lợi nhuận cao nhưng cũng rất dễ bị lỗ nếu giá xuống 18 thấp và có thể không bán được đồng nào do mướn nhân công cao hơn là giá bán, ngược lại lợi nhuận cũng có thể cao gấp 10 lần bình thường (Dương Văn Nhã, 2004). Theo Ủy Ban Nhân Dân huyện Thoại Sơn (2003), thì mô hình trồng nấm rơm cũng tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nông dân trong mùa nước nổi, bình quân mỗi công rơm chất nấm khoảng 15 đến 20 ngày cho thu hoạch từ 45 – 50 kg nấm, thu nhập khoảng 250.000 đồng/công rơm. Tuy nhiên, số hộ nông dân trồng nấm rơm tại huyện này còn rất ít vì sợ không nơi tiêu thụ nên đa số nông dân đã bỏ phí rơm rạ ngoài đồng hay dọc trên các tuyến lộ, phun xuống lòng sông, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. 19 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương tiện nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang. - Bảng câu hỏi. - Các dụng cụ: bút mực, bút chì, sơ mi đựng phiếu điều tra,… - Xe đi lại. - Máy vi tính. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin tổng quan ở Thành Phố gồm các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của vùng, số liệu về tình hình sản xuất trong năm và trong mùa nước nổi năm 2004 trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên. - Phỏng vấn người am hiểu trên địa bàn các phường, xã để xác định một số mô hình có triển vọng trong mùa lũ năm 2004 tại Thành Phố Long Xuyên để tiến hành điều tra và các mô hình được chọn là:  Mô hình trồng nấm rơm.  Mô hình trồng lúa vụ 3.  Mô hình trồng rau màu.  Mô hình trồng rau nhút. - Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng Bảng câu hỏi (phụ chương 2). - Nhập số liệu, xử lý và phân tích số liệu đã thu thập. - Tổng hợp, viết báo cáo. 3.3. Phân tích thống kê - Nhập số liệu bằng phần mềm Excel. - Xử lý và phân tích số liệu bằng chương trình SPSS. 20 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân bố mẫu điều tra ở các phường, xã của Thành Phố Có 4 mô hình được chọn để điều tra và các phiếu phỏng vấn nông hộ được phân bố trên 5 phường, xã (Bảng 3). Bảng 3: Phân bố các phiếu điều tra của 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị: Phiếu Phường (xã) Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm Tổng cộng Mỹ Hòa Hưng 0 6 10 0 16 Mỹ Khánh 2 6 5 30 43 Mỹ Thới 8 3 0 0 11 Mỹ Quý 3 0 0 0 3 Mỹ Phước 2 0 0 0 2 Tổng cộng 15 15 15 30 75 Qua Bảng 3, các mô hình đã chọn để điều tra phân bố như sau: - Đối với mô hình trồng lúa có 15 phiếu được điều tra ở phường Mỹ Quý 3 phiếu, phường Mỹ Khánh 2 phiếu, phường Mỹ Phước 2 phiếu và phường Mỹ Thới 8 phiếu. - Ở mô hình trồng rau màu gồm 15 phiếu được phân bố trên 3 phường xã trong đó phường Mỹ Thới có 3 phiếu, xã Mỹ Hòa Hưng 6 phiếu và xã Mỹ Khánh 6 phiếu. - Ở mô hình trồng rau nhút do các hộ canh tác chủ yếu tập trung ở xã Mỹ Hòa Hưng nên có 10 phiếu điều tra tại xã này và 5 phiếu còn lại tập trung ở xã Mỹ Khánh. - Mô hình trồng nấm rơm điều tra tại xã Mỹ Khánh gồm 30 phiếu. - Như vậy, các phiếu phỏng vấn tập trung ở xã Mỹ Hòa Hưng có 16 phiếu, xã Mỹ Khánh có 43 phiếu, phường Mỹ Thới có 11 phiếu, phường Mỹ Quý có 3 phiếu và phường Mỹ Phước có 2 phiếu. 21 Hình 1: Địa bàn điều tra trên 5 phường, xã của thành phố Long Xuyên 22 : Điểm có mẫu điều tra 4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra 4.2.1. Tuổi của chủ hộ Qua số liệu điều tra được thể hiện trong bảng 4 cho thấy tuổi của chủ hộ ở 4 mô hình canh tác đều ở mức từ 26 tuổi trở lên. Bảng 4: Tuổi của chủ hộ ở các mức phân chia khác nhau trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Độ tuổi Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm 26-35 6,7 26,7 26,7 30,0 36-45 26,7 20,0 13,3 26,7 46-55 26,7 33,3 20,0 20,0 >55 40,0 20,0 40,0 23,3 Trung bình 51 46 52 44 Độ lệch chuẩn 8,5 12,3 15,6 11,7 Trong mô hình canh tác lúa, bình quân tuổi của chủ hộ là 51 tuổi, đây là độ tuổi tương đối cao nên có thể hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp, thậm chí họ còn có tính bảo thủ trong vấn đề sản xuất của nông hộ. Ở mô hình này, có tỷ lệ cao nhất là chủ hộ lớn hơn 55 tuổi chiếm 40,0% và thấp nhất là chủ hộ có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm 6,7%, còn chủ hộ có độ tuổi từ 36 – 45 và 46 – 55 tuổi đều chiếm tỷ lệ như nhau ở mức 26,7% (Bảng 4). Qua kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 4 thì tuổi trung bình của chủ hộ trong mô hình trồng rau màu là 46 tuổi. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức 33,3% là chủ hộ có độ tuổi từ 46 – 55 tuổi, chiếm tỷ lệ thấp nhất là chủ hộ từ 36 – 45 và lớn hơn 55 tuổi, cùng có tỷ lệ là 20,0%. Trong mô hình trồng rau nhút, tuổi trung bình của chủ hộ là 52, độ tuổi này tương đương với các chủ hộ trong mô hình trồng lúa. Số chủ hộ lớn hơn 55 tuổi trong mô hình trồng rau nhút chiếm tỷ lệ 40,0%, thấp nhất là chủ hộ từ 36 – 45 tuổi chiếm 13,3%, chủ hộ có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm 26,7% và từ 46 – 55 tuổi là 20,0% (Bảng 4). 23 Trong mô hình trồng nấm rơm, tuổi trung bình của chủ hộ là 44 tuổi, thấp nhất trong 4 mô hình canh tác đã điều tra. Ở độ tuổi này, người nông dân rất năng động trong công việc và có năng lực sản xuất tốt, đồng thời cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Trong mô hình này không có sự chênh lệch lớn giữa các mức độ phân chia độ tuổi của chủ hộ, trong đó chủ hộ có độ tuổi từ 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (30,0%) và thấp nhất là độ tuổi từ 46 – 55 tuổi chiếm 20,0%. 4.2.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ Theo Võ Tòng Anh (2004) thì trình độ văn hóa càng cao, chủ hộ càng có cơ hội tiếp cận thông tin và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh thích hợp cho mình, từ đó mức độ đầu tư và khả năng tham gia thị trường mạnh dạn hơn. Qua kết quả điều tra, trình độ văn hóa của chủ hộ trong cả 4 mô hình tương đối thấp (Bảng 5). Bảng 5: Trình độ văn hóa chủ hộ trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Trình độ văn hóa Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm Mù chữ 0,0 26,7 6,7 0,0 Cấp 1 26,7 46,7 53,3 56,7 Cấp 2 40,0 13,3 26,7 36,7 Cấp 3 33,3 13,3 13,3 6,7 Trung bình 8 4 5 5 Độ lệch chuẩn 2,9 3,9 3,0 2,8 Ở mô hình trồng lúa, trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ là lớp 8 và không có chủ hộ nào không biết chữ. Chủ hộ có trình độ cấp 2 chiếm đa số trong mô hình này (40,0%), cấp 3 là 33,3% và chủ hộ có trình độ cấp 1 chiếm 26,7% (Bảng 5). Ở mô hình trồng rau màu, chủ hộ có trình độ văn hóa trung bình là lớp 4, thấp nhất trong 4 mô hình điều tra. Phần đông các hộ này canh tác dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, trong đó tỷ lệ chủ hộ không biết chữ là 26,7%, chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7% là chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 2 và cấp 3 đều ở mức 13,3% (Bảng 5). 24 Ở mô hình trồng rau nhút, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 1 chiếm đa số (53,3%), cấp 2 chiếm 26,7% và cấp 3 là 13,3%, số chủ hộ không biết chữ trong mô hình này có tỷ lệ 6,7%. Trình độ văn hóa trung bình của chủ hộ là lớp 5, tương đương với trình độ văn hóa của chủ hộ trong mô hình trồng nấm (Bảng 5). Đối với mô hình trồng nấm rơm, chiếm tỷ lệ cao nhất là số chủ hộ có trìn._.h độ văn hóa cấp 1 (56,7%) và thấp nhất là chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3 (6,7%) (Bảng 5). Cũng như mô hình trồng lúa, trong mô hình này không có chủ hộ nào mù chữ, nhờ thế mà thuận lợi cho nông dân trong việc việc ghi chép và đọc tài liệu tuyên truyền, tập huấn của cán bộ giảng dạy. Nhưng lại hạn chế trong việc tiếp thu những kiến thức mới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thông qua báo chí hay các lớp tập huấn kỹ thuật. 4.2.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của mô hình canh tác, giúp nông dân có thể hạn chế mặt hại và phát huy những mặt lợi trong quá trình sản xuất. Do canh tác cây lúa đã có từ lâu đời ở nước ta cũng như ở Long Xuyên, nên chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất trung bình là 21,4 năm (Bảng 1 trong pc), phần lớn chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất lớn hơn 20 năm. Trong đó, chủ hộ có kinh nghiệm lớn hơn 30 năm chiếm 26,7%, chủ hộ có mức kinh nghiệm từ 21 - 30 năm chiếm 26,7%, số chủ hộ có kinh nghiệm 5 năm trở xuống chiếm tỷ lệ 20,0% (hình 2). 25 20,0 13,3 26,7 26,7 26,7 53,3 20,0 0 0 40,0 40,0 13,3 6,7 0 16,7 50,0 26,7 6,7 0 0 10 20 30 40 50 60 Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm ≤ 5 năm 6-10 năm 11-20 năm 21-30 năm >30 năm Hình 2: Tỷ lệ (%) các mức độ khác nhau về kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ở 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Trong mô hình trồng rau màu, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ còn thấp. Trong đó, có tỷ lệ cao nhất là chủ hộ có kinh nghiệm từ 6 – 10 năm chiếm 53,3%, kế đến là chủ hộ có kinh nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm chiếm 26,7% và từ 11 – 20 năm chiếm 20,0% (hình 2). Chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất trung bình trong mô hình này là 9,5 năm, tương đương với các hộ trồng rau nhút cũng có kinh nghiệm trung bình là 9 năm. Trồng cây rau nhút do chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nên kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ không cao. Trong đó, có tỷ lệ cao nhất là chủ hộ có kinh nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng 5 năm chiếm 40,0% và từ 6 – 10 năm cũng chiếm 40,0%. Chủ hộ có kinh nghiệm từ 11 – 20 năm là 13,3% và từ 21 – 30 năm là 6,7% (hình 2). Trong mô hình trồng nấm rơm, chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất trung bình là 10 năm. Với tỷ lệ lớn nhất là số chủ hộ có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm chiếm 50,0% và nhỏ nhất là từ 21 đến 30 năm chiếm 6,7%, không có chủ hộ nào có kinh nghiệm sản xuất lớn hơn 30 năm trong mô hình này (hình 2). 26 Tỷ lệ (%) chủ hộ Mô hình Tóm lại, chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất trong khoảng từ 6 đến 10 năm là chủ yếu ở mô hình trồng rau màu, rau nhút và nấm rơm. Trong khi đó, mô hình trồng nấm và trồng rau nhút không có chủ hộ nào có kinh nghiệm sản xuất lớn hơn 30 năm và mô hình trồng rau màu thì kinh nghiệm của chủ hộ chỉ ở mức từ 20 năm trở xuống. Điều này chứng tỏ là các mô hình trồng rau màu, trồng rau nhút và trồng nấm rơm chỉ mới phát triển những năm gần đây nên kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ở các mô hình này không cao. Ở mô hình trồng lúa, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ở các mức phân chia là tương đối ngang bằng nhau, không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ. 4.2.4. Tuổi các thành viên khác trong nông hộ Các thành viên khác trong độ tuổi lao động cũng đã đóng góp một phần cho kinh tế của nông hộ thông qua nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay từ các nguồn thu nhập khác. Vì vậy, họ cũng góp phần làm tăng nguồn thu nhập của nông hộ. Bảng 6: Tuổi các thành viên khác trong nông hộ điều tra ở 4 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Độ tuổi Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm ≤ 15 19,7 29,1 28,1 22,6 16-25 28,2 30,9 15,8 37,9 26-35 31,0 18,2 24,6 13,7 36-45 7,0 7,3 10,5 5,6 46-55 7,0 10,9 7,0 12,1 > 55 7,0 3,6 14,0 8,1 Trung bình 28 25 32 28 Độ lệch chuẩn 14,1 15,2 20,3 18,7 Ở mô hình canh tác lúa vụ 3 như trong Bảng 6, có tỷ lệ cao nhất là thành viên có độ tuổi từ 26 – 35 (chiếm 31,0%), tỷ lệ các thành viên nhỏ hơn hoặc bằng 15 tuổi chiếm 19,7% và lớn hơn 55 tuổi chiếm 7,0%. Tuổi trung bình của các thành viên khác trong nông hộ ở mô hình canh tác lúa và nấm rơm cùng là 28 tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình trồng nấm rơm là các thành viên có độ tuổi từ 16 – 25 tuổi (37,9%). 27 Ở mô hình trồng rau màu, tuổi trung bình của các thành viên khác là 25 tuổi, chiếm tỷ lệ thấp nhất là thành viên có độ tuổi lớn hơn 55 chiếm 3,6% và cao nhất là từ 16 - 25 tuổi chiếm 30,9%. Với mô hình trồng rau nhút trung bình là 32 tuổi, lớn nhất trong 3 mô hình còn lại, nhưng có tỷ lệ cao nhất là số thành viên có độ tuổi nhỏ hơn hoặc bằng 15 chiếm 28,1% và thấp nhất là từ 46 – 55 tuổi chiếm 7,0% (Bảng 6). 4.2.5. Nhân khẩu và giới tính các thành viên trong nông hộ Cơ cấu gia đình trong các hộ đã điều tra ở 4 mô hình canh tác có sự chênh lệch không lớn, trung bình mỗi hộ có từ 5 đến 6 thành viên, trong đó mô hình trồng lúa và trồng nấm rơm có 6 người/hộ, mô hình trồng rau màu và trồng rau nhút có 5 người/hộ. Bảng 7: Số nhân khẩu trong nông hộ điều tra ở 4 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Nhân khẩu Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm Số người/nông hộ 6 5 5 6 Nam (%) 52,3 57,1 50,0 51,6 Nữ (%) 47,7 42,9 50,0 48,4 Lao động của nông hộ (người) 4 3 3 4 Nhìn chung, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ, riêng đối với mô hình trồng rau nhút thì tỷ lệ nam nữ bằng nhau. Ở mô hình trồng lúa và trồng nấm rơm có 4 người trong độ tuổi lao động trên tổng số 6 người trong gia đình, còn mô hình trồng rau màu và rau nhút thì tỷ lệ này là 3: 5 (Bảng 7). Đây là nguồn lao động của nông hộ, đóng góp một phần cho kinh tế gia đình hoặc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp nhất là trong canh tác rau màu đòi hỏi nhiều công lao động. 4.2.6. Tổng diện tích đất của nông hộ Đất đai là một yếu tố sản xuất không thể thiếu trong nông nghiệp. Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phần trăm diện tích đất của nông hộ ở các mức độ phân chia khác nhau được thể hiện trong Bảng 8. 28 Bảng 8: Diện tích đất của nông hộ ở các mức độ phân chia khác nhau trong 4 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Qui mô đất đai bình quân trên hộ có sự chênh lệch không lớn giữa các mô hình canh tác. Trong đó, thấp nhất là mô hình trồng rau màu có 1,12 ha/hộ, cao nhất là mô hình trồng lúa 1,66 ha/hộ, còn mô hình trồng rau nhút và trồng nấm rơm thì các diện tích trung bình tương đương ở mức 1,32 ha/hộ và 1,45 ha/hộ. Đối với mô hình rau màu, rau nhút và nấm rơm, chiếm tỷ lệ cao nhất là số hộ nông dân có diện tích đất trong khoảng từ 0,51 – 2,0 ha, lần lượt là 46,7% ở mô hình rau màu, 53,3% ở mô hình rau nhút và 53,6% ở mô hình nấm rơm. Riêng với mô hình trồng lúa thì tỷ lệ số hộ có diện tích lớn hơn 2,0 ha chiếm đa số (46,7%). Tuy nhiên, trong mỗi mô hình canh tác lại có sự phân bố đất đai không đồng đều, tức có sự chênh lệch về diện tích khá lớn giữa các hộ nông dân. Cụ thể như trong mô hình trồng lúa, hộ có diện tích đất lớn nhất là 3,9 ha và nhỏ nhất là 0,3 ha. Với mô hình trồng rau màu, hộ có diện tích đất lớn nhất là 2,8 ha và nhỏ nhất là 0,1 ha. Ở mô hình trồng rau nhút, hộ có diện tích đất nhỏ nhất là 0,2 ha; trong khi đó hộ có diện tích đất lớn nhất lên đến 6,3 ha; còn mô hình trồng nấm rơm thì hộ có diện tích đất nhỏ nhất chỉ có 0,1 ha và lớn nhất là 5,4 ha (Bảng 8). 4.2.7. Diện tích đất sử dụng trong canh tác của các mô hình điều tra trong mùa lũ năm 2004 Với diện tích đất của nông hộ phục vụ cho canh tác trong các mô hình điều tra thì có diện tích lớn là ở các hộ trồng lúa (1,09 ha) và có diện tích nhỏ ở các hộ trồng nấm rơm và trồng rau màu (có cùng mức trung bình là 0,08 ha). Còn với mô hình trồng rau Diện tích (ha) Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm ≤ 0,5 26,7 26,7 26,7 21,4 0,51 – 2,0 26,7 46,7 53,3 53,6 > 2,0 46,7 26,7 20,0 25,0 Lớn nhất (ha) 3,9 2,8 6,3 5,4 Nhỏ nhất (ha) 0,3 0,1 0,2 0,1 Trung bình (ha) 1,66 1,12 1,32 1,45 Độ lệch chuẩn 1,45 0,84 1,63 1,29 29 nhút thì có mức trung bình là 0,37 ha (Bảng 9). Phần lớn các hộ trồng rau màu, nấm rơm và rau nhút có diện tích đất lớn chủ yếu là phục vụ cho canh tác lúa hoặc vườn cây ăn trái. Bảng 9: Diện tích đất sử dụng cho 4 mô hình canh tác trong mùa lũ của nông hộ ở thành phố Long Xuyên năm 2004 Diện tích (ha) Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Nấm rơm Trung bình 1,09 0,08 0,37 0,08 Lớn nhất 2,50 0,20 0,80 0,30 Nhỏ nhất 0,30 0,01 0,10 0,01 Độ lệch chuẩn 0,71 0,06 0,22 0,07 Ở mô hình canh tác lúa, có sự chênh lệch lớn về diện tích canh tác, lớn nhất là 2,5 ha và nhỏ nhất là 0,3 ha. Ở mô hình trồng rau nhút diện tích lớn nhất là 0,8 ha và nhỏ nhất là 0,1 ha. Còn mô hình trồng rau màu và nấm rơm có diện tích canh tác tương đối thấp, lớn nhất chỉ có 0,3 ha (mô hình trồng nấm rơm) và 0,2 ha (mô hình trồng rau màu) và nhỏ nhất trong cả 2 mô hình này là 0,01 ha (Bảng 9). Ngoài đất đai thì các loại phương tiện khác phục vụ cho đời sống như tivi, radio, xe đạp, xe gắn máy,… cũng được điều tra. Nhìn chung, số hộ có các loại phương tiện nghe nhìn và phương tiện đi lại chiếm tỷ lệ cao, nhằm để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Theo Bảng 10 thì tỷ lệ số hộ có tivi ở 3 mô hình canh tác đều ở mức 80,0% trở lên. Radio từ 26,7% trở lên và đầu video từ 60,0% trở lên. Đây là các phương tiện giúp nông dân có thể nghe và xem các chương trình về nông nghiệp trên truyền hình. 30 Bảng 10: Các loại phương tiện nghe nhìn và phương tiện đi lại của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Loại tài sản Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Tivi 93,3 80,0 93,3 Radio 40,0 26,7 46,7 Đầu video 80,0 60,0 73,3 Xe gắn máy 86,7 80,0 86,7 Xe đạp 93,3 73,3 73,3 Số hộ có xe gắn máy chiếm trên 80,0% và số hộ có xe đạp chiếm trên 73,3%, qua đó cũng một phần nào thấy được đời sống vật chất của nông dân ngày một nâng cao hơn. 4.2.8. Phương tiện sản xuất của nông hộ Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp có các loại phương tiện như bình xịt, máy cày, xới, máy bơm nước,… luôn gắn liền với đại đa số nông dân. Với những loại tương đối rẻ tiền như bình xịt và xuồng thì số hộ nông dân có loại phương tiện này chiếm tỷ lệ khá cao. Nhưng với những loại đắt tiền chỉ có ở một số ít hộ nông dân như máy cày hay máy suốt. Qua kết quả được thể hiện trong Bảng 11 cho thấy trong các loại phương tiện sản xuất như máy cày, xới và máy suốt chỉ có ở một số hộ trồng lúa nhưng tỷ lệ không cao (chiếm 20,0%), không có chủ hộ nào có máy sấy trong cả 3 mô hình canh tác. Ở mô hình trồng lúa, số hộ có bình xịt chiếm 93,3%. Do phần lớn nông dân bán lúa ngay sau khi thu hoạch nên rất ít hộ có kho trữ lúa. Vì vậy, kết quả điều tra cho thấy số hộ có kho trữ lúa thấp, chiếm 26,7%. Số hộ có xuồng chiếm 66,7% và số hộ có máy bơm nước chiếm 86,7%. 31 Bảng 11: Các loại phương tiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Loại tài sản Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Máy cày, xới 20,0 0,0 0,0 Máy suốt 6,7 0,0 0,0 Máy sấy 0,0 0,0 0,0 Bình xịt 93,3 86,7 100 Sân phơi 13,3 6,7 6,7 Kho trữ lúa 26,7 6,7 13,3 Xuồng 66,7 66,7 93,3 Máy bơm nước 86,7 86,7 73,3 Đối với mô hình canh tác rau màu, số hộ có bình xịt chiếm 86,7%. Tỷ lệ số hộ nông dân có xuồng và máy bơm nước trong mô hình này tương đương với trong mô hình canh tác lúa (66,7% và 86,7%). Ở mô hình trồng rau nhút, do các hộ phải thường xuyên xịt thuốc và phun phân cho cây rau này nên 100% hộ có bình xịt. Đa số nông dân sử dụng xuồng để có thể chăm sóc cũng như thu hoạch rau dễ dàng và nhanh hơn, nên số hộ có phương tiện này chiếm tỷ lệ cao, đến 93,3% và số hộ có máy bơm nước là 73,3% (Bảng 11). 4.3. Thu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 4.3.1. Nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đa phần bà con nông dân đều nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả trong Bảng 12, nông dân nhận nguồn thông tin trên ti vi chiếm đa số như mô hình trồng lúa có 73,3%; mô hình trồng rau màu có 46,7% và mô hình trồng rau nhút có 40,0%. Thông qua một số chương trình như Nhịp cầu nhà nông, Gặp gở 4 nhà, chương trình Khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật IPM,… Chủ hộ nhận thông tin từ một số nông dân khác về kỹ thuật trồng, cách sử dụng phân, thuốc, trao đổi ý kiến, góp ý nhau cho sản xuất đạt hiệu quả, trao đổi kinh nghiệm, thông tin cho nhau về các phương pháp mới cũng như giống cây mới qua những cuộc hội 32 thảo. Chiếm tỷ lệ cao nhất là mô hình trồng rau nhút và trồng lúa có 60,0% và mô hình trồng rau màu chỉ có 20,0% (Bảng12). Bên cạnh đó, bà con cũng nhận thông tin từ bà con thân nhân, từ radio, dịch vụ bán vật tư nông nghiệp,… Bảng 12: Tỷ lệ (%) chủ hộ có thu nhận các nguồn thông tin phục vụ trong sản xuất nông nghiệp ở 3 mô hình tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Nguồn thông tin Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Từ những nông dân khác 60,0 20,0 60,0 Bà con thân nhân 6,7 13,3 33,3 Trên TV 73,3 46,7 40,0 Trên Radio 20,0 6,7 13,3 Trên Báo/tạp chí 6,7 0,0 0,0 Các tổ chức tập huấn/kỹ thuật viên ở phường, xã 53,3 33,3 14,3 Dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp 20,0 6,7 33,3 Người nghiên cứu, thí nghiệm và điều tra 6,7 0,0 0,0 Các hợp tác xã 20,0 0,0 0,0 Tổng số hộ 15 15 15 Ở mô hình trồng rau màu và trồng rau nhút, qua kết quả điều tra cho thấy hầu như nông dân không nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ những người nghiên cứu thí nghiệm và điều tra hay từ các hợp tác xã (Bảng 12). Trong khi đó, mô hình trồng lúa có 6,7% chủ hộ có nhận thông tin từ người nghiên cứu, thí nghiệm điều tra và 20,0% chủ hộ nhận các thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ hợp tác xã. Trong các hộ có thu nhận thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì phần lớn chủ hộ là người thu nhận với tỷ lệ 88,0% ở mô hình canh tác lúa, 82,6% ở mô hình canh tác rau màu và 70,6% ở mô hình canh tác rau nhút. Còn lại là vợ (chồng) hay người khác (là con hoặc người thân trong gia đình) thu nhận và số lần thu nhận thông tin rất thường xuyên (Bảng 13). Các chương trình tập huấn kỹ thuật được tổ chức nhằm giúp nông dân có thể tiếp cận những kiến thức mới, kỹ thuật canh tác mới,… phục vụ cho quá trình sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập nông hộ. 33 Bảng 13: Thu nhận thông tin sản xuất nông nghiệp và tập huấn kỹ thuật của nông hộ ở 3 mô hình canh tác tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Đơn vị tính: % Thu nhận thông tin Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút Người thu nhận  * Chủ hộ 88,0 82,6 70,6  * Vợ (chồng) 0,0 0,0 29,4  * Người khác 12,0 17,4 0,0 Số lượng * Thường xuyên 76,0 100 56,7 * Vài lần 24,0 0,0 43,3 Có tham gia tập huấn kỹ thuật 93,3 53,3 20,0 Song vấn đề có tham gia tập huấn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tập quán của nông dân, thời gian tổ chức tập huấn, có được mời hay không được mời tham gia,… Các lớp tập huấn chủ yếu phổ biến kỹ thuật có liên quan đến canh tác lúa và màu. Vì thế, ở mô hình canh tác lúa nông dân tham gia những chương trình tập huấn kỹ thuật có tỷ lệ là 93,3%, chiếm khá cao so với mô hình trồng rau màu là 53,3%. Trong khi mô hình trồng rau nhút vì chưa có chương trình nào tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác loại cây này nên chỉ có 20,0% chủ hộ tham gia lớp tập huấn nhưng chủ yếu chỉ là phổ biến kỹ thuật trồng màu và nuôi cá (Bảng 13). Theo các hộ nông dân đã tham gia tập huấn thì những kỹ thuật được đưa vào giảng dạy trong nông dân là: kỹ thuật nhân giống, làm lúa giống, IPM, thâm canh lúa tổng hợp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng rau, sản xuất rau an toàn,… Các chương trình này được thực hiện bởi một số tổ chức như Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông thành phố Long Xuyên, Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh, Hợp tác xã, Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Sở Nông Nghiệp, Trường đại học Cần Thơ,… 34 4.3.2. Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ Quyết định của nông hộ trong việc lựa chọn loại cây trồng để sản xuất, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau được thể hiện trong Bảng 14. Bảng 14: Tỷ lệ (%) chủ hộ đồng ý chọn các yếu tố để sản xuất và thông tin giá bán Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Lúa vụ 3 Rau màu Rau nhút *Các yếu tố Giá cao 60,0 33,3 33,3 Dễ bán 86,7 86,7 80,0 Có sẵn giống 26,7 13,3 40,0 Hợp đồng với người bán 13,3 13,3 20,0 Kỹ thuật sản xuất 46,7 26,7 33,3 Điều kiện đất đai và nước tốt 46,7 46,7 86,7 *Thông tin giá bán Thăm dò giá cả ở chợ 0,0 73,3 73,3 Hỏi hàng xóm 53,3 60,0 60,0 Hỏi những người thương buôn 66,7 0,0 0,0 Phần đông các hộ nông dân canh tác lựa chọn loại cây trồng để sản xuất vì nó dễ bán (có đến 86,7% hộ đồng ý ở mô hình canh tác lúa và rau màu, 80,0% hộ đồng ý ở mô hình trồng rau nhút). Yếu tố điều kiện đất đai và nước tốt thích hợp cho canh tác cũng được đa số các hộ nông dân trong 3 mô hình đồng ý, mô hình trồng lúa và trồng rau màu cùng có 46,7% và mô hình trồng rau nhút là 86,7% hộ đồng ý. Thông tin giá cả thị trường mà các hộ nông dân canh tác lúa biết được chủ yếu là từ những người thương buôn chiếm 66,7% và từ hàng xóm là 53,3%. Còn mô hình trồng rau màu và rau nhút, người dân thăm dò giá cả ở chợ là chủ yếu (chiếm 73,3%) (Bảng 14). Nông dân bán sản phẩm của mình chủ yếu là do được giá và quen biết trước. 35 4.4. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 của các hộ nông dân ở Thành phố Long Xuyên năm 2004 4.4.1. Kỹ thuật canh tác Qua điều tra, các giống lúa được nông dân ở thành phố Long Xuyên sử dụng trong vụ 3 là OM1490 chiếm tỷ lệ 33,33%, Jasmine chiếm tỷ lệ 40,0% và một số giống khác cùng có tỷ lệ thấp (6,67%) như: 1723OM351, OM2517, OM3536, AG24 (Bảng 15). Bảng 15: Các giống lúa sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Giống lúa Số hộ Tỉ lệ (%) Jasmine 6 40,00 OM1490 5 33,33 1723OM351 1 6,67 OM3536 1 6,67 AG24 1 6,67 OM2517 1 6,67 Tổng số 15 Các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 110 ngày, đa số đều là giống lúa thơm, giống lúa chất lượng cao được nông dân sản xuất chủ yếu là làm giống cho vụ sau và bán giống cho nông dân khác ở xung quanh. Điều này phù hợp với nhận định của Mai Thành Phụng (2004) là sản xuất lúa thơm hay nhân giống, bán giống thích hợp cho sản xuất lúa vụ Thu Đông. Theo Mai Thành Phụng (2004) thì mật độ sạ từ 100 – 120 kg giống/ha là tốt nhất (tối đa là 140 kg/ha). Mật độ này tương đương với lượng giống sử dụng của nông dân đã điều tra trong canh tác lúa vụ 3 ở thành phố Long Xuyên (lượng giống sử dụng trung bình cho 1 ha diện tích đất canh tác là 124 kg). Với mật độ sạ hợp lý như thế sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn sạ dày, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Phần lớn nông dân sử dụng giống nhà và giá giống trung bình là 3.900 đồng/kg (Bảng 16). Chuẩn bị đất trước khi gieo trồng như cày, xới, được thực hiện bằng máy (100%), trang bằng đất có 93,3% hộ trang bằng máy và 6,7% hộ trang đất bằng bò; bờ ruộng cũng được tu sửa lại chủ yếu được thực hiện bằng tay. Hiện nay máy sạ hàng đang 36 rất phổ biến trong nông dân, giúp giảm lượng giống sử dụng, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại trên đồng ruộng và tăng năng suất lúa. Theo kết quả điều tra có 53,3% hộ sạ lúa bằng máy sạ hàng; 46,7% hộ sạ lúa bằng tay. Thời điểm nông dân bắt đầu sạ lúa hoặc kéo hàng là từ tháng 6 đến tháng 7 dương lịch. Khoảng từ 18 ngày sau khi sạ nông dân tiến hành cấy dặm và tiến hành bơm nước hay xả nước vào ruộng khoảng 6 ngày sau khi sạ (Bảng 16). Bảng 16: Các hoạt động trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Phương pháp canh tác (%) hộ áp dụng Số lượng Mật độ sạ (kg/ha) 124 Giá giống (đồng/kg) 3.900 Cày, xới đất máy 100 Trang đất máy 93,3 bò 6,7 Sạ lúa kéo hàng 53,3 tay 46,7 Cấy dặm tay 18 NSKS Bơm nước máy, tay 6 NSKS Bón phân tay 7 - 12 NSKS Số đợt bón phân/vụ 3 đến 5 đợt Xịt thuốc tay 36 NSKS Số lần xịt thuốc/vụ 1 - 2 lần Diệt mầm phun thuốc 82,65 Thu hoạch tay 90 - 110 NSKS Năng suất 5,28 tấn/ha Phơi lúa 82,35 Sấy lúa 17,65 Ghi chú: NSKS: Ngày sau khi sạ Nông dân bón phân cho lúa dao động trong khoảng thời gian từ 7 – 12 ngày sau khi sạ, trung bình nông dân bón từ 3 đến 5 đợt phân/vụ. Đối với phân urê, kali và DAP, được hầu hết các hộ nông dân sử dụng cho lúa, còn NPK chỉ có 33,3% hộ sử dụng loại phân này. Trong đó, lượng phân urê sử dụng là 197,3 kg/ha, lượng kali là 89,7 kg/ha, lượng NPK và DAP sử dụng ở mức trung bình từ 145 kg/ha và 105,1 kg/ha (Bảng 17). 37 Ngoài ra, còn có một số nông dân sử dụng thêm các loại phân khác như KNO3, phân gà, phân lân. Bảng 17: Các loại phân bón sử dụng trong canh tác lúa vụ 3 của nông dân ở thành phố Long Xuyên năm 2004 Sử dụng phân bón Urê Kali NPK DAP Phân khác Hộ có sử dụng (%) 100 80,0 33,3 93,3 11,8 Hộ không sử dụng (%) 0,0 20,0 66,7 6,7 88,2 Hàm lượng sử dụng (kg/ha) Trung bình (kg/ha) 197,3 89,7 145,0 105,1 119,3 Nhỏ nhất (kg/ha) 110 30 70 50 8 Lớn nhất (kg/ha) 400 216 300 192 250 Số lần sử dụng/vụ 3,3 1,8 1,8 1,9 1,3 Giá (đồng/kg) 4.145 3.600 4.193 4.900 8.833 Khoảng từ 36 ngày sau khi sạ, nông dân bắt đầu phun thuốc để diệt sâu và trị bệnh trên lúa. Trung bình phun 1 đến 2 lần/vụ để trị các loại sâu. Một số loại thuốc sâu được nông dân sử dụng là: Padan, Actara, Motox, Basudin, Regent đỏ (xanh), Sunrice, Kinalux, Peran,… Qua điều tra cho thấy nông dân cũng phun từ 1 đến 2 lần/vụ để trị bệnh trên lúa, trong đó số hộ nông dân phun 1 lần chiếm 63,33 và phun 2 lần chiếm 36,67%. Một số loại thuốc bệnh được nông dân sử dụng như: Tilt super, Rabcide, Fuan, Arrin, Beam, Adavin, Flash, Tridozole, Folicur, Kasai,… Để diệt và hạn chế các loại cỏ, nông dân cũng tiến hành phun một số thuốc như: Sofit, Vibuta, Nominee, Sirius, Lincher, Ekill,… Số hộ nông dân phun 1 lần chiếm tỷ lệ cao (93,33%) và phun 2 lần là 6,67%. Đa số các hộ nông có phun thuốc diệt mầm, chiếm tỷ lệ 82,65% (Bảng 16). Cắt lúa bằng tay là phương pháp thu hoạch lúa chủ yếu ở các hộ nông dân điều tra; chỉ có 17,65% hộ sấy lúa sau thu hoạch, còn lại các hộ nông dân khác tiến hành phơi lúa (Bảng 16). 38 4.4.2. Hiệu quả kinh tế Trong mô hình canh tác lúa vụ 3 đã điều tra, tổng chi phí mà các hộ nông dân phải bỏ ra là 5,30 triệu đồng/ha. Trong đó bao gồm chi phí vật tư là 2,80 triệu đồng/ha; gồm khoản chi về phân, thuốc và giống chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoản chi phí khác đầu tư cho sản xuất lúa (52,83%). Tiền công chi trả cho những hoạt động thuê mướn lao động là 1,94 triệu đồng/ha/vụ chiếm 36,60%; bao gồm các chi phí như: chuẩn bị đất, gieo sạ, cấy dặm, bơm thoát nước, làm cỏ, thu hoạch (cắt, gom, vác, vận chuyển), phơi sấy,… Bảng 18: Hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Chỉ tiêu (triệu đồng/ha/vụ) Tỷ lệ (%) Chi phí vật tư 2,80 52,83 Chi phí lao động thuê 1,94 36,60 Chi phí lao động gia đình 0,56 10,57 Tổng chi 5,30 Tổng thu 12,81 Lãi thuần 7,51 Hiệu quả đồng vốn 1,58 Chi phí lao động mà gia đình bỏ ra để tham gia vào sản xuất lúa được quy ra tiền là 0,56 triệu đồng/ha/vụ. Gồm các hoạt động như: chuẩn bị đất, bơm thoát nước, bón phân, xịt thuốc, phơi lúa,… chiếm tỷ lệ 10,57%, tỷ lệ này thấp nhất trong các khoản chi phí khác đầu tư trong sản xuất lúa (Bảng 18). Năng suất trung bình của các hộ canh tác lúa đạt 5,28 tấn/ha; giá bán trung bình 2.397 đồng/kg (thời gian bán từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), chủ yếu nông dân bán cho bạn hàng hoặc hàng xóm xung quanh. Tổng thu mà các hộ nông dân có được sau trồng lúa vụ 3 là 12,81 triệu đồng trong khi tổng chi là 5,30 triệu đồng/ha, nên lợi nhuận trung bình có được là 7,51 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 18). Như vậy, khi các hộ nông dân trồng lúa bỏ ra 1 đồng vốn bao gồm chi phí vật tư và chi phí lao động thuê thì thu lại được 1,58 đồng, cho thấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn trong canh tác lúa không cao (Bảng 18). 39 4.5. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố Long Xuyên năm 2004 4.5.1. Kỹ thuật canh tác Trong tất cả các hộ điều tra ở mô hình trồng rau màu, có 73,33% hộ canh tác đơn một loại rau và có 26,67% hộ canh tác nhiều loại rau trên cùng diện tích canh tác. Bảng 19: Các hoạt động trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Công việc Phương pháp thực hiện (%) nông hộ thực hiện Xử lý đất thuốc 20,0 vôi, tro 40,0 bón lót 26,67 Bón phân phun lên lá 6,67 pha nước tưới 60,0 rải lên líp 6,67 phun, tưới, rải 26,67 Thời gian cách ly đạm trước khi thu hoạch 7 ngày Tưới nước máy bơm 33,33 thùng tưới 66,67 Làm cỏ tay 100,0 Giai đoạn xuất hiện cỏ 7 - 15 NSKT Số lần làm cỏ/vụ 1 - 3 lần Số lần phun thuốc sâu/vụ (lần) 4,36 Giai đoạn xuất hiện sâu 5 - 20 NSKT Số lần phun thuốc bệnh/vụ (lần) 2,58 Giai đoạn xuất hiện bệnh 7 - 20 NSKT Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 7 ngày Ghi chú: NSKT: Ngày sau khi trồng Gồm các loại rau màu như: sà lách, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền, cải bẹ xanh,… Thời gian sinh trưởng của những loại rau này từ 28 đến 30 ngày và diện tích canh tác trung bình của nông hộ là 0,08 ha (Bảng 9). Trước khi trồng rau màu đất sẽ được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây rau phát triển sau này. Trong các hộ điều tra có 20,0% hộ xử lý đất bằng thuốc và 40,0% hộ xử lý đất bằng vôi và tro (Bảng 19). 40 Các biện pháp xử lý đất nhằm để tiêu diệt cỏ dại cũng như các mầm bệnh còn lưu tồn trong đất có ảnh hưởng đến cây trồng. Bên cạnh đó, họ còn rải thêm vôi và tro vào đất trước khi trồng, phân bón cũng được rải vào (bón lót) nhằm để tăng hàm lượng dưỡng chất trong đất, cung cấp dinh dưỡng từ từ cho cây. Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) thì cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao. Do đó, để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cần kết hợp bón lót và bón thúc nhiều lần, nhưng trong các hộ trồng rau màu đã điều tra duy chỉ có một số ít hộ tiến hành bón lót bằng vôi và phân cho đất và tỷ lệ này có 26,67% (Bảng 19). Bảng 20: Lượng phân bón sử dụng trong canh tác rau màu của nông dân tại thành phố Long Xuyên năm 2004 Loại phân Hộ có sử dụng (%) Hộ không sử dụng (%) Hàm lượng sử dụng (kg/1000 m2) Urê 100 0,0 21,50 Super lân 13,33 86,67 22,50 Kali 40,0 60,0 11,93 DAP 73,33 26,67 13,67 Qua điều tra cho thấy nông dân trồng rau màu áp dụng nhiều cách bón phân như: pha phân vào nước rồi phun lên rau, có 6,67% hộ áp dụng; hoặc pha phân vào nước rồi tưới hay tạt, có đến 60,0% hộ sử dụng cách này vì cách làm đơn giản mà ít tốn thời gian; hai cách phun và tưới phân nhằm để cung cấp nhanh chất dinh dưỡng; bón phân bằng cách rải có 6,67% hộ áp dụng và 26,67% hộ áp dụng kết hợp tưới với rải, tưới với phun và gồm cả 3 cách tưới, rải, phun (Bảng 19). Một số loại phân được các hộ nông dân sử dụng là phân urê, super lân, kali, DAP, phân bón lá và một số phân khác. Số hộ nông dân có sử dụng phân urê, kali và DAP chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, có 100% hộ có sử dụng urê với hàm lượng 21,50 kg/1000 m2, cao hơn so với lượng urê sử dụng trong canh tác lúa; 13,33% hộ có sử dụng super lân với liều lượng là 22,5 kg/1000 m2; 40,0% hộ có sử dụng Kali với liều lượng 11,93 kg/1000 m2; 73,33% hộ có sử dụng phân DAP với liều lượng 13,67 kg/1000 m2 (Bảng 20). Ngoài ra, các hộ nông dân canh tác rau màu còn sử dụng thêm phân bón lá và 41 phân chuồng. Thời gian cách ly đạm trước khi thu hoạch của các hộ nông dân này là 7 ngày. Nhìn chung, lượng phân bón sử dụng trong canh tác rau màu cao hơn so với canh tác lúa trên đơn vị diện tích vì cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng suất cao hơn lúa. Tưới nước là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất cho cây trồng. Theo kết quả Bảng 19, trong các nông hộ điều tra có 33,33% hộ tưới rau bằng máy và có 66,67% hộ tưới rau bằng thùng. Đa số nông dân sử dụng phương pháp tưới phun là chủ yếu, bình quân tưới 2 lần/ngày vào các buổi sáng sớm và chiều mát. Cỏ cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây trồng, giúp sâu bệnh có nơi ẩn nấp mà phá hoại cây rau nên làm giảm năng suất cây trồng. Vì thế, làm cỏ là một trong những biện pháp kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình canh tác rau màu. Phương tiện làm cỏ chủ yếu của các hộ nông dân trồng rau màu là bằng tay, số lần làm cỏ từ 1 – 3 lần/vụ, nhưng một số hộ cho biết là họ làm cỏ rất thường xuyên trong quá trình chăm sóc, thời gian làm cỏ tập trung từ 7 đến 15 ngày sau khi trồng. Một số loại cỏ thường xuất hiện trong quá trình trồng rau là cỏ gạo, cỏ đuôi phụng, cỏ cứt lợn, cỏ chát, cỏ bông, cỏ chét, rau sam, rau đắng,… Một số loại sâu thường xuất hiện trên rau màu ở các nông hộ điều tra là: sâu keo, sâu xanh da láng, sâu dù, sâu tơ và rầy đen, bọ nhảy,… Chúng thường xuất hiện từ 5 đến 20 ngày sau khi trồng và tập trung nhiều nhất là ở giai đoạn 15 ngày sau khi trồng. Để trị các loại côn trùng gây hại này nông dân tiến hành phun thuốc để diệt, trung bình số lần phun của những hộ trồng rau màu là 4,36 lần/vụ, họ thường phun thuốc vào buổi chiều mát và chỉ phun thuốc khi có sự xuất hiện của sâu hại. Một số thuốc được nông dân sử dụng để diệt sâu như Perkill, Atabron, Pegasus, Bassa, Actara, Peran, Regent đỏ,… Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch của các hộ nông dân trung bình là 7 ngày, khoảng thời gian này có thể vẫn còn dư lượng thuốc lưu tồn trên rau. Bởi theo Nguyễn Thị Hường (2004) thì việc sử dụng thuốc trừ sâu phân hủy nhanh ít nhất là 10 ngày sau khi phun thuốc mới có thể thu hoạch rau để ăn. Bên cạnh đó còn có một số loại bệnh như đốm lá, vàng lá, thúi gốc, phấn trắng,… Một số loại thuốc được nông dân sử dụng trị bệnh cho rau màu như Tilt super, 42 Vali, Padan, Rovral, Anvil,… Trung bình nông dân phun 2,58 lần/vụ và các loại bệnh này thường xuất hiện từ 7 đến 20 ngày sau khi trồng (Bảng 19). Cây rau màu chủ yếu được bán cho người bán sỉ và bán lẻ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1215.pdf
Tài liệu liên quan